THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 April 2013

'Không giảm lãi suất, ngân hàng cũng chết'

Chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng cho rằng các ngân hàng cần tìm mọi cách giảm lãi suất cho doanh nghiệp để cứu chính mình.
>Lãi suất giảm ít ý nghĩa
>Lãi suất vẫn quá cao với doanh nghiệp

- Doanh nghiệp vẫn trông chờ ngân hàng giảm lãi suất thêm nữa họ mới có thể tiếp cận vốn vay mở rộng sản xuất kinh doanh. Ông nhìn nhận thế nào về mong muốn này?
- Chỉ khi nào có cơ sở là mức huy động thực tế thấp một cách hợp lý (có tính đến yếu tố lạm phát) thì ngân hàng mới cho vay ra với một mức lãi suất thấp được.
Chủ tịch Eximbank cho biết lợi nhuận ngân hàng sụt giảm đáng kể sau khi cơ cấu nợ cho doanh nghiệp. Ảnhp: Thanh Lan.
Chủ tịch Eximbank cho biết lợi nhuận ngân hàng sụt giảm đáng kể sau khi cơ cấu nợ cho doanh nghiệp. Ảnh: Thanh Lan.
Bản thân ngân hàng cũng phải tìm đủ mọi biện pháp để có được mức lãi suất tốt cho doanh nghiệp vay. Nói một cách hơi thực dụng là, nếu không giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì Eximbank cũng chết. Nếu cho vay cao quá thì doanh nghiệp không chịu được. Ngân hàng huy động cao mà không cho vay, ôm một đống tiền đó thì cũng chết. Do đó, việc xem xét mức cho vay ngày càng hợp lý không phải việc gì cao xa mà đó là vì lợi ích của cả người vay lẫn người cho vay.
- Ông nói lãi suất cho vay chỉ có thể giảm nếu lãi suất huy động giảm về mức hợp lý. Nhưng lãi suất huy động đã giảm nhiều rồi, liệu còn dư địa nào để giảm nữa?
- Rất khó trả lời dù cũng nhiều người đã hỏi tôi câu này. Tôi không muốn bình luận về chính sách nhưng xin kể một câu chuyện để thấy được sự 2 trong một đối với khách hàng mà chúng tôi đón tiếp.
Trong một gia đình, bà vợ có tiền đem gửi ngân hàng thì lúc nào cũng muốn lãi suất cao. Anh chồng là doanh nghiệp tới Eximbank vay tiền thì lại muốn lãi suất thấp. Nói thế để thấy thị trường có hai mặt. Nếu ngân hàng không huy động được thì sẽ không có tiền cho doanh nghiệp vay. Còn nếu huy động cao mà cho vay thấp thì hệ thống ngân hàng cơ bản sẽ diệt vong bởi ngân hàng bản chất là đi vay để cho vay.
Dù trần lãi suất là 7,5% nhưng thực tế nhiều ngân hàng không huy động được thế mà phải trả lãi suất cao hơn. Tùy vào điều kiện, vốn, hợp đồng thời hạn cho vay thì ngân hàng sẽ quyết định lãi suất theo tinh thần doanh nghiệp sống được thì mình mới sống được. Không có ngân hàng nào tồn tại một mình mà không cần ai.
- Tái cơ cấu các khoản vay cũ của doanh nghiệp là một cách khơi thông tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có quyết định 780 cho phép triển khai việc này. Về phía ngân hàng, ông thấy có điểm gì băn khoăn?
- Tôi cho rằng quyết định này rất tốt nhưng chúng ta phải có lộ trình giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ một cách hết sức hợp lý. Tôi nghĩ cơ cấu đi cơ cấu lại thì vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụng để nợ xấu không bùng lên. Nếu cơ cấu mà ảnh hưởng chất lượng tín dụng thì hệ quả sẽ nhãn tiền. 6 tháng, một năm là nợ xấu lại tới liền.
Về phần mình, Eximbank cũng đã giãn, giảm nợ với số lượng không nhỏ cho doanh nghiệp. Đây là một lý do khiến lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống. Năm nay chúng tôi cũng đặt mục tiêu lợi nhuận thấp (2.857 tỷ đồng). Mọi người cứ nhìn sự sụt giảm lợi nhuận ghê gớm này là biết chủ yếu do cái gì.
Theo Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/6 các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều khoản mục hơn. Theo tôi nếu lùi thời hạn áp dụng, thay vì đúng ngày 1/6, sẽ giảm áp lực lớn cho các ngân hàng. Năm nay điều kiện kinh doanh hết sức khó khăn mà áp dụng Thông tư 02 ngay thì lợi nhuận của các ngân hàng sẽ rơi xuống mức cực kỳ thấp, dẫn đến cổ tức ngân hàng không còn hấp dẫn và nhà đầu tư sẽ bỏ đi. Như vậy rất nguy hiểm cho hệ thống.
Thanh Thanh Lan (ghi)

KÍNH TRUNG QUỐC CẤY ẤU TRÙNG ?



Gửi các nàng hay đeo kính áp tròng. Kính TQ có cấy ấu trùng, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ ký sinh như thế này. Các bạn share cho mọi người cùng biết nhé ......... [p/s : may mà mình ko đeo :ssss]























Gửi các nàng hay đeo kính áp tròng. Kính TQ có cấy ấu trùng, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ ký sinh như thế này. Các bạn share cho mọi người cùng biết nhé ......... [p/s : may mà mình ko đeo :ssss]

Vinh Danh Quân Lực VNCH !



Lá Cờ Thiêng


Liên Khúc Hùng Ca VNCH

Nạo vét sông Thị Vải: Sự mờ ám kinh tởm - Kỳ 2: Qua bên kia sông, bùn biến mất(!?)

Sà lan và pôn tông chất đầy bùn thải, thân chìm hẳn dưới nước nhưng khi di chuyển qua bên kia sông thì tích tắc nổi trên mặt nước rồi quay đầu về nơi nạo vét để tiếp tục nhận bùn thải.
Sau khi nắm rõ cách thức hoạt động của những công ty thi công nạo vét ở khu vực cảng Posco, PV đóng vai người đánh cá, người thu mua cá tôm của làng chài trên sông Thị Vải để tìm hiểu kỹ hơn. PV lên ghe của người dân đánh cá từ một kênh nhỏ dẫn ra sông Thị Vải, đoạn gần với cảng Công ty Vedan (H.Long Thành, Đồng Nai), sau đó chạy hàng giờ đường sông mới ra đến khu cảng Posco, rồi chọn điểm thuận tiện nhất cho việc thu thập chứng cứ.
Nạo vét sông Thị Vải
Lúc 22 giờ 55 ngày 5.4, sà lan này vẫn đầy bùn thải
 
Như vậy là xả trộm, bởi thời gian xả trộm rất nhanh
Ông Nguyễn Văn Cẩm - Phó giám đốc Cảng vụ Vũng Tàu
Do sà lan, pôn tông và tàu chuột chuyên dùng để vận chuyển bùn thải được thiết kế đặc thù, hoàn toàn không có đáy. Đáy đóng lại lúc vận chuyển đầy bùn thải và khi muốn xả ở đâu, thợ máy chỉ cần mở chốt là toàn bộ bùn lọt hết xuống sông. Trong suốt thời gian dài ăn, ngủ trên sông, PV đã ghi hình được nhiều cảnh các xáng cạp lặn ngụp múc từng cạp bùn thải đổ vào khoang chứa của sà lan, pôn tông, tàu chuột (tàu biển loại nhỏ - PV). Đến lúc đầy thì chúng chìm nghỉm dưới nước rồi di chuyển rất chậm sang bên kia sông, khi vừa qua hết luồng thì bỗng nhiên từ từ nổi phềnh trên mặt nước. Sau đó, chúng quay đầu về chỗ cũ để tiếp tục nhận từng cạp bùn vào khoang chứa...
Qua lại bờ sông liên tục trong đêm
Cụ thể, nhiều đêm liền, từ 19 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, camera của PV liên tục ghi hình quy trình: các xáng cạp múc bùn từ dưới lòng sông vào đầy khoang chứa của sà lan, pôn tông nên thân chìm nghỉm dưới nước. Lúc này sà lan, pôn tông bắt đầu di chuyển rất chậm sang bên kia bờ sông, cho đến khi sà lan, pôn tông nổi phềnh trên mặt nước thì bất ngờ quay đầu về chỗ xuất phát để nhận từng xáng cạp bùn thải múc bùn vào khoang; thời gian đi và về một chuyến lâu nhất là 20 phút.
 Nạo vét sông Thị Vải 2
Chỉ hai phút sau thì nổi phềnh trên mặt nước, khu vực nổi ở gần phao xanh số 33 - Ảnh: Hoài Nam
Khu vực thường được chọn để cho “nổi” sà lan, pôn tông, tàu chuột là đoạn bên ngoài luồng, phía trên phao đỏ 40, dưới phao đỏ 42; còn bên này sông thì phía dưới phao xanh 33, cách nơi nạo vét từ 300 - 500 m.
Trong 2 tháng điều tra việc xả trộm bùn thải trên sông Thị Vải, PV thấy nhộn nhịp nhất là đêm 13 rạng sáng 14.4, trung bình mỗi sà lan và pôn tông vận chuyển 2 chuyến sang bên kia sông để xả trộm. Cụ thể, 18 giờ có 3 pôn tông đầy bùn được lai dắt qua bên kia sông đậu chờ trời tối, còn lại 2 pôn tông khác đầy bùn nhưng vẫn đậu ở bên này sông. 19 giờ, một tàu lai dắt chở công nhân sang chỗ 3 pôn tông trên, 5 phút sau, 1 pôn tông… “nổi” phềnh. Tiếp đó, 2 pôn tông khác đầy bùn đang đậu ở khu nạo vét, thân chìm dưới nước cũng được lai dắt kéo qua bên kia sông, khi vừa qua hết luồng thì “nổi” phềnh. Tàu lai dắt kéo pôn tông quay trở lại nơi xuất phát để xáng cạp múc bùn vào khoang. Tới 20 giờ 30, có 2 xáng cạp hoạt động; 21 giờ 30, tàu chuột bắt đầu di chuyển vào chỗ xáng cạp để nhận bùn thải… Tới 5 giờ sáng 14.4, camera của PV ghi được 9 chuyến gồm sà lan, pôn tông (mỗi chuyến trọng tải trung bình 1.000 tấn) ở khu nạo vét thì chìm dưới nước, nhưng khi qua khỏi luồng bên kia sông thì nổi phềnh lên mặt nước và quay đầu về chỗ nạo vét để nhận bùn thải vào khoang…
 Nạo vét sông Thị Vải 3
Một sà lan đầy bùn thải đang chờ màn đêm buông xuống - Ảnh: Hoài Nam
Hiếm hoi lắm nếu không muốn nói là trường hợp duy nhất, vào đêm 3.4, PV Thanh Niên mới chứng kiến một tàu chuột chở đầy bùn thải, chìm dưới nước và chạy ra hướng biển. (Còn tiếp)  

Tạm đình chỉ công trình nạo vét cảng Posco
Sau khi Thanh Niên ra ngày 22.4 đăng bài Nạo vét sông Thị Vải: Sự mờ ám kinh tởm, ông Nguyễn Văn Cẩm, Phó giám đốc Cảng vụ Vũng Tàu, cùng một cán bộ đã đến làm việc với Báo Thanh Niên. Ông Cẩm cho biết ngay sáng 22.4, Cảng vụ Vũng Tàu đã họp khẩn để xử lý vụ việc, sau đó cử đoàn công tác làm việc với Công ty TNHH Posco Việt Nam và doanh nghiệp thi công nạo vét cảng Posco. Trước mắt, Cảng vụ Vũng Tàu tạm đình chỉ thi công công trình nạo vét cảng Posco để làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại buổi làm việc, PV hỏi việc các xà lan, pôn tông lúc bùn đầy thì chìm dưới nước, còn khi qua bên kia sông chỉ trong tích tắc nổi phềnh trên mặt nước có phải là hành vi xả trộm, ông Cẩm thừa nhận: “Như vậy là xả trộm, bởi thời gian xả trộm rất nhanh”. Ông thừa nhận việc giám sát các phương tiện xả trộm bùn thải xuống sông rất khó khăn, cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, nhưng khó bắt quả tang. “Mỗi khi đoàn liên ngành gồm bộ đội biên phòng, cảng vụ, CSGT đường thủy, UBND tỉnh đi kiểm tra, đối tượng vi phạm đã biết từ xa nên rất cảnh giác. Thậm chí, khi đoàn kiểm tra bắt đầu đi, đi bằng tàu nào... họ đã biết rồi. Chủ các phương tiện cũng rất manh động, nếu đoàn kiểm tra tiếp cận phương tiện vi phạm thì phải có đủ ban ngành, nếu không họ tìm đủ mọi cách ngăn cản, thậm chí đẩy cán bộ ngã xuống sông. Việc xả trộm bùn thải đã xảy ra nhưng chỉ ban ngày, còn ban đêm mới xuất hiện gần đây”, một vị cán bộ của Cảng vụ Vũng Tàu nói.
Điều tra của Hoài Nam

Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị bị Người dân quận 9 tố cáo




Triển khai “thu hồi” đất tại Dự án khu công nghệ cao tại quận 9 TP Hồ Chí Minh đã bộc lộ nhiều tiêu cực liên quan tới những nhân vật chóp bu. Có nhân vật, sau leo lên tận Ủy viên Bộ Chính trị. Có quan chức mới hôm trước còn ký văn bản trái pháp luật, bảo kê cho sai phạm tiêu cực thì hôm sau được gọi ra Hà Nội cho ngồi chức Phó ban Nội chính giúp ông Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng – khác gì trò hề? (Lê Minh Trí, nguyên Phó Chủ tịch TP HCM, tân Phó ban Nội chính Trung ương).
Trong quá trình GPMB dự án, nhiều quan chức đã vì tư lợi mà xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân mất đất, mất nhà, mất tài sản mà nạn nhân điển hình là cựu chiến binh Nguyễn Xuân Ngữ. Trước phạm vi và tính chất nghiêm trọng của vụ việc, bài viết này chỉ có thể đề cập một phần của bức tranh đen tối đã bao trùm quận 9 hàng chục năm qua. Nhiều chi tiết mà nhân dân tố cáo ông Lê Thanh Hải (Ủy viên Bộ Chính trị), ông Lê Minh Trí cùng những nhân vật khác sẽ được đăng tải sau.

Xem thêm tại đây :

Lê Hoàng Quân ỦY VIÊN TW ĐẢNG – Chủ tịch UBNDTP và UBND quận 9 chiếm đoạt tài sản













Theo Cầu Nhật Tân

Chuyện kỳ thị Bắc Nam !



vietnam-kithi

Hôm nọ, đọc xong bài Người Việt kì thị… người Việt, tôi đã định viết vài dòng ghi chú, nhưng loay hoay với công việc rồi quên. Hôm nay, ngày cuối tuần, nên có chút suy nghĩ về chuyện kì thị. Không cần phải dài dòng: kì thị là chuyện xấu, cần phải dẹp. Trong bài báo dưới đây, tác giả thuật lại câu chuyện của chính tác giả bị chủ quán người miền Nam kì thị, và tác giả qui kết “chiến tranh” như là một lí do cho tình trạng kì thị. Tôi thì nghĩ khác: tôi nghĩ rằng tình trạng người Nam kì thị người Bắc có nguyên nhân sâu xa hơn, nó bắt nguồn từ những năm đen tối sau 1975.
Tôi đoán trong cộng đồng dân tộc, không ai có kinh nghiệm kì thị bằng những người Việt tị nạn ở nước ngoài. Thời đó (tức đầu thập niên 1980s) khi người Việt bắt đầu đến Úc định cư, thì phong trào kì thị người Việt cũng bắt đầu“sinh sôi nảy nở”. Có dạo người Việt không được vào các club uống bia. Cựu thủ tướng John Howard có thời không ưa người Việt tị nạn. Giáo sư sử học ở Melbourne tên là Goeffrey Blainey còn nói rằng đóng mộc vào trán người Việt và gửi cho họ về VN trên các chuyến tàu chở cừu xuất khẩu. (Ông này sau này bị áp lực phải từ chức). Có thời gian người Việt bị đám du côn Úc chận đường đánh. Anh bạn tôi là một nạn nhân. Nhưng không lâu sau đó thì “phe ta” cũng bắt đầu hình thành băng đảng để chống chọi, và khi phe ta đã ra tay chống trả (toàn súng đạn) thì du côn Úc cũng phải ngán. Bây giờ thì tôi nghĩ nạn kì thị đã giảm đi nhiều khi thế hệ 2 và 3 người Việt lớn lên ở đây đã hoà nhập và ở mức độ nào đó đã thành công.
Nhưng nay lại có nạn người Việt kì thị người Việt. Người Việt tị nạn (chủ yếu là dân miền Nam) kì thị dân miền Bắc. Có người nói hài hước là dân đi tàu kì thị dân đi máy bay . Thật ra, tôi không chắc chữ “kì thị” có đúng không nữa, vì trong thực tế chữ “không ưa”, hay thậm chí “ghét”, thì đúng hơn. Vào giữa thập niên 1990s, khi có đồng nghiệp từ VN sang đây học hành và công tác, họ không dám xuống các vùng đông người Việt (như Cabramatta chẳng hạn). Đến đó, chỉ cần nghe giọng “Bắc 75” là chắc chắn gặp “phiền phức”. Có lần tôi dẫn một anh đồng nghiệp ghé Cabramatta chơi, khi vào nhà hàng, tôi phải dành quyền gọi món ăn, chứ không dám cho anh ấy nói, vì tôi biết anh ấy mà mở miệng nói giọng Bắc 75 thì chắc cả tôi và anh chẳng có gì để ăn. Ở Little Saigon, một hôm tôi và anh bạn (cũng Bắc kì 75, dân Thái Bình) vào nhà sách, anh bạn tôi hỏi tìm mua cuốn hồi kí của tướng Trần Văn Trà; trong khi ông chủ thì điềm đạm, nhưng ông khách đang lựa sách, quay sang gằn giọng với anh bạn tôi: “ở đây không có bán sách của Việt cộng. Việt cộng thì về bển mà mua.” Ông chủ tiệm sách vội vàng dàn hoà, và nói sách … bán hết rồi. Thấy tình hình không ổn, tôi kéo anh bạn lui bến.
Nhưng phải nói rằng nay thì đỡ hơn nhiều. Khi làn sóng người miền Bắc sang đây tị nạn vào thập niên 1990s, và đến nay thì người dân hai miền đã cảm thông nhau nhiều hơn. Thời đó, dân tị nạn miền Bắc không thể mở hàng quán ở khu dân tị nạn miền Nam. Nhưng nay thì anh em Nam Bắc đề huề, bên nhau làm ăn. Ở Cabramatta có một quán Bắc chính cống, bán toàn đồ ăn Bắc, và được dân miền Nam ủng hộ hết mình, riết rồi ông chủ nghĩ ông là dân Nam! Sau này thì thêm làn sóng mấy em du học sinh sang đây học, và đi làm thêm, thì chính các hàng quán Việt là những nơi các em ấy nghĩ đến. Tôi nghĩ trong số những em ấy, chắc cũng có nhiều trường hợp cay đắng. Cháu gái tôi nó kể phải làm trong một quán ăn từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm, mà chỉ được trả 8.5 AUD/giờ. Đó là một sự bóc lột trắng trợn. Tôi nghĩ có không ít chủ hàng quán người Việt lợi dụng tình thế bất lợi của mấy em học sinh, sinh viên để bóc lột. Câu chuyện được kể trong bài viết trên tờ laodong.com.vn chắc cũng có phần sự thật, và người chủ kia có lẽ là một trong những kẻ bóc lột đồng hương.
Trong bài này, tác giả đổ thừa cho “vết thương của bao năm chiến tranh vẫn đang dai dẳng hằn sâu trong một bộ phận đồng bào”. Nhưng tôi nghĩ không phải vết thương chiến tranh. Tôi nghĩ lí do sâu xa hơn nữa. Có nhiều lí do tại sao người tị nạn miền Nam không ưa người Bắc. Xin nói thêm là tôi không nằm tron nhóm đó, vì tôi nghĩ mình đã vượt qua được lằn ranh phân định đó, và bằng chứng là tôi có nhiều học trò người Bắc và tôi làm việc với đồng nghiệp ngoài Bắc rất thoải mái.
Trong cái nhìn của phần đông những người tị nạn bên này, người Bắc là thủ phạm gây nên sự điêu tàn của đất nước. Với cái nhìn đó, họ không ưa người miền Bắc. Sau 1975 miền Nam có thể nói là lâm vào cảnh khốn cùng. Gia đình li tán. Chồng con đi “học tập cải tạo” mút mùa. Hàng vạn người chết trong các trại tù cải tạo. Số ra tù thì bệnh tật riết cũng chết. Số còn sống sót đi vượt biên thì có khi làm mồi cho cá mập. Nhà cửa bị ăn cướp. Con cái bị kì thị, học giỏi cách nào cũng không vào đại học được do cái lí lịch “nguỵ”. Có thể nói không ngoa rằng thời đó dân miền Nam bị cán bộ miền Bắc kì thị rất ác. Phải nói là “ác ôn”. Có vay thì có trả, nên chuyện con em người miền Nam bây giờ tỏ ra thiếu cảm tình với đồng môn người Bắc chẳng có gì khó hiểu. Nhưng chỉ buồn là họ thể hiện cái tức giận đó sai đối tượng, vì người Bắc thì cũng là người Việt thôi, cũng đau khổ như mình thôi.
Phải nói rằng thời đó, cái đám cán bộ ngoài Bắc mới vào tiếp quản Sài Gòn quá ư là lố bịch. Chẳng những huênh hoang, khoác lác, mà họ còn tự thể hiện cái dốt của họ. Đó là chưa nói đến vấn nạn đốt sách. Tôi nghĩ nhiều người Việt tị nạn thế hệ I không bao giờ quên được những vấn nạn kinh hoàng thời đó. Bây giờ, trong cái nhìn của họ, những em sinh viên sang đây du học chắc là COCC, mà COCC cũng có nghĩa là tham ô hối lộ. Cũng có thể họ nghĩ đây là những con em của những người từng cướp nhà, từng làm khổ, hay từng giết chết bà con họ. Do đó, họ tỏ thái độ kì thị hay ghét những em sinh viên nói giọng Bắc là có thể hiểu được.
Hôm nọ, ngồi nói chuyện đời với một doanh nhân ở Sài Gòn có vài chuyện thú vị. Anh này thật ra là gốc Bắc 75, nhưng làm ăn ở Sài Gòn. Anh K cho biết rằng thật ra, tất cả các tập đoàn lớn của Nhà nước đều do người “ngoài đó” nắm hết. Tôi nói thế số bộ trưởng cũng có phân bố Bắc Nam cân bằng đó chứ, thì anh mỉm cười nói “hoa lá cành ông ơi, vì ở dưới điều hành thì vẫn là người ngoài đó”. Thử nhìn qua nhân sự của những hải quan, hàng không, dầu khí, và mấy cái “VINAs” thì anh K cũng có lí. Trước đây, có một con số lưu hành cho thấy phần lớn ngân sách Nhà nước là do các tỉnh miền Nam đóng góp (đặc biệt là Sài Gòn, Bình Dương và Vũng Tàu), nhưng đầu tư cho miền Nam thì rất kém. Hình như là từng có đại biểu QH đặt vấn đề này (?). Trong cái nhìn của anh K, người miền Nam vẫn là người bị thiệt thòi và bị thống trị.
Do đó, tôi nghĩ vấn đề không phải là “chiến tranh” gì cả; vấn đề là sự bất bình đẳng Nam – Bắc. Có lẽ người ta không muốn nói ra, nhưng nếu cứ dấu hoài thì có ngày sẽ bùng nổ. Những chuyện “kì thị” mà bài báo dưới đây mô tả không phải do chiến tranh, mà là di sản của một thời bất công và đen tối mà thủ phạm không ai khác hơn là cán bộ miền Bắc sau 1975. Xin nói cho rõ là “cán bộ sau 1975” nhé, chứ không phải người dân miền Bắc. Chỉ khi nào tất cả đều công khai, và có những kênh đối thoại thẳng thắn, thì chúng ta mới hết nạn kì thị. Tôi nghĩ chỉ có đối thoại thì mới cảm thông nhau.
Riêng cá nhân tôi thì tôi open và thoải mái. Tôi không có kì thị, vì bản thân mình từng bị kì thị. Thật ra, khi nói chuyện với các đồng nghiệp ngoài Bắc tôi thấy họ cũng cởi mở và không có đầu óc kì thị dân Nam chút nào cả (còn trong hành động thì tôi không biết). Nhưng nói chuyện với dân trong Nam, kể cả người Bắc trong Nam, thì một số rất cay cú.
theo NguyenVanTuan.Net


ĐƠN TỐ CÁO LÊ HOÀNG QUÂN – Chủ tịch UBNDTP.HCM THAM NHŨNG VÀ BAO CHE THAM NHŨNG



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Quận 9, ngày 10 tháng 04 năm 2013
ĐƠN TỐ CÁO
T/c Chủ tịch UBNDTP.HCM, tham nhũng và bao che cho tham nhũng,
tước quyền sống, quyền khiếu nại tố cáo của công dân..
           
Kínhgửi:     -  Các Ủy ban của Quốc Hội nước CHXHCNVN.
-  Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ.
-  Bộ Tư pháp, VKSND Tối cao, Tòa án ND Tối cao.
-  Ban tổ chức, Ban tuyên giáo, UBKTTW Đảng CSVN.
-  Ban chỉ đạo PC tham nhũng, Ban nội chính TW.
-  Các cơ quan báo, đài, phương tiện truyền thông.
        Đồng kính gửi:  -  Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
                                    -  HĐ Nhân Dân, MTTQVN, Đoàn ĐBQH TP.HCM
                                    -  Các Giám đốc Sở Tư Pháp, Sở NN-PTNT, Sở TN-  MT, Sở CATPHCM, TAND, VKSND TP.HCM .
Tôi tên là :  Nguyễn Xuân Ngữ -  70 tuổi, CBHT, CCB, con LS
Có nhà, đất số 166/6, ấp Mỹ Thành, P.Long Thạnh Mỹ, Q9, Tp.HCM.

        Về hành vi của Chủ tịch UBNDTPHCM:
Ngày 30 tháng 3 năm 2013, thông qua đường Bưu điện tôi nhận được thông báo (TB) số 73/TB-UBND, đề ngày 27/03/2013 do Ông Lê Minh Trí- PCTUBNDTP ký thay.
Cùng với TB73/TB-UBND gửi đến tôi, ông cũng gửi đến tôi TB số 80/TB-UBND đề cùng ngày và người ký cũng như trên.
- Ông TB chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo của công dân quận 4. Tôi là công dân đang sống ở quận 9. Việc công dân Q.4 KN,TC đã có lãnh đạo Q.4 giải quyết. Tôi không có liên quan và không có tư cách gì để can thiệp ?
Thưa ông Trí phó CTUBNDTPHCM : Tôi vào chiến trường Miền Nam từ những năm 1966 – 1967. Đã từng đội bom trên đường Trường Sơn. Rồi chiến dịch bom B52 năm 1970 xuống đất biên giới Campuchia.
Đến chiến dịch mùa xuân năm 1975 trên đường về giải phóng Sài Gòn, gặp phải chống cự của đối phương, lưới lửa đạn đan xen…Tôi cũng không mất tinh thần, vẫn : vì giải phóng Miền Nam …Thì nay ông ký TB bịt miệng công dân không được nói lên sự thật đau đớn xót xa, mất mát không làm tôi mất tinh thần.
Mặt khác, TB gửi công dân Q4 mà ông phó CTUBTP gửi cho tôi ở Q9 phải chăng là sự nhầm lẫn về kỹ thuật văn phòng. Nếu người dân thường có gây nên trường hợp tương tự này chắc cơ quan bảo vệ pháp luật đã đưa vào Bệnh viện Chợ Quán hay Nhà thương điên Biên Hòa.
I-  Sau đây tôi xin trình bày về hành vi và nội dung ông ra thông báo số 73 do ông ký gửi đến tôi:
     a) Chắc ít nhiều UBNDTP cũng phân biệt được tính chất khác nhau giữa quyết định giải quyết tố cáo và Thông báo ( !?)
b) Trong những năm vừa qua Đảng, Nhà nước phát động phong trào học tập tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh;
“Đồng bào có oan ức mới khiếu nại, hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính Phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh tốt, thì đồng bào mới thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm, lo lắng đến quyền lợi của họ ”
“ Một là, người ta kêu về những cái mà bản thân bị thiệt thòi….Trách nhiệm của những người ở cơ quan Nhà nước..…người ở cương vị lãnh đạo phải giải quyết những điều người ta kêu với chúng ta…những người bị thiệt thòi, những người có những điều uất ức trong lòng.”
Quy định số 94/QĐ-TW, ngày 15/10/2007:
  1. Tất cả đảng viên, nếu vi phạm trong việc thực hiện  nguyên tắc tập trung dân chủ: Nói, viết và làm trái với quan điểm, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị , nguyên tắc quy định của Đảng  và pháp luật của nhà nước, vi phạm các quy định về khiếu nại , tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo ….đều phải xử lý kỷ luật theo quy định này .
  2. Đảng viên vi phạm trước đây nhưng sau khi chuyển công tác, nghỉ việc, hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm thì vẫn phải xem xét, kết luận, nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải thi hành kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệ Đảng ..
        Tại khỏan 2 Điều 6 nêu rõ“ ai vi phạm một trong các nội dung dưới đây thì bị cảnh cáo hoặc cách chức ( Nếu có chức vụ )
a)       Cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoặc làm sai lệch các thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo kiến nghị , phản ảnh cung cấp trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo .
b)       Cố ý ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo trái pháp luật, trái quy định … .
        Thông báo số 130 TB-TW của Ban  chấp hành Trung ương  ngày 10/01/2008, kết luận của Bộ Chính Trị;
        Phần II nêu rõ : Trong thời gian tới…., Bộ Chính trị yêu cầu các tổ chức đảng , chỉ đạo công tác công tác khiếu nại, tố cáo, gắn giải quyết khiếu nại, tố cáo với cải cách hành chính, đấu tranh phòng,  chống tham nhũng…
        2. trước hết là chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp …giải  quyết dứt điểm các vu việc khiếu kiện…còn tồn đọng không để khiếu kiện vượt cấp ; dành thời gian thích đáng cho công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại , tố cáo ..
c) Từ năm 2003 đến nay (2013) tôi đã nhiều lần gửi đơn đăng ký được tiếp xúc, giải quyết đối thoại với lãnh đạo UBNDTP, nhưng UBNDTP không dám đối thoại với người dân.
Thành ủy, UBNDTPHCM đã sử dụng một tổ chức chuyên phá nhà cửa, cướp đoạt tài sản, chiếm dụng đất hợp pháp của công dân, núp dưới danh nghĩa CQQ9 (gồm quận Ủy và UB quận – gọi chung là CQQ9) CQ một quận mà 28 cán bộ lãnh đạo chủ chốt hầu hết là đảng viên đã từng ăn hối lộ : Khai gian lý lịch để vào Đảng, tráo trở, bịp bợm, bịa đặt vu khống, ngụy tạo chứng cứ giả để tham nhũng, lừa đảo lưu manh (xem tài liệu V đính kèm )…
Thông báo số 73 do ông phó CT Lê Minh Trí, ký gửi đến tôi mới đây với văn bản 227/UBND-PCNC ngày 19/01/2011 do ông Nguyễn Thành Tài nguyên phó CTUBTP ký làm tôi rất bức xúc. Bởi lẽ :
UBNDTPHCM coi các văn bản chỉ đạo của Chủ tịch nước, của Thủ tướng Chính phủ, của nhiều cơ quan Quốc Hội, cơ quan Đảng như miếng giấy lót tay của mấy bà bán xe bán hàng rong. Cụ thể là Văn bản của VP Chủ tịch nước, hai văn bản của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “ giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo kiểm tra nội dung khiếu nại của ông Nguyễn Xuân Ngữ, có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật ; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ ” và   … “ Văn phòng Chính phủ đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả giải quyết khiếu nại của ông Ngữ trước ngày 15/10/2010.” (văn bản số 4642/VPCP-KNTN ngày 06/07/2010 và văn bản số 6687/VPCP-KNTN ngày 21/09/2010,)
         Cùng với các văn bản chỉ đạo nêu trên,  nhiều  phiếu chuyển, công văn của nhiều đại biểu Quốc hội chuyển đến UBTPHCM . Trong đó có Văn bản của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về trường hợp nhà, đất, tài sản hợp pháp của tôi bị UBNDTPHCM và UBQ9 cướp và chiếm đoạt. ..nhưng UBTPHCM không  thi hành ?
          Trong thông báo 73, của CT TPHCM còn lớn tiếng “cả vú lấp miệng em”, theo kiểu : vừa ăn cướp vừa la làng : “ Ủy ban nhân dân thành phố nhận thấy vụ việc tố cáo của ông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết đúng pháp luật …” Xin được hỏi ông  CT UBNDTPHCM
     * Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào ? Quyết định giải quyết hoặc biên bản giải quyết  đâu ? “ giải quyết đúng pháp luật ” là pháp luật nào? Luật pháp hay luật rừng?
      * Thanh tra Chính phủ gặp tôi ở địa điểm nào ? Biên bản làm việc  số 26/BB-UBND-TTCP ngày 10 tháng 01 năm 2013 đâu ? Giải quyết tại địa điểm nào ? Tôi hoàn toàn không biết . Mà đây chỉ là sự bịa đặt của UBNDQ9 và cấp trên của họ…! Họ gửi đến các cơ quan hữu quan TW nhằm lừa dối  và bưng bít sự thật . Cụ thể :
* Người dân Q9 đang chờ câu trả lời của UBTV Quốc hội, của Thủ tướng Chính phủ và 3 Bộ : Bộ XD, TN-MT-, KHĐT về bản đồ quy hoạch xây dựng KCNC TPHCM. Thủ tướng căn cứ vào cơ sở nào để ký quyết định triển khai dự án xây dựng khu công nghệ cao (mốc giới địa chính…)
       * Vì sao UBNDTPHCM lấy đất của khoảng 4 ngàn hộ dân cho dự án công nghệ cao (CNC),  không hộ nào được nhận  QĐ thu hồi đất và thực tế cũng không có quyết định thu hồi đất theo luật đất đai ? ( kể cả luật ĐĐ 1993,sđbs 1998, sđbs  2001) ?
      * Về hành vi lợi dụng lấy đất cho công nghệ cao để chiếm đoạt thêm  ( vượt trội ) trên ba triệu m2 đất và dùng những văn bản đã hết hiệu lực pháp luật để tính bồi thường cho người dân thu chênh lệch khoảng trên 70 ngàn tỷ đồng .
        Trường hợp riêng của nhà tôi .   Đối với vụ việc ông nêu trong TB 73 liên quan đến nhà tôi, tôi yêu cầu ông CTUBTPHCM xem xét toàn diện để có kết luận xác đáng và có hồi âm trả lời đến gia đình tôi
        Đối chiếu với quy định của pháp luật: Thông báo 73 do ông ký. Văn bản 227/UBND-PCNC do ông phó CTUBTP Nguyễn Thành Tài ký. Tôi cho rằng UBNDTPHCM dùng quyền lực bịt miệng , tước quyền tố cáo của công dân để bưng bít dư luận , là hành vi dối Đảng hại dân  .Vi phạm Điều 2 Điều lệ Đảng CSVN, Điều  74 Hiến pháp nước CHXHCNVN,  Điều 68, 69, 71, 77 Luật KN, Điều 8, Điều 12, Điều 20 Tố cáo số 3/2011/QH13, Điều 15. Điều 32, Điều 38, 39, 105, 142, 143, 144 LĐĐ2003, và một số điều trong các Nghị định 197, 181, 84, Điều  132 , Điều 174 Bộ Luật hình sự .
      Tôi sẽ tố cáo hành vi bịa đặt, vu khống mà ông nêu trong TP 73  và văn bản 227/UBND-PCNC ngày 19 /01/2011 do ông Nguyễn Thành Tài ký là tờ giấy sao chép PHOTO, những câu, chữ bịa đặt vu khống của phó CTUBQ9 Nguyễn Văn Thành.
       Nói gọn hơn là: Thông báo 73 và công văn 227/UBNDD-PCNC là hành vi chạy tội cho phó chủ tịch UBND quận 9 Nguyễn Văn Thành anh em kết nghĩa với ông Trầm Bê .
 Đến tất các cơ quan hữu quan trong thành phố HCM và các cơ quan của Quốc Hội, các cơ quan Đảng, Chính phủ, Cơ quan cảnh sát Điều tra C46 Bộ Công an, các Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành và các mạng Blog :
       Với những tài liệu hiện tôi đang có, nhiều vụ việc UBNDTPHCM chịu sự điều khiến của phó CTUB phụ trách nhà đất Q9 Nguyễn Văn Thành, – ( em kết nghĩa với đại gia bất động sản ( Trầm Bê nào đó,) tôi đang tố cáo và mong được CQCSĐT C46 Bộ CA xem xét hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật cố ý hủy hoại tài sản hợp pháp của tôi, mà PCTUBQ9 Nguyễn Văn Thành cùng với hai ông phó CTUBNDTPHCM dùng quyền lực để bịt miệng tôi, bao che cho hành vi tham nhũng.

