THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog
28 August 2013
KHẨN ĐĂNG LỜI KÊU GỌI LÊN TIẾNG CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM Đỗ Thị Minh Hạnh
KHẨN ĐĂNG LỜI KÊU GỌI LÊN TIẾNG CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM Đỗ Thị Minh Hạnh
Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng Thân hữu quốc tế
Chúng ta vừa được chứng kiến sinh viên Nguyễn Phương Uyên ra khỏi nhà tù nhỏ nhờ sự lên tiếng của chúng ta. Hiện có một nữ tù nhân lương tâm bất khuất hơn nhưng lại bị đày đọa hơn trong nhà tù CS, đó là sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh (bị bắt từ ngày 23-02-2010 và lãnh án tù 7 năm). Từ ngày ở tù cho đến nay, Minh Hạnh, một thành viên Khối 8406, đã liên tục bị chuyển trại, đàn áp, tra tấn, càng lúc càng dữ dội hơn. Bản tường trình dưới đây của bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu của Minh Hạnh, gởi cho các cơ quan quốc tế nhân quyền và Đơn đề nghị tiếp đó của ông Đỗ Ty, thân phụ, cho thấy tất cả sự tàn ác, gian dối, vô luân của chế độ và công an Cộng sản, đồng thời cũng trình bày một hình ảnh đau thương nhưng kiêu hùng của một người con gái Việt Nam bất khuất.
Xin Quý Đồng bào vui lòng phổ biến rộng rãi và đồng loạt lên tiếng và vận động quốc tế cho nữ sinh viên tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh. Chúng ta không thể ngồi yên trước việc nhà cầm quyền và công an Cộng sản tiếp tục đọa đày những người con yêu quý của Mẹ Việt Nam.
Khối Tự do Dân chủ 8406
BẢN TƯỜNG TRÌNH
v/v Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt - bị hành hạ - bị đánh đập trong tù và những phiên toà bất minh.
Việt Nam, ngày 20 tháng 06 năm 2013
Tôi tên là Trần Thị Ngọc Minh, thường trú tại Di Linh, Lâm Đồng, Việt Nam, là mẹ của tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh năm 1985, hiện đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ tại phân trại 5, trại giam Xuân Lộc - Long Khánh - Đồng Nai - Việt Nam. Vì bênh vực quyền lợi cho người lao động Việt Nam và vì hoạt động góp phần đấu tranh tìm tự do dân chủ và chống sự xâm lược củaTrung Quốc, Hạnh đã bị nhà nước Việt Nam bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2010 và bị xử án 7 năm tù giam cùng hai người bạn của Hạnh là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương với tội danh "phá rối an ninh chống lại chính quyền nhân dân" theo điều 89 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Tôi xin được trình bày cụ thể về việc bắt giam, đánh đập, hành hạ, khủng bố tinh thần của Hạnh trong tù cùng những phiên toà bất minh như sau :
Từ khi bị bắt, bị xử án và bi giam giữ cho đến nay, con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển qua nhiều trại giam, thường bị khủng bố tinh thần và bị hành hạ đánh đập cũng như bị cưỡng bức lao đ̣ộng.
1) Bị bắt, bị đánh đập và bị tra khảo tại Hà Nội
- Trước hết tôi xin được trình bày là lần hành hạ đánh đập đầu tiên trước đây vào tháng 02 năm 2005, trong dịp đầu năm con tôi đến thăm và làm quen tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang tại nhà riêng của ông ở Hà Nội. Ông Thanh Giang có tặng con tôi hai cuốn sách một là KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI, hai là SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG. Công an lấy cớ hai cuốn sách này là phản động đã hành hạ đánh đập con tôi tại khách sạn Hoàng Anh, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cùng ngày, bộ công an Hà Nội bắt và biệt giam con tôi một cách trái phép không thông báo cho gia đình biết và đã thẩm vấn con tôi nhiều ngày trong một căn nhà biệt lập của Bộ công an. Khi công an địa phương nơi tôi cư trú tại Di Linh Lâm Đồng đến nhà thu thập thông tin gia đình và bản thân Hạnh tại nhà tôi, thì gia đình tôi nghi ngờ con tôi bị công an bắt giam và tự tìm hiểu thì biết được Hạnh bị giam tại Bộ công an Hà Nội, gia đình tôi đã tìm cách bảo lãnh Hạnh về.
2) Bị bắt và bị đánh đập tại cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Vào lúc 09 giờ sáng ngày 23 tháng 02 năm 2010, tôi đưa Hạnh đến cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để làm lại chứng minh nhân dân thì bị công an Di Linh trên dưới 20 người bắt còng hai tay của Hạnh một cách bất hợp pháp, không có bằng chứng phạm tội cũng không có lý do, không có lệnh bắt giam. Họ đánh đập con tôi đổ máu đầy mặt tại chỗ mà không nói rõ lý do trước sự chứng kiến của tôi, những cái tát mạnh đã làm cho Hạnh bị ù một bên tai và không còn nghe rõ... Sau khi bị bắt và đánh đập xong, Hạnh yêu cầu xem lệnh bắt, và đề nghị cho biết lý do bắt thì một lúc sau công an Di Linh đưa ra lệnh bắt vừa mới được Bộ công an fax về. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, bộ công an cùng công an Di Linh và chính quyền địa phương còng tay dẫn Hạnh về nhà tôi và nhà chị gái của Hạnh lục soát vẫn không tìm ra một bằng chứng phạm tội nào và vẫn tiếp tục tiếp tục đánh vào ̣đầu của Hạnh tại nhà chị gái Hạnh cư trú tại Bảo Lâm - Lâm Đồng, sau đó đem con tôi giam tại trại giam B34 thuộc Bộ công an thành phố Hồ Chí Minh.
3) khủng bố tinh thần tại trại giam B34 - Bộ công an
- Ngày 18-04-2010 tôi tìm được đến trại B34,một nữ công an tiếp tôi nhưng không cho tôi gặp mặt con tôi và cho tôi biết Hạnh luôn chống đối, Hạnh đã nhiều ngày nhịn ăn, nằm lì, hỏi gì cũng không nói. Sau đó có ăn cơm nhưng ăn của một nữ tù nhân hình sự giam cùng phòng chứ không chịu ăn cơm của trại giam, cũng không cho bác sĩ khám bệnh. Nữ công an này bảo với tôi: Hạnh không có thiện chí hợp tác với công an nên yêu cầu tôi gửi thư thuyết phục Hạnh khai báo và nhận tội. Vì chưa hiểu hết mặt trái của cộng sản và vì quá thương con, lo cho tính mạng của con, muốn con được sớm ra khỏi tù, tôi đã thực hiện theo yêu cầu của họ (sau này Hạnh bảo với các anh chị của Hạnh là Hạnh vô cùng đau khổ khi đọc lá thư này của tôi). Sau khi nhận thư của tôi, Hạnh chấp nhận trả lời các câu hỏi của công an. Hạnh khai nhận những việc Hạnh làm, Hạnh cho công an biết những việc làm của Hạnh xuất phát từ lòng yêu nước và luôn khẳng định mình vô tội.
Vào ngày 14-05-2010 tôi mới được gặp con tôi trong vòng 15 phút, và Hạnh xin tôi hiểu cho Hạnh, Hạnh nói rõ quan điểm của Hạnh về tình trạng đất nước và toàn dân Việt Nam đang phải ở trong một nhà tù lớn và Hạnh tuyên bố Hạnh vô tội trước sự giận giữ hằn học của hai cán bộ công an điều tra; công an không cho Hạnh nói tiếp và tuyên bố hết giờ thăm nuôi. Tôi lo sợ trước thái độ của công an, Hạnh sẽ bị hành hạ trong tù. Vài ngày sau chị gái Hạnh mang thuốc bệnh và quần áo, tư trang vào cho Hạnh thì bị công an trại giam B 34 thẩm vấn, khủng bố tinh thần, hăm dọa, buộc phải khai báo việc làm và những tang vật của Hạnh. Công an đã chụp hình chị của Hạnh dùng để hù doạ, gây áp lực khủng bố tinh thần Hạnh, buộc Hạnh phải nhận tội xin khoan hồng và hăm doạ chị của Hạnh không được nói ra bên ngoài cuộc thẩm vấn này. Thương em, sợ ảnh hưởng đến em ở trong tù nên chị của Hạnh đành im lặng.
Từ đây,gia đình tôi được thăm nuôi vào ngày 10 mỗi tháng. Mỗi lần thăm chỉ được 15 phút, chỉ cho phép thăm hỏi sức khoẻ và khuyên bảo Hạnh hợp tác với công an và nhận tội. Nhưng Hạnh vẫn giữ quan điểm trước sau như một của mình.
4) Phiên toà sơ thẩm : bất công, không minh bạch và đánh đập Hạnh tại toà
- Ngày 10-10-2010, theo định kỳ hàng tháng, tôi đến thăm nuôi Hạnh tại trại B34 thì được biết Hạnh đã chuyển đến trại giam công an tỉnhTrà Vinh. Khi chuyển trại, Bộ công an cũng không thông báo cho gia đình tôi biết. Đến ngày 15-10-2010 chúng tôi tự đi tìm con và được biết con tôi cùng hai người bạn bị giam tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh và tại đây, trại giam không cho chúng tôi thăm nuôi và cũng không cho gặp mặt.
Đến ngày 22-10-2010 chúng tôi mới nhận được thư của toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh mời gia đình đến dự phiên toà xử Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 26 tháng 10 năm 2010 tại tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh với tội danh "phá rối an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân theo điều 89 của Bộ luật Hình sự", tức là nhận được giấy báo trước phiên xử 04 ngày. Quá bất ngờ nên gia đình tôi không kịp xoay sở để có được luật sư bào chữa cho con. Hạnh, Hùng và Chương đều không được mời luật sư.
Ngày 26-10-2010 chúng tôi đến dự phiên toà. Trên đường đến toà án, một rừng công an dày đặc được bố trí khắp các ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi đến giờ xử, công an lôi kéo Hạnh và Chương vào trước. Hỏi cung xong, công an lôi Hạnh, Chương ra ngoài và lôi kéo Hùng vào phòng xử án một cách thô bạo. Suốt phiên toà, sự lôi kéo thô bạo đối với các bị cáo trên diễn đi diễn lại, lôi ra kéo vào rất nhiều lần. Trong phiên toà, không có luật sư bào chữa và trong khi xử án, lúc toà hỏi cung, các bị cáo lên tiếng luôn bị ngắt lời không cho phép tự biện hộ mà chỉ được phép trả lời "có" hoặc "không" (Sau này khi được tiếp xúc với luật sư, chúng tôi có cho luật sư nghe qua đoạn ghi âm của phiên toà thì được luật sư cho gia đình chúng tôi biết, luật sư đã nghiên cứu hồ sơ và các bản khai của Hạnh, Hùng, Chương. Ban đầu luật sư cho rằng Hạnh, Hùng, Chương là có tội, nhưng sau khi nghiên cứu hồ sơ và tiếp xúc với các bị cáo thì ông nhận định là các bị cáo vô tội. Đồng thời qua đoạn băng ghi âm phiên toà, ông nhận thấy những nghĩa cử cao đẹp và sự hy sinh của các cháu đối với đất nước, đối với dân tộc mà các cháu đã trình bày ở các bản khai thì toà không dựa vào các bản khai đó để đưa ra toà xét xử công khai, khách quan, minh bạch, mà chỉ hỏi các câu hỏi mang tính chất nâng cao quan điểm tạo sự bất lợi cho các bị cáo).
Toà bỏ qua phần kháng nghị của các bị cáo, vội vàng luận tội rồi tuyên án. Phiên toà kết thúc chóng vánh: buổi sáng 3 giờ đồng hồ và buổi chiều hơn 1 giờ đồng hồ với các bản án dành cho Hạnh,Chương mỗi người 7 năm tù, Hùng 9 năm tù.
Mặc dù bị ngắt lời không cho phát biểu, chỉ được nói vài lời ít ỏi, nhưng Hạnh - Hùng - Chương vẫn hiên ngang tuyên bố mình “vô tội” trước toà.
Trong thời gian toà giải lao, ra ngoài Hạnh hát cho Hùng, Chương nghe một bài hát về tình bạn thì bị công an Trà Vinh nắm đầu Hạnh đập mạnh vào thùng xe chở tù nhân khiến Hạnh quá đau đớn nên Hạnh đã hét lên thất thanh. (Tiếng thét được lưu vào băng ghi âm.)
5) Trấn áp tinh thần, cản trở kháng án và cản trở không cho mời luật sư của công an trại giam tỉnh Trà Vinh
Sau phiên toà sơ thẩm Hạnh, Hùng Chương vẫn bị giam tại trai giam công an tỉnh Trà Vinh. Tại đây, Hạnh bị ngược đãi, hành hạ, trấn áp tinh thần. Công an luôn buộc Hạnh phải nhận tội. Sinh hoạt ăn ở mất vệ sinh, dùng nước bẩn, ngủ không cho giăng màn, muỗi đốt khắp cơ thể mặc dù gia đình cả ba nhà đã gửi tư trang chăn màn vào đầy đủ.
- Ngày 29-10-2010, ba gia đình chúng tôi được thăm nuôi, mỗi tháng găp mặt một lần và thêm một lần cho cung cấp thực phẩm đồ dùng sau 15 ngày thăm g̣ặp. Khi thăm gặp, lần lượt từng gia đình một vào thăm, mỗi lần thăm 15 phút. Khi gặp mặt, tôi và con tôi đối diện cách xa nhau khoảng 2m. Mỗi lần thăm đều có từ 6 công an trở lên vây quanh giám sát chúng tôi, công an luôn nhìn xoáy vào Hạnh với thái độ trấn áp khủng bố tinh thần và chúng tôi chỉ được phép hỏi thăm sức khoẻ, nếu nhắc đến kháng án hoặc mời luật sư sẽ bị cắt thăm nuôi.
Những lần thăm nuôi sau đó, tôi yêu cầu ban giám thị trại giam tạo điều kiện cho con tôi kháng án và mời luật sư bào chữa, nhưng trại giam Trà Vinh không thực hiện.
Trong tù, Hạnh, Hùng, Chương yêu cầu công an cung cấp giấy bút để làm đơn kháng án nhưng bị công an Trà Vinh trấn áp. Cả ba gia đình chúng tôi buộc công an Trà Vinh thực hiện đúng pháp luật là phải để cho các bị cáo được thực hiện quyền kháng án. Cuối cùng, ngày 05-02-2011 chúng tôi mới được tin đơn kháng án của Hạnh, Hùng và Chương cũng đã được gửi đến toà án nhân dân tối cao tại TPHCM.
- Trong khi đó, vào ngày 31-12-2010 ba gia đình chúng tôi đã ký hợp đồng với luật sư Đặng Thế Luân để bào chữa cho cả Hạnh, Hùng và Chương, mặc dù toà án quy định chỉ có bị cáo mới được yêu cầu luật sư vì đã thành niên.
- Ngày 17-01-2011, luật sư đến trại giam công an tỉnh Trà Vinh xin vào g̣ặp các bị cáo, nhưng công an Trà Vinh cản trở không cho luật sư vào.
- Ngày 18-01-2011 tôi cùng hai gia đình Hùng và Chương làm đơn khiếu nại công an trại giam Trà Vinh vi phạm luật pháp đến: Bộ trưởng bộ công an, Thanh tra bộ công an, Toà án phúc thẩm hình sự TAND tối cao tại TPHCM, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh, Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh, Thanh tra công an tỉnh Trà Vinh, Giám đốc trại giam công an tỉnh Trà Vinh.
