THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 April 2013

Xót xa Tà Hộc...



(Dân trí) - Lần này tôi quyết định trở lại Tà Hộc, vì vẫn cứ đau đáu trong đầu hình ảnh những đứa trẻ nội trú “đói ăn, thiếu mặc” năm xưa. Chuyến thăm Tà Hộc theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” 2 năm về trước làm tôi cảm thấy như mình mắc nợ một cái gì đó...

Mất 7 tiếng từ Hà Nội để chúng tôi trở lại bản Tà Hộc (thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La). Quãng đường hơn 300 cây số có lẽ không xa lắm, nhưng vì đi trong đêm, thời tiết sương mù dày đặc suốt chặng đường nên chuyến đi xem ra khá vất vả. 3h sáng mới đến nơi, nhưng chúng tôi cũng khá cảm động khi biết thầy Lê Chính Tôn, hiệu trưởng của trường THCS Tà Hộc vẫn đợi để đón mọi người.
“Cứ mỗi lần có người dưới xuôi lên đây, chúng tôi vui lắm, cảm như thấy mình được động viên, chia sẻ rất nhiều. Nói thiệt với các anh, cắm bản giảng dạy 14 năm, vất vả mấy chúng tôi cũng không nề hà, chỉ thấy thương cho các em”, câu chuyện của thầy hiệu trưởng về ngôi trường của mình lại bắt đầu từ chính những em học sinh – những cô cậu học trò mà nhà trường lúc nào cũng lo ngay ngáy các em bỏ học vì… thiếu đói.
 
Các em học sinh nội trú ở Trường THCS Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơ, tỉnh Sơn La
Các em học sinh nội trú ở Trường THCS Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơ, tỉnh Sơn La
Trường của thầy Tôn có 227 em học sinh, chủ yếu người dân tộc Thái, Mường, Mông, Khơ Mú. Dân tộc Kinh cũng có, nhưng được xếp vào dạng “dân tộc thiểu số” vì chỉ có 3 em. Thật ra, với các em học sinh, các em dường như cũng chẳng để ý mình là dân tộc nào lắm, bởi chúng đứa nào trông cũng giông giống nhau: có chút gì xuề xòa, nhếch nhác. Nói đúng hơn là bẩn. Một khi cơm còn ăn chưa no, bụng thường xuyên sột soạt vì đói, thì làm sao người ta ở sạch được. Âu đó cũng là điều dễ hiểu.
“Chúng tôi cũng không thống kê là có bao nhiêu em học sinh thuộc hộ nghèo, bởi vì nó dường như là chuyện quá bình thường ở đây rồi. Họa chăng có ai tự dưng giàu có, nổi bật thì còn để ý, chứ chuyện nghèo là chuyện bình thường ở… huyện”, thầy Tôn kể. Trong 227 em học sinh của trường, hiện có 110 học sinh ở nội trú do nhà quá xa. Và cũng chính những em học sinh nội trú này mà chúng tôi trở lại, chỉ với hi vọng là có thể làm một điều gì đó có ích cho các em, dù là nhỏ thôi.
Tiếng trống tan trường buổi học sáng vừa vang lên, các cô cậu học sinh nội trú cũng bắt đầu vào bếp để lo cho cái dạ dày lúc nào cũng thấy đói của mình. Gian bếp lợp tạm bằng tre, kê những thanh sắt đủ để đặt các niêu cơm cho khoảng chục em học sinh cùng thổi lửa. Tôi đi 1 vòng, giờ từng nồi cơm của từng em, để rồi mắt cứ cay cay. Không khói, không lửa mà mắt cay xè vì bữa cơm đến là đáng thương của những em học sinh đang sức ăn, sức học.
 
Các em học sinh nội trú ở Trường THCS Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơ, tỉnh Sơn La
Em Mùi Văn Kiên, học sinh lớp 8 sau buổi học thường vào rừng bắt chuột để bổ sung cho bữa ăn của mình có "chất thịt"
Với 2 con chuột sau khi được chế biến có thể giúp Kiên và thêm 1 bạn cùng phòng ăn được 3 bát cơm
Với 2 con chuột sau khi được chế biến có thể giúp Kiên và thêm 1 bạn cùng phòng ăn được 3 bát cơm
Một bữa cơm ở dưới thành phố, chí ít cũng có 1 món mặn, 1 món canh. Còn ở đây, bữa cơm đơn giản chỉ là có… cơm. Không thịt, không cá, không canh rau. Để dễ ăn hơn, các em pha bột canh với nước, tạo ra thứ nước canh mằn mặn rồi chan với cơm để ăn. Một tuần 6 ngày, một ngày 2 bữa, bữa nào cũng y chang. Khi nào chán ăn cơm, có em chuyển sang ăn mì tôm. Khi nào thèm chất thịt, các em đi lao động “tăng gia bữa ăn”. Những con cá bé tẹo ở suối, những con chuột ở rừng được các em bẫy về, chế biến rất ngon lành.
Nhưng cái cách chế biến cá và chuột của các em khiến chúng tôi càng thêm xót xa. Cái món cá suối, chuột rừng đó được chế biến mà không một chút gia vị như dầu, nước mắm, tỏi, ớt, tiêu, các em chỉ đun chay lên để ăn. Món ăn này hẳn những đứa trẻ thành phố sẽ sợ chết khiếp vì mùi tanh, nhưng với các em vùng bản, chúng vẫn đánh chén ngon lành.
 
Các em học sinh Tà Hộc háo hức với khúc lòng lợn trông đến đáng sợ
Các em học sinh Tà Hộc háo hức với khúc lòng lợn trông đến đáng sợ
Tôi lại được chứng kiến mấy cô cậu học trò xúm nhau vào một bà bán lòng dạo. Món lòng heo không biết người ta độn những thứ gì, chỉ thấy mùi nó thum thủm, dài thòng lòng được các em vồn vã mua, tranh nhau nài nỉ xin người bán hàng cắt dài hơn tý chút. Bỗng dưng tôi lại nghĩ trong đầu, trên đời xin đừng vất đi cái gì cả, bởi với nhiều người khác, nó lại là thứ quý giá vô cùng.
 
Hình ảnh bữa ăn thiếu chất của các em học sinh nội trú ở Tà Hộc:
 
Với 2 con chuột sau khi được chế biến có thể giúp Kiên và thêm 1 bạn cùng phòng ăn được 3 bát cơm
Trong rương của cậu học sinh lớp 9 này là một ít gạo, một vài quả ngô và chuối mà em vừa mang từ nhà lên sau ngày nghỉ để ăn suốt một tuần
Rương của một bạn lớp 8 cùng phòng là một ít ngô và bột canh, thức ăn thường xuyên để đến trường
Rương của một bạn lớp 8 cùng phòng là một ít ngô và bột canh, thức ăn thường xuyên để đến trường
Rương của một bạn lớp 8 cùng phòng là một ít ngô và bột canh, thức ăn thường xuyên để đến trường
Sau mỗi buổi học, các em học sinh đều tự mình lo lấy bữa ăn cho mình. Dụng cụ và nguyên liệu rất đơn giản: một cái nồi, một ít nước, một ít gạo, một ít bột canh, vậy là xong một bữa ăn
Một nồi cơm này phải gánh đến 6, 7 miệng ăn
Một nồi cơm này phải gánh đến 6, 7 miệng ăn
Một nồi cơm này phải gánh đến 6, 7 miệng ăn

Nhưng rau thì rất ít và rất hiếm
Nhưng rau thì rất ít và rất hiếm
Cô bé này vừa đi bắt cá ở suối về để tăng cường thêm chất thịt cho bữa ăn của mình
Cô bé này vừa đi bắt cá ở suối về để tăng cường thêm chất thịt cho bữa ăn của mình
Món cá suối không dầu mỡ, không mắm muối, tỏi ớt
Món cá suối không dầu mỡ, không mắm muối, tỏi ớt
Đối với các em học sinh Tà Hộc, thịt tươi cá tốt là một cái gì đó quá xa xỉ
Đối với các em học sinh Tà Hộc, thịt tươi cá tốt là một cái gì đó quá xa xỉ
Đối với các em học sinh Tà Hộc, thịt tươi cá tốt là một cái gì đó quá xa xỉ
Thay vào đó là món mì tôm quen thuộc, ăn đến phát ngán tận cổ nhưng trong lúc đói thì vẫn ngon như thường
Đối với các em học sinh Tà Hộc, thịt tươi cá tốt là một cái gì đó quá xa xỉ
Ước mơ một bữa cơm có thịt, đậu phụ, có cá tươi, có nước mắm để chan, có rau ngon để chấm với cô cậu học trò vùng bản vẫn đang là một... giấc mơ

