THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 June 2013

Báo chí Việt Nam đã được tham dự cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội!

Toàn cảnh phiên khai mạc phiên họp mùa xuân của Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội ngày 20/05/2013.
Toàn cảnh phiên khai mạc phiên họp mùa xuân của Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội ngày 20/05/2013.
REUTERS/Kham

Thụy My
Theo tin từ báo chí trong nước hôm nay 09/06/2013, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết ngày mai, Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh. Báo chí sẽ được tham gia ngay từ đầu. Đây có thể xem là một nhượng bộ đáng kể vì trước đây các phóng viên không được tham dự.

Các báo Việt Nam đưa tin, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã thông báo ngày mai 10/6 Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Báo chí sẽ được tham gia ngay từ đầu, có nghĩa là từ lúc các đại biểu bỏ phiếu cho đến lúc công bố kết quả số phiếu theo từng chức danh. Kết quả được công bố theo ba mức độ : tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Trong số các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội có : Chủ tịch và Phó chủ tịch nước, Thủ tướng và các thành viên chính phủ, Chủ tịch, các Phó chủ tịch Quốc hội và các ủy viên thường vụ, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Chánh án Tòa án Tối cao. Do Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng kiểm toán Nhà nước vừa được Quốc hội phê chuẩn nên không tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cho hai chức danh này.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này được tiến hành theo Nghị quyết 35 của Quốc hội Việt Nam. Những người có quá nửa tổng số các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đánh giá tín nhiệm thấp có thể xin từ chức. Đây là lần đầu tiên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, và việc này sẽ được tổ chức định kỳ hàng năm, kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Dư luận đang rất chờ đợi sự kiện này. Đặc biệt là trong bối cảnh trước đó vào ngày 23/05/2013, báo chí Việt Nam đã đồng loạt đưa tin là các phương tiện truyền thông không được tham dự các phiên họp Quốc hội. Cả các phiên thảo luận và bỏ phiếu miễn nhiệm, bổ nhiệm các chức danh Bộ trưởng Tài chính và Tổng kiếm toán Nhà nước, cũng như phiên họp để nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc chuẩn bị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, báo chí đều không được tham dự. RFI đã có bài phỏng vấn về sự kiện này vào ngày 27/05/2013 (Nhà báo Phạm Chí Dũng: Quốc hội Việt Nam là của ai ?) .
Quyết định để báo chí tham dự các phiên họp bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội có thể xem là một nhượng bộ trước các đòi hỏi dân chủ hiện nay tại Việt Nam.

Đất nền Hà Nội xuống giá thê thảm

Nhiều khu vực ở Hà Nội giá đất nền đã giảm từ 30 – 50% so với thời kỳ 3 năm trước đây.

» Nhà đất ven đô xuống giá kỷ lục
» Vì sao đất vành đai 3 hút khách?
» Hà Nội: Nhan nhản đất nền chỉ 10-15 triệu đồng/m2

Năm 2013 đã đi qua được nửa chặng đường nhưng lượng giao dịch đối với đất nền rất ít do các dự án bán đất nền, nhà thấp tầng thường xa trung tâm và hạ tầng không đồng bộ, giá trị  căn nhà cao vượt xa khả năng thanh toán của người dân.

Đất nền Hà Nội xuống giá thê thảm
Thống kê trên số lượng đất nền đang rao bán tại các sàn bất động sản, hiện tại giá đất nền đang ở mức thấp nhất đang thuộc về khu vực Mê Linh. Trung bình chỉ khoảng 10 - 15 triệu đồng/m2.

Còn tại một số huyện ven đô như Thanh Trì, Thạch Thất có giá bán từ 500 – 600 triệu đồng/mảnh diện tích từ 30 - 40 m2. Tại Đông Anh, giá đất thổ cư đã giảm khoảng 30 - 50% so với năm 2010 khi giá đất ở đây dao động từ 14 - 20 triệu đồng/m2.

Việc giá đất nền ở các khu vực ven thành phố xuống giá trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay cũng là điều dễ hiểu bởi xa trung tâm thành phố và hạ tầng còn chưa phát triển.

Tuy nhiên, ngay cả ở những nơi đã từng được coi là "đất vàng" trong thời điểm hoàng kim của thị trường bất động sản như khu vực Mỹ Đình, Mễ Trì, giá đất đã giảm tới tới 1/3.

Cụ thể, tại các khu vực Mỹ Đình, Mễ Trì giá đất nền có lúc được giới đầu cơ rao bán lên tới 200 triệu đồng/m2 tại đường Lê Đức Thọ, nay giảm giá bán còn từ 60 - 80 triệu đồng/m2 tùy vị trí. Các vị trí đất nền thổ cư trong thôn Phú Mỹ tiếp giáp với đường rộng 4m giá bán dao động từ 20 – 35 triệu đồng/m2, so với 40 – 60 triệu đồng/m2 trước đây.

Trong khi đó, giá đất tại các dự án nằm ven đường vành đai 3 như La Khê, Văn Khê được rao bán với mức giá từ 34 - 40 triệu đồng/m2; biệt thự, liền kề Văn Phú từ 40 - 57,5 triệu đồng/m2; khu Dương Nội khoảng 40 triệu đồng/m2; những dự án nổi danh một thời như Thanh Hà (Cienco 5) nay chỉ được giao bán từ 30 – 35 triệu đồng/m2 tùy vị trí.

Trong khi thị trường đất nền toàn thành phố đầy ảm đảm thì chỉ có một điểm sáng thuộc về khu vực phía Đông Hà Nội.

Theo đánh giá của các chuyên gia bất động sản, thị trường đất nền dự án tại khu vực phía Đông Hà Nội vẫn có tiềm năng và hấp dẫn khá lớn người mua, vì hạ tầng kỹ thuật và xã hội ở đây tương đối đồng bộ. Đây cũng là địa bàn có giá bán ổn định và có lượng giao dịch thành công lớn nhất trong 5 tháng đầu năm.

Địa hạt 'gái giang hồ' ở miền Tây

Nằm trên con đường huyết mạch nối Cần Thơ - Long Xuyên - Kiên Giang, lại ở địa thế “một bước qua tỉnh khác”, nên cả một khu vực trở thành điểm “cát cứ” của gái giang hồ từ rất xưa và nổi tiếng tới tận bây giờ.
Địa hạt "gái giang hồ”

“Thủ phủ mại dâm”, “xóm đèn màu”, “xóm ghệ”, “xóm dù”, thậm chí là “xóm đĩ”… Người ta có nhiều tên để ám chỉ về một cái xóm nổi tiếng tại ấp Vĩnh Qui (xã Vĩnh Trinh, H.Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ).

Người dân ở đây chỉ còn lắc đầu với những biệt danh “một thời để nhớ” này. Những biệt danh ấy tồn tại từ trước “tiếp thu”, kéo dài qua nhiều trạng thái xã hội, những thăng trầm, nổi trôi của phận người.
Địa hạt 'gái giang hồ' ở miền Tây
Một thời, khi bị kiểm tra, “gái giang hồ” và khách làng chơi cứ thế ùm xuống sông. 

Vĩnh Qui nằm nép bên QL80, đường chính từ TP.Cần Thơ về Rạch Giá. Người cao tuổi nhất cũng không biết được những cô gái làng chơi có mặt ở đây từ lúc nào. Một tú bà có “thâm niên” bảo rằng, nghề "buôn hương" ở đây đã có từ “trào ông Diệm”.

Vĩnh Trinh nằm trên trục lộ xe, lại gần các điểm đóng quân; về Cần Thơ hay Rạch Giá, Long Xuyên cũng gần nên xóm trở thành điểm hẹn của binh lính Sài Gòn tìm gái. Những cô gái làng chơi từ khắp nơi tìm đến Vĩnh Trinh ngày càng nhiều. Quen đường, các tay chơi cũng tìm đến đây. Người Vĩnh Trinh hiền hòa bỗng chốc bị tai tiếng như là “xóm chứa gái”.

Một số gia đình đã bắt tay với những cô gái giang hồ. Nhà chứa chuyên nghiệp mọc lên, rồi dần dần “lây” qua các nhà lân cận. Đến khi những cô gái trong xóm lớn lên tập tành phấn son, xiêu lòng đón khách thì nhiều hộ dân ở đây trở nên điềm nhiên với chuyện xảy ra trước mắt.

Sau năm 1975, nhiều gái giang hồ tiếp tục trôi dạt về “địa chỉ quen thuộc” này, kéo theo những thôn nữ "chân còn đóng phèn" tìm tới Vĩnh Qui như là nơi kín đáo để kiếm tiền. Chẳng những thế, các "đàn chị” đã tập cho những cô gái quê biết phấn son, rượu bia, ma túy... rồi dần gia nhập vào đội ngũ tiếp khách vốn đã hùng hậu ở Vĩnh Trinh. Đến đây thì xóm Vĩnh Qui trở thành địa chỉ "khét tiếng".

Chị Trần Thị Thơi, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vĩnh Trinh, bảo rằng mại dâm đã “mọc thành rễ” ở đây. Thời gian trước, đi ngang qua “xóm đèn màu” thì hình ảnh quen thuộc là những cô gái ngồi dưới những cây dù to để gọi khách. Số tiền đi khách nói chung là rẻ mạt. Nhưng vì khách tới lui nườm nượp nên các chủ chứa cứ sống phây phây.

“Một người làm được, có ăn, thì những nhà khác làm theo, riết rồi người ta gọi khu này là khu “chứa đĩ cả xóm”, chủ tịch phụ nữ xã đỏ mặt kể. “Đi công tác với các đơn vị khác, mỗi lần nhắc tới Vĩnh Trinh là người ta lại hỏi đến chuyện đó, mình cũng ngại”. Chị Thơi nói trong số các “kiều” ở đây, có nhiều người rất đẹp, đến là phụ nữ mà chị còn thấy thích, thấy tiếc...

Bà T.T.B, người từng là tú bà ở đây nói những cô gái mới lớn ở địa phương, đua đòi, đã gia nhập vào hàng ngũ gái giang hồ từ các nơi tìm tới “làm ăn” ngày càng nhiều, khiến xóm nhà gần cây số trở nên đông đúc. Khách nam qua lại được chèo kéo như rao hàng ở chợ. Rồi bắt đầu có cạnh tranh.

Để gây chú ý, các chủ chứa thắp lên đèn màu. Để thêm hình thức phục vụ, các quán bia có tiếp viên mọc lên. Người ta cho rằng, “mô hình” quán bia ôm cũng khởi thủy từ đây, trước khi nó nhanh chóng lan rộng đi khắp nơi. Bà B. nói ban đầu xã cũng cấp giấy phép cho các quán hoạt động, thu thuế. Thế rồi chỉ một thời gian “bia ôm mọc lên rần rần”, tai tiếng khắp nơi buộc lãnh đạo địa phương phải ra lệnh rút giấy phép.

"Đánh trận” mại dâm
Nhưng để dẹp một quán bia ôm thì dễ, còn để giải tán một động chứa thì lại là chuyện khác. Bà L.T.H, một tú bà khét tiếng ở Vĩnh Qui, kể lại ban đầu ít “ghệ”, ít khách thì còn dễ “làm ăn”. Khi hoạt động mại dâm trở nên quy mô hơn, tai tiếng như cồn, công an tăng cường kiểm tra thì chuyện “mần ăn” không còn... lén lút được nữa. Các chủ chứa cũng nghĩ ra nhiều cách “đánh bài ngửa” với lực lượng công quyền.

Như động của bà H. được thiết kế với nhiều lớp cửa sắt. Mỗi khi các “ghệ” dẫn khách vào hành sự thì bà khóa trái các cửa lại. Còn cửa phía sông chỉ khép hờ. Mỗi khi kiểm tra, lực lượng công an đợi chủ nhà mở cửa thì phía sau, các “em” cứ trần như nhộng mà nhảy xuống sông. Bà H. kể, thường thì khách chỉ ở yên khi bị kiểm tra. Nhưng nhiều khách hốt hoảng nên cũng “bay” theo các em.

Trong một lần như thế, một vị khách tên P. có lẽ quá căng thẳng nên lao xuống nước khi bị kiểm tra, mà quên mình... không biết lội. Phải đến 3 ngày sau, người ta mới phát hiện thi thể tay chơi xấu số ở cách đó không xa.

Đó là chuyện hy hữu, còn phần lớn vì không bắt được quả tang nên chủ động chối bay. Chỉ với biện pháp đối phó đó, động của bà H. tồn tại trong thời gian dài và “mô hình” này được nhân ra ở các động khác trong xóm.

Ông Hà Thanh Nhựt, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình, nguyên là Trưởng công an xã Vĩnh Trinh (năm 2004 - 2009) nhớ lại, nhiều lúc lực lượng dày công theo dõi nhưng khi đột nhập vào thì chuyện đã rồi. Những nông dân chân chất ngày nào đã hóa thành tú bà, tú ông chuyên nghiệp thì họ cũng trở nên khó đối phó, dù lực lượng truy quét phần lớn cũng là những người quen mặt, biết tên.

Nhiều lần đột nhập các “động” không thành, ông Nhựt và các đồng sự đã thay đổi phương án, “vừa cứng vừa mềm”. Từ việc cho người giả làm khách làng chơi cho đến dùng biện pháp mạnh của... lính đặc công.

Trong những cuộc đi “phá động”, lực lượng công an chia làm “hai mũi giáp công”. Mũi trên lộ phải mang theo búa tạ, kềm cộng lực để phá cửa sắt. Mũi dưới sông đón lõng, phòng khi các “em” phi xuống sông thì kịp thời có mặt để vớt lên.

Ông Nhựt nhớ lại, với biện pháp như đánh trận ấy, mà lực lượng công an đã dẹp được 23 động chứa. Hàng chục tú ông, tú bà lần lượt lãnh án. Các em thì đi "phục hồi nhân phẩm". Thế nhưng lớp “đào” này đi thì lớp “đào” khác tới, lớp “tú” này bị bắt thì “tú” khác nổi lên. Kinh nghiệm hơn, khôn khéo hơn...

Mãi đến năm 2007, ngọn lửa chớp nhoáng đã thiêu rụi 14 căn nhà lá ven sông ở Vĩnh Qui, ngay khu nhà được xem là “trung tâm đèn màu”.

Cùng với hàng chục tú bà, tú ông, gái bán thân lớp đi tù, lớp cải tạo bắt buộc, lớp chết vì AIDS... Những biến cố dồn dập khiến nhiều người đã nghĩ xóm nhỏ vốn chẳng mấy yên bình này bắt đầu một trang khác.
Theo Thanh Niên

Trốn viện mới phát hiện bệnh do bị…“cắt nhầm”?

- Sau một tuần được phẫu thuật cắt bỏ tử cung, bệnh nhân thấy đau bụng quằn quại. Mặc dù được các bác sĩ kiểm tra, uống thuốc nhưng cơn đau vẫn không dừng. Đến khi “trốn” sang một bệnh viện khác, bệnh nhân mới tá hỏa phát hiện mình bị tổn thương niệu quản trong quá trình phẫu thuật trước đó?
 
Tối 18/5, Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai đã tiếp nhận bệnh nhân Trần Thị Hạnh (SN 1963), trú tại 235A, đường Cách Mạng Tháng Tám, TP Pleiku, Gia Lai trong tình trạng đạu bụng quằn quại.

Tại đây, các bác sĩ được bệnh nhân cho biết: chị vừa phẫu thuật u xơ tử cung (cắt toàn bộ tử cung) vào ngày thứ 7 trước đó tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.

Khám siêu âm cho bệnh nhân, kết quả cho thấy trong bụng bệnh nhân có dịch, tử cung đã bị cắt hoàn toàn. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và chẩn đoán: bệnh nhân có khả năng bị áp xe tồn lưu, nên quyết định mổ nội soi, thám sát cho bệnh nhân.
Bệnh viện, chết, thương vong Bệnh viện, chết, thương vong
Chị Hạnh hiện đang điều trị hồi phục tại bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai

Kết quả mổ nội soi thám sát, e kíp mổ phát hiện bệnh nhân bị tổn thương niệu quản (rách một phần ống dẫn nước tiểu) do quá trình phẫu thuật cắt tử cung trước đó. Việc nước tiểu rỉ ra sẽ gây viêm phúc mạc, dẫn đến triệu chứng đau bụng cho bệnh nhân.

Khi phát hiện niệu quản bị tổn thương, các bác sĩ đã tiến hành khâu vá vết thương, đặt ống thông và rửa sạch bụng cho bệnh nhân.

Bác sĩ Lê Quốc Sử, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai cho biết, hiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Trần Thị Hạnh đã cơ bản hồi phục.

Theo chị Hạnh cho biết, chị phát hiện bệnh u xơ tử cung từ 10 năm trước và đã điều trị ở một phòng khám tư nhân tại TP Pleiku. Gần đây, chị Hạnh có cảm giác đau nhiều nên phải nhập viện tại khoa sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Đến ngày 10/5, chị Hạnh được các bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung.

“Tôi không hiểu mổ thế nào, chỉ còn 1 ngày nữa là cắt chỉ nhưng bụng tôi đau rất nhiều. Các bác sĩ phải đưa tôi đi siêu âm lại rồi chuyển sang khoa nội. Sau đó, tôi thấy bụng vẫn đau không thể chịu nỗi, nếu cứ kéo dài thì sẽ chết mất…Tôi đề nghị họ giúp đỡ, nhưng chỉ nhận được trấn an “không sao đâu”, may mà tôi bỏ trốn mới tìm ra bệnh ”, chị Hạnh nằm trên giường kể lại.

Liên tiếp gần 2 ngày, chị Hạnh đau quằn quại, nhưng các bác sĩ ở đây vẫn không có biện pháp nào chữa trị hiệu quả. Người nhà của chị Hạnh thấy sốt ruột nên đến tối ngày 18/5, quyết định đưa chị Hạnh trốn viện sang Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai.
Rất may, tại đây chị Hạnh đã được can thiệp kịp thời, nếu để lâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Chúng tôi đã liên hệ với bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai để hỏi về trường hợp bệnh nhân Trần Thị Hạnh, tuy nhiên phía bệnh viện chưa có trả lời chính thức nào.
• Tiến Thành

Bầu Đức, Cường đô la đua nhau gặp đại hạn

(VTC News) - Không lâu sau khi bầu Đức dính vào cáo buộc “phá rừng”, công ty của Cường đô la phải ra tòa vì không sòng phẳng với khách hàng.


Đại gia thi nhau gặp hạn

Cuối tháng 5, đầu tháng 6 là thời điểm đáng nhớ của nhiều đại gia Việt. Trong khi ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam liên tục nhận được tin tốt như Tập đoàn Vingroup được quỹ nước ngoài rót 200 triệu USD và một quỹ trong nước mua tháp A Vincom với giá gần 10.000 tỷ đồng thì Bầu Đức và Cường đô la đua nhau… gặp hạn. Ồn ào nhất có lẽ là sự kiện Hoàng Anh Gia Lai, nơi bầu Đức giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị bị Global Witness cáo buộc phá rừng. 


Theo đó, Global Witness “tố” Hoàng Anh Gia Lai chiếm đoạt đất đai, khai thác gỗ bất hợp pháp và có hành vi tham nhũng khác tại Lào và Campuchia. Không chỉ Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cũng bị cáo buộc với “tội danh” tương tự. “Cuộc chiến” giữa Hoàng Anh Gia Lai và Global Witness nhận được sự chú ý từ dư luận khi báo chí đưa tin Global Witness tổ chức phi chính phủ của Anh. Và người đứng sau tổ chức này là tỷ phú nổi tiếng George Soros.

Trong khi Tập đoàn cao su Việt Nam phản ứng nhẹ nhàng thì Hoàng Anh Gia Lai phản đối quyết liệt. Tập đoàn này thậm chí còn tổ chức họp báo để “thanh minh”. “Cuộc chiến” càng ồn ào hơn khi Hoàng Anh Gia Lai ra sức phủ nhận còn Global Witness kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình.


bầu đức
Bầu Đức tổ chức họp báo phủ nhận cáo buộc phá rừng (Ảnh từ Internet)
“Sự kiện” này không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai nhưng tại thời điểm đó, cổ phiếu HAG đi xuống, khiến bầu Đức có thời điểm mất cả ngàn tỷ đồng giá trị cổ phiếu. Công ty Quốc Cường Gia Lai, nơi Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la) nắm giữ vị trí phó giám đốc cũng bất ngờ “nổi tiếng” vì sự kiện xảy ra cách đây gần 3 năm. Sự kiện này tưởng “chìm xuống” nay bỗng quay trở lại khi báo chí đưa tin chiều hôm nay (10/6), Công ty Đầu tư Phát triển Nhà Quốc Cường - chủ đầu tư chung cư Quốc Cường - Gia Lai, quận 7 sẽ phải hầu tòa trong vụ kiện của cư dân yêu cầu trả lãi phạt do chậm giao căn hộ và giao căn hộ với nội thất không đúng chất lượng thỏa thuận. Vụ tranh chấp này đã nổ ra từ tháng 10/2011. Cư dân của chung cư Quốc Cường Gia Lai 1 và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nhà Quốc Cường tranh cãi về 3 vấn đề phí quản lý chung cư được áp đặt một cách vô lý, lãi phạt giao chậm căn hộ và chất lượng của chung cư.

Quốc Cường Gia Lai
Nhiều khách hàng bức xúc với cách làm việc của phía Quốc Cường Gia Lai (Ảnh từ Internet) 
Sau khi vụ tranh chấp trở nên om xòm, chiều 6/10/2011, bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai, cho biết đã thương lượng được với một số hộ dân trong vụ tranh chấp đòi tiền lãi chậm giao căn hộ. Thời gian này, không phải chỉ bầu Đức và công ty của Cường đô la gặp hạn. Một số đại gia khác cũng gặp phải sự cố. Trong đó, đáng kể nhất phải nói tới “vạ miệng” của bà Ninh Thị Tỵ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty May Hồ Gươm. Theo nhiều công nhân kể lại, vào bữa ăn trưa ngày 3/6, họ phát hiện cơm nấu chưa chín nên thắc mắc và bỏ bữa. Biết được sự việc, bà Ninh Thị Ty tới kiểm tra và khiến họ choáng váng khi nói: “Dân nhà quê mà cũng đòi ăn ngon. Chúng mày không ăn thì về...”. Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cao Văn Sơn, Công ty Cổ phần Chứng khoán KENANGA Việt Nam (KVS) lại gặp hạn chỉ vì quá cả tin. Vì tin tưởng bà Nguyễn Thị Thanh Hằng là nhân viên cũ của mình và ông Nguyễn Việt Hải là con của người bạn quen thân, ông Sơn đã dễ dàng thu nhận hai người này vào làm việc, đồng thời tạo mọi điều kiện cho họ đủ tư cách tham gia vào Hội đồng quản trị công ty, phần đại diện cho các cổ đông Việt Nam, để họ thuận lợi trong công việc. Ông Sơn ký uỷ quyền cho ông Hải – với tư cách là quyền Tổng giám đốc, và bà Hằng – với tư cách là trợ lý Hội đồng quản trị, toàn quyền điều hành mọi hoạt động của công ty, trong đó cả toàn quyền giao dịch thanh toán với ngân hàng, toàn quyền định giá tài sản đơn vị khác đưa vào hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ ít tháng sau, qua xem xét chứng từ, ban kiểm soát nội bộ công ty đã phát hiện ra 3 hợp đồng được lập khống để rút tiền khỏi công ty. Ông Hải, bà Hằng cùng đột ngột bỏ việc không đến công ty, không bàn giao, không đối chiếu công nợ theo quy định.
Bao giờ tai qua, nạn khỏi?

Tới thời điểm này, mới chỉ có bầu Đức tạm coi là đã tai qua nạn khỏi. Ngay sau khi cáo buộc của Global Witness trở nên lùm xùm, báo chí Lào đã viết bài ca ngợi Hoàng Anh Gia Lai có nhiều đóng góp giúp đỡ nhân dân Lào nói chung và các địa phương nam Lào nói riêng.


Bầu Đức đã tai qua, nạn khỏi?
Bầu Đức đã tai qua, nạn khỏi? 
Trả lời báo giới về các cáo buộc mà tổ chức Global Witness đưa ra đối với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Vụ trưởng Báo chí Bộ Ngoại giao Lào Sithong Chitnhothinh ngày 3/6 khẳng định: Đây là luận điệu vu cáo phi lý đối với Tập đoàn Cao su Việt Nam và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - những doanh nghiệp sang đầu tư tại Lào với trị giá lớn.

Ông Sithong Chitnhothinh đồng thời bày tỏ tin tưởng, sẽ không thế lực nào có thể chia rẽ được mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào và Việt Nam. Mới đây, chiều 7/6, Phó Thủ tướng Campuchia Yim Chhay Ly đã bác bỏ các cáo buộc của Global Witness, đồng thời khẳng định các công ty của Việt Nam đã góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế của Campuchia. Với sự lên tiếng chính thức của Chính phủ hai nước Lào và Campuchia, Hoàng Anh Gia Lai đã được minh oan. Như vậy “hạn” lớn của Hoàng  Anh Gia Lai đã được chấm dứt nhanh chóng. Còn “vận hạn” của công ty Quốc Cường sẽ được quyết định trong phiên tòa diễn ra chiều nay.

Tuy nhiên, có vẻ như công ty này không có nhiều thuận lợi lắm vì ưu thế đang có phần nghiêng về phía khách hàng. Trong khi đó, dù bị cáo buộc miệt thị người lao động, bà Ninh Thị Tỵ, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty May Hồ Gươm lại chọn cách im lặng, “không tranh cãi, đôi co”. Vụ việc của ông Cao Văn Sơn vẫn chưa đến hồi kết. Nhưng dù thế nào, ông Sơn cũng phải chua chát thừa nhận: “Sự việc trên xảy ra ở KVS cũng là bài học cho những người làm công tác quản lý như tôi, rằng không thể bỏ qua những nguyên tắc, quy định mà để tình cảm cá nhân “len” vào công việc, dẫn đến việc sự cả tin bị lạm dụng, cái sảy nảy cái ung”.


Thanh Hà

Quả cầu tơi tả tại cổng chào 40 tỷ đồng!

