THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 November 2013

Tham nhũng, 23 viên chức ra tòa, 22 được thả về nhà

LONG XUYÊN (NV) - Chỉ có một trong số 23 viên chức ở An Giang ra tòa vì tham nhũng tiếp tục ngồi tù, 22 viên chức kia được trả tự do ngay tại tòa.

Tòa án tỉnh An Giang vừa kết thúc phiên xử 23 viên chức phạm ba tội “vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”, “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ðây là những tội nằm trong nhóm tội phạm về chức vụ của bộ luật hình sự Việt Nam.
23 viên chức của thành phố Long Xuyên hầu tòa. Sau vụ xử kéo dài 10 ngày, 22 người được tha về nhà. (Hình: Tuổi Trẻ)
Hầu tòa là hàng loạt viên chức từng đảm nhiệm các vai trò: Phó Chủ tịch thành phố Long Xuyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành phố Long Xuyên, Phó Ban Tổ chức thành phố Long Xuyên, Trưởng Phòng Quản lý đô thị thành phố Long Xuyên, Phó Phòng Quản lý đô thị thành phố Long Xuyên, Giám đốc Văn phòng Ðăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên, Phó Giám đốc Văn phòng Ðăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường thành phố Long Xuyên, Bí thư và Chủ tịch một số phường tại thành phố Long Xuyên,...

Theo cáo trạng, 23 bị cáo đã tự ý san lấp ruộng để thành lập 7 khu dân cư tại thành phố Long Xuyên rồi phân lô, bán nền lấy tiền chia nhau. Một số được chia nhiều nền với giá “mềm”, hoặc được duyệt mua nhiều nền với giá “gốc” rồi bán lại kiếm lời từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí kiếm được hàng tỷ đồng từ việc trực tiếp tổ chức xây dựng 7 khu dân cư trái phép. Tính ra, 23 bị cáo gây thiệt hại cho công quỹ khoảng 20 tỷ đồng.

Sau mười ngày xét xử (từ 21 Tháng 10 đến 1 Tháng 11), Tòa án tỉnh An Giang tuyên: Miễn trách nhiệm hình sự cho 6 bị cáo. Cho 3 bị cáo được hưởng hình phạt cải tạo không giam giữ (nghĩa là... tự cải tạo tại gia). Cho 6 bị cáo được hưởng án treo. Phạt 7 bị cáo mức án vừa đúng thời hạn tạm giam để được trả tự do ngay tại tòa. Chỉ một bị cáo (Giám đốc Văn phòng Ðăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên) được xem như chủ mưu bị phạt... ba năm tù.

Có tin, sau khi tòa tuyên án, các bị cáo đồng loạt vỗ tay khen ngợi sự sáng suốt của Hội đồng Xét xử và 22 bị cáo đã rời tòa về thẳng nhà.

Qua phiên xử vừa kể, Tòa án An giang nói riêng và hệ thống tư pháp Việt Nam nói chung vẫn không coi Quốc hội Việt Nam ra gì.
Hồi đầu Tháng Chín, tại buổi làm việc giữa các thành viên trong Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam với lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật như: Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát Tối cao, Tòa án Tối cao về việc xử lý tội phạm tham nhũng, ông Nguyễn Ðình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam, từng chỉ trích, Tòa án các cấp đang cố tình hiểu sai những qui định pháp luật về xử lý tội phạm tham nhũng, ra những phán quyết có lợi cho những kẻ phạm tội này.
Cũng trong buổi làm việc đó, một Phó Chủ nhiệm khác của Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam, so sánh những nhắc nhở của ủy ban này với lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật về việc xử lý tội phạm tham nhũng từ năm 2008 với thực tế khởi tố, truy tố, xét xử trong thời gian vừa qua, rồi kết luận: Không có tiến bộ nào cả!
Ðề cập đến vấn nạn hệ thống tòa án thường xuyên cho các bị cáo phạm tội tham nhũng được hưởng án trao, ông Nguyễn Ðình Quyền chất vấn: Tòa án Tối cao khẳng định việc cho các bị cáo phạm tội tham nhũng được hưởng án treo đều đúng luật, vậy luật có buộc tòa phải cho hưởng án treo không? Luật yêu cầu phải cân nhắc yếu tố phòng, chống tội phạm. Tham nhũng đang được xem như giặc nội xâm. Tại sao Tòa án không chú ý tới yếu tố đó? (G.Ð.)

Nghệ An: Nổ lớn tại trụ sở UBND xã trong đêm

Sáng nay (5.11), tin từ Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết, vào khoảng 2h cùng ngày đã xảy ra một vụ nổ lớn tại trụ sở UBND xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc. 

 Theo đó, vụ nổ có sức công phá lớn phát ra từ phòng làm việc của Bí thư Đảng ủy xã Nghi Long đã làm nứt tường và phá hỏng hầu hết tài sản, thiết bị trong phòng này. Rất may không có thiệt hại về người. 

Trao đổi với VnExpress sáng 5/11, một phụ nữ bán hàng tạp hóa gần cổng UBND xã Nghi Long cho biết, khoảng 2h30 phút sáng, người dân đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng nổ chát chúa vang lên từ phía trong trụ sở ủy ban xã.



Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường vụ nổ. Ảnh: Văn Hải.

Vợ chồng người phụ nữ này vội mở cửa chạy ra thì thấy nhiều người khác nhốn nháo ngoài đường. "Khi biết tin có vụ nổ trong khu vực ủy ban xã, tôi sợ quá nên lại đóng cửa ngồi im trong nhà vì chưa hiểu chuyện gì. Đến 6h sáng nay, tôi thấy nhiều xe của cảnh sát và quân đội kéo về trụ sở ủy ban", chị kể.
10h sáng, phía ngoài cổng ủy ban xã Nghi Long, lực lượng công an vẫn bảo vệ hiện trường. Theo ghi nhận của VnExpress, vụ nổ xảy ra tại phòng làm việc ở tầng 2 của tòa nhà 2 tầng. Các cánh cửa sổ phía trước căn phòng đã bị rơi, 2 cánh cửa sổ phía sau văng xuống sân, mảnh kính vỡ bắn tung tóe. Một số vết nứt xuất hiện trên tường của tòa nhà.



Cánh cửa sổ phía sau căn phòng văng xuống sân trụ sở ủy ban sau vụ nổ. Ảnh: Văn Hải

Vụ nổ được xác định trong phòng làm việc của một lãnh đạo xã. Sự việc xảy ra vào đêm khuya nên không ai thương vong. 
Công an tỉnh, công an huyện Nghi Lộc đang khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ việc.
Văn Hải

 

VIDEO - Công An Đàn Áp Bà Con Hmong

Nhiều thanh niên Việt bị đẩy vào tình trạng “sống mòn”!

VIỆT NAM (NV) - Nam thanh niên ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang bị đẩy vào tình trạng “sống mòn”, không nghề nghiệp, không gia đình, không tương lai.

Trong một bài viết có tựa là “Họ đang vui như thế...”, tờ Thể thao Văn hóa cho biết, tuy không còn có thể kiếm sống bằng công việc đồng áng nhưng nam thanh niên ở đồng bằng sông Cửu Long không thể xin làm công nhân như nữ thanh niên, vì chủ các doanh nghiệp chỉ cần những người tỉ mỉ. Họ cũng không thể buôn bán hay làm dịch vụ vì thiếu cả vốn lẫn kinh nghiệm.

Nhậu trở thành một trong những thú tiêu khiển “lành mạnh” nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều thanh niên khác đang đắm vào nhiều thú tiêu khiển tệ hại hơn như cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, đập phá,... (Hình: TTVH)

Vừa bị hạn chế về học vấn, vừa không có nghề, tương lai bấp bênh, nhiều nam thanh niên ở đồng bằng sông Cửu Long không thể lập gia đình. Sống dựa vào gia đình, nhàn rỗi, nhiều thanh niên giải khuây bằng nhậu nhẹt, cà phê, tệ hơn là cờ bạc, trộm cắp, một số dính vào ma túy...
Những vấn nạn nảy sinh như vừa kể ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và trong toàn xã hội Việt Nam nói chung, đã từng được cảnh báo từ lâu. Những vấn nạn này càng ngày càng trầm trọng vì hệ thống công quyền thiếu viễn kiến lẫn năng lực quản lý, điều hành.