- Ngày 19-01-2011, luật sư đến toà án nhân dân tối cao TP HCM để đề nghị cấp giấy phép vào trại giam nhưng bị từ chối và đùn đẩy trách nhiệm về phía công an trại giam Trà Vinh và cũng vào ngày này, luật sư vẫn quyết tâm đến trại giam đề nghị cho tiếp cận các bị cáo. Từ thành phố HCM đến trại giam Trà Vinh xa xôi, luật sư phải ở lại đêm ở Trà Vinh, nhưng vẫn bị trại giam từ chối không cho luật sư vào.
- Ngày 20-01-2011, tôi đến toà án tối cao TPHCM để đề nghị toà cấp giấy phép cho luật sư thì phát hiện toà sẽ xử phúc thẩm Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 24-01-2011. Chúng tôi tìm hiểu thông qua nhân viên toà án, có nghĩa là chúng tôi không được thông báo ngày xử phúc thẩm. Tại đây, tôi lập tức khẩn cấp làm đơn yêu cầu hoãn phiên toà.
- Ngày 28-01-2011, chúng tôi nhận được thư trả lời của thanh tra bộ công an là đã chuyển đơn khiếu nại của chúng tôi đến giám thị trại giam Trà Vinh để trả lời cho chúng tôi và thanh tra bộ công an, nhưng trại giam Trà Vinh im lặng với chúng tôi, đồng thời trong tù đe nẹt dọa dẫm, trấn áp, khủng bố tinh thần của Hùng, Hạnh Chương vì gia đình đã làm đơn khiếu nại.
- Ngày 05-03-2011, luật sư mới được tiếp cận hồ sơ và sau đó được toà án cấp giấy phép vào trại giam Trà vinh.
Luật sư chỉ được tiếp cận các bị cáo 2 lần và cho tôi biết:
+ Hạnh cho luật sư biết: trong khi điều tra tại trại giam B34, công an đã ghi một số lời khai không đúng với lời khai của Hạnh, Hạnh đề nghị sửa lời khai nhưng công an vẫn giữ nguyên một số lời ghi chép khác với lời khai
+ Chương cho luật sư biết: khi lấy lời khai, trong bản ghi chép, cứ sau mỗi lời khai công an để trống một đoạn giấy trắng.
+ Hùng cho luật sư biết: công an trại giam Trà Vinh hù doạ nếu Hùng không nhận tội, công an sẽ đem Hùng nhốt vào nhà thương điên hoặc cho tiêm vào cơ thể của Hùng máu bị nhiễm HIV.
- Ngày 02-03-2011, viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh gửi giấy mời chúng tôi ́đến viện kiểm sát vào ngày 10-03-2011 để giải đáp đơn khiếu nại. Tại đây, họ nói đỡ cho công an Trà Vinh và nhận sai sót nhưng nhấn mạnh yêu cầu chúng tôi khuyên bảo Hùng, Hạnh, Chương nhận tội để được nhà nước khoan hồng.
6) Phiên toà phúc thẩm: Không công khai, không minh bạch và không cho thân nhân các bị cáo vào dự phiên toà, không nghe luật sư bào chữa.
Thông qua luật sư, chúng tôi biết phiên toà xử sơ thẩm Hạnh, Hùng, Chương sẽ diễn ra vào ngày 18-03-2011 tại toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh. Toà không thông báo cho chúng tôi và cũng không thông báo niêm yết tại TANDTC cũng như không niêm yết thông báo tại toà án tỉnh Trà Vinh.
Buổi sáng, chúng tôi ́đến rất sớm, cũng một rừng công an rải khắp ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi xe tù đến, Hùng, Chương mỗi người đều có hai công an kèm theo, Hạnh cũng vậy. Nhưng khi Hạnh bị dẫn đi vào giữa hai hàng lính canh gác trước cửa toà thì có một tên lính bước lên một bước rồi quay mũi súng vào Hạnh thì Hạnh ngẩng cao đầu, hất mặt nghinh lên trời, bĩu môi và bước thẳng.
Trong sân toà án, công an chìm nổi dày đặc, súng ống, dùi cui rầm rộ như xử án những tên trùm khủng bố.
Ba gia đình chúng tôi bước vào dự phiên toà thì bị đám đông công an ngăn cản không cho vào. Cả ba gia đình chúng tôi phản đối quyết liệt nhưng vẫn không được vào dự.
Đến giờ xử án một lúc thì luật sư mới được thư ký toà án mời vào.
Trong phòng xử án âm thanh vặn nhỏ, chúng tôi không nghe được gì. Sau phiên toà, luật sư cho chúng tôi biết khi luật sư bào chữa, toà tỏ ra khó chịu vì luật sư khẳng định Hạnh, Hùng, Chương vô tội, toà không muốn nghe và khi kết thúc lời bào chữa, toà nhanh chóng luận tội với tội danh đã định sẵn, giữ nguyên bản án của toà sơ thẩm. Ba người bạn trẻ vẫn khí khái hiên ngang tuyên bố mình vô tội trước toà.
Luật sư là đảng viên cộng sản. Khi tôi yêu cầu luật sư một cách mạnh mẽ để cung cấp tất cả các thông tin về Hùng, Hạnh, Chương thì luật sư cung cấp rất hạn chế do lo sợ nhà cầm quyền Việt Nam gây khó dễ. Tôi phải tự tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin chính xác để tìm cách bảo vệ con tôi cùng Hùng và Chương.
7) Hành hạ, đánh đập tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh
Sau phiên toà phúc thẩm, Hùng, Hạnh, Chương vẫn tiếp tục bị giam tại công an tỉnh Trà Vinh.
- Ngày 29-03-2011 ba gia đình chúng tôi đến trại giam thăm nuôi. Khi thăm nuôi công an giữ thái độ hằn học nhưng tinh thần Hạnh rất vững vàng.
- Ngày 27-04-2011, ba gia đình chúng tôi tiếp tục đi thăm nuôi, thì công an gác cổng thông báo cắt thăm nuôi Hùng, Hạnh, Chương vì cả ba đều bị kỷ luật, công an không cho biết lý do kỷ luật. Sau này tôi được biết lý do kỷ luật như sau : Khi từ toà phúc thẩm trở về, Hạnh đã lên tiếng hát những bài hát doHạnh sáng tác nói lên sự bất công và sự tàn ác của cộng sản, được sự ủng hộ của đa số phạm nhân biểu hiện qua tiếng gõ nhịp theo tiếng hát của Hạnh, âm vang tiếng nhịp phách đồng loạt thông qua các hệ thống cống rãnh trong trại giam, nên công an Trà Vinh cho nữ tù nhân hình sự vào phòng giam đánh đập Hạnh rất tàn nhẫn. Hạnh hét to “Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản!” Hùng và Chương ở các trại giam khác nghe được, đau xót vì bạn bị đánh, cũng đạp cửa phòng giam và cùng la to “ Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản!” thì lập tức Hùng và Chương bị công an lôi ra đánh đập một cách tàn ác.
Những ngày tháng bị giam ở Trà Vinh, mặc dù ba gia đình chúng tôi cung cấp thực phẩm, thuốc men, quần áo, chăn màn đầy đủ, nhưng công an cho ăn uống gạo hẩm, nước sinh hoạt bẩn, ngủ không chăn màn, luôn bị muỗi đốt. Công an luôn trấn áp, khủng bố tinh thần đe dọa đủ điều và luôn tìm cách buộc Hùng, Hạnh, Chương nhận tội.
8) Hạnh suýt chết tại trại giam Bến Lức, Long An
Ngày 25-04-2011chúng tôi đến trại giam công an Trà Vinh thăm nuôi thì được biết Hạnh bị chuyển đến trại giam công an tỉnh Long An, Hùng và Chương chuyển đến trại giam công an tỉnh Tiền Giang. Từ đó tôi không còn cùng hai gia đình của Hùng và Chương đi thăm nuôi với nhau nữa.
Ngày 26-04-2011 tôi đến tỉnh Long An, tìm qua các trại giam thì gặp được Hạnh tại trại giam Bến Lức Long An. Trong khi chờ đợi công an xin phép giám thị cho tôi gặp Hạnh, có một nữ phạm nhân trung niên mang tội hình sự và làm việc tại căn tin kể cho tôi nghe về Hạnh:
“Hạnh bị biệt giam tại một căn nhà nhỏ, căn nhà có một ô cửa sổ nhỏ vừa đủ để ló mặt ra ngoài. Hạnh mới chuyển về và không có tiền nên không có khẩu phần ăn, có một viên công an cho Hạnh mượn phiếu lãnh khẩu phần ăn, nhưng Hạnh từ chối và từ cửa sổ, những phạm nhân đi làm về, khi đi ngang qua trao cho Hạnh ăn tạm vài quả xoài mà trong khi đi lao động họ hái được. Thương tình và thấy Hạnh quá bé bỏng, mỗi lần đi ngang qua nơi giam Hạnh, chị ấy cho Hạnh ly cà phê hay chiếc bánh. Mỗi khi thấy chị ấy đi ngang qua, Hạnh đều hồn nhiên tươi cười và gọi “Cô ơi!” nên chi ấy thương Hạnh lắm. Qua nhiều ngày Hạnh cầm hơi với những quả xoài và vài ly cà phê với vài chiếc bánh, công an Trà Vinh mới chuyển tiền đến trại giam Long An (tiền gia đình tôi gửi tại trại giam Trà Vinh cho Hạnh) thì lúc bấy giờ Hạnh mới có khẩu phần ăn. Nhưng những tư trang cá nhân, dụng cụ sinh hoạt của Hạnh chúng tôi sắm sửa cho Hạnh rất nhiều thì công an không cho mang theo, cũng không chuyển đến trại giam Long An.
Sau này Hạnh kể với tôi rằng: Lúc chuyển Hạnh từ trại giam Trà Vinh đến trại giam Long An, trong xe bít bùng nóng nực với trên con đường hàng trăm cây số, Hạnh bị công an Trà Vinh đánh đập liên tục trong khi tay chân đã bị còng và bị bịt miệng. Khi đến trại giam Long An, lúc mới bước vào căn nhà giam, tối qúa không thấy đường Hạnh va phải cái bồn nước, nước xối mạnh làm trôi Hạnh, Hạnh ngộp thở và suýt chết. Sự cố này có phải vô tình hay hữu ý của trại giam? tôi không biết chắc nhưng tính mạng con tôi gặp nguy hiểm. Dù vậy, tại đây Hạnh vẫn giữ khí tiết không cho bất kỳ người công an nào coi thường hay xúc phạm đến Hạnh, không làm bản tường trình cũng quyết không nhận tội.
Tôi được trại giam cho phép thăm gặp Hạnh qua màn kính, Hạnh bảo rất nhớ mẹ, nhớ gia đình, đôi mắt thoáng buồn nhưng vẫn an ủi tôi cứ yên tâm, tinh thần Hạnh rất vững vàng.
Ngày 08-05-2011 tôi lại đến trại giam Long An thăm nuôi nhưng được biết Hạnh đã bị chuyển về trại giam công an Thủ Đức Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận.
9) Cưỡng bức Hạnh lao động tại trại giam Thủ Đức Z30D tỉnh Bình Thuận
Tôi lại tìm đến trại giam Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận. Hạnh chuyển đến trại giam này vào ngày 06-05-2011 và bị giam ở phân trại 1. Mặc dù công an giám sát chặt chẽ nhưng vẫn Hạnh kể với tôi công an bắt Hạnh học nội quy trại giam, Hạnh không chịu học. Công an bắt Hạnh làm bản tường trình, Hạnh không viết tường trình mà viết lên 04 trang giấy mỗi trang một chữ thật lớn : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Tại đây Hạnh không muốn tôi tỏ vẻ tử tế với công an và bảo tôi cảnh giác với công an vì trại giam sẽ dùng tôi để gây áp lực buộc Hạnh nhận tội.Tại đây công an thường xuyên mời Hạnh lên làm việc nhằm khủng bố tinh thần Hạnh, nhưng Hạnh vẫn không khuất phục.
Hơn một tuần lễ sau, Hạnh bị chuyển vào phân trại 6 xa tận rừng sâu. Tại đây, Hạnh bị giam chung với những tù nhân hình sự, những nữ tù nhân bị nhiễm HIV, chỗ ngủ khoảng 60 đến 70 cm, nước sinh hoạt bẩn. Trại giam buộc Hạnh đi lao động, công việc là làm cá xuất khẩu, mỗi ngày khoán cho Hạnh 8 kg cá. Sức Hạnh yếu, đau ốm luôn, Hạnh đem cá trả lại cho công an, không làm việc và bỏ về trại nghỉ. Những ngày bị bệnh, Hạnh mang căn bệnh mãn tính là hạ calci trong máu, cần khám bác sĩ thì chờ gia đình gửi tiền vào, công an mới cho đến trạm xá để khám và chữa bệnh.
Trong trại giam, Hạnh bị phân biệt đối xử, không được hưởng những quyền lợi như những phạm nhân hình sự khác. Một vài nữ tù nhân thường hay gây sự với Hạnh để Hạnh luôn bị kỷ luật, hình thức kỷ luật là không cho gia đình thăm gặp. Có lần Hạnh bị kỷ luật do phạm nhân trong trại gây sự, Hạnh suýt bị đưa ra cột chéo hai tay vào một cái trụ rồi phơi mình giữa trời nắng gắt, người nào thương tình đi qua cho vài giọt nước. Hôm ấy tôi đến thăm nuôi kịp thời và công an trại giam cho tôi gặp Hạnh với thời gian khá lâu, mục đích của trại giam là để tôi thuyết phục Hạnh tuân thủ trại giam và nhận tội. Nhân dịp có nhiều thời gian của ngày hôm đó, Hạnh đã tố cáo tội ác của công an Trà Vinh và việc Hạnh suýt chết ở trại giam Long An, những việc xảy ra ở B34, nói rõ quan điểm và sự quyết tâm đi theo con đường mà Hạnh đã chọn. Hạnh chấp nhận mọi gian khổ, Hạnh thiết tha xin gia đình cho phép Hạnh thực hiện hoài bão của mình, và nếu không may gặp phải rủi ro, Hạnh xin gia đình xem như đó là số phận của Hạnh, xin mẹ tha thứ và thông cảm v.v...
Hạnh bị kỷ luật rất nhiều lần vì không nhận tội, không làm tường trình, không chịu hạ mình trước công an khi bị gọi đi thẩm tra cũng như khi buộc phải lao động hay làm kiểm điểm. Khi họp phạm nhân do giám thị trại giam chủ trì, Hạnh tố cáo sự khắc nghiệt vô lý của của các phạm nhân được giao trách nhiệm quan sát tù nhân trong phòng giam và không chịu ngồi dưới đất, khi công an trại giam ngồi trên ghế v.v...
Phó giám thị trại giam mời tôi đến hợp tác để khuyên Hạnh nên tuân thủ quy định của trại giam và khuyên Hạnh nhận tội. Tôi muốn xin giảm án cho con dựa vào thành tích gia đình cách mạng, nhưng Hạnh quyết liệt từ chối với lý do Hạnh vô tội và cho rằng luật pháp quang minh không thể dùng thành tích công lao của người khác chạy tội cho phạm nhân, Hạnh sẽ không ra khỏi tù khi hai bạn của Hạnh còn trong tù.
Sợ có nhiều điều bất lợi cho con khi con mình đơn độc trong tù, tôi khuyên Hạnh nên chấp hành tất cả những quy định của trại giam, nhưng Hạnh nói rõ quan điểm Hạnh không phải đến đây để lao động và tất cả những hành động của Hạnh tại trại giam đều vì lòng tự trọng và vì Hạnh là con người, Hạnh phải thực hiện đúng quyền làm người. Hạnh xin tôi thấu hiểu và Hạnh đã đe doạ công an là sẽ kiện trại giam khắp nơi vì trại giam bóc lột sức lao động và hành hạ phạm nhân.
Vì vậy Hạnh bị chuyển về phân trại 5, tại đây trại giam buộc Hạnh phải đi lao động. Tại trại 5, Hạnh làm việc tại vườn bông với một nam tù nhân bị SIDA giai đoạn cuối, Hạnh không tỏ ra sợ hãi và trấn an tôi. Tại đây, Hạnh được gửi thư cho gia đình, bạn bè, người quen, được gọi điện thoại về nhà để xin gửi đồ dùng cá nhân, tiền và thuốc trị bệnh nhưng phải qua kiểm duyệt của công an trại giam.
Đầu tháng 02 năm 2012, Hạnh bị chuyển đến phân trại 2 sản xuất, trại giam vẫn buộc Hạnh lao động nhưng Hạnh chống đối. Ông Nguyễn Bắc Truyển biết được Hạnh bị cưỡng bức lao động đã thông báo cho tôi và cho biết rõ tù chính trị không phải lao động và ông đã gửi thư nhờ Tổng lãnh sự Hoa Kỳ can thiệp. Sau đó Hạnh được lao động chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và chỉ lao động buổi sáng tại phân trại 2 này.
Ở trại giam Bình Thuận, đồ dùng gửi vào hạn chế không quá 07kg. Nhu yếu phẩm, phạm nhân mua tại trại giam giá đắt gấp 03 lần giá cả bên ngoài trại giam.
Trại giam bóc lột sức lao động và coi thường sinh mệnh của phạm nhân. Phạm nhân làm việc mỗi ngày 8 giờ. Khi đi ngang qua các hiện trường lao động, tôi thấy phạm nhân khi phải làm việc dưới trời mưa vẫn không được mặc áo đi mưa v.v…
10) Đề nghị giám đốc thẩm không được giải quyết
Ngày 10-06-2011 ba gia đình chúng tôi làm đơn gởi đến toà án NDTC Hà Nội đề nghị giám đốc thẩm nhưng không được giải quyết vì lý do phạm tội chống lại nhà nước.
11) Cưỡng bức lao động và đánh đập Hạnh tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Tháng 05 năm 2013, Hạnh bị chuyển đến trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Khi chuyển trại, Hạnh cũng không được mang theo đồ dùng cá nhân tư trang quần áo. Gia đình phải sắm đồ dùng lại toàn bộ. Trại giam buộc Hạnh phải lao động, Hạnh lấy lý do bệnh không lao động. Công an buộc Hạnh làm bản kiểm điểm và ký tên nhận tội rồi mới giải quyết cho nghỉ bệnh, Hạnh không thực hiện, công an dàn cảnh dùng tù nhân hình sự đánh hội đồng Hạnh, trong đó một lần đánh hội đồng Hạnh khi Hạnh đang tắm tại nhà tắm trước sự chứng kiến của công an trại giam.
· Trên đây là bản tường thuật của tôi về việc Hạnh bị bắt giam, bị hành hạ đánh đập trong tù với những phiên toà bất minh.
Đó chỉ là những điều tôi biết được, khi có thông tin mới tôi sẽ tiếp tục trình bày. Tôi xin được trình bày một cách tường tận, trung thực để các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới xem xét và can thiệp giúp đỡ những tù nhân tôn giáo, tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị Việt Nam, vì dưới hệ thống công an trị của đảng cộng sản Việt Nam vô cùng tàn bạo, man trá khi thẩm cung, hành hạ đánh đập khủng bố tinh thần phạm nhân và bắt bớ, xử án không theo trình tự quy định của pháp luật. Mạng sống, nhân phẩm con ngươi không được tôn trọng và không được bảo vệ. Một chế độ thối nát, mục ruỗng, xấu xa và tàn bạo.
Người làm tường trình
Trần Thị Ngọc Minh
Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng Thân hữu quốc tế
Chúng ta vừa được chứng kiến sinh viên Nguyễn Phương Uyên ra khỏi nhà tù nhỏ nhờ sự lên tiếng của chúng ta. Hiện có một nữ tù nhân lương tâm bất khuất hơn nhưng lại bị đày đọa hơn trong nhà tù CS, đó là sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh (bị bắt từ ngày 23-02-2010 và lãnh án tù 7 năm). Từ ngày ở tù cho đến nay, Minh Hạnh, một thành viên Khối 8406, đã liên tục bị chuyển trại, đàn áp, tra tấn, càng lúc càng dữ dội hơn. Bản tường trình dưới đây của bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu của Minh Hạnh, gởi cho các cơ quan quốc tế nhân quyền và Đơn đề nghị tiếp đó của ông Đỗ Ty, thân phụ, cho thấy tất cả sự tàn ác, gian dối, vô luân của chế độ và công an Cộng sản, đồng thời cũng trình bày một hình ảnh đau thương nhưng kiêu hùng của một người con gái Việt Nam bất khuất.
Xin Quý Đồng bào vui lòng phổ biến rộng rãi và đồng loạt lên tiếng và vận động quốc tế cho nữ sinh viên tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh. Chúng ta không thể ngồi yên trước việc nhà cầm quyền và công an Cộng sản tiếp tục đọa đày những người con yêu quý của Mẹ Việt Nam.
Khối Tự do Dân chủ 8406
BẢN TƯỜNG TRÌNH
v/v Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt - bị hành hạ - bị đánh đập trong tù và những phiên toà bất minh.
Việt Nam, ngày 20 tháng 06 năm 2013
Tôi tên là Trần Thị Ngọc Minh, thường trú tại Di Linh, Lâm Đồng, Việt Nam, là mẹ của tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh năm 1985, hiện đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ tại phân trại 5, trại giam Xuân Lộc - Long Khánh - Đồng Nai - Việt Nam. Vì bênh vực quyền lợi cho người lao động Việt Nam và vì hoạt động góp phần đấu tranh tìm tự do dân chủ và chống sự xâm lược củaTrung Quốc, Hạnh đã bị nhà nước Việt Nam bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2010 và bị xử án 7 năm tù giam cùng hai người bạn của Hạnh là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương với tội danh "phá rối an ninh chống lại chính quyền nhân dân" theo điều 89 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Tôi xin được trình bày cụ thể về việc bắt giam, đánh đập, hành hạ, khủng bố tinh thần của Hạnh trong tù cùng những phiên toà bất minh như sau :
Từ khi bị bắt, bị xử án và bi giam giữ cho đến nay, con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển qua nhiều trại giam, thường bị khủng bố tinh thần và bị hành hạ đánh đập cũng như bị cưỡng bức lao đ̣ộng.
1) Bị bắt, bị đánh đập và bị tra khảo tại Hà Nội
- Trước hết tôi xin được trình bày là lần hành hạ đánh đập đầu tiên trước đây vào tháng 02 năm 2005, trong dịp đầu năm con tôi đến thăm và làm quen tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang tại nhà riêng của ông ở Hà Nội. Ông Thanh Giang có tặng con tôi hai cuốn sách một là KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI, hai là SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG. Công an lấy cớ hai cuốn sách này là phản động đã hành hạ đánh đập con tôi tại khách sạn Hoàng Anh, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cùng ngày, bộ công an Hà Nội bắt và biệt giam con tôi một cách trái phép không thông báo cho gia đình biết và đã thẩm vấn con tôi nhiều ngày trong một căn nhà biệt lập của Bộ công an. Khi công an địa phương nơi tôi cư trú tại Di Linh Lâm Đồng đến nhà thu thập thông tin gia đình và bản thân Hạnh tại nhà tôi, thì gia đình tôi nghi ngờ con tôi bị công an bắt giam và tự tìm hiểu thì biết được Hạnh bị giam tại Bộ công an Hà Nội, gia đình tôi đã tìm cách bảo lãnh Hạnh về.
2) Bị bắt và bị đánh đập tại cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Vào lúc 09 giờ sáng ngày 23 tháng 02 năm 2010, tôi đưa Hạnh đến cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để làm lại chứng minh nhân dân thì bị công an Di Linh trên dưới 20 người bắt còng hai tay của Hạnh một cách bất hợp pháp, không có bằng chứng phạm tội cũng không có lý do, không có lệnh bắt giam. Họ đánh đập con tôi đổ máu đầy mặt tại chỗ mà không nói rõ lý do trước sự chứng kiến của tôi, những cái tát mạnh đã làm cho Hạnh bị ù một bên tai và không còn nghe rõ... Sau khi bị bắt và đánh đập xong, Hạnh yêu cầu xem lệnh bắt, và đề nghị cho biết lý do bắt thì một lúc sau công an Di Linh đưa ra lệnh bắt vừa mới được Bộ công an fax về. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, bộ công an cùng công an Di Linh và chính quyền địa phương còng tay dẫn Hạnh về nhà tôi và nhà chị gái của Hạnh lục soát vẫn không tìm ra một bằng chứng phạm tội nào và vẫn tiếp tục tiếp tục đánh vào ̣đầu của Hạnh tại nhà chị gái Hạnh cư trú tại Bảo Lâm - Lâm Đồng, sau đó đem con tôi giam tại trại giam B34 thuộc Bộ công an thành phố Hồ Chí Minh.
3) khủng bố tinh thần tại trại giam B34 - Bộ công an
- Ngày 18-04-2010 tôi tìm được đến trại B34,một nữ công an tiếp tôi nhưng không cho tôi gặp mặt con tôi và cho tôi biết Hạnh luôn chống đối, Hạnh đã nhiều ngày nhịn ăn, nằm lì, hỏi gì cũng không nói. Sau đó có ăn cơm nhưng ăn của một nữ tù nhân hình sự giam cùng phòng chứ không chịu ăn cơm của trại giam, cũng không cho bác sĩ khám bệnh. Nữ công an này bảo với tôi: Hạnh không có thiện chí hợp tác với công an nên yêu cầu tôi gửi thư thuyết phục Hạnh khai báo và nhận tội. Vì chưa hiểu hết mặt trái của cộng sản và vì quá thương con, lo cho tính mạng của con, muốn con được sớm ra khỏi tù, tôi đã thực hiện theo yêu cầu của họ (sau này Hạnh bảo với các anh chị của Hạnh là Hạnh vô cùng đau khổ khi đọc lá thư này của tôi). Sau khi nhận thư của tôi, Hạnh chấp nhận trả lời các câu hỏi của công an. Hạnh khai nhận những việc Hạnh làm, Hạnh cho công an biết những việc làm của Hạnh xuất phát từ lòng yêu nước và luôn khẳng định mình vô tội.
Vào ngày 14-05-2010 tôi mới được gặp con tôi trong vòng 15 phút, và Hạnh xin tôi hiểu cho Hạnh, Hạnh nói rõ quan điểm của Hạnh về tình trạng đất nước và toàn dân Việt Nam đang phải ở trong một nhà tù lớn và Hạnh tuyên bố Hạnh vô tội trước sự giận giữ hằn học của hai cán bộ công an điều tra; công an không cho Hạnh nói tiếp và tuyên bố hết giờ thăm nuôi. Tôi lo sợ trước thái độ của công an, Hạnh sẽ bị hành hạ trong tù. Vài ngày sau chị gái Hạnh mang thuốc bệnh và quần áo, tư trang vào cho Hạnh thì bị công an trại giam B 34 thẩm vấn, khủng bố tinh thần, hăm dọa, buộc phải khai báo việc làm và những tang vật của Hạnh. Công an đã chụp hình chị của Hạnh dùng để hù doạ, gây áp lực khủng bố tinh thần Hạnh, buộc Hạnh phải nhận tội xin khoan hồng và hăm doạ chị của Hạnh không được nói ra bên ngoài cuộc thẩm vấn này. Thương em, sợ ảnh hưởng đến em ở trong tù nên chị của Hạnh đành im lặng.
Từ đây,gia đình tôi được thăm nuôi vào ngày 10 mỗi tháng. Mỗi lần thăm chỉ được 15 phút, chỉ cho phép thăm hỏi sức khoẻ và khuyên bảo Hạnh hợp tác với công an và nhận tội. Nhưng Hạnh vẫn giữ quan điểm trước sau như một của mình.
4) Phiên toà sơ thẩm : bất công, không minh bạch và đánh đập Hạnh tại toà
- Ngày 10-10-2010, theo định kỳ hàng tháng, tôi đến thăm nuôi Hạnh tại trại B34 thì được biết Hạnh đã chuyển đến trại giam công an tỉnhTrà Vinh. Khi chuyển trại, Bộ công an cũng không thông báo cho gia đình tôi biết. Đến ngày 15-10-2010 chúng tôi tự đi tìm con và được biết con tôi cùng hai người bạn bị giam tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh và tại đây, trại giam không cho chúng tôi thăm nuôi và cũng không cho gặp mặt.
Đến ngày 22-10-2010 chúng tôi mới nhận được thư của toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh mời gia đình đến dự phiên toà xử Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 26 tháng 10 năm 2010 tại tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh với tội danh "phá rối an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân theo điều 89 của Bộ luật Hình sự", tức là nhận được giấy báo trước phiên xử 04 ngày. Quá bất ngờ nên gia đình tôi không kịp xoay sở để có được luật sư bào chữa cho con. Hạnh, Hùng và Chương đều không được mời luật sư.
Ngày 26-10-2010 chúng tôi đến dự phiên toà. Trên đường đến toà án, một rừng công an dày đặc được bố trí khắp các ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi đến giờ xử, công an lôi kéo Hạnh và Chương vào trước. Hỏi cung xong, công an lôi Hạnh, Chương ra ngoài và lôi kéo Hùng vào phòng xử án một cách thô bạo. Suốt phiên toà, sự lôi kéo thô bạo đối với các bị cáo trên diễn đi diễn lại, lôi ra kéo vào rất nhiều lần. Trong phiên toà, không có luật sư bào chữa và trong khi xử án, lúc toà hỏi cung, các bị cáo lên tiếng luôn bị ngắt lời không cho phép tự biện hộ mà chỉ được phép trả lời "có" hoặc "không" (Sau này khi được tiếp xúc với luật sư, chúng tôi có cho luật sư nghe qua đoạn ghi âm của phiên toà thì được luật sư cho gia đình chúng tôi biết, luật sư đã nghiên cứu hồ sơ và các bản khai của Hạnh, Hùng, Chương. Ban đầu luật sư cho rằng Hạnh, Hùng, Chương là có tội, nhưng sau khi nghiên cứu hồ sơ và tiếp xúc với các bị cáo thì ông nhận định là các bị cáo vô tội. Đồng thời qua đoạn băng ghi âm phiên toà, ông nhận thấy những nghĩa cử cao đẹp và sự hy sinh của các cháu đối với đất nước, đối với dân tộc mà các cháu đã trình bày ở các bản khai thì toà không dựa vào các bản khai đó để đưa ra toà xét xử công khai, khách quan, minh bạch, mà chỉ hỏi các câu hỏi mang tính chất nâng cao quan điểm tạo sự bất lợi cho các bị cáo).
Toà bỏ qua phần kháng nghị của các bị cáo, vội vàng luận tội rồi tuyên án. Phiên toà kết thúc chóng vánh: buổi sáng 3 giờ đồng hồ và buổi chiều hơn 1 giờ đồng hồ với các bản án dành cho Hạnh,Chương mỗi người 7 năm tù, Hùng 9 năm tù.
Mặc dù bị ngắt lời không cho phát biểu, chỉ được nói vài lời ít ỏi, nhưng Hạnh - Hùng - Chương vẫn hiên ngang tuyên bố mình “vô tội” trước toà.
Trong thời gian toà giải lao, ra ngoài Hạnh hát cho Hùng, Chương nghe một bài hát về tình bạn thì bị công an Trà Vinh nắm đầu Hạnh đập mạnh vào thùng xe chở tù nhân khiến Hạnh quá đau đớn nên Hạnh đã hét lên thất thanh. (Tiếng thét được lưu vào băng ghi âm.)
5) Trấn áp tinh thần, cản trở kháng án và cản trở không cho mời luật sư của công an trại giam tỉnh Trà Vinh
Sau phiên toà sơ thẩm Hạnh, Hùng Chương vẫn bị giam tại trai giam công an tỉnh Trà Vinh. Tại đây, Hạnh bị ngược đãi, hành hạ, trấn áp tinh thần. Công an luôn buộc Hạnh phải nhận tội. Sinh hoạt ăn ở mất vệ sinh, dùng nước bẩn, ngủ không cho giăng màn, muỗi đốt khắp cơ thể mặc dù gia đình cả ba nhà đã gửi tư trang chăn màn vào đầy đủ.
- Ngày 29-10-2010, ba gia đình chúng tôi được thăm nuôi, mỗi tháng găp mặt một lần và thêm một lần cho cung cấp thực phẩm đồ dùng sau 15 ngày thăm g̣ặp. Khi thăm gặp, lần lượt từng gia đình một vào thăm, mỗi lần thăm 15 phút. Khi gặp mặt, tôi và con tôi đối diện cách xa nhau khoảng 2m. Mỗi lần thăm đều có từ 6 công an trở lên vây quanh giám sát chúng tôi, công an luôn nhìn xoáy vào Hạnh với thái độ trấn áp khủng bố tinh thần và chúng tôi chỉ được phép hỏi thăm sức khoẻ, nếu nhắc đến kháng án hoặc mời luật sư sẽ bị cắt thăm nuôi.
Những lần thăm nuôi sau đó, tôi yêu cầu ban giám thị trại giam tạo điều kiện cho con tôi kháng án và mời luật sư bào chữa, nhưng trại giam Trà Vinh không thực hiện.
Trong tù, Hạnh, Hùng, Chương yêu cầu công an cung cấp giấy bút để làm đơn kháng án nhưng bị công an Trà Vinh trấn áp. Cả ba gia đình chúng tôi buộc công an Trà Vinh thực hiện đúng pháp luật là phải để cho các bị cáo được thực hiện quyền kháng án. Cuối cùng, ngày 05-02-2011 chúng tôi mới được tin đơn kháng án của Hạnh, Hùng và Chương cũng đã được gửi đến toà án nhân dân tối cao tại TPHCM.
- Trong khi đó, vào ngày 31-12-2010 ba gia đình chúng tôi đã ký hợp đồng với luật sư Đặng Thế Luân để bào chữa cho cả Hạnh, Hùng và Chương, mặc dù toà án quy định chỉ có bị cáo mới được yêu cầu luật sư vì đã thành niên.
- Ngày 17-01-2011, luật sư đến trại giam công an tỉnh Trà Vinh xin vào g̣ặp các bị cáo, nhưng công an Trà Vinh cản trở không cho luật sư vào.
- Ngày 18-01-2011 tôi cùng hai gia đình Hùng và Chương làm đơn khiếu nại công an trại giam Trà Vinh vi phạm luật pháp đến: Bộ trưởng bộ công an, Thanh tra bộ công an, Toà án phúc thẩm hình sự TAND tối cao tại TPHCM, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh, Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh, Thanh tra công an tỉnh Trà Vinh, Giám đốc trại giam công an tỉnh Trà Vinh.
- Ngày 19-01-2011, luật sư đến toà án nhân dân tối cao TP HCM để đề nghị cấp giấy phép vào trại giam nhưng bị từ chối và đùn đẩy trách nhiệm về phía công an trại giam Trà Vinh và cũng vào ngày này, luật sư vẫn quyết tâm đến trại giam đề nghị cho tiếp cận các bị cáo. Từ thành phố HCM đến trại giam Trà Vinh xa xôi, luật sư phải ở lại đêm ở Trà Vinh, nhưng vẫn bị trại giam từ chối không cho luật sư vào.
- Ngày 20-01-2011, tôi đến toà án tối cao TPHCM để đề nghị toà cấp giấy phép cho luật sư thì phát hiện toà sẽ xử phúc thẩm Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 24-01-2011. Chúng tôi tìm hiểu thông qua nhân viên toà án, có nghĩa là chúng tôi không được thông báo ngày xử phúc thẩm. Tại đây, tôi lập tức khẩn cấp làm đơn yêu cầu hoãn phiên toà.
- Ngày 28-01-2011, chúng tôi nhận được thư trả lời của thanh tra bộ công an là đã chuyển đơn khiếu nại của chúng tôi đến giám thị trại giam Trà Vinh để trả lời cho chúng tôi và thanh tra bộ công an, nhưng trại giam Trà Vinh im lặng với chúng tôi, đồng thời trong tù đe nẹt dọa dẫm, trấn áp, khủng bố tinh thần của Hùng, Hạnh Chương vì gia đình đã làm đơn khiếu nại.
- Ngày 05-03-2011, luật sư mới được tiếp cận hồ sơ và sau đó được toà án cấp giấy phép vào trại giam Trà vinh.
Luật sư chỉ được tiếp cận các bị cáo 2 lần và cho tôi biết:
+ Hạnh cho luật sư biết: trong khi điều tra tại trại giam B34, công an đã ghi một số lời khai không đúng với lời khai của Hạnh, Hạnh đề nghị sửa lời khai nhưng công an vẫn giữ nguyên một số lời ghi chép khác với lời khai
+ Chương cho luật sư biết: khi lấy lời khai, trong bản ghi chép, cứ sau mỗi lời khai công an để trống một đoạn giấy trắng.
+ Hùng cho luật sư biết: công an trại giam Trà Vinh hù doạ nếu Hùng không nhận tội, công an sẽ đem Hùng nhốt vào nhà thương điên hoặc cho tiêm vào cơ thể của Hùng máu bị nhiễm HIV.
- Ngày 02-03-2011, viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh gửi giấy mời chúng tôi ́đến viện kiểm sát vào ngày 10-03-2011 để giải đáp đơn khiếu nại. Tại đây, họ nói đỡ cho công an Trà Vinh và nhận sai sót nhưng nhấn mạnh yêu cầu chúng tôi khuyên bảo Hùng, Hạnh, Chương nhận tội để được nhà nước khoan hồng.
6) Phiên toà phúc thẩm: Không công khai, không minh bạch và không cho thân nhân các bị cáo vào dự phiên toà, không nghe luật sư bào chữa.
Thông qua luật sư, chúng tôi biết phiên toà xử sơ thẩm Hạnh, Hùng, Chương sẽ diễn ra vào ngày 18-03-2011 tại toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh. Toà không thông báo cho chúng tôi và cũng không thông báo niêm yết tại TANDTC cũng như không niêm yết thông báo tại toà án tỉnh Trà Vinh.
Buổi sáng, chúng tôi ́đến rất sớm, cũng một rừng công an rải khắp ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi xe tù đến, Hùng, Chương mỗi người đều có hai công an kèm theo, Hạnh cũng vậy. Nhưng khi Hạnh bị dẫn đi vào giữa hai hàng lính canh gác trước cửa toà thì có một tên lính bước lên một bước rồi quay mũi súng vào Hạnh thì Hạnh ngẩng cao đầu, hất mặt nghinh lên trời, bĩu môi và bước thẳng.
Trong sân toà án, công an chìm nổi dày đặc, súng ống, dùi cui rầm rộ như xử án những tên trùm khủng bố.
Ba gia đình chúng tôi bước vào dự phiên toà thì bị đám đông công an ngăn cản không cho vào. Cả ba gia đình chúng tôi phản đối quyết liệt nhưng vẫn không được vào dự.
Đến giờ xử án một lúc thì luật sư mới được thư ký toà án mời vào.
Trong phòng xử án âm thanh vặn nhỏ, chúng tôi không nghe được gì. Sau phiên toà, luật sư cho chúng tôi biết khi luật sư bào chữa, toà tỏ ra khó chịu vì luật sư khẳng định Hạnh, Hùng, Chương vô tội, toà không muốn nghe và khi kết thúc lời bào chữa, toà nhanh chóng luận tội với tội danh đã định sẵn, giữ nguyên bản án của toà sơ thẩm. Ba người bạn trẻ vẫn khí khái hiên ngang tuyên bố mình vô tội trước toà.
Luật sư là đảng viên cộng sản. Khi tôi yêu cầu luật sư một cách mạnh mẽ để cung cấp tất cả các thông tin về Hùng, Hạnh, Chương thì luật sư cung cấp rất hạn chế do lo sợ nhà cầm quyền Việt Nam gây khó dễ. Tôi phải tự tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin chính xác để tìm cách bảo vệ con tôi cùng Hùng và Chương.
7) Hành hạ, đánh đập tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh
Sau phiên toà phúc thẩm, Hùng, Hạnh, Chương vẫn tiếp tục bị giam tại công an tỉnh Trà Vinh.
- Ngày 29-03-2011 ba gia đình chúng tôi đến trại giam thăm nuôi. Khi thăm nuôi công an giữ thái độ hằn học nhưng tinh thần Hạnh rất vững vàng.
- Ngày 27-04-2011, ba gia đình chúng tôi tiếp tục đi thăm nuôi, thì công an gác cổng thông báo cắt thăm nuôi Hùng, Hạnh, Chương vì cả ba đều bị kỷ luật, công an không cho biết lý do kỷ luật. Sau này tôi được biết lý do kỷ luật như sau : Khi từ toà phúc thẩm trở về, Hạnh đã lên tiếng hát những bài hát doHạnh sáng tác nói lên sự bất công và sự tàn ác của cộng sản, được sự ủng hộ của đa số phạm nhân biểu hiện qua tiếng gõ nhịp theo tiếng hát của Hạnh, âm vang tiếng nhịp phách đồng loạt thông qua các hệ thống cống rãnh trong trại giam, nên công an Trà Vinh cho nữ tù nhân hình sự vào phòng giam đánh đập Hạnh rất tàn nhẫn. Hạnh hét to “Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản!” Hùng và Chương ở các trại giam khác nghe được, đau xót vì bạn bị đánh, cũng đạp cửa phòng giam và cùng la to “ Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản!” thì lập tức Hùng và Chương bị công an lôi ra đánh đập một cách tàn ác.
Những ngày tháng bị giam ở Trà Vinh, mặc dù ba gia đình chúng tôi cung cấp thực phẩm, thuốc men, quần áo, chăn màn đầy đủ, nhưng công an cho ăn uống gạo hẩm, nước sinh hoạt bẩn, ngủ không chăn màn, luôn bị muỗi đốt. Công an luôn trấn áp, khủng bố tinh thần đe dọa đủ điều và luôn tìm cách buộc Hùng, Hạnh, Chương nhận tội.
8) Hạnh suýt chết tại trại giam Bến Lức, Long An
Ngày 25-04-2011chúng tôi đến trại giam công an Trà Vinh thăm nuôi thì được biết Hạnh bị chuyển đến trại giam công an tỉnh Long An, Hùng và Chương chuyển đến trại giam công an tỉnh Tiền Giang. Từ đó tôi không còn cùng hai gia đình của Hùng và Chương đi thăm nuôi với nhau nữa.
Ngày 26-04-2011 tôi đến tỉnh Long An, tìm qua các trại giam thì gặp được Hạnh tại trại giam Bến Lức Long An. Trong khi chờ đợi công an xin phép giám thị cho tôi gặp Hạnh, có một nữ phạm nhân trung niên mang tội hình sự và làm việc tại căn tin kể cho tôi nghe về Hạnh:
“Hạnh bị biệt giam tại một căn nhà nhỏ, căn nhà có một ô cửa sổ nhỏ vừa đủ để ló mặt ra ngoài. Hạnh mới chuyển về và không có tiền nên không có khẩu phần ăn, có một viên công an cho Hạnh mượn phiếu lãnh khẩu phần ăn, nhưng Hạnh từ chối và từ cửa sổ, những phạm nhân đi làm về, khi đi ngang qua trao cho Hạnh ăn tạm vài quả xoài mà trong khi đi lao động họ hái được. Thương tình và thấy Hạnh quá bé bỏng, mỗi lần đi ngang qua nơi giam Hạnh, chị ấy cho Hạnh ly cà phê hay chiếc bánh. Mỗi khi thấy chị ấy đi ngang qua, Hạnh đều hồn nhiên tươi cười và gọi “Cô ơi!” nên chi ấy thương Hạnh lắm. Qua nhiều ngày Hạnh cầm hơi với những quả xoài và vài ly cà phê với vài chiếc bánh, công an Trà Vinh mới chuyển tiền đến trại giam Long An (tiền gia đình tôi gửi tại trại giam Trà Vinh cho Hạnh) thì lúc bấy giờ Hạnh mới có khẩu phần ăn. Nhưng những tư trang cá nhân, dụng cụ sinh hoạt của Hạnh chúng tôi sắm sửa cho Hạnh rất nhiều thì công an không cho mang theo, cũng không chuyển đến trại giam Long An.
Sau này Hạnh kể với tôi rằng: Lúc chuyển Hạnh từ trại giam Trà Vinh đến trại giam Long An, trong xe bít bùng nóng nực với trên con đường hàng trăm cây số, Hạnh bị công an Trà Vinh đánh đập liên tục trong khi tay chân đã bị còng và bị bịt miệng. Khi đến trại giam Long An, lúc mới bước vào căn nhà giam, tối qúa không thấy đường Hạnh va phải cái bồn nước, nước xối mạnh làm trôi Hạnh, Hạnh ngộp thở và suýt chết. Sự cố này có phải vô tình hay hữu ý của trại giam? tôi không biết chắc nhưng tính mạng con tôi gặp nguy hiểm. Dù vậy, tại đây Hạnh vẫn giữ khí tiết không cho bất kỳ người công an nào coi thường hay xúc phạm đến Hạnh, không làm bản tường trình cũng quyết không nhận tội.
Tôi được trại giam cho phép thăm gặp Hạnh qua màn kính, Hạnh bảo rất nhớ mẹ, nhớ gia đình, đôi mắt thoáng buồn nhưng vẫn an ủi tôi cứ yên tâm, tinh thần Hạnh rất vững vàng.
Ngày 08-05-2011 tôi lại đến trại giam Long An thăm nuôi nhưng được biết Hạnh đã bị chuyển về trại giam công an Thủ Đức Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận.
9) Cưỡng bức Hạnh lao động tại trại giam Thủ Đức Z30D tỉnh Bình Thuận
Tôi lại tìm đến trại giam Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận. Hạnh chuyển đến trại giam này vào ngày 06-05-2011 và bị giam ở phân trại 1. Mặc dù công an giám sát chặt chẽ nhưng vẫn Hạnh kể với tôi công an bắt Hạnh học nội quy trại giam, Hạnh không chịu học. Công an bắt Hạnh làm bản tường trình, Hạnh không viết tường trình mà viết lên 04 trang giấy mỗi trang một chữ thật lớn : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Tại đây Hạnh không muốn tôi tỏ vẻ tử tế với công an và bảo tôi cảnh giác với công an vì trại giam sẽ dùng tôi để gây áp lực buộc Hạnh nhận tội.Tại đây công an thường xuyên mời Hạnh lên làm việc nhằm khủng bố tinh thần Hạnh, nhưng Hạnh vẫn không khuất phục.