Biểu tượng quả cầu tại cửa ngõ từ TP HCM vào Bình Dương trị giá hàng chục tỷ đồng sử dụng hơn một năm đã tơi tả như chiếc áo rách.
>> "Siêu trộm" giành hết mọi tội lỗi
>> Nhà khảo cổ Nhật tử nạn ở Việt Nam
>> Cả nghìn người "cản đường" cảnh sát giải cứu 2 cẩu tặc
Cổng chào của tỉnh Bình Dương được khánh thành ngày 30/8/2010. Công trình có tổng vốn đầu tư 40 tỷ đồng gồm 2 hạng mục chính là biểu tượng cổng chào "Cánh diều căng gió" được làm bằng thép và hạ tầng sân vườn, giao thông nội bộ. Tuy nhiên, vài tháng sau "cách diều" được thay bằng quả cầu.
Đưa vào sử dụng vào đầu năm 2012, quả cầu có dòng chữ Bình Dương được đan kết bằng hàng trăm miếng nhựa phản quang nhằm tạo hiệu ứng nhấp nháy bởi ánh nắng ban ngày và ánh đèn vào ban đêm trông khá đẹp mắt.
Hơn 1 năm phơi nắng phơi gió, biểu tượng này đã biến dạng từng ngày trông thật thảm hại. Theo người dân địa phương, quả cầu này hiện "không những quá xấu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho người đi đường và phương tiện đi đường".
"Lúc mưa to gió lớn, những miếng nhựa phủ bạc rơi rụng xuống quốc lộ 13 ở phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An (Bình Dương) từ độ cao hơn chục mét", một người dân cho biết.
Biểu tượng đầu tiên ở cổng chào Bình Dương từng được những nhà tư vấn, chủ đầu tư thuyết trình gồm khung vòm là 2 khối khung thép được tạo hình như 2 cánh diều căng gió. Biểu tượng mang phong cách hiện đại, thể hiện kết cấu và kỹ thuật của kiến trúc đương đại và sự khát khao vươn lên của địa phương.
Một tấm thép của công trình hàng chục tỷ đồng bị bung ra.
Mỗi khi thấy những tấm nhựa rơi rụng, người đi đường nhặt bỏ dưới chân cổng chào.
Và bên trong như một bãi rác.
Nguyệt Triều - Xuân Thùy

Nước mắm 5.000 đồng/lít: Coi chừng phẩm màu trộn chất bảo quản

Nước phẩm màu, hương liệu và chất bảo quản cùng một tỷ lệ rất nhỏ nước mắm cốt pha trộn vào nhau để cho ra một loại “nước mắm hảo hạng” giá chỉ 5000 đồng/ lít.

Hiện nay trên thị trường không chỉ có ở Hà Nội, mà một số tỉnh thành khác xuất hiện rất nhiều “đầu nậu” thu gom và buôn bán loại nước mắm rẻ tiền, chỉ có 5000 đồng/ 1 lít. Nhưng điều đáng nói là những loại nước mắm này lại được quảng cáo là loại thượng hạng với những thương hiệu nổi tiếng như: nước mắm Phú Quốc, Tiền Hải …
 
Nước mắm rẻ hơn nước lọc
Để làm nên thương hiệu của một hãng nước mắm không phải là điều đơn giản, nó phải trải qua nhiều quá trình nghiên cứu cũng như thử nghiệm. Hơn nữa không thể có chuyện 1 lít nước mắm đã có thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng sử dụng mà chỉ có 5000 đồng/1 lít. “Nước mắm bán giá 5000 đồng/lít mà nói là nước mắm lấy từ Tiền Hải là quảng cáo láo, không thể có chuyện 1 lít nước mắm lại rẻ hơn cả một chai nước lọc được”, anh Nguyễn Chung Thủy, một người dân làm mắm lâu năm tại Cát Hải, Hải Phòng nói.

Theo anh Thủy, loại nước mắm 5000 đồng/ 1 lít là loại mắm đã được các “con buôn” pha trộn sau đó đem bán để lấy lời. Thông thường họ dùng cốt mắm của Tiền Hải sau đó pha trộn cùng với nước muối và hương liệu là ra một sản phẩm “nhái” mà vẫn hoàn toàn có thể gọi là nước mắm.
Nước mắm, bẩn, lít, pha chế
“Chỉ một chai nước mắm nguyên chất có thể pha thành 20 chai nước mắm thành phẩm để bán ra thị trường. Chỉ cần dùng nước muối nấu sôi, lọc sạch cặn bã rồi mới pha với nước mắm cá cơm nguyên chất. Với tỷ lệ một phần cốt bốn phần nước thì sẽ vừa ngon vừa có mùi nước mắm, đảm bảo màu không đổi, không bị thối dù để cả năm” anh Thủy chỉ rõ.
Anh Thủy cho biết thêm, ngoài công thức trên các thương gia còn sử dụng chất bảo quản acid clohydric chỉ dùng khoảng 1g/1lít nước, chất tạo ngọt là đường hóa học Cyclamte, Saccharin thì 1-2 mg/1lít. Phẩm màu công nghiệp cũng được tận dụng vì cho màu sắc rất đẹp, với loại nước mắm rẻ như… nước lã thì hầu hết các cơ sở thường dùng phẩm màu Trung Quốc trong quá trình pha trộn. Để nhận biết loại nước mắm “rởm” này, theo anh Thủy, ngoài nhìn bằng mắt thường, ngửi mùi vị thì người sử dụng phải nếm trực tiếp mới có thể nhận ra đó là hàng thật hay hàng pha trộn.
Ai sử dụng sản phẩm này?
Có thể khẳng định rằng, bất cứ ai cũng có thể là đối tượng sử dụng loại sản phẩm này. Có điều là sử dụng trực tiếp hay gián tiếp mà thôi. Theo điều tra của PV Chất lượng Việt Nam, loại sản phẩm “bán rẻ như cho” này chủ yếu được sử dụng ở các cơ sở làm hàng như: giò chả, bún, bánh cuốn và các quan cơm bình dân.
Chị Hải, một người chuyên sản xuất giò chả nói: “Làm giò, chả phải dùng loại nước mắm lít này mới đủ độ mặn và mới có mùi thơm. Dùng mấy loại Nam Ngư hay Chin su thì chỉ có lỗ vốn, mà giò cũng không dậy mùi được”.
Khi phóng viên thắc mắc về hạn sử dụng của loại nước mắm này thì được chủ cơ sở cho biết: “Nước mắm này em đem về sử dụng cả năm vẫn ngon. Ăn ngon là được chứ cần gì quan tâm đến nguồn gốc hay hạn sử dụng hả em”.
Người bán đã vậy, người mua cũng tỏ ra thờ ơ, không hề quan tâm đến việc “vô danh” của loại nước mắm siêu rẻ này. Chị Lan Anh, người mua hàng cho biết: “Thực chất thì mình thấy hàng này ăn vừa miệng thì mua thôi, chứ nói về nguồn gốc hay giấy kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng thì mình cũng không biết”.
Không chỉ có sử dụng loại mắm này một các gián tiếp, tại các quán cơn bình dân, loại mắm này còn được sử dụng trực tiếp, mà đối tượng sử dụng chủ yếu là sinh viên và người lao động. Tuy nhiên, những đối tượng này chỉ biết sử dụng mà không hề hay biết đó là loại nước mắm gì. Bạn Thanh Nguyên, sinh viên năm thứ 3 Học viện BC&TT cho biết: “Bọn em có bao giờ được ăn nước mắm chai đâu, quán cơm cứ cho nước mắm ra một cái gáo to, ai ăn thì tự ra mà múc”.
Còn bác Hồng Tuyết, khách quen ở q uán cơm Hà Tây, đối diện KTX Học viện BC&TT chia sẻ: “Nói thật là nhiều hôm, ăn nước mắm cũng thấy khắm khắm, nhưng chẳng dám phản ánh vì đây là đồ miễn phí mà, khắm thì cho thêm quả quất vào là lại thơm ngay”.
Chính sự vô tâm trên của những người sử dụng đã tiếp tay cho những loại nước mắm này có “đất sống”. Nhưng họ không biết rằng sử dụng loại nước mắm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh.g
Quản lý không xuể
Nước mắm là loại gia vị truyền thống của Việt Nam, theo ước tính mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 16ml nước mắm/ngày, song chất lượng nước mắm lại đang khiến người tiêu dùng lo lắng. Theo các bác sĩ, không cứ gì những loại nước mắm trôi nổi, mà ngay cả nhưng loại nước mắm có thương hiệu nếu không tuân thủ nguyên tắc vệ sinh và chỉ cần dùng quá một ít các chất phụ gia thì tác hại gây bệnh là khôn lường. Vì, thực tế người Việt Nam dùng nước mắm rất nhiều và rất thường xuyên nên sẽ rất dễ tích tụ.
Còn về loại nước mắm can, thùng, lít …được pha đủ các loại tạp chất, hương liệu ngoài thị trường hiện nay thì việc mắc bệnh khi sử dụng là điều khó tránh khỏi. Để “tiêu diệt” loại sản phẩm này thì không còn cách nào khác là các cơ quan chức năng phải vào cuộc.
Hiện nay, theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam 5107:2003 (TCVN) nước mắm có 4 loại. Loại đặc biệt có độ đạm 30 độ, loại thượng hạng 25 độ, loại 1 là 15 độ, loại 2 là 10 độ. Thành phần quan trọng nhất của nước mắm là hàm lượng đạm, nó quyết định giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Độ đạm tạo vị ngọt, độ đạm càng cao thì nước mắm càng thơm ngon. Quy định này giúp cho người tiêu dùng dễ dàng nhận diện chất lượng nước mắm khi chọn mua.
Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, nước mắm nói chung và các sản phẩm khác cũng vậy, trên bao bì của sản phẩm phải thể hiện tên thương hiệu, các thành phần, hạn sử dụng… Những tiêu chí này doanh nghiệp đăng kí và chịu trách nhiệm trên cơ sở pháp lí. Còn đối với nhưng loại sản phẩm như nước mắm can, lít không có xuất xứ, nguồn gốc thì cơ quan chức năng có thể tịch thu sản phẩm ngay tại chỗ.
Thực tế, trong thời gian qua các cơ qua chức năng đã phát hiện và xử lý không ít trường hợp pha trộn nước mắm để bán ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, do đây là mặt hàng tiêu thụ lớn, thị trường rất rộng nên việc quản lý của các cơ quan cũng không thể kiểm soát hết. Vì thế việc người dân phải luôn là “người tiêu dùng thông thái” và đừng ham rẻ mà mua phải những loại hàng hóa kém chất lượng.
(Theo VietQ)

