THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 May 2013

900 người bị bắt tại Trung Quốc vì lấy thịt chuột giả làm thịt bò



Cảnh một khu chợ bán thịt trung tâm Bắc Kinh.
Cảnh một khu chợ bán thịt trung tâm Bắc Kinh.
REUTERS

Thụy My
Bộ Công an Trung Quốc hôm nay 03/05/2013 thông báo vừa bắt giữ hơn 900 người vì làm giả thực phẩm, bán thịt chuột hay thịt chồn nhưng nói là thịt bò hay cừu.

Việc loan báo về chiến dịch đã được tiến hành trong ba tháng qua diễn ra vào lúc cả nước đang còn bị sốc vì các xì-căng-đan thực phẩm trước đó, như dầu ăn thu gom từ ống cống, sữa em bé bị cho vào các chất hóa học độc hại.
Theo Bộ Công an, « có 382 trường hợp thịt bị bơm nước, thịt cừu và thịt bò giả mạo, thịt đã hư thối, các sản phẩm có chứa thịt độc hại và nguy hiểm » đã được phát hiện. Tổng cộng có « 904 nghi can đã bị bắt, hơn 20.000 tấn thịt bị nhuộm phẩm màu hay chất lượng xấu » đã bị tịch thu.
Tại tỉnh Giang Tô thuộc miền đông, những người bán lẻ dùng thịt chuột và thịt chồn, cho các chất hóa học vào để giả làm thịt cừu đem bán. Số khác tại Quý Châu ở miền nam, trộn chân gà - món ăn được người Trung Quốc ưa chuộng - với một thứ chất lỏng có chứa péroxyde hydrogène.
Trên internet, xì-căng-đan thực phẩm mới này đã được bình luận rất nhiều. Một cư dân mạng Vi Bác đặt câu hỏi : « Chúng ta gần như đã miễn nhiễm với hàng trăm loại chất độc, liệu có phải cám ơn các doanh nhân tuyệt diệu này không ? »
Bộ Công an Trung Quốc nhấn mạnh, chiến dịch trên đây nằm trong khuôn khổ một cuộc điều tra rộng lớn về an toàn thực phẩm, trong đó có việc phát hiện hàng ngàn xác heo chết trôi trên sông Hoàng Phố ở Thượng Hải, hay việc bán dầu thải. Dù bị cấm, các loại dầu thu gom từ các nhà hàng thải qua đường ống cống vẫn được bày bán khắp nơi.
Vụ bê bối lớn nhất trong những năm gần đây là vụ sữa nhiễm melamine phát hiện năm 2008, đã làm 6 em bé chết và 300.000 em khác bị bệnh. Mới đây, tập đoàn KFC bị cáo buộc là đã sử dụng loại gà bị nhồi đầy thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi.


Theo RFI

Thực hư vụ ‘lính Mỹ ở VN sau 44 năm’



Bức tường tưởng niệm quân nhân Mỹ hy sinh trong Cuộc chiến Việt Nam
Câu chuyện về trung sỹ Mỹ John Robertson “còn sống tại Việt Nam” nhiều năm sau chiến tranh được nhiều báo Anh đăng tải nhưng với kết luận đó là chuyện lừa đảo.
Tin mớ́i nhất cho hay Hoa Kỳ bác bỏ chuyện một người Việt Nam "nhận là trung sỹ John Hartley Robertson".
Ông Dang Tan Ngoc (tên không dấu theo bản tiếng Anh), hiện sống miền Trung với vợ và con, tự nhận ông chính là quân nhân Mỹ mất tích hơn bốn thập niên qua.
Nhưng ông ta chỉ có thể là một người Việt gốc Pháp, chứ không phải ông Robertson, theo tờ Bấm Independent ra ở London hôm 1/5/2013.
Hồ sơ quân sự của Mỹ nói trực thăng chở ông John Hartley Robertson bị tai nạn trong một phi vụ tại Lào năm 1968 và ông bị coi là "tử nạn".
Nhưng bộ phim mang tên ‘Unclaimed’ (Vô thừa nhận) nêu ra chuyện có phải ông 'vẫn sống tại Việt Nam' đã và đang tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận.
Gần đây nhất, vào năm 2009, hồ sơ từ Văn phòng Quân nhân Mỹ mất tích và Tù nhân chiến tranh (DPMO) nói người Mỹ chú ý đến ông Dang Tan Ngoc năm 2006 khi ông ta bắt đầu kể với mọi người ông là trung sỹ John Hartley Robertson.
Theo báo Anh, một số cựu binh cùng đơn vị Mũ Nồi Xanh của ông Robertson cũng đã lên tiếng bác bỏ chuyện ông Dang Tan Ngoc là chiến hữu của họ.
Khi trả lời một cảnh sát viên Canada gốc Việt về kiểm chứng, ông Dang Tan Ngoc "chỉ nói được tiếng Việt thuần tuý, thậm chí không có chút giọng Mỹ".
Nay người ta nêu ra lời giải thích ông ta bắt đầu "đóng giả lính Mỹ" từ khoảng năm 1982 vì tin rằng có thể đòi được các khoản tiền từ người Mỹ.
Tuy thế, được biết chị gái của ông Robertson, bà Jean Robertson Holly, 80 tuổi, khi gặp ông Dang Tan Ngoc một thời gian trước đã từng xúc động xác nhận đó là em trai bà.

