THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 August 2013

Thu nhập 12 nghìn đồng/ngày, nông dân Việt cán đích nghèo nhất



(Đời sống) - Báo Dân Việt dẫn nguồn tin tại Hội thảo công bố “Báo cáo đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam - kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh” cho biết hiện nay, mức thu nhập của hộ nông dân chỉ đạt gần 50.000 đồng/ngày; 41,5% số hộ không hài lòng về cuộc sống.

Báo cáo này có số liệu từ cuộc điều tra của Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Bản chi tiết cho thấy thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình ở nông thôn đang giảm dần và tỷ lệ hộ nghèo không giảm trong giai đoạn 2010 – 2012, tương ứng số hộ tái nghèo tăng lên. Theo đó, thu nhập trung bình của hộ thuần nông chỉ đạt 48.618 đồng/ngày, tức khoảng 1.458.000 đồng/tháng. Điều đáng chú ý là trong số các hộ tham gia điều tra, có tới 50% hộ phải vay nợ, và chủ yếu là vay ngoài với lãi suất cao (số tiền nợ từ vay tư nhân, tín dụng ngân hàng chỉ chiếm hơn 13%).

Nghe những số liệu trên, dư luận không khỏi buồn vì cuộc sống của người nông dân Việt nghèo vẫn nghèo. Còn nhớ, phát biểu tại hội thảo “Lúa gạo, nông dân và phát triển nông thôn ở Việt Nam - Từ tăng trưởng thành công đến thịnh vượng bền vững” tổ chức hồi tháng 6/2011 ở Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng (nay đã nghỉ hưu - PV) nói: “Những thành tích mà Việt Nam có được trong xuất khẩu gạo là có thật, nhưng chúng ta không khỏi day dứt vì nông dân vẫn là những người nghèo và những vùng chuyên canh trồng lúa là những vùng kém phát triển".
Từ những con số tại Hội thảo công bố “Báo cáo đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam - kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh” nếu tính chi tiết, mỗi hộ gia đình có 4 người (một cặp vợ chồng và hai con) thì chia bình quân mỗi người được 12.000 đồng/ngày. Thu nhập một năm mỗi người dân ở nông thôn chỉ được 4,2 triệu đồng, tương đương với 200 USD trên một năm.

Người nông dân Việt đang ngày càng nghèo đi
Người nông dân Việt đang ngày càng nghèo đi

Nếu đem so sánh mức thu nhập của người nông dân Việt Nam so với các nước trong khu vực thì chúng ta càng xót xa hơn về bức tranh nghèo của người nông dân. Mức thu nhập này chỉ  hơn tý chút mức thu nhập 20 năm trước của chúng ta. Năm 1991, mức thu nhập bình quân theo đầu người của người dân Việt Nam là 114 USD. Nhiều năm trở lại đây mức thu nhập này đã tăng đáng kể nhưng ở nông thông thì chỉ có ngày càng nghèo hơn. Trong khi đó, mức thu nhập trung bình theo đầu người ở nông thôn của Trung Quốc năm 2012 đạt 1.285 USD/năm. So với người nông dân Việt và người nông dân Trung Quốc họ có thu nhập cao hơn chúng ta cả chục lần.

Dư luận cả nước từng mắt tròn, mắt dẹt khi nghe đến bảng lương khủng của nhiều người. Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức có mức thu nhập 2,8 tỷ đồng/năm (mức thu nhập công ty trả). Đó còn chưa kể các khoản thu nhập khác của ông. Hay lương khủng của các CEO khối ngành kinh doanh khác như ngân hàng, tài chính, địa ốc. Mỗi tháng thu nhập của họ bằng người nông dân làm cả trăm năm.

Người nông dân vốn nghèo lại ngày càng đối mặt với giá cả leo thang như điện, xăng dầu, học phí...thiên tai, dịch bệnh. Trong khi đó, một gia đình còn bao nhiêu thứ phải dùng đến tiền như học phí, xăng xe, trả lãi ngân hàng, khám bệnh...
Đúng như lời nhận xét của TS Nguyễn Duy Lượng- Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam: Nông dân hiện có nhiều cái nhất: Đông nhất, nghèo khổ nhất, chịu nhiều thiệt thòi nhất, bất lực nhất, dễ bị tổn thương nhất, đời sống bấp bênh nhất...
  • Khánh Dung

Video Hai CSGT Long Đất bị bắt quả tang ăn hối lộ phải năn nỉ chủ xe





csgt-longdat


Quý vị xem mình vạch mặt một con sâu CSGT đây, chuyện xảy ra lúc 15 giờ 40 phút ngày hôm nay 8 tháng 8 năm 2013 tại chốt trước cổng nghĩa trang liệt sỹ huyện Long Đất . Ngay dưới chân một con dốc, xe mình chạy 55 cây trong khi qui đinh lá 50 cây trên giờ , bị bắn tốc độ.
Xe đang đổ dốc đường rất rộng và thoáng mình chạy với tốc độ lố đúng 5 km , khi bị chặn lại mình không hề cãi cũng nói nhỏ nhẹ thôi van xin cậu ta hết lời vì mình biết có thể thông cảm được vì kg quá 10% tớc độ , nhưng cậu ta kiên quyết phạt 700 ngàn và kêu mình để tiền cho cậu ta nộp dùm , khỏi đi trở ra lăy giăy và nộp phạt. Mình nghi ngờ ngay,thậm chí mình năn nỉ cậu ta có lập biên bản thì ghi lỗi nhẹ dùm vì mình chỉ còn 500 k và cậu ta vẫn kiên quyết nói là phải phạt đúng 700k.

Anh chàng này lập biên bản đòi phạt nhẹ hơn qui đinh là 700 ngàn và kêu mình ký tên và để tiền lại trên xe anh ta sẽ đóng phạt dùm đồng thời trả hết giấy tờ xe lại. Trong khi ký biên bản mình phát hiện không hề lót giấy than in, và phát hiện biên bản ghi lỗi không thắt giây an toàn phạt 200k thế là mình chộp lấy biên bản bỏ túi.

