DieuCayFamily
Tin từ bà Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa:
Bà Nga gặp ông Nghĩa lúc 15h40 ngày 17/7/2013, sau 15 phút ông Nghĩa nói to cho bà Nga: “Anh Điếu Cày tuyệt thực 25 ngày cho đến hôm nay”. Ông Nghĩa bị hai giám thị trại giam bịt miệng và lôi đi rất bạo lực ra khỏi phòng thăm gặp ngay lập tức.
Hai giám thị có tên Hùng và Phương đã lập biên bản và bảo bà Nga ký vào vì vi phạm nội quy. Bà Nga không chấp nhận và khiếu nại rằng ông Nghĩa chỉ nói thông tin trong phòng giam mà các cán bộ trại giam ngăn cấm không cho gặp.
Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Nhàn bị hai thanh niên cùng buồng giam đánh bầm tím mặt. Ông Nhàn có báo cáo với cán bộ trại giam 3 lần nhưng họ đều không giải quyết.
Sài Gòn, 17/7/2013
Kính gửi các Cha, Ông, Cô, Chú và mọi người quan tâm,
Tôi, Nguyễn Trí Dũng, cùng mẹ là bà Dương Thị Tân đã có mặt tại cổng trại số 6 (xã Hạnh lâm. huyện Thanh Chương, Nghệ An) vào 1h30 chiều ngày 16/7/2013 để thăm bố tôi.
Người trực cổng trại là Trung tá Phạm Quang Thao đã ra yêu cầu “gia đình phải đứng chờ đến giờ làm việc là 2 giờ”. Sau 2 giờ cán bộ này vẫn tiếp tục yêu cầu chờ tiếp ở ngoài nắng cho đến hơn 4h thì mới có một nhóm 5 người mặc sắc phục, nhưng hoàn toàn không có bảng tên, yêu cầu gia đình vào trong phòng ngồi nói chuyện.
Chúng tôi đã nghi ngờ có chuyện chẳng lành, một người già nhất trong nhóm bắt đầu nói rằng “hôm nay chưa cho thăm gặp vì ông Hải bị kỉ luật“. Khi bị hạch hỏi tại sao không thông báo ngay cho gia đình thì ông này trả lời như sau “theo luật thì trại không có trách nhiệm phải thông báo ngay mà chỉ thông báo tình hình cải tạo một quý một lần”
Còn vì sao bắt gia đình đứng ngoài nắng chờ thì ông này nói “vì tình người nên chúng tôi họp quản trại lại để đưa ra quyết định nhận đồ ăn từ gia đình gửi vào nên mới lâu như vậy”
Khi mẹ tôi tiếp tục hỏi bị kỷ luật từ bao giờ và vì lý do gì thì cán bộ này hết sức bối rối và trả lời “mới đây… bởi vì ông Hải gây mất trật tự phòng giam” và khi bị hỏi tới thì ông này nói “bị kỷ luật một tuần trước còn cụ thể việc đó thì tôi không rõ”
Khi gia đình yêu cầu biết tên thì cán bộ này tỏ ra vô cùng khó chịu và cuối cùng cũng nói tên mình (không rõ thật hay giả) là Ngô Trí Thảo , cấp bậc Trung Tá.
Sau một hồi quanh co sang chuyện khác, cũng chính tay Trung Tá này khẳng định rằng “Tôi khẳng định là chị không bao giờ vào được nên chị đừng mất công vô ích”
Gia đình trở về trong tâm trạng vẫn hoang mang vì ngay cả việc bị kỷ luật mà những cán bộ này còn phải huy động cả một lực lượng đông đảo, bỏ hết bảng tên, và bối rối trong cả ngày tháng như vậy thì ắt hẳn chuyện không thể đơn giản như vậy. Nhất là việc bố tôi đang ở cùng với những người bạn như ông Trần Anh Kim và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thì có lẽ nào gây rối trật tự ?
Ngày hôm nay khi cả hai mẹ con vừa bước chân về đến Sài Gòn thì đã nhận được tin vô cùng bất ngờ từ bà Nga rằng “ông Hải đã tuyệt thực 25 ngày”. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị đàn áp vô cùng dã man khi ông báo tin này cho vợ là bà Nga hay. Tất cả những trả lời của công an đều là láo toét và nhằm mục đích che đậy việc họ đang không từ một thủ đoạn nào để giết ông Hải.
Nguyễn Trí Dũng
(Defend the Defenders)
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/07/17/khan-dieu-cay-da-tuyet-thuc-sang-ngay-thu-25-tai-trai-giam-so-6-nghe-an/#sthash.ptIfAFn1.dpuf
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog
17 July 2013
Mất số điện thoại, 'bay' luôn hàng chục triệu trong ngân hàng
Mất số điện thoại, 'bay' luôn hàng chục triệu trong ngân hàng
Thứ ba, 16/7/2013 18:57 GMT+7
Anh Hải chưa kịp hiểu tại sao sim số mình đang dùng lại bị khóa, chỉ trong vòng một tiếng, 30 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng của anh đội nón ra đi.
