THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 November 2011

Giá vàng VN tăng vọt trở lại

(Dân trí) - Giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á sáng nay đang có biên độ tăng hơn 26 USD/ounce kéo giá vàng miếng trong nước tăng vọt trở lại trên mốc 45 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng đang tăng nhanh. 
 
Giá vàng thế giới cuối tuần qua biến động theo xu hướng giảm điểm là chủ yếu, tuy nhiên giá vàng trong nước lại chỉ điều chỉnh giảm nhẹ, giữ mức chênh lệch cao so với giá vàng thế giới, hơn 1 triệu đồng/lượng. Nguồn cung vàng trong nước có vẻ trở nên khan hiếm, biểu hiện cho thấy là giá vàng thế giới những phiên giao dịch giảm mạnh nhưng giá vàng trong nước lại giảm rất chậm.
 
Đầu ngày hôm nay, vàng hưởng ứng xu hướng tăng nhanh của giá vàng thế giới, tại TPHCM, vàng miếng SBJ cũng liên tục đổi bảng giá với xu hướng tăng điểm là chủ đạo, được niêm yết giao dịch ở mức 44,9 triệu đồng/lượng (mua vào) - 45,1 triệu đồng/lượng. Giao dịch trên hệ thống tương đối chậm.
Tại Hà Nội, giá vàng SJC giao dịch ở mức 44,85 triệu đồng/lượng - 45,05 triệu đồng/lượng; vàng Bảo Tín Minh Châu có giá 44,4 triệu đồng/lượng - 44,65 triệu đồng/lượng…

Trên thế giới, giá vàng ngày giao dịch cuối tuần qua tiếp tục biến động theo xu hướng giảm điểm là chủ yếu do áp lực của đồng bạc xanh mạnh. Vắng mặt các thông tin chủ chốt từ thị trường Mỹ, giá vàng được chèo lái hoàn toàn bởi sự tăng/giảm của đồng bạc xanh - chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu thanh khoản của các nhà đầu tư trước thông tin ngày một theo chiều hướng xấu tại khu vực EU.

Kết thúc phiên giao dịch tuần trước, giá vàng đóng cửa ở mốc 1.680 USD/ounce, tức giảm hơn 12 USD so với giá mở cửa đầu ngày. Tuy nhiên triển vọng phục hồi của giá vàng vẫn mở ra khi mà thị trường Mỹ hoạt động trở lại. Đến phiên giao dịch sáng nay 28/11 trên thị trường châu Á, giá vàng giao ngay qua Kitco.com có biên độ tăng tới hơn 26 USD, giao dịch ở mức 1.706,5 USD/ounce.

Chỉ số USD - Index tăng liên tiếp 3 phiên lên tới 79.7 điểm. Đồng Euro giảm mạnh, cùng nhu cầu thanh khoản hỗ trợ chỉ số USD - Index tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần, gây áp lực trong ngắn hạn lên giá vàng. Đồng USD và trái phiếu Mỹ hiện đang ở vị thế ưu tiên với vai trò tài sản an toàn, nên một khi thị trường Mỹ trong giai đoạn nghỉ lễ thì giá trị tài sản an toàn nhất theo thường lệ sẽ tiếp tục gia tăng.
Tuy nhiên, giá vàng vẫn được hỗ trợ mạnh từ lực mua vào của các ngân hàng trung ương trong thời gian gần đây. Trong tháng 10, 26 tấn vàng đã được mua vào. Trong đó, Nga mua vào gần 20 tấn còn lại được chia đều cho Mexico, Belarus và Colombia theo thống kê của IMF.

Theo Công ty Sacombank-SBJ, về mặt kỹ thuật, vùng giá 1.700 USD/ounce là ngưỡng cản mạnh cần phải vượt qua nếu vàng muốn tiếp tục đà tăng. Mức 1.680 USD là mốc hỗ trợ mạnh, giá vàng cần nhanh chóng vượt qua mức hỗ trợ này để tránh tình trạng bán tháo. Dự báo giá vàng ngày hôm nay sẽ biến động theo xu hướng tăng điểm là chủ yếu.
An Hạ

Bác sĩ nhậu, bỏ mặc bệnh nhân

Chiều 27/11, bác sĩ Từ Phương Nam - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Phước - cho biết đang yêu cầu kíp trực tối 21/11 báo cáo về việc bỏ mặc bệnh nhân Phan Anh Quốc (57 tuổi, ngụ thị xã Đồng Xoài) để... nhậu nhẹt.
“Đây là sự việc nghiêm trọng cần xem xét, xử lý thích đáng với các cá nhân vi phạm” - bác sĩ Nam nói.

