THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 October 2011

Phó công an xã làm càn

( 8:02 AM | 03/10/2011 )
Ngày 2-10, ông Hoàng Trọng Thủy, quyền Trưởng Công an xã Tân Lập, huyện Đồng Phú – Bình Phước, cho biết UBND xã vừa yêu cầu ông Lê Văn Bắc, Phó trưởng Công an xã, viết tường trình do ra quyết định sai luật để giữ xe máy của người dân vào sáng 1-10.



Quyết định xử phạt hành chánh người vi phạm luật giao thông do ông Lê Văn Bắc ký
 
Trước đó, sáng 1-10, ông Bắc cùng với công an viên Lương Văn Thi và 2 dân quân tự vệ của xã Tân Lập ra đường lập chốt chặn, kiểm tra người tham gia giao thông. Khi phát hiện anh Võ Hoàng Việt (SN 1992, ngụ xã Tân Tiến) điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, ông Bắc cùng nhóm công an chặn xe, lập biên bản vi phạm hành chính.

Xác định nhóm công an và dân quân tự vệ không phải người ở xã Tân Tiến, anh Việt đề nghị họ xuất trình giấy tờ chứng minh là công an và quyết định điều động công tác. Tuy nhiên, nhóm ông Bắc không trình được bất cứ giấy tờ gì.

Dù không đủ thẩm quyền nhưng ông Bắc vẫn lập và ký quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về trật tự ATGT đường bộ với chức danh là trưởng công an xã. Đáng nói là cả 3 văn bản đều không có số và áp dụng Nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 14-9-2007 đã hết hiệu lực.

Trong tờ quyết định do ông Bắc ký, thể hiện có tới 2 trưởng công an (ông Văn Tài và ông Bắc), trong khi ở xã này quyền trưởng công an lại là ông Hoàng Trọng Thủy.
Tin – ảnh: T. Tiến
(Theo nld)

Tàu chiến “made in Việt Nam”

TT - Cuối tháng 9-2011, tàu pháo TT400TP chính thức được nghiệm thu thành công tại cầu cảng của Công ty đóng tàu Hồng Hà (còn gọi là Nhà máy Z173, TP Hải Phòng). Đây là chiếc tàu pháo đầu tiên do VN sản xuất.
Tàu pháo TT400TP đang được các kỹ sư và công nhân VN lắp đặt vũ khí - Ảnh: Nhà máy Z173 cung cấp
Sáng 27-9, đại tá Nguyễn Văn Đắc, chính ủy nhà máy, nhận được cuộc điện thoại: “Báo cáo chính ủy, tất cả hệ thống vũ khí khí tài trên tàu đã thử bắn đúng mục tiêu”.
Đôi mắt người chính ủy long lanh những giọt nước mắt hạnh phúc. Chỉ là dòng thông tin rất ngắn gọn nhưng là phút giây mà biết bao năm tháng qua, cả hàng ngàn cán bộ, kỹ sư, công nhân của nhà máy chờ đợi.
Đại tá kể: “Các chuyên gia nước ngoài ngạc nhiên nói rằng ở nước họ phải bắn thử mấy lần, rồi về phải chỉnh lại bắn mới đúng mục tiêu. Nhưng tàu do người VN đóng chỉ cần bắn thử một lần đã đạt độ chính xác đến hoàn hảo”.
Bước ngoặt đột phá
Bảy năm trước, khi nhận công tác giám đốc Nhà máy Z173, đại tá Nguyễn Văn Cường luôn trăn trở với câu hỏi: tự đóng tàu chiến trong nước hay mua? Đây là việc rất hệ trọng của quốc gia. Nếu mua thì mua tàu mới hay mua tất cả vật tư rồi chuyển giao công nghệ, để chuyên gia nước ngoài qua hướng dẫn cách đóng tàu? Hoặc là chỉ mua thiết kế sơ bộ, sử dụng nguồn nhân lực sẵn có và các chuyên gia trong nước, cho người đi nước ngoài đào tạo rồi tự đóng?
Vài số liệu về tàu pháo TT400TP
TT400TP là lớp tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước.
Chiều dài dài nhất 54,16m, chiều rộng rộng nhất 9,16m, tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ. Tàu hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện gió cấp 9, 10 và sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý.
Hai năm sau, ban lãnh đạo Z173 đề xuất mua thiết kế sơ bộ tàu chiến và thiết kế vũ khí. Nhà máy sẽ phối hợp với Viện Thiết kế của quân đội để thiết kế, thi công công nghệ.
 “Nếu mua bản thiết kế và chuyển giao công nghệ thì giá mỗi chiếc tàu lên đến hơn 10 triệu USD! Mua bản vẽ thiết kế sơ bộ chỉ tốn mấy trăm ngàn USD, còn thiết kế công nghệ thì mình chủ động làm. Khi đó, giá thành sản xuất một chiếc tàu sẽ rẻ hơn rất nhiều, chỉ gần 1 triệu USD, tiết kiệm được 90%!” - ông Cường cho biết.
Đại tá Cường nhìn nhận: “Con người là quan trọng nhất. Trước đó, chúng tôi đã đóng mới thành công tàu cảnh sát biển TT400, cũng mua thiết kế sơ bộ của nước ngoài. Vậy tại sao không thể đóng được tàu chiến? Tại sao chúng ta không dám đi con đường mà chưa ai dám nghĩ, dám đi trong khi có rất nhiều người tài như vậy?”.
Hàng trăm kỹ sư giỏi nhất của Z173 được đưa đến các học viện, ra nước ngoài tập huấn hơn ba năm để chuẩn bị cho dự án mang tính lịch sử này. Ban lãnh đạo Nhà máy Z173 đã chủ động đàm phán với các đối tác nước ngoài, tự bỏ tiền mua bản thiết kế sơ bộ rồi báo cáo chứng minh cho chủ đầu tư (Quân chủng Hải quân) và Bộ Quốc phòng: Z173 chắc chắn đóng được tàu chiến.
Ngày 22-4-2009, con tàu TT400TP đã được đặt ky (sống chính của tàu). Đại tá Lê Văn Thước, phó giám đốc kỹ thuật, cho biết: “TT400TP được đóng theo phương pháp mới của thế giới là đóng tổng đoạn từng môđun độc lập (trong mỗi môđun được thiết kế và bố trí lắp đặt các thiết bị gần như hoàn chỉnh, sau đó chỉ cần cẩu - đấu - lắp tổng thành các đoạn môđun lại). Vì thế, các trang thiết bị đóng sẵn có thể đưa lên trước, tiến độ nhanh hơn, độ chính xác cao hơn. Nhưng từ bệ khuôn (phương pháp đóng tàu truyền thống) đến môđun là một bước tiến lớn về chuyển đổi công nghệ đóng tàu. Để làm được điều này, phải có con người và công cụ”.
Và không ai khác, chính các kỹ sư Nhà máy Z173 đã thiết kế thành công trên máy vi tính cái nào cần trước, cái nào cần sau... Các cán bộ, kỹ sư của nhà máy cũng phối hợp với chuyên gia ở các viện nghiên cứu trong nước ứng dụng phần mềm tiên tiến để triển khai thiết kế toàn bộ phần công nghệ, thiết kế các hệ thống trong không gian ba chiều và dùng phần mềm để phóng dạng, biến hình...
Theo đại tá Bùi Duy Chính - trưởng phòng kỹ thuật, khâu khó nhất là tự thiết kế chi tiết công nghệ phục vụ thi công phần tàu và phần lắp đặt vũ khí. Ở phần tàu, các kỹ sư phải giải quyết bài toán có nhiều ẩn số: làm sao để sức cản của tàu nhỏ nhất, lượng choán nước ít nhất trong điều kiện công suất của máy không đổi để đạt được vận tốc tối ưu. Để tìm đáp án cho bài toán đầy thách thức này, các kỹ sư của nhà máy đã gần như phải thức trắng nhiều đêm.
Giọt mồ hôi thầm lặng
Đại tá Nguyễn Văn Đắc nói: “Đến nay trình độ kỹ sư, công nhân đã nâng cao vượt bậc. Chúng tôi hi vọng đến chiếc tàu pháo TT400TP thứ ba sẽ có thể chủ động hoàn toàn trong tất cả thiết kế công nghệ đóng tàu”.
Để làm nên điều tự hào ấy, có biết bao câu chuyện bình dị nhưng xúc động về tình yêu lớn với công việc của các kỹ sư, công nhân trong quá trình thi công sản xuất tàu pháo TT400TP. Ông Đắc nhớ mãi hình ảnh một cô thợ hàn mảnh mai và xinh xắn cặm cụi làm việc với ổ bánh mì và chai nước. Nếu bỏ dở sẽ quên và làm bị lỗi vì một giắc cắm có hàng trăm mấu hàn nhỏ li ti.
Còn thiếu tá Nguyễn Văn Tiếp, quản đốc phân xưởng vũ khí khí tài, từ khi tiếp nhận vũ khí khí tài của tàu TT400TP, ông lo đến không ngủ được, bị hạ đường huyết, phải tiếp nước biển mấy lần. Nhiều đêm 3g, 4g sáng không ngủ được, người kỹ sư lại lấy bản vẽ ra nghiên cứu phương án lắp đặt hệ thống vũ khí khí tài.
“Cậu ấy làm đến quên ngày quên ăn dù có những tháng nhiệt độ dưới hầm tàu kín mít tới 37-38oC” - ông Đắc kể. Thiếu tá Tiếp nói rất bình dị: “Với chúng tôi, TT400TP không chỉ là công việc mà là niềm tự hào lớn và trách nhiệm lớn với đất nước mình”.
Và kết quả của những nỗ lực thầm lặng mà lớn lao ấy: tháng 8-2011, chiếc tàu pháo TT400TP đầu tiên “bằng xương bằng thịt” xuất hiện trong niềm xúc động của hàng ngàn cán bộ, kỹ sư, công nhân Nhà máy Z173.
MY LĂNG
Đại tá Cao Hòa Bình (chủ nhiệm Cục Kỹ thuật hải quân):
Tăng sức mạnh chiến đấu cho hải quân Việt Nam
Tàu pháo TT400TP được trang bị các thiết bị hiện đại có độ tích hợp cao, nhiều tính năng nổi trội hơn so với cùng lớp tàu 400 tấn (như điều khiển máy chính máy phụ, hệ thống báo cháy, tự động dập cháy, hệ thống điều khiển vũ khí tự động, ổn định). Thông thường để sản xuất một lớp tàu, người ta thiết kế sơ bộ, sản xuất mẫu thử, rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh thiết kế, sau đó mới sản xuất. Với tàu TT400TP, chúng ta vừa chuyển giao thiết kế vừa huấn luyện đào tạo đóng tàu, vừa giám sát thiết kế và thi công.
Tàu pháo TT400TP - Ảnh: Nhà máy Z173 cung cấp
Nhưng kết quả đã được hội đồng nghiệm thu các cấp đánh giá rất cao. Về kỹ - mỹ thuật của tàu pháo TT400TP đều đảm bảo chất lượng, các thông số kỹ thuật đúng theo thiết kế. TT400TP sẽ góp phần làm tăng sức mạnh chiến đấu cho hải quân VN và quan trọng nhất là VN đã từng bước làm chủ được công nghệ đóng tàu chiến, tạo thế chủ động trong việc đảm bảo kỹ thuật, đảm bảo trang bị, phương tiện, vũ khí phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo, phát triển kinh tế biển.

Hàng nghìn hộ dân miền Trung sống trên nóc nhà tránh lũ


Ảnh hưởng của bão Nesat, Quảng Bình mưa rất lớn. Nước lũ dâng cao làm hàng nghìn hộ dân ở các xã Tân Hóa, Minh Hóa, Thượng Hóa… của huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) bị cô lập, sống tạm bợ trên nóc nhà.
>Toàn cảnh bão Nesat

Đêm 30-9, nước lũ bất ngờ dâng, chưa đầy 5 tiếng đồng hồ, cả xã Tân Hóa, Thượng Hóa, Hóa Tiến… chìm trong biển nước.

Đêm 30/9, nước lũ bất ngờ dâng, chưa đầy 5 tiếng đồng hồ, cả xã Tân Hóa, Thượng Hóa, Hóa Tiến… chìm trong biển nước.

Đến ngày 2-10, nhiều nơi vẫn đang trong tình trạng bị ngập sâu.

Đến ngày 2/10, nhiều nơi vẫn đang trong tình trạng bị ngập sâu. Tại xã Tân Hóa, nơi ngập sâu nhất và bị cô lập hoàn toàn, ông Cao Văn Lục, Chủ tịch UBND xã, cho biết toàn xã có 639 hộ dân thì có tới 629 hộ bị ngập trong nước lũ. Nơi ngập sâu nhất là 7 mét.

Người dân muốn vào xã Tân Hóa chỉ có duy nhất một cách là chèo thuyền hoặc chạy canô trên quãng đường dài hơn 3km.

Người dân muốn vào xã Tân Hóa chỉ có duy nhất cách chèo thuyền hoặc chạy canô trên quãng đường dài hơn 3 km.

Do nước lũ kéo dài, nhiều người dân bị nhiễm bệnh. Sáng nay, xã Tân Hóa đã phải đưa người dân đau ốm ra thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hóa) điều trị.

Sáng nay, xã Tân Hóa đã phải điều một thuyền chở những bệnh nhân trong xã ra thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hóa) điều trị.

Nhiều nhà dân phải sống trên nóc nhà tạm bợ.

Nhiều người dân phải sống trên nóc nhà tạm bợ.

Để ứng phó với lũ, phía xã cũng đã đầu tư xây dựng 30 nhà bè với kinh phí 15 triệu đồng/nhà cho người dân yên tâm sống chung với bão.

Để ứng phó với lũ, huyện và xã đã đầu tư xây dựng 30 nhà bè với kinh phí 15 triệu đồng nhà để người dân tạm trú trong những ngày lũ lớn.
Ngoài những hộ sống trên mái nhà và nhà bè, có 150 hộ với 710 khẩu ở xã Tân Hóa phải di dời lên các khe đá, vách núi dựng lán sống tạm.

Tuy nhiên do lũ chồng lũ nên người dân, đặc biệt là người già và trẻ em đang phải đối mặt với bao hiểm nguy.

Tuy nhiên do lũ chồng lũ nên người dân, đặc biệt là người già và trẻ em đang phải đối mặt với bao hiểm nguy.

Hơn 3 ngày nay, những người dân vùng rốn lũ này đang phải sống trong tình trạng thiếu ăn, điện cúp, và thiếu nước sạch trầm trọng. Trong ảnh: anh Thái Xuân Lực, thôn 3, đang vận hết sức mình kéo bề nước giữa dòng nước lũ để về hấng nước mưa lấy nước uống.

Hơn 3 ngày nay, người dân vùng rốn lũ này đang phải sống trong tình trạng thiếu ăn, điện cúp, và thiếu nước sạch trầm trọng. Trong ảnh, anh Thái Xuân Lực đang cố gắng kéo bể nước giữa dòng nước lũ để về hứng nước mưa lấy nước dùng.

Xe máy và đồ đạc của người dân đều được buộc chặt trên các nhà bè hoặc tầng nhà cao tầng.

Hơn 47ha lúa vụ mùa của người dân xã Tân Hóa đã chìm trong nước lũ. Trâu bò được chuyển lên các vùng núi cao tránh lũ, người dân phải chèo thuyền đi cắt cỏ về cho gia súc ăn chống đói, rét.

Hơn 47 ha lúa vụ mùa của người dân xã Tân Hóa đã chìm trong nước lũ. Trâu bò được chuyển lên các vùng núi cao, người dân phải chèo thuyền đi cắt cỏ về cho gia súc ăn chống đói, rét.

Nước lũ đã rút, tuy nhiên những người dân ở vùng rốn lũ đang lo lắng với những diễn biến của cơn bão số 6 đang có nguy cơ đổ bổ vào Bắc Trung Bộ và khả năng lũ lại chồng lũ ở vùng đất hứng chịu nhiều thiên tai này.

Nước lũ đang rút dần, tuy nhiên những người dân ở vùng rốn lũ đang lo lắng với những diễn biến của cơn bão Nalgae đang nhăm nhe đổ vào Bắc Trung Bộ và khả năng lũ lại chồng lũ.

Gần một tuần qua, do ảnh hưởng của bão Nesat, tỉnh Quảng Bình có mưa rất to. Nước lũ dâng cao gây ngập nặng tại huyện Minh Hóa. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, đến chiều 2/10, mưa lũ đã làm 2 người chết là cháu Nguyễn Quang Vinh (sinh năm 2006) ở xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới và ông Phan Văn Gọn (sinh năm 1966) ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch.

Toàn tỉnh có 14 trường học bị ngập và hư hỏng nặng, tập trung tại huyện Minh Hóa. 2.850 ngôi nhà bị ngập, trong đó có 1.225 nhà ngập trên một mét. 755 ha lúa vụ mùa bị chìm, hư hại. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã cử 30 cán bộ chiến sĩ tăng cường cho các đồn thuộc khu vực Cha Lo, Thượng Hóa, Tân - Thượng Trạch để giúp đồng bào ứng phó với mọi tình huống diễn biến phức tạp của thời tiết, đặc biệt là cơn bão Nalgae sắp tới.

Nguyễn Đông

Ông già mù 40 năm bán chổi dạo


01/10/2011 16:49:12
 - Hàng chục năm nay, người dân ở khu vực Hàng Than, Nguyễn Trường Tộ (Hà Nội) đã quá quen thuộc với hình ảnh một ông già mù với gánh chổi dạo vẫn rong ruổi trên từng con ngõ nhỏ.
 
Đó là ông Văn Tiến Thịnh, người đã có thâm niên gần 40 năm trong nghề bán chổi dạo.

Bán chổi dạo không phải vì tiền

Thường ngày ông bắt đầu công việc của mình từ mấy giờ?

9 giờ sáng.

Sao ông lại đi bán muộn vậy ạ?

Thì cũng phải để cho người ta ăn sáng xong đã chứ. Khi đã no bụng rồi thì họ mới có tâm trí để nghĩ xem cái chổi nhà mình đã mòn chưa.
 
Ông Văn Tiến Thịnh đang bán hàng cho khách.
Ông Văn Tiến Thịnh đang bán hàng cho khách.

Vậy ông thường đi bán ở những khu vực nào?

Mắt tôi không trông thấy nên cũng chỉ đi bán ở một số phố nhất định thôi, như dọc đường Thanh Niên, phố Quán Thánh, Hàng Than, Nguyễn Trường Tộ hay xung quanh khu vực chợ Châu Long.

40 năm đi bán chổi dạo, ông đã bao giờ bị lạc chưa?

Đã từ rất lâu rồi tôi không còn bị lạc nữa. Tuy không nhìn thấy gì nhưng những con đường này ngày nào tôi cũng đi qua, gần 40 năm rồi nên "nắm rõ như lòng bàn tay". Nói vậy thôi chứ thật ra cũng có lúc bị lạc, nhưng là hãn hữu lắm. Đó là những khi quá mệt nhọc khiến tư tưởng không tập trung. Bị phân tán một chút là dễ mất phương hướng.

Trên cây gậy của ông có treo một cái chuông, nó có tác dụng gì vậy?

Đó là hai người bạn thân thiết của tôi từ bao năm qua đấy. Cây gậy là người dẫn đường còn tiếng chuông thì báo hiệu cho mọi người biết mà không va vào tôi. Nó cũng còn một tác dụng nữa là giúp các khách hàng quen nhận ra tôi. Chỉ cần nghe thấy tiếng chuông là biết tôi đang tới nên đỡ phải rao bán chổi.

Bao nhiêu năm rong ruổi ngoài đường ông đã bao giờ bị xe đụng chưa?

Rất may là chưa.

Ông có mấy người con ạ?

Có ba người, một trai và hai gái.
 
c
Chiếc chuông - người bạn thân thiết của ông

Sao các con của ông lại để ông phải là một công việc vất vả như vậy?

Chúng nó không đồng ý đâu, vẫn ngăn cản tôi suốt đấy nhưng tính tôi từ nhỏ đã thích làm việc, ngồi nhà thì không chịu được. Ngày xưa tôi bán chổi để kiếm tiền. Còn bây giờ tôi đi bán chổi không phải vì miếng cơm manh áo nữa mà chỉ như là đi tập thể dục thôi. Bao nhiêu năm, quen rồi mà, làm sao bỏ được.

Và họ đành chấp nhận?

Tất nhiên. Vả lại tôi không thích mình trở thành một người ăn bám. Các con tôi có thể lo chu cấp cho tôi đầy đủ nhưng tôi vấn muốn được làm việc. Kiếm được một xu cũng là làm việc. Khi mình còn lao động thì mình vẫn có vị thế với xã hội, trong gia đình lời nói cũng có trọng lượng hơn và quan trọng là cảm thấy mình vẫn là một người có ích cho đời.

Khách hàng cũng tử tế lắm

Không nhìn thấy gì, có khi nào ông bị khách hàng trả thiếu tiền hay thậm chí là bị cướp tiền không?

Không đâu, làm gì có chuyện đó. Khách hàng họ cũng tử tế lắm mà. Từ ngày đi bán chổi dạo đến giờ tôi chưa bao giờ bị khách hàng lừa tiền hay trả thiếu cả. Đôi khi họ còn trả thừa tiền, không lấy lại là đằng khác chứ ai lại nỡ đi lừa một ông già mù. Còn chuyện cướp thì lại càng không có. Với lại người mua chổi của tôi chủ yếu là khách quen nên cũng yên tâm hơn.
 
a
" Bây giờ tôi đi bán chổi không phải vì miếng cơm manh áo nữa mà chỉ như là đi tập thể dục thôi."

Đi bán dạo vậy mà cũng có nhiều khách quen?

Nhiều chứ. Vì chổi của tôi làm chất lượng tốt nên được nhiều người tín nhiệm. Có đợt tôi bị ốm, nghỉ bán mất mấy tuần mà họ còn hỏi thăm và tìm đến tận nhà để mua chổi.

Tất cả những cây chổi này đều do tự tay ông làm thật sao?

Đúng vậy, tất cả đều do tôi tự tay làm lấy hết. Chỉ có nguyên liệu thì phải nhờ người mua hộ. Cứ bao giờ hết, gọi điện thì họ lại chở đến cho.

Vừa làm chổi rồi lại tự mang đi bán, liệu có quá vất vả với một người đã hơn 70 tuổi như ông không?

Tôi làm chổi đem bán đã mấy chục năm nay rồi, cứ làm riết, đi riết thì nó quen tay quen chân thôi. Chả thấy có gì là khổ cả, phải ngồi một chỗ với tôi mới là khổ.

Nhiều năm làm nghề bán chổi dạo, kỷ niệm nào để lại nhiều ấn tượng nhất với ông?

Đó là một lần bán hàng cho người nước ngoài. Ông ta muốn mua chổi nhưng lại không biết tiếng Việt, còn tôi cũng không hiểu ông ta nói gì. Bình thường thì có thể dùng tay ra hiệu, nhưng đằng này tôi cũng không nhìn thấy gì nốt nên không thể hiểu ông Tây này muốn gì, lúc đó tôi cũng chưa biết ông ta muốn mua chổi. May mà có người qua đường biết tiếng nước ngoài họ giải thích giùm nên cuối cùng vẫn bán được chổi cho ông Tây đó.

"Xuất khẩu" ra nước ngoài
Ông Văn Tiến Thịnh, tên thường gọi là Hiếu, 74 tuổi, quê ở xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông bị mù từ năm 20 tuổi do di chứng của bệnh sởi. Hiện ông đang ở nhà số 48 phố Nguyễn Khắc Hiếu (Hà Nội).
Thế là chổi của ông cũng được xuất ngoại rồi đấy chứ!

Xuất ngoại thì nhiều lắm chứ đâu phải chỉ có mỗi một chiếc.
Nghĩa là sao ạ?

Tôi có người bạn, con ông ấy là Việt kiều ở Đan Mạch và Angola. Mỗi năm họ về nước một vài lần. Lần nào cũng đặt tôi làm chổi để mang sang bên đó bán.

Bán chổi của Việt Nam ở Đan Mạch và Angola. Quả là lạ thật?

Có gì đâu mà lạ. Một phần họ bán cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở đó phần còn lại bán cho những người bản xứ.

Người dân Đan Mạch và Angola cũng dùng chổi ạ?

Chắc là không. Tôi thấy bảo là bán cho các cửa hàng hoặc người dân mua về để bày ở nhà trang trí cho lạ mắt chứ họ không dùng chổi.

Ông nghĩ mình sẽ làm công việc này thêm bao nhiêu năm nữa?

Tôi đã đi bán chổi dạo được gần 40 năm rồi, và tôi sẽ vẫn làm tiếp cho đến lúc nào cái chân nó không chịu nghe theo mình nữa thì mới thôi.

Xin cảm ơn ông.

Hoàng Linh (thực hiện)

Xuất khẩu gạo thắng lớn, nông dân thua


2011-10-02

Các doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi vì lượng gạo xuất khẩu lớn giá cao. Câu hỏi đặt ra là nông dân trồng lúa thu nhập ra sao, chưa kể vụ thu đông bị thiệt hại vì lũ đồng bằng sông Cửu Long.

AFP photo/Hoang Dinh Nam

Nông dân phơi lúa trên một cánh đồng lúa ở tỉnh Tiền Giang hôm 06 tháng 7 năm 2010.

Bán lúa giá thấp

Từ ngày 7/10/2011 chính phủ Thái Lan thực hiện cam kết mua lúa của nông dân với giá 15.000 baht/tấn tức tăng 50%, giá này tương đương 10.000đ/kg lúa theo tiền Việt Nam, mức giá làm kinh ngạc người trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long. Hơn một tuần trước thời điểm 7/10, giá gạo xuất khẩu trên thị trường Đông Nam Á cũng đã tăng khá cao, cụ thể doanh nghiệp Thái Lan chào giá gạo trắng 100% B khoảng 630-660 USD/tấn so với mức 595 USD một tuần trước. Gạo 5% tấm của Việt Nam cũng tăng khoảng 20USD lên 570 USD/tấn.

034_1626386-250.jpg
Nông dân ĐBSCL đập lúa vụ Hè-Thu. AFP photo
Chuyện doanh nghiệp xuất khẩu gạo bán được với giá cao hơn nhưng nông dân có bán được giá lúa cao tương ứng lại là câu chuyện khác. Hè Thu vụ lúa lớn thứ hai trong năm ở đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn tất với sản lượng 9 triệu tấn lúa. Một người trồng lúa vùng Tứ Giác Long Xuyên phát biểu:

"Nếu như gạo đã lên giá thì trong dân cũng không còn, có ai còn nhiều lúa đâu. Thường là vậy, khi sắp hết lúa thì giá gạo tăng giá lúa tăng. Thời điểm tôi bán lúa ướt giá 6.100đ-6.200đ/kg, vừa rồi có một số người thu hoạch thật muộn, họ mới bán chỉ được 5.500đ-5.600đ/kg thôi."

Nếu như gạo đã lên giá thì trong dân cũng không còn, có ai còn nhiều lúa đâu. Thường là vậy, khi sắp hết lúa thì giá gạo tăng giá lúa tăng.

Một nông dân vùng Tứ Giác Long Xuyên

Không thể phủ nhận tác động giá gạo Thái Lan đã giúp thị trường lúa gạo Việt Nam nhộn nhịp hơn, chưa có năm nào vụ Hè Thu ở đồng bằng sông Cửu Long lại được giá như vậy, trước đây lúa Hè Thu luôn khó bán hoặc bị ép giá vì thu hoạch trong mùa mưa chất lượng thấp. Người nông dân nói chuyện lời lỗ thực tế của mình:

"Tính trong ba tuần lễ, giá lúa lên xuống nhưng vẫn nằm ở mức cao, theo tôi thấy lợi nhuận từ 50% tới 60%. Lý do lợi nhuận cao là vì vụ rồi mình mua phân bón lúc giá còn rẻ. Hiện tại giá phân bón lên gần gấp rưỡi hồi đầu vụ Hè Thu lúc tôi mua, giá phân đạm Phú Mỹ bây giờ đến 13.000đ/kg tức hơn 600.000đ một bao 50Kg, còn phân DAP lúc trước tôi mua 600.000đ/ bao bây giờ gần một triệu rồi. Trước mắt vụ Đông Xuân tới rất khó khăn nếu giá lúa ướt 5.500đ-6.000đ/kg mà giá phân như vậy thì lợi nhuận sẽ không được bằng vụ Hè Thu này."

Đê vỡ trắng tay

9-250.jpg
Một đoạn đê bao ở ĐBSCL bị sạt lở. Photo courtesy of khoahoc.vn
Ngày 27/9 Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn dự báo sản lượng lúa của Việt Nam trọn năm 2011 đạt kỷ lục 42 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2010 do tăng diện tích trồng lúa, đặc biệt tăng gần 3% diện tích lúa vụ ba trên toàn quốc. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh vỡ đê bao hàng loạt ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi người dân được khuyến khích làm lúa vụ ba ngay trong mùa lũ bên trong những vùng đê bao khép kín.

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long đưa ra một nhận định chung về sản xuất lúa ở khu vực này:

"Hiện nay vụ Hè Thu đã hoàn thành rất thắng lợi, giá tương đối cao ở mức 6.000đ-7.000đ/kg lúa, bà con nông dân rất phấn khởi, còn vụ Thu Đông dự kiến năm nay 500.000 hec-ta, một số nơi đang thu hoạch, đúng ra một số nơi ở Đồng Tháp An Giang, làm vụ Hè Thu người ta thu hoạch sớm để tránh lũ đầu vụ, nhưng do chủ quan vụ rồi nước thấp và giá lúa tương đối cao cho nên bà con một số nơi cố làm, chứ thực chất từ trước tới nay những vùng đó không làm vụ Thu Đông."

Nếu có thiệt hại thêm một số nữa thì thực ra cũng không ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu về sản lượng lương thực của tỉnh Đồng Tháp, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng tới kinh tế và thu nhập của người nông dân.

Ông Dương Nghĩa Quốc

An Giang và Đồng Tháp là hai tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long có diện tích lúa vụ ba Thu Đông khá lớn và được sản xuất bên trong các đê bao khép kín. Do 10 năm không có lũ cao, nên hệ thống đê bao không được gia cố và đã xảy ra vỡ đê hàng loạt trong những ngày cuối tháng 9. An Giang có 130.000 héc ta lúa Thu Đông và mới chỉ thu hoạch 3.000 héc-ta, nhưng ông Đỗ Vũ Hùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT An Giang nói với Thời Báo Kinh Tế Saigon rằng, trong tình huống xấu nhất cả vụ Thu Đông mất trắng thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến an ninh lương thực của tỉnh.

Tỉnh Đồng Tháp đỡ hơn vì với diện tích Thu Đông 100.000 héc ta thì đã thu hoạch 75.000 hécta còn lại 25.000 héc-ta. Ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Đồng Tháp phát biểu với chúng tôi:

"Mực nước đang dâng cao, hiện nay trên tinh thần quyết tâm bảo vệ diện tích lúa còn lại. Nếu có thiệt hại thêm một số nữa thì thực ra cũng không ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu về sản lượng lương thực của tỉnh Đồng Tháp, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng tới kinh tế và thu nhập của người nông dân."

Gần đây, hãng thông tấn Reuters trích lời giới thương nhân nói rằng, xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể không bị ảnh hưởng bởi thiệt hại vụ Thu Đông là vụ thứ ba ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó vụ này sản lượng nhỏ và dành cho tiêu dùng trong nước.

vo-de-250.jpg
Người dân và chính quyền đang gia cố một đoạn đê bao ở ĐBSCL bị sạt lở. Photo courtesy of khoahoc.vn.
Cuối tháng 9, VFA Hiệp hội Lương thực Việt Nam nói rằng đang tồn kho 1,5 triệu tấn gạo, cộng với 800.000 ngàn tấn gạo hàng hóa dự kiến của vụ Thu Đông và vụ mùa, như thế có đủ gạo đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trong quí IV và tồn kho gối đầu năm sau. Việt Nam dự kiến xuất khẩu 7,3 triệu tấn gạo trong năm 2011, mức cao nhất từ trước tới nay và đến 30/9 đã giao hàng gần 5 triệu 900 ngàn tấn, như vậy trong quí IV chỉ còn xuất thêm khoảng 1,4 triệu tấn.

Gạo đã tồn kho, giá xuất khẩu tăng cao các doanh nghiệp hưởng phần chênh lệch lớn, còn nông dân đã bán lúa cũng được một ít lợi nhuận nhất định. Đáng thương là những người làm lúa Thu Đông trong đê bao khép kín ở đồng bằng sông Cửu Long, vì dù có mất trắng thì chỉ có họ là nạn nhân chứ an ninh lương thực và kế hoạch xuất khẩu của Việt Nam chẳng bị ảnh hưởng gì.

Theo dòng thời sự:

Bão số 6 tiến vào miền Bắc


Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết thì vào lúc 1 giờ chiều hôm nay vị trí tâm bão số 6 ở khoảng 16,6 độ vĩ bắc, 117 độ kinh đông cách quần đảo Hoàng Sa 510 km về phía Đông, sức gió mạnh cấp 12, 13, gió giật cấp 13, 14.

Căn cứ theo các chuyển biến của hướng gió cho biết trong 48 giờ tiếp theo bão sẽ di chuyển về hướng Tây Bắc. Khu vực bị ảnh hưởng của bão sẽ là Bắc Biển đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa. Sức gió khi tiến vào bờ sẽ từ 135 Km/giờ đến 150 Km/giờ. Bão cũng sẽ tạo một vùng không khí lạnh tiến vào vịnh Bắc bộ vào đêm nay, do đó các tỉnh đồng bằng phía Bắc sẽ lạnh hơn về đêm.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Gần 50 ngàn doanh nghiệp đóng cửa trong 9 tháng


Chỉ trong 9 tháng Việt Nam có gần 50 ngàn doanh nghiệp phá sản, giải thể và ngưng hoạt động.

Con số đáng báo động này được báo cáo trực tiếp với Ban Thường vụ Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội do bộ trưởng bộ Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày.

Theo ông Vinh thì con số chính thức có 11.421 doanh nghiệp ngưng hoạt động, 5.803 doanh nghiệp giải thể và 31.477 doanh nghiệp đã dừng nộp thuế mặc dù chưa báo cáo chính thức giải thể.

Những con số này theo ông Vinh là được rút ra từ khảo sát nghiêm túc của Bộ Kế hoạch Đầu tư trên toàn quốc. Khảo sát này cũng đã được điều tra chéo và mức độ chính xác rất cao.

Theo khảo sát này thì con số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng gần 22% so với năm ngoái.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Quan Điểm của LS Lê Trần Luật về Luật Biểu Tình


2011-10-02

Vào khoảng giữa tháng 8 năm 2008, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và cô Phạm Thanh Nghiên đã nhờ luật sư Lê Trần Luật đưa đơn xin Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội được quyền đi biểu tình.

AFP photo

Những poster của người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày 21 tháng 8 năm 2011.

Sau đó thì cả hai người này bị bắt và họ hiện đang thi hành bản án 4 năm tù ở cho cô Nghiên và 6 năm cho nhà văn Nguyễn xuân Nghĩa.

Không còn cách nào khác

Trước nguồn tin TT Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Quốc Hội Việt Nam soạn thảo luật qui định về Biểu tình trong nhiệm kỳ 2011-2016, Hiền Vy có cuộc nói chuyện với LS Lê Trần Luật. Trước hết LS Luật cho biết ý kiến của ông khi nghe nguồn tin này:

LS Lê Trần Luật: Tôi không thấy bất ngờ, bởi luật pháp ra đời vì nhu cầu khách quan, vì những đòi hỏi của xã hội. Bằng chứng khách quan đó là đã có hàng loạt cuộc biểu tình trước vấn nạn xâm lăng của Trung Quốc. Biểu tình không còn là hiện tượng xã hội đơn thuần nữa, mà nó đã trở thành những đòi hỏi khách quan của xã hội, bắt buộc nhà cầm quyền phải cho ra đời bộ Luật về biểu tình. Điều đó cũng cho thấy pháp luật không phải là ý chí của nhà cầm quyền như nhiều người quan niệm.

000_Hkg5241371-250.jpg
Người biểu tình bị đàn áp hôm 21/8/2011. AFP photo
Trong hàng loạt văn kiện hiến pháp, xuyên suốt trong thời gian nắm quyền, nhà cầm quyền Việt Nam lúc nào cũng thừa nhận biểu tình là một quyền căn bản của con người, nhưng họ phớt lờ, cho đến giai đoạn vừa rồi, có quá nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xảy ra ở Hà Nội, ở TP HCM, thậm chí có nhiều cuộc đụng độ và xung đột giữa người biểu tình và chính quyền cũng đã xảy ra. Chính điều này đã thúc đẩy nhà cầm quyền KHÔNG CÒN CÁCH NÀO KHÁC phải thỏa mãn yêu cầu khách quan này, dù rằng họ không muốn.

Tôi thấy cần quan tâm hơn về nội dung của Luật này, đây chính là lúc nhà cầm quyền can thiệp bằng ý chí của mình. Họ có thể cho ra đời một bộ Luật biểu tình, trong đó họ đưa ra các trình tự thủ tục khắt khe, thậm chí là không thể làm được. Họ cũng có thể đưa ra các điều kiện, tiêu chí, những ràng buộc, thậm chí là những chế tài hình sự để thắt chặt hoặc kiểm soát các cuộc biểu tình, hoặc là không cho phép các cuộc biểu tình xảy ra.

Hiền Vy: Xin LS cho biết liệu việc có qui luật biểu tình có làm cho xã hội VN khác hơn không? Tôi muốn nói, chiều hướng tốt hơn đấy ạ.

Chính điều này đã thúc đẩy nhà cầm quyền KHÔNG CÒN CÁCH NÀO KHÁC phải thỏa mãn yêu cầu khách quan này, dù rằng họ không muốn.

LS Lê Trần Luật

LS Lê Trần Luật: Pháp luật là những nhu cầu khách quan của xã hội, tuy nhiên khi ra đời pháp luật sẽ có những tác động trở lại với xã hội. Nếu phù hợp với nhu cầu khách quan của xã hội, thì pháp luật sẽ là những nhân tố thúc đẩy các tiến bộ xã hội. Còn ngược lại, nếu pháp luật đi ngược lại những đòi hỏi khách quan này, bởi sự can thiệp của ý chí nhà cầm quyền, thì pháp luật sẽ trở thành nhân tố cản trở sự phát triển xã hội.

Hiền Vy: Có phải trong hiến pháp VN hiện tại đã công nhận có quyền được biểu tình của người dân, phải không ạ?

LS Lê Trần Luật: Trong xuyên suốt các văn kiện Hiến pháp của Việt Nam, lúc nào nhà cầm quyền Việt Nam cũng ghi nhận cái quyền này, tôi xin phép dùng từ "ghi nhận" chứ không phải "công nhận". Tức là ghi vào trong Hiến pháp các quyền của con người nhưng thực tế đâu có cái quyền nào được thực hiện đâu. Kể cả quyền biểu tình cũng vậy.

Tiên phong trong việc đòi quyền biểu tình

Cô Phạm Thanh Nghiên. RFA file Photo.
Cô Phạm Thanh Nghiên. RFA file Photo.
Hiền Vy: Khoảng tháng 8 năm 2008, trước khi nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và cô Phạm Thanh Nghiên bị bắt và bị tù, có phải 2 người này đã nhờ luật sư đưa đơn xin UBND Thành phố Hà nội, được quyền biểu tình và không được chấp nhận. Thưa sau đó thì diễn tiến như thế nào, trước khi họ bị bắt ạ?

LS Lê Trần Luật: Lúc đầu tôi cũng có một chút ngạc nhiên vì nếu biểu tình là một quyền của con người thì tại sao phải xin. Vấn đề đặt ra là chúng ta bị ràng buộc bởi cái nghị định 38 về tập trung đông người. Cho đến nay nghị định vẫn còn hiệu lực. Với những quy định trong nghị định này, nhà cầm quyền đã tước bỏ quyền biểu tình của người dân VN. Trong nghị định này, thay vì gọi là biểu tình thì họ dùng cái từ "tập trung đông người". Muốn tập trung đông người thì phải xin phép.

Tôi nghĩ cô Nghiên, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, cũng như những người khác có thể tự ý đến nơi mà mình muốn biểu tình để thực hiện cái quyền của mình, tuy nhiên tôi không muốn họ bị một cái chế tài hình sự là gây rối trật tự công cộng, cho nên chúng tôi thống nhất là có đơn gởi cho Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội đề nghị họ cho phép được biểu tình tại một nơi công cộng.

Sau đó họ có một văn bản trả lời là từ chối. Sau khi họ từ chối thì cô Nghiên cũng như ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã quyết định khởi kiện cái hành vi hành chánh của UBND TP Hà Nội, là từ chối không cho biểu tình. Khi khởi kiện đến Tòa án Thành phố Hà Nội thì tòa án TPHN trả lời rằng vụ khởi kiện này không thuộc thẩm quyền của họ và cần phải được giải quyết ở UBND TP Hà Nội, và họ trả lại đơn và chờ sự giải quyết của UBND TP Hà nội. Nhân đây tôi cũng xin nói một chi tiết để thấy được cách hành xử của chánh quyền Việt Nam đối với cô Nghiên và ông Nghĩa trong giai đoạn đó.

Tôi cho rằng hai người này đã có công đầu trong việc đòi hỏi quyền biểu tình cho người dân Việt Nam.

LS Lê Trần Luật

Đó là, sau khi tòa án trả lại đơn và chờ sự giải quyết của UBNDTP Hà Nội thì họ không có giải quyết. Cho đến ngày ông Nghĩa bị bắt rồi sau đó đến cô Nghiên bị bắt thì đúng buổi sáng bị bắt thì buổi chiều UBNDTPHN lại có một giấy mời, mời cô Nghiên và ông Nghĩa lên giải quyết vụ việc. Tôi ngạc nhiên cái chi tiết này, bởi vì suốt một thời gian dài họ từ chối, không chịu giải quyết. Cho đến ngay sau khi cô Nghiên bị bắt thì họ lại mời lên giải quyết. Sau đó họ lấy lý do là cô Nghiên và ông Nghĩa đã từ chối, không lên giải quyết.

Hiền Vy: Như vậy thì thưa luật sư, việc cô Phạm Thanh Nghiên và ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị bắt có phải một phần là do vụ việc đưa đơn xin được biểu tình không?

LS Lê Trần Luật: Với những gì mà tòa án Hải Phòng đã xét xử ông Nghĩa và cô Nghiên thì họ không nói liên quan đến cái vụ việc biểu tình. Họ chỉ nói về những bài viết, những hành động của hai người này nhưng trong sự tác động qua lại, tôi cho rằng cái việc họ xin biểu tình đã làm cho chính quyền khó xử hơn và nó thúc đẩy nhanh cái quá trình mà chính quyền cần bắt hai người này.

Hiền Vy: Bây giờ thì cô Nghiên đang thi hành bản án và cũng gần tới lúc được ra rồi và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thì còn hơn hai năm nữa. Với cái nguồn tin là có thể sẽ có cái Luật biểu tình thì thưa xin cho biết ý kiến của ông về những người đã tiên phong đem chuyện này ra công luận ạ.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa. RFA file Photo.
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa. RFA file Photo.
LS Lê Trần Luật: Cho tới lúc này, trước áp lực của nhiều cuộc biểu tình thì nhà nước sắp sửa cho ra đời Luật biểu tình. Điều đó cho thấy rằng hành động trước đây của cô Nghiên và ông Nghĩa là một hành động đi trước, là một hành động hết sức đứng đắn để thể hiện đòi hỏi các quyền của con người.

Tôi cho rằng hai người này đã có công đầu trong việc đòi hỏi quyền biểu tình cho người dân Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng tại giai đoạn trước đây, vào khoảng năm 2008, nhà cầm quyền đã tước bỏ quyền chính đáng của cô Nghiên và ông Nghĩa rồi sau đó hai người này phải đi tù. Tôi nghĩ cho tới bây giờ họ cần phải có một cái văn bản chính thức xin lỗi hai người này vì họ đã cố tình tước bỏ cái quyền của hai người này.

Nhân đây tôi cũng cần nhắc lại là chúng ta nên ghi nhận những cái công hàng đầu của hai người này đã tiên phong trong quá trình đòi hỏi quyền biểu tình cho người dân Việt Nam.

Hiền Vy: Xin cảm ơn luật sư Lê Trần Luật.

Theo dòng thời sự: