THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 September 2013

Bão số 10 độ bộ vào Miền Trung, di dời dân khẩn cấp



(Tinmoi.vn) Sáng nay Chủ tịch UBND Hà Tĩnh ra công điện hỏa tốc yêu cầu các ban ngành sẵn sàng đón bão. Bão số 10 được nhận định là cơn bão mạnh nhất trong 6 năm qua, sẽ đổ bộ vào Quảng Trị và Quảng Bình vào chiều mai (29/9). 
Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, vào hồi 16 giờ ngày 29/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh – Thừa Thiên Huế khoảng 170km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17. 
Bão số 10 độ bộ vào Miền Trung, di dời dân khẩn cấpHướng đi của bão số 10
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20km. Đến 16 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh – Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. 
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển về phía Tây rồi suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 01/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 101,5 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực phía Bắc Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ). 
Bão số 10 độ bộ vào Miền Trung, di dời dân khẩn cấp
Ảnh chụp mây vệ tinh bão số 10 hồi 19h ngày 29/9
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió mạnh cấp 6 – 7, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội. Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.
Từ sáng mai (30/9), các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6 – 7, riêng khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12, giật cấp 14, cấp 15. Ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ từ đêm nay có mưa vừa, mưa to đến rất to. Vùng ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Đà Nẵng đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 – 4 mét.
Để chủ động đối phó với bão và mưa lũ sau bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp để phòng, chống bão số 10 nhằm hạn chế thiệt hại do bão, lũ gây ra, nhất là thiệt hại về người và tài sản.
Đồng thời huy động các lực lượng để chủ động đối phó với cơn bão số 10; tùy theo diễn biến của bão, chủ động cấm biển và bằng mọi biện pháp kêu gọi tất cả tàu thuyền về nơi tránh trú bão; tổ chức neo đậu tàu thuyền tại nơi tránh trú, kiên quyết không để người ở lại tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ, có các phương án sơ tán, di dân ra khỏi vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, những nơi có khả năng ngập sâu và có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất.
Bên cạnh đó cử người canh gác tại các khu vực ngầm, tràn, đò ngang, cương quyết không cho đi qua những khu vực nguy hiểm; nghiêm cấm việc vớt củi trong lũ; chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn hồ đập; đình hoãn các cuộc họp để tập trung cao cho công tác, phòng, chống bão; khẩn trương chằng chống nhà cửa, kho tàng công trình; cắt tỉa cành cây bao gồm cả khu vực miền núi; chỉ đạo các trường cho học sinh nghỉ học tại các địa phương bị ảnh hưởng lớn của bão.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Tỉnh đã lên phương án di dời khoảng 2.000 hộ dân vùng xung yếu, sạt lở, vùng ven biển, cửa biển. 13 hộ dân đang sinh sống tại xóm Cồn xã An Vĩnh và khu vực Mom tàu xã An Bình ( Đảo Lý Sơn- Quảng Ngãi) cũng đã được đưa về nơi trú ẩn an toàn.

Theo Tinmoi

Lao động Việt sống chui nhủi ở Malaysia



MALAI-LAODONG
Từ ngày 1-9, cứ tối đến là nhóm lao động này ôm chiếu, chăn vào rừng tìm những căn nhà hoang để ngủ, tránh sự truy quét của cảnh sát Malaysia

Chiều 16-9, tại công trường xây dựng ở Shah Alam (bang Selangor), một nhóm lao động Việt Nam ngồi trước dãy “nhà” dựng lên từ những thùng container và ván công trình. “Có 16 lao động Việt Nam làm việc ở đây, trong đó 15 người không có giấy tờ gì” – ông Nguyễn Văn Tuyển (42 tuổi) quê ở Thái Bình, đã sang Malaysia sáu năm, nói với phóng viên Tuổi Trẻ.
Bên trong cái gọi là nhà, dưới cái nóng hầm hập, lao động Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Hùng, Trần Đình Hải (đều từ Nghệ An) đang ngồi giải lao dưới sàn “nhà”. Để tránh cảnh sát, Bùi Văn Công (Nghệ An) đưa chúng tôi đến một phòng có lao động Việt Nam ở trước đó. Tại đây, sàn gỗ được khoét một “hầm” để chui xuống trốn khi bị truy quét. “Một lần chui được 4-5 người” – Công nói.
Việc trốn cảnh sát không chỉ dựa vào hầm bí mật, mà còn cả “chiêu” leo lên mái các ngôi nhà họ đang tham gia xây dựng (chủ Malaysia thuê lao động chui) để ngủ đêm. 21g, bốn lao động gồm Thành, Hải, Hùng và Công ôm chăn chiếu đã bỏ sẵn trong một cái giỏ và chia nhau xách đi. 15 phút sau cả nhóm dừng lại trước một dãy nhà đã xây dựng gần hoàn tất. Dưới ánh sáng của chiếc điện thoại, từng người bám vào tường leo lên mái của ngôi nhà 3 tầng rồi chuyển chăn chiếu lên trải ra ngủ. Một nhóm lao động Việt Nam khác gồm Hoàng Anh Tuấn (Đại Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình), Đinh Văn Nhanh (27 tuổi, xã Long Mai, Minh Long, Quảng Ngãi)… cũng ôm chiếu leo lên mái những ngôi nhà đang xây. Khắp các dãy nhà này có khoảng 200 lao động Indonesia, Bangladesh… đến đây trú ẩn.
“Không có giấy tờ phải chui nhủi vậy thôi. Trong đợt truy quét từ ngày 1-9, nhiều người không có giấy tờ phải chạy vào rừng, lên các công trình cao tầng để ngủ qua đêm” – ông Nguyễn Văn Tuyển cho biết. Được biết, phần lớn người lao động chui là nạn nhân của các công ty môi giới lao động không đàng hoàng. Ở nhà, các công ty này ngon ngọt cho biết sang Malaysia lao động với mức lương tương đương 8 triệu đồng Việt Nam/tháng, nhưng sang đến nơi thì “ngã ngửa” với mức lương chỉ 3-4 triệu đồng Việt Nam/tháng! Vì vậy, những lao động này đành phải bỏ ra ngoài sống chui nhủi để làm với mức lương cao hơn. Khi chúng tôi hỏi có ngại không nếu đăng phóng sự ảnh này, Văn Công cho biết: “Sống đời chui nhủi này cũng khổ lắm, nhiều anh em chúng tôi muốn trở về nhưng nghiệt nỗi về cũng tốn không ít tiền. Chúng tôi muốn công khai chuyện này để những người ở nhà cẩn thận trước khi quyết định sang lao động ở Malaysia”.
Sáng 18-9, chúng tôi có mặt tại Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia (thủ đô Kuala Lumpur). Bên trong đại sứ quán, nhiều lao động cư trú bất hợp pháp đang làm “giấy thông hành” để trở về nước.
Lao động Chu Viết Chiến quê ở Văn Lang, Hạ Hòa, Phú Thọ, kể: “Tôi quá ngán cảnh sống chui nhủi nên làm thủ tục về Việt Nam sau khi đóng phạt 1.600 ringgit (11,2 triệu đồng)”.

126 lao động Việt Nam đã bị bắt
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết khi Malaysia triển khai chương trình truy quét lao động bất hợp pháp, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam thông báo rộng rãi bằng nhiều hình thức cho người lao động biết. Hai cơ quan này cũng hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ người lao động ra trình diện, đăng ký để hợp pháp hóa tư cách lao động (nếu đủ điều kiện) và tự nguyện về nước nếu không đủ điều kiện. “Tuy nhiên hàng trăm lao động không biết vì lý do gì vẫn không đăng ký. Vì thế, từ ngày 1-9 chính quyền Malaysia đã thực hiện bước truy quét lao động bất hợp pháp. Số liệu mà ban quản lý lao động báo về có hơn 2.400 lao động nước ngoài bị bắt, trong đó Việt Nam có 126 lao động” – ông Quỳnh cho biết.
THEO TUỔI TRẺ


Bắt giam nguyên Phó Giám đốc Agribank Trà Vinh



Agribank-CEO

Ngày 28/9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Trà Vinh cho biết đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Văn Trực, nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Agribank Trà Vinh về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Cùng bị khởi tố và bắt giam về hành vi trên còn có ông Nguyễn Quốc Hoàn (nguyên trưởng phòng tín dụng) và ông Cao Văn Phong (nguyên phó phòng tín dụng).
Theo hồ sơ vụ việc, khoảng tháng 3/2011, ông Nguyễn Văn Trực cùng ông Hoàn, ông Phong đại diện cho ngân hàng làm các thủ tục ký hợp đồng cho Công ty CP Aquafeed Cửu Long (Khu công nghiệp Long Đức, tỉnh Trà Vinh) vay với số tiền 100 tỉ đồng.
Trong quá trình cho vay, các bị can trên không kiểm tra các thủ tục hồ sơ trước, trong và sau khi ký hợp đồng.
Đến khi Công ty CP Aquafeed Cửu Long nợ nần chồng chất trong hoạt động kinh doanh, không còn khả năng chi trả, thay vì báo cáo với lãnh đạo ngân hàng thì các bị can trên tiếp tục lập thủ tục giả hồ sơ thu chi để kéo dài thời gian trả nợ nhằm che giấu sai phạm của cá nhân và Công ty CP Aquafeed Cửu Long.
Trước đó, ngày 12/9, Công an H.Cát Tiên (Lâm Đồng) khởi tố, bắt tạm giam hai cán bộ ngân hàng Argibank là Đặng Ngọc Bích và Nguyễn Hữu Thủy để điều tra hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trước khi bị bắt, ông Đặng Ngọc Bích (33 tuổi) là trưởng phòng kế hoạch kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh huyện Cát Tiên và Nguyễn Hữu Thủy (27 tuổi) là nhân viên tín dụng Agribank Cát Tiên.
Sáng 13/9, trả lời báo chí, ông Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Agribank Cát Tiên, cho biết: Ngày 12/9, công an huyện đã tạm giữ 2 máy tính của Bích và Thủy cùng một số giấy tờ liên quan để phục vụ công tác điều tra.
Cùng ngày, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy huyện Cát Tiên cũng có quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ông Bích.
Xác minh ban đầu cho thấy, Bích và Thủy đã xâm tiêu gần 2,8 tỉ đồng của ngân hàng bằng các phương thức như: vay ké, thu lãi, thu nợ trước hạn nhưng không nộp cho ngân hàng, hủy bút toán…
Ngoài chiếm dụng vốn của khách hàng bằng hình thức trên, Bích và Thủy còn lợi dụng tín nhiệm để mượn sổ nhà, đất của nhiều người dân trên địa bàn huyện để thế chấp vay vốn ngân hàng với số tiền khoảng 20 tỷ đồng.
THEO ĐẤT VIỆT


Blogger Võ Đình Xứng kêu oan: VẪN KHỔ VÌ ÁN KÉO DÀI 4 năm


Blogger ĐÀ NẴNG gửi NGÀI CHÁNH ÁN TAND TỐI CAO


vodinhxung1

Rất mong các trang mạng Xã Hội và các bạn FB chia sẻ giúp tôi …đăng tải nhiều lần …để các ông lãnh đạo Đảng ,nhà nước biết được SỰ THỐI NÁT ở nhiều địa phương Đà Nẵng
Võ Đình Xứng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: -Ông Trương Hòa Bình , Chánh án TAND Tối Cao
- Ông Chánh Tòa ,Tòa Dân Sự TAND Tối Cao
Tên tôi là : Võ Đình Xứng – Địa chỉ : K198/42 Quang Trung- Q. Hải Châu –TP Đà Nẵng
(Rất ngại, đơn tố cáo không được quí vị đọc trực tiếp nên tôi nhờ các trang mạng XH trong ngoài nước đăng tải nhiều lần- Tôi cũng gửi đơn tố cáo đến ông Trương Tấn Sang Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam: Người đã phong chức danh Thẩm phán…dùng luật rừng để buộc tôi phải làm đơn tố cáo !!! )
-Tháng 06/2011 Tôi làm đơn khiếu nại bản án phúc thẩm gửi ông Chánh án TAND Tối cao .Và tôi đã nhận được thông Báo : Đã Nhận Đơn số 179/TB-TDS Ngày 04/02/2012 Do ông Nguyễn Hồng Nam ký
Google:Vẫn khổ vì án kéo dài – (BÁO ĐẢNG ĐƯA TIN) xin trích một đoạn nguyên văn:
“ Cách đây 2 năm, Báo Đà Nẵng ngày 12-8-2009 có đăng bài: “Khổ vì án kéo dài”, phản ánh vụ việc tranh chấp đất đai giữa 2 nhà K198/42 và K198/44 – Quang Trung, TP. Đà Nẵng. Đến nay, sau 2 lần bị tòa xử bác đơn, 1 lần xử hủy án, 1 lần xử ép và một số lần hoãn, gia hạn, tạm đình chỉ, để án quá hạn…, ông Võ Đình Xứng (K198/42-Quang Trung) vừa phải gửi đơn khiếu nại lên Tòa án nhân dân (TAND) tối cao”.
Vụ việc ở tầm: Chuyện nhỏ ở Phường, g/q trong một vài tháng là xong ,vậy mà từ 2008 đến nay…!!!???,
Cả hệ thống chính trị địa phương: Đảng,chính quyền,HĐND,Tòa Án các cấp ở Đà Nẵng …đã lộ rõ sự bao che cho nhau có hệ thống .Một chế độ chuyên quyền khép kín do Bí Thư Tỉnh ,Thành Phố …cai trị !
Đơn thư khiếu nại tố cáo gửi đi TW nếu không bị chặn thì cũng bị nhiêu khê qua nhiều cửa ải(bao che,gửi gắm) : Ở TP Đà Nẵng có ông HUỲNH NGHĨA Phó Đòan Đại Biểu Quốc Hội, Phó CT HĐND chuyên gia giám sát những vụ án ,đơn thư Khiếu nại tố cáo –
Ông Nghĩa từng làm chánh án tỉnh QN-ĐN 10 năm,thế nên những cán bộ lãnh đạo chủ chốt nếu không phải là học trò thì cũng có quan hệ thân quen –Dân oan chỉ có chết !!!
Lỗi một phần do đường lối chính sách…,tam quyền không phân lập,mối quan hệ gia đình… -Thầy trò,bạn bè quan hệ đồng nghiệp lâu năm thân thiết mà làm cùng ngành !…dễ dẫn đến tham nhũng,tạo nên những bản án bỏ túi hơn là có giám sát và minh bạch !?
Trắng trợn và là trò hề pháp lý ở Tòa Án TP Đà nẵng – Tôi làm đơn khiếu nại và tố cáo Bà Nguyễn Thị Thu Hà ,Chánh án TAND Quận Hải Châu …người nhận đơn làm khó dễ, tôi mang đơn lên gặp trực tiếp ông Chánh án TAND TP Đà Nẵng Nguyễn Văn Quận
–Ông ấy không xem đơn mà chỉ tay qua phòng bên gặp ông Phan Tiến Sỹ (trưởng phòng tổ chức) để trình bày . Tôi đã biết: ông Sỹ là chồng bà Hà !?
- Dân càng biết nhiều luật thì càng phẫn nộ ,không thể dùng giấy bút để diễn tả hết – Đã vác đơn đi kiện sang năm thứ 06 không bao giờ tôi bỏ cuộc dù phải luôn đối mặt với những cái bẩy :Cài người kích động,vu oan, ra đường luôn đề phòng xe (đâm)đụng…giang hồ,đâm thuê chém mướn !
Tôi gửi kèm từng đơn tố cáo với văn bản giải quyết tố cáo để quí cấp xem …Họ học luật ,làm luật nhưng chỉ dùng luật RỪNG
Tôi tố cáo những thẩm phán đã tạo ra những bản án sai trái mà tôi đang khiếu nại…Đã gửi đến ông Chánh án TAND Tối cao (tháng 06/2011)
1) Thẩm phán Chánh án Nguyễn Thị Thu Hà thuộc TAND Quận Hải Châu ,người chuyên phân án và giải quyết khiếu nại tố cáo sai luật …
2)Thẩm phán Trần Minh Long –TAND Quận Hải Châuà thụ lý án quá hạn và bao che cho giang hồ
3) Thẩm phán Nguyễn Vũ Quang –TAND Quận Hải Châu (xử bác đơn để bao che người lấn chiếm đất) ,
4) Thẩm phán Nguyễn Ngọc Anh (xử lại cũng bác đơn để bao che cho người lấn chiếm đất)
5) Thẩm phán Trương Minh Tuấn Tòa phúc thẩm Đà Nẵng thì xử: Chấp nhận một phần đơn kiện… bản án phúc thẩm số:27/2011/DS-PT Ngày 10/05/2011-Bị lấn chiếm 3,5m2 đất,ông Tuấn chỉ xử bị lấn chiếm 1,5048m2
Trích nguyên văn bản án:
I)Buộc bà Nguyễn thị Hoa,ông Lê Tiếng phải bồi thường giá trị quyền SDĐ: 1,5048m2
Cho ông Xứng số tiền 22 572 000 đồng. Bà Hoa và ông Tiếng được tiếp tục quản lý và sử dụng phần DT đất tranh chấp 1,5048m2 Có sơ đồ kèm theo
II) Ông Xứng,Bà Hoa ,ông Tiếng tự liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh lại giấy chứng nhận quyền SDĐ cho phù hợp với DT đất thực tế hiện nay đang sử dụng.
Có đơn giá ,có DT lấn chiếm,có tổng tiền đền bù,có sơ đồ kèm theo ,có giấy chủ quyền …vậy mà:
Không rõ do sức ép từ đâu mà ngày 22/08/2013 GĐ Sở TN&MT TP Đà Nẵng đã ra quyết định thu hồi cả 2 giấy chủ quyền nhà đất của tôi để cấp lại theo thực tế (chứng từ kèm theo)do một câu thòng của bản án: cho phù hợp với DT đất thực tế hiện nay đang sử dụng
Đương nhiên tôi đã làm đơn khiếu nại và tố cáo gửi lên ông Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và đã cảnh báo : TÔI SẼ CHO NỔ NHƯ ĐÒAN VĂN VƯƠN nếu chính quyền,HĐND,Ban Nội Chính vẫn bao che cho THAM NHŨNG
Cháu tôi, một học sinh lớp 5 nghe kể cũng xen vào: “Nếu vậy,trường hợp con là người lấn chiếm đất,lừa cơ hội Bác đi vắng nhà, con sẽ lấn thêm 50m2 …làm tường rào trước khi bác về, hihi ”
6)Chánh án TAND TP Đà Nẵng ông Nguyễn Văn Quận không ra quyết định , QĐ sai ,,,để bao che cho đồng nghiệp cấp dưới …Giải quyết đơn tố cáo không theo luật mà giao cho Phó Chánh Án trả lời đơn tố cáo(sai cả về luật và nội dung…có chứng cứ gửi kèm).
Vì kinh tế khó khăn do Vợ bị bệnh suy thận giai đoạn cuối .Thế buộc tôi phải chấp nhận tách thửa đất đang ở theo bản án phúc thẩm nhằm bán đi ½ giải quyêt khó khăn …dù đã gửi đơn Khiếu Nại lên Tòa Tối Cao vì tôi còn hy vọng sẽ lấy lại 2m2 do Tòa Đà Nẵng xử sai và đòi tiền đền bù …do lấn chiếm đất gây thiệt hại -Đất để trống giữa khu phố gần 06 năm,thuế đất hằng năm tôi nộp không thiếu một đồng
Đại biểu Quốc Hội, HĐND lần nào tiếp xúc cử tri tôi cũng phản đối và họ thì cũng hứa …Hứa đến khi về hưu ! kế hõan binh ???
Trước đây ,khi làm đơn kiện cũng như đứng trước phiên xử tôi cũng đề cập đến tiền đền bù thiệt hại do lấn chiếm đất – Tòa các cấp(quận và Thành phố) đều bảo: Chưa xử làm sao biết có lấn chiếm đát hay không mà đòi đền bù !?
Tòa phúc thẩm xử xong (đã có chứng cứ lấn chiếm) Tôi gửi đơn đến Tòa án Quận Hải Châu để kiện đòi đền bù thiệt hại –Không nhận đơn ,trả lại đơn kiện . Khiếu nại lên cấp trên: Bác đơn …Bó tay!
Hàng trăm lần gọi ĐT và nhắn tin cho ông Nguyễn Bá Thanh khi còn làm Bí Thư Thành Ủy …cũng hứa !? Ngày 2/04/2012 Ông Thanh nhắn tin cho tôi(nguyên văn): “Phải chờ Tòa án tối cao ,tôi cũng đang đôn đốc nhưng họ còn có hàng nghìn vụ án tồn đọng” Ngày 08/05/2012 Ông Thanh cũng trả lời tin nhắn cho tôi: “Đã có tác động rồi nhưng ở Tòa tối cao…”
Ngày 16/01/2013 Ông Thanh trả lời tin nhắn làm tôi nghi ngờ : “Có những chuyện nhùng nhằng mà muốn giải quyết cũng không thể giải quyết ngay được,chỉ đôn đốc thôi ,cũng may mà Đà Nẵng không có quá nhiều trường hợp như ông .”
Ngày 20/03/2013 Ông Nguyễn Điểu GĐ Sở TN&MT nhắn tin trả lời tôi :“Hồ sơ của ông rất phức tạp nên phải có thời gian .Ông không nên nôn nóng như vậy”
Ngày 05/01/2013 tôi gửi đơn khiếu nại và đã 04 lần gặp ông Điểu trực tiếp để hỏi về đơn khiếu nại: Đất có chủ quyền tại sao không được cấp phép xây dựng nhà …Không hiểu do chỉ đạo từ đâu?! ông GĐ Sở đã ra quyết định thu hồi cả hai giấy chủ quyền nhà đất của tôi theo LUẬT RỪNG chắc
Trích luật: “Nếu đơn tố cáo thuộc thẩm quyền và đủ điều kiện thụ lý thì người giải quyết khiếu tố cần phải ra Quyết định thụ lý giải quyết….”
Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai
Người tố cáo
Võ Đình Xứng



Đề xuất thành lập thêm 3 thành phố: Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn



HĐND-TPHCM

Ngoài 4 thành phố Đông, Tây, Nam, Bắc theo Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP. HCM, đại biểu Lâm Thiếu Quân còn đề xuất thành lập thêm 3 thành phố tại khu vực 13 quận nội thành với các tên gọi thành phố Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn.
Ngày 27/9, 100% đại biểu đã cùng nhất trí thông qua nội dung dự thảo nghị quyết về “Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP. HCM” sau kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân (HĐND) TP. HCM khóa VIII. Tuy vậy, không hẳn tất cả nội dung của đề án này đều thuyết phục được các đại biểu
Tính đến nay TP. HCM đã tổ chức tất cả 6 hội nghị và nhiều cuộc họp nhận được gần 1.200 ý kiến đầy trách nhiệm, thẳng thắn và đa dạng, nhiều chiều từ các cấp lãnh đạo Trung ương và nhiều tổ chức đoàn thể chính trị… đóng góp cho dự thảo “Đề án Thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị TP. HCM”.

Làm rõ việc phân cấp và cân đối ngân sách

Mở đầu cuộc họp có chuyên đề về “Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP. HCM” lần này, ông Trương Văn Lắm – Giám đốc Sở Nội vụ đã báo cáo Tờ trình của UBND TP về Đề án và xin ý kiến đóng góp để HĐND thành phố ra Nghị quyết thông qua dự thảo.
Tờ trình này đã nhấn mạnh về sự cần thiết xây dựng Đề án, đặc biệt là vấn đề cần phân cấp mạnh về cân đối ngân sách; chủ động về nhân sự, trong đó có tổ chức lại các bộ phường xã; phân cấp mạnh trong lĩnh vực y tế, giáo dục.
Đa số các đại biểu phát biểu tại cuộc họp đều nhất trí cao với chủ trương xây dựng Chính quyền đô thị, đồng tình với Đề án. Có 12 ý kiến đóng ý đều tán thành việc cần thiết phải xây dựng đề án, nội dung xoay quanh xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế phân cấp của trung ương cho thành phố, tổ chức HĐND trong bộ máy chính quyền.
Tuy nhiên, cũng còn một số băn khoăn mà thành phố cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp trước khi trình Chính phủ. Vì vậy, trước khi thông qua đề án, các đại biểu đã tập trung trao đổi, đóng góp ý kiến một số nội dung cụ thể của đề án.
Đại biểu Tô Thị Bích Châu cho biết bà “đặc biệt quan tâm đến tài chính ngân sách trong đề án chính quyền đô thị”. Theo đại biểu Châu, cần phải kiến nghị Trung ương phân cấp mạnh cho thành phố để tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, một số lĩnh vực như thẩm quyền lập quy, tài chính công, tổ chức bộ máy và nhân sự kể cả một số lĩnh vực quản lý như giáo dục, y tế… thì mới giải quyết những vấn đề phát sinh.
Đại biểu Châu phát biểu: “Khi phân cấp tốt, sẽ tạo ra được các quy chuẩn khác nhau về đầu tư cơ sở hạ tầng cho từng vùng đô thị hay nông thôn. Thành phố cũng chủ động được biên chế nhân sự. Nếu như hiện nay còn phụ thuộc, kiêm nhiệm, sẽ không hiệu quả trong quản lý”.
Đại biểu Từ Minh Thiện cũng ủng hộ phương án phân chia tách bạch giữa nguồn thu của Trung ương và của thành phố vì phương án này nâng cao trách nhiệm và tự chủ của địa phương.
Tuy nhiên, theo đại biểu Thiện, phương án này có khả năng dẫn đến việc ngân sách sẽ phải tự chủ hoàn toàn và khả năng phá sản hoặc là thành phố không đủ ngân sách để chi tiêu cho các hoạt động và bộ máy là hoàn toàn có thể xảy ra.
Còn đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung thì cho rằng, cần làm rõ sự phân cấp cho chuyên ngành đặc thù, bởi trong đề án có nói về các lĩnh vực nhưng không nói đến quản lý chuyên ngành đặc thù về lực lượng vũ trang. “Việc đào tạo nguồn nhân lực cho an ninh quốc phòng phải chuyên nghiệp, hiện đại, tinh nhuệ. Đây là chuyên ngành đặc thù. Hiện nay dân số, mật độ dân số ở TP. HCM lớn, vì vậy đề án cũng cần bổ sung vấn đề này” – đại biểu này phát biểu.

Còn không ít băn khoăn về Đề án

100% đại biểu giơ tay biểu quyết ra Nghị quyết thông qua Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP. HCM

Ngoài 4 thành phố Đông, Tây, Nam, Bắc theo Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP. HCM, đại biểu Lâm Thiếu Quân còn đề xuất thành lập thêm 3 thành phố tại khu vực 13 quận nội thành với các tên gọi thành phố Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn.
Đại biểu Lâm Thiếu Quân đề xuất thành lập thêm 3 thành phố tại khu vực 13 quận nội thành với các tên gọi thành phố Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn.
Mô hình trong tương lai sẽ là “thành phố trong thành phố” – đại biểu Quân nêu ưu điểm của ý tưởng này: “Các thành phố này sẽ có tính chủ động, gần dân và có quy mô phù hợp để tổ chức quản lý tốt hơn”.
Theo ông Quân, việc thành lập thêm 3 thành phố nội thành (tức không còn 13 quận nữa mà chia mỗi thành phố gồm từ 3 – 4 quận) sẽ giúp giảm biên chế, giải quyết công việc nhanh hơn vì chỉ còn cấp thành phố và cấp phường chứ không còn cấp quận như hiện nay.
Đại diện Ban soạn thảo đề án, ông Trương Văn Lắm giải trình, sở dĩ Ban soạn thảo đề xuất chọn một số khu vực ngoại thành để lập nên các thành phố vì từng khu vực có kết cấu hạ tầng khác nhau, trong khi đó 13 quận nội thành được thiết kế như một đô thị “lõi”, các khu vực xung quanh hiện là những địa bàn đang đô thị hóa nên tùy khu vực mà có mô hình quản lý khác nhau.
100% đại biểu giơ tay biểu quyết ra Nghị quyết thông qua Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP. HCM
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng băn khoăn về một số điểm của Đề án như: UBND một số khu vực không phải do HĐND bầu, 7 Sở chuyên ngành dự kiến sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ lĩnh vực của mình phụ trách, nhưng chưa được quyền phân công, bổ nhiệm cán bộ, tỷ lệ 1/3 đại biểu HĐND chuyên trách sẽ không bao quát hết việc giám sát, lắng nghe ý kiến người dân…
Theo đại biểu Từ Minh Thiện, mô hình chính quyền đô thị phải tạo được cơ chế bố trí nhân sự dựa trên năng lực chuyên môn là tiên quyết. Cũng theo ông Thiện, hiện đề án chưa cho thấy tính chủ động trong các quyết định của HĐND các cấp.
Cũng liên quan đến vấn đề nhân sự này, đại biểu Nguyễn Quý Hòa nêu băn khoăn: “kế hoạch đào tạo, huấn luyện nguồn nhân sự cho mô hình mới chắc chắn sẽ rất mới, khó và chưa có tiền lệ.”
Mặc khác, nhiều đại biểu cũng đề xuất, nên xây dựng cơ chế xử lý thông tin phản hồi trong quá trình thực hiện, vì sẽ còn nhiều sự thay đổi, thách thức, nếu không cơ chế sẽ bị động.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm – Chủ tịch HĐND TP. HCM, các đại biểu quan tâm đặc biệt đến các định hướng, nội dung chính, cơ bản của mô hình Chính quyền đô thị do thành phố đề xuất, với mong muốn đáp ứng nguyện vọng của toàn Đảng bộ và người dân thành phố.
Bà Tâm thừa nhận, các đại biểu đã có nhiều ý kiến phân tích xác đáng, làm rõ thêm cho đề án và cũng không phải hoàn toàn thống nhất ý kiến về đề án.
Từ ý kiến của đại biểu, bà Tâm lưu ý Ban soạn thảo Đề án cần gắn lý luận với thực tiễn khi xây dựng mô hình chính quyền đô thị. Tránh làm xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, sao cho khi triển khai sẽ có một mô hình chính quyền phù hợp với xu thế phát triển của thành phố.
Tuy nhiên, viêc thông qua Nghị quyết Đề án đã được các đại biểu biểu quyết 100% trên tinh thần UBND TP. HCM tiếp thu các đề xuất phù hợp để hoàn chỉnh đề án trước khi trình Chính phủ xem xét.
THEO GIÁO DỤC


' Ém' số liệu nhập khẩu đường, doanh nghiệp bị thiệt hại !

(TNO) Tại cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn tiêu thụ đường tồn kho tổ chức sáng 29.9 ở TP.HCM, có ý kiến cho rằng việc Bộ Công thương luôn giấu kín số liệu cho phép nhập khẩu đường khiến doanh nghiệp (DN) bị thiệt hại.

Hàng chục ngàn nông dân trồng mía sẽ gặp khó khăn nếu thị trường đường ế ẩm - Ảnh: Đình Quân
Theo cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hằng năm nước ta phải cho phép nhập khẩu một lượng đường của các nước. Lượng đường nhập khẩu này sẽ ưu tiên cho DN sản xuất có nhu cầu. Trong niên vụ đường 2012 - 2013, hạn ngạch nhập khẩu mà DN được phép nhập là 70.000 tấn đường.
Ông Đỗ Thanh Liêm, Phó chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, cam kết WTO về nhập khẩu đường là điều Việt Nam buộc phải tuân thủ.
“Tuy nhiên, điều khó hiểu ở đây là số liệu nhập khẩu đường có phải nằm trong diện tuyệt mật hay không mà bao năm qua, Bộ Công thương luôn giấu kín về doanh nghiệp được nhập và số lượng được nhập. Cũng cần nói rằng, một DN nếu được nhập 20.000 tấn đường thì ít nhất đã lãi 80 tỉ đồng do chênh lệch giá”, ông Liêm nói.
Điều đáng chú ý, theo ông Liêm, liệu người tiêu dùng trong nước có được mua đường với giá rẻ từ việc nhập khẩu đường hay chính sách này chỉ đem lại lợi ích cho một vài DN nhập khẩu.
Từ đó, ông Liêm kiến nghị nên xem xét lại chính sách nhập khẩu, trong đó cân nhắc đến việc kiến nghị WTO điều chỉnh việc nhập khẩu đường của Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng giám đốc Công ty Đường Biên Hòa (Đồng Nai) và là Phó chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, kiến nghị WTO là điều không thể bởi khi đã gia nhập, Việt Nam nên tuân thủ luật chơi chung. Ông Lộc nói DN nên tận dụng những cam kết có lợi trong WTO để phát huy thế mạnh của mình.
Tuy nhiên ông K.V.S.R. Subbaiah, Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam (một DN sản xuất đường có trụ sở ở Phú Yên, hiện đang có lượng tồn kho đường rất lớn) không đồng tình với ý kiến của ông Lộc vì cho rằng Công ty Đường Biên Hòa vừa là DN sản xuất đường nhưng cũng là DN được cấp hạn ngạch nhập khẩu 20.000 tấn đường để phục vụ nhu cầu sản xuất bánh kẹo. Điều này có lợi cho Công ty Đường Biên Hòa trong khi DN của ông giảm sức cạnh tranh.
Vị tổng giám đốc nước ngoài này cũng khá ngạc nhiên khi nghe nói cam kết WTO không thể thay đổi được. Bởi theo ông này, bản thân các nước cũng phải bảo vệ DN và người sản xuất trong nước. Nếu thấy cam kết không phù hợp thì phải kiến nghị thay đổi.
Ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay khi đã cam kết thì không thể không nhập nhưng nhà nước cần điều tiết chênh lệch giá theo hướng có lợi cho toàn ngành chứ không chỉ một vài DN.
“Bí mật về số liệu nhập khẩu đường là quyền của Bộ Công thương nhưng hiệp hội cũng cần có tiếng nói để số liệu này cần được công khai nhằm tránh cơ chế xin cho”, ông Long nói.
Theo ông Long, hiệp hội cũng sẽ có ý kiến với cơ quan quản lý về việc: Liệu quy định DN vừa sản xuất đường vừa được nhập khẩu đường có hợp lý hay không.

Nhiều nhà máy đường đang bị “đẩy vào chân tường”
Theo thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các DN đường đang gặp nhiều khó khăn, giá đường giảm (đường tinh luyện RE chỉ còn 14.000 - 15.000 đồng/kg), tồn kho cao trong khi mùa vụ mới sắp đến.
Tính đến 20.9, các DN thuộc hiệp hội tồn hơn 211.000 tấn đường, phần lớn là đường RE. Điều này khiến nhiều DN gặp khó khăn khi tính toán cho niên vụ sản xuất mới.
Theo ông Đỗ Thanh Liêm, do quản lý không tốt nên năm qua có khoảng 400 ngàn tấn đường vào Việt Nam theo con đường nhập lậu và tạm nhập tái xuất (nhưng không xuất - PV), chủ yếu từ Thái Lan, đã khiến DN trong nước cạnh tranh không lại.
Hầu hết DN đều cho rằng hiện họ đang bị “đẩy vào chân tường” vì đường sản xuất ra không tiêu thụ được trong khi hằng tháng phải trả nợ ngân hàng với lãi suất  cao.
Trung Hiếu

Nguyên trưởng phòng tài chính Trung tâm y tế quận bị bắt



TP - Hôm 27/9, Cơ quan CSĐT CATP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Bùi Hùng Minh (1965, trú phường Thanh Bình, Q.Hải Châu) về tội tham ô tài sản.
Trước khi bị bắt, ông Minh là cán bộ của Trung tâm Y tế Q.Liên Chiểu. Theo CSĐT, ông Minh giữ chức vụ trưởng phòng tài chính từ năm 2007 đến nay. Từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2013, ông Minh đã lợi dụng chức vụ và có hành vi hạch toán khống một số chứng từ liên quan đến việc mua sắm các thiết bị y tế phục vụ việc khám chữa bệnh để trục lợi số tiền khoảng 600 triệu đồng.
Hành vi của ông đã bị cơ quan thanh tra và CA phát hiện vào tháng 7/2013. Cùng ngày, CQĐT cũng đã thực hiện khám xét nhà riêng của ông Minh để thu thập một số tài liệu liên quan đến vụ án tiếp tục phục vụ cho công tác điều tra. Chúng tôi sẽ có thông tin đến bạn đọc về hành vi của ông Minh trong thời gian sớm nhất.
                        Nam Cường


Việt Nam sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ????????