Tù binh Mỹ rời Bắc Việt Nam ngày 12/2/1973 trong chiến dịch Operation Homecoming
Bài trên tờ Independent và một số báo Anh khác cũng nói lời kể của nhân vật Dang Tan Ngoc, 76 tuổi, rằng ông chính là trung sỹ Robertson đã được chính phủ Hoa Kỳ quan tâm xem xét từ lâu nhưng bác bỏ.
Tên tuổi ông Robertson hiện được khắc trên bức tường ở Washington DC tưởng niệm các binh sỹ Mỹ bỏ mình trong cuộc chiến Đông Dương, kết thúc năm 1975.

Câu chuyện còn nóng

Vì sự việc vừa được báo chí tiếng Anh hâm nóng lại, hôm 2/5, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gửi ra một thông báo, nói rõ về kết quả xét nghiệm DNA của ông Dang Tan Ngoc.
Thông báo viết, người xuất hiện trong đoạn phim 'đoàn tụ' với chị em gái của ông Robertson, đã được xét nghiệm DNA và cho thấy đây là một công dân gốc Đông Nam Á.
"Ngày 20/5/1968, Robertson bay trên một trực thăng H-34 của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị đạn của quân thù bắn xối xả. Chiếc trực thăng đâm vào ngọn cây, bị cháy nổ và đâm xuống đất. Các quân nhân Mỹ chứng kiến tai nạn xác nhận không ai sống sót... "
DPMO
Họ cũng xác nhận một ngày trước đó:
"Năm 2004, Hoa Kỳ nhận được thông tin kèm ảnh và video về một cá nhân nhận mình là Robertson. Người này đã được giới chức Mỹ phỏng vấn ngày 20/4/2006 và được xác định là một công dân Việt Nam."
"Năm 2009, sau một cuộc phỏng vấn nữa và thu thập mẫu tóc và vân tay do FBI phân tích, các chứng cứ này lại được xác nhận không trùng hợp với dấu tay của ông Robertson lưu trữ trong hồ sơ. Mẫu di truyền DNA cũng không giống với mẫu của em và chị gái ông Robertson."
Câu chuyện mà báo Anh kể lại cũng cho thấy sự quan tâm của dư luận Mỹ về người Mỹ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam còn rất lớn.
Các hoạt động của họ tại Việt Nam cũng được nêu ra dù ít khi thấy báo chí Việt Nam nêu chi tiết, thường vì lý do đây là đề tài tế nhị với chính quyền.
Chẳng hạn, ngay từ năm 1991, lời kể của ông Dang Tan Ngoc đã thu hút sự chú ý của cựu nhân viên CIA, Billy Waugh, một nhân vật nổi tiếng tại Hoa Kỳ.
Ông Waugh sau đó đã “đưa cả một nhóm điều tra đến vùng rừng núi miền Trung Việt Nam, gặp bằng được ông Dang Tan Ngoc”, theo báo Independent.
Billy Waugh không phải là ai khác mà chính là người đã phát hiện ra Osama bin Laden tại vùng hang đá Tora Bora ở Afghanistan sau vụ 9/11.
Nhưng số liệu và dấu tích di truyền DNA từ ông Dang Tan Ngoc mà Billy Waugh mang về không xác nhận ông ta là John Robertson.
"Cho đến tháng 10/2012 có 1661 quân nhân Hoa Kỳ bị coi là 'mất tích' tại Đông Nam Á, trong đó 1281 người ở Việt Nam."
Tại Việt Nam, chủ đề người Mỹ mất tích mang ý nghiã quan trọng trong quan hệ của chính quyền với Hoa Kỳ.
Washington chấp nhận bình thường hóa quan hệ với Hà Nội hồi thập niên 1990 chỉ sau khi thuyết phục được giới cựu quân nhân rằng họ đã làm và sẽ làm tất cả để tìm ra được mọi thông tin, chứng tích, hài cốt của các binh sỹ Mỹ chết ở Việt Nam.
Hà Nội luôn bác bỏ họ giữ hoặc để cho quân nhân Hoa Kỳ "mất tích trong chiến tranh" ở lại Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc, hay thậm chí đưa tù binh Mỹ sang Liên Xô cũ.
Dù vậy, một số giới tại Hoa Kỳ, gồm Hollywood vấn hay nhắc lại chủ đề hoặc "huyền thoại" về chuyện thấy người Mỹ còn ở trong rừng núi Đông Dương nhiều năm sau cuộc chiến.
Một số bộ phim như Rambo đã nhắm vào đề tài này và dựng lại cảnh toán biệt kích "trở lại giết cộng sản, cứu tù binh Mỹ".
Cho đến tháng 10/2012, số liệu của Hoa Kỳ nói còn 1661 quân nhân Hoa Kỳ bị coi là "mất tích" tại Đông Nam Á, trong đó 1281 người ở Việt Nam.
Cũng tính đến thời gian đó, các toán hỗn hợp Mỹ - Việt đã xác định được 985 hài cốt quân nhân Mỹ từ cuộc chiến, gồm 689 từ Việt Nam, 258 từ Lào, 35 từ Campuchia và ba từ Trung Quốc.



http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/05/130501_mia_vn_robertson_story.shtml


Ly kỳ chuyện "cựu binh Mỹ" tự nhận "sống tại Việt Nam 44 năm"

(TNO) Bộ phim tài liệu sắp được trình chiếu của một đạo diễn người Canada khẳng định có một cựu binh Mỹ đã sống tại Việt Nam trong 44 năm qua kể từ khi mất tích vào năm 1968.

