THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 February 2013

Đàn tế trời của UBND tỉnh Bình Định



Người Bình Định (Danlambao) - Ấm ức trước sự xâm lấn biển đảo của ngoại bang phương Bắc mà không được biểu tình, tết này tôi về quê ăn tết và quyết tâm ở lại quê cho đến ngày mồng 5 để dự lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa: “Quân Ta đại phá quân Tàu”.

Trưa mồng 1 tết tôi đến Phú Phong thì nghe nói có một công trình mới xây dựng xong rất hoành tráng, đó là đàn tế trời đất của vua Quang Trung ở núi Ấn thuộc xã Bình Tường huyện Tây Sơn. Tôi tìm đến nơi ấy, tại ngả rẽ trên quốc lộ 19 thuộc xã Bình Tường tôi thấy một tấm bảng chào. Đọc kỹ lời trong tấm bảng thì biết họ chỉ chào và mừng “đại biểu” thôi, chứ dân thường như tôi thì không ai chào cả.

Đến núi Ấn thì thấy người ta vừa mới lở đất xây dựng một công trình với quang cảnh thật là hoành tráng.


Trước lối vào công trình có xây cái hồ nước sâu, sen trồng dưới nước nhưng chưa kịp… sống


Tiếp theo lối vào là cái cầu nổi, nhưng là nổi trên… đất, vì dưới cầu cũng chỉ là đất chứ không có nước


Đường lên đàn tế bậc đá cũng nhiều, xây toàn bằng đá granite chứ không hề có gạch.



Trèo lên bậc đá đi một đoạn, thấy phía bên phải xây một tháp cao 7 tầng.

Và phía bên trái có cảnh ngự triều, có voi, có ngựa và có các bá quan đang đứng ngự triều.


Lên gần đến đỉnh đồi thì thấy cái cổng chào hoành tráng.

Qua khỏi cổng chào thì trước mắt tôi đàn tế hiện ra.


Trèo lên đàn tế thấy có mâm cỗ bằng đá đặt giữa trời.

Bốn phương đàn tế đều có xây bốn cái cổng chào.

Có trống và có chuông đặt bên đàn tế.

Có nhiều con rồng chầu bằng đá ngày đêm canh giữ đàn tế.


Có nhiều nhà hai mái xây quanh đàn tế, chắc là để khi tế mà trời đổ mưa thì còn có chỗ để đục mưa.


Xem bảng vẽ phối cảnh mặt bằng tổng thể công trình đàn tế trời thì mới thấy sự hoành tráng của công trình.

Bất chợt cháu nhỏ nhà tôi hỏi một câu trẻ thơ, nhưng câu hỏi làm tôi phải giật mình suy nghĩ. Cháu hỏi đàn tế trời này là của ai vậy ba?

Vợ tôi nói đàn tế trời này là của vua Quang Trung chứ của ai. Tôi bảo hình như không phải vậy để tôi xem lại đã. Thế rồi tôi mở laptop mang theo bên mình, lên mạng tìm kiếm thông tin thì thấy trang web của Đại học văn hóa Hà Nội có đoạn viết thế này: “Thể theo nguyện vọng của quần thần, Nguyễn Huệ cho đắp đàn tế trời ở núi Bân tại Thừa Thiên Huế, ngày 25/11/1788, làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung. Ngay sau ngày lên ngôi, vua Quang Trung thống lĩnh đại quân hành quân thần tốc ra Bắc, đánh tan quân Thanh, giải phóng Thăng Long.”

Đọc đoạn viết trên tôi kết luận: Đàn tế trời này dứt khoát không phải của vua Quang Trung”.

Đàn tế trời của ai? Tôi đang lúng túng chưa có câu trả lời thì vợ tôi nói: “ai bỏ tiền ra xây thì đàn tế trời này là của người đó”.

Vậy thì đàn tế trời này là của UBND tỉnh Bình Định do Chủ tịch UB Nguyễn Văn Thiện đứng đầu UB và của Ngân hàng ĐT&PT do Bắc Hà đứng đầu ngân hàng làm chủ sở hữu.


Có tấm bảng ghi: “3. Nguồn vốn : UBND tỉnh Bình Định – Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam”

Với công trình này Họ đã không những phá đi tiền thuế của dân mà còn phá đi sự thật của lịch sử nữa.

Chiều mồng một tết trên quê hương, chưa bao giờ ngụm chén rượu Bầu Đá quê nhà mà lòng tôi thấy chua và đắng như hôm nay.

PICS : "Quê Tàu" ? ..



Mai Thanh Hải - Đầu giờ chiều ngày mồng 1 Tết, mới sấp ngửa chạy từ "Chùa Bà Đanh khổng lồ" Hà Nội về quê Hải Phòng.

Cứ nghĩ đường 5 vắng lắm, như bao lần đầu năm mình tất tả lên lên xuống xuống, nhưng năm nay, có lẽ kinh tế yếu kém, tiền ít ăn dè, nên thiên hạ nhong nhong ra đường đứng hóng, làm đường 5 đông xe, chả kém ngày thường.

Về đến quê, ngỡ ngàng khi nhìn đâu cũng thấy rừng rực đỏ...

Cái sự đỏ cờ quạt, khẩu hiệu biểu ngữ, có nhẽ cũng quen, bởi đất nước mình nó thế, chả phải ngày Lễ Tết, lúc nào cũng băng cờ đầy đường, tạo công ăn việc làm cho khối anh Văn hóa thông tin, Tuyên huấn và cả những cửa hàng cửa hiệu cắt dán, làm băng rôn.

Mình ngỡ ngàng đầu năm, khi về quê hôm nay, là những chiếc đèn lồng đủ loại, từ màu đỏ đến vàng, trang kim óng ánh, cong queo chữ Tàu, treo khắp hè đường, cửa nhà, trong ngõ xóm.

Hỏi ra mới biết, mỗi chiếc đèn lồng như vậy, giá không dưới 100 nghìn đồng và người dân, được "vận động" mua - treo, theo hệ thống.

Quê An Lão mình nghèo, người dân bao đời nay, vẫn sấp mặt xuống đồng chiêm trũng kiếm con cá - mớ rươi và ước mơ thâu đêm, tựu trung lại chỉ đơn giản là phần thịt lợn đụng, ấm chân răng trong 3 ngày Tết.

Ước mơ lớn "đời sống văn hóa tinh thần", có chăng chỉ vươn đến những buổi háo hức ra sân kho xem xiếc thú, ca nhạc tạp kỹ - bán thuốc dạo và Chương trình phim ảnh lưu động, thành phố chiếu cố cho những vùng sâu xa
Thế mà bây giờ?..

100 nghìn đồng, có thể là không nhiều so với khát khao "nhà mình xinh, quê mình đẹp", nhưng đó cũng là mớ rau, con cá, cân thịt, chiếc bánh chưng ấm lòng ngày Tết.

Nhưng 100 nghìn là quá rẻ mạt, để hoàn tất việc "đồng hóa văn hóa" xa lạ, với từng người dân quê chân lấm tay bùn, chưa bao giờ biết đến mạng Internet và cũng chưa bao giờ tầm mắt vượt khỏi lũy tre làng, để biết đến khái niệm "bá quyền, bành trướng"...

Và liệu, trong những ngày Tết này, còn bao vùng quê khác, được cố ý hay vô tình châm lửa "đèn lồng", để mình tự dưng lo về ẩn họa "Phố Tàu", như ngày đầu năm mới, ở chính quê mình nghèo nàn, heo hút, xa xôi hôm nay?..










Mai Thanh Hải

http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2013/02/que-tau.html

Tết của người dân oan tại vườn hoa vườn hoa Lý Tự Trọng


Thanh Trúc (RFA) - Tết Quí Tị năm nay dân oan từ các tỉnh kéo về Hà Nội khiếu kiện đã giảm bớt vì một số được công an đưa lên xe chở về nguyên quán, trong lúc vườn hoa Mai Xuân Thưởng bị phong tòa và vườn hoa Lý Tự Trọng thì chỉ còn mười mấy người ở lại vì không có nhà để về.

Tết lạnh lẽo nơi công viên


Vào những ngày trước Tết, công an phường Thụy Khuê, khu vực có nhiều dân oan tụ họp quanh năm để khiếu kiện nhà đất, được lệnh phong tỏa vườn hoa Mai Xuân Thưởng để dân oan không thể lui tới.




Tiếp đó, công an đến ngay trụ sở tiếp dân ở Hà Nội, buộc một số dân oan tỉnh Dak Nông lên xe về nguyên quán phía Nam, trong lúc một số khác được người dân ở Dương Nội, Hà Đông, cho tá túc mấy ngày Tết:

Sau hôm đó bà con đã được ở nhờ một gia đình người nông dân tốt ở Dương Nội. Đấy là hôm 26 Tết.

Đó là lời bà Lê Hiền Đức, người thường sát cánh hỗ trợ dân oan trong những vụ khiếu kiện nhà đất bị trưng thu với tiền đền bù không thỏa đáng:

Còn một số khoảng độ mười chín người dân oan Hải Phòng và một số các tỉnh khác nữa, đêm giao thừa không có chỗ nào nương tựa cả thì vẫn nằm trong lều ở vườn hoa Lý Tự Trọng.Đến 27 Tết, một công an ở Hà Đông gọi điện: “Cụ ơi cụ bảo dân phải về Dak Nông lấy giấy giới thiệu của địa phương mới được đăng ký tạm trú. Hai sáu hai bảy Tết rồi, bảo người ta về địa phương để lấy giấy giới thiệu thì thà rằng sang 26 người ta lên ô tô người ta về cho nó xong. Sau đó tôi lại báo cáo lên cấp trên và cuối cùng thì bà con báo với tôi là được tạm cho ở mấy ngày. Đấy là nhóm người Dak Nông trụ lại ở Dương Nội.

Ảnh: Blog Nguyentuongthuy: Cảnh màn trời chiếu đất của người dân oan đêm 30 Tết.
Tám giờ tối đêm 30 Tết công an phường Thụy Khuê lại ra đấy. Được biết bà con bị cướp một số quà Tết, bánh chưng rồi mứt rồi thì phong bì tiền rồi điện thoại rồi mì tôm vân vân…

Đó là những thứ quà mà dân oan được người Hà Nội và một vài tổ chức hảo tâm ghé cho, trong đó phải kể đến những người tốt bụng ở Văn Giang và Dương Nội.

Không phải đợi đến tối 29 chạy 30 Tết mà trước đó mấy ngày, từ 27 Tết, công an đã đến vườn hoa Lý Tự Trọng, phát cho những người ở lại mỗi người hai trăm ngàn đồng và thuyết phục họ giải tán.

Bà Cúc, dân oan Thanh Hóa từ năm 2005 tới giờ, cho biết:

Đêm 30 Tết họ đánh xe ra họ cho công nhân dọn vệ sinh, họ không đuổi nhưng mà cho nằm ở vỉa hè vườn hoa đến mai sớm là phải ra ngoài. Mùng Một Tết đi đến các cơ quan, còn mùng Hai thì tôi đang ngồi ở vỉa hè của vườn hoa Lý Tự Trọng. Bữa nay còn mười chín người, cũng sợ lắm, sợ họ đuổi thành đứng ngồi cũng không yên. Nhà tôi họ phá đi một nửa còn một nửa sắp rồi không còn nơi ở.

Ở đây dân thương mình thì người ta cho chứ còn nhà nước thì chẳng ông cán bộ nào ra cả, chỉ có cho hai trăm mà phải ký vào bản cam kết là không được ở vườn hoa, không được đi đến nhà các ông để chúc Tết.

Ảnh Blog danoan: Cụ Ngọc, dân oan đón giao thừa ở vườn hoa Lý Tự Trọng. 

Chúng tôi không ký vào bản cam kết mà cũng không lấy hai trăm ngàn.

Bữa 30 Tết thì cái chú công an ấy ra mừng tuổi cho tôi một chục ngàn. Còn đến mùng Một là có chú đó ra mừng cho năm chục ngàn, những người khác được người chục ngàn người được hai chục. Có sao thì tôi nói vậy, nhưng mà không ăn ở được yên ổn, cứ ra ngoài trời ở chứ không được sự quan tâm của nhà nước cái gì cả.

Cũng có mặt ở vườn hoa Lý Tự Trọng cho đến sáng mùng Hai này là sư cô Đàm Bình, đi khiếu kiện hơn năm năm nay:

Ngày 27 thì họ ra họ hốt đồ, ngày 28 coi như công an đến giải thích là nhân hỗ trợ hai trăm để vào nhà trọ. Tôi thì chính quyền chiếm hết chùa chiền rồi, không còn chỗ ở, tôi bảo tôi không có tài sản gì tôi cứ ở vườn hoa chứ không đi đâu cả. Thế thì bà con cũng đi sơ tán khỏi nơi ấy, đến 1 giờ sáng bắt đầu trở về vườn hoa. Đến đêm 30 thì công an lại đến hốt đồ lúc 11 giờ đêm, bao nhiêu đồ đạt chăn màn của bà con không mang theo được thì lại dấu vào thùng rác ở công viên. Họ ra họ dọn rác thì họ lấy hết cả chăn màn ở cái thùng rác. Bây giờ bà con không có chiếu,người còn mảnh chăn đắp người thì không có. Người nào không nhận hai trăm đi nhà trọ là họ không cho một cái gì hết.

Không được đi thăm các lãnh đạo nhà nước


Vẫn theo sư cô Đàm Bình, niềm an ủi trong đêm Tết lạnh lẽo nơi công viên là năm nay có nhiều đoàn thể đi phát quà cho dân oan hơn những năm trước.

Nếu mà ai không nhận tiền hai trăm để đi vào nhà trọ hoặc về quê ăn Tết thì phải cam kết không được ở vườn hoa, không được đến nhà riêng của các cán bộ cấp cao để gây rối trật tự công cộng.Rất là đông các đoàn phát quà rồi bánh kẹo là hơn mọi năm chứ mọi năm thì không ai dám cho dân oan, họ bảo dân oan là không ai được liên quan không ai được cho.

Về vấn đề nhận hai trăm ngàn của công an đưa để vào nhà trọ hoặc đi nơi khác, một dân oan khác trong số mười chín người ở lại vườn hoa Lý Tự Trọng, bà Hải, quê ở Ninh Bình, giải thích cặn kẻ hơn:

Nội dung của giấy mà công an thành phố Hà Nội đưa cho chúng tôi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc, Giấy Cam Kết … Họ Tên…Địa Chỉ, họ photo sẵn là “Tôi được đảng và Nhà Nước quan tâm giúp đỡ để về quê ăn Tết số tiền hai trăm nghìn, và tôi xin cam kết trong dịp Tết này không có mặt ở vườn hoa, không ra vườn hoa và không đến nhà các cơ quan và lãnh đạo nhà nước. Ký tên”

Tuy nhiên, theo lời bà Cúc ở Thanh Hóa, bà Hải ở Ninh Bình cũng như sư cô Đàm Bình, vì không nhận hai trăm ngàn và không ký vào giấy cam kết, nên sang mùng Một tất cả mười chín dân oan đã từ vườn hoa Lý Tự Trọng kéo đi chúc Tết lãnh đạo:

Bà con chúng tôi có đi đến nhà ông Nguyễn Phú Trọng, đến nhà ông Nguyễn Sinh Hùng, sau đó chúng tôi đến số 72 Cơ Quan Liên Hiệp Quốc ở tại Việt Nam chúng tôi ghi tên, sau đó về đến chỗ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Trương Tấn Sang là chủ tịch nước.

Khác với mọi năm, mọi người cho biết tiếp, năm nay dân oan đi chúc Tết lãnh đạo đã không bị công an đuổi và đều được ghi tên. Chỉ riêng tại tư dinh thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang là dân oan không được ghi tên mà thôi.