Thế là mình giử luôn biên bản và vạch mặt anh ta , anh ta xanh mặt và chạy theo năn nỉ xin lỗi mình để xin lại tờ biên bản. Thật là con sâu trong ngành . Ăn tồi trước hàng trăm ngôi mội liệt sỷ

Thông điệp KHẨN từ BIÊN GIỚI và Hacker Campuchia tấn công website Sóc Trăng



1.  Thông điệp KHẨN từ BIÊN GIỚI

các tình yêu nếu có tin tức từ thân nhân ở Campuchia và vùng biên giới thì chia sẽ với cộng đồng nhé. thx
campuchia-tancong1

2.   Hacker Campuchia tấn công website Sóc Trăng

Sau khi nhận được email báo tin của bạn đọc,  VA đã vào link website http://soctrang.gov.vn  kiểm tra thông tin.
Vào lúc VA truy cập, website có thể đang được tắt truy cập để sữa chữa sau khi bị tấn công thay đổi giao diện trên toàn bộ hệ thống.  Tuy nhiên việc thực hiện sữa chữa không đồng bộ nên có thể vào những link thứ cấp để xem và dấu tích hacker xóa trang vẫn còn.
Trên các link thứ cấp, website vẫn còn hình cây dừa kèm theo thông điệp của hacker bằng tiếng Campuchia.
Trong đường link hacker cung cấp, có công bố thông tin server của số webiste khác của việt nam đã bị hack.
Đây là màn hình do VangAnh chụp trong lúc đang viết bài này.

campuchia-tancong4

Email  thông báo của bạn đọc
campuchia-tancong5

Trang chủ website Sóc Trăng bị hacker lưu hình ảnh thay đổi giao diện và công bố trên mạng
campuchia-tancong2

Thứ nhất hậu duệ…



nguyenthanhphuong

Tôi mới được nghe, từ một người bạn, một câu tục ngữ mới về quy chế tuyển dụng nhân sự ở Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất hậu duệ
Thứ nhì quan hệ
Thứ ba tiền tệ
Thứ tư trí tuệ
Cùng đề tài, trước đây, tôi đã nghe một câu tục ngữ khác:
Thứ nhất tiền tệ
Thứ nhì hậu duệ
Thứ ba ngoại lệ
Thứ tư đồ đệ
Câu đầu hay hơn. Và có lẽ cũng đúng với thực tế hơn. Ngay cả khi quen biết rộng rãi hay có tiền bạc nhiều đến mấy, một trí thức ngoài 30 tuổi chưa từng có kinh nghiệm về chính trị hay quản lý không thể bỗng dưng nhảy vọt một cái lên làm Thứ trưởng Bộ xây dựng như Nguyễn Thanh Nghị; một phụ nữ khác, mới ngoài 30 tuổi, không thể nắm giữ chức chủ tịch của hết công ty này đến công ty khác, trong đó có Ngân hàng Bản Việt với số vốn lên đến 142 triệu Mỹ kim như Nguyễn Thanh Phượng; một thanh niên khác, trẻ hơn, mới ngoài 20 tuổi, không thể bỗng dưng được cử làm giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam như Nguyễn Minh Triết; một thiếu nữ khác, mới 25 tuổi, không thể vụt một cái nhảy lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC, một công ty có gần 2000 cán bộ công nhân viên như Tô Linh Hương.
Những người trên là ai? Ba người đầu là con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người cuối là con của ông Tô Huy Rứa, trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng.
Trong nhiều bài báo đăng đây đó, một số người đã nêu lên hiện tượng “thái tử đảng” ở Việt Nam (cũng như ở Trung Quốc), một hiện tượng còn được gọi là CCCC (con cháu các cụ; thay cho cách nói con ông cháu cha quen thuộc trước đây). Không cần thông minh, không cần tài năng, không cần học giỏi, không cần kinh nghiệm, chỉ cần là con nhà nòi thôi, vô số người đã nhảy phóc lên được những chiếc ghế quyền lực và béo bở trong guồng máy kinh tế cũng như guồng máy chính trị trong nước. Có khi không nhảy được, “các cụ” sẽ bồng ẵm họ lên, bỏ vào các chiếc ghế hiếm hoi và quý báu ấy.
Điều cần lưu ý là những điều được giới truyền thông nhắc nhở nhiều nhất thường chỉ là những hiện tượng nổi bật nhất. Họ không thể đề cập đến mọi chuyện. Còn vô số những vụ bổ dụng khác, nhỏ và thầm lặng hơn, vẫn lan tràn đầy trong xã hội nhưng không được nói đến. Bản thân tôi biết được ít nhất cũng năm bảy người, vốn đi học ở Úc, phần lớn không học xong cái gì cả, hoặc nếu xong, may lắm được một bằng cử nhân, khi về lại Việt Nam, một thời gian ngắn sau, nghe nói đã làm giám đốc công ty này, công ty nọ. Lý do: bố mẹ là những quan chức lớn, có người là bộ trưởng hay thứ trưởng.
Hiện tượng gọi là thái tử đảng hay CCCC, thật ra, cũng không có gì lạ. Ngay từ trước, với chủ trương bổ dụng cán bộ dựa trên “hồng” (chính trị) hơn là “chuyên” (chuyên môn hoặc học thức) đã là một truyền thống kéo dài ít nhất từ những năm giữa cuộc kháng chiến chống Pháp. “Hồng” có hai loại: một, thuộc thành phần “cốt cán”, ưu tiên hàng đầu là công nhân hoặc bần cố nông; hai, thuộc thành phần có lý lịch tốt, mà lý lịch tốt nhất là con cái các cán bộ gộc. Hiện nay, chỉ có một sự thay đổi lớn: thành phần được gọi là “cốt cán” biến mất. Chỉ còn lại thành phần con cháu các cán bộ gộc.
Một số người lý luận: Ngay ở Mỹ cũng có hiện tượng “thái tử đảng” (princeling) như thế: vợ hay con cái của những người có chức quyền cao, như Tổng thống hay Phó tổng thống, Thượng nghị sĩ nổi tiếng cũng thường có ưu thế hơn hẳn những người khác trên con đường chính trị. Trong mấy chục năm vừa qua, dòng họ Clinton hay Bush thay nhau nắm chính quyền và còn hứa hẹn lảng vảng trên sân khấu quyền lực rất lâu. Tuy nhiên, thực chất vấn đề ở đây khác hẳn hiện tượng thái tử đảng ở Việt Nam hay Trung Quốc. Ở Mỹ, vợ hay con cháu của những chính khách lớn có nhiều ưu thế chủ yếu ở ba lãnh vực: Một, sống trong một gia đình có truyền thống hoạt động chính trị, họ dễ học hỏi được nhiều kinh nghiệm về chính trị từ rất sớm; hai, họ có mạng lưới quen biết rất rộng; và ba, tên tuổi của họ được nhiều người biết, do đó, dễ thu hút được dư luận. Hết. Tổng thống Bill Clinton không thể bế vợ lên đặt vào chiếc ghế Thượng nghị sĩ và sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao. Tổng thống George Bush (cha) không thể ẵm George W. Bush lên làm Tổng thống thứ 43 của Mỹ, và sắp tới, năm 2016, họ cũng không thể đưa Jeb Bush lên làm Tổng thống. Tất cả những người ấy đều phải tự mình tranh đấu để giành giật cho được chiếc ghế quyền lực. Người quyết định cuối cùng vẫn là dân chúng. Bằng lá phiếu của họ.
Ưu tiên thứ hai trong việc được bổ dụng hay đề bạt là quan hệ. Quan hệ có ba loại: một, bà con; hai, bạn bè; và ba, quen biết. Trong loại thứ ba còn có một trường hợp phụ: được sự giới thiệu của một người quen biết. Loại thứ ba này, thật ra, không đủ để có việc hay được tăng chức. Nó thường phải đi kèm với ưu tiên thứ ba: tiền tệ.
Tôi biết khá nhiều sinh viên du học ở Úc về nhưng vì không có “quan hệ” hay “tiền tệ”, suốt cả mấy năm trời, vẫn cứ đi lang thang kiếm việc. Mà bằng cấp không phải nhỏ. Một số có bằng Thạc sĩ từ những trường thuộc loại lớn nhất ở Úc. Và ngành chuyên môn của họ không phải là không quan trọng. Có người học Kinh tế, có người học Tin học, thậm chí, có người học Y khoa. Về, vẫn không có việc. Tôi ngạc nhiên nhất là trường hợp một số người học Y khoa mà về, vẫn loay hoay chạy đôn chạy đáo để tìm việc. Cả năm trời vẫn không được. Trước, tôi cứ tưởng đó là lãnh vực Việt Nam đang rất cần. Có bằng cấp từ Úc lại càng cần. Vậy mà không phải. Hỏi, mới biết, để được nhận làm việc trong các bệnh viện lớn, người ta phải đút lót cả mấy chục, thậm chí, mấy trăm triệu đồng. Có người, sau khi được người quen giới thiệu, được nhận vào một bệnh viện lớn, nhưng vì không có tiền đút lót nên phải chấp nhận một điều kiện khó khăn: thực tập không lương trong vòng một năm!
Nghe, lúc đầu, tôi cứ ngờ ngờ. Sau, tôi phải hỏi một người bạn vốn là một cán bộ khá lớn từ Việt Nam mới sang. Anh cười: “Ồ, đó là chuyện thường! Ngay cả sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm ra, muốn có nơi trong thành phố nhận dạy, cũng phải đút lót. Trường lớn, giá cao; trường nhỏ, giá rẻ. Không có tiền thì chỉ có nước về nông thôn, có khi là nông thôn thật hẻo lánh, thậm chí, không có cả điện nước!”
Không phải ngẫu nhiên mà gần đây nhiều cán bộ cao cấp cũng phải thừa nhận là có hiện tượng chạy chức, chạy quyền. Làm cán bộ cấp quận, cấp huyện cũng phải mất ít nhất một trăm hoặc vài trăm triệu. Đó là những chức vụ lèng èng. Còn các chức vụ cao cấp, có nhiều quyền lực và quyền lợi, từ các cơ quan cấp tỉnh và thành phố đến cấp trung ương, đặc biệt các tập đoàn nhà nước thì sao? Nghe nói, mỗi chiếc ghế đều có giá riêng.
Người bạn đã đọc cho tôi nghe câu tục ngữ dẫn ở đầu bài viết này, sau đó, kể tiếp: Anh có mấy người cháu từ Việt Nam được gia đình gửi sang Úc du học. Học xong, các em về Việt Nam để thăm dò tình hình công việc. Cả mấy tháng trời vẫn không được nơi nào hứa hẹn cả. Bài học lớn duy nhất mà các em học được là mấy câu tục ngữ trên. Nản quá, các em quay lại Úc và tìm cách để ở lại Úc luôn.
Trong hai câu tục ngữ trên, ở câu sau, phần trí tuệ bị gạt bỏ; ở câu trên, đứng ở vị trí cuối cùng. Điều đó cho thấy Việt Nam đang ở vị thế rất lạ so với thế giới hiện đại, ở đó, học vấn, kiến thức và tài năng bao giờ cũng được coi trọng, được xem là điều kiện tối cần để xây dựng và phát triển đất nước. Hơn nữa, đó cũng là cách thức tốt nhất để thực hiện dân chủ: Trong khi dân chủ, bất cứ là nền dân chủ nào, cũng không thể bảo đảm sự bình đẳng cho tất cả mọi người, ở đâu người ta cũng cố gắng bắt đầu từ hai điểm căn bản: Một, sự bình đẳng trong giáo dục; và hai, sự bình đẳng trong cơ hội bổ dụng chỉ dựa vào một tiêu chuẩn duy nhất: tài năng (vốn là một kết quả của giáo dục).
Nhưng dù sao, nghĩ lại, cũng thấy tình hình Việt Nam bây giờ cũng may mắn lắm. Ngày trước, chỉ cách đây mấy chục năm, có lúc trí tuệ còn bị cho là không bằng một cục phân nữa!
THEO VOA BLOG

Việt Nam – Nơi giáo dục miễn phí không hề miễn phí


Chính phủ cộng sản đất nước Đông Nam Á này hứa rằng giáo dục luôn miễn phí nhưng hầu như họ chưa bao giờ thực hiện được lời cam kết đó.

Giáo dục ở đất nước này được xây dựng với tinh thần miễn phí. Thế nhưng có nhiều gia đình vẫn không thể kham nổi.


Chi phí sách giáo khoa và đồng phục là rào cản đối với những trẻ em nghèo. Ảnh: Hoàng Liên / Al Jazeera

Chi phí sách giáo khoa và đồng phục là rào cản đối với những trẻ em nghèo. Ảnh: Hoàng Liên / Al Jazeera
Tại một công viên bên ngoài Nhà Hát Lớn ở Hà Nội, cô bé 6 tuổi tên Trang đang chơi một mình với những chiếc que hoặc ngồi cùng với bố trên chiếc xe máy khi ông ấy chở khách hàng đi quanh thành phố. Trang không đi học bởi vì gia đình em không có đủ tiền để trả học phí.
Những hoàn cảnh éo le như vậy không hề hiếm ở Việt Nam. Thay vì đọc sách, những đưa trẻ ở độ tuổi tới trường lại đi dọn bàn, làm việc ở các cửa hàng tạp hóa, hoặc đơn giản là lang thang trên các con phố bán kẹo cao su hoặc vé sổ xố.

Hiến pháp Việt Nam cam kết rằng, “Giáo dục cơ sở là bắt buộc và hoàn toàn miễn phí”. Nhưng những chi phí khác như sách giáo khoa, đồng phục vẫn làm cho các em sinh ra trong các gia đình nghèo khó không thể tới trường. Chi phí còn cao hơn nữa ở trường trung học trở lên, nơi mà hầu hết toàn bộ các trường luôn tính phí.

Đất nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa này vẫn chưa xã hội hóa được giáo dục một cách trọn vẹn, bởi vì những khoản tiền trời ơi đã khiến cho nhiều em không thể cắp sách tới trường.
Các trường công không thể tính phí cho tới cấp độ trung học cơ sở, cho nên họ yêu cầu học sinh trả tiền cho những thứ như vệ sinh, bảo vệ, người làm vườn, bút viết, vở viết, sách giáo khoa và thậm chí cả việc sơn lại phòng học. Việc làm này đã trở nên thái quá trong năm 2011 và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường dừng ngay việc vòi tiền của các phụ huynh.
Giờ đây, thay vì mở rộng cơ hội tới trường đối với con em, các nhà hoạch định chính sách đang ra tín hiệu sẽ có một bước xa nữa đối với việc phổ cập giáo dục. Bản Hiến pháp mới đang được sửa đổi và bổ sung có thể sẽ xóa bỏ quy định liên quan tới việc miễn phí giáo dục, thay vào đó là mục 42 còn nhập nhằng hơn nhiều: “Các công dân có quyền và trách nhiệm đối với học tập.”!

Đề nghị này đã gây ra sự hoài nghi và lo lắng về việc sẽ dẫn tới các tình trạng học phí tăng cao hơn nữa.
“Điều này quá chung chung và quá rộng, và đi kèm với nó là những hiểm nguy mà những nhân tố hiện đang được miễn phí ở mức học tiểu học sẽ có khả năng bị biến mất”, bà Mitsue Uemura, Trưởng Chương trình Giáo dục của Unicef tại Việt Nam trả lời trong một cuộc phỏng vấn.
Những sửa đổi
Liên Hợp Quốc đang vận động hành lang đối vói các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam nhằm duy trì việc đảm bảo miễn phí giáo dục theo mục 59 trong Hiến pháp. Nổ lực của họ là một trong những bước đi của chính phủ nhằm thu thập phản hồi của công chúng cho đến cuối tháng Ba trước khi có những thay đổi trong Hiến pháp năm 1992. Mùa hè năm nay, Quốc hội Việt Nam sẽ đưa ra các sửa đổi – có thể có nhiều tác động lên nhiều vấn đề, từ nhân quyền cho đến việc quy chế quan sát bầu cử, và rồi bỏ phiếu cho các thay đổi này trước cuối năm nay.
Trang web của Quốc hội đã mời người dân vào để đưa ra ý kiến. Giáo sư Vật Lý Đàm Thanh Sơn tại Đại học Chicago đã gửi một lá thư cảnh báo tới trang web trên rằng “bằng việc bỏ đi quy định trong mục 59, nhà nước có thể coi thường cam kết đối với Hội nghị Liên Hiệp quốc về Quyền Trẻ em. Mục 28 của Hội nghị cho hay “mọi trẻ em có quyền được hưởng giáo dục tiểu học, và cần được miễn phí”.

Những người viết dự thảo đã nói rằng những thay đổi mà họ đề xuất có thể mở rộng chính sách của nhà nước hơn từ lớp 1 tới lớp 5, nhằm yêu cầu và cấp quỹ cho giáo dục cấp cao. Nhưng các nhà quan sát cho rằng nếu thực sự đây là mục đích thì bộ luật mới không hề phản ảnh điều đó.

“Tinh thần của việc xây dựng một xã hội có giáo dục mà ở đó ai cũng được học, và mọi người giúp đỡ nhau trong học tập, không hề được thấy trong bản dự thảo sửa đổi”, tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng, cựu Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho hay qua email.
Dù cho việc tranh luận xung quanh Hiếp pháp sửa đổi này có thành ra thế nào đi chăng nữa, nó đã giúp chỉ ra những sai lầm trong việc Việt Nam chi trả cho chương trình giáo dục. Phần lớn các hộ gia đình đều phải trả ít nhất một phần học phí, một điều có vẻ như không hợp lý lắm đối với một thể chế xã hội chủ nghĩa. Thậm chí ở những đất nước thị trường tự do nhất cũng muốn quốc gia hóa thành phần sơ đẳng này thành phúc lợi xã hội.

Katarina Tomasevsky, cựu đặc báo viên của Liên Hiệp Quốc về giáo dục, đã tranh luận rằng Việt Nam đã phần nào tư hữu hóa giáo dục bằng việc đẩy một số chi phí tài chính về phía phụ huynh. “Việc phụ huynh sẵn sàng chi trả cho việc học tập của con em họ đã xóa bỏ đi khái niệm về sự bắt buộc của những chi phí công trong giáo dục phổ thông, và xóa bỏ luôn cả mô hình dịch vụ công miễn phí trước đây của giáo dục”, cô viết trong bản báo cáo toàn cầu năm 2006 về giáo dục có nhan đề “Có phí hay miễn phí”.

Võ Thị Diễm, năm nay 18 tuổi, nói rằng để có thể giúp cô vượt qua được cấp tiểu học, bạn bè cô đã cho cô mượn sách giáo khoa, và một giáo viên cho cô bộ quần áo trắng đồng phục để có thể vào lớp. “Tôi đã sợ rằng mình phải bỏ học”, cô nói. Theo Văn phòng Thống kê Trung ương, 15,5% học sinh từ độ tuổi 5-18 đã phải bỏ học giữa chừng.
Diễm không phải bỏ học vì có một giáo viên đã giới thiệu em đến Hội Từ thiện Trẻ em Sài Gòn, một tổ chức với khẩu hiệu “Xoá bỏ đói nghèo bằng giáo dục”.
Giám đốc Paul Finnis cho biết chi phí đến trường không đơn thuần chỉ là học phí.
“Như bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng biết, luôn có nhiều thứ phải chi, tiền mua đồng phục, giày dép”, ông Finnis cho biết. ”Ví dụ, hôm trước chúng tôi gặp một em trai chân đất. Và khi chúng tôi hỏi, em nói rằng em có một đôi giày, một đôi dép lê nhưng em muốn để dành để ăn Tết hay dịp Năm mới”.
Tỉ lệ biết chữ gia tăng
Bằng nhiều biện pháp, Việt Nam đã có các bước đột phá lớn về giáo dục trong gần hai thập niên qua. Tỉ lệ bỏ học toàn quốc là 22% trong năm 1989. Cũng trong cùng năm, tỉ lệ thoát mù chữ trong lứa tuổi từ 15 trở lên là 87,3%, so với 93,5% vào năm 2009. Trong giai đoạn 20 năm, tỉ lệ trẻ từ 15 tuổi trở lên với trình độ giáo dục ít nhất là một vài năm ở đại học đã tăng từ 1,7% lên 4,4%.
Việt Nam, vốn có truyền thống hiếu học từ lâu, dường như đang trên đà để đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục phổ thông tiểu học.
Chính quyền rõ ràng đang đầu tư vào giáo dục. Họ đã chi 19,8% ngân sách quốc gia cho giáo dục trong năm 2010, so với chỉ số trung bình trong khu vực Đông Á là 13,7%, Unesco cho biết.
Nhưng bà Uemura thuộc cơ quan Unicef nói rằng Việt Nam phải tìm được những phương pháp hiệu quả nhất để sử dụng ngân sách giáo dục của mình. “Liệu họ có thật sự tiến bộ, đặc biệt là đối với những người bị thiệt thòi, những người đang bị bỏ rơi phía sau?” Uemura quan ngại.
Những người bị bỏ rơi chiếm 22,7% trong tổng dân số từ 5 tuổi trở lên chưa học xong tiểu học. Mặc dù 95,5% tổng số trẻ em theo học tiểu học vào đúng độ tuổi, chỉ có 88,2% được học hết cấp.
Con số bị giảm thêm 9% ở những vùng sâu vùng xa, nơi giáo viên tiểu học Trần Thị Thanh Phong nói rằng đa số các gia đình chắc chắn sẽ không lo được cho con em đến trường.
“Đối với họ, kiếm đủ tiền để sống đã là một vấn đề”, cô nói. “Cho nên, nếu họ phải đóng học phí thì họ làm cách nào để mà sống nổi
Nguồn : Al Jareeza, Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Cộng sản Việt Nam và chiêu đánh đổ niềm tin tôn giáo?



Trương Quốc Huy (Danlambao) - Từ khi Cộng Sản lên nắm quyền, có biết bao các nhà tu hành các chức sắc, các tín đồ các tôn giáo đã ngã xuống oan nghiệt vì chủ thuyết vô thần cộng sản. Ai lớn lên và sống trong chế độ cộng sản chắc đã nghe cộng sản tuyên truyền "Tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ nhân dân" của Karl Marx. Cộng Sản Việt Nam tôn thờ và theo Chủ Thuyết Marx-Lenin. Vận mệnh cả dân tộc Việt Nam bị cai trị bởi điều 4 hiến pháp.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ cùng 
Đại Sứ Hoa Kỳ David Shear
Qua hàng chục thập kỷ cầm quyền chuyên chế độc tài, cộng sản đã góp phần đưa đất nước Việt Nam lên thứ hạng cao trên toàn cầu về đàn áp tôn giáo và nhân quyền bị chà đạp.

Để tồn tại và tiếp tục nắm quyền trước sự phẫn uất của nhân dân, và sự đấu tranh mạnh mẽ của các tôn giáo, Cộng sản Việt Nam đã thay đổi cách hành xử và sử dụng "chiêu bài" mới nham hiểm và thâm độc hơn nhiều, đó là việc biến các tôn giáo thành công cụ của đảng. Trong bài viết này tôi nói tới Phật Giáo như một thí dụ điển hình.

Năm 1981, được hậu thuẫn của nhà cầm quyền cộng sản, Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh ra đời với tên gọi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN), nhằm thay thế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN)- (1) đã có từ thời VNCH. 

Để thay thế và kiểm soát được Phật Giáo theo ý đồ của Đảng Cộng Sản (CS), họ đã bắt bớ, giam cầm và đàn áp các Tăng Ni và Phật Tử của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vì Giáo Hội này đấu tranh đòi tự do tôn giáo, không thực hiện theo ý đồ của nhà cầm quyền Cộng sản (2). 

Hàng chục năm qua, GHPGVNTN đã đấu tranh đòi lại các chùa, tu viện của GH bị nhà cầm quyền tước đoạt, và đòi trả tự do cho các Tăng Ni của GHPGVNTN mà nhà cầm quyền còn giam giữ đến ngày nay, trong đó có Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ vẫn còn bị nhà cầm quyền CS giam lỏng tại Thanh Minh Thiền Viện- Sài Gòn.

Theo thống kê của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (3), hơn một nửa dân số Việt Nam theo đạo Phật trên danh nghĩa, trong đó có 10% dân số theo Phật giáo Đại thừa (hầu hết các Phật tử này là người Kinh, hay còn gọi là người Việt, dân tộc chiếm đa số tại Việt Nam) và 1,2% dân số theo dòng Nam Tông (có xấp xỉ một triệu Phật tử là người dân tộc Khmer tại khu vực miền Nam) - Tức là phần đông dân Việt theo Phật Giáo.

Bà Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Doan trao tặng 
huân chương HCM cho Thích Thanh Tứ

Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Lê Minh Trí trao huân chương 
Độc lập hạng I đến cho Thích Trí Quảng ngày 13 /11/2012

Vì đã có trong tay GHPGVN (Quốc Doanh), nhà cầm quyền CS lũng đoạn và triệt tiêu niềm tin tôn giáo của dân Việt Nam bằng các "chiêu thức" như: đào tạo nhiều đảng viên tin cậy, biến họ thành các sư thầy trong các hệ phái Phật Giáo Việt Nam, gửi đi ra nước ngoài học để lấy các bằng cấp cao cấp về Phật học, và đưa về Việt Nam làm các chức sắc lớn trong hàng giáo phẩm Trung Ương Phật Giáo của họ. Một trong những trường hợp dễ nhận thấy nhất là Thích Thanh Tứ (Được trao tặng Huân Chương Hồ Chí Minh), nguyên là Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UB TƯ Mặt trận Trận Tổ quốc Việt Nam. Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Tôn giáo. Miền Nam thì có Thích Trí Quảng trưởng ban Hoằng Pháp Trung Ương GHPGVN, Trưởng ban Trị Sự Thành Hội PG TPHCM, Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ và là trụ trì chùa Huê Nghiêm 2 (Wikipedia)

Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Lê Minh Trí gắn huân chương cho Thích Trí Quảng

Từ GHPGVN (Quốc Doanh) này đã đẻ ra nhiều khẩu hiệu hậu thuẫn cho Cộng Sản như: "Đạo Pháp, Dân Tộc, Chủ Nghĩa Xã Hội" để đánh bóng, tuyên truyền cho CS, cho Hồ Chí Minh, đồng thời Phật hóa Hồ Chí Minh, đưa hình tượng Hồ Chí Minh vào chùa để được thờ cúng cùng các vị Phật và Bồ Tát. CS còn cho Ban Văn Hóa Trung Ương kết hợp với các "thầy chùa quốc doanh", được sự tài trợ và hậu thuẫn của Ban Tôn Giáo Chính Phủ viết sách "Chủ Tịch Hồ Chí Minh với PHẬT GIÁO", với chủ ý định hướng người đọc so sánh Hồ Chí Minh ngang hàng với Bồ Tát. 

Xin trích nguyên văn trong sách: 

“Hình ảnh Bác Hồ trong tôi, nói theo ngôn ngữ nhà Phật, là hình ảnh một vị Bồ tát sáng chói các đức tính “tri túc dục thiểu” - hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về mọi tâm tư và tình cảm sâu kín nhất của mọi tầng lớp người trong xã hội, với đạo đức hết sức trong sáng, tất cả mọi hành động đều chỉ vì cuộc sống hạnh phúc của con người, của nhân loại... với kinh nghiệm bản thân, tôi cũng thấy theo chân Bác, tâm trí mình trong sáng hơn, lòng mình “thanh tịnh” hơn. Và cả dân tộc mình, đi theo con đường soi sáng bởi trí tuệ và đạo đức cao đẹp của Bác – nhất định sẽ làm nên những sự tích “thần kỳ”...”

Để nhất định sẽ làm nên những sự tích “thần kỳ” đó, Hồ Chí Minh đã học theo quan thầy Trung Cộng bằng Bộ Luật 197/HL cách ruộng đất năm 1954 đồng bào có dễ gì quên được. Ai gây nên những cái chết oan nghiệt đó của Đồng Bào? Chính Hồ Chí Minh phê thuận Bộ Luật 197/HL ngày 19 tháng 12 năm 1953 để kỷ niệm ngày Toàn quốc Kháng chiến (wikipedia), sau "sự tích thần kỳ" xảy ra Hồ Chí Minh đã lên Ti vi, báo, đài, nhỏ những giọt nước mắt giả tạo, đóng kịch xin lỗi Nhân Dân vì những "sự tích thần kỳ" đó, (sau này CS Việt Nam có nhận rằng do sức ép từ Cố Vấn Trung Cộng xin xem Wikipedia). Tội ác đó phải đọa 18 tầng Địa Ngục chứ sao sánh được với Bồ Tát?... Nếu Hồ Chí Minh có tư tưởng" cao quý", dự đoán được trước "tương lai", và "tư tưởng vĩ đại" có thể đáng để cả dân tộc phải tôn thờ, dùng "tư tưởng" ấy làm định hướng cho mọi hành động thì đã không có luật cải cách ruộng đất 1954 "tắm máu" đồng bào, tang thương khủng khiếp như thế. Những thế hệ gọi là con, cháu của "Bác Hồ'" đã học tập "tư tưởng" ấy, ngày nay theo gương "Bác" mà "dâng hiến", ''nhường nhịn" người anh em tốt Trung Cộng cả đất liền và biển đảo...

Hớn hở khi mua được rượu quí

Màn hôn môi phản cảm của Đàm Vĩnh Hưng

Màn hôn môi phản cảm của Đàm Vĩnh Hưng

Tiếp tục những "sự tích thần kì... "Khoảng đầu tháng 11 -2012 ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, trong một buổi bán đấu giá ủng hộ ca sĩ Wanbi Tuấn Anh vượt qua cơn bịnh (không phải đấu giá từ thiện), tại Phòng Trà Không Tên ở trung tâm Sài Gòn. Đàm Vĩnh Hưng đứng ra kêu giá bán một chai rượu quý mà cả Việt Nam chỉ có bốn chai, giá khởi điềm là 20 triệu đồng. Trong đêm đấu giá đó có hai người một người mặc áo sư Nam Tông PG, một người mặc áo thầy Bắc Tông PG tham dự. Thầy lớn tuổi và đội chiếc nón lá trên đầu có pháp danh Thích Giác Ân, trụ trì tại chùa Quan Âm Cổ Tự, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Sư trẻ tuổi và có những lời lẽ hành vi cố tình, mang tính phản cảm có pháp danh Thích Pháp Định, hiện là tỳ kheo tại thiền viện Phước Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Chính hai "sư, thầy" này đã chiến thắng trong màn đấu giá chai rượu ngoại của ca sĩ Đàm với mức giá 55 triệu đồng-một gia tài lớn đối với đại đa số dân chúng Việt Nam. 

Thêm một cái vào tay cho đủ bộ

Khuyến mãi thêm một cái hôn nữa 

Điều để đáng bàn là cả hai sư, thầy điều được gọi là Đại Đức, để được đứng trong hàng tỳ kheo, theo Thầy Thích Chân Tuệ- Cơ sở Phật học Tịnh Quang Canada thì năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức. Và để được thụ giới này năm được ít nhất là 20 tuổi đời, và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tánh cũng như tu tướng, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Thầy (nam) hay Sư cô (nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay Tỳ Kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia. Ở đây xin nhắc thêm, trước khi thụ giới tỳ kheo ni, vị sa di ni (hoặc thiếu nữ 18 tuổi đời xuất gia và chưa thụ giới sa di ni) được thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm, được gọi là Thức xoa ma na ni. Cấp này chỉ có bên ni, bên tăng không có. Tuy nhiên trong tạng luật, có đến 100 chúng học giới chung cho cả tăng và ni. Cũng cần nói thêm, danh từ tỳ kheo có nơi còn gọi là tỷ kheo, hay tỳ khưu, tỷ khưu. Bên nam tông, tỷ kheo có 227 giới, tỷ kheo ni có 311 giới. Tức hai sư, thầy này là người đã biết rất rõ giới luật nhà Phật. 

Vào phòng Trà để giải trí, là chuyện bình thường của người đời. Nhưng hai Sư, Thầy bước vào phòng Trà... Một người là trụ trì tức có chức sự quản lý một ngôi chùa bao gồm cả Tăng Chúng trong chùa, một người là Tỳ Kheo tức đã thọ giới như đã nói ở trên thì không đơn thuần nữa, lại còn bỏ ra một số tiền rất lớn 55 triệu đồng (bằng cả gia tài của người nghèo) để mua một chai rượu. Càng không thể nói hai vị thiếu ý thức, mà phải nói là cố tình báng bổ Phật Giáo khi khoác áo Sư Thầy, bước lên sân khấu, cùng với nam, nữ ca sĩ ăn mặc hở đùi, hở ngực, phải là một hành động cố tình cho giới truyền thông báo chí Việt Nam đăng tải hình ảnh gây sốc. Phải chăng đây là một ý đồ 'tâm lý chiến" dân vận của nhà cầm quyền CS nhằm đánh đổ niềm tin tôn giáo, triệt tiêu niềm tin của người dân đối với Sư, Thầy PG, và dễ dàng cho tư tưởng CS định hướng và dễ thuyết phục người dân hơn, dần đà phật tử xa dần với niềm tin vào Phật Giáo, một tôn giáo có số lượng tín đồ chiếm hơn một nửa dân số Việt Nam. 

Khi đặt dấu hỏi cho vấn đề này, đến đây chúng ta tìm hiểu thêm một chút về ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chi Minh (ĐVTNCSHCM). Đàm Vĩnh Hưng, đắc cử vào Ban Chấp Hành Liên Hiệp Thanh Niên TP Sài Gòn nhiệm kỳ 2009-2014.


Một số bản tin ghi nhận ĐVH là Chủ Tịch Hội Nghệ Sĩ Nhân Dân. Theo báo Tuổi Trẻ 15/10/2009, ĐVH là đại biểu trong số 69 đại biểu được chọn trong một đại hội lần 6 gọi là Đại Biểu Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam diễn ra tại Saigon ngày 15/10/2009, và sau đó họ chọn ra 22 đại biểu để dự tại Hà Nội với cùng một mục tiêu cho niên khóa 2010-2015.

Ngày 15-10-2009, trong buổi bế mạc Đại Hội Liên Hiệp Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (TNCS/HCM) Thành Phố Sài Gòn, đoàn viên Huỳnh Minh Hưng, tức ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, được cử vào một trong 69 ủy viên của Ban Chấp Hành Liên Hiệp TNCS/HCM trong nhiệm kỳ nói trên. Trong dịp nầy, Bùi Tá Hoàng Vũ được cử giữ chức Chủ Tịch Ban Chấp Hành.

Đàm Vĩnh Hưng trong một ca khúc với màu áo ĐTNCSHCM

ĐVH: Tôi cũng lo lắng khó chu toàn trách nhiệm với chức vụ này vì lịch làm việc ca sĩ dày đặc của mình. Nhưng khi được anh Bùi Tá Hoàng Vũ – chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên TP. HCM – và nhiều người khác động viên, tôi thấy vững lòng hơn. Tôi rất quan tâm đến những vấn đề của thanh niên và sẽ cố gắng hết sức có trách nhiệm với chức vụ này. Trích phát biểu của Đàm Vĩnh Hưng.

Thông thường, ở những cơ quan có nhiều thanh niên như các trường trung, tiểu học, có nhiều giáo chức trẻ, ở các trường cao đẳng và đại học, các công ty, và ngay cả trong các đơn vị công an, quân đội, đều có những đoàn TNCS/HCM, do một số đảng viên lãnh đạo.

Liên Hiệp TNCS/HCM thành phố Sài Gòn là tổ chức lãnh đạo tất cả các đoàn trong địa bàn Sài Gòn. Ban Chấp hành của Liên Hiệp nầy có 69 ủy viên, mà Đàm Vĩnh Hưng là một ủy viên văn hóa. Xin trích một bài báo nói về nhiệm vụ của ĐVTNCSHCM là nguồn bổ sung cho Đảng CS:

Ba nhiệm vụ của đoàn viên là:

1. Luôn luôn phấn đấu thực hiện lý tưởng của đảng CSVN.

Đàm Vĩnh Hưng và Dương Triệu Vũ xuất hiện trong một chiến dịch Thanh Niên Vận 

2. Gương mẫu chấp hành và tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng.

3. Liên hệ mật thiết với thanh niên. Giúp đỡ thanh niên và Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh trở thành đảng viên để phát triển Đảng... (Đến đây thì cũng đã rõ vì sao Đồng Bào Việt Nam tại Hoa Kì và các nước khác biểu tình khi Đàm Vĩnh Hưng trình diễn tại Hoa Kỳ và các nước khác...)

Trở lại vấn đề chúng ta có thể đặt câu hỏi một cách rõ nét hơn. Có phải Đàm Vĩnh Hưng cùng Báo chí CS đang thực hiện "Tâm Lý Chiến" nhằm báng bổ niềm tin tôn giáo? Với mục tiêu chính nhắm vào Phật Giáo? Sự Kiện "Hôn Môi Sư" đã được các tờ báo giải trí trong nước tích cực đưa tin(*1). Các cơ quan ngôn luận này cùng với Đàm Vĩnh Hưng (ĐVH) đã hả hê tung ra bức thư trả lời Đại đức Thích Minh Tuệ sau khi bị thầy phê phán hành động khóa môi nhà sư là quá đáng, bất kính, đồng thời không thành tâm nhận lỗi. Trong thư này, Đàm Vĩnh Hưng đã hé lộ câu chuyện mà ĐVH cho là sự thật. Xin trích nội dung bức thư như sau; “Khi nói ra thì lời hứa bảo vệ vị sư kia của con sẽ trở thành vô nghĩa. Nhưng vì các ngài đã nói như thế, thì con buộc lòng phải nói lại một lần để mọi người hiểu con hơn.”

Thỉnh thoảng diện đồ đời 

ĐVH đưa ra những lý do biện hộ cho hành động của mình, mặc dù nói rằng “không muốn nói ra những điều này, vì con không muốn mọi chuyện xấu thêm, vì dù thế nào, con cũng là người có lỗi, dù là không cố ý khi hành động”. Nhưng cuối cùng ĐVH vẫn rành rọt liệt kê ra từng hành động như để chứng minh rằng ĐVH đang bị lôi kéo vào cái xấu của sư thầy.

Rất đời bên người đẹp Phi Thanh Vân 

ĐVH tiếp tục nói trong thư: “Sự thật lúc đó, con định quay sang hôn lên má của vị sư thầy đó. Nhưng chính sư thầy áo nâu đó là người chủ động đưa môi ra và có ý yêu cầu con phải thực hiện lời hứa ban đầu. Trong đêm đó, sư thầy áo nâu ấy còn nói những câu không thể nào chấp nhận được đối với một người bình thường chứ đừng nói là người khoác áo nâu sòng. Đại loại như, vị sư đó nói với mọi người là mình có hai trang facebook với nick là "Kechano" và "Mông bự", rồi còn nói đêm nay chắc phải đi khách, rồi còn nói: "Tuy là đi tu chứ không ăn chay..." Đây là những lời nói rất thật và hàng trăm phóng viên cũng như khán giả sẵn sàng làm chứng điều này, có cả băng hình ghi lại toàn bộ sự việc. Thử hỏi, nếu là một người được đào tạo, dạy dỗ từ những gì nghiêm ngặt, quy chuẩn, liệu có buông những lời như thế không ạ...

Một bức ảnh rất ngầu, phải chăng được vào chùa để phá đạo?

Trả áo nâu sòng em lại về đời tiếp tục ăn chơi 

Liên tục các báo mạng của nhà cầm quyền CS đăng tin về sự kiện "hôn môi sư "này của ĐVH với hàng loạt bí mật của người được gọi là Tỳ Kheo Thích Pháp Định, với những thông tin bất ngờ về người được cho là sư này, và theo những thông tin được đăng tải cùng những bức ảnh chụp cho là của trang facebook của người này thì... chúng ta bắt đầu có câu hỏi? Ai cho người này vào chùa khoác áo sư thầy, người này học đạo hạnh, giới luật từ đâu, ai quản lý để một "sư thầy" công khai những bức ảnh, ăn chơi kiểu cách, công khai chụp hình chung với người đẹp chân dài khi vẫn khoác lên người áo nhà Sư? Nếu thật sự người này có những lời lẽ như ĐVH nói thì, người này có biết mình đang nói gì trước giới truyền thông hay không mà rõ ràng anh ta cố ý nói những lời lẽ tạo sự chú ý cho truyền thông theo như lời ĐVH nói trong thư. Phải chăng có sự dung túng và cố tình của hệ thống GHPGVN (Quốc Doanh)? Hay là một màn sắp đặt nhằm bêu xâu Phật giáo người này là một thanh niên chẳng biết gì về Giới Luật cả vì biết giới luật thì đã không vô Phòng Trà mua rượu? Vậy thì ai cho người này giới phẩm tỳ kheo? Phạt cấm túc 3 tháng có cấm túc hay không có Trời mới biết? Sau đó thì cho tu xuất về nhà tiếp tục ăn chơi, chẳng hại gì đến ai cả, nhưng niềm tin và uy tín của Phật Giáo thì không còn trong lòng người Phật tử nữa. Như vậy chúng ta có lý do để đặt câu hỏi rằng phải chăng hai người được gọi là Tỳ Kheo Thích Pháp Định, Trụ Trì Thích Giác Ân này nhận lệnh của nhà cầm quyền CS cố ý phá hoại và bêu xấu Phật Giáo?

Một dẫn chứng nữa lại là liên quan tới sư, thầy, nhưng lần này là một chú tiểu, chú tiểu Trí Trần. Chú tiểu này có trang facebook và cho đăng tải những hình ảnh của mình đang trang điểm, sửa váy cho người đẹp, với những trang phục rất mát mẻ theo thời trang, đùi, ngực các cô cứ ngồn ngộn trước mặt chú tiểu. Trang mạng Xaluan.com, cho giật tít rất định hướng "Choáng với ảnh trong facebook của chú tiểu " 'thi hoa hậu' " kèm những hình ảnh trên facebook của chú tiểu này.

MC Kỳ Duyên nổi tiếng cũng được Chú Tiểu này trang điểm
Ảnh: Facebook của Chú tiểu Trí Trần

Chú Tiểu bên người đẹp Bikini 

Khi xem xong ai trong chúng ta cũng thấy đều bất bình. Những người nổi tiếng trong giới nghệ sĩ, ca sĩ, người mẫu, hoa hâu và cả những công ty giải trí, điều biết rất rõ truyền thông luôn chú ý tới họ, và họ nhờ vào truyền thông để tự quảng bá, Họ thường hay quảng bá hình ảnh của mình bằng cách làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, những buổi làm từ thiện cùng các chùa... Giới nghệ sĩ không thể nói không biết, và không thể tự hạ thấp hình ảnh của mình khi đứng chung với một chú tiểu như vậy? Và còn tệ hại hơn khi ban tổ chức cuộc thi sắc đẹp đó cho một chú tiểu vào hậu trường của mình trang điểm cho người đẹp, chắc họ không dại gì đánh mất uy tín của mình? Phải tự hỏi rằng: Phải chăng đây là một sự sắp xếp, nhằm bôi nhọ Phật Giáo? Tại sao liên tục có những tin tức, hình ảnh bêu xấu Phật Giáo, được Báo Chí liên tục đăng tải như vậy?

Anh Nguyễn Văn Cường Bị đánh bể đầu 

Ngược thời gian một chút chúng ta còn nhớ vụ "Thầy" Thích Tâm Mẫn "Nhất Bộ Nhất Bái" xuyên Việt (*2), đoàn tháp tùng được gọi là nhóm "trợ duyên" đánh trọng thương anh Nguyễn Văn Cường Tại Bắc Ninh. Xin trích đăng một đoạn trên trang mạng Xaluan. com khi Phóng Viên của trang mạng này tìm hiểu vụ việc "Thông tin nhóm tháp tùng thầy Tâm Mẫn đánh trọng thương anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Mão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), ngày 27/8, PV đã xuống địa phương làm việc với các bên liên quan.

"Trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Văn Vấn - Trưởng Công an huyện Tiên Du, được biết công an huyện đã gửi báo cáo vụ việc lên công an tỉnh Bắc Ninh nhưng đây là báo cáo nội bộ, không tiết lộ ra ngoài được.

Cùng ngày, PV đã gặp gỡ gia đình anh Cường (nạn nhân) nhưng gia đình tránh trả lời những câu hỏi của báo chí." 

Đoàn tháp tùng Thích Tâm Mẫn toàn là côn đồ, đang cấm không cho quay phim chụp hình

Họ là ai mà có cả dùi cui, tay đầy hình xăm và ngang nhiên đánh người?

Người này khoác áo nâu sòng, bay đá vào người đi đường
(ảnh chụp từ video) 

Nhóm người tháp tùng này là ai mà ghê gớm vậy, vì khi Công An Huyện Tiên Du đã có báo cáo lên Công An tỉnh, mà chỉ có được nói là báo cáo nội bộ? Vậy thật sự Thầy Thích Tâm Mẫn này "Nhất Bộ Nhất Bái" là ai mà cả nhóm tháp tùng dẹp đường toàn côn đồ khoác áo sư, thầy? Lý do gì khiến họ ngang nhiên làm như vậy giữa thanh thiên bạch nhật? Xin trích đăng một phần bài báo trên trang Báo Giáo Dục Việt Nam:

"Không chỉ đánh người khi qua huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh mà trước đó, nhóm tháp tùng “nhất bộ nhất bái” này cũng đã từng đánh gây thương tích người dân khi đoàn hành lễ đi qua địa phận thành phố Hà Nội.

"Qua tìm hiểu chúng tôi được biết nạn nhân tên là Hưng. Dù rất kiệm lời với báo chí song anh này cũng cho biết, cách đây 10 ngày, anh đã bị một số người trong nhóm tháp tùng kia đánh bị thương phải khâu đến 9 mũi (3 mũi khu vực cằm và 6 mũi phía sau đầu). Anh Hưng cho biết đã báo với chính quyền xã và cơ quan chức năng đã vào cuộc. Hiện, vết thương của anh đã bớt đau."

Tung nón cối ném người đi đường ngang nhiên (ảnh từ video) 

Đó là những hành động do nhóm côn đồ này gây ra. Chưa hết, khi chúng ta xem video được đăng tải trên Youtube thì còn kinh hoàng hơn khi "tiểu sư phụ" tung chưởng, bay đá và ném nón cối vào người đi đường giữa đường phố. Vài người còn cầm dùi cui có sọc trắng đen của cảnh sát (xem video giây thứ 43), làm luôn việc đúng ra chỉ có Cảnh Sát Giao Thông mới làm là chặn xe; Họ là ai mà ghê gớm vậy? Công An ở đâu làm gì khi đó? Hay là Công An chính là nhóm côn đồ ấy? Côn đồ tháp tùng này hẳn nhiên phải có thế lực mới dám ngang nhiên như vậy, sau đó thì Báo Chí rùm beng, rồi coi như không có gì xảy ra. Tại sao?

Qua những gì đã được dẫn chứng chúng ta có thể đặt câu hỏi: Phải chăng Nhà Cầm Quyền CS Việt Nam đang cố tình sắp đặt, dàn dựng nhiều sự kiện giả nhằm bôi nhọ và bêu xấu Phật Giáo? Triệt tiêu tín ngưỡng để dễ dàng cai trị trong lúc lòng dân ngày càng than oán.

Câu trả lời xin dành cho tất cả quý vị đã đọc bài viết này. 


Viết từ Bangkok


_________________________________

Chú thích:

(*1) Chương I, điều 1 Luật Báo Chí của nhà cầm quyền CS: Báo chí ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân.

(*2) Theo trang Ngôi Sao: Đại Đức Thích Tâm Mẫn, tên tục là Lê Minh, sinh năm 1977, tại Quảng Nam. Xuất gia tu học tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn (TP HCM) từ năm 2004. có ước mơ làm một sĩ quan quân đội, một giáo viên nhưng không thành công khi thi hai lần đại học vào hai ngành này đều trượt. Sau đó, vào chùa Hoằng Pháp tập sự xuất gia năm 24 tuổi, xuống tóc năm 27 tuổi. Năm 32 tuổi, khi là một Đại Đức, phát đại nguyện “Nhất bộ nhất bái”.