Bài và ảnh: Thế Nam

BÁO CHÍ QUỐC TẾ NHANH CHÓNG ĐƯA TIN VỤ XỬ ĐOÀN VĂN VƯƠN



Tòa bắt đầu xử Đoàn Văn Vươn
Cập nhật: 07:06 GMT - thứ ba, 2 tháng 4, 2013
Phiên tòa xử ông Đoàn Văn Vươn và ba người thân tội Giết người đã bắt đầu sáng thứ Ba 2/4 tại Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng.
Một nhân chứng cho BBC biết hàng trăm người đã tới khu vực tòa án từ sáng sớm để tham dự phiên tòa mà truyền thông nhà nước nói là 'xét xử công khai' nhưng không qua được hàng rào an ninh rất chặt vào bên trong.
Các bài liên quan
Con đường dẫn tới tòa bị chặn lại, nhân chứng này cho biết, và đã xảy ra đôi co giữa các nhân viên bảo vệ và một số người tới theo dõi phiên xử.

Một vài người đã bị cảnh sát dẫn đi, theo một nguồn tin.
Ông Đoàn Văn Vươn, 53 tuổi, cùng các anh em của ông là Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý và Đoàn Văn Vệ, bị xử tội Giết người, theo Điểm d, Khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
Tội này có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.

Bốn người này cùng hai người khác, hiện đang bị truy nã, còn bị xử tội Chống người thi hành công vụ.

Vợ ông Vươn là Nguyễn Thị Thương và em dâu ông Vươn là Phạm Thị Báu, cũng sẽ bị xử tội Chống người thi hành công vụ, theo Điểm a, Điểm d, Khoản 2, điều 257 Bộ Luật Hình sự, với khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.

Bốn bị cáo tội danh Giết người bị bắt từ tháng 1/2012.

Toàn bộ số bị cáo bị truy tố từ cuối năm 2012.

"Bình thản"

Ông Đoàn Văn Vươn ra tòa trong chiếc áo màu xi măng, tóc đã mọc dài hơn so với khi ông bị bắt và xuất hiện trong một đoạn video trên Truyền hình Việt Nam.

Theo một nhân chứng có mặt tại tòa, ông tỏ ra khá bình tĩnh.

Vợ ông, bà Nguyễn Thị Thương, thì có vẻ mặt hốc hác và mệt mỏi.

Vụ ông Đoàn Văn Vươn cùng người nhà dùng súng hoa cải tự chế bắn vào lực lượng cưỡng chế khu đầm của ông Đoàn Văn Quý xảy ra hôm 5/1/2012.

Trong vụ này 7 cán bộ chiến sỹ công an, quân đội, đã bị thương.

Kết luận điều tra của công an nói ông "Đoàn Văn Vươn tập hợp anh em ruột gồm [ông] Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái (là anh vợ ông Quý) đã bàn bạc thống nhất lên kế hoạch chuẩn bị thực hiện việc chống lại lực lượng cưỡng chế".

Gia đình ông Vươn bị cho là đã "dựng hàng rào bằng tre, dóc rào để ngăn cản không cho người làm nhiệm vụ vào khu đất, đầm thu hồi cưỡng chế, rải rơm rạ ra lối đi vào và phủ lên nơi đặt mìn tự tạo, tưới xăng đốt, kích điện gây nổ mìn, nổ bình ga bắn đạn hoa cải vào người đến cưỡng chế".

Vụ việc đã gây chấn động dư luận, thu hút sự chú ý của các cấp cao nhất trong chính phủ cũng như của các nước ngoài.

Phiên tòa dự định diễn ra tới ngày 5/4.

Bản án định sẵn?

BBC Tiếng Việt vừa tiến hành cuộc khảo sát trên trang Facebook của mình. Hầu hết các ý kiến đều nghi ngờ tính công minh của phiên tòa và nghi ngờ 'bản án đã được định từ trước'.

"Đảng đã quyết thì khó thay đổi bản án đã được định sẵn trước lắm....Mọi tiếng nói giờ cũng chỉ như 'muối bỏ bể', 'nước đổ lá khoai'. Thương thay bác Vươn và thân quyến!", một cư dân Facebook có tên là Giovanni Paolo viết.

"Nếu chế độ cộng sản Việt Nam... quyết định tha bổng hoặc xử án nhẹ anh Đoàn Văn Vươn cùng những người trong gia đình anh thì người dân Việt Nam còn chút niềm tin vào hệ thống luật pháp do cộng sản Việt Nam tạo ra," Đại Dũng viết.

"Nếu xử với một bản án nặng nề, thì nhân dân Việt Nam hiểu rằng giải pháp cho một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do, đa nguyên, đa đảng, thượng tôn luật pháp chỉ được tìm thấy bên ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam."

"Đảng Cộng sản Việt Nam đã hiện nguyên hình là một băng đảng mafia đỏ, chỉ bảo vệ quyền lợi riêng của phe cánh, nhóm lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi," Đại Dũng viết thêm.

Còn Hải Đăng bình viết: "Mong họ được trắng án, chính quyền sai ngay từ đầu."

"Nhìn hình ảnh Đoàn Văn Vươn thấy thương quá. Hình ảnh người nông dân cam khổ," TuyetAnh Candy bình luận.

Riêng Nguyễn Huy Hùng phản bác các ý kiến trên: "Có kế hoạch chi tiết như thế sao gọi là phòng vệ được. Tôi tin phiên tòa này sẽ được xử công bằng theo luật pháp. Tội của ai đến mức nào thì xử đến mức đó, kể cả những người đã ra lệnh sai luật dẫn đến vụ này".

"Đảng hay thủ tướng có trực tiếp áp đặt ý muốn được đâu? Tòa án chỉ làm theo luật như vụ Lê Văn Luyện được thôi, có muốn cũng không xử nặng hơn những gì đã quy định trong luật. Ai bảo tòa sẽ xử nặng chắc là những người không biết tý gì về luật mà nói vô căn cứ."

Nguồn: BBC Tiếng Việt.
Under tight security, Vietnamese court begins hearing trial of farmers who fought police
(Chris Brummitt/ Associated Press ) - A Vietnamese police officer gestures toward a photographer, seeking to stop him from working close to a court in Haiphong Vietnam, Tuesday, April 2, 2013. A Vietnamese court begun hearing the trial of four fish farmers charged with attempted murder for fighting back against police and army officers seeking to evict them from their land last year.

HAIPHONG, Vietnam — A Vietnamese court has begun hearing the trial of four fish farmers charged with attempted murder for fighting back against police and army officers seeking to evict them from their land last year.

The men are accused of using improvised explosive devices and shotguns and injuring seven security officers.

Despite the alleged violence, their plight and willingness to stand up to the state has earned them folk hero status in Vietnam, where anger at land seizures is one of the main sources of dissent against one-party rule.

Hundreds of police ringed the court in the northern city of Haiphong on Tuesday, ripping down posters from protestors and stopping news photographers.

Lawyers for the accused, land owner Doan Van Vuon and three relatives were not available for comment.

Copyright 2013 The Associated Press. All rights reserved. This material may not be published, broadcast, rewritten or redistributed.

Bị cáo phủ nhận chuẩn bị vũ khí chống lệnh cưỡng chế


Chiều 2/4, bị cáo Đoàn Văn Sịnh khai tham gia lập hàng rào, tưới xăng lên lối đi, rải rơm cản đoàn cưỡng chế là để "giữ đất cho gia đình".
Kịch bản 'dàn trận' của bị cáo Đoàn Văn Vươn

