THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 March 2012

18-3 trại Thanh Hà thăm Bùi Minh Hằng

Source:  http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/520/520 

Đi cùng Bùi Nhân đến thăm Bùi Minh Hằng hôm nay không nhiều người lắm, có bé Cải , anh Tường Thụy, Dũng Aduka,chị  Phương Bích, chị Hiền Giang, Lê Dũng và bác Lê Hiền Đức.

Hà Nội mịt mù sương, đi mãi đến đoạn rẽ vào Tây Thiên thì trời quang, nắng ấm. Con đường vào trại Thanh Hà mới được đổ bê tông, người dân nói vừa mới làm xong. Con đường này còn chạy xa nữa vào thôn xóm bên trong, nhưng đoạn đổ bê tông thì chỉ đổ từ đường nhựa vào đến cổng trại là dừng hẳn.

Dễ nhận ra trại Thanh Hà vì những tấm biển nền đỏ chữ vàng ghi dòng chữ

- khu vực cấm tụ tập
- khu vực cấm quay phim, chụp ảnh

Liên tiếp những biển cấm như thế dọc hàng rào, những tấm biển cấm này thậm chí khiến cái biển tên trại lọt thỏm, khiêm tốn vì nhỏ bé và cũ mờ. Sau dãy hàng rào sắt, người ta giăng lưới đen che kín không cho người bên ngoài nhìn vào bên trong. Sao thiết kế mà chả nghĩ gì cả, không xây luôn tường cao, có rào thép gai như nhà tù cho đỡ mất công, giờ lại phải rào lưới che mắt thiên hạ như vậy.

Mình và Bùi Nhân đến cửa phòng trực, hỏi về chuyện giấy ủy quyền của Nhân cho mình thăm nuôi chị Hằng trại giải quyết sao,trực ban trại tên Hiệu nói quy định của cục quản lý trại giam là mình không phải thân nhân ruột thịt nên không ủy quyền được. Mình hỏi xin lại cái giấy ủy quyền thì anh ta kêu nộp ban giám đốc. Mình nói theo nguyên tắc không chấp nhận đơn thì trả lại đơn và phê lý do. Anh Hiệu nói là công an phải thu thập tài liệu. Mình nói chả lẽ giờ tôi nộp sổ đỏ cho ông thì ông cũng bảo đó là tài liệu để ông thu à. Ông không chấp nhận đơn thì giả lại đơn cho tôi và ghi lý do vì sao vào đó, thế mới đúng luật. Sao lại tính chuyện thu luôn là thế nào. Hiệu bảo cái này giám đốc trại giữ, hôm nay chủ nhật nên không giải quyết được.

Mình Bùi Nhân xách đồ vào thăm mẹ, mọi người đang đứng bên ngoài thì một người mặc áo cảnh sát đứng bên trong hàng rào đứng sau cái biển cấm quay phim, chụp ảnh dùng máy quay phim chĩa vào mọi người, cũng trong hàng rào góc khác một người mặc đồ an ninh cũng dùng máy quay để ghi lại hình những người đến trại. Mặc dù không hề tụ tập, mấy người đi đã ít lại chia thành mấy tốp hai hoặc ba người đứng các điểm khác nhau nhưng vẫn bị quay phim. Lát sau công an xã đến rầm rập bằng xe máy và ô tô. Tổng cộng khoảng 17 người, trong đó có một nữ số này đứng hết bên ngoài, họ tự giới thiệu họ là công an xã. Một công an xã hỏi mọi người đứng đây làm gì, trả lời đường thì đứng chứ sao, anh ta nói anh ta đến đây để bảo vệ đất và chìa thẻ công an xã ra. Mọi người nói ông cứ đứng đấy bảo vệ đất, chúng tôi bê đi miếng nào hẵng hay. Một người trung niên dáng cấp trên nói đây là chủ quyền của chúng tôi. Mình mới hỏi chủ quyền là gì, là ông sở hữu đất này của ông à. Ông ý bảo ông ý là quản lý, mình hỏi thế ông tên gì, cấp gì quản lý đất gì, ranh giới đến đâu. Ông nói chức vụ và giới hạn đất chủ quyền của ông đến đâu thì tôi xin đứng ra ngay vạch đó. Mình lấy giấy bút ra thì ông ý đi thẳng.

Mình quay qua nhìn qua trong trại lớp lưới, nhìn đoạn hở dưới chân lưới đếm được 16 cái gầu quần màu xanh tức là 8 đôi giày, 8 đôi tất xanh. Có tốp nữa đi xe máy đến vào trại, họ mang theo máy quay phim, nâng tổng số máy quay lên 3 chiếc, tương đương với đúng 3 tấm biển cấm quay phim chụp ảnh treo ở hàng rào.

Một tốp người gồm em chị Hằng, con gái, con rể đi ta xi, họ trình chứng minh thư và được vào ngay. Tốp này gần trưa mới đến, lúc đi có vẻ vội vàng nên chỉ có đúng một túi quà nhỏ. Họ là những người mà trại gọi là thân nhân của chị Hằng được phép gặp. Tốp này ở Sơn Tây đến vào thăm chị Hằng một lúc thì ra ngay.

Cánh cổng trại khóa kín, ai vào trực ban mới ra mở cửa cho người lách vào rồi đóng lại. Lúc này bên trong khoảng gần 20 cảnh sát, bên ngoài cũng tầm 20 người gồm công an xã, một nhóm mặc thường phục chỉ đạo, một nhóm thì riêng rẽ mặc quần an ninh nhưng áo thường dân.

Bà Lê Hiền Đức xin vào trại tham quan trường giáo dục, nhưng người trực ban bảo đây là khu vực an ninh quốc phòng không có phận sự không vào được. Bà thở dài và than, tám mươi tuổi đầu rồi giờ mới biết trường giáo dục là cơ sở an ninh quốc phòng. Bà Hiền Đức rời cổng trại đến chỗ nhà dân, nơi có tốp người đang ngồi trong. Bà hỏi mượn cái ghế, họ bảo chủ nhà đi vắng không lấy ghế cho bà được. Bà bảo sao chúng mày ác thế, tao già thế này mà chúng mày để tao đứng khi chúng mày con trẻ, nhà người ta đi vắng sao mày lại lấy ghế của nhà người ta ra cửa ngồi. Bọn kia bảo nếu là bà thì bà cũng thế thôi. Trong bọn đó có tay trung niên ban nãy kêu chủ quyền, quản lý đất cát gì đó. Em bé Cải chạy ra quán mượn ghế cho bà ngồi. Bà Hiền Đức ngồi yên vị thì trong tốp đó có một tay mặc quần công an, áo sơ mi ra hỏi bà làm gì. Bà bảo tao chống tham nhũng, tay đó nói, bà chống tham nhũng mà bà không sợ pháp luật sao. Mọi người ồ lên cười vì câu nói quá hay của hắn. Mọi người chất vấn sao hắn lại hỏi thế, làm hắn bối rối bỏ đi. Mình ngồi cách đó một đoạn chợt nghĩ, biết đâu hắn là cao nhân. Đúng là thời nay chống tham nhũng là phải biết sợ pháp luật. Tại vì sao thì cứ nhìn công cuộc chống tham nhũng là rõ.

Đến trưa Bùi Nhân ra, hình như việc đơn từ gì đó của chị Hằng chưa xong. Mang máng nghe thấy là trại không chấp nhận đơn đánh máy, mà phải viết bằng tay thì mới được. Mà viết tới tận 5 trang nên chắc chiều mới xong. Mọi người kéo ra quán ăn mỳ tôm, vừa ngồi xuống thì quán mất điện. Chạy đi các nhà hàng xóm xung quanh nhà nào cũng có điện.

Đến 2 giờ Nhân gọi điện hỏi cán bộ trại mẹ viết xong chưa, cán bộ bảo chưa biết bao giờ mới xong. Mọi người ra cổng trại chờ, nói với nhau là nếu khó dễ thời gian chuyện làm đơn thì chúng ta trong lúc chờ đợi vào hỏi chuyện hoa hôm 8-3. Chị Phương Bích hỏi trực ban anh Trần Thái Hòa đâu, vì hôm mùng 8-3 chị gửi hoa cho Bùi Hằng nhờ anh Hòa đưa mà chị Hằng không nhận được. Trực ban nói là anh Hòa có lòng tốt muốn đưa hoa giúp cho chị Hằng, nhưng lãnh đạo trại không cho phép anh thực hiện điều đó. Trực ban còn chạy đi vào trong lấy xấp ảnh ngày 8-3 ở trại có tổ chức cho chị em phụ nữ, và ảnh anh Hòa cầm bó hoa đứng cạnh chị Hằng dưới sân khấu có chữ 8-3. Ý trực ban nói là anh Hòa cũng đã tặng hoa của trại cho chị Hằng, thôi thì ngày 8-3 có hoa là được rồi. Có người nói là các anh làm thế cũng tốt, nhưng không phải các anh mang tình cảm của các anh ra thay thế tình cảm của người khác được.

Đang lằng nhằng chuyện hoa thì cán bộ cầm đơn chị Hằng viết ra đưa cho Nhân Bùi, kèm với mẩu giấy gửi cho Nhân Bùi mà chị Hằng phải hai lần lặp lại nội dung nhấn mạnh là mẹ viết đến 3 giờ chiều mới xong. Chị Phương Bích lên xe thắc mắc, quái sao mình đưa chứng minh thư tên mình là Bích Phượng, cái tên Phương Bích là tên trên blog, thế mà công an trại cầm chứng minh thư xem mà cứ gọi mình là Phương Bích. Xe đang đi trên đường be tông thì em bé Cải cất máy ảnh vào túi. Mình bảo em cất vội thế, biết đâu tí nữa ra kia có xe cảnh sát giao thông chặn xe mình thì sao. Lấy máy ảnh ra đi được ra đến đoạn đường nhựa chừng 10 phút y rằng có tốp cảnh sát giao thông chặn lại, mấy xe sau đi, đến xe nữa của đoàn thì lại bị chặn lại nốt để kiểm tra giấy tờ. Bà Hiền Đức xuống xe hỏi tại sao bao nhiêu xe đi qua không chặn, lại chặn riêng hai xe này. Tốp công an nói kiểm tra không có gì thì đi, giấy tờ đầy đủ thì được phép đi. Tất nhiên hai xe giấy tờ đều đầy đủ, họ cho đi chóng vánh, thậm chí hối thúc đi, nhưng bà Hiền Đức bực chuyện bao nhiêu xe nườm nượp đi qua họ không kiểm tra cái nào mà chỉ kiểm tra hai xe này. Sau thì bà cũng lên xe đi, mình lại nói cái trạm cảnh sát giao thông cơ động ấy mình đi qua rồi thì họ cũng giải tán, vì đây là đường liên xã chứ đường huyện hay tỉnh gì đâu mà đến 5 cảnh sát giao thông lập trạm. Mình nói xong quay sang cửa kính nhìn thấy mấy xe máy người điều khiển không đội mũ bảo hiểm phi dưới qua vèo vèo, thế chắc là trạm giao thông ấy giải tán ngay sau đó thật rồi.
Về đến nhà đã 5 giờ chiều, mất trọn 12 tiếng từ lúc đi đến lúc về.


Trinh sát ém trước ở ...quán nước.



tăng cường



Tăng cường



Ông bà chủ được tiếp đãi rất long trọng, cứ thoải mái mà ngồi, nằm, đứng vô tư.



Khổ quá, cụ Đức đã bảo ra hẳn gần ngoài mà quay thì không dám ra, cứ quay trộm.



Cụ Đức cho thêm cu Gió tên ...Phải Gió ....  & ôt ô tăng cuong của công an xã



Công an xã Hồ sơn, rất có trách nhiệm tromg việc bảo vệ lãnh thổ.





Đây là bức ảnh mang tên :" Sự tuyệt vời từ khoảnh khắc " do Bé cải chụp.
Trên màn hình máy tính bảng có in đủ hình lưỡi bò !




Con gái, chị, em gái của chị hằng được báo lên thăm nhưng cô em gì đó chỉ đứng ở gốc cây ben ngoaif. Chị Hằng từ ngày đầu ko đồng ý gặp .



Khách ''lạ'' la cà. &  Thái độ rất ...cao học.



Quay trộm cụ Đức



Các ông bà chủ được đón tiếp rât chu đáo - bờ ruộng.
Hình ảnh này làm nhục lãnh đọa công an, họ đã giáo dục đám nhân viên địa phương rất thậm tệ, không biết nổi việc đơn giản là họ phải có trách nhiệm, nghĩa vụ mời những công dân này vào phòng khách, pha trà, mời nước. Đối xử với những người đóng thuế nuôi họ, cho họ việc làm, có lương nuôi gia đình cho đúng mực.
Ông Quang bộ trưởng hãy nhìn hình ảnh này rồi nghĩ sao . Mẹ nuôi của ông mà đám lính chả coi ra gì huống hồ dân khác.



Không được mời vào phòng tiếp dân thì ra ruộng nằm trên đống thân cây ngô.



Công an xã rải khắp ...lãnh thổ.



Hai quan sát viên độc lập.



Đây là lãnh thổ của chúng tôi... ! công an xã bảo thế.— with Người Buôn Gió.



Gọi thêm hơn chục công an xã



Gọi thêm an ninh từ đâu đến quay phim cụ Đức.









Vụ quan chức xã ưu ái cấp đất cho người nhà: Kỷ luật Đảng ủy xã Sơn Thành


Gần 90 ngôi mộ “mất tích”?


Cơ quan thú y đùn đẩy trách nhiệm


Nga làm máy bay không người lái cho VN


Cập nhật: 09:27 GMT - thứ năm, 15 tháng 3, 2012
UAV Irkut-3 (hình của irkut.com)

Tập đoàn Irkut đã sản xuất nhiều loại máy bay không người lái

Truyền thông Nga đưa tin hãng chế tạo máy bay quân sự Irkut vừa ký hợp đồng sản xuất máy bay không người lái cỡ nhỏ (UAV) cho Việt Nam.

Trả lời nhật báo Nga Izvestia, Tổng giám đốc Irkut Engineering, một công ty con của tập đoàn Irkut, ông Yury Malov, nói bản hợp đồng trị giá 10 triệu đôla vừa được ký với Hội Hàng không vũ trụ Việt Nam (VASA) vào hôm thứ Tư, 14/3.

VASA từ chối xác nhận là đã ký hợp đồng, theo tờ Izvestia.

Theo báo Nga, Irkut dự kiến sẽ chế tạo loại máy bay không người lái, kích cỡ mini, có kèm theo cả hệ thống anten truyền dữ liệu mặt đất và hệ thống điều khiển từ xa và máy phóng.

Bên cạnh đó Irkut sẽ "giúp đào tạo phía Việt Nam sử dụng và bảo trì máy bay" cho đến khi VASA có kinh nghiệm tự chế tạo được máy bay không người lái này, ông Malov nói.

Trọng lượng của UAV trang bị hệ thống hạ cánh bằng dù là gần 100 kg. Máy bay sẽ có thể bay liên tục trên không đến 16 giờ.

Mục đích

Ông Malov còn cho biết thêm, trước tiên, những chiếc UAV này sẽ được sử dụng vào mục đích dân sự, nhưng trong tương lai có thể sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự.

Ông Malov cũng cho biết thêm, Việt Nam quan tâm nhất đến các UAV không đòi hỏi sân bay trú đóng.

Trước đó, Irkut đã chế tạo cho Bộ Quốc phòng Belarus loại UAV Irkut-10 có trọng lượng 8,5 kg, có thể bay liên tục trên không không quá hai giờ.

Nga đã đóng vai trò chủ lực trong quá trình hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là hải quân, của Việt Nam, tuy gần đây Việt Nam cũng muốn mở rộng việc mua vũ khí ra các quốc gia "không truyền thống" khác.

Việt Nam đang hy vọng sẽ tự sản xuất tàu chiến ở trong nước theo bản quyền của nước ngoài. Năm ngoái, nhà máy đóng tàu Hồng Hà loan báo đã lần đầu tiên đóng mới thành công tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động.

Quân đội Việt Nam cũng đặt sáu tàu ngầm hạng Kilo từ Nga, đồng thời có kế hoạch mua thêm hai hộ tống hạm Gepard của Nga.

Hồi tháng Giêng, hải quân Việt Nam tiếp nhận hai trực thăng EC-225 từ Pháp và công bố thành lập phi đội trực thăng EC225.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/03/120315_russia_viet_mini_drone.shtml

Thực hư chuyện san lấp mộ ở Hoàng Liệt


Cập nhật: 06:59 GMT - thứ sáu, 16 tháng 3, 2012
Khu vực bị đơn vị thi công vùi lấp

Chính quyền và người dân đưa ra con số khác nhau về vụ lấp mộ

Người dân và chính quyền ở một phường của Hà Nội nhận định khác nhau về cáo buộc "hàng trăm ngôi mộ bị san phẳng" trong một dự án xây dựng.

Vụ việc liên quan dự án xây dựng Khu nhà ở của Vụ tổ chức cán bộ – Tổng cục III – Bộ Công an.

Ban đầu, hôm 13/3 một số tờ báo trong nước đưa tin đơn vị thi công san phẳng hàng trăm ngôi mộ của nhiều dòng họ.

Báo Năng Lượng Mới tường thuật: "Trong lúc chưa thống nhất phương án di rời phần mộ làng Tứ Kỳ, đơn vị thi công đã 'vội' cho xe ủi san bằng gần 50 ngôi mộ của dân làng và hàng trăm ngôi mộ vô danh chỉ sau một đêm."

Cảnh tượng gây sốc này xảy ra ở làng Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai của Hà Nội.

Tuy vậy, đến hôm nay, vẫn chưa ngã ngũ trong kết luận tổng cộng có bao nhiêu ngôi mộ bị lấp.

'Không phải hàng trăm'

Nói với BBC hôm 15/3, ông Phùng Trung Hải, chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Hoàng Liệt, cho rằng cáo buộc hàng trăm ngôi mộ bị san lấp là không có căn cứ.

"Nếu như hơn một trăm ngôi mộ bị vùi lấp thì chắc chắn là các hộ người ta không thể để yên như thế được," ông Hải trình bày.

"Đến giờ phút này chỉ có ba ngôi bị ảnh hưởng liên quan tới các hộ gia đình, và họ đã làm việc với các chủ đầu tư và đã di chuyển về nghĩa trang."

"Tại buổi làm việc đó thì có 2/3 hộ xác định không phải mộ bị lấp. Còn một gia đình nói rằng họ có bảy ngôi thì hiện tại người ta đá tìm thấy ba ngôi còn bốn ngôi gia đình này không nhớ ở vị trí nào mà không xác định rằng bị lấp," ông Hải thuật lại.

"Nếu như hơn một trăm ngôi mộ bị vùi lấp thì chắc chắn là các hộ người ta không thể để yên như thế được."

Phùng Trung Hải, chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt

Ông nói thêm: "Chúng tôi đang cử các lực lượng giữ nguyên hiện trạng và không cho chủ đầu tư tiến hành san lấp và thi công trên mặt bằng đó."

Qua tìm hiểu của BBC, đây là dự án xây nhà ở cho Vụ tổ chức cán bộ – Tổng cục III – Bộ Công an.

Dự án này có hai quá trình thực hiện. Quá trình đầu tiên có diện tích là 2,8ha. Quá trình bổ sung sau này là 7100 m.

Ông Hải cho biết hiện tại, chủ đầu tư đã san lấp gần 10.000 mét vuông thuộc quá trình một.

Theo thống kê của tổ công tác, ông Hải cho hay, có trên dưới 300 ngôi một nằm trong phần diện tích 2,8 ha.

Mâu thuẫn

Chính quyền địa phương nói có một ngôi mộ bị san lấp và hai ngôi bị ảnh hưởng.

Ông Hải nói trước khi chủ đầu tư san lấp, họ đã dùng cọc để đánh dấu những điểm có mộ để khi san lấp không bị vào những khu vực đó.

"Chúng tôi không thể khẳng định được là trăm ngôi mộ bị san lấp được vì chúng tôi đã xuống kiểm tra hiện trường thì những cọc tiêu vẫn còn cắm ở đó."

Theo ông Hải, ý định của chủ đầu tư trong lần san lấp này là mở một con đường phục vụ cho việc triển khai san lấp.

"Chúng tôi không thể khẳng định được là trăm ngôi mộ bị san lấp được vì chúng tôi đã xuống kiểm tra hiện trường thì những cọc tiêu vẫn còn cắm ở đó."

Phùng Trung Hải, chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt

"Ý định của họ là tạo một con đường chạy thẳng vào để tiện cho việc triển khai san lấp thì trên đường ta vào đấy có ba ngôi mộ. Tức là trong công việc triển khai san lấp, người ta động phải ba ngôi mộ trong diện tích san lấp là 1ha."

"Chủ đầu tư đã làm việc với hai gia đình đấy để chuyển ba ngôi đó đi rồi.Còn toàn bộ những cái cọc đánh dấu đó vẫn được giữ nguyên hiện trạng. Người dân không hiểu thì nói rằng đẩy như thế sẽ lấp hết vào phần mộ của người ta," ông Hải nói thêm.

"Về phía trách nhiệm của chính quyền địa phương, chúng tôi đã lập mấu chốt để chống việc chủ đầu tư tranh thủ đổ trộm. Chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý việc đó."

Lãnh đạo Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam đã có buổi trao đổi với truyền thông trong nước chiều thứ Năm 15/3, hai ngày sau khi sự việc xảy ra.

