THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 March 2011

50 buồng cau, một mạng người


Người nhà trước bàn thờ anh Nguyễn Lập Phương. (Hình: Lao Ðộng)

Nguyễn Lập Phương là nạn nhân thứ 3 chết trong tay công an năm nay

HÀI PHÒNG 19-3 (TH) - Một người đàn ông 46 tuổi đã chết 4 ngày sau khi bị công an huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) giam giữ vì bị cáo buộc ăn trộm cau.

Nguyễn Lập Phương, sinh năm 1965, cư ngụ tại huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng, bị tình nghi ăn trộm cau tại khu công nghệ Shinec (nằm trên địa phận huyện Thủy Nguyên).

Theo bản tin tờ Lao Ðộng ngày 18 tháng 3 năm 2011, công an xã Thiên Hương đến nhà ông Phương thông báo là ông "đã tử vong sau 4 ngày bị giam giữ tại trụ sở công an huyện vì… bệnh!"

Ông Phương là nạn nhân thứ ba chết trong tay công an từ đầu năm 2011 đến nay.

Ông Phương bị bảo vệ khu công nghệ Shinec bắt từ ngày 2 tháng 3 năm 2011 rồi chết ở nhà giam huyện Thủy Nguyên ngày 6 tháng 3 năm 2011, nay mới thấy tin tức bị xì ra.

Tờ Lao Ðộng thuật lời của Nguyễn trung Trực, 28 tuổi, em trai nạn nhân, kể lại thì Trực nhận được tin anh mình chết, thi thể quàn ở nhà xác bệnh viện Thủy Nguyên.

"Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 6 tháng 3, anh Trực cùng người nhà có mặt tại nhà xác BV Thủy Nguyên, chứng kiến thi thể anh Phương có nhiều vết bầm tím trên 2 tay, dọc hai bên sườn, chân, cằm và ngực bầm tím, hai mi mắt và hai bên tai có vết rách khoảng 2 cm." Tờ Lao Ðộng kể. "Tại đó, có đại diện của công an huyện, VKS huyện, công an xã để chứng kiến việc mổ pháp y."

Theo nguồn tin, lúc đó "anh Trực mới biết anh trai mình bị công an bắt vì tội trộm cắp 50 buồng cau (trọng lượng khoảng 2 tạ) tại KCN Shinec vào đêm ngày 1 tháng 3 và bị công an huyện Thủy Nguyên bắt giữ cho đến khi tử vong."

Tờ báo thuật lời anh Trực: "Lúc mổ pháp y xong (khoảng hơn 23 giờ ngày 6 tháng 3), một đồng chí công an huyện nói với tôi: "Gia đình cứ đưa thi thể người chết về, khi có kết quả pháp y sẽ thông báo tới gia đình sau". Tuy nhiên, gia đình thấy cái chết của anh Phương có nhiều uẩn khúc không rõ ràng nên đã gửi đơn đề nghị cơ quan chức năng kết luận nhưng chưa được trả lời".

Trên thân thể nạn nhân có nhiều dấu vết bị đánh đập trầm trọng, nhưng tờ Lao Ðộng nói "ngày 17 tháng 3, thượng tá Võ Xuân Trọng, phó trưởng công an huyện Thủy Nguyên cho biết: Do thấy đối tượng Nguyễn Lập Phương có dấu hiệu bất thường về sức khỏe nên cho đi cấp cứu, lên viện thì chết. Kết quả giám định ban đầu cho thấy nạn nhân chết vì bệnh tim."

Chu Xuân Tứ, trưởng phòng xây dựng cơ bản của công ty công nghiệp tàu thủy Shinec (đơn vị quản lý KCN Shinec), người trực tiếp phụ trách công việc của Shinec nói với báo Lao Ðộng là ông được báo cáo anh Nguyễn Lập Phương "hái trộm cau trong khu vườn sinh thái của KCN". Ông Tứ "đã yêu cầu tổ bảo vệ đưa đối tượng và tang vật về nhà bảo vệ của văn phòng điều hành KCN, rồi giữ lại, đến hơn 8 giờ sáng ngày 2 tháng 3, ông Tứ và tổ bảo vệ mới áp giải anh Phương cùng tang vật đến bàn giao cho công an xã Thiên Hương".

Theo nguồn tin "trong đêm bị bắt giữ tại KCN Shinec, anh Phương đã bị đánh". Báo Lao Ðộng thuật lời Hoàng Phú Giảng, phó trưởng công an xã Thiên Hương là "Khoảng 9 giờ sáng ngày 2 tháng 3, công an xã Thiên Hương tiếp nhận đối tượng Nguyễn Lập Phương cùng tang vật vụ trộm cau từ bảo vệ của KCN Shinec. Vì trên người anh Phương có nhiều vết bầm tím, nên trước khi bàn giao cho công an huyện Thủy Nguyên, công an xã Thiên Hương đã đưa nghi phạm đến bệnh viện huyện Thủy Nguyên để chứng thương. Các bác sĩ cũng đã chứng nhận Nguyễn Lập Phương bị chấn thương phần mềm ở mặt, chân tay, đầu gối, sườn sưng tím, không kêu đau bụng, đau đầu hoặc ngực, trạng thái tỉnh táo".

Nguồn tin kể tiếp "Theo ông Giảng, bảo vệ KCN Shinec nói rằng anh Phương bị dân ở gần khu vực đó đánh. Tuy nhiên, cũng theo ông Giảng, khu vườn cau sinh thái của KCN cách biệt với khu dân cư gần đó bởi một mương nước sâu." Nên nói Phương bị dân địa phương đánh là bịa đặt.

Theo kể lại, cùng trộm cau với Nguyễn Lập Phương còn có 3 người khác (hiện công an đang điều tra), nhưng khi bị bảo vệ truy đuổi, họ đã chạy thoát, "chỉ có anh Phương bị bắt lại do không nhảy qua được mương nước".

"Vụ việc xảy ra hoàn toàn trong khu đất của KCN Shinec. Vì thế khó có khả năng có người dân bên ngoài nhảy vào đất KCN giữa đêm để đánh anh Phương". Lao Ðộng thuật lại và ông Giảng cũng khẳng định: "Trong thời gian từ sáng đến chiều ngày 2 tháng 3, tại trụ sở công an xã, anh Phương hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện bệnh tật, trừ việc kêu đau ở tay do bị đánh. Buổi trưa, anh này còn ăn được hai bát cơm đầy do công an xã đem cho."

Nói khác, cái chết của Phương rất có thể không đến từ những cái đánh của đám bảo vệ Shinec.

"Sau khi bàn giao Nguyễn Lập Phương cho công an huyện Thủy Nguyên, đến khoảng 16 giờ ngày 6 tháng 3, công an xã nhận được tin anh Phương đã tử vong và đã đến gia đình để báo vụ việc", Lao Ðộng viết.

Nguồn tin thuật lời thân nhân của Nguyễn Lập Phương thì ông bị tử vong "do suy tim" là vô lý. Họ cả quyết "từ trước đến nay, anh này không hề có bệnh gì". Tờ Lao Ðộng kể theo lời anh Ðoàn Văn Phúc, tổ trưởng tổ bốc vác của công ty TNHH Aurora (nằm trên địa bàn xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên), nơi anh Nguyễn Lập Phương làm bốc vác 2 năm nay cho biết: "Trong tổ bốc vác, anh Phương là người khỏe nhất (anh Phương cao khoảng 1m70, nặng 65 kg). Có việc gì nặng nhọc, anh luôn là người làm, mỗi lần anh vác được 70kg, ăn khỏe, ngủ khỏe và chưa bao giờ có biểu hiện bệnh tật hoặc nghỉ việc vì bệnh".

Còn ông Lê Khắc Tùng, PGÐ bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên cho biết: "Bệnh nhân Nguyễn Lập Phương được công an huyện đưa vào bệnh viện lúc 15 giờ 30 phút ngày 6 tháng 3 trong tình trạng đã ngưng thở, tức đã chết. Bác sĩ đã thực hiện các biện pháp cấp cứu nhưng không có kết quả".

Ba người chết trong tay công an CSVN từ đầu năm đến nay, mỗi người chết một cách khác nhau dù đều có những dấu hiệu bị tra tấn hay bạo lực dẫn đến tử vong.

Ngày 14 tháng 3 năm 2011, Ðặng Ngọc Trung, 48 tuổi, xô xát với một phụ nữ trước quan Karaoke ở thị xã Ðồng Xoài (Bình Phước) rồi chết ở trụ sở công an sáng hôm sau. Công an nói rằng ông này "tự tử".

Trịnh Xuân Tùng, 54 tuổi, bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh dùng gậy cùng với một nhóm dân phòng đánh đập ở bến xe Giáp Bát, Hà Nội ngày 28 tháng 2 rồi chết ở bệnh viện ngày 8 tháng 3, 2011.

Nay tới ông Phương ở Hải Phòng. Hơn 20 người chết trong tay công an từ giữa năm 2007 đến nay.

5
0
 
 
Rate This

# Chê' Ddo^. Nguyê~n Tâ'n Du~ng Ddang Ddu+'ng Tru+o+'c Nhu+~ng Ddie^?m No'ng

# Chế Độ Nguyễn Tấn Dũng Đang Đứng Trước Những Điểm Nóng Không Tránh Khỏi
 
Thật vô cùng căm phẫn, cho bất cứ ai có tấm lòng yêu nước, khi nghe y án của phiên tòa xử phúc thẩm Hạnh, Hùng, và Chương vào ngày 18/3/2011, tại Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Trà Vinh.  Những thanh niên trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết, với tấm lòng yêu nước như thế này lại bị cho vào tù với tổng cộng 23 năm.  Những thanh niên này là tài sản vô gía của đất nước.  Thay vì trí tuệ và lòng dũng cảm của họ được phục vụ và làm phát triển đất nước, thì họ phải vào nhà tù dưới chế độ Nguyễn Tấn Dũng.  Lý do họ vào tù chỉ vì chế độ Nguyễn Tấn Dũng là một chế độ cộng sản vô cùng độc tài, và chỉ vì những sự suy nghĩ của họ đang đồng hành cùng trào lưu đòi tự do dân chủ của thế giới.  Họ chính là những hình ảnh của người dân Tunisia, người dân Ai Cập, người dân Libya, người dân Jordan, người dân Bahrain, người dân Albania, người dân Algeria, người dân Yemen, người dân Iran, người dân Ả Rập, người dân Bắc Hàn (Bắc Triều Tiên), người dân Trung Quốc... đang làm sụp đổ một số chế độ độc tài trên thế giới.
 
Hãy nhìn nước Libya hiện tại với nhà cầm quyền Moammar Gadhafi, suốt 42 năm cai trị.  Người dân tay không nổi dậy đòi Gadhafi phải chấm dứt quyền hành thì bị Gadhafi ra lệnh cho máy bay ném bom vào người dân một cách không thương tiếc và cũng chính hắn ta, đã mướn một số lính đánh thuê tấn công vào người dân Libya.  Chính tên Gadhafi này đã giết dân của ông ta như ngóe, nên ngày nay bị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chế tài, cấm máy bay bay trên chính không phận của Libya.  Có thể Pháp, Anh, và Hoa Kỳ sẽ hợp lực tấn công vào quân đội của Gadhafi.  Nhà Cầm Quyền CSVN chẳng khác gì hình bóng của NCQ Gadhafi, có lẽ còn độc tài hơn NCQ Gadhafi nhiều lắm, cũng độc tài suốt 36 năm cầm quyền nếu tính từ tháng 4 năm 1975, hoặc độc tài suốt 66 nếu tính từ tháng 9 năm 1945.  Trở lại tình hình nước Libya hiện tại, sau khi nghe tin được LHQ đã chấp thuận cấm máy bay của NCQ Gadhafi bay trên không phận Libya, nhà độc tài này đã tự đưa ra lệnh ngưng bắn và mời phái đoàn LHQ đến tìm hiểu sự việc.  Nhà độc tài Gadhafi 42 năm này vô cùng gian manh, vì ông ta tin rằng Trung Cộng sẽ dùng quyền phủ quyết và không ai sẽ làm gì được ông ta, dù ông ta đang làm việc tội ác, đó là diệt chủng chính người dân Libya của ông ta.  Hôm nay, 19/3/2011, đã có tin chính thức, một máy bay của Gadhafi đã bị bắn hạ ở Benghazi và việc sụp đổ của NCQ Gadhafi chỉ còn là thời gian, vì không thể đương đầu cả thế giới.
 
Chế độ Nguyễn Tấn Dũng chính là hình ảnh của nhà độc tài Gadhafi, chỉ hơi khác một chút Việt Nam bị cai trị bởi một đảng cầm quyền đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam.  Theo nhận xét, hiện tại thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng là một tên độc tài, nắm hết mọi quyền hành, qua mặt cả chủ tịch VC Nguyển Minh Triết. Theo hiến pháp Điều 103-2, chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng võ trang nhân dân, có nghĩa quyền phong chức hay sa thải những tướng trong Quân Đội Nhân Dân thuộc quyền của Triết, nhưng Dũng đã lạm quyền, Triết chỉ là một tên bù nhìn, coi như nắm vai trò giao tiếp với quốc tế mà thôi.  Vào ngày 1/1/2008, Dũng đã từng ký quyết định cho nghỉ hưu 40 tướng lĩnh trong quân đội và gắn cấp bậc lên tướng cho các quân nhân khác.  Ngoài ra, Dũng cũng làm thế đối với các tướng công an.  Trước khi Dũng lên ghế thủ tướng, Dũng hứa sẽ dẹp trừ tham nhũng trong nhiệm kỳ của ông ta, rốt cuộc cuối nhiệm kỳ ông đứng ra nhận lãnh trách nhiệm trước Quốc Hội cho vụ tham nhũng hàng tỉ đô la của công ty quốc doanh Vinashin.  Điều đáng buồn cười, thay vì khi nhận ra trách nhiệm của mình, Dũng phải từ chức, ông ta lại được ngồi lỳ thêm 5 năm nữa.  Rồi lại còn quyền đưa đứa con trai, Nguyễn Thanh Nghị vào trung ương Đảng.  Còn con gái Dũng là Nguyễn Thanh Phượng, mới 24-25 tuổi đã làm giám đốc công ty Vietnam Holding Asset Management có tài sản trên trăm triệu và bây giờ cũng làm chủ tịch công ty Qũy Đầu Tư Chứng Khoán Bản Việt (Viet Capital Fund Management), Phượng hiện tại khoảng 30 tuổi.  Đây chỉ trên mặt nổi, còn những của chìm, những công ty chìm mới đáng ngại.  Có người tố cáo, Dũng là người giàu nhất Á Châu chắc không sai.  Phân tách những sự kiện trên, quyền hành tối thượng đang nằm trong tay Dũng.  Sự thật, nói là Đảng lãnh đạo, nhưng hiện nay, mọi quyền hành đang tập trung vào Nguyễn Tấn Dũng.  So sánh với tên độc tài Gadhafi không khác với tên độc tài Nguyễn Tấn Dũng đâu, cả hai tên đều độc tài như nhau mà thôi.  Những tên độc tài như Ben Ali, Hosni Mubarak, hay như Muammar Gadhafi bị lật đổ, đương nhiên chế độ độc tài đó sẽ bị sụp đổ theo.  Độc tài Nguyễn Tấn Dũng cũng thế, khi Dũng bị lật đổ, chế độ độc tài CS cũng sẽ bị lật đổ theo.  Có người cho rằng, khi người dân xuống đường biểu tình áp lực đòi Nguyễn Tấn Dũng đi xuống, và nếu thành công, thì Đảng sẽ cử người khác thay thế Dũng, có khi còn tàn ác, hay độc tài hơn Dũng.  Điều này, suy nghĩ cho kỹ, sẽ thấy không bao giờ xảy ra.  Dễ hiểu thôi, khi Dũng bị mất quyền lực, có nghĩa là quyền lực đang nằm trong tay của người dân đang biểu tình.  Dũng bị truất phế, thì người dân biểu tình đương nhiên có quyền lực, chẳng có đảng nào đưa ra một tên thủ tướng khác mà không được sự chấp thuận của người dân biểu tình.  Quyền lực nằm trong tay người dân biểu tình mới truất phế được Dũng chứ, phải không?  Người dân đương nhiên có quyền giải tán Đảng, giải tán Quốc Hội Bù Nhìn VC, và giao quyền cho quân đội, cũng giống như bên Tunisia và Ai Cập thôi, không khác đâu.
 
Giải thể chế độ cộng sản Việt Nam là một tiến trình, nên phải đi qua nhiều giai đoạn.  Giai đoạn một, xuống đường biểu tình chống lạm phát, chống gía cả tăng cao, đòi đất, khiếu kiện đòi công bằng, đòi công lý, đòi tự do tôn giáo, đòi dân chủ, đòi chống giặc Tàu...  Khi lực lượng xuống đường đủ mạnh thì bước sang giai đoạn hai, đòi Nguyễn Tấn Dũng từ chức, như đã nói ở trên.  Dũng là một tên có qúa nhiều khuyết điểm, gây qúa nhiều thù oán với những người cùng nằm trong Đảng với Dũng, nhất là những thành phần tướng lãnh, bộ đội và công an bị sa thải, cùng với việc mất uy tín rất nhiều trong vụ Vinashin, và vụ cha truyền con nối..., thì việc lật đổ Dũng sẽ rất khả thi.
 
Hiện tại đang có rất nhiều điểm nóng có thể bộc phát những cuộc xuống đường biểu tình bất cứ lúc nào.  Thứ nhất phải nói đến là cái chết của anh Trịnh Xuân Tùng.  Đến hôm nay, xác vẫn còn nằm trong phòng lạnh của bịnh viện Việt Đức, NCQ Hà Nội còn chưa trả xác của anh Tùng về cho gia đình, đang ở tại 525 đường Trần Khát Chân, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.  Đã có khá nhiều người dân trong và ngoài nước ghé thăm và điện thoại cho cô Trịnh Kim Tiến (0947526256) để chia buồn, phúng điếu, hoặc giúp đỡ cho việc đòi công lý, cho anh Tùng được nhắm mắt, yên nghỉ.  Trước cái chết của anh Tùng, còn có một cái chết bị công an ém nhẹm, đó là cái chết của anh Nguyễn Lập Phương, 46 tuổi, thuộc xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. (http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Nhung-nghi-ngo-ve-cai-chet-cua-mot-nghi-pham-trom-cau/36689)
 
Anh bị bắt vì tội hái trộm cau, đưa vào đồn công an thì 4 ngày sau bị tử vong.  Khi người em trai tên Trực, chứng kiến thi thể của anh trai mình (theo báo Lao Động) "có nhiều vết bầm tím trên 2 tay, dọc hai bên sườn, chân, cằm và ngực bầm tím, hai mi mắt và hai bên tai có vết rách khoảng 2 cm."   Đây không phải là việc đòi công lý của riêng gia đình anh Tùng, hay riêng cho gia đình anh Phương, mà là chuyện chung của tất cả người dân.  Trách nhiệm của tất cả chúng ta phải tìm mọi cách ngăn cản sự độc ác, sự đánh người vô lý của công an.  Mọi người dân đều phải tham dự việc xuống đường biểu tình đòi công lý này, vì sớm muộn, tất cả người dân sẽ là nạn nhân.
Cô Lê Thị Mỹ Hạnh, 24 tuổi, tình nguyện tự thiêu đòi tự do tôn giáo
 
Điểm nóng thứ 2, cùng một lúc có 3 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, cô Lê Thị Mỹ Hạnh (24 tuổi), bà Nguyễn Ngọc Hà (37 tuổi), và cụ bà Trần Thị Xuân (80 tuổi) tình nguyện tự thiêu đòi tự do tôn giáo, nếu NCQ Hà Nội tiếp tục ngăn cản và đàn áp buổi Lễ Giỗ vào ngày 25/2 âm lịch, tức 29/3/2011 sắp tới, của Đức Huỳnh Giáo Chủ bị cộng sản giết hại vào năm 1946. Điều thô bỉ, đã 3 lần phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH gọi số sim card của chị Hạnh, thì những sim đó bị NCQ Hà Nội phá hủy, không gọi lại được nữa.  Muốn nghe cuộc phỏng vấn cụ Lê Quang Liêm và cô Lê Thị Mỹ Hạnh, qúy vị có thể vào trang Huyền Thoại: http://huyenthoai.org/v/phongvan/lequangliem17-3-2011.htmlĐây cũng là trách nhiệm của mọi tôn giáo, Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Tin Lành cũng phải gánh vác chung, cùng liên kết xuống đường biểu tình đòi tự do tôn giáo với PGHH, thì mới đạt được hiệu qủa cao.
 
Điểm nóng thứ 3 là vụ án của TS Cù Huy Hà Vũ vào ngày 24/3/2011 sắp tới.  Sự việc trở nên vô cùng căng thẳng khi cô Cù Thị Bích Xuân, em gái của TS CHHV đã nộp đơn khiếu nại lên Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc qua LS Nguyễn Xuân Phước, tốt nghiệp tại đại học nổi tiếng Cornell Hoa Kỳ, về việc NCQ Hà Nội đã không thi hành Điều 19 trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948) mà NCQ Hà Nội đã ký kết gia nhập ngày 18/7/1977.  Kế đến, vào 24/9/1982, NCQ Hà Nội cũng ký kết tuân thủ Bản Công Ước Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị (1966), mà trong đó họ đã vi phạm cũng ở Điều 19.  Ai cũng hiểu, luật pháp quốc tế bao giờ cũng đứng cao hơn luật pháp quốc gia, chỉ riêng NCQ Hà Nội là không thi hành trong suốt hàng chục năm qua.  Những Điều 258, Điều 88, Điều 79 cũa Bộ Luật Hình Sự đều vi phạm những luật quốc tế này.  Thêm nữa, trường hợp vụ án của TS CHHV rất đặc biệt.  Nó khác hơn bất cứ vụ án nào từ trước đến giờ vì TS CHHV là con cũa Cù Huy Cận, coi như cận thần của Hồ Chí Minh. TS CHHV cũng đã từng bắt tay với Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết..., vì thế, muốn xử ép TS CHHV bằng một bản án "bỏ túi", bảo đảm không dễ chút nào.  Coi như, NCQ Hà Nội đang đứng trước 2 con đường: 1) Kết tội TS CHHV sẽ làm nổi giận một số đông đảo thành phần CS thân tín với gia đình CHHV cùng đa số nhân dân.  Cuộc nổi giận này có thể dẫn đến một biến cố bất ngờ, khó có thể lường trước được.  Một cuộc đảo chánh, một cuộc xuống đường đông đảo vẫn có thể xảy ra. 2) Nếu cho TS CHHV trắng án, lẽ dĩ nhiên quyết định kế tiếp của NCQ Hà Nội phải thả tù hết tất cả các nhà dân chủ đang bị giam cầm, vì hành động "phản động" của họ còn thua TS CHHV xa lắm.
 
Điểm nóng thứ 4 là Cồn Dầu ở Đà Nẵng, như đúng cái tên gọi của nó, âm ỉ chỉ chờ đợi cơ hội là bộc phát lớn.  Ngọn đuốc Phạm Thành Sơn, không phải chỉ có anh Sơn là nạn nhân, mà hàng trăm ngàn dân oan.  Vừa qua, nhiều giáo dân Cồn Dầu đã liều chết nằm cản đường xe ủi đất tại Nghĩa Trang Cồn Dầu, cũng như ngăn cản việc đập phá tại Nhà Thờ Cồn Dầu.  Việc này đã làm bạo quyền thành ủy Nguyễn Bá Thanh phải chùn tay, qua lời tường thuật của những nhân chứng được phỏng vấn trên Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ, thuộc hệ thống www.paltalk.com.  Sự chùn tay của Thanh, chẳng qua vì Cồn Dầu chính là điểm mà quốc tế đang chú ý, nên Thanh cũng phải e dè.  Thêm nữa, nó liên quan đến Công Giáo và Tòa Thánh Vatican.  Một số chế độ độc tài phải sụp đổ vì đã đụng đến Giáo Hội Công Giáo và Tòa Thánh Vatican, như trường hợp đã xảy ra tại nước BaLan, chẳng hạn.
 
Có lẽ, một số qúy vị cho rằng thời cơ chưa chín muồi đâu.  Nếu qúy vị là người thân cộng hay CS thì không có gì phải bàn.  Còn nếu qúy vị là người chống cộng hay người đấu tranh cho tự do dân chủ, qúy vị không nên nói điều đó.  Cẩn trọng là điều đáng qúy, nhưng ở đây qúy vị đã đi ngược lại xu hướng của cả thế giới.  Trong mọi cuộc cách mạng, muốn dẫn đến thành công, mọi người hãy cùng nhìn về một hướng để tạo sức mạnh tổng hợp.  Càng nhiều người nghĩ chế độ VC sụp đổ, tự nhiên nó phải sụp đổ.  Đừng nói rằng, chưa chín muồi vì chưa có tổ chức, chưa có chuẩn bị, vậy thử hỏi hàng chục tổ chức chống cộng, đấu tranh hàng chục năm qua đã làm gì, mà nói chưa tổ chức?.  Bộ các tổ chức này lập ra mấy chục năm qua để ngồi chơi xơi nước sao, mà nói chưa chuẩn bị?  Đâu phải tự nhiên có thời cơ? Trên một chục quốc gia, người dân đứng lên biểu tình hàng loạt, thì nó là thời cơ.  Hai chế độ độc tài đã sụp đổ rồi, đó là chín muồi.  Còn chờ đợi gì nữa?  Chẳng lẽ bỏ thời cơ đi qua như giai đoạn 1989-1991, để phải chờ đợi thêm 20 năm nữa, đến năm 2031?  Coi chừng cái cẩn trọng của qúy vị chính là cái tội của qúy vị, đi ngược lại trào lưu thế giới, của dân tộc.  Còn nếu thất bại, nên nhớ, sóng sau dồn sóng trước, thất bại là mẹ thành công, người đi trước nằm xuống, lót đường cho người đi sau tiến đến thành công.  Bất cứ cuộc đấu tranh nào, cũng phải chấp nhận cái gía phải trả, đừng như những con rùa rút đầu.  Tóm lại, bốn điểm nóng trên, cùng 9 dấu hiệu như http://baotoquoc.com/2011/03/13/d%E1%BA%A5u-hi%E1%BB%87u-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%B1-s%E1%BB%A5p-d%E1%BB%95-r%E1%BA%A5t-g%E1%BA%A7n/ đã làm gia tốc sự sụp đổ của chế độ CS trong một ngày không xa đâu.
Tổng Nổi Dậy Xuống Đường Bà Con Ơi,
 
Ngày 19 tháng 3 năm 2011
Xin phổ biến tự do
 

Gaddafi: nghị quyết ‘vùng cấm bay’ là hành động xâm lược


Lãnh tụ Gaddafi của Libi đã gửi thư riêng cho các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Anh, Pháp, và Liên Hiệp Quốc, cảnh báo Washington và những quốc gia Tây Phương sẽ gánh chịu những hậu quả không thể lường trước nếu mở cuộc tấn công nhắm vào lãnh thổ của ông ta.

AFP Photo/Stan Honda

Hội đồng Bảo an bỏ phiếu chấp thuận áp dụng giải pháp vùng cấm bay' ở Libya hôm 17/03/2011 tại trụ sở LHQ ở New York.

Quyết định không công bằng

Trong thư gửi cho Tổng Thống Pháp, Thủ Tướng Anh và ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, ông Gaddafi cho rằng quyết định của Hội Đồng Bảo An là quyết định không công bằng, và việc quy định không phận của Libi là vùng cấm bay là một hành động mà ông ta gọi là hành động xâm lược.

Trong một lá thứ riêng gửi cho Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, lãnh đạo của Libi viết rằng nhân dân đang đứng đằng sau ông ta, và tất cả đã sẵn sàng chết để bảo vệ đất nước.

Những chi tiết vừa nói được Bộ Ngoại Giao Libi cho phổ biến trong khi Hội Nghị Quốc Tế Về Libi do Tổng Thống Pháp triệu tập đang diễn ra ở Paris, để đại diện của EU, NATO, Liên Đoàn Ả Rập và Liên Minh Các Nước Ả Rập bàn thảo biện pháp quân sự sẽ áp dụng với Libi.

Cuộc họp có sự tham dự của Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.

Tin chúng tôi mới nhận được cho hay có thể phiên họp sẽ kéo dài tới ngày mai mới kết thúc.

Lực lượng nổi dậy tiếp tục chiến đấu

libya-rebels-03182011-250.jpg
Các binh sĩ lực lượng cách mạng Libya vui mừng trước việc Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết thiết lập vùng cấm bay tại Libya hôm 17-3-2011. AFP PHOTO/Patrick Baz
Tiếng súng vẫn tiếp tục nổ trên đường phố ở Libi, đặc biệt là tại Benghazi là nơi mà lực lượng nhân dân nổi dậy đang đặt bản doanh.

Hai giờ đồng hồ trước đây bản tin do đài truyền hình quốc gia Libi phổ biến cho biết dân chúng trong thành phố đã tập họp thành một khối để chiến đấu với những người chống lại chính quyền Gaddafi mà bản tin gọi là những kẻ phản bội.

Một phát ngôn viên của lực lượng nổi dậy nói với hãng thông tấn Reuters là binh sĩ trung thành với Gaddafi đã tiến vào thành phố. Những người có mặt tại chỗ cho biết dân quân nổi dậy đã dựng rào cản, tiếp tục chiến đấu để bảo vệ trụ sở trung ương.

Một dân quân còn cho hay lần này, binh sĩ của Gaddafi sử dụng cả đường biển để mở cuộc tấn công, nhưng tin này chưa thể xác nhận bằng một nguồn tin độc lập khác.

Các bản tin được giới truyền thông nước ngoài phổ biến cũng cho hay lực lượng dân quân nổi dậy đã bắn hạ một chiếc phi cơ của không quân Libi.

Quốc tế sắp hành động?

Các diễn biến quân sự xảy ra ở Benghazi chứng tỏ chính phủ Libi không tuân thủ các điều kiện do Hội Đồng Bảo An đưa ra, và vi phạm chính lệnh ngưng bắn mà Tripoli đã loan báo ngày hôm qua.

Một viên chức của Pháp cho báo chí biết với tình hình thay đổi nhanh chóng như vậy, quốc tế phải hành động thật nhanh, và dự báo là hành động quân sự đầu tiên của thế giới có thể diễn ra chỉ trong ít giờ đồng hồ nữa.

Tại Tripoli, phụ tá bộ trưởng ngoại giao Libi là ông Khaled Kaim nói với báo chí rằng không hề có chuyện tiếp tục giao tranh hay dội bom, mà chỉ là những tin đồn thất thiệt do phe nổi dậy tung ra để tìm hậu thuẫn từ phía bên ngoài.

Ông Kaim cũng cho hay đã mời Trung Quốc, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Malta gửi giám sát viên đến giám sát ngưng bắn.

Theo dòng thời sự:


Một phụ nữ Việt quyết định ở lại Nhật


2011-03-19

Đã tròn một tuần kể từ lúc động đất và sóng thần ập vào vùng duyên hải Nhật Bản, nơi một số du học sinh và công nhân đánh cá người Việt được đưa về Tokyo để trở lại Việt Nam.

AFP Photo/Ken Shimizu

Một viên chức của Tự Lực lượng Quốc phòng Nhật nấu cơm phân phát cho người sơ tán ở Koriyama,tỉnh Fukushima ngày 17 tháng 3 năm 2011.

Đối với một phụ nữ trẻ người Việt không sơ tán khỏi vùng thiên tai thì quyết định ở lại của cô là chính đáng bởi chưa bao giờ cô được chứng kiến tận mắt tinh thần kỷ luật và lòng quả cảm của người bản xứ, cũng chưa bao giờ cô thấy mình học được bài học nhân bản như thế.

Mời quí vị nghe câu chuyện giữa Thanh Trúc với Bích Ngọc, người phụ nữ Việt còn lại ở vùng Miyagi gần trung tâm địa chấn Sendai.

Khâm phục tinh thần kỷ luật và lòng quả cảm

Bích Ngọc: Đến bây giờ các bạn Việt Nam đều sơ tán và về đến Tokyo, nhưng một mình em thì vẫn đang ở vùng Miyagi ngay cạnh sân bay Sendai.

Thanh Trúc: Tại sao Bích Ngọc không di tản về Tokyo?

sinh-vien-o-nhat-250.jpg
Nơi sơ tán của các sinh viên Việt Nam ở Tsukuba. Photo courtesy of Wii M Amit's Facebook.
Bích Ngọc: Tại vì em sống cùng gia đình nhà chồng. Các bạn học sinh du học và xuất khẩu lao động thì khác, các bạn độc thân, còn em thì đã kết hôn nên thành ra không thể nào mà bỏ đi như thế được.

Em phải từ biệt các bạn từ ngày hôm kia khi chuyến xe đầu tiên mà cũng là chuyến xe cuối từ Sendai đưa các bạn về Tokyo và chắc giờ này cũng đã về nước rồi. Chỗ em có nhiều sinh viên Việt Nam vì các bạn học trường Tohoku ở Sendai.

Thanh Trúc: Ở Miyagi người ta có lo sợ lắm về vấn đề nhiễm phóng xạ không?

Bích Ngọc: Thật sự em phục người dân Nhật! Người ta vẫn bình thản và sáng sáng dắt chó đi dạo bình thường, thì em mới thấy đó là tinh thần quả cảm, không có vấn đề gì phải nao núng. Người ta chỉ bảo lo lắng thì ai cũng lo lắng, nhưng mà nếu thực sự có khủng hoảng như thế thì chính phủ phải ban lệnh sơ tán thì chắc chắn là người dân phải đi.

Nhưng mà hiện tại bây giờ chưa thấy nói là nó quá nghiêm trọng đến thế nào, thành ra người dân Nhật, ví dụ như chồng em, vẫn đi làm rất vất vả và còn vất vả hơn bởi sau trận động đất sóng thần ấy thì càng phải đi làm việc nhiều hơn.

Em thấy sự nỗ lực và cố gắng của người ta nhiều lắm. Sống cùng họ em cũng thấy chẳng sợ gì. Đầu tiên em cũng có khóc lóc khi thấy các bạn đi về Việt Nam, em có bầu gần bốn tháng thành ra trong lúc này cũng vất vả.

Thanh Trúc: Nhưng trong hoàn cảnh mà chung quanh mọi người đều chịu đựng và có tinh thần kỷ luật thì chắc Bích Ngọc cũng cảm thấy mình phải như họ và cần học được như họ?

Thật sự em phục người dân Nhật! Người ta vẫn bình thản và sáng sáng dắt chó đi dạo bình thường, thì em mới thấy đó là tinh thần quả cảm, không có vấn đề gì phải nao núng.

Bích Ngọc

Bích Ngọc: Chính xác! Thật sự lúc quay đi thì mình khóc một mình. Tại vì mình thấy thương họ thì mình khóc chứ không phải mình khóc bởi vì mình sợ. Đúng là đầu tiên em cũng sợ bởi vì em mới sang có ba tháng, nhưng mà nhìn thấy tinh thần của những người chung quanh bây giờ em chẳng sợ gì nữa.

Em gọi điện về cho bố mẹ em bảo nếu con có làm sao thì bố mẹ cũng đừng có đau đớn khóc lóc quá bởi vì là con cùng với tập thể người Nhật chứ không chỉ riêng cá nhân đơn lẻ. Thế nên bố mẹ em cũng rất tin tưởng vào quyết định của em. Các bạn cũng gọi điện động viên, rất nhiều anh chị người Việt gọi em bảo phải đi lập tức tại vì xe buýt chỉ đợi đúng mình em nhưng một mình em ở lại.

Thanh Trúc: Còn vấn đề nhiễm phóng xạ Bích Ngọc có lo không, bởi vì Miyagi đâu có xa Fukushima?

Bích Ngọc: Đúng. Hiện tại chính phủ khuyến cáo là từ hai mươi đến ba mươi kilômét. Còn nhà em cách Fukushima khoảng bảy mươi kilômét tính từ nhà máy Đai I Chi đấy.

Thực sự buổi sáng em xếp hàng mua thực phẩm, chờ đợi hai ba tiếng đồng hồ mà không một ai nhắc đến vấn đề hạt nhân hay nhiễm xạ. Mọi người gần như là không sợ, chỉ nói với em là mang bầu thì tốt nhất nên ở trong nhà, ở trong phòng đóng kín cửa lại, đeo khẩu trang. Thế thôi. Còn lại thì không có một biểu hiện gì từ trẻ em cho đến người già cho đến thanh niên.

Em nhìn tận mắt em cứ khóc, em khóc bởi vì em thấy em may mắn, nếu mà chết cùng họ em cũng thấy em may mắn, em thấy em học được nhiều lắm. Người ta chỉ nói là cố lên cố lên, thế thôi, không việc gì phải lo. Còn nếu trong trường hợp qua khẩn cấp rồi thì yên tâm, mọi người chạy là mày cũng phải chạy. Thế nên em thấy vững tâm lắm.

Hôm nay vẫn còn nhiều dư chấn rất mạnh là đằng khác mà em thấy đã quen rồi.

Học được bài học nhân bản

japan-quake-250.jpg
Quân đội Nhật được điều động để tiếp cứu các nạn nhân của trận động đất lịch sử 2011. AFP photo.
Thanh Trúc: Bích Ngọc nói muốn ở lại muốn san sẻ thì Bích Ngọc có thể làm được gì?

Bích Ngọc: Ví dụ hôm nay em đến Nhà Văn Hóa, có ghi tên mình vào đội tình nguyện viên mà em sẽ phiên dịch tại vì một số người nước ngoài mắc kẹt tại đây mà không biết tiếng Nhật thì em sẽ giúp họ.

Tiếng Nhật của em nói chung cũng đủ, nên khi mọi người cần nhờ đun sôi cái gì thì nhà em gần đấy. Nhà em gần Ủy Ban và gần Nhà Văn Hóa. Bây giờ những người không có nhà đang tập trung hầu hết ở Nhà Văn Hóa rồi các Trung Tâm Thể Thao.

Buổi sáng em qua đấy xem mọi người cần gì thì mọi người bảo em. Còn lại gia đình chú họ và tất cả nhà chồng em đều đi làm từ thiện, giúp đỡ những người bị sóng thần đánh ập mà không còn một cái gì, là tít ở phía phải đi bằng xe đạp vì bây giờ gas không có không đi ô tô được.

Em đang có bầu, bố mẹ em không cho đi, nhưng mà em đi bộ gần gần xung quanh và giúp mọi người. Tình hình hôm nay thì khả quan hơn rất nhiều bởi vì đã có điện, thành ra mọi người có điện để sưởi ấm. Hôm nay em có đem mấy cái chăn, em cứ đi bởi vì mọi người ai cũng bảo là tôi đủ ấm rồi hãy đem cho những người khác. Mang cả mì tôm đi, mấy đứa trẻ con cũng bảo là cô cứ đưa cho mấy người khác cần hơn. Em cứ đi mãi nhưng mà hạnh phúc lắm, thấy mọi người như thế có nghĩa là vững tinh thần.

Thanh Trúc: Người ta mới nối lại điện ngày hôm qua hay sao? 

Bích Ngọc: Vâng, chỗ em có điện từ ngày hôm kia, vùng lân cận đến ngày hôm nay mới có.

Thanh Trúc: Chính xác chỗ Bích Ngọc ở cách trung tâm địa chấn Sendai bao nhiêu?

Hôm nay em có đem mấy cái chăn, em cứ đi bởi vì mọi người ai cũng bảo là tôi đủ ấm rồi hãy đem cho những người khác. Mang cả mì tôm đi, mấy đứa trẻ con cũng bảo là cô cứ đưa cho mấy người khác cần hơn.

Bích Ngọc

Bích Ngọc: Em nghĩ là gần. Địa chỉ của em là Satonomori, Iwanuma, mà hiện tại Iwanuma của em thì nghìn người chết, có nghĩa từ bờ biển tới nhà em là bảy kilômét. Chỗ nhà em và mấy nhà xung quanh là may mắn, còn lại ở rìa là mất cả người cả nhà, mất hết không còn một cái gì.

Lúc gọi cho em bố mẹ em còn xúc động không nói được tiếng nào, cả năm phút mới bảo "mày hãy còn sống…". Tại vì mọi người bảo khi mà nhìn ảnh chỗ vùng Miyagi của em thì nhà không còn dấu nhà mà chỉ có đất không.

Đó là chuyện kể từ cô Bích Ngọc ở Miyagi không xa trung tâm địa chấn Sendai và chỉ cách bờ biển nơi sóng thần ập vào khoảng bảy kilômét.

Trong khi đó một tu sĩ Phật Giáo ở Tokyo, thầy Triệt Học, cho biết tám mươi bốn công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam tại khu vực động đất và sóng thần đã về đến Tokyo:

"Ngày hôm kia tám mươi bốn anh chị em đó đã được đưa về chùa lớn ở Tokyo. Hôm nay có một số người đã về nước, một số đi tới nhà bạn bè thân thuộc, và hiện nay ở chùa còn ba mươi sáu người. Tất cả các cơ quan tôn giáo như Phật giáo và các đạo khác ở đây sẵn sàng mở cửa đón không riêng anh em Việt Nam mà tất cả những người ngoại quốc bị lâm nạn."

Vẫn theo lời nhà sư Triệt Học, báo chí Nhật Bản loan tin là tính đến chiều thứ Sáu, trong số mười lăm nghìn người Nhật thiệt mạng vì động đất và sóng thần, có khoảng năm trăm là người nước ngoài.


Theo dòng thời sự:


Việt Nam ‘chi bạo’ nhất thế giới


2011-03-19

"Người Việt Nam tiêu xài lạc quan nhất thế giới", đó là tựa một bài viết đăng trên báo Saigon Tiếp Thị nói rằng ở Việt Nam, làm ra một đồng thì xài tới 2, 3, 4 đồng. Vì sao người Việt được đánh giá và xếp hạng cao như vậy?

AFP

Cửa hàng bán các loại xe hơi hạng sang

Ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, năm nay người dân Việt mình ăn Tết Tân Mão lớn chưa từng thấy. Bên cạnh đó, tổ chức cung cấp thẻ tín dụng toàn cầu Master Card Worlwide cũng phổ biến kết quả khảo sát cho thấy qua thăm dò ý kiến trên 10 ngàn người thuộc 24 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc Châu Á, Thái Bình Dương, Châu Phi, khu vực Trung Đông thì nói về ăn chơi, giải trí, người Việt dẫn đầu so với các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Australia.

Mặt khác, người Việt khi sang thăm người thân tại các nước Hoa Kỳ, Australia, Singapore đều nhận thức rõ về tinh thần tiết kiệm của dân chúng các quốc gia được xem là sung túc ấy.

Vẫn căn cứ vào những số liệu thống kê thì sức mua, tiêu xài tiền của người Việt Nam tăng rất nhanh, mỗi năm tăng tới 20% tương đương với 53 tỷ đô la, thị trường bán lẻ đứng thứ tư trên thế giới chỉ sau các nước được xem là "cường quốc" có đông dân, gồm có Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Cũng có lẽ vì bản xếp hạng này mà người Việt Nam được đánh giá là "tiêu xài lạc quan nhất thế giới".

Lời cảnh tỉnh, mỉa mai

thuong-xa-tax-250.jpg
Thương xá TAX. RFA photo.
Góp ý về sự đánh giá này, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhấn mạnh:

"Nói như vậy có lẽ đó là một lời phê phán, cảnh tỉnh thì đúng hơn; họ nói đúng 'chi bạo' hay nói cách khác là nhiều khi không lượng được sức mình, trong nhiều chuyện lắm.

Cái cách của mình không phù hợp với thực lực mà mình có, Việt Nam hiện nay là một đất nước đứng thứ 13 về dân số, trên thế giới. Ở một nước mà thiên nhiên không lấy gì làm ưu đãi cho lắm, nếu muốn phát triển thì có lẽ phải học như người Nhật, dạy cho con em họ biết rằng, Nhật là một nước nghèo về tài nguyên, khoáng sản, vì vậy chỉ có một cách là phải cắn răng lại để mà làm việc, lao động, có như vậy nước họ mới phát triển được.

Trong lúc đó, Việt Nam, dân số rất đông, trình độ kinh tế rất thấp so với các nước khác trong khu vực và so với thế giới, muốn phát triển, người Việt Nam phải cần cù, biết cách vừa làm, vừa dành dụm để tạo nên cơ nghiệp."

Nói như vậy có lẽ đó là một lời phê phán, cảnh tỉnh thì đúng hơn.

GS Tương Lai

Giáo sư Tương Lai tự đặt cho mình câu hỏi : "Ai chi bạo…"?

Và chính ông cũng tự đi tìm cho mình lời giải đáp:

"Nói cho cùng, không phải tất cả mọi người đều 'vung tay quá trán như thế đâu', nhưng nếu nhìn một cách thật nghiêm khắc thì phải nói đây là một nhược điểm của riêng mình, vì vậy khi người ta nhận định về mình như thế, là người ta chê và sự chê bai đó là đúng, người Việt cần phải thấy rõ cái nhược điểm ấy của mình, để biết cách tằn tiện, biết lượng sức để mà đưa đất nước mình đi lên. Trong chuyện đó, phải giáo dục cho con em mình ngay từ khi còn bé, ở ghế nhà trường cần phải có ý thức đó, nếu không làm được như vậy, thì Việt Nam khó mà đuổi kịp được với thế giới."

Kẻ ăn không hết, người lần không ra

Người bán hàng rong ngồi an trưa bên cạnh một cửa hàng bán mỹ phẩm sang trọng tại Sài Gòn. AFP Photo.
Người bán hàng rong ngồi an trưa bên cạnh một cửa hàng bán mỹ phẩm sang trọng tại Sài Gòn. AFP Photo.
Chi xài quá mức vốn liếng mà mình làm ra được, dễ đưa tới những tệ đoan xã hội, ăn xài hoang phí, ông Quý một người dân sinh trưởng ở Bồng Sơn, Miền Trung VN thấy rõ điều đó, khi đón nhận tin "người Việt tiêu xài lạc quan":

"Câu này có ý mỉa mai, bản chất của người Việt Nam là ăn tiêu dè xẻn, dùng sức lao động và mồ hôi để làm ra tiền, như người ta thường nói 'khéo ăn thì no, khéo co thì ấm'. 

Phải dành dụm, tiết kiệm, để lo xây dựng gia đình, lo cho con cái ăn học. Tuy nhiên trong thời buổi bây giờ, có nhiều giới chức kiếm được tiền rất dễ dàng, hoặc vì có chỗ ngồi rất tốt, nhận được tiền hối lộ, lo lót, họ tiêu xài tiền như 'ném qua cửa sổ'. Thứ hai là có những người 'móc ngoặc' công việc làm ăn suông sẻ, kiếm được rất nhiều tiền nên ăn chơi, một đêm có thể tiêu xài hai, ba chục triệu đồng tiền Việt Nam."

Theo ông, có những địa phương trên đất nước Việt Nam, dù làm việc cật lực, người dân cũng chưa đủ ăn:

"Ở miền quê, nhất là vùng Bồng Sơn của chúng tôi, có những người suốt đời còng lưng, làm việc trên những thửa ruộng, trên nắng, dưới nóng, mà một ngày không có đủ hai bữa cơm cho no bụng, vậy mà ở thành phố con ông, cháu cha, những người móc ngoặc đã vung tiền, tiêu xài. 

"Ở miền quê, nhất là vùng Bồng Sơn của chúng tôi, có những người suốt đời còng lưng, làm việc trên những thửa ruộng, trên nắng, dưới nóng, mà một ngày không có đủ hai bữa cơm cho no bụng.

Ông Quý

Nếu là người hiểu biết, họ cho đó là một câu chế nhạo, bởi vì đồng tiền kiếm được không do mồ hôi, nước mắt, là một . Thứ hai là họ không tin ở ngày mai, bây giờ có tiền thì cứ xài, không biết rằng ngày mai, họ còn ngồi ở chỗ đó nữa hay không, còn xài được tiền hay không, xài được ngày nào hay ngày ấy."

Theo báo chí nước ngoài thì hình như người Việt Nam đang sống theo kiểu cách 'ném tiền qua cửa sổ', vì dư luận vẫn thường nghe kể lại rằng, có bao cây cầu xây mà không ai đi qua, bến cảng dựng lên mà không tàu thuyền nào cập vào, sân bay thẳng tấp không máy bay nào tới đáp, hàng lô biệt thự, cao ốc vô chủ ở Hà Nội và Saigon bỏ trống lâu nay.

Còn người dân 'thấp cổ bé họng' thì thường nói 'có những món hàng mà người mua không bao giờ dám đụng tới' và 'có những thứ hàng cao cấp bạc triệu mà người dùng không bao giờ phải mua sắm cả'.

Theo dòng thời sự: