THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

25 May 2011

"TỰ ỨNG CỬ KHÔNG PHẢI TRÒ CHƠI DÂN CHỦ"

Source:  http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/05/tu-ung-cu-khong-phai-tro-choi-dan-chu.html

Quán bia hơi Hà Nội chào mừng ngày Bầu cử HĐND các cấp: Uống 2 cốc, được tặng 1 cốc
Mai Thanh Hải Blog - Mai là ngày "đi bầu, đi bầu ta đi bầu", nhưng hôm nay không khí rộn ràng lắm rồi. Sáng dậy muộn đi ăn bún ốc, đã thấy trước ngõ, cổng sắt của Học viện Hành chính đóng im ỉm cả năm, bọn sâu bia lý bí hay gí vào đó đái khai mù, hôm nay mở rộng, cờ hoa biểu ngữ khẩu hiệu xanh đỏ tím vàng rực rỡ, chữ nghĩa hô hào vuông vắn và dĩ nhiên, không thiếu phần loa đài ầm ĩ "Hôm nay đi bầu cử, bầu trời trong xanh hơn..."... Rất có nhiều điều để nói về bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và mình chắc rằng, trước sau, cũng sẽ phải có sự cải tiến - đổi mới về cách chọn "đại biểu của dân" bởi yêu cầu dân chủ sẽ ngày càng được coi trọng, thấm nhuần. Trước ngày bầu cử, xin trân trọng giới thiệu bài viết cũ của Nhà báo Đào Tuấn về vấn đề này. 
-----------------------------------------


"TỰ ỨNG CỬ KHÔNG PHẢI TRÒ CHƠI DÂN CHỦ"

Câu này là của ông Đặng Văn Khoa, còn gọi là "Hội đồng Khoa" trả lời nhà báo Đoan Trang 5 năm trước, ngay sau khi ông "tự nguyện" viết đơn xin rút khỏi cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII.


Một người không thể đóng hai vai


Từ chối công việc với mức lương hàng ngàn USD, để có nhiều thời gian hơn cho công việc của một Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), "Thật sự mong muốn được đóng góp một cách trong sáng, không vụ lợi, không tham vọng chính trị" trong tư cách một đại biểu của dân. Nhưng khi phải viết đơn "xin rút", ông Khoa đã đưa ra lý do lãng xẹt: "Một người không thể đóng hai vai". Rằng: "Bản thân và gia đình chưa thu xếp được". 




Cứ tin vào lý do "không có thời gian"- Có ý nghĩa như một điểm tựa, mà dù sao ông Khoa cũng đã nói ra, lại càng thấy ông là người có trách nhiệm. Và vì thế, 5 năm trước, dư luận có lý do để tiếc cho một ĐB thực tâm, thực tài, mà họ gửi gắm.

Không một người "không có thời gian" nào lại tự ứng cử ĐBQH, dù lý do xin rút vì "Không có thời gian" lại là lý do phổ biến nhất trong việc họ xin rút. Một trường hợp "Không có thời gian" khác là ông Đàm Xuân Anh (37 tuổi, Thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển, Giám đốc Cty TNHH Thi Anh), người đã giành tới 97,56% số phiếu tín nhiệm của cử tri. Nhưng cũng như ông Hội đồng Khoa, ông Anh cũng "bất ngờ" xin rút và cũng với lý do thời gian: "Đang tham gia giảng dạy tại một số trường, vừa nghiên cứu khoa học, làm luận án Tiến sĩ... nên không đủ điều kiện làm tốt, nếu trúng cử ĐBQH".


Có lẽ những lá đơn xin rút vì "không có thời gian", sẽ hợp lý hơn rất nhiều nếu người viết, và ký bên dưới, là một vị Bộ trưởng, một Chủ tịch UBND tỉnh…Nhưng thực tế cho thấy chưa có bất cứ vị Bộ trưởng nào xin rút vì lý do thời gian, vì "Một người không thể đóng hai vai". Không lẽ công việc quản lý của một Bộ trưởng vẫn cho ông 3-4 tháng họp QH, hoặc các vị Bộ trưởng thì... khoẻ hơn các ông Hội đồng?. Có lẽ lý do dễ thuyết phục nhất là vì họ "đã được phân công".


Nếu muốn có một QH thực sự chuyên nghiệp, thực sự đại diện cho dân; một QH phân biệt tương đối rõ ràng giữa lập pháp và hành pháp, thì có lẽ nên giảm tối đa số ĐBQH hai vai. Và khi cuộc Bầu cử là thực sự dân chủ, thì có lẽ sẽ không còn những lá đơn xin rút vì: "Không có thời gian", hay "Không đủ sức khoẻ".


Tín nhiệm



Một "người đương thời" khác, cũng tên Khoa, năm đó cũng viết đơn ứng cử ĐBQH. "Là người trong ngành, tôi thấy giáo dục có quá nhiều tồn tại. Do vậy, ra ứng cử để muốn nói lên tiếng nói trung thực nhất cùng QH khắc phục triệt để những bất cập, tồn tại đó..."- Thầy Đỗ Việt Khoa từng phát biểu nhiệt tình và đầy tâm huyết. "Chẳng có ưu điểm gì nhiều ngoài tính trung thực, thẳng thắn, gần gũi thầy cô, học sinh, sẵn sàng online chia sẻ mọi vấn đề với các thầy cô và các em học sinh... Mặt khác, tôi còn biết sử dụng máy tính và Internet"- Như lời ông tự nhận xét, ông Khoa cũng hứa sẽ "tăng cường tiếp xúc cử tri hơn", sẽ thường xuyên trao đổi với cử tri qua mail, chat, sẽ "công khai địa chỉ nhà riêng để tiện trao đổi", bởi việc tiếp xúc cử tri là "điểm thiếu" của nhiều ĐBQH khóa trước.


Ông Khoa nói rất đúng, bởi một một ĐB mà không thường xuyên tiếp xúc với dân, không hiểu được tâm tư, nguyện vọng của dân, không gần dân thì ĐB đó nên làm... Bộ trưởng.


Kết quả như thế nào thì ai cũng biết. Ông Khoa được 0% tín nhiệm của các cử tri tại nơi công tác. Con số 0% này có nhiều điều đáng nói: Nếu các vị thực sự là những người đương thời chống tham nhũng, lại chống ở chính nơi mà mình công tác, xin ở nhà... đắp chăn cho khoẻ. Ngay cả các vị đã trúng rồi mà còn muốn tái cử thì cũng nên nhớ một câu: "Đánh đĩ 9 phương…". Mà tốt nhất là không chống gì cả.



Rào cản này cũng ứng với ứng viên tự ứng cử họ Cù khi ông bị đánh trượt từ vòng gửi xe.

Bởi thế, những "chiến sĩ trên mặt trận chống tham nhũng" mà tự ứng cử thì hầu như không có tí cơ hội nào, dù đó là người đương thời, được Huân chương. Nhiều khi đơn giản vì bà con thấy ghét, hoặc bị bảo phải ghét.


Theo quy định trong Luật Bầu cử, việc tự ứng cử cực kỳ đơn giản. Bất kỳ ai muốn tự ứng cử chỉ cần nộp vào Ủy ban Bầu cử Ðơn xin ứng cử kèm sơ yếu lý lịch và một bản tiểu sử tóm tắt. Không cần ký quỹ, cũng không cần thu thập chữ ký như quy định rắc rối và "phi dân chủ" của "bọn khoai Tây". 



Nhưng rõ ràng nhìn vào con số 1, trong hơn 360 người tự ứng cử - trúng cử ĐBQH, cho thấy đường đến "Nghị trường" của các ứng viên tự ứng cử không dễ tí chút nào.

Trên tường nhà ông Hội đồng Khoa treo một bức thư pháp "Đức tâm thánh thiện gia đình thịnh. Tài trí thanh liêm Tổ quốc hưng" do bà con cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh tặng.


Có lẽ, cần phải sửa 2 từ "Tổ quốc". 



Nguồn: Đào Tuấn Blog (Tuanddk)

"ĐỂ DÂN ĐÓI, ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ CÓ LỖI"

Source:  http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/05/e-dan-oi-ang-va-chinh-phu-co-loi.html

Khoai sắn tuổi già
* "... Nếu Dân đói, rét, dốt, bệnh, thì chính sách của ta, dù có hay mấy cũng không thực hiện được". (Chủ tịch Hồ Chí Minh, 13-6-1955)

Mai Thanh Hải Blog - Mình đã định không đề cập đến tình trạng "đói xuôi, đói ngược" với con số hàng vạn người, đã được chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa, cực chẳng đã, phải công khai. Đơn giản vì gần 70 năm sau ngày thành lập nước, cái ước nguyện của Hồ Chủ Tịch từ năm 1946 ("Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"), tưởng như đã được thực hiện từ rất lâu, không ngờ vẫn chưa được tròn vẹn và gây ra dư luận chẳng lấy gì làm tốt đẹp, ngay trước ngày bầu ra những "Đại biểu của nhân dân", từ Trung ương xuống địa phương.

Thế nhưng, hôm nay, đọc văn bản số 2747/UBND-CN (12-5-2011), do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Ngọc Hồi ký về việc "Đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ - Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa", thì mình chịu không nổi.

Cuối tuần trước, Sở Lao động - Thương binh và xã hội (LĐ-TBXH) tỉnh Thanh Hoá công bố: 21/27 huyện, thị xã, TP của tỉnh với 93.283 hộ (241.558 nhân khẩu) đang thiếu đói lương thực. Cụ thể: huyện Bá Thước 14.072 nhân khẩu, Cẩm Thuỷ 12.671, Mường Lát 9.049, Quan Sơn 8.200, Quảng Xương 21.940, Thạch Thành 19.906, Ngọc Lặc 16.667, Nga Sơn 16.284, Tĩnh Gia 15.915...

Nhận gạo cứu trợ

Như vậy, không chỉ các huyện miền núi - vùng cao đói, mà ngay người dân ở miền biển, đồng bằng, trung du của xứ Thanh cũng thiếu đói lương thực. Câu chuyện "chạy ăn từng bữa", "bát cháo bát cơm", "ăn độn- ăn giặm" và đặc biệt là không có gạo nấu cơm, phải thay bằng các loại rau củ quả khác... tưởng như chỉ tồn tại trong những năm 70-80 của thế kỷ trước, với cái tên dân gian "thời bao cấp", đã xuất hiện trở lại, trên diện rộng. 

Tại huyện vùng cao Mường Lát - địa danh đẹp huyền ảo trong mắt những chàng trai Hà Nội như Quang Dũng trong đoàn quân Tây Tiến, nay là địa phương trọng điểm của thiếu đói ở Thanh Hoá, với gần 1/3 số người của huyện đang thiếu đói gay gắt. Mường Lát có xã Mường Lý được "phong" là xã nghèo nhất tỉnh, với tỷ lệ hộ đói nghèo còn trên 80%. Những ngày này, tỷ lệ đói giáp hạt đạt đủ 100%...

Đường HCM qua Thanh Hóa dùng phơi sắn

Câu chuyện "đứt bữa, đói ăn" có thể xa lạ với nhiều người, nhất là người sống ở các đô thị, thành phố lớn. Nhưng với Thanh Hóa, chuyện này hình như đã quen từ lâu, ở nhiều địa phương trong tỉnh. Một minh chứng rất đơn giản: Truy cập trang Trang Thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, gõ các từ khóa liên quan, sẽ ra khối văn bản chỉ đạo điều hành liên quan. Ví dụ: Gõ chữ "cứu đói", sẽ có các văn bản cứu đói của UBND tỉnh, gõ "thiếu đói" cũng có hàng loạt văn bản thiếu đói của tỉnh, gõ "cứu trợ" cũng cho các văn bản cứu trợ, tìm "đời sống khó khăn" cũng có đủ văn bản đời sống khó khăn... Đặc biệt, khi gõ từ "hỗ trợ", "nghèo" thì số văn bản  hỗ trợ nghèo dài dằng dặc.

Bao năm thiếu đói, khổ quá cũng thành... quen. Chẳng thế mà cứ đến mùa vụ, Tết nhất là lại vác rá xin "cứu trợ" và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh khác (cũng có tình trạng thiếu đói tương tự, nhưng không nhiều) đã dần... chai mặt. Chính vậy, trước con số thiếu đói kỷ lục, lãnh đạo tỉnh vẫn coi là chuyện bình thường, không có chuyện gì đáng lo ngại. Thấy rõ nhất điều này là: Khi họp Tổng kết công tác tháng 4 và bàn phương hướng tháng 5-2011, những người đứng đầu tỉnh Thanh Hóa vẫn khẳng định "KTXH tháng 4 tiếp tục tăng trưởng và có chuyển biến tiến bộ" mà không đề cập 1 chữ nào đến tình trạng đói kém (Xem tại đây)...

Cảnh thường gặp ở miền Trung sau mùa mưa lũ, giáp hạt

Đã vậy, trong khi Sở LĐ-TBXH tỉnh đề xuất xin Trung ương 3.700 tấn gạo để cấp cho gần 240.000 nhân khẩu đang thiếu ăn, thì lãnh đạo tỉnh chỉ làm công văn xin 2.048 tấn gạo để cấp cho các hộ dân đặc biệt khó khăn. Số gạo còn lại, các địa phương phải tự cân đối ngân sách để hỗ trợ cho nhân dân. Điều này đồng nghĩa với việc, hàng chục nghìn người dân vẫn tiếp tục... đói dài, vẫn cứ chờ đấy (bởi cấp tỉnh đã giao việc cứu đói cho cấp huyện, thị), ngồi đấy để tỉnh lo những việc khác, ví như "Đầu tư xây dựng Trụ sở Ban Bảo vệ - Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa" vừa được UBND tỉnh phê duyệt...

Tại Hội nghị Sản xuất cứu đói, ngày 13-6-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Tục ngữ có câu: "Dân vĩ thực như thiên", nghĩa là dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn là không có trời. Lại có câu: "Có thực mới vực được đạo", nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả. Vì vậy chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân" và khẳng định: "Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 461, 572).