Báo An Ninh Thủ Đô dẫn lời ông Nguyễn Văn Trường - Phó Giám đốc Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam khẳng định: "Việc san lấp mặt bằng tại dự án xây dựng Tứ Kỳ là hoàn toàn đúng luật, và trong quá trình san lấp này không hề có một ngôi mộ nào của người dân bị vùi dưới cát."

Ông Trường cũng nói, trước khi san ủi cát, công ty đã phối hợp với người dân di dời khoảng 10 ngôi mộ theo đúng thủ tục tâm linh, và chủ đầu tư chỉ tiến hành san lấp vào ban ngày, không phải vào ban đêm như tin đã đưa.

Nhưng Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt lại cho rằng đơn vị này không thực hiện đúng quy trình.

"Về quy trình giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư vẫn chưa chấp hành đúng và khi đơn vị này triển khai thì họ đã được mời lên ủy ban phường ba lần để làm việc và yêu cầu đình chỉ việc này nhưng họ vẫn cố tình làm."

"Chính vì vậy chúng tôi phải lập một chốt xử lý 24/24," ông Phùng Trung Hải cho BBC biết hôm 15/3.

Trong khi đó, tường thuật của báo VietNamNet lại nói: "Người dân nơi đây thì khẳng định có tới gần 100 ngôi mộ bị lấp."


www.bbc.co.uk

Việt - Trung đấu khẩu vì mời thầu dầu khí


Cập nhật: 05:48 GMT - thứ bảy, 17 tháng 3, 2012
Ông Lưu Vi Dân

Ông Lưu Vi Dân chỉ nhắc chung chung đến 'Nam Hải' chứ không đề cập Hoàng Sa

Đấu khẩu ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục với việc Bắc Kinh bác bỏ "cáo buộc không xác đáng" về hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân tuyên bố tại cuộc họp báo ngày 16/3 ở Bắc Kinh.

Ông này nói: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo trên Nam Hải và vùng biển chung quanh."

"Trung Quốc không chấp nhận những cáo buộc không xác đáng từ những nước liên quan."

Ông Lưu Vi Dân trả lời câu hỏi sau khi Việt Nam yêu cầu Bắc Kinh "chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa".

Ông tuyên bố: "Ưu tiên hàng đầu bây giờ là có hợp tác thực tiễn ở Nam Hải càng sớm càng tốt, trong khuôn khổ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Nam Hải."

Hồi đáp của Trung Quốc chỉ nhắc chung chung về khu vực mà nước này gọi là Nam Hải và Việt Nam gọi là Biển Đông, mặc dù cáo buộc của Việt Nam ngày 15/3 là về diễn biến xung quanh Hoàng Sa.

Lập trường của Trung Quốc lâu nay là không đàm phán với Việt Nam về Hoàng Sa, quần đảo mà nước này chiếm được sau trận đánh với Hải quân Việt Nam Cộng hòa năm 1974.

Mời thầu dầu khí

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam liệt kê một loạt các "vi phạm" của Trung Quốc.

Nhưng có vẻ mục tiêu chính của Hà Nội nhắm vào việc "Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) tiến hành mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 01 hải lý".

Thông tin mời thầu dầu khí 19 lô của CNOOC đã được loan báo từ hồi năm ngoái.

IHS Global Insight viết trong một báo cáo năm ngoái: "Không rõ diện tích của lô 65/24 và 55/03 có nằm ngoài ranh giới đòi chủ quyền của Việt Nam hay không."

"Các nhà thầu có rủi ro kẹt trong căng thẳng chính trị giữa hai nước," báo cáo này nói.

Các công ty năng lượng nước ngoài đang gia tăng hoạt động khảo sát trong khu vực tranh chấp, một điều có thể khiến tình hình thêm phức tạp.

Forum Energy PLC, một hãng đặt ở Anh, đang tìm dầu theo thỏa thuận với Philippines, và tháng rồi tuyên bố sẽ vẫn tiếp tục bất chấp phản đối của Trung Quốc.

ONGC Videsh của Ấn Độ đã nói họ sẽ bắt đầu khoan dầu trong khu vực theo thỏa thuận với Việt Nam.

Mùa hè năm ngoái, Việt Nam và Trung Quốc đã rất căng thẳng, sau việc tàu Trung Quốc cắt dây cáp tàu khảo sát do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuê.

Sự cố này đã góp phần mở đường cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau đó thăm Bắc Kinh vào tháng 10, và ký "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển".

www.bbc.co.uk