THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 August 2013

Sợ Bộ trưởng Thăng, sân bay Nội Bài giảm giá mỳ tôm

Sau khi bị dự luận phản đối, Bộ Giao thông - Vận tải ra yêu cầu chấn chỉnh, giá mỳ tôm và một số đồ ăn ở sân bay Nội Bài đã giảm.
Mỳ tôm - loại đồ ăn phổ biến trước đây được chém 40 - 50 ngàn đồng nay đã giảm xuống còn 20 ngàn đồng/bát. Tại buổi làm việc mới đây về cải thiện cung cấp dịch vụ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài do Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chủ trì, đại diện đơn vị cung cấp dịch vụ ở Nội bài cho biết đã kiểm tra và tổ chức hiệp thương, các doanh nghiệp ở sân bay Nội Bài đã thống nhất một số nguyên tắc và giá bán một số dịch vụ, đồ ăn uống thiết yếu.
đồ ăn, sân bay, đắt đỏ

Ngoài bát mỳ tôm còn khoảng 20 nghìn đồng, các gian hàng ở đây đã niêm yết giá bán hàng hóa, dịch vụ công khai tại các vị trí dễ nhìn để khách hàng lựa chọn
Mới đây, nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không đáp ứng yêu cầu thực tế, Bộ Giao thông vận tải vừa yêu cầu Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam sớm công bố, công khai đường dây nóng.
Đường dây này sẽ phục vụ hành khách có thể có ý kiến và phản ánh kịp thời về chất lượng các dịch vụ hàng không. Cục Hàng không Việt Nam cần khẩn trương thanh tra, kiểm tra các dịch vụ liên quan đến đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.
PV

Top 5 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc mà bạn (ở MỸ) nên tránh

Những vụ tai tiếng về thực phẩm Trung Quốc là đề tài nóng bỏng của giới truyền thông trong những năm qua. Từ hoá chất chết người melamine có trong sữa đến mật ong độc hại, Trung Quốc từ lâu đã cho phép thực phẩm chứa độc tố (và những sản phẩm xuất khẩu nguy hiểm khác) vượt quá giới hạn. Hầu như truyền thông Hoa Kỳ và chính phủ Hoa Kỳ đã không thực sự cố gắng thông báo cho công chúng biết rằng thức ăn từ Trung Quốc có thể gây nguy hiểm và nó rất ít khi chịu sự kiểm duyệt bởi các cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm. Các điều tra viên của FDA chỉ có thể kiểm tra 2.3 % trong tổng số thực phẩm nhập khẩu. Vì thế, người tiêu dùng phải tự bảo vệ sức khoẻ của mình bằng cách lựa chọn đồ ăn một cách sáng suốt.


Những quan chức hành pháp của Trung Quốc kiểm tra hạn sử dụng của sữa bột trong một cửa hàng ở huyện Đồng Tử, khu vực đông nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, ngày 9/2/2010 bởi vì các sản phẩm từ sữa có hoá chất công nghiệp melamine xuất hiện trở lại trong các quầy hàng. Trung Quốc đang lùng tìm gần 100 tấn sữa bột hỏng đáng lẽ ra phải bị tiêu huỷ sau vụ việc năm 2008 khiến 6 cháu bé tử vong

Dưới đây là Top 5 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc mà bạn nên cẩn thận

1. Cá rô phi
Cá rô phi là loại cá đang được ưa chuộng. Toàn bộ các chợ thực phẩm đang chào hàng cá rô phi với đầu bếp nấu ăn tại chỗ và ăn thử miễn phí. Truyền hình thường xuyên quảng cáo về cá rô phi. Tuy vậy 80% nguồn cung cấp cá rô phi hiện nay – 382.2 triệu pound (khoảng 173 nghìn tấn) mỗi năm – là từ Trung Quốc.

Nhiều người biết rằng người nuôi cá ở Trung Quốc không cho con cái họ ăn cá mà họ nuôi. Có một báo cáo một số năm trước ở Trung Quốc về trường hợp một bé gái sống ở một làng cá bắt đầu có kinh nguyệt khi mới lên 7 do hàm lượng hormone dùng trong việc nuôi cá quá cao. Người nuôi cá sử dụng những loại hormone tăng trưởng và kháng sinh mạnh để cá có thể sống được trong môi trường đông nghịt bẩn thỉu.

2. Cá tuyết
Khoảng 51% số lượng cá tuyết trong các chợ ở Hoa Kỳ có xuất xứ từ Trung Quốc, tương đương 70.7 triệu pound (khoảng 32 nghìn tấn) mỗi năm. Những điều nói về cá rô phi cũng tương tự đối với người nuôi cá tuyết.

3. Nước ép táo

Nếu bạn mua một hộp nước ép táo giá rẻ có mùi vị không ngon lắm, nó có thể đã trải qua một chặng đường vận chuyển dài – tất cả đều từ Trung Quốc. Khoảng 50% số lượng nước ép táo được bán ở Hoa Kỳ có xuất xứ từ Trung Quốc – khoảng 367 triệu gallon (khoảng 1.4 triệu mét khối) hằng năm.

Bã thuốc trừ sâu vẫn còn trong trái cây, rau, và thực phẩm chế biến khi đưa đến nhà cung cấp thực phẩm đã từ lâu là một vấn nạn. Trung Quốc là nhà sản xuất thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới, và thất bại trên diện rộng trong việc xác định những bã hoá chất trái phép hoặc nguy hiểm có trong thực phẩm, bằng chứng là nước này có những mức giới hạn bã hoá chất rất hào phóng.

4. Nấm chế biến sẵn
Cố gắng tránh xa những loại nấm đóng hộp; 34% lượng nấm chế biến sẵn là từ Trung Quốc, tức là 62.9 triệu pound (khoảng 28.5 nghìn tấn) mỗi năm.

5. Tỏi
Có rất nhiều cách mà tỏi có thể được cho vào trong thức ăn chế biến sẵn. Khoảng 31% số tỏi, tức là 217.5 triệu pound (khoảng 98.6 nghìn tấn), là từ Trung Quốc. Bạn có thể thấy chúng được dán nhãn “sản phẩm hữu cơ” nhưng thực chất không có bên thứ ba nào kiểm tra và chứng nhận những sản phẩm “hữu cơ” ở Trung Quốc. Để kiếm lời, ai cũng có thể dán nhãn “hữu cơ”.

*Những thông tin trên dựa vào dữ liệu năm 2011 được công bố ngày 8/5/2013 để làm chứng trước Uỷ ban Sự vụ Quốc ngoại (House Committee on Foreign Affairs), về nguy cơ tiêu thụ sản phẩm không an toàn của Trung Quốc. Thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc tăng khoảng 7% mỗi năm.

Nếu bạn băn khoăn là những thực phẩm nguy hiểm này có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của bạn, hãy xem những báo cáo này về ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc.

Nhận thức về ô nhiễm tại Trung Quốc

Theo như Nam Hoa Nhật báo (South China Morning Post) “Có đến 70% các sông hồ tại Trung Quốc bị ô nhiễm do những nhà máy công nghiệp như các nhà máy dệt và nhà máy hoá chất”. Gần đây những cư dân ở Chiết Giang, một trong những tỉnh ít bị ô nhiễm nhất Trung Quốc, ra giá 300 000 nhân dân tệ (50 000 USD) cho quan chức nào dám bơi trên sông.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh công bố những báo cáo về ô nhiễm không khí hàng giờ. Những người Hoa Kỳ tại Bắc Kinh phải dựa vào thông tin này để quyết định xem liệu mình có nên ra ngoài vào thời gian đó hay không.

Có rất nhiều báo cáo về sự ô nhiễm kinh khủng của không khí, nước, và đất tại Trung Quốc. Với mức độ ô nhiễm như thế, gần như không thể có thực phẩm an toàn.

Đây là một đoạn video được tạo bởi một người Trung Quốc dũng cảm đã tốt nghiệp trường điện ảnh Trung Quốc, người đã bán cả nhà và xe, mất 5 năm và tiêu tốn hết 8 triệu nhân dân tệ (1.3 triệu USD) để quay lại hơn 2000 giờ phim, tạo ra bộ phim tư liệu dài 12 phút này. Nó không có lời, nhưng một sự thực đau lòng và những hình ảnh đã nói lên tất cả.

http://v.youku.com/v_show/id_XNDkxMTQ2OTAw.html

Rúng động Bắc Ninh: 15 tuổi giết người cướp taxi

Theo thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh, cơ quan này đã thụ lý điều tra, bắt giữ các đối tượng gồm: Nguyễn Đình Chương (SN 1997), Nguyễn Đình Pôn (tên thường gọi là Phong – SN 1995), Tô Huy Đạo (1994) cùng trú tại thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu (Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) và Nguyễn Thị Huyền (xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) để điều tra, làm rõ hành vi giết người, cướp của và không tố giác tội phạm xảy ra vào rạng sáng ngày 18/8 vừa qua.

Theo đó, Nguyễn Đình Chương trong vai trò là kẻ chủ mưu đâm chết tài xế xe hãng taxi Mai Linh – Bắc Ninh là anh Hoàng Đình Cường (SN 1984, trú tại tổ 1, phường Vân Dương, TP. Bắc Ninh) và cướp một số tài sản của nạn nhân tại khu vực Trường THCS Đông Cứu (thuộc Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Tại cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh, đối tượng Nguyễn Đình Chương khai nhận, vào khoảng hơn 22h ngày 17/8, y rời khỏi một quán game ở TP. Bắc Ninh. Sau đó, Chương gọi điện đến tổng đài hãng taxi Mai Linh điều một xe chở từ TP. Bắc Ninh về xã Đông Cứu.

Nhận thông tin từ tổng đài, anh Cường chở Chương về xã Đông Cứu (Gia Bình, Bắc Ninh). Khi về đến thôn Bảo Tháp, Chương yêu cầu lái xe dừng lại để cho Nguyễn Đình Pôn lên xe, sau đó bảo lái xe chở lên khu vực Trường THCS Đông Cứu, lúc này khoảng 2h sáng ngày 18/8.
Rúng động Bắc Ninh: 15 tuổi giết người cướp taxi
Hiện trường xảy ra vụ án mạng
Lợi dụng đêm khuya, vắng người cộng với sự sơ hở, thiếu cảnh giác của tài xế taxi, Chương đã lấy con dao gọt hoa thủ sẵn trong người và đâm lái xe 3 nhát khiến nạn nhân tử vong ngay tại chỗ. Sau đó, hai đối tượng đã cướp chiếc điện thoại di động của lái xe.
Khi đến trước khu vực Trường THCS Đông Cứu và ngồi chờ bạn ra trả tiền, Pôn thấy Chương ngồi ghế sau lái cầm dao đứng dậy, nhoài người lên đâm nạn nhân.
Sau khi gây án xong, Chương di chuyển đến một quả đồi cách khu vực gây án khoảng 1 km thì điện thoại cho bạn Tô Huy Đạo đến đón mình. Cùng đi với Đạo lúc này có Nguyễn Thị Huyền, bạn gái Đạo (trú tại xã Minh Đạo, Tiên Du, Bắc Ninh), chở bằng xe máy đưa các đối tượng ngược về một nhà nghỉ ở thị xã Từ Sơn.
Đối tượng Nguyễn Đình Pôn – người cùng đi với Nguyễn Đình Chương khai, tối ngày 17/8, y và Chương cùng đi trên xe taxi Mai Linh (do anh Hoàng Đình Cường điều khiển) chở hai người từ TP. Bắc Ninh về xã Đông Cứu. Khi đến trước khu vực Trường THCS Đông Cứu và ngồi chờ bạn ra trả tiền, Pôn thấy Chương ngồi ghế sau lái cầm dao đứng dậy, nhoài người lên đâm vào người nạn nhân. Khi Chương đâm đến nhát thứ 2, Pôn quá hoảng sợ nên mở cửa xe và trốn về nhà ngủ. Chương chính là đối tượng 15 tuoi giet nguoi cuop taxi dã man.
Rúng động Bắc Ninh: 15 tuổi giết người cướp taxi
Ông Nguyễn Văn Lượng – Trưởng Công an xã Đông Cứu trao đổi với PV
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Lượng, Trưởng Công an xã Đông Cứu cho biết: “Vào khoảng 2 giờ sáng ngày 18/8, khi đang ngủ tôi nhận được cuộc điện thoại của người dân báo tin ở cổng Trường THCS Đông Cứu có vụ đâm chết lái xe taxi Mai Linh, tôi chạy ra hiện trường thì có 3 người dân đứng đó.
Khi đến thấy tài xế taxi đã tắt thở, trên người có nhiều vết thương máu chảy lênh láng. Xác định đây là vụ án mạng nghiêm trọng nên tôi đã huy động 100% anh em Công an xã Đông Cứu ra để bảo vệ hiện trường và báo cáo lên Công an huyện Gia Bình biết sự việc”.
Nhận được tin báo, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Bình đã phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an Bắc Ninh, cùng các đơn vị chuyên môn tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và truy bắt các đối tượng liên quan. Kết quả khám nghiệm tử thi ban đầu cho thấy, nạn nhân Hoàng Đình Cường tử vong do bị đâm bằng 3 nhát vào vùng bụng, vùng sườn và cánh tay.
Người dân chưa hết bàng hoàng việc nhóm đối tượng nhỏ tuổi giet nguoi cuop taxi o Bac Ninh.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.

Bắt trẻ 1 tuổi phải đóng phí... đường nhựa

Việc thu thuế trên được xã Nam Thanh (Nam Đàn, Nghệ An) thực hiện đã 10 năm, áp dụng với mọi đối tượng trong xã.
  Theo Tuổi trẻ, chị N.T.L. (ngụ ở xóm 3, xã Nam Thanh) kể lại rằng, con chị mới 10 tháng tuổi là ban xóm đã đến thu 'phí đường nhựa'. Bốn mẹ con chị mỗi năm phải nộp 400.000 đồng.
  Một giáo viên trú tại xóm 7A, xã Nam Thanh cho biết: 'Việc này diễn ra đã lâu. Xã thu tiền nhưng không có hóa đơn, chỉ có phiếu thu tiền của ông xóm trưởng'.
  Ông Nguyễn Đình Cung, Chủ tịch UBND xã Nam Thanh thừa nhận có việc mỗi năm xã thu mỗi nhân khẩu 100.000 đồng.
  Ông nói: 'Trẻ em đúng 1 tuổi đến người 60 tuổi là những đối tượng phải nộp. Hộ nghèo cũng phải đóng khoản tiền này, chỉ trừ người neo đơn, cô quả.
  Đây là quy định của UBND xã đã được hội đồng nhân dân xã thông qua'.
081958_Duong-nhua450wap_380.jpg
Người dân phải đóng 100.000 đồng/người/năm
làm đường xóm (Ảnh minh họa)
Gia đình bà Phạm Thị Nhuận - hội phó Hội người cao tuổi xóm Bắc Vực có hai cháu là Nguyễn Trần Xuân Bảo (SN 2009) và Nguyễn Nhất Trung (SN 2011) cũng nằm trong diện phải thu tiền làm đường làng nghề.
Gia đình bà cũng đã phải còng lưng đóng các khoản thu cho các cháu của mình từ lúc mới lọt lòng.
Cùng chung cảnh, chị Phạm Thị Quy (ở xóm Bắc Vực) - chồng mất, hiện đang nuôi một mẹ già ốm đau, cưu mang một đứa cháu (con chị gái), và con gái chưa đầy 1 tuổi.
Tuy nhiên tất cả 4 nhân khẩu trong gia đình đều phải đóng góp tiền xây dựng đường làng nghề theo quy định của xã.
Chị Quy phân trần: 'Nếu xã có thu thì thu mình tôi là được, đàng này mẹ tôi đau ốm nằm một chỗ, con chưa tròn 1 tuổi cũng phải đóng góp tiền làm đường.
Gia đình quá khó khăn tôi cũng không biết lấy tiền đâu để nộp cho xã nữa'.
Trả lời câu hỏi xã thu tiền của dân như vậy đúng hay sai, ông Thái Văn Nông - Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn - cho rằng, huyện sẽ kiểm tra rồi trả lời sau.
Còn ông Thái Thanh Quý - Bí thư Huyện ủy Nam Đàn - nhận định, kiểu thu tiền hằng năm ở xã Nam Thanh là biến tướng của việc huy động sức dân xây dựng công trình tập thể, gây bức xúc trong người dân.
'Huyện sẽ thành lập đoàn công tác do trưởng phòng tư pháp làm trưởng đoàn để kiểm tra văn bản của HĐND xã Nam Thanh.
Nếu văn bản sai, chúng tôi sẽ hủy và kiểm điểm kỷ luật tập thể, cá nhân làm sai', ông Quý nói.

Những câu nói về cộng sản của các chính khách


                                   Những câu nói về cộng sản của các chính khách

Thứ hai, ngày 19 tháng tám năm 2013






1- Dmitry Medvedev (Tổng Thống Nga)
Stalin là tên giết người 

2- Vladimir Putin (Tổng Thống Nga)
Ai tin cộng sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của cộng sản, là không có trái tim.

3- Boris Yeltsin (Tổng Thống Nga)
Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó.
Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải chúng nó.

4- Mikhail Gorbachev (Tổng Bí Thư Xô Viết)
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.

5-  Angela Merkel (Thủ Tướng Đức)
Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.

6-  Milovan Djilas (Tổng Bí Thư Đảng CS Nam Tư)
20 tuổi mà không theo cộng sản, là không có trái tim.
40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản, là không có cái đầu.

7-  Alexandre Soljenitsym (Nhà văn Nga)
Khi thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không can đảm nói nó nói láo, ta phải bỏ đi. Nếu không can đảm bỏ đi, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.

8- Dalai Lama
Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời. Cộng sản sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực và sẽ chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại

9- Abraham Lincoln (Tổng Thống Mỹ)
Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng anh không thể mãi mãi lừa dối tất cả mọi người.

10- Sheridan (Tướng Mỹ)
Thằng cộng tuyệt vời nhất là thằng cộng sản chết.

11- Ronald Reagan (Tổng Thống Mỹ)
Làm sao biết ai là CS? - Đó là người đọc về Marx và Lenin.
Làm sao biết ai chống cộng? - Đó là người hiểu về Marx và Lenin.
Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau.”

12- Nguyễn Văn Thiệu (Tổng thống VNCH)
Đừng tin những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm

13- Linh mục Nguyễn Văn Lý
Đừng sợ những gì cộng sản làm mà hãy làm những gì chúng nó sợ



Ngân An vào lúc 02:24

"Côn an" thành Hồ xông vào khách sạn hành hung, đánh đập phụ nữ và trẻ em



Trương Minh Đức (Danlambao) - Vào lúc 7 giờ 40 sáng ngày 17-08-2013 một nhóm côn đồ "mật phục" trước Khách sạn Anh Bình số 175 /8 đường Phạm Ngũ Lão - Quận 1, Sài Gòn. Trong lúc đó tôi và anh Nguyễn Bắc Truyển vừa bước xuống cầu thang thì có 04 tên côn đồ mang khẩu trang xông lên cầu thang kiếm chuyện. Anh Truyển mới biết là 4 tên này đã canh gác trước nhà mình nhiều ngày nay.

Đi phía sau tôi là chị Trần Thị Nga đang ôm cháu Tài 8 tháng tuổi cũng vừa bước xuống cầu thang. Khi chúng vừa thấy chị Nga thì bọn chúng như mảnh hổ 04 tên xông vào giật điện thoại, và đánh đập vào gáy của chị.

Chị Nga la lên cố giữ kềm chặt, tay còn lại chị đang ôm bé Tài trong tư thế yếu ớt. Bé Tài bị chúng đánh trúng vào người la khóc, suýt nữa thì cháu Tài bị rớt xuống cầu thang... Liền sau đó được 1 nhân viên khách sạn chụp lấy và ôm cháu vào phòng trú ẩn. Anh Truyển thấy vậy liền đến cản ngăn thì cũng bị 2 tên quay lại xiết cổ đánh vào hông, lưng...

Còn tôi cũng bị 1 tên khống chế để giật điện thoại, cũng may lúc nguy kịch này được 1 anh bảo vệ và 1 nhân viên Khách Sạn đến can ngăn.

Chị Minh Hằng cũng vừa từ cầu thang xuống đã chụp hình và quay được mặt bọn chúng. Khi hành động xong chúng rút ra ngoài sân và kêu thêm hơn 10 tên khác đến bao vây chật kín cả con hẻm.

Đến hơn 10 giờ thì chúng tôi mới được taxi đến cùng với 6 anh chị em Truyền thông Chúa Cứu Thế đến Khách sạn An Bình trợ giúp thoát khỏi vòng vây của bọn chúng.

Những kẻ côn đồ bịt mặt là ai?

Khi xem lại clip Video của Chị Minh Hằng thì mới biết đó là những kẻ bịt mặt là công an Hồ Chí Minh đã canh giữ nhà của anh Nguyễn Bắc Truyển từ nhiều ngày qua. Chúng được lệnh của cấp trên mỗi ngày có đến 16 tên thay ca canh giữ 4 con hẻm vào nhà Anh Truyển vốn là một tù nhân lương tâm hiện đang ở tại Quận 4, Sài Gòn sau khi ở tù ra.

Tuy nhiên, mục tiêu của họ trong việc xông vào đánh đập là chị Nga và cháu Tài, bởi hôm qua chị Nga là người có mặt tại Long An. Chị từ Hà Nam vượt gần 2.000 cây số để ủng hộ cho Phương Uyên và Nguyên Kha trong phiên tòa ngày 16 /08 /2013.

Tại trước sân tòa án của Long An, chị Nga và cháu Tài đã bị CA bắt đưa lên xe nhốt vào đồn CA. Mẹ thì bị bị còng tay, con trai bị đưa ra phơi nắng... Tình trạng của cháu Tài hiện nay hay bị nôn và không muốn ăn uống... Đây là một hành động rất man rợ và vô nhân tính của những kẻ đã ra lệnh để hành hung phụ nữ và trẻ em.

Sau khi thoát ra khỏi khách sạn để đi về nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế để làm lễ tạ ơn cho Gia đình Phương Uyên, đến 12 giờ chị Minh Hằng cùng anh Truyển, chị Nga ra bến xe Hoa Mai trên đường Nguyễn Thái Bình mua vé đi về Vũng Tàu. Khi trong lúc chờ mua vé thì bị nhóm người lạ mặt dùng đá chọi vào đầu chị Hằng bị thương ở đầu, hiện nay chị rất đau nhức.


Bọn côn đồ đeo bám chị Bùi Hằng và mọi người đến tận Vũng Tàu, hiện nay côn an canh giữ nhà chị Hằng từ suốt đêm qua. Thông tin sẽ được cập nhật tiếp tục trong những diễn biến sắp tới.






Tổng Giám Mục Girelli: Tự Do Tôn Giáo, Một Quyền Mà Mọi Quốc Gia Đều Phải Tôn Trọng

Thanh Thuy | Asean News - 16.8.2013: 
 
Vị Đại diện không thường trú của Toà thánh mới đây đã đến thăm Việt Nam, gặp mặt một số cộng đồng khác nhau. Ông nhấn mạnh sự dũng cảm của các giáo dân, thúc giục họ noi theo tấm gương của Abraham “người tin và tình yêu của Đức Chúa”. Sự nhiệt thành của các tín hữu Công giáo trong cuộc gặp với phái viên của Giáo hoàng Francis.

Tp HCM (AsiaNews) – Cộng đồng Công giáo Việt Nam là “một nhóm thiểu số” ở Việt Nam, song họ lại có thể đóng góp quyết định đến sự phát triển của đất nước bằng cách thúc đẩy “quyền tự do đích thực về tôn giáo và lương tâm” cũng như “các quyền con người cơ bản”, điều mà mọi quốc gia trên thế giới đều “phải có nghĩa vụ tôn trọng”. Đó là lời kêu gọi mà Đức ông Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Toà thánh

Chuyến thăm của Đại diện không thường trú của Toà thánh cũng tác động đến cộng đồng Cù Lao Giêng ở tỉnh An Giang, cái nôi của cộng đồng Công giáo địa phương, vùng đất của các nhà truyền giáo và những người tử vì đạo, trong đó có Thánh Peter Đoàn Công và Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng. Từ những vùng đất này mà công cuộc truyền bá Phúc âm bắt đầu diễn ra ở Việt Nam, một đất nước mà người Công giáo chiếm 10% dân số và thường là nạn nhân của tình trạng truy bức, lạm dụng hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhà cầm quyền (chính quyền địa phương hoặc trung ương).

Với tâm thái đó, Đức ông Girelli nhấn mạnh cam kết “thúc đẩy quyền tự do đích thực về tôn giáo và lương tâm” bởi đây là “những quyền cơ bản của mỗi con người, mà mọi quốc gia trên thế giới đều có nghĩa vụ phải tuân thủ”. Đức ông cũng bày tỏ sự thán phục và niềm tự hào trước sự phát triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam và cộng đồng Công giáo, một cộng đồng có khả năng “sống với lòng quả cảm và niềm tin, theo tấm gương của Abraham, người luôn tin vào tình yêu của Đức Chúa”.

Bản dịch của Lê Thiên Hà

* Nguồn: Asean News

Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn –Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài

Phạm Hồng Sơn thực hiện
 
pro&contra: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn). Điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đình có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp “cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”đã thành công hoàn toàn?
___________________
Phạm Hồng Sơn: Hai ông có thể cho biết con đường nào đã đưa các ông đến với ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Hải: Có thể nói hai anh em chúng tôi đã được “nhuộm đỏ” từ bé. Chúng tôi đã có thiện cảm, tinh thần ủng hộ, và làm những việc có lợi cho những tổ chức của cách mạng như Việt Minh hay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam (Mặt trận) ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi. Vì ba má tôi là một gia đình tư sản ủng hộ Việt Minh tại Đà Lạt từ trước năm 1945. Ba tôi là hội viên Công hội Đỏ và tham gia cướp chính quyền tại Đà Lạt vào năm 1945 và sau đó trở thành đảng viên bí mật của Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi lúc đó của ĐCSVN). Hai anh trai tôi là những người đi tập kết ra Bắc sau năm 1954.
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói là ngay từ nhỏ, mở mắt ra là chúng tôi đã được nghe, được thấy, được sống trong tinh thần của cách mạng, tôi cứ tạm gọi là “cách mạng” đi. Đó là những năm thơ ấu của chúng tôi ở trong “vùng tự do” liên khu 5, khi gia đình chúng tôi phải tránh sự truy lùng của Pháp từ khoảng cuối 1945 đến năm 1954, và cả thời gian sau đó khi ba má tôi trở lại Đà Lạt (sau Hiệp định Genève) để tiếp tục nhiệm vụ ủng hộ bí mật cho ĐCSVN và Mặt trận dưới hình thức là một gia đình tư sản.
Phạm Hồng Sơn: Hai ông có nhớ đã có ảnh hưởng nào đến từ ngoài gia đình không?
Huỳnh Nhật Tấn: Có, những trí thức như giáo sư, nhà văn, nhạc sĩ có tên tuổi lúc đó mà đi với Việt Minh hay Mặt trận cũng gây cho chúng tôi sự lôi cuốn, cảm hứng âm thầm nhưng rất lớn. Đặc biệt là qua quan sát, tiếp xúc với những cán bộ hoạt động bí mật đã sống ở nhà tôi thì hai anh em tôi thấy đó là những con người rất đáng khâm phục, họ vừa có tinh thần kỷ luật, chịu đựng, hy sinh rất lớn vừa có những lý tưởng rất cao đẹp là quyết giành lại độc lập cho đất nước và tự do cho dân tộc.
Huỳnh Nhật Hải: Một yếu tố nữa cũng làm cho chúng tôi ủng hộ Mặt trận là sự xuất hiện của quân đội Mỹ tại miền Nam. Sự xuất hiện đó làm cho những người như chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm về chủ quyền dân tộc. Chúng tôi cảm thấy là miền Nam đang bị người Mỹ xâm lăng và cần phải chống lại họ và chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.
Phạm Hồng Sơn: Thời gian từ khi Mặt trận được thành lập (năm 1960) cho tới năm 1975 các ông làm những việc gì để ủng hộ “cách mạng”?
Huỳnh Nhật Hải: Công việc của cả hai anh em chúng tôi đều cùng có hai giai đoạn khác nhau, trước và sau khi chúng tôi “nhẩy núi”, tức là phải bỏ gia đình để vào tận căn cứ trong rừng sâu để hoạt động. Tôi “nhảy núi” vào đúng mồng 3 Tết Mậu Thân 1968 còn em tôi, Huỳnh Nhật Tấn, “nhảy núi” trước đó vài tháng khi đã bị lộ.
Huỳnh Nhật Tấn: Trước khi “nhảy núi”, anh em chúng tôi làm công tác liên lạc, vận động trong giới thanh niên, học sinh, sinh viên tại Đà Lạt để thành lập các nhóm, tổ chức, đoàn thể hoặc in, tán phát truyền đơn hay khẩu hiệu đấu tranh cho Mặt trận.
Huỳnh Nhật Hải: Sau khi “nhảy núi”, hai anh em chúng tôi, mỗi người một nơi, nhưng đều ở bộ phận công tác phong trào thanh niên học sinh, sinh viên. Anh em chúng tôi thường phải đi vào những “vùng lõm“ (vùng dân cư mà ban ngày do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát còn ban đêm thuộc về lực lượng của Mặt trận) để bắt liên lạc, tiếp nhận hay vận động ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Mặt trận.
Phạm Hồng Sơn: Những công việc đó chắc phải rất mạo hiểm và hết sức khó khăn?
Huỳnh Nhật Tấn: Đúng thế, chúng tôi phải rất kiên trì, khôn khéo trong công tác vận động và không phải lần vận động nào cũng thành công. Cả hai anh em chúng tôi cũng đã bị phục kích hoặc chạm trán với lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa, nhưng rất may cả hai chỉ bị thương nhẹ trong một, hai lần.
Phạm Hồng Sơn: Sau 30/04/1975 các ông được giữ ngay chức Phó Chủ tịch UBND Thành phố hoặc Phó Giám đốc Trường Đảng?
Huỳnh Nhật Hải: Không phải như thế. Sau 30/04/1975 tôi tiếp tục công tác ở Thành đoàn, sau đó mới chuyển qua công tác chính quyền. Năm 1977 tôi được kết nạp Đảng. Năm 1979 làm Chủ tịch khu phố I Thành phố Đà Lạt, rồi sau khi đi học Trường Đảng ở Tây Nguyên trong một năm đến năm 1981 là tôi trở thành Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Lạt, là Thành ủy viên.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi thì được kết nạp Đảng từ năm 1972 sau khi “nhảy núi”. Ngay tháng 10/1975 tôi đã được chọn vào số cán bộ đầu tiên gửi ra Bắc học ở Trường Tuyên huấn Trung ương ở khu Cầu Giấy, Hà Nội trong 3 năm rồi trở về giảng dạy môn kinh tế chính trị tại Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng. Và sau lần ra học tiếp ở Hà Nội tại Trường Tuyên Huấn Trung Ương trong 03 năm nữa, đến năm 1986 tôi được bổ nhiệm vào chức Phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đồng thời được cơ cấu vào cấp Tỉnh ủy, là Tỉnh ủy viên dự khuyết.
Phạm Hồng Sơn: Một cách ngắn gọn, lý do gì đã khiến hai ông gần như đồng thời quyết định từ bỏ Đảng kiêm các chức vụ đó?
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi còn nhớ trong lá đơn xin ra khỏi Đảng lúc đó tôi có viết một câu: “Tôi không tin ĐCSVN có thể lãnh đạo đưa đất nước đạt được những điều tốt đẹp như Đảng thường nói.”
Huỳnh Nhật Hải: Còn trong lá đơn của tôi viết sau ông em tôi một vài tháng, tôi nhớ đã viết là: “Tôi không còn động cơ để phấn đấu cho mục tiêu và lý tưởng của Đảng nữa.” Nhưng thực sự trong thâm tâm thì cũng giống như ông em tôi đã nói ở trên. Tôi không tin ĐCSVN nữa.
Phạm Hồng Sơn: Quá trình đi đến sự bất tín đó diễn ra như thế nào?
Huỳnh Nhật Hải: Đó là một quãng thời gian kéo dài khoảng 5-7 năm, thông qua những quan sát, tìm hiểu, trao đổi, bàn bạc và trằn trọc từ mỗi bản thân và gần như chỉ giữa hai anh em chúng tôi.
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói chúng tôi đi đến sự bất tín vào ĐCSVN là dựa vào những gì chúng tôi thấy, chúng tôi gặp trên thực tế hơn là từ vấn đề lý luận.
Phạm Hồng Sơn: Những “thực tế” nào quan trọng nhất khiến hai ông nhận thức lại ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Tấn: Đó chính là những chính sách về quản lý xã hội, điều hành kinh tế và việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của người dân của ĐCSVN. Về quản lý xã hội, ĐCSVN đã không quản lý bằng pháp luật mà bằng sự tùy tiện, áp đặt, gần như hoàn toàn chỉ dựa theo các chỉ thị, ý muốn từ lãnh đạo Đảng. Ví dụ việc tịch thu nhà cửa, tài sản hay đưa đi “học tập cải tạo”, thực chất là bỏ tù con người, đều không dựa trên pháp luật hay xét xử của tòa án. Điều hành kinh tế thì lúc đó chúng tôi thấy những chính sách rất kỳ cục và phản khoa học, ví dụ như có những chỉ thị là Đà Lạt phải sản xuất bao nhiêu rau hay các huyện khác phải sản xuất bao nhiều mì[i] mà không cần  biết khả năng và lợi thế về thổ nhưỡng, thói quen canh tác của người dân hoặc việc giao quyền lãnh đạo kinh tế không dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm mà lại dựa vào thành phần giai cấp và sự gắn bó với Đảng. Về các quyền tự do dân chủ của người dân, càng ngày chúng tôi càng thấy thực tế lại tồi tệ và khó khăn hơn rất nhiều so với thời Việt Nam Cộng hòa. Ví dụ như khi hoạt động trước 1975, chúng tôi đã từng cho một số viên chức chính quyền đọc cả cương lĩnh của Mặt trận nhưng những người đó không coi chúng tôi là thù địch, họ coi việc khác biệt quan điểm là chuyện hết sức bình thường. Nhưng sau năm 1975 mọi thứ không như thế nữa, tất cả mọi hoạt động, kể cả trong tư tưởng, mà khác với quan điểm của ĐCSVN thì đều không được chấp nhận. Báo chí tư nhân, biểu tình, bãi công, bãi thị đã hoàn toàn bị cấm ngặt mặc dù những bất công, nhu cầu lên tiếng của xã hội hết sức bức bối. Có thể nói điều lớn nhất để chúng tôi nhận thức lại ĐCSVN là sự độc tài toàn trị dựa trên bạo lực và không tôn trọng những quyền căn bản của người dân.
Phạm Hồng Sơn: Các ông đã quen biết những nhân vật như ông Hà Sĩ Phu hay ông Mai Thái Lĩnh,…những cư dân tại Đà Lạt lúc đó chưa?
Huỳnh Nhật Hải: Chúng tôi chưa biết ông Hà Sĩ Phu, còn ông Mai Thái Lĩnh thì chúng tôi đã biết nhau từ hồi cùng “nhảy núi” nhưng sau 30/04/1975 chúng tôi gần như chưa trao đổi hay bàn luận gì với nhau cả. Anh em chúng tôi trước khi quyết định bỏ về đã nói với nhau là “chúng ta đi làm cách mạng không phải để xây dựng nên một nhà nước chuyên chính độc tài như thế này.”
Phạm Hồng Sơn: Gia đình, những người thân và bạn bè đồng chí của các ông có phản ứng gì trước quyết định đó?
Huỳnh Nhật Hải: Lúc đó ba má tôi đều đã qua đời nhưng chúng tôi tin rằng nếu còn sống ba má tôi cũng ủng hộ việc từ giã ĐCSVN của chúng tôi. Hai bà xã của chúng tôi ủng hộ hoàn toàn quyết định về nhà tự làm ăn của chúng tôi.
Phạm Hồng Sơn: Thế còn hai anh trai, những người đã đi tập kết sau 1954, và những đồng chí thân quen của hai ông?
Huỳnh Nhật Tấn: Anh trai cả của chúng tôi thì gần như không có ý kiến gì, còn người anh trai thứ hai thì không đồng ý. Còn những đảng viên đồng sự khác và các cấp lãnh đạo lúc đó hoàn toàn ngạc nhiên, gần như tất cả mọi người đều khuyên chúng tôi xem xét lại. Có người lúc đó đã nói với tôi là nếu về thì cuộc sống sẽ rất khó khăn, nhưng tôi xác định trong lòng là trước đây khó khăn nguy hiểm như thế mà còn chịu được thì lẽ nào bây giờ lại không.
Phạm Hồng Sơn: Khi “trằn trọc” để đi đến quyết định cuối cùng, hình ảnh hay tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh có vấn vương trong “trằn trọc” đó?
Huỳnh Nhật Tấn: Có. Chúng tôi lúc đó cũng thấy cần phải xem lại cả ông Hồ Chí Minh – lãnh tụ, người sáng lập ra ĐCSVN.
Phạm Hồng Sơn: Các ông thấy thế nào?
Huỳnh Nhật Hải: Sau khi cùng tìm hiểu, trao đổi, bàn luận chúng tôi nhận thấy tình trạng mất tự do, phi dân chủ hay có thể nói là cuộc sống kìm kẹp, đau thương của nhân dân, của giới trí thức sau chiến thắng 30/04/1975 ở miền Nam hoàn toàn là sự lặp lại y nguyên tình trạng ở miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – thời kỳ mà ông Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn ở trên đỉnh cao quyền lực.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi đã từng tự hỏi là mục tiêu sâu xa của ông Hồ Chí Minh là gì? Với những gì lịch sử đã diễn ra khi ông Hồ Chí Minh còn sống thì tôi thấy mục tiêu của ông Hồ Chí Minh vì quyền lực là chính, còn mục tiêu độc lập cho đất nước hay tự do, dân chủ cho dân tộc, cho xã hội Việt Nam đã bị ông Hồ Chí Minh coi nhẹ. Hai mục tiêu tốt đẹp đó chỉ là những ngọn cờ để ĐCSVN lôi kéo, tập hợp quần chúng và giới trí thức cho mục đích giành quyền lực cho ĐCSVN. Thực tế chính quyền dưới thời ông Hồ Chí Minh đã biểu hiện đi ngược lại hoàn toàn hai mục tiêu tốt đẹp đó, độc lập cho dân tộc và tự do, dân chủ cho nhân dân.
Phạm Hồng Sơn: Vâng, về vấn đề tự do, dân chủ cho nhân dân thì đã rõ, nhưng còn về độc lập dân tộc, xin ông nói rõ thêm?
Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói ông Hồ Chí Minh đã đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc, đô hộ của người Pháp nhưng lại để đất nước trở lại sự phụ thuộc, khống chế và thôn tính của Trung Quốc cộng sản. Nếu không có sự đồng ý, chủ kiến ngoại giao của ông Hồ Chí Minh thì không thể có tình hữu nghị Việt-Trung như “môi với răng” và cũng không thể có Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Một cách ngắn gọn, có thể nói ông Hồ Chí Minh đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm lăng, thôn tính của Trung Quốc cộng sản đối với Việt Nam như chúng ta đang chứng kiến.
Phạm Hồng Sơn: Liệu có công bằng không khi tình trạng mất độc lập, mất chủ quyền hiện nay qui hết cho Hồ Chí Minh?
Huỳnh Nhật Tấn: Đúng là tình trạng lâm nguy của đất nước hiện nay không thể qui hết cho ông Hồ Chí Minh. Nhưng bất kỳ một lãnh tụ, một nhà sáng lập của một đảng, một tổ chức chính trị nào cũng đều có ảnh hưởng rất căn bản tới tầm nhìn, hành động của các thế hệ kế tiếp, dù xấu hay tốt. Tôi nhớ ngay trong văn kiện, khẩu hiệu của ĐCSVN vẫn luôn khẳng định ông Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, rèn luyện “Đảng ta”, tức là ông Hồ Chí Minh đã là kiến trúc sư cho mọi chính sách, đường lối của ĐCSVN cũng như thể chế, cung cách quản lý xã hội của ĐCSVN.
Huỳnh Nhật Hải: Đúng như thế, theo tôi, mặc dù ông Hồ Chí Minh đã mất rồi nhưng tư tưởng, đường lối chính trị của ông ấy vẫn được tiếp tục kế thừa trong ĐCSVN. Không phải ngẫu nhiên mà ĐCSVN hiện nay vẫn hô hào học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Phạm Hồng Sơn: Nhưng nhiều người cho rằng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là rất tốt đẹp, đáng học theo?
Huỳnh Nhật Hải: Đúng, rất tốt đẹp và đáng học nếu chỉ căn cứ vào lời nói và khẩu hiệu như ông Hồ Chí Minh đã đề ra. Và đúng là ĐSCVN hiện nay cũng đang thực hiện đúng như thế, các khẩu hiệu, lời nói, mục tiêu của họ hiện nay cũng rất hoặc khá tốt đẹp, nhưng hành động và thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại – cũng như ông Hồ Chí Minh.
Huỳnh Nhật Tấn: Nếu chỉ căn cứ vào truyền thống nhân ái của người Việt Nam thông thường thôi thì cũng thấy đáng lý ra, với cương vị là người có quyền hành cao nhất, ông Hồ Chí Minh phải ra lịnh không được giết hoặc hãm hại ân nhân của mình như vụ xử bắn bà Nguyễn Thị Năm và nhiều người khác trong Cải cách Ruộng đất. Hoặc những vụ bắt bớ, thanh trừng các đồng sự, các ân nhân của ĐCSVN sau này mà không qua xét xử thì ông Hồ Chí Minh không thể không biết là trái đạo lý. Nếu ông Hồ Chí Minh thực sự là người vì nước vì dân thì sau khi lên nắm quyền, điều đầu tiên ông Hồ Chí Minh phải làm là phải để nhân dân và giới trí thức có nhiều tự do hơn thời thực dân Pháp chớ.
Phạm Hồng Sơn: Nếu được sống lại thời tuổi trẻ một lần nữa, các ông có tiếp tục ủng hộ và đi theo Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam hay ĐCSVN?
Huỳnh Nhật Hải: Không, không bao giờ.
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi sẽ phải bình tĩnh hơn, tìm hiểu xem họ có ủng hộ và có tư tưởng dân chủ thực sự không, chứ không thể chỉ căn cứ vào lời nói và tuyên truyền của họ. Theo tôi, vấn đề dân chủ phải được đặt cao hơn vấn đề dân tộc vì chỉ có dân chủ mới giúp cho dân tộc được tự do đúng nghĩa và khi đó đất nước mới có nền độc lập bền vững.
Phạm Hồng Sơn: Ngày 30/04/1975 các ông đang ở đâu và cảm xúc như thế nào?
Huỳnh Nhật Tấn: Lúc đó tôi đang ở Đà Lạt. Tôi đã trở về Đà Lạt từ ngày 03/04/1975 với tư thế của người chiến thắng.
Huỳnh Nhật Hải: Tôi về Đà Lạt sau ông em tôi một ngày, ngày 04/04/1975. Cảm xúc của tôi là sung sướng vô cùng, nhất là khi gặp lại má tôi – má đã tưởng tôi hy sinh từ năm 1971 và đã đưa ảnh tôi lên bàn thờ.
Phạm Hồng Sơn: Dịp 30/04 hàng năm vẫn là một trong những ngày lễ lớn của cả đất nước, cảm xúc của các ông ra sao trong những ngày này?
Huỳnh Nhật Hải: Buồn. Nếu không có cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền trước 1975 thì dân tộc này không có cái bất hạnh, đau khổ như ngày hôm nay.
Huỳnh Nhật Tấn: Buồn. Một ngày quá buồn. Cái chiến thắng 30/04 chỉ đem lại một sự áp bức trên mọi phương diện cho nhân dân, đất nước và lại nặng nề hơn cả thời Pháp thuộc.
Phạm Hồng Sơn: Nếu bây giờ vô tình hai ông gặp lại một người là cựu viên chức cũ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và người đó chính là “kẻ thù” của ông trước 1975, điều trước tiên hai ông muốn nói là gì?
Huỳnh Nhật Tấn: Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.
Huỳnh Nhật Hải: Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.
Phạm Hồng Sơn: Xin trân trọng cảm ơn ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn.
______________________
Chú thích ảnh: Ông Huỳnh Nhật Hải (phải) và ông Huỳnh Nhật Tấn (trái)
© 2012 pro&contra

[i] “Mì” tức là “sắn” theo tiếng miền Bắc

Mới đình chỉ công tác 10 thanh tra giao thông Hải Phòng ‘ăn’ tiền tỷ



csgt-biemhoa

10 cán bộ thanh tra giao thông (TTGT) Hải Phòng đã bị đình chỉ công tác do bị tố cáo có liên quan đến việc sửa chữa hàng loạt biên bản vi phạm hành chính gây thất thoát 1,3 tỷ đồng.
Theo đó, 10 người bị đình chỉ thuộc đội TTGT số 5 gồm: ông Bùi Mạnh Tuấn (nguyên đội trưởng), Phạm Hồng Khang (nguyên đội phó), Vũ Hoàng Tùng (nguyên đội phó), Lưu Tuấn Dương (nguyên đội phó) cùng 6 cán bộ, nhân viên khác. Thời gian đình chỉ từ ngày 15/8 đến 5/9.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, trong 2 năm 2011-2012, các đối tượng trên làm sai lệch biên bản xử phạt các sai phạm trong việc sửa chữa biên bản, ghi sai tải trọng thiết kế, thay đổi lỗi vi phạm từ lớn xuống nhỏ… 730 trường hợp, “biến hóa” từ thẩm quyền giải quyết của chánh thanh tra thành thẩm quyền của thanh tra viên và chiếm đoạt số tiền xử phạt lên đến 1,3 tỷ đồng.
Thực tế, sai phạm trên đã bị phát giác ra từ lâu. Sau khi vụ cán bộ đội TTGT số 5 nhận 4 triệu tiền phạt không biên lai, trả giấy tờ sai quy định được làm rõ, ngày 18/1/2013, ông Đinh Viết Hùng – Chánh Thanh tra Sở GTVT Hải Phòng – chỉ yêu cầu cán bộ đội 5… kiểm điểm rút kinh nghiệm. Sau đó, khi có yêu cầu điều tra làm rõ, thì đến tháng 5/2013 mới có quyết định kỷ luật cách chức ông Vũ Hoàng Tùng, còn những người khác chỉ bị hạ bậc lương và điều chuyển công tác. Đến nay, sau gần 8 tháng kể từ khi sai phạm bị vỡ lở, tất cả mới chính thức bị đình chỉ công tác để tiếp tục chịu sự điều tra.
Theo Tiền Phong

Đồng loạt tăng giá = “Liều thuốc độc”



xang-thucpham

Giá tiêu dùng trong tháng 8 sẽ còn tăng mạnh hơn nhiều so với tháng 7.
Trong bối cảnh mới hơn nửa đầu năm đã có đến ba lần tăng giá xăng dầu, chưa đầy nửa tháng sau giá điện, gas, sữa… lại tăng gần như đồng loạt, nhiều khả năng chúng ta sẽ phải chứng kiến thực tế ngược lại với các nhận định gần đây khi cho rằng giá tăng nhẹ đồng nghĩa với tổng cầu tăng, sức mua được cải thiện, rằng đó là tín hiệu tích cực trong nỗ lực phục hồi kinh tế.
Các số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy sau hai tháng cận tết và sau tết tăng 1,25% và 1,32% như “thông lệ” hằng năm, CPI tháng 3 đã giảm 0,19%; tháng 4 gần như đứng yên vì chỉ tăng 0,02%; tháng 5 tiếp tục giảm 0,06%; tháng 6 tăng nhẹ 0,05%; tháng 7 tuy tăng cao nhất nhưng cũng chỉ 0,27%.
Tuy điều này được đánh giá là kết quả tích cực của nỗ lực kiềm chế lạm phát, bởi tổng mức tăng của giá tiêu dùng sau bảy tháng chỉ đạt 2,68% nhưng ẩn sau đó là những thiệt thòi rất lớn của người dân, đặc biệt là dân cư khu vực nông thôn.
Bởi lẽ chỉ số giá lương thực bảy tháng qua giảm 3,72% so với cùng kỳ năm 2012, chỉ số giá thực phẩm chỉ tăng 1,82%; tính chung chỉ số giá hai nhóm hàng lương thực – thực phẩm tăng vỏn vẹn 0,43%. Trong khi chỉ số giá chung của các nhóm hàng còn lại đạt mức tăng đến 10,78%.
Những diễn biến nói trên cho thấy bộ phận dân cư ở khu vực nông thôn vốn đã nghèo còn bị rơi vào tình cảnh bán rẻ, mua đắt. Giá hàng hóa họ đem bán trên thị trường hoặc giảm mạnh hoặc tăng khiêm tốn, tính chung lại thì tăng không đáng kể. Ngược lại giá của các hàng hóa và dịch vụ mà họ phải mua đều tăng rất mạnh, cao hơn đến 25 lần.
Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong bảy tháng ước đạt gần 1,488 ngàn tỉ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2012. Nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 4,9%. Mức tăng trong cùng kỳ năm 2012 là 18,7% và 6,7%. Điều này có nghĩa là sức mua thị trường trong nước yếu đang là yếu tố gây “nghẽn mạch” sản xuất.
Mặt khác, không quá khi nói rằng cho dù lạm phát thấp là điều kiện thuận lợi để kích giá lên nhưng trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, việc đồng loạt tăng mạnh giá xăng dầu, giá điện… sẽ là “liều thuốc độc” đối với không chỉ người tiêu dùng, mà cả với nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì xăng dầu, điện không chỉ là đầu vào của hầu như tất cả quá trình sản xuất mà còn là mặt hàng tiêu dùng không thể thiếu. Nó đánh vào túi tiền vốn đã rất eo hẹp của nhiều người dân khiến sức mua của thị trường trong nước yếu hơn, đồng thời đẩy giá thành sản xuất hàng loạt sản phẩm tăng thêm. Tiếp đó, những sản phẩm có giá thành sản xuất cao hơn này được đẩy ra thị trường chắc chắn sẽ có giá bán cao hơn, càng đẩy người tiêu dùng vào tình trạng khó khăn hơn. Trong đó, những người nông dân với túi tiền hầu như không tăng do giá nông sản giảm chắc chắn sẽ là những người thua thiệt nhiều nhất.
Và với diễn biến giá cả trong ngày vừa qua, gần như chắc chắn giá tiêu dùng trong tháng 8-2013 sẽ còn tăng mạnh hơn nhiều so với tháng 7-2013. Nhưng điều đáng ngại nhất chính là sức mua vốn đã yếu của thị trường trong nước sẽ càng yếu hơn, cho nên trở thành lực cản lớn hơn đối với những nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.
GDP khu vực kinh tế nông nghiệp nửa đầu năm 2013 chỉ tăng 2,07% nên chỉ đóng góp 0,4 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng 4,9% cả nền kinh tế. Trong khi cùng kỳ năm 2011 đóng góp 0,78 điểm phần trăm và cùng kỳ năm 2012 đóng góp 0,56 điểm phần trăm. Sự phát triển của khu vực kinh tế này chậm lại vẫn là một nguyên nhân quan trọng khiến thu nhập của họ tăng trưởng chậm lại.
THEO PHÁP LUẬT TP


Xôn xao bưu điện tặng dân bình nước Trung Quốc chứa chất lạ

Bốn ngày gần đây, hàng chục hộ dân ở xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, hoang mang lo lắng khi phát hiện hàng chục bình nước (loại bình mini) “Made in China” có chứa bột lạ.

Sáng hôm nay (19.8), phóng viên Dân Việt có mặt tại trụ sở UBND xã Tiên Phong và được ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch UBND xã cho biết: Sáng nay, Đội quản lý thị trường huyện Tiên Phước cũng đã có mặt tại ủy ban để tiến hành niêm phong tạm giữ bình chứa nước loại phích mini có xuất xứ từ Trung Quốc do Bưu điện tặng cho người dân trong xã.

Bình phích nước của Trung Quốc được Bảo hiểm nhân thân Bưu điện tặng cho người dân xã Tiên Phong
Bình nước của Trung Quốc được Bảo hiểm nhân thân Bưu điện tặng cho người dân xã Tiên Phong
Theo ông Phú, vào đêm 16.8, Bưu điện Trà Tiên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, tổ chức Hội nghị giới thiệu Bảo hiểm nhân thọ Bưu điện tại Hội trường ủy ban xã, khoảng hơn 20 người dân địa phương được mời tham dự.

Trong số đó, có 13 người đăng ký để mua Bảo hiểm nhân thọ Bưu điện. Những người đăng ký mua bảo hiểm, được đơn vị này tặng cho một bình nước loại 0.5 lít nước và một chiếc kéo, còn những người tham gia hội nghị mà không đăng ký mua bảo hiểm cũng được tặng một chiếc kéo.

Người dân đem bình về sử dụng phát hiện dưới đáy bình có chứa một túi chất lạ, người dân lo sợ chất độc nên đem ra xã nhờ cơ quan chức năng kiểm tra xem đó là chất gì, có độc hại hay không.

Một gói chất lạ được phát hiện trong phích chứa nước
Một gói chất lạ được phát hiện trong phích chứa nước

Theo quan sát của phóng viên Dân Việt, bình chứa nước này có vỏ bóng loáng, chiều cao khoảng 25cm, dung tích 0.5 lít. Vỏ bình toàn chữ Trung Quốc, dưới đáy vỏ bình có chữ “Made in China”… không ghi nơi sản xuất, cũng như nhãn mác, hiệu sản phẩm bằng tiếng Việt.
Anh Nguyễn Ngọc Dũng (SN 1981, trú đội 4, thôn 2, xã Tiên Phong), kể: “Gia đình tôi được Bưu điện Trà Tiên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam gửi giấy mời mời lên Hội trường ủy ban xã vào lúc 18 giờ 30 phút ngày 16.8 vừa qua để tham dự “Hội nghị giới thiệu Bảo hiểm nhân thọ Bưu điện”.
Sau khi giới thiệu xong, có 13 hộ dân của xã tham gia đăng ký mua Bảo hiểm nhân thọ Bưu điện. được tặng bình nước 0,5 lít và một chiếc kéo.
 Tôi đem bình nước về thì bị đứa cháu làm rớt bình xuống đất. Lúc đó trong bình văng ra một gói giấy màu vàng. Tôi lượm lên và phát hiện trong gói giấy đó có một gói nilông chứa bột lạ dạng hạt cát mịn, có màu nâu”.
 ”Sau khi phát hiện, chúng tôi đã liên lạc với đại diện Bưu điện, họ nói số bình phích này được mua từ siêu thị nhưng không nói ở siêu thị nào, họ còn giải thích chất lạ đó là đất cát để làm giữ nhiệt độ cho nước nóng và làm độ giữ vững cho bình.

Nếu là cát để giữ nhiệt sao nó có mùi làm cho người dân ngửi phải xây xẩm mặt mày…. Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ” – anh Dũng bức xúc.
Hiện cơ quan chức năng Quảng Nam đã niêm phong toàn bộ số bình nước do Bưu điện tặng cho người dân để điều tra làm rõ chất lạ có trong bình.
Theo Danviet

Bí mật về vũ khí mới của Trung Quốc



Trong nhiều thập kỉ qua, Gertz và nhóm xanh đã có hàng trăm bài viết phơi bày các thông tin được cho là bí mật về vũ khí mới của Trung Quốc, khai thác các chỗ nhược dễ thấy của Hoa Kì.

Có một nhóm các nhà phân tích Hoa Kì dường như bị mê hoặc bởi ý tưởng rằng chính sách an ninh hiện nay của Trung Quốc chịu ảnh hưởng tư tưởng quân sự Hoa cổ đại. Trong cuốn The China Threat (Mối đe dọa Trung Quốc), Bill Gertz cho rằng các mưu lược từ binh pháp Tôn Tử đang chỉ đạo một nỗ lực nhuần nhuyễn qua đó Trung Quốc mượn tay các nhà phân tích Hoa Kì vô tình “ủng hộ Bắc Kinh” để thao túng chính sách của Mĩ.
Kế hoạch giả định của Trung Quốc là sử dụng gián điệp và tuyên truyền để chinh phục Hoa Kì mà không cần bắn một phát súng. “Nhóm xanh” của Gertz gồm các nhà phân tích Trung Quốc của Hoa Kì tuyên bố rằng họ đã nhìn thấu được tim đen. Mục tiêu của họ là vạch ra cho các nhà hoạch định chính sách Mĩ thấy rằng Trung Quốc đang che giấu các chuẩn bị quân sự và ngụy trang ý đồ hung hăng của họ phía sau những tiếng nói trấn an của “nhóm đỏ” quyền lực gồm các chuyên gia Mĩ hoặc buộc phải hoặc bị mà mắt đến độ  làm giảm nhẹ mối đe dọa Trung Quốc.
Gertz dường như không xét tới khả năng là những nhà phân tích “chống Bắc Kinh” thiếu cảnh giác bên nhóm xanh cũng có thể bị Trung Quốc thao túng để phục vụ cho mục đích của họ.
Không phải Tôn Tử mà là Gia Cát Lượng?
Vào thời Tam Quốc (220-280 AD) Gia Cát Lượng, một chiến lược gia huyền thoại của Trung Quốc, đã sử dụng một chiến thuật thông minh trở nên bất tử trong câu thành ngữ “thảo thuyền tá tiễn” (dùng thuyền phủ cỏ khô mượn tên). Sự kiện lịch sử mà thành ngữ này xuất phát không được nhiều người biết, nhưng ý nghĩa của nó, như đã được truyền qua nhiều thời đại, chỉ đơn giản là dùng mưu mẹo để sử dụng các nguồn lực của đối phương cho mục đích của chính mình. Theo chuyện, Gia Cát Lượng đã phái một đoàn thuyền cỏ (xem hình minh họa ở trên) ra nghênh địch và đối phương đã bắn tên vào đoàn thuyền giả này. Vừa xác định được vị trí đối phương, đoàn thuyền cỏ còn thu được nhiều tên, mà Gia Cát Lượng đã chuyển giao cho Châu Do trước đã ngờ về lời hứa sẽ trang bị 10 000 mũi tên mới trong ba ngày.
{keywords}
Chiến thuật thông minh trở nên bất tử trong câu thành ngữ “thảo thuyền tá tiễn” (dùng thuyền phủ cỏ khô mượn tên) của Trung Quốc
Liệu có thể bộ máy tuyên truyền quân sự Trung Quốc thay vì che giấu sức mạnh, họ cứ phóng đại nó lên và sử dụng các nhà phân tích Hoa Kì để giúp họ làm điều đó không? Nhóm xanh có thể không hay rằng mình đang trợ giúp và tiếp tay cho chiến tranh tâm lí của Trung Quốc khi gây ấn tượng quân đội Trung Quốc hùng mạnh và có năng lực hơn thực chất?
Nhiều nguồn tin lẫn lộn về Trung Quốc
Trong nhiều thập kỉ qua, Gertz và nhóm xanh đã có hàng trăm bài viết phơi bày các thông tin được cho là bí mật về vũ khí mới của Trung Quốc, khai thác các chỗ nhược dễ thấy của Hoa Kì. Các nhà phân tích nhóm xanh gọi chúng là vũ khí “sát thủ” (sát thủ giản), nhại ý một thuật ngữ được  giới tuyên truyền quân đội Trung Quốc dùng để mô tả “con át chủ bài” công nghệ giả định mà Trung Quốc có thể dùng để thi thố với Hoa Kì. Bằng chứng tồn tại  của nhiều loại vũ khí “sát thủ giản” kiểu này rất đáng ngờ. Các nguồn tin đồ rằng lấy từ các báo cáo chính phủ hoặc các tuyên bố về chính sách quân sự chính thức của Trung Quốc rốt cuộc thường lại là các bài viết trên báo hoặc tạp chí của giới tuyên truyền Trung Quốc.
Lần phất cờ sai lầm mới nhất của nhóm xanh về một nguồn của Trung Quốc xảy ra ngày 30 tháng 7 năm 2013 trên Washington Free Bacon (trang web có khuynh hướng bảo thủ của Mĩ). Điều mà Gertz xác định là “một báo cáo quốc phòng nội bộ của Trung Quốc” về kế hoạch cho một cuộc “chiến tranh nhân dân trên không gian mạng” thực ra lại là một bài viết bốn trang công bố công khai của bốn kĩ sư thuộc Viện Kĩ thuật vệ tinh Thượng Hải , một công ti con của Tổng công ti Khoa học và Công nghệ Không gian Trung Quốc (CASIC) có tiếng qua những đóng góp trong phát triển các vệ tinh thời tiết của Trung Quốc.
Bài viết này có thể tải về được qua cơ sở dữ liệu CNKI của Trung Quốc. Gertz mô tả cái gọi là “báo cáo nội bộ” như là “một cái nhìn hiếm hoi từ bên trong về một trong những chương trình quân sự bí mật nhất của Bắc Kinh.” Không phải thế. Ở Trung Quốc hàng năm có hàng trăm bài viết tương tự như thế được công bố. Các nhà phân tích về quốc phòng Trung Quốc đôi khi gọi chúng là “các bài báo rác” mà tác giả  thường cố tình dùng để nối dài danh sách công bố của mình. Chúng do những người có quan tâm đến chủ đề này nhưng không có kiến thức về các chương trình quân sự thực sự đứng ra chấp bút.
Trong trường hợp này các tác giả cho biết về một cuộc thảo luận học thuật thú vị về các kết nối quân sự giữa không gian thật và không gian mạng tương tự như những kết nối mà chính tôi nghe tại một hội nghị gần đây ở Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc tại Trường Sa (Hồ Nam). Giống như nhiều bài báo loại này, hầu hết những ý tưởng mà bài viết này bàn đến đều được lấy từ các nguồn của Hoa Kì. Mục đích của các tác giả là giới thiệu và giải thích các ý tưởng này cho cử tọa Trung Quốc, chứ không phải là mô tả các ý tưởng và kế hoạch của Trung Quốc. Chính phủ Mĩ dịch bài viết và đóng dấu “Chỉ sử dụng trong cơ quan” (For Official Use Only) lên bản dịch, mặc dù bài viết đó là phổ biến không giới hạn trên internet. Việc xếp bài vào loại hạn chế có thể là lí do khiến Gertz nghĩ rằng bài viết đó là bí mật, quan trọng, và hiếm hơn thực chất.
Nguy hiểm của việc phóng đại
Dù các nhà phân tích Hoa Kì đào bới trong các văn bản của Trung Quốc cho ra những câu chữ đáng báo động có thể tin rằng họ đang thực hiện công vụ, nhưng vẫn có nguy cơ thể hiện sai những gì họ phát hiện. Mức độ tự do hành động của Hoa Kì trong khu vực xung quanh Trung Quốc bị ràng buộc bởi chính khả năng của Hoa Kì bao nhiêu thì cũng bị trói buộc bởi mức độ nhận thức của họ về khả năng của Trung Quốc bấy nhiêu. Đánh giá những năng lực này quá cao một cách không cần thiết sẽ gò bó giới ra quyết định, khiến họ có thể cảm thấy có nhu cầu phải đáp ứng lại hành vi thù địch hay đe dọa đến từ Trung Quốc.
Làm cho giới chức có trách nhiệm ra quyết định của Hoa Kì tin rằng quân đội Trung Quốc mạnh hơn thực tế chính là làm lợi cho Trung Quốc. Hơn nữa, hầu hết những tuyên bố giật gân về khả năng của Trung Quốc do nhóm xanh đưa ra ở Mỹ lại được báo chí Trung Quốc lặp lại cũng tạo thêm thuận lợi cho việc làm cho quân đội Trung Quốc trông có vẻ ấn tượng hơn trước mắt người Trung Quốc. Có lẽ đây là lí do tại sao bộ máy tuyên truyền quân đội Trung Quốc lại công bố rất nhiều bài viết về các vũ khí “sát thủ” vốn được coi là bí mật của Trung Quốc.
Lần tới khi nhóm xanh quyết định viết về mối đe dọa Trung Quốc, có thể họ sẽ dẹp binh pháp Tôn Tử đi và đem chuyện đoàn thuyền cỏ của Gia Cát Lượng ra sử dụng.
Tác giả: Gregory Kulacki, Chủ nhiệm dự án Trung Quốc và chuyên gia phân tích cao cấp; Dịch:Phan Văn Song; Hiệu đính: Lê Vĩnh Trương
Theo Tuanvietnam

Hình thức tham nhũng tinh vi mới trong xây dựng cơ bản


caunhattan


Cây cầu tỉ đô ăn vay lớn nhất Đông Nam Á, biểu tượng hữu nghị Việt Nhật, cầu dây văng được đồn thổi là sử dụng công nghệ hiện đại nhất, thời gian qua đã gắn liền với bao tai tiếng. Nào là chậm tiến độ, tiêu cực trong giải phóng mặt bằng, cố tình làm sai quy hoạch, thi công ẩu, mất an toàn rơi cả thanh sắt lớn xuống đường gây thương tích cho người tham gia giao thông, chất lượng công trình kém với nhiều vết rạn nứt. Biểu tượng hữu nghị Việt Nhật vừa rồi lại xuất hiện một hình thức tham nhũng mới, rất tinh vi và mở đường cho tham nhũng tại các siêu công trình khác trong cả nước.
Nhà thầu Tokyu xây dựng cầu Nhật Tân, với sự đồng thuận cao của Bộ GTVT, đã đòi Việt Nam bồi thường 155 tỉ đồng do chậm giao mặt bằng. Theo văn bản số 1665/TTg-CN ngày 17/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ (do ông Nguyễn Sinh Hùng ký thay), giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình trên cả nước được tách thành các dự án độc lập và phải giao UBND tỉnh, thành phố có dự án đi qua tổ chức thực hiện, sau đó bàn giao cho chủ đầu tư mặt bằng sạch để triển khai xây dựng công trình. Như vậy, công tác GPMB tại dự án cầu Nhật Tân hoàn toàn thuộc trách nhiệm của UBND TP Hà Nội (quy định rất rõ) vốn là nguyên nhân chính gây chậm tiến độ khiến nhà thầu Tokyu đòi Việt Nam đền 155 tỉ, và công tác này hoàn toàn độc lập với dự án xây dựng cầu (Bộ GTVT làm chủ đầu tư).
Tuy nhiên, Bộ GTVT đã cố tình “lập lờ” trách nhiệm trên. Được các quân sư tư vấn, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cùng Đinh bộ trưởng rất sốt sắng trong việc giải quyết đền bù cho nhà thầu này. Với tốc độ chóng mặt, hồ sơ đòi đền bù của nhà thầu đã nhanh chóng vượt qua hàng chục cửa ải giấy tờ của các bộ chức năng với sự “đồng thuận cao” của các bộ này và lập tức có mặt trên bàn Thủ tướng vào cuối tháng 7/2013 để chờ phê duyệt. Để xoa dịu dư luận, quan chức các bộ gọi đây là khoản mà Việt Nam “hỗ trợ” nhà thầu và họ rất lúng túng, bất nhất khi trả lời phóng viên các báo. Trong khi Việt Nam còn đang bưng bít thông tin thì tờ Thời báo Nhật Bản (Japan Times – ngày 12/8/2013) đăng bài công khai thông tin nhà thầu Tokyu đã chiến thắng trong vụ kiện đòi Việt Nam ĐỀN BÙ 155 tỉ đồng (họ dùng chữ ĐỀN BÙ chứ không phải từ HỖ TRỢ mà quan chức Việt Nam cố tình nói trẹo đi).
Cần khẳng định việc Bộ GTVT (chủ trì) tự ý lấy 155 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước (vốn là tiền thuế của dân) để đưa cho nhà thầu thuộc dự án mình quản lý là việc làm đầy khuất tất. Có thể kể ra một vài chi tiết: Thứ nhất, Bộ này cùng các Bộ chức năng không dám công khai hạng mục cùng đơn giá đền bù cho nhà thầu. Theo quy định của Việt Nam, mọi cho phí công trình đều phải tính toán theo đơn giá xây dựng của Bộ XD và Bộ Tài chính ban hành. Thứ hai, cần có cơ quan giám định độc lập thực hiện giám định những thiệt hại mà nhà thầu đòi đền bù. Việc này không thể làm theo kiểu nhà thầu nộp hồ sơ kê hàng trăm tỉ thiệt hại lên rồi một cơ quan cỏn con của Bộ GTVT chóng vánh chấp nhận nó như là chân lý để làm cơ sở đền bù. Thứ ba, nếu vụ việc chỉ dừng lại ở mức độ tranh chấp kinh tế thì phải được giải quyết bằng tài phán của cơ quan trọng tài độc lập, còn nếu lên đến mức độ kiện tụng thì phải giải quyết bằng quyết định của tòa án có thẩm quyền. Thứ tư, giải phóng mặt bằng tại cầu Nhật Tân là trách nhiệm của UBND TP Hà Nội. Tại sao Bộ GTVT lại quá sốt sắng nhảy vào gánh trách nhiệm thay UBND TP Hà Nội một cách vô nguyên tắc (trong khi ai cũng biết các vị rất giỏi cái món đùn đẩy trách nhiệm)? Thứ năm, khoản đền bù không thể lấy từ bất cứ nguồn nào khác mà phải lấy từ ngân sách thuộc TP Hà Nội quản lý. Việc Bộ GTVT (chủ trì) giải quyết đền bù cho nhà thầu theo cách của riêng họ là hoàn toàn trái với các quy định về đơn giá định mức, quy định về quản lý xây dựng cơ bản, quy định về giải phóng mặt bằng, quy định về quản lý ngân sách và đặc biệt trái với văn bản 1665/TTg-CN ngày 17/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ (do ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký thay, mà ông này đang làm Chủ tịch Quốc hội).
Việc Bộ GTVT (chủ trì) cố tình làm trái các quy định hiện hành của Việt Nam trong giải quyết “đền bù” 155 tỉ cho nhà thầu nước ngoài đã mở đường cho một hình thức thất thoát, tham nhũng mới trong xây dựng cơ bản. Đó là thông đồng với các nhà thầu để kiện chính mình, sau đó mình lại là người đi giải quyết việc lấy ngân sách nhà nước “đền” lại cho nhà thầu. Tại Việt Nam, trẻ con lên 3 cũng biết rõ những đồng tiền trên cuối cùng sẽ rơi vào túi nào. Hiện tại, vài chục nhà thầu Trung Quốc trong các dự án xây dựng khắp cả nước đang chờ tiền lệ này xong xuôi sẽ làm hồ sơ đòi Việt Nam đền bù (hầu hết các công trình lớn của Việt Nam hiện do Trung Quốc thi công). Như vậy, hệ lụy của việc Bộ GTVT cố tình làm trái pháp luật là vô cùng lớn. Nó khuyến khích các nhà thầu thay vì làm ăn nghiêm chỉnh, lại tìm mọi cách lợi dụng kẽ hở trong quản lý nhà nước, cấu kết với quan chức để tham ô từ ngân sách nhà nước dưới hình thức mới rất tinh vi.
THEO CẦU NHẬT TÂN