THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 August 2013

BV nói đã chết, trẻ suýt bị chôn sống

Kíp trực nhầm tưởng cháu bé đã chết nên bàn giao lại cho gia đình bồng về lo hậu sự. Đang đợi đến giờ chôn cất, ai nấy bỗng giật mình thấy bé ngọ nguậy, khóc oe oe.
 
Ngày 6/8, ông Phạm Ngọc Ẩn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết đã xác định được bác sĩ và hộ lý của kíp trực Khoa Sản ngày 4/8 chẩn đoán sai, đánh giá tình trạng sức khỏe của một bé trai vừa mới chào đời không chính xác, nhầm tưởng cháu bé đã chết nên bàn giao lại cho gia đình bồng về lo hậu sự.

“Chết đi sống lại”
Chiều 4/8, sản phụ Lữ Thị Lâm Quy (27 tuổi, ở Thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, Quảng Nam), đau bụng dữ dội và được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cấp cứu. Tại đây, sản phụ Quy nhanh chóng được đưa vào Khoa sản của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam. Sau đó, sản phụ Quy được kíp trực chẩn đoán phải sinh gấp. Khoảng 30 phút sau khi cháu bé chào đời, hộ lý nói là cháu bé nhẹ cân quá, chỉ 700gr nên không sống được và yêu cầu gia đình đưa về nhà lo hậu sự.
BV nói đã chết, trẻ suýt bị chôn sống, Tin tức trong ngày, Tre so sinh suyt bi chon song, chong song, tre so sinh bi chong song, tre bi chon song, chon song tre so sinh, tre so sinh, tre so sinh chet lam sang, chet lam sang, bac si tac trach, kip truc, tin nhanh, tin moi, tin hay, tin nong, tin hot, tin tức, tin tuc online, bao dien tu, bao vn, xa hoi, bao, vn
Anh Nguyễn Văn Tin cha của cháu bé suýt bị chôn sống kể lại sự việc với phóng viên
Anh Nguyễn Văn Tin, chồng chị Quy kể lại: “Nghe các bác sĩ, hộ lý nói vậy, giađình buồn vô cùng, thương con lắm. Để giữ ấm cho cháu, gia đình phải đi ra ngoài quầy tạp hóa ở trước cổng bệnh vện mua một chiếc khăn và vỏ thùng mì tôm đặt cháu bé đưa về nhà. Bồng con về nhà xong đợi trời sẩm tối mang con đi chôn cất thì ai nấy bỗng giật mình thấy con tôi còn nóng, ngọ nguậy chân, tay và khóc e é. Thấy vậy, người nhà tức tốc bồng chở con ra gấp Bệnh viện Nhi Quảng Nam nhập viện”.
“Nếu gia đình không phát hiện kịp thời, có lẽ chính tôi đã chôn sống con ruột mình rồi. Tất cả sai sót, tắc trách dẫn đến sự việc này là do các bác sĩ, hộ lý của Khoa sản ngày hôm đó quá thờ ơ, vô trách nhiệm mới chẩn đoán sai như vậy. Tôi sẽ yêu cầu Bệnh viện đa khoa Quảng Nam xử lý nghiêm những bác sĩ, hộ lý suýt làm chết con tôi”, anh Tin bức xúc.
Đang nằm điều trị tại Khoa sản Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, chị Quy, vợ anh Tin nói: “Khi nghe tin con tôi vẫn còn sống đưa vào Bệnh viện Nhi Quảng Nam chăm sóc, tôi mừng đến khóc luôn. Vậy mà, khi vào Khoa sản khoảng 1 tiếng sau một bác sĩ đến nói là con tôi sinh ra có trọng lượng nhỏ quá 700gr, đã tử vong và yêu cầu người nhà chuyển về lo hậu sự”.
BV nói đã chết, trẻ suýt bị chôn sống, Tin tức trong ngày, Tre so sinh suyt bi chon song, chong song, tre so sinh bi chong song, tre bi chon song, chon song tre so sinh, tre so sinh, tre so sinh chet lam sang, chet lam sang, bac si tac trach, kip truc, tin nhanh, tin moi, tin hay, tin nong, tin hot, tin tức, tin tuc online, bao dien tu, bao vn, xa hoi, bao, vn
Cháu bé đang được chăm sóc đặc biệt
Êkíp trực tắc trách
Sáng nay (6/8), bác sĩ Hoàng Xuân Việt, Giám đốc Bệnh viện Nhi Quảng Nam, cho biết con của vợ chồng anh Tin nhập viện khoảng 20h tối 4/8 trong tình trạng sức khỏe yếu, tím đen toàn thân, không mở mắt, thở yếu, hơi thở không đều và chỉ nặng 700gr. Sau đó, cháu bé được đưa gấp lên phòng hồi sức cấp cứu để thở bằng phương pháp cxiphat, bằng áp lực, hiện giờ cháu chỉ được nuôi bằng đường tĩnh mạch. Sau gần 3 ngày nhập viện, hiện sức khỏe cúa cháu đã cải thiện một phần, người ấm trở lại, da hồng hào. Bệnh viện sẽ cố gắng hết sức để chữa trị cho cháu, còn hơi thở cuối cùng vẫn phải cứu cháu.
Trả lời về chuyện này, ông Phạm Ngọc Ẩn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết, sản phụ Quy nhập viện và được chẩn đoán là bị sẩy thai dưới 8 tháng tuổi. Thai nhi bị ngạt, có trọng lượng khoảng 600gr đến 700gr. Khi cháu bé chào đời, các bác sĩ, hộ lý đã chẩn đoán, đánh giá không chính xác về tình trạng sức khỏe em bé nên mới để xảy ra sự cố như vậy. Đã xác định được kíp trực hôm đó là bác sĩ Nguyễn Văn Sách (trưởng kíp trực của Khoa sản hôm xảy ra sự việc), bác sĩ Nhật và các hộ lý là Hiền, Cơ Thảo.
Ông Ẩn cũng cho biết, là sẽ họp Hội đồng kỹ thuật y khoa để đánh giá lại toàn bộ sự việc, ai sai và sai ở khâu nào để có hình thức kiểm điểm, kỷ luật.
Trả lời về tình trạng hiện tại của cháu bé đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Quảng Nam, ông Phạm Ngọc Ẩn nói: “Trường hợp của cháu bé là do bị sẩy thai, nên khi sinh ra chỉ khoảng 700gr là không sống nổi và có điều trị cũng rất khó sống sót. Bệnh viện sẽ có trách nhiệm là chiều này sẽ cử các bác sĩ Khoa sản qua Bệnh viện Nhi để chăm sóc, điều trị cho em bé”.
Huy Hoàng (Khampha.vn)

Thủ đoạn ném đá giấu tay và lật lọng của chính quyền, công an Nghi Lộc, Nghệ An trong vụ việc ở Linh địa Trại Gáo, Gp Vinh

Dân Lăng Cô bị thu hồi đất cách bất công

VRNs (05.08.2013) – Thừa Thiên Huế – “Năm 2012, UBND huyện Phú Lộc đã bán cho nhà hàng “Sao Biển Bé Đen” một thửa đất cách quốc lộ 35 mét (thuộc đường Nguyễn Văn, đường du lịch ven đầm An Cư), với giá 4.500.000đ/m2, tổng cộng là hai tỷ rưỡi. Thửa đất này nguyên là của bà con thôn Loan Lý đã khai hoang làm bãi chứa hàu vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Không biết số tiền đó hiện đi về đâu? Trước đó, vẫn tại đường Nguyễn Văn (cách quốc lộ 100 mét, từ sân đá bóng đến trạm y tế Lăng Cô), chính quyền huyện Phú Lộc cũng đã bán cho nhiều người từ nhiều nơi đổ về mua, nhiều lô đất với giá 2.500.000đ/m2. Người dân không biết tổng số tiền thu được là bao nhiêu và nó đã được cán bộ lãnh đạo chính quyền huyện dùng vào việc gì?” Đây là một trong những bằng chứng được ông Nguyễn Đức Quốc đề cập đến trong đơn khiếu kiện về đền bù bất công của nhà cầm quyền đối với dân Lăng Cô.
—–
           
Kính thưa quý cấp chính quyền, cùng toàn thể đồng bào trong và ngoài nước.
            Tôi tên Nguyễn Đức Quốc, hiện ở tại Giáo xứ Loan Lý, thị trấn Lăng Cô, xin tố cáo đến quý cấp cùng toàn thể đồng bào trong và ngoài nước, việc chính quyền huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên-Huế thu hồi đất của bà con tại trung tâm thị trấn Lăng Cô mà không đền bù thoả đáng.
            Nội dung vụ việc:
            Trong thời gian qua, từ giữa năm 2012 đến nay, chính quyền huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên-Huế ra quyết định thu hồi đất xây dựng vỉa hè ngang qua thị trấn Lăng Cô. Nhưng khi thực hiện việc đền bù, chính quyền huyện đã không thi hành đúng với qui định của pháp luật, nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bà con.
            Mới đây vào ngày 25-07-2013, chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô -ông Trần Văn Giảng- đã mời tôi cùng nhiều bà con ở hai bên mặt đường quốc lộ 1A thuộc trung tâm thị trấn đến trụ sở UB nhận tiền đền bù cho đất bị nhà nước thu hồi để xây dựng vỉa hè ngang qua thị trấn. Trước đó, ngày 08 tháng 07 năm 2013, ông Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch UBND huyện Phú Lộc có ký Quyết định 1871/QĐ-UBND về việc này. Thế nhưng khi đền bù, chính quyền huyện đã không theo những điều ghi trong quyết định 1871, nhằm mục đích chiếm đoạt tiền đền bù của các gia đình có đất bị thu hồi.
            Theo qui định của luật pháp hiện hành (ghi rõ tại Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế về giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh khi bị nhà nước thu hồi cho dự án an ninh Quốc phòng, hành lang an toàn, công trình công cộng) thì đất vị trí 1 (chiều ngang giáp đường quốc lộ + chiều sâu vào 25 mét) tại thị trấn Lăng Cô (từ phía bắc cầu Lăng Cô đến giáp đường ra cảng Chân Mây), được đền bù 1.955.000đ/m2. Đất vị trí 2 và vị trí 3 thì thấp hơn một chút. Thế nhưng chính quyền huyện Phú Lộc đã chỉ đền bù đất bị thu hồi với giá 30.700đ/m2 (giá loại đất nông nghiệp). Do đó tôi cùng một số bà con đã phản đối việc đề bù sai quy định pháp luật, mang tính áp đặt này của chính quyền huyện Phú Lộc.
            Liên quan đến chuyện vừa nói là chuyện năm 2012, UBND huyện Phú Lộc đã bán cho nhà hàng “Sao Biển Bé Đen” một thửa đất cách quốc lộ 35 mét (thuộc đường Nguyễn Văn, đường du lịch ven đầm An Cư), với giá 4.500.000đ/m2, tổng cộng là hai tỷ rưỡi. Thửa đất này nguyên là của bà con thôn Loan Lý đã khai hoang làm bãi chứa hàu vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Không biết số tiền đó hiện đi về đâu? Trước đó, vẫn tại đường Nguyễn Văn (cách quốc lộ 100 mét, từ sân đá bóng đến trạm y tế Lăng Cô), chính quyền huyện Phú Lộc cũng đã bán cho nhiều người từ nhiều nơi đổ về mua, nhiều lô đất với giá 2.500.000đ/m2. Người dân không biết tổng số tiền thu được là bao nhiêu và nó đã được cán bộ lãnh đạo chính quyền huyện dùng vào việc gì?
Dân Lăng Cô mòn mỏi đợi nhà cầm quyền giải quyết
            Hiện nay bà con ở trung tâm thị trấn Lăng Cô có đất bị thu hồi rất hoang mang và lo lắng vì cách hành xử vô lý và vô luật của chính quyền của UBND huyện Phú Lộc.
            Thành thử tôi viết đơn này tố cáo việc làm sai trái của chính quyền huyện Phú Lộc trước quý cấp cùng toàn thể đồng bào trong và ngoài nước cũng như công luận hoàn vũ. Rất mong được sự ủng hộ của đồng bào và của toàn thể quý vị để dân oan chúng tôi tại thị trấn Lăng Cô có thể lấy lại công bằng và quyền lợi, đồng thời thoát khỏi mọi hăm dọa lúc này và trong tương lai. Tôi đề nghị nhà nước Việt Nam -vốn luôn tự xưng là của dân, do dân và vì dân- hãy quan tâm đến vấn đề đã nêu ở trên, sớm có biện pháp đối với một số cán bộ lãnh đạo chính quyền huyện Phú Lộc, hòng đem lại cho nhân dân chúng tôi niềm an vui trong cuộc sống và niềm tin tưởng vào pháp luật.  
            Làm tại Lăng Cô ngày 29 tháng 7 năm 2013.
            Người tố cáo
            Nguyễn Đức Quốc

Tàu hộ vệ trực thăng của Nhật Bản hơn hẳn tàu sân bay của nhiều nước

(GDVN) - "Đối với Trung Quốc, chiến tranh hiện đại là cuộc chiến đoạt lấy biển đảo, sẽ chỉ giao chiến trong vài ngày, đánh nhanh, rút nhanh".

Biên đội cơ động Hạm đội Nam Hải tiến hành diễn tập trên biển Đông.
Ngày 13/5, tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản đăng bài viết nhan đề "Chiến tranh đến từ bờ bên kia" của giáo sư Tomohide Murai, Đại học Quốc phòng Nhật Bản. Bài viết đã phân tích phương thức tiến hành chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc theo hư cấu, cho rằng Trung Quốc phát động chiến tranh quy mô nhỏ nằm ngoài dự đoán.
Bài viết cho rằng, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Hợp Quốc cấm đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực. Hiến chương Liên Hợp Quốc cho phép sử dụng vũ lực chỉ giới hạn ở Điều 42 trên cơ sở Nghị quyết của Liên Hợp Quốc áp dụng hành động vũ lực mang tính cưỡng chế, Điều 51 sử dụng hành động tự vệ đối với hoạt động tấn công vũ lực, và Điều 53 căn cứ vào thỏa thuận mang tính khu vực để áp dụng hành động cưỡng chế.
Sau chiến tranh Thái Bình Dương, người Nhật Bản không còn suy nghĩ về vấn đề chiến tranh nữa. Mặc dù mọi người vẫn còn đang nói chuyện say sưa về chiến tranh của 70 năm trước nhưng không ai cho rằng chiến tranh đã "lửa bén lông mày". "Muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh", câu châm ngôn này thuộc điều cấm kỵ ở Nhật Bản.
Theo bài viết, hiện nay phán đoán cơ bản của Trung Quốc đối với chiến tranh là: "Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nước có thể phát động chiến tranh thế giới chỉ có hai nước Mỹ và Liên Xô. Nhưng thực lực của Mỹ đã giảm; trong khi đó Liên Xô đã tan rã, Nga thay thế đã không có thực lực đối kháng với Mỹ. Vì vậy, trong một khoảng thời gian tương đối dài tương lai, chiến tranh sẽ là chiến tranh cục bộ".
Hạm đội Nam Hải diễn tập bắn đạn thật (Tân Hoa xã)
Do thời gian duy trì chiến tranh cục bộ tương đối ngắn, hơn nữa phạm vi và mục đích tương đối có hạn, vì vậy phải thông qua hành động tác chiến tích cực để đạt được mục đích. Ngoài ra, trước việc kẻ thù phát huy đầy đủ sức chiến đấu tiềm tàng, cần phải kết thúc chiến tranh trước khi quốc tế can thiệp.
Bài viết cho rằng, chiến tranh hiện đại theo thiết tưởng của Trung Quốc chắc chắn phải phải nhanh chóng đạt được mục đích nhất định trong điều kiện công nghệ cao. Đặc trưng chủ yếu của nó là: Thứ nhất, giao chiến chỉ vài ngày, thậm chí ngắn hơn. Chiến tranh hiện đại phải đánh nhanh, rút nhanh. Chiến tranh hiện đại của Trung Quốc là chỉ cuộc chiến tranh đoạt biển đảo có sự động viên cơ động nhanh lực lượng trên đất liền trên biển và trên không để đoạt lấy quyền lợi biển.
Ở Trung Quốc, chiến tranh quy mô nhỏ là một hình thái của ngoại giao quân sự trong thời kỳ hòa bình. Mặc dù khả năng chiến tranh quy mô lớn đã không còn tồn tại, nhưng chiến tranh quy mô nhỏ lại không thể loại trừ. Đối với Trung Quốc, chiến tranh quy mô nhỏ là một thủ đoạn ngoại giao, chứ không phải là thủ đoạn cuối cùng.
Cho dù là trong thời bình, chiến tranh quy mô nhỏ cũng hoàn toàn không nằm trong dự đoán. Tiêu chuẩn có liên quan việc sử dụng vũ khí của các nước trên thế giới thoải mái hơn nhiều so với Nhật Bản. Người Nhật Bản đã quen với hòa bình và nhàn hạ, rất khó dự đoán được hành vi của nước ngoài và sinh tồn trong môi trường chiến tranh tàn khốc.
"Chiến tranh trên biển hiện đại theo tư tưởng của Trung Quốc là chiến tranh cục bộ có tính chất đánh nhanh rút nhanh, và là cuộc chiến tranh đoạt lấy biển đảo".
Việt Dũng

CA sách nhiễu đại diện blogger Việt Nam ngay khi vừa bước xuống sân bay




CTV Danlambao - Lúc 20h15 tối nay, 5/8/2013, hai cô gái trẻ Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi đã bị an ninh cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất tổ chức sách nhiễu và bắt giữ ngay sau khi vừa đáp chuyến bay trở về từ Thái Lan. Đây là hai blogger trẻ đại diện cho Mạng lưới Blogger Việt Nam đã tham gia vào một sự kiện lịch sử vào hôm 31/7 vừa qua: Giới Blogger Việt lần đầu tiên lên tiếng với quốc tế qua việc đến Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Nhân quyền tại Bangkok để trao bản tuyên bố 258.

Sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh và đi lấy hành lý, hai blogger Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi bất ngờ bị an ninh đến sách nhiễu, đòi kiểm tra hành lý riêng tư. Được biết, trong đoàn kiểm tra ngoài những người mặc sắc phục hải quan còn có những viên an ninh thường phục chỉ đạo.

Sau khi kiểm tra nhưng không phát hiện được gì, hai cô gái trẻ tiếp tục bị an ninh tách riêng để thẩm vấn và kiểm tra đồ đạc với lý do “Nghi ngờ hành lý có vấn đề”. Điện thoại của hai bạn cũng bị cắt liên lạc.

Trong khi đó, phía bên ngoài, rất đông blogger tại Sài Gòn đã có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để chào đón hai blogger trẻ trở về. Đồng thời, thông tin về việc hai đại diện mạng lưới blogger Việt Nam bị sách nhiễu cũng liên tục được cập nhật trên các mạng xã hội, đặc biệt là trên Facebook.

Mọi con mắt bắt đầu đổ về sân bay Tân Sơn Nhất, diễn biến vụ việc liên tục được cập nhật trên mạng xã hội đã khiến lực lượng an ninh tham gia sách nhiễu phải tỏ ra e dè.

Sau khoảng gần 30 phút sách nhiễu và kiểm tra đồ đạc, lực lượng an ninh tại cửa khẩu đã buộc phải để hai bạn trẻ ra về. Ngay khi Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi xuất hiện, tất cả mọi người cùng mang biểu ngữ chào đón rất lớn với nội dung: “Chào mừng đại diện mạng lưới blogger Việt Nam trở về”, bên cạnh là một số logo cho chiến dịch phản đối điều 258 bộ luật hình sự.

Khi tấm biểu ngữ được căng lên, rất đông an ninh đã xuất hiện bao vây nhóm blogger đang có mặt. Tuy nhiên, vì khu vực sân bay Tân Sơn Nhất là cửa khẩu quốc tế, hành khách qua lại đông nên lực lượng an ninh cũng chỉ theo dõi, quay phim từng người mà không dám mang động.

Nguyễn Nữ Phương Dung (Facebook Miu Mạnh Mẽ) và Nguyễn Thảo Chi (Facebook Sapphira), đều 22 tuổi và hiện đang là sinh viên tại Sài Gòn. Đây là hai cô gái trẻ đã đại diện cho hơn 100 blogger Việt Nam đến Bangkok (Thái Lan) tham gia các hoạt động kêu gọi Nhà nước Việt Nam sửa đổi pháp luật để có thể tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.


Trong một tuần ở Bangkok, nhóm các blogger gồm có Nguyễn Thảo Chi, Nguyễn Nữ Phương Dung, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang đã trực tiếp đến gặp một số tổ chức quốc tế để trao tận tay bản Tuyên bố này. Trong đó có Văn phòng Cao uỷ LHQ về Nhân quyền (OHCHR), Ủy ban bảo vệ ký giả (CPJ), tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW), Liên minh Báo chí Đông Nam Á (SEAPA), v.v.

Một chi tiết khá lý thú là thời điểm hai đại diện blogger Việt bị sách nhiễu đúng vào ngày thứ 2, ngày 5 tháng 8. 258 cũng chính là con số liên tục xuất hiện nhiều ngày nay trên các mạng xã hội với nhiều hình thức phản kháng khác nhau. 







CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Những con cá hồi vượt thác

Những con cá hồi vượt thác



Vũ Đông Hà (Danlambao)

 Chiều ngày 6 tháng 5, 2013 Nguyễn Thảo Chi đã bị côn an đánh đập dã man khi đến đồn đòi công lý cho chị là Nguyễn Hoàng Vi. Cũng cô gái Sài Gòn ấy, trong những ngày qua đã cùng với các bạn Phạm Đoan Trang (Hà Nội), Nguyễn Nữ Phương Dung (Sài Gòn), Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), Nguyễn Lân Thắng (Hà Nội) đem tiếng nói của blogger Việt Nam vượt qua biên giới đến thế giới bên ngoài. Thông điệp của các bạn: Chúng tôi không chấp nhận điều 258. Sâu hơn, ý nghĩa hơn: Chúng tôi không chấp nhận sống trong sợ hãi bởi cái vu vơ, mơ hồ, tùy tiện gọi là: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Điều 258 được dùng để bịt miệng mọi tiếng nói công dân quan tâm và bày tỏ quan điểm về vấn nạn của đất nước. Gần đây nhất nó được dùng để bắt blogger Trương Duy Nhất, Đinh Nhật Uy và nhà văn Phạm Viết Đào.

Nội dung của 258 cũng đã được dùng để đem vào biên bản triệu tập của côn an đối với blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Sea Free Phạm Văn Hải, và Đỗ Anh Tuấn vì đã tham gia Dã ngoại Nhân Quyền và phổ biến bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

258 được đảng và côn an sử dụng như một sợi dây thòng lọng lơ lửng, đe dọa treo cổ lòng can đảm của những cái miệng muốn lên tiếng nói.

258 được bày biện như một tấm thớt với mong muốn của đảng là gieo vào đầu những blogger Việt Nam tình cảnh của những con cá nằm trên thớt.

Nhưng những con cá mà đảng mong muốn nằm yên trên thớt đó đã vươn mình vượt sóng, vượt thác: hơn 100 blogger đã công khai tên tuổi ký vào Tuyên bố 258. Đại diện của họ là 5 thanh niên thiếu nữ từ khắp 3 miền của đất nước đã đem tiếng nói của mạng lưới blogger vượt khỏi biên giới Việt Nam, đến Bangkok, Thái Lan để trao tận tay và trình bày Tuyên bố 258 cho đại diện Hội đồng Nhân quyền LHQ, các tổ chức nhân quyền và báo chí quốc tế.

Đoan Trang, Phương Dung, Thảo Chi, Anh Tuấn, Lân Thắng - họ là những người không sợ hãi? Không! các bạn ấy cũng như bao nhiều người khác, vẫn phải đối đầu với những sợ hãi của riêng mình. Nhưng các bạn ấy đã có đủ khí phách để đối đầu với sợ hãi, để vượt qua sợ hãi, hay dấu kín những sợ hãi trong lòng nhằm bằng chính hành động của mình gửi đến mọi người thông điệp: đừng sợ nữa!

Những thiếu nữ tuổi mới ngoài 20 này, những chàng trai như Nguyễn Anh Tuấn đã từng làm đơn tự thú để côn an bắt như đã bắt Cù Huy Hà Vũ, như Nguyễn Lân Thắng lúc nào cũng sục sôi dẫn đầu No-U Hà Nội khẳng định từng tấc đất, từng hòn sỏi của Việt Nam phải là của Việt Nam... không phải là những lãnh tụ, nhưng các bạn mang trong mình những yếu tố của một người lãnh đạo: miệng nói chân đi.

Chữ ký công khai của hơn 100 blogger. Những bước chân đi của 5 bạn trẻ. Có làm chuyển động ầm vang? Có phấn khích lòng người? Có thôi thúc chân đi của hàng ngàn, hàng vạn người khác?

Điều đó tùy thuộc vào mỗi công dân Việt Nam.

Và chúng ta may mắn đã và đang có những người tiên phong đi trước một quãng đường.

Điều ghê sợ nhất - ngay cả với những người can đảm nhất - trên con đường xông pha chưa hẳn là những chông gai, bẫy sập mà là sự lẻ loi, đơn độc, lầm lũi bước đi một mình.



Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com

Luận văn Đỗ Thị Thoan, một Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai

Luận văn Đỗ Thị Thoan, một Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai


THỨ HAI 05 THÁNG TÁM 2013


Thanh Phương


Một bìa sách do Nhà xuất bản Giấy Vụn của nhóm Mở Miệng ấn hành




Trong thời gian qua, báo chí chính thức và một số nhà phê bình trong nước đã kịch liệt đả kích một bài luận văn của cô Đỗ Thị Thoan, giảng viên Đại học Sư phạm. Vụ này khiến người ta nhớ lại vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ cách đây nửa thế kỷ, bởi vì theo như nhận định của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội, kiểu đả kích luận văn của Đỗ Thị Thoan là một lối phê bình “chỉ điểm”.

Đỗ Thị Thoan, còn được biết với bút danh Nhã Thuyên, vào năm 2010 đã viết một luận văn thạc sĩ bàn về nhóm “Thơ Mở Miệng” với nhan đề “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Nhóm thi sĩ này này gồm bốn tác giả: Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Ðợi và Nguyễn Quán, từng xuất bản chui tập thơ Mở Miệng vào tháng 06/2002, được phổ biến bằng cách chuyền tại nhau tại Sài Gòn, nhưng không lâu sau đã bị thu hồi và tiêu hủy.

Tuy đề tài luận văn nói về một hiện tượng rất mới mẻ của văn học đương đại Việt Nam, nhưng Đỗ Thị Thoan đã được bộ môn Lý luận văn học của khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, chấp nhận cho làm luận văn này. Luận văn của Đỗ Thị Thoan đã được chấm điểm 10, tức là điểm tuyệt đối, từ cách đây ba năm, nhưng không hiểu sao bây giờ lại có cả một làn sóng phê phán gay gắt luận văn này, với nhiều bài viết chỉ trích cả người làm, người hướng dẫn, lẫn người chấm và cơ quan chủ quản trong việc này.

Tại Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đầu tháng 06/2013 vừa qua ở Tam Đảo, nhiều nhà phê bình văn học đã phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan, với giọng điệu “gay gắt, phẫn nộ”, đòi “xử lý trách nhiệm” của tất cả những ai có dính líu đến bản luận văn mà nhà nghiên cứu-phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu gọi là “một luận văn kích động sự phản kháng và chống đối”. Có người còn nói rằng: “Đây là một luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản động…”.

Về báo chí chính thức, tờ Quân đội Nhân dân số ra ngày 07/07, trong bài chính luận tựa đề “ Một góc nhìn phản văn hóa và chính trị”, đã kịch liệt lên án bản luận văn của Đỗ Thị Thoan.

Theo báo Quân đội Nhân dân, các thi sĩ trong nhóm Mở Miệng đã dùng lối nói trong thơ nhằm “ hạ bệ các thần tượng, giải thiêng lãnh tụ và các danh nhân... xúc phạm tình cảm của hàng triệu đồng bào ta đối với Bác Hồ kính yêu”.

Tờ báo cho rằng tập thơ của Nhóm Mở Miệng là “biểu hiện hết sức trắng trợn của những người tự nhận là ‘cách tân, đổi mới’ nhưng thực chất là mượn văn nghệ để làm ngọn cờ chính trị hòng lật đổ chế độ, thay đổi thể chế.”

Báo Quân Ðội Nhân Dân viết những câu như: “Tác giả còn tố cáo Đảng và Nhà nước ta bóp nghẹt tự do sáng tạo” và “Tác giả đã bộc lộ thái độ chính trị của mình thông qua việc ca ngợi những nhà văn ‘phản kháng’ như Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương... để rồi xuyên tạc và kích động...” Ðỗ Thị Thoan còn bị tờ Quân Đội Nhân dân đả kích vì đã khen ngợi nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và so sánh với nhóm Mở Miệng.

Không chỉ luận văn bị đả kích như vậy, cô Đỗ Thị Thoan nghe nói còn bị chấm dứt hợp đồng giảng dạy ở khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội, giáo viên hướng dẫn cô cũng bị thôi chức trưởng bộ môn.

Truớc việc luận văn của Đỗ Thị Thoan bị « đánh hội đồng » như vậy, một số nhà phê bình khác đã lên tiếng bênh vực cho cô. Chẳng hạn như ông Trần Đình Sử, Giáo sư tiến sĩ Lý luận văn học, khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, ngày 26/07 vừa qua đã viết trên trang blog của ông một bài tựa đề : « Cuộc phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan hay là sự xung đột về khung tri thức và thế hệ? ». Trong bài này, Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng chiến dịch phê phán luận văn của Đỗ Thi Thoan và việc đòi « xử lý trách nhiệm » là một « cách hành xử quá nóng vội ».

Giáo sư Trần Đình Sử viết : « Thông thường người ta chỉ xử lý sau khi đã nghị án rõ ràng, có người bào chữa, có ý kiến của đương sự. Đằng này tất cả đều làm rất nhanh, bên trên, sau lưng đương sự, thiếu các thủ tục dân chủ tối thiểu. Tại sao chúng ta không tổ chức đối thoại, nêu câu hỏi để yêu cầu nhà khoa học trẻ giải trình, mà chỉ cho phép phê phán, như là một tội lỗi đương nhiên không cần bàn cãi? Tại sao chúng ta lại hành xử một sự kiện văn hóa một cách thô bạo, y như hồi những năm 50, 60, khi chúng ta đang còn ít kinh nghiệm ? »

Giáo sư Trần Đình Sử nhắc lại : « Trong các thời trước đổi mới, làm thơ không vần như Nguyễn Đình Thi là bị cấm, coi là bất hợp pháp. Đổi mới thơ như Hoàng Hưng, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng cũng từng bị phê phán. Nhưng trong đổi mới thơ cũng có trung tâm và ngoại biên. Đổi mới kiểu Nguyễn Quang Thiều hôm nay được coi là trung tâm, nhưng khi mới xuất hiện, đối với một số người là ngoại biên, là thơ tây dịch sang thơ ta. Thơ của nhóm “Mở miệng” cũng là một thứ ngoại biên. Chúng ta có thể không thích nó, thậm chí ghét bỏ nó, nhưng nó vẫn là một phần, dù là rất bé nhỏ, rất phụ, đã lui vào quá khứ của quá trình văn học. Hiểu như thế mọi hiện tượng văn học ngoại biên đều đáng được xem xét, đều có ý nghĩa để soi sáng lịch sử văn học từ chỗ này hay chỗ khác. Vì vậy tạo ra vùng cấm trong nghiên cứu văn học là không nên. »

Trong một bài viết đăng trên mạng ngày 31/07, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng vụ đả kích luận văn Đỗ Thị Thoan đã đưa chúng ta « về thời kỳ đồ đá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa ». Trong bài viết này, nhà văn Nguyên Ngọc nhắc lại lời của tướng Trần Độ, Trưởng ban Văn hóa văn nghệ trung ương trước đây : « Trong nghệ thuật thường vẫn vậy, muốn có đỉnh cao mới thì bao giờ cũng phải có trường phái mới. »

Nhà văn Nguyên Ngọc viết : « Nhắc lại chuyện này tôi không có ý nói rằng luận văn của Nhã Thuyên về một hiện tượng văn học bên lề đã là khẳng định một trường phái văn học mới, nhóm Mở Miệng đã là một trường phái văn học mới như anh Độ từng mong. Nhưng chỉ mới một hiện tượng hơi lạ như vậy, bàn về một hiện tượng hơi lạ như vậy, mà đã hô hoán cháy nhà um cả lên, rồi ngang nhiên trừng trị, cách chức …, thì liệu còn hy vọng chút gì thoát ra khỏi ao tù nữa. Thế mà chính những kẻ la làng ấy lại luôn miệng đòi hỏi đỉnh cao, đỉnh cao … ». Ông khẳng định : « trường phái mới thì hẳn phải xuất hiện từ bên lề ».

Nhà văn Nguyên Ngọc còn chỉ trích hội đồng lý luận văn học nghệ thuật trung ương tự cho họ cái quyền « ban bố mọi thứ đúng sai về văn học nghệ thuật trên cả nước này », mà đứng đầu cái hội đồng ấy là mấy người « chẳng dính dáng gì và chẳng biết chút gì về văn học nghệ thuật cả ». Đối với nhà văn Nguyên Ngọc, đây quả là « một sự sỉ nhục to lớn đối với toàn bộ giới văn nghệ và lý luận văn nghệ ».

Trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội ngày 29/07, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, cũng cho rằng những người phê bình đả kích luận văn của Đỗ Thị Thoan chẳng hiểu gì về đề tài nghiên cứu của cô :

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

02/08/2013

Nghe (10:54)


Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên : Về nhóm Thơ Mở Miệng, tôi cũng có thể nói rằng là phần lớn những người phê bình có thể chưa đọc hoặc không biết gì về nhóm này. Nhóm Mở Miệng bao gồm những người trẻ ở Sài Gòn, đều đã tốt nghiệp đại học.

Họ làm một thứ thơ trước hết là nhằm phản ứng lại những thứ thơ đang thịnh hành : thứ thơ du dương, véo von, hoặc thứ thơ không đi sát đời sống, ... Họ làm một thứ thơ mà bản thân họ tự nhận là « thơ dở », « thơ rác », « thơ nghĩa địa », thứ thơ nên « đào đất chôn đi ». Họ thực hành một thứ thơ nhằm biểu lộ một thái độ. Thơ của họ có những bài tục, có những bài thơ nhại, tức là lấy một bài thơ quen thuộc, nổi tiếng, sửa đi một vài từ, thêm một vài từ, biến một bài thơ nghiêm túc thành một bài thơ cợt nhả.

Họ cũng biến tấu theo kiểu thơ tân hình thức, lấy một đoạn văn xuôi trong sách, sắp xếp lại và chú nguồn theo cuốn này, cuốn kia, theo bài thơ này, theo bài thơ khác. Có những bài thơ họ làm cho nó tục, vì đối với họ, cái tục cũng đáng nói như cái thanh.

Tất nhiên, thơ của nhóm này không được đa số chấp nhận và lại càng không được đăng và họ phải tự xuất bản, ra một nhà xuất bản gọi là nhà xuất bản Giấy Vụn. Việc tự nhận là « thơ nghĩa địa », đặt tên nhà xuất bản là « Giấy Vụn » đã cho thấy họ ý thức mình như đang ở bên lề, không phải là « dòng chính », không phải là « trung tâm », sẽ không được chấp nhận, nhưng họ làm như vậy. Có thể có những nhóm thơ khác ở Việt Nam hiện nay, cũng tự lưu truyền với nhau, nhưng không tạo ra được ấn tượng như nhóm Mở Miệng.

Ngay cái từ Mở Miệng cũng là xuất phát từ một câu trong Kinh Thánh : « Khởi thủy là lời », mà muốn có lời thì phải mở miệng mới nói ra được. Họ cũng hàm ý rằng có những tiếng nói khác, không được mở miệng, không được nói lên. Đây là một cách bày tỏ quan điểm của họ đối với cuộc sống hiện nay.

Nhóm Mở Miệng có quan điểm riêng của họ và họ thực hành trên cái quan điểm ấy. Số đông thì cảm thấy thơ mà tục thì cho là tục, thơ mà nhả cợt thì cho là thơ không nghiêm túc, là phá hoại những giá trị, thì tự nhiên là nó bị đặt ra bên lề, không thuộc dòng chính, không thuộc trung tâm, nhưng nó vẫn tồn tại.

Tất nhiên thơ của họ không được in, không được đọc công khai tại các buổi đọc thơ, đêm thơ, ngày thơ, nhưng họ thực hành trong nhóm của họ và cũng có những độc giả của họ. Bằng chứng là khi nói đến Nhóm Mở Miệng là người ta biết. Các tập thơ tự xuất bản của họ vẫn được chuyền tay nhau, người ta vẫn đọc. Có những người phê phán, nhưng cũng có những người thích. Có những người chia sẽ, ủng hộ đường lối của họ, hoặc có thể không đồng tình với những bài thơ đó, nhưng xem đấy là một cách bày tỏ thái độ. Và như vậy nó trở thành một hiện tượng.

Cô Đỗ Thị Thoan-Nhã Thuyên chọn nó làm đề tài luận văn thạc sĩ là đúng đề tài, vì nó đã trở thành một hiện tượng văn học, một hiện tượng có thể giúp chúng ta khảo sát các mối quan hệ giữa trung tâm với bên lề, với ngoại biên. Tên của luận văn là “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Tức là cô lấy nhóm Mở Miệng làm đối tượng khảo sát và coi cách thức của họ như là thái độ của những kẻ bên lề, đặt họ không tổng thể văn hóa của đời sống xã hội. Đề tài này đã được tổ bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Văn, Đại học Hà Nội chấp nhận cho làm và cho bảo vệ.

RFI : Thưa ông, luận văn này đã được bảo vệ và chấm điểm từ cách đây ba năm, sao bây giờ lại rộ lên phong trào đả kích gay gắt như vậy ?

Phạm Xuân Nguyên : Theo quy định, khi luận văn thạc sĩ hay tiến sĩ được bảo vệ rồi thì phải nộp văn bản vào thư viện và bất kỳ ai đều có thể được tiếp cận như một tài liệu tham khảo. Luận văn của Đỗ Thị Thoan cũng vậy. Ai cũng có thể tiếp cận với luận văn đó và khi tiếp cận, có thể có người không đồng ý với những điểm nào đó, thì họ có thể nói lên. Nhưng anh phải nói lên dưới góc độ khoa học và phải tìm hiểu kỹ càng.

Không hiểu sao bây giờ lại rộ lên phong trào đánh đấm luận văn của Nhã Thuyên, bắt đầu từ bài của Nguyễn Văn Lưu. Ông Lưu nếu tiếp cận được bài luận văn đó, thì có quyền viết phê bình, nhưng phải (phê bình ) dưới góc độ khoa học, vì đây là một luận văn khoa học, đã được hội đồng chấm. Nhưng ở đây, người ta đã vội hô hoán lên cho rằng rằng luận văn này ca ngợi một loại « thơ dở », « thơ tục », « thơ phản động », thế mà lại được chọn làm đề tài khoa học, mà lại được chấm điểm 10. Phê phán như thế đã là nhầm lẫn rồi.

Rồi lại còn quy kết về mặt chính trị, xem đây là một luận văn khoa học trá hình để « giải thiêng », hô hào « chống đối phản kháng ». Họ nhầm lẫn một cách sơ đẳng, đó là nhầm lẫn giữa đối tượng với người nghiên cứu đối tượng. Những câu thơ được trích ra đó là để người làm luận án phân tích, lý giải vì sao nhóm Mở Miệng làm thơ tục, làm thơ nhại. Người ta không để ý đến điều đó và sau đó một loạt bài cũng phê phán như vậy.

Theo tôi nghĩ, có thể những người phê bình đã không tiếp cận đầy đủ, chưa được đọc nhiều về thơ Mở Miệng. Đó là một điều tối kỵ trong phê bình, khi mà anh chưa tiếp cận với văn bản. Như vậy, thứ nhất, những người phê bình luận văn của Nhã Thuyên lấy các cứ liệu được dẫn ra để phê phán người phân tích cứ liệu, thứ hai là họ không trực tiếp đọc văn bản gốc.

Theo chỗ tôi biết, luận văn của Đỗ Thị Thoan, sau khi dấy lên như thế này, tạm thời không được tiếp cận nữa. Nhưng những người viết bài phê phán đều nhận được luận văn để đọc. Như vậy họ cũng chỉ mới đọc luận văn, rồi từ đó quy kết không chỉ người làm, mà cả người hướng dẫn là phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình, trưởng bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, phê phán cả khoa Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, rồi còn đòi hội đồng « thẩm tra lại » luận văn này, xét lại người hướng dẫn, và còn kêu lên rằng tại sao một cơ sở đào tạo như Đại học Sư phạm mà lại cho làm một đề tài như vậy. Phê phán như vậy là vượt quá giới hạn chuyên môn.

Có người còn đặt câu hỏi : Một người ngoài ngành, ngoài chuyên môn đó chỉ mới nêu lên một ý kiến, thì đó chỉ mới là một ý kiến thôi, thế mà mọi người đồng thanh theo ý kiến đó, rồi buộc người ta phải thay đổi quyết định, thay đổi hội đồng đó. Thế thì đâu là sự tôn trọng học đường ? Đâu là sự tôn trọng người làm khoa học ?

Cho nên có người nói rằng vụ vừa rồi giống như là một vụ Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai. Bỗng nhiên có đến hàng chục bài viết chỉ trích đó là một bản luận văn « mơ hồ », « sai lầm », « có ý hướng chính trị ». Phê phán như vậy trước hết là hoàn toàn không đúng với tinh thần dân chủ trong khoa học và không đúng với tinh thần chính trị của xã hội ngày nay.

RFI : Qua việc đả kích nặng nề bản luận văn của Nhã Thuyên, phải chăng người ta muốn nhắm đến những xu hướng văn học đi ra ngoài khuôn khổ cho phép ?

Phạm Xuân Nguyên : Theo tôi nghĩ, việc phê phán mạnh mẽ, dữ dội, gay gắt luận văn của Đỗ Thị Thoan - Nhã Thuyên là vì cô nghiên cứu về một đối tượng « nhạy cảm ». Toàn bộ vụ việc này, cũng như trước đây, khi có phê phán, đánh đấm gì đấy, thì người ta thường nhìn từ góc độ chính trị. Trong con mắt của chính quyền, nhóm Mở Miệng biểu hiện cho một sự bất an về chính trị. Bản thân anh Bùi Chát, người phụ trách Nhà xuất bản Giấy Vụn, đã từng bị bắt.Những người trong nhóm cũng bị bị gọi lên công an. Họ không nhìn nhóm đó như một hiện tượng văn học, mà xem như một hiện tượng chính trị.

Những bài viết phê phán vẫn theo tinh thần truyền thống của những bài viết phê phán các tác phẩm văn hóa theo hướng quy chụp về mặt chính trị. Đầu thế kỷ 21 rồi, gần 15 năm của thế kỷ này rồi, mà đọc lại ( những bài viết đó ) tôi vẫn còn thấy rùng rợn, lo ngại, như cách đây nửa thế kỹ. Toàn là những lời quy chụp !

Nếu có những bài phê bình như vậy, thì mọi việc ( lẽ ra ) vẫn bình thường, tôi có thể tiếp thu, nghiên cứu ý kiến của anh. Nhưng ở đây, dường như có lệnh từ trên dội xuống, bắt phải họp, bắt phải kiểm điểm, bắt đầu từ cái bài phê bình của ông Nguyễn Văn Lưu. Trước đó, ông có viết một loạt bài trên tờ Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh mấy kỳ liền. Sau đó, tại Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đầu tháng 06/2013 vừa qua, mà tôi cũng là đại biểu tham dự, Nguyễn Văn Lưu cũng lên đọc bài đó, nói về hiện tượng này và cũng hô hoán lên giống như vào thời kỳ đổi mới, nào là « lật đổ thần tượng », nào « chống đối », nào là « chính trị ».

Khi tôi đăng ký phát biểu, tôi cũng đã nói ngay kiểu phê bình đó là phê bình « chỉ điểm », tức là bới móc ra để trấn áp, bắt bớ hoặc có biện pháp mạnh. Đây không phải lần đầu tôi nói với ông Lưu như vậy. Tháng Tư năm ngoái, cũng tại một cuộc hội thảo về nâng cao lý luận phê bình văn học, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Hà Nội, tôi cũng là một đại biểu được mời, Nguyễn Văn Lưu hôm đó cũng đọc một bài về kinh nghiệm phê bình văn học, qua một trường hợp văn học cụ thể, đó là hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, phê bình văn học Nguyễn Huy Thiệp hồi mới đổi mới, khi Nguyễn Huy Thiệp mới xuất hiện.

Ông ta khẳng định rằng những bài viết về Nguyễn Huy Thiệp cho thấy những người ủng hộ Thiệp hoạt động có tổ chức, có người ra chủ trương, có người vạch đường hướng, phân công người này, người kia viết bài tâng bốc, ủng hộ Thiệp. Phe chống đối Thiệp lúc đó cũng cho rằng Thiệp muốn « lật đổ thần tượng », « bôi nhọ dân tộc ». Cũng tại diễn đàn đó, khi phát biểu, tôi cũng đã nói ngay rằng lối phê bình của Nguyễn Văn Lưu là phê bình « chỉ điểm ». Cái từ « chỉ điểm » tôi đã nói ngay từ hội thảo tháng 04/2012, cho đến hội nghị vừa qua ở Tam Đảo tôi đã nhắc lại từ này khi nói về bài phê bình của Nguyễn Văn Lưu.

Vừa rồi, giáo sư Trần Đình Sử cũng đã có một bài viết cũng rất hay, gọi đó là lối phê bình « kiểm dịch », giống như kiểm dịch thịt lợn. Thịt lợn bị đóng dấu bệnh là không được tiêu dùng. Bây giờ có kiểu phê bình « kiểm dịch », tức là đóng dấu vào các tác phẩm văn học, nhưng bất chấp phẩm tính của văn học tác phẩm. Giáo sư Trần Đình Sử cũng kết thúc bài viết bằng một câu rất hay : « Đó có thể đó cũng là một lối phê bình, nhưng đó không phải là phê bình văn học ». Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Giáo sư Trần Đình Sử. Tất cả những bài đánh đấm luận văn của Nhã Thuyên không phải là phê bình văn học.

RFI : Xin cám ơn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.

7 thanh niên nhục mạ trên facebook làm thiếu nữ tự tử

Ngày 1/8, ông Nguyễn Chương Đức, Chánh Thanh tra Sở Thông tin-Truyền thông TP. Đà Nẵng cho biết vừa tiếp nhận hồ sơ đề nghị xử lý 7 thanh thiếu niên dùng facebook nhục mạ nhiều người khiến một nữ sinh tự tử vì uất ức.

Trước đó, Công an TP. Đà Nẵng tiếp nhận 2 đơn thư của gia đình nữ sinh P.U.N (Trường THPT T.P) và N.T.P.T (21 tuổi, trú Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) trình bày về việc trang facebook mang tên "Bộ Mặt Thật Của Các Hot Teen Đà Thành" dùng lời lẽ tục tĩu đăng thông tin bịa đặt, xúc phạm con cái họ.

Hậu quả, P.U.N. đã uống thuốc ngủ tự tử ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vì sốc khi bị trang facebook có gần 16.500 người like này tố ăn chơi, “khoe hàng” và hàng trăm lượt bình luận xuyên tạc.

Rất may, N. được cấp cứu kịp thời. Còn N.T.P.T thì bị trang facebook này xuyên tạc chuyện cầm cố xe rồi bịa ra mất, đua đòi, theo trai.

Qua điều tra, Công an TP. Đà Nẵng đã xác định 7 thanh thiếu niên quản lý trang facebook này.

Facebook này có gần 16.500 người like nhưng chủ yếu vào chửi bới, lăng mạ người khác

Người lập trang facebook này và điều hành chính là học sinh P.H.Q (16 tuổi, lớp 10 THPT N.H, hiện đã nghỉ học), sinh viên K.N.A (19 tuổi, CĐ CNTT) và học sinh T.N.N (18 tuổi, THPT T.T.T) gửi bài viết xúc phạm người khác tích cực nhất. Ngoài ra, vẫn còn nhiều thành viên khác.

Theo cơ quan điều tra, 7 thanh thiếu niên trên đã có hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

Do đó, Công an TP. Đà Nẵng đề nghị Sở Thông tin-Truyền thông xử phạt hành chính số tiền từ 10-20 triệu đồng đối với những thanh niên này.

Trước đó, câu chuyện gây chấn động và đau lòng về cái chết tức tưởi của một nữ sinh vừa tốt nghiệp lớp 12 ở Thạch Thất (Hà Nội) vì bị ghép “ảnh nóng” trên facebook đã gây bất bình trong dư luận.

Em Nguyễn Thị Chầm Linh (18 tuổi, Thạch Thất, Hà Nội), là nạn nhân của những trò đùa ác ý trên thế giới ảo.

Linh đã uống thuốc diệt cỏ để tự tử vào rạng sáng ngày 27/6, khi bị bạn cùng lớp ghép ảnh của mình với ảnh của một cô gái ăn mặc hở hang, sau đó tung lên Facebook.

Thực hiện: / Nguồn: Đất Việt

Bảng hiệu của Ban ATGT Long An

Xem rồi tự "hiểu"


https://www.facebook.com/vancuong.nguyen.121

Hiện Tượng Nhà Tình Thương VIỆT NAM

Source:  https://www.facebook.com/vancuong.nguyen.121
 
"Hiện nay có rất nhiều hộ nghèo ở huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) được tặng nhà tình thương với giá trị 6 triệu đồng/căn. Tuy nhiên, có rất nhiều hộ không vào ở được vì nhà chỉ có một bức vách phía trước, ba vách còn lại bị... bỏ trống.

Bà Lý Thị Liên - trưởng ấp Đại Bái A, xã Lạc Hòa, huyện Vĩnh Châu - cho biết chỉ riêng ấp Đại Bái A đã có khoảng 10 hộ có "nhà không vách" như thế này vì những người được tặng nhà quá nghèo, không đủ tiền mua gạo sống qua ngày nên không có điều kiện mua lá làm ba bức vách còn lại."


NHỚ LỜI NHÀ CÁCH MẠNG NGUYỄN AN NINH (1900-1943)

Xem lại thấy ông CS này nói y hệt cảnh xã hội VIỆT NAM bây giờ !
- Hãy để cho người dân được sống yên trong cái xứ đó, cái xứ mà chỉ với một chút xíu khoa học họ đã trở thành nhà thông thái, với hai xu trong túi họ đã trở thành những nhà giàu. Họ cảm thấy thỏa mãn vừa lòng khi chui rúc trong một túp lều. Họ bị áp bức mà không khổ sở và nhất là - nhất là họ bị lừa gạt, bị hăm dọa đòi tiền, bị ăn cắp bóc lột mà vẫn không dè…

- Thực tế suy cho cùng, chính quyền có lý khi cấm người An Nam nói đến chính trị, bởi vì tại cái đất này không có chính trị. Ở đây chỉ có nhà cầm quyền làm vua mà thôi…

- Ở xứ đó những thằng đại bợm ăn cắp được nhiều nhất là những thằng giỏi xoay xở và khôn khéo trong công việc nhà nước…

NHỚ LỜI NHÀ CÁCH MẠNG NGUYỄN AN NINH (1900-1943) NĂM XƯA:

- Hãy để cho người dân được sống yên trong cái xứ đó, cái xứ mà chỉ với một chút xíu khoa học họ đã trở thành nhà thông thái, với hai xu trong túi họ đã trở thành những nhà giàu. Họ cảm thấy thỏa mãn vừa lòng khi chui rúc trong một túp lều. Họ bị áp bức mà không khổ sở và nhất là - nhất là họ bị lừa gạt, bị hăm dọa đòi tiền, bị ăn cắp bóc lột mà vẫn không dè… 

-  Thực tế suy cho cùng, chính quyền có lý khi cấm người An Nam nói đến chính trị, bởi vì tại cái đất này không có chính trị. Ở đây chỉ có nhà cầm quyền làm vua mà thôi…

- Ở xứ đó những thằng đại bợm ăn cắp được nhiều nhất là những thằng giỏi xoay xở và khôn khéo trong công việc nhà nước…
Sống và chết
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phài, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai

(Phan Bội Châu)

Ông sinh ngày 15 tháng 9 năm 1900 tại quê mẹ ở xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Cha ông là Nguyễn An Khương, người ở Quán Tre, huyện Hóc Môn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), một nhà văn có tinh thần yêu nước, tinh thông Hán học và chữ Quốc ngữ.

Chú ruột của Nguyễn An Ninh là Nguyễn An Cư, cũng là một nhà văn, một Đông y sĩ nổi tiếng. Cả cha và chú đều được nhiều người trong nước quý trọng.


VIDEO - Nguyễn Phú Trọng tiếp bộ trưởng ngoại giao TC Vương Nghị 5/8/2013

63 tuổi vẫn hãm hiếp cháu ruột của con dâu

Nhiều ngày nay, tại Lâm Đồng, người dân không ngớt xôn xao, bàng hoàng trước cảnh cô thiếu nữ H.N.N.L đang tuổi trăng tròn bị "dê già" 63 tuổi hiếp tới tàn tạ.

Cháu L. bị ông Long bằng tuổi ông nội mình hãm hại nhiều lần. Ảnh minh họa. Cháu L. bị ông Long bằng tuổi ông nội mình hãm hại nhiều lần. Ảnh minh họa.

Những người thân của em L. thì vẫn còn nguyên tiếng nấc nghẹn ngào, đớn đau. Sau nhiều lần không thể chịu đựng được những hành vi đồi bại của ông Long và như để giải thoát cho mình, cuối cùng em cố gắng gượng dậy quyết định gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng và các báo đài. Trong đơn, cháu L. đã kể rất chi tiết vụ việc ông Phan Văn Long phạm tội giao cấu với cháu suốt nhiều năm. 

"Quỷ đội lốt người" và màn kịch cưỡng hiếp
Yêu râu xanh” Phan Văn Long 63 tuổi, ở khu Lâm Tuyền 2, thị trấn Dran, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) thường ngày vẫn đội lốt là người đàn ông mẫu mực nên ít ai ngờ được hành động của ông cho đến khi bị bắt quả tang hành vi giao cấu với cháu H.N.N.L. sinh năm 1997, học sinh lớp 10 trường Ngô Gia Tự, huyện Đơn Dương. 

Điều đáng kinh sợ là nạn nhân tố cáo ông Long đã bắt đầu xâm hại mình từ ngày lớp 5, và bị xâm hại nhiều lần, trong khi con dâu của ông Long là cô của nạn nhân. 

Thân hình tiều tụy, nước mắt giàn giụa, N.L vừa nấc vừa kể rằng: “Thường ngày cháu thấy ông ấy có vẻ rất nghiêm túc. Hơn nữa ông ấy lại đáng tuổi ông của cháu, với lại lúc cháu học lớp 5 cháu còn quá nhỏ nên chưa biết việc gì. Khi cháu học hết kỳ 1 lớp 5 thì cô họ của cháu về làm dâu nhà ông Long. Cô quý mến cháu nên thường gọi cháu sang nhà chơi”. 

Bắt đầu từ những lần cháu L sang nhà chơi với con dâu, ông Long tìm cách tiếp cận và lấy lòng tin của L. Theo L., mỗi lần sang nhà chơi với cô họ, ông Long thường cho xí muội, cho mấy nghìn lẻ mua quà bánh nên L. rất quý và luôn miệng gọi ông Long là ông nội. 

Có lần “ông nội” Long còn tâm sự với L. rằng: “Cháu cứ sang chơi, cô không có nhà, thì nói chuyện với ông cho vui và khuây khỏa. Ông với cháu mà, không có chuyện gì đâu, có được nghỉ học cũng đừng đi chơi với bạn bè mà sinh hư, cứ đến chơi với ông, ông không làm gì đâu mà sợ”.
 
Không chỉ giả bộ đạo đức với L mà nhiều hàng xóm của ông Long cũng cho biết: “Thường ngày ông ta rất chỉn chu. Thỉnh thoảng ông ta còn nói đám thanh niên trong làng phải sống đàng hoàng, đừng trêu ghẹo con gái nhà người khác, có ai ngờ…”.
 
Sau khi đã tạo được niềm tin với L., vào một buổi chiều, khi nhà đi vắng hết, chỉ còn lại hai người, ông Long lao vào ôm cháu L. vào lòng vuốt ve, rồi hôn hít và rồi đè xuống ghế salon sờ soạng khắp người. 

Quá hoảng hốt, cháu L. giãy giũa và la lên thì ông Long bịt miệng, dọa nếu nói cho ai nghe sẽ giết. Bị ông Long xâm hại bằng tay quá mạnh nên hôm đó về nhà L. cảm thấy bị đau vùng kín. 

Kiên quyết không từ bỏ thú tính, ông Long nghĩ ra màn kịch hoàn hảo để tiếp cận L bằng được. Trong lá đơn thống thiết của mình, L. kể: “Bắt đầu lên cấp 2, có lần cháu đi học về ngang nhà ông Long, ông đã lừa cháu vào nhà bằng cách bảo cô của cháu gửi món đồ quan trọng về cho bố mẹ, vào lấy rồi về ngay”.
Với nhận thức còn non nớt, cháu L. tưởng thật nên vào nhà gọi cô, nhưng gọi mãi không thấy ai trả lời, quay ra định chạy thì liền bị ông Long lừa đẩy vào phòng, chốt cửa và đè L. ra giường, luồn tay vào người cháu. L. kêu khóc, giẫy dụa, vùng vẫy và cắn vào bàn tay ông Long. “Bàn tay quỷ” vừa buông ra, L. liền lao ra ngoài thì thấy cổng đã bị ông Long khóa tự lúc nào. 

Chưa hết hoảng sợ, ông Long đã chồm tới kéo L. vô phòng rồi dùng sức mạnh lột hết quần áo và cướp đi cái quý giá nhất trong đời con gái của L. Chưa hết thảng thốt, L. kể: “Chống cự mãi, con mệt quá chỉ biết la lên vì ông ta quá mạnh, ông ta dọa nếu la sẽ bóp cổ con. Ông ấy làm đủ trò, hôn, sờ khắp người. Sau khi bị ông ấy hãm hiếp, về nhà L. cảm thấy rất đau và ra máu nhưng không dám nói với bố mẹ”.
 
Nỗi đau tột cùng
Sau khi chính thức bị hiếp, dù hoảng sợ nhưng do gia đình nghèo, bố mẹ lại luôn nhắc nhở phải học hành để còn nên người nên L. dần dần bình phục và đến trường như thường ngày. Có lúc nỗi buồn, ám ảnh trỗi dậy nhưng em đã cố gạt đi. Ngày tháng trôi qua, đến năm lớp 7, nỗi đau như nguôi ngoai phần nào, L. đã bắt đầu vui chơi cùng bạn bè. 

Theo lứa tuổi, cơ thể em cũng có nhiều sự phát triển như một thiếu nữ. Ăn quen bén mùi, thấy L. xinh đẹp, phổng phao nên ông Long tìm cách hiếp nữa. 

Cũng vào một buổi chiều, khi nhà đi vắng hết, thấy cháu L. ở nhà một mình và chuẩn bị đi học, ông Long lại kêu L. qua nhà “nói chuyện”, nếu không ông sẽ nói cho bạn bè của L. và mọi người biết. 

Vì lo sợ xấu hổ, ông lại luôn miệng thề thốt chỉ nói chuyện chứ không làm gì nên L. sang. Nào ngờ vừa bước vào nhà thì ông Long đã kéo cháu L. vào phòng, chốt cửa lại và giở trò đồi bại. Xong việc ông móc túi đưa cho cháu L. 50.000 đồng. 

Nước mắt chảy ròng, L kể: “Khi về đến nhà con cũng muốn chết chứ không chịu được cảnh cưỡng bức này, nhưng con cũng không đủ can đảm để nói với bố mẹ, vì sợ bố mẹ đánh và mang tiếng không tốt với bạn bè, sợ bị bạn bè chê là bị ông già 'làm'.
 
Cứ như vậy đến năm lớp 8, ông ta gặp con đi mua đồ ăn sáng, ông ta bảo con qua nữa. Ông ta biểu nếu lần này không qua thì trả tiền hôm trước cho ông, nhưng con là học sinh đâu làm gì để có tiền trả.
 
Nhưng nếu nói cho bố mẹ nghe con sợ bị đánh, nên không dám nói và con đã qua nhà ông ta. Ông ta lại vật con ra và cũng đã làm với con như mọi lần…
 
Mỗi lần "làm xong", ông ta bắt con đứng trong nhà, ông ta ra cửa nếu không thấy ai ở ngoài thì mới cho con ra về. Rồi nhiều lần sau đó nữa thấy con ở nhà một mình, ông ấy đến cổng nhà con lạng qua lạng lại rồi bóp kèn xe ỉnh ỏi. Ông ấy nói, ra đây ông bảo cái này quan trọng, con không dám ra mà núp ở trong nhà.
 
Rồi đến năm lớp 9 ông ta cũng dùng đủ cách, đủ lời hăm dọa con. Con sợ ông ta làm thật, mà nếu có đủ can đảm để nói, thì con có được bố mẹ tha thứ hay không, hay họ sẽ đuổi con ra khỏi nhà. Con hoang mang và lo sợ điều đó xảy ra nên đành phải qua. Ngày tháng cứ như vậy nên sống trên đời này chẳng thấy vui vẻ, cứ như người vô hình...
 
Từ đó con cũng kiên quyết trốn chạy mỗi khi thấy mặt ông ta. Cho đến đầu năm lớp 10, ông ta dọa nếu không qua ông ta sẽ nói với mọi người biết con đã quan hệ với ông ta. Cứ mỗi lần ông ta đe dọa con nghĩ là sự thật nên con phải qua".
 
Nỗi sợ sệt và tủi phận ngày càng đè nặng lên tâm trí L. khiến cháu chẳng còn tâm trí học hành. Một số giáo viên của L. kể rằng: “Em ấy là học sinh rất ngoan lại chăm chỉ nữa. Nhưng càng ngày càng thấy em tiều tụy, mặt mày luôn buồn rầu, học hành giảm sút bất thường, ai cũng tưởng em bị ốm nên khuyên em ăn uống đầy đủ, Có ngờ đâu em lại rơi vào tình cảnh ngặt nghèo, chua xót đến thế”.
 
Nỗi đau lên đến tột cùng, nhiều lần cầu xin nhưng ông Long vẫn một mực không tha. Cuối cùng thì hành vi bỉ ổi của Phan Văn Long cũng bị bà con lối xóm phát hiện và bắt quả tang vào sáng 24/8/2012, khi ông ta thực hiện hành vi đồi bại giao cấu với bé L. và bị cháu giãy giụa kêu la. 

Sau khi nhận được đơn tố cáo và một số chứng cứ, cơ quan điều tra vừa tiến hành bắt giam khẩn cấp với Phan Văn Long và cách ly để điều tra. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
                                                                                                                                                                                                                      Theo Báo Công lý

Cô gái mại dâm quyết không mặc đồ, cắn xé công an: Phát điên vì bị cha dượng hành hạ

Trước khi đồng ý để chúng tôi tiếp xúc với Phạm Thị Tuyết Mai, một gái mại dâm vừa bị tạm giữ về hành vi chống người thi hành công vụ, các anh Công an ở Đội CSĐTTP về TTXH CA huyện Từ Liêm phải dặn đi dặn lại: “Cẩn thận không bị cắn”.
Một tay của Mai đã bị còng vào thành ghế nên tôi rất yên tâm, nhưng lại vô cùng ái ngại bởi không biết sẽ tiếp cận với cô ta bằng cách nào, khi Mai chả hiểu vô tình hay cố ý mà ngồi trong tư thế rất thoải mái với chiếc váy đen ngắn cũn cỡn.

Cẩu xực...
Mai lừ lừ nhìn tôi bằng đôi mắt không dành cho những... người bạn. Tôi kéo ghế ngồi cạnh cô ta, và giả vờ hỏi bâng quơ cô bạn “đồng nghiệp” của Mai đang bị tạm giữ hành chính ngồi ngay cạnh đó: “Sao chưa về nhà? Tưởng được về rồi chứ nhỉ!”.

Chỉ thế thôi, đang trong tư thế quay lưng lại không thèm tiếp chuyện, Mai xoay hẳn người hỏi dồn dập: “Bao giờ bọn em được về hả chị?”. Và, bất giác, gương mặt cô ta co dúm lại như người động kinh, tưởng Mai khóc nhưng không phải, đó là biểu hiện đang rất... chán đời, rất ức chế mà khi trò chuyện với Thanh, bạn “đồng nghiệp” ở cùng nhà với Mai, tôi mới biết.