TP - Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 28/9 theo giờ Việt Nam, phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế, hãy bằng trách nhiệm và lòng nhân ái, nỗ lực hơn nữa cho một Chương trình nghị sự vì phát triển sau 2015.
Trước đó, tối 27/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời câu hỏi của một số hãng thông tấn quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thư ký LHQ BanKi-moon.
            Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thư ký LHQ BanKi-moon. Ảnh: TTXVN.
Tinh thần của những người lính ngự lâm
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn lại 100 năm qua, thế giới đổi thay sâu sắc; như phẳng ra, như nhỏ lại nhờ những thành tựu kỳ diệu của Khoa học Công nghệ. Cuộc sống của con người được cải thiện rất nhiều. Nhưng vẫn luôn còn đó những hiểm họa tiềm tàng. Ước mơ của nhân loại về một cuộc sống an toàn, hòa bình và phồn vinh vẫn còn xa ở phía trước.
Đối với Biển Đông, nơi hơn một nửa hàng hóa thế giới đi qua - bảo đảm an ninh an toàn hàng hải là lợi ích thiết thực không chỉ đối với khu vực mà cả thế giới. Việt Nam trước sau như một nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế, công ước luật biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), các thỏa thuận khu vực và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Sinh mạng con người dù màu da nào cũng quý như nhau.
Bất kỳ hành động hiếu chiến nào đều phải bị lên án, ngăn chặn. Bất cứ nỗ lực ngăn ngừa xung đột nào đều phải được trân trọng, ủng hộ...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi cộng đồng quốc tế, hãy bằng trách nhiệm và lòng nhân ái, nỗ lực hơn nữa cho một Chương trình nghị sự vì phát triển sau 2015 nhằm bảo vệ hòa bình, thúc đẩy hợp tác, xóa hết đói nghèo và bảo vệ hành tinh. Hãy cùng nhau đối mặt và vượt qua những thách thức, hiểm họa toàn cầu với tinh thần “Một người vì tất cả, tất cả vì một người” như những người lính Ngự lâm của Đại văn hào Alexander Dumas.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh. Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Việt Nam sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp Việt Nam giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
“Việt Nam không chỉ là nước đứng đầu về lúa gạo”
Tối 27/9 theo giờ Việt Nam, bên lề Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn các phóng viên các hãng thông tấn Bloomberg, ITAR-TASS, Kyodo và Yonhap...
Trả lời câu hỏi của phóng viên về mục tiêu của việc Việt Nam và Hoa Kỳ đang tăng cường quan hệ hợp tác, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ,Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Việt Nam là thành viên tích cực, xây dựng, có trách nhiệm trong khu vực và của cộng đồng quốc tế. Tất cả nỗ lực của Việt Nam là vì mục tiêu hòa bình, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển. Việc Việt Nam đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ cùng vì các mục tiêu đó, không gì khác.
Khi phóng viên đề cập về “đạo luật nhân quyền Việt Nam” có ý kiến cho rằng Thượng viện Hoa Kỳ dự kiến sẽ thông qua trong tháng 11 tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, nếu đạo luật đó được thông qua thì đó sẽ là một bước lùi trong quan hệ giữa hai nước, vì nghị quyết đó không phản ánh đúng với thực tế ở Việt Nam, là sự can thiệp, áp đặt ý định chính trị vào nước khác. Hoa Kỳ là quốc gia văn minh không nên làm điều đó.
Trả lời câu hỏi liệu một Trung Quốc trỗi dậy có làm ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Sự hùng mạnh của Trung Quốc có lợi cho khu vực và cả thế giới nhưng với điều kiện Trung Quốc cũng phải tôn trọng độc lập chủ quyền của nước khác, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển Liên Hợp Quốc.
Đề cập câu hỏi về vai trò của Việt Nam trong các cơ quan của LHQ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam chính thức tuyên bố sẽ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ và Việt Nam không chỉ là nước hàng đầu thế giới về sản xuất lúa gạo, lương thực mà còn góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Việt Nam đang làm hết sức mình để tham gia hiệu quả vào hai sứ mệnh hòa bình và phát triển của LHQ.
Sáng 28/9 giờ Việt Nam, tại trụ sở LHQ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon. Bên lề phiên thảo luận tại Đại hội đồng LHQ, Thủ tướng có các cuộc gặp làm việc với Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), bà Helen Clark; Giám đốc Điều hành Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) Anthony Lake và Tổng Giám đốc Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) Babatunde Osotimehin.
Cũng trong sáng 28/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc hội kiến người đồng cấp Haiti, Laurent Salvador Lamothe trao đổi những biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Tối 27/9, bên lề Phiên thảo luận tại Đại hội đồng LHQ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Thủ tướng Moldova Yuri Lianke.
BTV tổng hợp

KOICA tăng cường hỗ trợ Việt Nam



TPO – Sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Park Geun Hye, Cơ quan Hợp tác Hàn Quốc (KOICA) đang thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động hỗ trợ cho Việt Nam, phủ sóng trên nhiều lĩnh vực.
Trụ sở KOICA tại Seoul. Ảnh: T.Đ
Trụ sở KOICA tại Seoul. Ảnh: T.Đ.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong tại trụ sở của KOICA ở Seoul (Hàn Quốc), Phó Chủ tịch KOICA, ông Jang Hyun Sik cho biết cùng các hoạt động tình nguyện, giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo, KOICA sẽ tập trung vào những mục tiêu dài hạn trong tương lai như hỗ trợ đào tạo nguồn lực công nghệ thông tin; nâng cao năng lực của hệ thống tư pháp và y tế; triển khai dự án hỗ trợ phát triển hệ thống quản lý thông tin về đất đai…
Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye vào đầu tháng 9/2013, hai bên đã đưa ra tuyên bố chung về “Chương trình Hạnh phúc” - dự án viện trợ không hoàn lại nhằm hỗ trợ phát triển toàn diện khu vực khó khăn của Việt Nam với tổng hỗ trợ khoảng 25 triệu USD từ năm 2014.
Chương trình được xây dựng dựa trên kinh nghiệm một số dự án nông thôn mới do KOICA đã hỗ trợ thí điểm tại Việt Nam từ các đây hơn 10 năm. Theo đó, biên bản ghi nhớ đã được ký kết với tỉnh Quang Trị và Lào Cai gần đây.
Nhân chuyến thăm của Tổng thống Park Geun Hye, hai nước cũng ký thỏa thuận thành lập Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST) bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại 35 triệu USD.
Phó Chủ tịch KOICA, ông Jang Hyun Sik . Ảnh: T.Đ
Phó Chủ tịch KOICA, ông Jang Hyun Sik . Ảnh: T.Đ.
Ông Jang Hyun Sik cho biết dù mới được thành lập từ tháng 4/1991, nhưng đến nay KOICA đã có 44 văn phòng trên khắp thế giới với khoảng 4.500 tình nguyện viên đi ra nước ngoài mỗi năm. Mục tiêu của KOICA là nhằm hỗ trợ cho phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội tại các quốc gia đang phát triển; tham gia tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo thông qua Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc; cứu trợ nhân đạo…thông qua hơn 200 dự án đang được triển khai.
Cũng theo Phó chủ tịch KOICA, để đạt được các mục tiêu cơ bản đó, KOICA liên tục tăng cường các khoản hỗ trợ không hoàn lại (ODA) cũng như các nguồn khác, hỗ trợ nâng cao năng lực của các hệ thống quản lý, đưa kinh nghiệm phát triển thành công của Hàn Quốc vào các dự án hợp tác…Để đạt được hiệu quả cao nhất, KOICA đều có các chương trình trọng điểm phù hợp với tình hình của từng quốc gia.

T.Đ