Theo tờ Business Insider hôm 26.4, bộ phim tài liệu có tên Unclaimed (tạm dịch: Vô thừa nhận) sẽ giới thiệu với thế giới cựu trung sĩ lục quân Mỹ John Robertson, người được cho là bị mất tích ở Việt Nam năm 1968 và bị bỏ lại trong bốn thập kỷ.
Đã cưới một y tá Việt Nam
Theo tờ Business Insider, Robertson đã không còn nói được tiếng Anh sau 44 năm. Song ông vẫn còn nhớ rằng ông từng là binh sĩ Mỹ, sinh tại Alabama, còn có một gia đình ở Mỹ và bị bắn rơi trực thăng tại Lào năm 1968 trong một sứ mệnh bí mật.
Phát hiện sửng sốt về một cựu binh Mỹ sống tại Việt Nam trong 44 năm
 Cựu trung sĩ Mỹ John Hartley Robertson năm 1966 - Ảnh chụp màn hình
Bộ phim Unclaimed của đạo diễn từng đoạt giải Emmy Michael Jorgensen sẽ được công chiếu lần đầu tại liên hoan phim phim tài liệu Hot Docs lần thứ 20 ở Toronto (Canada) vào ngày 30.4.
Jorgensen tin rằng các khán giả ở Mỹ sẽ phải choáng váng khi xem bộ phim Unclaimed tại liên hoan phim G.I. ở thủ đô Washington vào tháng 5.
Theo lời kể của Robertson, ông bị bắt tại một khu rừng ở miền Bắc Việt Nam sau khi bị bắn rơi vào năm 1968. Sau đó, ông được trả tự do và đã cưới một y tá Việt Nam, người từng chăm sóc cho ông. Robertson lấy tên người chồng quá cố của người nữ y tá và họ đã có với nhau những người con. Ông hiện sống tại một ngôi làng ở Nam Trung bộ.
Cựu binh 76 tuổi này hiện chỉ có thể nói được tiếng Việt. Ông không thể nhớ được ngày sinh hoặc tên của những người con ở Mỹ.
Bộ phim tài liệu Unlaimed lần theo hành trình kịch tính của cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam Tom Faunce nhằm chứng minh người đàn ông mà ông nghe kể trong một sứ mệnh nhân đạo ở Đông Nam Á vào năm 2008 quả thật là một “người anh em” lục quân từng được xếp vào dạng KIA (chết trong lúc chiến đấu) và sau đó trôi vào quên lãng.
Jorgensen nói với tờ Toronto Star rằng cả ông cũng tỏ ra bi quan khi Faunce đến gặp ông vào năm 2012 và giải thích rằng người đàn ông mà ông gặp ở Việt Nam là một “người anh em lục quân” thuộc lực lượng biệt kích Mũ nồi xanh John Hartley Robertson. Tuy nhiên, Jorgensen đã tin ở điều này sau khi đến Việt Nam và gặp chính Robertson.
Bộ phim tài liệu đưa ra một số bằng chứng khá thuyết phục về sinh quán của Robertson, kể cả một cuộc hội ngộ đẫm nước mắt với người chị gái 80 tuổi còn sống, bà Jean Robertson-Holly, vào tháng 12.2012 ở thành phố Edmonton (Canada).
“Jean nói: Không còn nghi ngờ. Tôi chắc chắn đó là nó khi xem video, song khi tôi ôm lấy đầu nó và nhìn vào mắt nó, không còn gì nghi ngờ về việc đó là em trai tôi”, ông Jorgensen kể lại.
Chính vì vậy, bà Robertson-Holly tuyên bố việc thử ADN là không cần thiết. Có một điều khó hiểu là vợ và hai con người Mỹ của Robertson, những người lúc đầu đồng ý tham gia thử ADN, đã đột ngột thay đổi quyết định mà không một lời giải thích, theo ông Jorgensen.
“Một số người gợi ý với tôi có thể là vì các con gái không muốn biết đó có phải là cha họ không. Đó là một cuộc chiến tệ hại, cách đây đã lâu. Chúng tôi chỉ muốn nó trôi vào quá khứ”, ông Jorgensen giải thích.
"John Hartley Robertson là người Pháp" ?
Tuy nhiên, theo thông tin chưa được kiểm chứng từ website www.macvsog.cc, một website không chính thức chuyên đăng tin tức về Nhóm nghiên cứu và quan sát thuộc Bộ chỉ huy Viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACVSOG), người đàn ông sống tại Việt Nam tự nhận là trung sĩ John Hartley Robertson là người Pháp, có thời gian dài sống tại Campuchia, có vợ Việt và vài người con.
Wesbite này khẳng định từ năm 2009 rằng người đàn ông nhận là Robertson mà ông Faunce gặp gỡ từng bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xem là kẻ lừa đảo. Thanh Niên Online chưa thể kiểm chứng những thông tin này.
John Hartley Robertson
 Ông Robertson trong phim tài liệu Unclaimed - Ảnh chụp màn hình 
Trong khi đó, Hugh Tran, một sĩ quan cảnh sát người Canada gốc Việt, từng đi theo làm phiên dịch Jorgensen và Faunce tại Việt Nam, cho hay Robertson nói tiếng Việt như người Việt chính cống và không pha giọng Mỹ, theo Toronto Star.
“Thành thực mà nói, sau khi tôi phỏng vấn ông ấy lần đầu tiên, tôi chắc 90% ông ấy là MIA (missing in action - mất tích trong chiến đấu). Tôi vẫn chưa tin hẳn… cho đến lúc tôi chứng kiến cảnh gia đình hội ngộ”, Tran nói với tờ Toronto Star.
Theo đạo diễn Jorgensen, làm sáng tỏ câu chuyện của Robertson là một quá trình mất nhiều thời gian.
"Những ký ức đó hiện ra. Tôi kể anh nghe một ví dụ không có trong phim. Giây phút ông ấy bước vào phòng ở Edmonton, ông ấy biết đó là Jean. Ông ấy nói với Henry, chồng của bà: Ồ, tôi nhớ anh từng làm việc trong một hiệu thuốc", ông Jorgensen kể với tờ Toronto Star.

