THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 September 2011

Tổng Thống Đài Loan thăm Trường Sa?

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/taiwan-leader-to-visit-spratlys-09102011084956.html

Tuần tới, Tổng Thống Đài Loan Mã Anh Cửu sẽ đến thăm Trường Sa, vùng đảo đang tranh chấp chủ quyền giữa nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Bản tin của tờ Tự Do Thời Báo xuất bản ở Đài Bắc sáng nay cho hay ông Mã Anh Cửu sẽ ghé đảo Ba Bình, là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Chuyến viếng thăm nhằm mục đích mà tờ báo gọi là khéo léo xác định chủ quyền của Đài Loan trên đảo.

Hồi tháng Hai năm 2008, tổng thống Đài Loan lúc đó là ông Trần Thủy Biển cũng đã ghé đảo này. Chuyến viếng thăm đó đã gặp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và Philippines. Tháng Bảy vừa rồi, hải quân Đài Loan cũng đã đưa một đoàn chuyên gia tới thăm đảo, sau đó cho biết chuyến đi nhắm vào mục đích nghiên cứu.

Tin mới nhất mà chúng tôi nhận được cho hay một viên chức thuộc Văn Phòng Tổng Thống Đài Loan nói rằng Tổng Thống Mã Anh Cửu không có chương trình thăm đảo Ba Bình.

ĐẠI LỄ DÂNG ĐẤT CỦA DÂN TỘC VIỆT CHO TÀU...MỜI XEM!

Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Sáu, 10 Tháng 12 Năm 2010 11:18  
 
Người Việt Nam trong nước có hay biết gì không???
 
Đại lễ dâng đất tổ tiên của người Việt-Nam cho Trung-cộng đã được Việtcộng thực hiện trong niềm hân hoan vào ngày 23 tháng 02 năm 2009 vừa qua.Đại lễ diễn ra ngay tại Ải Nam Quan, ngay tại cột mốc ô nhục Km0!Hồn Phi-Khanh dìu theo Nguyễn-Trãi đi ngược hàng trăm thước để đến xem bọn cộng sản buôn dân bán đất bỉ ổi đến mức độ nào. Ôi bi thương! Tội này đáng cho tru di tam tộc! Đời đời nguyền rủa! Dân ViệtNam hèn hạ khiếp nhược ngoại bang như thế sao!Đất tổ tiên đã thấm máu hồng mà nay lại tươi cười dâng cho Tàu cộng...
 
Hãy xem và đừng quên những khuôn mặt bán nước cầu vinh hèn hạ!
 
Toàn cảnh Đại lễ tại Ải Nam Quan do Trung-Cộng thiết kế từ nhiều tháng trước
              Hai bên chính phủ cộng sản-cộng nô đi qua dàn chào
                               Có thanh la, phèn trống cho đại lễ thêm phần long trọng. 
 Ngay tại Km0 địa hình lại thêm một lần biến đổi.
 
Từ thưở Hùng Vương, Lê Lai-Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Gia Long...Bảo Đại đến thằng cu tí ra đời vào ngày 30-04-1975 có mơ cũng chưa bao giờ thấy những cảnh hãi hùng này!
Km0 ô nhục mang tiếng quá nhiều rồi.
            Nay đàn anh Trung-Cộng tặng cho cộng nô Việt-Nam cái cột mốc đánh số 1116. 
Xóa hết dấu tích!
                                              Chụp hình lưu niệm dành cho lịch sử. 
Chụp gần hơn. Một trong những tên bán nước nổi tiếng trong lịch sử nhân loại!
(Ung Gia Khiêm và Chủ tịch Tỉnh Quảng Tây)
Con dân nước Việt đừng hòng bén mảng đến chân cửa Ải Nam Quan nữa nhé!
 Hoành tráng!Hãnh diện  ! Dâng nạp.
 
Đồng thời trong ngày này, những vùng đất biên giới tranh chấp giữa Trung-Việt đã thuộc về Trung-Cộng vĩnh viễn.
Và đây, Lực lượng Phân Giới Cột Mốc Trung-Việt đã tích cực hoạt động "thầm lặng" hơn chục năm qua.
 
