THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

30 June 2011

PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: HÀ NỘI HỐT HOẢNG THÚ NHẬN TRUNG CỘNG NẮM THẦU HẾT CÁC CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG (90% !)

Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thú nhận Trung cộng nắm thầu hết các công trình quan trọng trong nước, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin sau đây… (video insert)

Vào lúc mối quan hệ nồng thắm của Cộng sản Việt Nam và Trung Cộng mỗi lúc một rệu rã, thông tin về những nhược điểm của Việt Nam đang bị Trung Cộng kiểm soát mỗi lúc được phổ biến nhiều hơn. Mới đây, báo chí Việt Nam lại rộ lên chuyện các quan chức, bộ ngành quan trọng của Việt Nam thú nhận rằng rất nhiều các công trình quan yếu, là điểm hiểm yếu nhất của Việt Nam đang bị các nhà thầu Trung Cộng cầm giữ. Tại hội thảo người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam diễn ra vào tuần trước, Ủy viên Ủy ban tài chính và ngân sách Quốc hội đưa ra con số khiến nhiều người giật mình. Theo nhân vật này, hiện có tới 90% các dự án Tổng thầu EPC gồm tư vấn, thiết kế, cung cấp máy móc, xây lắp, vận hành, hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khóa trao tay của Việt Nam đều do các nhà thầu Trung Cộng đảm nhiệm, trong đó những công trình chính là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim. Có tới 30 doanh nghiệp Trung Cộng đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét riêng về điện, đã có nhiều dự án hàng tỷ đô-la rơi vào tay nhà thầu Trung Cộng.

Tiêu biểu phải kể đến dự án điện Quảng Ninh 1 và 2 với giá trị 400 triệu đô-la, điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1.3 tỷ đô-la, điện Duyên Hải 1 là 4.4 tỷ đô-la. Từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần 117 tỷ đô-la phục vụ cho các công trình xây dựng hạ tầng. Việt Nam cần xây dựng nhiều dự án hạ tầng lớn. Nếu các gói thầu trọng điểm tiếp tục rơi vào tay Trung Cộng thì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia thực sự đang rất đáng lo ngại. Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là hồ sơ mời thầu các dự án lớn thường được giao cho các công ty cố vấn ngoại quốc soạn thảo. Các tiêu chuẩn được đưa vào hồ sơ một cách máy móc, sao chép lại từ các tài liệu được đánh giá là đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Rất ít doanh nghiệp Việt Nam lọt qua vòng sơ tuyển để dự thầu. Ông Thành không dám nói thẳng ra, nhưng một cách nào đó, đã có một lực hậu thuẫn rất quan trọng từ trung ương Cộng sản Việt Nam yểm trợ cho các gói thầu quan trọng rơi vào tay Trung Cộng.

Nhiều năm như vậy, hàng loạt các công trình quan trọng, điểm yếu của quốc gia đều nằm trong tay Trung Cộng. Và ai cũng hiểu khi đọc ác tin tức này, chỉ có tham nhũng, nhận hối lộ mới là nguyên nhân chính của việc quan chức Hà Nội ký duyệt, phê chuẩn để giao các gói thầu. Và như vậy khiến 10 năm nay có tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hoá chất của Việt Nam do nhà thầu Trung Cộng đảm nhận. Việc các nhà thầu Trung Cộng ồ ạt vào Việt Nam khiến các nhà thầu Việt Nam đứng ngoài rìa và mất hết việc. nếu như có một cuộc chiến tranh Việt Trung diễn ra, lợi thế thuộc về Trung Cộng sẽ rất lớn vì bản đồ, địa dư, thiết kế chiến lược các công trình đều đã do người Trung Cộng nắm giữ.(SBTN)

Posted on 29 Jun 2011

XA~ HOI^. VIETNAM HIEN NAY !!!!

  1. Miền Tây, Sài Gòn tràn ngập 'cà phê sờ soạng'.

    SÀI GÒN (TH) – Cà phê "ôm" dọc theo quốc lộ 1A trong tỉnh Long An nhiều năm qua nổi tiếng bị dẹp hoài mà không hết.

