THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 October 2012

HCM và nhân viên bị phạt gần 300 triệu đồng vì cho bán khống

Ngày 11/10/2012, UBCKNN quyết định xử phạt vi phạm hành chính 105 triệu đồng đối với CTCP Chứng khoán TPHCM (HCM) và 170 triệu đồng đối với hai nhân viên của công ty này.

Cụ thể, HCM bị phạt do công ty đã bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán, thực hiện nghiệp vụ môi giới mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán, vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 62 Luật Chứng khoán;

Đồng thời, công ty cũng chưa giám sát, ngăn ngừa một cách hiệu quả để xảy ra vi phạm của người hành nghề, nhân viên môi giới, vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 71 Luật Chứng khoán.

Xét tính chất mức độ vi phạm, UBCKNN xử phạt vi phạm hành chính 102 triệu đồng đối với công ty này, trong đó phạt tiền 20 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và 85 triệu đồng  theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 18 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.

Ngoài ra, căn cứ kết quả theo dõi, giám sát, kiểm tra của UBCKNN về việc cho vay mượn chứng khoán trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua, ngày 11/10/2012, UBCKNN quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Viết Xuân, người hành nghề chứng khoán và bà Phạm Thị Sương, nhân viên môi giới của HCM. 

Cụ thể, ông Nguyễn Viết Xuân và bà Phạm Thị Sương đã cho khách hàng mượn chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khác để bán, vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 22 Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 85/2010/NĐ-CP). 

Theo đó, ông Xuân và bà Sương đều nhận mức phạt 85 triệu đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 22 Nghị định 85/2010/NĐ-CP. Đồng thời, thu hồi Chứng chỉ hành nghề chứng khoán của ông Nguyễn Viết Xuân theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 22 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.
Minh An (Vietstock)
ffn

Giá rau củ tăng chóng mặt

TT - Ghi nhận tại các chợ trên địa bàn TP.HCM, rau xanh đang rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.Đại diện ban quản lý chợ Thủ Đức cho biết hơn một tuần nay nguồn rau Đà Lạt nhập về chợ sản lượng giảm mạnh, chủ yếu vì các nhà vườn bị ảnh hưởng do hư hại của nhiều đợt mưa kéo dài. 

Nguồn cung thiếu, rau về chợ lại dập nát, hư hại nhanh dẫn đến thiếu hụt lớn. Tại chợ đầu mối Thủ Đức, giá rau củ đã đồng loạt tăng ít nhất 2.000-3.000 đồng/kg, nhiều mặt hàng có mức tăng lên gần 10.000 đồng/kg. Đại diện Hợp tác xã dịch vụ Phước An, đơn vị chuyên cung cấp rau xanh cho hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng, cũng cho biết tính đến thời điểm này, thiệt hại sơ bộ 50-70% do sâu bệnh, ngập úng. Hiện đơn vị này đã đề nghị điều chỉnh tăng giá bán ở các siêu thị nhưng vẫn không còn nguồn hàng để giao, không có đủ rau để cung ứng cho các hệ thống siêu thị.

Trong khi đó tại các chợ lẻ, hầu hết tiểu thương đều than khó vì không có hàng để bán, giá các loại rau củ tại các chợ (Nguyễn Văn Trỗi Q.3, Tân Định Q.1, Tân Trụ Q.Tân Bình, Thủ Đức, Hoàng Hoa Thám Tân Bình)... đang đua nhau tăng chóng mặt. Chỉ trong vòng một tuần, các loại rau xanh đã tăng ít nhất hai lần. Chẳng hạn, cải xanh tăng từ 20.000 lên 25.000 đồng/kg cách đây vài ngày và hiện là 30.000 đồng/kg, bí xanh tăng từ 13.000 đồng lên 20.000 đồng/kg, bắp cải Đà Lạt cũng ở ngưỡng 18.000-20.000 đồng/kg, xà lách từ 45.000 đồng/kg tăng lên 75.000 đồng/kg chiều tối 10-10...

Đại diện một đơn vị phân phối rau xanh Đà Lạt cho các khách sạn, nhà hàng tại TP.HCM dự báo rau xanh Đà Lạt sẽ tiếp tục thiếu hụt trong thời gian tới, nếu không có nguồn cung thay thế giá rau củ ngoài thị trường nhiều khả năng vẫn sẽ được các tiểu thương rao bán ở mức cao.
DŨNG TUẤN

Sốc với bài văn của nữ sinh nhập vai Cám kể chuyện Tấm

Với đề bài "hãy nhập vai nhân vật Cám, kể lại chuyện cổ tích Tấm Cám", một nữ sinh THPT ở Hà Nội đã có bài viết "đặc sắc".
     

Bài văn "đặc biệt" của học sinh
Bài làm
Tôi là Cám, tôi sống với mẹ tôi và con của dượng tôi vì bố nó chết lâu rồi nên mẹ con tôi nuôi nó. Nhưng tôi cũng không ưa nó lắm vì nó lúc nào cũng ra vẻ làm chị. Hàng ngày nó cũng khá chăm chỉ vì việc nhà, tôi thấy cũng cỏn con: cho lợn ăn, chăn châu, nấu cơm, giặt quần áo… Tôi thấy ít việc đó nó làm hợp hơn tôi vì tôi còn bận chọn vải may quần áo và đi làm tóc tai. Tôi đang tuổi đôi mươi mà! 
 
Có hôm mẹ tôi giao cho hai đứa công việc, mỗi đứa một giỏ để đi bắt đầy giỏ tôm cua. Đứa nào nhanh chân thì được cái yếm đỏ mẹ tôi mới mua đẹp mê hồn. Nhưng tôi thì có biết lội ao hồ bao giờ, bẩn hết quần áo mất. Con Tấm thì cứ tìm tìm mò mò đến bao giờ mới xong? Mình cứ đi hái hoa bắt bướm tí đã rồi về bắt tôm cua sau. Chiều khi tôi ra thì đã muộn rồi, thôi thì lừa con ngu kia một phen vậy: 

Chị Tấm ơi chị Tấm Đầu chị bị lấm Chị ra ruộng sâu mà gội đầu, không về mẹ mắng đó.
Haha, nó đã tin lời mình, mình phải nhanh tay đổ hết tôm cua tép giỏ nó sang giỏ của mình mới được. Về nhà được lấy yếm đỏ, và tôi đã có cái yếm đỏ. 

Một hôm nọ, tôi thấy con Cám ít ăn, hay để giành một bát cơm của mình. Tôi với mẹ mới rình xem con ranh đang làm gì. Tôi và mẹ đã thấy nó gọi là:

Bống bống bang bang Bống ăn cơm vàng Cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm Cháo hoa nhà người
thì có con cá bống bé lòi lên. Tôi và mẹ tính thịt nó làm bữa bống kho. Hôm sau tôi và mẹ lừa nó đi chăn trâu xa không thì người ta thu trâu. Rồi tôi và mẹ tôi bắt con cá bống lên ăn thả ruột lại. Giờ nó hết người làm bạn nhé! Mình phải giấu xương ở xó bếp không nó biết với được. 

Bài văn "lạ" còn viết sai chính tả
Sắp đến vũ hội, mẹ và tôi chuẩn bị quần áo giầy dép mới cho tôi thật đẹp để kiếm chồng. Hôm đó tôi và mẹ chuẩn bị đi, con Tấm cũng đòi đi. Tôi tức quá, tôi suy mẹ đổ hết thóc gạo vào nhau cho nó ngồi mà sàng mà lọc. Haha, sáng mai cũng chưa xong đâu, rách rưới còn đòi theo quý tộc hahaha… 

Đang chơi hội vui vua ban lệnh thử giày, ai đi vừa là vợ vua. Mẹ và tôi cùng thử nhưng giầy con nào mà bé thế, bố tao cũng không ních vào được. Lựa đằng này đằng kia đau cả chân, bực cả mình đành thôi.

Rồi có một con đến thử rất giống con Tấm nhưng đẹp hơn, nó chỉ gần bằng tao thôi sao lại vừa giầy nhỉ. Bực quá! Gọi nó thì đúng nó rồi. Vua đưa nó về tổ chức đám cưới luôn mới sợ. Con này là con ôsin mà, vua mù rồi.

Đến ngày dỗ bố nó cũng biết đường vác mặt mà về. Bây giờ oai như cóc rồi, bà sẽ cho mày một phen.