Henry quả thực từng là một dược sĩ trong 50 năm, theo Jorgensen.
Jean và Henry bị thương nặng trong một tai nạn xe hơi xảy ra vài ngày sau cuộc tái ngộ và hiện vẫn còn nằm viện. Trước đó, họ nói với Faunce rằng họ quyết tâm tìm lại công bằng cho Robertson và muốn trả lời câu hỏi tại sao ông ấy lại bị bỏ lại Việt Nam. Cho đến nay, vẫn chưa có quan chức nào liên hệ với gia đình của Jean.
Với Robertson, ông đã trở lại Việt Nam và không muốn rời khỏi đây, sau khi hoàn thành ước nguyện gặp lại gia đình một lần trước khi nhắm mắt, theo Toronto Star.
Sơn Duân

Tiêu hủy 860 kg heo sữa không rõ nguồn gốc

(TNO) Ngày 3.5, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Đồng Nai phối hợp với Chi cục thú y tổ chức tiêu hủy khoảng 860 kg heo sữa không rõ nguồn gốc. Trước đó khoảng 9 giờ ngày 2.5, Đội QLTT số 1 kiểm tra đột xuất tại Bến xe Đồng Nai đã phát hiện số heo trên chuẩn bị tuồn ra thị trường tiêu thụ.
Cụ thể, khi kiểm tra ô tô tải BKS 51C-16152 do tài xế Lê Trung Huân (quê Nghệ An) điều khiển và ô tô tải BKS 61L-4570 do tài xế Nguyễn Trung Tín (ngụ Bình Dương) điều khiển, Đội QLTT số 1 phát hiện 16 thùng xốp (khoảng 860 kg) chứa heo sữa làm sẵn, đã bốc mùi hôi, không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch, vận chuyển không đúng quy định…
Tiêu hủy gần 1 tấn heo sữa không rõ nguồn gốc
QLTT Đồng Nai kiểm tra số heo sữa không rõ nguồn gốc trên 2 xe khách
Theo khai báo của 2 tài xế, số hàng này được vận chuyển bằng xe khách từ Quảng Nam vào, rồi tập kết tại Bến xe Đồng Nai. Sau đó số hàng trên sẽ tiếp tục được đưa lên xe tải vận chuyển về tiêu thụ tại tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
Tin, ảnh: Kim Cương

Chết dồn dập nghi do ngộ độc rượu

(TNO) Chỉ trong thời gian ngắn đã có 9 người tại thôn Liên Sơn 2, xã Phước Minh, H.Ninh Phước, Ninh Thuận tử vong nghi do bị ngộ độc sau khi uống rượu.
Theo báo cáo của UBND xã Phước Minh, từ ngày 29.3 - 2.5, trên địa bàn thôn Liên Sơn 2 có 9 người tử vong và 4 người bệnh nặng đang nằm điều trị tại Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận sau khi uống rượu. Đặc biệt trong thời gian từ ngày 27.4 - 2.5, có 7 trường hợp tử vong sau khi uống rượu.
Những cái chết bất thường
Theo thông tin ban đầu, sau khi đi làm rẫy về, các nạn nhân mua rượu từ một số quán về uống và có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nôn ói, khó thở, co giật tay chân rồi tử vong.
Ông Chamale’ Linh, Phó trưởng thôn Liên Sơn 2 cho biết, thôn có 340 hộ với hơn 2.000 nhân khẩu chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglai. Thói quen của người dân sau giờ lên rẫy hoặc trong làng có đám lễ người dân thường hay tổ chức ăn nhậu.
9 người tử vong do nghi ngộ độc rượu 1
Đại diện ban ngành đến thăm hỏi gia đình các nạn nhân
9 người tử vong do nghi ngộ độc rượu 2
Cơ quan điều tra lấy lời khai thân nhân gia đình nạn nhân chết nghi do ngộ độc rượu tại thôn Liên Sơn 2 - Ảnh: Thiện Nhân
Mới đây, ngày 29.3 và 25.4, sau khi uống rượu ông Mang Hơn (57 tuổi) và Mang Xanh Bái (49 tuổi) đều tử vong.  Sau đó, liên tiếp trong ba ngày (27, 28, 29.4) lại có thêm 6 người tử vong sau khi uống rượu.
Lúc này, người dân bắt đầu nghi ngờ nguyên nhân là do trong rượu có độc nên đã báo cáo sự việc lên cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Mông, Chủ tịch UBND xã Phước Minh cho biết, trước tình hình xảy ra nhiều cái chết bất thường, UBND xã Phước Minh đã đề nghị Trạm Y tế xã và Trung tâm Y tế Ninh Phước kiểm tra, xác minh.
Trung tâm Y tế huyện lấy mẫu rượu tại các quán ở thôn Liên Sơn 2 mà gia đình có người chết đã mua uống, đưa đi xét nghiệm và cho kết quả hàm lượng methanol cao hơn 5% (tỉ lệ cho phép là không quá 0,1%).
Có thể trong những ngày lễ (dịp 30.4 và 1.5) lượng tiêu thụ rượu rất lớn nên người cung cấp đã dùng men rượu “thần kỳ” của Trung Quốc để sản xuất một khối lượng lớn rượu đáp ứng nhu cầu thị trường
Một cán bộ điều tra
Hiện công an đã lập biên bản thu giữ 40 lít rượu còn tồn tại 4 quán rượu. Các chủ quán khai đã lấy rượu của ông Nguyễn Đình Toàn (tên thường gọi là Xoan) ở thôn Phước Thiện 1, xã Phước Sơn, H.Ninh Phước.
Sáng 3.5, chúng tôi tìm đến nhà ông Toàn nhưng cửa nhà đã khóa.
“Nghi can” - men rượu "thần kỳ" Trung Quốc
Theo lời khai của ông Toàn với cơ quan điều tra, Công an tỉnh Ninh Thuận, ông nấu rượu theo đúng quy trình truyền thống.
Tuy nhiên, một cán bộ điều tra phân tích, đây chỉ là lời khai ban đầu. Có thể trong những ngày lễ (dịp 30.4 và 1.5) lượng tiêu thụ rượu rất lớn nên người cung cấp đã dùng men rượu “thần kỳ” của Trung Quốc để sản xuất một khối lượng lớn rượu đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thông tin từ cơ quan điều tra cho biết, do cơ sở báo cáo chậm và tập tục của người dân địa phương nên sau khi các nạn nhân chết, người nhà đã tẩm liệm, đưa đi chôn cất trong ngày gây khó khăn cho việc giám định tử thi.
Ngày 2.5, ông Mang Cạch (51 tuổi) cũng đã tử vong sau khi uống rượu. Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã giám định tử thi và lấy mẫu rượu, mẫu nôn thức ăn của các nạn nhân gửi Phân viện khoa học hình sự, Bộ Công an xét nghiệm.
Hiện có 4 người dân thôn Liên Sơn 2 bị ngộ độc rượu đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận trong tình trạng nôn ói, mắt mờ...
9 người tử vong do nghi ngộ độc rượu 3
Bệnh nhận ngộ độc rượu điều trị tại Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận - Ảnh: Thiện Nhân
Bệnh nhân Nguyễn Văn Ngà (48 tuổi), cho biết: “Ngày 1.5, tôi có mua rượu ở quán đầu làng về uống chung với ông Cạch. Sau khi uống xong trong người có triệu chứng chóng mặt, mắt mờ dần, đau vùng ngực. Đến sáng hôm sau hay tin ông Cạch bị chết nên gia đình đưa tôi đi cấp cứu”.
Theo ông Lê Minh Định, Giám đốc Sở Y tế Ninh Thuận, đơn vị mới nhận báo cáo của Trung tâm Y tế Ninh Phước vào ngày 2.5 và đã tiến hành lấy các mẫu rượu gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm.
Hiện cơ quan chức năng đang phối hợp với chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không uống rượu trắng để tránh nguy cơ tiếp tục xảy ra ngộ độc.
Uống rượu "lạ", người chết, người mù mắt
Theo thống kê của Sở Y tế Đồng Nai, từ đầu năm 2013 đến nay, toàn tỉnh có 12 người bị ngộ độc rượu phải điều trị tại bệnh viện.
Trước đó, ngày 31.5.2012, các anh Trương Thiện Minh (43 tuổi), Đào Văn Út (50 tuổi), Lê Tống Nhị Hùng (43 tuổi), Nguyễn Sơn Hải (37 tuổi) cùng ngụ TP.Biên Hòa rủ nhau đến nhà anh Nguyễn Văn Chim (46 tuổi) tại ấp Tam Hòa, xã Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) nhậu.
Sau khi nhậu xong về nhà, anh Út có những triệu chứng nôn ói, mắt lờ đờ nên đã được gia đình đưa đi bệnh viện cấp cứu. Riêng nhóm người còn lại, đến sáng 1.6.2012 tiếp tục có mặt tại nhà anh Chim cùng nhau mua rượu về nhậu tiếp. Sau cuộc nhậu, Hải, Hùng, Minh đều có những triệu chứng nôn ói và xây xẩm mặt mày nên vào Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cấp cứu.
Nhưng sau đó Hải, Út và Hùng đã tử vong. Còn ông Trương Thiện Minh là người duy nhất sống sót, song do bị ngộ độc rượu quá nặng, nên hiện nay ông Minh cũng đã bị mù hai mắt.
Theo một cán bộ Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai, thời gian qua đã tiến hành kiểm tra các lò rượu trên địa bàn, phần lớn đều không đạt yêu cầu, cả về dụng cụ nấu rượu và vệ sinh môi trường.
Nhìn chung, sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh theo hình thức nhỏ lẻ, tập trung vào các hộ dân làm theo dạng thủ công.
Kim Cương 

Ngày 3.5, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng giám sát ngộ độc Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế, cho biết nghiên cứu điều tra đối với 36 vụ ngộ độc rượu trong các năm từ 2007-2012 cho thấy, các nguyên nhân ngộ độc rượu chủ yếu do rượu không rõ nguồn gốc, rượu tự ngâm động vật, thực vật để uống, đặc biệt là rượu gian lận thương mại sản xuất từ cồn công nghiệp methanol để làm tăng nồng độ cồn trong rượu, gây ra rất nhiều trường hợp tử vong. 
Ngộ độc do rượu có cồn công nghiệp methanol chiếm 30% các vụ ngộ độc rượu được thống kê; gần 17% là do rượu ngâm cây thuốc; 8% là do rượu ngâm củ ấu và ngộ độc rượu trắng chiếm gần 30%. Còn lại là rượu ngâm cây rừng có độc tố.
Ông Lâm Quốc Hùng khuyến cáo, trong động vật, cây cỏ có các độc tố tự nhiên, các rượu thuốc thủ công không có điều kiện xác định độc tố nên có thể gây ngộ độc.
Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai từng tiếp nhận các ca ngộ độc do rượu ngâm củ ấu, ngộ độc rượu ngâm các loại mật rắn, mật gấu và đã có ca tử vong do “rượu bổ”.
Theo ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP, việc đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc gặp nhiều khó khăn do thị trường sản xuất rượu phức tạp khó quản lý. Ước tính hằng năm, có hàng trăm triệu lít rượu được sản xuất; hàng vạn cơ sở kinh doanh ở quy mô khác nhau mà chủ yếu là hộ gia đình, làng nghề (75%).
Liên Châu
Thiện Nhân

Đường phố Hà Nội thành sông sau cơn mưa đầu mùa

(TNO) Tối 3.5, sau trận mưa xối xả kéo dài gần 1 tiếng nhiều tuyến phố ở thủ đô rơi vào tình trạng ngập úng, nhiều đoạn ngập sâu đến 40-50 cm.
Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, các tuyến phố như Láng, Trần Duy Hưng, Thái Thịnh, Trường Chinh, Nguyễn Phong Sắc, Phạm Văn Đồng, Núi Trúc, Phan Văn Trường… đều rơi vào tình trạng ngập úng cục bộ.
Nhiều khu vực ngập nặng như phố Phan Văn Trường (Q.Cầu Giấy), phố Núi Trúc (Q.Ba Đình)… nước ngập đến 50 cm, khiến các phương tiện không dám đi qua, giao thông bị tê liệt.
Hầu hết các gian hàng trong chợ Xanh (Q.Cầu Giấy) đều bị ngập nên các tiểu thương phải đóng cửa.
Thanh Niên Online ghi lại hình ảnh một vài tuyến phố Hà Nội ngập nặng sau cơn mưa tối 3.5:
Trận mưa xối xả kéo dài lúc 20 giờ 15 phút đến 21 giờ khiến nhiều tuyến phố Hà Nội ngập nặng
Trận mưa xối xả kéo dài lúc 20 giờ 15 phút đến 21 giờ khiến nhiều tuyến phố Hà Nội ngập nặng
Phố Phan Văn Trường (Q.Cầu Giấy) thành sông sau trận mưa lớn
Phố Phan Văn Trường (Q.Cầu Giấy) thành sông sau trận mưa lớn
Nhiều đoạn ngập sâu 40-50cm
Nhiều đoạn ngập sâu 40-50 cm
Các phương tiện phải lội “sông” bì bõm 11

Các phương tiện phải lội “sông” bì bõm

Các phương tiện phải lội “sông” bì bõm 0

 Các phương tiện phải lội “sông” bì bõm 1

Các phương tiện phải lội “sông” bì bõm 2

Các phương tiện phải lội “sông” bì bõm 3

Các phương tiện phải lội “sông” bì bõm 4

Các phương tiện phải lội “sông” bì bõm 5

Các phương tiện phải lội “sông” bì bõm 6
Các phương tiện phải lội “sông” bì bõm
Có chiếc xe đã bị hỏng
Nhiều tuyến đường ngập rất sâu
Nhiều học sinh đi học về phải lội “sông”
Nhiều học sinh đi học về phải lội “sông”
Bến xe buýt ở đường Nguyễn Phong Sắc (Q.Cầu Giấy) bị cô lập bởi nước ngập
Bến xe buýt ở đường Nguyễn Phong Sắc (Q.Cầu Giấy) bị "cô lập" bởi nước giăng tứ bề
Một người bán ngô vẫn mưu sinh giữa đường nước ngập
Một người bán ngô vẫn mưu sinh giữa đường nước ngập
Nước dềnh qua một bậc cửa nhà dân
Nước dềnh qua bậc thềm nhà dân
Sóng ở đường Nguyễn Phong Sắc (Q. Cầu Giấy)
Đường Nguyễn Phong Sắc (Q.Cầu Giấy) bị ngập nặng sau cơn mưa




Nước ngập mênh mông trên đường Huỳnh Thúc Kháng.
Nước ngập mênh mông trên đường Huỳnh Thúc Kháng.
Anh Nguyễn Văn Vũ, trú tại đường Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa (Hà Nội) bị chết máy xe ô tô tại đường Huỳnh Thúc Kháng buồn bã: “Tôi không nghĩ trận mưa lại có thể gây ra ngập lụt như vậy. Cả đoạn đường dài, nước mênh mông nhưng kinh khủng nhất là mỗi khi xe buýt chạy qua thì người đi xe máy, xe đạp nghiêng ngả, có khi ngã oạch còn xe ô tô gầm thấp như xe tôi bị sóng đánh chết máy ngay”.
Điểm giao cắt Huỳnh Thúc Kháng - Nguyên Hồng vốn là “điểm đen”, mỗi lần mưa lớn đều úng ngập nặng. Nước tràn qua cả vỉa hè mấp mé các hàng quán ven đường. Những cống thoát nước hai bên đường hoạt động hết công suất nhưng cũng không có hiệu quả. Các công nhân cấp thoát nước có mặt tại đây đã phải sử dụng cả máy bơm nước công suất lớn để nhanh chóng giải tỏa điểm ngập úng.
Đặc biệt, tình trạng lòng đường ngập nước khiến người điều khiến xe máy vừa đi vừa dò đường sợ lọt “bẫy”. Chị Lê Thị Hòa, trú tại đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân dựng chiếc xe đổ tại đường Lương Thế Vinh còn chưa hết hoảng hồn: “Ngày nào tôi cũng đi qua đây nhưng hôm nay đường ngập, tôi vẫn không tránh được cái ổ gà như đặt bẫy sẵn”.
Xế hộp chết máy hàng loạt.
Xế hộp chết máy hàng loạt.
Tại đường Nguyễn Khuyến, một số người dân ven đường đã phải dùng thau chậu và xô múc nước chống lụt tràn vào nhà. Tuy nhiên, tại nhiều khu vực, nước vẫn tràn lênh láng khiến các gia đình không kịp trở tay, nhiều đồ đạc ngấm nước bị hư hại.
Chị Nguyễn Thị Tú, trú tại Đội Cấn - Ba Đình (Hà Nội) rầu rĩ: Nước ập đến quá bất ngờ chỉ chốc lát đã tràn vào nhà tôi cao đến gang tay nên cả nhà chỉ đứng nhìn mà không kịp sơ tán đồ đạc. Mấy đồ điện như tủ lạnh ngấm nước chắc bị hư hỏng hết”.
Dưới đây là một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại cảnh ngập lụt tái diễn tại nhiều tuyến phố:
Các tuyến phố ngập lụt khiến giao thông hỗn loạn.
Các tuyến phố ngập lụt khiến giao thông hỗn loạn.
Các tuyến phố ngập lụt khiến giao thông hỗn loạn.
Các tuyến phố ngập lụt khiến giao thông hỗn loạn.
Ô tô, xe máy chết máy xếp hàng dài.
Ô tô, xe máy chết máy xếp hàng dài.
Ô tô, xe máy chết máy xếp hàng dài.
Cả công nhân cấp thoát nước và máy bơm đều làm việc hết công suất.

Cả công nhân cấp thoát nước và máy bơm đều làm việc hết công suất.
Cả công nhân cấp thoát nước và máy bơm đều làm việc hết công suất.
Người dân cũng phải tự tát nước nhưng vẫn không thoát được cảnh ngập lụt.
Người dân cũng phải tự tát nước nhưng vẫn không thoát được cảnh ngập lụt.
Người dân cũng phải tự tát nước nhưng vẫn không thoát được cảnh ngập lụt.


Nguyễn Tuấn(thực hiện)



Nhiều cổ phiếu không mua nổi… cọng hành !



Nếu phải mất 1.000 đồng mới mua được hành thì với 1.000 đồng, nhà đầu tư đã có thể sở hữu tới 2 cổ phiếu SD8.
Phải dùng 2 tờ 500 đồng mới mua được hành nhưng nhà đầu tư hoàn toàn có thể dùng 1 tờ 500 đồng để mua cổ phiếu SD8 .
Nhan nhản cổ phiếu dưới 1.000 đồng
Trước đây, cổ phiếu xuống thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng/CP) đã có thể gây xôn xao thì hiện tại, số lượng cổ phiếu này quá nhiều để trở thành… bình thường. Và chỉ những cổ phiếu thấp hơn 1.000 đồng mới khiến người ta giật mình.
Trên cả hai sàn, số cổ phiếu có giá từ 1.000 đồng trở xuống không quá nhiều nhưng cũng không phải quá hiếm hoi. Chị Thủy, một nhà đầu tư ví von: “Bây giờ ra chợ, đưa 500 đồng, bạn không thể mua được ít hành về nấu canh. Bạn phải bỏ ra ít nhất 1.000 đồng. Nhưng chỉ với 500 đồng, bạn đã có thể mua được 1 cổ phiếu SD8”.
Tính tới ngày 2/5, cổ phiếu SD8 của Công ty Cổ phần Sông Đà 8 vô địch về mức giá thấp, chỉ 500 đồng/CP. Kể từ ngày 15/4 tới ngày 24/4, SD8 có chuỗi giảm sàn gần như liên tiếp và rơi từ 1.000 đồng/Cp xuống 500 đồng/CP. Nhiều tháng nay, SD8 có chuỗi giao dịch đáng thất vọng.
Cũng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu HHL của Công ty Cổ phần Hồng Hà Long An có giá nhỉnh hơn SD8 một chút ở mức… 700 đồng/CP. Cổ phiếu này có chuỗi ngày giao dịch đầy “ấn tượng”, hoặc tăng trần, hoặc giảm sàn, hoặc đứng giá. Trong đó số lượng phiên giảm sàn áp đảo.
HNX là nơi tập trung cổ phiếu “siêu ruồi” hơn cả khi có thêm nhiều mã góp mặt vào danh sách các cổ phiếu có giá từ 1.000 đồng trở xuống. Bên cạnh SD8, HHL, sàn Hà Nội còn có thêm một số gương mặt “tiêu biểu” khác như GGG, NVC, PSG, TAS và THV.
Ngoài GGG của Công ty cổ phần Ô tô Giải Phóng may mắn tăng trần trong phiên 2/5 để “vọt” lên tới… 1.000 đồng/CP, các cổ phiếu còn lại NVC của Công ty Cổ phần Nam Vang, PSG của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn, TAS của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An và THV của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam đều “đồng hạng” giá 800 đồng/CP.
Trên sàn Tp.HCM, 3 gương mặt khá quen thuộc trong danh sách các cổ phiếu có giá từ 1.000 đồng trở xuống là VES của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Mê Ca Vneco, VSG của Công ty Cổ phần Container Phía Nam và SHN của Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội.
Tuy nhiên, trong phiên 2/5, SHN bất ngờ tăng trần và đạt mức giá 1.100 đồng/CP để thoát ra khỏi danh sách này. Các cổ phiếu còn lại là VES đóng cửa ngày 2/5 ở mức 1.000 đồng/CP, VSG dừng ở mức 800 đồng/CP.
Vì đâu nên nỗi
Có thể thấy, tất cả các cổ phiếu kể trên đều có chuỗi ngày kinh doanh bết bát. Trong đó, cổ phiếu phải kể tên đầu tiên vì có giá siêu thấp là SD8. SD8 có lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2012 là hơn 40,7 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp là 28 tỷ đồng.
SD8 chính thức bị hủy niêm yết từ ngày 10/05/2013. Và SD8 cũng là cổ phiếu duy nhất trong danh sách này bị hủy niêm yết. Đa số các cổ phiếu còn lại như GGG, HHL, NVC, PSG, SHN chưa bị hủy niêm yết mà mới “chỉ” bị đưa vào diện bị kiểm soát cũng vì lý do thua lỗ liên tiếp.
Cụ thể, HHL bị kiểm soát từ ngày 18/03/2013 vì lợi nhuận sau thuế tại Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bị âm liên tiếp trong hai năm 2011 và 2012. GGG bị kiểm soát từ ngày 09/04/2013 vì hai năm lỗ liên tiếp. NVC cũng rơi vào tình cảnh tương tự,…
Sở GDCK Hà Nội sẽ có thông báo về việc đưa cổ phiếu HHL ra khỏi diện bị kiểm soát sau khi Công ty khắc phục được tình trạng nêu trên theo Quy chế niêm yết chứng khoán của Sở.
Trong danh sách các cổ phiếu có giá từ 1.000 trở xuống, TAS đối mặt với khó khăn khác biệt hoàn toàn. Cổ phiếu này bị nhà đầu tư bỏ rơi khi công ty chứng khoán Tràng An bị đình chỉ hoạt động 6 tháng, từ ngày 16/4/2013 đến ngày 16/10/2013 do không đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Chứng khoán và Điểm b Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán.
Công ty này càng khó khăn hơn khi trong thời gian bị đình chỉ, TAS không được mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán, không được ký mới, gia hạn các hợp đồng có liên quan đến các nghiệp vụ kinh doanh bị đình chỉ hoạt động; phải thực hiện tất toán, chuyển tài khoản theo yêu cầu của khách hàng (nếu có); có phương án khắc phục và báo cáo tình hình thực hiện phương án; lưu trữ thông tin giao dịch theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
THV không bị hủy niêm yết, kiểm soát hay đình chỉ nhưng lại đối mặt với nhiều khó khăn lớn hơn gấp bội khi khoản nợ lên tới hàng ngàn tỷ đồng luôn đe dọa “ông lớn” này.
Xét cho cùng, kinh doanh bết bát vẫn là nguyên nhân chính khiến cổ phiếu của các doanh nghiệp kể trên rớt giá tới mức chỉ đủ mua được một ít hành, chứ đừng nói tới một bát phở.
Theo VTC News