THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 July 2013

PHẬT GIÁO HÒA H THUẦN TÚY BẢN TIN KHẨN CẤP:

PHẬT GIÁO HÒA H THUẦN TÚY BẢN TIN KHẨN CẤP:

 V/V CÔNG AN, DÂN PHÒNG ĐÁNH NGƯỜI BỊ BỂ SỌ RỒI ĐEM BỎ TRƯỚC CỔNG BỊNH VIỆN HUYỆN HÓC MÔN ĐỂ CHẠY TỘI.

Vào lúc 02h sáng ngày 17/7/2013, 3 anh em tín đồ PGHH ngụ tại Miền Tây lên Sài Gòn để kiếm sống hiện đang làm việc tại Công Ty may mặc Thiện Mỹ , Xã Bà điểm, Huyện Hóc Môn sau khi tăng ca để trở về nhà trọ tại số 3/5, tổ 6, ấp Đông Lân, Xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM thì gặp phải một trạm gát của dân phòng và công an , vì chở 3 sợ bị phạt nên cả 3 bỏ chạy khi bị kêu dừng lại, tức thời trạm gát này kêu điện thoại cho trạm thứ hai cách đó khoảng 500 mét tìm biện pháp ngăn chận. Tại Trạm nầy khi được gọi như vậy liền dàn quân ra, thấy xe của 3 người chạy tới liền dùng một khúc cây quăng vào chiếc xe và trúng vào người ngồi phía sau tên là Lê Phước Hải, sanh 1985, thường trú tại Xã Phú Thọ, Huyện Tam Nông, Đồng Tháp khiến anh này té xuống văng vào vệ cỏ ven đường và chiếc xe bị ngã, lúc đó thì công an, dân phòng túa ra dùng dùi cui, gậy gộc đánh tới tấp vào 2 người còn lại, 2 người này tên là Võ Thành Nhân, sanh 1981, thường trú tại ấp Phú An 1, Xã Bình Hòa, Huyện Châu Thành An Giang và Phan Huy Phương ngụ tại Bến Tre khiến 2 người này máu me đầy mình, bất tỉnh tại chổ, tuy nhiên toán công an và dân phòng này vẫn thản nhiên đấnh tới tấp, thấy vậy anh Lê Phước Hải tuy bị thương vì té nhưng đứng dậy la làng kêu gọi dân chúng tới giúp, tới lúc đó toán công an và dân phòng này mới chịu dừng tay và thấy tình trạng của 2 người này quá nguy kịch mới nghĩ kế chở cả 3 người này cùng chiếc xe đem bỏ trước cổng bịnh viện đa khoa huyện Hóc Môn. Nhân viên bịnh viện thấy vậy và trước tình trạng nguy kịch của những người này họ chở cả 3 xuống bịnh viện 115 , đường Thành Thái , Quận 10 để cấp cứu. Tại bịnh viện 115, cả 3 được đưa vào cấp cứu, anh Lê Phước Hải bị trầy trụa do té nhưng không bị đánh thì được băng bó rồi cho xuất viện, còn anh Phan huy Phương sau một ngày nằm viện thì gia đình lên nghe kể chuyện sợ quá đem anh Phương trốn về Bến Tre, riêng anh Võ Thành Nhân bị nặng nhất, hôn mê bất tỉnh, bịnh viện phải cưa nữa sọ đem cấy nuôi , và hiện tại đã trở thành người thực vật không biết bao giờ tỉnh lại.
Tưởng cũng xin nhắc lại, anh Võ Thành Nhân là con của ông Võ Thành Vấn, người đã mổ bụng tự sát tại khám đường Huyện Chợ Mới để phản đối chánh quyền cs đàn áp PGHH vào năm 2000,
Trước tình trạng như trên, qua những sự việc đã cho thấy rõ bản chất hung tàn, dã man, tàn bạo của những người được cho là đại diện của luật pháp , coi mạng người như cỏ rác , hành xử như những tên côn đồ bại hoại.
Giáo Hội PGHH Thuần Túy khẩn đưa tin và tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước về những hành vi này của toán công an và dân phòng huyện Hóc Môn, TP.HCM, thể hiện bản chất của chế độ CHXHCNVN.
Về tình trạng của anh Võ Thành Nhân, có gì chúng tôi sẽ loan báo thêm.
Quý vị có thể biết thêm tin tức cụ thể có thể liên lạc:
Võ Thành Vấn, Đt: 012.88.959.192.
Lê Phước Hải: 093.25.88.795.

Ngày 19 tháng 7 năm 2013.
TM. Giáo Hội PGHH Thuần Túy
Trưởng Ban Truyền Thông
TRƯƠNG THÀNH LONG

Gia đình Trần Huỳnh Duy Thức lại kêu oan

Gia đình Trần Huỳnh Duy Thức lại kêu oan

Cập nhật: 07:48 GMT - BBC - thứ sáu, 19 tháng 7, 2013
Ông Trần Huỳnh Duy Thức tại tòa
Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị án tù 16 năm, thêm 5 năm quản chế
Thân phụ nhà hoạt động dân chủ bị cầm tù Trần Huỳnh Duy Thức vừa gửi đơn kêu oan lần thứ 4 lên Chủ tịch nước Việt Nam.
Trong thư gửi tới BBC, ông Trần Văn Huỳnh viết đã bốn năm trôi qua kể từ ngày "con trai tôi bị bắt và giam cầm" vì tội Lật đổ theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Ông Huỳnh cho biết trong năm 2011, ông đã có ba lần gửi đơn kêu oan lên Chủ tịch nước, lúc đó là ông Nguyễn Minh Triết. Bên cạnh đó ông cũng gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm đến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Quốc hội, Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.
"Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy hồi đáp hay động thái nào từ những người nhận. Ngược lại, trong vòng 10 tháng qua, Thức đã hai lần bị đưa vào biệt giam với lần gần đây nhất trong những điều kiện đối xử khắc nghiệt, đi ngược lại với pháp luật trong nước lẫn các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết."
Ông Trần Huỳnh Duy Thức cùng một sỗ tù chính trị khác đang bị giam tại Trại giam Xuân Lộc, hay còn được gọi là Trại Z30A, của Bộ Công an.
Đơn kêu oan của ông Trần Văn Huỳnh, lần này gửi tới Chủ tịch Trương Tấn Sang, viết: "Từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2013, Thức đã bị giam giữ riêng biệt trong một phòng nhỏ đóng kín cửa liên tục, chỉ trừ thời gian trại giam phát bữa ăn".
"Gần đây, trong liên tiếp 10 ngày từ 24/5 đến 2/6/2013, con tôi bị đưa vào biệt giam trong một buồng rất nhỏ chỉ 4m2, không có ánh sáng, rất dơ bẩn và tiềm ẩn nhiều mầm bệnh do nhiều năm không được lau dọn vệ sinh, mỗi ngày chỉ được 2 chén cơm trắng không có thức ăn và chỉ được 1 lít nước cho mọi nhu cầu ăn uống, sinh hoạt."
Gia đình ông Huỳnh cho rằng các điều kiện đối đãi như trên là "bất công, không nhân đạo, hạ thấp phẩm giá con người và vi phạm điều 5 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, điều 7 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng các quy định thuộc Quy chế Tổ chức trại giam (ban hành kèm Nghị định số 60-CP ngày 16-9-1993 của Chính phủ)".
Lá đơn cũng nói ngày 23/11/2012, một thông cáo của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Nhóm Công tác chống Giam giữ Tùy tiện (UNWGAD) đã kết luận rằng việc bỏ tù ông Trần Huỳnh Duy Thức và ba người khác trong cùng vụ án "là tùy tiện và vi phạm điều 9, 19 và 21 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên ký kết”.
Nhóm Công tác này đã "yêu cầu Việt Nam trao trả tự do cho 4 công dân trên và bồi thường cho họ".

Án oan sai

Đơn của ông Trần Văn Huỳnh "khẩn thiết kính mong Chủ tịch cứu xét lại vụ án, giải oan cho con tôi cùng các công dân Việt Nam đang chịu án oan sai khác đã có kết luận của Nhóm Công tác chống Giam giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) để con tôi và những công dân có trách nhiệm với Tổ quốc khác sớm được đoàn tụ với gia đình và đóng góp sức mình cho sự phát triển bền vững và phồn vinh của đất nước".
"Con tôi bị đưa vào biệt giam trong một buồng rất nhỏ chỉ 4m2, không có ánh sáng, rất dơ bẩn và tiềm ẩn nhiều mầm bệnh do nhiều năm không được lau dọn vệ sinh, mỗi ngày chỉ được 2 chén cơm trắng không có thức ăn và chỉ được 1 lít nước cho mọi nhu cầu ăn uống, sinh hoạt."
Ông Trần Văn Huỳnh
Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức ra tòa lần đầu hôm 20/01/2010, cùng các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long trong vụ xét xử được cho là phản ánh thái độ không khoan nhượng của chính quyền Việt Nam trước các quan điểm chính trị đối kháng, nhất là trong thời gian trước khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 11.
Các vị trên đều bị buộc tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Ông Thức kiên quyết không nhận tội và lãnh bản án nặng nhất là 16 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia.
Tòa phúc thẩm hôm 11/05/2010 giữ nguyên bản án này.
Tới nay hai ông Lê Thăng Long và Lê Công Định đã được trả tự do, trong khi ông Thức và Nguyễn Tiến Trung vẫn còn đang thực hiện án tù.
Đi kèm với đơn, ông Trần Văn Huỳnh cũng gửi danh sách 10 người mà ông nói là "các công dân Việt Nam đang chịu án oan sai khác đã có kết luận của UNWGAD", trong đó có Linh mục Nguyễn Văn Lý và blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày).
Tin cho hay ông Nguyễn Văn Hải đang tuyệt thực tới ngày thứ 27 trong tù.

Sự thật rợn gáy về quán cơm 'bao no' ở Sài Gòn

Sự thật rợn gáy về quán cơm 'bao no' ở Sài Gòn

XZone - 18/07/2013 09:07

Để kéo khách, các chủ quán cơm ở Sài Gòn đang rỉ tai nhau về một loại bột nở có nguồn gốc từ Pháp mà sau khi cho bột vào gạo và nấu, lượng cơm thu được gấp 2 – 3 lần so với cách nấu thông thường.

Gói bột trắng 6 ngàn đồng giúp cơm nở gấp 3 lần

Sau nhiều ngày xin vào làm việc tại một quán cơm trên đường Tên Lửa, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP HCM, phóng viên được cô chủ quán tên Huyền giao cho công việc vo gạo, cũng như chuẩn bị công đoạn nấy cơm bán cho khách.

Trong những ngày đầu mới vào làm việc, công đoạn này tôi không được tiếp cận mà chỉ làm các việc nhỏ nhặt như bưng cơm cho khách, dọn bàn… Sau một thời gian khi đã tin tưởng, cô chủ quán mới chịu giao cho tôi công đoạn vo gạo nấu cơm và tất nhiên là không quên hướng dẫn tôi cách thực hiện nồi cơm Thạch Sanh.

Công thức mà cô Huyền hướng dẫn cho tôi đó là: cứ 3 kg gạo là cho một gói bột nở, nấu khoảng 5 phút bớt nước và rắc thêm một ít bột trên mặt là cơm sẽ thơm ngon và dẻo dai. Theo tìm hiểu của tôi thì đa phần các hàng cơm bụi đều cho khách ăn cơm thêm thoải mái, nhiều quán cơm đều ghi biển “bao no” (ăn khi nào no thì thôi, không tính tiền thêm).

Dù khách có đông đến mấy, cũng chỉ khoảng 30 phút sau là quán đã kịp nấu nồi cơm trắng dẻo, thơm phức nhờ gói bột trắng hóa chất phép màu. Theo sự chứng kiến của tôi thì cứ khoảng 3 – 5 ngày, cô Huyền lại gọi điện thoại cho một đại lý ở chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) giao hàng, mỗi lần lấy khoảng 100 gói bột này vói giá 6 ngàn đồng/gói.

Theo tiết lộ của một phục vụ quán cơm bao no trên đường Phạm Văn Bạch (quận Tân Bình ) thì chỉ cần 2 gói bột màu trắng này có thể hóa phép cho 10 kg gạo nở bung trắng đều, hạt to mẩy khi đã chín thành cơm, tương đương như khi nấu 20 - 25 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công. Loại bột này được chủ quán cơm cho biết mua tại chợ Bà Chiểu.

Từ lâu chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP HCM) được biết đến là khu chợ lâu đời, buôn bán nhiều loại gia vị nổi tiếng và tiểu thương nào cũng có sẵn mấy chục lượt khách quen đến mua hàng ngày. Chợ bán nhiều loại gia vị từ quế, hồi, đến các loại bột làm bánh, bột nở... và mỗi hàng lại có những loại tạp phẩm không giống ai để cạnh tranh lợi nhuận.

Trong vai một người bán quán tìm mua loại bột để ngâm gạo giúp nấu cơm chín nhanh và nở tơi mẩy gấp đôi số gạo bình thường, chúng tôi tìm tới khu chợ Bà Chiểu dò hỏi. Tuy nhiên khi đến quầy trưng bày gia vị trong chợ, chúng tôi không hỏi ngay được sạp nào bán loại hóa chất này.

Phải mất một lúc lâu tìm kiếm, mới có một chủ sạp kéo nhẹ tay tôi bảo: “Chị có loại bột nở đấy”. Chị Gái (chủ sạp Chị Gái – Anh Tâm) bật mí, loại bột này chỉ bán cho người quen hoặc có khách hỏi mới đưa chứ không bán đại trà. “Cái này là hàng của ngoại mà, hàng của Pháp đấy. Vì đây là loại bột mới, chưa có nhiều người biết đến nên chị chỉ trưng bày vài gói để làm mẫu, khách hỏi chị mới đem ra thôi”, chị Gái tiết lộ.

Thấy có vẻ gặp phải mối, chị chủ quán lôi ra một hũ trong đó có khoảng 10 gói bột màu trắng hồng nhỏ bằng 4 ngón tay và bắt đầu giới thiệu: “Đây chính là loại bột mà em cần tìm, chỉ cần cho một gói vào 3 kg gạo là giúp hô biến gạo thành cơm nhanh chóng và lượng cơm bằng em nấu 6 kg gạo”.

Theo quan sát của chúng tôi, bên ngoài vỏ gói bột ghi hầu hết bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn mác hay hạn sử dụng nhưng chủ sạp vẫn khẳng định đây là hàng nhập.

Xé vỏ giấy ra bên trong là thứ bột trắng, nhỏ mịn như đường cát và có mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên, gói giấy bọc vỏ bên ngoài lại in chữ Trung Quốc và có hình cô gái nội trợ. Hỏi cách sử dụng bột sao cho hiệu quả, chị Gái bật mí: “Chỉ cần ngâm 15 - 20 kg gạo chung với 5 gói nhỏ loại bột này rồi đem hấp khoảng 1 tiếng, gạo sẽ nở bung, cho lượng cơm nhiều gấp đôi so với bình thường. Thêm nữa, loại bột này còn có tác dụng làm cơm chín rất nhanh. Ngâm bột này vừa giúp gạo nở nhanh, nhiều và chín mau mà không mất công làm gì cả, lợi lắm đấy”.

Chúng tôi tỏ vẻ không tin, chị Gái tiếp tục trấn an “Em cứ xài thử, nếu không nở gấp đôi, đem đến đây chị bù tiền gấp 10 lần cho em”. Chị Gái còn chia sẻ thêm: “Khách của chị hầu hết là chủ quán cơm bình dân, em không phải lo, cứ an tâm mà dùng, có gì khó hiểu alo chị hướng dẫn cho”.

Chúng tôi đánh bạo hỏi thêm vài điều về gói bột thần này, chị Gái không giấu diếm: “Một đĩa cơm giá 12.000 - 15.000 đồng, tính tất cả chi phí và lại còn bao no nữa chứ. Thử hỏi không có loại bột này, ai dám bao no cho khách? Thế nên chủ quán cơm đến đây hỏi mua gói bột này rất nhiều, vì họ làm như vậy mới có lãi”. 

Khách ăn cơm thoải mái không tính tiền là nhờ bột nở thần kỳ

Nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng

Sau khi mua 5 bịch bột trắng, chúng tôi tiếp tục theo chân 1 chị bán hàng cơm vỉa hè ở Bình Thạnh hỏi về công dụng loại bột xem có đúng không, vì “bọn em muốn mở quán cơm bình dân”. Chị Thùy, 35 tuổi, thâm niên bán cơm vỉa hè 5 năm cho biết, dân trong nghề gọi bột này là bột nở có tác dụng làm thịt nhỏ to ra gấp 2, hạt gạo ngâm đem hấp lên to ra gấp 2,3 lần mà chẳng cần công sức gì cả.

Vì vậy “một ngày ước tính bán 40kg gạo, nhưng kỳ thực chúng tôi chỉ bỏ tiền mua 15 – 20 kg gạo thôi bởi cho bột vào ngâm gạo rồi hấp lên ra cơm nở, xốp và chín nhanh, mà được nhiều lắm. Nhưng cơm ăn không được dẻo, sống sượng”. Vừa nói chị Thùy vừa đẩy mấy thau gạo mới ngâm, quấy thêm ít bột và chuẩn bị đưa vào nồi hấp cho cơm nở, chuẩn bị bán buổi trưa.

Ghé qua quán bán cơm gần bệnh viện Ung bướu (quận Bình Thạnh ), chúng tôi luôn thấy chủ quán rất xởi lởi đong 1 bát cơm trắng to đùng khi khách gọi xin thêm. Thức ăn nhiều, cơm ngon, lại mong muốn giá rẻ, nên chủ quán cơm như chị Thùy phải nghĩ cách sao cho thịt đẻ 2, cơm sinh 3 mới mong có lời.

Nhiều khách ăn cơm rẻ hàng ngày cho biết, họ ít khi quan tâm đến việc cơm ra sao mà chỉ chăm chăm xem rau, thịt, cá có sạch và ôi thiu hay không. Vì thế việc cơm nở từ gạo ngâm bột trắng hóa chất gì đó với họ là ngoài sức tưởng tượng. Anh Nguyễn Quang Sáng, nhân viên văn phòng ở Bình Thạnh cho biết: “Hàng ngày tôi vẫn ăn cơm 15.000 đồng/suất, đầy đủ rau, thịt, cá và chủ quán còn hào phóng miễn phí thêm cơm nên đây là quán ruột”.


Những quán cơm bao no luôn trở thành "quán ruột" của dân lao động 
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – giám đốc trung tâm dinh dưỡng TP HCM cho biết, loại bột mà phóng viên đề cập tới là một loại hóa chất giúp giữ hơi nước trong hạt gạo cũng như tổng hợp các chất khí giúp hạt gạo nở to hơn bình thường, và chính điều này có thể nguy hại đến sức khỏe người sử dụng. Chưa kể việc các quán cơm sử dụng một loại bột không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hướng dẫn sử dụng là sai quy định và vi phạm pháp luật.

Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm được nhiều người rất quan tâm và Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y Tế cũng liên tục đưa ra những khuyến cáo cho người dân nên chọn những loại thức ăn có nguồn gốc xuất xứ, hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên đối với tầng lớp như sinh viên, người lao động nghèo thì lại không có điều kiện và cơm bụi vẫn là lựa chọn số 1 đối với họ.

Thạc sĩ Trương Quốc Khánh – Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM cho rằng, hiện tại không thể quản lý nổi đối với loại hình thức ăn đường phố do không đủ năng lực cán bộ, cán bộ trạm y tế quá thiếu, quá yếu và thay đổi liên tục.

Vấn đề là các đối tượng kinh doanh quán cơm đường phố hầu hết là dân nghèo, vì mục đích mưu sinh nên thường bỏ qua hoặc không biết về các yếu tố ô nhiễm, nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm và bất chấp tất cả chỉ nhằm mục đích mang lại lợi nhuận. Như vậy, để phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, việc nâng cao ý thức cho những người bán hàng thức ăn đường phố, cũng như nâng mức độ nghiêm khắc của các chế tài xử lý phạt là rất cần thiết.
Theo Hôn nhân & Pháp luật

Bài phát biểu của dân biểu Anthony Byrne tại Quốc Hội ngày 17/06/2013


Bài phát biểu của dân biểu Anthony Byrne tại Quốc Hội ngày 17/06/2013

facebook Tran Xuan Le
Bấm vào đây để đọc tiếng Việt

http://www.pocfonline.net/2013/06/bai-phat-bieu-cua-dan-bieu-anthony.html

Anthony Byrne MP of Holt:
Hôm nay tôi rất hân hạnh được nói về cuộc vận động tại nghị trình này của vị dân biểu đơn vị Fowler, người nổi tiếng là một nhà vận động nhân quyền cho Việt Nam. Tôi đã đọc nhiều văn bản mà ông đã chuẩn bị cho buổi điều trần ngày hôm nay. Tôi xin chúc mừng ông( cho việc hình thành) cuộc vận động này. Tại đây, tôi cũng xin nêu lên cảm xúc của tôi , và từ cái viễn kiến rõ rệt của tôi, những mối quan tâm của cộng đồng người Việt tại địa phương thuộc đơn vị bầu Holt của tôi, về những sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Khi nhìn vào các báo cáo chính thức, chúng ta được biết nước Úc có được một quan hệ song phương vững chắc với Việt Nam kể từ khi mối liên hệ ngoại giao được thiết lập vào năm 1973. Chúng ta cũng được biết nước Úc đã trở nên điểm đến hàng đầu về học tập cho các du học sinh Việt Nam, với hơn 23,000 du sinh đã ghi danh vào các cơ sỏ giáo dục của Úc và khoảng 10,000 sinh viên đang theo học hệ giáo dục Úc và các khoá huấn luyện ngay tại Việt Nam. Điều này rõ ràng được phụ trợ của viện đại học RMIT với sự điều hành hoạt động ngay tại Vìệt Nam kể từ 2001, được coi là viện đại học đầu tiên tại VN do ngoại quốc hoàn toàn làm chủ. Đó là những gì chúng ta được biết.

Tại nước Úc này, tôi hãnh diện để nói rằng chúng ta có một cộng đồng Việt Nam tuyệt vời với hơn 150,000 người. Văn bản thống kê của DFAT đưa con số lên tới 210,000 người. Cho dù là con số nào thì đây cũng là một cộng đồng tuyệt hảo đã đóng góp đáng kể cho đất nước chúng ta. Tôi tin rằng đây là cộng đồng lớn lao hàng thứ tư ở bên ngoài Việt Nam. Kể từ 1975, những di dân Việt Nam đã có những đóng góp sâu rộng cho nước Úc qua nền văn hoá của họ, lịch sử của họ và cả những gì họ mang đến cho đất nước này. Họ là những người tự hào về việc luôn quan tâm một cách sâu sắc đến quê hương của họ.. Vì vậy, tôi xin lập lại, trong khi Nước Úc có mối liên hệ chặt chẽ với Việt Nam, nhiều người Việt tại Úc rất lo lắng đến những chuyện vi phạm nhân quyền trắng trợn trước đây, cả trong quá khứ và ngay lúc này tại Việt Nam.

Cộng đồng Việt Nam, những người đã chọn nước Úc làm quê hương mới đã đang thụ hưởng những ưu điểm của cuộc sống trong một nền dân chủ và những nguyên tắc nhân quyền căn bản toàn cầu. Họ có tự do tư tưởng. Tuy vậy, họ mong ước bà con thân thuộc của họ tại quê nhà cũng được thụ hưởng những quyền tự do tương tự.. Dưới chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đương thời, những tự do như thế đối với nhiều người không hề hiện hữu. Thay vào đó, như chúng ta đã nghe từ những bản điều trần của hai vị dân biểu đáng kính vừa qua, nhà cầm quyền Việt Nam liên tục trấn áp một cách có hệ thống các quyền tự do tư tưởng, tự do lập hội, tự do tụ tập trong hoà bình .

Tôi có nghe nói về cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Úc lần thứ 9 nơi vị dân biểu đơn vị Fowler có tham dự trong đó. Trong khi đó là một cơ hội để chúng ta trình bày, nhưng cũng không thể ngăn cản tôi, thay mặt cộng đồng người Việt tại khắp các nơi trên nước Úc, cất lên một tiếng nói thật to, thật dõng dạc tại nơi này Tôi đây, và dân biểu Luke Donellan của đơn vị Narre Waren North,, người bạn đồng viện tiểu bang Victoria của tôi đã từng đặt chân đến Việt Nam trước đây, cùng với vị dân biểu đơn vị Fowler và những báo cáo đồng lòng khác, chúng tôi sẽ tiếp tục tường trình những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam lên Quốc Hội. Và chính phủ Việt Nam phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tôi xin được cám ơn tiến sĩ Kiều Tiến Dũng, giám đốc chương trình tiếng Việt của đài truyền hình 31, người đã tự tìm đến văn phòng của tôi để bàn thảo về những vi phạm nhân qiuyền đã và đang xảy ra tại Việt Nam. Ông đã đặc biệt lưu ý tôi về trường hợp hai nhà hoạt động trẻ đã bị bắt giữ trước đây và bị kết tội “ chỉ trích chính quyền”. Quý vị hãy tưởng tượng nếu chúng ta làm như thế trên đất nước này: có lẽ chúng ta sẽ phải bắt giữ hầu như cả nước. Nói gọn một cách cơ bản, ở Việt Nam, nếu quý vị chỉ trích chính phủ, quý vị sẽ phải vào tù. Điều này không thể chấp nhận được. Cho dù có là một chế độ cộng hoà xã hội chủ nghĩa đi chăng nữa cũng không thể chấp nhận được.

Như chúng ta đã được biết, trong tháng vừa qua, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên và chuyên viên máy vi tính Đinh Nguyên Kha đã bị buộc tội lật đổ chính quyền. Thật khôi hài khi nghe những sinh viên trẻ bị kết tội lật đổ chính quyền. Theo báo chí truyền thông nhà nước , tổ chức tự mệnh danh tự do, độc lập và đáng tôn trọng tường thuật, Nguyễn Phương Uyên và Đinh NGuyên Kha bị bắt giữ vì tán ohát các truyền đơn mang nội dung xuyên tạc đảng và các chính sách của nhà nước liên quan tới tôn giáo và chủ quyền đất đai, đồng thời đưa ra một quan điểm bóp méo sự thật về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Đây là hai người sinh viên trẻ. Một lần nữa, cũng chính truyền thông báo chí nhà nước, tổ chức tự xưng độc lập đã tố cáo hai người này về việc kêu gọi và xúi giục nhân dân chống đối đảng CSVN và nhà nước CHXHXNVN..

Như tôi đã nói, đối với các quốc gia dân chủ khác, nếu có người bị đưa ra toà xử án chỉ vì đã phát tán truyền đơn chỉ trích chính quyền, có lẽ chúng ta sẽ có một cuộc cách mạng ngay trong tầm tay. Tôi thấy đây là một điều không thể tin được. Và nhờ cộng đồng Việt Nam của chúng ta ở đây đã phản ảnh lại mà tôi biết điều đó. Họ xót xa cảm nhận rằng, chỉ với một phiên toà kéo dài một ngày trong tháng Năm 2013, người nữ sinh trẻ Nguyễn Phương Uyên bị tuyên án 6 năm tù giam trong khi Đinh Nguyên Kha nhận bản án 8 năm. Phiên toà chỉ một ngày? Hệ thống công lý của một quốc gia kiểu gì thế?

Theo tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Right Watch), Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, ở tại Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận là một nữ sinh viên. Công an bắt giữ cô ngày 14-10-2012 tại quận Tân Phú và dẫn cô đến giam giữ tại đồn công an Tây Thanh mà không hề thông báo cho gia đình cô biết. Quý vị thử tưởng tượng, nếu tại đất nước này, con trai hoặc con gái của quý vị vì phản đối một cách hợp pháp mà bị giam giữ và quý vị không được cho biết nơi chúng bị giam giữ chỗ nào, Gia đình và bạn hữu của Phương Uyên đã lao vào một cuộc tìm kiếm quy mô với sự yêu cầu đòi hỏi đồn công an, đồng thời họ cũng cấp báo dư luận công khai qua các phương tiện truyền thông ngoài nước như các đài BBC, Radio Free Australia… Mãi cho đến 8 ngày sau đó, xin nhắc lại 8 ngày sau, một nhân viên công an của đồn công an Tân Thanh mới cho mẹ cô biết cô đã bị chuyển tới đồn công an thuộc tỉnh Long An. Ngày 23-10-2012, công an Long An xác nhận rằng Phương Uyên bị buộc tội có hành động tuyên truyền chống nhà nước., chiếu theo điều 88 của bộ luật hình sự.- Đó là cái tự do ngôn luận có được ở Việt Nam – Theo bản cáo trạng, Nguyễn Phương Uyên bị chính thức bắt giữ vào ngày 10-10-2012, có nghĩa là 5 ngày bị bắt trước đó không được tính tới. Theo các bản báo cáo, mẹ Phương Uyên tuyên bố rằng, trong lần viếng thăm con gái ngày 26-04-2013, bà thấy nhiều vết tím bầm trên cổ, ngực và tay của con gái. Mẹ cô bảo con gái bà cho biết đã bị đánh đập , bị đá vào bụng rất nghiêm trọng trong thời gian bị giam giữ. Chỉ đến khi cô bất tỉnh, đám cai ngục mới ngừng tay đưa cô đến bác sị. Nhân quyền ở VN như thế đó.
Cũng theo tổ chức Human Right Watch, Đinh Nguyên Kha, cư ngụ tại Long An. Ngày 10-10-2012, anh bị tố cáo đi rải truyền đơn chống chính quyền ở tại An Sương, một địa điểm thuộc ngoại ô thành phố. Ngày 29-10-2012, toà án nhân dân thị xã Tân An đã kết tội và tuyên án Đinh Nguyên Kha 2 năm tù giam cho việc “cố ý rải truyền đơn”. Theo chính quyền nhà nước CHXHCNVN, không được phép phát tán truyền đơn, bởi vì ở Việt Nam, đặc biệt khi nói về chủ đề tự do, điều đócó thể gây thương tật cho người khác. Anh Kha cũng bị buộc tội khủng bố chiếu theo điều luật 84, một điều luật thật quá tương xứng với định nghĩa trên của họ.

Chính quyền nước Úc phải tiếp tục lên án mạnh mẽ những vi phạm nhân quyền này bởi vì chẳng có gì tệ hơn việc vi phạm nhân quyền. Thay mặt cho cộng đồng người Việt, chúng ta cần phải nêu lên những vấn nạn trên cho đến khi nhà cầm quyền VN thay đổi lập trường, cho đến khi họ đối xử với chính người dân của họ một cách tôn trọng, cho đến khi họ để cho nhân dân họ có những quyền lợi mà cộng đồng người Việt ờ đây đang có.

Ttong thời hạn còn lại của cuộc điều trần này của tôi, tôi cũng muốn nêu lên một cách ngắn gọn về tình thế đương thời của cha Tađeo Nguyễn Văn Lý, một linh mục công giáo đã được hai dân biểu quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith và Zoe Lofgren đề cử cho giải Nobel hoà bỉnh năm 2013 này. Chúng ta đã biết chuyện của cha Lý, nhưng có thể quý vị không biết rằng vào năm 2006, người bạn đồng viện quốc hội Luke Donellan của tôi, dân biểu thuôc vùng Narrwe Warren North, ông đã từng đến thăm cha Lý vào tháng Ba 2006 để thảo luận về việc cha bị đối xử ra sao trong tay giới chức chính quyền. Sau lần thăm viếng đó, Ông Donellan, người bạn đồng viện của tôi, một vị dân cử của chính quyền tiểu bang đã bị chính quyền VN cấm không cho vào VN trong 5 năm.. Hành động cấm cửa này của nhà cầm quyền CHXHCNVN đối với một vị dân biểu quốc hội, ít nhất phải nói là, thật đáng thất vọng. Và đó là tôi đã dùng ngôn ngữ ngoại giao. Ông Donellan là người luôn đứng lên đấu tranh để bảo vệ những quyền căn bản toàn cầu của con người .

Một lần nữa, xin cám ơn ngài dân biểu đơn vị Fowler cho cuộc vận động này. Chúng ta sẽ cùng tiếp tục nêu lên những vấn đề đương thời cùng những vi phạm đamg tiếp diễn. Các sinh viên trẻ phải có quyền phản đối mà không bị cầm tù, đánh đập, không thể bị bắt bớ vô cớ. Những điều này đang tiếp diễn tại Việt Nam. Chính quyền Úc không thể cứ bàn thảo đối thoại với Việt Nam mà không tiếp tục nêu lên những vấn nạn trên. Ngày nào tôi còn có mặt tại nghị trường này, chúng ta sẽ còn tiếp tục phải làm như vậy.
Xin cám ơn
A. Byrne

Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ


Bản đồ Sài Gòn và vùng phụ cận vào thập niên 60.
“Đà phát-triển trong quá khứ, từ thành-phố cổ, thường hướng theo phía Bắc dọc theo những giải phù sa cổ. Kế-hoạch phát-triển tương lai cũng sẽ theo đường hướng nầy, và bất cứ một kế-hoạch thực-tế nào nhắm hướng dẫn sự phát-triển Thủ đô Sàigon cũng phải nhận thức ro những yếu-tố nầy” – Đề xuất về hướng phát triển cho Sài Gòn trong Đồ án Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm năm 1972.

Quy hoạch sư Nguyễn Đỗ Dũng
Từ giữa thập niên 60, chính phủ Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế USAID đã hỗ trợ kỹ thuật cho phía miền Nam Việt Nam về quy hoạch đô thị. Kể từ thời gian này, rất nhiều các đồ án quy hoạch và nghiên cứu  về đô thị quy mô và có chất lượng tại miền Nam được thực hiện. Trong bài viết này, tôi giới thiệu sơ bộ cách tiếp cận của một số đồ án này mà không đi sâu về các đề xuất quy hoạch của từng đồ án – đây sẽ là chủ đề cho các bài giới thiệu sau.

Điển hình là hai đồ án quy hoạch do hai công ty rất có tên tuổi trên thế giới lúc đó thực hiện: Quy hoạch chung thành phố Sài Gòn do công ty Doxiadis Associates – Consultants on Development and Ekistics[i] (Hy Lạp) lập năm 1965 và Quy hoạch phát triển Thủ Thiêm do công ty Wurster, Bernardi and Emmons[ii] (Hoa Kỳ) chủ trì lập năm 1972 thực hiện. Bên cạnh đó, Frank Pavick và James Bogle lần lượt thực hiện những báo cáo chi tiết về hoạt động quy hoạch đô thị ở miền Nam và những vấn đề của thành phố Sài Gòn. Cũng tác giả Frank Pavich sau đó còn thực hiện Khảo sát sử dụng đất tại Vùng đô thị Sài Gòn cho Tổng Nha Kiến thiết và Thiết kế Đô thị[iii]. Những tại liệu này không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích về một phần lịch sử phát triẻn của thành phố cũng như lĩnh vực quy hoạch tại miền Nam, chúng còn cung cấu một mô hình thực hiện quy hoạch hoàn chỉnh trong điều kiện kinh tế thị trường và dựa vào phân tích khoa học hơn là các yếu tố thị giác đơn thuần – những vấn đề mà ngành quy hoạch Việt Nam đương đại, vốn xuất thân kiến trúc và trong điều kiện kinh tế chỉ huy, đang rất bối rối.

Các đồ án quy hoạch nêu trên mặc dù nghiên cứu rất kỹ lưỡng không chỉ về kiến trúc, khí hậu, đất đai mà còn cả nhu cầu giao thông giữa các khu vực và kinh tế/tài chính. Các hồ sơ quy hoạch thường kết thúc với phần đưa ra giải pháp triển khai, tài chính dự án và cả đề xuất rất cụ thể về chính sách cũng như luôn kèm theo thiết kế chi tiết một dự án thí điểm.
Nghiên cứu các hướng phát triển của Sài Gòn theo trình tự thời gian trong hồ sơ của Bogle (c).
Biểu đồ về giá đất cho phép theo tỷ lệ sử dụng đất và chi phí san nền trong hồ sơ của DA (a).
Dự báo năng lực tài chính địa phương cho đầu tư vào nhà ở giai đoạn 1965 - 2000 tại vùng Sài Gòn trong hồ sơ của Dioxiadis Associates (a).

Những đồ án hoàn chỉnh và sâu sắc
Hồ sơ đồ sộ của Dioxiadis Associates (a) giống một nghiên cứu tổng thể quy mô về khí hậu, đất đai, địa hình – địa mạo, dân số, nhà ở và năng lực tài chính không chỉ của Sài Gòn mà cả miền Nam lúc đó hơn là một đồ án quy hoạch đơn thuần. Chương trình đồ sộ của Đồ án thể hiện qua 6 phần:
  • Phần I: Chương trình phát triển cho vùng đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn trong vòng 30 năm với liệt kê chi tiết nhu cầu phát triển và tài nguyên cần thiết để thỏa mãn nhu cầu này.
  • Phần II: Đề xuất tổ chức hành chính cần thiết đề triển khai chương trình trên bao gồm cơ chế hành chính của chính phủ, sự tham gia của các thể chế tư nhân, tổ chức và ngân hàng.
  • Phần III: Một dàn ý kế hoạch để hướng dẫn sự phát triển của vùng đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn trong đó có định hình nội dung của quy hoạch, của các nghiên cứu cần thiết thực hiện và cách thực hiện chúng, xác định những điều kiện cho phép triển khai thực hiện ngay lập tức tại một số khu vực trước khi quy hoạch được lập.
  • Phần IV: Nghiên cứu so sánh các loại hình nhà ở phù hợp với khí hậu Việt Nam.
  • Phần V: Nghiên cứu so sánh tính chất các loại đất đai trong vùng (khô ráo, bán ngập, cao, thấp, v.v…) và chi tiết về giá trị và loại hình phát triển phù hợp cho từng loại.
  • Phần VI: Mô tả chi tiết và đề xuất về các loại vật liệu địa phương và nhập khẩu cũng như nền công nghiệp vật liệu tại địa phương.
  • Phần VII: Mô tả về nguồn nhân lực trong nước để lập và thực hiện chương trình và đề xuất về đào tạo nhân lực (công nhân xây dựng, thợ mộc, nhân viên khảo sát, họa viên, kiến trúc, kỹ sư, quy hoạch sư,v.v…).
  • Phần VIII: Quy hoạch tổng thể một dự án thí điểm thử nghiệm cho khoảng 10,000 ngôi nhà phù hợp với môi trường Việt Nam. Đề xuất quy hoạch chi tiết cho một khu dân cư đầu tiên với khoảng 1000 căn nhà cho dự án trên. Dự án này sẽ giúp cung câp thông tin về các vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai chương trình phát triển này cũng như đào tạo nhân lực và đề trình bày những gì là khả thi.
Bản đồ minh họa quy hoạch Thủ Thiêm của WBE năm 1972 (b).
Đề xuất về hệ thống giao thông vùng và kết nối hai bờ sông Sài Gòn trong đồ án Thủ Thiêm của WBE năm 1972 (b).

Đồ án Thủ Thiêm năm 1972 là một ví dụ khác. Khẳng định sự thất bại của đồ án quy hoạch trước (ví dụ: Đồ án Thủ Thiêm năm 1968) là do “dựa trên việc sưu tầm thiếu sót vào những đặc tính thể chất của địa điểm và vô số các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc phát triển”[iv], đồ án Thủ Thiêm năm 1972 bao gồm các phần Sưu-khảo (nghiên cứu) sau (a):
  • Thiết kế thể chất (quy hoạch vật thể): thu thập dự liệu về dân số và đặc điểm đất đai của vùng Sài Gòn (SMA). Xu hướng phát triển được so sánh với các yếu tố vật thể mà sẽ ảnh hướng việc phát triển SMA trong những thập niên tới.
  • K thut: địa chất được nghiên cứu để tìm phương pháp san nền  tốt nhất cho khu vực thấp và ngập nước. Hệ thống kênh rạch được khảo sát và các dòng kênh chính được vẽ mặt cắt để nghiên cứu.
  • Vn ti: nghiên cứu về lưu lượng giao thông cho hệ thống đường nội bộ của bán đảo[v]. một phân tích về các giải pháp vượt sông Sài Gòn được chuẩn bị để đánh giá về phương pháp và chi phí.
  • Kinh tế: giá trị đất đai và sử dụng đất được dự báo cho thời gian 30 năm tới và những giả thuyết về khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của bán đảo được đặt ra. Một phân tích phí tổn-lợi ích (cost-benefit analysis) cho từng phương pháp và một sơ đồ về dòng tiền (cash flow) đầu tư công cho bán đảo được thực hiện. Nguồn tài chính bên ngoài và năng lực của các thể chế tài chính địa phương được nghiên cứu.
  • Những yếu tố khác: những chính sách và luật lệ của chính quyền được đánh giá về tác động của chúng đối với phát triển đô thị.
Và như kết luận trong phần Sưu-khảo , những nghiên cứu này vượt khỏi phạm vi của bán đảo Thủ Thiêm và hữu ích đối với việc phát triển thành phố nói chung. Đồ án Thủ Thiêm năm 1972 thẳng thắn phê phán mô hình phát triển tuyến tính do Doxiadis đề xuất vì quá áp đặt và dồn lưu lượng giao thông theo tuyến vượt sông Sài Gòn xuyên bán đảo. Đồ án cũng phê phán mô hình đô thị vệ tinh[vi] vì đòi hỏi quá lớn vai trò của chính phủ trong hiện thực hóa quy hoạch. Đồ án đề xuất thành phố tiếp tục những gì thực tiễn đang phản ánh: phát triển dọc trục Đông-Bắc dọc theo mảng đất cao và ổn định.
Ba phần thú vị nhất của đồ án là những thảo luận về việc kết nối hai bờ sông Sài Gòn, phần về tài chính và phần đề xuất chính sách. Dựa trên những nghiên cứu về giao thông và giá trị đất đai, đồ án yêu cầu thành phố sớm hoàn thành tuyến đường vành đai về phía Nam để giảm lưu lượng giao thông xuyên qua trung tâm và kết nối vơi sân bay tương lai[vii], di dời Tân Cảng và Xưởng đóng tàu Hải Quân (Ba Son) để xây cầu thấp kết nối trực tiếp đại lộ Hàm Nghi và đường Nguyễn Bỉnh Khiêm sang Thủ Thiêm[viii]. Cuối cùng, trong nhiều chính sách được đề xuất, nổi bật là việc đề nghị đưa vào hệ thống thuế dựa vào giá trị bất động sản (assessment tax), mở rộng địa giới đô thị để bao gồm vùng nông thôn xung quanh và 20% đất ở triển khai bởi Cơ quan Phát triển Điền địa[ix] sẽ là nhà cho người thu nhập thấp thuê và trợ giá 50%.
Quang cảnh trên đường Tự Do, nay là đường Đồng Khởi, vào năm 1961. Ảnh tạp chí Life.
Chiến tránh xảy ra tại vùng nông thôn khiến dân số Sài Gòn tăng đột biến. Nhà ổ chuột ven kênh là kết quả của quá trình này khi lượng dân nhập cư từ nông thôn quá lớn.

Những lực cản của quy hoạch
Các đồ án và nghiên cứu này tất nhiên không nhất thiết phản ánh chất lượng thực sự của công tác quy hoạch và nghiên cứu đô thị tại miền Nam lúc đó vốn vẫn bị ảnh hưởng của trương phái Beaux Arts do người Pháp để lại (b). Rất khó có thể đánh giá được mức độ tác động của các đồ án và nghiên cứu này vào hoạt động quy hoạch tại miền Nam. Điều kiện chiến tranh và ngân sách eo hẹp không cho phép triển khai những đồ án này. Ngoài ra, theo đánh giá của Seltz vào năm 1970, quá trình chuyển giao công nghệ không thực sự diễn ra do nhân lực chuyên môn yếu kém trong các cơ quan của chính phủ và nguồn tiền tài trợ dồi dào khiến tư vấn nước ngoài có khuynh hướng sử dụng nhân lực ngoại quốc hơn là địa phương (a). Các nghiên cứu và bài báo về hoạt động quy hoạch ở miền Nam cũng lột tả tương đối những vấn đề của đô thị và xã hội lúc đó. Rất nhiều những vấn đề nêu ra nay có thể quan sát thấy trong xã hội và hoạt động quy hoạch đương đại. Ví dụ, Michael Seltz (a), một nhà quy hoạch làm việc trong một nhóm cố vấn cho thị trường Sài Gòn rằng 3 yếu tố tác động tiêu cực đến quy hoạch (ngoài chiến tranh) là: 1/ thiếu thông tin; 2/ nạn tham nhũng khiến việc hợp tác đa ngành không thể diễn ra; 3/ chính quyền địa phương yếu và không có vai trò độc lập với chính quyền trung ương; và 4/ thiếu nguồn tài chính. Dưới đây là lược dịch đoạn tác giả nói về ba vấn đề đầu tiên:
… Quy hoạch Sài Gòn ngày nay gặp khó khăn bởi thiếu thông tin. Không có con số dự báo chính xác về dân số thành phố. […] Không có nghiên cứu về các hoạt động kinh tế cơ bản để trả lời câu hỏi về tỷ lệ các ngành công nghiệp và lao động. […] Không có phân tích mở mức độ khu dân cư cho thấy điều kiện về nhà ở và công trình công cộng. Rất ít các bản đồ tốt thông tin về thuế má. Không có các chương trình tài chánh và thông tin về sử dụng đất mới chỉ bắt đầu manh nha.
Một nhà quy hoạch, một trong số các nhà quy hoạch của (chính phủ) Diệm nói với tôi, không thể làm việc độc lập như một bác sĩ hay luật sư. Anh ta cần hợp tác với rất nhiều các nhóm trong cộng đồng. Nhưng sự hợp tác đó không hề tồn tại ở Sài Gòn. Bất chấp thực tế là Chính phủ Việt Nam là một chính quyền độc tài quân sự, có rất nhiều những trung tâm quyền lực (khác nhau) trong lòng hệ thống hành chính không chấp nhận những nỗ lực hợp tác. […] (tôi) được kể rằng nỗ lo sợ của người Việt Nam về sự thống nhất (unitary) chiếm lĩnh rất nhiều cơ quan và các đầu mối quyền lực liên quan, bởi vì người lãnh đạo (các cơ quan này) có thể kiếm rất nhiều tiền thông qua việc ăn đút lót.
Thêm vào việc thiếu thông tin quy hoạch, nạn tham nhũng và phan tán quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy hành chính, là một thực tế rằng thành phố Sài Gòn không (được vận hành) độc lập. Thị trưởng, trong thực tế, chỉ là một quan chức nhỏ trong chính phủ, phải báo cáo công việc trực tiếp cho tướng chỉ huy quân khu. Ngân sách của ông ta thì bị kiểm soát bởi Bộ Tài Chánh, cơ quan đồng thời nắm sở kế toán của thành phố và là nguyên nhân khiến thành phố thanh toán chậm trễ cho các chủ nợ. Các bộ khác nhau của chính quyền quốc gia quản lý các chức năng quan trọng của thành phố, như là giáo dục phổ thông và công chánh. Đôi khi, người ta cho là những bộ này cố tình đình hoãn các dự án của thành phố để giữ lại một khoản ngân sách (cho riêng mình) vào cuối năm vốn có thể bị trưng thu bởi các bộ khác (b).
Bản đồ tổng hợp tính phù hợp của đất đai cho phát triển đô thị trong đồ án quy hoạch vùng Sài Gòn năm 1974 (e).
Phương án Lưỡng trục thiên Nam - một trong 3 phương án và là phương án giống quy hoạch hiện nay nhất trong đồ án quy hoạch vùng Sài Gòn năm 1974 (e).

Bước đi dài và cuối cùng của quy hoạch tại miền Nam trước 1975?
Tuy nhiên, ở một mặt khác, tài liệu quy hoạch tổng thể cuối cùng cho Sài Gòn mà tôi có: Kế hoch phát trin vt th vùng th đô năm 1974 được ghi là thực hiện bởi Nha Thiết kế Th thôn thuộc Bộ Công chánh và Giao thông là một đồ án rất khoa học và thể hiện sự tiếp thu các đồ án trước đó do người nước ngoài thực hiện. Mở đầu phần I: Phúc trình tiên khởi, bản kế hoạch này xác định :
Phúc-trình này s din-t ln lượt các nhu-cu được ước-toán, khả năng cung-ứng của đất-đai và một số giải-pháp đề-nghị.
Đồ án ứng dụng phương pháp chồng lớp bản đồ bằng công nghệ thông tin để xác định sử dụng đất phù hợp và thậm chí cả mô hình giao thông cho mỗi khu vực trong toàn vùng đô thị Sài Gòn (bao gồm cả Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Nhơn Trạch) và đưa ra quy hoạch cấu trúc có tính định hướng. Trong chương 6: Kết-luận và Đề-nghị, phương pháp được tổng kết vắn tắt như sau:
… các khu vực đều được phân thành ô vuông, mỗi ô có diện tích 1 cây số vuông. Đặc-tính về đất-đai của mỗi ô đều được phân-tích và lượng-giá trên một họa-đồ, miêu-tả bằng các màu sắc đậm lợt ấn-định tùy theo mức độ khả-thi của khu vực. Tất cả các loại họa-đồ này được xếp chồng lên nhau để xác-định họa-đồ tổng-hợp các loại đất-đai khả-dụng.
[…] Đặc-tính thiên-nhiên và nhân-tạo của mỗi ô vuông được ghi nhận bằng các mã-số và ký-hiệu, rồi sẽ tùy theo mật-độ quy-định tại mỗi ô vuông, máy tính điện-tử sẽ ước-toán ra số chi-phí thị-tứ-hóa cho mỗi khu-vực và cho toàn-thể giải-pháp.
[…] Máy tính điện-tử cũng được xử-dụng để giải các mô-thức lưu-thông (một tập-hợp công-thức toán-học phức tạp) và ấn-định các ma-trận di-chuyển (interchange matrix) rồi từ đó suy ra sườn đạo-lộ.
Những phương pháp trình bày ở đây: phân tích sử dụng đất bằng chồng lớp bản đồ (land use suitability analysis) và ấn định hành trình bằng ma trận (trip assignment) cho mỗi khu vực giao thông trong thành phố để từ đó suy ra lưu lượng vẫn là những phương pháp cơ bản được giảng dạy trong các trường quy hoạch tại Hoa Kỳ ngày hôm nay như tôi đang được học. Những phương pháp này tuy nhiên ít được biết tới trong giới quy hoạch đô thị và không được giảng dạy tại Việt Nam ngày hôm nay.
Nếu đây quả thực là một đồ án do người Việt Nam thực hiện, nỗ lực quy hoạch này xứng đáng được tôn vinh và ghi nhận trong lịch sử như là sự chuyển biến từ quy hoạch mang tính thiết kế kiến trúc sang một bộ môn khoa học tổng hợp về phát triển vùng lãnh thổ. Đáng tiếc là di sản này sau đó không được tiếp thu và chìm vào quên lãng sau 1975[x] để tới hôm nay thế hệ các nhà quy hoạch được đào tạo trong nhà trường Xã hội Chủ nghĩa khá bối rối trước nền kinh tế thị trường nơi mà quyết định thiết kế, xây dựng và sử dụng công trình và khu đô thị không còn thuộc độc quyền của nhà nước (và do đó kiến trúc không còn vai trò quan trọng trong quy hoạch như trước).
Nay đã có trong tay tất cả những tài liệu trên nhưng với quy mô đồ sộ của chúng, tôi cần thời gian để nghiên cứu và lần lượt giới thiệu chúng trên trang blog đô th này.

[i] Doxiadis Associates (DA) đứng đầu bởi kiến trúc sư người Hy Lạp Constantinos Doxiadis là một trong những công ty tư vấn quy hoạch đô thị có ảnh hưởng nhất thế giới vào thập niên 1960. Một trong những công trình quan trọng nhất được hiện thức hóa của DA là thủ đô Islamabad của Pakistan.
[ii] Wurster, Bernardi and Emmons (WBE) là công ty kiến trúc có trụ sở chính ở San Francisco (Hòa Kỳ). Công ty được lập ra bởi William Wilson Wurster, người sáng lập Trường Thiết kế Môi trường tại Đại học Californai – Berkely, và sau đó có sự tham gia của hai đối tác trẻ là Bernardi và Emmons. Donn Emmons là người chịu trách nhiệm về đồ án Thủ Thiêm 1972.
[iii] Thiết kế đô thị (urban design) mà chúng ta hiểu ngày nay là một lĩnh vực mới phát triển vào khoảng giữa thập niên 60 nhằm lấp khoảng trống giữa kiến trúcquy hoạch. Trong trường hợp tên gọi của cơ quan này, cụm từ thiết kế đô thị chỉ quy hoạch đô thị và do đó được dịch ra tiếng Anh vào thời điểm đó trong các tài liệu của USAID là urban planning.
[iv] Bản dịch tiếng Việt của đồ án có nhiều lỗi (ngoài yếu tố ngôn ngữ tại miền Nam vào thời điểm đó), tuy nhiên để phản ánh không khí của đồ án, tôi trích nguyên văn và chú thích thêm để độc giả hiểu.
[v] Tôi chưa thấy đồ án quy hoạch chung nào ở Việt Nam ngày nay thực hiện nghiên cứu lưu lượng giao thông. Nếu quý vị nào biết xin thông tin.
[vi] Các quy hoạch chung ngày nay, từ Hà Nội tới Tp HCM vẫn theo đuổi mô hình này mà không đề cập tới những mặt trái của nó.
[vii] Tuyến đường này chính là đại lộ Nguyễn Văn Linh hôm nay và sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.
[viii] Riêng đề tài kết nối hai bên bờ sông Sài Gòn là một câu chuyện thú vị mà tôi sẽ kể vào một dịp khác.
[ix] Cơ quan triển khai dự án phía chính quyền.
[x] Giáo sư Trương Quang Thao và sau đó một số sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của ông có nghiên cứu các đồ án này tại trường Đại học Kiến trúc TP HCM. Nhờ giáo sư Thao mà tôi cũng lần đầu tiên biết đến các tài liệu này vào năm 2009. Các tài liệu để viết bài này là tư liệu lưu trữ của các thư viện đại học tại Mỹ.

Tin Khẩn: 3 Tín Đồ PGHH Bị Công An Dân Phòng Đánh Dã Man 1 Bị Đánh Bể Sọ

BẢN TIN KHẨN CẤP
V/V CÔNG AN, DÂN PHÒNG ĐÁNH NGƯỜI BỊ BỂ SỌ RỒI ĐEM BỎ TRƯỚC CỔNG BỊNH VIỆN HUYỆN HÓC MÔN ĐỂ CHẠY TỘI.

Vào lúc 02h sáng ngày 17/7/2013, 3 anh em tín đồ PGHH ngụ tại Miền Tây lên Sài Gòn để kiếm sống hiện đang làm việc tại Công Ty may mặc Thiện Mỹ, Xã Bà điểm, Huyện Hóc Môn sau khi tăng ca để trở về nhà trọ tại số 3/5, tổ 6, ấp Đông Lân, Xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM thì gặp phải một trạm gát của dân phòng và công an , vì chở 3 sợ bị phạt nên cả 3 bỏ chạy khi bị kêu dừng lại, tức thời trạm gát này kêu điện thoại cho trạm thứ hai cách đó khoảng 500 mét tìm biện pháp ngăn chận. Tại Trạm nầy khi được gọi như vậy liền dàn quân ra, thấy xe của 3 người chạy tới liền dùng một khúc cây quăng vào chiếc xe và trúng vào người ngồi phía sau tên là Lê Phước Hải, sanh 1985, thường trú tại Xã Phú Thọ, Huyện Tam Nông, Đồng Tháp khiến anh này té xuống văng vào vệ cỏ ven đường và chiếc xe bị ngã, lúc đó thì công an, dân phòng túa ra dùng dùi cui, gậy gộc đánh tới tấp vào 2 người còn lại, 2 người này tên là Võ Thành Nhân, sanh 1981, thường trú tại ấp Phú An 1, Xã Bình Hòa, Huyện Châu Thành An Giang và Phan Huy Phương ngụ tại Bến Tre khiến 2 người này máu me đầy mình, bất tỉnh tại chổ, tuy nhiên toán công an và dân phòng này vẫn thản nhiên đấnh tới tấp, thấy vậy anh Lê Phước Hải tuy bị thương vì té nhưng đứng dậy la làng kêu gọi dân chúng tới giúp, tới lúc đó toán công an và dân phòng này mới chịu dừng tay và thấy tình trạng của 2 người này quá nguy kịch mới nghĩ kế chở cả 3 người này cùng chiếc xe đem bỏ trước cổng bịnh viện đa khoa huyện Hóc Môn. Nhân viên bịnh viện thấy vậy và trước tình trạng nguy kịch của những người này họ chở cả 3 xuống bịnh viện 115 , đường Thành Thái , Quận 10 để cấp cứu. Tại bịnh viện 115, cả 3 được đưa vào cấp cứu, anh Lê Phước Hải bị trầy trụa do té nhưng không bị đánh thì được băng bó rồi cho xuất viện, còn anh Phan huy Phương sau một ngày nằm viện thì gia đình lên nghe kể chuyện sợ quá đem anh Phương trốn về Bến Tre, riêng anh Võ Thành Nhân bị nặng nhất, hôn mê bất tỉnh, bịnh viện phải cưa nữa sọ đem cấy nuôi , và hiện tại đã trở thành người thực vật không biết bao giờ tỉnh lại.
Tưởng cũng xin nhắc lại, anh Võ Thành Nhân là con của ông Võ Thành Vấn, người đã mổ bụng tự sát tại khám đường Huyện Chợ Mới để phản đối chánh quyền cs đàn áp PGHH vào năm 2000,
Trước tình trạng như trên, qua những sự việc đã cho thấy rõ bản chất hung tàn, dã man, tàn bạo của những người được cho là đại diện của luật pháp , coi mạng người như cỏ rác , hành xử như những tên côn đồ bại hoại.
Giáo Hội PGHH Thuần Túy khẩn đưa tin và tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước về những hành vi này của toán công an và dân phòng huyện Hóc Môn, TP.HCM, thể hiện bản chất của chế độ CHXHCNVN.
Về tình trạng của anh Võ Thành Nhân, có gì chúng tôi sẽ loan báo thêm.
Quý vị có thể biết thêm tin tức cụ thể có thể liên lạc:
Võ Thành Vấn, Đt: 012.88.959.192.
Lê Phước Hải: 093.25.88.795.

Ngày 19 tháng 7 năm 2013.
TM. Giáo Hội PGHH Thuần Túy
Trưởng Ban Truyền Thông
TRƯƠNG THÀNH LONG

Việt Nam nhập radar chống tàng hình triển khai ở Biển Đông!

Sau sự kiện Bộ quốc phòng Việt Nam mua radar phát hiện máy bay tàng hình loại VERA của CH Séc, nay lại mua thêm thiết bị của Nga. "Vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn" - Việt Nam nhập radar VOSTOK-E có thể dò tìm và "khóa" các loại máy bay chiến đấu, kể cả tàng hình tương tự như F-22, J-20, B-2...

Ngày 16 tháng 7, tờ "Thời báo Hoàn Cầu" có bài viết cho rằng, bước vào thế kỷ 21, radar chống tàng hình VHF mới của Nga liên tục xuất hiện, làm cho trò chơi tàng hình và chống tàng hình càng bị kích động. Thực hiện công việc này là doanh nghiệp nghiên cứu chế tạo, sản xuất radar nổi tiếng của Nga - Viện nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến Nizhniy Novgorod NNIIRT (tiếng Nga là ОАО 'ФНПЦ 'ННИИРТ').

Radar mới đã áp dụng công nghệ phần mềm máy tính COTS tiên tiến và công nghệ radar trạng thái cố định mới nhất. Ít nhất có 2 chiếc được thiết kế mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), có năng lực thay đổi phương hướng chùm sóng nhạy cảm (agile beam-steeringcapabilities), không thua gì radar Aegis SPY-1 Begis của Hải quân Mỹ, đồng thời đã áp dụng máy phát-máy thu trạng thái cố định kiểu mini trong mỗi thiết bị anten thu.

Công nghệ kiểm soát sóng tạp tiên tiến, chẳng hạn công nghệ xử lý tín hiệu tự thích ứng không-thời gian trên máy bay cảnh báo sớm E-2D/D của Hải quân Mỹ, chính là một chức năng đã biết trên ít nhất 2 thiết kế VHF của Nga hiện nay.

Hoàn Cầu thời báo viết rằng, gần đây, có phương tiện truyền thông Đài Loan dẫn các nguồn tin của Nga như "Bình luận quân sự", "Bình đẳng quân sự" cho hay, Việt Nam sẽ mua lô lớn radar phòng không VOSTOK-E của Belarus, đồng thời có thể triển khai ở Biển Đông.

Phân tích cho rằng, radar này ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của Nga, có năng lực dò tìm và "khóa" máy bay chiến đấu tàng hình.

Theo tuyên truyền của chính bài viết đăng trên Thời báo Hoàn Cầu, "Việt Nam tìm cách thông qua triển khai loại radar VOSTOK-E, “kiềm chế máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc” trên Biển Đông trong tương tai. Ngoài ra, thông qua tăng cường hợp tác công nghiệp quân sự với Belarus, Việt Nam cũng có thể thoát khỏi cục diện quá lệ thuộc vào vũ khí của Nga về phát triển quân bị".

Theo bài báo, Đoàn đại biểu Ủy ban công nghiệp quân sự Belarus vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới. Căn cứ vào quan điểm công khai của hai nước, trọng điểm hợp tác là "chương trình nghiên cứu phát triển, xây dựng công nghiệp quốc phòng và đào tạo kỹ thuật".

Hoàn Cầu báo bình luận rằng, "thực ra, cuộc hội đàm lần này của Việt Nam và Belarus có liên quan đến rất nhiều nội dung cụ thể, quan trọng nhất chính là hợp tác về radar VOSTOK-E. Từ năm 2005 trở đi, Việt Nam đã nhập khẩu 7 hệ thống radar VOSTOK-E, những radar này đã biên chế cho lực lượng phòng không của Việt Nam".

Radar VOSTOK-E do xe tải 6X6 vận chuyển cơ động, sau khi đến trận địa sử dụng 3 xe radar VOSTOK-E làm 3 góc hoặc nhiều góc độ để bố trí. Trong tình hình không bị gây nhiễu điện tử, khoảng cách dò tìm tối đa đối với máy bay chiến đấu Su-27 không tàng hình là 360 km, khoảng cách dò tìm đối với máy bay chiến đấu tàng hình F-117 và máy bay ném bom tàng hình B-2 là 350 km.

Cho dù bị gây nhiễu điện tử tương đối mạnh bởi máy bay tác chiến điện tử, nó cũng có thể phát hiện máy bay chiến đấu không tàng hình F/A-18 trong cự ly 255 km hoặc phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình giống kiểu F-22 trong cự ly ngắn nhất là 57 km, sau đó sẽ do tên lửa phòng không S-300 làm nhiệm vụ bắn rơi chúng.

Theo bài báo, trong cuộc hội đàm lần này, phía Việt Nam yêu cầu Belarus tiếp tục bán 20 radar VOSTOK-E. Belarus không chỉ đã đáp ứng yêu cầu của Việt Nam, mà còn mời nhân viện kỹ thuật của lực lượng phòng không Việt Nam đến Minsk để huấn luyện, nâng cao khả năng sử dụng tốt hơn loại radar này. Việt Nam cho biết, tháng 6 năm nay sẽ đưa các nhân viên cốt cán về công nghệ của lực lượng phòng không tới Belarus, nhận đào tạo kỹ thuật từ cơ quan công nghiệp quốc phòng Belarus.

Nguồn: Đông Bình/ GDVN

http://vietsn.com/forum/showthread.php?t=666195

NHM Việt bức xúc với hành động phản cảm của sao Arsenal!

Cuối trận giao hữu tối qua giữa Việt Nam với Arsenal, Per Mertesacker đã để lại hình ảnh rất phản cảm khiến NHM chủ nhà phẫn nộ.

“Trước trận đấu với Arsenal, khi được báo chí hỏi, Công Vinh và Tấn Tài đã cho biết họ sẽ không đổi chiếc áo thi đấu của mình với các cầu thủ của Arsenal vì muốn giữ làm kỷ niệm cho riêng họ chiếc áo ấy. Với những người hiểu chuyện thì đây là một câu trả lời và hành xử rất thông minh của 2 cầu thủ trên.

Vì chiếc áo của một đội tuyển quốc gia chỉ nên dùng trao đổi lưu niệm với một chiếc áo khác ở cấp đội tuyển quốc gia chứ không ai đi lấy áo quốc gia đổi với 1 CLB, dù CLB ấy danh tiếng đến cỡ nào.Và đây, khi một số đồng đội của Công Vinh hồn nhiên đến *** (từ mang tính miệt thị) khi đổi áo của đội tuyển quốc gia cho những *** (từ mang tính miệt thị) bên phía Arsenal, và chúng nó hành xử với chiếc áo như thế, bạn nghĩ sao?”, một người dùng Facebook có biệt danh Tuấn xxx chia sẻ bức ảnh trên kèm dòng tâm trạng vô cùng bức xúc.

 Per Mertesacker và hành động phản cảm với chiếc áo của ĐTQG Việt Nam
Per Mertesacker và hành động phản cảm với chiếc áo của ĐTQG Việt Nam

Trước chia sẻ của Tuấn xxx, phần đông NHM bóng đá Việt đều vào chia sẻ với tâm trạng tương tự nhưng có phần kém tiêu cực hơn vì vẫn còn tình cảm với những ngôi sao Arsenal. Vẫn biết trước và sau trận đấu, các ngôi sao Pháo thủ đều đã dành sự tôn trọng cho Việt Nam, tuy nhiên hành vi của Per Mertesacker quả thực là một điểm tối không đáng có trong bức tranh đẹp Arsenal đã vẻ tại đất nước hình chữ S ít ngày qua.