THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 August 2013

Tàu hộ vệ trực thăng của Nhật Bản hơn hẳn tàu sân bay của nhiều nước

(GDVN) - "Đối với Trung Quốc, chiến tranh hiện đại là cuộc chiến đoạt lấy biển đảo, sẽ chỉ giao chiến trong vài ngày, đánh nhanh, rút nhanh".

Biên đội cơ động Hạm đội Nam Hải tiến hành diễn tập trên biển Đông.
Ngày 13/5, tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản đăng bài viết nhan đề "Chiến tranh đến từ bờ bên kia" của giáo sư Tomohide Murai, Đại học Quốc phòng Nhật Bản. Bài viết đã phân tích phương thức tiến hành chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc theo hư cấu, cho rằng Trung Quốc phát động chiến tranh quy mô nhỏ nằm ngoài dự đoán.
Bài viết cho rằng, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Hợp Quốc cấm đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực. Hiến chương Liên Hợp Quốc cho phép sử dụng vũ lực chỉ giới hạn ở Điều 42 trên cơ sở Nghị quyết của Liên Hợp Quốc áp dụng hành động vũ lực mang tính cưỡng chế, Điều 51 sử dụng hành động tự vệ đối với hoạt động tấn công vũ lực, và Điều 53 căn cứ vào thỏa thuận mang tính khu vực để áp dụng hành động cưỡng chế.
Sau chiến tranh Thái Bình Dương, người Nhật Bản không còn suy nghĩ về vấn đề chiến tranh nữa. Mặc dù mọi người vẫn còn đang nói chuyện say sưa về chiến tranh của 70 năm trước nhưng không ai cho rằng chiến tranh đã "lửa bén lông mày". "Muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh", câu châm ngôn này thuộc điều cấm kỵ ở Nhật Bản.
Theo bài viết, hiện nay phán đoán cơ bản của Trung Quốc đối với chiến tranh là: "Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nước có thể phát động chiến tranh thế giới chỉ có hai nước Mỹ và Liên Xô. Nhưng thực lực của Mỹ đã giảm; trong khi đó Liên Xô đã tan rã, Nga thay thế đã không có thực lực đối kháng với Mỹ. Vì vậy, trong một khoảng thời gian tương đối dài tương lai, chiến tranh sẽ là chiến tranh cục bộ".
Hạm đội Nam Hải diễn tập bắn đạn thật (Tân Hoa xã)
Do thời gian duy trì chiến tranh cục bộ tương đối ngắn, hơn nữa phạm vi và mục đích tương đối có hạn, vì vậy phải thông qua hành động tác chiến tích cực để đạt được mục đích. Ngoài ra, trước việc kẻ thù phát huy đầy đủ sức chiến đấu tiềm tàng, cần phải kết thúc chiến tranh trước khi quốc tế can thiệp.
Bài viết cho rằng, chiến tranh hiện đại theo thiết tưởng của Trung Quốc chắc chắn phải phải nhanh chóng đạt được mục đích nhất định trong điều kiện công nghệ cao. Đặc trưng chủ yếu của nó là: Thứ nhất, giao chiến chỉ vài ngày, thậm chí ngắn hơn. Chiến tranh hiện đại phải đánh nhanh, rút nhanh. Chiến tranh hiện đại của Trung Quốc là chỉ cuộc chiến tranh đoạt biển đảo có sự động viên cơ động nhanh lực lượng trên đất liền trên biển và trên không để đoạt lấy quyền lợi biển.
Ở Trung Quốc, chiến tranh quy mô nhỏ là một hình thái của ngoại giao quân sự trong thời kỳ hòa bình. Mặc dù khả năng chiến tranh quy mô lớn đã không còn tồn tại, nhưng chiến tranh quy mô nhỏ lại không thể loại trừ. Đối với Trung Quốc, chiến tranh quy mô nhỏ là một thủ đoạn ngoại giao, chứ không phải là thủ đoạn cuối cùng.
Cho dù là trong thời bình, chiến tranh quy mô nhỏ cũng hoàn toàn không nằm trong dự đoán. Tiêu chuẩn có liên quan việc sử dụng vũ khí của các nước trên thế giới thoải mái hơn nhiều so với Nhật Bản. Người Nhật Bản đã quen với hòa bình và nhàn hạ, rất khó dự đoán được hành vi của nước ngoài và sinh tồn trong môi trường chiến tranh tàn khốc.
"Chiến tranh trên biển hiện đại theo tư tưởng của Trung Quốc là chiến tranh cục bộ có tính chất đánh nhanh rút nhanh, và là cuộc chiến tranh đoạt lấy biển đảo".
Việt Dũng