    Chuyện này cũng giống như "cà phê sờ soạng" "tới bến" mọc đầy ở Sài Gòn được báo chí mô tả, kể cả địa điểm ở sát trụ sở công an thành phố.

    Theo bản tin của báo Ðất Việt, thỉnh thoảng cũng bị rượt đuổi, bố ráp nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các quán cà phê "ôm" mọc lên trở lại, dọc theo quốc lộ 1A thuộc tỉnh Long An.

    Các vị khách thường xuyên đến uống cà phê ở đây không nói rõ vì sao họ "mê" lui tới chốn này, nhưng ai cũng biết nhiều người đàn ông đã được tiếp viên thực hiện nhiều trò "kích dục."

    Theo nguồn tin, giá tiền "kích dục" là 100,000 đồng, tương đương với 5 Mỹ kim. Các cô tiếp viên phải chia lại một nửa cho chủ quán số thù lao "kích dục" nhận được từ mỗi ông khách.

    Báo Ðất Việt cho biết, ngày 4 tháng 5, một cuộc bố ráp diễn ra nhắm vào một loạt quán cà phê nằm dọc theo quốc lộ 1A, từ quán Hằng Phát, Hồng Thắm… cho đến quán "Không Tên." Ðột kích thình lình, người ta bắt quả tang cảnh các cô tiếp viên đang kích dục cho khách. Tại các quán massage, hát karaoke,… khách cũng có thể được kích dục theo yêu cầu.

    Nhiều người cho biết: "Bắt thì bắt, nhưng rồi cũng phải thả người và mọi việc sau đó lại sẽ 'vẫn như cũ.'"

    Mặt khác, trong tháng 4 vừa qua, báo Người Lao Ðộng có nhiều bài viết liên tiếp về "cà phê thác loạn," "cà phê sờ soạng" thấy tràn lan ở Sài Gòn.

    Không những chỉ đầy ngập các quận Bình Tân, quận 11, báo Người Lao Ðộng hai tuần trước ngày 18 tháng 4, 2011 nói "cà phê thác loạn dường như mọc tràn lan khắp Sài Gòn."

    Tiếp viên quán cà phê Cẩm Hồng trên đường Vườn Lài, quận Tân Phú. (Hình: Người Lao Ðộng)

    Theo bài viết này: "Ðường Vườn Lài, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú-Sài Gòn, một đoạn chỉ dài khoảng 700 m nhưng có đến 6 quán cà phê kích dục. Các quán này hoạt động rầm rộ từ 7 giờ đến 24 giờ mỗi ngày. Chỉ cần bỏ ra từ 100,000 đồng-120,000 đồng, khách vừa được uống nước vừa được tiếp viên 'chiều' tới bến."

    Tờ báo kể những địa điểm cà phê kích dục ở đường Phạm Thế Hiển, quận 8; đường Ung Văn Khiêm, quận Gò Vấp; đường Phan Văn Trị, Nguyễn Oanh ở Bình Thạnh.

    Con đường Minh Phụng thuộc quận 11 "dài chưa đến 2km nhưng có đến gần chục quán cà phê thác loạn." Có những quán "lúc nào cũng có khoảng 15 tiếp viên mặc đồ lót sẵn sàng ngồi sẵn chờ đón khách."

    Trong bài viết ngày 3 tháng 4, 2011, báo Người Lao Ðộng nói rằng: "Ðiều khó hiểu là hầu hết các quán cà phê trụy lạc nằm trên đường Minh Phụng, Lạc Long Quân, Hòa Bình hoạt động công khai gần trụ sở công an, UBND quận 11, thậm chí quán cà phê 'tai tiếng' Hoàng Lâm nằm sát vách trụ sở công an phường 10, quận 11 nhưng vẫn… an toàn."

Hồ Tây thành… bể bơi!



Mỗi buổi chiều, một góc hồ Tây (Hà Nội) lại xuất hiện cả trăm người đến bơi lội, vùng vẫy dưới làn nước đang bị ô nhiễm.

"Bể bơi" hồ Tây nằm bên "đường Hàn Quốc", theo cách gọi của nhiều người, chỉ đoạn đường rộng phía gần khách sạn Tây Hồ, P.Quảng An.

