THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

09 March 2013

THẮP HƯƠNG VÀ THĂM VIẾNG NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA: THỰC TÂM HAY CHỈ LÀ TRÒ MÈO KHÓC CHUỘT?!




Posted on March 3, 2013 by HieuLe
Có ai bận xỉ-líp đến trước cửa nhà công quyền VC không? Thưa có. Đó là thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đang làm gương cho đồng bào trong nước, khi hắn ta đại diện đảng và nhà nước đi cầu xin vong linh các chiến sỉ VNCH phù trợ đấy. Đúng là cái lối xỏ lá hạ cấp và bần tiện nhất hấp thụ từ cái văn hoá Việt cộng.
Trong tuần qua, trên một số diễn đàn điện tử người ta thấy hình ảnh Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VC kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Người Việt Nam Ở Nước Ngoài (UBNVNONN) đã cùng với ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch Hội Vietnamese American Foundation (VAF) có trụ sở đặt tại Houston đến thăm viếng Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa và cùng thắp hương trước anh linh tử sĩ QLVNCH tại Nghĩa Dũng Đài.
Ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch Hội Vietnamese American cùng ông Thứ Tưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn (áo vàng) đến thăm viếng Nghiã Trang Quân Đội Biên Hoà.
Thành khẩn sám hối ? Còn khuya !!!
Theo một thông báo của tổ chức VAF do ông Nguyễn Trần Đàm, Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký của tổ chức này thì:
“- Danh dự của quân nhân QLVNCH đang được khôi phục tại VN;
- Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà là dấu tích còn lại của QLVCNCH đã và đang được chỉnh trang và tu bổ;
- Mộ phần của các anh hùng QLVNCH đang được trùng tu, và các Anh Linh các Tử Sĩ đã đang được nhang khói sau hơn 37 năm lạnh lẽo hoang vu.”
 “Mèo khóc Chuột” chính là đây.
Đây là sự thực hay chỉ là chuyện “mèo khóc chuột” của VC được diễn xuất qua Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao kiêm Chủ Tịch UBNVNONN qua các biến động mà tên này đã gây ra tại Houston (vụ “trực diện – đối thoại” của Hoàng Duy Hùng) tại Nam California (qua lén lút gặp những tên Việt gian Nguyễn Phương Hùng, Đinh Viết Tứ, Phùng Tuệ Châu…) vào năm 2012?
Như mọi người đều biết lúc nào VC cũng giở những trò dở dói điêu ngoa: như kêu gọi đi “học tập cải tạo” 10 ngày thì “án tù cải tạo” kéo dài tới 5, 10 năm, có người kéo dài tới 17 năm, có hang chục vạn người đã bỏ thây nơi rừng sâu, núi thẳm.
Như mới đây nhất, kêu gọi toàn dân đóng góp ý kiến để sửa đổi Hiến pháp; nhưng khi người ta đóng góp ý kiến thì lại kết tội là phản động là suy thoái!
Xin mời quý bạn đọc đọc bài viết sau đây, để, từ đó có cái nhìn rõ ràng hơn về việc tên Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn đến thắp nhang tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà.
*
Kỳ trước chúng tôi đã thưa chuyện với quý vị về chuyện “nói chuyện với đầu gối” của ông Giáo sư Tiến sĩ Cao Huy Thuần. Kỳ này chúng tôi xin thưa chuyện “nói chuyện với đầu gối” của hai vị cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hiện định cư tại Hoa Kỳ.
- Vị thứ nhất là cựu Đại Tá QLVNCH Vũ Văn Lộc, còn có bút hiệu Giao Chỉ.
Trong thư gửi Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng, ông có ghi rõ về ông như sau:
“Vũ Văn Lộc, quốc tịch Hoa Kỳ, Giám Đốc IRCC, Inc. (Immigrant Resettlement and Culture Center) Cơ Quan Định Cư và Văn Hóa Di Dân  tại San Jose, California từ năm 1976 đến nay. Tổ chức IRCC chuyên lo về định cư di dân từ các nước đến sống tại miền Bắc tiêu bang California. Năm nay 74 tuổi. Cựu Đại Tá QLVNCH. Trước 1975, đã từng có công việc liên quan đến việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi chôn cất 16 ngàn chiến binh miền Nam từ năm 1965 đến năm 1975.”
Trong một bài viết có tựa đề “Hãy cứu lấy nghĩa trang Biên Hòa”, nhà văn Giao Chỉ tức cựu Đại Tá QLVNCH đã viết về cựu Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ như sau:
“Ngày xưa, lúc mới chạy đi, ông Kỳ viết cuốn sách tựa đề là 20 năm, 20 ngày. Ý ông nói là miền Nam chiến đấu trong 20 năm, nhưng mất trong 20 ngày. Ông hô hào chiến đấu, nhưng ông lại bỏ đi. Hụt hẫng cả đạo quân. Hai mươi năm sau ông lại ra sách, tự xưng là con của Phật. Rồi ông trở về, cũng thăm lại nghĩa trang. Ngông nghênh, áo xanh, quần xoọc. Ông làm nhục anh em. Ông làm buồn lòng người sống, và ông làm tủi vong linh người chết. Sau khi đóng vai hàng thần lơ láo, ông làm hoen ố hình ảnh nghĩa trang xưa đã hoang phế lại còn thêm ảm đạm.
Không,
Tôi không muốn các bạn về thăm như ông Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ…”
Theo bài viết thì:
“Ngay sau khi lệnh dân sự hóa (nghĩa trang quân đội – chú thích của Lão Móc) ban hành, chúng tôi (ông VVL) có dịp đặt vấn đề với ông Thủ Tướng Việt Nam, qua hình thức đặt câu hỏi trực tuyến bằng internet. Qua đài BBC chuyển tiếp. Câu hỏi được ghi nhận nhưng không có câu trả lời.
Tiếp theo, gửi hồ sơ đặt vấn đề đến văn phòng Thủ Tướng tại Hà Nội, gửi qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, qua Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, qua các dân biểu. Kết quả cho biết tài liệu đã nhận được nhưng cũng chưa có câu trả lời.”
Cũng theo bài viết thì ông cựu Đại Tá QLVNCH Vũ Văn Lộc đã “hỏi thăm Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng” như sau:
“Với tư cách là một công dân Hoa Kỳ, có chiến hữu nằm tại nghĩa trang, chúng tôi đã xin Thủ Tướng chính phủ Việt Nam các điều chính sau đây:
1/Ban hành quyết định dành nghĩa trang quân đội Biên Hoà là khu di sản lịch sử quốc gia, cần bảo vệ và duy trì nguyên trạng. Tuyệt đối không được lấn chiếm, phá hoại hay làm hư hỏng các công trình kiến trúc lịch sử và các phần mộ.
2/Cho điều tra và quy định trách nhiệm cho giới chức nào đã phá hoại 10 thước chiều cao của Nghĩa dũng đài vào năm 2004. Đây là một công trình có giá trị lịch sử rất quan trọng. Nếu không được bảo vệ sẽ mở đường cho việc phá hoại toàn diện về sau.
Lời yêu cầu kể trên dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam, phản ánh tính văn minh của nhân loại, được bảo vệ bởi các công ước quốc tế về việc tôn trọng di hài tử sĩ, mồ mả chiến binh. Chính phủ Việt Nam đã ký kết từ Geneve 54 đến Paris 75 cũng như các luật lệ theo công pháp quốc tế mà Việt Nam phải tuân thủ với tư  cách là thành viên của Liên hiệp quốc.”
- Vị thứ hai là ông Tạ Chí Đại Trường, dưới bài viết “Đề nghị công nhận Nghĩa Trang Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa là Chứng tích Lịch sử Quốc gia” được đăng trên tạp chí mạng talawas, có đề nghị như sau:
“Westminster ngày 4-5-2010
Đề nghị Quốc Hội Việt Nam công nhận Nghĩa Trang Quân đội VNCH là Chứng tích Lịch sử Quốc gia.
Lý do: Đây là một tồn tại lịch sử từ một vùng đất (nửa nước), một thời gian (20 năm) có công nhận quốc tế. (Bằng lòng hay không thì cũng có một “quốc tế” bao gồm những nước công nhận CHXHCN Việt Nam hiện tại).
Là một dấu tích lịch sử như những dấu tích lịch sử khác đang được Nhà nước CHXHCN Việt Nam đang xử dụng: Dinh Norodom/Dinh Độc lập/Dinh Thống nhất… đã được sắp vào hạng 10 trong 10 di tích lịch sử, chưa kể Tòa Đô chánh Sàigòn, Trụ sở Ủy ban Hành chánh Tp. Hồ Chí Minh, hay các xây cất mang chức năng hiện đạiở các vùng, thành phố VNCH cũ.       
Đây cũng là tưởng niệm duy nhất còn lại của một phía về những người lính, người Việt Nam, đã chết trong chiến tranh – tuy nhỏ nhoi, ít ỏi hơn những nghĩa trang liệt sĩ  của phe thắng trận đang đứng chân hàng hàng lớp lớp trên đất nước Việt Nam.
Sự công nhận này là một hành động văn minh học được thế giới ngày nay như khi công nhận, bảo trì Mĩ Sơn của người Chàm, khu phố Hội An gốc của người Hoa, người Nhật, cũng như trở lại, giữ gìn thành trì, lăng tẩm họ Nguyễn có lần đã bị bỏ luống , tàn phá, trở lại tiếp nối hành động văn minh của triều Nguyễn khi cho người coi sóc lang tẩm của vua Lê.
Lời đề nghị này có ngày tháng nên trước tiên là với Quốc Hội CHXHCN Việt Nam hiện nay. Vì quan niệm chế độ nào rồi cũng qua, chỉ có đất nước là tồn tại nên lời ghi “Quốc Hội Việt Nam” là để dành cho những lần mai sau liên tiếp khi yêu cầu chưa được thỏa mãn.
Tạ Chí Đại Trường
Cựu sĩ quan/QLVNCH
Sử gia”.
*
Đề nghị của sử gia Tạ Chí Đại Trường có thêm “lời bên lề” xin được trích một đoạn như sau:
“… Và vì đề nghị có thể mang sơ sót về văn từ, ý tưởng, nhưng là có đối tượng cụ thể (Nghĩa trang Biên Hòa và Quốc Hội Việt Nam) nhắm vào một mục tiêu chưa thấy khả năng thực hiện nên chúng tôi sẽ không quan tâm đến những bàn tán, theo hay chống, đến từ bên ngoài. Xin cáo lỗi trước”.
Do đó, bài viết này chỉ xin ghi lại đề nghị của sử gia Tạ Chí Đại Trường coi bộ khó được Quốc Hội Việt Nam hiện nay quan tâm. Ghi lại này xin được tiếp tay với ông để gửi tới Quốc Hội Việt Nam… mai sau. Và xin bàn về việc “nói chuyện với đầu gối” của cựu Đại Tá QLVNCH Vũ Văn Lộc.
Ông Vũ Văn Lộc đã gửi tới Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng tới 7 yêu cầu mà chúng tôi chỉ xin ghi hai yêu cầu trên.   Thư yêu cầu gửi tới Thủ Tướng VC vào ngày 30-4-2007 tức cách đây đã 6 năm nhưng… đầu gối vẫn không nhúc nhích.
Trước khi bàn tiếp về chuyện vì sao chúng tôi cho rằng việc “gián thất điều” với Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng của cựu Đại Tá QLVNCH Vũ Văn Lộc là nói chuyện với đầu gối, xin mời độc giả đọc một số trích đoạn trong quyển “Việt Nam Sau 10 Năm” do ký giả Tim Page thực hiện khi nhà nước CHXNCN Việt Nam mời các phóng viên ngoại quốc tới dự lễ mừng chiến thắng lần thứ 10.
Nơi chương 6 với chủ đề “Giải Phóng”, tác giả ghi mấy câu hát của Mặt Trận Giải Phóng vào năm 1966, tạm dịch: “Hỡi thằng giặc Mỹ – Tao thề với mày bằng lời bén như da0 – Rằng đây là Việt Nam. Vậy tao đến đây rồi – Thì mày phải ra đi”. Phiá dưới tóm lược những thay đổi của thành phố Sàigòn sau ngày 30-4-1975 khi chiếc xe tăng T54 số 844 của Liên Sô từ Hà Nội tràn vào ủi sập cổng Dinh Độc Lập, Sàigòn.
Sau trang 100 là hình mộ bia của chiến sĩ nằm ở Nghĩa Trang Quân Đội Thủ Đức bị đâm thủng cả hai mắt với lời chú thích “mộ chí của quân nhân VNCH tại nghĩa trang bị lăng mạ”. Kế tiếp là bức ảnh to của một người mù cả hai mắt đang ngửa tay xin tiền với lời chú giải “người lính của chế độ cũ, mù lòa, không được cấp dưỡng, đang đi ăn xin bên ngoài nhà thờ Ban Mê Thuột sau buổi lễ Chúa Nhật”. Nơi trang 113 là ảnh một người đàn ông lưng trần  mặc quần đen rách đít, lòi mông, chân bị băng bó, đang nằm ngủ trước bậc thềm gạch của một căn phố , không mền chiếu, với lời chú phía dưới “vừa được thả từ trại cải tạo, vô gia cư trên đường Đồng Khởi (trước là đường Tự Do) và còn nhiều hình ảnh đau thương khác.
Người chết dưới mồ thì bị lôi sống dậy để đục mắt giết thêm lần nữa cho thỏa mối hiềm thù chưa phỉ thì còn nói chi đến việc nhường cơm, xẻ áo cho người còn sống sót từ trại cải tạo trở về.
Các bia mộ tử sĩ VNCH bị đập bể sứt hoặc bị đục thẳng bằng búa vào mắt, mặt, đầu trên di ảnh người quá cố.
Nói chi đến việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội VNCH hay chứng nhận là Chứng Tích Lịch Sử Quốc Gia.
Thấy cả hai vị cựu sĩ quan QLVNCH rất quan tâm đến việc “Giữ lấy Nghĩa Trang Quân Đội”, kêu gọi “Chứng nhận Nghĩa Trang Quân Đội như Chứng tích Lịch sử Quốc gia” đều viện dẫn lý lẽ “dựa trên nền tảng văn hóa Việt Nam, phản ảnh tính văn minh của nhân loại được bảo vệ bởi các công ước quốc tế về việc tôn trọng di hài tử sĩ, mồ mả chiến binh” nên tôi mới dám khẳng định là quý vị… nói chuyện với đầu gối!
BiaTuongNiemTN
Bia tưởng niệm thuyền nhân tại Galang, Nam Dương, bị Việt Cộng đục bỏ vào đầu mùa hè 2005.
Ngay cả tấm bia tưởng niệm thuyền nhân bị chết trên đường vượt biển ở Galang mà Đảng và Nhà Nước ta còn làm chuyện vô cùng vô văn hóa là thò tay ra làm áp lực để dẹp bỏ thì những thỉnh cầu và đòi hỏi của hai vị cựu sĩ quan QLVNCH không phải là chuyện “nói chuyện với đầu gối” thì phải gọi là chuyện gì?
Liên kết chuyện này với chuyện ông Giáo sư Tiến Sĩ Cao Huy Thuần về nước thuyết trình về “Thiền đời Trần” và kết tội “nhà Minh đã hủy diệt văn hóa Việt Nam” thì cũng đâu có khác gì nhau!
Nhất là đọc những điều mà cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc đòi Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng thực hiện, người ta có cảm tưởng như ông ta là bố của ông Thủ Tướng VC này không bằng!
Chả trách có người nhận xét Giao Chỉ đại nhân là người thích “nịnh sằng, nổ sảng”!
*
Nay, với chuyện Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VC, Chủ Tịch Ủy Ban NVNONN và ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ tịch của Hội VAF đến thăm viếng và thắp hương tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà là nơi chôn cất 16.000 tử sĩ thuộc QLVNCH, có câu hỏi xin đặt ra:
- Vì sao những thân nhân của các bộ đội thuộc Quân Đội Nhân Dân CHXHCNVN bị giặc Tàu tàn sát ngày 17-2 đến thăm viếng mộ phần thì bị xua đuổi?
Trong khi đó thì một Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao của VC là ông Nguyễn Thanh Sơn lại cùng ông cựu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành – một kẻ cựu thù của chế độ – lại đến thăm viếng và thắp hương tại Nghĩa Dũng Đài của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà là nơi chôn cất 16.000 tử sĩ của QLVNCH đã “được” Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký lệnh “dân sự hoá” từ mấy năm trước.
Mặt heo, bụng xề là dáng dấp của phường xảo trá, lưu manh.
Phải chăng đây là “trò mèo khóc chuột” của bọn VC và Việt gian tay sai trong âm mưu hòa giải hòa hợp để “nuốt trọn” 3 triệu người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại mà nghị quyết 36 đã đề ra?
LÃO MÓC

Ngày 8/3 dân oan tập trung tại Đường Võ Thị Sáu bị trấn áp mạnh



Mặc Lâm (RFA) - Đúng vào ngày Phụ nữ Thế giới 8 tháng Ba, hôm nay một số dân oan từ các tỉnh lại kéo về số 210 Võ Thị Sáu thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu chính quyền giải quyết đất đai cho họ. Những dân oan này từ Bến Tre, Bình Đại, Tiền Giang, Đồng Nai tập trung vào lúc 6 giờ sáng nhưng lực lượng an ninh đã đem xe buýt tới chặn và bao vây mọi ngã vào khu vực khiến nhóm dân oan này không thể tập trung.

Bà Bùi Thị Thành, một người thường công khai giúp cho dân oan các tỉnh miền Tây cho biết;

Hôm nay bà con ở các tỉnh kéo lên 210 Võ Thị Sáu. Nó chặn bắt rất kinh khủng, từ các tỉnh coi như mấy chục người bị nó chặn bằng hình thức có chỗ nó đến nhà nó gác, có giữ. Có chỗ nó chặn người đi ô tô về Sài Gòn, nó chặn xe lại. Tuy vậy người dân oan cũng tới được khoảng trăm người. Nhưng khi tới được Võ Thị Sáu thì nó đem các loại xe lớn như xe buýt rất to nối đuôi nhau dày đặc như bức tường chặn con đường Võ Thị Sáu chỗ mà người ta đến kêu oan. Nó chặn như vậy nên không nhìn thấy gì hết. Sau đó công an bu lại thì dân họ kéo sang Nhà thờ Đức Bà.

Tụi tui tới đó nhưng vô không được nên tụi tui tản ra. Lúc này tới đó tụi nó đàn áp rất là mạnh. Nó hốt, nó quăng, nó liệng không kể gì hết. Tụi tui đi ra ngoài nhà thờ Đức Bà đi bộ qua công viên. Tới công viên rồi nó cũng cho một lũ chó săn tới biểu tụi tôi đi về

Bà Nguyễn Thị Nguyệt

Bà Nhan Hương, dân oan Tiền Giang có mặt trong cuộc biểu tình sáng hôm nay cho biết:

Một nhóm dân oan tình Tiền Giang lên đây đứng ở chỗ Bưu điện. Mấy chị em đi vòng vòng ở chỗ công viên Nhà thờ Đức Bà đi được vài vòng thì công an tới yêu cầu lên xe đi về quê.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt một dân oan khác cho biết:

Mới đầu dân tới 210 Võ Thị Sáu họ tới đó sớm lắm. Sau đói bị nó đem nào là xe để loa rất lớn khi nó phát loa lên thì dân có la lớn cỡ nào cũng không ai nghe được. Nó để 5-6 chiếc xe buýt sẵn ở đó để đưa bà con dân oan về. Tụi tui tới đó nhưng vô không được nên tụi tui tản ra. Lúc này tới đó tụi nó đàn áp rất là mạnh. Nó hốt, nó quăng, nó liệng không kể gì hết. Tụi tui đi ra ngoài nhà thờ Đức Bà đi bộ qua công viên. Tới công viên rồi nó cũng cho một lũ chó săn tới biểu tụi tôi đi về.

Theo lời bà con dân oan thì khoảng 10 giớ sáng ngày hôm nay bà con đã tự giải tán về nhà. Không có ai bị bắt giữ và mọi người đều ra về an toàn. Từ nhiều năm nay số nhà 210 Võ Thị Sáu là nơi bà con thường kéo đến để yêu cầu gặp người trách nhiện thu nhận đơn thư của dân oan mất đất nhưng sau bao nhiêu năm, trụ sở này chưa bao giờ cho người ra nhận đơn kể cả nhận nhưng không giải quyết.

Mặc Lâm

Không xây cao ốc gần Dinh Độc Lập để bảo tồn



Xung quanh Dinh Độc Lập sẽ bị hạn chế xây cao ốc, giao thông chủ yếu là đi bộ, di tích này đồng thời sẽ được tu bổ, tôn tạo nhằm giữ gìn những giá trị kiến trúc lịch sử.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất ở TP HCM. Quy hoạch sẽ được thực hiện trên diện tích gần 12,7 ha nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân tộc thông qua các di tích hiện có. Đồng thời, tôn tạo kiến trúc cảnh quan để khai thác du lịch, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá - du lịch của thành phố.
Theo đó, trong khu bảo tồn (khu vực bảo vệ I) sẽ tiến hành các hoạt động tu bổ nhằm giữ gìn những giá trị về kiến trúc, đảm bảo giữ nguyên hình thức kiến trúc gốc, tôn tạo các công trình phụ trợ. Tổ chức các hoạt động phục vụ tham quan, tuyên truyền truyền thống lịch sử dân tộc. Tại khu vực tổ chức các hoạt động phát huy giá trị di tích (khu vực bảo vệ II) sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng văn hoá, cảnh quan đảm bảo không làm ảnh hưởng đến di tích gốc. Đồng thời, các công trình cao tầng sẽ bị hạn chế xây dựng xung quanh khu vực bảo vệ I.
Khu vực xung quanh Dinh Độc Lập sẽ hạn chế xây dựng các cao ốc, kiến trúc cũng phải tương đồng với kiến trúc của Dinh. Ảnh: H.C.
Các công trình xây dựng mới chủ yếu trên nền các công trình cũ theo hình thức kiến trúc mái dốc, lợp ngói, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, hài hòa với các công trình kiến trúc sẵn có như nhà 106 Nguyễn Du, nhà nghỉ của cán bộ, công nhân viên và các công trình kiến trúc ở khu vực xung quanh Dinh Độc Lập.
Để đảm bảo công tác bảo tồn, quy hoạch quy định khu vực xung quanh di tích bán kính từ 300-500 m (tính từ Dinh thự chính), chiều cao các công trình giảm dần về phía Dinh, hạn chế xây dựng các cao ốc hiện đại; Trong bán kính từ 200-300 m (tính từ Dinh thự chính), giữ nguyên trạng, không tăng chiều cao các công trình đang cao hơn Dinh thự chính (26 m); Còn các công trình xây dựng mới phải có hình thức kiến trúc, màu sắc phù hợp với không gian di tích.
Ngoài ra, nội dung quy hoạch cũng yêu cầu giao thông trong khu vực Dinh Độc Lập chủ yếu là đi bộ (ngoài một số đoạn đường được sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời, đường dành cho xe chuyên dụng hoạt động vào một thời gian nhất định trong ngày).
Hữu Nguyên

Doanh nghiệp phát tán tin nhắn rác bị phạt hơn đồng1,7 tỷ



Theo Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Văn Hùng, thời gian gần đây đã có 4 doanh nghiệp nội dung số bị xử phạt, với tổng số tiền lên đến hơn 1,7 tỷ đồng.
Tin rác 'ngấp nghé' trở lại sau Tết
Hơn 10.000 tin rác phát tán mỗi giờ

Những nội dung đồi trụy vẫn được phát tán hàng ngày qua tin nhắn đến thuê bao di động. Ảnh: Anh Quân
Những nội dung đồi trụy vẫn được phát tán hàng ngày qua tin nhắn đến thuê bao di động. Ảnh: Anh Quân
Trong đó, công ty Tinh Vân Telecom bị phạt 150 triệu đồng vì hành vi phát tán tin nhắn rác, tin sai cú pháp, phạt bổ sung và tịch thu 533 triệu đồng. Trường hợp 3 công ty còn lại có sự liên kết làm ăn gồm công ty Hà Thành, E-WAY và Lạc Hồng. Đại diện Thanh tra Bộ cho biết, các đơn vị này có nhiều hành vi sai phạm, nặng nhất là phát tán tin nhắn rác, tin lừa đảo hoặc có nội dung đồi trụy, dâm ô.
Cả 3 đơn vị này bị phạt hơn một tỷ đồng, nặng nhất là công ty Hà Thành, với mức xử phạt 4 hành vi là 135 triệu đồng, riêng việc phát tán tin rác, lừa đảo phạt bổ sung 794 triệu đồng, nâng tổng số tiền lên 929 triệu đồng. Hai công ty còn lại là E-WAY và Lạc Hồng lần lượt chịu các mức 47 triệu và 80 triệu đồng.
Ông Hùng chia sẻ, việc phát hiện và xử lý không dễ dàng vì những doanh nghiệp này tìm đủ mọi cách để che đậy hoạt động của mình. Lực lượng thanh tra đã phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính (VNCERT) và Cục Viễn thông mới có thể tiến hành công việc và xử phạt các công ty trên. Thanh tra Bộ trước đó cũng từng tiết lộ, có những đơn vị ỷ vào các mối quan hệ để gây khó khăn cho quá trình làm việc của cơ quan chức năng.
Dù đã có nhiều trường hợp bị xử lý, vấn nạn tin rác và lửa đảo vẫn có xu hướng gia tăng. Ngày 13/11/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị giữa các đơn vị chức năng với đại diện nhiều Bộ, cùng 400 doanh nghiệp kinh doanh nội dung số về vấn đề tin nhắn rác. Sau đó, Thanh tra Bộ đã tiến hành rà soát lại việc thực thi ở doanh nghiệp, "kết quả, nhiều đơn vị bị xử phạt hành chính, tổng số tiền gần 400 triệu đồng, phạt tịch thu 612 triệu đồng. Như vậy, sau hội nghị thì tình trạng vi phạm vẫn rất nghiêm trọng", ông Hùng nói.
Do đó, Thanh tra Bộ đã có kiến nghị lên Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng các cơ quan liên quan cân nhắc lại vấn đề quản lý đầu số, nhằm hạn chế tối đa tình trạng bùng phát tin nhắn rác, lừa đảo. Lãnh đạo Thanh tra Bộ cũng đề nghị doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số đầu tư hơn về cơ sở dữ liệu và cần lưu trữ tối thiểu một năm. "Nhiều đơn vị chỉ lưu vài tháng, trong khi để xử phạt tốt hơn cần dữ liệu đầy đủ trong vòng một đến vài năm", ông Hùng cho biết.
Anh Quân