Hoạt động kỷ niệm 30 năm Chiến tranh biên giới Trung-Việt ngay tại các cửa khẩu. (Ảnh chụp tại Thác Bản Giốc-Đức Thiên)
 
Người Việt Nam trong nước có hay biết gì không???

Hãng Mỹ Kiện Tỉnh Bình Thuận, Đòi Bồi thường 3,75 Tỉ Đôla


SAIGON -- UBND tnh Bình Thun b kin đòi 3,75 t USD. Bn tin trên báo Pháp Lut cho biết như trên.
 
Báo này ghi rng, “Cho rng Bình Thun cp phép cho người khác khai thác titan trong d án du lch nên Công ty South Fork (M) kin ra Trng tài Quc tế đòi bi thường.”
 
Theo báo Pháp Lut, vào ngày 8-9, tin t UBND tnh Bình Thun, Công ty Lut Dardene & Boyd, Inc., đi din cho Công ty South Fork (M), có thư t chi cuc gp mt vi UBND tnh Bình Thun trong các ngày t 5 đến 15-9. Đây là cuc gp mt liên quan đến vic South Fork khi kin UBND tnh Bình Thun ra Trng tài Quc tế yêu cu bi thường 3,75 t USD vì South Fork cho rng tnh đã cp phép khai thác titan ngay trong d án du lch ca h.
 
Cui năm 2004, B Kế hoch và Đu tư cp giy phép cho Công ty TNHH South Fork được đu tư vào khu du lch ti xã Hòa Thng, huyn Bc Bình (Bình Thun) vi din tích 600 ha. Sau đó, UBND tnh Bình Thun có quyết đnh giao hơn 3,3 triu m2 đt giai đon 1 cho d án này. Khi giao đt, UBND tnh Bình Thun yêu cu ràng buc: Sau ba tháng South Fork phi hoàn thành vic góp vn pháp đnh; sau năm tháng k t ngày ký quyết đnh giao đt mà công ty chưa trin khai thc hin d án tnh s thu hi quyết đnh giao đt đt 1 (dù có hoàn thành vic góp vn). Tuy nhiên, đến tháng 5-2010, tnh kim tra, thy South Fork vn chưa trin khai đu tư.
 
Báo Pháp Lut ghi:
“Tr
ước đó, vào tháng 10-2007, UBND tnh Bình Thun cp phép cho Công ty Đường Lâm khai thác titan trên din tích hơn 120 ha đt trong din tích 600 ha nói trên. Theo UBND tnh Bình Thun, vic cho phép Đường Lâm khai thác titan là da vào ba biên bn tha thun gia Đường Lâm vi South Fork.
 
Ly lý do tnh đã giao đt nhưng li cho công ty khác khai thác titan nên tháng 9-2010, South Fork ra thông báo dng mi hot đng đ chun b th tc khi kin UBND tnh ra Trng tài Quc tế.”
 
Đc bit, tranh chp thương mi này còn liên h ti tòa Tng Lãnh s quán VN M.
 
Báo Pháp Lut ghi nhn:
“Ti
ếp đến, Công ty Lut Dardene & Boyd đã có các cuc gp g vi nhng người liên quan ti Văn phòng Tng Lãnh s quán Vit Nam ti San Francisco (M) đ hòa gii nhưng bt thành. Sau đó h đã gi thư mi đi din phía Vit Nam qua M đ gp g t ngày 1 đến 15-8. Dardene & Boyd cho rng thân ch ca h thit hi đến 3,75 t USD vì phi thiết kế li trên d án ven bin rng 600 ha nên tăng vt chi phí tái to đt, bãi bin do vic khai thác titan gây ra và các li nhun tht thoát khi không xây dng được khu du lch.”
 
H sơ kin này đang níu áo nhiu cơ quan cp cao ti VN, theo mt lá thư  cho biết Trng tài Quc tế đã chp thun x kin. Báo Pháp Lut viết:
 
“Ngày 24-8, Thường trc Trng tài Quc tế đã gi email đến Công ty Lut Dardene & Boyd, V Lut pháp Quc tế - B Tư pháp, B Kế hoch và Đu tư, ch tch UBND tnh Bình Thun, Đi s quán Vit Nam ti M và Đi s quán Vit Nam ti Hà Lan nơi có tr s ca Tòa án Quc tế CIJ (Cour Internationale de Justice - La Haye) thông báo vic Trng tài Quc tế th lý v kin.
 
Trong email, Thường trc Trng tài Quc tế cho biết đã chn các trng tài viên gm ông John Y. Gotanda, Ch nhim, GS lut ĐH Lut Villanova (M); GS Campell McLachlan, ĐH Lut Victoria Wellington (New Zealand) và ông Neil Kaplan, c vn Trng tài Quc tế Hong Kong, thc hin vic phân x v kin. Thường trc Trng tài Quc tế cũng thông báo hai bên tranh chp có trách nhim cung cp các tài liu liên quan cho ông Kaplan.
 
Công ty Lut Dardene & Boyd cũng nhìn nhn s tin đòi bi thường 3,75 t USD là “ln đáng kinh ngc” nhưng li cho rng tương ng vi nhng tn tht ca thân ch...”

Việt-Trung giảm căng thẳng nhiều hậu ý

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011-09-09
             

Chỉ trong vòng hai tuần với các hoạt động “con thoi” của hai nhân vật Nguyễn Chí Vịnh và Đới Bỉnh Quốc, quan hệ Việt-Trung đã giảm nhiệt một cách khác thường. 



AFP   Giới trẻ Hà Nội xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng 8, 2011.
 
Mặc dù giới lãnh đạo của hai bên nhìn nhận quan điểm về vấn đề Biển Đông còn khác biệt, nhưng khi Hà Nội đặt dấu chấm hết cho các cuộc biểu tình yêu nước phản đối Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam, cũng là lúc báo chí chính thống tràn ngập những bài báo tán dương quan hệ Việt-Trung.
 

Tôn trọng và tin cậy Trung Quốc?   
Về mặt chính thức ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đến Hà Nội để cùng Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đồng chủ trì phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc từ ngày 6 đến 9/9. Bên cạnh chức vụ Ủy viên Quốc vụ tương đương chức Quốc Vụ Khanh bộ trưởng không bộ của phương tây, ông Đới Bỉnh Quốc còn giữ các chức vụ cao cấp ở Trung Ương Đảng Cộng sản về đối ngoại và an ninh quốc gia.
 
Báo chí trích bản tin Thông tấn xã nhà nước cho thấy Việt Nam mong muốn tìm giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông, đây cũng là tựa bài của trang mạng chính thức Vietnam Plus. Theo tin này, Việt Nam-Trung Quốc cùng nhìn nhận còn khác biệt về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi đây là thực tế khách quan mặc dù qua trao đổi hai bên đã hiểu rõ lập trường của nhau.
 
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam kêu gọi đối thoại dựa trên tinh thần tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) để tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Việt-Trung đẩy nhanh đàm phán để sớm ký thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, tạo cơ sở để hai bên giải quyết các vấn đề cụ thể trên biển.

 
Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc . Source Wikipedia
Theo TTXVN và Vietnam Plus, ông Đới Bỉnh Quốc đồng tình với ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vị khách Trung Quốc kêu gọi hai bên khẩn trương thảo luận để giải tỏa khác biệt về Biển Đông, mưu tìm những giải pháp mang tính cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được. Ông Đới Bỉnh Quốc còn nhấn mạnh tới “tinh thần vừa là đồng chí vừa là anh em”.
 
Xem kỹ bản tin chính thức được phổ biến, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đều không đề cập đến bất cứ một chi tiết nào về sự khác biệt giữa hai bên trong vấn đề Biển Đông. Chẳng hạn như vấn đề quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc lấn chiếm của VNCH năm 1974, hay các đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Hải quân Trung Quốc lấn chiếm từ tay người đồng chí và anh em Việt Nam năm 1988.
Liên quan tới sự kiện vừa nêu, trả lời Gia Minh Đài ACTD, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Quảng Châu nhận định:
 
- “Trung Quốc không bao giờ chịu đàm phán về Hoàng Sa, họ xem như đã chiếm xong, đã ‘ăn tươi, nuốt sống’ Hoàng Sa rồi, họ không bao giờ chịu bàn vấn đề Hòang Sa với chúng ta nữa đâu. Vấn đề bây giờ chỉ để lịch sử giải quyết, con cháu chúng ta giải quyết. Tôi đã có lần nói về điều này: vấn đề Hoàng Sa, Việt Nam dứt khoát không bao giờ từ bỏ lập trường. Đời tôi, đời con tôi, đời cháu tôi chưa lấy được thì đời chắt tôi, toàn thể nhân dân Việt Nam phải đòi lại chủ quyền Hoàng Sa chứ không thể để Trung Quốc trắng trợn chiếm đóng như vậy được.”
 
Vẫn từ các nguồn thông tin chính thức, trước đó trong buổi sáng 7/9 tại Trụ sở Trung ương Đảng, ông Đới Bỉnh Quốc cũng đã có cuộc hội kiến với ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói thẳng là có khác biệt về vấn đề Biển Đông, thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ nói mong muốn thông qua đàm phán hòa bình, nỗ lực tìm ra giải pháp thỏa đáng. Ông Trọng đề nghị Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Trung thúc đẩy hợp tác trên mọi lãnh vực, kịp thời giải quyết những vướng mắc trong quan hệ, nâng hiệu quả hợp tác lên một tầm cao mới.
 

Mềm mỏng với Trung Quốc đến khó hiểu
Giới quan sát chính trị nhận định là, Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương được thành lập từ lâu với 4 lần họp trong những năm vừa qua. Ngoài vấn đề hợp tác buôn bán và những mặt hợp tác mang tính hình thức, không thấy Ủy ban này lên tiếng khi người dân Việt Nam sục sôi về sự kiện các tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, ngang nhiên phá hoại thiết bị thăm dò địa chất của tàu nghiên cứu dầu khí Việt Nam, hay những vụ tàu Trung Quốc bắt giữ tàu cá và trấn lột ngư dân Việt Nam tại các ngư trường ở Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
 
Sự giảm nhiệt trong quan hệ Việt Trung có thể nhận thấy từ sau cuộc đối thoại quốc phòng Việt Trung lần thứ II vào cuối tháng 8. Tại Bắc Kinh trưởng đòan Việt Nam Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng đã có những phát biểu hết sức mềm mỏng và chắc là làm hài lòng phía Trung Quốc.

                 Tờ Đất Việt ngày 1/9 trích lời Tướng Vịnh, xin trích nguyên văn:


“Việt Nam không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc…Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc Xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỷ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới, một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển.”

          Tướng Vịnh gọi Trung Quốc là đồng chí cũng giống như lời lẽ ông Đới Bình Quốc gọi quan hệ Việt Trung trong tinh thần vừa là đồng chí vừa là anh em.
Tướng Vịnh còn có phát biểu gây nhiều tranh cãi, theo thông tấn xã Việt Nam Tướng Vịnh đã xác định với phía Trung Quốc là Việt Nam sẽ kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người và dứt khoát không để sự việc tái diễn.
Tuyên bố của tướng Vịnh về vấn đề biểu tình phản đối Trung Quốc đã làm những người yêu nước ở Việt Nam phẫn nộ. Ngày 6/9 luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM đã gởi thư ngỏ cho các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam yêu cầu làm sáng tỏ việc tướng Vịnh cam kết với phía Trung Quốc và việc này có phải là do chỉ đạo từ trên hay không.
             
                 Trả lời Phóng viên Thanh Trúc Đài ACTD, ông Lê Hiếu Đằng phát biểu từ Saigon:

          - “Chúng tôi đấu tranh để dành độc lập tự do cho tổ quốc, bảo vệ danh dự, lòng tự tôn của dân tộc. Nhưng bây giờ một vị tướng lãnh mà lại đi tự cam kết với Trung Quốc rằng sẽ cấm biểu tình, hứa rằng không để tái diễn việc đó nữa thì tôi cho là không được. Tướng Vịnh hoàn toàn không có quyền phát biểu như vậy.”

          Sự giảm căng thẳng trong quan hệ Việt Trung có thể là kết quả của những phép thử mà Trung Quốc đã áp dụng trong thời gian trước đó trên Biển Đông. Các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc hành xử theo kiểu từ chỗ không có lãnh thổ thì chiếm lĩnh như trường hợp Hoàng Sa, hoặc từ chỗ chẳng có gì ở Trường Sa mà lại có thể hợp tác cùng chia sẻ khai thác tài nguyên như đề nghị với Philippines. Cho nên lúc này là lúc Bắc Kinh muốn hạ nhiệt trong quan hệ với Hà Nội và đây là điều đang diễn ra. 


-----------------
Viettin: Cương quyết trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc. Cương quyết tin tưởng vào những cam kết của TQ. Cương quyết phát huy tình hữu nghị với Trung Quốc. Cương quyết cùng với TQ chống lại mọi thế lực thù địch ....
Tại sao? Chuyện gì sắp xảy ra ?
Năm 1958, vì muốn "chống lại mọi thế lực thù địch", Đảng CSVN đã ra lệnh cho Phạm Văn Đồng ký công hàm "Công nhận chủ quyền của Trung Quốc". Chúng ta mất Hoàng Sa
Năm 2011: vì muốn "chống lại mọi thế lực thù địch", liệu Đảng CSVN có tuyên bố "Công nhận chủ quyền của Trung Quốc" trên toàn bộ biển Đông hay không? Liệu đường lưỡi bò sẽ là "chủ quyền của Trung Quốc", để rồi chúng ta lại mất Trường Sa?
Những gì Hồ Xuân Sơn, Nguyễn Chí Vịnh, Nguyễn Thiện Nhân, tuyên bố, là dấu hiệu cho thấy Đảng CSVN đang nằm trong qũy đạo của Trung Quốc trong việc chống lại thế lực của Hoa Kỳ trên biển Đông.

HỒ SƠ WIKILEAKS . Tổng lãnh sự Mỹ: Ðiếu Cày bị vu cáo

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=136848&z=321

Tổng lãnh sự: Ðiếu Cày bị vu cáo Friday, September 09, 2011 7:25:44 PM Bookmark and Share Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt Nhà cầm quyền Việt Nam dựng lên một vụ án chống thuế truy tố blogger Ðiếu Cày, nhưng điều này không lừa được ngoại giao đoàn Mỹ, khi Tổng Lãnh Sự Ken Fairfax tại Sài Gòn kết luận đây là một loại chiến thuật “để tránh bị quốc tế phản đối vì đàn áp nhân quyền” - theo tiết lộ trong một công điện đề ngày 11 tháng 9, 2008.

 
 Blogger Ðiếu Cày (thứ tư từ trái) biểu tình chống Trung Quốc trước cửa Nhà hát Thành phố, tại Sài Gòn, tháng 1, 2008. (Hình: Blog Nguyễn Tiến Trung)

Công điện này cũng tường thuật về việc công an sách nhiễu những người khác trong câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do, kể cả việc ép buộc chủ nhân khiến người ta mất việc. Trong số người được nhắc đến, có blogger Uyên Vũ, đạo diễn Song Chi, luật gia Phan Thanh Hải tức blogger AnhbaSG. (Blogger AnhbaSG tới tháng 10 năm 2010 cũng bị bắt không có lý do.)

Ngay khi blogger Ðiếu Cày bị bắt, ngoại giao đoàn Mỹ đã quan tâm. Ðại Sứ Michael Michalak đã báo tin này về Washington trong một công điện đề ngày 22 tháng 4, 2008. Công điện này cũng được chuyển cho Tòa Ðại Sứ Mỹ tại Bắc Kinh và ở tổ chức ASEAN.

Sau khi truy lùng trong một tháng, công an Việt Nam đã tìm ra Ðiếu Cày ở Ðà Lạt và bắt ông này trong cuối tuần 19-20 tháng 4, 2008. Khi đó, công an Việt Nam chưa nói rõ lý do bắt Ðiếu Cày, nhưng Ðại Sứ Michalak cho rằng họ có thể bắt người vì sợ ảnh hưởng tới việc rước đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh.

Công điện của Ðại Sứ Michalak cho biết Ðiếu Cày đã bị công an chiếu cố sau khi biểu tình chống Thế Vận Hội, vào ngày 19 tháng 1, 2008. Cuộc biểu tình diễn ra trên bục thềm nhà hát thành phố, khi ông Ðiếu Cày và nhiều người khác “chưng biểu ngữ kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh”.

Một trong những biểu ngữ này được Ðại Sứ Michalak miêu tả là “mang hình ảnh, nay đã quen thuộc, với vòng tròn Thế Vận Hội được thay bằng hình còng số 8”. Ngay sau đó, Ðiếu Cày bị công an gọi lên làm việc 9 lần, và nhiều chủ đất bị cảnh cáo không cho ông Ðiếu Cày thuê mặt tiền để làm ăn.

Công điện của Tổng Lãnh Sự Fairfax chú trọng riêng về vụ án blogger Ðiếu Cày, tên thật là Nguyễn Văn Hải. Tổng Lãnh Sự Ken Fairfax tóm tắt như sau, theo lời kể của luật sư bào chữa cho Ðiếu Cày, Luật Sư Lê Công Ðịnh:

“Phiên tòa dài 6 tiếng kết thúc với tòa án kết luận Ðiếu Cày và vợ ông phạm tội trốn thuế trên hai căn nhà cho thuê tại TP. HCM. Ðiếu Cày bị tuyên án 2 năm rưỡi tù, vợ ông bị 1 năm tù treo và 18 tháng quản chế. Hai vợ chồng cũng bị phạt $48,000, tức là gấp đôi số tiền tòa cho là họ thiếu thuế.”

TLS Fairfax nhận xét: “Bản án được đưa ra mặc dù bằng chứng do đội biện hộ 4 luật sư đưa ra cho thấy người thuê đã ký hợp đồng nhận trách nhiệm trả thuế. Tại tòa, người thuê chối họ không ký hợp đồng này. Phía kiểm sát viên gọi bản hợp đồng là một bản ‘giả mạo tinh vi’ nhưng Luật Sư Ðịnh cho rằng người thuê bị chính quyền ép phải chối bỏ bản hợp đồng trước phiên tòa.”

Công điện trích dẫn lời Luật Sư Lê Công Ðịnh cho rằng Ðiếu Cày bị truy tố “vì những hoạt động khác” - ám chỉ những bài viết trên blog và sinh hoạt trong câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do. Bằng chứng là sự có mặt của công an chính trị PA 35 lúc ông Ðiếu Cày bị bắt và lúc khám nhà ông này. Luật Sư Ðịnh cũng cho biết trong những phiên “làm việc” với công an trước khi bị bắt, công an chỉ hỏi Ðiếu Cày về những hoạt động này.

Án 2 năm rưỡi tù của blogger Ðiếu Cày kết thúc vào tháng 10, 2010. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam tự tiện tiếp tục giam ông này cho tới nay, không đưa ra lý do gì và cũng không cho gia đình gặp mặt. Vào tháng 7 năm 2011, một trung tá công an khi ra tiếp vợ ông Ðiếu Cày tiết lộ “ông Hải bị mất tay” trong tù.

Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do (tiếng Anh là Freelance Journalists Club - FJC) là một nhóm blogger quen nhau 2 năm trước đó qua mạng. Ông Fairfax miêu tả bài viết của nhóm CLBNBTD là bao gồm những đề tài chưa được báo chí nhà nước tường thuật đầy đủ: “Vụ sập cầu Cần Thơ, đình công, Công Giáo đòi lại đất ở Hà Nội và các đề tài khác.”

Công an làm khó dễ CLB Nhà báo Tự do
Từ viết bài, CLBNBTD tiến tới hành động cụ thể hơn, như biểu tình trước nhà hát thành phố và dự định biểu tình nữa vào tháng 4, 2008. “Kết quả là, Ðiếu Cày và bạn hữu trong nhóm CLBNBTD bị chính quyền soi mói,” TLS Fairfax viết.

Một nạn nhân là blogger Uyên Vũ. Theo lời nói với tham tán chính trị tòa tổng lãnh sự, “công an đe dọa người chủ là sẽ ‘xem xét rất kỹ’ chuyện làm ăn của công ty này nếu công ty còn ‘tiếp tục chứa chấp’ Uyên Vũ”. Blogger Uyên Vũ “không còn chọn lựa nào khác hơn là ‘tình nguyện’ nghỉ việc”.

Một nạn nhân nữa là đạo diễn Song Chi. Cô nói với tham tán chính trị là chính quyền đến gặp xưởng phim truyền hình thành phố, sau khi xưởng phim này chọn cô để đạo diễn một bộ phim mới. Công an đưa ban giám đốc xem bài blog của Song Chi và nói cô “có vấn đề chính trị và tư tưởng phức tạp”. Câu này được TLS Fairfax miêu tả là “lối nói được xem là án tử hình cho người làm truyền hình”. Sau đó, xưởng phim này rút lại lời mời Song Chi, rồi sau vụ đó cô không tìm được việc đạo diễn nào nữa

Công điện của TLS Fairfax cũng nhắc tới trường hợp Phan Thanh Hải tức blogger AnhbaSG. Phan Thanh Hải cho biết “vợ ông có lần bị an ninh thường phục dọa sẽ cho ‘tai nạn chết người.’” Công ty của ông không tìm được chỗ thuê văn phòng. Hải sau đó phải sang tên công ty cho người nhà và không nhúng tay vào nữa để đỡ bị sách nhiễu. Blogger này là luật gia và, theo công điện cho biết, “gặp khó khăn khi gia nhập Ðoàn Luật Sư TP. HCM, và nói mặc dù các thành viên đoàn luật sư ủng hộ nhưng ‘cấp trên’ chặn đơn của anh”.

Hai năm sau khi TLS Fairfax viết những dòng chữ trên, blogger AnhbaSG bị an ninh bắt đi ngày 23 tháng 3, 2010. An ninh không xuất trình giấy tờ gì mà xông thẳng vào nhà, đập phá khám xét rồi lôi AnhbaSG đi, theo lời một nhân chứng sống gần nhà kể lại cho trang web CLBNBTD. Nhân chứng này kể, “Tui thấy hơn chục thanh niên đạp cửa, tràn vào nhà chú kia (AnhBaSG), tui nghe thấy tiếng đập phá đồ đạc, chú kia la hét dữ quá... Tui tính tới gần coi chuyện gì xảy ra, thì một cậu thanh niên trông rất cô hồn đuổi tui đi. Tui chỉ kịp thấy chú kia bị vài thanh niên bóp cổ, bẻ tay đưa lên xe.” Cho tới nay, gần một năm sau, vẫn chưa có lời giải thích nào từ giới chức thẩm quyền về lý do AnhbaSG bị bắt.

Vụ án Ðiếu Cày tiếp tục được ngoại giao đoàn Hoa Kỳ quan tâm. Ðại Sứ Michalak nhắc lại vụ này trong công điện đề ngày 6 tháng 8, 2009, chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Thượng Nghị Sĩ Jim Webb tới Việt Nam.

Về tự do ngôn luận, công điện này nhắc: “Trong bản báo cáo hồi tháng 5, Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (Committee to Protect Journalists) xếp Việt Nam vào hạng ‘10 chỗ tệ nhất cho blogger’ phần lớn là vì bắt giữ blogger Ðiếu Cày vào tháng 9, 2008; vụ bắt blogger Nguyễn Tiến Trung vào tháng 7, 2009 lại càng nhấn mạnh điều này hơn.”

Việc sách nhiễu các blogger được TLS Fairfax miêu tả là “phương pháp để chính quyền đàn áp các nhà hoạt động một cách tinh vi hơn nhưng vẫn hiệu quả”. Ông so sánh với thời năm 2006-2007, khi các nhà hoạt động bị bắt giam với tội danh vi phạm an ninh quốc gia, khiến thế giới “phẫn nộ lên án”. Sau đó, chính quyền Việt Nam, theo TLS Fairfax, “đổi chiến thuật, nhưng cũng với cùng kết quả”.

Chiến thuật mới, theo ông, gồm có: “Công an theo dõi liên tục, thường xuyên gọi lên giữ lại để làm việc, và gây trở ngại cho công ăn việc làm của các nhà hoạt động và gia đình họ.” Chiến thuật này “không có gì mới nhưng có vẻ ngày càng được dùng nhiều hơn, để chính phủ Việt Nam có thể che đậy bằng bình phong của một nhà nước pháp quyền.”

Tuy nhiên, ông đánh giá những biện pháp này vẫn không chặn nổi dư luận. “Chi tiết về vụ án Ðiếu Cày, về những cuộc biểu tình đòi lại đất của người Công Giáo ở Hà Nội, và cơn sốt chống Trung Quốc vì Trường Sa-Hoàng Sa vẫn có thể tìm thấy được rộng rãi trên thế giới blog Việt Nam.” –

- Liên lạc tác giả: VuQuiHaoNhien@nguoi-viet.com