Hồi giữa tháng 5, trong báo cáo “Xu hướng việc làm toàn cầu cho thanh niên”, Tổ chức Lao động Thế giới (thường được gọi tắt là ILO) cảnh báo, khoảng 50% số người thất nghiệp tại Việt Nam là thanh niên (giới có tuổi từ 15 đến 24) và Việt Nam đang lãng phí một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Lúc đó, ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Chi nhánh Việt Nam của ILO cảnh báo, nếu thanh niên không được hưởng một sự khởi đầu tốt hơn và không được đối xử công bằng, Việt Nam đã bỏ lỡ một nguồn lực đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của mình.

ILO khuyến cáo, Việt Nam nên khai mở tiềm năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng cơ hội về việc làm với năng suất cao cho thanh niên.

Chính quyền Việt Nam vẫn bị xem là thiếu quan tâm tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ðây là lý do khiến vài năm qua, có thêm hàng trăm ngàn doanh nghiệp loại này phá sản. Phần lớn những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tồn tại đã thu hẹp quy mô hoạt động thành “siêu nhỏ”. Tất cả những yếu tố này làm cho cơ hội về việc làm của thanh niên càng lúc càng mong manh.

Một chuyên gia về việc làm cho thanh niên khu vực châu Á -Thái Bình Dương của ILO, tên là Matthieu Cognac, nhắc nhở thêm rằng, Việt Nam cần phải chú ý tới khu vực nông thôn, nơi cư trú của phần lớn thanh niên Việt Nam. Ông Cognac khuyên chính quyền Việt Nam cần đẩy mạnh tư vấn về việc làm, mở các khóa đào tạo về phát triển doanh nghiệp để hỗ trợ thanh niên tự kinh doanh.

Trao đổi với báo giới, ông Sziraczki nói rằng, sẽ không thể giải quyết vấn nạn về việc làm cho thanh niên Việt Nam, nếu không thay đổi chính sách vĩ mô, cấu trúc phát triển và tăng chi phí hỗ trợ tìm kiếm việc làm, tăng tổng cầu, thay đổi cách thức tiếp cận nguồn vốn và tăng hiệu quả đầu tư.

Vào tháng 6, Bộ Giáo dục - Ðào tạo của chính quyền CSVN cho biết, đang chuẩn bị để đến năm 2015, sẽ đưa giáo trình về giáo dục kinh doanh của ILO vào dạy cho học sinh trung học nhưng thực tế cho thấy, rất khó tin vào tính hiệu quả của kế hoạch này.

Việt Nam đã từng nhận viện trợ của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và xuất thêm công quỹ nhằm thực hiện “Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (thường được gọi tắt là “Dự án 1956”) trong mười năm (từ 2010 - 2020). Hồi tháng ba vừa qua, một viên Thứ trưởng của Bộ Thông tin - Truyền thông tên là Trần Ðức Lai loan báo, tính đến hết năm 2012, chính quyền Việt Nam đã chi 4.500 tỉ đồng để dạy nghề cho khoảng 1,1 triệu nông dân theo “Dự án 1956”.

Ðầu tháng này, sau khi khảo sát ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tờ Sài Gòn Giải phóng công bố một bài viết, có tựa là “Ðào tạo nghề nông thôn ở ÐBSCL - Mục tiêu xa rời thực tế”, theo đó, khu vực này đã “đào tạo nghề” cho vài chục ngàn nông dân nhưng gần như chẳng có ai tìm được việc làm, bởi đó là những “nghề” mà xã hội không có nhu cầu.

Thậm chí mới đây, trả lời báo giới về “dự án 1956” (với mục tiêu mỗi năm, dạy nghề cho một triệu lao động nông thôn, ngốn tới 26.000 tỉ trong 10 năm từ 2010 đến 2020), ông Ðào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam - thú thật: “Nhiều nơi cử thanh niên nông thôn đi học nghề cốt chỉ để nhận tiền ăn rồi về, bởi vậy hiệu quả kém”.

26.000 tỉ đồng không nhỏ nhưng điều lớn hơn là tương lai của hàng triệu thanh niên và vận mệnh của cả một dân tộc vẫn đang bị hủy hoại từ từ như thế. (G.Ð)

Viên chức Việt Nam bị cáo buộc buôn người!

NGHỆ AN (NV) - Hội đồng Nhân quyền Lào (LHRC) và Trung Tâm Phân tích Chính sách công (CPPA) bày tỏ lo ngại về sự dính líu của các viên chức đối với nạn buôn người ở Việt Nam, Lào và Ðông Nam Á.
Trong thông cáo vừa kể, những tổ chức này cho rằng, tỷ lệ trẻ em và phụ nữ thiểu số ở Lào và Việt Nam bị các viên chức cả dân sự lẫn quân sự ở Lào và Việt Nam bắt cóc, cưỡng ép hôn nhân, buộc hành nghề mãi dâm đã tới mức cần báo động.

Ông Vaughn Vang, Chủ tịch LHRC kêu gọi cộng đồng quốc tế mở cuộc điều tra ngay lập tức và can thiệp giúp đỡ các nạn nhân. Còn ông Philip Smith, chuyên viên của CPPA khẳng định những kẻ buôn người đang nhắm trực tiếp vào trẻ em, phụ nữ thiểu số sống tại khu vực biên giới Lào và Việt Nam. Cụ thể là tỉnh Xiang Khouang của Lào và tỉnh Nghệ An của Việt Nam.

Một “xưởng may” ở Sài Gòn, nơi công nhân là những trẻ em người thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại những xưởng may đó, trẻ em phải làm việc quần quật, không có thời gian nghỉ ngơi và bị cầm giữ như tù. Năm ngoái, từng có ba đứa trẻ nhảy từ tầng ba của một “xưởng may” xuống đất để tìm cách thoát thân. (Hình: BBC)

Ðại diện CPPA - một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về chính sách đối ngoại, nhân quyền, các vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia cho giới hoạch định chính sách - khẳng định, nhiều nạn nhân đã bị hành hạ tàn nhẫn tới mức không thể tả bằng lời, bị cưỡng bức, bị bán ra nước ngoài.
Trong vài tháng nay, có hàng loạt cáo buộc chính quyền Việt Nam dính líu trực tiếp hoặc gián tiếp đến nạn buôn người.

Hồi giữa tháng 10, Walk Free - một tổ chức chuyên tranh đấu cho nhân quyền, có trụ sở đặt tại Úc, công bố báo cáo mang tên “Chỉ số tình trạng Nô lệ 2013”, sau khi khảo sát - phân tích về tình trạng này tại 162 quốc gia. Theo đó, xét trên bình diện toàn cầu, Việt Nam xếp thứ 64/162 về tình trạng công dân bị buộc làm nô lệ. Nếu xét riêng khu vực châu Á, Việt Nam xếp thứ 9 về tình trạng công dân bị buộc làm nô lệ. Còn xếp theo tổng số nô lệ, Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới.

Con số nô lệ tại Việt Nam được Walk Free ước đoán nằm trong khoảng từ 240 ngàn đến 260 ngàn. Walk Free nhận định, tình trạng người Việt bị cưỡng ép lao động phổ biến cả ở bên ngoài lẫn bên trong Việt Nam.
Trước đây, chuyện lừa gạt, cưỡng ép làm việc và dùng nhiều biện pháp khác nhau để cầm giữ người lao động, cột chặt họ với giới chủ chỉ xảy ra với những người Việt đi làm thuê ở nước ngoài và những người Việt là nạn nhân của nạn buôn người. Nay, điều đó đang xảy ra trên khắp Việt Nam.

Hồi đầu tháng 10, nhiều tờ báo ở Việt Nam đưa tin, hàng trăm người thiểu số, cư ngụ tại nhiều khu vực khác nhau ở Tây Nguyên đã bị gạt, bị buộc làm việc như nô lệ và cuối cùng, thân nhân phải trả tiền chuộc họ về.
Tình trạng tương tự cũng đã xảy ra với 121 người dân tộc Bh'noong ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Năm 2010, 121 người này được “tuyển dụng” làm công nhân trồng rừng cho Xí nghiệp Nguyên liệu giấy Ðắk Lắk. Tất cả đều không được trả đồng nào sau sáu tháng làm việc quần quật như nô lệ. Chưa kể do ăn ở kham khổ, lao lực, một người đã thiệt mạng. Trước sự phẫn nộ của công chúng, chính quyền mới chịu nhập cuộc. Mãi tới đầu tuần này, gần ba năm sau khi bị lừa làm việc không lương suốt nửa năm, 120 người dân tộc Bh'noong ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam mới được Xí nghiệp nguyên liệu giấy Ðắk Lắk “hứa trả lương”. Gia đình người thiệt mạng thì được hứa sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng.