Sung sướng nhận cứu trợ

Bác cũng nhấn mạnh: "Cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân... Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được" và đặc biệt chú ý đến vấn đề tiêu cực trong cứu trợ (đang rất thời sựu hiện nay): "... Tham ô, lãng phí là có tội. Mà tham ô lãng phí gạo cứu đói, tội càng lớn hơn. Không khác gì gián điệp giết hại đồng bào. Đó là tội thật to...". 

Tối nay, nghe anh gì đẹp giai đọc trên Thời sự VTV toàn văn Chỉ thị của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mình cứ lẩn mẩn không hiểu những lời Bác dạy trong Hội nghị sản xuất Cứu đói 1955, đã được học tập, thực hiện ra sao mà tình trạng dân đói ở nhiều địa phương vẫn không hề thuyên giảm. Thi thoảng lại thấy báo chí rộn ràng đăng tin thông báo Chính phủ mở kho dự trữ, "phát chẩn" cho tỉnh này ít gạo, địa phương kia ít mỳ, cứ như... ông Tiên.


Câu chuyện dân đói ở Thanh Hóa, không chỉ phản ánh thực tại và trách nhiệm xã hội, mà còn đặt ra vấn đề: Bao nhiêu Kế hoạch, định hướng phát triển 5 năm, 10 năm, 20 năm của tỉnh - Trung ương đã hướng vào đâu, ngoài chăm lo cuộc sống người dân?. Những Khu Kinh tế Nghi Sơn, các Khu Công nghiệp và doanh nghiệp "điểm nhấn" đã phát huy hiệu quả ra sao?... Bấy lâu nay, người ta công kênh Thanh Hóa "thay da đổi thịt", "ông này bà khác", "chức tước - đại gia". Thế nhưng bây giờ, nhìn xuống những cảnh đời thực hiện trên màn hình VTV quốc gia, ối người giật mình: Người dân Thanh Hóa không lười, không dốt, nên cái câu "ăn rau má, phá đường tàu", bao năm qua thành câu đùa vui dĩ vãng, nay chợt quay lại, nhức nhối. Lỗi này thì của ai?..

Gửi Iphone kê khai quần áo: Mất là thường?

- "Gửi bưu phẩm với giá cước rẻ, được gọi là gửi thường, khi kê khai lại ghi là quần áo, nên khi mất thì khách hàng phải chịu rủi ro" - đây là kết luận sơ bộ của Hải quan Bưu điện cũng như Tổng Công ty Bưu chính VN.
TIN LIÊN QUAN:
Liên quan đến việc chiếc Iphone 4 'bị đánh tráo' thành máy cạo râu sau khi về tới Việt Nam, PV VietNamNet đã trao đổi  với chị Hồ Thị Nhung cũng như có buổi làm việc với các cơ quan liên quan để làm rõ vấn đề.
Khách hàng gửi gói cước thường

Trao đổi với PV qua điện thoại, chị Hồ Thị Nhung, trú tại TP. DonCaster (nước Anh), người gửi 7 bưu kiện hàng về cho ông Hồ Minh Chinh cho biết: "Ban đầu tôi ra bưu điện gửi 1 thùng hàng có nhiều bưu phẩm, thì được nhân viên bưu điện bảo là chia nhỏ thành 7 kiện hàng để chuyển chuyển về Việt Nam nhanh hơn. 7 bưu kiện mà tôi gửi bưu phẩm về nhà là loại gửi gói cước bình thường".

Ông Hồ Minh Chinh
Được biết, Bưu điện tại TP. DonCaster nói riêng và các Bưu điện của vương quốc Anh nói chung áp dụng cho khách hàng gửi các bưu kiện đi nước ngoài có 3 mức phí cước. Và cách gửi của chị Hồ Thị Nhung là mức cước phí bình thường.

Cũng theo chị Nhung, thì không đơn giản để Bưu điện tại TP. DonCaster lập biên bản công nhận khách hàng có gửi trong các bưu kiện chiếc máy điện thoại di động Iphone 4. Hơn nữa, cái quan trọng nhất là vizit của chiếc máy điện thoại Iphone 4 đang được lưu lại tại Bưu điện Anh.

Rủi ro khách tự chịu?

Trong khi đó, ông Nguyễn Vĩnh Phúc - Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội cho biết, những bưu phẩm mà chị Nhung con gái ông Chinh gửi từ Bưu điện Anh được đi bằng đường hàng không chuyển đến Bưu cục ngoại dịch TP.HCM. Sau khi phân loại, phân luồng, bưu phẩm được cho vào túi bưu chính có kẹp chì niêm phong chuyển ra Bưu cục ngoại dịch Hà Nội.

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc: "Khách hàng gửi bưu phẩm với giá cước rẻ, được gọi là gửi thường nên trường hợp này, rủi ro thì khách hàng phải tự chịu...".
Tại Hà Nội, tất cả hàng hóa sẽ được nhân viên Hải quan và Bưu điện tiến hành kiểm hóa. Hải quan có trách nhiệm giám sát, còn phía nhân viên bưu điện tiến hành niêm phong bằng keo đặc thù. Sau khi kiểm hóa xong, hàng hóa được chuyển đến các đơn vị bưu cục địa phương để chuyển đến tay người nhận.

Ông Phúc khẳng định, khách hàng gửi bưu phẩm với giá cước rẻ, được gọi là gửi thường nên trường hợp này, rủi ro thì khách hàng phải tự chịu.

Còn bà Phạm Thị Thu Yến, Đội trưởng Đội nghiệp vụ Hải quan Bưu điện cho rằng, việc chiếc Iphone bị mất ở cung đoạn nào, rất khó xác định. Nếu như hàng chuyển thẳng từ Anh về Hà Nội, căn cứ vào hồ sơ, bản kê khai thì rất dễ xác định. Đằng này, hàng lại chuyển về TP.HCM rồi mới ra đến Hà Nội. Trong quá trình vận chuyển hàng về Hà Nội cũng có thể xảy ra nhiều sơ suất.
"Một điều khiến vụ việc này trở nên bất lợi cho người khiếu kiện, đó là trong bản kê khai hàng hóa từ Anh về Việt Nam lại không có Iphone 4 mà chỉ ghi là hàng quần áo".
Xử lý nghiêm nếu có sai phạm!

Cũng như bà Yến, trao đổi với PV, ông Đinh Hồng Quang - Chánh Văn phòng Tổng Công ty Bưu chính VN cho biết: "Trường hợp này, bưu phẩm gửi từ Anh về được trung chuyển qua nhiều bộ phận cũng như công đoạn, nên rất khó xác định là mất ở khâu nào. Phía Tổng công ty sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra từng khâu một cách kỹ càng. Nếu phát hiện có việc nhân viên trong ngành sai phạm, Tổng công ty sẽ sa thải khỏi ngành ngay".

Tổng Công ty Bưu chính VN đang mong nhận được các bằng chứng liên quan từ chị Hồ Thị Nhung để có sở cứ làm việc với Bưu chính Anh.
Được biết, sau khi VietNamNet phản ánh về vụ việc, Tổng công ty Bưu chính VN đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan: Bưu điện Hà Nội, Bưu điện Nghệ An… tiến hành điều tra làm rõ đơn thư khiếu nại, báo cáo Tổng công ty để trả lời khách hàng.

Theo bà Nguyễn Lan Hải – chuyên viên Ban Dịch vụ Bưu chính (Tổng công ty Bưu chính VN), thì căn cứ vào hồ sơ, tờ khai Hải quan bên Anh, bưu phẩm SN 101 mà phía khách hàng khiếu kiện không có điện thoại Iphone. Các hàng hóa trong bưu phầm này bao gồm quần lót nam, quần áo dệt kim, máy cạo râu. Trọng lượng của bưu phẩm này là 1990 gam.

Về chiếc Iphone4 bị thất lạc theo đơn thư khiếu nại của khách hàng, bà Hải cho rằng hiện khách hàng chưa gửi các chứng từ để khẳng định việc gửi điện thoại Iphone4 về Việt Nam nên đến thời điểm hiện tại, phía Tổng công ty khẳng định là không có Iphone4 trong bưu phẩm.


Bà Nguyễn Lan Hải - Chuyên viên Ban Dịch vụ Bưu chính (Tổng công ty Bưu chính VN) giải thích:
Nhà khai thác được chỉ định (DN Bưu chính) phải chịu trách nhiệm đối với các loại bưu gửi (bưu phẩm ghi số, bưu phẩm có chứng nhận phát, bưu kiện, bưu phẩm khai giá) trong trường hợp:

1/ Bị mất, hư hỏng

2/ Bị mất, hư hỏng được phát hiện trước hoặc khi phát bưu gửi.
Tuy nhiên, nhà khai thác không phải chịu trách nhiệm như đã nêu ở trên trong trường hợp bưu gửi đã được phát cho người nhận và không có ý kiến ngay lúc nhận.
Ngoài ra, nhà khai thác được chỉ định không phải chịu trách nhiệm đối với những loại bưu gửi không qui định ở trên (như trường hợp bưu phẩm thường mà khách hàng đang khiếu nại).
Về việc bưu điện Anh đã gửi chứng thực khẳng định trong bưu phẩm mà khách hàng gửi có Iphone 4, phía Tổng Công ty Bưu chính VN cho hay, đến thời điểm hiện tại, Tổng công ty chưa nhận được bản chứng thực này. Nếu như nhận được bản chứng thực này, Tổng công ty sẽ cho đối chiếu với hồ sơ gốc và tiến hành điều tra xem điện thoại bị mất ở cung đoạn nào.

"Cũng không loại trừ khả năng bị mất ở bên Anh. Hàng gửi từ Anh, trước khi về đến Việt Nam cũng qua rất nhiều cung đoạn. Bởi thế, khả năng thất lạc ở Anh cũng có thể xảy ra. Nếu như chúng tôi có đầy đủ các chứng thực, hồ sơ khẳng định là khách hàng có gửi Iphone4 thì sẽ tiếp tục điều tra để làm rõ. Chúng tôi sẽ gửi văn bản sang Anh để được cung cấp các hồ sơ liên quan đến bưu gửi này" – bà Hải cho hay.

Giải thích vì sao trọng lượng bưu phẩm SN101 bị thay đổi, phía Tổng công ty cho rằng, có khả năng trong quá trình vận chuyển, hàng bị ẩm ướt hoặc là do cân sai.  

Mong chờ bằng chứng
Liên quan đến vụ việc, ngày 23/5, Tổng Công ty Bưu chính VN cũng đã có công văn trả lời khiếu nại của ông Hồ Minh Chinh (TP Vinh, Nghệ An).
Theo đó, sau khi nhận được đơn của ông Chinh, Tổng Công ty này đã nhanh chóng điều tra thông tin, chứng từ liên quan đến vụ việc.
Công văn cho hay, tất cả 4 bưu phẩm gốc Anh được phát tới ông Chinh vào đợt 2 đều là bưu phẩm thường thủy bộ có chứa hàng hóa từ Anh về đến Bưu Cục ngoại dịch - Bưu điện TP.HCM vào tháng 3 và đầu tháng 4/2011 trong tình trạng: không có số hiệu hay mã hiệu, không có chứng từ nhận đi kèm, không ghi trọng lượng gốc trên bưu gửi và có kèm tờ khai hải quan CN22 do người gửi kê khai khi ký gửi tại Anh, ghi rõ nội dung hàng hóa đi bên trong cả 04 bưu phẩm thường này là quần áo (clothes).
Khi được chuyển ra Hà Nội, thực hiện theo Luật Hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện xuất nhập khẩu qua đường bưu chính, nhân viên Hải quan Bưu điện tại Bưu điện Hà Nội đã thực hiện mở, đồng kiểm nội dung các bưu phẩm này với nhân viên bưu điện và kê khai nội dung kiểm hóa thực tế.
Theo đó, trong số hiện bưu gửi SN101 (bưu kiện đang khiếu nại), nội dung kê khai trên CN22 là clothes (quần áo) có nội dung hàng hóa gồm quần lót nam, quần áo, máy cạo râu dùng pin.
"Qua nội dung kê khai, thì việc kiểm tra thực tế nội dung bên trong trong các bưu phẩm của Hải quan Bưu điện Hà Nội cũng như nội dung kê khai trên bản kê khai CN22 của người gửi đi kèm theo các bưu phẩm đều thống nhất là không có máy điện thoại Iphone 4G đi bên trong bất cứ bưu phẩm nào.
Đồng thời, các nội dung bên trong này cũng khớp với biên bản mở, đồng kiểm các bưu phẩm giữa ông và nhân viên bưu cục Chợ Ga Vinh, Nghệ An, không thể hiện dấu hiệu của việc rạch và xáo trộn nội dung các bưu phẩm" - nội dung công văn trả lời ông Chinh cho hay.
Tại công văn này, Tổng Công ty Bưu chính VN cũng mong nhận được các bằng chứng liên quan từ chị Hồ Thị Nhung để có sở cứ làm việc với Bưu chính Anh.

- "Hiện nay, Bưu chính VN là thành viên của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) và thực hiện theo các văn kiện của UPU. Tại công ước Đại hội UPU Giơ ne vơ 2008 có quy định Bưu chính các nước thành viên UPU chỉ có trách nhiệm chấp nhận khiếu nại liên quan đến bưu kiện hoặc bưu phẩm ghi số (điều 17). Theo đó, Bưu chính các nước thành viên UPU cũng chỉ có trách nhiệm bồi thường đối với bưu phẩm ghi số, bưu kiện, bưu phẩm khai giá (Điều 21)" - trích công văn số 995/BCVN-DVBC mà Tổng công ty Bưu chính VN trả lời ông Hồ Minh Chinh.

- Điều 21, 22, chương 2, Văn kiện Đại hội UPU Giơ ne vơ 2008 (Tập 1) ghi rõ:


1. Quy định chung

1.1 Trừ các trường hợp quy định tại điều 22, các nhà khai thác được chỉ định phải chịu trách nhiệm đối với:

1.1.1 Trường hợp mất, mất cắp hoặc hư hại bưu gửi ghi số, bưu kiện thường và bưu gửi khai giá;

1.1.2 Trường hợp mất bưu gửi có chứng nhận phát;

1.1.3 Trường hợp chuyển hoàn bưu gửi ghi số, bưu kiện khai giá và bưu kiện thường mà không ghi rõ lý do không phát được;

1.2 Các nhà khai thác chỉ định không phải chịu trách nhiệm đối với những bưu gửi không được quy định tại 1.1.1 và 1.1.2

1.3 Các nhà khai thác chỉ định không phải chịu bất cứ trách nhiệm trong bất kỳ trường hợp nào mà Công ước này không quy định
……

Điều 22

Không thuộc trách nhiệm của các nước thành viên và các nhà khai thác được chỉ định.

1. Các nhà khai thác được chỉ định không phải chịu trách nhiệm đối với bưu gửi ghi số, bưu gửi có chứng nhận phát, bưu kiện và bưu gửi khai giá đã được phát theo các điều kiện đặt ra trong quy định của nước mình đối với bưu gửi cùng loại. Tuy nhiên, các nhà khai thác được chỉ định vẫn phải chịu trách nhiệm:

1.1 Trong trường hợp việc mất cắp hoặc hư hại đối với các bưu gửi thuộc loại trên được phát hiện trước hoặc khi phát bưu gửi;

1.2 Trong trường hợp, nếu pháp luật trong nước cho phép, người nhận hoặc người gửi (nếu bưu gửi chuyển hoàn về nước gốc) có ý kiến ngay khi được phát bưu gửi loại trên bị mất mất cắp hoặc hư hại;
 
Hoàng Sang – Quốc Huy

Những đề xuất 'lạ' của Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng vừa đề xuất, dự thảo hàng loạt giải pháp liên quan thị trường bất động sản (BĐS) như: cấm phân lô, bán nền tại các dự án đô thị; cho phép sử dụng chung cư làm văn phòng với mục đích giao dịch; mua bán nhà không cần công chứng...
Cấm rồi lại... cho
Cách đây 2 năm, Bộ Xây dựng có Công văn số 2544 yêu cầu một số địa phương tiến hành rà soát và có biện pháp chấn chỉnh việc sử dụng nhà chung cư làm văn phòng. Khi đó, trả lời báo chí, ông Nguyễn Mạnh Hà - Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS khẳng định: "Cần phải có sự chấn chỉnh lại trong sử dụng, quản lý nhà chung cư, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng xuống cấp nhanh chóng của các khu chung cư, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân trong các khu đó".
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng đưa ra hàng loạt lý do để bảo vệ cho lệnh cấm của mình được thực thi. Nào là, chung cư có tính cộng đồng cao nên khi sống tại đó, tất cả phải tôn trọng cộng đồng. Chẳng hạn, nhà ở là nơi để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động... Nếu có một văn phòng ồn ào ngay bên cạnh hay trên tầng của mình thì sẽ không thể nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động; Về mặt kỹ thuật, phải sử dụng đúng công năng của tòa nhà, tuân thủ thiết kế mới đảm bảo độ an toàn...
Tuy nhiên, sau lệnh cấm đó, gần như các địa phương làm thinh, không thấy tổ chức thực hiện, nên Bộ Xây dựng đành gia hạn. Nhưng sau đó, chẳng ai đoái hoài, ngoài một số báo chí tuyên truyền khá rầm rộ, ủng hộ. Bởi thế, đến nay ngày càng nhiều văn phòng tại các chung cư mặc nhiên tồn tại. Trên các trang rao vặt vẫn nhan nhản thông tin cho thuê chung cư làm văn phòng.

Mới đây, không hiểu vì lý do gì, Bộ Xây dựng làm dự thảo Thông tư, quy định việc sử dụng căn hộ chung cư làm văn phòng, lại cho phép dùng chung cư làm văn phòng với mục đích giao dịch.
Tuy có đặt ra điều kiện: Diện tích sử dụng bình quân phải bằng hoặc lớn hơn 8m2/người; Hoạt động của văn phòng không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy; Việc sử dụng căn hộ làm văn phòng phải có sự đồng ý (ký tên) của các chủ sở hữu, người sử dụng trong cùng tầng nhà của đơn nguyên có căn hộ đó và ít nhất hai phần ba tổng số các chủ sở hữu, người sử dụng trong đơn nguyên có căn hộ đó...
Bà Chu Thị Hoa, đang sinh sống ở tòa nhà chung cư Vimeco (Hoàng Minh Giám, Cầu Giấy) nói: "Ngay tại tầng nhà tôi đang ở có đến hai văn phòng công ty. Hằng ngày riêng việc đợi thang máy với hàng chục người trong công ty đó lên xuống cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của gia đình tôi. Nhất là giờ ăn trưa họ gây ồn ào, mất trật tự khiến chúng tôi không thể nghỉ ngơi. Tôi phản đối việc cho thuê căn hộ chung cư làm văn phòng, dù với mục đích gì chăng nữa".
Ông Đinh Quang Hùng - CLB BĐS Hà Nội cho rằng, cho phép chung cư làm văn phòng là một sự nhượng bộ của Bộ Xây dựng trước sự ngang nhiên tồn tại của hàng loạt các văn phòng tại các chung cư hiện nay.
Chính điều này làm méo mó thị trường BĐS khi hàng loạt các văn phòng cho thuê được tung ra thì không ai thuê, những người có nhu cầu mua chung cư để ở bị e ngại trước tình trạng quá nhiều văn phòng tại tòa nhà đó.
Cấm phân lô, bán nền: Không mới
GS.Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho biết, việc Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng cấm chia lô, bán bền tại các dự án đô thị không có gì mới. Bởi Nghị định 181 (ngày 29-10-2004) đã cấm tuyệt đối việc phân lô, bán nền tại các dự án đô thị.
Sở dĩ quy định như vậy, để chúng ta dần xây dựng được các thành phố theo hướng hiện đại, không bị băm nát. Nhưng sau đó nhà đầu tư kêu dữ quá, vì không phải ai cũng có đủ vốn làm, nên sau khi nghị định có hiệu lực, thị trường không phát triển được nguồn cung. Rồi sau đó, tại Nghị định 17 (ngày 27-1-2006, sửa đổi Nghị định 187) lại cho phép doanh nghiệp phân lô, bán nền, sau khi đã xây nhà thô.
"Việc xóa bỏ hình thức phân lô, bán nền tại các đô thị là đúng. Nhưng trong bối cảnh thị trường đang ảm đạm như hiện nay, sẽ lặp lại tình trạng như khi nghị định 181 có hiệu lực. Như vậy, khó khả thi"- Ông Võ nói.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Vũ Xuân Thiện - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS, nói: "Việc xóa bỏ hình thức phân lô, bán nền đã được đề cập từ trước nhưng rõ nhất là qua báo cáo gửi Thủ tướng gần đây của Bộ Xây dựng.
Thực tế, hiện nay có tình trạng hàng loạt dự án BĐS ở các thành phố được xây dựng nhưng không hình thành được đô thị. Nếu để chia lô, bán nền tiếp thì doanh nghiệp có lợi nhưng phát triển đô thị không thành. Giải pháp này sẽ hạn chế được tình trạng bỏ hoang nhà tại các đô thị, giúp doanh nghiệp tập trung được nguồn vốn. Điều này hoàn toàn có lợi cho DN".
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tỏ ra quan ngại trước đề xuất này của Bộ Xây dựng. Ông Nguyễn Gia Vinh - Giám đốc Công ty địa ốc Gia Vinh bày tỏ: "Thị trường BĐS khó khăn như hiện nay thì việc cấm chia lô, bán nền chẳng khác nào dồn doanh nghiệp vào thế đường cùng. Đầu vào về vốn cho BĐS đang bị ngân hàng siết chặt, nay chặn tiếp dòng vốn huy động từ khách hàng sẽ khiến các doanh nghiệp đầu tư BĐS lao đao".
Liên quan đến đề xuất hợp đồng mua bán nhà, căn hộ không cần qua công chứng (bởi đã có bộ phận chức năng của cơ quan quản lý về xây dựng và tài nguyên môi trường làm) của Bộ Xây dựng, bà Đỗ Hoàng Yến - Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) cho biết, đề xuất này không phù hợp.
Hiện các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất và các hợp đồng giao dịch căn hộ diễn ra thường xuyên hằng ngày, với giá trị lớn, có nguy cơ xẩy ra tranh chấp rất cao. Nếu bỏ công chứng, khi các hợp đồng này gặp rủi ro cho các bên tham gia thì ai chịu. Ai đứng ra "chứng" là hợp đồng đó đảm bảo tính xác thực và hợp pháp?
Kể từ khi công chứng tư ra đời, các thủ tục công chứng đã rất thuận tiện và đơn giản, nên việc Bộ Xây dựng lấy lý do công chứng gây phiền hà, tăng thủ tục hành chính cho dân, là không thuyết phục.
(Theo Tiền Phong)

Hầm chui đại lộ Thăng Long ngập do thiếu cống thoát nước



Theo chủ đầu tư đại lộ Thăng Long (Hà Nội), thiết kế thoát nước của hầm chui và đường gom trên đại lộ Thăng Long vẫn chưa thực hiện do có thay đổi mặt bằng thi công.
>Hầm chui đại lộ Thăng Long thành 'sông'

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường Láng - Hòa Lạc (Vinaconex), đại diện nhà thầu, những trận mưa mấy ngày qua làm ngập cầu chui dân sinh số 2 tới 50-60 cm do nước từ cánh đồng tràn vào.
Tại đường dân sinh dưới các cầu số 3, 5, 6 và cầu km9+656, cứ có mưa là ngập úng tới 80-90 cm. Nguyên nhân là hệ thống thoát nước giữa đường cao tốc và đường gom chưa có thiết kế, trong khi địa hình khu vực khá thấp.
Tại hầm chui km22 +189, mưa làm ngập úng 20-30 cm. Theo Ban quản lý, hệ thống thoát nước đã thi công theo đúng thiết kế song do cửa cống phía hạ lưu bị chặn nên nước không thoát được.
Theo kiến nghị của đơn vị nhà thầu, Ban quản lý dự án Thăng Long, đại diện chủ đầu tư, cần khẩn trương cung cấp hồ sơ thiết kế hệ thống thoát nước giữa cao tốc và đường gom để các nhà thầu thi công trước mùa mưa bão đến.
Hầm chui ngập nước tới 40-50cm khiến người dân đi lại khó khăn. Ảnh: Bá Đô.
Trao đổi với báo chí, ông Lê Đắc Tuấn, Giám đốc Ban điều hành dự án mở rộng đường Láng - Hòa Lạc (Ban quản lý dự án Thăng Long), đại diện chủ đầu tư, cho biết mặc dù đại lộ Thăng Long đã được thông xe để giải quyết giao thông, song đến nay một số hạng mục như điện chiếu sáng, cây xanh, cầu vượt, nút giao Hòa Lạc vẫn chưa hoàn tất.
Theo quy hoạch, đường thoát nước của hệ thống hầm chui và phần cao tốc với đường gom được bố trí ở dải phân cách giữa. Song trong qua trình thi công, dải phân cách này bị đổ trộm phế thải tràn lan. Nếu thi công theo thiết kế thì phải đào bốc lượng đất đá rất lớn, trong khi chi phí và các phần công việc được phê duyệt không có danh mục này. Do vậy, cơ quan này đang khảo sát, tính toán để đưa ra thiết kế hệ thống thoát nước tại mặt bằng khác cho phù hợp.
Ông Tuấn cho biết, cuối tháng 5, thiết kế thoát nước cho hầm chui và phần cao tốc với đường gom sẽ hoàn thành, chuyển nhà thầu để thi công, giải quyết úng ngập trên tuyến đường vào mùa mưa.
Đoàn Loan

'Con đường đau khổ' vẫn ì ạch




Thứ tư, 25/5/2011, 11:26 GMT+7



Thi công dở dang, ì ạch, bụi bẩn bốc lên mù mịt, dây diện, bẫy hố ga giăng khắp lối trên tuyến đường 32, trong khi chỉ còn hơn một tháng nữa là công trình này phải thông xe.
Tháng 6 sẽ thông xe 'con đường đau khổ' ở Hà Nội

Từng  được đưa vào danh sách các công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Từng được đưa vào danh sách các công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và được dự kiến thông xe vào tháng 10/2010, nhưng tới nay dự án mở rộng đường 32 đoạn Nhổn - Cầu Diễn vẫn bề bộn, bụi mịt mù.
... gây ùn tắc thường xuyên.
Cầu Diễn bắc qua sông Nhuệ thường xuyên bị ùn tắc vào giờ cao điểm.
... trên cả tuyến đường dài vài cây số.
Bụi mù mịt trên cả đoạn đường Cầu Diễn - Nhổn dài gần 3 km, mỗi khi có xe trọng tải lớn đi qua.
Người đi xe máy chỉ còn cách nheo mắt, bịt mũi để tránh bụi.
Người đi xe máy chỉ còn cách nheo mắt, bịt mũi để tránh bụi.
Trước tốc độ thi công "rùa bò" này, tháng 9/2010, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã đích thân thị sát "con đường đau khổ" nhằm tìm giải pháp
Trước tốc độ thi công "rùa" tháng 9/2010, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã đích thân thị sát "con đường đau khổ" nhằm tìm giải pháp thi công nhanh nhất cho người dân đỡ khổ. Nhưng sau đó, đường vẫn bụi bẩn vào ngày nắng, lầy lội vào ngày mưa và tiến độ vẫn ì ạch.
Giữa tháng 4 vừa qua, UBND TP Hà Nội lại tiếp tục yêu cầu Sở Giao thông Vận tải tập trung chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo đến tháng 6 tới thông xe toàn tuyến.
Giữa tháng 4 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục yêu cầu Sở Giao thông Vận tải tập trung chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo đến tháng 6 tới thông xe toàn tuyến.
Nhưng theo khảo sát của VnExpress.net ngày 24/5, tuyến đường này vẫn còn ngổn ngang, tốc độ thi công ì ạch.
Nhưng theo khảo sát ngày 24/5 của VnExpress.net, tuyến đường này vẫn còn ngổn ngang - dù thời gian đến ngày thông xe không còn nhiều.
Những  đoạn cống lộ thiên...
Nhiều người bức xúc cho hay, những đoạn cống lộ thiên...
... hay thi công dang dở đã khiến nhiều hộ dân hai bên đường phải qua lại trên những cây cầu tạm từ vài tháng nay.
...hay thi công dang dở này đã khiến nhiều hộ dân hai bên đường phải đi lại trên những cây cầu tạm.
Tình trạng đi "cầu khỉ" này diễn ra từ hơn 2 tháng nay.
Tình trạng đi "cầu khỉ" này diễn ra từ hơn 2 tháng nay. Các cửa hàng kinh doanh trở nên ế ẩm vì không có lối vào.
Thậm chí, một số người đã phải đóng cửa từ cả tháng nay vì lối đi như thế này.
Thậm chí, một số người đã phải đóng cửa từ cả tháng nay vì lối đi như thế này.