Hơn một tuần lễ sau, Hạnh bị chuyển vào phân trại 6 xa tận rừng sâu. Tại đây, Hạnh bị giam chung với những tù nhân hình sự, những nữ tù nhân bị nhiễm HIV, chỗ ngủ khoảng 60 đến 70 cm, nước sinh hoạt bẩn. Trại giam buộc Hạnh đi lao động, công việc là làm cá xuất khẩu, mỗi ngày khoán cho Hạnh 8 kg cá. Sức Hạnh yếu, đau ốm luôn, Hạnh đem cá trả lại cho công an, không làm việc và bỏ về trại nghỉ. Những ngày bị bệnh, Hạnh mang căn bệnh mãn tính là hạ calci trong máu, cần khám bác sĩ thì chờ gia đình gửi tiền vào, công an mới cho đến trạm xá để khám và chữa bệnh.
Trong trại giam, Hạnh bị phân biệt đối xử, không được hưởng những quyền lợi như những phạm nhân hình sự khác. Một vài nữ tù nhân thường hay gây sự với Hạnh để Hạnh luôn bị kỷ luật, hình thức kỷ luật là không cho gia đình thăm gặp. Có lần Hạnh bị kỷ luật do phạm nhân trong trại gây sự, Hạnh suýt bị đưa ra cột chéo hai tay vào một cái trụ rồi phơi mình giữa trời nắng gắt, người nào thương tình đi qua cho vài giọt nước. Hôm ấy tôi đến thăm nuôi kịp thời và công an trại giam cho tôi gặp Hạnh với thời gian khá lâu, mục đích của trại giam là để tôi thuyết phục Hạnh tuân thủ trại giam và nhận tội. Nhân dịp có nhiều thời gian của ngày hôm đó, Hạnh đã tố cáo tội ác của công an Trà Vinh và việc Hạnh suýt chết ở trại giam Long An, những việc xảy ra ở B34, nói rõ quan điểm và sự quyết tâm đi theo con đường mà Hạnh đã chọn. Hạnh chấp nhận mọi gian khổ, Hạnh thiết tha xin gia đình cho phép Hạnh thực hiện hoài bão của mình, và nếu không may gặp phải rủi ro, Hạnh xin gia đình xem như đó là số phận của Hạnh, xin mẹ tha thứ và thông cảm v.v...
Hạnh bị kỷ luật rất nhiều lần vì không nhận tội, không làm tường trình, không chịu hạ mình trước công an khi bị gọi đi thẩm tra cũng như khi buộc phải lao động hay làm kiểm điểm. Khi họp phạm nhân do giám thị trại giam chủ trì, Hạnh tố cáo sự khắc nghiệt vô lý của của các phạm nhân được giao trách nhiệm quan sát tù nhân trong phòng giam và không chịu ngồi dưới đất, khi công an trại giam ngồi trên ghế v.v...
Phó giám thị trại giam mời tôi đến hợp tác để khuyên Hạnh nên tuân thủ quy định của trại giam và khuyên Hạnh nhận tội. Tôi muốn xin giảm án cho con dựa vào thành tích gia đình cách mạng, nhưng Hạnh quyết liệt từ chối với lý do Hạnh vô tội và cho rằng luật pháp quang minh không thể dùng thành tích công lao của người khác chạy tội cho phạm nhân, Hạnh sẽ không ra khỏi tù khi hai bạn của Hạnh còn trong tù.
Sợ có nhiều điều bất lợi cho con khi con mình đơn độc trong tù, tôi khuyên Hạnh nên chấp hành tất cả những quy định của trại giam, nhưng Hạnh nói rõ quan điểm Hạnh không phải đến đây để lao động và tất cả những hành động của Hạnh tại trại giam đều vì lòng tự trọng và vì Hạnh là con người, Hạnh phải thực hiện đúng quyền làm người. Hạnh xin tôi thấu hiểu và Hạnh đã đe doạ công an là sẽ kiện trại giam khắp nơi vì trại giam bóc lột sức lao động và hành hạ phạm nhân.
Vì vậy Hạnh bị chuyển về phân trại 5, tại đây trại giam buộc Hạnh phải đi lao động. Tại trại 5, Hạnh làm việc tại vườn bông với một nam tù nhân bị SIDA giai đoạn cuối, Hạnh không tỏ ra sợ hãi và trấn an tôi. Tại đây, Hạnh được gửi thư cho gia đình, bạn bè, người quen, được gọi điện thoại về nhà để xin gửi đồ dùng cá nhân, tiền và thuốc trị bệnh nhưng phải qua kiểm duyệt của công an trại giam.
Đầu tháng 02 năm 2012, Hạnh bị chuyển đến phân trại 2 sản xuất, trại giam vẫn buộc Hạnh lao động nhưng Hạnh chống đối. Ông Nguyễn Bắc Truyển biết được Hạnh bị cưỡng bức lao động đã thông báo cho tôi và cho biết rõ tù chính trị không phải lao động và ông đã gửi thư nhờ Tổng lãnh sự Hoa Kỳ can thiệp. Sau đó Hạnh được lao động chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và chỉ lao động buổi sáng tại phân trại 2 này.
Ở trại giam Bình Thuận, đồ dùng gửi vào hạn chế không quá 07kg. Nhu yếu phẩm, phạm nhân mua tại trại giam giá đắt gấp 03 lần giá cả bên ngoài trại giam.
Trại giam bóc lột sức lao động và coi thường sinh mệnh của phạm nhân. Phạm nhân làm việc mỗi ngày 8 giờ. Khi đi ngang qua các hiện trường lao động, tôi thấy phạm nhân khi phải làm việc dưới trời mưa vẫn không được mặc áo đi mưa v.v…
10) Đề nghị giám đốc thẩm không được giải quyết
Ngày 10-06-2011 ba gia đình chúng tôi làm đơn gởi đến toà án NDTC Hà Nội đề nghị giám đốc thẩm nhưng không được giải quyết vì lý do phạm tội chống lại nhà nước.
11) Cưỡng bức lao động và đánh đập Hạnh tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Tháng 05 năm 2013, Hạnh bị chuyển đến trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Khi chuyển trại, Hạnh cũng không được mang theo đồ dùng cá nhân tư trang quần áo. Gia đình phải sắm đồ dùng lại toàn bộ. Trại giam buộc Hạnh phải lao động, Hạnh lấy lý do bệnh không lao động. Công an buộc Hạnh làm bản kiểm điểm và ký tên nhận tội rồi mới giải quyết cho nghỉ bệnh, Hạnh không thực hiện, công an dàn cảnh dùng tù nhân hình sự đánh hội đồng Hạnh, trong đó một lần đánh hội đồng Hạnh khi Hạnh đang tắm tại nhà tắm trước sự chứng kiến của công an trại giam.
· Trên đây là bản tường thuật của tôi về việc Hạnh bị bắt giam, bị hành hạ đánh đập trong tù với những phiên toà bất minh.
Đó chỉ là những điều tôi biết được, khi có thông tin mới tôi sẽ tiếp tục trình bày. Tôi xin được trình bày một cách tường tận, trung thực để các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới xem xét và can thiệp giúp đỡ những tù nhân tôn giáo, tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị Việt Nam, vì dưới hệ thống công an trị của đảng cộng sản Việt Nam vô cùng tàn bạo, man trá khi thẩm cung, hành hạ đánh đập khủng bố tinh thần phạm nhân và bắt bớ, xử án không theo trình tự quy định của pháp luật. Mạng sống, nhân phẩm con ngươi không được tôn trọng và không được bảo vệ. Một chế độ thối nát, mục ruỗng, xấu xa và tàn bạo.
Người làm tường trình
Trần Thị Ngọc Minh
Tường thuật buổi gặp gỡ của đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam với Tòa Đại Sứ Đức tại Hà Nội
Vào sáng nay, thứ tư, 28/8, một số đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) sẽ
có một buổi tiếp xúc và trao đổi với Đại sứ quán Đức. Đây là tiếp nối
nỗ lực của MLBVN trong việc vận động quốc tế quan tâm đến bản Tuyên bố 258,
yêu cầu nhà nước Việt Nam hủy Điều 258 BLHS, trong bối cảnh Việt Nam
đang tranh cử để trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp
Quốc.
MLBVN sẽ cập nhật tin tức đến các bạn từ giờ cho đến chấm dứt buổi tiếp xúc.
Được biết vào 7h sáng hôm nay an ninh TP. Hà Nội đã trao giấy mời và yêu
cầu blogger Nguyễn Chí Đức lên đồn công an làm việc liên quan đến vấn
đề công dân Việt Nam Nguyễn Chí Đức đã cùng với các blogger Trịnh Anh
Tuấn, Đào Trang Loan, Nguyễn Hoàng Vi, và Nguyễn Đình Hà trao Tuyên bố
258 cho Đại sứ quán Australia vào ngày 23 tháng 8 vừa qua.
Anh Nguyễn Chí Đức đã từ chối yêu cầu này của công an.
Xin nhắc lại trong thời gian qua, nhiều đại diện khác nhau từ khắp ba
miền đất nước của MLBVN đã tiếp xúc với các đại diện của Cao uỷ Liên
Hiệp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), Liên minh Báo chí Đông Nam Á (SEAPA),
Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW), Ủy ban Luật gia quốc tế (ICJ), Ủy ban
Bảo vệ Ký giả (CPJ), Tổ chức Người Bảo vệ Tuyến đầu (Front Line
Defenders), Đại sứ quán các nước Mỹ, Thụy Điển và Australia.
Bên cạnh đó, hôm Chủ nhật vừa rồi các thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng đã tổ chức gặp mặt "Cafe 258" tại Hà Nội và Sài Gòn.
*
10h00:
Hiện tại, công an đã tụ tập trước ĐSQ Đức
10h20:
Các đại diện cho Mạng lưới Blogger Việt Nam đến ĐSQ:
Các đại diện cho Mạng lưới Blogger Việt Nam đến ĐSQ:
Chị Đặng Bích Phượng (Phương Bích), Nguyễn Hoàng Vi, chị Lê Hiền Giang,
Lê Thị Phương Lan và Đào Trang Loan
Lê Thị Phương Lan và Đào Trang Loan
Vào lúc 10h28 các bạn đã vào bên trong ĐSQ Đức, 2 phút trước giờ hẹn chính thức. Ra tận ngoài cổng tiếp phái đoàn đại diện blogger Việt Nam là hai quan chức cao cấp của ĐSQ.
*
Được biết, Đại sứ quán Đức tỏ ra rất quan tâm đến bản Tuyên bố 258.
Cuộc gặp được chuẩn bị chu đáo. Trước giờ gặp, hai quan chức cấp cao
của Sứ quán đã ra tận cổng, chờ ở ngoài đường để đón các blogger vào -
đề phòng trường hợp họ bị lực lượng công an cản trở.
Điểm đặc biệt của buổi gặp hôm nay là các blogger đến Sứ quán gồm toàn phụ nữ. Đó là các blogger Đặng Bích Phượng (blog Phương Bích), Lê Hiền Giang (Sông Quê), Lê Thị Phương Lan (Lan Lê), Đào Trang Loan (Hư Vô), và Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn).
Blogger Phương Bích được biết đến qua nhiều bài viết về các vấn
đề chính trị-xã hội và cả đời sống thường nhật, với giọng văn trong
sáng, dung dị, chân thật và rất nữ tính. Ngày 21/8/2011, chị là một
trong 47 blogger ở Hà Nội bị bắt vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc.
Chị bị giam 6 ngày trong Hỏa Lò, và khi được tự do, đã viết loạt bài
nổi tiếng “Bước chân vào chốn ngục tù” gây xúc động cho nhiều độc giả mạng.
Hai blogger Lan Lê và Sông Quê đều là thành viên tích cực của câu lạc bộ No-U và phong trào biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.
Sinh năm 1991, blogger Hư Vô còn rất trẻ nhưng đã tham gia tích
cực trong các hoạt động xã hội như làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, và
biểu tình chống chính sách gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đầu
năm nay, dịp trước Tết Nguyên đán, Hư Vô đi phân phát quà Tết cho dân
oan vô gia cư, và bị công an Hà Đông bắt giam vô cớ trong đồn. Chỉ cho
đến khuya, sau khi các blogger kéo đến và phản đối quyết liệt, công an
mới thả cô gái trẻ.
An Đổ Nguyễn, sinh năm 1987, cũng là một blogger rất nhiệt tình, năng nổ trong các hoạt động đấu tranh và vận động cho nhân quyền ở Việt Nam. Cô từng tham gia phân phát Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền trong ngày dã ngoại 5/5 vừa qua, sau đó có xô xát với công an và bị sách nhiễu thường xuyên từ đó tới nay.
An Đổ Nguyễn, sinh năm 1987, cũng là một blogger rất nhiệt tình, năng nổ trong các hoạt động đấu tranh và vận động cho nhân quyền ở Việt Nam. Cô từng tham gia phân phát Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền trong ngày dã ngoại 5/5 vừa qua, sau đó có xô xát với công an và bị sách nhiễu thường xuyên từ đó tới nay.
Tiếp tục cập nhật...
Nhà văn 'chửi xéo' Mr Đàm
Có ai đó viết rất đúng rằng nếu không có
em không sao, còn không có Nguyễn Ánh 9 đất nước sẽ rất thiệt thòi vì
một tài năng em ạ.
Tối
nay rảnh, có mấy điều muốn nói với Đàm Vĩnh Hưng. Rảnh thật, chứ nếu
bận thì anh không ngứa mồm. Sau trả lời của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, Hưng
"mần" lại bằng tâm thư. Em "mần" tâm thư thì anh "mần" mấy dòng lung
tung, lang tang thế này thôi:
Một
là với đám đông, đôi khi có ai đó cởi truồng rồi vừa múa vừa hát "xòn
xòn xòn đô xòn, xòn xòn xòn đô rê", có thể hút cả nghìn người coi, thậm
chí có người còn nhảy dựng lên, múa theo, hát theo, ngây ngất ấy chứ,
nhỉ, em nhỉ?
Hai
là em có giọng hát và đã tạo ra được khán giả của riêng em. Và nhiều
đơn vị tổ chức ca nhạc, bầu sô kiếm được bộn tiền nhờ vào em và một số
người hát như em (anh cố tình dùng chữ 'người hát'). Điều đó không phủ
nhận. Và em là một người hát nổi tiếng, nổi tiếng đến độ, nếu em có
facebook, chẳng cần nhọc công nghĩ ra câu chữ, văn chương, vấn đề, em
chỉ cần đưa cái bàn chân em lên, cái bàn chân vừa xỏ vào đôi giày hiệu
cỡ 5.000 USD chẳng hạn rồi viết mấy chữ: "Hưng có giày mới nè", thì chí
ít cũng vài ba chục nghìn link, nhỉ, Hưng nhỉ. Bọn anh, viết vỡ mặt, tìm
kiếm thông tin, những mong mang đến bạn đọc những cảm nhận, suy nghĩ,
bình luận nghiêm túc, cao lắm chỉ được mấy trăm link. Em nổi tiếng quá
gì nữa, nhỉ, Hưng nhỉ.
Ba
là có ai đó viết sau khi em gửi tâm thư rằng: tài năng và nổi tiếng là
khác nhau, chắc em đã đọc, và người ta nói em nổi tiếng chứ không tài
năng, nghĩa là em là người hát chứ không hẳn là ca sĩ - ca sĩ ở đây là
chữ dùng trang trọng, đúng đắn và chính xác, chữ dùng cho nghề, chữ dùng
cho nghệ thuật. Một vài tờ báo (be bé) gọi em bằng danh xưng: "Ông
hoàng nhạc Việt" và em có vẻ khoái, khoái là khác mà đúng là khác em ạ,
đôi khi hai chữ danh xưng "Ông hoàng" vào trường hợp em lại xúc phạm đến
một thế hệ ca sĩ lớn - lớn và tài năng của nước Nam mình đấy.
