THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

25 April 2013

Quốc gia nghèo và cuộc thi Master Chef!



Nguyên Anh (Danlambao) - Truyền hình Việt Nam thường đa phần là bắt chước các chương trình của nước ngoài, nếu Mỹ có American Idol thì không bao lâu sau Việt Nam cũng có. Và chương trình Master Chef cũng không ngoại lệ! Kể từ khi Christine Ha một phụ nữ khiếm thị gốc Việt đăng quang danh hiệu vua đầu bếp Mỹ thì tại Việt Nam các cuộc thi nấu ăn trên truyền hình ra đời.
Việt Nam là một quốc gia tự hào có nền văn hóa ẩm thực lâu đời, điều đó là hiển nhiên không ai chối cãi cho nên Christine Ha đã thuyết phục được BGK khó tính trên chương trình của FOX TV. Nhưng cái đáng nói ở đây là khâu tổ chức cũng như điều hành các cuộc thi của họ và Việt Nam.
Trước tiên khi xem chương trình thi nấu ăn tại VN người xem có cảm tưởng giống một sự bắt chước hơn là một cuộc thi nghiêm túc! BGK không biết dựa theo tiêu chí nào mà phán món này thế này món kia thế nọ làm khán giả nhiều phen lên ruột.
VN không phải không có bộ môn học làm bếp, các giáo viên là người nổi tiếng lâu năm cũng nhiều, ấy thế mà lại để cho mấy vị không biết học hàm học vị gì chấm thi nấu ăn thì chắc các vị này chấm theo cảm tính, điều mâu thuẫn bắt đầu xảy ra, vị thì thích không nếm cho nó chảnh giống BGK Mỹ, còn vị thì chê, còn vị thứ ba thì gió chiều nào ta theo chiều đó cho nó lành, rủi mà trái ý ban tổ chức thì nó... đuổi coi như là... mất job!
Bây giờ hãy nhìn về cuộc thi Master Chef và thi nấu ăn VN.
Master chef diễn ra tại Hoa Kỳ một quốc gia giàu và phát triển, họ có đủ cơ sở vật chất, nguyên phụ liệu để làm điều đó thậm chí trong phim trường nhiều máy quay ở nhiều góc độ khác nhau làm cho người xem hồi hộp theo từng cung đoạn.
Về thành phần BGK cuộc thi gồm có ba người đều là những người nổi tiếng:  Graham Elliot, Jow Bastianich, Gordon Ramsay.
Graham Elliot sinh năm 1977 đầu bếp của khách sạn 4 sao trẻ nhất nước Mỹ.
Joe Bastianich sinh năm 1968, là chủ của 20 nhà hàng Italia ngon nhất nước Mỹ, chủ nhân của 12 ngôi sao chứng nhận chất lượng.
Gordon Ramsay là người Scotland, một “siêu đầu bếp” đích thực, sở hữu 28 nhà hàng trên khắp thế giới. Ông đã được Nữ hoàng Anh phong tước hiệp sỹ và được coi là “niềm tự hào của Scotland”. Chỉ nội nghe đến tước hiệu hiệp sỹ do nữ hoàng Anh trao tặng thì cũng hiểu họ nặng ký thế nào và dĩ nhiên tiếng nói của họ có trọng lượng và điều quan trọng nhất họ là chủ nhân của nhiều nhà hàng hoặc làm việc trong đó, tiếp xúc đủ loại món ăn hàng ngày cho nên phải gọi cho đúng họ là chuyên gia ẩm thực quốc tế. Và họ đã bị thuyết phục trước cách nên nếm theo phong cách VN của Christine Ha.
Còn cuộc thi tại VN BGK chỉ là tay mơ làm cho người tham dự và người xem chán ngắt, vì họ không đủ tư cách để khẳng định hay phủ nhận vì không có tiêu chí nào để đo!
Cooking - nấu ăn là một bộ môn học quan trọng tại nước ngoài người theo ngành này thường phải học ít nhất 2 năm tại Úc hoặc Mỹ với học phí trên 40 ngàn đô la và nó cũng là một ngành nghề đem lại vinh quang cho chủ nhân như Gordon Ramsay với tước hiệu hiệp sỹ nói trên, còn những người thi tại VN đa phần học tự phát, tự làm họ không được học không thể hiểu món này hợp với hương vị gì như tại cuộc thi nấu ăn Master chef. 
Thậm chí họ còn không biết làm một miếng thịt bò beefsteak chín tới, chín vừa và tái thì làm sao mà thi?
Nhìn cái cách BGK Việt Nam bắt chước từ điệu bộ, cách gây sock khán giả xem truyền hình không khỏi buồn cười và xót xa vì một quốc gia nghèo gần cuối bảng của thế giới đua đòi theo cái cách trưởng giả học làm sang! 
Trong bối cảnh kinh tế ảm đạm, doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, người dân đói nghèo đầy đường, thậm chí ở vùng cao còn cảnh các trẻ em đến trường phải ăn dế mèn, cào cào, châu chấu thì chương trình Master Chef VN giống như là một cái tát vào mặt người dân! 
Mời quý vị ban tổ chức, GĐ Đài Truyền hình, BGK và những người tham gia chương trình master chef Việt Nam thưởng lãm và có cảm thấy hổ thẹn với lòng hay là không khi mình là hạt nhân trong chương trình? 
Các em đi học đều mang theo cặp lồng cơm để ăn trưa tại trường 


Trong tất cả những cặp lồng cơm, đây có lẽ là cặp lồng cơm ngon nhất. 

Em mơ gì ở Master Chef...?

'Rửa' vàng bằng cơ chế

Bài báo đã bị xóa trên Thanh Niên Online: 'Rửa' vàng bằng cơ chế
Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: "Rửa" vàng bằng cơ chế ?

Những bí mật của thị trường vàng Việt Nam đã được "kể" ra từ những con số thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới.

Lượng vàng VN nhập khẩu 

Hàng tỉ USD nhập vàng lậu ?

Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD. Trong đó, giá trị vàng nữ trang nhập đã lên đến con số gần 1,3 tỉ USD. 

Cụ thể, lượng vàng nữ trang VN nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD. Sang năm 2012, ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn. Quý 1 nhập 5 tấn, trị giá 269 triệu USD, quý 2 nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu USD, quý 3 nhập 2,5 tấn trị giá 130 triệu USD và quý 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu USD. 

Tổng cộng, năm 2012 VN đã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu USD. Chỉ tính riêng vàng nữ trang, trong 2 năm qua VN đã bỏ ra gần 1,3 tỉ USD để nhập khẩu. 

Đáng nói, cho đến nay NHNN chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn. 

Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào VN còn lớn hơn nhiều. 

Cụ thể, trong năm 2011 vàng thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỉ USD. 

Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỉ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, NHNN cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này. 

Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. 

Thứ nhất là NHNN cho phép các NHTM mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu.

Những con số trên nói lên rằng, vàng lậu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn vào VN. Đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá trong suốt thời gian qua.

Điều này hợp lý và lý giải vì sao cầu ngoại tệ “chính thống” của nền kinh tế mấy năm nay không tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh nhưng "sóng tỷ giá" vẫn thỉnh thoảng lại nổi lên. 

Ngay tại thời điểm này, khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục, trên 6 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá ngoài thị trường tự do lại bị hun nóng một cách đáng ngờ. 

Hợp pháp hóa vàng lậu ?

 - Thị trường vàng như thùng không đáy
Phiên đấu thầu sáng ngày 23.4, 26.000 lượng vàng mà NHNN đem ra đấu thầu đã được 8 đơn vị mua hết. 

Đây là phiên đầu tiên lượng vàng đưa ra được các đơn vị mua hết. Giá trúng thầu thấp nhất 42,04 triệu đồng/lượng, cao nhất 42,12 triệu đồng/lượng, cao hơn giá sàn mà NHNN đưa ra 41,97 triệu đồng/lượng. 

Như vậy, qua 10 phiên đấu thầu, NHNN đã đưa ra thị trường 11 tấn vàng nhưng giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao hơn giá thế giới khoảng 6 triệu đồng/lượng.


Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN. 

Bởi như phân tích trên, ngoài "chui" vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC. 

NHNN đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại. Và cũng trùng hợp NHNN "bỗng dưng" (nói bỗng dưng là bởi trước đó, NHNN công bố có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong dân và lên phương án huy động. Với lượng vàng trong dân nhiều như vậy, không có lý do gì để nhập vàng) cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC. 

Sự “trùng hợp” này rất dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là "rửa vàng" kiếm lợi khủng. Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD. 

Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Số vàng lậu nhập vào VN trong 2 năm qua, như thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, là 25,5 tấn (chỉ tính riêng vàng nữ trang). Đợt “tạm xuất, tái nhập” vừa rồi được 11 tấn vàng và đã được NHNN bán hết sau phiên đấu thầu ngày hôm qua. 


Như vậy, còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang "ẩn" trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa. 

Câu hỏi đặt ra là, liệu có xảy ra thêm một cuộc tạm xuất - tái nhập để chuyển thể về vàng miếng SJC một cách chính danh nữa hay không?

Câu trả lời vẫn phải chờ, nhưng những biểu hiện của thị trường vàng hiện nay đang cho thấy điều đó hoàn toàn có thể tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới (lý do lớn nhất để phải bình ổn) đang ở mức kỷ lục, khoảng 6 triệu đồng/lượng, lượng vàng NHNN nhập khẩu trước đó đã bán hết sau 11 phiên đấu thầu... Khả năng tạo những cơn khan hiếm giả gây áp lực xuất - nhập để hợp pháp hóa vàng lậu là rất lớn.

Giá vàng VN trong quá khứ có cao có thấp hơn giá thế giới, nhưng mấy năm trở lại đây luôn cao hơn vàng thế giới rất nhiều. Trong quá khứ, VN có xuất khẩu vàng, nhưng mấy năm gần đây vàng xuất hầu như không có mà vàng nhập thì rất lớn. Đặc biệt, là nhập lậu. Đây là kết quả từ chính sách quản lý thị trường vàng yếu kém, tạo cơ hội cho các đơn vị, giới đầu nậu, giới đầu cơ... thao túng, trục lợi từ ngay trên cơ chế. 

Vàng là thủ phạm làm tăng giá USD

Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cũng khẳng định, diễn biến kinh tế vĩ mô chưa cho thấy áp lực căng thẳng quá lớn về đồng USD. Nhưng vừa qua, sự nóng lên của đồng ngoại tệ này chính do các đầu nậu tranh thủ nhập vàng đế “kiếm lời”. 

Ở các địa bàn như TP.HCM, Hà Nội nhu cầu tiêu thụ vàng bao giờ cũng rất lớn, với mức chênh lệch giá như vừa qua, dễ hiểu giới buôn lậu vàng chắc chắn đã vào cuộc. 

Một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính cũng nhận định, trong tình hình khó khăn hiện nay, cầu USD cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự chưa cao, trong khi đó nhập siêu quý 1 không quá lớn để gây áp lực lên cán cân thương mại, thì có thể thấy nhiều khả năng vàng chính là thủ phạm khiến USD đã tăng giá so với VND.

http://vozforums.com/showthread.php?t=3281818
Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: "Rửa" vàng bằng cơ chế ?
Những bí mật của thị trường vàng Việt Nam đã được "kể" ra từ những con số thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới.