Mẹ cô dâu bị sát hại sang HQ nhận thi thể con


25/05/2011 15:24:27



Hiện gia đình của chị Hoàng Thị Nam, cô dâu Việt vừa bị sát hại ngày 24/5, đã đến TP.HCM để làm thủ tục sang Hàn Quốc nhận lại thi thể của chị.


r
Lễ tang người phụ nữ Việt Nam bị chồng sát hại tại Busan, ngày 15/7. Ảnh: Yonhap
Sáng 25/5, chị Hoàng Thị Hà (chị ruột Nam) cho biết trên báo NLĐ: "Mẹ chị - bà Nguyễn Thị Hoa (64 tuổi) - và ba người anh, đã đi TP.HCM từ khuya 24/5 để làm thủ tục qua Hàn Quốc nhận thi thể của chị Nam". 


Chị Hà kể thêm: "Nhà chị có 6 anh, chị, em, Nam là con gái út (SN 1987). Sau khi thi rớt tốt nghiệp THPT, Nam vào TP.HCM học thêm và làm công nhân.

Qua mai mối, Nam đồng ý lấy Lim (người Hàn Quốc). Người đàn ông này chỉ bay sang Việt Nam vài ngày trước đám cưới vào tháng 4/2010. Đến tháng 8/2010, Nam theo chồng về Hàn Quốc.


"Nghe Nam điện thoại báo sinh con trai chừng 18, 19 ngày, gia đình tôi mừng lắm. Vậy mà…" - chị Hà nghẹn ngào. 


Hiện tại thi thể cô Nam hiện đang lưu ở bệnh viện Daenam thuộc huyện Jeongdo, Hàn Quốc.


Được biết, đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cũng đã cử ngay cán bộ đến tỉnh Gyeongsangbuk nhằm tìm hiểu rõ vụ việc, xác minh nhân thân nạn nhân, chứng kiến việc khám nghiệm tử thi, phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại để xử lý vụ việc, trong đó có việc giải quyết hậu sự cho cô Nam.


Bắc Lưu (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Bến Tre, hơn 3000 công nhân đình công đòi tăng lương

RFA 05.24.2011
Hơn 3,000 công nhân của công ty may Alliance Once ở khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành đã đình công vào sáng ngày hôm qua đòi tăng lương và giảm giờ làm.
Theo các công nhân này cho biết thì từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp lân cận đã điều chỉnh lương nhưng công ty May Alliance cho đến giờ này vẫn chưa có bất cứ điều chỉnh nào về lương cho công nhân. 
Báo chí trong nước cho hay chủ doanh nghiệp đã hứa sẽ báo cáo cho những người có quyền quyết định ở nước ngoài và hẹn chiều ngày mai sẽ có quyết định cuối cùng.
Chỉ tính trong vòng 3 tháng đầu năm nay, tại Việt Nam đã xảy ra 220 cuộc đình công. Giới chức thuộc tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng tình hình tranh chấp lao động có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất và nghiêm trọng về quy mô mức độ. 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved

Tổ chức cho phóng viên nước ngoài đến Mường Nhé

RFA 05.24.2011
Hãng tin BBC ngày hôm nay cho biết Bộ ngoại giao Việt Nam sẽ tổ chức một chuyến thăm Mường Nhé cho các phóng viên nước ngoài bắt đầu từ thứ tư ngày 25 tháng 5 kéo dài cho đến cuối tuần.
Ngay sau khi xảy ra sự việc Mường Nhé, các phóng viên nước ngòai đã yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép họ được đến Mường Nhé tìm hiểu tình hình nhưng đã bị từ chối. Người phát ngôn bộ ngoại giao nói lý do là quan chức địa phương bận tổ chức kỷ niệm chiến thắng Điện Biên và điều kiện đi lại, đường xá khó khăn.
Human Rights Watch hôm 17 tháng 5 vừa qua cũng lên tiếng thúc giục chính phủ Việt Nam phải cho phép các nhà ngoại giao và quan sát quốc tế được đến thị sát tình hình Mường Nhé, đồng thời phải mở cuộc điều tra đầy đủ về vụ việc này. 
Cuộc tụ tập hàng ngàn người Hmông tại huyện Mường Nhé xảy ra vào khoảng cuối tháng 4 vừa qua và kéo dài khoảng 1 tuần đã thu hút sự chú ý của báo giới. Các nguồn tin từ một số hãng tin nước ngoài như BBC, hay các tổ chức phi chính phủ tại Mỹ cho thấy đây là một sự kiện mang yếu tố tôn giáo, sắc tộc. 
Chính phủ Việt Nam cho biết không có người thiệt mạng trong vụ tập trung này, chỉ có 3 trẻ em ốm chết vì điều kiện sinh họat thiếu thốn tại nơi tập trung. 
Thông tấn xã Việt Nam mới đây cũng có bài khẳng định nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm tới chính sách dân tộc, phản bác lại các cáo buộc từ các tổ chức phi chính phủ đối với Việt Nam. 

Cảnh báo bão Songda với gió cấp 15-16 trên Biển Đông

RFA 05.24.2011
Tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương hôm nay cho biết, cơn bão có tên quốc tế Songda đang họat động mạnh trên biển đông và hướng vào vùng biển Philippine. Sức gió giật cấp 15, 16.
Do ảnh hưởng của cơn bão, vùng biển ngoài khơi các tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau cần đề phòng có lốc xoáy.
Dự báo trong vòng 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và còn tiếp tục mạnh lên. Vào chiều ngày 25 tháng 5, vị trí tâm bão sẽ ở trên khu vực phía Đông miền Trung Philippines. 
Cơ quan khí tượng nhận định đây là cơn bão lớn nhưng căn cứ theo đường đi của bão thì vùng biển Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều. 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Bao giờ dân oan Dak Ngo có câu trả lời?

Gia Minh, biên tập viên RFA
2011-05-24
Vụ việc hơn 100 hộ dân tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong bị cưỡng chế, phá dỡ nhà cửa, và cày hết nương ruộng để cơ quan chức năng giao đất cho công ty tư nhân đến nay đã hơn một tháng.

Photo courtesy of giacafe.com
Một người dân Dak Nong chăm sóc rẫy cà phê.
 

Màn trời, chiếu đất

Những người trong cuộc tiếp tục kêu oan đến các cơ quan chức năng, nhưng ý kiến của những cơ quan đó dường như không thể lay chuyển?
Công tác cưỡng chế những hộ dân tại địa phương vừa nêu được tiến hành hồi ngày 20 tháng tư năm nay. Sau đó người dân đã phải đưa mọi thông tin liên quan lên mạng Internet. Những người bị cưỡng chế giao đất cho Công ty tư nhân Hoàng Thiên cho biết phải cử đại diện ra đến tận các cơ quan giải quyết khiếu nại của trung ương Đảng và chính phủ tại Hà Nội để trình bày vụ việc; một số khác tiếp tục đến tại trụ sở của ủy ban nhân dân xã trong tình trạng mà họ cho biết là 'ăn chực nằm chờ' để giải quyết vụ việc mà họ cho là bất công đối với họ.
Một phụ nữ thuộc xã Dak Ngo cho biết tình cảnh của những người bị cưỡng chế hơn một tháng nay như sau:
Vấn đề đó chúng tôi không thể nói qua điện thoại với ông được. Chúng tôi làm về pháp luật để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên thôi. Còn họ sai, thì chúng tôi xử lý.
Ô. Lê Diễn
"Chúng tôi đang trong cảnh bức xúc 'màn trời, chiếu đất', không có nơi ăn chốn ở, hết sức bất bình. Sự việc mà chúng tôi muốn nói ra đây: chúng tôi đã sống ở đây 10 năm trời từ thời ông cố chủ tịch Đặng Đức Yến. Ông cho chúng tôi ở đây để 'phát triển nông thôn'.
Vào  ngày 20 tháng tư, khoảng 500 người phối hợp có công an xã, tỉnh… ngày đầu tiên họ đốt hết nhà dân, mặc dù có lời kêu cứu của những người mới sinh con một ngày. Họ buộc phải ký giấy giao đất mới cho ở. Sang ngày thứ hai họ chặt hết những cây cao su, cây điều mà chúng tôi đã canh phá trên 10 năm qua. Trong thời gian đó, chúng tôi cũng có gọi đến các báo Pháp luật, nhưng không ai lên tiếng. Ngày thứ ba vào họ muốn đốt hết những hạt điều mà chúng tôi gom được. Vì xót của, phẫn nộ nên dân cản phá lại. Lúc đó họ cho rằng như thế là 'phản loạn, bạo loạn', nên bắt một số người đến nay chưa được thả ra. Trong số này có người như ông Lộ Văn Phải, từng chiến đấu và có ba đứa con 'bị chất độc màu da cam', nay bị biệt giam. Có cả những người phụ nữ bị bắt vẫn chưa được thả về. Khu đất chúng tôi ở là thuộc Tiểu khu 1538,1537,1525 trước đây Nhà Nước cho lập nông thôn. Cảnh nay thật đau khổ."

Chính quyền không trả lời

Chúng tôi gọi điện thoại đến ông chủ tịch tỉnh Dak Nong, Lê Diễn, để tìm hiểu cách giải quyết vụ việc mà dân chúng cho là không thỏa đáng, không hợp tình hợp lý đối với họ, thì ông chủ tịch tỉnh trả lời:
"Vấn đề đó chúng tôi không thể nói qua điện thoại với ông được. Chúng tôi làm về pháp luật để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên thôi. Còn họ sai, thì chúng tôi xử lý vi phạm theo nguyên tắc; vậy thôi.
Dân bức xúc nhưng phải xử lý theo qui định của pháp luật, đất nước nào cũng thế thôi. Những người đó là những người từ nơi khác đến phá rừng, nên chúng tôi phải bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên theo qui định của Liên Hiệp Quốc.
Tôi phải bảo vệ những người dân chính đáng. Tôi chỉ có thế nói với ông đến đó thôi."
danoandaknong250.jpg
Dân oan khiếu kiện đất đai, ảnh minh họa. Photo courtesy of danlentieng.
Phía những người dân bị cưỡng chế nêu ra những điểm vô lý trong việc cưỡng chế, ủi sập nhà cửa, cày phá hoa màu của họ từ hôm ngày 20 tháng tư và những ngày gần đây như sau:
"Nếu không cho thì ngay từ đầu cách đây mười mấy năm họ không cho đi. Để nay công sức bỏ ra bị 'đổ đi'; những cây đang thu hoạch được lại chặt bỏ đi. Giờ chúng tôi vẫn có những bản, công văn chấp nhận cho chúng tôi ở để thành lập nông thôn. Nay cây cao su đã 'mở miệng', đào đã 'có trái' lại chặt bỏ đi; dân chúng tôi biết đi về đâu!
Giờ xe đang vào ủi, nhổ cây mì của chúng tôi đi, rồi phía ngoài trồng bạch đàn, phía trong lại trồng mì."
Công ty Hoàng Thiên là đơn vị được giao đất, đồng thời có cáo buộc của người dân Xã Dak Ngo nói rằng nhiều lần đơn vị này thuê những đối tượng mà họ cho là 'bất hảo' đến phá hoại, hù dọa cũng như tấn công người dân, để họ phải bỏ đi nơi khác, thì được ông Hoàng Đình Trung, giám đốc công ty trả lời:
"Đó là dân phá chứ ai vào mà phá; tôi làm lên cái gì là dân phá cái đó. Thậm chí đền bù giá cao dân vẫn không chịu nhận. Đền bù đến mười mấy triệu đồng Việt Nam một hécta mà dân vẫn không chịu nhận, khăng khăng đòi giữ đất mà không chịu nhận tiền hỗ trợ.
Nếu không cho thì ngay từ đầu cách đây mười mấy năm họ không cho đi. Để nay công sức bỏ ra bị 'đổ đi'; những cây đang thu hoạch được lại chặt bỏ đi.
Người dân Dak Ngo
Công nhân của tôi bị chém nhiều lần; mỗi lần bị chém như vậy thương tật từ 47 đến 50%, có người bị thương tật vĩnh viễn luôn. Dân 'oan' mà, cứ thưa kiện lung tung.
Công ty chúng tôi từ khi nhận đất đến giờ vẫn chưa làm được gì. Vừa qua, khi giải tỏa xong mới thuê mấy chục công nhân địa phương vào trồng tràm thôi; ồ trồng cây rừng thôi, chứ chưa làm được gì; mới hai ba bữa thôi…"
Trước tình trạng chính quyền địa phương khăng khăng cho rằng dân chúng sai, những người trong cuộc bày tỏ mong muốn cơ quan điều tra đến tận nơi để có thể chứng kiến, hiểu rõ hơn ngọn ngành của sự việc:
"Đừng nghe báo cáo; có nhiều người chỉ muốn nghe báo cáo thôi. Chúng tôi thực sự muốn họ đến đó xác minh xem những điều mà chúng tôi nói có đúng sự thật không. Nếu những điều chúng tôi nói không đúng sự thật, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà Nước.
Chúng tôi muốn những người có thẩm quyền phải đến nơi xem có đúng chúng tôi đã sống tại đó lâu nay, mà hiện thời cây cao su, cà phê bị móc gốc lên, có đúng như vậy hay không?"
Vụ việc của những hộ dân tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong không phải là trường hợp cá biệt dân chúng kêu oan vì bị cưỡng chế, thu hồi đất một cách bất công. Đây cũng không phải là trường hợp duy nhất có cáo buộc phía công ty mượn tay những đối tượng bất hảo để 'xử' người dân mà chính quyền làm ngơ.
Trong một xã hội pháp trị hẳn những thông tin mà người dân tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong đưa ra, cũng như nhiều vụ việc oan khuất khác ở Việt Nam hẳn sẽ không có đất để tồn tại.

Theo dòng thời sự: