THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

30 October 2013

Biệt thự chục tỷ của... sư trụ trì

Gần đây, người dân tỉnh Vĩnh Long bàn tán xôn xao về việc sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh) mua đất xây biệt thự trị giá cả chục tỷ đồng để ở sát cạnh chùa.

Trong khi ngôi biệt thự của sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự xây dựng hết sức sang trọng thì ngôi chùa này - nơi đặt bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ - lại xây dựng ì ạch mấy năm nay chưa xong.
Ngày 17/10, đến viếng Bồ Đề Cổ Tự, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì ngôi chùa này như bị bỏ hoang. Sân chùa toàn cát và đá dăm lởm chởm. Phần chánh điện chỉ khoảng 1/4 đã được sơn vẽ, phần còn lại bị bỏ dang dở. Dãy nhà ở bên trái chánh điện trông thê thảm hơn với những bức tường chưa được tô xi-măng, rêu bám dày. Tìm khắp chùa, chúng tôi không gặp bất kỳ ai. Chỉ đến khi chúng tôi loay hoay tìm nhang để thắp trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ thì một phụ nữ bất ngờ xuất hiện.
Người phụ nữ này tự xưng là cô Tư, một phật tử. Nghe chúng tôi thắc mắc về sự hoang vắng của ngôi chùa, cô Tư cười xòa, lý giải: “Không phải bỏ hoang đâu! Sư ở nhà của sư bên kia kìa!”. Cô Tư chỉ tay về phía sau chùa, nơi thấp thoáng nóc một ngôi nhà trông rất đẹp. Cô Tư còn giải thích thêm hằng ngày, chỉ có cô và một phật tử nữa qua lại để trông coi chùa, còn sư trụ trì thì chỉ qua chùa khi nào cần thiết, thời gian còn lại sư ở nhà của sư.
Sư trụ trì ở... biệt thự chục tỷNgôi biệt thự được sử dụng làm tịnh thất của nhà sư trụ trì chùa Bồ Đề Cổ Tự.Có việc cần xử lý mới qua chùa
Nhà của sư là một công trình rất lớn và đẹp. Phần tường rào xây kín cao hơn 2m. Đường dẫn vào cửa chính của công trình này là các bậc đá được xếp uốn lượn trên mặt nước. Nội thất của công trình rất sang trọng với nhiều đồ gỗ, gạch lát sàn, ốp tường cao cấp.
Đón tiếp chúng tôi ở ngưỡng cửa là một vị sư còn khá trẻ, xưng là thầy Thích Phước Tấn, trụ trì Bồ Đề Cổ Tự. Lúc đầu, thầy Tấn mặc quần soóc tiếp khách. Sau đó, thấy chúng tôi tỏ vẻ ái ngại, thầy mới đi thay quần dài. Khi nghe chúng tôi giới thiệu là những người làm ăn từ TP.HCM về Vĩnh Long chơi, đang muốn cúng dường cho chùa, thầy Tấn rất hồ hởi. Thầy cho số điện thoại liên lạc và bảo nếu không chuyển tiền trực tiếp được thì thầy cho số tài khoản ngân hàng. Chúng tôi thắc mắc chùa cần bao nhiêu tiền nữa để hoàn tất việc xây dựng, thầy Tấn lắc đầu bảo: “Có bao nhiêu tiền thì xây bấy nhiêu chứ không ước tính được”.
Với câu hỏi việc xây mới chùa từ khoảng năm 2007 đến nay đã tốn tổng cộng bao nhiêu tiền, thầy Tấn lại tiếp tục lắc đầu, bảo cũng chẳng nhớ nổi. Về lý do chùa xây mãi chưa xong, thầy Tấn luôn miệng than là do thiếu tiền. Dù vậy, thầy Tấn thừa nhận vẫn đang cho thợ thi công để hoàn thiện tịnh thất, nơi ở của thầy hiện giờ. Khi chúng tôi hỏi thường ngày thầy có ở bên chùa không thì thầy Tấn cười bảo: “Hên xui! Khi có việc gì cần xử lý bên chùa thì thầy mới qua, thời gian còn lại thì thầy ở trong tịnh thất”.
Điều đáng nói là nhiều người dân, trong đó có những người là người thân của các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, rất bức xúc về chuyện này. Họ cho rằng thầy Tấn cố ý xây Bồ Đề Cổ Tự ì ạch nhằm xin thêm tiền của những người đến viếng các “ông Cầu” (cách người dân gọi những nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ). Số tiền này không dùng để hoàn thiện ngôi chùa mà dùng cho mục đích riêng của thầy Tấn, trong đó có việc xây ngôi biệt thự.
Theo Người Lao Động

Hàng chục ngôi mộ cán bộ Đà Lạt bị đập phá

Hơn một tháng nay, 52 ngôi mộ trong nghĩa trang cán bộ Đà Lạt đã bị đập phá hàng rào sắt, hoa sen và các con lân bằng sứ. 

Ông Đào Quang Lâm, Quản lý nghĩa trang cán bộ Đà Lạt cho biết, bắt đầu từ ngày 11/9, phát hiện có 4 phần mộ bị đập phá. Ban đầu, đơn vị này chỉ nghĩ trẻ con nghịch nhưng những ngày sau đó, việc đập phá càng trở nên nghiêm trọng. Ban quản lý nghĩa trang đã thường xuyên theo dõi nhưng không bắt được thủ phạm.
dap-pha-9604-1383107543.jpg
Một ngôi mộ trong nghĩa trang cán bộ Đà Lạt bị đập phá. Ảnh: Quốc Dũng
Đến ngày 29/10, nghĩa trang cán bộ Đà Lạt có 23 ngôi mộ bị đập phá lấy hàng rào sắt và cửa sắt trước phần mộ, 29 ngôi mộ khác bị đập phá hoa sen, con lân trang trí bằng sứ và xi măng.
Hiện Ban quản lý nghĩa trang đã trình báo công an phường và báo cáo sự việc về Công ty TNHH MTV Dịch vụ đô thị Đà Lạt (đơn vị quản lý các nghĩa trang).
Lãnh đạo công ty Dịch vụ đô thị Đà Lạt cho biết, rất bức xúc vì đây là hành động xâm phạm mồ mã nghiêm trọng. Công ty đã đề nghị công an thành phố có phương án truy bắt thủ phạm và phối hợp với Ban quản trang tuần tra vào ban đêm.
"Việc phá hàng rào lấy sắt có thể vì lợi ích kinh tế của những người thiếu ý thức nhưng việc đập phá tràn lan là hành động khó hiểu", ông Phạm Văn Tuyên, Phó giám đốc công ty Dịch vụ đô thị Đà Lạt nói.
Nghĩa trang cán bộ Đà Lạt nằm trên một ngọn đồi khu Cam Ly, phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, được hình thành sau ngày đất nước thống nhất. Đây là nơi yên nghỉ của các lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và TP Đà Lạt, các lão thành cách mạng, những người có công, cựu tù chính trị ở Đà Lạt.
                                    Quốc Dũng

Ngân hàng bồi dưỡng ‘nhà ngoại cảm’ 7,9 tỷ đồng tìm mộ dởm

Sau phóng sự gây sốc về các nhà ngoại cảm, chương trình Trở về từ ký ức tiếp tục công bố một đoạn phim ngắn bóc trần một vụ lừa đảo khác. Theo đó, 105 ngôi mộ trong nghĩa trang liệt sĩ của 3 tỉnh đều chứa xương động vật. Và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giải ngân 75 triệu/1 bộ hài cốt lừa đảo.
27/7 vừa qua, ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và nhà ngoại cảm Nguyễn Thanh Thúy (còn gọi là “cậu” Thúy, quê ở thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh) đã khai quật một điểm ở Quảng Trị để đưa về 9 tiểu sành. Nhưng sau khi giám định thì kết quả cho thấy đây là một vụ chôn xương người và động vật giả làm hài cốt liệt sĩ. Đây là vụ thứ 4 mà họ đã cùng làm.
Thực ra, tháng 10/2011, phóng viên VTV đã “để mắt” tới nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy (tức cậu Thúy), lên huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tìm mộ liệt sĩ ven rừng.
Kịch bản được hình dung như sau: Gia đình đến nhờ “cậu Thúy” ở thị trấn Chờ (huyện Yên Phong, Bắc Ninh cùng vợ là Mẫn Thị Yên), đặt 15 triệu đồng. Sau vài tháng, cậu bảo đi đến một nơi hoang vắng và cậu bảo “nhập vong”. Vong sẽ đưa đến một nơi và bảo đào sâu 0,5 – 1 m là thấy xương vụn và di vật có khắc tên; gia đình sẽ trả thêm cậu 100 triệu đồng nữa.

Nguyễn Thanh Thúy (tức cậu Thúy)
Chẳng hạn, Liệt sĩ Hoàng Văn Tố hy sinh tại Phong Điền (Thừa Thiên, Huế) cách Làng Vây hơn 100 km vậy mà ‘cậu Thúy’ bảo liệt sĩ nằm ở Làng Vây. 44 năm, xương đã vụn nát nhưng chiếc mũ cối chôn theo vẫn còn nguyên lớp giấy bồi carton không hề bị mủn. Lớp đất đen thầy bảo xương thịt liệt sĩ hóa thành là bùn được dải một lớp mỏng.
Theo VTV1, “thầy Thúy” có kinh nghiệm vì đã hành nghề tìm mồ mả từ những năm 1980. Thực tế, nhà ngoại cảm này nguyên là cán bộ công an bị thải hồi. Ông ta nói mình có khả năng thấu thị, không chỉ tìm mồ mả mà còn tìm cả của cải chôn dưới đất. Để làm giả, ông ta thuê người ra nghĩa địa thị trấn Lim (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) lấy tiểu, đem ra đồng đất Tam Giang chôn, nửa năm sau chỉ cho người đến tìm mộ.

Những thứ được cho là hài cốt liệt sĩ thực ra chỉ là xương động vật
Quanh thị trấn Chờ vẫn còn những nhân chứng bán tiểu sành và xương heo nái cho “nhà ngoại cảm” này. Lê Văn Tiến – Trưởng Công an thị trấn Chờ nói lãnh đạo địa phương rất đau lòng vì chủ trương này đã bị lợi dụng khiến một số gia đình người có công phải thờ những mẩu xương vô vị. Năm 1995 Thúy và vợ hai Mẫn Thị Duyên đã phải thụ án 10 và 12 năm tù về tội lừa đảo và tàng trữ vũ khí quân dụng. Khi cả hai ra tù, tài sản của hai vợ chồng chỉ là căn nhà cấp bốn. Nay riêng khoản đất đai, nhà cửa của họ ở 3 làng lân cận đã có giá tới hàng chục tỷ đồng.


Nhập vong xác định vị trí hài cốt liệt sĩ
Liệt sĩ Trần Văn Thực (quê Chí Linh, Hải Dương) hy sinh ở Quân khu 9 (Tây Nam Bộ), Thúy dẫn người thân ra Cam Lộ (Quảng Trị), bảo đưa về một nhóm xương vụn. Tại Cam Lộ, “vong” nhập vào “thầy Thúy” đi trước, vợ thầy – Mẫn Thị Duyên đi sau “đẩy vong”. Đến đúng vị trí, thầy chặn lại ở đúng điểm đã chôn xương.
Anh Vũ Văn Thảo, cháu liệt sĩ Thực cho biết, riêng chi phí cho thầy Thúy gia đình đã chi trả tới 120 triệu đồng, chi phí đi lại gia đình không tính tới.
Vừa qua, các cựu chiến binh tỉnh Đắk Lắk báo về một vụ quy tập liệt sĩ ở xã Ea H’leo do một NH và một nhà tâm linh tiến hành, bàn giao 31 hài cốt liệt sĩ cho tỉnh. Người dẫn đầu vẫn là “cậu Thúy”. Trên trang web chính thức của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam cho biết: Sáng 1/1/2013, NH Chính sách xã hội đã bàn giao hài cốt 31 liệt sĩ cho địa phương. Theo website này: Trong số 31 hài cốt liệt sỹ được tìm thấy và cất bốc, có 8 bộ hài cốt có họ tên, quê quán, phiên hiệu đơn vị, trong đó có 2 hài cốt được thân nhân gia đình đến nhận về an táng tại quê nhà, những hài cốt còn lại sẽ được quy tập và an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, những thông tin này đã bị Ngân hàng lặng lẽ gỡ khỏi website của mình ngày 1/8/2013.


2 bài viết trên website chính thức của NHCSXH đã bị gỡ hôm 1/8/2013.
Trong một thông tin khác liên quan đến vụ việc này, website của NH Chính sách xã hội cho biết thêm về quá trình tìm mộ: Trước đó, từ thông tin đồng đội và một số nhân chứng chiến tranh, thân nhân gia đình liệt sỹ Dương Văn Mừng, ở xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 33, Quân đoàn 3, hi sinh tại địa bàn xã Ea Hleo, huyện Ea Hleo (Đắk Lắk). Sau khi khai quật, đã phát hiện thêm nhiều đồng đội của liệt sĩ Dương Văn Mừng cũng hi sinh tại đây. Vì thế, Công đoàn NHCSXH đã phát tâm, chủ trì và phối hợp với chính quyền và các ban, ngành của tỉnh Đắk Lắk tổ chức cất bốc 31 hài cốt liệt sỹ.

Tìm kiếm hài cốt
Số hài cốt này nằm rải rác hai bên đoạn Quốc lộ 14 qua xã Ea H’leo từ 100 - 200m. Đây là chiến trường ác liệt khi bộ đội ta tổ chức chặn đánh quân Mỹ Ngụy chi viện cho chiến trường Gia Lai - Kon Tum trong những năm 1968 - 1972. Thông tin này cũng đã bị NH chính sách xã hội Việt Nam gỡ khỏi website của mình.
Sự phi lý đã lộ rõ khi kiểm tra trích lục của năm liệt sĩ: Liệt sĩ Nguyễn Văn Hải hy sinh năm 1969 tại Quảng Trị; Liệt sĩ Mẫn Bá Phùng (họ hàng nhà bà Mẫn Thị Duyên) hy sinh năm 1968 tại chiến trường Đông Nam Bộ và đồng đội họ vẫn còn sống. Vậy, có cách nào có thể tin hài cốt họ lại nằm cạnh nhau ở mánh đất Tây Nguyên xa xôi này?
Cùng lúc này, một vụ quy tập hài cốt liệt sĩ khác tại Bình Phước cũng diễn ra và vẫn do NH Chính sách xã hội và cậu Thúy chủ trì tại An Lộc (cũ) – nay là phường Hưng Chiến, Bình Long. Trong số các di cốt được bốc lên, có di cốt được xác định là hai cục xi măng. Một số xương hai đầu bịt xi măng đen, bên trong là cát trắng… Sở LĐ-TB-XH Bình Phước đã gửi mẫu ra Hà Nội giám định.
Phòng LĐ-TB-XH huyện Chơn Thành (Bình Phước) cho biết, NH Chính sách xã hội Việt Nam hay đi bốc mộ vào ban đêm. Các nghi vấn hệt nhau: Thông thường đào sâu khoảng 60 cm là phát hiện ra di vật, hài cốt, lớp đất đen; và chỗ nào cũng có chiếc bình tông đựng nước của liệt sĩ. Trên bình tông có khắc tên, địa chỉ của các liệt sĩ. Cùng với đó là các đôi dép cao su đều rất mới.
Một lãnh đạo cấp xã cho biết, việc di cốt các liệt sĩ nằm dưới đất sâu nhất chỉ có 60 cm là vô lý vì các bộ hài cốt này đều nằm dưới tán rừng cao su; nếu thực sự hài cốt liệt sĩ đã nằm đó thì khi trồng cao su, người dân đã phát hiện từ lâu.
Theo thông tin từ Sở LĐ-TB-XH Bình Phước, mỗi ngôi mộ liệt sĩ tìm được, NH Chính sách xã hội phải giải ngân cho nhà ngoại cảm Nguyễn Thanh Thúy 75 triệu đồng.

Sau 4 cuộc liên kết với ngân hàng này trong chưa đầy 8 tháng, Thúy – Duyên đã thu tiền công 7,9 tỷ đồng. Để có được những thông tin quý giá này, nhóm phóng viên VTV đã thực hiện suốt 2 năm trời và hiện đã giao toàn bộ hồ sơ chứng cứ cho các cơ quan an ninh vào ngày 22/8.
> Clip: Chôn xương vụn và xương động vật giả làm hài cốt liệt sĩ
Tường Bách

Sập giàn giáo, 5 công nhân thương vong!

Thứ Tư, 30/10/2013

(NLĐO)- Nhóm công nhân 5 người đang làm việc ở tầng 3 của công trình xây dựng tòa nhà Trung tâm giáo dục huyện Quế Phong (Nghệ An) thì giàn giáo sập khiến cả nhóm rơi xuống tầng 1. Hậu quả, 1 người tử vong tại chỗ, 4 người nguy kịch.


Một nạn nhân vụ sập giàn giáo đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An
 
Sáng 30-10, ông Lữ Đình Thi, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An), cho biết trên địa bàn huyện vừa xảy ra một vụ sập giàn giáo khiến 1 người chết, 4 người bị thương nặng.
 
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng vào khoảng 11 giờ ngày 29-10, tại công trường xây dựng Trung tâm giáo dục huyện Quế Phong ở xã Mường Noọc, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
 
Vào thời điểm trên, 1 nhóm công nhân 5 người đang làm việc ở tầng 3 của tòa nhà thì giàn giáo sập khiến cả 5 người rơi xuống tầng 1. Hậu quả, 1 người tử vong tại chỗ, 4 người bị thương, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng nguy kịch.
 
Nạn nhân tử vong được xác định là ông Nguyễn Văn Đồng (50 tuổi), trú tại xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Các nạn nhân bị thương gồm: ông Trần Hữu Minh (50 tuổi), anh Nguyễn Cảnh Cửu (29 tuổi) và anh Trần Văn Lâm (28 tuổi), cả 3 đều trú ở xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc và ông Nguyễn Đình Tâm (48 tuổi), trú xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc. Hiện cả 4 người bị thương đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An.

Được biết, công trình trên do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư. 
 
Ngay sau khi sự việc xảy ra các cơ quan chức năng huyện Quế Phong đã có mặt tại hiện trường khẩn trương đưa các nạn nhân đi cấp cứu. "Chiều ngày 29-10, lãnh đạo huyện đã có mặt tại hiện trường thăm hỏi các nạn nhân, đồng thời hỗ trợ 2 triệu đồng đối với gia đình nạn nhân bị tử vong" - Ông Thi cho biết thêm.

Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được các cơ quan chức năng tại Nghệ An tiếp tục điều tra, làm rõ.

Tin - ảnh: Đức Ngọc

ĐẠI NÁO BỆNH VIỆN !

“CÒ” VÂY TỨ PHÍA (*)

NLĐO -  Thứ Ba, 29/10/2013 

Không có gì là bí mật hay phải e dè, “cò” ngang nhiên lôi kéo, dụ dỗ để rồi lừa gạt tiền của những bệnh nhân ngay trước cổng nhiều bệnh viện lớn ở Hà Nội, TP HCM

Tại Bệnh viện (BV) Mắt Trung ương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), mỗi ngày có hàng trăm bệnh nhân đến khám. Nắm bắt tâm lý của người bệnh luôn muốn được khám nhanh, không phải xếp hàng chờ đợi, hàng chục “cò” nữ tập trung từ bãi gửi xe đến cổng BV đeo bám quyết liệt rồi liên tục mời chào, gạ gẫm để lừa tiền của các bệnh nhân nhẹ dạ.
Bắt, phạt rồi lại... thả
Sáng 23-10, trong vai người đi khám mắt, khi tôi chưa kịp rời khỏi bãi giữ xe ở trước cổng BV thì lập tức 3 phụ nữ trung niên tay cầm bút và sổ khám bệnh đã lao đến chào mời. Dù lực lượng bảo vệ BV đứng ngay đấy nhưng xem ra không khiến cánh “cò” e ngại.
Một “cò” tiến đến, kéo áo tôi hỏi dồn dập rồi ra giá chỉ cần mua 1 sổ khám bệnh 5.000 đồng và tiền “dịch vụ” 20.000 đồng, tôi sẽ được đưa trực tiếp vào BV khám, không phải xếp hàng, mua số.
“Cò” khám bệnh lôi kéo bệnh nhân trước cổng Bệnh viện Ung Bướu TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Tôi đồng ý và đưa 25.000 đồng. Người phụ nữ này trao bút và cuốn sổ khám bệnh cho tôi ghi tên, tuổi, địa chỉ rồi không quên mời chào: “Anh thích khám ở trong viện cũng được, thích khám ở ngoài em cũng chiều. Khám ngoài thì cũng là bác sĩ giỏi của viện thôi nhưng sẽ khám kỹ và tư vấn hết mình luôn. Còn trong viện thì đông nên chỉ khám qua loa thôi”. Sau khi tôi đưa 25.000 đồng, chị ta tiếp tục “vòi“ thêm 300.000 đồng để đóng luôn tiền khám bệnh.
Theo trung tá Trần Quốc Hải - Trưởng Công an phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng - ở BV Mắt Trung ương hiện có khoảng 10 “cò” chuyên bán sổ y bạ, chủ yếu là phụ nữ lớn tuổi.
Thời gian qua, công an phường thường xuyên truy quét các đối tượng này nhưng cứ bắt, phạt rồi lại thả. Mỗi lần “cò” vi phạm cũng chỉ bị xử phạt 150.000 đồng cho hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc không mang theo giấy tờ tùy thân.
Mức xử phạt này không đủ sức răn đe bởi mỗi ngày, chỉ cần dụ dỗ được vài người đi khám bệnh, “cò” đã kiếm được từ vài trăm đến 1 triệu đồng. Vì vậy, họ chấp nhận bị xử phạt và sau đó lại tiếp tục hoạt động.
Ông Nguyễn Xuân Hiệp, Phó Giám đốc BV Mắt Trung ương, thừa nhận có tình trạng bác sĩ của BV mở phòng khám tư rồi cùng với “cò” lôi kéo bệnh nhân về khám. Tuy nhiên, họ hoạt động rất tinh vi nên không có bằng chứng để xử lý, kỷ luật.
“Hiện nay, BV phát sổ khám bệnh miễn phí tại khu đón tiếp (nhà C và E) khi bệnh nhân mua phiếu khám. Tôi khuyên bệnh nhân tuyệt đối không nên mua sổ y bạ và mắc chiêu lừa “khám nhanh” của các cò mồi” - ông Hiệp nói.
Kịch bản “cò máu”
Trên địa bàn TP HCM, nạn “cò” lộng hành ở các BV không phải hiếm. Hoạt động ráo riết nhất phải kể đến là khu vực BV Da Liễu TP HCM. Trước cổng BV này, từ sáng đến tối, lúc nào cũng xuất hiện chừng 10-15 “cò” chào mời, lôi kéo người bệnh và thân nhân.
Người bệnh luôn có tâm lý được khám nhanh, đồng hành theo đó là nạn “cò số thứ tự” xuất hiện. Các “cò” này ra giá: Để có số thứ tự khám sớm thì tiền thù lao 100.000 - 300.000 đồng.
Đồ nghề lừa đảo của “cò máu“ tại BV Chợ Rẫy Ảnh: NGUYỄN THẠNH
Trước cổng BV Ung Bướu TP HCM cũng luôn có hàng chục “cò” hoạt động. Dù BV đã nhiều lần phát loa cảnh báo nhưng không ít bệnh nhân “chân ướt chân ráo” lên TP HCM đã... sập bẫy.
Mới đây, tranh thủ ngày cuối tuần, ông Đ.D.P (ngụ tỉnh Khánh Hòa) đón xe vào TP HCM kiểm tra bệnh ung thư hạch vào sáng đầu tuần. Vừa bước xuống xe buýt, lớ ngớ hỏi thăm, ông P. bất ngờ được một “cò” xuất hiện bắt chuyện.
Người này cho biết ngày đầu tuần bệnh nhân đến khám đông, cả ngàn trường hợp, ông P. đợi hết ngày cũng chưa tới lượt. Do đó, “cò” ra giá muốn nhanh thì trả 200.000 đồng để lấy số thứ tự nhỏ hơn. Cả tin, ông P. đồng ý trả “cò” 150.000 đồng và được lấy số. Tuy nhiên, ngồi đợi đến khi trên bảng hiện tới số lượt mình, ông P. bước vào khám thì bị mời ra vì phiếu số thứ tự này là giả.
Tại BV Chợ Rẫy, lực lượng bảo vệ vừa phát hiện nhiều kẻ giả danh bác sĩ “cò máu” người bệnh rồi lừa lấy tài sản. Các đối tượng này mặc áo blouse trắng, mang tai nghe, bảng tên… tự nhận là người của BV để giúp làm thủ tục, thanh toán viện phí, lấy kết quả xét nghiệm hay mua máu truyền cho người bệnh. Khi đã tin tưởng, thân nhân người bệnh bàn giao tất cả giấy tờ, phiếu hẹn, đặc biệt là tiền bạc, để “bác sĩ” lấy dùm. Lúc đã giao xong, thân nhân phải đợi cả ngày mà vị “bác sĩ tốt bụng” này vẫn bặt tăm.
Gần đây, Hoàng Văn Vương (23 tuổi, đang học một trường trung cấp) vào BV Chợ Rẫy đóng giả bác sĩ lừa lấy của ông Nguyễn Quang Trường (ngụ tỉnh Hậu Giang) và chị Huỳnh Ngọc Thảo (ngụ tỉnh Đồng Tháp) 24 triệu đồng... Khi Vương bị bắt và kiểm tra, lực lượng bảo vệ BV Chợ Rẫy phát hiện trong túi xách đồ nghề của y có 13 tờ “phiếu nộp tiền” mua máu do đối tượng này tự in, soạn trên khổ giấy A4, photocopy sẵn. Trên phiếu nộp tiền này có in tên đơn vị chủ quản là BV Chợ Rẫy, có địa chỉ, số điện thoại. Đặc biệt, phiếu còn có dấu “đã thu tiền” do Vượng tự đóng.
Đề cập vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Văn Khôi, Phó Giám đốc BV Chợ Rẫy, tỏ ra rất bức xúc vì người bệnh bị kẻ gian lợi dụng. Theo bác sĩ Khôi, thông thường, bệnh nhân trước khi phẫu thuật sẽ được BV chuẩn bị cơ số máu, thuốc men, y cụ… Do đó, không có chuyện thiếu máu phòng mổ như các đối tượng nêu ra.
Việc thanh toán viện phí, chi phí thuốc men, vật tư… được thực hiện tại quầy tài chính, đơn vị thu ngân nằm trong khuôn viên của BV Chợ Rẫy. Bác sĩ Khôi lưu ý việc dẫn bệnh nhân ra ngoài BV thanh toán chi phí là hành vi lừa đảo nên người bệnh cần hết sức cảnh giác.
 

VĂN DUẨN - NGUYỄN THẠNH

"CÒ" VÂY TỨ PHÍA: Làm giàu trên đất mồ mả !

NLĐO - Thứ Ba, 29/10/2013

Theo quy định của UBND TP Đà Nẵng, mỗi người dân khi qua đời sẽ được cấp miễn phí một huyệt mộ ở nghĩa trang Hòa Sơn nhưng đất ở đây được các “cò” hét giá lên đến 5 triệu đồng/m2


TP Đà Nẵng hiện có 3 nghĩa trang lớn là Hòa Khương, Hòa Sơn và Hòa Ninh (huyện Hòa Vang). Tất cả các nghĩa trang chỉ còn khoảng 3 ha đất cho 6.000 mộ. Lợi dụng điều này, các “cò” nghĩa trang đã mua lại đất ruộng và bán với giá cao gấp 10 lần.


“Cò” đất cũng bao luôn việc xây mộ để kiếm lời
 
Sốt đất nghĩa trang
Vừa vào địa phận nghĩa trang Hòa Sơn, chúng tôi liền bị một nhóm 6 thanh niên chạy trên 3 xe máy bám sát hỏi cần tìm mộ người thân hay mua đất. Lấy lý do cần mua khoảng 100 m2 đất nghĩa trang để dành xây mộ tộc, chúng tôi nhờ 2 thanh niên chỉ dẫn giúp. Ngay lập tức, họ rút điện thoại gọi cho 1 người khác để bàn bạc. Sau ít phút, 1 người tự giới thiệu tên Chân, mới 17 tuổi, rồi yêu cầu chúng tôi chạy xe theo họ.
Chân dẫn chúng tôi đến một mảnh đất đã được xây tường chắn xung quanh nằm sâu trong nghĩa trang. “Anh chị cứ xem thoải mái. Đất xây “nhà” cho người chết bây giờ còn hiếm hơn đất xây nhà của người sống. Giá cả cũng tăng theo từng ngày, anh chị nên mua sớm để dành vì giá đất ở đây sẽ còn tăng nữa”.
 
Chân cho biết khu đất này rộng 200 m2, nếu mua hết thì lấy giá 500.000 đồng/m2. Còn nếu chỉ mua 100 m2 thì giá lên tầm 600.000 đồng/m2. Nếu khách đồng ý, Chân sẽ gọi người mang giấy tờ ra làm thủ tục, đặt cọc luôn.
 
Thấy chúng tôi chê mảnh đất này xa đường chính khiến việc tổ chức hậu sự khó khăn, Chân tiếp tục đưa chúng tôi đi xem một mảnh đất khác rộng 130 m2, có 2 mặt tiền, giá 800.000 đồng/m2. Chúng tôi đồng ý mua mảnh đất và đề nghị lấy giấy tờ để làm hồ sơ thủ tục theo đúng quy định. Lập tức, Chân gọi điện thoại cho một người tên Luyến. Ít phút sau, một người đàn ông trung niên xuất hiện, yêu cầu chúng tôi đưa Chân 100.000 đồng công dẫn đi coi đất và đòi đưa trước 10 triệu đồng làm tiền cọc, 2 ngày sau sẽ có giấy tờ.
 
Để tạo thêm lòng tin, “cò” Luyến khẳng định chắc nịch sẽ làm giấy tờ đàng hoàng gồm giấy viết tay có chữ ký của 2 bên, số CMND và lăn dấu vân tay làm tin. “Anh chị suy nghĩ kỹ rồi đặt cọc cho tụi tui làm sớm, để vài ngày là có người khác mua liền. Đất nghĩa trang bây giờ quý như vàng” - Luyến nói.
 
Thấy chúng tôi chần chừ, Luyến chỉ tay về một khu đất nằm trên đồi cao, phía dưới có hồ nước rộng và tiết lộ mảnh đất đó được ra giá ban đầu chỉ 3 triệu/m2 nhưng do vị trí đẹp, hợp phong thủy nên nhiều người hỏi mua, cuối cùng Luyến bán được với giá 5 triệu/m2.
 
Muốn có đất phải qua “cò”
 
Hiện nay, tại nghĩa trang Hòa Sơn, ngoài Luyến còn có hàng chục người cũng hành nghề “cò” đất nghĩa trang. Theo anh Trần Xuân Trực (ngụ xã Hòa Sơn, chuyên làm bia mộ), đất nghĩa trang gần như đã hết. Để có đất bán, các “cò” mua lại đất vườn, đất ruộng của người dân xung quanh với giá khoảng 100.000 đồng/m2 rồi bán lại kiếm lời. Anh Trực cho biết muốn mua bao nhiêu đất nghĩa trang, các “cò” đều đáp ứng được.
 
“Chỉ cần thỏa thuận xong giá cả mua bán, “cò” sẽ tìm cách mua lại đất của dân, cải tạo lại rồi bàn giao cho khách. Do đất nghĩa trang đã hết nên những vị trí này phần lớn nằm ngoài rìa. Tuy vậy, giá đất không giảm mà vẫn tăng lên theo từng ngày vì luôn có nhu cầu” - anh Trực tiết lộ.
Tình trạng mua bán đất nghĩa trang theo như bà Nguyễn Thị Hà - người bán nhang đèn trên đường dẫn vào nghĩa trang Hòa Sơn - rộ lên năm 2009. Nhiều người phất lên nhanh chóng nhờ mua đi bán lại đất nghĩa trang. “Đa số “cò” là người dân địa phương sống lâu năm ở xã Hòa Sơn. Trước đây, họ chỉ là người dân bình thường sống bằng các nghề lao động phổ thông. Từ khi thấy việc bán đất nghĩa trang vốn ít lời nhiều lại dễ kiếm chác nên nhiều người đã chuyển hẳn sang làm “cò” đất” - bà Hà kể.
Theo thống kê của Ban Quản lý các nghĩa trang TP Đà Nẵng, hiện nay, nghĩa trang Hòa Khương đã hết chỗ, nghĩa trang Hòa Sơn còn 1 ha đất dự phòng, còn Hòa Ninh đang phải mở rộng do áp lực di dời giải tỏa mồ mả từ các vùng dự án quá lớn.
 
Theo quy hoạch của UBND TP Đà Nẵng, trong năm 2013, nghĩa trang Hòa Sơn sẽ triển khai thực hiện giai đoạn 4 với tổng diện tích là 40 ha. Tuy nhiên, do vướng mắc ở khâu giải tỏa đền bù nên hiện nay vẫn chưa thể tiến hành.
Ông Phùng Quýt, Phó Ban Quản lý các nghĩa trang TP Đà Nẵng, cho biết tất cả các nghĩa trang chỉ còn khoảng 3 ha với khoảng 6.000 mộ. Điều này tạo điều kiện cho “cò” lộng hành. Ngoài ra, theo ông Quýt, nhiều người mắc bẫy “cò” do không nắm rõ chính sách của TP. UBND TP quy định bố trí 1 huyệt mộ diện tích 5 m2 đối với người chết có người thân hộ khẩu tại Đà Nẵng. Các thủ tục rất đơn giản, chỉ cần khoảng 15 phút là xong khi có giấy chứng tử của bệnh viện.
Ông Quýt thừa nhận có biết tình trạng “cò” đất nghĩa trang nhưng không thể ngăn chặn, quản lý nổi. “Nghĩa trang Hòa Sơn rộng hơn 150 ha mà chỉ có 3 người quản lý, nghĩa trang Hòa Ninh chỉ có 4 người. Các nghĩa trang không hề có rào chắn ngăn cách với bên ngoài nên đuổi đường này thì “cò” vào bằng đường khác, không ngăn chặn được” - ông Quýt phân trần.
 
Bên cạnh đó, nhiều gia đình muốn có một khu đất nghĩa trang riêng để an táng những người trong nhà gần nhau nên đã tìm cách thông qua “cò” để mua được lô đất. Về vấn đề này, ông Quýt cho biết nếu người dân có nhu cầu thì nên viết đơn trình bày để ban quản lý xem xét và cấp các khu đất gần nhau.
 
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 27-10
 
Kỳ tới: “Cò” đại náo bệnh viện
Sống nhờ cõi âm
Không chỉ buôn bán đất nghĩa trang, các “cò” ở nghĩa trang Hòa Sơn còn kiêm luôn việc xây dựng lăng, mộ, thành quách cho khách hàng. Khách mua đất của “cò” nào thì phải thuê quân của “cò” đó xây lăng mộ, các “cò” khác không được tranh giành. Ở nghĩa trang, “cò” còn thuê các thợ xây dựng lăng mộ với tiền công 200.000 đồng/ngày, thợ phụ 150.000 đồng/ngày.
 
Ngoài ra, còn có một đội trẻ em từ 14-17 tuổi chuyên đi tìm mộ cho những người thân tới viếng. Mỗi lần tìm được mộ, tiền công là 50.000 đồng và thêm tiền boa của thân nhân.

Bài và ảnh: BÍCH VÂN

Chuyện xử án Đinh Nhật Uy, sáng 29.10.2013

VRNs (30.10.2013) – Sài Gòn – “Khi tuyên án sau, chánh án chạy liền, không ở lại giải thích về án, như phiên xử phúc thẩm dành cho Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên” – facebooker Đinh Nhật Uy đã nói nhận xét như vậy về phiên tòa xét xử anh, ngay sau khi rời trại giam Long An, chiều hôm qua.

Những bất thường của vụ án
Điều đầu tiên phải đề cập, đó là cấp chính quyền nào có trách nhiệm trong vụ án của facebooker Đinh Nhật Uy? Lúc khởi đầu, vụ án của Đinh Nhật Uy là một chuyên án thuộc an ninh tỉnh Long An. Sau khi kết thúc điều tra, chuyển Viện kiểm sát (VKS) làm Bản cáo trạng, rồi chuyển đến Tòa án nhân dân tỉnh Long An (TALA). Khi nhận được toàn bộ hồ sờ, TALA xét vụ án này nhỏ, dưới tầm thẩm quyền, nên đã chuyển vụ án xuống Tòa án nhân dân thàh phố Tân An (TATA). Đây là tòa án cấp huyện. Khi nhận được hồ sơ vụ án, không biết tại sao TATA lại không xúc tiến gì, mà ngâm hồ sở cả tháng trời. Đến hơn 10 ngày trước khi phiên tòa xử hôm qua, TALA lại kéo vụ án này lên trên tỉnh lại để xử anh Đinh Nhật Uy theo khoản 1, điều 258 BLHS.
Tại phiên tòa, đại diện các công ty Viettel, VNTP và bà Thâm (tổ phó dân phố, một đảng viên) được Tòa án gọi là nguyên đơn dân sự. Nguyên đơn dân sự lại là lý do để tiến hành vụ án hình sự (?). Điều đáng chú ý, là tại hpiên tòa, cả ba nguyên đơn này đều xác nhận không hề làm đơn tố cáo anh Đinh Nhật Uy về bất cứ chuyện gì. Gtất cả do công an đã đến thuyết phục họ tố cáo. Bà Thậm nói: “Công an đưa tôi xem bài viết của Uy, rồi hỏi tôi có tố cáo gì không? Tôi bảo làm theo đúng pháp luật”. Hai công ty viễn thông cũng có cách trả lời tương tự như vậy.
Thành phần tham gia tố tụng của phiên tòa tại Long An xử người dùng Facebook đầu tiên trên thế giới thật đáng “gờm”. Chủ tọa phiên tòa là chính ông Bình, chánh án TALA. Phía công tô, chính ông Viện trưởng VKS nhân dân tỉnh Long An đảm nhận vai trò này. Hội thẩm nhân dân là hai quan chức đầu tỉnh. Một thuộc Hội đồng nhân dân Tỉnh, một thuộc Mặt trận tổ quốc tỉnh Long An – Đinh Nhật y cho biết như vậy.
Anh Đinh Nhật Uy kể, trong phần thẩm vấn, chính anh Đinh Nhật Uy đề nghị các hội thẩm nhân dân hỏi về vụ án, thì các vị này lúng túng và không thực hiện trách nhiệm tìm hiểu vụ án.
Cũng cần nhắc điều này, tại các đồn công an, khi những người bị bắt hỏi tại sao phiên tòa xử công khai, mà không cho dân vào dự? Các anh an ninh thay nhau trả lời giống nhau (cùng đáp án có sẵn) là “chỉ công khai với người trong gia đình !” Đây là một điều dối trá, vì không một ai trong gia đình anh Đinh Nhật Uy được vào Tòa án để dự khán phiên tòa. Thậm chí, tại tòa, chính luật sư hà Huy Sơn đã yêu cầu Chánh án chủ tọa phiên tòa triệu tộp ông Đinh Văn Chuộng (ba của Uy) và bà Nguyễn Thị Kim Liên (má của Uy) thì tòa cũng từ chối. Như vậy kịch bản được dàn dựng sẵn là không cho một ai trong gia đình anh uy được vào dự, còn bài học của công anlà nói dối với dân “công khai cho gia đình Đinh Nhật Uy”. Điều rõ nhất là chính công an đã bắt bà Liên (má Uy) và cô Quỳnh Như (chị lớn của Uy) giam trong đồn công an phường 7 thành phố Tân An trong suốt thời gian tòa xét xử facebooker Đinh Nhật Uy.
Ở cuối phiên tòa, Đinh Nhật Uy đã phát biểu rằng không nhận tội như sau: Tôi cũng như hàng triệu công dân khác đã hoàn thành trách nhiệm với gia đình và xã hội. Tôi mắc lỗi với ai, tôi xin lỗi. Với tòa, tôi xin xem xét để trả tự do cho tôi.
Ở phần tranh luận, không một luận cứ và bằng chứng nào của VKS đưa ra lại không bị hai luật sư Hà Huy Sơn và Nguyễn Văn Miếng bác bỏ. Tuy vậy, do bản án đã bỏ túi, kịch bản đã được dựng, nên Tòa vẫn tuyên án theo tất cả những luận điểm do VKS đưa ra, chỉ giảm 3 tháng so với đề xuất của cáo trạng.
Anh Đinh Nhật Uy nói với VRNs: “Mọi người tham gia tố tụng lập đi lập lại nhiều lần về trang mạng xã hội Facebook.