Rất dễ để tìm thấy tụ điểm này, đó là đoạn đường ven hồ với những hình vẽ, những cái tên thể hiện tình cảm yêu đương, kề bên chính là "bến tắm" với rất đông những nam thanh, nữ tú, cả những đôi vợ chồng già, dắt cháu đi học bơi.


Bãi bơi hồ Tây mỗi khi chiều về - Ảnh: Minh Sang 

Chị Trần Thanh Phương, nhà ở Xuân Đỉnh, H.Từ Liêm kể, nhà cách đây gần 3 cây số nhưng từ khi học sinh được nghỉ hè tới giờ, chiều nào chị cũng thu xếp công việc nhà, dành ra một giờ đồng hồ để hai đưa hai cậu con trai là cu Bi và Mít đến đây bơi.

"Con trai là phải biết bơi. Mình đã đăng ký cho cả hai cháu theo một khóa học bơi tại một trung tâm thể thao. Nhưng theo mình được biết ở đấy các cháu thực hành được ít vì bể nhỏ, lớp lại có quá đông học sinh. Do đó chiều tới là mình phải cho hai cu cậu tới đây để "bồi dưỡng" thêm", chị Phương nói.

Còn anh Trần Đặng Nhật Minh, nhà ở đường Hoàng Quốc Việt, hiện làm việc cho một công ty kinh doanh bất động sản có văn phòng ở đường An Dương cho hay: "Hơn hai tuần nay, mỗi sáng, trước khi đi làm mình thường mang theo quần và kính bơi. Hết giờ làm việc thì qua bãi tắm này bơi chừng 30 phút, sau đó mới về nhà".

Là dân kinh doanh, mỗi tháng thu nhập hàng chục triệu, nhưng anh này không thích bơi bể. Minh nói rằng ở ngay trong khu vực này có hai bể bơi nổi tiếng khác là Tây Hồ và Sao Mai. "Nhưng vào bể luôn có cảm giác chật chội, như tắm trong cái ao tù. Còn bơi ở đây mới có cảm giác được bơi, trời nước mênh mông, tha hồ vùng vẫy, la hét thoải mái", anh nói.

Những người bơi tại đây đều cho rằng, làn nước hồ Tây cho họ cảm giác tuyệt vời khi nền nhiệt độ luôn ở mức 35 - 36 độ C. Nhiều người còn ví khi tắm ở hồ Tây, như đi tắm biển, thoải mái, tự do, chẳng ai cấm đoán.

Tuy nhiên, nếu tinh ý, sẽ dễ dàng thấy rằng những người đang tắm dưới hồ đang đối mặt với nhiều nguy hiểm. Hình như không ai để ý đến sự ô nhiễm của nước hồ Tây. Bằng chứng là cách bãi tắm chỉ đôi, ba chục mét là những xác cá chết nổi dưới làn nước xanh rêu. Cũng chỉ cách bãi tắm ngót trăm mét, là những phụ nữ từ đâu dừng xe máy để đổ xuống hồ những bọc tro hóa vàng mã.

Trở lại chuyện chị Phương đưa hai cu Bi và Mít đi bơi. Trên người hai cháu là hai chiếc áo phao màu vàng mà gia đinh mua cho ở phố bán đồ thể thao Trịnh Hoài Đức. Tuy nhiên, không phải cháu bé nào cũng được bố mẹ trang bị áo phao.

Nói chuyện với chúng tôi, hai cậu bé Tâm và Thắng cùng 13 tuổi, nhà ở ngay phường Quảng An sở tại thì trốn gia đình đi bơi và chỉ có một miếng hộp xốp và chiếc can nhựa để làm phao bơi. Các cậu bảo rằng, có hôm mải bơi ra xa suýt bị ca nô chở khách du lịch va phải, "bình thường thì chỉ dám bơi, chứ ít dám ngụp lặn vì nước vào mắt ngứa lắm", Tâm nói.

Cậu còn kể rằng có người lặn xuống đáy hồ bị mắc vào những mảnh lưới đánh cá sót lại suýt chết. Trong khi đó, một số người khác bảo nhau rằng nên đi giầy vải trong khi bơi, vì dưới đáy hồ, có nhiều bát hương, vỏ chai bia của người ngồi nhậu trên bờ đập vỡ rồi ném xuống, rất nguy hiểm.

Hà An

Ngày mai ơi – đừng đến nhé


2011-06-28

Ở cái tuổi "ăn chưa no lo chưa tới", không một trẻ thơ nào lại không mong đến ngày mai bởi ngày mai chính là ngày của khám phá, của trưởng thành và của tương lai.

Photo courtesy of chuagiacdao.org

Chị Lý, bé Duyên và hai em, ảnh chụp tháng 6 năm 2011.

 

Thế nhưng có những đứa bé lại hằng ngày cầu nguyện cho ngày mai đừng đến. Đó là câu chuyện của Duyên mà Quỳnh Chi chia sẻ với quý vị ngay sau đây.

Điều kỳ diệu đã không đến

Vừa từ lớp học trở về nhà, chỉ kịp để cặp xuống là bé Duyên vội vàng chăm sóc đứa em út 4 tuổi, quét dọn nhà cửa và chuẩn bị buổi cơm tối cho gia đình. Công việc tưởng như quá sức đối với một cô bé 9 tuổi nhưng từ mấy tháng nay, nó đã trở nên quá quen thuộc với Duyên.

"Con giúp mẹ nấu cơm giặt đồ, quét nhà rửa chén, có một em nhỏ ở nhà chơi và 1 em lớn đi học. Em hay lì, đánh nhau hoài."

Mỗi lần nhìn thấy con là chị tội trong lòng, không biết nói sao. Bây giờ chị chỉ cố gắng uống thuốc chứ biết nói gì trong cảnh chồng chết, còn vợ mang bệnh hiểm nghèo.

Chị Lý

Chị Lý, mẹ của Duyên nghe con nói mà lòng buồn rười rượi. Nhìn ba chị đứa con chia nhau mâm cơm canh rau bên bàn thờ người chồng vừa mất chưa được 100 ngày, chị Lý chỉ ước sao cho căn bệnh ung thư bớt hoành hoành để chị vui được với con ngày nào hay ngày nấy, vì chị hiểu rằng cái chết có thể đến với chị bất cứ lúc nào. Cố gắng nén sự mệt mỏi, chị Lý thở dài tâm sự:

"Mỗi lần nhìn thấy con là chị tội trong lòng, không biết nói sao. Bây giờ chị chỉ cố gắng uống thuốc chứ biết nói gì trong cảnh chồng chết, còn vợ mang bệnh hiểm nghèo."

Chị Võ Thị Lý mới vừa ngoài 40 mà trông chị già sọp, đôi mắt hõm sâu mệt mỏi không thần sắc như một chấm đen vô thần trên khuôn mặt xương xẩu khắc khổ. Căn bệnh ung thư tử cung giai đoạn cuối ngày đêm hành hạ. Vừa rồi chị Lý chắt mót chút tiền đón xe từ Quãng Ngãi ra Sài Gòn khám một lần nữa với hy vọng người ta đã chuẩn đoán sai về căn bệnh của chị. Vậy mà điều kỳ diệu đã không đến, bệnh viện nào cũng có chung một kết quả, để mỗi lần cầm tờ giấy kết quả xét nghiệm, chị Lý lại thất vọng trào nước mắt. 

"Mới đi khám ở Sài Gòn về hôm mùng 4 tháng 5. Họ kêu di căn trong máu hết rồi. Bây giờ tôi cảm thấy trong người cũng đỡ rồi, nhưng mà cơn đau đến vô chừng lắm. Có lúc tôi đau nhức chịu không nổi." 

Cầm tờ giấy xét nghiệm của khoa Ung bứu bệnh viện Triều An, chị Lý đành quay về nhà chờ chết vì sức khỏe chị quá yếu, không thể làm hoá trị được. 

"Mấy hôm nay chị tỉnh hơn một chút thì họ khuyên vô Sài Gòn trị bệnh, chị yếu quá nên không làm hóa trị được nên chỉ truyền đạm thôi. Truyền đạm xong thì chị mệt lắm, tưởng là chết chứ không sống nổi." 

