THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

30 October 2013

Chuyện xử án Đinh Nhật Uy, sáng 29.10.2013

VRNs (30.10.2013) – Sài Gòn – “Khi tuyên án sau, chánh án chạy liền, không ở lại giải thích về án, như phiên xử phúc thẩm dành cho Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên” – facebooker Đinh Nhật Uy đã nói nhận xét như vậy về phiên tòa xét xử anh, ngay sau khi rời trại giam Long An, chiều hôm qua.

Những bất thường của vụ án
Điều đầu tiên phải đề cập, đó là cấp chính quyền nào có trách nhiệm trong vụ án của facebooker Đinh Nhật Uy? Lúc khởi đầu, vụ án của Đinh Nhật Uy là một chuyên án thuộc an ninh tỉnh Long An. Sau khi kết thúc điều tra, chuyển Viện kiểm sát (VKS) làm Bản cáo trạng, rồi chuyển đến Tòa án nhân dân tỉnh Long An (TALA). Khi nhận được toàn bộ hồ sờ, TALA xét vụ án này nhỏ, dưới tầm thẩm quyền, nên đã chuyển vụ án xuống Tòa án nhân dân thàh phố Tân An (TATA). Đây là tòa án cấp huyện. Khi nhận được hồ sơ vụ án, không biết tại sao TATA lại không xúc tiến gì, mà ngâm hồ sở cả tháng trời. Đến hơn 10 ngày trước khi phiên tòa xử hôm qua, TALA lại kéo vụ án này lên trên tỉnh lại để xử anh Đinh Nhật Uy theo khoản 1, điều 258 BLHS.
Tại phiên tòa, đại diện các công ty Viettel, VNTP và bà Thâm (tổ phó dân phố, một đảng viên) được Tòa án gọi là nguyên đơn dân sự. Nguyên đơn dân sự lại là lý do để tiến hành vụ án hình sự (?). Điều đáng chú ý, là tại hpiên tòa, cả ba nguyên đơn này đều xác nhận không hề làm đơn tố cáo anh Đinh Nhật Uy về bất cứ chuyện gì. Gtất cả do công an đã đến thuyết phục họ tố cáo. Bà Thậm nói: “Công an đưa tôi xem bài viết của Uy, rồi hỏi tôi có tố cáo gì không? Tôi bảo làm theo đúng pháp luật”. Hai công ty viễn thông cũng có cách trả lời tương tự như vậy.
Thành phần tham gia tố tụng của phiên tòa tại Long An xử người dùng Facebook đầu tiên trên thế giới thật đáng “gờm”. Chủ tọa phiên tòa là chính ông Bình, chánh án TALA. Phía công tô, chính ông Viện trưởng VKS nhân dân tỉnh Long An đảm nhận vai trò này. Hội thẩm nhân dân là hai quan chức đầu tỉnh. Một thuộc Hội đồng nhân dân Tỉnh, một thuộc Mặt trận tổ quốc tỉnh Long An – Đinh Nhật y cho biết như vậy.
Anh Đinh Nhật Uy kể, trong phần thẩm vấn, chính anh Đinh Nhật Uy đề nghị các hội thẩm nhân dân hỏi về vụ án, thì các vị này lúng túng và không thực hiện trách nhiệm tìm hiểu vụ án.
Cũng cần nhắc điều này, tại các đồn công an, khi những người bị bắt hỏi tại sao phiên tòa xử công khai, mà không cho dân vào dự? Các anh an ninh thay nhau trả lời giống nhau (cùng đáp án có sẵn) là “chỉ công khai với người trong gia đình !” Đây là một điều dối trá, vì không một ai trong gia đình anh Đinh Nhật Uy được vào Tòa án để dự khán phiên tòa. Thậm chí, tại tòa, chính luật sư hà Huy Sơn đã yêu cầu Chánh án chủ tọa phiên tòa triệu tộp ông Đinh Văn Chuộng (ba của Uy) và bà Nguyễn Thị Kim Liên (má của Uy) thì tòa cũng từ chối. Như vậy kịch bản được dàn dựng sẵn là không cho một ai trong gia đình anh uy được vào dự, còn bài học của công anlà nói dối với dân “công khai cho gia đình Đinh Nhật Uy”. Điều rõ nhất là chính công an đã bắt bà Liên (má Uy) và cô Quỳnh Như (chị lớn của Uy) giam trong đồn công an phường 7 thành phố Tân An trong suốt thời gian tòa xét xử facebooker Đinh Nhật Uy.
Ở cuối phiên tòa, Đinh Nhật Uy đã phát biểu rằng không nhận tội như sau: Tôi cũng như hàng triệu công dân khác đã hoàn thành trách nhiệm với gia đình và xã hội. Tôi mắc lỗi với ai, tôi xin lỗi. Với tòa, tôi xin xem xét để trả tự do cho tôi.
Ở phần tranh luận, không một luận cứ và bằng chứng nào của VKS đưa ra lại không bị hai luật sư Hà Huy Sơn và Nguyễn Văn Miếng bác bỏ. Tuy vậy, do bản án đã bỏ túi, kịch bản đã được dựng, nên Tòa vẫn tuyên án theo tất cả những luận điểm do VKS đưa ra, chỉ giảm 3 tháng so với đề xuất của cáo trạng.
Anh Đinh Nhật Uy nói với VRNs: “Mọi người tham gia tố tụng lập đi lập lại nhiều lần về trang mạng xã hội Facebook.

Lại chuyện không đâu của công an Việt Nam tại Long An
Hôm qua, số người đến ủng hộ phiên tòa tại khu vực TALA chỉ khoảng trên dưới 50 người. Trong đó, công an đã bắt trái phép 31 người. Số không bị bắt là số phóng viên VRNs, phóng viên tự do tác nghiệp và chuyển tin liên tục của tòa án đến công chúng qua các website và mạng xã hội.
Bé Đinh Quỳnh Nhật Nguyên, 12 tuổi, cho biết “công an bắt con, ôm con và sờ mó con”. Bé Nguyên đã kể với mẹ và bà như vậy ngay trên chuyến xe, công an vừa bắt khoảng gần 20 người lên xe đưa về công an phường 7, thành phố Tân An. Ngay lúc đó, các viên an ninh chối và có vẻ đe dọa bé Nguyên. Nhưng chính lúc đó bé Nguyên chỉ vào một viên công lực và nói: “Chính chú này !” Thế là chú đó im không dám nói gì nữa.
Anh Phêrô Bùi Lâm cho biết: “Lúc bị bắt lên xe, nhìn thấy anh an ninh cứ chỉa máy quay phim về phía xe, nên tôi đã dùng tờ giấy trắng có in hình Đinh Nhật Uy và kêu gọi trả tự do cho anh Uy thì viên an ninh này tiến đến vói lên đánh mạnh vào màng tang (vị trí bên cạnh mặt, gần mắt). Anh an ninh này là an ninh thuộc Bộ, thường xuyên có mặt quay phim tại DCCT Sài Gòn vào mỗi Chúa nhật cuối tháng trong lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình”.
Anh Lâm cũng cho biết, khi thấy sự tàn bạo của an ninh, anh định tìm cách chạy xuống khỏi xe, nhưng xe đã chạy. Anh làm dấu thánh giá và cầu nguyện, rồi lao mình qua cửa sổ của xe, ngay vị trí đèn xanh đền đỏ trên quốc lộ 1A, trước khi đến cầu Tân An. Liền sau đó, các anh Vinh Lê và Lương Tâm cũng lao xuống theo. Họ điều xe công an khác đuổi các anh, nhưng các anh đã chạy qua đường theo hướng ngược lại, nên xe công an không đuổi kịp.
Cô Quỳnh Như cho biết, “từ lúc ba anh nhảy xuống xe, công an bắt đầu chạy xe bạt mạng, không dừng đèn đỏ, không đi chậm lúc quẹo”. Cô Như Quỳnh cũng cho biết bị công an đánh nhiều tại đồn công an phường 7.
Ông Lê Trọng Kiệt là bị đánh nhiều nhất và dã man nhất tại đồng công an phường 7. Một blogger bịbắt giải thích nguyên nhân là do giận cá chém thớt. Một anh nào đó đã hát bài “Sáu là ai?” phòng theo bài hát “Anh là ai?” của nhạc sĩ, tù nhân chính trị Việt Khang. Bài hát này đang lan truyền trên facebook: 
“Xin hỏi Sáu là ai? Sao bắt Uy, Uy làm điều gì sai?  Xin hỏi Sáu là ai? Sao “kết” Uy chẳng một chút nương tay? Xin hỏi Sáu là ai? Sao không cho Uy lên mạng để tỏ bày…  tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay. Xin hỏi Sáu ở đâu, ngăn bước Uy chống giặc tầu ngoại xâm? Xin hỏi Sáu ở đâu? Sao mắng Uy bằng giọng nói Long An…”
Cũng theo blogger này, chính ông Sáu (thủ trưởng an ninh điều tra tỉnh Long An) đã đến đồn công an phường 7 để tìm gặp anh Lâm, nhưng may là anh Lâm đã nhảy xe.
00:00
00:00

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn một số người bị bắt ở phường 7, thánh phố Tân An
Trong khi đó, tại công an phường 1, chị Thúy Nga (Hà Nam) đã tố cao trưởng đồn công an bao che cho ăn cướp. Người được xác định là ăn cướp là nữ an ninh tỉnh Long An. Người này đã tự tiện cướp tài sản công dân ngay tại đồn công an.
Tại đồn công an phường 3, anh Hoàng Dũng bị công an làm gẫy gọng kính rồi cười trừ. Trong khi đó, Phương Dung bị tịch thu điện thoại, Nguyễn Phương Uyên bị nhân viên an ninh gọi mày tao và văng tục. Với cha Thanh, ông thượng tá Trần Công Luận đối xử đúng mực, nên ngay trong đồn và trước mặt an ninh, ngài vẫn trả lời phỏng vấn các đài. Cha Thanh từ chối cho lấy lời khai và lập biên bản, vì chính công an đã vi phạm pháp luật khi bắt các bạn trẻ và ngài đang ngồi trong quán nước, mà không có bất cứ hành động nào gây rối.
Công an Long An dùng bạo lực để đưa các sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Phương Dung, anh Hoàng Dũng và cha Thanh về đồn bất chấp pháp luật. 
PV. VRNs