Là người thứ hai trả lời thẩm vấn sau bị cáo Vươn, ông Sịnh cho biết từng tham gia các cuộc họp gia đình trong bữa cơm sau khi cơ quan chức năng thông báo sẽ thu hồi hơn 19 ha đầm nuôi tôm của ông Đoàn Văn Vươn.
“Không liên quan việc bị thu hồi đất, tại sao bị cáo lại tham gia chống cưỡng chế?”, chủ tọa hỏi. Dáng vẻ mệt mỏi, anh trai của ông Vươn cho rằng tham gia vì "tình cảm gia đình".
Bị cáo Đoàn Văn Sịnh. Ảnh chụp qua màn hình: Hà Anh
"Vươn đề ra kế hoạch chống cưỡng chế̉ là vì muốn giữ đất”, bị cáo khẳng định.
Trong phần lời khai vào ban sáng, ông Vươn thừa nhận đã bàn cụ thể kế hoạch chống đối và nhận được đồng tình của gia đình. Tuy nhiên, ông Sịnh khẳng định: "Khi nghe Vươn bàn việc cho nổ bình gas, bắn súng hoa cải, kích nổ mìn, tôi đã không đồng ý”.
Sau ông Sịnh, HĐXX thẩm vấn cháu ông Vươn là bị cáo Đoàn Văn Vệ về kế hoạch chuẩn bị vũ khí. Không thừa nhận lời khai ban sáng của ông Vươn rằng có đưa 6 triệu đồng nhờ đi mua súng hoa cải, Vệ khai không biết chỗ bán, cũng không biết việc ông Vươń chống đối cưỡng chế.
Trong khi đó, cáo buộc của VKS cho rằng, Vệ biết kế hoạch của gia đình nên xin tham gia, mang tiền đi mua súng nhưng không được.
Trong 6 bị cáo, ông Đoàn Văn Quý bị cơ quan công tố cho rằng là đồng phạm tích cực nhất, tham gia từ đầu đến cuối kế hoạch của anh trai. Trong khi ông Vươn khai đã giao việc thực hiện kế hoạch chống đối cho bị cáo Quý, yêu cầu cố thủ, đợi lực lượng cưỡng chế đến gần mới nổ súng, ông Quý phủ nhận. Bị cáo này cho rằng hai anh em không bàn bạc cùng như góp tiền mua súng như công tố viên cáo buộc.
Phủ nhận nhiều lời khai của anh trai, ông Quý phân tích: “Anh Vươn không ở hiện trường nhưng lại trình bày như là có mặt”. Phủ nhận cáo buộc đã làm theo hướng dẫn của anh trai khi đấu nối kíp nổ, bị cáo Quý khai: "Do xem trên tivi nên tự nghĩ ra".
“Vì sao bị cáo lại có thể đấu nối kíp nổ?”, chủ tọa hỏi dồn. Ông Quý cho hay do xem ở công trường phá đá nên biết.
Cuối phần xét hỏi, em trai của bị cáo Vươn thừa nhận đã bắn hai phát đạn vào đoàn cưỡng chế trước khi bỏ trốn bằng thuyền.
Khó nhọc khi đứng trước vành móng ngựa, bị cáo Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) khai có biết về quyết định thu hồi đất cũng như kế hoạch chống đối nhưng "không tham gia". Bà lập hàng rào để̀ ngăn người qua lại chứ không phải cản đoàn cưỡng chế như cáo trạng quy kết. "Hôm xảy ra vụ án, tôi đang đưa con đi học", bà này trình bày.
Người phụ nữ thứ hai trả lời thẩm vấn là bà Phạm Thị Báu (vợ ông Quý). Phản đối việc bị quy kết chống người thi hành công vụ, bị cáo Báu cho rằng UBND huyện Tiên Lãng thu hồi đất không đúng thẩm quyền nên đoàn công tác thực hiện cưỡng chế là không đúng. Bị cáo cho rằng, việc chống trả của người thân không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.
Liên quan đến việc rải rơm, lập hàng rào trên đường vào nhà, bị cáo cho rằng, đó là việc bình thường để "ngăn trộm".
Ngày mai, phiên tòa tiếp tục làm việc.
- Ngày 5/1/2012, hơn 100 cảnh sát, bộ đội tham gia cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Vươn. Một số thành viên trong gia đình ông Vươn chống đối làm 7 người bị thương.
- Chiều 5/1/2012, hai căn nhà của ông Vươn và Quý đã bị đốt, đập phá.
Ngày 10/1/2012, ông Vươn cùng Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Giết người. Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương bị khởi tố về tội Chống người thi hành công vụ.
- Ngày 10/2/2012, Thủ tướng kết luận các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Vươn đều trái luật.
- Cuối tháng 3/2012, 50 cán bộ tại huyện Tiên Lãng bị kiểm điểm, xử lý. Tập thể Ban cán sự Đảng UBND Hải Phòng bị kỷ luật khiển trách.
- Tháng 1/2013, liên quan trách nhiệm trong vụ phá nhà ông Vươn, nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền bị khởi tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, nguyên phó chủ tịch Nguyễn Văn Khanh và 3 bị can Phạm Xuân Hoa (nguyên trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện, phó trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế), Lê Thanh Liêm (nguyên chủ tịch xã Vinh Quang) và Phạm Đăng Hoan (nguyên bí thư xã) đã bị xử lý hình sự về tội Hủy hoại tài sản. Ông Hiền cùng các thuộc cấp sẽ bị xét xử vào ngày 8/4 tại TAND Hải Phòng. Phiên xử do Chánh án Trần Thị Thu Hà làm chủ tọa.
Nhóm phóng viên