Nhiều người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt ?

Một tấm biển cảnh cáo cấm ăn cắp vặt viết bằng tiếng Việt xuất hiện tại thành phố Saitama (Nhật Bản) đang khiến cư dân mạng xôn xao.
Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.
người Việt, tật xấu, xuất khẩu lao động
Tấm biển cảnh cáo đang gây xôn xao.
Bức ảnh chụp tấm biển được đăng trên một fanpage Facebook của hội những người Việt Nam ở Nhật hôm 8/6 vừa qua. Căn cứ vào một vài chi tiết trong bức ảnh, nhiều cư dân mạng đã đưa ra kết luận tấm biển được chụp ở Saitama, một trong những thành phố đông dân nhất của Nhật Bản.
Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xí trong mắt người Nhật bản khi xuất ngoại sang đất nước của họ.
Cư dân mạng có nickname Duc Dollar bày tỏ: “Đọc giọng văn là hiểu nó nhắc nhở người Việt Nam chớ có ăn cắp, cảnh báo bọn tội phạm Việt chứ không phải là viết cho dễ hiểu gì cả”.
Còn theo nickname Minh Thái: “Bạn nào đã từng làm việc ở Nhật hoặc có người thân, bạn bè làm bên đó sẽ biết được người Việt Nam mình qua đó "đá đồ" nhiều như thế nào, cho nên người ta ghi cái bảng này có lý do hết đó”.
Nickname Huỳnh Khánh Ngọc cũng quả quyết: “Cái vụ này đang nổi tiếng ở Nhật, cái biển này cũng là có thật, chẳng ai rảnh hơi mà bôi nhọ người Việt Nam. Toàn người Việt tự bôi tro vào người mình thôi”.
Khi cộng đồng mạng đang xôn xao về bức ảnh, doanh nhân Ngô Hùng Lâm, là chủ hai siêu thị chuyên về hoa và cây cảnh, gốm sứ và đồ làm vườn, mỗi siêu thị rộng trên 5.000m2 bên Nhật, là doanh nhân người Việt đầu tiên và là số ít trong những người nước ngoài thành công ở đất Nhật, cũng đưa ra lời cảnh báo trên facebook cá nhân.
người Việt, tật xấu, xuất khẩu lao động
Doanh nhân Ngô Hùng Lâm đưa ra lời cảnh báo trên facebook cá nhân.
Ông chia sẻ: “Hiện nay tình hình bên Nhật đang trong tình cảnh người Việt Nam không được tốt mấy dưới mắt người Nhật, gần đây phần đông các em Du học sinh sang không có việc làm, cho nên không có tiền trả tiền học và tiền nhà thậm chí tiền ăn cũng không có, vì vậy làm những việc như Đá tàu điện (đi tàu không trả tiền tàu, chạy trốn) ăn cắp, làm xấu xa dưới mắt người Nhật, gây mất niềm tin từ người Nhật, ảnh hưởng cho cộng đồng người Việt Nam và sự quan hệ của hai đất nước”.
người Việt, tật xấu, xuất khẩu lao động
Thông báo của của hàng buffet ở Thái Lan cũng chỉ viết bằng tiếng Việt.
Trước đó, tháng 9/2012, một bức ảnh được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Tấm biển cảnh báo của nhà hàng này ghi dòng chữ Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.
K. Minh (tổng hợp)

'Bụi đời chợ Lớn' được công chiếu một buổi duy nhất !

(GDVN) - Theo một nguồn tin riêng của Giáo dục Việt Nam, bộ phim điện ảnh đang gây nhiều tranh cãi "Bụi đời Chợ Lớn" sẽ được phép trình chiếu một buổi duy nhất dành cho giới truyền thông để báo chí có cái nhìn khách quan hơn về lý do tại sao Bộ VH-TT-DL và Cục Điện ảnh cấm lưu hành bộ phim này.
Những ngày qua, sau khi thông tin "Bụi đời Chợ Lớn" - bộ phim được đông đảo khán giả yêu thích điện ảnh Việt trông ngóng chính thức bị cấm lưu hành hoàn toàn được Cục Điện ảnh "phát đi" ngày 7/6 đã làm nổ ra nhiều tranh cãi.
Trước đó, bộ phim được dự kiến khởi chiếu ngày 19/4 nhưng sau khi Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện thuộc Bộ VH-TT-DL kiểm định lại bộ phim trước khi cấp phép đã đưa ra ý kiến rằng "Bụi đời Chợ Lớn" cần phải chỉnh sửa, bộ phim bị dời lịch chiếu vào ngày dự kiến là 28/6 tới. 
Poster phim "Bụi đời Chợ Lớn"


Với ý nghĩa xuyên suốt nội dung phim: "Có những lúc cần phải tranh đấu cho sự bình an", "Bụi đời Chợ Lớn" xoay quanh mối quan hệ phức tạp giữa 4 nhân vật chính là Hùng Chợ Lớn (Long Điền), Tài Nhớt (Hoàng Phúc), Phong Bụi (Johnny Trí Nguyễn) và Lâm (Hà Hiền). Lâm là em trai Hùng, vì quá si mê Hương (Huỳnh Bích Phương) - người tình của Tài Nhớt nên đã đắc tội với gã đối thủ máu lạnh. Vốn đã có âm mưu chiếm lấy Chợ Lớn nên nhân cơ hội này Tài Nhớt buộc Hùng phải đối đầu với mình. Để tăng thêm phần thắng, hắn đã tìm mọi cách khiến cho Phong Bụi - một cao thủ ẩn mình mà y luôn xem như anh em phải quay trở lại giúp y đánh bại Hùng. Và cuộc chiến đã nổ ra giữa 2 nhóm Tài Nhớt - Hùng Chợ Lớn với những trận đấu sinh tử một mất một còn... 
Từ khi trailer được tung ra đã nhận được sự ủng hộ của đại bộ phận khán giả trên khắp phương tiện thông tin đại chúng nhưng vì vướng phải hai vi phạm: vi phạm điều cấm tuyên truyền, kích động bạo lực của Luật Điện ảnh và nhà sản xuất không trình kịch bản chỉnh sửa sau khi có ý kiến của Hội đồng duyệt kịch bản mà lãnh đạo Cục điện ảnh, đại diện Hội đồng thẩm định và nhà sản xuất chỉ ra trong cuộc họp ngày 3/5. Thêm vào đó, bản đã được chỉnh sửa cũng bị cho rằng "chưa chỉnh sửa tổng thể", không đạt yêu cầu nên bộ phim đã bị đình chiếu vĩnh viễn.
Ngay khi thông tin "Bụi đời Chợ Lớn" không được phép chiếu, trong dư luận đã dấy lên một làn sóng phản đối Cục điện ảnh vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, trước áp lực lớn từ dư luận, trong các ngày qua, tất cả các thành viên từ lãnh đạo Cục điện ảnh đến các thành viên Hội đồng thẩm định vẫn kiên quyết không nghe điện thoại hay có bất cứ một trao đổi chính thức nào với truyền thông. Đại diện của nhà sản xuất - hãng phim Thiên Ngân cũng không có phản hồi gì.
Một cảnh trong phim


Theo nguồn tin không được tiết lộ của Giáo dục Việt Nam, để truyền thông có cái nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn về lý do vì sao Cục điện ảnh cấm phát hành "Bụi đời Chợ Lớn" thì trong tháng 6 này sẽ có một buổi công chiếu dành riêng cho báo giới. Cũng theo nguồn tin này, Cục điện ảnh đánh giá cao sự hợp tác, tích cực nhìn nhận vấn đề của hãng phim Thiên Ngân. 
Phóng viên của báo cũng đã liên lạc với đạo diễn Charlie Nguyễn và Johny Trí Nguyễn nhưng máy bận liên tục. Chưa thể khẳng định "cái chết" của "Bụi đời Chợ Lớn" hoàn toàn là do ai hay vì điều gì, chỉ biết rằng nếu "Bụi đời Chợ Lớn" bị đình chỉ phát hành thì thiệt thòi lớn nhất thuộc về Thiên Ngân với mất mát ước tính khoảng hơn 10 tỷ đồng.
An Hiếu

Cua đồng rởm, đá bẩn: Đủ trò gian dối hại người

Đá sạch, nước tinh khiết làm từ nước giếng, trộn bùn biến cua nuôi thành cua đồng,... là những thông tin thị trường được dư luận quan tâm tuần qua.

Sản xuất “đá sạch” từ nước giếng

Ngày 6/6/2013, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm TP.Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện nhiều sai phạm tại cơ sở sản xuất đá sạch Ngọc Hường (số 85 đường Trung Văn, xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội).
 
Cua đồng rởm, đá bẩn: Đủ trò gian dối hại người

Cụ thể, nền xưởng sản xuất bẩn, túi nylon đóng gói đá viên thành phẩm để đầy trên mặt ghế và chậu bụi bẩn, rải dưới nền xưởng. Toàn bộ công nhân không có trang phục bảo hộ. Theo các nhân viên, cơ sở sử dụng nguồn nước giếng khoan để sản xuất đá viên. Cơ sở này đã hoạt động hơn 1 năm nay, mỗi ngày hè sản xuất 7-8 tấn đá viên. Đoàn kiểm tra đã tạm thời đình chỉ sản xuất, kinh doanh của cơ sở Ngọc Hường.

Ngoài ra, qua kiểm tra một sở sản xuất nước đóng bình tại đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy, Hà Nội), cơ quan chức năng đã phát hiện nước đóng bình ở đây chỉ là nước giếng khoan được xử lý qua hệ thống hết sức sơ sài. Công nhân sản xuất không hề có trang phục bảo hộ lao động theo quy định. Thậm chí, ngay cả những chủ cơ sở sản xuất nước đóng bình, nước tinh khiết cũng hoàn toàn mù tịt về quy trình sản xuất.

Trộn bùn vào cua nuôi thành cua đồng

Nắm được tâm lý của người mua thích cua đồng, nhiều người bán đã trộn bùn đất vào cua nuôi để cua trông lấm lem như vừa được móc ở ngoài đồng. Không những thế, để củng cố lòng tin của người tiêu dùng, người bán còn tạo độ hiếm bằng cách vài ngày mới bán một lần bởi nếu bán hàng ngày người mua sẽ không tin đó là cua đồng thật. Sử dụng mánh khóe này, một số người buôn cua ở Hà Nội đã dễ dàng đánh lừa các bà nội trợ.
 
Cua đồng rởm, đá bẩn: Đủ trò gian dối hại người

Cua được trộn bùn được bán với giá cao và đắt hàng hơn hẳn so với cua thường. “Cua đồng” loại này thường được bán với giá 15.000 đồng/lạng, tương đương 150.000đồng/kg trong khi cua thường được bán với giá 130.000-140.000đồng/kg.

Bơm nước vào thịt lợn trước khi mổ

Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau khi kiểm tra lò mổ của ông Nguyễn Quốc Tuấn (ấp Tân Bữu, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) đã bắt quả tang cơ sở ông này tổ chức bơm nước vào lợn hơi trước khi mổ. Chiều 6/6/2013, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng của địa phương điều tra, làm rõ sự việc và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
  
Theo ông Tiệp, việc bơm nước vào lợn hơi trước khi mổ khó có thể đảm bảo được tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bởi việc bơm nước sẽ phá vỡ cơ cấu của thớ thịt, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển. Ông Tiệp khuyến cáo người tiêu dùng khi lựa chọn thịt, cần để ý và lựa chọn kỹ càng sản phẩm có màu sắc tươi khác thường, không nên mua thịt lợn không rõ nguồn gốc.

Nước lau sàn gỗ chứa vi sinh vật gây hại

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) ngày 6/6/2013 đã ra thông báo về vụ việc thu hồi sản phẩm nước lau sàn gỗ SOFIX Parquet 3 in 1 của Henkel dung tích 1.000ml. Tất cả các lô sản phẩm này có xuất xứ từ CHLB Đức.

Nguyên nhân thu hồi là do sản phẩm có chứa một số vi sinh vật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng có hệ thống miễn dịch yếu khi sản phẩm dính vào tai, mắt, miệng hoặc vết thương hở. Thời gian thu hồi từ ngày 28/5/2013 đến khi thu hồi toàn bộ sản phẩm.

Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người tiêu dùng nên ngừng sử dụng sản phẩm, đóng nắp chai cẩn thận và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi sản phẩm được thu hồi. Các cửa hàng bán lẻ ngừng bán và niêm phong tất cả các sản phẩm, đồng thời mau chóng thông báo cho đơn vị thu hồi biết số lượng sản phẩm hiện đang có trong cửa hàng.

Bún được tẩy trắng bằng hóa chất

Ngày 7/6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Tây Ninh đã công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu bún được thu thập trong đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh. Kết quả giám định nước luộc bún cho thấy có 2 cơ sở của ông V.V.A và ông T.V.C sử dụng hóa chất tẩy trắng trong sản xuất bún.

Tại cơ sở của ông V.V.A, đoàn kiểm tra thu được 200g bột màu vàng chanh (huỳnh quang) và 420g bột màu trắng (solium benzeate). Tại cơ sở ông T.V.C đoàn kiểm thu được 1 bịch bột màu vàng chanh (huỳnh quang), 1 bịch hóa chất chống mốc (solium benzeate) và 1 bịch hàn the.

Tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Bởi huỳnh quang (tinopal) là một loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp dùng sản xuất giấy, vải, sợi, dùng làm trắng sáng sản phẩm. Đây là chất tẩy rửa cực mạnh. Bộ Y tế không cho phép sử dụng chất này trong chế biến thực phẩm.

Chè khúc bạch: vừa ăn vừa lo

Món chè này đang được giới học sinh, sinh viên, dân văn phòng tại Hà Nội ưa thích. Để thu hút sự chú ý của người đi đường, không ít cửa hàng còn cắt chữ Chè khúc bạch to nhất, nổi bật nhất, màu sắc đậm nhất dán lên biển hiệu. Khúc bạch len lỏi tới khắp ngõ phố Hà Nội, thậm chí các gánh hàng rong cũng bán loại chè này. Nhưng tập trung nhất có lẽ chính là phố cổ như Hàng Bạc, Hàng Điếu,... nơi thu hút được giới trẻ, dân văn phòng và những người ưa “chém gió”.

Khúc bạch được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng nguyên liệu quan trọng nhất để tạo nên “linh hồn” của món ăn này chính là gelatin. Gelatin là một chất rắn không màu, không vị, thường được dùng làm chất làm đông trong thực phẩm, dược phẩm. Gelatin được làm từ collagen lấy trong da lợn và xương gia súc.

Cách đây khoảng 1 năm, dư luận quốc tế xôn xao về vụ sản xuất gelatin tại Trung Quốc. Khi đó báo chí đưa tin phần lớn gelatin công nghiệp ở Trung Quốc được sản xuất tại các lò thuộc da lậu. Tùy theo phương pháp chiết xuất và nguyên liệu đầu vào, gelatin có thể ăn được hoặc trở thành chất độc hại, có thể gây ung thư.

Theo Nhị Anh (tổng hợp)
VietnamNet

Tranh cãi chuyện đệ nhất phu nhân Trung Quốc dùng iPhone

(Dân trí) - Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện được nhìn thấy sử dụng điện thoại iPhone khi tháp tùng chồng trong chuyến công du nước ngoài mới đây, bất chấp cuộc chiến ngôn từ của Trung Quốc với hãng Apple.

Bà Bành Lệ Viện dùng điện thoại iPhone để chụp ảnh trong chuyến thăm Mexico.
Bà Bành Lệ Viện dùng điện thoại iPhone để chụp ảnh trong chuyến thăm Mexico.
Bà Bành Lệ Viện đã sử dụng chiếc điện thoại có biểu tượng quả táo sau khi Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ trích Apple vì dịch vụ sau bán hàng yêu kém và cam kết sẽ chấm dứt "thái độ ngạo mạn" của hãng này.
Trong một bức ảnh của hãng tin AP, bà Bành được nhìn thấy đang chụp ảnh với một chiếc điện thoại dường như iPhone 5 màu trắng. Bức ảnh của AP được chụp khi bà và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang xem một điệu múa dân gian gần khu di tích Chichen Itza ở miền nam Mexico.
Trên mạng xã hội Weibo, bức ảnh điện thoại iPhone của bà Bành đã gây ra các cuộc tranh luận nảy lửa.
"Tại sao bà ấy không sử dụng một điện thoại thương hiệu Trung Quốc giống như cách bà ủng hộ các hãng thời trang trong nước?", nhiều người đặt câu hỏi.
Trong khi đó, những người khác lại tỏ ra lo ngại về các vấn đề an ninh khi đệ nhất phu nhân Trung Quốc sử dụng một thiết bị của Apple.
"Điều đó có nghĩa là bà ấy có thể bị theo dõi thông qua Hệ thống định vị toàn cầu (GPS)?", một blogger viết.
 
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hồi tháng 3 đã chỉ trích Apple vì không thay điện thoại iPhone mới cho người dùng Trung Quốc nếu máy bị hỏng nặng trong thời gian bảo hành một năm.
Sau đó, tờ Nhân dân nhật báo đã đăng tải một bài viết chỉ trích "thái độ ngạo mạn vô đối của Apple".
Truyền thông Mexico đã gọi bà Bành là "Michelle Obama của Trung Quốc" trước khi bà tháp tùng chồng tới Mexico. Trên thực tế, bà Bành đã tạo nên một cơn sốt thời trang tại Trung Quốc kể từ khi bà theo chồng tới Nga trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 3.
Một sự bùng nổ về nhu cầu đối với các thương hiệu thời trang trong nước đã bắt đầu sau khi cư dân mạng nhanh chóng nhận ra những chiếc áo khoác và túi xách của bà Bành từ một hãng thời trang ở Quảng Châu có tên là Exception, một trong những thương hiệu độc lập hàng đầu của Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng với truyền thông Trung Quốc gần đây, Ma Ke, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Exception, cho hay các bộ đồ mà cô thiết kế cho bà Bành tiêu biểu cho "các giá trị và niềm tin của dân tộc".
Ma cho biết khi cô lần đầu tiên gặp bà Bành hồi năm 2002 ở Quảng Châu, bà Bành nói rằng bà đã mặc các thiết kế của cô kể từ năm 1999.
An Bình
Theo SCMP

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xe đông lạnh tông chết 6 người, gây thảm họa cho 2 gia đình

(Dân trí) - Lạc tay lái, tài xế xe đông lạnh đã tông trực diện 2 xe máy chạy ngược chiều, gây nên vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Trong phút chốc, 6 người đã bị cướp đi mạng sống.

Vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra vào chiều 9/6 trên tỉnh lộ 44 (đoạn qua địa phận xã An Ngãi huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Chiếc xe tải đông lạnh mang biển số 72L-2354 do tài xế Nguyễn Văn Khoa (ngụ huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) điều khiển, khi đến địa điểm trên đã tông trực diện 2 xe máy biển số 72N3-4680 và 72S2-4286 đang chạy ngược chiều. 

Cú va chạm mạnh khiến 6 người đi trên 2 xe máy bị hất văng xuống đường, bất tỉnh. Các nạn nhân được người dân nhanh chóng đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đều đã tử vong trước khi đến bệnh viện. Tại hiện trường, chiếc xe đông lạnh chỉ bị hư hỏng nhẹ, riêng 2 chiếc xe máy nát bét. Giày dép, mũ nón, túi xách của các nạn nhân văng khắp hiện trường.
Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Báo BR-VT)
Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Báo BR-VT)
 
Ngay khi vụ tai nạn nghiêm trọng này xảy ra, cơ quan công an, cảnh sát giao thông đã tới khám nghiệm hiện trường, điều tiết giao thông.
 
6 nạn nhân xấu số được xác định gồm: chị Võ Thị Mỹ Dung (SN 1965), chị Nguyễn Thị Kim Long (SN 1984), cháu Lê Quang Thọ (SN 2003, đều ngụ huyện Long Điền); anh Lê Hữu Trường (SN 1986), chị Lê Thị Mỹ Hạnh (SN 1994) và cháu Lê Hoàng Bảo Ngọc (SN 2012, đều ngụ tại ấp Núi Dinh, phường Kim Dinh, TP Bà Rịa). Trong đó anh Trường là chồng chị Hạnh và là cha của cháu Bảo Ngọc. Còn chị Long, bà Dung, cháu Thọ cũng là người bà con thân thiết trong một gia đình.
 
Theo điều tra ban đầu, thời điểm xảy ra tai nạn trời có mưa. Nhiều khả năng tài xế lạc tay lái, lấn trái làn đường rồi gây tai nạn. Đại diện Ban An toàn giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đến hiện trường vụ tai nạn và bệnh viện để thăm hỏi, động viên và hỗ trợ ban đầu cho gia đình mỗi nạn nhân 2 triệu đồng.
 
* Xe buýt tông xe tải
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 7h45’ sáng nay 10/6, tại chân cầu vượt Hoàng Long, thuộc địa phận phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, giữa một chiếc xe buýt mang BKS 36N-0358 của Công ty TNHH Hoa Dũng và xe tải BKS 36M-5838. Vụ tai nạn làm hai tài xế xe buýt và xe tải (chưa rõ danh tính) bị thương nặng, được người dân đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Hàng chục người trong chiếc xe buýt được một phen hú vía.
Hiện trường vụ tai nạn
Hiện trường vụ tai nạn
Theo một số nhân chứng cho hay, vào thời điểm trên chiếc xe buýt chạy hướng Hà Nội - Thanh Hóa đang chạy với tốc độ cao thì tài xế đánh lái sang làn đường bên trái. Đúng lúc này một chiếc xe tải ngược chiều cũng chạy tới, do chạy với tốc độ cao, lại không xử lý kịp nên chiếc xe buýt đâm trực diện vào chiếc xe tải.
Lúc vụ tai nạn xảy ra trên xe buýt có hơn 20 người khách. Rất may không có hành khách nào bị thương nặng. Người dân gần đó cũng lập tức chạy ra ứng cứu những người gặp nạn trên hai chiếc xe.
Chiếc xe bus bị hư hỏng nặng sau cú tông trực diện
Chiếc xe bus bị hư hỏng nặng sau cú tông trực diện
Tại hiện trường vụ tai nạn, đầu của hai chiếc xe gặp nạn bẹp dúm biến dạng hoàn toàn. Toàn bộ thân xe buýt nằm trái đường, gương, kính vỡ nát vụn.
Sau khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, lực lượng CSGT đã có mặt để điều tiết, phân luồng giao thông tránh gây ách tắc. Đồng thời điều thêm xe chuyên dụng để giải cứu hai chiếc xe gặp nạn. Hiện vụ tai nạn đang được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ..
Xe chuyên dụng được điều đến giải cứu hai chiếc xe gặp nạn
Xe chuyên dụng được điều đến giải cứu hai chiếc xe gặp nạn
Công Quang - Duy Tuyên

Xe khách Phương Trang lao xuống mương

Rời trạm dừng chân không lâu, xe khách Phương Trang va chạm với xe máy rồi lao xuống mương khiến 7 người bị thương.

Chiều 9/6, xe khách của hãng Phương Trang đã lao xuống mương ven quốc lộ 1A ở xã Nhị Quý, huyện Cai Lậy (Tiền Giang). 6 hành khách trên xe và người đi đường là anh Ngô Thanh Công (28 tuổi) bị thương, được đưa vào Bệnh viện huyện Cai Lậy cấp cứu.

Cảnh sát giao thông cho biết xe gặp nạn do tài xế Huỳnh Quang Cửu (51 tuổi, ngụ Tiền Giang) cầm lái, chạy tuyến Sóc Trăng - TP HCM. Sau khi rời trạm dừng chân ở huyện Cái Bè, xe tiếp tục hành trình về bến xe miền Tây thì đụng vào xe máy của anh Công. Cú va chạm làm xe máy lật nhào, ôtô khách chao đảo, ủi sập hàng chuối ven quốc lộ trước khi lao xuống mương rồi lật ngang.

Nghe tiếng kêu cứu, người dân hai bên đường đập kính đưa khách, tài xế và phụ xe ra ngoài vì cửa chính nằm dưới nước. Đến 19h30 cùng ngày xe cứu hộ mới cẩu được ôtô khách lên mặt đường, đưa về Công an huyện Cai Lậy.

Hiện anh Công đã qua cơn nguy kịch, 6 hành khách sau khi băng bó vết thương đã được rời viện.
Ngọc Huỳnh

'Trước khi lật, xe khách Mai Linh bị đứt bu lông trục'

Kết quả điều tra bước đầu cho rằng, lỗi của bu lông định vị tại trục trước là nguyên nhân xe khách Mai Linh lao xuống bờ kè làm 3 người chết và 31 người bị thương.
> Xe khách lật nhào, 3 người tử vong /Lời khai của tài xế làm lật nhào xe khách /Giành giật sự sống cho các nạn nhân xe khách bị lật

Trao đổi với VnExpress.net ngày 10/6, đại tá Lê Văn Đức, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, dù chưa có kết quả giám định hộp đen nhưng bước đầu đã xác định được nguyên nhân vụ tai nạn sáng 9/6 tại huyện Điện Bàn.
Theo cơ quan điều tra, định vị trục trước theo hướng dọc bên phải của xe khách Mai Linh gặp nạn sáng 9/6 không an toàn. Ảnh: Nguyễn Đông
Theo cơ quan điều tra, định vị trục trước theo hướng dọc bên phải của xe khách Mai Linh gặp nạn sáng 9/6 không an toàn. Ảnh: Nguyễn Đông
"Kết quả điều tra cho thấy định vị trục trước theo hướng dọc bên phải không an toàn. Cụ thể là bu lông định vị tại trục này đã bị bứt đứt, không thể điều khiển. Khi bánh xe lùi về phía sau, chà vào chắn bùn nên tài xế lấy lái không được", đại tá Đức nói.
Về tốc độ của xe trước khi gây tai nai nạn, đại tá Đức cho biết chưa mở hộp đen nên chưa xác định tốc độ cụ thể của xe. "Chiều nay chúng tôi sẽ tiến hành mở hộp đen của xe khách", đại tá Đức nói.
Cũng theo đại tá Đức, việc công ty Mai Linh dự đoán nguyên nhân do mố giảm tốc khiến tài xế mất tay lái là không chính xác. Quá trình xác minh tại hiện trường cho thấy mố giảm tốc tác động không nhiều đến quá trình gây tai nạn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hương, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 43-01S (Đà Nẵng) cho biết, xe khách trên đang còn hạn kiểm định. Lần kiểm định gần đây nhất là ngày 24/1/2013 và còn hạn đến 24/7 nên hoàn toàn đảm bảo kỹ thuật.
Việc xe gặp trục trặc kỹ thuật trong thời kỳ còn giám định sẽ do cơ quan đăng kiểm chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, theo quy định, giữa hai kỳ kiểm định, chủ phương tiện phải bảo dưỡng duy trì xe, nếu hư hỏng phải sửa chữa trước khi xuất bến để đảm bảo hành trình.
Nói về kết luận nguyên nhân ban đầu của cơ quan điều tra, ông Hương cho biết cũng chưa đủ cơ sở. "Xe bị tai nạn, đặc biệt là lật xuống độ sâu hơn 7m thì rất khó để xác định được nguyên trạng ban đầu. Theo tôi do tài xế chạy tốc độ cao nên xe mất lái", ông Hương nói thêm.
Theo ông Hương, xe khách sau tai nạn rất khó để xác định nguyên trạng ban đầu. Ảnh: Nguyễn Đông
Theo ông Hương, xe khách sau tai nạn rất khó để xác định nguyên trạng ban đầu. Ảnh: Nguyễn Đông
Trước đó, 7h sáng ngày 9/6, xe khách giường nằm của hãng Mai Linh chạy từ Buôn Ma Thuột và Đà Nẵng về đến đường tránh thuộc huyện Điện Bàn. Bất ngờ xe tông vào taluy bên phải và lao xuống bờ kè, 34 người trên xe mắc kẹt phía trong. Khi được người dân cứu hộ đưa ra ngoài, 3 người đã tử vong.
Làm việc với công an, tài xế xe khách Phan Lưu (45 tuổi, trú Đà Nẵng) cho biết xe chạy với tốc độ từ 50 đên 60km/h và đang giảm tốc để trả khách thì bị mất lái và lật úp.
Nguyễn Đông

Phát hiện chất gây ung thư trong bún

Xét nghiệm mẫu bún lấy từ 2 cơ sở trên địa bàn thị xã Tây Ninh cho thấy trong bún có chất huỳnh quang (Tinopal) có khả năng gây ung thư.
Đầu tháng 5/2013, cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh ở khu phố 2, phường 4, thị xã Tây Ninh. Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện nhiều cơ sở không có giấy phép kinh doanh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm mẫu bún lấy từ 2 cơ sở trên địa bàn thị xã cho thấy trong bún có chất huỳnh quang (Tinopal), một loại hóa chất có khả năng gây ung thư.
Phát hiện chất huỳnh quang có khả năng gây ung thư trong bún. Ảnh: VTC
Phát hiện chất huỳnh quang có khả năng gây ung thư trong bún. Ảnh: VTC
Tại cơ sở của ông Võ Văn Ánh, đoàn kiểm tra lấy 3 mẫu gồm nước luộc bún, bột đã khuấy trộn, hóa chất thu tại kho nguyên liệu gồm 200 gr màu vàng chanh và 420 gr bột màu trắng đem xét nghiệm. Kết quả, chất màu vàng chanh là chất tẩy trắng (huỳnh quang - Tinopal), còn chất bột màu trắng là chất chống mốc (Sodium benzoat), mẫu nước bột trộn gạo đã khuấy làm bún dương tính với chất tẩy trắng.
Ông Ánh khai cơ sở của ông hoạt động từ tháng 10/2007 đến nay, trong quá trình sản xuất có sử dụng hóa chất chống mốc, tẩy (bột màu vàng chanh) để tẩy trắng bún.
Tại cơ sở của ông Trần Văn Cương, đoàn kiểm tra cũng lấy 3 mẫu gồm nước luộc bún, bột đã khuấy trộn, hóa chất thu tại kho nguyên liệu gồm một bịch bột màu vàng chanh và 2 bịch bột màu trắng. Xét nghiệm tìm thấy ngoài chất tẩy trắng, chất chống mốc còn có hàn the. Mẫu nước bột trộn gạo đã khuấy làm bún dương tính với chất tẩy trắng.
Ông Cương khai cơ sở của ông hoạt động từ năm 2009, đến năm 2010 trong quá trình sản xuất có cho thêm chất tẩy trắng và chống mốc vào bún ở công đoạn quậy bột…
Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, sử dụng huỳnh quang làm sáng bóng thực phẩm rất hại cho cơ thể vì nó chứa nhiều tạp chất, nhất là các kim loại nặng. Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể ảnh hưởng lên gan, thận, thần kinh, gây ra các bệnh mãn tính, khiến người hay mệt mỏi, uể oải, nguy cơ gây ung thư.
Hàn the là chất không được phép có trong thực phẩm. Hàn the khi vào cơ thể, không đào thải hết mà tích tụ lại làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn, trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận…
Tại TP HCM, trước đây Sở Y tế thành phố cũng có lần kiểm tra cơ sở sản xuất bún tươi, tuy nhiên không phát hiện việc sử dụng chất huỳnh quang làm sáng bóng bún, mà phát hiện có sử dụng chất chống mốc Sodium benzoat.
Theo VTC

Tướng Vịnh sang Tàu, mang quà chầu Bắc Kinh



Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sắp đi Trung Quốc?

Bảng Đỏ (Danlambao) - Hôm 5/6/2013, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cùng đoàn quan chức cao cấp bộ quốc phòng Việt Nam đã sang Trung Quốc tham dự cuộc ‘Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc’. Buổi ‘đối thoại’ diễn ra sau đúng 3 ngày xảy ra sự kiện nhà cầm quyền CSVN đàn áp man rợ cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược của nhân dân yêu nước (2/6/2013).

Đây là buổi đối thoại lần thứ 4 nhằm mục đích “xây dựng lòng tin chiến lược quốc phòng”của quan chức quân đội hai nước cộng sản. 

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã có buổi ‘đối thoại’ với người đồng nhiệm phía TQ là Trung tướng Thích Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Cũng cần nhắc lại, tại buổi ‘đối thoại’ diễn ra vào tháng 8/2011, chính thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã khẳng định với phía TQ về "chủ trương kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam". Khi ấy, tướng Vịnh đã cam kết sẽ "không tái diễn" những cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam.

Với hành vi trấn áp khốc liệt cuộc biểu tình yêu nước tại Hà Nội hôm 2/6, đây sẽ là một món quà thể hiện sự thần phục của đảng cộng sản Việt Nam trong chuyến đi yết kiến thiên triều của Nguyễn Chí Vịnh.

Tại buổi ‘đối thoại chiến lược quốc phòng’ hôm 5/6/2013, tướng Vịnh nói rằng việc hợp tác giữa quân đội Việt Nam – Trung Quốc sẽ ‘có tác dụng rất lớn trong việc định hướng dư luận hai nước’

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, trích lời tướng Vịnh, bản tin của TTXVN có sử dụng các cụm từ khá đặc biệt và gây chú ý như: “hiệp thương hữu nghị, xuất phát từ “tầm cao chiến lược,” “đại cục” trong quan hệ song phương”… 

Người đồng nhiệm phía TQ là trung tướng Thích Kiến Quốc cho biết: Trong năm 2013, TQ đang sửa đổi thỏa thuận về hợp tác biên phòng, “cố gắng ký trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang”.

Như vậy, từ giờ đến cuối năm, nhiều khả năng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ phải đi Trung Quốc. Đây được dự báo là chuyến đi không dễ dàng cho ông Sang.

Sau buổi đối thoại, quan chức quân đội hai nước cũng đã ký thỏa thuận về việc xây dựngđường dây thông tin điện thoại bảo mật nối thẳng giữa bộ quốc phòng Việt Nam với Trung Quốc. 

Ngày 6/6, thứ trưởng bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh cũng đã đến gặp bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.