Walk Free không phải là tổ chức đầu tiên cảnh báo về tình trạng nô lệ tại Việt Nam. Hồi tháng năm vừa qua, một tờ báo điện tử có tên là American Thinker, đăng một bài viết của Michael Benge, lên án chính quyền Việt Nam chủ trương và dung dưỡng tệ nạn buôn người.

Trong bài viết có tựa là “Communist Vietnam - Human Trafficker Extraordinaire”, ông Benge cho biết, ngoài hoạt động buôn người của các công ty xuất cảng lao động, do chủ trương và sự dung dưỡng tệ nạn buôn người của chính quyền Việt Nam, Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp nhân lực cho các hoạt động bóc lột tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.

Sang tháng 8, tới lượt hãng tin BBC đăng một phóng sự điều tra của Marianne Brown về “nô lệ trẻ em” ở Việt Nam. Thông qua Quỹ Trẻ em Blue Dragon, bà Brown đã tiếp xúc với nhiều đứa trẻ được Blue Dragon giải cứu. Từ 2005, Blue Dragon đã giải cứu 205 đứa trẻ, đa số là con em người thiểu số sống tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam, bị dụ dỗ vào Sài Gòn rồi bị cầm giữ, bị buộc phải làm việc trong các xưởng may, bị ép ăn xin, thậm chí bán dâm.

Một luật sư là thành viên sáng lập Blue Dragon kể với bà Brown rằng, 25% số trẻ em mà Blue Dragon giải cứu hồi năm ngoái là những đứa trẻ bị ép phải làm việc trong các xưởng may ở Sài Gòn. Những “xưởng may” này thường rất chật hẹp và vừa là nơi làm việc, vừa là nơi ăn ở của hàng chục đứa trẻ. Chủ xưởng chỉ cho các em vào nhà tắm 8 phút một ngày. Tám phút đó dành cho cả việc đánh răng, tắm rửa và đi vệ sinh.
Nói cách khác, sau khi trở thành nổi tiếng vì là một trong những cái nôi của tệ buôn người, nổi tiếng vì phụ nữ và trẻ em Việt Nam đã bị biến thành hàng hóa để bán đi Trung Quốc, Ðông Nam Á, châu Âu, Việt Nam tiếp tục nổi tiếng vì người Việt bị biến thành hàng hóa để mua bán ngay tại Việt Nam.

Ông Florian Forster, Trưởng Văn phòng Di trú Quốc tế (IOM) tại Việt Nam, nói với bà Brown: Buôn người xuyên biên giới đã được công nhận từ lâu nhưng buôn người trong nước mới chỉ được chính thức công nhận kể từ năm 2011.

Bà Vũ Thị Thu Phương, một thành viên trong Dự án liên kết các tổ chức Liên Hiệp Quốc để phòng chống buôn người (UNIAP) xác nhận: Hầu hết các vụ buôn lao động trong nước không bị coi là tội phạm mà chỉ bị phạt hành chính. (G.Ð)

Bão số 13 sẽ vào các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ

TPO– Sáng 5/11, áp thấp đi vào biển đông và có khả năng mạnh lên thành bão (cơn bão số 13). Dự báo, bão di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, đi vào các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Áp thấp có khả năng mạnh lên thành bão, bão số 13 di chuyển nhanh hướng về các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Áp thấp có khả năng mạnh lên thành bão. Bão số 13 di chuyển nhanh hướng về các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 7 giờ ngày 5/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc; 119,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía bắc đảo Pa-La-Oan (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km. Như vậy sáng nay áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào phía Đông Nam Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 7 giờ ngày 6/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, cách bờ biển các tỉnh Phú Yên – Bình Thuận khoảng 430km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30 km, đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 7 giờ ngày 7/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,8 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên vùng biên giới Việt Nam – Căm Pu Chia. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão, vùng biển giữa khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh.
Đây là áp thấp nhiệt đới, sẽ mạnh lên thành bão, có tốc độ di chuyển nhanh, hướng đi phức tạp, cần theo dõi thường xuyên và đầy đủ.
Bão mạnh cấp 10 trên Thái Bình Dương
Hiện nay trên khu vực biển Thái Bình Dương, một cơn bão mạnh đang hoạt động và có tên quốc tế là Haiyan. Hồi 7 giờ sáng nay có vị trí ở vào khoảng 6,5 độ Vĩ Bắc; 145,9 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.
Dự báo bão Haiyan sẽ di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 25km một giờ và còn tiếp tục mạnh thêm. Khoảng sáng 9/11, cơn bão này có khả năng đi vào vùng biển phía Đông Biển Đông.

Thanh Hà

Quán cơm đường dài ở phía Bắc

trong-mot-quan-com-duong-dai-305.jpg
Hành khách trên các chuyến xe đường dài đang dùng cơm trưa trong một quán cơm dọc đường
RFA photo
 RFA - 04/11/2013 
Trên tuyến đường từ Hà Nội vào phía Bắc đèo Hải Vân, thuộc địa phận Huế, vẫn còn nhiều quán cơm đường dài, tuy không phải tình trạng cơm chuồng phở chậu như những năm trước đây nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phép lịch sự, văn hóa ứng xử cũng như giá thành vẫn là nỗi nhức nhối của hành khách. Bởi vì những hành khách chấp nhận đi xe đường dài với không khí ngột ngạt, chật chội và nhà xe cũng không mấy lịch sự cũng chỉ vì họ không có nhiều tiền, họ là những lao động nghèo từ quê lên phố kiếm kế sinh nhai. Chính vì thế, với người nghèo, quán cơm đường dài là nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Đã nghèo còn đeo… bữa cơm

Một hành khách xe đường dài từ Hà Nội vào Đà Nẵng, tên Hạnh, than thở với chúng tôi rằng chị rất ngán ngẩm cảnh nhà xe làm khó hành khách. Trừ những hãng xe có uy tín, chiếm chừng 20% lượng xe chạy trên tuyến đường Bắc Nam hiện nay, số xe còn lại toàn xe giang hồ, đôi lần chị nhìn thấy cảnh các lơ xe và tài xế phụ rủ nhau đánh bài, sát phạt và cãi vã đến suýt đánh nhau, thậm chí chơi đánh bài xong, họ ngang nhiên rút ống tiêm ra chích xì ke ngay trước mặt hành khách. Đó là chưa muốn nói đến nhiều hành khách nữ bị họ chọc ghẹo, nói năng bỗ bã, nếu có ai không hài lòng, tỏ ý phản đối, họ sẵn sàng gây sự và đánh người, hoặc là dừng xe, ném hành lý, đuổi khách xuống xe.
Và hơn 80% xe chở khách đường dài này cũng là mối lái, khách hàng ruột của các quán cơm đường dài mà giới tài xế còn gọi nó với cái tên là quán “lương sơn bạc”, một số hành khách gọi đó là quán giang hồ. Sở dĩ người ta hay gọi nó với những cái tên như thế bởi đặc trưng rất bụi bặm và giang hồ của nó từ cách tiếp khách cho đến giá thành cũng như phong cách phục vụ đầy dọa nạt của chủ quán và nhân viên ở các quán này.
Chị Thoa, một công nhân làm việc tại Huế, quê ở Hà Nam, là hành khách của loại xe giang hồ đường dài gần mười năm nay, than thở với chúng tôi rằng không có thứ gì làm chị sợ bằng cảnh đi xe và ăn các quán cơm đường dài, nhưng vì nghèo quá, nếu mua vé tàu lửa thì tốn ít nhất cũng hai triệu đồng mới về được tới nhà, còn đi xe có bán vé hẳn hoi thì cũng tốn ngót ngét một triệu đồng, trong khi đó, đi xe giang hồ chỉ tốn cao nhất là bảy trăm ngàn đồng. Mặc dù đi xe giang hồ bị nhét ngồi ghế gỗ, lúc vui thì nhà xe cho ngồi ghế nệm, nếu có khách khác trả tiền cao hơn thì nhà xe sẽ đuổi đi ngồi chỗ khác, có khi ngồi ghế gỗ ở một nơi chật chội để nhường chỗ cho khách mới lên. Nhưng với một người nghèo khổ như chị, ngồi khổ như thế nào cũng không sao, miễn sao dư ra được ba trăm ngàn đồng để thêm vào mua sắm các thứ cho con cái. Chính vì nghĩ như thế nên chị Thoa cam chịu mà ngồi xe giang hồ.
Thế nhưng, nỗi ám ảnh lớn nhất của chị khi đi loại xe không có vé như thế chính là những bữa cơm. Khi bước xuống xe, nhà xe đuổi tất cả mọi hành khách ra khỏi xe, không cho bất kỳ ai ngồi lại trên xe với lý do sợ người ngồi lại trên xe sẽ lấy cắp hành lý của người khác. Và với nhiều người bị say xe, việc đuổi tống khứ xuống xe như vậy, dễ làm họ bị sốc, có người vừa bước xuống đất đã ôm bụng nôn mửa thốc tháo, mặt mày tái xanh. Chưa kịp hồi tỉnh sau trận thốc tháo thì liền sau đó là hàng chục người bán hàng rong vây quanh mời mua đủ các thứ, sau đó có người ra nắm tay kéo vào bên trong, bảo đi rửa mặt, ăn cơm để còn đi tiếp.
Nếu từ chối thì khó mà ngồi cho yên, không bị chì chiết thì cũng bị mắng nhiếc, thậm chí bị gây gổ. Mọi chuyện đều có thể xãy ra. Và khi đã ăn cơm, giá thành ở các quán đường dài bao giờ cũng cao gấp bốn lần giá cơm bên ngoài, ví dụ như giá cơm bình dân bên ngoài là mười lăm ngàn đồng một dĩa thì ở các quán cơm đường dài, giá của nó phải là sáu chục ngàn đồng. Về chất lượng thì miễn bàn, có vẻ như gạo dùng để nấu cơm phải là gạo ở các kho dự trữ quốc gia lâu năm, mang ra xả hàng ở đây, nguồn thực phẩm cũng miễn bàn nốt. Chính vì thế, nhiều người gọi cơm cho khỏi bị gây gổ chứ chẳng dám ăn vì sợ đau bụng.

Nhà xe thông đồng với chủ quán

chu-quan-com-dung-micro-dieu-khien-khach-250.jpg
Chủ một quán cơm đang dùng micro để điều hành nhân viên. RFA photo
Một hành khách tên Trung, lắc đầu, kể với chúng tôi rằng anh lấy làm lạ là cho đến thời điểm bây giờ, khi mà con người đã bước sang thế kỉ 21, khi mà con người đã nghe được đài báo thế giới, đã tiếp xúc với văn minh bên ngoài nhưng vẫn còn những quán cơm, những loại xe chở khách mà ở đó, khách hàng giống như là con mồi ngon để họ tha hồ nướng, tha hồ chặt chém một cách lạnh lùng, khoái trá. Và thường thì khách hàng nuôi nhà xe trong các quán ăn đường dài, chuyện này ai cũng biết.
Anh Trung giải thích thêm, ví dụ như còn 10km nữa là xe đến quán cơm, đang vào giờ ăn, nhà xe sẽ điện cho quán cơm, hỏi thử quán đó còn các món gì để họ đến thưởng thức, tuyệt nhiên không bao giờ hỏi còn món gì cho khách đến ăn, và khi chủ quán đưa ra các món họ ưng ý, nhà xe sẽ ho xe vào quán đó. Khi đến nơi, công việc duy nhất của nhà xe là đuổi tất cả hành khách xuống sân và đóng cửa xe, sau đó đi rửa ráy, chuẩn bị vào bên trong, sẽ có một bàn tiệc miễn phí dành sẵn cho họ.
Việc săn khách vào quán thuộc về phần chủ quán, lúc này chủ quán sẽ ho đàn em ra quấy rầy khách đủ các kiểu để bằng mọi giá, đưa khách vào bên trong quán và hối thúc họ gọi một dĩa cơm. Thường thì dĩa cơm này gồm một lát thịt kho, một miếng trứng chiên và một vắt dưa cải. Đương nhiên cả ba thứ này đều nguội, có vị mặn chát và rất khó ăn. Vấn đề dễ ăn hay khó ăn không quan trọng, vì với quán đường dài, họ không cần chữ tín mà họ cần chữ tiền. Muốn có tiền, họ phải chém khách và chăm sóc nhà xe thật tốt, có như vậy, lần sau nhà xe lại mang khách đến, giao cho họ chém tiếp.
Riêng bàn tiệc của nhà xe thì chẳng thiếu món ngon nào, từ các loại hải sản cho đến đặc sản rừng đều có mặt, ăn xong, còn được chủ quán đến bắt tay, tặng thêm một ít kẹo bánh, thuốc lá, nước tăng lực để uống trong lúc đi đường. Chỉ có hành khách là người nào mặt mày cũng méo xệch sau khi thanh toán tiền và uống vội một ngụm trà đá nếu không lạt thì cũng ôi thiu, gắng gượng lên xe, đợi cho nó chạy hết hành trình mà về tới quê nhà.
Câu chuyện hành khách nghèo đi xe đường dài, gặp những quán cơm giang hồ, bị chặt chém và đối xử tệ hại dường như diễn ra khắp nơi trên quốc lộ 1A. Thế nhưng đối với những lao động nghèo phía Bắc vào Nam làm thuê, câu chuyện này còn ám gợi nỗi buồn thân phận kẻ nghèo và sự bất công xã hội hiện ra trước mắt, giữa cái nơi mà trước đây vài chục năm, họ vẫn tin rằng vài mươi năm sau, nó sẽ là một thiên đường, không có phân biệt đối xử và không còn cái nghèo.

Hành xử của an ninh và phản ứng của người dân!

000_Hkg9055048-305.jpg
An ninh làm hàng rào ngăn chặn người dân đến dự phiên xử LS. Lê Quốc Quân hôm 02/10/2013 tại Hà Nội.
AFP photo
 RFA - 04/11/2013 
Một số người tại Việt Nam do có những hành động yêu nước công khai cũng như dám đứng ra giúp đỡ, bênh vực cho những người dân oan khiếu kiện đã bị đánh đập, sách nhiễu một cách vô cớ.

Bị đánh do hành động yêu nước

Phiên xử án facebooker Đinh Nhật Uy hồi ngày 29 tháng 10 vừa qua thu hút sự chú ý của những người quan tâm. Lý do theo những người này anh Đinh Nhật Uy không làm gì vi phạm pháp luật, thậm chí hành động của anh này còn chứng tỏ lòng yêu nước, chống Trung Quốc gây hấn xâm lấn Việt Nam, cũng như tệ nạn tham nhũng gây hại cho quốc gia...
Trong số những thanh niên trẻ về Long An từ đêm hôm trước để dự phiên xử , có anh Peter Bùi đã bị lực lượng chức năng bắt lên xe và đánh khi anh này hô các khẩu hiệu đòi công lý, tự do và chống bất công xã hội tại Việt Nam. Anh này kể lại sự việc đó:
"Sau khi bị nhốt lên xe, tôi mở cửa sổ thò đầu ra để hô tiếp những câu khẩu hiệu, do lúc đó xe đang đứng ở ngã tư có rất nhiều người xung quanh. Tôi hô ‘Tự do cho Đinh Nhật Uy, tự do cho những người yêu nước, tự do cho dân tộc Việt Nam. Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam. Có một viên an ninh đang cầm máy quay tiến lại đấm tôi  một cái vào mặt. Tôi rất đau vì lúc đó ở trên xe, mọi người giữ phía sau tôi lại, tôi chỉ chồm được một đầu ra thôi. Choáng quá tôi lấy tay che mặt, thì người đó đánh tôi thêm một cái vào mang tai bên kia nữa."

Họ sợ bên ngoài nhìn thấy nên cùm chân chúng tôi và kéo lên tầng trên tra tấn chúng tôi, xích tay đánh. Kết quả tôi bị gãy 3 xương sườn, anh Lê Thiện Nhân bị đánh đến sưng hết cả đầu, cả mặt.
- Ông Trương Văn Dũng
Ông Lưu Trọng Kiệt, một người từ Sài Gòn về Long An dự phiên tòa xử Đinh Nhật Uy cũng bị đánh một cách vô vớ như lời kể của ông này:
"Hôm đó trên facebook có thông báo về cuộc xử một blogger ở dưới Tòa án Long An, một vụ xử công khai. Nghe nói vụ xử công khai tôi cũng xuống để xem phiên xử công khai một blogger đầu tiên dính vào điều 258. Tôi xuống không thấy dân đâu mà thấy toàn công an, an ninh với dân phòng. Tôi lấy máy ra tính chụp hình thì mấy ông an ninh mặc đồ dân sự ‘bay’ lại bẻ tay, giật máy và đánh tôi. Họ đánh mấy phút rồi khiêng lên xe Jeep đưa về Phường 7, ở đó họ đánh tôi một trận nữa."