Theo phản ảnh của bà Đỗ Thị Ước (vợ bệnh nhân Phan Anh Quốc), khoảng 22h ngày 21/11 ông Quốc (đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Bình Phước) bị lên cơn đau dữ dội và ngất đi, bà Ước đến phòng trực khoa ngoại gõ cửa nhiều lần nhưng không thấy ai mở. Sốt ruột, con trai bà là anh Phan Thanh Hải đẩy cửa vào trong thấy 5-6 người đang ngồi uống bia. Anh Hải thắc mắc thì bất ngờ bị một người xưng là bảo vệ bệnh viện lao đến đánh vào mặt làm anh Hải chảy máu miệng.

Sau khi sự việc xảy ra, bà Ước chuyển chồng đến Bệnh viện tư nhân Thánh Tâm, cách Bệnh viện Đa khoa Bình Phước khoảng 10km. Tại đây, sau khi chẩn đoán, ngày 22/11 các bác sĩ tiến hành phẫu thuật thủng đại tràng cho ông Quốc. “May mắn bệnh nhân được đưa đến kịp thời, nếu không rất dễ bị sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong” - bác sĩ Nguyễn Văn Mạnh, người trực tiếp mổ cho ông Quốc, nói.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Chí Lương - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Phước, người phụ trách trực lãnh đạo đêm 21/11 - thừa nhận có chuyện khóa cửa nhậu nhẹt tại phòng trực khoa ngoại. Còn việc anh Hải bị đánh chảy máu miệng do một bạn nhậu (chưa rõ danh tánh) của bác sĩ trực Đặng Thế Cường đánh.

Theo Bùi Hoàng
 Tuổi Trẻ

TRẺ THƠ và Cụ GIÀ TRONG XÃ HỘI CỘNG SẢN


Bà, cháu nương tựa nhau mà sống


28/11/2011 07:44:43
 - Đã thành lệ, mỗi sáng sớm trước khi đi học, Ngô Thị Thanh Nhung đều phụ giúp bà nội nấu cơm sáng. 14 năm qua, hai bà cháu Nhung đã phải nương tựa nhau để sống qua ngày.
TIN LIÊN QUAN

Cái nghèo đeo cái khổ

Kể về người cháu côi cút của mình, bà Nguyễn Thị Điểu (bà nội Nhung, năm nay đã 68 tuổi) cho biết: Sau khi sinh Nhung được hơn một năm, vì bạo bệnh, mẹ Nhung đã qua đời. Một thời gian sau bố Nhung đi bước nữa và đã có hai bé trai với người vợ bé. Nhung phải sống cùng bà nội từ khi mẹ mất đến giờ. 

"Cha nó nghèo lắm, lại đi bước nữa nên để tôi nuôi nó. Tôi già rồi, đâu làm gì nhiều được. Ngày ngày tôi đi hái rau má, rau ngót bán được khoảng 10.000đ, đủ để bà cháu tằn tiện sống qua ngày. Con Nhung nó siêng học lắm. Nhưng nhiều khi thiếu tiền đóng học phí cho cháu, tôi phải chạy vạy đủ đường", bà Điểu bộc bạch.
 
Bà Nguyễn Thị Điểu:
Bà Nguyễn Thị Điểu: "Hai bà cháu tôi dắt díu nhau sống qua ngày...".

Căn nhà bà Điểu và Nhung đang ở thuộc diện nhà tình nghĩa, được xây dựng vào tháng 7 vừa rồi. Nhưng cái nghèo đeo cái khổ, sau khi dựng xong nhà, bà Điểu còn nợ 4,3 triệu đồng mà không biết khi nào trả hết. Dù cuộc sống vô vàn khó khăn là thế, song người dân thôn Mậu Lâm, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam lúc nào cũng thấy sự đầm ấm trong căn nhà của bà Điểu.

Nói về cô học trò mồ côi của mình, cô giáo Lê Thị Quyên, trường THCS Quang Trung (nơi Nhung đang học lớp 9) cho biết, Nhung là học sinh rất siêng học. Nhà trường cũng biết được hoàn cảnh của gia đình Nhung nên thầy cô trong trường ai cũng đồng cảm và chia sẻ. 

"Dù ngoài giờ học về còn phụ giúp bà nội làm những việc trong nhà nhưng Nhung vẫn học khá lắm. Nhung là một học trò siêng học và biết vâng lời thầy cô. Mong sao Nhung có đủ điều kiện để ăn học nên người", cô Quyên chia sẻ. 

Tiền ăn không đủ, lấy đâu tiền chữa bệnh

Hôm tôi tìm đến nhà, Nhung đang qua nhà bà ngoại ở thôn Thái Sơn, cùng xã chơi. Bà Điểu cho biết, thi thoảng Nhung cũng qua ở nhà bà ngoại như thế vì "nhiều khi tôi hết gạo, con bé qua nhà ngoại sống ít ngày mà". Hai người em cùng cha khác mẹ với Nhung cũng đang ở nhà bà Điểu, vì ba mẹ chúng đều đi làm kiếm tiền nên nhờ bà trông cháu. 

Tôi nhờ bà Điểu qua nhà ngoại Nhung gọi Nhung về. Khi được hỏi ước mơ sau này, Nhung chia sẻ: "Em ước mơ sau này được trở thành cô giáo. Nhưng nhiều khi đang ngồi trong lớp học, nghĩ đến khoản tiền học phí chưa nộp, em lại không tập trung học được. Em lo nếu không nộp được học phí thì sẽ bị đình chỉ thi. Nhiều khi như vậy, bạn bè kéo nhẹ vai áo em mới trấn tĩnh lại mà học tiếp".

Bà Điểu vạch cổ áo cô cháu nội, bảo: "Người nó như bị bệnh gì chú à. Mấy năm nay da nó nổi mấy cái đốm đen đen như thế này. Biết cháu bệnh, nhưng bà cháu tôi nghèo quá, ăn còn không đủ nên lấy tiền đâu mà đưa nó đi khám chữa bệnh được". 

Tôi hỏi thế sao không dùng bảo hiểm y tế của Nhung, bà Điểu buồn buồn: "Có bảo hiểm cũng phải có tiền chở đi bệnh viện rồi biết bao chi phí khác nữa chú. Tôi già rồi, trong nhà lại chỉ có cái xe đạp cho nó đi học đó thôi, lấy gì chở nó đi được". Như xấu hổ vì có người lạ nhìn những đốm đen trên người, Nhung vội gạt tay bà nội ra và xin phép xuống nhà dưới chuẩn bị nấu cơm trưa. Nhìn sự vội vã xuống bếp của Nhung, tôi cảm nhận được "cái sự dị" ở cô bé đang bước vào tuổi dậy thì. Năm sau Nhung đã vào lớp 10!

Ngọc Thi

Sai phạm tại Vinashin: "Làm rõ đến đâu xử lý đến đó"


28/11/2011 08:59:25

Xử lý kiên quyết, thận trọng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; làm rõ đến đâu xử lý đến đó; vừa xử lý vừa tạo điều kiện để kiện toàn, cơ cấu tập đoàn sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Đó là ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng) về vụ sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin).

Theo thông báo của Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, đối với vụ cung cấp chất nền in tiền polymer, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì thu thập thông tin, làm rõ sự việc và xử lý theo đúng quy định pháp luật của VN. Về các vụ việc sai phạm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng tổ chức hội nghị đánh giá và đề ra biện pháp khắc phục, xử lý tình hình sai phạm, tham nhũng...

Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ tập trung thanh tra lĩnh vực đang có nhiều bức xúc như việc đền bù, thu hồi, giao đất, việc xác định giá, đấu giá quyền sử dụng đất và tính công khai, minh bạch trong lĩnh vực đất đai; xây dựng, sớm hoàn thiện dự thảo nghị định quy định về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị..

(Theo Tuổi trẻ)

Vựa đỉa ở TP.HCM: Rắc vôi cũng không chết


28/11/2011 06:55:44
 - Báo chí phản ánh một thời gian dài về vựa đỉa trong khu dân cư ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn (TP.HCM) tuy nhiên chính quyền vẫn bình chân như vại.
TIN LIÊN QUAN

Ngày 25/11, phóng viên VTV1 đã vào vựa đỉa nói trên. Trao đổi qua điện thoại, Chánh văn phòng huyện Hóc Môn cho rằng đỉa là chuyện bình thường vì nơi đây là ao hồ, đất nông nghiệp. Lãnh đạo xã Tân Xuân thì hỏi vặn: "Theo các anh chúng tôi phải xử lý thế nào? Các anh đưa thông tin cường điệu nên người dân bất bình, không muốn tiếp xúc với báo chí". 

Ngày 23/11, chính quyền xã Tân Xuân cho phát cỏ, rắc vôi vựa đỉa ấp Chánh 1 nhưng theo người dân nơi đây, việc xử lý quá chậm, rắc vôi không xử hết vì cá không chết, đỉa càng khó chết hơn.

PV

Cầu cứu "Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà" (Lê Quốc Tuấn)

Cầu cứu "Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà" (Lê Quốc Tuấn)
chủ nhật, 27 tháng 11 2011 18:13

“...Việt Nam Cộng Hòa là một sự thực lịch sử mà chính quyền CSVN hiện nay đang cần đến để trám lại vết hổng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa về lịch sử...”


Hai ngày nay, khi dùng đến bốn chữ "Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa" để nhắc đến chế độ Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam trước 1975 trong phần trả lời trước quốc hội của mình, thủ tướng chính phủ CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã gây nên nhiều suy nghĩ trong dư luận trong, ngoài nước. Đây là lần đầu tiên, một giới chức lãnh đạo cao nhất của đảng CSVN, nhắc đến chính quyền chế độ miền nam VN, một cựu thù của mình trước đây- bằng đúng danh xưng hợp pháp lẽ ra cần phải xử dụng tự bao lâu nay. Biểu hiện này còn đặc biệt hơn đối với cá nhân ô NTD, nhân vật từng được dư luận biết đến như một người có ác cảm sâu sắc đến chế độ miền nam Việt Nam, qua tiết lộ của Wikileaks gần đây.

Những người lạc quan, nhìn động thái này như một tín hiệu tốt của một chính quyền đảng trị, độc tài từng công khai chối bỏ dòng sinh mệnh lịch sử của 17 triệu người dân miền Nam Việt Nam trải suốt từ năm 1954 đến ngày 30/4/1975.

Những người hoài nghi, đang lặng lẽ chờ xem những gì ẩn khuất đàng sau biểu hiện ấy của chính quyền đảng CSVN nói chung và của cá nhân vị thủ tướng từng tuyên bố nhiều điều gây nhiều tranh cãi từ khi tại chức đến nay.

Tuy nhiên, thật quá sớm để đưa ra những suy diễn lạc quan từ tín hiệu ấy. Đặc biệt là những suy diễn về một sự thay đổi trong quan điểm của những người CS Việt Nam về chế độ cựu thù của họ ở miền Nam Việt Nam.

Ngay tại thời điểm này, chỉ có một nguyên nhân rõ ràng cho việc phải dựng lại danh xưng hợp pháp của chế độ miền nam Việt Nam: Việt Nam Cộng Hòa là một sự thực lịch sử mà chính quyền CSVN hiện nay đang cần đến để trám lại vết hổng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa về lịch sử.

Nhìn lại cuộc tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc; bắt đầu từ những căng thẳng về đảo Trường Sa vào năm 1988 lên đến các cao điểm gần đây giữa hai nước, ngoài việc khẳng định hiện diện lịch sử của mình trên hai quần đảo này từ thời nhà Đường, Trung Quốc còn luôn luôn nhắc đến Công Hàm ký kết năm 1958 giữa P.V Đồng và Chu Ân Lai như một cam kết pháp lý giữa hai chính phủ.

Trước luận điệu của TQ, về mặt công khai, chính quyền VN lại chưa bao giờ minh giải được trước công chúng của mình về bản Công Hàm này. Dù nhiều nhà lý luận, nghiên cứu Sử học của Việt Nam ở trong nước cũng đã góp phần giải thích về ý nghĩa, giá trị của bản công hàm này, nhưng tất cả vẫn chỉ là những giải thích không chính thức từ nhà nước. Điều này càng cho thấy sự lúng túng khó xử của chính phủ VN hiện nay về một văn kiện lịch sử đã cũ trong quan hệ giữa hai đảng anh em từ quá khứ.

Trong khi đó, từ trong nước: đời sống dân chúng ảnh hưởng nặng nề từ những thủ đoạn phá hoại nham hiểm của lái buôn TQ, kinh tế vĩ mô bế tắc, lạm phát tăng cao, đồng bạc mất giá, việc biến VN thành xưởng thợ nhân công rẻ không còn hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài như trước nữa... Đồng thời,. Dù tạm thời dẹp yên được các cuộc biểu tình suốt tháng Bảy vừa qua nhưng chính quyền luôn hiểu rằng lòng cảnh giác Bắc phương lúc nào cũng canh cánh trong lòng mọi người, lúc nào cũng có thể là ngọn lửa thổi bùng thành một loại Mùa Xuân Ả Rập ở VN.
Trước nguy cơ có thể bị "mất dân trước khi mất nước" như blogger Thanh Chung từng cảnh báo, chính quyền CSVN đang phải đánh ván bài khác: xử dụng đến sự liên tục của lịch sử để vô hiệu phần nào hóa Công Hàm PVĐ và minh định hơn nữa sự hiện diện của người Việt Nam trong hai quần đảo đang bị TQ tranh chấp này. Bởi vì, chỉ sự minh định tính chính danh của chế độ Việt Nam Cộng Hòa mới có thể hóa giải được thế kẹt mà bản công hàm PVĐ từng gây nên cho chế độ CS Việt Nam bao lâu nay.

Như các nhà luật gia, nghiên cứu sử học ở Hải Ngoại nhiều lần lên tiếng, cụ thể là lời nhận xét sau đây của Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông:

"Thứ nhất, ông Đồng hay bất cứ ông nào ở miền Bắc lúc đó cũng chẳng có quyền gì mà có thể nói chuyện công nhận hay cho ai cái gì được cả. Bởi vì theo hiệp định Geneve 1954 thì [Việt Nam] đã chia đôi, từ vùng vĩ tuyến 17 trở về bên ngoài là chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý lãnh thổ đó, từ vĩ tuyến 17 vào trong là chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Và như vậy là rõ ràng là các ông ở miền Bắc, dù có là ông nào đi chăng nữa, tôi nghĩ rằng cũng chẳng có quyền gì mà lại tuyên bố được với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc một chính quyền khác quản lý. Thế Việt Nam Cộng hòa có phải là một quốc gia không? Là một quốc gia chứ! Là một quốc gia bình thường và thậm chí năm 1957 Liên Hiệp Quốc còn định đưa trở thành một thành viên chính thức của Liên hiệp quốc, nhưng mà sau đó có một phiếu phủ quyết của Liên Sô. Nếu không thì [đã được gia nhập Liên hiệp quốc rồi]. Thật ra Việt Nam Cộng hòa vẫn là một quốc gia bình thường. Và rõ ràng là anh không thể tuyên bố hay cho nhận cái gì của cái không phải là của mình, không do mình quản lý".

Tóm lại là chế độ Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đang được nhắc lại, để cầu cứu đến trong hoàn cảnh cuộc tranh chấp hiện nay tại Biển Đông. Bởi vì chính quyền CSVN với thế kẹt không thể lý giải được trước công luận trong, ngoài nước vì những nhượng bộ - bằng văn bản - trong quá khứ với phía Trung Quốc, hiện chỉ còn một lối ra: xử dụng đến dòng tiếp diễn lịch sử của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam trước 75 để minh chứng chủ quyền trong cuộc tranh cãi với Trung Quốc.

Tuy nhiên, để đánh ván bài này, không chỉ đơn giản là nhắc đến chế độ miền nam Việt Nam bằng danh xưng hợp pháp của chế độ như ông Nguyễn Tấn Dũng vừa làm. Còn phải chờ xem những động thái sắp tới của chính quyền Việt Nam để thấy rõ là họ đánh ván bài này như thế nào, đặc biệt trong vị trí éo le, thiếu minh bạch trước lịch sử và công chúng của họ từ bao lâu nay.

Và, cũng chẳng phải là một điểm đáng khen khi ông Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn lên tiếng trước quốc hội về tình hình tranh chấp ở Biển Đông, dù rằng đấy cũng là một động thái tương đối mới của một chế độ vốn thường xem thường dư luận dân chúng mình. Nói cho cùng là: họ không còn cách nào khác nữa ngoài việc phải nói thẳng, nói thật một lần.

Bởi họ cũng hiểu rõ, sức dân có thể trở thành những cơn sóng, dữ hơn sóng Biển Đông, có thể lật úp con thuyền chèo vụng của Đảng CSVN bất cứ lúc nào.

Lại nhớ đến hồi đầu tháng 3 năm nay, trên facebook, một người ký tên Tiên Sa từng lên tiếng yêu cầu "Hãy để cho Việt Nam Cộng Hoà được lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên". Bài viết ấy tạo nên một phản ứng khá râm ran trong cộng đồng mạng. Tưởng đã yên, nay "Việt Nam Cộng Hòa" lại bị ông Nguyễn Tấn Dũng chiêu hồn về để gỡi rối cho chính quyền CS của ông. Nghĩ thật mỉa mai và chua cay cho một chế độ đã bị bức tử, bị đày đọa, nay lại còn bị cầu về để cứu nguy cho những kẻ hãm hại mình.

Nếu như ông Nguyễn Tấn Dũng quả đúng là một người "yêu sự thật ghét sự giả dối" thì đâu phải chờ đến hôm nay ông mới cầu hồn "Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa" lên như thế ?

Lê Quốc Tuấn
Nguồn: X-CàfeVN

Công an Hà Nội thả người biểu tình

 Công an Hà Nội thả người biểu tình: Công an Hà Nội thả người biểu tình Cập nhật: 14:46 GMT - chủ nhật, 27 tháng 11, 2011
 

Anh Nguyễn Văn Phương đã tham gia nhiều cuộc b...