LỊCH VIỆT NAM (Dương / Âm Lịch)


Hãy cứu lấy vợ tôi - Mai Thị Dung





Please Save My Wife Mai Thi Dung 

On 08/05/2012, I (Vo-Van-Buu) left prison camp in Xuan Loc after completing a 7-year round term in the camp of Xuan Loc. I am a Hoa-Hao Buddhism's believer who was arrested and charged with "disturbing public order" in 2005.

Since my release from prison so far, I have visited my wife Mai-Thi-Dung three times. She has been punished with 11 years in prison, also charged with "disturbing public order" since 2005. Her health condition is very critical. Every time she is permitted to go out to see me, there are two persons helping her on sides. After meeting a few minutes, her body starts to shake and speak with weak voice, no energy. 

My wife have suffered from gallstones and cholecystitis since 2007, but she is never permitted to be send to the hospital for treatment. Mainly, she takes some cheap painkillers from prison's clinics. My wife never considers herself guilty and never admits guilty which is requested from the manager of the prison in order to be treated in the hospital. Recently, some security guys have come to my home to ask me to convince my wife to admit guilty. In this regard, my wife and I have insisted that we fight for religious freedom, we have not violated any laws and we cannot be pleaded guilty.

I and my wife can confirm that it is better to die of illnesses untreated in the prison than to admit the struggle of religious freedom as an act of crime which is called "disturbing public order". 

On 8/10/2012, Cho Moi District, An Giang, Vietnam 

Husband: Vo-Van-Buu
167 Ấp Mỹ Thạnh, Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, Vietnam 

(Translated by Mylinhng@aol.com


http://giaithecongsan2011.multiply.com/journal/item/347/Please-Save-My-Wife-Mai-Thi-Dung

*

Võ Văn Bửu - Ngày 5/8/2012 tôi mãn hạn tù 7 năm tròn tại trại Xuân Lộc. Tôi là một tín đồ PGHH bị bắt và kết tội “gây rối trật tự công cộng” vào năm 2005. 

Kể từ khi ra tù đến nay, tôi đã viếng thăm vợ tôi là Mai Thị Dung ba lần. Vợ tôi đang chịu án 11 năm cũng bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” kể từ 2005. Tình trạng sức khỏe của vợ tôi hết sức nguy kịch. Mỗi khi ra gặp tôi, đều được hai người cặp bên dìu đi. Gặp không được mấy phút, thân bắt đầu rung lên, nói không ra tiếng. Sức yếu đến gần tàn lụi.

Vợ bị bệnh sỏi mật và viêm túi mật từ thời 2007, nhưng không được nhà trại cho ra bệnh viện chữa trị. Chủ yếu chỉ uống thuốc giảm đau rẽ tiền miễn phí của trạm xá trại Xuân Lộc. Vợ tôi không bào giờ tự xem mình có tội và không bao giờ chấp nhận yêu cầu của trại giam kêu vợ tôi nhận tội để được điều trị. Bản thân tôi vừa qua cũng đã cõ mấy an ninh Cục Bảo vệ chính trị đến nhà thuyết phục tôi vận động vợ tôi nhận tội để được đưa đi trị bênh. Về vấn đề này, tôi và vợ tôi đã nhất quyết rằng chúng tôi chỉ đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo, chứ không hề gây bất kỳ tội lỗi nào, không hề xâm phạm quyền lợi của ai, nên không thể nhận tội. 

Tôi tin rằng và vợ tôi cũng khẳng định rằng thà chết vì đau bệnh không được chữa trị trong lao tù còn hơn thừa nhận hành vi đòi tự do tôn giáo là hành vi có tội. 

Nhìn hình hài vợ tôi với tóc bị rụng, nét mặt xanh xao, kiệt sức, chỉ còn nặng trên 30 kg, tôi thương sót và không biết làm gì hơn, đành viết thư này kêu gọi các hội đoàn, tổ chức quốc tế hãy lên tiếng cho vợ tôi được ra bênh viện chữa bệnh kịp thời. 

Ngày 8/10/2012, Chợ Mới, An Giang. 

Chồng: Võ Văn Bửu

Số nhà 167 ấp Mỹ Thạnh, Mỹ An, Chợ Mới, An Giang.






*

Giật mình vì sự lạm quyền của Công an xã




Tuấn Anh - Phi Hùng (Phapluatvn) Liên tiếp từ giữa tháng 5/2012 đến cuối tháng 9/2012, cả nước ghi nhận gần 10 trường hợp công an xã (CAX) "ra tay" một cách “quá mức” đối với những người vi phạm hoặc nghi là vi phạm pháp luật. Dư luận đặt dấu hỏi: Phải chăng khâu tuyển chọn, giám sát hoạt động đối với lực lượng này còn nhiều "lỗ hổng"?.

Được "mời" lên rồi "đi" luôn 

Trong mấy tháng gần đây, trên địa bàn cả nước từ Yên Bái, Phú Yên, Vĩnh Long đến Cà Mau hay ngay giữa thủ đô Hà Nội, liên tiếp các vụ CAX lạm dụng quyền hành tự ý nổ súng hoặc dùng công cụ hỗ trợ hành hung người dân, với tần suất khá dồn dập, tính chất và mức độ ngày một nghiêm trọng. 

Cho tới giờ này, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng trước cái chết của ông Nguyễn Mậu Thuận tại trụ sở CAX Kim Nỗ, huyện Đông Anh (Hà Nội) sau khi ông được CAX này “mời” lên trụ sở làm việc hôm 30/8/2012 vì có liên quan đến một vụ xô xát, tranh chấp với người hàng xóm. Khi người nhà ông có mặt tại trụ sở, thì đã thấy ông Thuận nằm sóng sượt trên giường, tay chân lạnh ngắt, tim ngừng đập, trên người có nhiều vết sưng, bầm, các cổ tay, cổ chân còn hằn dấu còng sắt. 

Ngày 26/6/2012, anh Trương Ngọc Lợi bị Trưởng CAX Xuân Quang 3 (Phú Yên) 
trong tình trạng “ngà ngà” rượu đánh để lại 14 vết thương. 

Trước sự bức xúc của người dân, ngày 31/8, Công an huyện Đông Anh đã khởi tố vụ án cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người, đồng thời bắt giữ những người liên quan gồm Hoàng Ngọc Tuyên, Phó Trưởng CAX Kim Nỗ; Nguyễn Trọng Kiên, Đoàn Văn Tuyến, Hoàng Ngọc Thức… đều là Công an viên (CAV) của xã này để phục vụ công tác điều tra. 

“Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. 

Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay; không nổ súng vào đối tượng khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công…”, trích Điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 

Trước đó - ngày 12/5/2012, tại Phú Yên, anh Ngô Thanh Kiều (ngụ xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa) được CAX Hòa Đồng gửi giấy mời tới trụ sở vào sáng hôm sau, với lý do “cần hỏi một số việc”. 

Nhưng, rạng sáng 13/5, ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng CAX Hòa Đồng, cùng một số người bất ngờ ập vào tư gia còng tay, bắt anh Kiều đưa đi mà không đọc lệnh bắt giữ. Sau đó, anh Kiều được đưa về trụ sở Công an TP.Tuy Hòa làm việc do nghi dính líu tới một vụ trộm. 

Chiều cùng ngày, anh Kiều được đưa tới Bệnh xá Công an rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Phú Yên cấp cứu nhưng đã tử vong. Chiều 14/5, khi lực lượng Công an đưa quan tài anh Kiều về nhà, vợ anh và một số người thân liền ra chặn xe, không cho đưa xác anh đi chôn. 

Họ yêu cầu Công an phải làm rõ cái chết trước khi mai táng. Theo kết quả giám định của Pháp y tỉnh Phú Yên, anh Kiều chết do chấn thương sọ não, chấn thương phần mềm... Lãnh đạo Công an tỉnh Phú Yên cũng thừa nhận, việc Công an bắt, còng tay anh Ngô Thanh Kiều là sai. 

Nổ súng làm trọng thương phụ nữ, học sinh 

Pháp lệnh về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2011 mặc dù đã quy định cấm không được nổ súng vào đối tượng khi biết rõ đó là phụ nữ, người tàn tật, hay trẻ em, nhưng những sự việc xảy ra mới đây cho thấy CAX - lực lượng vũ trang bán chuyên trách ở một số địa phương đôi khi đã lạm dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ một cách quá mức cần thiết. 

Một phụ nữ bị CAX Mỹ Hòa (Vĩnh Long) bắn trọng thương hôm 20/9/2012. 

Cụ thể, tại Vĩnh Long, xuất phát từ bức xúc của người dân ấp Mỹ Thới 2 khi chính quyền địa phương thi công tuyến đường từ trung tâm xã về Rạch Chanh đã không bồi thường đất, không có quyết định thu hồi đất của bà con…, sáng 20/9/2012, cán bộ xã và CAX Mỹ Hòa đến khu đất của các hộ dân Trương Văn Oanh, Trương Văn Long, Nguyễn Văn Triệu và Trương Văn Dư để bảo vệ thi công công trình, thì bị các gia đình nói trên ngăn cản. 

Giữa người dân và lực lượng bảo vệ đã xảy ra ẩu đả và một CAX đã dùng súng bắn vào dân. Công an huyện Bình Minh (Vĩnh Long) xác nhận có 3 người bị trúng đạn, trong đó bà Nguyễn Thị Loan bị 1 viên đạn vào ngực, 1 viên vào chân; bà Nguyễn Thị Nhanh “dính” 1 viên vào chân. 

Câu chuyện tại Vĩnh Long chưa kịp lắng xuống thì mới đây - vào đêm 29/9/2012, tại Yên Bái một Trưởng CAX lại dùng súng truy đuổi và bắn vào học sinh. 

Em Hoàng Thị Tú (học lớp 11, ngụ thôn 7, xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) vẫn chưa hết hoảng sợ khi nhớ lại cái đêm mà em bị Trưởng CAX nã đạn vào chân: Đêm đó khi đang trên đường dự lễ sinh nhật trở về nhà, Tú cùng hai người nữa đi trên một xe máy, đầu không đội nón bảo hiểm thì bỗng có một xe chạy từ phía sau vượt lên dí súng vào đầu Thọ (người cầm lái) rồi quát tháo ầm ĩ. 

Ngỡ mình bị trấn cướp, Thọ vội rồ ga tháo chạy. Sau đó thì có hai tiếng súng nổ, Tú có cảm giác dưới chân mình ươn ướt, nhìn xuống thấy máu ra lênh láng. Sau khi gia đình đến, Tú mới hay mình bị trúng đạn của Trưởng CAX Trịnh Văn Hiếu... 

Tú được đưa đến Bệnh viện Hữu Nghị 103 để cứu chữa và được xác nhận vào chiều 30/9 là đã tiến hành mổ phần bị thương, rách gân cẳng chân đến cơ, phần mềm giập nát, ở trong có một viên đạn cao su... Trưởng Công an Hiếu sau đó đã phải tường trình với thượng cấp vì việc kiểm tra giao thông trên tuyến Quốc lộ 70 (đoạn qua Yên Bái) không thuộc thẩm quyền của CAX. 

Theo quy định thì tùy đặc điểm, tình hình của từng xã tại từng địa phương mà CAX được hoặc không được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ. Nhưng tại một số nơi nếu không được trang bị vũ khí thì các loại công cụ hỗ trợ đôi khi lại thành thứ “vũ khí” để một số CAX “diễu võ, dương oai” với người dân.


Thượng tá Nguyễn Đình Thế, Phó Trưởng Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội): 
Cấp ủy, chính quyền chưa sâu sát 

Có ý kiến cho rằng, một sỹ quan công an được đào tạo chính quy với rất nhiều kiến thức nghiệp vụ trong nhiều năm mà khi ra công tác còn gặp không ít vấn đề, trong khi CAX do không được đào tạo bài bản nên dẫn tới thực trạng như đã nêu.

Theo tôi đó cũng là một nguyên nhân, nhưng vấn đề căn bản nằm ở khâu quản lý, sử dụng lực lượng CAX, vì hiện nay từ huyện cho tới cấp ủy chính quyền cơ sở có nơi, có lúc vẫn còn buông lỏng vấn đề này. Do vậy, cần phải sát sao hơn nữa trong quản lý; đồng thời thường xuyên giám sát, phê bình, nhắc nhở công việc của họ... 

Nếu sai phạm không được chỉ ra một cách nghiêm túc để họ thấy quyền hạn của mình được và không làm gì thì chắc chắn họ khó thực hiện đúng chức trách của một người làm công tác đảm bảo an ninh trật tự.
Thiếu tá Nguyễn Tiến Hoàng Anh, Phó Trưởng Công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình):

Nhiều mô hình hay có dấu ấn công an xã 

Tiêu chí tuyển chọn, bổ nhiệm CAX ở địa bàn chúng tôi khá cao, cụ thể phải tốt nghiệp 12/12, đồng thời phải có phẩm chất chính trị, sức khỏe... 

Chúng tôi đặc biệt ưu tiên những trường hợp Đảng viên, bộ đội xuất ngũ để tuyển lựa, bổ nhiệm vào các vị trí trong lực lượng CAX. Sau khi tuyển vào, họ được cử đi học một lớp nghiệp vụ kéo dài khoảng 2 năm. 

Thực tế, ở huyện Quảng Ninh vẫn còn nhiều người muốn được vào công tác trong CAX, dù thu nhập không cao. Thế nhưng trên thực tế, họ vẫn làm việc khá trách nhiệm. Đáng nói, có không ít mô hình hay về bảo vệ an ninh trật tự được hình thành từ cấp cơ sở và trong đó đều có dấu ấn đậm nét của lực lượng CAX. 

Tôi ví dụ mô hình “Tổ xung kích tự quản về an ninh trật tự” ở thôn Đồng Tư, xã Hiền Ninh là mô hình tiêu biểu đã được UBND huyện và Công an huyện Quảng Ninh cho phép nhân rộng tại 15 xã, thị trấn trong toàn huyện. Công an tỉnh Quảng Bình cũng đánh giá cao mô hình này.


Thực thi công văn 7169 của Thủ tướng: Bộ Tin tặc và những hành động hạ cấp



Dân Làm Báo - Ngày 12 tháng 9 năm 2012, Văn phòng Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra công văn số 7169, chỉ thị "Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật". 

Ngày 9 tháng 10, 2012 trang Quanlambao bị cướp. Các ban ngành chủ quản theo lệnh của Thủ tướng bao gồm Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông hóa ra là Bộ... Tin tặc.

Chính phủ của một nước, nắm trong tay hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh và truyền hình; chỉ huy một lực lượng công an "còn đảng còn mình", "thanh kiếm và lá chắn của chế độ", cuối cùng rồi cũng hạ mình, đào tường, khoét vách, bò hầm, chui cống để vào ăn cướp nhà blog của người khác. 

Hành vi đạo tặc tự nó đã thấp hèn. Nhưng những gì mà Bộ Tin tặc của Thủ tướng phóng uế sau đó mới cực kỳ lùn. 

Lùn về tư cách.
Lùn về văn hóa.
Lùn về đạo đức.
Lùn về nhân phẩm.
Lùn về bản lãnh. 

Bộ Tin tặc của Thủ tướng đã để lại một bài viết bôi đen cựu Dân biểu Quốc Hội Đặng Hoàng Yến một cách dơ bẩn trên trang blog vừa mới ăn cướp xong. 

Điều này đã nói lên được bản chất trước sau như một của một ông Thủ tướng "không diệt được tham nhũng sẽ từ chức" khi so sánh với những gì từ công văn 7169 của Thủ tướng: Giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan cung cấp thông tin khách quan, đúng sự thật... Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và chủ động phản bác các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc

Tất cả những cái gọi là "thông tin khách quan, đúng sự thật, kịp thời, chính xác, chủ động"bởi một loạt các cơ quan từ trung ương đến địa phương, từ bên đảng sang phía nhà nước đã được gom lại, thể hiện cực kỳ tài tình trong một bài viết bởi Bộ Tin tặc của Thủ tướng nhan đề:Yêu cầu bà Đặng Thị Hoàng Yến dừng ngày các hành vi bôi nhọ, bịa đặt, vu khống nhằm đẩy đất nước Việt Nam vào nguy cơ nội chiến một lần nữa. Những hành động của bà đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế trong đó có luật pháp Hoa Kỳ, nơi bà đang tỵ nạn. 

Bộ Tin tặc vừa mới ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp chưa kịp chùi mồm đã mở miệng ngay: Những hành động của bà đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Vậy chứ giở trò Tin tặc, thế giới gọi là Hacker là hành vi gì? Tôn trọng luật pháp quốc tế?

Bộ Tin tặc yêu cầu bà Đặng Thị Hoàng Yến dừng ngày các hành vi bôi nhọ, bịa đặt thì ngay chính bài viết mà Bộ Tin tặc đưa lên lại chứng minh ngay lập tức đẳng cấp bôi nhọ, bịa đặt đến thượng thừa, tầm cỡ đỉnh cao của loài lùn: sau khi ăn trộm thông tin cá nhân, đã tung lên mạng hình ảnh sinh hoạt của gia đình bao gồm nhà cửa, con cái. Vậy trò này là trò gì? Đây có đáng gọi là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch như công văn 7169 đã gán cho các trang blog tự do? Không. Nó cũng không thể là thủ đoạn thâm độc. Phải nói đó là hành vi thấp hèn và ti tiện.

Điều đáng ghê tởm, đáng phỉ nhổ hơn hết là Bộ Tin tặc đã đăng tải hình con gái của bà Yến với những sinh hoạt riêng tư trong gia đình, cộng thêm với những bức hình ráp ghép với mục tiêu bôi bẩn cá nhân một cô con gái hoàn toàn vô tư và vô tội.

Thấp hèn và ti tiện cần có một định nghĩa mới!

Nếu phải bỏ qua những đánh giá hành vi về phạm trù đạo đức, hành động của Bộ Tin tặc khi tấn công gia đình và cụ thể là con gái của bà Đặng Thị Hoàng Yến là một hành động xâm phạm, đe dọa đời tư cá nhân một cách nghiêm trọng, vi phạm những điều luật quốc tế lẫn của pháp luật của nước CHXHCNVN về quyền riêng tư.

Công văn 7169. Tư cách của một Thủ tướng. Tất cả lại được chứng minh ở một mức độ mà người dân ước ao: phải chi đừng đừng biết thì còn đỡ nhục.

*** Vào khoảng 2h30 sáng trang blog Quanlambao đã được phục hồi.

Phụ huynh sửng sốt với món 'canh gà Thọ Xương'



Hoàng Thùy (VnExpress) - Kiểm tra vở Văn, phụ huynh sốc khi thấy con viết "tiếng chuông Trấn Vũ" là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên, còn "canh gà Thọ Xương" là món canh gà ở hồ Tây. Cô không sửa sai sót này mà vẫn cho điểm 8. 

Chia sẻ với VnExpress, một phụ huynh có con học lớp 7A10 THCS Lomonoxop (Hà Nội) cho biết, đi học về, con gái kể những câu ca dao được cô dạy trên lớp và đòi bố mẹ đưa đi ăn món "canh gà Thọ Xương". Anh hoảng hốt hỏi "ai nói với con có món này?", thì được trả lời là "cô giáo dạy Văn". 

Để khẳng định lời mình nói là đúng, cô bé đem cho bố xem vở tập làm văn có bài cảm nhận về 4 câu ca dao "Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương / Mịt mù khói tỏa ngàn sương / Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ". Kiểm tra vở của con, anh sốc nặng khi thấy bài viết chữ nguệch ngoạc, sai cả chính tả lẫn nội dung nhưng vẫn được cô cho 8 điểm. 

"Đầu tiên, cảm giác của tôi là bàng hoàng. Bài văn câu chữ không được uốn nắn. Tôi không làm nghề giáo nhưng cũng biết ý chính của cụm từ "tiếng chuông Trấn Vũ" không nghiêng hẳn về nét đẹp truyền thống của dân tộc, tôn trọng thờ kính tổ tiên. Tôi có bảo với con "nếu đây là đền Hùng" thì ý này sẽ rõ hơn. Còn đọc đến đoạn "món ăn đặc sản là canh gà Thọ Xương thì tôi không thể tin vào mắt mình nữa", vị phụ huynh bức xúc. 

Anh kể, sau phút sửng sốt, anh gặng hỏi con và cháu vẫn trả lời "cô dạy thế". Cháu nói "nhiều bạn lớp con làm thế, chẳng lẽ chúng con nghĩ sai giống nhau?". Thực tế, nội dung con viết sai trong bài không được cô gạch chân, trong khi cô vẫn sửa các chữ viết tắt như "4" thành "bốn", "dc" thành "được" và cuối bài còn phê "Có ý thức làm bài...", và cho điểm 8 +. 

Bài văn của học sinh lớp 7A10, ghi "canh gà Thọ Xương là món ăn nổi tiếng của Hà Nội", 
nhưng cô giáo không sửa mà vẫn cho điểm 8. Ảnh: Phụ huynh cung cấp.

Để kiểm tra thông tin, anh gọi điện cho một số bạn học của con gái, hỏi về bài kiểm tra. Một nam sinh kể: "Con được cô dạy như thế. Con viết nguyên vào bài và về nhà bị bố mắng". 

Chung nỗi bức xúc, một phụ huynh khác cho hay, khi kiểm tra vở của con, anh cảm thấy lạ khi thấy viết "canh gà Thọ Xương" là món ẩm thực nổi tiếng của hồ Tây. Trước đó, con có nói đến điều này nhưng anh tưởng rằng cháu nói đùa. Anh phân tích rằng "canh gà Thọ Xương" là tiếng gà báo sang canh thì cháu nói "cô giáo dạy như thế". 

Phụ huynh này tâm sự, không hiểu tại sao cô giáo lại có thể nhầm lẫn đến mức độ như thế được. Trong bài kiểm tra của con trai anh, cô không gạch chân chỗ cháu viết sai, mà còn cho 7 điểm và khen làm tốt. Theo anh, kể cả khi cô không dạy, đứa trẻ viết như thế thì cô phải sửa và không được cho điểm cao. 

"Không phải một mình con tôi mà rất nhiều cháu nhầm lẫn như nhau. Khi chấm bài, cô không phản ứng gì chứng tỏ cô đồng tình với học sinh. Các cháu trong trắng như tờ giấy, làm sao có thể nói khác đi được", anh chia sẻ. 

Còn một nữ sinh lớp 7A10 khẳng định: "Cô giáo đã dạy cho bọn con như thế. Cô dạy thế nào, chúng con làm bài tập như vậy. Khi cô chấm cũng không gạch ý này và còn cho con điểm cao". 

Trao đổi với VnExpress.net, bà Ngô Thị Hà, Hiệu phó THCS Lomonoxop cho biết, khi nghe thông tin bà cũng rất sốc. Bà đã yêu cầu giáo viên thu toàn bộ vở của học sinh để kiểm tra. Chính bà cũng bất ngờ khi thấy không chỉ một, mà nhiều em đã viết "canh gà Thọ Xương" là món ăn nổi tiếng của Hà Nội. 

"Người dạy văn lớp 7A10 hôm đó là cô Hà Thu Thủy. Chúng tôi đã yêu cầu cô viết bản tường trình, nói lại sự việc trước tổ Văn của trường", bà Hà nói. 

Trong khi đó, cô Thủy cho hay, buổi học có bài tập cảm nhận về bốn câu thơ nêu trên diễn ra sáng 12/9 và chiều cùng ngày cả lớp ôn tập rồi làm bài kiểm tra một tiết. Cô ra hai đề trong đó có đề cảm nhận về bốn câu ca dao: "Gió đưa cành trúc la đà...". 

"Tôi yêu cầu các em tự cảm nhận, cô không gợi ý, sau đó thu vở một số em để chấm. Trong khi chấm, thấy nhiều học sinh hiểu nhầm 'canh gà Thọ Xương' là món canh gà, trong khi hiểu đúng phải là 'tiếng gà báo sang canh'", cô Thủy kể và cho hay, lúc trả bài đã nói lớp có nhiều bạn làm sai, nhưng vì bài tự cảm nhận nên các em tự sửa để cho nhớ. 

Cô Thủy cũng giải thích, do lúc ấy cuối giờ, lớp khá ồn và lộn xộn nên học sinh không nhớ để sửa ngay. Cô sơ suất không kiểm tra lại vở các con và không sửa chu đáo vào ngày hôm sau. 

"Tôi xin lỗi phụ huynh vì đã không sửa bài thấu đáo cho con và cảm ơn phụ huynh có phản hồi để tôi có thể nhận ra sai sót nghiệp vụ sư phạm của mình. Tôi đã khắc phục bằng cách hướng dẫn học sinh sửa và giảng lại cho các con hiểu. Bài ca dao tôi cho các con làm cũng là bài ca dao ngoài chương trình, tôi muốn các con ôn luyện để hiểu hơn nét đẹp của Hà Nội vì các con là học sinh thủ đô", cô Thủy nói. 

Còn thầy Trần Trung, Tổ trưởng tổ Văn cho hay, khi nghe chuyện, thầy đã nghĩ "làm sao có cách dạy ngớ ngẩn như vậy được?". Theo thầy Trung, sai lầm lớn nhất của cô Thủy là không cắt nghĩa một cách tường minh cho học sinh biết rằng, đó là cách hiểu sai, đó là đêm năm canh ngày sáu khắc, chứ không phải món ăn.