THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

01 May 2013

Paris Tưởng Niệm 38 năm Ngày Quốc Hận 30-04-1975

Tưởng niệm tháng Tư Đen 2013 tại Frankfurt, Đức quốc


Tưởng niệm tháng Tư Đen 2013 tại Frankfurt, Đức quốc
      Thông Tin Đức Quốc - 29.04.2013

NTN (Tham du vien bieu tinh)

Mặc dù đã cuối tháng 4, cái lạnh 6 độ C vẫn còn vương vấn và từ 3 hôm trước dự báo thời tiết đã cho biết trời sẽ mưa dầm và lạnh vào ngày thứ Bảy, 27.4.13, nhưng không làm sờn lòng hơn 200 người Việt còn trăn trở với hiện tình đất nước, đặc biệt từ các tiểu bang xa như Berlin, Hamburg, München, Bremen,...đã tụ về trước Lãnh sự quán CSVN nằm trên đường Kenedy Alle thuộc thành phố Frankfurt / Main để tham dự cuộc biểu tình tưởng niệm biến cố đau thương 30.4 cách đây 38 năm, cũng như hun đúc tinh thần và khẳng định quyết tâm chống lại sự cai trị bạo tàn của đảng Cộng sản Việt Nam, do Hội NVTNCS tại Frankfurt phối hợp với Liên Hội NVTNCS và nhiều tổ chức, đoàn thể người Việt tại CHLB Đức tổ chức. Đặc biệt nhất là sự hiện diện của cụ Nguyễn Đình Tâm tròn 90 tuổi, đến từ Berlin đã được mọi người vỗ tay trân trọng tán thưởng.

Đối diện lãnh sự quán CSVN

Chương trình sinh hoạt ngày Quốc Hận đã bắt đầu vào lúc 12 giờ 30 bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm trong rừng cờ vàng và biểu ngữ. Ông Võ Hùng Sơn, chủ tịch HNVTNCS tại Frankfurt đã khai mạc bằng bài diễn văn ngắn nhắc lại biến cố đau thương cho cả nước đúng 38 năm trước, khi miền Nam tự do mất vào tay khối cộng sản. ĐCSVN sau đó đã tiến hành những chính sách trả thù người dân miền Nam và đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Họ đã biến một miền Nam Việt Nam trù phú thành một nơi đói nghèo như Bắc Hàn. Chính sách hà khắc và ngu dốt đó đã đẩy hàng triệu người phải bỏ nưóc ra đi và đã khiến hàng trăm ngàn người phải bỏ thây nơi rừng sâu, trên biển cả.

Nhưng điều đáng nói hơn cả là thái độ khiếp nhược của lãnh đạo ĐCSVN trước tham vọng sát nhập Việt Nam vào đất Tàu của nhà cầm quyền Trung Cộng (TC). Họ đã để TC ngang nhiên xâm phạm hải phận Việt Nam ở biển Đông như vào chỗ không người, để TC khai thác bauxite ở Tây Nguyên, rừng đầu nguồn và nhiều nơi khác gây nguy hại trầm trọng đến an ninh quốc gia. ĐCSVN cũng đã cắt nhượng nhiều phần lãnh thổ Việt Nam cho TC để đổi lấy sự bảo kê giữ chặt quyền lực. Ngoài ra, sự can đảm đứng lên và chấp nhận hy sinh của những con dân Việt Nam tại quốc nội trong những năm qua đã được mọi người ca ngợi, tuyên dương.

Tiếp theo là phần phát biểu của các đại diện tổ chức, hội đoàn tại Đức như Cộng đồng Người Việt tại Berlin (cụ Nguyễn Đinh Tâm, 90 tuổi), đảng Dân Tộc (ông Trần Văn Sơn), Hội NVTNCS tại Mönchengladbach (ông Nguyễn Văn Rị), Tu sĩ Thích Ấn Tâm, Hội Người Việt tỵ Nạn vùng Rurhgebiet (2 bạn trẻ Vũ Duy Minh Khoa và Vũ Duy Yến Ngân), Hội Người Việt tỵ Nạn tại Oldenwald (ông Lê Trung Ưng), đảng Việt Tân (ông Nguyễn Thanh Văn), Hội Người Việt tỵ Nạn tại Köln (Liêu Tuấn Tú),…với nội dung xoay quanh việc tưởng niệm nạn nhân của chế độ độc tài cộng sản và tố cáo tội ác buôn dân bán nước của CSVN cũng như kêu gọi đồng bào hải ngoại tiếp tay với đồng bào quốc nội để đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa đất nước và chống ngoại xâm. Đặc biệt một phụ nữ, đại diện cho cộng đồng người Tây Tạng tại Đức cũng đã phát biểu ủng hộ cuộc đấu tranh của người Việt Nam.

Những bài phát biểu cũng không quên tố cáo âm mưu chia rẽ cộng đồng người Việt hải ngoại qua nghị quyết 36 nhằm vô hiệu hóa những nỗ lực đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ tự do thực sự.

Rừng biểu ngữ hầu hết nói lên khát vọng tự do dân chủ cho đất nước, tố cáo tội ác của ĐCSVN và tham vọng bành trước của Bắc Kinh.
Sau những bài phát biểu là những tiếng hô „Đả đảo ĐCSVN buôn dân bán", „Tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam" vang dội một góc phố.


Cụ Nguyễn Đình Tâm (Berlin)




Ông Nguyễn Văn Rị (Hội NVTNCS Mönchengladbach)


Ông Trần Văn Sơn ( Đảng Dân Tộc)



Tu sĩ Thích Ấn Tâm













Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh (Liên Hội NVTN tại Đức)














Anh Vũ Duy Minh Khoa (Hội NVTNCS Ruhrgebiet)



















 Cô Vũ Duy Yến Ngân (Hội NVTNCS Ruhrgebiet)


Ca sĩ Thu Sương (đến từ Pháp quốc)













Ông Lê Trung Ưng (Hội Người Việt tỵ Nạn tại Oldenwald)













Ông Nguyễn Thanh Văn (Đảng Việt Tân)













Ông Liêu Tuấn Tú (Hội NVTN tại Köln)













Ông Trần Văn các (Hội NVTNCS tại Bremen)



Đại diện Cộng đồng Người Tây Tạng

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh (Liên Hội NVTN tại Đức) và cô Vũ Duy Yến Ngân ( Hội NVTNCS vùng Ruhrgebiet) đã đảm nhận phần tiếng Đức để nói cho người Đức hiểu rõ mục đích của buổi biểu tình.