Quả thực, khi nghe thông tin “gái mại dâm cắn tay Cảnh sát”, tôi đã tưởng tượng ra đó hẳn là một cô gái hơi điên, hoặc nếu không điên thì cũng thuộc loại dở hơi, hoặc thiếu hiểu biết, vì gái mại dâm trước đây khi bị bắt quả tang bán dâm, nặng nhất thì họ bị đưa vào các trung tâm giáo dục, nhưng hiện nay, họ chỉ bị phạt hành chính rồi trả về địa phương. Bởi vậy, không có cô gái mại dâm nào dại gì đi chống đối Cảnh sát, chứ đừng nói đến hành động cắn gần đứt tay một đồng chí Công an đang làm nhiệm vụ.
Phạm Thị Tuyết Mai.
Phạm Thị Tuyết Mai.
Mai đã làm thế, theo bản năng của một con thú, hoang dã như vùng đất nơi cô sinh ra. 10h30 ngày 5/6, khi Mai cùng một “đồng nghiệp” đang bán dâm tại khách sạn HL, ở xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm thì bị Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an huyện Từ Liêm bất ngờ kiểm tra hành chính.
Mai đã chống đối bằng cách không mặc quần áo, chửi bới tổ công tác đồng thời chộp cánh tay đồng chí Nguyễn Mạnh Cường cắn mạnh. Chưa đã, Mai tiếp tục cắn vào bụng đồng chí Trần Anh Huy nhưng chỉ làm rách áo đồng chí Huy.
Khác với Mai, cô bạn tên Thanh ngoan ngoãn chấp hành mọi mệnh lệnh của tổ công tác. Và mặc dù được cô bạn này hết lời khuyên can không nên có hành động, lời nói thiếu kiềm chế, Mai vẫn như con thú hoang cho đến khi bị đưa về trụ sở Công an huyện Từ Liêm, Mai vẫn không thay đổi thái độ, cô ta lăn ra sàn, gào thét và bất hợp tác với điều tra viên khiến các anh Công an vô cùng vất vả. Có lẽ, với những đối tượng giang hồ cộm cán cũng không khiến các anh “ngán” hơn thế.
Vết răng trên tay chiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường.
Vết răng trên tay chiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường.
Biến dạng vì bị cha dượng hành hạ
Mỗi con người là một câu chuyện số phận, với những cô gái mại dâm người dân tộc, phải rời những ngọn núi cao quanh năm mây mù bao phủ để xuống thành phố lăn lộn với cuộc mưu sinh bằng cái vốn tự có, lại là những câu chuyện đặc biệt.
Mẹ Mai là người dân tộc Tày, bố cô người Kinh. Họ bỏ nhau từ khi Mai mới chập chững biết đi và nhanh chóng lấy vợ lấy chồng. Cha dượng của Mai cũng làm nghề “ba toa” (mổ lợn) như mẹ Mai, nhưng ông ta là một kẻ nghiện rượu, mỗi ngày có thể uống hết một chai Coca lít rưỡi.
Khi say, ông ta lại có sở thích hành hạ, đánh đập đứa con riêng của vợ thừa sống thiếu chết. Bàn tay phải của Mai bị bố dượng dùng dao chém vào ba ngón lẹm hết móng, đến giờ vẫn không mọc lại được, và những ngón tay ấy cũng không thể cầm bút nên Mai phải tập viết bằng tay trái. Mỗi lần đánh, gã bố dượng lại xích chân Mai vào cột nhà và dùng dây xích vụt lên khắp thân thể cô bé, sau đó gã bắt Mai quỳ hoặc đi bằng đầu gối.
Những vết sẹo ở đầu gối và ống chân, chứng tích của những trận đòn đến bây giờ vẫn còn nguyên, nhìn như những con rết bò ngoằn ngoèo. Chưa hết, ông ta còn dùng dây điện gí vào một bên chân phải của Mai làm biến dạng, khiến một bên chân to, một bên chân nhỏ.
Những vết thương do bị cha dượng đánh đập.
Những vết thương do bị cha dượng đánh đập.
Những người dì, người cậu của Mai cũng chỉ biết chữa cho Mai bằng lá thuốc của người dân tộc và hậu quả là bây giờ Mai phải đi cà nhắc, cô không thể nhấc cao dép được, mỗi khi di chuyển, tiếng dép lại quét theo loẹt xoẹt.
Nhưng, đó chưa phải là tất cả. Bi kịch giáng xuống cuộc đời cô bé 10 tuổi khi ấy vào một buổi trưa nắng chang chang. Sau khi ngất ngư gần hết chai rượu, ông bố dượng lao vào cô bé non nớt và giở trò đồi bại. Giữa trưa nắng như thiêu như đốt, Mai vừa khóc vừa chạy sang quả đồi bên kia để đến nhà người cậu.
Nghe tin dữ, các cậu và dì của Mai chạy sang, đánh cho gã bố dượng một trận phải đi cấp cứu, đồng thời tống cổ luôn khỏi nhà. Những cú sốc dồn dập cả về thể xác lẫn tinh thần mà Mai phải gánh chịu từ nhỏ khiến tâm lý, thần kinh của cô bị ảnh hưởng nặng nề.
Thanh – cô bạn ở cùng nhà của Mai kể với tôi, mỗi khi có chuyện, thường thì Mai không kìm chế được, dễ bị kích động, ba bốn chị em ở cùng nhà nhưng họ đều phải nhịn Mai như nhịn cơm sống. Hiện tại, Mai đang phải uống thuốc động kinh theo đơn bác sĩ kê. Đó cũng là lý do tại sao khi bị tổ công tác kiểm tra hành chính, Mai đã gần như phát điên xông vào cắn những người làm nhiệm vụ.
Chỉ muốn chặt cụt đầu
Đúng là cô gái đến từ vùng núi cao hẻo lánh ấy không bình thường trong tâm lý. Nói chuyện với tôi, có lúc cô ta nói liến thoắng, có lúc lại đần mặt ra nghĩ ngợi, đôi mắt trắng dại nguệch cứ đờ đẫn như kẻ mất hồn, phải đập mạnh vào người thì Mai mới... tỉnh.
Có lúc, Mai nằm gục luôn xuống ghế, không thèm nói chuyện, khi tôi giả vờ không tin lời cô ta nói. Có lúc lại ngửa đầu ra sau đập vào thành ghế bôm bốp khiến tôi phát hoảng, nhưng ái ngại nhất là Mai liên tục nêu... ý kiến: “Có gói thuốc chuột ở đây uống luôn một phát cho xong đời” và: “Em chỉ muốn chặt cụt đầu em, thay đầu khác vào”.
- Chị xuống Hà Nội lâu chưa?
Ngón tay bị cha dượng chém.
Ngón tay bị cha dượng chém.
- Em mới xuống thôi, trước em học đại học xong không xin được việc lại quay về quê làm ruộng một thời gian, nhưng ở quê chả có việc gì kiếm ra tiền nên em mới lại xuống Hà Nội.
- Từng học đại học à?
- Vâng, trường CN, ở Mai Động ý. Năm thứ tư, lúc thi em bị nợ 4 môn, họ nói phải có 60 triệu thì mới qua được, sinh viên không cần làm bài mà người ta làm luôn cho ý, nhưng nhà em làm gì có nhiều tiền thế, nên em bỏ học luôn.
- Từ lúc xuống Hà Nội thì chị làm nghề gì?
- Em làm massage. Em với mấy người nữa ăn ở tại quán massage luôn. Em cũng không thường xuyên đi khách, hôm đó con bé T nó có mối rồi rủ bọn em. Bọn em phải xin chị chủ là ra ngoài có chút việc chứ bình thường có được ra ngoài đâu. Số em đen đủi thế, em mới về quê 49 ngày mẹ em, lên hôm kia thì bị bắt luôn. Mẹ em mất vì mắc nhiều bệnh lắm.
- Nghĩ gì mà hôm đó lại cắn anh Công an?
- Lúc đấy em hoang mang không thể kìm chế được, đầu óc em không nghĩ ra được cái gì nữa. (lấy hai tay đập vào mặt): Cuộc đời sao lại khổ thế này. Bây giờ chỉ làm liều thuốc chuột là xong. Đằng nào cũng chỉ chết một lần. Em không biết lúc đó em nghĩ gì nữa, giờ em chỉ muốn chặt cụt đầu đi, lắp cái đầu khác vào.
- Sao chị lại tiêu cực thế?
- Em từ lúc nhỏ đã bị bố dượng đánh, chị không tưởng tượng thằng khốn nạn ấy đánh em dã man thế nào đâu. Cuộc đời em ức chế nhiều cái, bây giờ em hay bị đơ lắm, ai gọi cái gì cũng không biết. Giờ chân em đang nhức nhối quá, nhất là lúc trở trời không thể đi được.
- Tí nữa thì phải xin lỗi cái anh Công an hôm qua cắn anh ấy nhé. Mà phải hợp tác chứ đừng chống đối, chị chống đối là tội càng nặng đấy.
- Vâng, em biết rồi.
- (Đập đầu vào thành ghế uỳnh uỳnh)
Có thể cuộc đời Phạm Thị Tuyết Mai đã khác nếu tuổi thơ của cô không bị gã bố dượng hành hạ và xâm hại.
Có rất nhiều đứa trẻ đã không thể hoàn thiện về nhân cách khi chúng được sinh ra và nuôi dưỡng trong các gia đình khiếm khuyết.
Câu chuyện của Mai, một cô gái đến từ vùng cao khốn khó, là một câu chuyện buồn, nơi mà sự nghèo đói và thất học là những gì được người ta tìm thấy nhiều nhất.

Theo Đinh Hiền – Xuân Mai

Hàng loạt chi đoàn trường “ngâm” tiền “góp đá xây Trường Sa”

(PL&XH)- Sau một năm tích cực tham gia chương trình “góp đá xây Trường Sa” do Trung ương Đoàn phát động, nhiều chi đoàn trường THPT tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã không nộp hết số tiền các đoàn viên quyên góp mà tự ý nhập vào quỹ riêng, “ngâm” tiền trái quy định.
Mới đây, PV báo PL&XH nhận được phản ánh của nhiều thầy, cô giáo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bức xúc về việc nhiều chi đoàn trường THPT trên địa bàn huyện tự ý “ngâm” tiền thu được trong chương trình “góp đá xây Trường Sa”. Thay vì việc phải nộp hết toàn bộ số tiền thu được từ các đoàn viên học sinh cho phía huyện Đoàn thì lại tự ý nhập vào quỹ riêng. Quá trình xác minh thông tin này, PV đã ghi nhận được toàn bộ phản ánh là có cơ sở, đúng thực tế.

Theo đó, thực hiện chủ trương của Ban thường vụ Tỉnh Đoàn Nghệ An năm 2012, nhằm hưởng ứng phong trào “góp đá xây Trường Sa” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, huyện Đoàn huyện Quỳnh Lưu kêu gọi các chi đoàn cấp cơ sở, trong đó có các chi đoàn trường THPT trên địa bàn huyện tham gia. Huyện Đoàn huyện Quỳnh Lưu giao cho mỗi đoàn viên phải ít nhất góp một viên đá với giá trị là 16 nghìn đồng. Tổng số tiền thu được sau cuộc vận động là hơn 109 triệu, trong đó khối chi đoàn trường học gồm 10 trường đóng góp được hơn 67 triệu đồng. Thực tế số tiền các chi đoàn trường thu được đều nhiều hơn so với số tiền mà họ nộp lên cho phía huyện Đoàn. Thay vì nộp hết toàn bộ, nhiều chi đoàn trường chỉ nộp đủ chỉ tiêu được giao, còn thừa lại bao nhiêu thì tự ý nhập vào quỹ riêng, “ngâm” tiền trái quy định.

Số tiền thu được ngoài việc nộp lên chi đoàn cho đủ chỉ tiêu được giao thì nhiều chi đoàn trường tự ý nhập vào quỹ số tiền còn lại (Ảnh: Hoàng Phạm)

Qua điều tra, xác minh của PV nhiều chi đoàn trường THPT đã thừa nhận việc làm sai trái này, gồm: Trường THPT dân lập Lý Tự Trọng, trường Quỳnh Lưu II, trường dân lập Cù Chính Lan…Cụ thể, qua cuộc làm việc, BCH chi đoàn trường dân lập Lý Tự Trọng thừa nhận, tổng số tiền thu được là 5 triệu đồng nhưng chỉ nộp lên cho phía huyện Đoàn 3.2 triệu đồng, còn lại 1.8 triệu đồng nhập vào quỹ; trường Quỳnh Lưu II thu được tổng số tiền gần 10 triệu đồng, nhưng cũng chỉ nộp lên 8 triệu đồng cho phía huyện Đoàn, số còn lại gần 2 triệu đồng cũng tự ý nhập vào quỹ; trường Cù Chính Lan thu được tổng số tiền gần 10 triệu đồng, nhưng cũng chỉ nộp cho huyện Đoàn 4 triệu, còn lại hơn 5 triệu thì nhập vào quỹ;…và nhiều trường khác cũng tương tự tình trạng trên.

Một số trường như trường THPT Quỳnh Lưu I, trường THPT Hoàng Mai…khi PV yêu cầu cung cấp các giấy tờ thu chi liên quan để kiểm tra, xác minh rõ thì bí thư chi đoàn viện đủ lý do như: Giấy tờ bị mối mọt ăn hết, thủ quỹ cầm danh sách mà nhà lại rất xa chưa thể cung cấp được,…
Anh Nguyễn Văn Thưởng - Bí thư hyện Đoàn Quỳnh Lưu trao đổi với PV về sự việc các chi đoàn trường "ngâm tiền" (Ảnh: Hoàng Phạm) 

Trao đổi với chúng tôi về sai phạm nghiêm trọng nêu trên của chi đoàn các trường, ông Nguyễn Văn Thưởng - Bí thư huyện Đoàn huyện Quỳnh Lưu, cho biết: “ Bản thân tôi hoàn toàn bất ngờ về sự việc này. Rõ ràng, tiền thu được từ phong trào mang tính tầm cỡ lớn, hết sức ý nghĩa này mà phía các đoàn trường không giao nộp hết mà lại tự ý giữ lại nhập vào quỹ riêng là sai. Riêng huyện Đoàn, tiền thu được bao nhiêu thì lập tức nộp đầy đủ cho Tỉnh đoàn chứ không có chuyện giữ lại như vậy. Việc này tôi sẽ cho kiểm tra lại, nếu có việc đó thì sẽ yêu cầu các chi đoàn nộp hết lên cho huyện đoàn, và đồng thời có hình thức kỷ luật đối với từng cá nhân, tổ chức”.

Để xảy ra sai phạm này lỗi một phần thuộc về huyện Đoàn huyện Quỳnh Lưu. Trong quá trình thực hiện chương trình đã không bám sát các cấp chi đoàn cơ sở. Đồng thời, việc giao chỉ tiêu cho từng chi đoàn trong cuộc vận động này cũng là cái sai cần chấn chỉnh, bởi lẽ đây là chương trình hoạt động dựa trên tinh thần đóng góp tự nguyện, tùy sức, tùy lòng của mỗi đoàn viên. Về việc này bí thư huyện Đoàn Nguyễn Văn Thưởng cũng đã thắng thắn nhìn nhận rõ lỗi sai, rút kinh nghiệm.

Chương trình “góp đá xây Trường Sa” là một chương trình mang tầm cỡ lớn, hết sức có ý nghĩa thiết thực do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đứng ra tổ chức, phát động. Chương trình này phần nào thể hiện trách nhiệm, lòng yêu nước, sự đóng góp quý báu của từng cá nhân đoàn viên, các tổ chức trong công cuộc xây dựng đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng và công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc nói chung. Việc làm tự ý giữ lại tiền thu được sau cuộc vận động rồi nhập vào quỹ, “ngâm” tiền quyên góp của các đoàn viên nói trên ở các chi đoàn trường THPT tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) là việc làm sai trái hết sức nghiêm trọng cần được chấn chỉnh.

Đề nghị UBND tỉnh Nghệ An, Tỉnh Đoàn tỉnh Nghệ An nhanh chóng vào cuộc, thanh tra toàn bộ đối với các chi đoàn trường trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu để làm rõ thêm toàn bộ nội dung sai phạm nghiêm trọng nêu trên. Đồng thời có biện pháp xử lý, không được để sai phạm này kéo dài thêm gây bức xúc trong dư luận.Báo PL&XH sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
                                                                                                     Hoàng Phạm

Hàn Quốc triển khai đóng 9 tàu ngầm 3.000 tấn

(Dân trí) - Nhằm tăng cường khả năng hoạt động dài ngày dưới nước cũng như tấn công chính xác, hải quân Hàn Quốc đang có kế hoạch đóng mới 9 tàu ngầm loại 3.000 tấn trước năm 2030.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Thông tin được hãng tin Yonhap của nước này đăng tải theo một nguồn tin quân sự hôm Chủ nhật. Theo đó kế hoạch này đã được triển khai từ đầu năm nay.
“Hải quân đã lên kế hoạch bổ sung 9 tàu ngầm loại 3.000 tấn trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2030”, nguồn tin giấu tên này khẳng định. “Họ đã bắt đầu làm việc với một bản vẽ chính xác của hai chiếc đầu tiên từ đầu năm nay”.
Các tàu ngầm mới sẽ được trang bị các ống phóng thẳng đứng, giúp cải thiện mạnh mẽ khả năng tấn công chính xác tầm xa của các tên lửa đối đất.
Dự kiến các tàu này có thể hoạt động dưới nước lâu hơn nhiều so với các loại tàu trọng tải 1800 tấn và 1200 tấn hiện nay.
“Các tàu ngầm 1.800 tấn có thời gian hoạt động dưới nước lâu gấp 10 lần các tàu ngầm 1200 tấn”, một sỹ quan hải quân cho biết. “So với các tàu 1.800 tấn thì tàu ngầm 3.000 tấn có thể sẽ không ở dưới nước lâu hơn tới 10 lần nhưng chắc chắn là lâu hơn rất nhiều”.
Các tàu ngầm động cơ diesel này được cho là sẽ được triển khai ở các khu vực gần biên giới với Triều Tiên và những địa điểm dễ bị tấn công từ bên ngoài.
Hiện Triều Tiên được cho là sở hữu hơn 70 tàu ngầm và tàu lặn, nhiều hơn hẳn so với hải quân Hàn Quốc.
Thanh Tùng
Theo Yonhap

Nga điều 1.000 xe tăng chống ai ở Viễn Đông?

Học giả Trung Quốc đã đặt câu hỏi trên khi phân tích quan hệ phức tạp Nga-Trung. Nga có vẻ thân thiện với Trung Quốc nhưng Nga luôn có toan tính riêng và quan hệ Nga-Mỹ hoàn toàn không xấu...

Ông Xu Hen, thuộc Trung tâm nghiên cứu Liên bang Nga thuộc trường Đại học sư phạm Đông Bắc Trung Quốc đã cố gắng mổ xẻ mối quan hệ Nga-Trung dưới một góc nhìn khác. Xu Hen thừa nhận Nga luôn là một trong những mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của Trung Quốc. Nga là cường quốc láng giềng và cũng là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ.
 
Nga điều 1.000 xe tăng chống ai ở Viễn Đông?
Chính vì vậy, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lựa chọn Nga là địa điểm cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông trong nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước. Cuộc viếng thăm này đã thúc đẩy mối quan hệ Nga – Trung gần gũi hơn nếu xét từ góc độ hợp tác hữu nghị, điều này đã khiến một số các nhà quan sát gọi mối quan hệ Nga – Trung là mối quan hệ “bán đồng minh”. Mặc dù tất cả đều có thể cảm giác thấy đây là dấu hiệu tích cực và có tính xây dựng, có xu hướng phát triển, mối quan hệ gần gũi giữa Trung Quốc và Nga vẫn ẩn chứa nhiều những ảnh hưởng tiêu cực của sự thiếu tin tưởng.
Mối quan hệ Trung – Nga là một mối quan hệ có ý nghĩa sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai siêu cường khu vực có tầm ảnh hưởng thế giới. Xây dựng mối quan hệ sâu rộng hơn với Nga, Trung Quốc cần phải tính đến mối quan hệ với các nước khác – những quan hệ gần gũi với Nga có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các nước không có những quan hệ tốt đẹp với Nga do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lịch sử và những nguyên nhân thực tế hiện hữu. Một ví dụ không xa, Lithuania đã bỏ phiếu “thuận” theo đề nghị của Ủy ban châu Âu cho việc áp thuế trừng phạt nhập khẩu đối với các tấm pin mặt trời của Trung Quốc và Ba Lan bỏ phiếu trắng. Lithuania hay Ba Lan không có mâu thuẫn thương mại với Trung Quốc và không cần thiết phải đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ có vẻ như chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga chắc chắn sẽ gây khó chịu cho các nước Đông Âu vì mối quan hệ của họ với Nga không hẳn đã là tốt đẹp.

Nga điều 1.000 xe tăng chống ai ở Viễn Đông?
Nga gần đây liên tục tập trận bất ngờ quy mô lớn nhằm kiểm nghiệm khả năng phản ứng và sức chiến đấu của quân đội.
Các nước Trung Á và Mông Cổ trong thế kỷ 21 đã sử dụng chính sách đối ngoại chính trị "láng giềng thứ ba" bởi vì các nước này lo lắng hai nước láng giềng theo điều kiện địa lý - Trung Quốc và Nga sẽ liên kết lại để khống chế và gây ảnh hưởng khu vực. Mặt khác, Trung Quốc muốn bảo vệ biên giới của mình và không có tham vọng chính trị ở Trung Á. Nga cũng có những nỗ lực nhằm hội nhập khu vực với các nước láng giềng thời kỳ hậu Xô Viết, vì vậy mối quan hệ Nga-Trung sâu sắc, đến lượt nó sẽ tạo ấn tượng về ý định cùng khống chế và gây ảnh hưởng trong khu vực Trung Á. Trung Quốc không cần phải trả giá cho các mục tiêu chính trị của Nga.
Mối quan hệ “ bán đồng minh” giữa Trung Quốc và Nga luôn luôn bị sự chỉ trích từ phía các nước phương Tây, một số người còn gọi đây là “trục” chống phương Tây. Nhiều người ở châu Âu và Mỹ cho rằng hai nước có một chế độ toàn trị, cùng chia sẻ những chính sách đối nội tương tự như nhau và cùng đồng thuận trong các vấn đề an ninh thế giới. Để thể hiện sự ủng hộ và đồng thuận của mình, trong quá khứ Trung Quốc đã chủ động đưa ra những quan điểm tương tự Nga trong việc xử lý những vấn đề chính trị đối ngoại quan trọng.
Trong thời gian khủng hoảng Lybia, một số những điều chỉnh chính sách đơn phương của Nga đã đặt Trung Quốc vào một tình huống khó xử, và Trung Quốc buộc phải tiếp nhận những thiệt hại nghiêm trọng. Phối hợp trên bình diện ngoại giao với Nga đã làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế quan trọng, do đó các nước phương Tây cảm thấy rằng chỉ đối phó với Nga là đủ. Điều chỉnh các chính sách trên cơ sở đồng thuận với Nga đã làm yếu đi tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế quan trọng. Từ đó, các nước phương Tây cho rằng, họ chỉ cần giải quyết vấn đề với Nga là Trung Quốc sẽ theo những quan điểm đó.
160.000 quân và 1.000 xe tăng chống ai?

Ngoài ra, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga hoàn toàn không xấu như người ta thường thấy, và mối quan hệ Nga – Trung cũng không phải hoàn toàn tốt đẹp như các phương tiện thông tin đại chúng ca ngợi. Trong tháng vừa qua nước Nga đã tiến hành cuộc tập trận với sự tham gia của hơn 160.000 binh sĩ, 1.000 xe tăng và 130 máy bay, 70 chiến hạm trên vùng đất Viễn Đông giáp với biên giới Trung Quốc. Xu Hen đặt vấn đề tất cả các chuyên gia quân sự Nga đều nói cuộc tập trận này không nhằm vào Trung Quốc, nhưng cũng cần suy nghĩ, Nga dự kiến sẽ chống ai trên vùng Viễn Đông mà phải sử dụng đến 1.000 xe tăng?


 Nga điều 1.000 xe tăng chống ai ở Viễn Đông?

Nga điều 1.000 xe tăng chống ai ở Viễn Đông?

Nga điều 1.000 xe tăng chống ai ở Viễn Đông?
Xu Hen đặt câu hỏi Nga bất ngờ điều động 1.000 xe tăng và 160.000 quân tập trận áp sát biên giới Trung Quốc để dự kiến chống ai?
Mười năm trước trong tình hình bất ổn chính trị, Trung Quốc có những khả năng chiến lược củng cố vị trí vùng Trung Á. Nhưng tình hình đã thay đổi, giờ đây, những khả năng chiến lược đó thuộc về Nga và họ đang tận dụng hết năng lực của mình. Châu Âu đang vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính, không có thời gian hướng về phía Đông. Mỹ đã hướng trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mọi sự quan tâm của các cường quốc khu vực châu Á đều bị vướng bận bởi những tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển.
Trong giai đoạn hiện nay, Nga có được môi trường tốt nhất bên ngoài cho sự phát triển tính từ thời điểm tan rã của Liên Xô. Một Trung Quốc đang đi lên đã làm thay đổi bức tranh chính trị toàn cảnh của thế giới, là một cường quốc phát triển Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những áp lực đối ngoại chính trị từ phía bên ngoài, điều mà đại lục chưa từng trải qua. Như một hệ quả tất yếu, các điều kiện ngoại cảnh thay đổi cũng đòi hỏi Trung Quốc điều chỉnh cách tiếp cận các mối quan hệ của mình với Nga.
Xu Hen kiến nghị nên học hỏi cách Nhật Bản quan hệ với Nga. Mặc dù giữa Nhật và Nga có những mối quan hệ tương đối lạnh lẽo do ảnh hưởng của vấn đề quần đảo Kuril. Nhưng rõ ràng, hai nước này vẫn có khả năng tiến hành những hoạt động hợp tác kinh tế khá hiệu quả và có tương lai. Quan điểm tiếp cận của Nhật với Nga trong phát triển các mối quan hệ là kiềm chế và kiểm soát tối đa không gian các hoạt động tuyên truyền – đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thực tế hợp tác đầu tư phát triển. Xét trên bình diện đối ngoại, mối quan hệ Nga – Nhật hoàn toàn không chặt chẽ như mối quan hệ Trung – Nga, nhưng người Nhật lại thu được những lợi ích hơn hẳn so với Trung Quốc, mà không gây sự bất bình của các nước phương Tây.
Theo Trịnh Thái Bằng
Tiền phong