Giadinhngheo250.jpg
Bé Duyên và hai em bên giường bệnh của Mẹ, ảnh chụp tháng 6 năm 2011. Courtesy tnonline.
Năm ngoái, trong một lần làm đồng, chị Lý cảm thấy đau thắt ruột gan đến nắm cỏ trong tay cũng cằm không nỗi. Anh Tuất, chồng chị cắn răng gop góp của cải trong nhà đưa đi khám mới biết vợ bị ung thư tử cung giai đoạn cuối. Thương vợ, xót con, gia đình lại nghèo túng, anh Tuất càng lao vào làm việc để góp tiền trị bệnh cho vợ. Những tưởng chị Lý sẽ đi trước bỏ lại anh cảnh gà trống nuôi con, oái oăm thay cách đây 3 tháng anh Tuất lại mất đột ngột vì lao lực:

"Một mình anh Tuất đi làm nuôi 4 mẹ con chị đây. Năm ngoái chị bị phát bệnh nên phải mượn tiền đi bệnh viện cho nên anh Tuất càng cố gắng đi làm nhiều hơn và yếu sức. Bệnh trong người anh Tuất cũng bỏ mặc, không dám nói tôi biết vì sợ tôi lo. Anh cứ làm thinh như vậy đến khi phát bệnh và chết. Tôi thấy anh Tuất cứ đi làm mãi, đến khi phát bệnh thì trong vòng 1 tuần lễ là mất. Đưa anh đi bệnh viện được mấy bữa, họ báo là anh bị ung thư phổi, rồi anh mất."

Anh Tuất là người lao động chính trong gia đình nuôi 5 miệng ăn, những bữa cơm hằng ngày đều trông chờ vào số tiền thợ hồ 120 ngàn đồng mà anh kiếm được mỗi ngày. Anh Tuất mất đi, tất cả gánh nặng gia đình bỗng chốc đổ ập lên vai người đàn bà vốn không còn đứng được trên đôi chân của mình, làm người khác không khỏi mủi lòng. Ông Đoàn Tấn Nguyên, chủ tịch UBND xã Hành Minh, nơi gia đình anh Tuất cư ngụ chua xót nói: 

"Hiện nay hoàn cảnh chị Lý rất khó khăn. Chị có 3 đứa con nhỏ mà đứa lớn nhất chỉ mới 9 tuổi, đứa nhỏ nhất chỉ vừa bước vào 4 tuổi. Gia đình bên chồng chị cũng không còn ai. Riêng chị Lý thì cha mẹ còn sống nhưng cũng già quá rồi."

Hiện nay hoàn cảnh chị Lý rất khó khăn. Chị có 3 đứa con nhỏ mà đứa lớn nhất chỉ mới 9 tuổi, đứa nhỏ nhất chỉ vừa bước vào 4 tuổi.

Ô. Đoàn Tấn Nguyên

Anh Tuất cả đời làm thợ hồ xây nhà cho người khác với mong muốn sửa lại căn nhà cho vợ con tránh nắng phòng mưa. Vậy mà anh mất đi để lại căn nhà cấp 4 yếu ớt với những mái tôn cũ không ngăn được những đợt mưa giông. Ông Đoàn Tấn Nguyên nói tiếp:

"Hôm chồng chị Lý mất thì tôi có đến nhà chị. Tôi thấy nhà cửa trống toác, không có nỗi 1 món đồ gì cả nên tôi phải đứng ra vận động bà con để lo mai táng cho chồng chị. Gia đình chị Lý thuộc hộ nghèo của xã. Anh em xa gần cũng đóp góp mua đươc cho anh Tuất cái quan tài nhưng các điều kiện tổ chức đám tang thì không có nên tôi phải vận động luôn. Sau khi lo cho đám tang xong thì bạn bà cùng làm thợ hồ với anh Tuất lại góp mỗi người một bao xi măng để xây mộ cho anh Tuất." 

Thời gian không còn nhiều

Gần 3 tháng nay kể từ ngày chồng mất, nhìn 3 đứa con ngây thơ tròn mắt hỏi cha đâu là nước mắt chị như chỉ chờ có thế là chực tuôn trào, bởi chị hiểu rằng chỉ một thời gian ngắn nữa chị sẽ vĩnh viễn không còn ở bên con để trả lời chúng nữa. Trở mình trên chiếc giường tre nhỏ cho đỡ mỏi vì nằm lâu, chị Lý buồn rầu tâm sự:

"Nghe bác sĩ nói mình bị bệnh như thế chị rất lo lắng, lo hằng ngày. Chồng chị đã mất rồi, nếu chị mất nữa thì không biết mấy đứa nhỏ ra sao. Chính vì thế mà ai bày uống thuốc gì chị cũng uống hết, uống cho bớt bệnh."

Như một thôi thút tự nhiên, chị Lý làm mọi cách để kéo dài cuộc sống được ngày nào hay ngày ấy. Nghe người ta bày ăn chay, chị cũng làm, nghe người ta bảo uống thuốc nam, chị cũng uống:

Bây giờ tôi cũng chẳng cầu mong gì cho tôi cả, chỉ mong sao có được cái nhà ổn định để lỡ mai tôi mất, con cái còn có chốn nương thân.

Chị Lý

"Bây giờ chị xin thuốc nam uống chứ không uống thuốc tây được. Vừa rồi người ta cho chị thuốc tây uống nhưng chị bị phản ứng thuốc làm người bị vọp bẻ đau quá. Đau không thể tả nổi. Bây giờ chị xin ông thầy cho thuốc nam uống cũng thấy đỡ đau hơn một chút. Bây giờ chị khấn nguyện ông bà phù hộ cho chị được sống, không cần thật khỏe mạnh để đi làm, chỉ cần sống để chị có thể nhìn thấy được mấy đứa con. Mỗi lần nghĩ tới cảnh chị mất đi để lại mấy đứa con thì trong lòng chị rất buồn."

Lấy nhau hơn 10 năm, mấy năm nay 2 vợ chồng dành dụm mãi mới mua được ngôi nhà cấp 4 rộng 50 mét vuông để có chỗ che mưa trốn nắng. Vậy mà có những đợt mưa giông tốc mái tôn nhà làm con thức giấc, hai vợ chồng càng quyết tâm làm lụng để làm lại cái nhà cho đàng hoàng. Chị Lý cho biết, lúc còn sống anh Tuất luôn nói rằng mỗi ngày đi xây nhà cho người ta mà lòng anh buồn rười rượi, không biết đến bao giờ mới xây nổi cái nhà cho con cái. Vậy mà anh mất đi, cái dự định dở dang đó cũng trở nên quá sức đối với người phụ nữ với cái định mệnh đắng cay. Vừa rồi chị được Nhà nước hỗ trợ 70 triệu để làm lại căn nhà, nhưng tính già tính non cũng không đủ và nhìn căn nhà nhỏ thó trống toang, tài sản quý nhất là con lợn nái già chưa đẻ, nên chị Lý đành gói tiền lại để đó:

"Bây giờ tôi cũng chẳng cầu mong gì cho tôi cả, chỉ mong sao có được cái nhà ổn định để lỡ mai tôi mất, con cái còn có chốn nương thân."

Đó là ước mơ cho ngày mai của người mẹ. Ngày mai, chỉ ngày mai thôi, Duyên phải chăn bò thuê một mình, phải dắt em tới trường một mình và phải chăm con lợn nái một mình. Ngày mai, Duyên không còn đút cháo cho mẹ, không còn được sờ tay mẹ, cũng chẳng biết làm gì khi hai em lại "hay lì, hay đánh nhau". Ngày mai bé Duyên chập chững dắt tay em đi trên con đường tưởng chỉ dành cho người lớn. Và hôm nay bé Duyên ước ngày mai không bao giờ đến. 

Quý thính giả vừa đến với chương trình "Câu chuyện hàng tuần", mời quý vị và các bạn chia sẻ những câu chuyện có ý nghĩa với Quỳnh Chi qua email QUYNHCHI@RFA.ORG hoặc kết nối với Quỳnh Chi trên Facebook và Twitter. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị vào kỳ tới. 

Theo dòng thời sự: