THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

01 December 2013

Ai sẽ không có lương, thưởng Tết?



Khốn khổ nhất là NLĐ làm việc cho các DN đã ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản; chắc chắn không có lương cũng như thưởng Tết.
Trung bình 1 tháng lương
Nhiều lãnh đạo DN cho biết sẽ cố gắng thưởng một tháng lương cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) và NLĐ vào dịp Tết Giáp Ngọ sắp tới. Ông Ngô Văn Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Dịch vụ Dầu khí (PISD) cho biết, hằng năm, PISD thường dành khoảng 700 triệu đồng để thưởng Tết.
“Năm nay, trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, dù chưa xây dựng kế hoạch chi tiết, nhưng PISD sẽ cố gắng thưởng Tết cho CBCNV một tháng lương với mức 11-12 triệu đồng/người”, ông Thanh nói.
Kẻ khóc người cười là tâm trạng thưởng Tết 2014 (trong ảnh công nhân may mặc ở một DN FDI tại Hà Nội).  
Đại diện lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết, để động viên và giữ chân công nhân, hằng năm, Vinacomin luôn chỉ đạo các đơn vị thành viên có khoản tiền thưởng Tết cho NLĐ.
Thường các tổng công ty và công ty trực thuộc Vinacomin sau khi cân đối thu chi sẽ có khoản tiền thưởng Tết cho NLĐ để động viên tinh thần. “Vì năm 2013 quá khó khăn do than tồn đọng lớn nên mức lương, thưởng Tết phải chờ đến giữa tháng 12 mới biết cụ thể. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng để thưởng một tháng lương cho NLĐ”, vị lãnh đạo Vinacomin nói.
Với khu vực ngân hàng, theo dự báo, năm nay, mức lương thưởng Tết sẽ thấp hơn năm ngoái. Thậm chí, có ngân hàng sẽ không có thưởng Tết. Ông Thái Thăng Long, Giám đốc Chi nhánh Ninh Bình Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, kể từ khi thực hiện cổ phần hóa, nhân viên Vietcombank chi nhánh Ninh Bình thường không có thưởng mà quy hết vào lương. Vì Ninh Bình là chi nhánh mới đi vào hoạt động nên quy mô tương đối khiêm tốn so với các chi nhánh khác.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, vì từ 1/1/2014, lương tối thiểu vùng khu vực DN sẽ tăng thêm 15% so với hiện nay, nên nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh lương, thưởng cho Tết Giáp Ngọ.
Theo một vị lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, năm ngoái, có DN 100% vốn Hàn Quốc ở KCN Tây Bắc Củ Chi (TPHCM) đã chi tới 25 tỷ đồng để thưởng Tết cho khoảng 10.000 công nhân. “Theo ước tính, Tết năm nay, vì lương tối thiểu tăng nên DN Hàn Quốc nói trên sẽ chi thêm khoảng 3 tỷ đồng so với năm ngoái, nâng tổng số lên 28 tỷ đồng thưởng Tết cho công nhân”, vị lãnh đạo này nói.
Được biết, hiện, nhiều DN FDI tại TPHCM và Bình Dương đã lên kế hoạch thưởng Tết cho công nhân. Đa số DN đều có mức thưởng trung bình một tháng lương (khoảng 3-5 triệu đồng/NLĐ). Ngoài mức thưởng Tết, công nhân ở một số công ty còn được công đoàn tặng một phần quà Tết (gồm dầu ăn, gạo, đường, bột ngọt…) trị giá từ 200-500 ngàn đồng.
“Thường các công ty có mức thưởng Tết và phần quà đều là những đơn vị có xây dựng thỏa ước lao động tập thể và việc thưởng Tết là thỏa thuận giữa ban giám đốc và công đoàn cơ sở”, đại diện Vụ Lao động-Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết.
Hàng ngàn lao động không lương, thưởng
Ngày 29/11, ông Phạm Văn Thanh, Trưởng phòng Lao động-Tiền lương (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) cho biết, vấn đề lo ngại nhất hiện nay chính là tình hình lương, thưởng tại các DN đã ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản. Theo ông Thanh, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có đợt kiểm tra tình hình lương, thưởng trên địa bàn toàn thành phố. Theo đó, mức lương, thưởng có sự chênh lệch đáng kể.
Cụ thể, đối với DN trong nước, lương cho người quản lý cao nhất là 37 triệu đồng/người/tháng và thấp nhất là 10 triệu đồng/người/tháng; lương của NLĐ từ 3-5 triệu đồng/người/tháng. Đối với khu vực công ích, lương của công nhân thoát nước khoảng 5 triệu đồng/người/tháng; công nhân chiếu sáng 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Với các DN đã phá sản hàng nghìn NLĐ không được đảm bảo về lương, thưởng Tết. 
Ở khu vực DN FDI, tình hình lương, thưởng tốt hơn DN trong nước. Mức lương cho người quản lý cao nhất là 80 triệu đồng/người/tháng; lương NLĐ từ 6-7 triệu đồng/người/tháng.
Dự báo về tình hình lương thưởng Tết Nguyên đán sắp tới trên địa bàn Hà Nội, ông Phạm Văn Thanh cho biết, tùy theo lĩnh vực sẽ có mức lương thưởng Tết khác nhau. Với những DN hiện đang hoạt động, lương thưởng Tết chắc chắn sẽ bằng hoặc cao hơn năm ngoái. Khốn khổ nhất là đối tượng NLĐ làm việc cho các DN đã ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản. Chắc chắn, đối tượng này sẽ không có lương cũng như thưởng Tết.
“Tính riêng Hà Nội, từ đầu năm đến nay, trong số 140.000 DN đã có 12.000 DN giải thể, phá sản. Đây là con số tương đối cao so với các năm gần đây. Vì số lượng DN giải thể, phá sản cao nên kéo theo hàng nghìn NLĐ không được đảm bảo về lương, thưởng Tết”, ông Thanh cho biết.
Ngày 29/11, trao đổi về tình hình lương, thưởng Tết Nguyên đán sắp tới, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, theo kế hoạch, hằng năm, các tỉnh, thành phố sẽ có báo cáo gửi về Bộ LĐ-TB&XH thông báo tình hình trả lương, thưởng Tết của DN.
Lo ngại việc tăng lương tối thiểu từ 1/1/2014 ảnh hưởng tình hình lương thưởng Tết sắp tới, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu không ảnh hưởng nhiều đến lương thưởng Tết bởi nhiều DN đã trả cao hơn mức nhà nước quy định.
Theo Tiền Phong

Mỹ phát triển máy bay tốc độ Mach 6, Trung Quốc "bất lực"



Bảo An - theo Trí Thức Trẻ | 06/11/2013 10:53

(Soha.vn) - Một chuyên gia Trung Quốc thừa nhận hiện nay Bắc Kinh không có khả năng chống lại một máy bay có tốc độ kinh hoàng như SR-72.

Một bài viết trên tạp chí quân sự Aviation Week cho biết với tốc độ siêu vượt âm, máy bay trinh sát không người lái thế hệ mới SR-72 do tập đoàn Lockheed Martin thiết kế sẽ trở thành mối đe dọa mới đối với không phận Trung Quốc, sau khi nó hoạt động trong Không quân Mỹvào năm 2030.
Ngay sau đó, thông tin và hình ảnh về máy bay trinh sát SR-72 của Mỹ cũng đồng loạt xuất hiện trên nhiều trang báo của Trung Quốc, với nhiều bình luận kèm theo. Tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc nhận định máy bay SR-72 sẽ được cải tiến thành một máy bay ném bom siêu vượt âm nhằm đối phó với các vũ khí chống vệ tinh, chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) và các công nghệ chống tàng hình của Bắc Kinh.
Trong khi đó, một chuyên gia quân sự của Trung Quốc cho biết SR-72 là loại máy bay có thiết kế gần nhất với những mẫu khoa học viễn tưởng của một chiến binh vũ trụ. Chuyên gia này thừa nhận rằng Trung Quốc hiện nay không có khả năng chống lại một máy bay như vậy.

Đồ họa máy bay trinh sát SR-72 được đăng tải trên báo Trung Quốc
Đồ họa máy bay trinh sát SR-72 được đăng tải trên báo Trung Quốc
Được đánh giá là “truyền nhân” của thế hệ máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 Blackbird với tốc độ nhanh nhất thế giới trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, máy bay trinh sát không người lái SR-72 có thể đạt được tốc độ hành trình Mach 6 (7.350 km/giờ) và sử dụng một thiết kế động cơ mới kết hợp tua bin và phản lực. Tốc độ của SR-72 sẽ gấp 2 lần SR-71 và nó có thể bay tới bất kỳ nơi nào trên thế giới trong thời gian chưa tới 1 giờ.
Sử dụng các loại vật liệu sẵn có, giám đốc chương trình của tập đoàn Lockheed Martin ông Brad Leland cho biết chi phí để phát triển máy bay SR-72 sẽ được giữ ở dưới mức 1 tỷ USD. Ông Leland khẳng định Văn phòng phát triển tiên tiến của hãng Lockheed Martin, Skunk Works, chỉ cần 5 đến 6 năm để hoàn thành phát triển máy bay mới với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2018. Nó có thể bắt đầu hoạt động trong quân đội Mỹ từ năm 2030.
"Máy bay có tốc độ siêu vượt âm cùng với tên lửa siêu vượt âm có thể thâm nhập không phận ‘cấm’ và tấn công tại gần như tất cả địa điểm trên khắp thế giới trong vòng chưa đầy 1 giờ. Tốc độ là lợi thế tiếp theo nhằm đối đầu với những đe dọa mới trong vài thập kỷ tới. Công nghệ này sẽ là yếu tố thay đổi thế trận, tương tự như cách công nghệ tàng hình đang thay đổi các cuộc không chiến ngày nay”, ông Brad Leland nhận định.

Cô dâu Việt bị rao như món hàng ở Trung Quốc

Trước và sau ngày Lễ Độc thân ở Trung Quốc (11.11), báo chí nước này lại đua nhau viết về phong trào lấy cô dâu VN, trong đó thể hiện cô dâu Việt bị rao như món hàng.
Cô dâu Viêt bi rao như món hàng ở Trung Quốc
Cô dâu Viêt bi rao như món hàng ở Trung Quốc1
Hoạt động quảng bá bốc thăm trúng thưởng để sang VN coi mắt cô dâu Việt miễn phí đầy rẫy trên mạng nhân ngày Lễ Độc thân - Ảnh: SOHU.COM 
Cơn sốt lấy cô dâu Việt đã khiến phóng viên Tân Hoa xã Dương Uy sang tận Việt Nam để nắm thực tế tình hình và viết bài Điều tra thực địa: Lấy cô dâu Việt có đáng tin hay không? đăng trên Tân Hoa xã ngày 17.11. Bài báo phân tích việc lấy cô dâu Việt đang là lựa chọn của nhiều đàn ông Trung Quốc (TQ), bởi các cô dâu Việt ưa nhìn, cần cù chăm chỉ, không đòi hỏi nhà lầu, xe hơi... Chi phí lấy một cô dâu Việt khá rẻ, khiến những thanh niên nghèo, thu nhập kém, sinh sống tại nông thôn TQ vẫn có thể chi trả được, tạo nên luồng cầu cấp thiết, nảy sinh kẽ hở cho những kẻ môi giới trục lợi và từ đó sinh ra không ít biến tướng lừa đảo.
“Bảo hành trong 1 năm”
Chỉ cần liên hệ bất kỳ web môi giới nào, cánh đàn ông Trung Quốc ở mọi miền đất nước này cũng được bảo đảm “lấy được vợ Việt trẻ từ độ tuổi 18 - 26, đảm bảo trinh tiết; nếu trong vòng 1 năm, cô dâu bỏ chạy sẽ đền cho cô khác”
Báo Thanh Niên Bắc Kinh ngày 9.11 cũng cho hay trước ngày Lễ Độc thân (11.11), trang web của một tập đoàn môi giới cô dâu Việt đã tung ra hoạt động mời cư dân mạng sang VN ngắm cô dâu Việt “khỏa thân”, thu hút 20.000 đàn ông độc thân nước này đăng ký tham gia. Theo phóng viên Lý Triết Vỹ của Thanh Niên Bắc Kinh, tổ chức này đã quảng bá sự kiện trên ở nhiều diễn đàn xã hội. Ông Quách, người phụ trách một công ty môi giới cô dâu Việt tại Bắc Kinh, cho biết: “Các cô dâu Việt đều ở độ tuổi dưới 25, sinh sống rải rác ở mười mấy tỉnh thành tại VN. Khi có đoàn sang coi mắt, họ sẽ được thông báo tập hợp tại một TP. Lễ coi mắt sẽ diễn ra tại một tiệm ăn, hoặc quán cà phê nhằm tránh sự phát hiện của giới chức trách. Phí phiên dịch và môi giới sẽ từ khoảng 300 - 500 USD/lần, nếu môi giới thành công sẽ giao tiếp 2.000 USD. Chi phí cưới trọn gói chỉ tốn 50.000 tệ/cô dâu”.
Bài báo Ký sự lấy vợ Việt đăng trên báo mạng Tin tức Cửu Giang cuối tháng 9.2013 của PV Dương Huy, cho biết việc lấy cô dâu Việt đã thịnh hành từ sau thập niên 90 thế kỷ 20 với phần lớn cô dâu được gả vào tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, đàn ông TQ lấy vợ Việt giai đoạn này chủ yếu chỉ để có thêm nhân công lao động. Nay việc rao gả cô dâu Việt đã trở nên quá thịnh hành như một sản phẩm thông dụng trên nhiều trang web môi giới hôn nhân. Chỉ cần liên hệ bất kỳ web môi giới nào, cánh đàn ông TQ ở mọi miền đất nước này cũng được bảo đảm “lấy được vợ Việt trẻ từ độ tuổi 18 - 26, đảm bảo trinh tiết; nếu trong vòng 1 năm, cô dâu bỏ chạy sẽ đền cho cô khác”.
Truyền thông TQ nhận định việc các cô dâu Việt chịu lấy chồng đại lục chủ yếu do muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, hy vọng thông qua hôn nhân để thay đổi cuộc đời. Theo báo Buổi sáng Hải Tây ngày 25.9, tổng số cô dâu Việt “nhập khẩu” vào TP.Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến hiện đã lên tới 900. Trong đó có những thôn cô dâu Việt tập trung rất đông, tới 100 cô.
Chính quyền buông lỏng
Mỗi ngày hơn 100 đàn ông TQ qua VN tìm vợ
Cuối năm 2008, số người làm nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt mới chỉ 3 - 4 người, sống tại TP.Nam Ninh. Số cô dâu Việt chủ yếu đến từ phía bắc Việt Nam như Hải Phòng, Hà Nội. Từ tháng 3, tháng 4.2010, số cô dâu Việt chuyển hướng tập trung nhiều ở phía nam như TP.HCM và các vùng lân cận như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp... Năm 2009, môi giới cô dâu Việt bắt đầu được quảng cáo trên mạng. Năm 2010, số đàn ông TQ sang VN tìm vợ ngày càng nhiều. Hiện tại mỗi ngày có trung bình hơn 100 đàn ông TQ tới VN tìm vợ.
Thực tế, phần lớn các cô dâu Việt lấy chồng qua hình thức môi giới hôn nhân đều vỡ mộng sau khi sang nhà chồng, bởi các chú rể hầu hết là nông dân, sinh sống tại các vùng sâu vùng xa, thiếu thốn đủ đường về điều kiện vật chất. Các cô dâu Việt phải đối mặt với nhiều khó khăn như bất đồng ngôn ngữ; không hợp thời tiết, thực phẩm, phong tục tập quán; phải lao động nặng; bị khinh rẻ, coi thường... thậm chí còn bị bạo hành gia đình hoặc bạo dâm. Nhiều cô dâu Việt do không thích ứng nổi cuộc sống xa xứ, đã tìm cách bỏ chạy lấy người.
Ngược lại, nhiều chú rể TQ cũng bị các công ty môi giới lừa, theo Tân Hoa xã ngày 23.11.2013. Trên nhiều diễn đàn và bài báo điều tra từ phía TQ, không ít chú rể bị mất cô dâu sau khi kết hôn không bao lâu và khi quay lại bắt đền người môi giới thì đều bị cự tuyệt, không hề giống như lời cam kết ban đầu. Đặc biệt, trang web môi giới www.008486.com do Phan Thị Mỹ Tiên (một cô dâu VN) điều hành tại TP.Nam Ninh từng bị tố đã lừa đảo ít nhất gần chục chú rể, mai mối cho họ các cô dâu đã có gia đình và đều có kế hoạch bỏ trốn hoàn hảo. Đã từng xảy ra việc chú rể uất ức vì mất tiền, mất vợ, không kiềm được cơn tức giận đã đâm chết kẻ môi giới và bản thân phải bỏ trốn tha hương sang Campuchia, theo một số diễn đàn ở TQ.
Điều đáng nói, từ năm 1994, Quốc vụ viện TQ đã ban hành quy định “tăng cường quản lý hôn nhân có yếu tố nước ngoài”, trong đó nghiêm cấm thành lập mọi cơ quan tổ chức môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Mọi cá nhân và cơ quan môi giới hôn nhân trong nước đều bị coi là vi phạm pháp luật khi tham gia vào việc môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài... Thế nhưng, suốt thời gian qua, chưa thấy TQ bắt giam, hoặc công khai xét xử bất kỳ tổ chức nào hành nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt, đồng thời cũng chưa có những biện pháp ngăn chặn mạnh trên internet, để mặc trào lưu kinh doanh này ngày càng lan rộng.
Gõ từ khóa 4 chữ “Cô dâu Việt Nam” bằng tiếng Hoa lên google.cn giờ đây đã thu được 7,04 triệu kết quả, tăng một cách chóng mặt so với 1 tháng trước. Lần theo các trang web môi giới hôn nhân chuyên nghiệp, có thể thấy rõ địa chỉ các công ty môi giới hôn nhân này nằm rải rác nhiều nơi ở TQ như TP.Nam Ninh và TP.Đông Hưng (Quảng Tây), H.Hà Khẩu (Vân Nam), TP.Hạ Môn (Phúc Kiến), Hồng Kông... và hầu hết đều có đăng ký kinh doanh rõ ràng với ngành nghề môi giới hôn nhân.
Ngọc Bi

Ly kỳ chuyện người phụ nữ 20 năm làm nghề đẻ thuê


(Làm Mẹ) - 20 năm đẻ thuê với 5 đứa con nhưng Huyền chưa bao giờ bị mất một gọt sữa, những đứa bé vừa kịp chào đời đã phải rời xa người mẹ

Người phụ nữ có thâm niên 20 năm trong nghề "đẻ mướn" nay đã ngoài 40 tuổi nhưng làn da vẫn trắng ngần, khuôn mặt bầu bĩnh, trẻ trung và tràn đầy sức sống. Chị có cái tên khá đẹp - Nguyễn Ngọc Trang Huyền, quê ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.
17 tuổi ra Hà Nội lập nghiệp, qua sự giới thiệu của một người quen, Huyền được nhận vào làm tạp vụ cho một khách sạn lớn ở quận Tây Hồ. Mặc dù là gái quê, nhưng Huyền lại có nhan sắc mặn mà, sắc sảo, khiến nhiều vị khách đến thuê phòng phải động lòng yêu mến.
Chính môi trường làm việc phức tạp, lại được nhiều chàng trai thị thành ngỏ những lời có cánh, Huyền đã nhanh chóng thay đổi. Để có cuộc sống sung túc, Huyền chấp nhận làm "tình nhân" một đại gia đã có gia đình và hơn mình vài chục tuổi. Có tiền, Huyền chính thức rũ bỏ cuộc sống của một thôn nữ quê mùa, thường xuyên cùng người tình tham gia vào những cuộc thác loạn ở vũ trường, quán bar.
Để tìm cảm giác mạnh và làm vui lòng "người tình", Huyền bắt đầu tham gia đóng những bộ phim sex rẻ tiền... Sau những tháng ngày sống buông thả, Huyền có thai nhưng gã "người tình" đại gia đã yêu cầu chấm dứt mối quan hệ giữa hai người. Mặc cho Huyền ra sức níu kéo, dọa dẫm nhưng hắn vẫn cương quyết bỏ cô.

20 năm đẻ thuê với 5 đứa con nhưng Huyền chưa bao giờ bị mất một gọt sữa, những đứa bé vừa kịp chào đời đã phải rời xa người mẹ.
Sau khi bị "người tình" phụ bạc, Huyền sống như một người điên, không chỉ tiếp tục dấn sâu vào những cuộc ăn chơi sa đọa, mà cô còn sa chân vào con đường lầm lỡ. Theo lời rủ rê của đám bạn chơi, Huyền về làm nhân viên cho một cửa hàng tẩm quất trá hình ở ngoại thành Hà Nội. Cô bắt đầu "đi" khách theo sự điều động của ông chủ, và chấp nhận làm "gái bao" cho những gã choai muốn chơi trội.
Công việc của Huyền cũng chỉ kéo dài thêm ba tháng ở quán tẩm quất. Sau khi cái thai được 5 tháng tuổi, chủ chứa, đuổi cô ra khỏi quán, hắn sợ cái "xui" của bà bầu sẽ ám vào con đường làm ăn đang lên như diều gặp gió của hắn.
Mất việc, chốn nương thân cuối cùng không còn, Huyền không dám trở về quê, cũng không đủ dũng cảm gọi điện thoại về nhà. Cô sợ những lời đàm tiếu sẽ không để cô có được cuộc sống bình yên. Không thể tiếp tục trở lại con đường kiếm sống bằng thân xác, Huyền chấp nhận xin vào phục vụ một quán ăn nhỏ. Thương cảm hoàn cảnh của cô gái trẻ, bà chủ nhà tốt bụng đã cho Huyền ở trọ miễn phí.
Huyền sinh con khi vừa tròn 20 tuổi. Không đủ điều kiện nuôi dạy đứa trẻ, Huyền quyết định cho đi đứa con dứt ruột đẻ ra, nhờ người dắt mối cô tìm được gia đình có điều kiện nhận nuôi đứa trẻ. Sau khi ký cam kết dứt bỏ mối quan hệ máu mủ với đứa trẻ, chị được gia đình này hậu tạ một khoản tiền.
Cầm tiền trên tay, Huyền bỗng nảy sinh ra ý nghĩ sẽ làm cái "nghề", không nhọc công tốn sức, lại kiếm tiền dễ dàng này và Huyền quyết định tận dụng thân xác của mình để dấn thân vào nghề đẻ thuê. Theo hợp đồng, Huyền chấp nhận để người ta cấy trứng đã được thụ tinh vào cơ thể. Để đảm bảo đứa trẻ được ra đời khỏe mạnh và thông minh, Huyền phải chấp nhận cuộc sống theo yêu cầu của đối tác.
Cô không được phép giữ mối quan hệ với bên ngoài, cắt đứt hoàn toàn liên lạc với người quen. Phần lớn khoảng thời gian mang thai, Huyền phải nghe nhạc, tập yoga để "mẹ thoải mái, con khỏe mạnh". Huyền chỉ được ra ngoài trong những lần khám thai định kỳ. Mỗi hợp đồng "đẻ thuê" đạt chất lượng, đứa trẻ được ra đời khỏe mạnh, Huyền sẽ được "đối tác" trả 150 - 200 triệu đồng.
Theo Huyền, số tiền công đó không phải là quá cao, bởi lẽ sau khi sinh xong cô phải nghỉ ít nhất 2-3 năm. Đó là chưa kể đến những đợt sinh con xong, cô còn bị hậu sản, phải thuốc thang chạy chữa và ăn uống kiêng khem rất khổ. Vì vậy, dù đã hoạt động trong nghề 20 năm, nhưng cuộc sống của Huyền cũng chẳng dư giả gì.
Đối tác ký kết hợp đồng với Huyền cũng rất phong phú, không chỉ có những cặp vợ chồng hiếm muộn, mà ngay cả những đôi vợ chồng trẻ có sức khỏe, khả năng sinh đẻ, nhưng vì lý do làm đẹp, giữ dáng... mà không muốn mang nặng đẻ đau đứa con của mình.
Mặc dù không được làm mẹ theo đúng nghĩa nhưng trong tâm trí Huyền, hình ảnh những đứa con, những kỷ niệm về tháng ngày mang thai đều không thể nào quên được. Huyền còn nhớ như in bản hợp đồng "đẻ thuê" đầu tiên mà cô ký. Năm đó, do chưa có kinh nghiệm và cũng không có đường dây đẻ thuê hoạt động chuyên nghiệp như bây giờ, nên cô đành phơi mặt vào các bệnh viện tìm khách hàng.
Sau những ngày lân la, móc nối với nhiều "bà mối", Huyền đã tìm được một đối tác làm ăn. Khi đạt được thỏa thuận "hợp tác", Huyền được nhà chủ thuê cho một căn phòng sạch sẽ để dưỡng thai chờ ngày sinh nở. Khi đứa trẻ ra đời, không kịp để Huyền kịp nhìn mặt con, gia đình nhà chủ vội quăng xấp tiền dày kèm theo điều khoản chấm dứt mối quan hệ ruột thịt.
Hành nghề 20 năm, có được 5 đứa con mà chính bản thân mang nặng đẻ đau, thế nhưng chưa một lần, Huyền bị "mất" một giọt sữa cho con bú, đứa bé vừa kịp chào đời, gia đình nhà chủ đã vội đưa đi mất. Đã nhiều lần cô tỏ ý muốn được nuôi đứa trẻ miễn phí trong tháng ở cữ, nhưng gia đình kia không đồng ý.
Những ngày tháng đẻ thuê đối với Huyền chẳng khác gì một tù nhân bị giam lỏng. Không những sống tách biệt với thế giới bên ngoài, bản thân "người mẹ" còn phải từ bỏ những thói quen, sở thích của mình, để sống theo một "sơ đồ" mà nhà chủ đặt ra.


Theo Pháp luật & Xã hội

VIDEO : Công an bắt người vô cớ và đánh đập người dân ngay sau khi trở thành thành viên của hội đồng nhân quyền LHQ



Trần Quốc Sơn (Danlambao) - "Đối với bản thân tôi (Trần Quốc Sơn - kỹ sư môi trường), sau khi đưa tôi vào phòng thì khoảng 6-7 người không mặc cảnh phục ra vào tra hỏi và đánh đập tôi liên tục với hình thức: Một hay hai người tra hỏi còn người kia thì đánh. Với ba người đầu tiên, vì thấy họ không mặc cảnh phục nên tôi hỏi danh tính của họ thì họ liền dùng hai tay đấm liên tục vào mặt và thái dương của tôi, sau đó họ yêu cầu cung cấp thông tin về cá nhân tôi và việc tôi tập luyện Pháp Luân Công. 

Vì tôi thấy mình không vi phạm pháp luật nên tôi chỉ trả lời một số vấn đề, còn những vấn đề riên tư tôi không trả lời thì họ cho người khác (người tự xưng là Vũ Văn Bình mặc quần đùi áo thun tự xưng CATP trong phần thu âm) vào dùng giẻ cuộn tay để đấm liên tục vào mắt, hai bên thái dương, quai hàm, bụng, sườn, thúc gối vào bụng tôi. Vì thấy tôi vẫn không nói gì, người hỏi bước ra ngoài để người này ở lại dùng ghế xếp bằng inox phang liên tục vào đầu và mặt tôi hết cái ghế này đến cái ghế khác, đồng thời thêm một người nữa nhảy lên bàn và đá liên tục vào mặt tôi. 

*

Ngày 13/11/2013 Việt Nam lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Tưởng rằng sau khi là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, Việt Nam sẽ tôn trọng Nhân quyền. Tuy nhiên, đối với các học viên Pháp Luân Công (một môn tu luyện cả tâm lẫn thân - tốt cho sức khỏe và tinh thần) thực hành theo nguyên lý vũ trụ là Chân Thiện Nhẫn lại liên tục bị Công an (CA) phường 5 Q8, CA Q8, CA TPHCM liên tục sách nhiễu, bắt bớ và đánh đập không lý do. Đặc biệt nghiêm trọng là sự việc diễn ra vào ngày 25/11/2013:

Khoảng 6h chiều ngày 25/11/2013 các học viên Pháp Luân Công ra công viên luyện công như thường ngày thì nhìn thấy xung quanh khoảng 40-50 người gồm công an mặc thường phục và dân phòng đuổi toàn bộ người dân tập thể dục ra khỏi công viên, sau đó họ vây quanh chúng tôi và cưỡng ép lên 02 chiếc xe ô tô chở về công an P5, Q8, TPHCM. Tại đây họ đóng cổng hàng rào không cho bất kỳ ai ra vào. Sau đó, họ ép mỗi người (khoảng 10 học viên bao gồm những người 65 tuổi, 74 tuổi) vào từng phòng và ép cung cụ thể như sau:

Đối với bản thân tôi (Trần Quốc Sơn - kỹ sư môi trường), sau khi đưa tôi vào phòng thì khoảng 6-7 người không mặc cảnh phục ra vào tra hỏi và đánh đập tôi liên tục với hình thức: Một hay hai người tra hỏi còn người kia thì đánh. Với ba người đầu tiên, vì thấy họ không mặc cảnh phục nên tôi hỏi danh tính của họ thì họ liền dùng hai tay đấm liên tục vào mặt và thái dương của tôi, sau đó họ yêu cầu cung cấp thông tin về cá nhân tôi và việc tôi tập luyện Pháp Luân Công. Vì tôi thấy mình không vi phạm pháp luật nên tôi chỉ trả lời một số vấn đề, còn những vấn đề riên tư tôi không trả lời thì họ cho người khác (người tự xưng là Vũ Văn Bình mặc quần đùi áo thun tự xưng CATP trong phần thu âm) vào dùng giẻ cuộn tay để đấm liên tục vào mắt, hai bên thái dương, quai hàm, bụng, sườn, thúc gối vào bụng tôi. Vì thấy tôi vẫn không nói gì, người hỏi bước ra ngoài để người này ở lại dùng ghế xếp bằng inox phang liên tục vào đầu và mặt tôi hết cái ghế này đến cái ghế khác, đồng thời thêm một người nữa nhảy lên bàn và đá liên tục vào mặt tôi. Tổng cộng có 3 người tham gia việc đánh đập diễn ra từ 7h đến 9h, sau đó họ yêu cầu tôi ký vào biên bản lời khai và cấm tôi ra công viên tập (có vị CA TP tên là Tuấn nói rằng“nếu mày ra công viên tập tao sẽ kêu chú và người nhà tao gần đó ra đánh chết mẹ mày”), tôi nhận thấy mình không vi phạm điều gì mà còn bị bắt về đánh đập nên tôi không ký. Bên ngoài người dân rất đông nhưng bị dân phòng và cảnh sát giao thông cả trong và ngoài khoảng 200 người vây chặt, người dân yêu cầu thả người nhưng họ vẫn giữ lại cho đến khoảng 10h đợi dân tản bớt rồi thì họ lén áp tải tôi lên xe đi cửa sau để đưa tôi về nhà.

Cùng thời gian đó thì anh Nguyễn Đức Nam (Kỹ sư xây dựng), như lời kể lại: “Họ (những viên an ninh không mặc cảnh phục) đưa mọi người lên lầu một và vì hết phòng nên họ làm việc với tôi ở lan can. Sau đó, họ cưỡng ép và tự ý lục soát đồ đạc trong balô và trên người tôi. Vì tôi thấy mình và mọi người bị ép đưa đến đây rất phi lý nên tôi yêu cầu họ cho gặp lãnh đạo để nói chuyện. Họ nói rằng họ đủ thẩm quyền để làm việc với tôi. Đến khoảng 7h tối, khi có nhiều người dân ở bên ngoài đòi thả người thì họ (người tự xưng là Vũ Văn Bình tự xưng CATP trong phần thu âm) mất hết kiên nhẫn và liên tục dùng bạo lực để ép cung tôi như: Dùng nắm đấm và cùi chỏ đánh bất ngờ vào thái dương, gáy, mắt, và những yếu huyệt trên cơ thể tôi, khiến tôi nhiều lần bị văng khỏi ghế ngồi. Khi thấy mắt tôi đầy tia máu, họ dừng lại và dùng ống sắt cuốn vào gối để đánh tiếp (mục đích để hạn chế gây chấn thương bên ngoài), còn người ngồi thẩm vấn thì quay mặt và che miệng cười. Đến hơn 9 h tối, họ yêu cầu tôi ký tên vào bản tường trình và yêu cầu tôi không được phép ra ngoài công viên. Tôi không làm theo yêu cầu của họ, một lúc sau họ cho tôi ra về.

Video dẫn chứng:


Sau khi chúng tôi ra về, họ cũng cho người theo dõi và giám sát liên tục. Còn ngoài công viên giờ đây ngày nào cũng có khoảng 20 người gồm bảo vệ, dân phòng, công an mặc thường phục, những người dân xung quanh công viên này bị họ lừa dối rất nặng. Đáng chú ý là khi chúng tôi nói với họ về cuộc đàn áp tàn ác của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công thì họ liên tục cấm chúng tôi nói, cấm đả động đến ĐCSTQ, có vài vị còn nói rằng vì Trung Quốc mạnh hơn nên chúng ta... Là những học viên Pháp Luân Công sống theo Chân Thiện Nhẫn, mang lại lợi ích cho nhân dân lại bị đối xử tàn nhẫn, có chủ đích của bấy lâu nay của những bộ phận quyền lực này từ cấp Phường đến Quận cho đến Thành Phố. Ngay cả những quyền cơ bản nhất như quyền bất khả xâm phạm chỗ ở thì họ cũng đã đột nhập khám xét thu giữ tài sản mà không có văn bản giấy tờ, quyền bất khả xâm phạm thân thể cũng bị họ đánh đập tàn nhẫn, quyền tự do công dân cũng bị họ theo dõi liên tục, quyền tự do tín ngưỡngthì cũng bị họ cấm tập Pháp Luân Công, đến quyền được khiếu nại cũng bị họ xem như trò đùa không luật pháp mà bóp méo luật.




Trần Quốc Sơn
danlambaovn.blogspot.com

__________________________________

Đây là quá trình vi phạm nhân quyền, vi phạm Hiến Pháp mà họ đã thực hiện. Xin xem lại bài viết đã đăng: Công an quận 8, Tp. Hồ Chí Minh liên tục vi phạm nhân quyền