THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

09 April 2013

Đào Văn Nghệ - Đại Tá CS tiết lộ nhiều bí mật động trời về Đảng CS

Hải Phòng: Người dân mang xác nạn nhân vây kín UBND xã

Hải Phòng: Người dân mang xác nạn nhân vây kín UBND xã








Posted on 08/04/2013 by minhhieu90

Thu Hằng (Dân trí) – Sáng nay 8/4, hàng trăm người dân địa phương đã kéo đến trụ sở UBND xã Chính Mỹ (Thủy Nguyên, Hải Phòng) đòi câu trả lời cho cái chết bất thường và nhiều uẩn khúc của một người dân.
Danh tính nạn nhận được xác định là anh Nguyễn Văn Quệ, 47 tuổi, ở tại đội 10, xã Chính Mỹ.
Thông tin ban đầu từ người dân, vào lúc tối muộn ngày 7/4, tại địa phương đã diễn ra việc công an huyện Thủy Nguyên ập vào bắt một nhóm người đang đánh bạc. Khi mọi người chạy đến xem thì thấy anh Quệ đã ngã quỵ, đầu quẹo sang một bên, mặt tái nhợt, sùi bọt mép, tay đã bị còng.


























Người nhà anh Quế vật vã bên chiếc xe chở xác anh















Nhận được tin về cái chết của anh Quệ, gia đình anh và người dân đã yêu cầu chiếc xe cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên chở xác nạn nhân lên thẳng trụ sở UBND xã vì cho rằng cái chết này có liên quan đến công an địa phương.
Theo con gái anh Quệ là cháu Nguyễn Thị Cẩm Vân, anh này ăn cơm tối xong có nói với con là đi xem đánh bài. Nhà anh Quệ rất nghèo, vợ mất đã 6 năm nay, một mình anh 2 nuôi con nhỏ.


Hàng trăm người vây kín trụ sở UBND xã Chính Mỹ

Đại diện chính quyền huyện Thủy Nguyên làm việc với gia đình
Công an huyện Thủy Nguyên cho hay, anh Quệ có tham gia đánh bạc. Khi lực lượng chức năng ập vào, anh này bỏ chạy được một đoạn thì ngã quỵ.
Chủ tịch huyện Thủy Nguyên, ông Nguyễn Trần Lanh, đã có cuộc nói chuyện với gia đình nạn nhân; song đến 14h chiều xác của anh Quệ vẫn đang để tại trụ sở UBND xã và hàng trăm người dân vẫn bỏ việc vây kín trụ sở.

Thu Hằng

'Người đàn bà thép' Margaret Thatcher qua đời



Người phát ngôn của cựu thủ tướng Anh xác nhận bà qua đời hôm nay ở tuổi 87 sau một cú đột quỵ, khép lại quãng thời gian dài đấu tranh với bệnh tật.
Anh không làm quốc tang cho Thatcher
Người phụ nữ quyền lực của nước Anh
Lãnh đạo thế giới thương tiếc Thatcher