Đặc biệt, chị „Hạt Sương Khuya“, ca sĩ Thu Sương từ Paris sang đã góp mặt với những bài ca thiết tha và rực lửa đấu tranh làm cho khí thế cuộc biểu tình càng dâng cao.

Cuộc biểu tình cũng đã được trực tiếp truyền thanh truyền hình  vào các diễn đàn trên internet như Paltalk.

Trời vẫn mưa, vẫn lạnh buốt, nhưng nhờ những ổ bánh mì thịt của ban tổ chức chuẩn bị sẵn, đoàn biểu tình đã ấm áp lại phần nào.
Cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán CSVN chấm dứt vào lúc 14giờ 30. Sau đó đoàn biểu tình đã diễn hành đến Lãnh sự quán Trung Cộng với biểu ngữ và rừng cờ vàng cả hai con đường, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và lịch sự của những nhân viên công lực Đức.

Trước lãnh sự quán TC

Khoảng 14 giờ 30, ban tổ chức nhanh chóng thu dọn cờ, biểu ngữ, dàn âm thanh, … và hướng dẫn đoàn biểu tình di chuyển đến lãnh sự quán TC chỉ cách đó khoảng 300m. Đoàn đi, vàng cả hai con đường, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và lịch sự của những nhân viên công lực Đức.
Những bài phát biểu cùng những tấm biểu ngữ lớn nhỏ tố cáo những hành động bành trướng tại biển Đông của TC đã được cất lên, xen kẽ là những tiếng hô đả đảo TC. Tại đây một số biểu ngữ bằng hình ảnh có nội dung rất lý thú cũng được một số tham dự viên trương lên (xin xem hình) nhằm tố các những chính sách dùng hàng giả, sử dụng hacker, hàng độc hại, đánh cắp bản quyền…..



Cuộc biểu tình trong công viên nhỏ nằm đối diện với Lãnh sự quán Trung cộng đã thêm phần khí thế với sự góp mặt của Nhóm khoảng 10 người Tây Tạng. Họ mặc áo, choàng cờ vàng lên vai, cầm bảng lưỡi bò bị kéo cắt. Họ hát bằng tiếng Tây Tạng; dù không hiểu người người Việt hiện diện có thể cảm nhận được nỗi đau đớn, uất hận của người dân đã mất nước trong từng ánh mắt và trong giai điệu bài ca. Sau đó họ cầm loa tay và hô rất to những khẩu hiệu chống TC một cách rất nhiệt tình, mạnh mẽ. Nét mặt, cử chỉ, ánh mắt của họ khiến các tham dự viên khác cũng bị cuốn hút theo một cách vừa hào hứng vừa khâm phục.

Cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung cộng chấm dứt vào lúc 16 giờ.

Sau đó mọi người đã di chuyển về hội trường Volkshaus Enkheim trên đường Borsig Allee nằm cách đó khoảng 10 cây số để dùng bửa cơm chiều sau nhiều tiếng đồng hồ biểu tình ngoài trời mưa lạnh.

Hội thảo và văn nghệ đấu tranh

Hội Phụ Nữ tại Frankfurt đã có nhã ý đãi các tham dự viên bằng một buổi cơm nóng với thịt kho tàu và đầy đủ các loại xà-lách tươi cùng trà nóng, cà phê miễn phí.

Chương trình phần ba bắt đầu cũng bằng nghi thức chào cờ, mặc niệm và dân hương trước bàn thờ Tổ quốc rất trang nghiêm bên cạnh là bức tranh „Tiếc thương“ nổi tiếng.

Sau đó ban chấp hành của Liên Hội (BCH/LH) đã được mời lên bàn chủ tọa để tiến hành phần sinh hoạt thứ ba. Bác sĩ Trần Văn Tích, chủ tịch Liên Hội đã trình bày những công tác đã thực hiện trong năm qua cũng như tình hình tài chánh của LH. Dưới sự điều hợp của BCH/ LH, cử tọa đã biểu quyết chọn nơi biểu tình là Berlin cho ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2013 và giữ Frankfurt là nơi tổ chức Ngày Quốc Hận 2014.
Cử tọa đã sôi nổi góp ý với BCH/ LH. Một số đại diện hội đoàn và cá nhân đã quyên góp tại chỗ để LH có thêm phương tiện để sinh hoạt.

Sau phần hội thảo là phần văn nghệ đấu tranh với sự đóng góp của ca sĩ Thu Sương cùng nhiều tài năng khác đã khiến mọi người không nỡ rời hội trường cho đến tận 22 giờ đêm, kết thúc một ngày sinh hoạt đấu tranh rất có ý nghĩa.

NTN
Photo von Luu Berlin
Thông Tin Đức Quốc http://www.thongtinducquoc.de/node/520

VIDEO - Công an phường "vô cớ" bắt lỗi dân



Công an dừng người dắt xe lại để kiểm tra hành chính lúc ban đầu

Không chỉ xưng "tao, mày", chiến sỹ này còn không chào theo điều lệnh trước khi kiểm tra hành chính. Thêm nữa, khi nói chuyện một tay luôn đút vào túi quần

============
Không chỉ xưng hô "tao, mày", một chiến sỹ công an trong clip nhất quyết bắt bằng được người dân mang xe về đồn để kiểm tra... vì xe không chính chủ.

Xuất hiện trên một Fanpage của Facebook hôm qua (30/4), clip dài hơn 5 phút kèm theo chú thích: "Dắt xe đi ngoài đường cũng bị kiểm tra hành chính, giấy tờ đầy đủ cũng bị cho về phường giải quyết, thế là thế nào? "Thím" nào xem xong clip nói hộ xem vụ này đỡ kiểu gì? Đã có luật nào dắt xe mà bị đưa về phường chưa, người ta đầy đủ giấy tờ mà". Mới được đăng tải lên Facebook, đoạn clip đang gây ra nhiều tranh cãi cho các thành viên mạng.

Mở đầu clip là cảnh một chiến sỹ công an tay cầm đăng ký xe của người bị bắt lỗi vi phạm, tiếp sau đó khoảng 30 giây có thêm hai chiến sỹ công an khác đi chiếc xe máy AirBlade màu đen đến. Ngay sau khi dừng xe, một chiến sỹ công an không chào hỏi theo điều lệnh của ngành đối với người đang bị "bắt lỗi", mà ngay lập tức giật lấy giấy tờ một chiến sỹ đang đứng trước đó cầm, một tay đút vào túi quần; sau đó là hỏi "vặn vẹo" người bị "bắt lỗi".

Người bị "bắt lỗi" liền lên tiếng: "Bọn em đang dắt xe đi thì chú này hỏi giấy tờ, chứ bọn em có đi xe đâu...?". Thấy thế, chiến sỹ công an vừa đến trả lời: "Anh là công an ở khu vực này, tuy em dắt bộ nhưng anh vẫn phải kiểm tra giấy tờ bình thường". Phản ứng lại, người bị bắt lỗi kêu: "Bọn em vừa dắt xe đi qua đây, đang đứng ở đây, các anh ập đến đòi kiểm tra giấy tờ xe chính chủ hay không? Em khẳng định với anh xe đây có giấy tờ, có chủ sở hữu... ".

Chưa để người bị "bắt lỗi" nói hết, chiến sỹ công an này liền chống một tay vào hông, phản ứng gay gắt xưng "mày, tao", bắt người này phải có giấy tờ mua bán xe và mang ngay xe về phường để kiểm tra...

Ngay sau khi được đăng tải lên Facebook, đoạn clip nhanh chóng thu hút được hằng trăm người xem, đồng thời có rất nhiều ý kiến tranh cãi từ các thành viên mạng xoay quanh vấn đề này.

Thành viên Hieu T. Ly bình luận: "Thứ nhất: Chào sai điều lệnh là chán rồi. Thứ 2: Xe không ttham gia giao thông, ai cho cưỡng chế dừng xe lại? Thứ 3: Công an phường không đủ thẩm quyền để dừng xe vi phạm giao thông. Thứ 4: Không có giấy khám xét kiểm tra thì đừng ai cho "tra khảo". Kể cả đáng tình nghi cũng không được quyền làm gì hết, trừ các lực lượng đặc biệt như 141".

Còn thành viên Thanh Nguyễn chia sẻ: "Công an gì mà đến không chào theo hiệu lệnh, lại còn xưng hô tao mày với dân. Thử hỏi văn hóa để ở đâu? Không biết chiến sỹ này có nắm được Thông tư 27 không mà lại làm việc như vậy?".

Tuy nhiên, thành viên Từng Thản cho hay: "Công an phường vẫn có quyền dừng phương tiện tham gia giao thông, nhưng việc kiểm tra hành chính thì phải nêu ra được lỗi của người tham gia giao thông, thì lúc đó, họ mới phải xuất trình giấy tờ. Còn khi dừng phương tiện, người có thẩm quyền ra hiệu lệnh dừng phương tiện phải chào theo đúng điều lệnh...".

"Ở clip này, chiến sỹ công an sai về điều lệnh do cách xưng hô cư xử với nhân dân không đúng. Còn người dân sai về việc không chứng minh được nguồn gốc cái xe. Không phải chủ xe thì biết đâu là xe ăn cắp thì sao? Nếu các bạn theo dõi chốt 141, từng bắt được vài vụ vừa ăn cắp xe xong, không đội mũ bị tóm luôn... Sau đó, người bị hại được trả lại xe", thành viên FC Vod Ka bình luận.

Dưới đây là clip "Công an phường bắt lỗi... gây khó dễ cho người dân":

Kiều hối về VN đạt 10 tỷ đôla năm 2012



Hàng tỷ USD học phí đang chảy đi hàng năm

Tin cho hay lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2012 đạt 10 tỷ đôla, đứng thứ chín trên thế giới.
Báo chí trong nước dẫn nguồn Ngân hàng Thế giới (WB) nói Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Philippines, về kiều hối từ các nước ngoài.
Năm ngoái lượng kiều hối của người Philippines gửi từ các nơi về nước cho thân nhân là 24,45 tỷ đôla.
Sau Philippines và Việt Nam là Indonesia với 7,2 tỷ đôla và Thái Lan với 4,12 tỷ đôla.
Trên thế giới, Ấn Độ là quốc gia nhận kiều hối lớn nhất với 69,35 tỷ đôla. Tiếp sau là Trung Quốc với 60,24 tỷ.
Tổng cộng trong năm 2012, lao động nhập cư từ các nước đang phát triển đã gửi về nước một lượng tiền là 401 tỷ đôla, tăng 5,3% so với năm 2011. Đây là con số cao nhất từ trước tới nay.
Lượng kiều hối về các nước Đông Nam Á tổng cộng là 47,96 tỷ đôla năm ngoái, tăng 8,43% so với năm 2011.

Tăng đều

Kiều hối gửi về Việt Nam mỗi năm đều tăng so với năm trước. Lượng kiều hối về TPHCM chiếm bình quân khoảng 42-43% tổng lượng kiều hối cả nước.
Năm 2010, kiều hối gửi về Việt Nam là hơn 8 tỷ đôla, tăng 25,6% so với năm 2009.
Hiện có hơn bốn triệu người Việt đang định cư tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, có khoảng nửa triệu lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài.
Các thị trường có lượng kiều hối mà người lao động gửi về nhiều nhất là Đài Loan, Nhật Bản, sau đó là Malaysia và Hàn Quốc.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam năm 2012 ước tính đạt 136 tỷ đôla.
Theo BBC

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn làm gì ngày 30/4 ???


Trịnh Công Sơn, Huỳnh Ngọc Chênh… 30/4/1975


…Thấy trong đám đông ùa đến đài có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS), sinh viên Huỳnh Ngọc Chênh đưa anh vào và tất cả cùng anh hát vang bài “Nối vòng tay lớn”. Không có đàn trống, chúng tôi vỗ tay, gõ nhịp lên bàn cùng nhau hát vang. Băng ghi âm mới phát hiện gần đây ở Mỹ ghi rõ diễn tiến lúc đó.

trinhcongson-giaiphong
Tướng Dương Văn Minh chuẩn bị tuyên bố đầu hàng tại đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975

Cựu chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn Nguyễn Hữu Thái nói trước:
“…Cách mạng Sài Gòn, Chợ Lớn Gia Định và chúng tôi xin công bố là thành phố Sài Gòn đã được giải phóng lúc 12 giờ ngày hôm nay, 30 tháng 4 năm 1975. Chúng tôi xin đồng bào hãy bình thản và bình tĩnh tiếp tục cuộc sống bình thường. Quân đội cách mạng đã làm chủ hoàn toàn thành phố và hiện tại chúng tôi (…). Như thanh niên sinh viên học sinh Sài Gòn và toàn quốc đã biết, chúng tôi xin giới thiệu anh Sơn có thể nói vài lời và cũng là hát cho quý vị nghe một bài ngăn ngắn.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lên tiếng chào mừng ngày độc lập và thống nhất:


 “Bài hát đã có tác động làm chùng tay súng. Một ngày, một giờ mà sinh mệnh của hàng triệu con người nằm trên đường tơ kẽ tóc, một sự kiện như thế thật quá trọng đại!”Nguyễn Văn Thọ
ghi
“Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này. Hôm nay là cái ngày mà mơ ước của tất cả chúng ta đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam này cũng như những điều mơ ước (của) các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất (thì) hôm nay chúng ta đã đạt được những kết quả đó. Tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam này hãy… và hợp tác chặt chẽ với chánh phủ lâm thời miền Nam Việt Nam.

Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước. Chúng ta là người Việt Nam. Đất nước này là đất nước Việt Nam. Chúng ta ở trên đất nước của chúng ta.
Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ đến đây… những cái thái độ hoà giải tốt đẹp. Các bạn không có lý do gì sợ hãi để mà ra đi cả. Đây là cơ hội đẹp đẽ và duy nhất để đất nước Việt Nam thống nhất và độc lập.
Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước từ mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn thân hữu cũng như những người chưa quen với tôi ở lại và chúng ta kết hợp chặt chẽ với Ủy ban cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng Miền Nam Việt Nam này…gặp tất cả các anh em ở trong Ủy ban Cách mạng Lâm thời.
Hiện tại chúng tôi đang ở đài phát thanh Sài Gòn. Và tôi mong các bạn chuẩn bị sẵn sàng để đến đây góp tiếng nói, để lên tiếng để tất cả mọi người đều yên tâm và tôi xin tất cả các anh em sinh viên, học sinh của Miền Nam Việt Nam này hãy yên ổn kết hợp lại với nhau; khóm phường đều kết hợp chặt chẽ để đón chờ Ủy ban Cách mạng Lâm thời đến. Xin chấm dứt.
“Tôi xin hát một bài. Hiện tại ở trên đài thì không có đàn guitar, tôi xin hát lại cái bài Nối vòng tay lớn. Hôm nay, thật sự cái vòng tay lớn đã được nối kết:
Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la
Anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát
Quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm
Nối tròn một vòng Việt Nam…
Tất cả chúng tôi cùng anh hát vang bài “Nối vòng tay lớn”. Không có đàn trống, anh em vỗ tay, gõ nhịp lên bàn cùng nhau hát vang.
Bài hát ra đời từ mấy năm trước, nói lên giấc mơ của dân tộc nay mới trở thành hiện thực. Đây là bài hát đầu tiên được phát lên sóng của đài phát thanh Sài Gòn ngày giải phóng. Phải gần 20 năm sau tôi mới gặp lại người bạn học cũ Trịnh Công Sơn, gặp nhau trong ngày trọng đại này.
Bài hát này xuất hiện cùng với Huế Sài Gòn Hà Nội, Ta phải thấy mặt trời, Việt Nam ơi hãy vùng lên, Đồng dao hòa bình… vào các năm 1968-69 cổ vũ cho tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc, nói lên khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước.
Ngày 30/4/1975, chiến tranh chấm dứt tại Sài Gòn, ước mơ trong các bài hát của Sơn đã trở thành hiện thực. Có hạnh phúc nào bằng? Vinh dự biết bao!
Thế hệ chúng tôi tự hào có Trịnh Công Sơn phát lên tiếng gọi hòa hợp hòa giải dân tộc đầu tiên ngay sau khi chấm dứt chiến tranh. Làm một người nghệ sĩ, Trịnh Công Sơn chỉ cần sự kiện sáng tác Nối vòng tay lớn, hát Nối vòng tay lớn như thế là đã có tên trong bảng đồng bia đá rồi.
“Bài hát đã có tác động làm chùng tay súng. Một ngày, một giờ mà sinh mệnh của hàng triệu con người nằm trên đường tơ kẽ tóc, một sự kiện như thế thật quá trọng đại!”.
Đó là cảm giác ghi lại của anh bộ đội Nguyễn Văn Thọ khi tiến vào Sài Gòn, anh viết tiếp: “Mặt đất bao la…anh em ta về…gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng… Lời ca không phải là tiếng thách thức tử thủ. Lời ca không phải là tiếng bể máu như kết cục thường của chiến cuộc, lời ca khi ấy làm chùng xuống không khí thù hận và hằn học. Chúng tôi tiến vào Sài Gòn…
Chiến tranh nào bao giờ chẳng có mặt trái, nhưng tiếng hát kia, bản nhạc ấy, mở ra cho cả hai bên nghe như một liều thuốc vô hình đã làm chùng xuống một thời khắc dễ nổi cáu và nổi đóa”.
Riêng tôi không ở lại đài đến cuối phần phát thanh vì anh Lê Công Giàu, cán bộ Thành Đoàn của Mặt trận Giải phóng xuống mời tôi lên gặp ban chỉ huy tiếp quản Sài Gòn đang đóng quân ở trường Pétrus Ký (Lê Hồng Phong ngày nay).
Họ muốn gặp tôi bàn bạc kế hoạch tập hợp thanh niên sinh viên học sinh Sài Gòn vào sáng mai 1/5. Tôi quen mặt hầu hết các cán bộ Đoàn đang có mặt ở đó nguyên là học sinh sinh viên Sài Gòn, nay rắn rỏi trong quân phục quân giải phóng. Những người đã cùng tôi xuống đường đấu tranh từ 10 năm qua…
Chiều 30/4/1975, nhiều cánh quân lần lượt kéo đến. Chuẩn tướng VNCH Nguyễn Hữu Hạnh cảm thấy thanh thản và nhẹ lòng khi đã làm xong nhiệm vụ mà Ban binh vận Trung ương cục đã giao. Ông đã góp phần nhỏ bé của mình cho một Sài Gòn còn nguyên vẹn, cho một nước Việt Nam thống nhất, hòa bình. Ông bỗng nhớ đến những ngày hôm qua của đời mình: Từ một sĩ quan chống cộng trở thành cơ sở của cách mạng.
Tại Dinh Độc Lập, nhóm tướng Minh nghe đại tá Sáu Trí (Nguyễn Văn Khiêm, tình báo của cách mạng) cùng nhóm hoạt động cách mạng nội thành Tô Văn Cang vào nói chuyện, anh em đã an tâm hơn.
Nhóm Sáu Trí xuống dưới hầm họp chung với nhiều vị tướng tá cách mạng như Nguyễn Hữu An, Nam Long…
Khi nhận định tình hình còn rất phức tạp, lộn xộn, các anh cùng bàn là nên thảo một thông báo để trấn an quân đội và dân chúng. Ý kiến góp chung, nhưng các anh giao cho ông Cang chấp bút ghi lại, rồi các anh giao cho họ chạy ra đài phát thanh.
Tại đài, quần chúng tranh nhau lên tiếng thật đông, phải khó nhọc lắm xe các ông mới lọt vô được. Rồi họ lên lầu để cho ông Cang đọc chậm và rõ bảng “Thông báo số 1”, ông Giàu đi theo đọc lại lần nữa, sau đó dặn cứ 5 phút thì lặp lại một lần.
Nội dung Thông cáo số 1 của Bộ tư lịnh Quân Giải phóng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định như sau:
“Quân Giải phóng đã chiếm Dinh Độc Lập và làm chủ tình hình tất cả Sài Gòn lúc 12 giờ hiện nay, ngày 30/4/1975.
Bắt đầu từ giờ phút này, yêu cầu tất cả nhân dân thi hành mệnh lệnh của Bộ Tư lịnh Quân Giải phóng :
-Lệnh giới nghiêm bắt đầu từ 18 giờ đến 6 giờ sáng.
-Tất cả quân đội Sài Gòn, nhân dân tự vệ, cảnh sát của ngụy quyền Sài Gòn phải đến trình diện nộp vũ khí tại các Ủy ban Quân quản các Quận.
-Anh chị em công nhân phải giữ gìn bảo vệ các xí nghiệp
nhà máy.
-Công chức các cấp trong lãnh vực điện, nước, viễn thông, vệ sinh công cộng … phải tiếp tục điều hành và tuyệt đối không được hủy hoại tài sản Nhà nước.
-Bộ Tư lịnh Giải phóng sẽ nghiêm trị hành động trộm cướp, gây xáo trộn, làm mất trật tự, nghiêm cấm gây tiếng nô, bắn súng bừa bãi gây hoang mang trong dân chúng.
Sài Gòn, ngày 30/4/1975,
Bộ Tư lịnh Quân Giải phóng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định”.
Tại Bộ chỉ huy quân cách mạng ở miệt Bến Cát, các ông Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, tướng Văn Tiến Dũng cùng nhiều người trong bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh ôm nhau vui mừng khi nghe phát đi lời đầu hàng của tướng Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sài Gòn. Họ nhận được ngay bức điện khen ngợi của Trung ương: “Chúc mừng cuộc đại thắng lợi. Các anh có nghe thấy được tiếng pháo mừng chiến thắng vang khắp Hà Nội không?”.
Tại thủ đô Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy hai cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng: Điện Biên Phủ năm 1954 và Sài Gòn 21 năm sau. Ông nghĩ rằng trong cả hai cuộc chiến ấy ông đều có “cơ duyên” với Thượng tướng Lê Trọng Tấn.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị do tướng Tấn chỉ huy cắm cờ trên nóc hầm tướng De Castries. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lúc đầu cánh quân chủ lực để đánh vào Sài Gòn được xác định là Quân đoàn 3 từ Tây Nguyên. Nhưng cuối cùng, “cánh Duyên hải” của tướng Tấn, sau khi nhận được lệnh “thần tốc” trực tiếp từ tướng Giáp, đã tiến thẳng vào Sài Gòn cắm cờ trên dinh Độc Lập vào trưa 30/4.
Tướng Giáp kể lại rằng vào cái buổi trưa lịch sử ấy, sau khi ra nốt những mệnh lệnh cuối cùng để giải quyết chiến trường, ông đã rời tổng hành dinh nằm giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, lặng lẽ đi bộ ra Hồ Gươm. Ông cho rằng đó là những giây phút hạnh phúc nhất của ông.
Có lẽ ông ra đấy để thư giãn, trút đi bao nỗi nhọc mệt và căng thẳng sau bao ngày đêm theo sát chỉ đạo chiến trường. Và phải chăng ông nhìn Hồ Gươm để chiêm nghiệm việc vua Lê Lợi sau ngày dẹp tan quân thù ra khỏi bờ cõi đã từng đến đây trao lại gươm thiêng cho rùa thần để bước vào một giai đoạn mới xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.
Nhà văn Nhật Tiến (hiện đang ở Mỹ) ghi lại các cảm nghĩ của ông vào sáng 30/4/1975 đó, 30 năm sau: “Suốt buổi sáng 30/4, đường phố Sài Gòn trải qua một cơn nhốn nháo khá lạ kỳ: Những người đi hôi của thì hăm hở, vội vã, còn những người còn đang trĩu nặng trong lòng những mối ngổn ngang tâm sự thì lạnh lùng, buồn bã nhìn cảnh đổi đời đang khởi sự diễn ra trước mắt với một vẻ bàng quan, câm nín. Và cả bóng dáng của những người lính VNCH nửa đi, nửa chạy, dáng vẻ thất thểu, đắng cay, nước mắt thì chan hòa trong nỗi niềm tuyệt vọng, bi phẫn cùng cực…
Gần trưa, người dân Sài Gòn ngỡ ngàng nhìn thấy nhiều chiếc xe chở bộ đội, phần lớn gốc miền Bắc đậu khắp nơi trên đường phố. Trên xe, bộ đội đổ xuống và mọi người nhốn nháo xúm lại, bu quanh, chỉ trỏ. Nhiều tiếng thì thào cất lên: Trẻ quá, trẻ quá. Vâng, trẻ một cách không ngờ, chỉ chừng như 16, 17, vẻ mặt xanh xao, ngơ ngác, họ nhìn đám đông chung quanh với một vẻ bỡ ngỡ, tò mò. Hiển nhiên người dân Sài Gòn không tìm thấy ở họ mảy may ánh mắt hận thù, trái với lời đồn đại kinh hoàng mà dân thành phố được nghe trong những tuần lễ trước đó.
Sau mấy phút lạ lẫm, người ta ùa ra thăm hỏi, vui mừng nắn tay nắn chân các chiến sĩ phần lớn gốc Đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc, rất trẻ, hiền hòa, luôn tươi cười và cả rụt rè. Những người đến từ “một Việt Nam khác”, từ lâu nay khá xa cách, trông như đến từ một hành tinh nào.
Đất nước 20 năm chia cắt đã thật sự tạo một khoảng cách chưa dễ xáp nhau lại gần! Nhiều người nghĩ: Thôi, dù thế nào thì chiến tranh cũng đã chấm dứt. Chẳng ai có thể hình dung được những ngày sắp tới rồi sẽ ra sao, nhưng nhìn cho xa, xét cho tận cùng kỳ lý thì dù thế nào cũng sẽ vẫn còn hơn là tiếp tục kéo dài cuộc chiến.
Niềm vui thật sự vỡ òa trong các khu phố lao động. Trong thoáng chốc cờ giải phóng không biết chuẩn bị từ lúc nào đã tung bay khắp nơi. Cũng còn một vài binh lính VNCH kháng cự lẻ tẻ, như tại đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng) gần chợ Bến Thành, Hồ Con Rùa, khu Tân Sa Châu… Bộ đội nhanh chóng khống chế được họ ngay.
Vào chạng vạng tối, các toán bộ đội nhóm lửa nấu bữa cơm tối trên các bãi cỏ công viên, giống hệt như họ vẫn làm thường ngày ở trong chiến khu hoặc trên đường hành binh. Lớp trẻ thành phố vẫn tò mò bám sát hàn huyên đủ thứ chuyện, giống như những người anh em ở xa mới về nhà…
Trích từ “Chuyện ít biết về ngày giải phóng Sài Gòn”

Nguyễn Hữu Thái
Nguyễn Hữu Thái.

Tác giả Nguyễn Hữu Thái
Sinh năm 1940 tại Đà Nẵng
Nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-64).
Kiến trúc sư, nghiên cứu Việt Nam học, thỉnh giảng tại Tây Âu, Bắc Mỹ & Việt Nam.
Hoạt động tích cực trong phong trào tranh đấu thanh niên sinh viên học sinh miền Nam từ 1963 đến 1975. Là một “người trong cuộc” chứng kiến ngày sụp đổ và giải phóng Sài Gòn hơn 30 năm về trước:
“Anh Nguyễn Hữu Thái đã tiếp cận Dương Văn Minh trước khi Minh làm Tổng thống. Anh đã có mặt tại Dinh Độc Lập từ sáng 30/4, góp phần tác động Dương Văn Minh đơn phương ngừng bắn chờ “bàn giao trong vòng trật tự”, tổ chức ghi âm và phát lời tuyên bố của Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sài Gòn”
Trích sách “Lịch sử Công an nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”(Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997).
Theo Tiền Phong

30/4, tôi nghĩ về Thủ tướng


nguyentandung-ASEAN

Bài viết của tác giả Bình Minh trên website nguyentandung Chẳng biết là khen hay… chửi Thủ tướng? Và không hiểu khi đọc được bài này, Thủ tướng cảm thấy vui mừng hay xấu hổ?

Lời dẫn của Truongduynhat.vn

30/4, tôi nghĩ về Thủ tướng
Toàn dân đang chuẩn bị reo vang khúc nhạc chào mừng 38 năm ngày thống nhất đất nước. Ngày lễ 30/04 bước ra đường đâu đâu cũng thấy rợp một màu cờ đỏ sao vàng, những băng rôn, áp phích chào mừng… Nhà nhà bắt đầu dắt nhau về thăm quê, người người lại í ới gọi nhau: khoác ba lô đi du lịch nào! Nghỉ lễ dài thế cơ mà, không đi thì có mà phí! Mà thật, không đi thì phí quá đi chứ!
Vậy mà tôi lại thấy có một người cứ “bỏ phí” hết ngày nghỉ lễ này sang ngày nghỉ lễ khác, hết năm này lại sang năm khác. Và con người không có ngày lễ đó mà tôi đang nhắc đến ở đây không ai xa lạ mà chính là chú Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhà ta đấy các bạn ạ! Tôi tự hỏi: 30/4 này, Thủ tướng ngài nghĩ gì? Ngài có muốn về quê thăm những người thân như mọi người không? Ngài có muốn cùng gia đình mình đi du lịch ở đâu đó không? Hay đơn giản hơn là ngài có muốn được ở nhà chỉ để được ngủ nướng, xem ti vi, chở vợ đi thăm bạn bè, hay ăn bửa cơm họp mặt gia đình… như chúng tôi vẫn làm vào những ngày nghỉ lễ này không?
Tôi là người thích xem thời sự và thường xuyên theo dõi tin tức của đất nước mình. Có lẽ vì thế mà tôi luôn dành một sự quan tâm đặc biệt tới các hoạt động của Thủ tướng.
Tôi biết rằng chặng đường chiến đấu và cống hiến của Thủ tướng là cả một hành trình dài đầy nỗ lực để xứng đáng với kỳ vọng và trọng trách và nhân dân giao phó, tuy rằng khó tránh những khuyết điểm nhưng có một điều không thể phủ nhận đó là “Thủ tướng đã cho thế giới có một cái nhìn khác về Việt Nam”.

Tôi xin được chia sẻ với các bạn một vài suy nghĩ của tôi…
Tôi là một người con đất Việt và tôi luôn tự hào vì nơi mình được sinh ra và được cống hiến sức mình cho đất nước hình chữ S này. Công việc của tôi hàng ngày vẫn là: chịu trách nhiệm chính cho sự tồn tại, duyệt và đưa ra kế hoạch phát triển công ty… Vâng đó chính là công việc của một người quản lý… Từ những kinh nghiệm làm quản lý, tôi nghiệm ra rằng, để quản lý một công ty nhỏ không phải dễ, quản lý một công ty tầm lớn hơi đã là chuyện không đơn giản… Giờ đây để quản lý một đất nước lại càng khó biết bao nhiêu?!… Cái khó lớn nhất là làm sao để cho mọi người hiểu mình mong muốn điều gì cho đất nước? Lãnh đạo cần tầm nhìn, cần lòng tin, cần sáng tạo, cần can đảm, cần khả năng khơi lửa trong lòng những người cấp dưới theo mình… vậy làm sao khơi lửa trong lòng của mọi người đây?
Lãnh đạo là phục vụ. Lãnh đạo luôn suy nghĩ rằng mình không chỉ dựa vào quan niệm cấp dưới có 8 tiếng một ngày trong cơ quan để hoàn tất công việc mình làm, mà hoài bão lớn hơn nữa là phải làm tốt những mong muốn của toàn dân… nhưng không phải ai cũng hiểu chuyện đó mà thậm chí còn có rất nhiều những kẻ dèm pha, đặt điều, nói xấu, ngấm ngầm… để hạ thấp uy tín lãnh đạo nhằm thực hiện những mưu đồ cá nhân riêng.
Nhân đây tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện:
Xưa có một người kỳ tài về vẽ tranh, nhưng ông cũng có một quan niệm sống rất “nghệ thuật”. Khi ở tuổi về già, ông muốn truyền thụ lại những kinh nghiệm vẽ tranh của mình, những nghệ thuật sống của mình nên ông đã mở lớp dạy vẽ. Trong lớp học vẽ có một học trò rất được ý ông, từ tính cách cho đến đam mê ông cảm thấy cũng gần giống mình. Trước khi hoàn tất khóa học vẽ, ông đã cho gọi anh chàng này vẽ ra 1 bức tranh xem như để kết thúc phần học của mình. Ông nói:
- Con hãy vẽ 1 bức tranh mà con cho rằng thật đẹp, nếu được mọi người công nhận thì ta xem như con đã được chứng nhận là một họa sĩ giỏi thật thụ.
Anh học trò đồng ý và đã vẽ 1 bức tranh thật đẹp sau đó đưa cho thầy mình xem, ông thầy liền nói:
- Bây giờ con hãy đem bức tranh của mình mang ra giữa phố chỗ đông người qua lại nhất và đặt bức tranh của mình lên, bên dưới bức tranh con hãy ghi dòng chữ: “Đây là bức tranh đẹp nhất, tôi rất cám ơn nếu mọi người nếu thấy có chỗ sai thì hãy lấy bút đỏ bên dưới đánh dấu chéo vào nơi đó”.
Một tháng sau anh quay lại lấy bức tranh đưa cho thầy mình xem. Kết quả là bức tranh đó bị đánh dấu chéo đỏ khắp nơi, dường như bức tranh đang bị nhuộm đỏ bởi các dấu chéo.
Anh học trò rất buồn, vì thấy đó là công sức và tâm huyết của mình nhưng kết quả không như mong muốn. Thầy anh ta xem bức tranh qua sau đó liền bảo anh ta vẽ một bức tranh khác. Anh học trò về vẽ bức tranh thứ 2, khi đã hoàn tất, anh đưa cho thầy mình xem bức tranh đó và lần này thầy anh lại bảo:
- Con hãy mang bức tranh này đặt lại nơi ấy. Nhưng lần này con hãy ghi bên dưới dòng chữ: “Đây là bức tranh đẹp nhất. Tôi rất cám ơn nếu ai đó có thể phát hiện ra cái sai và hãy lấy cọ màu đặt bên dưới bức tranh này giúp tôi sửa lại chi tiết sai đó”.
Ông còn dặn học trò mình hãy lấy bút, cọ màu vẽ đặt bên dưới bức tranh đó, và để bức tranh ở đó 2 tháng. Hai tháng sau, anh học trò quay lại lấy bức tranh và đưa cho thầy mình xem. Anh rất ngạc nhiên khi thấy bức tranh của mình chẳng hề bị sửa lại. Thầy anh liền bảo:
- Con thấy đó, ở mỗi người có những ưu điểm và khuyết điểm. Nhưng người khác chỉ nhìn thấy khuyết điểm của mình. Họ dám chỉ ra khuyết điểm của người khác nhưng khi bảo họ khắc phục thì họ lại không dám làm.
Tôi đã nghiệm ra được rất nhiều điều bổ ích từ câu chuyện trên, và tôi mong rằng các bạn hãy luôn nhìn, đánh giá người khác bằng thái độ khách quan, ghi nhận cả ưu và khuyết điểm của họ. Cũng như vậy các bạn hãy đừng chỉ nhìn vào những điều chưa hoàn thiện của Thủ tướng mà hãy nhìn nhận vào những sự cống hiến của ông ấy. Vì như câu chuyện trên đã nói nếu chúng ta chỉ nhìn nhận bằng khuyết điểm thì cho dù bức tranh có đẹp đến thế nào đi chăng nữa cũng sẽ đầy những dấu gạch chéo màu đỏ.
Vài dòng tâm sự gửi Thủ tướng,

Giở đủ trò, các đại gia BĐS đã thấm mệt…



batdongsan-no

Tìm đủ mọi cách xoay xở, giở đủ trò song các công ty bất động sản (BĐS) vẫn không bán được hàng. Lợi nhuận lao dốc khiến các đại gia buộc lòng phải mở lời xin lỗi tới cổ đông.

Chấp nhận sự thật

Khác với tình cảnh đầu năm 2012, một số công ty kinh doanh BĐS còn chút hy vọng, chờ đợi sự cứu cánh nên ít nhiều còn ra vẻ ‘ta đây’. Nhưng sau nhiều sự hứa hẹn cùng với sự e dè của thị trường BĐS vẫn không nhúc nhích.
Mới đây nhất, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai – Đoàn Nguyên Đức đã lên tiếng kêu gọi người dân hãy mua nhà đi.
Theo ông Đức: “Nhiều ý kiến trước đó nhận định rằng giá nhà ở phân khúc bình dân và thu nhập thấp còn giảm tiếp khi các gói hỗ trợ của Chính phủ có hiệu lực nhưng tin tôi đi, chuyện đó rất khó xảy ra, đặc biệt là với nhà ở trung bình và thu nhập thấp tại TP HCM. Do vậy, đừng chờ nữa ai có nhu cầu về chỗ ở mà đủ năng lực tài chính hãy mua nhà vì không có thời điểm nào tốt hơn bây giờ”.
Và tiếp đến là nhìn thẳng vào sự thật đó là thừa nhận của một số đơn vị xây dựng, kinh doanh BĐS thua cuộc xin lỗi các cổ đông.
Ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – Vinaconex, đã xin lỗi cổ đông ngay trong phiên đại hội: “Chúng ta đặt kỳ vọng quá lớn. Thay mặt HĐQT, tôi xin lỗi vì đặt mục tiêu kinh doanh quá cao nhưng lại chưa thực hiện được. HĐQT đã tổ chức 15 cuộc họp đình kỳ và đột xuất để rà soát kết quả kinh doanh nhưng kết quả không được như mục tiêu”, ông Phương chia sẻ.
Vị chủ tịch này nhìn nhận, việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị thành viên chưa lường hết những biến động khó khăn của thị trường. Ngoài ra, đề ra tái cấu trúc với giá trị lớn trong khi chỉ thực hiện khoảng 13% do thị trường tài chính chứng khoán ảm đạm là những nguyên nhân cơ bản khiến Vinaconex không hoàn thành được mục tiêu.

‘Cứu trợ’ BĐS, không dễ như mong muốn

Người tiêu dùng vẫn chờ đợi giá nhà được 'kéo' về thực hơn nữa
Người tiêu dùng vẫn chờ đợi giá nhà được ‘kéo’ về thực hơn nữa

Trong cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thừa nhận, chủ trương của Chính phủ thống nhất dành 30.000 tỷ đồng cho người thu nhập thấp mua nhà nhưng đến giờ phút này chưa người dân nào vay được bởi vì phải ra nhiều văn bản hướng dẫn, người nào được vay, nhà nào được coi là nhà dành cho người thu nhập thấp, bao nhiêu mét vuông… vẫn chưa có tiêu chí.
Cuối tuần trước, Ủy ban Tài chính Ngân sách tiếp tục đề xuất phương án giảm 50% thuế VAT đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng một m2 trước Quốc hội.
Cùng với thông tin về gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng Chính phủ đang thiết kế, đây được coi là tín hiệu vui cho thị trường bất động sản sau một thời gian dài ảm đạm. Người có nhu cầu đều có tâm lý chờ đợt giá sẽ giảm sâu hơn khi một loạt chính sách giải cứu được áp dụng.
Theo ông Đức, các gói hỗ trợ của Chính phủ chủ yếu tập trung vào phân khúc nhà thu nhập thấp, nhà xã hội, có thể cá nhân ông, doanh nghiệp và một cơ số đơn vị khách kinh doanh nhà cao cấp không được hưởng lợi nhiều nhưng tôi vẫn khẳng định giải cứu là việc làm cần thiết”, ông Đức nhấn mạnh.
Theo ông, gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ, cùng với việc giảm thuế của Bộ Tài chính; cho phép điều chỉnh căn hộ lớn xuống thành căn hộ nhỏ của Bộ Xây dựng và hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà của Ngân hàng Nhà nước VN… tất cả các biện pháp này nếu áp dụng đồng bộ, có bài bản sẽ giúp thị trường bất động sản sẽ phục hồi nhanh chóng.
Thế nhưng, một chuyên gia bất động sản từng làm việc cho ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers, đã chứng kiến cuộc khủng hoảng thị trường nhà đất Mỹ trong những năm trước đây, cho rằng, các nhà kinh doanh bất động sản ở Việt Nam vẫn chưa thật sự chấp nhận lợi nhuận thấp. Cách tư duy kinh doanh đó có thể làm họ tiếp tục chôn vốn. Trên thực tế, các dự án bất động sản hiện nay vẫn có lợi nhuận cao, theo các chuyên gia là từ 30% – 40%.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia khuyên người dân có nhu cầu nhà ở thực sự đừng nên vội mua nhà vì giá bất động sản còn xuống thấp hơn nữa. Đó chính cơ hội của người dân có như cầu mua nhà ở thực sự, để mua được nhà đúng với giá trị thực.
Theo Đất Việt