Bị sách nhiễu do công khai chống ngoại bang xâm lược

Đôi vợ chồng Paulo Thành Nguyễn - Trịnh Kim Tiến, người có cha bị công an đánh chết, luôn bị địa phương sách nhiễu. Cả hai người này là thành phần từng tích cực tham gia các hoạt động yêu nước như biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, xâm lược Việt Nam, kêu gọi tẩy chay những hàng hóa độc hại của Trung Quốc cũng như lên tiếng cho công lý, hòa bình tại Việt Nam. Họ thường xuyên bị sách nhiễu bằng những hành vi theo dõi, ném sơn vào nhà và gần đây là áp lực chủ nhà không cho họ thuê trọ.
Anh Paulo Thành Nguyễn cho biết:
"Việc ném sơn đến bây giờ vẫn không biết được ai làm, mặc dù mình đã đưa tất cả thông tin camera quay nhưng vẫn chưa biết ai làm. Còn việc mới đây nhất phải chuyển nhà có tác động của địa phương, công an địa phương. Người ta làm khó chủ nhà đủ mọi chuyện. Thật ra khi hỏi họ về quyền tạm trú thì họ không nói đến điều đó mà cứ vòng vo rằng không cấm ở mà có cái này, cái kia chưa được. Họ áp lực chủ nhà bắt mình phải dọn đi. Chủ nhà có công ty nên công an ‘hù’ nếu mình ở đó họ sẽ kiểm tra công ty... nên chủ nhà cũng lo sợ. 
Công an còn lui tới chụp hình tại căn nhà nơi chúng tôi đang ở. Họ cũng đến đánh tiếng hỏi bảo vệ đã dọn đi chưa khiến cho những người đang ở đó hoang mang, không biết chúng tôi thuộc thành phần nào mà ‘rắc rối’ như vậy. Chủ nhà sợ nên bắt buộc phải dọn ngay trong đêm không được ở thêm tiếng nào!"

Bị đánh đến thương tật do giúp dân oan

Một trường hợp bị đánh đến bị thương nhiều lần và lần gần nhất gãy xương sườn ngay tại đồn Công an Thụy Khuê hồi tối ngày 25 tháng 10 vừa qua là ông Trương Văn Dũng khi ông này cùng một số người khác đến hỏi về những tài sản giúp cho bà con H’mong xuống Hà Nội khiếu kiện và bị lực lượng chức năng bắt đưa về lại địa phương.
Trong khi đang phải dưỡng thương tại nhà, ông Trương Văn Dũng kể lại sự việc như sau:
"Chuyện ở công an Thụy Khuê, theo tôi nghĩ đầu tiên cũng không có gì. Hồi ngày 23 tháng 10 rạng ngày 24, lúc 11 giờ đêm tôi nghe điện thoại báo của bà con và tôi đến thì thấy họ đã bắt hết bà con đưa lên xe về Ngô Thì Nhậm. Sau đó tôi tìm hiểu về số chiếu cá nhân mà bà con giúp gần 100 chiếc, với thông tin nhận được là số chiếu này bị đưa về công an phường Thụy Khuê.
000_Hkg9055046-250.jpg
Một nữ tu Phật giáo yêu cầu trả tự do cho LS. Lê Quốc Quân hôm 02/10/2013 trước TAND Hà Nội. AFP photo
Khoảng 3:30 chiều ngày 25 tôi cùng anh Lê Thiện Nhân cùng hai chị dân oan đến Công an phường Thụy Khuê. Đến đó, anh Lê Thiện Nhân vào trước hỏi xin lại số đồ mua để giúp cho bà con H’mông. (Công an) họ trả lời rất xấc láo ‘Ở đây không thu!’. Nghe câu trả lời như thế chúng tôi rất khó chịu, nhưng anh Lê Thiện Nhân vẫn nhẫn nại hỏi ‘Thế các anh có biết ở đâu thu không?’. Họ trả lời ‘Không biết, tự đi mà tìm’. Họ trả lời thế, chúng tôi cũng không nói câu gì thêm.
Tôi thấy bức xúc quá, nên lấy máy ảnh ra quay chụp những lời nói, hành động xấc xược vì chúng tôi đáng tuổi cha, chú các anh ấy mà trả lời những câu như thế. Tôi lấy máy ảnh ra thì họ lao vào cướp máy ảnh bảo rằng ‘Ở đây không được quay phim, chụp ảnh’. Lời qua tiếng lại, họ lôi vào chúng tôi vào đồn, chúng tôi phản đối nên họ đánh chúng tôi. Sau đó họ cùm tôi với anh Lê Thiện Nhân lại. Họ sợ bên ngoài nhìn thấy nên cùm chân chúng tôi và kéo lên tầng trên tra tấn chúng tôi, xích tay đánh. Kết quả tôi bị gãy 3 xương sườn, anh Lê Thiện Nhân bị đánh đến sưng hết cả đầu, cả mặt."
Vào sáng ngày 4 tháng 10, chúng tôi gọi điện đến số của ông trưởng công an phường Thụy Khuê để hỏi thông tin mà ông Trương Văn Dũng vừa trình bày, thì sau một lúc máy reo, khi người trả lời được hỏi có phải ông Thi, trưởng Công an phường Thụy Khuê Hà Nội hay không, thì được trả lời là nhầm số.

Khiếu nại

Ông Lưu Trọng Kiệt, người bị lực lượng chức năng tại thành phố Tân An, tỉnh Long An đánh đến rạn xương má hồi ngày 29 tháng 10 vừa qua cho biết khi bình phục ông sẽ có đơn khiếu nại về việc đánh ông một cách vô cớ trên đường, cũng như tại Công an Phường 7, thị xã Tân An khi lực lượng chức năng đưa ông về đó:
"Tôi đang xin giấy chứng thương để kiện chính quyền dưới đó."
Ông Trương Văn Dũng, người bị công an tại phường Thụy Khuê, thành phố Hà Nội đánh gãy ba xương sườn hồi ngày 25 tháng 10, lại cho biết việc khiếu kiện cơ quan này cũng mất công vì từ lâu ông từng chứng kiến bao cảnh người dân khiếu kiện rơi vào tỉnh cảnh ‘con kiến mà kiện củ khoai’. Ông nói:
Tôi luôn nghĩ những việc mình làm và quan điểm mình sống là cách sống của mình rồi, mình không thể nào từ chối cách sống của mình được.
- Anh Paulo Thành Nguyễn
"Lần trước chúng tôi đưa hình ảnh lên truyền thông để tố cáo hành vi của họ. Tôi nghĩ trường hợp của tôi cũng như hằng bao nhiêu người dân khác họ; khiếu nại không ăn nhằm gì với họ. Kể cả đánh chết trong đồn công an mà họ phủi tay. Họ chối hết, chẳng làm gì được họ. Chính quyền của họ là một hết!"
Anh Paulo Thành Nguyễn cũng chỉ ra hình thức làm việc thiếu minh bạch của cơ quan chức năng khiến cho việc khiếu kiện họ không dễ dàng gì:
"Thực ra khiếu kiện cũng khó vì hành động họ làm đều lén lút và bằng miệng nên khi mình kiện không có cơ sở; thậm chí họ còn kiện lại mình. Khi hỏi họ chối, thoái thác. Mình chỉ cho họ biết dù họ làm gì mình vẫn sống. Đến lúc họ thấy không làm gì được  mình thì họ cũng xấu hổ về những hành động của họ."
Ông Lưu Trọng Kiệt thì cho rằng dù không tin đơn kiện của ông được giải quyết, nhưng bản thân ông phải làm thế để chứng tỏ cho chính quyền biết là người dân không còn sợ sệt trước những hành xử phi pháp, vô cớ của cơ quan chức năng; đồng thời kêu gọi người khác phải vượt qua nỗi sợ hãi trong họ lâu nay:
"Tôi không tin họ giải quyết, nhưng tôi vẫn phải làm đơn khiếu kiện để báo động cho họ biết nếu nhà cầm quyền làm sai dân có thể khiếu kiện. Mình phải làm cho người dân vượt qua nổi sợ hãi. Đa số dân Việt Nam chưa vượt qua sợ hãi, nhưng mình và ai đó làm thì người ta bắt chước làm theo. Hy vọng từ từ họ hiểu và vượt qua nỗi sợ hãi đó. Qua trang mạng như Dân Làm Báo, tôi biết và thấy được nhà cầm quyền đánh dân vô cớ. Có nhiều chuyện mà không thể nói về nhà cầm quyền này."

Không khuất phục

000_Hkg8650243-250.jpg
An ninh mặc thường phục đàn áp, bắt bớ người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 02/6/2013. AFP photo
Anh Paulo Thành Nguyễn cũng cho biết các biện pháp mà chính quyền liên tục thực hiện đối với hai vợ chồng anh không thể nào buộc bản thân anh này phải thay đổi những việc làm lâu nay mà họ cho là đúng. Anh nói:
"Tôi luôn nghĩ những việc mình làm và quan điểm mình sống là cách sống của mình rồi, mình không thể nào từ chối cách sống của mình được. Dù xảy ra chuyện gì và  họ có sách nhiễu ở mức độ cao hơn nữa, tôi thấy vẫn bình thường. Khi mình đã xác nhận cuộc sống của mình là sống cho sự thật và sống cho đúng lương tâm của mình, thì hình thức xấu nhất tôi cũng đã nghĩ tới, nên vấn đề sách nhiễu đối với tôi là bình thường, và có trả giá theo cách sống của mình thôi! Nhưng trong mọi hoàn cảnh tôi thấy rất bình an vì lương tâm mình rất ‘nhẹ’. Họ có làm gì mình cũng thấy bình thường.
Hôm tối dọn nhà, thực tế chẳng không ai biết, nhưng có 4-5 an ninh mật vụ theo rất sát, từ chiều đến tối luôn. Họ xem làm gì, khi ra ngoài họ hỏi dọn đi chưa. Đến 12 giờ dọn xong họ vẫn theo sát; tôi đến nói chuyện với họ theo từ sáng đến giờ có mệt không. Tôi hỏi họ đang học hay đã ra trường. Họ nói làm bên thành phố và trẻ nên mới có thể theo tôi."

Tôi không tin họ giải quyết, nhưng tôi vẫn phải làm đơn khiếu kiện để báo động cho họ biết nếu nhà cầm quyền làm sai dân có thể khiếu kiện. Mình phải làm cho người dân vượt qua nỗi sợ hãi.
- Ông Lưu Trọng Kiệt
Ông Trương Văn Dũng cho biết dù bị đánh đập đến thương tích qua những lần đi giúp dân oan hay tham dự phiên xử như xử ông Đoàn Văn Vươn, nhưng ông lại được nhiều người thậm chí không quen biết chia xẻ, giúp đỡ, động viên. Ông cho biết:
"Nói thật đợt vừa rồi tôi bị hao tổn về sức khỏe, nhưng tinh thần vui và ấm lòng vì anh em, bạn bè đến hỏi thăm, giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất. Nhiều bà con Việt Kiều hải ngoại không biết mặt, biết tên nhưng họ lên mạng biết đến tôi cũng đã điện thoại, chia xẻ gửi quà cho tôi. Những điều đó khiến tôi vui, hạnh phúc vì mọi người nghĩ đến tôi. Trong thâm tâm tôi nghĩ phải làm sao làm những điều tốt hơn trước đây đã làm. Những người nghĩ đến tôi mà tôi chưa hề biết họ, cũng như giúp họ; câu nói của họ làm cho tinh thần tôi được nâng lên một bước là ‘dù ở hoàn cảnh nào, hằng ngày chúng tôi cũng theo dõi từng bước chân của các anh chị, và không để các anh chị đơn độc’. Câu nói đó làm tôi rất cảm kích và rất xúc động."
Những trường hợp được nêu ra mà quí thính giả vừa nghe không phải là cá biệt tại Việt Nam, rất nhiều người phải gánh chịu các hành xử vô lý, bất công từ phía cơ quan chức năng chỉ vì họ là những người yêu nước chân chính, những tiếng nói chống lại cường quyền, bất công và vì công lý, công bằng, sự thật cho tất cả đồng bào của họ.

An ninh lại đàn áp những người khiếu kiện đất đai!

000_Hkg8584638-305.jpg
Một nhóm dân oan khiếu kiện đất đai tại Hà Nội hôm 29/8/2012, ảnh minh họa.
AFP photo
 RFA - 04/11/2013 
Hằng trăm dân oan chợ Vân Đình, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội hôm nay 4 tháng 11 kéo nhau đi biểu tình khiếu kiện và bị lực lượng chức năng vây ráp khi họ đang ở tại khu vực Vườn hoa Mai Xuân Thưởng.
Vào lúc 3:30 chiều, chị Trần thị Ngọc Anh một người dân oan thường xuyên sống tại khu vực hai vườn hoa Mai Xuân Thưởng và Lý Tự Trọng ở Hà Nội để khiếu kiện cho biết:
“Dân oan chợ Vân Đình đông lắm. Công an vây quanh chúng tôi nên phải tản ra, không để họ cưỡng chế lên Ngô Thì Nhậm và không có tiền xe về. Dân oan chúng tôi một số người đã lọt qua Vườn hoa Lý Tự Trọng, còn chừng 500-600 người chợ Vân Đình còn đang ở bên Vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Hai vườn hoa này đối nhau. Họ tách những người dân oan ở Vườn hoa Lý Tự Trọng ra, họ để những người chợ Vân Đình bên đó.”
Anh Nguyễn Chí Đức, một người dân Hà Nội từng bị công an đạp vào mặt khi đi biểu tình chống Trung Quốc trước đây và cũng là một đảng viên công khai bỏ đảng, xác nhận tin vừa nêu:
“Tầu đầu giờ chiều tôi đi qua đó, thấy chuẩn bị bắt rồi. Có đội những người đeo băng đỏ, đi xe buýt bắt người đợt biểu tình chống Tàu hồi năm 2011, 2012. Trước đó có cả công an đồng phục, thường phục, và loa; chờ một chốc sau có xe buýt đến, chắc chắn có bắt người.”
Cũng tin liên quan người dân đi khiếu kiện, những người dân tộc H’Mông tại Cao Bằng từng về Hà Nội khiếu kiện trong hai tháng qua và bị đưa về lại quê nhà hồi ngày 23 tháng 10, hôm nay 04/11, lại đến tại ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng khiếu nại.
Vào lúc 3 giờ chiều, một thanh niên H’Mông cho biên tập viên Gia Minh Đài Á Châu Tự do biết như sau:
“Bây giờ tôi đang ở cơ quan huyện Bảo Lâm, bà con về đến đây nhưng công an bỏ trốn không giải quyết cho bà con mà còn cho những người mặc quần áo thường nhảy vào xô đẩy bà con chúng tôi và bóp cổ một phụ nữ làm đau người ấy. Chính quyền huyện không ai ra tiếp tầm khoảng 30 người dân chúng tôi lên đây. 
Những người bị đánh nằm ở huyện giờ cũng đã đỡ. Người mất tích nghe nói ở Tuyên Quang mà không đưa ra cho chúng tôi. Ông Dương Văn Mình nằm ở bệnh viện 198 lâu lâu rồi, chúng tôi không biết tin.
Còn nhà bảo quản đồ tang lễ thì chính quyền yêu cầu chúng tôi phải tự tháo dỡ. Chúng tôi đã có phản hồi không thực hiện vì chúng tôi không làm gì sai phạm pháp luật. Nhưng họ nói sẽ thông báo lần ba nếu không tháo dỡ sẽ bị cưỡng chế. 
Chúng tôi giờ ra đây đòi hỏi công an có trách nhiệm bảo vệ tính mạng cho chúng tôi được sống; nhưng công an nói làm theo cấp trên, không biết. Chúng tôi cử người đại viện vào nói chuyện, nhưng công an không chấp nhận mà cho người ra lôi kép, bóp cổ bà con chúng tôi. Chúng tôi không được vào cơ quan, chỉ ở ngoài thôi.”
Đó là những thông tin liên quan bà con phải đi khiếu kiện, thường được gọi là dân oan từ nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam trong nhiều năm qua cho đến tận bây giờ.

Thành phố gây khó cho người nhập cư!

000_Hkg8718969-305.jpg
Người dân lưu thông trên một con đường mới mở rộng ở Hà Nội hôm 21/6/2013
AFP photo
 RFA - 04/11/2013 
Thời gian qua, một số thành phố lớn đã đưa ra các quy định để hạn chế người nhập cư. Điều đó đã cản trở những người lao động nghèo tới để kiếm sống. Nhưng ít tai biết đây là vấn đề vi phạm Hiến pháp và là vi phạm quyền con người.

Vi phạm Quyền con người

Xu hướng một số đông người lao động nghèo từ ngoại tỉnh do công việc làm ruộng ở nhà không đủ sống nên phải ra thành phố kiếm ăn đang trở nên phổ biến. Ở Việt nam tuy đã có Luật Cư trú, song bộ luật này còn nhiều điểm hạn chế và đây là một điều đã gây không ít khó khăn cho những người lao động từ ngoại tỉnh đến các thành phố để kiếm sống. Việt Nam cũng là một trong số ít nước trên thế giới mà ở đó người dân khi có nhu cầu sống tại những nơi khác, thì họ phải đăng ký và được chính quyền cho phép để được cư trú.
Việc này chỉ đáp ứng được một yêu cầu là yêu cầu quản lý nhà nước, mà hầu như chưa quan tâm đến quyền lợi của người dân. Từ Hà nội, Cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng, nguyên giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Hà nội cho chúng tôi biế:
"Theo quy định của nhà nước Việt nam hiện nay người dân sống ở đâu phải đăng ký hộ khẩu, thì trong đó quy định hộ khẩu KT1, KT2 là đối với những người có hộ khẩu chính thức. Còn những người tạm trú thì có thời hạn. Nhưng mà đối tượng này không có tiền, do đó họ chủ yếu tá túc có tính chất thời vụ, có thể thuê tạm một nơi nào đó rất rẻ mạt để kiếm ăn. Cái chính sách của nhà nước đưa ra nhằm hạn chế việc nhập cư thì đây là một biện pháp tình thế. Thực tế ra mà nói, ngăn cản thì họ sẽ không ngăn cản nổi, vì số người lao động là số đông. Cho dù nhà nước có cấm đi chăng nữa thì người ta vì mưu sinh vẫn cứ phải ồ ạt đổ về thành phố thôi.”
Trước hiện tượng xã hội này, các thành phố lớn như Hà nội, Đà nẵng, Sài gòn… đã ban hành các quy định nhằm “siết” nhập cư. Trong đó có những yêu cầu như: người nhập cư phải chứng minh đã sinh sống trên 3 năm, có diện tích nhà ở bình quân đầu người là 15 m2 v.v... , trong khi mức bình quân ở Hà nội chỉ là 6,5 m2/người. Không những thế, chính quyền đang gia tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người nhập cư trái phép v.v...
Trong khi những cư dân có hộ khẩu ở các thành phố có quyền sở hữu tài sản và được tiếp cận với trường học và dịch vụ y tế công. Ngược lại những người nhập cư lại không được hưởng và bị coi như công dân hạng 2. Họ phải trả gấp đôi chi phí điện nước vì không được hưởng một số ít chính sách trợ cấp, mà theo quy định đòi hỏi phải có hộ khẩu. Đây là những việc làm vi phạm pháp luật Việt nam và Công ước quốc tế về Quyền con người.
Việc hạn chế người nhập cư bằng các chính sách như phải có diện tích bình quân trên đầu người là bao nhiêu, thì đó là việc vi phạm quyền con người.
- Ông Lê Thăng Long 
000_Hkg8846488-250.jpg
Người dân lướt web tại một quán cà phê vỉa hè ở Hà Nội hôm 01/8/2013. AFP photo
Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Phượng quê ở Thái bình, đang làm việc ở Khu công nghiệp Bắc Thăng long cho biết cuộc sống tại thành phố cũng không dễ dàng gì:
"Tháng thu nhập chỉ được 6 triệu hay hơn 6 triệu một tý thôi, nếu hai vợ chồng sống chưa có con thì còn có thể sống được. Giờ nếu có con thì phải thuê cái phòng rộng hơn, khi mà cho con xuống đây thì phải có bà nội hay bà ngoại xuống trông đỡ nữa. Cộng với tiền mua sữa thì không đủ… ”
Tương tự, anh Nguyễn Văn Thoa ở Hoàng hóa, Thanh hóa đang đứng chờ việc ở chợ lao động chợ Bưởi, Hà nội nói về khó khăn của người lao động ngoại tỉnh cho biết:
“Nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu chỉ có chồng đi làm thôi. Mà chồng ra đây đi làm thất nghiệp thì cô con gái đói rồi. Học hành chi phi thì nhiều, thậm chí nhiều lúc trong nhà không có tiền được khoảng ba tạ lúa thì bán bớt đi. Rồi mình lại ăn bớt đi, thịt không có thì rau với nước mắm qua ngày là xong.”

Cơ hội cho tham nhũng

Từ Sài gòn trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thăng Long người khởi xướng phong trào Con đường Việt nam cho chúng tôi biết: "Việc hạn chế người nhập cư bằng các chính sách như phải có diện tích bình quân trên đầu người là bao nhiêu, thì đó là việc vi phạm quyền con người. Và điều này một mặt chỉ có các quan chức, những người có tiền ở các địa phương có thể nhập cư vào các thành phố. Một mặt đã làm hạn chế những người nghèo, những người đang cần phải có những điều kiện để làm việc ở thành phố để có thể có cái cuộc sống của mình. Theo tôi đây là sự vi phạm quyền con người, vì theo các Công ước quốc tế về Quyền con người, thì mọi người dân có quyền sống, quyền di chuyển và cư trú bất kỳ ở đâu. Và Hiến pháp Việt nam cũng quy định những điều này.”
Tương tự, họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử do quan chức địa phương thường đổ lỗi cho họ về tình trạng tội phạm và vệ sinh môi trường ngày càng xấu đi. Song ngược lại nếu họ “biết điều” với những người quản lý thì sẽ mặc nhiên được bỏ qua. Cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng cho biết:
“Cái chính sách họ đưa ra, ví dụ tạm trú là một năm, cho hạn một năm thôi hết lại xin lại, thì thực ra đây là một kẽ hở cho tham nhũng phát triển. Bởi vì nếu tôi là một ông A, nếu tôi xin tạm trú một năm. Hết một năm rồi, tôi chứng minh – chưa biết chứng minh hay không, nhưng tôi muốn ở lại thì thủ tục đầu tiên là tôi phải hối lộ. Đây là một kẽ hở rất lớn để cho cái cơ quan đăng ký hộ khẩu người ta làm tiền.”

Cái chính sách họ đưa ra, ví dụ tạm trú là một năm, cho hạn một năm thôi hết lại xin lại, thì thực ra đây là một kẽ hở cho tham nhũng phát triển.
- Ông Nguyễn Anh Dũng
Trong khi hiện nay, ở những phần còn lại của đất nước, người nhập cư chỉ cần chứng minh là họ đã sống ở đâu đó chỉ một năm để xin cấp hộ khẩu thường trú ở đó. Điều đó cho thấy sự bất cập không đáng có của chính sách quản lý hộ khẩu ở Việt nam hiện nay. Ông Lê Thăng Long cho biết:
“Theo tôi với sự phát triển của thế giới hiện nay thì chúng ta không cần duy trì việc quản lý hộ khẩu nữa. Vừa rồi Quốc hội và các tổ chức liên quan cũng đã trao đổi về cái vấn đề hiện nay là một người dân có rất nhiều giấy tờ để quản lý mình. Và nó gây ra những cái nhũng nhiễu, những cái cản trở cho việc cải cách hành chánh của Việt nam. Mà từ đó nó cản trở sự phát triển của đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho các quan chức tham nhũng.”
Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của ông Hồ Chí Minh có viết rằng:“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Vậy mà đã hơn 68 năm qua đất nước đã độc lập, thống nhất song nó vẫn chưa trở thành hiện thực.

Tàu chiến Triều Tiên chìm, hơn 30 người thiệt mạng!

Thứ Hai, 04/11/2013 

(NLĐO) – Ngày 4-11, Tân Hoa Xã cho biết Triều Tiên đã xác nhận hai chiếc tàu chiến nước này đã bị chìm trong cuộc diễn tập ở Biển Đông tháng trước, làm chết nhiều thủy thủ.


Hai tàu chiến Triều Tiên đã bị chìm trong một cuộc diễn tập ở vùng biển gần thành phố cảng Wonsan vào khoảng thời gian giữa tháng 10 (nhiều khả năng ngày 13-10), tờ Chosun Ilbo dẫn nguồn tin quân sự của Hàn Quốc tiết lộ ngày 3-11.
 
 
Tàu săn tàu ngầm lớp Hainan do Trung Quốc sản xuất Ảnh: Wikipedia

Trong khi đó, Tân Hoa Xã cũng dẫn thông tin từ Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA)cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuần trước đã tới viếng các sĩ quan và thủy thủ hy sinh trong vụ chìm tàu này khi đang làm nhiệm vụ.

Hiện vẫn chưa rõ lý do hai chiếc tàu chiến chìm và tổng số thủy thủ thiệt mạng. Tuy nhiên, dựa trên những thước phim do Đài Truyền hình trung ương Triều Tiên quay được, người ta đoán khoảng 30 thủy thủ tử vong trong vụ tai nạn.

Cơ quan chức năng Hàn Quốc phát giác vụ việc khi hải quân Triều Tiên đang cố gắng tìm cách tìm kiếm, cứu hộ quân lính của mình. Cũng theo nguồn tin, đây là tàu săn tàu ngầm lớp Hainan, nặng 375 tấn, và một tàu tuần tra nặng từ 100-200 tấn.

"Tàu săn tàu ngầm lớp Hainan có thể bị chìm vì quá cũ kỹ. Nó được đóng ở Trung Quốc trong những năm 60 và Triều Tiên đã mua nó vào những năm 70 của thế kỷ trước”, nguồn tin quân đội Hàn Quốc tiết lộ.

Trong khi đó, Hải quân Hàn Quốc đã triển khai tàu tên lửa thứ 12 đóng bằng công nghệ trong nước. Tàu này sẽ có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển và vùng cảng biển quốc gia, Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng của Hàn Quốc (DAPA) thông báo ngày 4-11.

Theo Yonhap News, chiếc tàu do Tập đoàn đóng tàu STX Offshore & Shipbuilding đóng tại Jinhae, cách thủ đô Seoul khoảng 410 km về phía Nam.

Con tàu có thể di chuyển ở tốc độ cao, tối đa 40 hải lý/giờ, nặng 450 tấn, được trang bị tên lửa chống tàu chiến tầm bắn 140 km. Ngoài ra, tàu cũng được trang bị đại bác 67 mm và 40 mm, có sức chứa 40 thuyền viên.

DAPA cho biết con tàu sẽ tham gia nhiệm vụ tuần tra hải quân sau 2 tháng triển khai.
 

L. Thoa (Theo Chosun Ilbo, Kyodo)

Công ty xả nước độc ra môi trường được “thử thách” thêm 6 tháng!

- Ngày 4/11, Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) cho biết đơn vị này sẽ không khai quật hệ thống đường ống ngầm xả nước thải ô nhiễm ở Công ty Hào Dương vì lãnh đạo công ty đã ký vào biên bản xác nhận việc xả lén.

Trong cuộc họp đối thoại giữa Công ty CP thuộc da Hào Dương và Công ty CP KCN Hiệp Phước do Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM tổ chức chiều 1/11, ông Đào Anh Kiệt, giám đốc Sở khẳng định sai phạm của công ty Hào Dương là hết sức nghiêm trọng và cần phải xử lý ở khung hình phạt cao nhất.
Theo báo cáo của Công ty Hào Dương, trong sáu tháng đầu năm lượng nước thải sản xuất trung bình của công ty phát sinh 700-800 m3/ngày.
xả thải, ô nhiễm, Hào Dương, nước thải
Cơ quan chức năng bắt quả tang Công ty Hào Dương xả thải sáng 24/10/2013.
Thế nhưng, sau khi bị bắt quả tang xả nước thải ra sông, Công ty Hào Dương bất ngờ đề nghị chuyển giao cho KCN Hiệp Phước xử lý lượng nước thải lên đến 2.000 m3/ngày.
Ông Tăng Văn Đức, chủ tịch HĐQT Công ty Hào Dương, cho biết: “Vụ việc xả nước thải ra sông vừa qua là hết sức bậy, không thể chấp nhận được, ban lãnh đạo chúng tôi không cho phép”.
Tuy nhiên ông Đức lại nêu khó khăn về việc cuối năm 2012, KCN Hiệp Phước khống chế chỉ được xả thải vào hệ thống xử lý nước thải của KCN tối đa 1.200 m3/ngày, trong khi công ty đã giảm tối thiểu công suất chỉ còn 1/3 so với thiết kế, nhưng cũng phải xả ra 1.500 m3/ngày.
Thêm vào đó, yêu cầu của KCN là lượng nước thải phải có nồng độ muối dưới 1.000 mg/lít, trong khi nước sông Đồng Điền hàm lượng muối đã là 2.500mg/lít.
Ông Vương Hữu Mẫn, phó tổng giám đốc KCN Hiệp Phước cho biết: hiện KCN đã tiếp nhận nước thải vượt quá quy chuẩn nhiều lần, không chỉ riêng về hàm lượng muối 6.000-8.000 mg/lít, mà cả hàm lượng đạm, nitơ... đều cao gấp nhiều lần quy chuẩn.
Với khối lượng 1.000-1.200 m3/ngày thì KCN có thể cố gắng hòa loãng với nước thải có hàm lượng muối thấp từ các công ty khác để xử lý, nhưng về lâu dài thì không thể, vì hàm lượng muối cao khiến vi sinh bị ức chế, không thể phân hủy chất thải, làm hỏng hết hệ thống xử lý.
KCN Hiệp Phước đã khuyến cáo Hào Dương phải có lộ trình cụ thể để xử lý vấn đề này, nhưng gần như Hào Dương không làm gì suốt hai năm qua vì sợ tốn tiền.
xả thải, ô nhiễm, Hào Dương, nước thải

Ông Đức cho rằng, nếu KCN Hiệp Phước chấp nhận cho Hào Dương xả thải 2.500 m3/ngày với chất lượng nước thải như hiện tại vào hệ thống, công ty hứa trong vòng sáu tháng sẽ mua máy móc thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý tại nhà máy đạt hàm lượng muối 3.000 mg/lít và chất đạm là 250 mg/lít, sau đó sẽ hạ tiếp hàm lượng đạm xuống dưới 100 mg/lít.
Ông Vương Hữu Mẫn cho biết thêm, sẽ chấp nhận xử lý nước thải như hiện tại cho Hào Dương trong 6 tháng, nhưng Hào Dương phải giảm công suất xuống nữa thì hệ thống xử lý của KCN mới chịu nổi và chịu sự giám sát của KCN Hiệp Phước trong quá trình xây dựng hệ thống xử lý.
Như vậy, chi tiết của thỏa thuận nói trên sẽ được hai bên cụ thể hóa bằng văn bản. Thời hạn cuối cùng là 6 tháng, nếu Hào Dương chưa thực hiện như cam kết thì sẽ buộc phải đóng cửa.

Cán bộ phường đội “quậy” vũ trường Sài Gòn bằng súng!

 - Cự cãi với nhân viên bảo vệ, T ra xe lấy súng, định quay lại vũ trường “quậy tưng” thì bị khống chế, giao công an xử lý. 


Theo nguồn tin của VietNamNet, công an Q.Phú Nhuận, TP.HCM đang điều tra, xử lý vụ gây rối bằng súng xảy ra rạng sáng 3/11 tại vũ trường Queen Club (số 3 -5 đường Hồng Hà, P.9, Q. Phú Nhuận).

Đối tượng đang bị điều tra là Nguyễn Thanh T (SN 1983, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM), là cán bộ phường đội của 1 quận ở TP.HCM.

Theo điều tra sơ bộ, đêm 2/11 đến rạng sáng 3/11, nhóm của Tú gồm 5 người đến vũ trường Queen Club giải trí. Khoảng 2h30 rạng sáng 3/11 khi tàn cuộc, nhóm của T không trả tiền nên xảy ra mâu thuẫn, cự cãi qua lại với nhân viên và bảo vệ vũ trường.

Lúc này T chạy ra ngoài xe lấy 1 khẩu súng ngắn, quay lại vũ trường định ăn thua đủ. Tuy nhiên các nhân viên bảo vệ đã kịp thời khống chế, tước đoạt súng và bắt giữ T giao cho cơ quan công an địa phương xử lý.

Cơ quan công an bước đầu xác định, khẩu súng mà T sử dụng là công cụ hỗ trợ bắn đạn cao su, do Đức sản xuất. Hiện vụ việc đang được điều tra, xử lý

Đàm Đệ