Thatcher là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất làm thủ tướng Anh. Ảnh: Rex Features
"Với niềm tiếc thương vô hạn, Mark và Carol Thatcher thông báo rằng mẹ của họ, nữ Nam tước Thatcher, đã ra đi thanh thản sau một cú đột quỵ sáng nay", AFPdẫn lời Huân tước Tim Bell cho hay.
Từ điện Buckingham, Nữ hoàng Elizabeth II bày tỏ nỗi buồn trước sự ra đi của cựu thủ tướng Anh. "Nữ hoàng buồn khi nghe tin về cái chết của nữ Nam tước Thatcher. Bà sẽ gửi lời chia buồn riêng tới gia đình", điện Buckingham cho hay.
Ảnh cuộc đời lừng lẫy của Thatcher
Bà Thatcher, người lãnh đạo nước Anh từ năm 1979 tới năm 1990, mắc chứng giảm trí nhớ và hiếm khi xuất hiện trước công chúng trong những năm gần đây. Tháng 12 năm ngoái, bà nhập viện để trải qua một ca tiểu phẫu nhằm cắt bỏ khối u ở bàng quang. Con gái của Thatcher từng tiết lộ bà luôn phải được nhắc về việc người chồng Denis đã qua đời vào năm 2003, một biểu hiện của chứng giảm trí nhớ.
Cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ là nữ thủ tướng duy nhất trong lịch sử nước Anh và là người nắm giữ vị trí này lâu nhất trong thế kỷ 20. Thatcher được các bác sĩ khuyên không phát biểu trước đám đông từ một thập kỷ trước, sau khi bị những cú đột quỵ nhẹ.
Quốc kỳ Anh được kéo rủ tại số 10 Phố Downing, nơi làm việc của các đời thủ tướng Anh, hôm nay, sau khi thông tin bà Thatcher qua đời được xác nhận. Ảnh: AFP
Thatcher chào đời ngày 13/10/1925, với tên khai sinh là Margaret Hilda Roberts, tại thành phố Grantham, miền đông nước Anh. Bà là con gái của một người bán tạp phẩm. Sau khi tốt nghiệp trung học, bà giành được tấm bằng hóa học tại đại học danh tiếng Oxford. Năm 1951, bà kết hôn với ông Denis. Hai năm sau, Thatcher sinh được cặp song đôi Carol và Mark.
Thatcher lần đầu được bầu vào Hạ viện Anh hồi năm 1959. 16 năm sau, bà thay thế cựu thủ tướng Edward Heath trong vai trò là người đứng đầu đảng Bảo thủ, để rồi trở thành thủ tướng Anh vào năm 1979.
Những người cánh hữu ca ngợi Thacher ra khỏi những khó khăn kinh tế, nhưng những người theo cánh tả lại cáo buộc bà đi ngược lại truyền thống, cho rằng những cải cách của bà khiến kết cấu xã hội bị thay đổi. Trên trường quốc tế, Thatcher xây dựng được một mối quan hệ đặc biệt thân thiết với cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan, và là người phản đối mạnh mẽ việc Anh xích lại gần Liên minh châu Âu.
Thời gian nắm quyền của bà tại Anh có thể tổng kết bằng "chủ nghĩa Thatcher", cụm từ được dùng để chỉ những chính sách mà những người ủng hộ cho là thúc đẩy tự do cá nhân và phá bỏ những phân biệt giai cấp vốn chia rẽ nước Anh suốt nhiều thế kỷ.
Bó hoa kèm mảnh giấy ghi lời tiễn biệt được đặt trước nhà của bà Thatcher tại trung tâm London hôm nay. Ảnh: AFP
Nhật Nam

Sống trong lo sợ


Cũ kỹ, xuống cấp và hoang tàn là hình ảnh ở hầu hết các chung cư cũ nằm trong danh sách phải di dời theo chỉ đạo của UBND TPHCM

Cải tạo, xây dựng chung cư cũ xuống cấp trên địa bàn TPHCM là chủ trương đúng mà chính quyền TP triển khai thực hiện nhiều năm qua nhằm bảo đảm tính mạng cho người dân cũng như tạo một bộ mặt mới cho đô thị. Song, chủ trương này gặp không ít trở ngại vì người dân không muốn thay đổi nơi ở, đồng thời cho rằng giá đền bù chưa thỏa đáng. Có quận đã mất từ 3-5 năm để di dời dù chung cư đó đang nằm trong diện “báo động đỏ”.

Chung cư 727 Trần Hưng Đạo đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn còn nhiều hộ gia đình sinh sống tại đây. Ảnh: ÁNH NGUYỆT
Bám víu nơi ở cũ
Vừa bước vào chung cư 727 Trần Hưng Đạo (quận 5) là cảnh hoang tàn và rệu rã hiện ra trước mắt chúng tôi. Từng mảng tường bong tróc, lòi cả cốt thép gỉ sét bên trong. Rác khắp nơi, bám đầy trên bệ cửa sổ mỗi nhà. Nước thì nhểu đọng vũng quanh đường ống.
Những ô cửa sổ lung lay, có tầng còn mất hẳn khung thép, phải vá tạm bợ bằng miếng gỗ. Cầu thang sắt mục rệu rã rung lên bần bật mỗi khi có người đi. Những chỗ quá mục gỉ, người dân dùng gỗ, bìa các tông để kê lót tạm.
 Chị Nguyễn Thị Giao, sống ở tầng 10 của chung cư, cho biết mỗi ngày, chị phải dùng lon sữa to để hứng nước dột từ trần nhà xuống. Lúc về quê ăn Tết, chị phải dùng thùng lớn hứng nước để tránh cảnh ngập lụt trong nhà. Có lúc vợ chồng chị còn phải dùng cây để khều những mảng bê tông đã rộp lên, tránh trường hợp bê tông bất ngờ rơi trúng đầu. Còn chị Liêu Ngọc Hà, sống ở tầng 5, than phiền về tình trạng nước bồn cầu rỉ xuống vô cùng hôi thối.
Chung cư 727 Trần Hưng Đạo được xây dựng trước năm 1975, đã nhiều lần được Sở Xây dựng TP cảnh báo là 1 trong 67 chung cư xuống cấp nghiêm trọng, cần phải di dời dân để xây dựng lại. Năm 2007, quận 5 bắt đầu thực hiện di dời theo chủ trương của TP. Tuy nhiên, do công tác hiệp thương hỗ trợ, bồi thường giải tỏa chưa được người dân đồng tình nên đến nay, sau hơn 5 năm,  mới có 70% số hộ dân sống tại đây di dời.

Chung cư 727 Trần Hưng Đạo - TPHCM xuống cấp nghiêm trọng Ảnh: ÁNH NGUYỆT
Tái định cư: Bao giờ?
Không rệu rã như chung cư 727 Trần Hưng Đạo nhưng chung cư Cô Giang (quận 1) và lô IV, VI cư xá Thanh Đa (quận Bình Thạnh) cũng nằm trong diện xuống cấp phải giải tỏa, di dời theo thông báo của UBND TP.
Quanh 4 lô (A, B, C, D) của chung cư Cô Giang, lác đác ở mỗi tầng đều thấy những căn hộ khóa trái cửa  và bên ngoài dán mảnh giấy có nội dung: “Căn hộ đã được thu hồi theo quyết định của UBND quận 1…”.
Ông Tống Hữu Thiện, người đã nhận tiền đền bù và bàn giao căn hộ (số 203, lô B) cho Nhà nước để đến huyện Nhà Bè mua đất xây nhà mới gần 2 năm nay (từ khi UBND quận 1 triển khai kế hoạch di dời) nhưng hiện hằng ngày vẫn quay về chung cư này để nghỉ trưa tại căn hộ của người em ở lô C.
“Sống ở đây đã 20 năm nên vợ chồng tôi không muốn ra đi chút nào nhưng chẳng qua chủ trương giải tỏa, di dời của TP nên không có cách nào khác” - ông Thiện nói. Trong khi đó, ông Lê Văn Ngời (số 322, lô B) vẫn bám trụ tại chung cư Cô Giang đến  ngày hôm nay chỉ với mong muốn “được nhận căn hộ tái định cư (TĐC) tại chỗ”.
Thế nhưng, như thông báo của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) quận 1, kế hoạch mà chủ đầu tư (Công ty CP Phát triển Đất Việt) đưa ra là 5 năm sau giải tỏa mới xây xong dự án có tên là Pavilon Square, quy mô hơn 20 tầng, trong đó dành một phần để bố trí TĐC cho các hộ bị giải tỏa.
“Loay hoay đã hơn 2 năm nhưng chưa thấy hình dạng dự án ra sao, liệu chờ 3 năm nữa có nhà TĐC không? Chưa kể, giá cả bán căn hộ TĐC cũng không công bố nên chờ đợi kiểu này có mà… dài cổ!”. Tâm tư của ông Ngời cũng là nỗi lòng của không ít hộ dân ở chung cư Cô Giang, khiến họ đi không đặng, ở không xong. Theo Ban BTGPMB quận 1, đến nay mới có 60% số hộ dân ở chung cư này chính thức di dời, bàn giao mặt bằng.
Dù đã có lệnh di dời khẩn cấp của UBND TP từ tháng 12-2010 nhưng đến nay, 300 hộ dân (1.000 nhân khẩu) ở lô IV, VI cư xá Thanh Đa vẫn bình chân như vại vì họ đưa ra lý do: “Chung cư chỉ nghiêng nhẹ chứ không đến mức nghiêng, lún nghiêm trọng như thông báo của cơ quan chức năng”.
Tháng 10-2010, khi Ban BTGPMB quận Bình Thạnh thông báo chủ trương di dời của UBND TP cũng như phương án của quận đến các hộ dân thì hầu như họ đều không hưởng ứng. Theo nhiều hộ dân ở đây, ngoài một lần thông báo di dời, rồi chủ đầu tư xây dựng chung cư (Công ty CP Địa ốc Vườn Xanh) và Ban BTGPMB quận tổ chức cho dân kê khai giấy tờ thì 2 năm, qua tình hình vẫn chưa có động tĩnh gì.
“Lúc đầu, nghe thông báo có vẻ rất cấp thiết, thậm chí làm dân hoang mang nhưng kéo dài 2 năm nay có thấy quận làm gì đâu. Nếu nói phải di dời gấp vì sợ sập, vậy tại sao đến nay chưa có vấn đề gì?” - ông Phan Minh Nhật (ở số 104, lô IV) bức xúc và cho rằng nếu Nhà nước có làm thì công khai kế hoạch, còn không cũng nói cho dân biết để dân an tâm.
Chủ đầu tư “bỏ chạy”
Theo thông tin từ Ban BTGPMB quận Bình Thạnh, được sự chấp thuận của Sở Xây dựng, quận Bình Thạnh đã chính thức đề xuất UBND TP thu hồi chủ trương giao cho Công ty CP Địa ốc Vườn Xanh làm chủ đầu tư dự án xây dựng cụm lô số cư xá Thanh Đa với quy mô 7,73 ha. Lý do là chủ đầu tư “bỏ chạy” vì khó khăn về tài chính nên chậm triển khai thực hiện.
VÕ LÊ - ÁNH NGUYỆT

Hàng trăm hộ dân ở chung cư bị ăn chặn tiền nước


Tuy nhiên, người dân càng bức xúc hơn khi cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định "không khởi tố vụ án".

Phiếu thu tiền nước bà Cúc ghi, có giá nước cụ thể được người dân thu thập làm bằng chứng - Ảnh: Lê Quang
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, một người dân ở chung cư, cho biết 100 hộ dân sống ở chung cư này chỉ có 1 đồng hồ nước tổng. Vì thế, người dân phải trả tiền nước chia từ đồng hồ tổng và tiền điện dùng bơm nước sinh hoạt từ dưới đất lên bồn. “Suốt 6 năm qua, bà Cúc ém hóa đơn tiền nước, điện rồi tự ghi phiếu thu với giá cắt cổ, lấy khoản chênh lệch bỏ túi riêng”, bà Liên nói thêm.
Tháng 9.2012, một người dân mới chuyển về ở chung cư tìm được hóa đơn tiền nước thì phát hiện giá nước là 5.625 đồng/m3 nhưng dân phải đóng từ 11.500 đồng - 16.500 đồng/m3.
Ngày 23.1.2013, UBND P.5 có buổi họp với các hộ dân và bà Cúc. Tại cuộc họp, trước nhiều chứng cứ, bà Cúc thừa nhận có “thu dư” hơn 12 triệu đồng nhưng đã chi cho 20 loại chi phí gần 12 triệu đồng (!?). Tuy nhiên, những loại phí bà Cúc liệt kê bị người dân cho là không hợp lý, như: phí xăng xe, điện thoại, phụ cấp công tác, nhập máy tính, bồi dưỡng công nhân cấp nước...
Ông Nguyễn Văn A, người được bầu làm Trưởng ban Quản lý chung cư mới, ước tính bà Cúc đã bỏ túi trên 600 triệu đồng suốt 6 năm qua. Ngoài ra, cuối tháng 2.2013, khi sự việc chưa được giải quyết, bà Cúc dù không còn giữ chức Trưởng ban Quản trị chung cư nhưng tự ý liên hệ với Công ty CP cấp nước Chợ Lớn cắt 436 m3 định mức nước của dân, dẫn đến việc giá nước tăng vọt.
Quá bức xúc, người dân đã treo một số băng rôn ở chung cư đòi bà Cúc trả lại tiền nước đã “ăn chặn”. Trong khi đó, dù chưa xuống gặp dân thu thập chứng cứ, nhưng ngày 12.3.2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Q.5 thông báo không khởi tố hình sự vì cho rằng UBND P.5 “không cung cấp được tài liệu chứng minh”.
Luật sư Phạm Văn Minh (Đoàn luật sư TP.HCM):
Chỉ tính riêng số tiền bà Mai Kim Cúc chiếm đoạt trong tháng 9.2012 lên đến hơn 12 triệu đồng như bà Cúc thừa nhận là đã có đủ dấu hiệu của tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Cơ quan điều tra cần thiết phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra làm rõ.
Lê N

Cựu lãnh đạo H.Tiên Lãng mâu thuẫn trong lời khai tại tòa

(TNO) Trong phần xét hỏi chiều nay 8.4, bị cáo Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND H.Tiên Lãng, xác nhận đã nghe lời khai của các bị cáo Hoan, Liêm, Hoa và Khanh nhưng trong đó có một số lời khai không đúng.
Trước tòa, bị cáo Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó chủ tịch UBND H.Tiên Lãng, khai tại một cuộc họp do bị cáo chủ trì, lãnh đạo huyện có bàn việc này nhưng bị cáo Khanh không đồng ý và chữa từ phá dỡ thành tháo dỡ. Sau đó, bị cáo Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND H.Tiên Lãng phủ nhận lời khai của bị cáo Khanh. Theo bị cáo Hiền, toàn bộ các văn bản bị cáo ký đều không đề cập tới vấn đề này (việc phá nhà - PV).
 
Bị cáo Lê Văn Hiền phủ nhận lời khai của cấp phó Nguyễn Văn Khanh
Về việc luật sư công bố trong cuốn sổ ghi chép của bị cáo Hiền mà cơ quan điều tra thu được có ghi: “Tổ tháo dỡ làm nhiệm vụ tháo dỡ”. Bị cáo Hiền giải thích, đó là ý kiến của một thành viên trong cuộc họp.
Trả lời chủ tọa về việc có được bị cáo Khanh với cương vị Trưởng ban chỉ đạo báo cáo về vấn đề phá dỡ tại khu đầm gia đình Vươn không, bị cáo Hiền trả lời: “Bị cáo Khanh chưa bao giờ báo cáo chính thức về việc phá dỡ tại khu đầm trên”.
Tuy nhiên tại tòa, bị cáo Hiền cũng thừa nhận: “Bị cáo có kiểm tra việc cưỡng chế nhưng không chú trọng mà chỉ đôn đốc tình hình chung. Bị cáo chưa làm hết trách nhiệm dẫn đến cán bộ dưới quyền phá nhà Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý gây thiệt hại lên tới hàng trăm đồng. Bị cáo thiếu trách nhiệm”.
Lúc 14 giờ 40, tòa xét hỏi các nhân chứng có mặt tại phiên tòa. Điều đáng nói lời khai các nhân chứng có nhiều mâu thuẫn.
Người làm chứng Mai Công Nhìu khai: 13 giờ 30 ngày 5.1.2012, ông Khanh phát lệnh cưỡng chế. Sau đó các tổ triển khai tại khu vực lều nhà ông Vươn. Ông Khanh chỉ đạo tại đó. Ông Hoa là người đôn đốc. 15 giờ, các cán bộ dùng dụng cụ tháo dỡ đã dỡ xong toàn bộ, khi xong, các bộ phận quay về. Khi qua nhà ông Quý, thấy ông Khanh ở đó, ông Khanh cho tiếp tục phá khu vực nhà ông Quý.
“Tôi thấy nhiều người dùng búa phá ngôi nhà hai tầng nhưng không phá được”, ông Nhìu khai.
Người làm chứng Vũ Văn Kết khai, chiều 5.1.2012, ông nhận được điện của ông Hoan nói ra tổng đội thanh niên xung phong có việc. “Tôi ra đó, gặp cả ba ông Khanh, Hoan, Liêm, các ông này nhờ tôi thuê máy xúc. Tôi điện thoại cho Vũ Văn Thái vì Thái có máy xúc. Tôi gọi Thái ra khu đầm gặp Khanh, Hoan và Liêm. Sau đó Thái điện cho tôi nói bận không làm được. Ông Khanh gọi hai lần, đến lần 2 tôi trả lời là có máy xúc bằng xích của ông Đoàn. Lúc này ông Khanh nói thôi muộn rồi, để mai làm. Sau đó tôi không biết”.
Tuy nhiên, trước đó tại tòa cả ba bị cáo Hoan, Liêm, Khanh đều khai không biết Thái là ai, chưa từng gặp. Luật sư cũng công bố lời khai của Thái tại cơ quan điều tra. Theo đó Thái không hề gặp Hoan, Khanh và Liêm tại khu đầm. Thái còn khai khi ra khu đầm chỉ gặp Kết, Kết chỉ vào ngôi nhà hai tầng bảo Thái, chú phá cho anh ngôi nhà kia.
Cuối phần xét hỏi, bị hại Đoàn Văn Vươn, Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương đều không đồng ý với kết quả định giá của Hội đồng định giá.
Lúc 18 giờ 30, chủ tọa công bố kết thúc phần xét hỏi.
Ngày mai tòa tiếp tục với phần tranh tụng.
Tin, ảnhP.H.S

Không ai nhận đã ra lệnh phá nhà ông Vươn



Kết thúc phần xét hỏi trong ngày làm việc đầu tiên, 5 cựu quan chức trong vụ phá nhà ông Đoàn Văn Vươn đều phủ nhận cáo buộc đã trực tiếp chỉ đạo việc này.
Xét xử 5 cựu quan chức phá nhà ông Vươn

Ngày 8/4, ông Phạm Xuân Hoa (nguyên phó Ban chỉ đạo cưỡng chế) bị xét hỏi đầu tiên. Ông nhận vào tháng 11/2011 khi huyện có quyết định cưỡng chế thu hồi 19,3 ha khu đầm nuôi tôm của ông Vươn, ông đã soạn thảo kế hoạch cưỡng chế, tuy nhiên không đề cập đến nội dung tháo dỡ tài sản.
Trả lời câu hỏi ai là người sửa quyết định cưỡng chế, chỉ đạo phá dỡ nhà, ông Hoa khẳng định: Trưởng ban chỉ đạo, ông Nguyễn Văn Khanh. Theo ông Hoa sau khi người nhà ông Vươn nổ súng vào đoàn cưỡng chế, ông không biết ai đã phá nhà của ông Đoàn Văn Quý (em ông Vươn, sống trên cùng khu đất). "Lúc đó anh em đông quá, tôi không kiểm soát nổi", ông nói. Thừa nhận có trách nhiệm trong việc gây thiệt hại cho gia đình ông Quý, nhưng ông Hoa cho rằng hành vi của mình "chỉ có mức độ".
Ảnh: TTXVN.
Cựu Phó chủ tịch Nguyễn Văn Khanh. Ảnh: TTXVN.
Theo cáo buộc của cơ quan công tố, ông Phạm Đăng Hoan (nguyên bí thư đảng ủy xã Minh Quang, Tiên Lãng) đã thuê máy xúc đến phá dỡ nhà ông Quý. Khai trước tòa, ông Hoan cho biết: “Việc tổ chức cưỡng chế là của huyện, với trách nhiệm của xã, tôi cũng chỉ tham gia chứ không chỉ đạo".
Cùng bị cáo buộc hành vi phá hủy tài sản, ông Lê Thanh Liêm (nguyên chủ tịch UBND xã Minh Quang) cho rằng, ông được Ban chỉ đạo giao nhiệm vụ vận động gia đình ông Vươn giao lại đất. Trước khi cưỡng chế, ông có tham gia các cuộc họp của UBND huyện nhưng sáng 6/1/2011 khi ra tới hiện trường đã thấy máy xúc đang làm việc.
Về lời khai này, ông Khanh thừa nhận có điện thoại giục người mang máy xúc tới khu vực cưỡng chế nhưng “không nhằm phá dỡ nhà ông Quý”. Ông Khanh cho rằng, chỉ làm theo quyết định của UBND huyện, do vậy người chịu trách nhiệm trong việc này phải là chủ tịch Lê Văn Hiền
“Bị cáo Khanh nói thế là không đúng. Tôi không đề cập đến chuyện tháo dỡ”, ông Hiền phản bác. Cựu chủ tịch Tiên Lãng khẳng định “huyện không có bất cứ chỉ đạo nào về việc tháo dỡ nhà của gia đình ông Vươn và Quý”, mọi việc đều thực hiện theo quyết định giao đất và điều 38 Luật Đất đai.
Tự cho là không biết việc ông Khanh đề cập đến chuyện phá dỡ nhà ông Vươn và Quý, ông Hiền chỉ thừa nhận: "Đã thiếu trách nhiệm".
Để làm rõ người ra lệnh phá dỡ nhà, HĐXX đã thẩm vấn nhiều nhân chứng. Ông Mai Công Nhìu khai, chiều 5/1 có nghe ông Khanh phát lệnh tháo dỡ cho các tổ thực hiện nhiệm vụ. Sau khi thấy nhà trông đầm của ông Vươn bị phá đổ, ông Nhiều nghe thấy ông Khanh tiếp tục ra lệnh phá ngôi nhà 2 tầng. Do nhà xây kiên cố, các lực lượng chuyển sang phá căn nhà mái bằng cạnh đó.
Ảnh: TTXVN.
Ông Đoàn Văn Vươn ra tòa với tư cách bị hại. Ảnh: TTXVN.
Ra tòa với tư cách bị hại, ông Đoàn Văn Vươn cho biết sau khi nhận khu đầm ở bãi bồi ven biển đã đầu tư nhiều tiền của và công sức để khai hoang và cải tạo. Chưa kịp thu hồi vốn thì gia định nhận được quyết định thu hồi nên bức xúc. Lúc nhận quyết định thông báo cưỡng chế, ông đã dừng đầu tư nhưng vẫn để em trai xây dựng các công trình trên phần đất đó như chuồng trại, nhà kho, chòi canh…
Không nhớ hết số tiền đầu tư, nhưng ông Vươn không đồng tình với kết luận thẩm định thiệt hại là hơn 295 triệu đồng. ông Vươn xin HĐXX giảm nhẹ mức phạt cho ông Khanh và tăng nặng hình phạt đối với các bị cáo còn lại.
Sáng 9/4, phiên xử tiếp tục với phần tranh tụng.
Nhóm phóng viên