Câu chuyện anh Đặng Thanh Hải (TP HCM) chia sẻ trên một diễn đàn mạng đang gây xôn xao hai ngày qua. Anh là chủ thuê bao của Viettel, và cũng là khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank).
Khoảng 20h ngày 10/7, bỗng dưng anh Hải nhận được tin nhắn từ đầu số 155 của Viettel, cho biết số thuê bao anh đang sử dụng sẽ được đổi sang sim mới. Ngay lập tức, thẻ sim trên máy điện thoại của anh bị khóa và không thể sử dụng được. Liên hệ với tổng đài, thuê bao được biết có người đã thông báo mất sim và xin cấp lại chính chiếc sim anh đang dùng. Số điện thoại bị "cướp" đã được anh đăng ký để sử dụng các giao dịch Internet và SMS banking.
Ngay sau khi nhận được tin nhắn này, sim của anh Hải bị vô hiệu hóa. Ảnh chụp màn hình.
Chột dạ và nghi ngờ có thể bị mất tiền, ngay trong đêm đó anh ra ATM của Maritime Bank và kiểm tra phát hiện tài khoản đã "bốc hơi" 30 triệu đồng. Còn lại 14 triệu đồng, anh nhanh chóng rút nốt để ngăn chặn thiệt hại lớn hơn. Hôm sau, ra ngân hàng yêu cầu sao kê các giao dịch, anh Hải phát hiện trong thời gian từ 20h21 đến 20h55 tối đã có 3 giao dịch đáng ngờ và tổng số tiền thanh toán lên tới 30 triệu đồng. Các giao dịch này thực hiện trong vòng một tiếng kể từ khi anh nhận được tin nhắn báo khóa sim.
3 giao dịch thanh toán online được thực hiện chóng vánh trong 50 phút và nạn nhân bị mất 30 triệu đồng. Ảnh chụp màn hình.
Sáng hôm sau, anh lên trung tâm khách hàng của Viettel và được cấp lại số điện thoại ngay sau đó. Nhưng những nghi vấn anh đặt ra về việc cấp sim dễ dàng và thiệt hại tài chính của anh vẫn chờ câu trả lời.
"Tại sao số điện thoại tôi đang dùng bình thường lại có thể tùy tiện cắt và cấp cho một người nào đó (kẻ gian) mà đến nay vẫn chưa có câu trả lời cũng như hướng giải quyết thỏa đáng", anh Hải đặt nghi vấn. Anh cũng yêu cầu nhà mạng có câu trả lời về số tiền trong tài khoản của anh đã mất, nhưng được yêu cầu chờ đợi. "Nữ nhân viên cho biết tối đa trong 20 ngày sẽ có phản hồi", anh Hải kể.
Theo tìm hiểu của anh Hải có thể kẻ gian đã giả mạo chứng minh nhân dân (CMND) với họ tên, ngày sinh, địa chỉ của anh tới phòng giao dịch và báo mất sim. Quy định hiện nay, khi báo mất và cấp lại sim, nhà mạng sẽ yêu cầu chủ thuê bao kê khai 5 cuộc gọi đến và đi trong vòng 3 tháng. Trao đổi với VnExpress.net, anh Đặng Thanh Hải cho biết, anh buôn bán online từ lâu và việc những số máy lạ gọi điện đến sim của anh thường xuyên. Không loại trừ việc kẻ gian đã cố tình đóng giả khách hàng để lấy được những truy vết gọi đến, gọi đi này và khai báo với nhà mạng.
Một giả thiết được nạn nhân đưa ra là kẻ gian đã lấy tiền bằng cách thanh toán online. Không chỉ có thẻ tín dụng quốc tế, các ngân hàng Việt Nam hiện đều cung cấp dịch vụ thanh toán online cho thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM). Để thanh toán mua hàng hóa online, chủ tài khoản chỉ cần 3 yếu tố. Thứ nhất là số điện thoại di động - chủ thẻ phải đăng ký số điện thoại này với ngân hàng để xác thực giao dịch và nhận các thông báo của ngân hàng. Thứ hai là số thẻ (series in trên mặt trước thẻ). Và thứ ba là mã xác nhận OTP (mật khẩu một lần).
Mỗi khi mua hàng, thanh toán dịch vụ, khách hàng vào trang web thanh toán online, chọn ngân hàng có tài khoản thanh toán, nhập họ tên chủ thẻ, mã số thẻ. Sau đó, hệ thống sẽ tự động gửi OTP về số điện thoại đã đăng ký Internet Banking của chủ tài khoản. Nhập mật khẩu này xong, giao dịch được hoàn tất.
Tên chủ thẻ và số thẻ, kẻ gian không khó tìm kiếm nếu chủ thẻ sơ sẩy để lộ thông tin. Nhưng muốn có OTP, kẻ gian phải có được số điện thoại đã đăng ký với ngân hàng và một khi đã có sim số đó, khả năng mất tiền trong tài khoản ngân hàng hoàn toàn có thể xảy ra.
Subscribe to:
Posts (Atom)