Bốn
là nếu sau lời nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, dù ở mức độ nào, với
tư cách là lớp sau, là người đã thu băng và biểu diễn nhiều bài của bác,
em có lên báo thì em phải tỏ lòng biết ơn những nhận xét ấy, có thể nó
không đúng hết nhưng nó trúng đó em ạ, chứ em chẳng cần gì phải khoe
giải - ui giời giải nước mình thì hơn cả bọn anh, em biết rồi - em lại
khoe về tài, khoe về cả sự cầu cạnh của bác khi mời em hát... nó khôi
hài, nó hỗn, nó kém về ứng xử. Nếu em cám ơn những nhận xét của những
người có nghề nghiệp, và tiếp tục trau dồi nghề nghiệp, tiếp tục học,
tiếp tục rèn giũa nghề, thì uy tín em với khán giả sẽ lên, nhưng bây giờ
em đã đánh mất cơ hội đó rồi... Tiếc nhỉ, Hưng nhỉ?
Năm
là em cứ hát cho lớp khán giả hâm mộ em, chẳng sao cả, nhưng lại như có
ai đó viết rất đúng rằng nếu không có em không sao, còn không có Nguyễn
Ánh 9 đất nước sẽ rất thiệt thòi vì một tài năng em ạ.
Vừa
rồi, dư luận hơi ồn ào, rồi qua tâm thư của em, bác Nguyễn Ánh 9 có gửi
lời xin lỗi mọi người, xin lỗi em... nhưng nếu em từng trải, em hiểu
rằng, đó là lời xin lỗi của một người đàng hoàng, đối với lớp cháu con
rằng, bác không chấp. Thế đó em nhé. Cái từ xin lỗi của bác nghe nó đau
và cay đấy.
húc
em khỏe. Chúc em cố gắng để một ngày nào đó, anh gọi em là ca sĩ. Đừng
viết tâm thư gửi anh nữa nhé, nói như tiếng Hà Tĩnh là "đọc nó nhọc"
(mệt), nên anh nỏ (không) đọc... Đôi khi anh chỉ ước mình góp chút tí ti
hương sắc cho cuộc sống như vẻ đẹp khiêm nhường của hoa khoai lang thế
này mà đã thấy khó, Hưng ạ.
Nguyễn
Quang Vinh sinh năm 1959 ở Quảng Bình, là nhà văn, nhà biên kịch (điện
ảnh, truyền hình, sân khấu), đạo diễn nhiều chương trình nghệ thuật.
|
Theo Ngôi sao
Ghi Chú
XaHoi - NgheThuat,
XaHoi - VanHoa
Đàm Vĩnh Hưng và Nguyễn Ánh 9: Ai mới là người "cả vú lấp miệng em"?
Cựu danh ca Bảo Yến, nữ diva Thanh Lam, và bây giờ là nhạc sĩ tài hoa, đáng kính Nguyễn Ánh 9 đều đã chê Đàm Vĩnh Hưng…
Nhím xù lông
Trong showbiz lâu nay dường như ngầm mặc định một điều rằng: Hễ nói đến
Mr Đàm là phải khen, coi như một “ông hoàng”, hoặc chí ít thì không được
chê! Nếu không, Đàm sẽ “kết tội” ngay là mượn danh để nổi tiếng, và tai
hại hơn là người đó có nguy cơ bị “từ mặt”. Với các ca sĩ trẻ đầy khát
vọng nổi tiếng thì Đàm là một mẫu hình thành công lý tưởng, nên nếu bị
Đàm “từ mặt” hẳn là một điều rất khủng khiếp.
Cũng may cho cả 3 nhân vật trên, về tài năng và tầm vóc thì chính Đàm
cũng phải nể vì, nên sẽ không có chuyện họ phải “hoang mang tột độ” nếu
nghe Đàm tuyên bố cắt đứt quan hệ.
Nhưng khoan nói về những người chê, mà nhìn lại - nhìn vào chính Đàm Vĩnh Hưng!
Hành động phản pháo của người từng được nhiều tờ báo, trang tin giải
trí từng tung hô là “ông hoàng nhạc Việt” nói lên điều gì?
(Về thuật ngữ “ông hoàng nhạc Việt”, từ khi nó được ai đó xướng lên,
nhiều trang web sử dụng, thì hiện tại có vẻ ít nơi dùng, vì sợ mang
tiếng là “nịnh đầm quá thể”)
Trong bài trả lời phỏng vấn dài về âm nhạc Việt Nam hiện nay, nhạc sĩ
Nguyễn Ánh 9 đã chê Mỹ Linh, Thanh Lam, Mỹ Tâm… nhiều khi hát thiếu nhạc
cảm, hát có bài chưa tới; chê Hồ Ngọc Hà giọng yếu, khều khào… Riêng về
Đàm, ông nói: “Đàm Vĩnh Hưng chỉ được bề nổi vậy thôi, tôi không
cho là ca sỹ đúng nghĩa. Tôi chỉ cho Đàm Vĩnh Hưng là một người hát. Đàm
Vĩnh Hưng cố hát nhạc xưa, nhạc vàng mà hát có ra đâu” v.v.
Hẳn nhiều người sẽ nhận ra sự khác biệt này: Cả 4 diva Mỹ Linh, Thanh
Lam, Trần Thu Hà, Hồng Nhung, người được một số bài viết gọi là “diva
thứ 5” Mỹ Tâm, và Hồ Ngọc Hà (một nữ ca sĩ giải trí mà vài năm trở lại
đây quyền lực trong mắt giới trẻ đang nhanh chóng vượt qua Đàm Vĩnh
Hưng) đều đang giữ im lặng trước những lời nhận xét của bậc tiền bối.
Tại sao?
Chỉ có thể xảy ra hai lý do: 1/ Họ thấy vị nhạc sĩ già nói đúng; 2/ Dù
ông nói không đúng lắm (hoặc sai hoàn toàn) thì trước công chúng họ vẫn
giữ thái độ kính trọng như đối với một bậc cha chú về tuổi đời, đáng
kính về tuổi nghề và sự tài hoa.
Trong bài phỏng vấn gần đây, nghệ sỹ nhân dân Trung Kiên cho biết, ca sỹ
Thanh Lam đang “nhờ” ông dạy thanh nhạc cho mình. Có lẽ, với những
người như Thanh Lam (danh xưng “diva” đủ nói lên đẳng cấp nghệ thuật hơn
Mr Đàm một vài bậc), để duy trì được phong độ, phải không ngừng học
tập. Và những lời nhận xét của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 cũng sẽ chỉ như
những góp ý, bài học đầy giá trị giúp họ tiến xa hơn trên con đường nghệ
thuật của mình.
Nhưng với Đàm Vĩnh Hưng lại khác. Nhảy dựng lên, như con nhím xù lông,
Đàm tuôn trào những dòng phẫn uất đối với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mà trong
đó có những cụm từ đậm đặc “tính thị trường” khiến nhạc sĩ đau lòng (chứ
không phải “sợ”): cả vú lấp miệng em, ngụy quân tử, từ mặt!
Lẽ thường, chỉ khi yếu đuối, sợ hãi và thiếu tự tin vào chính bản thân
mình, một người mới đỏ mặt tía tai khi bị chê là thiếu tài! Con nhím
luôn xù lông để tự vệ bởi nó rất yếu đuối và sợ hãi.
Có thể, chính Đàm Vĩnh Hưng cho rằng mình thừa tự tin và cả tự phụ khi
đáp trả nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 như vậy, nhưng hãy xem sự đáp trả đó nhân
danh ai?
Ai “cả vú lấp miệng em”?
“Vì khán giả của Hưng. Những bức xúc tột cùng của Fans ở khắp mọi
miền, sự tức giận của những khán giả lớn tuổi, hoang mang của các fans
nhí và hơn hết, là danh dự của những “giải thưởng” chất ngất trong căn
phòng đang lưu giữ những vẻ vang của nghề nghiệp của Hưng, buộc Hưng
phải lên tiếng”, Đàm Vĩnh Hưng hùng hồn.
Thử phân tích. Phát ngôn trên có nghĩa là: nhân danh “fans” và “những
nhà chuyên môn” đã trao giải thưởng cho Đàm! Cũng tức là: không “nhân
danh tôi”, dù rằng cái tôi của Đàm rất lớn.
Một bên là người về tuổi đời hơn Đàm chừng ba chục, về nghề là nhạc sĩ
tài hoa có thừa, về tầm vóc thì sự kính trọng của nhiều thế hệ ca sĩ +
nhạc sĩ + nhà chuyên môn dành cho ông “chất ngất” hơn nhiều đống giải
thưởng của Đàm. Một bên là chính Đàm với tài năng nghệ thuật luôn bị đặt
dấu hỏi, còn tài năng giải trí thì nhìn chung đã được hầu hết xã hội
thừa nhận. Rõ ràng, dùng chính vốn tự có đó của Đàm để “đối đáp” với
nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì một là không thể “đấu” lại, hai là khập khiễng
do tài năng giải trí không liên quan gì trong câu chuyện này.
Thế thì phải dùng đến “Fans” và “nhà chuyên môn” thôi - tức là con số
rất đông! “Fans”, như Đàm tự nhận, chắc phải đến cả triệu, vì có cả từ
già đến trẻ, từ khắp mọi miền. Họ đã được Đàm lôi vào “trận chiến”, làm
bình phong che cho Đàm, làm mũi giáo để Đàm chĩa vào vị nhạc sĩ ngoài 70
tuổi.
Một khi đã vin vào “Fans” mà Đàm chỉ nói gọn lỏn trong một vài câu, như
thể cả triệu người như một, cùng suy nghĩ như nhau (là phẫn nộ với
Nguyễn Ánh 9), thì cũng tức là Đàm đang chơi ú tim, tung hỏa mù, đưa
người ta vào mê cung thật thật giả giả không ai có thể kiểm chứng.
Khi không kiểm chứng được thì - qua lời Đàm - người ta có cảm giác, cảm
tưởng dường như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã xúc phạm, làm nổi giận, đang
chống lại cả một rừng người - trong khi thực tế ông chỉ nói về cá nhân
Đàm mà thôi!
Đến lúc này, đã rõ, ai là người cả vú lấp miệng em?
Ghi Chú
XaHoi - NgheThuat
Lan Ngọc: 'Ngày xưa như Đàm Vĩnh Hưng chỉ hát đám cưới'
Theo nữ danh ca, ngày xưa với giọng như Mr Đàm hay những ca sĩ nổi tiếng khác hiện nay chỉ hát đám cưới hay hát mấy chỗ nhỏ nhỏ.
Theo
dõi bài phỏng vấn dậy sóng làng nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh và phản
pháo của Đàm Vĩnh Hưng trên báo, danh ca Lan Ngọc quyết định lên tiếng
để góp một tiếng nói khách quan, trung thực về giới nghệ sĩ và đời sống
âm nhạc hiện nay.
Danh ca Lan Ngọc không muốn gọi là danh ca mà muốn gọi là ca sĩ một cách bình thường dù bà là ca sĩ rất nổi tiếng Sài Gòn trước 1975, được đánh giá là "thanh sắc vẹn toàn". Ở tuổi gần 60 với hơn 40 năm tuổi nghề, bà vẫn đi hát và theo dõi đời sống âm nhạc Việt hiện nay.
"Theo tôi thấy, những lời nói của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là chính xác, không có gì là sai hết. Một người nhạc sĩ chân chính, biết sáng tác, có bề dày về trình độ hiểu biết âm nhạc như ông đã dám nói thẳng không ngại đụng chạm.
Nhiều người cũng biết vậy nhưng họ ngại nói vì sợ đụng chạm. Dĩ nhiên sự thật mất lòng, ai cũng thích người ta khen, không thích bị chê. Cái chê của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng không có gì là ghê gớm, đó là sự thật. Nói thẳng ra, ông Nguyễn Ánh 9 chỉ nói về một số cái tên lớn, nhiều người khác tôi cũng thấy họ hát không chấp nhận được.
Với tôi, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là người anh, người thầy từng tập bài hát cho tôi, Khánh Ly, Hồng Vân… ngày xưa. Ông có tính tình hiền lành. Giờ ông ấy già bị Đàm Vĩnh Hưng nói vậy, thành ra ông đang rất đau buồn lúc này dù nói sự thật.
Tôi không có ác cảm gì, cũng quý Đàm Vĩnh Hưng nhưng cậu ấy tính bốc đồng, thích nói gì thì nói, không nghĩ đến hậu quả của lời nói. Ai góp ý mình nên nghe, giá Mr Đàm biết nghe thôi, đừng nói gì nữa.
Một người bé là Đàm Vĩnh Hưng phản ứng với một nhạc sĩ lão làng như ông Nguyễn Ánh 9, bảo ông ấy là ngụy quân tử, kịch sĩ, đeo mặt nạ… như thế là không được. Với người lớn, bậc cha chú như thế, dù đúng hay sai mà nói như vậy đều là hỗn.
Đàm Vĩnh Hưng là nghệ sĩ nổi tiếng, được tổ đãi đi hát kiếm ra tiền. Nếu xét về nghệ thuật, cách hát của cậu ấy, những người làm nghệ thuật họ không chấp nhận nhưng hát như vậy vẫn có khán giả xem, hâm mộ nhiều như vậy là trời cho, đâu cần phản ứng vậy?
Đàm Vĩnh Hưng đang ở tuốt trên cao nhưng ông ấy cho xuống dưới thành ra
tự ái nổi lên. Nếu có trình độ nên im lặng, không nói gì hết, phải nghĩ
'bố Ánh có nhận xét vậy cũng kệ, con vẫn đi hát, con vẫn kiếm tiền được
nhiều, con vẫn có nhiều người hâm mộ…' thì nó đẹp hơn những lời nói
nặng nề như vậy.
Tôi thấy, mỗi người có một tính, phản ứng khác nhau. Tôi chưa biết những ca sĩ sau này có phản ứng như Đàm Vĩnh Hưng hay hơn nữa không, tùy theo trình độ văn hóa của họ nhưng tôi nghĩ không nên. Nếu tôi là Đàm, tôi không nói gì hết, có tức quá tới nhà mời 'Bố Chín' đi uống cà phê, tâm sự 'Bố ơi, con rất thương bố và bố cũng rất thương con mà sao bố nói con nặng thế, rớt xuống hạng C luôn', ông ấy chắc cũng nói 'thôi thì bố nhận xét lỡ lời'.
Là
người ngoài cuộc nhưng tôi thấy rất buồn. Giờ Đàm Vĩnh Hưng muốn nói gì
thì nói khi nóng lên, nhưng có thể một tuần, một tháng sau, cậu ấy nghĩ
lại mới nhận ra. Có thể bây giờ cậu ấy chưa hối hận nhưng 10 năm sau,
khi qua tuổi bồng bột, lớn rồi mới học hỏi được nhiều. Bây giờ, coi vậy
chứ Hưng còn trẻ, còn non, hiếu thắng lắm.
Tôi nói thật, với những ca sĩ trẻ bây giờ, nếu như họ ở ngày xưa không thể nào 'hot' được. Nhiều ca sĩ giờ 'hot' lắm nhưng tôi nghe không được, chất giọng không có, chỉ được cái nhảy, đẹp, trẻ.
Ngày xưa, nói thẳng không phải chỉ Đàm Vĩnh Hưng mà những giọng nổi tiếng khác nữa chỉ hát đám cưới hay hát mấy chỗ nhỏ nhỏ. Hưng không xấu trai, ăn mặc cũng được nhưng đôi khi quá lố. Về giọng, cậu ấy chưa phải là gì ghê gớm, nhưng cũng có giọng lạ. Ca sĩ mỗi người mỗi giọng, dở nhưng cũng có người thích ăn đồ dở, đó là chuyện bình thường.
Trước đây thế hệ chúng tôi, những nghệ sĩ không bao giờ phản ứng như vậy vì rất có tôn ti trật tự. Một người ca sĩ đàn chị đi trước dù không có tên tuổi nhưng những ca sĩ đi sau nổi tiếng hơn vẫn phải chào đàng hoàng khi gặp.
Bây giờ, nhiều ca sĩ trẻ đôi khi không có văn hóa dù họ được cắp sách
đến trường. Thành ra, gặp tôi họ cũng giương cặp mắt lên dòm. Ví dụ họ
quá nhỏ không biết tôi là ai cũng phải biết chào, không lẽ tôi lớn tuổi
thế này phải chào trước?
Ca sĩ trẻ nhiều người được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ nhưng không tiếp thu. Ngày xưa, nghệ sĩ có trật tự đâu ra đó. Ca sĩ gặp nhạc sĩ, nhạc công khi chưa lên sân khấu hát cũng phải chào thưa chú, thưa anh và lên hát xong, giới thiệu người khác cũng phải chào chú, chào anh rồi đi, không phải hát xong là xách chiếc bóp nghênh mặt lên đi luôn không biết thiên hạ xung quanh là ai như một số ca sĩ trẻ giờ.
Nhận xét thẳng thắn của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đáng để những người làm âm nhạc suy nghĩ lại. Làm nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ bây giờ hát dễ dãi quá. Hãy so sánh những nhạc sĩ sáng tác ngày xưa và nhạc sĩ bây giờ.
Ngày xưa, người nhạc sĩ tâm huyết sáng tác bằng cảm xúc thật, thành ra âm nhạc của họ đi vào lòng người. Những ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng từ trước 1975 như Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Văn Cao, Doãn Mẫn, Đỗ Nhuận, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng… người ta vẫn hát tới giờ. Sau 1975, những ca khúc của nhiều nhạc sĩ cũng đi vào lòng người ta, để đời đến giờ và trăm năm sau vẫn tồn tại.
Bây giờ, có nhiều bài hát nổi lên vài năm sau đó im ắng, nhiều bài không có gì hay mà đứng đầu bảng này bảng kia. Các nhạc sĩ trẻ hiện nay phải nhìn lại mình khi sáng tác những bài tầm bậy tầm bạ. Họ sáng tác lời ngô nghê, ngốc nghếch mà cũng lăng xê lên. Bây giờ, đa số họ sáng tác theo đơn đặt hàng kiếm tiền, không phải bằng xúc cảm trong người như những nhạc sĩ ngày xưa nên dĩ nhiên là những bài tồi.
Từ khâu sáng tác, nhiều bài giờ nghe rất rẻ tiền, sân khấu bày lên như ngoài vỉa hè với đủ trà đá, sữa chanh, hút thuốc lá… đâu cần vậy? Nhiều bài hát giờ nhí nhố, tựa đề gây sốc, đó không phải là nghệ thuật. Đúng ra, Nhà nước phải không cho phát hành những bài như vậy để đám con nít nghe bị nhiễm tầm bậy tầm bạ.
Cách đây vài năm, ca sĩ toàn hát lipsync (hát nhép - PV) và chỉ đứng nhảy nhảy. Còn giới nghệ sĩ như lớp chúng tôi, hát không bao giờ lipsync, hát thật và bằng giọng trời cho, nội tâm theo bài hát của nhạc sĩ. Người nhạc sĩ đưa xúc cảm thật vào bài hát và người ca sĩ truyền tải lại lần 2 và mới đến khán giả.
Ca sĩ bây giờ nhờ nhiều công nghệ thu âm, hát chưa được một câu lại phải dừng để sửa chứ không như ngày trước. Trước chúng tôi hát, chỉ cần nhạc công đánh non một nốt hay ca sĩ hát sai một nốt là phải hát từ đầu đến cuối để thu lại. Vì vậy, ca sĩ phải hát tốt. Bây giờ như vậy, các ca sĩ không hát được đâu.
Nói thẳng ra, Thanh Lam giọng tốt và nhiều ca sĩ ngoài Bắc giọng hát tốt vì họ phát âm không sai, không bị đớt nhưng nhiều khi không hiểu sao họ lên hát lại làm quá lố. Chẳng hạn như bài hát Phôi pha của Trịnh Công Sơn, ca sĩ hát bình thường cũng rất hay, đâu cần ngồi bệt xuống sân khấu mà hát như người lên đồng, không phải ấn tượng bằng cách này cách kia mà hãy bằng giọng hát riêng. Thành ra, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nói vậy cũng đúng, lo về kỹ thuật quá làm bài hát không còn xúc cảm nhưng báo chí cứ đăng lên họ là diva nên mới vậy.
Diva của nước ngoài họ giỏi kinh khủng lắm, nhưng đếm trên đầu ngón tay, họ cũng chỉ có vài diva. Còn Việt Nam thì diva, danh ca, ông hoàng, nữ hoàng, bà chúa… nhiều. Nếu một ca sĩ chân chính, dù xứng được như vậy cũng phải sợ những từ “đao to búa lớn” thế lắm. Mình cứ hát thực bằng trái tim, bằng giọng hát thật khiến khán giả nghe phải rung động. Đó mới là một người ca sĩ đích thực. Bây giờ mặc hở hang, đưa cái này cái kia lên rồi được báo chí lăng xê là nổi tiếng.
Tôi nói xin lỗi, bây giờ có tiền cũng nổi tiếng, mời nhà báo này nhà báo nọ tới nhà hàng ăn uống rồi đưa phong bì là được lên báo. Báo chí thổi phồng, đưa lên quá cộng thêm người hâm mộ cuồng làm người nghệ sĩ ngộ nhận tưởng là mình hát hay quá.
Trong âm nhạc và nghệ thuật nói chung bây giờ, rất thiếu những nhà phê bình. Có thể họ chán nản, buồn bã không muốn nói tới nữa. Nhiều khi, những ông nhạc sĩ có phê bình nhưng chỉ ngồi nói với nhau vì họ không muốn mích lòng, động chạm người khác như ông nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 giờ vậy.
Danh ca Lan Ngọc không muốn gọi là danh ca mà muốn gọi là ca sĩ một cách bình thường dù bà là ca sĩ rất nổi tiếng Sài Gòn trước 1975, được đánh giá là "thanh sắc vẹn toàn". Ở tuổi gần 60 với hơn 40 năm tuổi nghề, bà vẫn đi hát và theo dõi đời sống âm nhạc Việt hiện nay.
Danh ca Lan Ngọc.
|
"Theo tôi thấy, những lời nói của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là chính xác, không có gì là sai hết. Một người nhạc sĩ chân chính, biết sáng tác, có bề dày về trình độ hiểu biết âm nhạc như ông đã dám nói thẳng không ngại đụng chạm.
Nhiều người cũng biết vậy nhưng họ ngại nói vì sợ đụng chạm. Dĩ nhiên sự thật mất lòng, ai cũng thích người ta khen, không thích bị chê. Cái chê của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng không có gì là ghê gớm, đó là sự thật. Nói thẳng ra, ông Nguyễn Ánh 9 chỉ nói về một số cái tên lớn, nhiều người khác tôi cũng thấy họ hát không chấp nhận được.
Với tôi, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là người anh, người thầy từng tập bài hát cho tôi, Khánh Ly, Hồng Vân… ngày xưa. Ông có tính tình hiền lành. Giờ ông ấy già bị Đàm Vĩnh Hưng nói vậy, thành ra ông đang rất đau buồn lúc này dù nói sự thật.
Tôi không có ác cảm gì, cũng quý Đàm Vĩnh Hưng nhưng cậu ấy tính bốc đồng, thích nói gì thì nói, không nghĩ đến hậu quả của lời nói. Ai góp ý mình nên nghe, giá Mr Đàm biết nghe thôi, đừng nói gì nữa.
Một người bé là Đàm Vĩnh Hưng phản ứng với một nhạc sĩ lão làng như ông Nguyễn Ánh 9, bảo ông ấy là ngụy quân tử, kịch sĩ, đeo mặt nạ… như thế là không được. Với người lớn, bậc cha chú như thế, dù đúng hay sai mà nói như vậy đều là hỗn.
Đàm Vĩnh Hưng là nghệ sĩ nổi tiếng, được tổ đãi đi hát kiếm ra tiền. Nếu xét về nghệ thuật, cách hát của cậu ấy, những người làm nghệ thuật họ không chấp nhận nhưng hát như vậy vẫn có khán giả xem, hâm mộ nhiều như vậy là trời cho, đâu cần phản ứng vậy?
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.
|
Tôi thấy, mỗi người có một tính, phản ứng khác nhau. Tôi chưa biết những ca sĩ sau này có phản ứng như Đàm Vĩnh Hưng hay hơn nữa không, tùy theo trình độ văn hóa của họ nhưng tôi nghĩ không nên. Nếu tôi là Đàm, tôi không nói gì hết, có tức quá tới nhà mời 'Bố Chín' đi uống cà phê, tâm sự 'Bố ơi, con rất thương bố và bố cũng rất thương con mà sao bố nói con nặng thế, rớt xuống hạng C luôn', ông ấy chắc cũng nói 'thôi thì bố nhận xét lỡ lời'.
"Đàm Vĩnh Hưng hãy còn trẻ, còn non, hiếu thắng lắm!', danh ca Lan Ngọc .
|
Tôi nói thật, với những ca sĩ trẻ bây giờ, nếu như họ ở ngày xưa không thể nào 'hot' được. Nhiều ca sĩ giờ 'hot' lắm nhưng tôi nghe không được, chất giọng không có, chỉ được cái nhảy, đẹp, trẻ.
Ngày xưa, nói thẳng không phải chỉ Đàm Vĩnh Hưng mà những giọng nổi tiếng khác nữa chỉ hát đám cưới hay hát mấy chỗ nhỏ nhỏ. Hưng không xấu trai, ăn mặc cũng được nhưng đôi khi quá lố. Về giọng, cậu ấy chưa phải là gì ghê gớm, nhưng cũng có giọng lạ. Ca sĩ mỗi người mỗi giọng, dở nhưng cũng có người thích ăn đồ dở, đó là chuyện bình thường.
Trước đây thế hệ chúng tôi, những nghệ sĩ không bao giờ phản ứng như vậy vì rất có tôn ti trật tự. Một người ca sĩ đàn chị đi trước dù không có tên tuổi nhưng những ca sĩ đi sau nổi tiếng hơn vẫn phải chào đàng hoàng khi gặp.
"Người nhạc sĩ đưa xúc cảm thật vào bài hát và người ca sĩ truyền tải lại lần 2 và mới đến khán giả", danh ca Lan Ngọc.
|
Ca sĩ trẻ nhiều người được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ nhưng không tiếp thu. Ngày xưa, nghệ sĩ có trật tự đâu ra đó. Ca sĩ gặp nhạc sĩ, nhạc công khi chưa lên sân khấu hát cũng phải chào thưa chú, thưa anh và lên hát xong, giới thiệu người khác cũng phải chào chú, chào anh rồi đi, không phải hát xong là xách chiếc bóp nghênh mặt lên đi luôn không biết thiên hạ xung quanh là ai như một số ca sĩ trẻ giờ.
Nhận xét thẳng thắn của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đáng để những người làm âm nhạc suy nghĩ lại. Làm nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ bây giờ hát dễ dãi quá. Hãy so sánh những nhạc sĩ sáng tác ngày xưa và nhạc sĩ bây giờ.
Ngày xưa, người nhạc sĩ tâm huyết sáng tác bằng cảm xúc thật, thành ra âm nhạc của họ đi vào lòng người. Những ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng từ trước 1975 như Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Văn Cao, Doãn Mẫn, Đỗ Nhuận, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng… người ta vẫn hát tới giờ. Sau 1975, những ca khúc của nhiều nhạc sĩ cũng đi vào lòng người ta, để đời đến giờ và trăm năm sau vẫn tồn tại.
Bây giờ, có nhiều bài hát nổi lên vài năm sau đó im ắng, nhiều bài không có gì hay mà đứng đầu bảng này bảng kia. Các nhạc sĩ trẻ hiện nay phải nhìn lại mình khi sáng tác những bài tầm bậy tầm bạ. Họ sáng tác lời ngô nghê, ngốc nghếch mà cũng lăng xê lên. Bây giờ, đa số họ sáng tác theo đơn đặt hàng kiếm tiền, không phải bằng xúc cảm trong người như những nhạc sĩ ngày xưa nên dĩ nhiên là những bài tồi.
Từ khâu sáng tác, nhiều bài giờ nghe rất rẻ tiền, sân khấu bày lên như ngoài vỉa hè với đủ trà đá, sữa chanh, hút thuốc lá… đâu cần vậy? Nhiều bài hát giờ nhí nhố, tựa đề gây sốc, đó không phải là nghệ thuật. Đúng ra, Nhà nước phải không cho phát hành những bài như vậy để đám con nít nghe bị nhiễm tầm bậy tầm bạ.
Cách đây vài năm, ca sĩ toàn hát lipsync (hát nhép - PV) và chỉ đứng nhảy nhảy. Còn giới nghệ sĩ như lớp chúng tôi, hát không bao giờ lipsync, hát thật và bằng giọng trời cho, nội tâm theo bài hát của nhạc sĩ. Người nhạc sĩ đưa xúc cảm thật vào bài hát và người ca sĩ truyền tải lại lần 2 và mới đến khán giả.
Ca sĩ bây giờ nhờ nhiều công nghệ thu âm, hát chưa được một câu lại phải dừng để sửa chứ không như ngày trước. Trước chúng tôi hát, chỉ cần nhạc công đánh non một nốt hay ca sĩ hát sai một nốt là phải hát từ đầu đến cuối để thu lại. Vì vậy, ca sĩ phải hát tốt. Bây giờ như vậy, các ca sĩ không hát được đâu.
Nói thẳng ra, Thanh Lam giọng tốt và nhiều ca sĩ ngoài Bắc giọng hát tốt vì họ phát âm không sai, không bị đớt nhưng nhiều khi không hiểu sao họ lên hát lại làm quá lố. Chẳng hạn như bài hát Phôi pha của Trịnh Công Sơn, ca sĩ hát bình thường cũng rất hay, đâu cần ngồi bệt xuống sân khấu mà hát như người lên đồng, không phải ấn tượng bằng cách này cách kia mà hãy bằng giọng hát riêng. Thành ra, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nói vậy cũng đúng, lo về kỹ thuật quá làm bài hát không còn xúc cảm nhưng báo chí cứ đăng lên họ là diva nên mới vậy.
Diva của nước ngoài họ giỏi kinh khủng lắm, nhưng đếm trên đầu ngón tay, họ cũng chỉ có vài diva. Còn Việt Nam thì diva, danh ca, ông hoàng, nữ hoàng, bà chúa… nhiều. Nếu một ca sĩ chân chính, dù xứng được như vậy cũng phải sợ những từ “đao to búa lớn” thế lắm. Mình cứ hát thực bằng trái tim, bằng giọng hát thật khiến khán giả nghe phải rung động. Đó mới là một người ca sĩ đích thực. Bây giờ mặc hở hang, đưa cái này cái kia lên rồi được báo chí lăng xê là nổi tiếng.
Tôi nói xin lỗi, bây giờ có tiền cũng nổi tiếng, mời nhà báo này nhà báo nọ tới nhà hàng ăn uống rồi đưa phong bì là được lên báo. Báo chí thổi phồng, đưa lên quá cộng thêm người hâm mộ cuồng làm người nghệ sĩ ngộ nhận tưởng là mình hát hay quá.
Trong âm nhạc và nghệ thuật nói chung bây giờ, rất thiếu những nhà phê bình. Có thể họ chán nản, buồn bã không muốn nói tới nữa. Nhiều khi, những ông nhạc sĩ có phê bình nhưng chỉ ngồi nói với nhau vì họ không muốn mích lòng, động chạm người khác như ông nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 giờ vậy.
Theo VTC News
Ghi Chú
XaHoi - NgheThuat
Ngày mai, blogger Việt Nam gặp Đại sứ quán Đức
Mạng lưới Blogger Việt Nam - Nếu không có gì thay đổi, vào sáng mai, thứ tư, ngày 28 tháng 8 năm 2013, một số thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ có cuộc gặp với Đại sứ quán CHLB Đức tại Hà Nội.
Mục đích của cuộc gặp là trao Tuyên bố 258 của Mạng lưới và thảo luận về tình hình nhân quyền, chính trị-xã hội Việt Nam thời gian qua.
Cũng như Thụy Điển, CHLB Đức có quan hệ hữu nghị lâu năm với Việt Nam. Tháng 10/2011, Thủ tướng Angela Markel đến Việt Nam trong chặng dừng đầu tiên của chuyến công du châu Á, đã ký với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bản Tuyên bố chung Hà Nội, nhất trí nâng tầm quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược.
Và cũng giống như Thụy Điển, trong những năm gần đây, Chính phủ Đức dành nhiều quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Mới đây nhất, Đức, với tư cách thành viên, đã cùng Liên minh Tự do Trực tuyến ra Tuyên bố chung chỉ trích Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng của Việt Nam. Liên minh này là một nhóm liên khu vực gồm 21 chính phủ hợp tác để đẩy mạnh tự do Internet trên toàn thế giới. (*)
Được biết, Đại sứ quán Đức tỏ ra rất quan tâm đến Tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam - vốn được coi như hành động tập thể đầu tiên của các blogger Việt Nam nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
Ghi Chú
DauTranh
Từ Phương Uyên đến Lê Hiếu Đằng - Hai thế hệ trắng và xám
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Nếu Nguyễn Phương Uyên, cô sinh viên 21 tuổi đã trở thành điểm tụ hội của nhiều người, không phân biệt quá khứ, chính kiến thì ông Lê Hiếu Đằng và những tuyên bố về sự ra đời của đảng Dân chủ Xã hội là bức tranh rõ rệt nhất cho những bất đồng ý kiến ở mức độ xung khắc cực điểm.
Hai thông điệp viết bằng máu của Nguyễn Phương Uyên, không nằm trên mạng, trên thư, trên tuyên bố, trên cương lĩnh mà ở trên đường phố, rõ ràng ngắn gọn - “Đi chết đi ĐCSVN bán nước”, “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” - xác định dứt khoát ai là thù trong, ai là giặc ngoài.
Hành động treo cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa của Uyên đã không làm mất đi sự ủng hộ dành cho Uyên từ nhiều đảng viên cộng sản kỳ cựu. Ngược lại huy hiệu đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trên chiếc áo trắng tinh khôi cũng không làm cho những người ở bên này vĩ tuyến 17 của cuộc chiến trước 75 e dè, xa lánh Phương Uyên.
Và thái độ, những lời phát biểu của Phương Uyên trước cả một hệ thống đàn áp khổng lồ, trước nguy cơ nhiều năm tù đày đã trở thành niềm phấn khích và đánh thức vô số người về lòng can đảm, ý chí kiên cường của dân tộc vẫn còn hiện hữu trong một người trẻ Việt Nam.
Đó là thế hệ Nguyễn Phương Uyên, thế hệ của những Đinh Nguyên Kha, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Hoàng Vi, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Nữ Phương Dung, Nguyễn Thảo Chi, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Lân Thắng, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trịnh Anh Tuấn, Đào Trang Loan, Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Tiến Nam, Châu Văn Thi, Trịnh Hữu Long, Nguyễn Vũ Hiệp, Vũ Sỹ Hoàng, Nguyễn Văn Dũng,... thế hệ của những thanh niên thiếu nữ trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội cất cao tiếng gọi chủ quyền, của những Công dân Tự Do công khai cổ vũ quyền làm người, của những blogger Việt Nam tay viết, miệng nói, chân đi, đường hoàng chững chạc trong những tiếp xúc với quốc tế.
Đó là một thế hệ trắng tinh khôi mà lòng yêu nước là nhân ảnh rõ ràng được nhìn thấy từ họ.
Ở ông Lê Hiếu Đằng người ta không thể tìm thấy một màu trắng tinh khôi đó. Ở ông, gom lại hết những gam màu phản ảnh từ dư luận và từ chính con người ông, những thông điệp chính trị và chuỗi hành động kéo dài gần hết đời người của ông... nó trở thành là một màu xám.
Nếu những thông điệp của Phương Uyên ngắn gọn, rõ ràng thì ông Lê Hiếu Đằng đã có những thông điệp chính trị tạo nên nhiều luồng suy nghĩ, phản ứng khác nhau.
Ông vừa viết xong câu tính sổ rạch ròi và cho vào thùng rác quá khứ và sự nghiệp sinh viên giải phóng “lẫy lừng" của ông và phong trào sinh viên chống Mỹ cứu nước: “Thật sự là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng...” thì cùng lúc ông vẫn gọi những người "Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc” ấy là địch.
Ông vừa kết luận “đó là tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam - không thể nói khác được” thì cũng chính ông sau đó "Đảng Cộng sản Việt Nam HIỆN NAY đã KHÔNG CÒN là đảng cách mạng như trước đây nữa”.
Ông đứng dậy và kêu gọi: “Vùng lên sau một giấc ngủ khá dài để chấp nhận mọi rủi ro, nguy hiểm cho bản thân cá nhân mình cũng như gia đình để dấn thân vào cuộc chiến đấu mới để tiếp tục thực hiện lý tưởng thời trai trẻ mà hiện nay đã bị phản bội...” thì sau đó ông lại ngồi xuống: “Cái chữ đối lập đây không có nghĩa là mình bài bác gì đảng Cộng sản - bản thân tôi là đảng viên đảng Cộng sản lâu năm - và chính điều đó giúp cho đảng một lối thoát.”
Bên cạnh những thông điệp chính trị lẫn lộn, trắng đen của ông, quá khứ bản thân ông cũng đem lại cho ông nhiều sóng gió dư luận.
Khi tính sổ đời mình với đảng, lời ông nói “tiếp tục thực hiện lý tưởng thời trai trẻ mà hiện nay đã bị phản bội, chà đạp những lời hứa năm nào trong kháng chiến...” có thể mang lại sự hài lòng cho nhiều đồng chí cộng sản cùng có tâm trạng như ông. Ngược lại, cụm từ “phản bội” cũng gợi lên trong lòng nhiều người miền Nam hình ảnh của một kẻ “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. Với họ, ông Đằng là người phản bội. Với họ, ông đã không hoặc chưa tính sổ đời ông với những người lính “Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc” vừa mới ôm xác đồng đội ở chiến trường, trở về thành phố an bình nhờ vào chính sinh mạng và hy sinh của họ, để rồi nhìn thấy ông và bạn bè ông đang thờ ma cộng sản chà đạp lên lý tưởng bảo vệ tự do và sứ mệnh gìn giữ miền Nam của họ. Những người đó, giống như ông, bây giờ đã già, nhưng vẫn còn sống.
Khi kể tội và kết tội đảng cộng sản, ông làm hứng khởi nhiều người vì không gì tốt hơn, chính xác hơn, hiệu quả hơn khi chính những người cộng sản kết án đảng, ông làm nhiều người đồng cảm về thái độ phản tỉnh của ông. Cùng lúc, những chức vụ, vị trí của ông trong thời gian những tội ác đó được thực hiện, mà ông không quên liệt kê ra trong mọi trường hợp, lại làm cho nhiều người kết án ông - chính ông cũng là một phần tham gia, tiếp tay cho những tội ác đó.
Khi đề cập đến hiểm họa Tàu cộng xâm lăng, ông có một thái độ rạch ròi đối với Bắc Kinh, thái độ hèn nhát của đảng và nhà nước, nhưng sau đó ông đem Nguyễn Tấn Dũng ra làm kẻ cầm cờ: “Tôi rất mừng nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ở hội nghị Shangri-La chống lại nền chính trị cường quyền và những đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam...” Nhiều người ủng hộ ông và nhiều người chỉ trích ông, điều đó không thể khác.
Ông xuất hiện một, hai lần biểu tình chống Tàu cộng, hình ảnh được đăng lên mạng. Sự xuất hiện của ông và bằng hữu đã làm giúp phát triển khí thế chung của những người yêu nước, đã gia tăng hình ảnh Diên Hồng của những người con dân Việt Nam trước hiểm họa xâm lăng. Cùng lúc, những người theo dõi thời cuộc biết rõ phong trào xuống đường biểu tình yêu nước, chống Tàu khựa xâm lược bắt đầu từ nhiều năm trước, có những người tiên phong đã ở trong tù, có những người đã ra tù và đang bị quản thúc, có nhiều người bị trấn áp, tạm giam, sách nhiễu... nhưng họ vẫn tiếp tục nuôi dưỡng ý chí bảo vệ chủ quyền bằng hành động và bằng những cái giá phải trả của những người không mang thẻ đảng.
Tất cả những gì đang gây sóng gió trong dư luận, những thông điệp chính trị, quá khứ, hiện tại của ông Lê Hiếu Đằng và tương lai đảng Dân chủ Xã hội đều nằm trong bối cảnh: nhu cầu của một nền chính trị đa đảng, thoát khỏi ách độc tài, độc đảng của đảng cộng sản VN.
*
Cách đây gần 70 năm, khát vọng Độc lập đã thôi thúc hàng triệu người. Bằng mọi giá phải khôi phục lại quyền sống, quyền tự chủ, quyền tự quyết định vận mạng của người Việt Nam. Hàng triệu thanh niên, thiếu nữ đã tiến bước theo tiếng gọi của núi sông.
Hơn nửa thế kỷ sau, nhìn lại, khát vọng đó thật là chính đáng, nhưng tiếng gọi từ ai, con đường nào, phương tiện chính trị gì đã trở thành mối uất hận cho hàng triệu sinh linh đã chết và hàng hàng lớp lớp con người đang sống.
Hơn nửa thế kỷ sau, chúng ta đang đối diện với nguy cơ mất nước và từ đó dẫn đến nhu cầu đa đảng để thiết lập tự do, dân chủ, để có một chính quyền xứng đáng bảo vệ và phát triển đất nước. Đó là một khát vọng và nhu cầu chính đáng. Nhưng, một lần nữa, tiếng gọi từ ai, con đường nào, phương tiện chính trị gì để những năm về sau nó không sẽ không lại trở thành mối uất hận cho hàng triệu sinh linh đã chết và hàng hàng lớp lớp con người đang sống?
Cho nên không thể đánh đồng, không thể cào bằng giữa mục tiêu muốn đạt và con đường, phương thức, phương tiện để đạt đến mục tiêu.
Những người đàng hoàng, có tâm, có lòng đang chống đối hay ủng hộ ông Lê Hiếu Đằng đều có chung một mục tiêu. Họ chỉ khác nhau về sự đánh giá “những thứ” tiến đến mục tiêu ấy.
Những người đặt Tổ Quốc trên hết sẽ vượt lên những cảm xúc riêng tư, những thân tình đồng đội, những khác biệt quá khứ, để hướng tới và tìm kiếm những gì tốt nhất cho đất nước.
Sẽ rất khó để xác định đâu là khởi động tốt nhất để làm nền tảng khởi đầu cho bối cảnh đa đảng của đất nước. Một tập hợp những người không cộng sản sẽ có những khó khăn chồng chất. Một tập hợp những người cộng sản thực tâm, thực lòng muốn bỏ đảng và lập đảng mới cũng phải đối diện với nhiều sóng gió. Nhưng chắc hẳn, sẽ không ích lợi gì cho đất nước khi có một thái độ cứng ngắt, không tương nhượng - bất kỳ một người cộng sản nào đều không thể thay đổi được, bất kỳ một động thái chính trị nào cũng là âm mưu của tập đoàn độc tài. Nó chỉ làm gia tăng sức mạnh và sự gắn chặt vào nhau trong hàng ngũ những kẻ độc tài.
Cựu Tổng Bí Thư Đảng CS Liên Xô Gorbachev: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản, nhưng ngày hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng: Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền dối trá”. Nếu không biết dối trá cả nửa cuộc đời thì bản thân của Gorbachev đừng hòng leo lên chức Tổng bí thư trong guồng máy đầy dối trá. Và đừng nói ông ta đã không góp phần vào những tội ác của đảng cộng sản Sô Viết.
Cựu Tổng Thống Nga Boris Yelsin: “Cộng sản không thể thay đổi, tự sửa chữa mà phải thay thế, loại bỏ chúng”. Chính Yelsin đã tự phủ nhận, tự làm sai câu nói của ông: ông đã thay đổi.
Chẳng ai tin vào hai trùm sỏ cộng sản, leo lên tận đỉnh cao quyền lực của một tập đoàn gây ra bao nhiêu tội ác cho đến những ngày lá cờ đỏ được kéo xuống ở điện Kremlin. Ngày hôm nay người ta tin vào hai nhân vật đầu sỏ của đảng cộng sản Sô Viết đã góp phần thay đổi bộ mặt chính trị của toàn thế giới bằng hành động sau cùng của họ.
*
Con đường mà ông Lê Hiếu Đằng, những đồng chí của ông và những người ủng hộ ông có thể được nhiều người tin rằng sẽ có mức độ tiêu hao năng lượng thấp nhất. Câu hỏi đặt ra là nó ít làm tiêu hao năng lượng cho tập thể những người khởi xướng hay ngược lại nó sẽ làm tiêu hao năng lượng của cả một phong trào dân chủ?
Ông Lê Hiếu Đằng và đảng Dân chủ Xã hội có thể góp phần trả lời cho câu hỏi này. Cách thức trả lời bằng thái độ, hành động cũng là nền tảng để đánh giá vai trò và những đóng góp của ông và đồng chí của ông đối với công cuộc chung.
Cùng lúc năng lượng của công cuộc chung không chỉ nằm trong tay ông Lê Hiếu Đằng, vận mạng đất nước có xoay chiều hay không, không chỉ tùy thuộc vào sự ra đời của đảng Dân chủ Xã hội.
Vẫn còn đó những công dân Việt Nam thế hệ 8x, 9x đang miệt mài, với quá khứ một tờ giấy trắng, với bản chất tuổi trẻ trong sáng, với thông điệp rạch ròi, với thái độ đường đường chính chính, đã và đang dấn thân bằng lòng can đảm, bằng trí tuệ, bằng trái tim Việt Nam và bằng lý tưởng Tổ Quốc Trên Hết.
Quá khứ là những chia cắt đau buồn như giòng sông Bến Hải.
Tương lai là những nụ cười tươi tắn của Cà phê 258.
Rất khó để mà tiến nhanh về tương lai tươi sáng bằng những cỗ xe đã cũ mèm, đã khô dầu, cạn nhớt, đã rớt bù lon, đã long con ốc, và đã có thời từng đêm, từng đêm chuyên chở những xác người. Nó chỉ nên là những cỗ xe cố góp phần, góp sức những gì còn có thể được, phụ chuyên, phụ chở những hành trang cần thiết cho đoàn xe tuổi trẻ đang từng bước tiến về phía trước.
Subscribe to:
Posts (Atom)