CSGT chở HS đến trường vì phụ huynh đang... bị phạt



(Kienthuc.net.vn) - Sau một tuần nhắc nhở, Phòng CSGT HN bắt đầu ra quân xử phạt trẻ em trên 6 tuổi không đội MBH. Ngày đầu ra quân có một số CSGT phải chở học sinh đến trường vì... phụ huynh đang bị phạt.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức trong ngày CSGT ra quân xử lý việc phụ huynh đèo trẻ em trên 6 tuổi không đội MBH thì không ai chống đối hoặc bỏ chạy. Tất cả các phụ huynh đều vui vẻ chấp hành hiệu lệnh và ký biên bản nộp phạt. Chưa phát hiện trường hợp khai man tuổi để tránh bị xử lý.
 CSGT dừng xe phụ huynh chở con đến trường không đội MBH
Tại đường Quán Thánh, thiếu úy Nguyễn Hiếu Minh (thuộc đội CSGT số 2- Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội) cho biết: “Ngày đầu tiên ra quân xử lý vi phạm có một số trường hợp cha mẹ lo sợ con em mình có thể tới trường muộn giờ học do cha mẹ phải dừng lại do vi phạm, các thành viên trong tổ công tác sẽ sẵn sàng cho các cháu mượn mũ MBH, rồi dùng xe của lực lượng CSGT đưa các cháu tới trường”.

Phụ huynh sẵn sàng nộp phạt

Theo thiếu úy Minh, trong buổi sáng ra quân xử lý vi phạm, tổ công tác đã tiến hành xử lý được 15 trường hợp học sinh trên 6 tuổi tham gia giao thông không đội MBH. Với lỗi này, các phụ huynh phải nộp phạt 150.000 đồng/trường hợp. Ngày đầu xử phạt có không ít trường hợp để lại giấy tờ liên quan tại tổ công tác rồi chở con tới trường, sau đó quay lại nộp phạt.