Lại chuyện không đâu của công an Việt Nam tại Long An
Hôm qua, số người đến ủng hộ phiên tòa tại khu vực TALA chỉ khoảng trên dưới 50 người. Trong đó, công an đã bắt trái phép 31 người. Số không bị bắt là số phóng viên VRNs, phóng viên tự do tác nghiệp và chuyển tin liên tục của tòa án đến công chúng qua các website và mạng xã hội.
Bé Đinh Quỳnh Nhật Nguyên, 12 tuổi, cho biết “công an bắt con, ôm con và sờ mó con”. Bé Nguyên đã kể với mẹ và bà như vậy ngay trên chuyến xe, công an vừa bắt khoảng gần 20 người lên xe đưa về công an phường 7, thành phố Tân An. Ngay lúc đó, các viên an ninh chối và có vẻ đe dọa bé Nguyên. Nhưng chính lúc đó bé Nguyên chỉ vào một viên công lực và nói: “Chính chú này !” Thế là chú đó im không dám nói gì nữa.
Anh Phêrô Bùi Lâm cho biết: “Lúc bị bắt lên xe, nhìn thấy anh an ninh cứ chỉa máy quay phim về phía xe, nên tôi đã dùng tờ giấy trắng có in hình Đinh Nhật Uy và kêu gọi trả tự do cho anh Uy thì viên an ninh này tiến đến vói lên đánh mạnh vào màng tang (vị trí bên cạnh mặt, gần mắt). Anh an ninh này là an ninh thuộc Bộ, thường xuyên có mặt quay phim tại DCCT Sài Gòn vào mỗi Chúa nhật cuối tháng trong lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình”.
Anh Lâm cũng cho biết, khi thấy sự tàn bạo của an ninh, anh định tìm cách chạy xuống khỏi xe, nhưng xe đã chạy. Anh làm dấu thánh giá và cầu nguyện, rồi lao mình qua cửa sổ của xe, ngay vị trí đèn xanh đền đỏ trên quốc lộ 1A, trước khi đến cầu Tân An. Liền sau đó, các anh Vinh Lê và Lương Tâm cũng lao xuống theo. Họ điều xe công an khác đuổi các anh, nhưng các anh đã chạy qua đường theo hướng ngược lại, nên xe công an không đuổi kịp.
Cô Quỳnh Như cho biết, “từ lúc ba anh nhảy xuống xe, công an bắt đầu chạy xe bạt mạng, không dừng đèn đỏ, không đi chậm lúc quẹo”. Cô Như Quỳnh cũng cho biết bị công an đánh nhiều tại đồn công an phường 7.
Ông Lê Trọng Kiệt là bị đánh nhiều nhất và dã man nhất tại đồng công an phường 7. Một blogger bịbắt giải thích nguyên nhân là do giận cá chém thớt. Một anh nào đó đã hát bài “Sáu là ai?” phòng theo bài hát “Anh là ai?” của nhạc sĩ, tù nhân chính trị Việt Khang. Bài hát này đang lan truyền trên facebook: 
“Xin hỏi Sáu là ai? Sao bắt Uy, Uy làm điều gì sai?  Xin hỏi Sáu là ai? Sao “kết” Uy chẳng một chút nương tay? Xin hỏi Sáu là ai? Sao không cho Uy lên mạng để tỏ bày…  tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay. Xin hỏi Sáu ở đâu, ngăn bước Uy chống giặc tầu ngoại xâm? Xin hỏi Sáu ở đâu? Sao mắng Uy bằng giọng nói Long An…”
Cũng theo blogger này, chính ông Sáu (thủ trưởng an ninh điều tra tỉnh Long An) đã đến đồn công an phường 7 để tìm gặp anh Lâm, nhưng may là anh Lâm đã nhảy xe.
00:00
00:00

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn một số người bị bắt ở phường 7, thánh phố Tân An
Trong khi đó, tại công an phường 1, chị Thúy Nga (Hà Nam) đã tố cao trưởng đồn công an bao che cho ăn cướp. Người được xác định là ăn cướp là nữ an ninh tỉnh Long An. Người này đã tự tiện cướp tài sản công dân ngay tại đồn công an.
Tại đồn công an phường 3, anh Hoàng Dũng bị công an làm gẫy gọng kính rồi cười trừ. Trong khi đó, Phương Dung bị tịch thu điện thoại, Nguyễn Phương Uyên bị nhân viên an ninh gọi mày tao và văng tục. Với cha Thanh, ông thượng tá Trần Công Luận đối xử đúng mực, nên ngay trong đồn và trước mặt an ninh, ngài vẫn trả lời phỏng vấn các đài. Cha Thanh từ chối cho lấy lời khai và lập biên bản, vì chính công an đã vi phạm pháp luật khi bắt các bạn trẻ và ngài đang ngồi trong quán nước, mà không có bất cứ hành động nào gây rối.
Công an Long An dùng bạo lực để đưa các sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Phương Dung, anh Hoàng Dũng và cha Thanh về đồn bất chấp pháp luật. 
PV. VRNs

Cán bộ truyền hình quay lén phụ nữ trong toa lét!

LONG AN (NV) Dư luận tỉnh Long An lại chấn động vì vụ một cán bộ kỹ thuật đài phát thanh-truyền hình Long An đặt camera quay lén cảnh chị, em phụ nữ “làm việc riêng tư” trong nhà vệ sinh công cộng.
Ông này tên Nguyễn Công M., cho đến nay vẫn chưa nhận tội, mà biện luận rằng đã để quên chiếc camera trong “toa lét.”

Theo báo mạng Trí Thức Trẻ, người khám phá hành vi động trời của ông Nguyễn Công M. là một nữ nhân viên nhà sách trung tâm của thành phố Tân An, thuộc tỉnh Long An.



Lỗ thông gió, nơi ông cán bộ kỹ thuật đài truyền hình đặt camera quay lén “quý bà” làm việc riêng trong nhà vệ sinh nữ. (Hình: Soha.vn)

Bà H. nói rằng, trong lúc đi vệ sinh dành riêng cho nữ giới tại nhà sách trung tâm, bà vô tình nhìn lên lỗ thông gió sát trần nhà, trông thấy một chiếc camera nhỏ gọn, đang chĩa ống kính về phía mình. Hốt hoảng, bà H. trèo lên bồn cầu, với tay lấy chiếc camera nhỏ bằng nắm tay, đem ra bàn làm việc, nối vào máy tính để xem lại các đoạn phim. Không chỉ một mình bà H, mà hàng chục nữ nhân viên nhà sách bu lại để nhìn vào các đoạn phim chụp lén.

Trong phần đầu, mọi người nhìn thấy rõ ràng khuôn mặt của ông Nguyễn Công M. hiện lên trên màn ảnh, và ông đưa tay chỉnh góc thu hình. Khúc phim mới nhất cho thấy cảnh bà H bước vào phòng vệ sinh, khép cửa lại... Các đoạn phim quay lén là bằng chứng cho thấy ông Nguyễn Công M. đã đặt camera ghi hình từ tháng 6, 2013, tức gần 5 tháng về trước.

Ðến lúc đó, nhiều người đâm ra hốt hoảng. Một trong những nữ nhân viên trẻ đẹp của đài phát thanh và truyền hình tỉnh Long An tâm sự: “Hèn gì mấy tháng qua, tôi thấy ông M. nhiều lần nhìn tôi với thái độ là lạ. Có lúc, ổng nhìn tụi tôi rồi cười tủm tỉm một mình mà không ai biết ông cười chuyện gì. Bây giờ, mọi người mới hiểu ra...”

Nhiều nữ nhân viên của nhà sách trung tâm và đài phát thanh-truyền hình tỉnh Long An nói “lo đến mất ăn, mất ngủ,” vì không biết ông Nguyễn Công M. đã ghi được những cảnh tượng nào liên quan đến mình.

Trong khi đó, theo báo Người Lao Ðộng, ông M. làm bản tường trình theo yêu cầu của cấp trên, phủ nhận vụ ông đặt camera quay lén cảnh riêng tư của chị em phụ nữ đồng nghiệp. Ông này khai đã “mượn” nhà vệ sinh nữ một chút, vô ý làm rơi camera, nhặt lên để đó rồi... quên luôn.

Chiều ngày 29 tháng 10, nhân vật thứ hai của công an tỉnh Long An cho hay, đã nhận được phúc trình về vụ trên, và chỉ thị thuộc cấp mở cuộc điều tra. (PL)

Bất chấp dân phản ứng, tiếp tục chích ngừa ‘5 trong 1’ !

VIỆT NAM (NV) Từ đầu tháng 10, 2013 vừa qua, đã có tổng cộng 12 tỉnh ở Việt Nam sử dụng trở lại vacine Quinvaxem “5 trong 1” cho trẻ em, sau 5 tháng tạm ngừng vì phản ứng làm 27 trẻ thiệt mạng.
Ðây là loại thuốc chích ngừa năm bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi và Hib được sử dụng tại Việt Nam nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, chưa bao giờ loại vacine “5 trong 1” này lại gây phản ứng mạnh mẽ trong giới phụ huynh thời gian gần đây.




Con chích ngừa, mẹ “rụng” tim. (Hình: VNExpress)

Trong đợt tái sử dụng vacine Quinvaxem “5 trong 1” từ đầu tháng này, theo VNExpress, có khoảng 60 trường hợp trẻ bị phản ứng sau khi được chích ngừa.

Tại huyện Cai Lậy, đợt chích ngừa mới được hai ngày, 25 và 26 tháng 10, đã được lệnh tạm ngừng. Ít nhất 32 trẻ bị “sốc” thuốc khiến cha mẹ hoảng sợ và cả Sở Y Tế tỉnh Tiền Giang cũng hốt hoảng, lập tức ra lệnh cho dừng việc tái sử dụng đồng loạt. Ngoài ra, ba tỉnh Hải Phòng, Kiên Giang và Thái Nguyên cũng có đến 50 trường hợp trẻ bị “sốc” thuốc.

Trong thông báo mới nhất, Cục Y Tế Dự Phòng nói rằng, đó chỉ là “các phản ứng nhẹ, thông thường.” Cục Trưởng Cục Y Tế Dự Phòng Trần Ðắc Phu cho rằng, trẻ bị sốt, làm mệt, sưng tấy ở vết chích... khiến cha mẹ hoảng sợ, lập tức đưa con vào bệnh viện, chứ những phản ứng đó không làm hại đến tính mạng của trẻ.

Trong khi đó, báo Dân Trí dẫn lời ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Hà Nội cho hay, thành phố này sẽ chích vacine Quinvaxem đồng loạt cho trẻ em các phường, xã thuộc thành phố Hà Nội kể từ ngày 5 tháng 11 tới đây. Ông này cũng cho biết, đã xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng và bảo đảm 100% các điểm chích ngừa đều “đạt yêu cầu.”

Ông này cũng cho hay, đã thiết lập một đội cấp cứu tại các trạm y tế phường, xã khắp Hà Nội để sẵn sàng cứu cấp trẻ bị phản ứng sau khi được chích ngừa. Ông Cảm cam kết rằng “mọi việc đã sẵn sàng để ngăn chặn bất cứ tình huống xấu có thể xảy ra, để việc tiêm chủng đạt kết quả tốt.”

Còn theo dư luận, sau quyết định cho chích lại vacine Quinvaxem “5 trong 1,” không ai không hồi hộp chờ xem, liệu ngành y tế ở Việt Nam có cơ “vớt vát” phần nào uy tín đã bị “lấm lem” hay không. (PL)


Súng của Phó trưởng công an cướp cò trúng đầu bạn gái!

ĐẤT VIỆT-29/10/2013

Một phó trưởng công an xã đã mang súng bên cạnh khi khi đến nhà bạn gái rủ đi ăn ốc. Trong lúc nói chuyện, súng cướp cò bắn trúng đầu bạn gái.

Sự việc xảy ra vào 20h, ngày 28/10, tại nhà chị Phạm Thị Nguyên, 31 tuổi, trú tại xóm 8, xã Quốc Tuấn, huyện An Lão. Chị Nguyên cũng là nạn nhân vụ việc.
 
Theo chị Nguyên, vào khoảng thời gian trên, anh Bùi Xuân Hải - Phó trưởng công an xã An Tiến, huyện An Lão đến nhà rủ chị đi ăn ốc. 
 
Chị Nguyên đồng ý, vào lấy áo khoác, khi quay lại chuẩn bị đi thì bất ngờ súng từ tay anh Hải bị cướp cò, bắn vào đầu chị Nguyên (cách thái dương khoảng 1cm), máu chảy bê bết, khiến chị bị choáng váng, ngồi sụp xuống nhà.
 
Chị Nguyên cấp cứu tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.
Chị Nguyên cấp cứu tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.
 
Ngay sau khi sự việc xảy ra, chị Nguyên được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng. Công an huyện An Lão đã phối hợp cùng PC45 Công an TP. Hải Phòng tạm giữ anh Hải để làm rõ vụ việc.
 
Cháu Phạm Thu Phương (25 tuổi), con gái chị Nguyên thì kể lại: “Khi chú Hải đến, cháu và em gái cháu đang ngồi học trong nhà thì nghe một tiếng nổ lớn. Hai chị em chạy ra thì thấy mẹ mình trên đầu đầy máu, ngã sụp xuống nền nhà. Còn chú Hải đứng ở cạnh đó.”
 
Ông Lương Xuân Thưởng, Trưởng Công an xã An Tiến (An Lão) cho hay: Công an huyện An Lão đã triệu tập anh Hải đến làm việc. Trước đó, Ban Công an xã được trang bị 2 khẩu súng ngắn bắn đạn cao su. Ông Thưởng giữ một cái và giao cho anh Hải một cái. Tuy nhiên, súng chỉ được mang theo khi thực hiện nhiệm vụ.
 
Hiện sức khỏe của nạn nhân đã có chuyển biến tích cực
Hiện sức khỏe của nạn nhân đã có chuyển biến tích cực
 
Ông Phạm Văn Ngoãn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã An Tiến xác nhận: chính quyền địa phương vẫn đang chờ cơ quan công an vào cuộc điều tra, kết luận để có hướng xử lý. Nhưng việc anh Hải mang súng sang địa bàn khác trong lúc không đi làm nhiệm vụ như thế là sai phạm.
 
Được biết, chị Nguyên có hai con và đã ly dị chồng. Anh Hải cũng đã có gia đình riêng và có một con. Đây không phải là lần đầu tiên anh Hải đến nhà chị Nguyên và mang theo súng hỗ trợ bắn đạn cao su. “Mọi khi anh ý đi làm về qua nhà em thì súng vẫn để ở đầu giường nhưng tháo hết đạn ra rồi” - chị Nguyên nói.
 
Cơ quan điều tra đang làm rõ bản chất của vụ việc, đặc biệt là xem xét nguyên nhân có phải do súng bị cướp cò hay là anh Hải chủ đích bắn vào nạn nhân.
 
Huyền Hồ (Tổng hợp DV, DT)

Hai phụ nữ buôn cá bị xe tải đâm thiệt mạng!

TIEN PHONG –29/102013 
Sau khi va chạm với xe máy, chiếc xe tải bị mất lái, lao lên vỉa hè đâm vào hai phụ nữ đang đứng lấy cá. Hậu quả, cả hai phụ nữ xấu số đều thiệt mạng.
Hiện trường vụ tai nạn khiến hai phụ nữ thiệt mạng
Hiện trường vụ tai nạn khiến hai phụ nữ thiệt mạng.
Vụ tai nạn xảy ra vào hồi 16h30 phút ngày 29/10, tại đường chân cầu Thanh Trì chạy qua khu vực chợ Cá (phường Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội).
Theo nhiều nhân chứng, vào thời điểm trên, xe tải mang BKS 29C-145.23 chạy hướng cầu Thanh Trì – đường Giải Phóng, đã đâm vào xe máy chở 2 thanh niên đi cùng chiều, khiến hai người này văng ra đường. Chiếc xe tải tiếp tục lao lên vỉa hè rồi đâm vào hai người phụ nữ đang đứng lấy cá, khiến cả hai nạn nhân thiệt mạng tại chỗ. Tiếp đó, chiếc xe tiếp tục đâm vào ô tô tải BKS 89C-00042 đang đỗ trước khi dừng lại.
Tại hiện trường, đầu chiếc xe tải BKS 29C-145.23 bị bẹp dúm. Hai chiếc xe máy bị đẩy vào ép dưới gầm 2 ô tô tải cũng nát bươm.
Lực lượng chức năng đã có mặt sau đó để giải quyết vụ việc, làm rõ danh tính các nạn nhân.
Tuấn Nguyễn

Phòng, chống tham nhũng: Phát hiện ít, nhiều bị can được xử án treo!

