THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 June 2013

Ngày Vinh Danh Quân Lực VNCH





Kính mong quý vị dành thời giờ tham dự
              Ngày Vinh Danh Quân Lực VNCH        
   trên diễn đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ
   Ngày 16/6/2013 : Lúc 01 giờ Việt Nam > 20 giờ Âu Châu >
           11 giờ  sáng California > 14 giờ trưa New York
Thay mặt Ban Điều Hành Diễn Đàn, Viên gạch cho Tự Do kính mời.

Thú chơi ngông đốt tiền của đại gia Tuyên Quang



Một số đại gia Tuyên Quang nổi lên trong thời kỳ khó khăn như một biểu tượng về sự giàu có và thành đạt, những thú chơi khiến nhiều người biết thêm về cách tiêu tiền của đại gia.

Chơi xe sang, siêu xe

tuyenquang-daigia2

Dù là một tỉnh miền núi nhưng nhiều người hẳn sẽ bất ngờ về những chiếc xe sang và siêu xe mang thương hiệu đẳng cấp thế giới xuất hiện nhiều ở Tuyên Quang. Những mác xe sang như audi, BMW, mercedes, lexus, acura đến những siêu xe vốn chỉ dành cho giới thượng lưu danh giá như bentley, rolls – royce, maybach, lamborghini đều đã xuất hiện ở Tuyên Quang.

tuyenquang-daigia3

Siêu xe maybach 62s phiên bản có vách ngăn đầu tiên xuất hiện ở Tuyên Quang vào năm 2011 giá xe khi về đăng kí ở Việt Nam là khoảng 20 tỷ đồng. Đến giờ Maybach vẫn là một trong những chiếc xe có giá đắt hàng đầu Việt Nam, chủ nhân chiếc xe là một đại gia sinh năm 1980. Anh còn được biết đến là một ông trùm lâm sản có tiếng và một đại gia bất động sản.

tuyenquang-daigia4

Đây là 1 trong 3 chiếc maybach duy nhất mang màu trắng ở Việt Nam, chiếc xe có chiều dài 6,2 mét. hiện anh đang sở hữu một trong những tòa nhà khách sạn và trung tâm thương mại mua sắm nổi tiếng ở HN, nhắc đến anh nhiều đại gia còn phải nghiêng mình thán phục.
Giới mê xe của cả nước một thời hoang mang khi biết chiếc siêu xe nổi danh thế giới Lamborghini murcielago về Việt Nam và là của một đại gia ở Tuyên Quang. Anh tên là Vũ Hữu Lợi một doanh nhân triệu phú đô la sinh năm 1979.

tuyenquang-daigia5

Chiếc xe đã đốt của anh Lợi khoảng 23 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những chiếc xe đắt nhất Việt Nam và thuộc sở hữu của người Tuyên Quang.
Bentley Flying spur phiên bản speed có giá 12 tỷ ở Việt Nam cũng thuộc sở hữu của anh, theo nhiều trang báo đánh giá bộ sưu tập gồm nhiều xe của anh có giá 60 tỷ đồng.

tuyenquang-daigia1

Audi Q7 4.2 Turbo. của một doanh nhân ở Tuyên Quang. Được biết hiện tại các dòng xe hạng sang ở Tuyên Quang khá đầy đủ các loại.
Chơi bàn ghế bằng gỗ ngọc Am, giá khủng
Một thứ chơi không thể không nhắc đến đối với đại gia Tuyên Quang đó là thú chơi các loại đồ gỗ tiền tỷ ở vùng đất có độ che phủ rừng lớn thứ 2 cả nước này.

tuyenquang-daigia6

Gỗ ngọc am là thứ gỗ xưa kia chỉ dành cho các bậc vua chúa và ngày nay gần như không còn loại gỗ này nữa nên giá trị của bộ bàn ghế càng cao hơn.

tuyenquang-daigia7

Bộ bàn ghế 10 tỷ có giá đắt nhất là bộ bàn ghế làm bằng gỗ ngọc Am ở Tuyên Quang, thuộc sở hữu của một đại gia trong ngành lâm sản, khoáng sản.

tuyenquang-daigia8

Bộ bàn ghế thứ 2 có giá 4 tỷ đồng của một doanh nhân Tuyên Quang tên Nguyễn Quang Vịnh, đây là một bộ bàn ghế có sức hút với giới doanh nhân, nhiều đại gia chào đón nhưng ông không bán.

tuyenquang-daigia9

Còn một số thông tin cho rằng gỗ ngọc am có độc tính nhưng trên một số tờ báo như báo gia đình đã khẳng định loại gỗ này rất tốt, có nhiều công dụng và đem lại lợi ích về mặt phong thủy và tâm linh cho ngôi nhà chủ nhân.
Theo Doanh Nhân

Từ thầm lặng đến đấu khẩu công khai



nguyentandung-trungquoc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại “Đối thoại Shangri-La” ngày cuối.

Sự tự tin của Việt Nam về một chiến lược cân bằng sức mạnh có thể làm hình mẫu cho các quốc gia tầm trung ở châu Á.
“Lòng tin chiến lược” (strategic trust) mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố tại “Đối thoại Shangri-La” (SLD-12) là tầm nhìn mới về phương cách bảo đảm an ninh và thịnh vượng cho khu vực. Lòng tin này hoàn toàn khác với cái gọi là “chiến lược hỗ tín” (zhàn luè hù xin) trên cửa miệng người Trung Quốc, là thứ Trung Quốc định dụ khị người Mỹ khi ông Tập Cận Bình thăm Hoa Kỳ hồi tháng 2.2012. Thần chú Trung Quốc định ru ngủ Hoa Kỳ đại thể là: “Hãy tin tôi đi, tin ở tương lai chung, ai rồi cũng có phần hết: Tây Thái Bình Dương là của “ngộ”, Đông Thái Bình Dương là của “nị”! Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines và Việt Nam… là những nước nhỏ, khỏi căng thẳng làm gì cho mất lòng nhau!”

Chủ động tìm kiếm cân bằng

Tự tin đưa ra tầm nhìn ấy nhờ vào hai nền tảng. Thứ nhất, an ninh của Việt Nam là một bộ phận cấu thành của an ninh khu vực. Đúng như bình luận của Channel News Asia hay Strait Times từ Singapore, “lòng tin chiến lược được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong bối cảnh căng thẳng và tranh chấp lãnh thổ tăng cao trong những năm gần đây, đe doạ đến sự phồn thịnh của khu vực”. Thứ hai, chọn bạn mà chơi là tiêu chí hàng đầu trong tập hợp lực lượng. Reuters bình luận: “Thủ tướng Việt Nam kêu gọi ASEAN tăng cường đoàn kết trong khi Trung Quốc áp đặt chủ quyền của mình lên vùng biển giàu dầu lửa ở Biển Đông; cảnh báo bất kỳ xung đột nào cũng có thể gây tổn hại tới thương mại quốc tế và kinh tế toàn cầu”.
Chính hai nền tảng nói trên đã đưa tới hệ thống đối tác chiến lược với các nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Tuyên bố của Thủ tướng đã gạt bỏ lời đồn đoán trong giới ngoại giao quốc tế, liệu Việt Nam có dứt điểm nổi quyết tâm xây dựng “đối tác chiến lược” với Hoa Kỳ. Chủ trương này vốn được đề cập từ lãnh đạo cấp cao của hai nước cách đây hơn ba năm, nhưng rồi dường như tiến trình thực hiện cứ “bị trồi trụt” theo thời tiết chính trị ở mỗi nước. Truyền thông quốc tế đã không bỏ qua một chi tiết thú vị, trong dạ tiệc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại ngồi cùng bàn với bộ trưởng Chuck Hagel. Cả hai ông từng bị thương trên chiến trường, nay cùng ngồi bàn thảo phương thức thúc đẩy cân bằng quyền lực để đối phó với thách thức chung.
Trụ vững vào niềm tin ở luật pháp và công pháp quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mạnh mẽ đưa ra, tuy phiếm chỉ, địa chỉ tố cáo không thể rành rẽ hơn với hai cảnh tỉnh. Thứ nhất, “đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”. Thứ hai, nếu sự cạnh tranh và can dự của nước lớn nào đó “mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hoà bình, hợp tác và phát triển”.

Có thể làm hình mẫu

Trưởng đoàn Việt Nam tại SLD-12, thứ trưởng bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khi phân tích phát biểu của Thủ tướng đã nhận xét, phát biểu đề dẫn “làm hài lòng các chiến lược gia trên thế giới, bởi nó chính xác, đúng mực, không bỏ sót vấn đề nào, không phóng đại vấn đề nào”. Thật vậy, cái khó là giữ được trung đạo! Khi thiếu tướng Yao Yun Zhu (học viện Kỹ thuật quân sự Trung Quốc) khiêu khích ngay tại phiên khoáng đại với lối hỏi xách mé, “cường quốc nào vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm luật nào” trên Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đáp trả: “Những diễn biến gần đây trên thực tế mọi người có mặt tại đây đều đã biết (là nước nào). Tôi xin không nhắc lại”.
Chính cái minh triết trung đạo ấy đã đảm bảo cho quá trình phác thảo đường lối “không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực, nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hoà bình, ổn định và phát triển”. Khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng là ở chỗ này. Trung Quốc coi Mỹ là “kẻ ngoại đạo” nhảy vào Biển Đông gây rối, thì Việt Nam lại tuyên bố: Hoa Kỳ là cường quốc Thái Bình Dương và ủng hộ cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc nếu như các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa đem lại lợi ích cho chính mình, đồng thời đóng góp thiết thực vào hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung.
Là một tác giả của “năm nguyên tắc chung sống hoà bình”, Ấn Độ bình luận về vai trò của Việt Nam: “Là những người kế thừa truyền thống chính trị hiện thực mạnh mẽ, các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận biết được sự đoàn kết của ASEAN rất dễ bị lung lay và ý thức rằng Bắc Kinh có thể dễ dàng chia để trị. Sự thật là các nước nhỏ trong khu vực không thể buộc Trung Quốc chấp nhận các chuẩn mực pháp lý quốc tế, vì vậy, sự lựa chọn duy nhất để giúp bảo vệ các lợi ích của Việt Nam nằm trong việc duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và các cường quốc khác”. Tờ Indian Express kết luận: chính sự tự tin của Việt Nam về chiến lược cân bằng sức mạnh có thể làm hình mẫu cho các quốc gia tầm trung ở châu Á.
theo SGTT

TOÀN CẢNH Công An Lộc Hà đánh Nguyễn Chí Đức và Nguyễn Văn Phương 2/6/2013



nguyenvanphuong-locha
Nguyễn Văn Phương bị bịt mắt và bị đánh


Nguyễn Chí Đức bị công an mặc thường phục đánh vỡ kính, bầm lưng

nguyenchiduc-congan2

Cuộc biểu tình buổi sáng bị dập tắt sau gần một giờ.
Ngay sau đó thân nhân và anh chị em biểu tình sang trại Lộc Hà , nơi giam giữ người biểu tình để đòi công an trả người bị bắt giữ.
Đến 6 giờ chiều 22 người lần lượt được trả tự do. Mọi người tiếp tục ở lại chờ đến 19 giờ thì công an cho khiêng anh Trương Văn Dũng ra ngoài cổng đặt nằm bên lề đường trong tình trạng choáng ngất, đỉnh đầu có một vết thương khá sâu, máu ra nhiều.
Nhân dân đấu tranh đòi công an trại Lộc Hà phải đưa anh Trương Văn Dũng đi bệnh viện nhưng không được đáp ứng. Bà con chuẩn bị gọi xe đưa anh Dũng đi nhà thương.
Trong khi đó Xe của công an Hà nội chở lãnh đạo công an thành phố ra khỏi cổng trại, anh Chí Đức dung điện thoại di động chụp ảnh chiếc xe này.
15 phút sau Chí Đức đang đứng bị 5 công an mặc thường phục vây quanh giật điện thoại. Chí Đức bỏ liền bị đuổi theo đánh tới tấp.
Nguyễn Văn Phương chạy theo can ngăn liền bị quật xuống đường và đánh rất dã man.
Chí Đức và Nguyễn Văn Phương bị đám công an này tống lên xe thùng chuẩn bị chở đi. Thấy nguy cơ 2 anh có thể nguy hiểm đến tính mạng,khoảng hơn 10 người nằm lăn ra trước xe thùng của công an ngăn không cho đem 2 anh đi. Rất nhiều dân người khác đồng loạt nằm lăn giữa đường biểu thị sự ủng hộ.
Anh Bùi Tiến Hưng đập cửa xe yêu cầu công trả tự do cho người bịn nhốt trong xe liền bị công an túm áo đánh khá đau. Quá phẫn uất, anh Hưng kêu to đòi mua giúp xăng để tự thiêu
Giao thông trên tuyến đường Đông Anh bị tắc nghẽn 2 giờ.
Theo FB Mai Dzung

locha-biendong

nguyenchiduc-congan




bieutinhnam-locha1

nguyenchiduc-nguyenvanphuong

Bổ sung điều 4: Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất



dieu4hienphap

Thảo luận về dự thảo Hiến pháp sửa đổi 1992 sáng 3/6, ĐBQH nói có đủ cơ sở khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng – lực lượng lãnh đạo duy nhất đáp ứng các yêu cầu bức thiết từ trước đến nay và cả mai sau.
Không phải là cảm tính một chiều
ĐB Đặng Ngọc Tùng cho rằng, Hiến pháp của bất kỳ một quốc gia nào cũng đều mang hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền, phục vụ cho lợi ích của giai cấp đó. Do đó, dự thảo Hiến pháp sửa đổi giữ nguyên điều 4 cũng để khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan, sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhưng bổ sung quy định về bản chất của Đảng theo tình hình mới.
ĐB Huỳnh Thế Kỳ bày tỏ đồng tình quy định điều 4 là thể chế hóa quan điểm của Đảng về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, là sự kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992. Khẳng định tính chất lịch sử, tính chất khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bởi lẽ, thực tiễn lịch sử đã chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội luôn là nhân tố quan trọng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
“Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam và tạo cơ sở pháp lý đấu tranh, xử lý các đối tượng phản động, cơ hội chính trị, thành lập, tham gia các đảng phải chính trị, tiến hành hoạt động chống phá, cần bổ sung chỉnh lý điều 4 theo hướng quy định Đảng là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội thay cho quy định như trong dự thảo Hiến pháp hiện hành là “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.
điều 4, hiến pháp
ĐB Trương Thị Thu Trang: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử
ĐB Trương Thị Thu Trang (Tiền Giang) thì cho rằng, nhìn vào thực tiễn đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử, trở thành quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường XHCN, có liên hệ quốc tế rộng mở, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Như vậy, về mặt lý luận và thực tiễn có đủ cơ sở khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng lãnh đạo duy nhất đáp ứng được các yêu cầu bức thiết của nhân dân trong các giai đoạn cách mạng từ trước đến nay và cả mai sau.
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cũng bày tỏ: Tôi tán thành việc tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện tại điều 4, sự tán thành của tôi không phải là cảm tính một chiều mà dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn….
Theo ông Học, qua việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tuyệt đại bộ phận nhân dân khẳng định sự nhất trí tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng tại điều 4. “Ý kiến không đồng ý chỉ là một số rất ít. Một khi nhân dân đã lựa chọn suy tôn Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của mình, nhân dân yêu cầu phải khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp thì đây là sự lựa chọn suy tôn sáng suốt, đúng đắn của những người làm chủ cần được ghi nhận tôn trọng”.
Đề nghị bổ sung ‘Đảng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật’
ĐB Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) cho rằng, thực tiễn lịch sử có lúc thăng trầm, Đảng cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, có khó khăn từ bên ngoài, có khó khăn từ chính nội tại nhưng Đảng luôn là đại biểu duy nhất đóng vai trò là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của cả dân tộc Việt Nam, luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc.
điều 4, hiến pháp
ĐB Đinh Thị Phương Lan
ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) đánh giá trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu to lớn mà nhân dân đạt được trên tất cả các lĩnh vực do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng qua tiếp xúc cử tri cũng còn nhiều ý kiến băn khoăn về những thiếu sót, khuyết điểm trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.
“Trên thực tiễn, nghị quyết của Đảng có hiệu lực và vị thế cao nhất đối với nhà nước và xã hội, cán bộ đảng viên và nhân dân ai cũng phải chấp hành. Nhưng nếu chủ trương, nghị quyết đó có thiếu sót, khuyết điểm dẫn đến thiệt hại cho đất nước, làm hao tổn đến tiền của nhân dân thì chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm đối với chủ thể ban hành trước pháp luật.
điều 4, hiến pháp
ĐB Trương Thị Huệ đề nghị bổ sung nội dung Đảng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
Như vậy, nếu chỉ quy trách nhiệm trước nhân dân mà không chịu trách nhiệm trước pháp luật thì rất không cụ thể. Chúng ta được biết trong Đảng có Điều lệ, có quy định, có quy chế để điều chỉnh, xem xét, xử lý các vấn đề trên. Nhưng đó là việc nội bộ của Đảng, vì vậy người dân khó có ý kiến vào công việc nội bộ của Đảng.
Do đó tôi đề nghị bổ sung nội dung Đảng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vào điều 4 để thể hiện trách nhiệm của Đảng trước những quyết định của mình, đồng thời làm cơ sở để nhân dân giám sát” – bà Huệ phát biểu.
Theo VietNamNet

Lễ hội tắm bùn đầu tiên ở Hà Nội



Tại ngày hội Mud Day lần đầu tiên được tổ chức ở Hà Nội, đông đảo bạn trẻ chơi trò bế nhau, bắt vịt, lợn trên bãi bùn rộng gần 100 m2 và để lại nhiều tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Bạn trẻ bắt lợn trong bãi bùn

Ngày hội được tổ chức tại CLB Mỹ, trên phố Hai Bà Trưng chiều 2/6 nhân dịp quốc tế thiếu nhi. Tuy nhiên, có rất ít trẻ em tham gia, thay vào đó là hơn 20 nam nữ thanh niên.
Trò chơi bắt lợn trên bãi bùn rộng khoảng 100 m2 mang lại nhiều tiếng cười sảng khoái cho người xem khi chú lợn chạy tán loạn vì sợ hãi.
Các cô gái mặc bikini chạy trên đám bùn nước.
Ngày hội diễn ra chủ yếu với các trò chơi với bùn như thi bò về đích của các cặp đôi nam nữ.
Hay bế nhau chạy tốc độ.
Bùn trơn trượt khiến nhiều đôi ngã nhào.
Giữa các trò chơi là khoảng thời gian nghỉ ngơi cho người chơi nô đùa. Các bạn trẻ thoải mái nghịch với loại bùn được mang về từ Nha Trang (Khánh Hòa).
Một em nhỏ người nước ngoài cũng tham gia cùng người lớn.
Một anh chàng thích thú khi bắt được con vịt.
Chung cuộc đội thua phải chui vào lồng để đón nhận những quả 'bom' bùn từ đội thắng cuộc ném vào.
Ngày hội kết thúc với sự mệt nhoài của người chơi.
*ClipBạn trẻ bắt lợn trong bãi bùn
Hoàng Hà

'Giữ tên nước để tránh gây phức tạp chính trị'


'Dân không quan tâm đến đổi tên nước'

Đại biểu Trần Văn Tư cho rằng, vấn đề đổi tên nước có ý kiến khác nhau nhưng trong số 700.000 ý kiến của tỉnh Đồng Nai thì chỉ một ý kiến đề nghị đổi tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa "với tâm tư tình cảm muốn trở về tên nước khi thành lập chứ không có gì khác".
"Đổi tên nước thì cái không được nhiều hơn cái được, nếu đổi mà không có cơ sở thì sẽ gây xáo trộn không cần thiết", vị Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai nói.
Chia sẻ quan điểm này, Trưởng đoàn đại biểu Quảng Trị Phạm Đức Châu cho rằng, khi chế độ chính trị vẫn ổn định, khi bản chất, mục tiêu Nhà nước và định hướng phát triển đất nước không thay đổi thì không có lý do gì để thay đổi tên nước. "Cho nên, tôi hoàn toàn nhất trí với dự thảo về tên nước vẫn là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam", ông Châu nói.
Ảnh
Đại biểu Huỳnh Thế Kỳ. Ảnh: TTXVN.
Theo Giám đốc công an tỉnh Ninh Thuận Huỳnh Thế Kỳ, tên nước là vấn đề thiêng liêng, liên quan tới nhiều vấn đề, từ chế độ chính trị, kinh tế - xã hội cho tới định hướng cách mạng, phương hướng phát triển của đất nước, dân tộc. Nó còn liên quan tới bản chất, phương thức hoạt động của nhà nước, tư tưởng, tâm lý của người dân và nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng quốc tế.
Ông Kỳ cho rằng, ý kiến đặt vấn đề đổi tên nước là không phù hợp. Bởi lẽ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là tên gọi đã được Quốc hội khóa 6 quyết định vào ngày 2/7/1976 sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng và được được sử dụng ổn định cho tới nay. Tên gọi này gắn với giai đoạn hòa bình, độc lập dân tộc của đất nước đồng thời khẳng định rõ con đường, mục tiêu mà Việt Nam đang đi và hướng đến là phấn đấu thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Còn tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phù hợp với giai đoạn cách mạng trước 1976, thời kỳ đất nước thực hiện cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ, cách mạng xã hội chủ nghĩa xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
"Thể chế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vận động trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến kiến quốc, tạo dụng những nên tảng ban đầu để đi lên chủ nghĩa xã hội. Thể chế đó đã được lịch sử kiểm nghiệm làm tròn nhiệm vụ lịch sử của nó và phát triển triển theo logic bởi thế chế mới là chủ nghĩa xã hội", ông Kỳ nói.
Đại biểu này cho rằng, quốc hiệu hiện nay phù hợp với nền chính trị hiện tại và mục tiêu định hướng phát triển của đất nước trong thời gian tới. Việc giữ tên nước sẽ tiếp tục khẳng định mục tiêu định hướng xây dựng đất nước và đảm bảo ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị của đất nước. "Giữ tên nước là giữ vững niềm tin của cán bộ, công chức và nhân dân vào chế độ, vào Đảng, Nhà nước; tránh những tác động bất lợi và thậm chí xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và có thể gây phức tạp về an ninh, chính trị, trật tự", vị Giám đốc công an lập luận.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Huỳnh Đảm lắng nghe trong phiên thảo luận buổi sáng.
Trong số các phát biểu sáng nay, chỉ có một ý kiến theo chiều hướng ngược lại là của đại biểu Chu Sơn Hà. Theo ông, nhiều cử tri đã đề nghị lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì đây là quốc hiệu gắn với chính thể cộng hòa đầu tiên, là thành quả của cuộc cách mạng giành độc lập. Việc ghi nhận trong bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945 và tiếp tục khẳng định trong các bản Hiến pháp 1946, 1959 thể hiện rõ thể chế chính trị của Việt Nam là cộng hòa, bản chất nhà nước dân chủ; là phù hợp điều kiện với đất nước trong giai đoạn hiện nay mà không ảnh hưởng tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước.
"Cử tri nhận thấy, tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bền vững với thời gian và cho rằng nó rất thiêng liêng, là niềm tin của mọi công dân Việt Nam trong và ngoài nước. Chúng ta có cả một hệ thống truyền thông hùng mạnh cùng với bản lĩnh một dân tộc Việt Nam anh hùng thì không thể một thế lực nào có thể xuyên tạc, làm dân ta xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội", ông Hà nói.
Trước lo ngại về vấn đề tốn kém do đổi tên nước, đại biểu này đặt câu hỏi ngược lại rằng, phải chăng các lần đổi tên nước trước không tốn kém. "Nếu có tốn kém kinh phí cho việc sửa đổi để cho ra đời một bản hiến pháp hiệu quả, phù hợp với lòng dân thì nhân dân ta cũng đồng thuận cao", ông Hà khẳng định.
Nguyễn Hưng

Chính phủ vay 690.000 tỷ đồng trong 3 năm


 
 100 đồng GDP, 95 đồng nợ

Từ 2010-2012, Chính phủ đã huy động khoảng 690.910 tỷ đồng từ các hình thức khác nhau. Theo báo cáo vừa được gửi tới đại biểu Quốc hội, quá nửa số tiền này được dùng để bù đắp bội chi. 
Báo cáo chi tiết về việc sử dụng vốn vay và quản lý nợ công vừa được Chính phủ gửi tới các đại biểu Quốc hội trong những ngày cuối tháng 5. Theo đó, cơ quan điều hành tiếp tục khẳng định tỷ lệ nợ công đến 31/12/2012 là 55,4% GDP và "vẫn trong ngưỡng an toàn". Nợ Chính phủ tương đương 43,1% GDP, trong khi nợ nước ngoài khoảng 42%.
Trong cơ cấu nợ công, các khoản do Chính phủ vay trực tiếp chiếm 78%, nợ bảo lãnh là 21%, trong khi nợ chính quyền địa phương chiếm 1% còn lại. Tổng dư nợ cho vay nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh là hơn 7,1 tỷ USD. "Cơ cấu này phù hợp với định hướng chiến lược quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030", Chính phủ nhận định.
Cũng trong báo cáo gửi Quốc hội, cơ quan điều hành cho biết chỉ tiêu về trả nợ so với thu ngân sách nhà nước theo báo cáo vẫn luôn nằm trong giới hạn an toàn, dưới 25% tổng thu.
[Caption]
Tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nước qua các năm. Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Nợ công của Việt Nam chủ yếu đến từ phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước, vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài từ các nhà tài trợ. Luật Quản lý Nợ công có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, kể từ đó đến nay, trong 3 năm Chính phủ đã huy động vốn vay khoảng 690.910 tỷ đồng và 53,8% tổng số vốn này được bù đắp cho bội chi ngân sách Nhà nước. Phần còn lại được sử dụng đầu tư cho các công trình dự án giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế cũng như các chương trình mục tiêu quốc gia.
ngan-hang-4-hh490-1370247505_500x0.jpg
Trong 3 năm, Chính phủ đã huy động được hơn 690.000 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Hà.
Hiện Nhật Bản vẫn là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Việt Nam (chiếm 17%), Ngân hàng Thế giới (WB) chiếm 13%, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chiếm 8%.
Về áp lực trả nợ, Chính phủ cho biết phần lớn các khoản vay nước ngoài có thời gian dài với lãi suất ưu đãi (vay ODA). Cụ thể, các khoản vay từ WB có thời hạn 25 năm trong đó 5 năm ân hạn, lãi suất 1,25% và phí quản lý là 0,75%. Các khoản vay từ ADB có thời hạn 30 năm trong đó có 7 năm ân hạn, lãi suất 1 - 1,5%. Còn các khoản vay từ Nhật Bản có thời hạn 30 năm trong đó có 10 năm ân hạn, lãi suất 1 - 2%. 
Ngoài ra, lãi suất trái phiếu phát hành trong nước theo khẳng định của Chính phủ là vẫn "phù hợp với định hướng chính sách tiền tệ và thấp hơn lãi suất huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại".
Tính đến cuối năm 2012, có 99 dự án được cấp bảo lãnh vay nước ngoài với tổng giá trị cam kết gần 12,7 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như điện, hàng không, xi măng, dầu khí, giấy và một số dự án khác thuộc danh mục các chương trình ưu tiên của Chính phủ.
Trước đó, báo cáo được Ủy ban Kinh tế Quốc hội công bố hôm 27/5 cho thấy nợ công của Việt Nam cho thấy nợ công của Việt Nam đang bị đe dọa bởi "những mầm mống đến từ khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước mà ngân sách nhà nước có thể phải đứng ra trả thay". Theo các tác giả của bản báo cáo, nếu tính thêm cả khoản nợ của khu vực doanh nghiệp Nhà nước mà không được Chính phủ bảo lãnh như nợ nước ngoài, trái phiếu trong nước và nợ hệ thống ngân hàng thì nợ công Việt Nam lên xấp xỉ 95% GDP, vượt xa so với ngưỡng an toàn 60% GDP được các tổ chức quốc tế khuyến cáo.
Thanh Thanh Lan

Máy bay Vietnam Airlines bốc khói động cơ


 
 Máy bay Vietnam Airlines hạ cánh khẩn cấp vì sự cố

Chiếc Airbus A330 khởi hành từ Melbourne vừa về tới nơi đỗ ở sân bay Tân Sơn Nhất xuất hiện khói ở động cơ số 2.
Theo thông tin từ Vietnam Airlines, lúc 15h55 ngày 3/6, khi máy bay mang mã hiệu VN780 từ Melbourne bắt đầu lăn vào sân đỗ, bất chợt có khói bốc ra từ động cơ số 2.
Ngay lập tức toàn bộ 166 hành khách và 13 nhân viên phi hành đoàn xuống bằng đường ống lồng bình thường. Hành lý đã được dỡ xuống trả cho khách lúc 16h30 cùng ngày.
vna-1-94280647-1367847001-500x0-JPG-1370
Máy bay Vietnam Airlines bốc khói ở động cơ: Ảnh minh họa: Anh Quân
Nguyên nhân sự cố đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Tàu bay xảy ra sự cố là Airbus A330, số hiệu đăng ký A376, xuất xưởng ngày 27/8/2008, được Vietnam Airlines đưa vào khai thác ở Việt Nam từ ngày 20/7/2010. Kỳ kiểm tra kỹ thuật định kỳ gần nhất của tàu bay này là ngày 20/5 vừa qua.
Kiên Cường

Nhiều nghi vấn về nguyên nhân gây cháy xe tiếp xăng



Có nhân chứng cho rằng trong quá trình tiếp nhiên liệu, xăng từ xe bồn rò rỉ và bén vào tàn thuốc gây cháy. Thời điểm hỏa hoạn, tổng lượng xăng từ xe bồn và hầm chứa khoảng 100 m3.
>‘Thiệt hại cháy ở cây xăng có thể lên tới 4 tỷ đồng'Ảnh hiện trường vụ cháy

Gần 13h, xe bồn tiếp xăng vào bể chứa tại cây xăng dầu quân đội trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội). Một số nhân chứng cho hay, trong quá trình tiếp, nhiên liệu rò rỉ, chảy xuống rãnh thoát nước và được cho là bén vào tàn thuốc của một số người dân đứng dưới gốc cây sấu cách đó chừng 6 m.
"Giữa trưa trời nắng nên nhiều người lái xe ôm, tài xế taxi và người nhà bệnh nhân ở Bệnh viện 108 đứng dưới gốc cây sấu tránh nắng. Một số hút thuốc, có thể tàn thuốc rơi ra gặp dòng xăng đã bốc cháy", một nhân chứng cho hay.
Hai quán cơm cạnh cây xăng bị cháy rụi. Ảnh: Bá Đô
Một vài người khác cho rằng dòng xăng bén lửa từ sức nóng bếp than tổ ong của quán cơm nằm sát cây xăng. Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị một số nhân viên quán cơm phản bác, bởi bếp than nằm cách rãnh nước nơi dòng xăng chảy qua khoảng một mét và ngọn lửa bùng cháy từ trước đó.
Chị Sâm, nhân viên quán cơm cho biết, khoảng 13h, đang nấu cháo ở trong bếp, nghe mấy nhân viên nữ tri hô lửa cháy lan vào nhà nên vội lao ra ngoài.
"Chạy ra ngoài, tôi thấy ngọn lửa đã bao trùm toàn bộ xe bồn. Xăng vẫn đang rò rỉ, chảy xuống rãnh nước và mùi bốc lên nồng nặc. Hai nhân viên nữ và anh chủ quán trong khi tháo chạy bị lửa bén vào chân gây bỏng", chị Sâm kể lại. Quán cơm sau đó bị thiêu rụi cùng nhiều xe máy để trước cửa.
15 phút kể từ sau hỏa hoạn, cảnh sát cứu hỏa tới phun bọt CO2 vào xe bồn. Nhiều xe chở nước cũng được điều động. Tuy nhiên, do xe bồn còn khá đầy nên xăng tiếp tục chảy và làm cho cháy lan rộng. Nhà chức trách phải phong tỏa đường Trần Hưng Đạo trước cây xăng.
Trong khi dập lửa, xăng tràn ra ngoài và chảy trên mặt nước bị bén lửa, khiến cảnh sát phải vội chạy đi lấy bình cứu hỏa mini để khống chế, thậm chí có người dùng cả chân để té nước vào. Ảnh: Bá Đô
Đến 18h, hỏa hoạn mới được khống chế. Tuy nhiên, đề phòng nguy cơ cháy trở lại, các xe cứu hỏa vẫn đang phun nước làm mát xe bồn và hút xăng từ trong hầm chứa ra. Trong bán kính 200 m tính từ vị trí xe bồn vẫn bị phong tỏa. Trong nỗ lực dập lửa, 6 cảnh sát cứu hỏa đã bị lửa bén gây bỏng nặng.
Trao đổi với VnExpress, đại tá Tô Xuân Thiều, Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, cho biết hiện cơ quan PCCC vẫn chưa xác định nguyên nhân cháy, tất cả chờ kết luận của cơ quan điều tra.
Trả lời việc dùng nước phun để dập cháy xăng có thể làm lửa lan nhanh hơn, đại tá Thiều khẳng định cứu hỏa chỉ dùng nước phun vào làm mát cho lực lượng chữa cháy. Còn để dập tắt đám cháy từ xe bồn phải dùng bọt khí CO2.
Ông Thiều cũng cho rằng công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn do phải xử lý cả xe bồn và hầm xăng dưới đất. Tổng lượng xăng thời điểm đó khoảng 100 m3, trong đó xe bồn là 22 m3, được chia làm 5 ngăn. Khi bén lửa, xăng mới rút hết trong 2 ngăn của xe bồn.
Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo thuộc Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho hay, khi xả xăng xuống bồn, theo quy định, cây xăng không được bán hàng và phải giải tán người xung quanh để quan sát tránh hiện tượng người dân hút thuốc lá, hoặc xăng rò rỉ gây ra cháy nổ. Ngoài ra, khi đang xả xăng xuống bồn, người lái xe không được nổ máy ôtô để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Cũng theo ông, ở Hà Nội chưa bao giờ có hiện tượng cháy xe bồn lớn như vậy.
*Ảnh: Hai quán cơm, 7 xe máy và một ô tô bị thiêu rụi
Bá Đô - Hà Anh

Xe tiếp xăng bốc cháy suốt 5 tiếng gần Bệnh viện 108



Hàng trăm cảnh sát cùng toàn bộ phương tiện chữa cháy của Hà Nội đã được huy động khống chế vụ hỏa hoạn chưa từng có khi xe tiếp xăng bốc cháy trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội).
Ảnh hiện trường vụ cháy / Video xe bồn bốc cháy‘Thiệt hại cháy ở cây xăng có thể lên tới 4 tỷ đồng'

Ảnh: Cún Thủy.
Cột khói cao hàng chục mét bốc lên từ cây xăng trên phố Trần Hưng Đạo. Ảnh: Cún Thủy.
Một số nhân chứng cho hay, hơn 13h, lửa bốc lên từ chiếc xe bồn đang tiếp nhiên liệu cho cây xăng. Ít phút sau, khói và lửa bốc ngùn ngụt bao trùm cả khu vực, đứng cách xa vài trăm mét vẫn nhìn thấy. Do cây xăng nằm đối diện Bệnh viện Trung ương quân đội 108 nên cả đoạn phố Trần Hưng Đạo bị phong tỏa.
Xe cứu hỏa hú còi inh ỏi lao đến hiện trường trong khi chiếc xe bồn rực lửa chốc chốc lại phát ra tiếng nổ lớn. Một ôtô 4 chỗ và quán cơm nằm sát cây xăng cũng ngùn ngụt cháy. Cả đoạn phố nhốn nháo, nhiều người tháo chạy vì sợ bồn xăng phát nổ. Một số người ở quán cơm vội vàng ôm bình gas chạy ra đường. Lẫn trong không khí ngột ngạt mùi khói, xăng là tiếng la hét, còi xe...
Gần chục xe cứu hỏa cùng hàng trăm cảnh sát tìm cách khống chế hỏa hoạn. Tuy nhiên, tới 14h30, xăng vẫn từ xe bồn trào ra khiến lửa cháy rực. Nhiều cảnh sát phải dùng bình cứu hỏa mini và chân để dập tắt lửa đang lan theo dòng nước trên đường. Hàng trăm người dân đứng cách hàng trăm mét quan sát vụ cháy, nhiều tuyến phố lân cận ùn tắc cục bộ.
Ảnh: Hoàng Hà.
Nhiều người bất lực đứng nhìn ngọn lửa bao trùm cả chiếc xe bồn. Ảnh: Hoàng Hà.
Gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát chữa cháy của thành phố được huy động. Xe thang cao hơn 20 mét được điều đến tiếp cận đám cháy từ sân tennis phía sau cây xăng. Tuy nhiên, lửa bốc mạnh, buộc lực lượng cứu hỏa phải thu thang, tìm cách tiếp cận khác. Cả khu vực đường Trần Hưng Đạo phía trước cây xăng trắng xóa bọt khí.
16h ngọn lửa tạm thời được khống chế. Tuy nhiên, các vòi rồng vẫn liên tục phun bọt khí vào bồn để làm mát. Xăng lẫn vào nước vẫn chảy tràn ra đường, mùi nồng nặc. Lực lượng cứu hộ phải xúc cát đen quây quanh xe bồn. Tiếng loa yêu cầu mọi người rời khỏi hiện trường, không dùng điện thoại và hút thuốc lá.
chay-xe-bon-1-1370247455_500x0.jpg
Xe bồn xăng bị cháy dữ dội, lửa bốc ngùn ngụt. Ảnh: Minh Giang
Tuy nhiên, vài phút sau, khi lực lượng cứu hỏa đang dọn dẹp hiện trường, quả cầu khói lại phụt lên, lửa bao trùm xe bồn.
Tới 18h, lửa được dập tắt. Tuy nhiên, theo đại tá Tô Xuân Thiều, Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, đề phòng nguy cơ cháy trở lại, gần chục xe cứu hỏa vẫn nằm tại hiện trường. Lực lượng chức năng đang cố gắng làm mát xe bồn và hút xăng từ trong hầm ra. Trong bán kính 200 m tính từ vị trí xe bồn vẫn bị phong tỏa.
Toàn cảnh cứu hỏa vụ cháy nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Hà.
Toàn cảnh cứu hỏa vụ cháy nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Hà.
Phó giám đốc kỹ thuật công ty điện lực Hoàn Kiếm - Phạm Đại Nghĩa cho hay đã phải cắt trạm 110kv để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hộ dân ở khu vực xảy ra sự cố cháy xe bồn chở xăng.
Chưa thống kê cụ thể số hộ dân bị ảnh hưởng vì mất điện song ông Nghĩa khẳng định: “Trạm cấp cho một phần ba quận Hoàn Kiếm và một số khu vực quận Hai Bà Trưng nên số hộ bị ảnh hưởng rất lớn”.
Nguyên nhân vụ việc hiện vân chưa được tiết lộ. Tuy nhiên trao đổi vớiVnExpress.net, một số người chứng kiến gần hiện trường cho biết, nhiều khả năng xăng trong xe téc rò rỉ rồi chảy theo rãnh thoát nước về phía quán cơm. Khi xăng chảy tới bếp than tổ ong đặt trước cửa thì lửa bùng lên, lan sang ôtô 4 chỗ đậu sát quán cơm rồi cháy ngược trở lại xe bồn.
Hỏa hoạn khiến ôtô 4 chỗ cháy đen, quán cơm 2 tầng cùng 6-7 xe máy dựng trước cửa cũng bị thiêu rụi. 6 cảnh sát sát cứu hỏa được cấp cứu ở Bệnh viện 108, trong đó một số người bất tỉnh.
* Ảnh: Hiện trường vụ xe bồn cháy trong cây xăng
* Video: Xe tiếp xăng ngùn ngụt cháy suốt 2 tiếng
Bá Đô

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La



Trong lịch sử thế giới, nhiều dân tộc đã phải gánh chịu những mất mát không gì bù đắp được khi là nạn nhân của tham vọng cường quyền, của xung đột, chiến tranh. Trong thế giới văn minh ngày nay, Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung đã trở thành giá trị của toàn nhân loại cần phải được tôn trọng. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng lòng tin chiến lược...

*

Thưa Ngài Thủ tướng Lý Hiển Long,

Thưa Tiến sĩ John Chipman,

Thưa quý vị và các bạn,

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ngài Lý Hiển Long, Thủ tướng nước chủ nhà Singapore, Tiến sĩ John Chipman và Ban Tổ chức Đối thoại Shangri-La 12 đã mời tôi dự và phát biểu khai mạc diễn đàn quan trọng này. Sau 12 năm kể từ khi ra đời, Đối thoại Shangri-La thực sự đã trở thành một trong những diễn đàn đối thoại về hợp tác an ninh thực chất và hữu ích nhất ở khu vực. Tôi tin rằng sự có mặt của đông đảo các quan chức chính phủ, các nhà lãnh đạo quân đội, các học giả có uy tín và toàn thể quý vị tại đây thể hiện sự quan tâm, nỗ lực cùng nhau gìn giữ hòa bình và an ninh cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong một thế giới đầy biến động.

Thưa quý vị và các bạn, 

Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ "mất lòng tin là mất tất cả". Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.

Trong thế kỷ 20, Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung vốn là chiến trường ác liệt, bị chia rẽ sâu sắc trong nhiều thập kỷ. Có thể nói cả khu vực này luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình. Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Nói cách khác, chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á - Thái Bình Dương. Đó cũng là chủ đề mà tôi muốn chia sẻ với quý vị và các bạn tại diễn đàn hôm nay.

Trước hết, Việt Nam chúng tôi có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng trong hợp tác phát triển của khu vực, nhưng với xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự - nhất là từ các nước lớn, thì bên cạnh những mặt tích cực cũng tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực mà chúng ta cần phải cùng nhau chủ động ngăn ngừa.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động và là nơi tập trung ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi. Xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực đang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng thể hiện là xu thế chủ đạo. Điều này là cơ hội hết sức lạc quan cho tất cả chúng ta.

Tuy nhiên, nhìn lại bức tranh toàn cảnh khu vực trong những năm qua, chúng ta cũng không khỏi quan ngại trước những nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh.

Cạnh tranh và can dự vốn là điều bình thường trong quá trình hợp tác và phát triển. Nhưng nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển.

Những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.

Tôi muốn lưu ý thêm rằng lưu thông trên biển chiếm tỷ trọng và có ý nghĩa ngày càng lớn. Theo nhiều dự báo, sẽ có trên ba phần tư khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và hai phần ba số đó đi qua Biển Đông. Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường.

Trong khi đó, các nguy cơ xung đột tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, ly khai, bạo loạn, khủng bố, an ninh mạng… vẫn hiện hữu. Những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, nước biển dâng; dịch bệnh; nguồn nước và lợi ích giữa các quốc gia thượng nguồn, hạ nguồn của các con sông chung… ngày càng trở nên gay gắt.

Có thể nhận thấy những thách thức và nguy cơ xung đột là không thể xem thường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua - mà tất cả cùng thua. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.

Thứ hai, để xây dựng lòng tin chiến lược, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia - nhất là các nước lớn và nâng cao hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương.

Trong lịch sử thế giới, nhiều dân tộc đã phải gánh chịu những mất mát không gì bù đắp được khi là nạn nhân của tham vọng cường quyền, của xung đột, chiến tranh. Trong thế giới văn minh ngày nay, Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung đã trở thành giá trị của toàn nhân loại cần phải được tôn trọng. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng lòng tin chiến lược.

Mỗi quốc gia luôn phải là một thành viên có trách nhiệm đối với hòa bình và an ninh chung. Các quốc gia, dù lớn hay nhỏ cần có quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cao hơn là có lòng tin chiến lược vào nhau. Các nước lớn có vai trò và có thể đóng góp nhiều hơn, đồng thời có trách nhiệm lớn hơn trong việc tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Mặt khác, tiếng nói đúng đắn cũng như sáng kiến hữu ích không phụ thuộc là của nước lớn hay nước nhỏ. Nguyên tắc hợp tác, đối thoại bình đẳng, cởi mở trong ASEAN, các diễn đàn do ASEAN khởi xướng và ngay Đối thoại Shangri-La của chúng ta cũng được hình thành và duy trì trên cơ sở tư duy đó.

Tôi hoàn toàn chia sẻ quan điểm của ngài Susilo Bambang Yudhoyono, Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia, tại diễn đàn này năm ngoái là các nước vừa và nhỏ có thể gắn kết cùng các nước lớn vào một cấu trúc bền vững ở khu vực. Tôi cũng đồng tình với ý kiến của Ngài Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong bài phát biểu tại Bắc Kinh tháng 9/2012 cho rằng sự hợp tác tin cậy và trách nhiệm giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực cho lợi ích chung của khu vực. Chúng ta đều hiểu rằng châu Á - Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả các nước trong và ngoài khu vực cùng hợp tác và chia sẻ lợi ích. Tương lai của châu Á - Thái Bình Dương đã và sẽ tiếp tục được tạo dựng bởi vai trò và sự tương tác của tất cả các quốc gia trong khu vực và cả thế giới, nhất là các nước lớn và chắc chắn trong đó không thể thiếu vai trò của ASEAN.

Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới. Điều quan trọng là sự kỳ vọng đó cần được củng cố bằng lòng tin chiến lược và lòng tin chiến lược cần được thể hiện thông qua những hành động cụ thể mang tính xây dựng của các quốc gia này.

Chúng ta đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Mỹ - một cường quốc Thái Bình Dương. Chúng ta trông đợi và ủng hộ Mỹ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa đem lại lợi ích cho chính mình, đồng thời đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung.

Tôi muốn nhấn mạnh thêm là, các cơ chế hợp tác hiện có trong khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM )… cũng như Đối thoại Shangri-La đã tạo ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác an ninh đa phương và tìm giải pháp cho những thách thức đang đặt ra. Nhưng có thể nói rằng, vẫn còn thiếu – hay ít nhất là chưa đủ - lòng tin chiến lược trong việc thực thi các cơ chế đó. Điều quan trọng trước hết là phải xây dựng sự tin cậy lẫn nhau trước các thử thách, các tác động và trong tăng cường hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực, các tầng nấc, cả song phương và đa phương. Một khi có đủ lòng tin chiến lược, hiệu quả thực thi của các cơ chế hiện có sẽ được nâng lên và chúng ta có thể đẩy nhanh, mở rộng hợp tác, đi đến giải pháp về mọi vấn đề, cho dù là nhạy cảm và khó khăn nhất.

Thứ ba, nói đến hòa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chúng ta không thể không nói đến một ASEAN đồng thuận, đoàn kết và với vai trò trung tâm trong nhiều cơ chế hợp tác đa phương.

Khó có thể hình dung được một Đông Nam Á chia rẽ, xung đột trong Chiến tranh Lạnh lại có thể trở thành một cộng đồng các quốc gia thống nhất trong đa dạng và đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc đang định hình ở khu vực như ASEAN ngày nay. Sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN năm 1995 đánh dấu thời kỳ phát triển mới của ASEAN, tiến tới hình thành một ngôi nhà chungcủa tất cả các quốc gia Đông Nam Á đúng với tên gọi của mình. Thành công của ASEAN là thành quả của cả quá trình kiên trì xây dựng lòng tin và văn hóa đối thoại, hợp tác cũng như ý thức trách nhiệm chia sẻ vận mệnh chung giữa các nước Đông Nam Á.

ASEAN tự hào là một hình mẫu của nguyên tắc đồng thuận và lòng tin vào nhau trong các quyết định của mình. Đó là nền tảng tạo sự bình đẳng giữa các thành viên cho dù là một Indonesia với dân số gần một phần tư tỷ người và một Brunei với dân số chưa đến nửa triệu người. Đó cũng là cơ sở để các nước ngoài khu vực gửi gắm lòng tin vào ASEAN với tư cách là “người trung gian thực tâm”trong vai trò dẫn dắt nhiều cơ chế hợp tác khu vực.

Với tư duy cùng chia sẻ lợi ích, không phải “kẻ được – người mất”, việc mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) mời Nga và Mỹ tham gia, tiến trình ADMM đã được hiện thực hóa tại Việt Nam năm 2010 và thành công của EAS, ARF, ADMM những năm tiếp theo đã củng cố hơn nữa nền tảng cho một cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm, đem lại niềm tin vào tiến trình hợp tác an ninh đa phương của khu vực này.

Tôi cũng muốn đề cập trường hợp của Myanmar như một ví dụ sinh động về kết quả của việc kiên trì đối thoại trên cơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau, mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ cho Myanmar mà cho cả khu vực chúng ta.

Đã có những bài học sâu sắc về giá trị nền tảng của nguyên tắc đồng thuận, thống nhất của ASEAN trong việc duy trì quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với các nước đối tác và phát huy vai trò chủ động của ASEAN trong những vấn đề chiến lược của khu vực. ASEAN chỉ mạnh và phát huy được vai trò của mình khi là một khối đoàn kết thống nhất. Một ASEAN thiếu thống nhất sẽ tự đánh mất vị thế và không có lợi cho bất cứ một ai, kể cả các nước ASEAN và các nước đối tác. Chúng ta cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, hợp tác hiệu quả với tất cả các nước để chung tay vun đắp hòa bình và thịnh vượng ở khu vực, chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mối quan hệ với các nước lớn. Trách nhiệm của chúng ta là nhân thêm niềm tin trong giải quyết các vấn đề, trong tăng cường hợp tác cùng có lợi, kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia mình với lợi ích của quốc gia khác và của cả khu vực.

Việt Nam cùng các nước ASEAN luôn mong muốn các nước - đặc biệt là các nước lớn, ủng hộ vai trò trung tâm, nguyên tắc đồng thuận và sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng ASEAN.

Trở lại vấn đề Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau vượt qua một chặng đường khá dài và cũng không ít khó khăn để ra được Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnompenh năm 2002. Nhân kỷ niệm 10 năm ký và thực hiện DOC, các bên đã thống nhất nỗ lực tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Chúng tôi cho rằng, ASEAN và các nước đối tác có thể cùng nhau xây dựng một cơ chế khả thi để bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải trong khu vực. Làm được như vậy sẽ không chỉ góp phần đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp, mà còn khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong việc gìn giữ hòa bình, tăng cường hợp tác, phát triển của thế giới đương đại.

Đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống và các thách thức khác – trong đó có an ninh nguồn nước trên các dòng sông chung, bằng việc xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường hợp tác, hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chung, tôi tin rằng chúng ta cũng sẽ đạt được những thành công, đóng góp thiết thực vào hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực.

Thưa quý vị và các bạn,

Trong suốt lịch sử mấy nghìn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền hòa bình thực sự và bền vững, thì độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần phải được tôn trọng; những khác biệt về lợi ích, văn hóa… cần được đối thoại cởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta không quên, nhưng cần khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Với truyền thống hòa hiếu, Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.

Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Chúng tôi mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ một khi nguyên tắc độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi được cam kết và nghiêm túc thực hiện.

Nhân diễn đàn quan trọng này, tôi trân trọng thông báo, Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, trước hết là trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự.

Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác.

Những năm qua, việc duy trì tăng trưởng kinh tế khá cao đã tạo điều kiện cho Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng ở mức hợp lý. Việc hiện đại hóa quân đội của Việt Nam chỉ nhằm tự vệ, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.

Đối với các nguy cơ và thách thức về an ninh khu vực đang hiện hữu như bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông, Biển Đông… Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

Một lần nữa, Việt Nam khẳng định tuân thủ nhất quán Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; nỗ lực làm hết sức mình cùng ASEAN và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện DOC và sớm đạt được COC. Là quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982.

Thưa quý vị và các bạn, 

Hòa bình, hợp tác và phát triển là lợi ích, là nguyện vọng tha thiết, là tương lai chung của các quốc gia, các dân tộc. Trên tinh thần cởi mở của Đối thoại Shangri-La, tôi kêu gọi tất cả chúng ta bằng những hành động cụ thể hãy cùng chung tay xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, hợp tác, thịnh vượng.

Xin cảm ơn quý vị và các bạn.

Theo Chinhphu.vn