Trung tá Nguyễn Văn Đức – Đội trưởng Đội CSGT số 2 (Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt – Công an TP.Hà Nội) cho biết: các tổ công tác không tuần tra trước các cổng trường trên địa bà, mà sẽ lập chốt tại các ngã tư, tuyến giao thông để xử lý lỗi MBH với trẻ trên 6 tuổi. Theo đó, mức xử phạt từ 100.000 – 200.000 đồng/trường hợp, theo đúng Nghị định 34 và 71 mới của Chính phủ.
 Phụ huynh chờ xử lý lỗi vi phạm nên CSGT chở HS đến trường

Phó chánh văn phòng Ban An toàn giao thông Hà Nội Dương Xuân Bình cho biết, mức xử phạt trẻ em không đội MBH khi ngồi trên xe máy được áp dụng như người lớn và người trực tiếp bị xử lý là phụ huynh.

Đầu tháng 3 vừa qua, Phòng CSGT Hà Nội cũng ra quân xử lý học sinh, sinh viên đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Trong hai ngày đầu, lực lượng chức năng đã xử lý hơn 200 trường hợp, tạm giữ 21 xe, phạt cảnh cáo 60 xe, phạt tiền 130 người.

Tiến Dũng

Sự vô tâm nghiệt ngã






Ngay sau khi Bộ GD&ĐT thông báo năm nay không thi tốt nghiệp môn sử, một số hình ảnh công bố trên mạng cho thấy hàng trăm học sinh đã reo hò, xé đề cương môn sử tung trắng sân trường!
Hành động bột phát của học trò thật ra rất dễ cắt nghĩa: Chúng quá sợ những bài học thuộc lòng khô cứng, trừu tượng, xa rời đời sống và sinh hoạt hằng ngày nên khỏi thi đồng nghĩa với sự vui mừng khó giấu kín…
Tuy nhiên, với những người nặng lòng với đất nước, với sự nghiệp trồng người và tương lai của Tổ quốc thì tiếng hò reo, xé sách vô tâm ấy lại là sự cào xé đầy đau đớn và nghiệt ngã. Nhiều ý kiến đã tỏ bày trên diễn đàn mạng rằng bộ phận lớp trẻ bàng quan và vô tâm với lịch sử như thế có dám xả thân khi đất nước lâm nguy?
Dĩ nhiên sự việc không đến mức quá trầm trọng như thế, song cái niềm vui đơn giản của học trò ấy ít nhiều cũng bộc lộ nhiều điểm đáng suy nghĩ. Bởi trong giáo dục mối quan hệ nhân-quả không đến ngay, không đo đếm cụ thể như các môn tự nhiên, thực hành nên mới có kỳ thi có hàng trăm học sinh bị điểm 0 môn sử, song người có trách nhiệm cao nhất của ngành giáo dục vẫn nói “không vấn đề gì”.
Thực tế thì để chứng minh sự liên quan giữa quan điểm “không vấn đề gì” đó với các hiện tượng học trò đánh nhau, phạm tội sớm, giết người tàn độc hoặc vô cảm với những vấn đề xã hội bức xúc cần phải có các kết quả nghiên cứu, khảo sát xã hội học. Song nhiều bậc phụ huynh hiện rất phiền lòng trước hiện tượng lớp trẻ ngày một thực dụng, sống thiếu lý tưởng, không đếm xỉa gì đến các phẩm cách cổ mà không cũ như trung, hiếu, tiết, nghĩa. Trong khi đó mới chỉ vài thập niên trước đâu đâu cũng thấy các hình tượng thanh niên dấn thân vì cộng đồng, xả thân vì Tổ quốc…
Vậy đâu là nguyên nhân học trò quá “sợ” môn lịch sử trong khi lẽ ra chúng phải ham mê khám phá?
Đã có hàng ngàn bài báo, chuyên luận mổ xẻ chuyện này, đánh giá về tác động khách quan như sự chuyển biến trong đời sống xã hội, các môn tự nhiên, thực hành lên ngôi chèn ép các môn xã hội. Thế nhưng không thể không nói về sự tác động chủ quan khi mà các bài học lịch sử vẫn được soạn thảo lạnh lùng, khô cứng, thậm chí là có những điểm sai lệch so với các nguồn thông tin khác mà lớp trẻ dễ dàng tìm kiếm trên mạng…
Học trò hò reo trong niềm vui ngắn ngủi trước mắt, người lớn thở dài trong sự âu lo đến tương lai…
Theo Pháp Luật TPHCM