 Cụ thể là:
       Trong “ công văn ” số 690/UBND, ngày 20/5/2009  Nguyễn Văn Thành, viết và ký   “ Do ông Ngữ không bàn giao mặt bằng, nên ngày 03/4 2009 .Ủy ban nhân dân quận 9 đã ban hành quyết định số 13/ QĐ-UBND ….”( dòng thú 15 trên xuống, tr4 )
         Thì trong “ công văn 227” cũng sao y  ý mấy dòng chữ của  Nguyễn Văn Thành “… do ông không chấp hành bàn giao mặt bằng theo quy định nên CTUBNDQ9 tổ chức cưỡng chế thu hồi đất ( có sự chấp thuận của thường trực UBNDTP tại công văn số 9928/VP-ĐTMT ngày 04/12/2008 ). Do đó việc ông tố cáo ông Thành …là không có cơ sở. QĐ thu hồi đất đâu ? Có tống đạt QĐ thu hồi đất theo quy định của LĐĐ đến nhà tôi không ?
        -Trong công văn số 338/UBND-BBT của tổ chức ăn hối lộ quận 9 đề ngày 17/03/2010 viết :
       - Bằng văn bản này, UBNDQ9 kết thúc thụ lý đơn kiến nghị của hộ Nguyễn Xuân Ngữ. Nếu hộ ông Nguyễn Xuân Ngữ tiếp tục kiến nghị với các nội dung như trên thì UBNDQ9 sẽ lưu tham khảo theo quy định. Không biết luật nào quy định ? (  dòng thứ 1,2,3,4, trên xuống , tr4 )
 Thì trong  tờ giấy 227/UBND-PCNC  của UBNDTP : Ủy ban nhân dân thành phố trả lời cho ông rõ và thông báo chấm dứt tiếp nhận để xử lý, xem xét các nội dung tương tự nêu trên .”
Hành vi này của UBNDTPHCM là vô pháp luật. Liên thông với tổ chức tham nhũng : phá nhà cửa, cướp đọat tài sản, chiếm đất hợp pháp của tôi giao cho Cty tư nhân …gây thiệt hại tài sãn của gia đình tôi 6 -7 chục tỷ đồng . Nay lợi dụng chức quyền muốn bịt mồm không cho tôi nói lên sự thật .
Và CV 227 nêu “ UBNDQ9  kết luận như sau : “ nhà, đất của ông tại phường Long
 Thạnh Mỹ Q.9 thuộc khu vực TP thu hồi và giao ban quản lí khu công nghệ cao theo QĐ số 2666/QĐ-UB ngày 27/06/2002. ”
       QĐ 2666 Cơ quan nào tống đạt giao đến nhà tôi ? UBNDQ9 và UBNDTPHCM không  giao đến nhà tôi làm sao tôi biết có QĐ2666.  Nội dung của QĐ2666 là gì mà tôi thi hành hoặc có thể tôi khiếu nại . Mà UBQ9 và UBTPHCM trắng trợn vu khống  “ không nghiêm túc thi hành “ ( xem tài liệu 2 )   UBNDTPHCM  có dám giải quyết đối thoại với tôi về liên quan  giữa QĐ2666/QĐ-UB với nhà,  đất và tài sản hợp pháp của tôi .      Trong văn bản số 227/..còn viết :                      
     “  Ngoài ra ủy ban nhân dân quận 9 đã rất quan tâm, xem xét ” . Chính quyền quận 9 và Nguyễn Văn Thành ra 4 quyết định khống , là tôi đã được mua 2 căn hộ chung cư, đã cấp cho tôi 100m2 nền đất tái định cư, được hỗ trợ 270 triệu và 4 sổ tiết kiệm nói là tiền của tôi, nhưng Nguyễn Văn Út trưởng ban bồi thường đứng tên gửi trong sổ TK từ những năm 2006 -2008 không thống báo cho tôi biết để tham nhũng số tài sản trị giá 6 – 7 tỷ đồng ..,      Vậy mà UBNDTP cho hành vi tham nhũng này là “ quan tâm ” ?  Đây là  hành vi quan tâm ăn cướp tài sản của công dân . Hành vi hút máu của người dân lao động lương thiện mà UBNDTPHCM cho là “quan tâm ” ( gửi kèm chứng cứ )
Trong văn bản  277 còn  viết : “ …là có biểu hiện cố ý cung cấp thông tin thiếu chính xác.”.Vậy UBNDTP HCM có dám mời đại diện những cơ quan mà UBTP đã gửi đến, nhất là CQCSĐT Bộ CA ( C46 ) Đại diện Bộ Tư pháp, UBPL,UB dân nguyên ,UBCVĐXH, VKSNDTC , TANDTC, VPTTgCP, các báo, đài và phương tiện truyền thông đến tham dự giải quyết đối thoại với tôi không ? và phải chứng minh được câu nói này . Nếu trong buổi giải quyết, phân tích thật sự tôi có hành vi sai, thì sau buổi họp Cơ quan có thẩm quyền đưa tôi đi chém đầu ngay – và ngược lại : Đem chém đầu hết những kẻ phản Đảng hại dân để lấy lại lòng tin cho dân như Nghị quyết TW 4 đề ra, góp phần làm cho người dân tin tưởng vào pháp luật, tin tưởng vào đường lối chủ trương của nhà nước: do dân, vì dân như Điều 8, Điều 12 của Hiến pháp nước CHXHCNVN  quy định .
 Trong tờ giấy 227/UBND-PCNC còn viết : “ làm ảnh hưởng đến uy tín các bộ công chức ….”  Tôi đơn cử một vài cán bộ công chức dưới sự quản lý và lãnh đạo trực tiếp của UBNDTPHCM sau đây:
 Bà Lê Thị Tám phó CTUBNDQ9 sau khi ăn hối lộ 12 lần được UBTPHCM cất nhắc lên ngay chức CTUBNDQ9.  ( xem Bài báo quan chức quận 9 ăn bôi trơn tiền tỷ )  Giáp Tết Nguyên đán năm 2005 – 2006 , Lê Thị Tám cho công chức dưới quyền đi phá nhà chiếm đất thuê cho chủ đầu tư trái pháp luật để nhận 635 triệu đống… !? được UBNDTPHCM đề xuất lên Chủ tịch nước thưởng Huân chương lao động hạng ba ..
     Bà Nguyễn Thị Lê khai man lý lịch để vào Đảng, làm công tác dân vận ( có dư luận là văn hóa lớp 2) sau khi ăn hối lộ được quận ủy Q9 và thành ủy TPHCM cất nhắc lên chức phó bí thư thường trược quận ủy Q9, và không hiểu biết pháp luật lại kiêm trưởng ban chỉ đạo các dự án đầu tư và thực hiện chủ trương quản lý và sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng thu hồi đất …
        Phó CTUBQ9 phụ trách nhà đất Nguyễn Văn Thành ( gọi tắt phó CT Thành )  Người dân sống lâu đời cùng ấp Long Bửu, cùng xã Long Bình với phó CT Thành biết rõ ông Thành chưa học hết cấp 1 phổ thông. Sau giải phóng 1975 chiếm đất công xây lò sản xuất gạch xây dựng. Năm 1982 ông Thành trốn nghĩa vụ quân sự, tối, tối lẻn vào bếp của nhà người dân trong bếp ngủ.Thoát qua đợt tuyển quân, làm “ cò đất ” rồi kết nghĩa với ông Trầm Bê …nào đó ( nghe người dân nói ông Trầm Bê là đại gia bất động sản ). Khi tách huyện Thủ Đức ra thành quận Thủ đức và Q9 chuẩn bị cho việc thành lập khu công nghệ cao, ông Nguyễn Văn Thành từ phường Long Bình chạy lên chức phó CTUBQ9 phụ trách nhà đất…
       Nguyễn Văn Thành khai gian lý lịch để vào Đảng .( gửi kèm Tài liệu V )
       Phó CT Thành đã ký cho một người hai căn nhà ( là công sản ) để có được bằng đại học kinh tế – tài chính . Chị ruột phó CT Thành là Nguyễn Thị Hồng trước giải phóng Sài gòn làm công nhân hãng dệt Thủ Đức, Thị Hồng chửa hoang uống thuốc phá thai quá liều chết. Vậy mà phó CT Thành khai lý lịch là chị ông ta tham gia hoạt động bị hy sinh trên đường đi làm nhiệm vụ để bổ sung lý lịch của ông Thành và hưởng gia đình chính sách mấy chục năm qua (nội dung  cụ thể xem Tài liệu V )
        Thưa Quốc Hội ! Tôi  nhận thức được là, theo Hiến pháp nước ta đã quy định rõ:”  Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với chức năng chính là lập pháp và giám sát thi hành pháp luật” …
        Kính mong các vị lãnh đạo Quốc hội, Đảng, Nhà nước xem xét hành vi tham nhũng đất đai tại khu CNC TPHCM. UBNDQ9 và UBNDTPHCM đã bao che, thậm chí khuyến khích con, em  những phần tử ác ôn, gây nhiều tội ác với nhân dân trước đây, Nay quay quay lại trả thù những người có công với CM, trong đó có nhiều Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu tại chiến trường Miền Nam  .
         Gia đình tôi cũng bị là nạn nhân của tổ chức tham nhũng Q9 và UBNDTPHCM chúng đã gây nên thiệt hại rất lớn đến tài sản của nhà tôi .
         Việc thu hồi đất trái pháp luật của gia đình tôi đã được nhiều Cơ quan Báo, Đài , phương tiện truyền thông và các Luật sư đều cho rằng UBNDTPHCM và UBQ9 thực hiện là sai pháp luật . Đặc biệt trong thư ngỏ của Luật sư Nguyễn Thu Giang đã phân tích rõ vấn đề này.
        Câu lạc Bộ truyền thống kháng chiến TPHCM – Khối trí thức cũng có văn bản kiến nghị CTUBNDTPHCM xem xét lại đề ngày 29 . 10 . 2012 việc thu hồi đất của tôi. Nhưng tất cả đều Im lặng …
           Tôi cam đoan những vấn đề tôi tố cáo trong đơn này là hoàn toàn  có thật , nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật . Tôi cũng mong muốn được cơ quan có thẩm quyền, sau khi nhận được đơn tố cáo này,  xin cho tôi được biết kết quả giải quyết theo quy định tại khoản 2 , Điều 26 , Luật Tố cáo số 3 : Gửi kết luận nội dung tố cáo .
 Người tố cáo .
                                                                                 Nguyễn Xuân Ngữ


Sau đây mời độc giả xem  thông báo số 73/ TB – UBND do ông Lê Minh Trí Phó chủ tịch UBND TPHCM ký mới được TW điều ra nhận chức Phó ban nội chính TW…


Trang trại trước ngày chưa bị tàn phá.
 Những gì còn lại ….

Đây là sự “quan tâm” của tổ chức tham nhũng Q9 & UBND TPHCM đối với người đã có công với chế độ.
Chào mùa xuân đại thắng
Chào mùa xuân đại thắng
 Tác giả Đặng Xuân Ngữ gửi TTXVA





Lê Hoàng Quân ỦY VIÊN TW ĐẢNG – Chủ tịch UBNDTP và UBND quận 9 chiếm đoạt tài sản


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quận 9, ngày 06  tháng 03  năm 2013
                         TỐ CÁO  ÔNG LÊ HOÀNG QUÂN : ỦY VIÊN TW ĐẢNG
CHỦ TỊCH  ỦY  BAN NHÂN DÂN- TRƯỞNG BAN PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG  TPHCM ĐÃ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH  và CHẤP THUẬN  CHO  CHÍNH QUYỀN QUẬN 9 (CQQ9 ) TỔ CHỨC PHÁ NHÀ, CƯỚP ĐOẠT TÀI SẢN, CHIẾM ĐẤT TRÁI PHÁP LUẬT, GÂY THIỆT HẠI TOÀN BỘ TÀI SẢN CỦA GIA ĐÌNH TÔI TRÊN BỐN MƯƠI TỶ ĐỒNG.
Tôi tên là: Nguyễn Xuân Ngữ, 70  tuổi, CB hưu trí, Cựu CB, con Liệt sĩ
Chủ quyền nhà đất số: 166/6 ấp Mỹ Thành , P. Long Thạnh Mỹ, quận 9, TPHCM.
Hiện bị CQQ9 đuổi ra khỏi nơi ở dồn về khu trù mật ( tạm cư trá hình ) dolãnh đạo CQQ9 tái dựng lại theo mô hình của chế độ độc ông Ngô Đình Diệm
Tại  : phòng C9, nhà số 41 , đường Tăng Nhơn Phú , P.Phước Long B, Q9.
CMND: 023030668 . CA TPHCM cấp , ngày 13/09/2004.
Điện thoại : 0913 777 040.
c)Tài sản hợp pháp của tôi
I-  Nguồn gốc tài sản, nhà và đất, công trình xây dựng hợp pháp của tôi
Trang trại của tôi có diện tích  3601 m2 tại ấp Mỹ Thành, P. Long Thạnh Mỹ, là tài sản hợp pháp của tôi có : chứng nhận Quyền sử dụng đất ( Sổ đỏ ) do tôi đứng tên , số : N 234561 .Đã cấp cho tôi số nhà 166/6 ấp Mỹ Thành, P.Long Thạnh Mỹ, Quận 9.
Tôi đã đổ nhiều công sức, tiền của để cải tạo từ đất phèn xình lầy,  hoang hóa thành một trang trại bề thế, bền vững lâu dài, một khu nhà vườn sinh thái với nhiều loại cây ăn quả quý hiếm. Trong trang trại có hồ nước rộng trên 1.000m2. Giữa hồ có đồi cù lao ( Tiểu đảo )…Trong Cù lao đang nuôi các loại chim , thú Sóc Bông, Nhím, Tắc kè , Gấu Ngựa  ( hợp pháp.. Dưới hồ nước đang nuôi Rùa , Ba Ba , Cá bống Mú, cá Trình …
Hàng năm có khả năng thu lợi  nhuận chính đáng:  Hoa trái , gia súc gia cầm , Thủy sản hàng tỷ đồng…
Hiện nay chính quyền quận 9 ( CQQ9 ) được ông Lê Hoàng Quân Ủy viên Trung ương  Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân – Trưởng ban phòng chống tham nhũng TPHCM . Nguời đứng đầu UBNDTPHCM, là cấp trên trực tiếp quản lý, lãnh đạo CQQ9,  đã khuyến khích tham nhũng , chấp thuận  cho CQQ9 tàn phá,  cướp đoạt hết tài sản, san bằng toàn bộ trang trại của tôi để chiếm đất cho Cty TNHH thương mại TC xây dựng kho chứa hàng hóa nhằm xóa sạch dấu tích ( Năm 2003 nói miệng là thu hồi đất của tôi để XD khu công nghệ cao ( KCNC ) Cố ý gây  thiệt hại toàn bộ tài sản của gia đình tôi trên 40 tỷ ( Bốn mươi tỷ đông  )
Kính mong  các cơ quan có thẩm quyền  của Quốc hội , Đảng, Chính phủ  bớt chút dành thời gian xem xét chứng cứ để cứu giúp gia đình tôi .
Kèm theo các tài liệu là bằng chứng sau đây ….  (hình ảnh được đính kèm bên dưới)
TPHCM, ngày  18 tháng 3 năm 2013
           
CTUBNDTPHCM  Lê Hòang Quân bao che cho hành vi bịp bợm tráo trở , bịa đặt của chính quyền quận 9 (CQQ9) với manh tâm chiếm  đoạt đất đai,  trang trại, tài sản hợp pháp của gia đình tôi
***

1. Đầu tháng 5/2003 tổ dân phố đến báo miệng ( không có văn bản  ) nhà đất của tôi nằm vào quy hoạch khu công nghệ cao (CNC ). -  Không tống đạt thông báo ; Mục đích ,lý do thu hồi đất . Theo đó cho người đến kiểm kê tài sản nhà tôi.
Điều 39, Khoản 2 “Trước khi thu hồi đất, …cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu, thời gian và kế hoạch di chuyển“ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai, theo quy hoạch và pháp luật , bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả  Điều 18 , HPNCHXHCNVN
Trong khi tại mục 3 Điều 91 Đất khu công nghệ cao quy định:
Quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hạch sử dụng đất chi tiết được lập chung cho toàn khu công nghệ cao”. Vậy bản đồ quy hoạch khu CNC TPHCM tại sao không có ?
Sau khi kiểm kê tôi tìm hiểu mới biết là ( CQQ9 ) bịa đặt, dùng quyết định ( QĐ ) thu hồi đất của phường Long Bình để kiểm kê 20 hộ dân nằm ven bở nhánh sông Đồng Nai. Môi trường trong lành , nhiều thuận cho chăn nuôi, trồng trọt và giao thông thủy , bộ để chiếm đoạt  trong đó có hộ nhà  tôi. ( Nội dung như bài đăng  trên báo phụ nữ  – xin gửi kèm  đơn):
“MẬP MỜ ĐỀN BÙ GIẢI TỎA”.
-  Bản kiểm kê không có dấu của cơ quan nhà nước. Không có số văn bản..
- Trước khi kiểm kê ( KK ) Không thực hiện việc cấp phát tờ khai cho người bị thu hồi đất theo quy định tại khoản 2,3,4,5 Điều 10 QĐ số 31/2003/QĐ-UB, ngày 10/ 3/ 2003 của chính UBTPHCM ban hành
2 -  Sau kiểm kê vài tuần CQQ9 cho ông Nguyễn Văn Út trưởng ban bồi thường Q9  đến nói tôi nhận cho một gia đình vào trang trại của tôi ở lâu dài ( !? ) Tôi thấy đã thu hồi đất của tôi cho dự án công nghệ cao sao còn cho người vào ở lâu dài nên tôi không chấp thuận .
3 – Đầu năm 2004, CQQ9 bảo tôi phải nộp sổ đỏ để kiểm tra tính pháp lý rồi giữ luôn cho đến nay không trả , ( hành vi này rõ ràng lừa gạt  )

Trang trại trước khi bị cưỡng chế

Công an bao vây cưỡng chế

Công an bao vây cưỡng chế

Những gì còn lại sau khi bị cưỡng chế


Những gì còn lại sau khi bị cưỡng chế

Những gì còn lại sau khi bị cưỡng chế

Những gì còn lại sau khi bị cưỡng chế

Những gì còn lại sau khi bị cưỡng chế


HIẾN PHÁP CỘNG HÒA: Lý Thuyết của Immanuel Kant và Thực Tế tại Việt Nam


hienphap-conghoa

Vấn đề

Hiến pháp là nền tảng pháp lý cho sự chung sống của một dân tộc và là điều kiện tiên quyết cho sự thịnh vuợng của đất nước. Hiện nay vấn đề sôi nổi trong công luận là tìm một mô hình thích hợp và một lộ trình khả thi cho việc tu chỉnh Hiến pháp Việt Nam. Các góp ý xoay quanh các chủ đề du nhập nguyên tắc tam quyền phân lập, lập mối ràng buộc giữa Đảng quyền và luật pháp, trao lại thẩm quyền lập hiến cho toàn dân, nâng cao kỹ năng lập pháp và lập quy của quốc hội và tôn trọng thực thi nhân quyền của chính quyền là chính.
Để đóng góp vào việc thảo luận chung, tiểu luận sau đây sẽ giới thiệu mô hình hiến pháp theo thể chế cộng hoà, một luận điểm về luật Hiến pháp mà Immanuel Kant đã cổ vũ trong luận thuyết „Hướng về một nền hoà bình vĩnh cữu“ để làm cơ sở sở chiếu với hiện trạng Hiến pháp Việt Nam.

Lý thuyết của Immanuel Kant

Tác giả
Immanuel Kant (1724-1804) là giáo sư Siêu hình học và Đạo đức học tại đại học Königsberg thuộc Phổ nay là Kaliningrad thuộc Nga. Với các tác phẩm kinh điển bậc nhất như Kritik der reinen Vernunft, Kritik der praktischen Vernunft và Kritik der Urteilskraft ông là một triết gia hàng đầu trong phong trào khai sáng tại phương Tây và được hậu thế tôn vinh là ngưòi khai sinh ra môn Đạo đức học hiện đại.
Tác phẩm
Trong chiều hướng đóng góp cho nổ lực hoà đàm giữa Pháp và Phổ tại Basel, Kant đã giới thiệu một sơ thảo triết học „Zum ewigen Frieden“ (1795) „Hướng về một nền hòa bình vĩnh cữu“ nhằm thảo luận về những nguyên tắc để đem lại một nền hoà bình cho nhân loại. Điểm quan trọng trong luận văn này của Kant là đặt lại mối quan hệ giữa luật hiến pháp và luật quốc tế, cổ vũ tinh thần thượng tôn luật pháp trong việc giải quyết các tranh chấp quốc nội và hợp tác quốc tế. Trong lĩnh vực soạn thảo luật hiến pháp ông cho rằng “Hiến pháp dân sự của mọi quốc gia phải theo thể chế cộng hòa”, đây là một điều kiện tiên quyết mà nội dung sẽ được trích dịch và dẫn luận sau đây.
Trích dịch nội dung
Điều khoản chung quyết thứ nhất: “Hiến pháp dân sự của mọi quốc gia phải theo thể chế cộng hòa”.
Thứ nhất, hiến pháp này được lập ra phải dựa trên nguyên tắc tự do cho mọi thành viên của xã hội như là một con người; thứ hai, tất cả mọi người phải bị ràng buộc vào một pháp chế chung và duy nhất như một chủ thể; và thứ ba, hiến pháp quy định luật bình đẳng dành cho tất cả mọi người như công dân. Hiến pháp, cơ sở duy nhất mà nguồn gốc dựa trên tư tưởng của một hợp đồng nguyên thủy để thiết lập cho một quyền lập pháp hợp pháp của dân tộc, phải theo thể chế cộng hoà. Khi đặt vấn đề này liên hệ đến luật pháp thì hiến pháp cộng hòa tự nó là nguyên tắc nền tảng hình thức của mọi loại hiến pháp dân sự. Vấn đề là hiến pháp này có thể là cách duy nhất dẫn đến một nền hòa bình vĩnh cữu không.
Ngoài nguồn gốc vững chắc, hiến pháp cộng hòa là cơ sở thuần túy bắt nguồn từ các khái niệm luật pháp và sẽ có triển vọng đạt được kết quả mong đợi, cụ thế là một nền hòa bình vĩnh cữu. Lý do đó như sau: – Nếu khuôn khổ của hiến pháp không quy định khác hơn, thì vấn đề gây chiến cần có sự đồng thuận của toàn dân. Không có gì hiển nhiên hơn là vấn đề này phải được cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định đưa đến những kinh hoàng của chiến cuộc, (có nghĩa là dân phải tự chiến đấu, chịu mới chiến phí, đóng góp và tái thiết thiệt hại do chiến tranh để lại, và cuối cùng còn một điều trầm trọng nhất chấp nhận một gánh nợ sẽ làm hoà bình chua chát hơn, một loại nợ mà không bao giờ trả hết trong trường hợp một cuộc chiến mới lại đến và người dân sẽ suy nghĩ là một trò chơi nguy hiểm khác lại bắt đầu). Ngược lại, nếu trong hiến pháp mà người dân chỉ là thuộc hạ, nghiã là không theo thể chế cộng hòa, thì sự tham chiến là một chuyện trầm trọng nhất trên thế gian, vì lãnh đạo không còn là người dân mà là chủ nhân ông của đất nước, không bị chút thiệt hại nào trong chiến tranh trong khi họ tiếp tục tiệc tùng, săn bắn, hưởng lạc thú nơi cung điện với yến tiệc. Lãnh đạo có thể quyết định chiến tranh như một loại trò chơi do những nguyên nhân không đáng kể. Về biện luận đạo đức cho cuộc chiến họ lại không bận tâm vì có ngoại giao đoàn luôn sẵn sàng phục vụ.
Để tránh lầm lẫn giữa hai loại hiến pháp cộng hòa và dân chủ, ta cần phân biệt như sau.
Các hình thức của một đất nước (dân sự) có thể theo hai nguyên tắc: sự khác biệt dựa trên số người nằm quyền lực cai trị tối cao của nhà nước hoặc phương cách cai trị của nhà lãnh đạo mà bất kể họ là ai. Phương thức thứ nhất được gọi chung là hình thức cai trị và có thể có ba loại khác nhau, chủ quyền tối thượng thuộc về một người, hoặc do nhiều người hoặc do toàn thể dân chúng tạo thành xã hội dân sự, từ đó mà lãnh đạo có quyền thống trị (chế độ phong kiến, qúy tộc hay dân chủ và quyền lực chuyên chế, phong kiến hay toàn dân). Nguyên tắc thứ nhì phân loại theo hình thức chính quyền và dựa theo hiến pháp mà nhà nước sử dụng quyền tối thượng (từ mọi hành vi của ý chí chung mà qua đó phần đông dân chúng tạo thành dân tộc). Trong mối quan hệ này thì hình thức của chính quyền hoặc cộng hòa hay chuyên chế. Thể chế cộng hòa là một nguyên tắc tổ chức nhà nước tách rời quyền hành pháp ra khỏi quyền lập pháp. Thể chế chuyên chế là nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước từ những luật pháp do mình tự tạo ra mà ý chí chung được coi như là ý riêng của lãnh đạo. Trong ba hình thái nhà nước, thì dân chủ trong ý nghĩa của danh từ này là một hình thức chuyên chế cần thiết, bởi vì nó lập ra quyền hành pháp, mà tất cả có quyết định chung và trong mọi trường hợp là một cơ chế quyền lực của toàn thể có quyền chống lại bất cứ một cá nhân nào mà toàn thể phản đối. Dù gọi là toàn thể, thực ra không phải lúc nào cũng đúng là toàn thể, mà là một đa số, thực tế này cho thấy có một điều tự mâu thuẫn với nguyên tắc ý chí chung và mâu thuẩn với nguyên tắc tự do.
Bất cứ hình thức chính quyền nào mà không phải là đại nghị, thì cũng không phải là một hình thức thật sự, bởi vì nhà lập pháp cũng là người cưỡng chế ý chí của mình, (giống như trong luận lý học, khi nguyên tắc suy luận tổng quát cùng lúc lại được suy diễn trở thành nguyên tắc riêng trong phần kết luận).
Khi hai hình thức khác của hiến pháp luôn có khuyết điểm, nhưng ít nhất trong lốị cai trị này cũng mở ra một cách tự do để tạo ra một chính quyền khác, phù hợp với tinh thần của một hệ thống đại nghị như Friedrich II thường nói: “Tôi chỉ là một người phục vụ tối cao cho đất nước“, vì trong hình thức dân chủ làm cho điều này bất khả, trong chế độ này mọi người đều làm chủ ý chí của mình. – Ta có thể nói thành phần nhân sự trong quyền lực nhà nước càng ít (số lượng nhà lãnh đạo) thì quyền đại biểu càng rộng, nhờ thế mà hiến pháp của nhà nước càng có nhiều khả năng thiên về chế độ cộng hòa, điều này cuối cùng cho phép các cải cách tiệm tiến cũng đạt được. Chính vì lý do này mà chế độ quý tộc khó khăn hơn quân chủ, và trong chế độ dân chủ càng không thể đạt tới hiến pháp hợp pháp hoàn chỉnh duy nhất, ngoại trừ có cách mang bạo động. Tuy nhiên, điều không thể tranh cải là loại hình thức chính quyền này có tầm quan trọng đối với dân chúng hơn các loại hình thức hiến pháp khác, dù mức độ thích nghi nhiều hay ít của dân chúng cho mục tiêu này cũng quan trọng. Hình thức chính quyền khi phù hợp với khái niệm pháp luật, phải thuộc về hệ thống đại nghị, mà một chính quyền theo chế độ cộng hoà là hình thức khả thi, nếu không, dù có hiến pháp nào đi nữa thì loại chính quyền này cũng chỉ là chuyên chế và bạo lực. – Không có một cái gọi là nền cộng hòa nào trước đây có thể nhận ra điều này, các chế độ này bị hoà nhập trong chế độ chuyên chế, phải lệ thuộc hoàn toàn dưới quyền tối thượng của một cá nhân, đây là một chiụ đựng nặng nề nhất cho toàn dân. (Trích dịch từ nguyên tác Đức ngữ „Zum Ewigen Frieden, Ein Philosophischer Entwurf“, Königberg, bey Friederich Nicovius, 1795, được in lại trong „Die Kritiken“, 2008, Zweitausendeins, Frankfurt am Main, 1099-1112)

Dẫn luận nguyên tác

Nguyên tắc hình thành hiến pháp
Theo Kant có ba nguyên tắc cho hiến pháp cộng hoà hình thành. Một là tự do cho mọi người dân, hai là tất cả đều bị ràng buộc trong một hệ thống pháp luật và ba là tất cả được bình đẳng trước pháp luật. Hiến pháp dựa trên một kết ước nguyên thủy, một sự đồng thuận giữa người dân và nhà nước để quy định sự chung sống. Thực ra, lý thuyết về kết ước xã hội đã được Rousseau đề xuất, nhưng Kant đào sâu khiá cạnh ràng buộc khi tất cả đồng thuận trong sự chung sống này. Từ đó mà tình trạng tự nhiên sống tự do hổn loạn chấm dứt và nền tảng cho sự chung sống an hoà thành hình. Kant cho rằng hiến pháp là một quyết định thuần lý của con người nhằm tạo một cấu trúc quy phạm cho xã hội và đặc biệt nhất là tạo chính danh cho nhà lãnh đạo trong việc cai trị.
Chính danh cho chính quyền trong việc cai trị tùy thuộc vào việc áp dụng pháp luật. Luật pháp phải phù hợp với ý chí chung của toàn dân và mọi quyền lợi luật định của ngưòi dân phải được bảo vệ. Không ai có quyền chống đối người khác mà không dựa trên cơ sở pháp luật, một sự đồng thuận làm ràng buộc tất cả.
Kant dè dặt hơn khi nói về ý nghĩa sự đồng thuận của toàn dân, vì toàn dân là một khái niệm tương đối: chính quyền là một tổ chức không hoàn hảo và mức độ tham gia của dân chúng vào sinh hoạt chính trị là chừng mực. Nhưng dè dặt nhất là Kant không cổ vũ công bình và đaọ đức khi toàn dân thể hiện ý chí chung sống trong luật Hiến pháp. Dù thể hiện ý chí chung sống nhưng người dân cùng lúc có quyền theo đuổi tư lợi, vì hai phạm vi này không loại trừ nhau. Kant chú trọng công bình theo luật thủ tục hơn là nội dung. Một đạo luật được coi là công bình khi tất cả mọi người có liên quan vấn đề đều có đồng quyền tham gia quyết định và luôn tôn trọng các thủ tục sau khi được thoả thuận.
Dù dựa trên quan điểm hợp đồng như Rousseau, nhưng Kant đề cao nguyên tắc tự do và bình đẳng. Tự do là một quyền bẩm sinh và không thể chuyển nhượng, nhưng biểu hiện quyền tự do trong thực tại xã hội là một vấn đề khác. Lập luận của Kant là „Tự do là một quyền không đòi hỏi tôi lệ thuộc vào bất cứ luật ngoại tại nào, trừ những luật mà tôi có thể đồng thuận. Tôi bị ràng buộc pháp luật với người khác vì trước đó tôi đồng thuận tự đặt mình trong khuôn khổ luật pháp“.
Khi giải thích khái niệm luật pháp Kant cho là luật nào cũng giới hạn tự do cá nhân, nhưng biểu hiện tự do là “làm tất cả những gì mình muốn và không gây điều phạm pháp cho người khác“, bởi thế vai trò lý trí cá nhân trở nên quan trọng hơn khi nhận xét vấn đề. Mức độ cảm nhận tự do và khả năng hành động nhằm biểu hiện tự do trong thẩm quyền lập pháp của cá nhân trong xã hội được đặt ra. Do xác nhận được quyền tự do bẩm sinh và thực thi quyền này mà luật pháp thành hình. Chính sự khai sáng này là cụ thể hoá quyền tự do trong thực tế. Hành sử tự do mang đến an toàn cá nhân và xã hội khi tất cả đều tôn trọng luật pháp.
Để đạt mục tiêu này thì nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật cần được thực thi. Khi mọi người lệ thuộc luật pháp thì không tự động có nghiã tất cả đều được bình đẳng, mà là cần loại bỏ mọi sự phân biệt khi áp dụng luật pháp, không chấp nhận mọi ưu quyền mà không có cơ sở. Luật thừa kế, phong hàm qúy tộc, tạo thuận lợi hay gây bất lợi kinh tế cần phải làm rõ, nếu không phải hủy bỏ. Muốn bảo đảm bình đẳng trước pháp luật thì thẩm quyền lập pháp không thuộc về dòng dõi mà toàn dân. Kant nhận thấy các khái niệm về khế ước nguyên thủy, thẩm quyền lập hiến và lập pháp của toàn dân và nguyên tắc tự do và bình đẳng trong hiến pháp cộng hoà liên hệ mật thiết nhau. Công nhận tính ràng buộc pháp luật pháp như một nguyên tắc hiến định đã có trong hầu hết tất cả các học thuyết cổ điển của luật hiến pháp, do đó không thể coi là một đặc thù của Kant. Trong các luận văn khác về sau, Kant không khai thác chủ điểm này mà đề cao vể tính độc lập của cá nhân trong quyết định thuần lý.
Hiến pháp và hoà bình
Hiến pháp cộng hoà thể hiện quyền dân tộc tự quyết khi người dân không còn là người thuần phục kẻ bề trên mà quyết định tối hậu các vấn đề sinh mệnh của đất nước và chiến tranh và hoà bình là hai điển hình. Kant lập luận ý chí toàn dân mới quyết định được hoà hay chiến, một quyết đinh thuần lý nhằm bảo vệ quyền lợi dân tộc. Cụ thể hơn người dân phải nghĩ đến thiệt hại sinh mạng và tài sản do chiến tranh gây ra, nợ công khi lâm chiến và phí tổn khi tái thiết mà chỉ có dân là chịu lảnh mọi chiến phí trong khi giới lãnh đạo tiếp tục an huởng đặc quyền do chế độ ban phát. Kant chỉ bàn đến quyết định gây chiến nhưng không đề cập đến chiến tranh tự vệ. Dân chúng không muốn có chiến tranh, nhưng khi thực hiện nguyện vọng đúng theo thủ tục hiến định thì hoà bình sẽ là điều kiện khả thi. Hành vi tuyến chiến hay chấp nhận hoà uớc theo Kant không phải là một loại luật pháp, đúng hơn là một quyết định cá biệt trong hoàn cảnh cụ thể; nếu quyết định là của dân chúng thì hợp hiến, nếu chỉ là của chính quyền thì vi hiến.
Kant bị phê phán là quá đơn giản khi đề cao lý trí của công luận và thủ tục hiến định. Các triết gia khác không tin lý trí thuần lý của toàn dân là chính mà cho là tùy thuộc vào tinh thần hiếu chiến hay hiếu hoà của lãnh đạo hoặc chính sách ngoại giao khôn ngoan.
Hình thức cai trị và phân loại chính quyền
Phân loại hình thức cai trị dựa vào một người, nhiều người hay toàn dân do Aristote khởi xướng. Từ quan điểm này mà Kant giải thích quyền lực là có ba hình thức cai trị: chuyên chế, qúy tộc hay dân chủ. Thuật ngữ Kant dùng không thống nhất, nên tìm hiểu ngữ cảnh và so với thuật ngữ thông dụng hiện nay mới hiểu được nội dung. Về phân loại chính quyền Kant dựa vào tiêu chuẩn tôn trọng luật pháp để giải thích. Một chính quyền đặt mình trong pháp luật thì Kant gọi là cộng hoà, ngược lại là chuyên chế. Ba hình thức cai trị một người, nhiều người hay toàn dân không liên hệ đến giá trị; ngược lại, thi hành luật pháp là chuẩn mực cho sự phân loại hiệu năng chính quyền. Hai cách phân biệt này song hành trong lý thuyết nhưng có thể kết hợp nhau trong thực tế.
Kant cho là Hiến pháp cộng hoà dựa trên khái niệm hợp đồng nguyên thủy mà tự do, bình đẳng và ràng buộc là chính. Các nguyên tắc hiến định này tùy thuộc ý chí của toàn dân. Thể hiện ý chí này là hành sử quyền tối thượng, vì người dân có quyền và có lý trí để quyết định để phụng sự hoà bình. Khái niệm cộng hoà vào thời của Kant phải được chúng ta ngày nay hiểu là hình thức dân chủ trực tiếp, thể hiện tự do trong khuôn khổ đại nghị.
Kant hiểu ý nghĩa của đại nghị là mối quan hệ lập pháp và hành pháp. Kant phê bình là nhà lập pháp không được phép làm người cưỡng chế luật pháp, hình thức cai trị này không thể gọi là đại nghị; trong khi chúng ta ngày nay xem là mối quan hệ giữa cử tri và đại biểu quốc hội. Dù Kant đề cập gián tiếp đến tam quyền phân lập, nhưng khái niệm cộng hoà trong đại nghị của Kant không khác với trào lưu tư duy hiện đại về hệ thống chính trị dân chủ tự do.
Dù giống nhau trong tổng thể nhưng có sự khác biệt chi tiết giữa lý thuyết kết ước xã hội của Rousseau và khái niệm cộng hoà của Kant. Rousseau cho là có sự đồng nhất giữa ý chí chung và quyền tối thượng của toàn dân. Rousseau phân biệt ý chí chung và ý chí tất cả. Quyền dân tộc tự quyết không thể chuyển nhượng và người dân là tác giả các quyết định chính trị cho đất nước. Dân chủ trực tiếp với cách toàn dân biểu quyết là hình thức tốt đẹp nhất; ngược lại, thiết lập một một cơ chế dân chủ gián tiếp qua hình thức đại hội đại biểu là thiếu hiệu năng.
Khác với Rousseau, Kant đề cao vai trò lý trí trong tiến trình lập pháp. Luật pháp là một quyết định thuần lý, nhưng là một hình thức thử nghiệm và có thể thay thế cho phù hợp với nhu cầu thời đại hơn. Quyền lập pháp của người dân trong tiến trình này là thể hiện một quyết định lý trí, một phạm vi thuộc khai sáng tư duy và sử dụng độc lập. Tự do và bình đẳng của người dân chỉ có trong sự đồng thuận về các khái niệm pháp luật. Còn nhà lập pháp chỉ đóng vai trò trung gian thể hiện ý chí lập pháp của toàn dân và không có quyền bảo vệ tư lợi. Kant không bàn đến khía cạnh đạo đức cho thể chế. Do đó, tầm quan trọng của công lý và đạo đức không được đặt ra.
Theo Kant vấn đề không nằm ở hình thức, số lượng một người, một số người hay toàn dân, mà tinh thần trọng pháp của chính quyền, một chuẩn mực quyết định khả năng cai trị và tính chính thống của chế độ. Kant đưa ra hai loại giải thích: hoặc là cộng hoà (mà chúng ta ngày nay hiểu là tự do và dân chủ) hoặc chuyên chế. Cộng hoà là một hình thức thích hợp nhất cho hiến pháp vì thể hiện quyền tự do và bình đẳng của người dân trong tinh thần trọng pháp, còn chuyên chế chỉ thể hiện ý chí rịêng và quyền lợi riêng của lãnh đạo, không có cơ sở pháp luật và người dân không muốn bị ràng buộc. Chuyên chế khác với dân chủ là ở tính cách quyết định các vấn đề. Kant hiểu dân chủ theo ý nghiã cổ điển, mà ngày nay goị là dân chủ trực tiếp, khi đại biểu dân chúng trong một thành phố quyết định một vần đề chung.
Tiến trình thành lập
Kant coi hiến pháp là một sản phẩm của lý trí, một quyết định do một tiến trình lâu dài của ý thức độc lập, nhưng cần phân biệt hình thức cai trị với sự thành hình của nhà nước để áp dụng khái niệm cộng hoà tốt hơn.
Để luận chứng cho sự chung sống của con người trong xã hội, Hobbes đề ra giả thuyết khế ước nguyên thủy. Kant chứng minh là nhà nước hình thành qua chiến tranh, sử dụng bạo lực, hơn là đồng thuận trong một giải pháp an hoà. Lịch sử cho biết đồng thuận về hình thức cai trị, một cơ sở pháp lý, luôn đến sau khi nhà nước đã ra đời và tùy thuộc vào sự hiện hữu của quyền lực trước đó, mà thực tế thì không có thế lực nào cưõng lại quyền cai trị này. Người có quyền cưỡng chế pháp luật lại là người không thể chứng minh được thẩm quyền lập pháp và tinh thần trọng pháp. Dù bất cứ hình thức cai trị nào theo Kant hành vi của chính quyền phải nằm trong trong khuôn khổ áp dụng luật pháp, cụ thể là tính chính thống phải được chứng minh và luôn bị kiểm soát. Lãnh đạo phải dựa vào lập luận của lý trí, không thể cầu xin ơn trên hay dựa thành tích trong lịch sử đem lại mà biện luận, phải giới hạn quyền lực cai trị trong ý muốn của toàn dân, đây là một biểu hiện cụ thể nhất tính chính danh. Theo Kant, nguyên tắc này trở thành mệnh lệnh cho chính quyền tuân thủ.
Kant phân biệt có hai hình thức cai trị đất nước, một dựa theo chiều hướng lịch sử, bạo lực cách mạng, một dựa theo thể chế cộng hoà, lấy pháp luật và lý trí làm cơ sở. Sự kết hợp giữa hai chiều hướng này sẽ đem lại một sự tiến hoá tự nhiên cho luật Hiến pháp. Kant phân biệt khái niệm cộng hoà theo hai khiá cạnh: cộng hoà là một triết thuyết để thảo luận trong nhu cầu cải cách và là một thể chế được thành hình trong thực tế đất nước mà áp dụng luật pháp theo quyết định của lý trí là mục tiêu. Kant nhấn mạnh hình thức cai trị của chính quyền dựa theo hiến pháp cộng hoà là tốt đẹp nhất vì phù hợp với lòng dân. Chính quyền chỉ là một chế độ chính trị ngắn hạn đem lại một giải pháp tạm thời cho các vấn đề xã hội. Nhưng trong tiền trình cai trị, với thời gian luật pháp đem lại giá tri cao hơn, ý thức người dân về uy lực pháp luật sẽ thay đổi, pháp luật không còn giải quyết vấn đề tạm thời mà sẽ có giá trị lâu dài, nhờ thế taọ nền tảng của một nền dân chủ ổn định. Từ trên cơ sở này mà một hiến pháp tự do dân chủ trong một hệ thống đại nghị và ý thức trọng pháp của một xã hội dân sự thành hinh. Kant ca ngợi một hiến pháp hoàn chỉnh là một cơ sở để giáo dục công dân; nhờ tuân thủ các giá trị luật pháp mà đạo đức cá nhân và xã hội tốt đẹp hơn. Kant mơ ước tất cả sẽ là một tiền đề cho việc tiến đến nền hoà bình vĩnh cữu. Kant thực tế hơn khi cho rằng con đường theo đuối là quá xa xăm, nhưng nổ lực của chúng ta sẽ là những đóng góp làm thu ngắn khoảng cách.

Thực tế tại Việt Nam

Các khuyết điểm của Hiến pháp đã được thảo luận quá nhiều để góp ý hay thỉnh nguyện, ở đây sẽ không bàn thêm chi tiết các vấn đề quen thuộc này, mà chỉ nhìn lại trong khuôn khổ lý thuyết của Kant với mục đích là để thảo luận về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.

Thực trạng

Không tự do
Việt nam hiện nay đang có tự do về mọi mặt, nhưng là một loại tự do không luật lệ. Đúng hơn, Việt Nam có đủ luật lệ, nhưng không áp dụng theo tinh thần của nhà nước pháp quyền như hiến pháp đề cao, mà vi phạm nhân quyền là vấn đề chính. Cụ thể nhất là Hiến pháp không phân biệt dân quyền và nhân quyền, hai phạm trù cần áp dụng riêng biệt. Hiến pháp công nhận nhân quyền như một ban phát của nhà nước, không nằm trong ý nghĩa cao cả cuả nhân quyền, một quyền tự nhiên nội tại, thành tựu văn minh của nhân loại và có giá trị phổ quát. Hiến pháp công nhận tổng quát giá trị nhân quyền, nhưng không tạo căn bản để tuân thủ, không có một cơ chế tranh tụng khi vi phạm, không công nhận tố quyền trực tiếp của nạn nhân để khởi động và không có cơ quan theo dõi các vi phạm để cảnh báo khi cần thiết. Khái niệm làm chủ tập thể làm thiệt haị cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước; đây là vi phạm nhân quyền nặng nề nhất.
Không ràng buộc luật pháp
Dù Hiến pháp quy định là mọi hoạt động của Đảng phải nằm trong khuổn khổ cuả Hiến pháp và luật pháp, nhưng không đem lại ràng buộc pháp luật trong thực tế, một điều kiện tạo hiệu lực cho luật hiến pháp. Vì không có luật pháp làm cơ sở nên Đảng có quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối nhưng không chịu trách nhiệm pháp luật: tất cả các Cương lĩnh và Nghị quyết của Đảng đứng ngoài và đứng trên luật pháp, mọị sinh hoạt nội bộ của Đảng không theo nguyên tắc dân chủ và mọi kỷ luật Đảng dựa trên đạo đức cách mạng và lương tâm tập thể. Hiển nhiên đây là sự vi phạm nguyên tắc ràng buộc và không cần lý giải thêm. Tạo ra một khuôn khổ pháp chế cho Đảng hoạt động và đề ra mối quan hệ giữa Đảng trong vai trò lãnh đạo và chức năng điều hành Nhà nước là một nhu cầu khách quan thời đại.
Không bình đẳng
Kant giới hạn nguyên tắc bình đẳng trong phạm vi áp dụng luật pháp và không đi sâu vào các lĩnh vực công bình cơ hội và thể chế như John Rawls hay công bình cụ thể như Amartya Sen phân tích. Vi phạm bình đẳng xảy ra trong trường hợp áp dụng hoặc không áp dụng luật kinh tế.
Trường hợp không áp dụng luật doanh nghiệp nhà nước đang bị phá sản mà không giải thể là thí dụ. Đây là một nghịch lý trong luật cạnh tranh, vì doanh nghiệp tiếp tục hoạt động thì chỉ duy trì khủng hoảng và kiềm hãm tăng trưởng. Chính sách này thuộc về Đảng quyền, một lĩnh vực nằm ngoài và trên sự tài phán của nhà nước pháp quyền. Hậu quả là người vi phạm pháp luật mà cả nước không dám minh danh để truy tố theo luật định, một thắng lợi cho Đảng quyền nhằm bảo vệ người vi phạm, tư bản thân tộc và các nhóm lợi ích.
Trường hợp áp dụng luật cho dành cho công nhân và nông dân thì lại làm bất công trầm trọng hơn. Nông dân là thành phần chủ yếu đóng góp và không được hưởng thành quả tương xứng. Trở ngại chính là đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân mà do nhà nước đại diện chủ sở hữu, một khái niệm ngược với tinh thần tôn trọng quyền tư hữu. Chính sách công nghiệp hoá, thành thị hoá và an ninh quốc phỏng không nhằm bảo vệ tư lợi của nông dân. Các luật lệ chống lạm phát và an ninh lương thực làm nông dân không bán được nông phẩm theo đúng giá cạnh tranh và các biện pháp thu mua chỉ phục vụ cho quyền lợi công ty nhà nước.
Việc thực tế nhất để đem lại công bình cho công nhân là tăng lương tối thiểu và cải thiện các biện pháp an sinh xã hội. Vì môi trường đầu tư đang bớt thu hút mà luật pháp dành nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư ngoại quốc và quyền lợi công nhân bị thua thiệt. Bất công sẽ kéo dài khi luật lao động không là một giải pháp thích hợp. Cả hai trường hợp trên là bằng chứng vi phạm nguyên tắc công bình theo lý tưởng của Kant.
Vì không tuân thủ các nguyên tắc tự do, công bình và ràng buộc theo chuẩn mực nên Hiến pháp không có giá trị về mặt pháp lý. Do đó, theo Kant cũng có nghĩa là không có Hiến pháp về mặt thực tế.

Nguyên nhân

Có nhiều lý giải về thực trạng vô luật pháp mà độc tôn Đảng quyền, vi phạm thẩm quyền lập hiến của toàn dân và thiếu kỹ năng lập pháp và lập quy của quốc hội là nguyên nhân chính.
Độc tôn Đảng quyền
Theo Kant, Hiến pháp thể hiện quyền quyết định của người dân về ý chí chung sống với chính quyền và có mục tiêu là phụng sự hoà bình. Thực tế cho thấy tất cả các Hiến pháp chỉ thể hiện ý muốn chính trị của Đảng, sao chép lại những đường lối đấu tranh cho từng giai đoạn lịch sử để dân chúng tuân thủ hơn là đề ra một khuôn mẩu quy phạm chung cho xã hội. Điển hình là việc phát động các cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ là kết quả của các Nghị quyết của Đảng và không có phúc quyết của người dân theo thủ tục hiến định. Người dân hoàn toàn không có cơ hội bày tỏ chính kiến trong các Tuyên ngôn Độc Lập, Hiệp định Genève và Paris như Hội nghị Diên Hồng, một trường hợp duy nhất trong lịch sử Việt.
Vi phạm thẩm quyền lập hiến.
Một mặt Hiến pháp xác định thẩm quyền lập hiến là chủ quyền của nhân dân và nhưng mặt khác lại đề cao vai trò tối thượng của Quốc hội, vì không phân định rõ phạm vi nên đây là một nghịch lý. Tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân và Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nhưng người dân không thể thực hiện quyền này trong thực tế, vì dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp và chỉ có Quốc hội mới quyền sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp đề cao chủ quyền cuả nhân dân, nhưng không minh thị thẩm quyền phúc quyết hiến pháp, một sự thiếu nhất quán trong quy định quyền lực của nhân dân. Hiến pháp mặc nhiên không phát huy đúng mức quyền làm chủ của nhân dân vì cho phép Quốc hội không thực hiện trưng cầu dân ý, một lổi hệ thống.
Thiếu kỹ năng lập pháp và lập quy
Sự hổn loạn của việc áp dụng luật pháp còn đến từ kỹ năng lập pháp và lập quy. Trên lý thuyết, nguyên tắc quyền lực nhà nước phải được thống nhất và do phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. Trong thực tế, mức vi phạm của các văn bản quy phạm luật pháp đến mức độ báo động vì các cơ quan ban hành không có kỹ năng và cơ quan kiễm tra cũng không thể hoàn thành chức năng. Nguyên tắc phân công nội bộ của Đảng là quan trọng nhất phải tuân thủ nên kiểm soát thẩm quyền lập hiến, lập pháp và lập quy không được đặt ra đúng mức. Nhiều Nghị Định quy định các quyền tự do hiến định của người dân mà không dựa vào Hiến pháp, chỉ căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ để ban hành, một vi phạm trầm trọng về luật thủ tục. Việt Nam chưa có Toà Bảo Hiến để xét vấn đề vi hiến hay vi luật của các quyết định hành chính trong khi Toà án Hành chính hay Toà án Nhân dân lại không có thẩm quyền. Quyền giải thích luật pháp thuộc về Uỷ ban Thường Vụ Quốc hội, một cơ chế kiểm tra nhưng không bảo đảm tính thống nhất cuả hệ thống luật pháp và một số Đại Biểu phải dồn sức trao dồi kỹ năng viết, đọc và chất vấn.
Kant giải thích khi hình thái cai trị dựa trên lịch sử và chuyên chính chính trị không phải là cai trị bằng pháp luật. Tại Việt Nam mối quan hệ trực tiếp giữa cương lĩnh chính trị và soạn thảo hiến pháp là thí dụ. Hiến pháp không do dân phúc quyết nên không thể hiện thẩm quyền lập hiến và chính quyền cuỡng chế luật hiến pháp không thể hiện tinh thần trọng pháp.
Tóm lại, do những nguyên nhân này mà tìm giải pháp cho việc sửa đổi Hiến pháp là vấn đề, nhưng cụ thể nhất là phân biệt mục tiêu chính trị và trách nhiệm luật pháp của Đảng, trả lại thẩm quyền tối thượng lập hiến cho toàn dân, nâng cao kỹ năng lập pháp của quốc hội và thực thi tinh thần trọng pháp của chính quyền.

Giải pháp

Các giải pháp hiện nay
Giải pháp thứ nhất cho là tu chỉnh Hiến pháp phải phù hợp với nhu cầu tự hoàn thiện của cơ chế. Do đó, cần duy trì Đảng quyền để cho mọi sinh hoạt chính tri sẽ tuần tự chuyển hoá trong an hoà và việc thay đổi triệt để bằng cách soạn thảo Hiến pháp mới là không cần thiết. Điều kiện cần có là nâng cao ý thức về trọng pháp qua giáo dục và khái niệm về NNPQXHCH cần được triển khai sâu rộng hơn. Những người tin rằng Đảng sẽ đem lại giải pháp cho vấn đề Hiến pháp nên họ ủng hộ và góp ý trong khuôn khổ mà Đảng đề xuất. Thành tựu tiệm tiến là một triển vọng khả thi.
Giải pháp thứ hai chủ trương đột phá hơn. Tu chỉnh không thể cải thiện các lổi hệ thống vì không có tác dụng triệt để và lâu dài mà du nhập những mô hình ngoại lai để thay thế là giải pháp. Nguyên tắc tam quyền phân lập, xác định vai trò Đảng quyền trong hệ thống chinh trị đa nguyên và đa đảng và phát huy tinh thần thượng tôn luật pháp là những biện pháp cụ thể. Các nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước và hải ngoại cổ vũ cho giải pháp này. Họ tin rằng Đảng là vấn đề mà mô hình Hiến pháp các nước phương Tây là giải pháp, nhưng họ không đủ khả năng huy động sự đồng thuận của Đảng để cùng thực hiện giải pháp này.
Dù tiệm tiến hay đột phá, tu chỉnh hay soạn mới, cả hai giải pháp đều tùy thuộc vào thiện chí của ba tác nhân chủ yếu là chính quyền, dân chúng và học giới, mà hiện nay thì không ai tạo được niềm tin cho triển vọng cải cách: thực tâm sửa đổi của Đảng, tích cực tham gia của toàn dân và đóng góp hiệu năng của luật giới là vấn đề.
Khi dân góp ý để sửa đổi Hiến pháp trong khuôn khổ của Đảng, thì những ý kiến táo bạo trong vấn đề Đảng quyền lại không được Đảng phản biện lập luận dựa trên khái niệm pháp luật mà xử lý dựa theo quyền lực chuyên chính và suy thoái đạo đức. Lập luận này không thuyết phục khi tranh luận về luật pháp, vì hai phạm trù này khác nhau cần phân biệt. Khi dân thỉnh nguyện ngoài hệ thống, thiểu số này thể hiện tinh thần can đảm đáng khâm phục, nhưng lại bị phê bình là không phản ánh thực thi dân quyền là phải đòi lại quyền mình đã bị tướt đoạt và không thể xác minh được thẩm quyền đại diện, vì không có thống kê chính xác. Chứng minh khoa học về nhu cầu thay đối Hiến pháp là nhiệm vụ của học giới, nhưng lại là vấn đề nhạy cảm chính trị và họ không được phép tiến hành. Dù thành tâm đóng góp của học giới là có thực, nhưng hiệu năng bị nghi ngờ. Vì Đảng không đào tạo được những nhà luật học tầm vóc quốc gia và quốc tế, nên thoả mãn nhu cầu này hiện nay là điều mơ ước.
Giải pháp của Kant
Lý thuyết của Kant có đem lại giải pháp nào không? Kant không có lập luận ủng hộ cho độc quyền Đảng trị và nghiêm khắc khi cho là Hiến pháp phải theo thể chế cộng hoà, không thể khác hơn. Hiến pháp không có giá trị khi có Đảng đứng trên Hiến pháp. Khi Hiến pháp không có giá trị pháp lý thì cũng đồng nghĩa là không có Hiến pháp trong thực tế. Suy luận theo quan điểm chặt chẻ này thì Việt Nam trong suốt thời chiến cũng như bình đã không có Hiến pháp mà chỉ có Đảng quyền cai trị. Việc sửa đổi Hiến pháp trong khuôn khổ Đảng soi sáng là tiếp tục duy trì tình trạng vô luật pháp. Do đó, một Hiến pháp mới theo thể chế cộng hoà cho Việt Nam sẽ phù hợp với suy luận của Kant.
Triển vọng này sẽ không mở ra vì Đảng sẽ chống đối. Một là, hoàn cảnh của Việt Nam với thí dụ về truyền thống đấu tranh Cách mạng, liên tục của lịch sử và thành tích Đổi Mới. Hai là, Hiến pháp với mô hình theo các nước phương Tây sẽ không bảo đảm được sự vận hành. Đề cao giá trị văn hoá Á Đông trong sinh hoạt chính trị là một đề tài gây nhiều tranh luận và không đem lại một giải pháp, nhưng lập luận chính cho rằng trình độ dân trí là không phù hợp. Đảng sẽ không mở lối cho lý thuyết của Kant làm thành một lộ trình khả thi như một triển vọng khởi đầu.

Chúng ta đang ở đâu?

Suốt một quá trình dài, chúng ta chưa có luật Hiến pháp đúng nghĩa; người dân không còn được lên tiếng để quyết định vận mệnh đất nước. Hiện nay chúng ta đang muốn thoát khỏi tình trạng tự do vô luật lệ và tự đặt mình trong khuôn khổ của luật Hiến pháp để giải quyết các vấn đề chung sống. Chúng ta hoàn toàn không có một khế ước nguyên thủy theo ý nghĩa cao đẹp nhất của một contrarius originarius trong lý thuyết luật học, một vấn đề nền tảng cho Hiến pháp. Khi khế ước nguyên thuỷ là một vấn đề ưu tiên, thì các nguyên tắc hiến định trở thành vấn đề kỷ thuật có thể sẽ được giải quyết sau.
Hiện nay, khái niệm NNPQXHCH chưa đủ sức thuyết phục, khái niệm về chuyên chính vô sản đã hết hào quang; khái niệm thế lực phản động cũng không phù hợp trào lưu dân chủ hoá; những khái niệm về đối lập, quyền tư hữu và tự do báo chí cũng không được chấp nhận. Tất cả các khó khăn về khái niệm sẽ được làm lại trên một căn bản mới khi một khế ước nguyên thủy hình thành. Đó là điểm mà ý dân và ý Đảng còn có thể gặp nhau trong một giới hạn nhất định. Khi học giới biết được căn bản này thì họ sẽ đóng góp hữu hiệu hơn để giải quyết vần đề khái niệm hiến định.
Ý Đảng? Chuyện dể hiểu vì đã thể hiện rõ. Không một Đảng cầm quyền nào, kể cả tại các nước dân chủ, lại muốn tự bỏ điạ vị cai trị. Ở Việt Nam có khác hơn, vì theo quan điểm lịch sử mà Đảng muốn cầm quyền toàn diện triệt để và muôn đời, trong khi Kant cho là một chế độ chính trị chỉ đem lại một giải pháp tạm thời cho các vấn đề xã hội. Khi uy lực của luật pháp loan toả trong xã hội và ý thức trọng pháp của dân chúng lên cao, đó là cơ sở để làm ổn định cho việc phát triển chính trị dân chủ.
Ý dân? Không ai có khả năng tri thức để trả lời câu hỏi này thoả đáng. Đảng tự hào thu phục nhân tâm khi dựa vào thành tích đấu tranh giải phóng và Đổi Mới, nhưng hiện nay Đảng không chứng minh được về niềm tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp thăm dò dư luận như các nước phương Tây. Người bất đồng chính kiến thấy mình là thiểu số; bi quan này thiếu cơ sở, khi ý thức về bất công xã hội càng ngày càng nhiều, mà chính họ không thể xác định được mức độ. Đã đến lúc ý kiến của toàn dân trước vấn đề hệ trọng của đất nước cần được tìm hiểu, luận chứng và trình bày công khai với các phương pháp khoa học khả tín; một chuyện dễ làm, xảy ra hàng tuần và hằng tháng tại các nước phương Tây, nhưng chưa hề có tại Việt Nam. Tuân theo sự chỉ đạo của Đảng nên đã có một số góp ý sửa đổi Hiến pháp trong sự dè dặt thường lệ, trong khi đó đã có một số khác đang kiến nghị ngoài sự chỉ đạo của Đảng với tất cả thiện chí. Cả hai đóng góp này rất đáng được trân trọng và gây tiếng vang. Hiển nhiên cả hai luồng ý kiến này cũng không phải là của tất cả 90 triệu dân Việt, vì nếu có là đa số thì cũng cần được kiểm chứng khách quan. Nhưng cả hai loại góp ý này tiếp tục chấp nhận duy trì nguyên trạng vô luật pháp và không là khởi điểm cho tiến trình cải cách.

Chúng ta phải làm gì?

Nếu chúng ta đồng ý với Kant và nghiêm khắc với chính mình thì chúng ta phải nhận ra rằng đã đến lúc đất nước cần có một khế uớc nguyên thủy làm nền tảng cho sự chung sống, một nguyên ủy cho mọi chuyển động tương lai của xã hội. Triển vọng duy nhất mở ra cho Việt Nam hôm nay phải là một cuộc trưng cầu dân ý theo phương cách khách quan để xác định lòng dân. Chúng ta muốn đặt mình trong khuôn khổ mới của luật pháp, một tiền đề cho mô hình tương lai của Hiến pháp, kết quả này phải tùy thuộc vào trưng cầu dân ý. Ở đây không có thể bàn sâu chi tiết về mô hình cụ thể mà chỉ đề cập về điều kiện khả thi cần có, đó là thiện chí của Đảng và hợp tác của dân chúng.
Thiện chí của Đảng được suy đoán nhiều, nhưng không ai có thể biết chính xác các tác động đang chuyển biến. Vũ khí của Đảng hôm nay không còn là bạo lực mà là lập luận của lý trí dựa trên khái niệm pháp luật để thuyết phục, một hình thức tự khai sáng và vận dụng mà Kant đề cao. Đảng phải tự diễn biến hoà bình trong bối cảnh mới, tạo thu hút hơn bằng cách chấp nhận dân chủ là một trò chơi mới và đồng ý với kết quả luật chơi khi tham dự. Đảng cần lập luận và thuyết phục dân chúng trên cơ sở hợp tác và đối thoại. Người đầy tớ của nhân dân, đại biểu trung thành của giai cấp, thành tích trong chiến tranh và Đổi Mới không là khái niệm pháp luật đem đến sự đồng thuận về hình thức cai trị như Kant đòi hỏi, nên không tạo ra chính danh cho một nhà nước pháp quyền. Quan trọng hơn, khả năng trong quá khứ không bảo chứng cho Đảng có thể lãnh đạo hữu hiệu hơn cho tương lai của đất nước. Đảng và dân chúng, ai là vấn đề và ai là giải pháp, rồi ai sẽ thắng ai trong các lập luận này, không ai biết được, nhưng như Kant đề xuất, lý trí là mệnh lệnh để cả hai cùng tuân thủ. Nếu dân chúng là vấn đề mà Đảng đem lại giải pháp, thì Đảng sẽ làm cho chính danh thêm ngời sáng. Nhưng thiện chí của Đảng đang bị nghi ngờ vì góp ý là một trò chơi nguy hiểm cho người tham dự, lý do dể hiểu là Đảng không áp dụng tiêu chuẩn khách quan để phân biệt giữa thiện chí đóng góp và ác ý nói xấu chế độ. Tiếp tục sử dụng bạo lực để trấn áp người bất đồng chính kiến thì Đảng sẽ làm tình hình tệ hại hơn mà Liên Xô, Đông Âu và khối Á Rập là bài học.
Hợp tác của dân chúng đòi hỏi có ý thức về giá trị sử dụng thẩm quyền lập hiến. Dân chúng phải kể đến đầu tiên ở đây là cộng đồng do mạng lưới thông tin hiện đại nối kết, tuy là thiểu số trong thế giới ảo nhưng họ là tác nhân quan trọng làm gia tăng kiến thức và tạo nên một hệ thống thông tin trung thực và nhanh chóng hơn cho xã hội đang bị bưng bit sự thật mà đa số thầm lặng và mất niềm tin đang cần đến. Đa số thờ ơ có lý do chính đáng: cơm áo là thực tế quan trọng nhất; quyền lực, thân tộc và tiền là phương tiện tốt nhất để giải quyết tranh chấp; nếu tin tức và luật pháp không cần thiết thì việc sử dụng thẩm quyền lập hiến không thể đặt ra. Cảm nhận giá trị này đến từ một nền hệ thống thông tin tự do và giáo dục trọng pháp; nó sẽ mang lại kiến thức và trở thành ý thức. Ý thức giúp nâng cao khả năng phán đoán về thẩm quyền lập hiến. Giáo dục ngày càng lạc lối và tác động tích cực thông tin cho mọi sự chuyển hoá xã hội khó kiểm chứng; tình huống này không cho phép lạc quan về triển vọng hợp tác của dân chúng.
Ngược lại, một thực tế khác đang xảy ra khắp mọi nơi trên đất nước: các cuộc biểu tình của dân oan đòi công lý, bảo vệ lãnh thổ, đòi làm sáng tỏ những cái chết do bạo lực công quyền trở thành bức thiết hơn bao giờ hết. Như vậy, ý thức về luật pháp đến từ bức xúc trước các bất công trước mắt này. Đó là những tín hiệu khởi đầu cho một sự bất ổn thường trực mà bạo lực chính quyền làm cho động loạn trầm trọng hơn. Phản ứng trước bất công là cần nhưng chưa đủ để chuyển biến thành ý thức của toàn xã hội về vai trò luật hiến pháp và thẩm quyền lập hiến. Ước vọng của đa số thầm lặng về một cuộc Đối Mới khác toàn diện và triệt để hơn đang dâng cao, nhưng cũng khó xác định chiều hướng và tốc độ. Huy động toàn dân tham gia vào cuộc trưng cầu dân ý càng khó khăn hơn vì cần quá nhiều yếu tố khác. Những chuyển biến gần đây cho thấy ý thức về vai trò luật Hiến pháp thay đổi nhiều so với trước đây, mà kết quả góp ý và thỉnh nguyện là thí dụ. Dĩ nhiên, khi dân chúng ý thức rằng Đảng là vấn đề mà dân chúng là giải pháp thì trưng cầu dân ý là một cơ hội lịch sử để toàn dân tham gia đem lại giải pháp này. Trong chiều hướng này, chúng ta được phép hy vọng là mức độ tham gia sẽ cao hơn bao giờ hết.

Kết luận

Lý thuyết của Kant đề cao ba nguyên tắc tự do, ràng buộc pháp luật và bình đẳng của Hiến pháp cộng hoà. Đây là một kết ước giữa người dân vả chính quyền để theo đuổi một lý tưởng là chung sống trong an hoà. Sư đồng thuận về hình thức cai trị phải dựa trên các khái niệm pháp luật, một cơ sở lập luận cần có của người dân và chính quyền và cả hai cùng tuân thủ. Lịch sử Việt Nam cận đại cho thấy dân Việt chưa bao giờ hành sử thẩm quyền lập hiến. Để bước vào thời kỳ mới cho đất nước thì một cuộc trưng cầu dân ý tìm sự đống thuận theo ý nghĩa khế uớc nguyên thủy cần được lập ra.
Đề xuất trưng cầu dân ý không hoàn toàn mới lạ, mà thực ra đã có nhiều kêu gọi tương tự trước đây của các nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước và hải ngoại. Họ chứng minh là Đảng tước đoạt quyền dân tộc tự quyết và kêu gọi Đảng thức tỉnh về lý trí và đạo đức. Ở đây đề xuất dựạ vào lý thuyết luật Hiến pháp của Kant, đó là sự khác biệt, nhưng dể bị phê phán là hoang tưởng; một là lý thuyết của Kant hình thành trong một điều kiện lịch sử và xã hội khác biệt, hai là Đảng muốn tiếp tục nằm quyền mà không cần lý thuyết của Kant và không muốn có điều kiện của dân. Nhưng nếu chúng ta chấp nhận học thuyết của Kant có giá trị phổ quát thì đề xuất này thực tế hơn bao giờ hết. Kant để lại cho chúng ta một phương cách hành động với tính thời sự và cẩm nang. Nhận chân các giá trị này và nổ lực đòi lại thẩm quyền đã mất để thực thi là vấn đề chọn lưạ hành động của toàn dân.
Dù nâng cao tầm quan trọng của giải pháp trưng cần dân ý, tiểu luận này còn nhiều thiếu sót, vì không đưa ra các mô hình cụ thể để thực thi, không bàn đến mối quan hệ giữa trưng cầu dân ý và mô hình hiến pháp và không đi vào chi tiết của các góp ý và thỉnh nguyện để so sánh. Đóng góp này chỉ là ý tưởng khiêm tốn ban đầu để thảo luận mà dĩ nhiên lý thuyết của Kant không là tất cả cho thực tế Việt Nam.