THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 February 2013

12 ngày trong "thế giới tâm thần"



Lê Anh Hùng - "Tôi chẳng hiểu người ta đưa tôi đi đâu, hỏi viên công an kia thì anh ta cứ quanh co hoặc trả lời nhăng cuội. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi xe đi qua lối rẽ vào Bệnh viện Tâm thần Trung ương (địa điểm toạ lạc của Viện Giám định Pháp y Tâm thần TW, nơi tôi được “giám định tâm thần” năm 2009) mà không rẽ vào. Trong đoàn cũng chẳng ai rõ địa điểm phải đến nằm ở đâu nên lái xe phải vài lần dừng xe hỏi đường. Xe đi đến Trung tâm Nuôi dưỡng và an dưỡng người có công số II (Sở LĐ-TB-XH), nằm bên trái đường, thì rẽ vào. Tôi rất ngạc nhiên và cất câu hỏi bâng quơ: “Người ‘có công’ hay người ‘có tội’ đây?” Vài người nhìn tôi cười. Đến lúc đó, tôi vẫn nghĩ là có thể họ muốn cách ly tôi để điều tra vụ việc do tôi tố cáo."


*

Phần I - Hành trình vào “thế giới tâm thần” 


Sáng 24/1/2013, như thường lệ, tôi tiếp tục công việc của mình tại Công ty HVT trong Khu CN Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên. 

Khoảng 10h15, anh giám đốc đột nhiên vào chỗ tôi đang làm và gọi tôi ra ngoài. Tôi đi ra thì gặp 6 người lạ mặt tự xưng là công an huyện Văn Lâm và xã Tân Quang, trong đó chỉ có một người mặc quân phục cảnh sát, mang quân hàm thượng tá. Họ nói là “mời” tôi về trụ sở công an xã để làm việc về vấn đề tạm trú, tạm vắng. Anh giám đốc công ty phản đối với lý do đó là trách nhiệm của công ty và yêu cầu họ muốn làm việc thì phải có giấy mời đàng hoàng, muốn đưa người đi thì phải có biên bản, nhưng họ gạt đi. Họ hỏi tôi giấy tờ tuỳ thân, tôi bảo để tôi đi lấy CMND. Nhưng tôi mới đi được mấy bước thì họ gọi giật lại, bảo không cần nữa, rồi dẫn tôi đi. Tôi đề nghị thay bộ quần áo bảo hộ trên người họ cũng không cho. Viên thượng tá cùng một tay công an khác xách nách tôi như áp giải tội phạm. Trước sự phản đối của tôi, họ buộc phải buông tay để tôi đi tự nhiên. Họ đưa tôi lên một chiếc xe Innova rồi chở đến trụ sở UBND xã Tân Quang, cách chỗ tôi làm hơn 1km.

Đến nơi, họ dẫn tôi vào hội trường UBND xã, không quên bảo nhau lục soát người tôi để xem tôi có “thiết bị” gì ngoài điện thoại không. Họ định mang điện thoại của tôi đi, nhưng do tôi phản đối nên họ phải bỏ lại trên bàn, cạnh chỗ tôi ngồi. Một trong số 6 người trên hỏi tôi về giấy tờ tuỳ thân với thái độ không lấy gì làm nhã nhặn. Tôi đáp: “Tôi chẳng biết anh là ai cả; hơn nữa, lúc ở công ty tôi bảo để tôi đi lấy CMND, các anh không cho. Giờ anh lại còn vặn vẹo gì nữa?” Anh ta nói là anh ta đã tự giới thiệu là Trưởng CA xã khi ở công ty tôi rồi. Nói đoạn, anh ta rút ví và chìa cái thẻ công an trước mặt tôi, nhưng tôi chỉ thấy bên ngoài thẻ chứ không thấy thông tin bên trong thẻ. Một tay xách máy quay phim luôn chỉa máy về phía tôi để ghi hình ngay khi tôi mới bước vào hội trường. 

Sau đó, tôi gặp lại viên sỹ quan công an chừng 52 tuổi mà tôi đã chạm trán hôm 27/6/2011, khi tôi bị Cục A67 bắt cóc. Anh ta chắc là người của Công an Hà Nội, vì lúc tôi “làm việc” với Cục A67 thì anh ta không có mặt, mà khi anh ta đến thì tôi đã làm việc xong với họ, và sau đó hồ sơ vụ việc của tôi lại được chuyển cho Công an Hà Nội thụ lý. Anh ta cho tôi biết là muốn “mời” tôi đi làm việc. Tôi phản đối: “Các anh muốn làm việc với tôi thì phải có giấy mời đàng hoàng, bởi tôi tố cáo công khai và đúng pháp luật. Hơn nữa, tôi đã có quá nhiều kinh nghiệm xương máu với công an các anh rồi, các anh luôn đẩy bất lợi về phía những người như chúng tôi thôi.” Anh ta ôn tồn là lần này không phải phía công an mời tôi làm việc mà là phía dân sự. Dù chưa biết là người ta sẽ “làm việc” với mình theo kiểu gì, nhưng tôi vẫn đồng ý đi theo họ, phần vì tò mò, phần vì nghĩ là có muốn cưỡng lại cũng không được. 

Sau khoảng mươi phút ở trụ sở UBND xã, họ dẫn tôi ra một chiếc xe du lịch 12 chỗ ngồi, mang biển xanh, và đưa đi. Trên xe có 12 người, trong đó có 2 phụ nữ, một người khoảng 35 tuổi và người còn lại nghe nói là mới ra trường; viên sỹ quan Công an Hà Nội và tay quay phim kia cũng có mặt trong đoàn. Dọc đường đi, viên sỹ quan công an cứ huyên tha huyên thuyên với tôi, anh ta cố ý lái câu chuyện sao cho mọi người trên xe nghĩ là tôi bị “tâm thần”. Tôi buộc phải nhũn nhặn nói với anh ta: “Anh không cần phải hạ thấp mình mà huyên thuyên linh ta linh tinh như vậy. Anh đừng để mọi người phải coi thường mình như thế chứ.” Từ đó anh ta mới bớt nói nhăng nói cuội. Một người đứng tuổi, ngồi phía sau tôi, cất tiếng: “Nghe tiếng Hùng đã lâu, giờ mới gặp.” Tôi quay lại hỏi anh ta có phải là công an không thì anh ta nói không phải, mà là người của ngành LĐ-TB-XH. Tôi băn khoăn tự hỏi: “Thế quái nào lại xuất hiện người của cái ngành lạ hoắc này ở đây cơ chứ?!” Và cứ nghĩ chắc tay này lại bịp mình thôi. 

Tôi chẳng hiểu người ta đưa tôi đi đâu, hỏi viên công an kia thì anh ta cứ quanh co hoặc trả lời nhăng cuội. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi xe đi qua lối rẽ vào Bệnh viện Tâm thần Trung ương (địa điểm toạ lạc của Viện Giám định Pháp y Tâm thần TW, nơi tôi được “giám định tâm thần” năm 2009) mà không rẽ vào. Trong đoàn cũng chẳng ai rõ địa điểm phải đến nằm ở đâu nên lái xe phải vài lần dừng xe hỏi đường. Xe đi đến Trung tâm Nuôi dưỡng và an dưỡng người có công số II (Sở LĐ-TB-XH), nằm bên trái đường, thì rẽ vào. Tôi rất ngạc nhiên và cất câu hỏi bâng quơ: “Người ‘có công’ hay người ‘có tội’ đây?” Vài người nhìn tôi cười. Đến lúc đó, tôi vẫn nghĩ là có thể họ muốn cách ly tôi để điều tra vụ việc do tôi tố cáo. 

Vào trung tâm, mọi người xuống xe, vài người đi gặp những người có trách nhiệm của trung tâm. Một lát sau, họ quay ra cho biết là “nhầm địa chỉ”. Mọi người lại lên xe đi tiếp. Cách Trung tâm kia khoảng 2km thì xe rẽ vào một lối đi nằm ở bên phải đường, với tấm biển mang dòng chữ cho thấy đích đến của cuộc hành trình mà tới lúc đó vẫn còn “bí hiểm” đối với tôi: Trung tâm Bảo trợ Xã hội II – Sở LĐ-TB-XH. Lúc này tôi mới ngờ ngợ ra mục đích của họ: người ta muốn nhốt tôi ở cái “trung tâm bảo trợ xã hội” này đây! Khi xe tiến vào sân trung tâm, nhác thấy nhiều người mang bộ dạng khó lẫn vào đâu của người mắc bệnh tâm thần, tôi lại càng nhận ra ý đồ của họ. 

Mọi người xuống xe. Viên sỹ quan công an gọi tôi lại, chìa tay ra bắt và nói: “Hùng ở lại đây nhé. Tôi về.” Thế là rõ âm mưu của bọn họ! Lúc đó là khoảng 12h30. 


Trung tâm Bảo trợ Xã hội II - Hà Nội 

Người ta đưa tôi lên phòng hội trường trung tâm, nằm ở tầng ba, tầng cao nhất của toà nhà chính, và lấy nước nôi “tiếp đãi” tôi khá tử tế trong khi chờ đoàn làm việc với lãnh đạo trung tâm ở tầng một. Không hiểu họ làm việc với nhau về những gì mà rất lâu, mất tới cả tiếng đồng hồ. Trong lúc chờ đợi, tôi hỏi mấy người đi theo về mục đích họ đưa đến đây là gì, nhưng không ai trả lời cụ thể, kể cả tay cán bộ LĐ-TB-XH mà tôi đã nói ở trên, người lúc này mới cho biết mình là cán bộ của Phòng LĐ-TB-XH quận Thanh Xuân. Anh ta nói là mới về phòng công tác, bảo đi theo đoàn thì đi chứ cũng không biết đi làm gì cả (?!). Tình cờ, tôi nhác thấy trên xấp tài liệu mà anh ta đang xem có tờ quyết định tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có dòng chữ “tiếp nhận ông Lê Anh Hùng…”. Thấy tôi sán lại định cầm tờ quyết định lên xem thì anh ta vội chuyển cho người khác. Tôi nói: “Các anh phải cho tôi xem người ta quyết định số phận của tôi như thế nào chứ.” Tuy nhiên, họ chối quanh và không cho tôi xem. 

Lúc này thì tôi không còn hồ nghi gì về mục đích của việc người ta dẫn tôi vào cái gọi là “trung tâm bảo trợ xã hội” này nữa. Tôi bèn bảo mọi người muốn tìm hiểu vụ việc của tôi thì hãy vào tiện ích tìm kiếm Google và gõ “Lê Anh Hùng” thì sẽ ra rất nhiều thông tin về tôi, đồng thời sẽ hiểu được nguyên do vì sao tôi bị đưa vào đây. Một tay nhân viên của trung tâm liền lấy chiếc smart phone của mình ra và truy cập vào mạng theo chỉ dẫn của tôi. Vài người cùng xúm lại xem. 

Sau một hồi, cảm thấy không khí trong phòng ngột ngạt, tôi đi ra ngoài hành lang. Vài nhân viên trung tâm theo sát tôi, dường như họ sợ tôi phẫn chí rồi nhảy từ tầng 3 xuống. Tôi bảo họ:“Tôi không sợ chết nhưng lại sợ đau. Các anh không cần phải cứ kè kè bên tôi như thế đâu.” Tôi muốn điện thoại ra ngoài để dặn dò mấy người bạn của tôi ở công ty, nhưng biết điện thoại của mình đang bị nghe lén nên thôi. Lường trước việc người ta sẽ thu điện thoại của mình nên tôi mở điện thoại, ghi nhớ số điện thoại của một người trong công ty, để khi có điều kiện thì sẽ mượn điện thoại ai đó gọi về dặn dò mọi người. 

Khoảng 13h30, sau khi những người có trách nhiệm trong đoàn làm việc xong với lãnh đạo trung tâm, người ta dẫn tôi xuống tầng 1, vào phòng của Phó Giám đốc Trung tâm Lê Công Vinh, người trước đó đã lên tầng ba “thăm dò” tôi qua mấy câu hỏi xã giao. Trong phòng, ngoài PGĐ Lê Công Vinh còn có GĐ Đỗ Tiến Vượng, vài cán bộ của trung tâm và vài người có trách nhiệm trong đoàn “áp giải” tôi. Tôi ngồi xuống 1 trong bốn chiếc ghế xa-lông nhỏ quanh bàn nước. Những người khác kẻ đứng người ngồi xung quanh. Cô cán bộ của Phòng LĐ-TB-XH quận Thanh Xuân, chừng 35 tuổi, ngồi đối diện với tôi, bắt đầu trình bày qua sự vụ rồi đọc quyết định của PGĐ Sở LĐ-TB-XH Hà Nội về việc “tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội II Hà Nội”. Tay quay phim gần như liên tục chỉa máy quay về phía tôi. 

Tôi lớn tiếng phản đối quyết định của họ, chỉ ra những điểm sai trái và tuỳ tiện trong quyết định kia. Các cán bộ của Phòng LĐ-TB-XH quận Thanh Xuân phân bua rằng họ chỉ là những người thừa hành thôi, và họ sẽ phản ánh lên cấp trên. Trong khi những người này đang bối rối trước phản ứng quyết liệt và lý lẽ của tôi thì một nhân viên của trung tâm hô hào mọi người xông vào áp chế tôi, buộc tôi phải đi vào khu vực nhốt bệnh nhân tâm thần. Bọn họ tước điện thoại của tôi, và cũng chẳng thèm hỏi xem tôi có đói bụng hay không, dù đã quá bữa trưa từ lâu. Lúc này khoảng 2h chiều. 

(còn tiếp)

Hà Nội, 24/2/2013 

Nguy cơ thịt nhiễm bệnh về TP.HCM

Theo Cục Thú y TP.HCM, tính đến ngày 22.2, cả nước có 2 địa phương xảy ra dịch heo tai xanh. Tại Long An, dịch đã xảy ra ở 10 hộ chăn nuôi heo của 6 xã thuộc 2 huyện Châu Thành và Tân Trụ, làm 212 con heo mắc bệnh trên tổng đàn 321 con. Chi cục Thú y tỉnh này đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy 133 con heo và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Tỉnh Quảng Nam cũng vừa công bố dịch heo tai xanh. Tính đến ngày 21.2, có 6 huyện tại Quảng Nam xảy ra dịch với khoảng 550 con heo mắc bệnh phải tiêu hủy. Mới nhất, thêm một địa phương là Bạc Liêu xảy ra dịch. Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Bạc Liêu ngày 23.2 thông báo dịch heo tai xanh đang bùng phát và có chiều hướng lây lan diện rộng. Cơ quan chức năng đã phát hiện trên địa bàn nhiều ổ dịch, tổng số có 76 con heo mắc bệnh.
 Nguy cơ thịt nhiễm bệnh về TP.HCM
Các lò giết mổ lậu như thế này đang cung cấp gia cầm bị bệnh ra thị trường - Ảnh: Hoàng Việt
Theo ông Khương Trần Phúc Nguyên - Trưởng trạm Thú y H.Bình Chánh (TP.HCM), Long An đang có dịch heo tai xanh, Tây Ninh vừa xảy ra dịch cúm gia cầm vào cuối tháng 1.2013. Đây là hai địa phương lân cận với TP.HCM, từ đó tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh vào thành phố. H.Bình Chánh hiện đang là điểm nóng về kinh doanh, giết mổ lậu gia súc, gia cầm.
Nhiều vụ vận chuyển thịt bẩn, giết mổ lậu gia súc, gia cầm mắc bệnh đã bị lực lượng thú y phát hiện. Ngày 23.2, đoàn liên ngành thú y H.Bình Chánh phát hiện 3 vụ giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia cầm bẩn. Tang vật vi phạm gồm 190 con gia cầm, trong đó 35 con giết mổ lậu. Trong số đó, một số gia cầm bị xuất huyết, một số đã bốc mùi hôi thối.
Theo đại diện Trạm Thú y H.Bình Chánh, đầu tháng 2.2013 đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện 2 vụ giết mổ lậu trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A, trong đó một số gia cầm bị xuất huyết. Trước đó, đoàn liên ngành thú y của huyện đã bắt quả tang vụ giết mổ lậu tại căn nhà thuộc ấp 1, Vĩnh Lộc B. Tang vật thịt heo tại hiện trường nổi những nốt đỏ của bệnh xuất huyết. Hiện Chi cục Thú y TP.HCM đang tăng cường công tác phòng, chống và xử lý các trường hợp vi phạm trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép trên địa bàn TP.HCM, nhằm ngăn chặn nguồn bệnh từ các tỉnh vào thành phố.
Hoàng Việt

Anh thông báo thuốc Trung Quốc chứa độc

Nhà chức trách Anh vừa khuyến cáo người dân không mua hoặc sử dụng 4 loại thuốc của Trung Quốc bị phát hiện chứa hàm lượng thủy ngân hoặc chì cao.
Những loại thuốc này không được phép lưu hành tại Anh nhưng có thể được mua qua mạng hoặc mang về nước bởi những người du lịch đến Hồng Kông, nơi chúng đang bị thu hồi.
Trong thông báo trên website chính thức, Cơ quan Quản lý dược phẩm và sản phẩm y tế Anh (MHRA) cho biết các loại thuốc có thể gây nguy hiểm bao gồm Bak Foong Pills (giảm khó chịu trong thời gian kinh nguyệt), Fung Shing Paij Tian-Ma Wan (giảm viêm khớp và nhức đầu), Shi Hu Ye Guang Wan và Nai Chang Ming Yan Pills (cải thiện thị lực ở người trưởng thành). Bak Foong Pills bị phát hiện chứa thủy ngân trong khi 3 loại thuốc còn lại chứa chì, có thể gây đau bụng, thiếu máu, rối loạn huyết áp, sẩy thai, tổn thương thận và não...
Trùng Quang

Malaysia giải cứu 23 phụ nữ Việt

Cảnh sát Malaysia rạng sáng 23.2 bất ngờ đột nhập một tụ điểm karaoke phía đông thủ đô Kuala Lumpur và tạm giữ 23 phụ nữ Việt trong trang phục thiếu vải. Báo The Star đưa tin tụ điểm karaoke này có giấy phép hoạt động hợp lệ và vào thời điểm bị truy quét, có khoảng 40 khách đang mua vui.
Ông Nor Omar Sappi, đội trưởng nhóm truy quét thuộc lực lượng chống buôn người, cho hay những phụ nữ tuổi từ 19-35 đến Malaysia theo diện du lịch không cần xin visa và được phép lưu trú trong 30 ngày. Theo đạo luật Nhập cư của Malaysia, lợi dụng thời hạn du lịch để làm việc là vi phạm hình sự.
Ông Sappi nhận định: “Chúng tôi tin rằng những phụ nữ này là nạn nhân của một đường dây buôn người. Họ bị dụ dỗ với hy vọng sang Malaysia kiếm việc làm, nhưng cuối cùng bị đưa về đây để bán dâm”. Hôm qua, PV Thanh Niên đã liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Kuala Lumpur và được biết sứ quán chưa nhận thông tin nào về vụ việc từ cơ quan chức năng sở tại. Thông thường, những người bị bắt sẽ được đưa về tạm giam ở những cơ sở tập trung của nhà nước để phục vụ điều tra, và cuối cùng bị trục xuất về nước. Gần đây, trên website của Sứ quán Việt Nam có số điện thoại đường dây nóng +60 (0) 172326378 giúp việc liên hệ thuận lợi hơn.
Thục Minh (VP Singapore

Dự án bô-xít Tây Nguyên sau 4 năm: Một loạt lỗi đáng báo động



(Kienythuc.net.vn) - Sau nhiều đợt khảo sát tại 2 dự án bô-xít Tây Nguyên, nhóm chuyên gia của Viện Tư vấn Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam) đã phát hiện ra nhiều "lỗi" đáng báo động...

Theo các chuyên gia, quặng bô-xít Tây Nguyên bị bết đất gây khó khăn cho việc tuyển rửa, không xử lý được bùn thải đuôi quặng... Chỉ riêng về mặt kinh tế, mỗi tấn alumina lỗ thấp nhất là khoảng 35USD. Nếu cộng thêm các chi phí do tác động môi trường, xã hội... con số lỗ của dự án bô-xít Tây Nguyên có thể còn tăng nữa.

Bết đất vì thiếu nghiên cứu đầy đủ
ThS Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE) cho biết, từ năm 2010 đến nay nhóm chuyên gia của CODE đã có 3 chuyến khảo sát tại nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ. Chuyến khảo sát gần đây nhất thực hiện vào tháng 9/2012 tại Tân Rai (thời điểm nhà máy Tân Rai đang chạy thử các hạng mục công trình, trong đó có nhà máy tuyển quặng). Chính thời điểm này, các chuyên gia đã giật mình khi chứng kiến một loạt những "lỗi" đáng báo động ở đây.
Sai sót đầu tiên là sai lầm trong việc đánh giá đặc điểm của quặng bô-xít Tây Nguyên và các yếu tố liên quan đến khí hậu, thời tiết của vùng đất này. Thông thường quặng sau khi được đào lên (quặng nguyên khai) sẽ được đưa vào tuyển rửa để lấy quặng tinh sau đó mới đưa vào nhà máy để sản xuất alumina. Ở một số vùng khác (như vùng núi phía Bắc của Việt Nam), đất không bám chắc vào quặng vì thế khi dùng nước với áp lực cao đất dễ dàng bở ra. Tuy nhiên, tại Tây Nguyên, do đất bazan có chứa nhiều sét, vào mùa mưa, sét bị bết lại và dính chặt vào quặng khiến khâu tuyển quặng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, về cơ bản, nhà máy tuyển quặng không thể hoạt động trong mùa mưa với độ ẩm cao. 
Điều này cho thấy, trong quá trình nghiên cứu chủ đầu tư đã không nghiên cứu đầy đủ mà chỉ "cắt" từ mô hình khác rồi "dán" vào. Việc tuyển quặng gặp khó khăn do đất bị bết đã đặt ra 2 vấn đề. Thứ nhất nếu không rửa được quặng (hoặc rửa gặp khó khăn) vào mùa mưa thì nhà máy chỉ vận hành được vào mùa khô. Thứ 2, nếu khâu tuyển rửa gặp khó khăn thì liệu "đầu vào" có đủ cho việc sản xuất alumina không? Câu hỏi này chủ đầu tư cần phải trả lời công luận.
Hồ điều hòa cho nhà máy bô-xít Tân Rai. 
Không lắng
ThS Phạm Quang Tú cho hay: Lâu nay chúng ta mới chỉ chú ý đến vấn đề bùn đỏ (sản phẩm thải của quá trình luyện alumina) trong khi đó chưa nhiều người để tâm đến bùn thải quặng đuôi (sản phẩm thải từ quá trình tuyển quặng). Trong tuyển quặng bùn thải quặng đuôi (gồm hỗn hợp bùn thải và nước) chiếm một số lượng rất lớn. Để sản xuất 1 tấn alumina, trung bình sẽ thải ra ngoài từ thì sẽ có 2 - 2,5 tấn bùn thải quặng đuôi. 
Bùn thải quặng đuôi theo nguyên tắc sẽ được đưa vào bể chứa. Sau một thời gian, bùn sẽ lắng xuống, phần nước phía trên sẽ được tuần hoàn, tái sử dụng vào quá trình tuyển quặng, còn bùn thải lắng ở phía dưới sẽ được đưa ra bãi thải. Tuy nhiên, tại thời điểm nhóm nhà khoa học của CODE đi khảo sát thì thấy hiện tượng bùn thải quặng đuôi không lắng. Trong bể chứa vẫn là hỗn hợp bùn và nước. Điều này rất đáng lo ngại bởi nếu không thu hồi được nước sẽ phải cần thêm một lượng nước rất lớn nữa để phục vụ tuyển quặng, nguồn nước này sẽ lấy ở đâu, nhất là vào mùa khô. 

Ngoài ra, việc không tách được nước ra khỏi bùn, sẽ khiến một lượng hỗn hợp nước +bùn sẽ đổ ra bãi thải. Chỉ trong một thời gian ngắn, hỗn hợp này sẽ đầy ứ và tràn ra ngoài do vượt quá công suất vốn chỉ được thiết kế để chứa riêng bùn. 
Dây chuyền tuyển quặng của nhà máy Alumin Tân Rai. 
Hoàn thổ chưa thấy gì
Việc khai thác bô-xít chiếm dụng một diện tích khá lớn (mỗi năm khai trường nhà máy Tân Rai sử dụng hết khoảng trên dưới 100ha đất tùy thuộc vào chất lượng quặng). Diện tích đất này sẽ không thể sử dụng được nếu không thực hiện hoàn thổ và phục hồi môi trường sau khai thác. Lẽ ra việc hoàn thổ và phục hồi môi trường phải được triển khai ngay khi dự án mới được bắt đầu. Tuy nhiên, tại thời điểm đoàn khảo sát, quặng đã đưa vào tuyển rửa mà khâu hoàn thổ và phục hồi môi trường chưa có động thái gì. Như vậy, những quan ngại của các nhà khoa học trước đây về khả năng xói mòn đất đai là rất hiện hữu. 
Các nhà khoa học trong chuyến khảo sát dự án bô-xít Tây Nguyên 
tháng 9/2012. 
Lỗ là điều nhìn thấy
Nhóm chuyên gia của CODE cho hay, chỉ nhẩm tính sơ sơ cũng có thể thấy dự án Tân Rai đang lỗ. Cách đây 4 năm các nhà khoa học của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đã tính mỗi tấn alumina lỗ từ 50 - 100USD. Từ năm 2009 đến nay, giá alumina có tăng nhẹ, nhưng các chi phí phục vụ vào việc luyện alumina thì lại đội lên rất cao, vì thế nguy cơ lỗ vẫn rất cao. 
Theo tính toán của TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), giá thành alumina tại cổng nhà máy là 375USD/tấn. Hiện chủ đầu tư công bố là bán với giá 340USD/tấn alumina, như vậy là lỗ khoảng 35USD/tấn. Điều đáng nói là cần phải làm rõ giá 340USD/tấn này là bán tại cổng nhà máy hay tại cảng biển, bởi nếu là bán tại cảng biển thì phải cộng thêm các chi phí vận chuyển, bốc dỡ... tương đương mỗi tấn alumina sẽ lỗ từ 65 - 70USD.
Đây là những con số nhìn thấy được. Nếu tính cả những tác động môi trường, tác động xã hội, văn hóa thì chắc chắn con số lỗ này còn tăng lên rất nhiều.

Cần sự dũng cảm
Theo nhóm chuyên gia của CODE, đã đến lúc phải nghiêm túc ngồi lại với nhau để bàn về tính hiệu quả của bô-xít Tây Nguyên sau 4 năm thực hiện. Trước đây, chủ đầu tư và Bộ Công Thương đã từng mời Viện Kinh tế xây dựng thực hiện  đánh giá hiệu quả của 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ. Song, những tính toán này chưa bao giờ được công bố một cách công khai. Đã đến lúc những thông tin được giấu cần phải được đưa lên bàn để cùng nhau tính toán lại.
Và nếu các bên có thiện chí ngồi lại với nhau chắc chắn cũng mất chừng 2 - 3 tháng. Trong lúc này, có rất nhiều việc cần làm ngay. Trước mắt cần tăng cường giám sát, đánh giá cũng như thảo luận cụ thể cho nhà máy Tân Rai vì nhà máy này đã đi vào hoạt động. Những vấn đề cần đặt ra cho Tân Rai lúc này là giám sát vận hành, tìm kiếm các đối tác bao tiêu sản phẩm vì tại thời điểm hiện tại chưa có đơn vị nào ký hợp đồng mua dài hạn với mức giá chấp nhận được...
Đối với Nhân Cơ, tốt nhất là tạm thời dừng lại để chờ đánh giá kết quả của Tân Rai. Đành rằng việc này rất khó nhưng chúng ta cần sự dũng cảm. Biết nói không với những gì còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Dự kiến trong thời gian tới, CODE sẽ đề xuất để tổ chức một số hoạt động nhằm kiến nghị các giải pháp cho vấn đề này.
- Suốt 4 năm qua, vấn đề bụi trong quá trình vận chuyện ít khi được nhắc tới. Cần nhớ rằng, quá trình luyện alumina cần tới rất nhiều hóa chất. Liệu việc vận chuyển từ cảng đến nhà máy có xảy ra sự cố không? Ngoài ra, việc vận chuyển alumina từ nhà máy xuống cảng thì sao, liệu có phát sinh bụi không. Thực tế nếu so với bụi than như ở Quảng Ninh, chắc chắn bụi do khai thác bô-xít ở Tây Nguyên không nhiều bằng, nhưng chắc chắn là có. Do vậy cũng cần có những nghiên cứu đầy đủ. 

-  Vần đề thu hồi đất và tạo công ăn việc làm tại khu vực nhà máy Tân Rai cũng cần phải được nhắc tới. Trước đây, nhà đầu tư cho rằng, một trong những vấn đề "được" của dự án là tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, tới thời điểm này, bao nhiêu người dân địa phương được làm việc tại nhà máy, con số này cũng nên được làm rõ. Ngoài ra, vấn đề ai là chủ sở hữu số đất sau khi được hoàn thổ cũng cần được làm rõ. Việc mập mờ hiện nay (trả lại cho địa phương hay chủ đầu tư giữ lại để trồng cây công nghiệp) rất dễ dẫn đến xung đột.

- Để đánh giá công nghệ luyện alumina có vấn đề hay không thì cần chờ thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, công nghệ tuyển quặng thì đã rõ ràng rồi (quặng bị bết đất, bùn thải đuôi quặng không thể lắng). Hơn nữa, dù chưa đánh giá được công nghệ tuyển alumina nhưng hiện nhà máy đã đi vào vận hành đồng bộ nhưng mới chỉ hoạt động được 20 - 40% công suất. Chỉ riêng điều này thôi cũng khiến nhiều người phải đặt câu hỏi.
Lan Hoa (ghi)