TIEN PHONG - 30/10/2013
Thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương cho rằng, “phải tập trung vào nơi nhiều tiền, nhiều quyền lực để đấu tranh, chứ đừng đi bắt ruồi”.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm.
            Ảnh: Hồng Vĩnh
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Kiểm tra lại đội hình chống tham nhũng
Thảo luận tại tổ Hà Nội, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho rằng, cần tiếp tục bịt kín những sơ hở bằng cách đánh giá lại cơ chế thanh tra quản lý.
Ông Tuyến chỉ ra, trong phòng chống tham nhũng, ai cũng thấy phức tạp nhưng hầu như không có số liệu phản ánh của dư luận. Hiện nay, cơ quan chuyên trách tham nhũng của Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ còn những hạn chế về mô hình và phương pháp.
Đại tá Phạm Trường Dân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam thừa nhận, việc chống tội phạm tham nhũng còn yếu. Trong năm 2013 chỉ tăng 11 vụ án tham nhũng nhưng lại đình chỉ tới 19 vụ, 30 bị can.
“Phát hiện tham nhũng ít, nhiều bị can được xử án treo. Số tiền thu hồi chỉ được 10% đã phản ánh phần nào dư luận xã hội”- Ông Dân nói. Theo đại biểu này, phải kiểm tra lại đội hình của lực lượng chuyên trách chống tham nhũng ở cả trung ương và địa phương.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho biết, đi giám sát nhiều nơi thấy công tác kê khai tài sản, phòng chống tham nhũng còn yếu. Thanh tra nội bộ không phát hiện được tham nhũng cho thấy công tác cán bộ có sự quản lý xuôi chiều, không tạo được phong trào toàn dân phòng chống tội phạm.
 “Vụ Vinashin, Vinalines 3- 4 năm qua quy trình điều tra chậm. Đến năm nay mới có kết quả ban đầu như vậy cũng là bước tiến bộ.” 
ĐB Trần Thị Quốc Khánh Hà Nội
“Nhiều trường hợp nhân dân biết nhưng không dám phản ánh”- Ông Quyền nói. Về xử lý tham nhũng, ông Quyền cho biết, có những vụ việc Ủy ban Tư pháp tự rút hồ sơ ra để kiểm tra thì thấy, tham ô hàng tỷ đồng mà vẫn chỉ xử lý kỷ luật nội bộ, mà đáng lẽ ra phải xử lý hình sự. “Ngay trong quá trình xét xử, luật không bắt buộc phải áp dụng tình tiết giảm nhẹ để cho hưởng án treo về tham nhũng nhưng cơ quan xét xử vẫn áp dụng rất nhiều”- Ông Quyền nói.
Còn “xin- cho” còn tham nhũng
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) cho rằng, tham nhũng đang rất phức tạp, không có dấu hiệu giảm như trong Báo cáo của Chính phủ đã thừa nhận. Chống tham nhũng chưa có hiệu quả như yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 4. Nguyên nhân do chính một bộ phận cán bộ, lãnh đạo tha hóa.
“Phải làm rõ vì sao có nhiều giải pháp mà tham nhũng không hề giảm. Cần xem lại cơ chế của chúng ta. Qua các vụ tham nhũng lớn xảy ra vừa qua cho thấy nếu trong quản lý còn cơ chế “xin- cho” thì còn tham nhũng. Có xin thì ắt có cho và ngược lại và tham nhũng sinh ra từ đây vì nó còn có đất sống”- Bà Tâm nói.
Theo bà Tâm cần quyết liệt thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nữa, vì chính đây là kẽ hở cho tham nhũng. “Nhưng nhiều nơi chúng ta nói mà không làm, bởi làm thì mất đất để tham nhũng. Tôi nói rằng nếu người dân đến cơ quan công quyền mà thuận lợi thì họ đâu cần phải có bao thư? Nhưng có bao thư thì đó là sự cộng hưởng đôi bên cùng có lợi. Vì thế, chống tham nhũng người dân cũng phải phối hợp với chính quyền”- Bà Tâm nêu rõ.
“Làm thế nào để đẩy lùi tham nhũng? Mỗi năm Chính phủ báo cáo tham nhũng vẫn tăng và còn phức tạp, làm mất lòng tin cử tri. Cử tri đặt vấn đề trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành ở đâu? Khi xảy ra tham nhũng, phải xử lý nghiêm minh dù là ai, ở vị trí nào. Nhưng lâu nay việc xét xử thiếu nghiêm minh, còn tình trạng nương nhẹ, né tránh, xử lý nội bộ. Tài sản tham ô lớn nhưng khi xử thì thu hồi chưa đến 10%, có phải do uẩn khúc gì không?”- ĐB Huỳnh Văn Tiếp (TP Cần Thơ) băn khoăn.
Phải can thiệp vào chỗ tiêu xài nhiều tiền
ĐB Đỗ Văn Đương phát biểu tại họp tổ
            Ảnh: Hồng Vĩnh
ĐB Đỗ Văn Đương phát biểu tại họp tổ.  Ảnh: Hồng Vĩnh.

ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM) cho rằng, số vụ tham nhũng, tội phạm tham nhũng bị phát hiện, xử lý chưa tương xứng tình hình thực tế. Nhưng đáng lo ngại là nếu không xử lý nghiêm những vụ việc đó, người dân sẽ giảm sút lòng tin.
“Bây giờ tôi rất sợ mất niềm tin của dân, mất dân là hết sức nguy hiểm. Phải tập trung nơi nhiều tiền, nhiều quyền lực để đấu tranh, chứ đừng đi bắt ruồi. Đến nhà tình nghĩa, chính sách người có công cũng bị tham ô, tham nhũng. Nếu không thay đổi cách chống dàn trải như hiện nay thì sẽ khó có hiệu quả cao”- Ông Đương nhấn mạnh.
ĐB Đương kiến nghị Quốc hội nên có một Nghị quyết về phòng chống tham nhũng, tội phạm. Cần có mục tiêu, giao nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan tư pháp để tạo đột biến trong đấu tranh phòng chống tội phạm, tham nhũng.
“Cần giao trách nhiệm cho người đứng đầu chính quyền địa phương, lãnh đạo công an tỉnh. Phải xử nghiêm nạn bảo kê cho khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường, tiêu cực về đất đai... Nên tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm nhưng không làm kiểu rải mành mành mà tập trung công trình, nơi đầu tư vốn lớn” – Ông Đương kiến nghị.
Đề cập vụ “bầu” Kiên, ĐB Lê Đông Phong, cho rằng tội phạm lĩnh vực ngân hàng, tài chính rất phức tạp, nhưng giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa rất mờ nhạt, chưa làm rõ nguyên nhân sai phạm để có biện pháp hữu hiệu.
“Vụ “bầu” Kiên khi phát hiện ra thấy đủ vấn đề trong đó hay các vụ án lớn ở các tập đoàn, tổng công ty lúc đổ vỡ mới thấy khối u ác bên trong. Tại sao quá trình giám sát, kiểm tra không phát hiện để ngăn chặn sớm mà chỉ có thể giải quyết được phần ngọn? Việc quy trách nhiệm, khắc phục hậu quả, xử lý nghiêm là cần thiết nhưng phòng ngừa, ngăn chặn từ xa là quan trọng hơn. Nói vui là chưa bị lộ thì vẫn phấn khởi nhưng khi vỡ thì lao vào mổ xẻ là không trúng” – Ông Phong nhận xét .
Lo nhất tội phạm len lỏi vào cơ quan công quyền
Chiều 29/10, tại buổi thảo luận ở tổ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng bày tỏ lo ngại việc tội phạm len lỏi vào cơ quan công quyền, làm tê liệt hệ thống hành pháp, tư pháp.
Trước thực trạng tội phạm gia tăng, ngày càng trẻ hóa, coi thường mạng sống, bất chấp pháp luật và có tổ chức như hiện nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị nên có nghiên cứu bài bản để dự báo về quy luật phát triển của tội phạm. Từ đó tổng kết, đánh giá cẩn trọng và kiên trì để có đối sách phòng và chống tội phạm.
CÔNG KHANH
Nguyễn Tuấn- Hà Nhân