Lượng vàng VN nhập khẩu

Hàng tỉ USD nhập vàng lậu ?

Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD. Trong đó, giá trị vàng nữ trang nhập đã lên đến con số gần 1,3 tỉ USD.

Cụ thể, lượng vàng nữ trang VN nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD. Sang năm 2012, ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn. Quý 1 nhập 5 tấn, trị giá 269 triệu USD, quý 2 nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu USD, quý 3 nhập 2,5 tấn trị giá 130 triệu USD và quý 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu USD.

Tổng cộng, năm 2012 VN đã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu USD. Chỉ tính riêng vàng nữ trang, trong 2 năm qua VN đã bỏ ra gần 1,3 tỉ USD để nhập khẩu.

Đáng nói, cho đến nay NHNN chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn.

Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào VN còn lớn hơn nhiều.

Cụ thể, trong năm 2011 vàng thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỉ USD.

Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỉ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, NHNN cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này.

Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường.

Thứ nhất là NHNN cho phép các NHTM mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu.

Những con số trên nói lên rằng, vàng lậu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn vào VN. Đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá trong suốt thời gian qua.

Điều này hợp lý và lý giải vì sao cầu ngoại tệ “chính thống” của nền kinh tế mấy năm nay không tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh nhưng "sóng tỷ giá" vẫn thỉnh thoảng lại nổi lên.

Ngay tại thời điểm này, khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục, trên 6 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá ngoài thị trường tự do lại bị hun nóng một cách đáng ngờ.

Hợp pháp hóa vàng lậu ?

- Thị trường vàng như thùng không đáy
Phiên đấu thầu sáng ngày 23.4, 26.000 lượng vàng mà NHNN đem ra đấu thầu đã được 8 đơn vị mua hết.

Đây là phiên đầu tiên lượng vàng đưa ra được các đơn vị mua hết. Giá trúng thầu thấp nhất 42,04 triệu đồng/lượng, cao nhất 42,12 triệu đồng/lượng, cao hơn giá sàn mà NHNN đưa ra 41,97 triệu đồng/lượng.

Như vậy, qua 10 phiên đấu thầu, NHNN đã đưa ra thị trường 11 tấn vàng nhưng giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao hơn giá thế giới khoảng 6 triệu đồng/lượng.


Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN.

Bởi như phân tích trên, ngoài "chui" vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC.

NHNN đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại. Và cũng trùng hợp NHNN "bỗng dưng" (nói bỗng dưng là bởi trước đó, NHNN công bố có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong dân và lên phương án huy động. Với lượng vàng trong dân nhiều như vậy, không có lý do gì để nhập vàng) cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC.

Sự “trùng hợp” này rất dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là "rửa vàng" kiếm lợi khủng. Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.

Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Số vàng lậu nhập vào VN trong 2 năm qua, như thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, là 25,5 tấn (chỉ tính riêng vàng nữ trang). Đợt “tạm xuất, tái nhập” vừa rồi được 11 tấn vàng và đã được NHNN bán hết sau phiên đấu thầu ngày hôm qua.


Như vậy, còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang "ẩn" trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa.

Câu hỏi đặt ra là, liệu có xảy ra thêm một cuộc tạm xuất - tái nhập để chuyển thể về vàng miếng SJC một cách chính danh nữa hay không?

Câu trả lời vẫn phải chờ, nhưng những biểu hiện của thị trường vàng hiện nay đang cho thấy điều đó hoàn toàn có thể tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới (lý do lớn nhất để phải bình ổn) đang ở mức kỷ lục, khoảng 6 triệu đồng/lượng, lượng vàng NHNN nhập khẩu trước đó đã bán hết sau 11 phiên đấu thầu... Khả năng tạo những cơn khan hiếm giả gây áp lực xuất - nhập để hợp pháp hóa vàng lậu là rất lớn.

Giá vàng VN trong quá khứ có cao có thấp hơn giá thế giới, nhưng mấy năm trở lại đây luôn cao hơn vàng thế giới rất nhiều. Trong quá khứ, VN có xuất khẩu vàng, nhưng mấy năm gần đây vàng xuất hầu như không có mà vàng nhập thì rất lớn. Đặc biệt, là nhập lậu. Đây là kết quả từ chính sách quản lý thị trường vàng yếu kém, tạo cơ hội cho các đơn vị, giới đầu nậu, giới đầu cơ... thao túng, trục lợi từ ngay trên cơ chế.

Vàng là thủ phạm làm tăng giá USD

Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cũng khẳng định, diễn biến kinh tế vĩ mô chưa cho thấy áp lực căng thẳng quá lớn về đồng USD. Nhưng vừa qua, sự nóng lên của đồng ngoại tệ này chính do các đầu nậu tranh thủ nhập vàng đế “kiếm lời”.

Ở các địa bàn như TP.HCM, Hà Nội nhu cầu tiêu thụ vàng bao giờ cũng rất lớn, với mức chênh lệch giá như vừa qua, dễ hiểu giới buôn lậu vàng chắc chắn đã vào cuộc.

Một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính cũng nhận định, trong tình hình khó khăn hiện nay, cầu USD cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự chưa cao, trong khi đó nhập siêu quý 1 không quá lớn để gây áp lực lên cán cân thương mại, thì có thể thấy nhiều khả năng vàng chính là thủ phạm khiến USD đã tăng giá so với VND.

http://vozforums.com/showthread.php?t=3281818

Anh hùng tử - Khí hùng bất tử



Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) -“Tôi chiến đấu cho tự do của toàn dân. Tôi có công mà không có tội. Các Anh không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phán đoán các anh hay tôi ai là giặc. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Không cần phải bịt mắt. Đả đảo cộng sản - Việt Nam Cộng Hòa muôn năm”… Lời nói cuối cùng của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn trước khi Vị Quốc Vong Thân” (Wikipedia).

Ngày 14/8/1975 – Tại sân vận động Cần Thơ - CSVN xử bắn Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn (Nguyên Tỉnh Trưởng, Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện) vì tội: “chỉ huy binh sĩ kháng cự, không đầu hàng”

Phong tiêu tiêu, hề, Dịch thủy hàn 
Tráng sĩ nhất khứ, hề, bất phục hoàn
“Gió hiu hắt, chừ, lạnh dòng Dịch thủy
Tráng sĩ đi, chừ, không hẹn ngày về”
(Cao Tiệm Ly tiễn Kinh Kha qua sông Dịch)

“Anh hùng tử - Khí hùng bất tử”


Như Kinh Kha ngày xưa qua sông Dịch
Cao Tiệm Ly đẫm lệ tiễn con đò
“Phụng Cầu Hoàng” tiêu trúc dệt vần thơ
Gió thổn thức, ngập ngừng dòng Dịch thủy

Thì Việt Nam cũng có người “Tráng Sĩ ”
Giữa rừng gươm, khinh bạc khúc biệt ly
“Muốn giết ta? Thì cứ giết ta đi …
Đừng bịt mắt, vì Ta… không cần thiết …”

Mãnh hổ - nan địch “quân Hồ” ! Ta biết !
Ngẩng cao đầu, đền nợ nước, non sông !
Da ngựa bọc thây – nhẹ tựa lông hồng
Ta nương bóng Tiền Nhân Trần Bình Trọng.

Nổ súng đi – cho ta thành: Khát vọng
Bốn ngàn năm, bất khuất giống Rồng Tiên
Cô phụ ơi! Hãy hứng máu trong tim…
ta, hòa với dòng Cửu Long quê mẹ.

Thành phù sa để ươm mầm thế hệ…
biết đục, trong - liêm sĩ – biết “đồng bào”
Biết vong nô, là nỗi nhục thương đau
Biển Đông sẽ, không bao giờ rửa sạch

Như Kinh Kha, hồn về trên sông Dịch
Cửu Long Giang cũng ấp ủ hình hài
Hồ Ngọc Cẩn – Ngàn thu, gương lẫm liệt
Uất hận chưa tan, mang xuống tuyền đài.

‘Bất mãn chưa từng thấy’?



Tình hình kinh tế chính trị Việt Nam đang xấu đi rất nhiều

BBC - Nhật báo New York Times hôm thứ Tư ngày 24/4 vừa đăng một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay.

Dưới tiêu đề ‘Những lúc khó khăn cũng là lúc bất đồng và trấn áp công khai nở rộ ở Việt Nam’, nhà báo Thomas Fuller của New York Times đã đưa ra quan sát này trong một lần đi tìm hiểu thực tế mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh.

Nhân vật chủ đạo trong bài báo là giáo sư Nguyễn Phước Tương (tức Tương Lai), cựu cố vấn của hai đời thủ tướng Việt Nam.

Ngoài ra ký giả này cũng đã trao đổi với ông Trương Huy San (tức nhà báo Huy Đức), một cựu cố vấn khác của thủ tướng là Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh, cũng như một số nhà quan sát khác để tìm hiểu về tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam hiện nay.

‘Không tin Đảng nữa’

“Trên các kệ sách chất đầy các tuyển tập của Marx, Engels và Hồ Chí Minh, dấu ấn của một đời trung thành với Đảng Cộng sản, nhưng ông Nguyễn Phước Tương, 77 tuổi, nói ông không còn tin vào Đảng nữa,” bài báo bắt đầu từ tư gia của GS Tương Lai ở ngoại ô thành phố lớn nhất nước.

“Ông Tương, cũng giống như rất nhiều người khác ở Việt Nam hiện nay, đang lên tiếng phản đối chính quyền mạnh mẽ.”

“Chế độ của chúng tôi là độc tài toàn trị,” ông Tương được dẫn lời nói, “Tôi là người sống trong lòng chế độ – tôi biết tất cả những khiếm khuyết, những sai lầm sự suy thoái của nó.”

“Nếu chế độ này không được sửa đổi thì tự nó sẽ sụp đổ,” ông nói thêm.

Theo Fuller thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.

Tuy nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin ngày càng rộng mở và khán giả ngày càng tỉnh táo trước các thông tin khi mà có nhiều tin tức và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước.

Bài báo dẫn nhận định của ông Carlyle A. Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, một trong những học giả nước ngoài hàng đầu về Việt Nam, cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã ‘bùng nổ trên toàn xã hội’.

Đây là khác biệt lớn nhất so với các thách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng trải qua kể từ khi Đảng này thống nhất đất nước 38 năm trước đây như cuộc chiến với Trung Quốc và Campuchia, khủng hoảng tài chính và chia rẽ nội bộ.

Cũng theo quan sát của ông Thayer thì ‘bất đồng nở rộ nhưng đồng thời sự đàn áp cũng gia tăng’.

‘Bi quan sâu sắc’

* Kinh tế Việt Nam đang bộc lộ hết tất cả những khiếm khuyết mà thời gian dài không được khắc phục

“Có thêm nhiều người muốn bày tỏ chính kiến phê phán chính phủ của mình hơn trước và những gì họ chỉ trích cũng nghiêm trọng hơn,” ông Trương Huy San (tức nhà báo, blogger Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc), nói với New York Times.

Vấn đề đăṭ ra ở đây, theo nhà báo Fuller, là ‘khó mà hiểu được sự bi quan sâu sắc’ của người dân trên đất nước này nếu nhìn vào bề mặt của sự tăng trưởng kinh tế.

Theo bài báo này thì nhiều người cho rằng Việt Nam đang mất phương hướng mặc dù đất nước này có dân số trẻ và làm việc chăm chỉ.

“Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này tôi chưa bao giờ sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân đến mức độ như hiện nay,” ông Peter R. Ryder, giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Indochina Capital, được dẫn lời nói.

Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức hồi đầu tháng Tư năm nay, các diễn giả đã ‘tranh nhau nói trước micro’, kinh tế gia Lê Đăng Doanh thuật lại với New York Times.

Ông cho biết nhiều người đã chỉ trích mặc dầu nền kinh tế cần phải được tái cơ cấu sâu rộng nhưng ‘gần như chẳng ai làm gì cả’.

“Đó là sự khủng hoảng lòng tin,” ông Doanh được dẫn lời nói, “Năm nào người ta cũng nghe hứa hẹn là thời gian tới mọi việc sẽ được cải thiện nhưng họ không thấy gì cả,” ông nói.

Bài báo đã nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trung tâm của cơn bão chính trị hiện nay.

“Sự tự tin thái quá và các chương trình đầy tham vọng của ông Dũng lúc đầu giúp ông có người ủng hộ bởi vì ông đã đoạn tuyệt với khuôn mẫu một cán bộ Đảng xơ cứng,” bài báo viết.

Tuy nhiên, sau đó ông làm nhiều người bất mãn với việc giải tán ban cố vấn vốn là động lực phía sau chương trình cải cách kinh tế mà ông Tương Lai là một thành viên.

Bên cạnh đó, chính sách kinh tế mang dấu ấn cá nhân ông Dũng là thúc đẩy thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước theo kiểu các chaebol của Hàn Quốc, đã đem lại hiệu quả ngược.

Điều hành các tập đoàn này những người thân cận với Đảng Cộng sản, những người đã biến các tập đoàn thành nhiều công ty khác nhau mà họ không đủ khả năng điều hành cũng như đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Hai tập đoàn trong số này đã gần như sụp đổ và đang đứng bên bờ vực phá sản.
‘Căng thẳng trong Đảng’

* Báo Mỹ viết Đảng Cộng sản ngày càng mất đi sự ủng hộ trong lòng người dân Việt Nam

Ông Nguyễn Phước Tương nói với New York Times rằng những khó khăn của nền kinh tế đã khiến cho căng thẳng trong nội bộ Đảng Cộng sản dâng cao.

Hồi tháng Hai, ông đã tham gia soạn thảo một thư kiến nghị gửi đến lãnh đạo Đảng Nguyễn Phú Trọng để kêu gọi thay đổi Hiến pháp theo hướng đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Ông nói đến nay ông chưa nhận được phản hồi gì cả.

Giờ đây ông đang cảm thấy áp lực thời gian, ông cho biết. Căn bệnh ung thư của ông, mặc dù đang thuyên giảm, giống như là sự giải phóng tư tưởng thôi thúc ông phải nói lên điều mà ông cho là sự thật, ông nói.

“Nói cho cùng, Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại,” ông nói, “Nhưng nếu như thế giới này chưa từng có Marx thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.”

Bản điện tử của bài báo này trên trang chủ của New York Times đã nhận được một số ý kiến phản hồi của độc giả.

Một người ký tên là R. Vasquez đến từ tiểu bang New Mexico của Hoa Kỳ bình luận:

“Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã cạn nhiệt huyết và ý tưởng. Những người thật sự còn trung thành với lý tưởng cộng sản giờ cũng đã 70, 80 tuổi... Các thế hệ tiếp nối sẽ thấy ngày càng khó mà hài hòa giữa những lý luận của các nhà tư tưởng ở châu Âu vào thế kỷ 19 với nhu cầu và khát vọng của nước Việt Nam trong thế kỷ 21.”

Còn Party State đến từ thành phố Vancouver của Canada thì viết:

“Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Vấn đề ở đây là điều gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu Việt Nam có trở thành một chế độ độc tài quân sự hay sẽ có một nhân vật như Hun Sen lên nắm quyền? Tương lai, tôi sợ rằng, sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại.”
‘Giá đừng phản chiến’

Charles ở Slough, Vương quốc Anh, tự vấn phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Độc giả này viết:

“Những người chúng ta đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam. Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chúng ta đã góp phần đảm bảo cho chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta.

Lại nữa, hãy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này thì ngày nay Việt Nam đã tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng sản suy đồi và tàn bạo lãnh đạo.

Hãy nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá.”

Tuy nhiên ý kiến này đã bị một công dân mạng khác có tên là Khang Duong từ Việt Nam phản bác:

“Ông chỉ đọc từ một phía và ông không hiểu gì về Việt Nam cả. Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẽ tốt hơn nếu không làm cách mạng. Đất nước của ông bị nước khác tàn phá, người dân của ông mất hết quyền lực và bị đối xử như súc vật? Miền Nam điêu tàn dưới tay của một kẻ độc tài. Ngô Đình Diệm không phải do người dân Việt Nam mà là người Pháp, người Mỹ đưa lên. Nếu Hồ Chí Minh không làm cách mạng thì cũng sẽ có một cuộc cách mạng khác mà thôi.”

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130424_nyt_dissent_vn.shtml

Thân nhân blogger Điếu Cày bị cản trở thăm nuôi


Trọng Thành (RFI) - Cách đây 5 năm, ông Nguyễn Văn Hải, biệt danh Điếu Cày, sáng lập viên nhóm blogger "Câu lạc bộ Nhà báo Tự do", bị chính quyền bắt giam sau khi tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn cuối năm 2007. Hôm qua 22/04/2013, RFI có cuộc phỏng vấn bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải, để chuyển đến công chúng các thông tin mới nhất về tình trạng của người tù nhân lương tâm này.

Cuối năm 2012, trong một phiên tòa phúc thẩm, bị dư luận chỉ trích là hết sức bất công, ông Nguyễn Văn Hải đã bị y án 12 năm tù, với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước". 

Hiện tại, thân nhân của ông Hải liên tục bị cấm cản trong việc thăm nuôi, bên cạnh đó bản thân ông Hải phải sống biệt lập trong trại giam. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, sức khỏe của ông Nguyễn Văn Hải đang ở tình trạng xấu, với nhiều triệu chứng bệnh thần kinh như tay, chân run, đi lại khó khăn. 

RFI : Xin chào chị Dương Thị Tân. Ngày hôm qua, vừa tròn 5 năm ngày anh Nguyễn Văn Hải bị bắt. Được biết chị là người thân thiết của anh Hải, theo sát hỗ trợ cuộc sống của anh ấy trong tù, vậy xin chị cho công chúng được biết về tình trạng sức khỏe và tinh thần của anh ấy thời gian gần đây.

Bà Dương Thị Tân : Hôm qua là đúng tròn 5 năm, theo lệnh khởi tố thôi, chứ còn họ bắt ông ấy trước hai ngày, tức là ngày 19/04/2008. Gần đây nhất là ngày 07/02/2013, khi tôi đi tìm ông ấy ở trại giam Xuyên Mộc, thì cũng qua rất nhiều sự đôi co, rồi lý lẽ, nói chung rất là nhiều những thứ mình phải nói ra, thì họ mới cho biết là ông Hải đã ở trại giam Xuyên Mộc này. Hôm đó là 28 Tết rồi, họ vẫn khẳng định là không có ông Hải.

Trong khi đó, bốn ngày liên tiếp, tôi đi khắp các trại giam mà ông Hải đã từng ở, nhưng chỗ này chỉ đi chỗ kia, chỗ kia chỉ đi chỗ nọ... Và sau đó họ có thông báo là ông Hải ở trại Xuyên Mộc, K3. Và tôi vào, thì họ có cho tôi và con tôi gặp khoảng độ 10 đến 12 phút thôi. Họ nêu ra một lý do là ngày Tết đông người.

Kể từ ngày đó, cho đến những lần thăm nuôi hai, ba lần về sau nữa, đến ngày hôm qua là ba lần nữa, thì tôi không được vào nữa. Họ nêu ra lý do là tôi không còn là vợ của ông Hải, không thể hiện trong hồ sơ. Nhưng mà tôi có hỏi họ: Bây giờ quy định trong luật thi hành án hình sự mới, có hiệu lực từ 01/07/2011, thì những người không có trong hộ khẩu, tức là không phải là thân nhân, chỉ cần làm đơn và có xác nhận của giám thị trại giam, thì sẽ được vào thăm. Tôi yêu cầu họ giải thích là cái đơn từ đấy tôi sẽ gửi đi đâu và gửi cho ai. Ngày 24/03, cậu đại úy Phạm Văn Huyên, cậu ấy không giải thích, cậu ấy chỉ nói rằng chị về phường chứng minh chị là vợ của ông Hải, thì chúng tôi sẽ cho vào. Giống như là họ cãi lộn với mình, họ kiếm những lý do rất là nhỏ, để cản trở việc thăm nuôi của gia đình với ông Hải, nhằm hạn chế đến mức tối đa những nhu cầu sống của ông ấy, cũng như là khủng bố cái tinh thần của một con người, mà họ không khuất phục được, bằng cái cách giam giữ và cấm cản thân nhân gặp.

RFI : Thưa chị, vừa rồi có tin là anh ấy bị biệt giam. Xin chị cho biết rõ hơn về sự việc này.

Bà Dương Thị Tân : Biệt giam đây không có nghĩa là bị kỷ luật, theo như mọi người hiểu, biệt giam có thể là không được gặp người nhà. Biệt giam của ông Nguyễn Văn Hải là người ta cách ly ông ấy hoàn toàn với môi trường bên ngoài, thậm chí không cho sách báo, không cho thông tin, không cho nghe đài, không cho gặp gỡ thân nhân và không được tiếp xúc thậm chí với cả những người tù. Đấy là một cách mà người ta đang làm tổn hại rất nghiêm trọng đến tinh thần của ông ấy, mặc dù là đã hai năm, 23 tháng đằng đẵng họ cách ly để điều tra, thì họ làm cái việc đó với ông Hải. Bây giờ, khi mà đã xử và đưa người tù nhân lương tâm này đi để đầy đọa, thì họ vẫn giở trò đó ra.

Về khía cạnh chủ quan của gia đình, thì họ đang muốn con người này bị tổn thương rất lớn về mặt tinh thần. Lần trước, khi gặp được ông Hải trong mười mất phút đó, ông ấy nói là, khi mà gia đình lên tiếng, thì họ để một cái tivi vào trong đấy, nhưng không có cắm điện, giống như là một dạng đối phó. Nếu mà họ muốn, thì họ có thể mở lên, nhưng họ không muốn. Tôi nghĩ đấy là một cái hình thức mà họ đang cố tình làm tổn hại tinh thần ông ấy.

RFI : Như vậy, có phải là khoảng 80 ngày rồi, gia đình không được gặp ông Hải phải không ?

Bà Dương Thị Tân : Không, cái ngày 24/03, họ vẫn cho con trai tôi vào gặp khoảng 15 phút. Khi gia đình tôi có phản đối việc biệt giam, thì họ có nói với con tôi là, ở cái trại này có một mình ông ấy là tù chính trị, nên ông ấy phải ở một mình. Đấy là lời của thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu. Hôm qua, cậu Nguyễn Ngọc Hữu đó là người lấy bảng tên đút vào túi, xong đó ra là gây gổ với tôi, và hô lính lôi tôi ra ngoài.

RFI : Thưa chị, mọi người cũng mong được biết trong lần gặp gần nhất, tức ngày 24/03, khi con trai của chị với anh Hải gặp bố, thì có những thông tin gì về anh Nguyễn Văn Hải?

Bà Dương Thị Tân : Nói chung là, bề ngoài thì ông ấy có vẻ được bình thường, theo như lời của con tôi nói. Nhưng tay của bố cháu bị run, gân cơ ở chân bị cứng, đi lại khó khăn. Đây là một sự tổn hại thần kinh rất là nghiêm trọng. Đây là một biểu hiện của bệnh thần kinh. Bác sĩ nào cũng nói hết.

RFI : Thưa chị, còn việc ăn uống và các điều kiện sinh hoạt khác, thì cụ thể như thế nào ?

Bà Dương Thị Tân : Họ giam ông ấy một mình trong một phòng. Cái phòng ấy ở trong một phân trại, đang xây dựng và không có ngưởi ở. Theo ông ấy nói, đơn giản chỉ là như thế thôi. Có một mình ông ấy, thì sự canh gác cũng không đến nỗi, thế nhưng mà sống chỉ có giữa bốn bức tường. Vấn đề gia đình muốn nói là họ đang xâm hại nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của ông Hải. Còn việc họ cấm cản ngăn gặp, gửi đồ tiếp tế là họ cản trở cuộc sống tối thiếu của ông ấy, trong khi ở những trại giam thì đời sống người tù vô cùng khó khăn.

Bây giờ có một quy định của bộ Công an là một tháng được gửi đồ tiếp tế cho phạm nhân, tù nhân hai lần. Mà những người đi tiếp tế thì thường mang theo những đồ, giống như sinh hoạt gia đình, từ mắm muối, gạo đường, mỳ gói... Nói chung là lương thực, thực phẩm thiết yếu nhất cho cuộc sống của một con người. Chứng tỏ một điều là không có những thứ ấy thì người tù sống làm sao được. Tôi không cần phải vào đâu, tôi chỉ cần thấy người ta mang những đồ ấy, tôi cũng hiểu rằng ở bên trong ấy, những cái nhu cầu tối thiểu nhất cũng không có. Toàn bộ là phải người nhà tiếp tế vào, hoặc dùng tiền để mua trong các trại ở trong căng tin của họ bán. Thế nên khi họ cản trở việc thăm nuôi, tức là họ cản trở trực tiếp đến cuộc sống vật chất của người tù. Ông Hải bị luôn cả hai cái ấy, từ vật chất cho đến tinh thần họ đang xâm hại nghiêm trọng.

RFI : Vừa rồi trại giam có những cản trở việc gia đình thăm nuôi từ đầu tháng 2/2013, thì phải chăng là để "trừng phạt" việc ông Hải nhờ đưa một lá thư ra ngoài tố cáo việc xét xử bất công hồi đầu tháng 2?

Bà Dương Thị Tân : Tôi nghĩ cũng không hẳn là như vậy. Tất cả những cái mà họ làm với ông Hải, thì họ sẽ kiếm một chuyện dù nhỏ nhất. Tôi nói, ví dụ như việc của ngày hôm qua (21/04), chỉ là đi sớm hơn cái ngày quy định có mấy ngày thôi. Mà tôi đã hỏi trước họ là có được hay không, miễn là trong tháng đấy, mình không có đi hai lần. Họ đồng ý việc đó, nhưng đến hồi mình đến họ lại kiếm chuyện như thế.

Cho nên rằng, biết như vậy nên trước khi tôi về, tôi hỏi thẳng cậu đó: Bây giờ nếu cậu nói như thế, thì cậu cho tôi biết, đi sớm không được, thì đi trễ có được không? Vì rất có thể là tuần sau khi tôi đến chẳng hạn, thì họ lại bảo là quá cái ngày đấy rồi [Bà Dương Thị Tân cho biết thêm, để tới trại Xuyên Mộc không có xe chở khách. Thân nhân các tù nhân thường phải đến trại bằng xe ô tô của trại giam, mà các chuyến xe đến trại không phải lúc nào cũng có]. Tôi đã cẩn trọng đến mức độ như vậy, tôi đã hỏi những người khác, thì cậu này nói là những người này không có trách nhiệm. Ngày hôm nay, tôi hỏi đúng vào bản mặt cậu ấy: Ở đây có một, hai, ba, bốn, năm, sáu người cộng với cô kia là bảy người, hãy chứng minh cho cái việc ngày hôm nay thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu nói, và tôi yêu cầu ông không được nuốt lời ông, giống như đại úy Phạm Văn Huyên. Ngày 24/03, đại úy Phạm Văn Huyên hứa là: Chị ngồi đây, tôi sẽ ra tôi hướng dẫn chị. Xong rồi đi mất một mạch. Ngày hôm qua, tôi bảo: Tại sao cậu lại làm việc ấy? Thì bảo: Tôi đâu có hứa gì với chị đâu! Tại vì, họ có thể lật lọng rất là nhanh. Họ có thể vừa nói đấy, xong bảo là không phải.

Tại làm sao mà người dân bất bình, bức xúc về rất nhiều thứ mà cơ quan công quyền gây ra? Là bởi vì, họ có thể dùng cường quyền họ nói ngược, thì ngược; họ nói xuôi, thì xuôi. Họ bảo tròn, thì tròn; bảo méo, thì méo. Thì nhiều người [tức nhân viên công lực] nói người ta, ăn hiếp người ta tại đấy luôn, nhưng bởi vì, những người đó họ nói với tôi là, bây giờ họ nói mình cãi, thì người ta hành thân nhân của mình, mà đã là như thế rất là nhiều rồi. Cho nên là họ đành phải im lặng. Như cái điều anh nói là họ cản trở như thế này, có phải lý do ấy không, thì tôi nghĩ là không phải là không đúng, nhưng không có nghĩa là tất cả. Vì chính thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu đã nói với tôi là: Cho chị vào, chị còn này nọ, để tôi bị thế này, thế kia. Tôi mới nói là: Cậu nói rõ cho tôi biết "này nọ" là thế nào. Ý cậu ấy là tôi về tôi đưa thông tin, cái cuộc sống của ông Hải lên [truyền thông], thì ở đây họ không muốn. Họ muốn là họ làm cái gì đối với những người tù đấy, thì gia đình phải im lặng cơ, phải thỏa hiệp với họ cơ. Thì thôi, nhiều người cũng vì thân nhân của mình đành phải chịu theo cái yêu cầu của họ. Nhưng mà gia đình chúng tôi, thì qua bao nhiêu áp bức, qua bao nhiêu đày đọa đối với người tù [ông Nguyễn Văn Hải], cũng như mẹ con tôi ngoài này, họ đâu có từ nan việc đánh đập, khủng bố, tra tấn tôi với con tôi. Chắc quý vị cũng nghe rất nhiều, họ đã dùng những thủ đoạn rất đê tiện với con tôi, thậm chí đẩy xe con tôi để gây tai nạn giao thông, thậm chí con nhỏ của tôi đến trường cũng không cho, họ tống vào nhà khóa cửa lại. Đấy đâu phải là những việc họ không dám làm (...) Tôi cũng muốn là quý vị thính giả hiểu một điều là, với trường hợp gia đình tôi, với trường hợp của ông Nguyễn Văn Hải, họ không từ nan một thủ đoạn nào, dù đê tiện nhất, để đạt được mục đích.

RFI : Riêng về vụ án quy tội ông Hải là "tuyên truyền chống Nhà nước", thì gia đình định tiếp tục như thế nào trong tương lai?

Bà Dương Thị Tân : Tôi thì, đúng là trong thời gian vừa qua, có hơi chậm, so với gia đình khác, ví dụ gia đình cô Tạ Phong Tần đã có đơn khiếu nại giám đốc thẩm. Gia đình tôi thì cũng sẽ làm, nhưng biết thời hiệu của việc này là 3 năm, nên chúng tôi cũng tích hợp một số thông tin, một số chi tiết quan trọng, để chúng tôi đưa ra một bản kháng án một cách đầy đủ, súc tích, về những việc làm mà họ đã vu khống, đã dựng lên nhằm tù đày những người yêu nước này. Tôi muốn nó đầy đủ, súc tích hơn. Mặc dù tôi không được vào tòa, nhưng tôi có cách để làm cái việc đó. Và tôi có cách để chứng minh cho mọi người thấy những việc làm của họ là không đúng với những cái gì đã xẩy ra, hoàn toàn là bịa đặt, hoàn toàn là vu khống, để nhằm mục đích để tù đày được ông Nguyễn Văn Hải, để hài lòng được Trung Quốc.

Họ từng nói với tôi: Không bắt ông Hải, thì Trung Quốc nó mích lòng, nó gây chiến tranh thì sao? Đấy là lời của thượng tá Phạm Thành Công, cơ quan an ninh điều tra, số 4 Phan Đăng Lưu, đã từng nói với tôi như vậy: Thời này không còn Quang Trung - Nguyễn Huệ đâu, không còn Trưng Trắc, Trưng Nhị đâu! Bây giờ nó yêu cầu không bắt, thì nó gây chiến tranh. Chính miệng ông ta nói những điều ấy.

RFI : Như vậy là gia đình sẽ tiếp tục khiếu nại ở cấp giám đốc thẩm và chắc chắn là gia đình sẽ có sự hỗ trợ của các luật sư?

Bà Dương Thị Tân : Chắn chắn là các luật sư dù là có công khai, hay không công khai giúp đỡ tôi một cách âm thầm, thì tôi nghĩ tất cả mọi người đều có lòng cả. Nhưng vì cái sự trả thù nó tàn khốc lắm, nên có những người người ta buộc phải im lặng. Mong bà con ở bên ngoài cũng hiểu cái điều đó. Một số luật sư cãi phiên sơ thẩm, đến phiên phúc thẩm không dám nhận lời. Ở trong vụ án của tôi, tôi biết, phiên phúc thẩm không dám nhận lời. Còn có luật sư, mới cãi nữa phiên thôi, đến nửa trưa họ lôi đi công an ngay. Họ yêu cầu đến buổi chiều không được nói. Thì tôi hỏi anh là: Luật sư ở Việt Nam này, một dạng họ cho nói thì được nói, không cho thì phải câm miệng?! Nếu người nào chấp nhận đánh đổi, chấp nhận mất mát, thì họ kiếm cách rút giấy phép hành nghề, hoặc là tìm cách trả thù đến gia đình, vợ con, làm ăn ở chỗ nào đó họ sẽ kiếm chuyện. Làm cho người ta rúng động, người ta không dám dấn thân cho việc đồng hành cùng những người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.

RFI : Vâng, thay mặt ban Việt ngữ RFI, xin cảm ơn chị Dương Thị Tân. Trước khi tạm biệt, không biết chị có thêm chia sẻ gì với thính giả?

Bà Dương Thị Tân : Vâng, cũng không có gì. Cảm ơn anh, cảm ơn quý vị khán thính giả đã luôn đồng hành, luôn luôn chia sẻ bằng tất cả mọi hình thức. Một điều mà những người như chúng tôi rất là cảm động, và luôn luôn biết... về điều đó. Một lần nữa xin cảm ơn quý vị khán thính giả, tất cả đồng bào bà con hải ngoại luôn luôn hướng về Việt Nam, hướng về những người đấu tranh dân chủ trong nước chúng tôi.