THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 July 2013

Sau cuộc nổi dậy, tù nhân lương tâm Z30A bị chuyển trại khẩn cấp trong đêm



Bên trong trại giam Z30A Xuân Lộc (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ)

CTV Danlambao - CA đột ngột áp giải các tù nhân lương tâm rời khỏi trại giam Z30A Xuân Lộc sau khi kết thúc cuộc nổi dậy phản đối chế độ lao tù CS diễn ra hôm 30/6/2013. Việc chuyển trại diễn ra khẩn cấp vào lúc 09h30 tối cùng ngày, các tù nhân lương tâm bị chuyển đi trong tình trạng bị bỏ đói. Mặc dù phía CA trại giam khẳng định việc chuyển trại không liên quan đến cuộc nổi dậy, tuy nhiên, sự kiện 5 tù nhân lương tâm bị chuyển đi gấp gáp đã cho thấy đằng sau vụ việc ẩn chứa nhiều điều mờ ám.

Phân trại số 1, trại giam Z30A Xuân Lộc (Đồng Nai), có khoảng 10 tù nhân lương tâm bị giam giữ biệt lập trong một khu vực được gọi là 'tù chính trị'. Khi cuộc nổi dậy bùng phát, các tù nhân đã kéo đến phá cổng và hàng rào khu vực tù chính trị để gặp nhóm anh Trần Huỳnh Duy Thức.


Trong mắt các tù nhân tại Z30A, anh Trần Huỳnh Duy Thức được xem là một người tù chính trị có học, vì vậy mọi người đề nghị anh Thức đại diện nói chuyện với phía CA, đồng thời đưa ra yêu sách đòi hỏi quyền lợi chính đáng. 

Trong hơn 10 tiếng đồng hồ diễn ra cuộc nổi dậy, không hề có bất cứ sự cố đáng tiếc nào xảy ra. Chính viên đại tá, giám thị trại giam Hồ Phi Thắng đã thừa nhận rằng trong thời gian bị khống chế làm 'con tin', ông này không bị ai đe dọa hay xâm phạm đến thân thể. Có thể thấy, trong tình thế hỗn loạn đi kèm với sự phẫn nộ trào dâng, nếu không có sự can thiệp của những tù nhân có uy tín và tầm ảnh hưởng cao thì vụ việc sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Theo ý kiến của một cựu tù nhân lương tâm từng bị giam giữ tại Xuân Lộc, hành động gấp gáp chuyển trại giam như trên cho thấy CA đã lo sợ về mức độ ảnh hưởng ngày càng cao của những người tù lương tâm. Đây cũng là biện pháp nhằm ngăn ngừa các cuộc nổi dậy khác sẽ tiếp diễn trong tương lai.

Sau cuộc nổi dậy của tù nhân Z30A, thiếu tướng Hồ Thanh Đình, Phó tổng cục trưởng Tổng cục VIII tuyên bố: “Chúng tôi đã tách ra được khoảng 40 phạm nhân để tiếp tục điều tra. Sau khi xác định rõ mức độ sai phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”. Như vậy, phải chăng việc chuyển trại giam đối với các tù nhân lương tâm theo cách nói của tướng Đình là để 'tách ra' và 'xử lý'?

Được biết, cho đến thời điểm này đã có 5 tù nhân lương tâm bị chuyển về giam giữ tại trại giam Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) gồm các anh: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Cường, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang). 

Trại giam Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do thượng tá Nguyễn Văn Duyệt làm trưởng trại. Đây cũng là nơi từng giam giữ và đày ải blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải trong nhiều tháng trước khi bị chuyển ra Nghệ An.

Một nguồn tin thân cận gửi đến Danlambao cũng cho biết thêm: Tổng cục 8 Bộ công an vẫn đang lên kế hoạch để tiếp tục lưu đày các tù nhân lương tâm đến giam giữ tại nhiều nhà tù khác nhau.

Liên quan đến cuộc nổi dậy tại Z30A hôm 30/6/2013, công an VN vừa tuyên bố sẽ cho khởi tố vụ án được gọi là 'chống phá trại giam', trong đó 7 tù nhân đã bị 'cách lý điều tra' và 20 người khác tiếp tục bị thẩm vấn.

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Hãy nhớ lấy tên tổng cai ngục này: Cao Ngọc Oánh



Công Lý (Danlambao) - Khi gần 1000 tù nhân nổi dậy tại phân trại 1, trại giam Z30A Xuân Lộc vì tù nhân thường xuyên bị cán bộ đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, trong khi bị bắt lao động cực nhọc, tổng cai tù Cao Ngọc Oánh đã tuyên bố với báo chí "các phạm nhân cầm đầu vụ gây rối trên đều là lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo, thường xuyên vi phạm nội quy, kỷ luật của trại giam..." (1). Trước sự kiện này, đã đến lúc chúng ta cần phải ghi tên côn an cai tù này vào sổ đen để khi công lý được vãn hồi trên đất nước, những kẻ như Cao Ngọc Oánh sẽ được đưa ra rọi đèn và xét xử trước tòa công lý.

Cao Ngọc Oánh tốt nghiệp trường Đại học cảnh sát nhân dân, từng làm Thứ trưởng Cơ quan điều tra. Ngày 5 tháng 7, 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh không để Cao Ngọc Oánh, lúc bấy giờ đang là thiếu tướng, tiếp tục giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát vì liên quan đến vụ việc tiêu cực ở PMU 18. Trước đó Cao Ngọc Oánh cũng đã bị rút khỏi ban chuyên án 420B vì có nghi ngờ dính líu đến đường dây chạy án. (2)

Có lửa vì có khói, 1 tuần sau ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Tấn Dũng, Cao Ngọc Oánh xin rút khỏi danh sách dự Đại hội Đảng X, dù vẫn khăng khăng (nhưng đúng đối với "tiêu chuẩn tư cách" dành cho những kẻ dự đại hội đảng) tự xét thấy vẫn đủ tư cách dự Đại hội.

Một ngày sau, 13/7/2006, đương nhiệm Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh ký Quyết định số 3121 QÐ -BCA miễn nhiệm Cao Ngọc Oánh ra khỏi chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra. Sau đó, Lê Hồng Anh tống tiếp Cao Ngọc Oánh ra khỏi ghế Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an.

Đỉnh điểm của vụ này là "bữa cơm chạy án" tại khách sạn Melia trên đường Lý Thường Kiệt - Hà Nội, do Cao Ngọc Oánh mời trong đó có: Đoàn Mạnh Giao - lúc bấy giờ là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Văn Lâm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Hiếu Vinh, nguyên cục phó Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm kinh tế và chức vụ, sau đó về làm việc trong Vụ 1, theo dõi công tác chống tham nhũng trực thuộc Văn phòng Chính phủ. Và dĩ nhiên là sự có mặt của Tôn Anh Dũng (tức Dũng "Huế") - người nhận tiền chạy án cho Bùi Tiến Dũng trong vụ PMU18.

Tất cả đều nằm dưới trướng Nguyễn Tấn Dũng trong cái gọi là Văn phòng Chính phủ.

Vụ "lăng nhăng chạy án" này của Cao Ngọc Oánh sau đó bị cho chìm xuồng vì có quá nhiều liên hệ trong mạng nhện nhà nước. Phe tham nhũng PMU 18 trả đũa và 2 phóng viên của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ vào tù. 

Chưa đầy 2 năm sau, khi trời đất thôi còn nổi cơn gió bụi, chính Nguyễn Tấn Dũng phong hàm Trung tướng cho Oánh và vào ngày 14/11/ 2008 bổ nhiệm Cao Ngọc Oánh vào vị trí Tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật thuộc Bộ Công an.

Tháng 12, 2009, Cao Ngọc Oánh chính thức trở thành tổng cai ngục toàn quốc với chức hàm Tổng cục trưởng Tổng cục 8, xếp sòng trại giam, cải tạo, phục hồi nhân phẩm...

Một trong những thành tích mới nhất của tổng cai ngục Cao Ngọc Oánh là phóng sự "Vạch mặt sự giả trá của Cù Huy Hà Vũ" do đàn em phối hợp với tuyên giáo đảng dàn dựng nhằm vu khống, bôi nhọ CHHV, chữa cháy dư luận vụ Ts Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực để phản đối hành vi vi phạm phát luật của giám thị trại giam.

Trước đó, 28/04/2013 dưới chế độ hà khắc của tổng cai ngục Cao Ngọc Oánh, một tù nhân tên Dương Chí Dũng đã bị một cán bộ trại giam A2, Khánh Hoà, đánh chết. 2000 tù nhân toàn trại đã đồng loạt đứng lên phản đối, đuổi cán bộ ra ngoài và cố thủ trong trại để yêu cầu báo chí, gia đình nạn nhân lẫn Cao Ngọc Oánh có mặt tại hiện trường để giải quyết. Cao Ngọc Oánh đã thân chinh đến "thương thảo" với đông đảo lực lượng cảnh sát cơ động hộ tống. Kết quả: Hai con nhạn được đem ra tế thần nhẹ nhẹ: khai trừ đảng đối với thiếu úy y sĩ Nguyễn Đăng Khoa, tước danh hiệu CAND đối với thượng sĩ Võ Thành Phương. Mọi việc sau đó chìm xuồng theo bóng tối của phân trại K1, K2 của trại giam A2.

Bây giờ, với vụ nổi dậy của tù nhân trại giam Xuân Lộc, sau câu phát biểu "các phạm nhân cầm đầu vụ gây rối trên đều là lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo, thường xuyên vi phạm nội quy, kỷ luật của trại giam", Cao Ngọc Oánh đã tách rời 10 đối tượng để trấn áp dưới cụm từ mỹ miều "xử lý theo quy định của pháp luật."

Sau Đệ nhị thế chiến, đã có nhiều người vì lương tâm và công lý đã hiến trọn đời mình để săn tìm những tên SS, cai ngục của Đức Quốc Xã đã tàn sát người Do Thái ra trước toà án quốc tế, dù những tên sát nhân này trốn chạy ở chân trời góc biển nào và cho dù chúng đã đến tuổi sắp về với hoả ngục. Việt Nam cũng sẽ có những người sẽ dành trọn quãng đời còn lại của mình để lôi cổ những người như Cao Ngọc Oánh ra trước vòng móng ngựa. Danh sách của loại côn an này sẽ dài và Cao Ngọc Oánh đã góp phần làm dài danh sách những kẻ ác ôn này.



___________________________


Lộ mặt nhiều đường dây lừa ‘chạy’ công chức



congchuc-langson
Bà Hà là một mắt xích trong đường dây “chạy” công chức lớn ở Lạng Sơn.

Lợi dụng tâm lý muốn dùng tiền lo lót, chạy chọt vào công chức nhà nước, nhiều đường dây lừa đảo xin việc xuất hiện ở Lạng Sơn, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của các nạn nhân.
Sáng 28/6, TAND tỉnh Lạng Sơn xét xử vụ án cưỡng đoạt tài sản đối với bị cáo Bế Anh Tuấn (SN 1958, ở phường Tam Thanh, TP Lạng Sơn). Cùng ngày, TAND TP cũng đưa bị cáo Đinh Thị Thu Hà (SN 1983, một cựu giáo viên) ra xét xử sơ thẩm về hành vi chạy công chức trong ngành giáo dục. Trước đó, bà Hà tham gia vào đường dây “chạy” việc tiền tỷ.
Thi nhau “chạy” việc
Theo cáo trạng, ông Bế Anh Tuấn nguyên là cán bộ một Cty thương mại đã nghỉ hưu, do có mối quan hệ rộng nên được nhiều người nhờ vả xin việc cho con, cháu. Thấy kiếm tiền dễ dàng, ông Tuấn nhận tuốt các loại hồ sơ thi tuyển vào các trường chuyên nghiệp, chạy công chức, chuyển công tác. Từ năm 2002 đến 2011, ông Tuấn chiếm đoạt trên 1 tỷ 250 triệu đồng của 43 người.

TAND tỉnh Lạng Sơn tuyên phạt bị cáo Bế Anh Tuấn 13 năm tù giam, đồng thời có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt trong vụ “chạy” công chức
Một cán bộ công tác lâu năm trong ngành Văn hoá – Thông tin Lạng Sơn ngậm ngùi: “Xin việc ở Lạng Sơn rất khó khăn, tôi có thằng con trai tốt nghiệp sư phạm, ra trường lâu năm chưa xin được việc, thấy có người mách bèn mang 30 triệu (thời điểm năm 2007-PV) nhờ ông Tuấn. Sau đó, ông Tuấn khất lần rồi biến mất”. Tương tự, ông Tuấn ra giá mỗi “suất” chạy công chức từ 30 triệu đến 50 triệu đồng, tuỳ theo từng vụ việc và giá tăng dần theo từng năm.

Còn bà Đinh Thị Thu Hà nguyên là cán bộ Văn phòng UBND huyện Cao Lộc. Sau khi dính án kỷ luật, cuối năm 2012 bà Hà về công tác tại Trường THCS Song Giáp, Cao Lộc. “Ngựa quen đường cũ”, bà Hà hứa hẹn với anh Nông Tuấn Khanh (SN 1978, bán hàng tại chợ Phú Lộc, TP Lạng Sơn) xin việc cho vợ anh Khanh vào ngành sư phạm. Hà ra giá 20 triệu đồng, nhận tiền rồi cắt liên lạc với nạn nhân. Tương tự, Hà lừa xin việc để nhận 20 triệu đồng của bà Hoàng Thị Nghị (SN 1970, ở đường Bà Triệu, TP Lạng Sơn). Ngoài ra, Hà còn vay mượn, chiếm đoạt trên 300 triệu của nhiều nạn nhân khác rồi bỏ trốn.
Một trường hợp khác vừa bị cơ quan pháp luật ở Lạng Sơn phát hiện, xử lý là Triệu Văn Phong (SN 1986, ở xã Tràng Phái, huyện Văn Quan). Mặc dù chỉ học hết lớp 9, vợ cũng chưa có công ăn việc làm, song Phong đã lừa chạy việc cho 4 người, chiếm đoạt hơn 200 triệu đồng.
Xử lý không nghiêm?
Phần lớn gia đình các bị hại là những hộ dân nghèo, ở vùng sâu, vùng xa. Tại phiên xét xử bị cáo Hà, bị hại Hoàng Văn Phúc trình bày: “Tôi thuộc hộ nghèo ở xã Mai Pha, TP Lạng Sơn, phải đi làm thuê, vợ con đau ốm liên miên. Khi bà Hà hứa xin được việc, tôi phải vay hàng xóm 20 triệu đồng để lo cho con. Vậy mà tiền mất tật mang”.
Sau khi TAND TP Lạng Sơn tuyên phạt bị cáo Đinh Thị Thu Hà 9 tháng tù giam, một bị hại là bà Hoàng Thị Nghị cho biết sẽ kháng án. Bà Nghị nói: “Hà lừa tất cả 11 người, có 2 người mất tiền để chạy công chức, số còn lại bị lừa hùn vốn làm ăn, mua xe nhưng cơ quan pháp luật lại cho rằng đó là quan hệ dân sự, không xử lý”.
Theo nguồn tin của Tiền Phong, vụ án trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bà Hà là mắt xích quan trọng trong một đường dây chạy công chức lớn ở Lạng Sơn. Ngoài bà Hà, còn có một số cán bộ công chức trong ngành giáo dục liên quan, trong đó có Lê Hoàng Tuyến (nguyên Phó Chánh văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn), Dương Thị Phương Liên (Trường CĐ Sư phạm Lạng Sơn). Công an huyện Cao Lộc đã vào cuộc điều tra, nhưng sau đó lại chuyển về các cơ quan chủ quản để xử lý hành chính.
Kết cục, cả 3 cá nhân trên chỉ bị cảnh cáo về mặt đảng và chuyên môn. Ông Tuyến được điều chuyển về công tác tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Cao Lộc, bà Hà về Trường THCS Song Giáp. Sau đó bà Hà xin nghỉ ốm, ra bán hàng tại chợ Phú Lộc 4, TP Lạng Sơn. Tại đây, bà Hà tiếp tục lừa chạy việc như đã kể trên.
Dư luận cho rằng, một phần do vụ việc lần trước xử lý không nghiêm, phần khác do các bị hại liên tiếp uy hiếp đòi nợ nên Hà nhắm mắt làm liều. Bà K. (Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Lạng Sơn, mẹ của Hà) có đơn gửi cơ quan công an, đề nghị đảm bảo tính mạng con gái mình, đồng thời yêu cầu làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng tham gia đường dây chạy công chức xảy ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Theo Tiền Phong


40 tù nhân sẽ bị trừng phạt vì vụ nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc



xuanloc-traigiam

1.  40 tù nhân sẽ bị trừng phạt vì vụ nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc

Theo RFA
Như tin chúng tôi đã đưa, Hôm qua Chủ nhật đã xảy một vụ nổi dậy chiếm giữ trại tù Z30A Xuân Lộc Đồng Nai và có cầm giữ con tin để phản đối nhục hình và cải thiện vấn đề ăn uống cũng như được đối xử tốt hơn. Hôm nay báo Thanh niên của Nhà nước đã xác nhận vụ việc và gọi đó là vụ gây rối.
Theo báo này thì một tiểu đòan cảnh sát cơ động của tỉnh Đồng Nai đã được điều đến để vãn hồi trật tự. Và đến cuối ngày thì cơ quan công quyền đã hoàn toàn kiểm soát trại tù và đại tá Hồ Phi Thắng, giám thị trại tù người bị các tù nhân bắt làm con tin, đã được an tòan.
Thiếu tướng cảnh sát Hồ Thanh Đình, Tổng cục phó tổng cục 8 của cảnh sát Việt Nam nói với báo Thanh niên rằng có 30 đến 40 người quá khích trong vụ chiếm giữ trại tù, và họ sẽ bị điều tra.
Trại giam Xuân lộc cũng là nơi giam giữ các tù chính trị quan trọng là các ông Trần Hùynh Duy Thức, người bị kêu án 16 năm tù về tội danh lật đổ chính quyền, nhạc sĩ Việt Khang người sáng tác các bảng nhạc yêu nước, bị kêu án về tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Các bản án này đều bị giới chỉ trích trong và ngòai nước cho là vô lý.
Cũng liên quan đến vụ việc ở trại tù Z30A ở Xuân lộc Đồng Nai. Theo AFP thì Đảng dân chủ nhân dân, vốn bị Hà Nội cấm họat động trong cơ chế độc đảng, nói rằng vụ nổi dậy ở tại giam này được các tù chính trị tổ chức. Nhưng theo những gì chúng tôi ghi nhận thì các tù chính trị đã không lên tiếng trong suốt thời gian mà tù nhân chiếm giữ trại. Báo chí nhà nước Việt Nam cũng không đề cập chuyện này.
Ngay khi vụ việc bắt đầu vào ngày hôm qua phóng viên của chúng tôi đã có bài tường trình, hiện chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin.

2.  Tướng Cao Ngọc Oánh trực tiếp giải quyết vụ gây rối ở trại giam Xuân Lộc

Theo vnexpress
Người đứng đầu Tổng cục Thi hành án và hỗ trợ Tư pháp (Tổng cục 8, Bộ Công an) đã trực tiếp có mặt tại Đồng Nai để chỉ đạo các lực lượng giải quyết nhanh vụ gây rối trong trại giam Xuân Lộc.
Theo Chinhphu.vn, ngay sau khi vụ gây rối ở trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) diễn ra, Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục 8 đã trực tiếp vào Đồng Nai từ chiều qua để giải quyết vụ việc.
Theo Tướng Oánh, các phạm nhân cầm đầu vụ gây rối trên là lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo, thường xuyên vi phạm nội quy, kỷ luật của trại giam.
Người đứng đầu Tổng cục 8 cũng phủ nhận thông tin cho rằng các phạm nhân tại trại giam Xuân Lộc gây mất trật tự nhằm phản đối việc bị đánh đập, cắt xén thức ăn của phạm nhân. Trung tướng Oánh cho biết thiệt hại vật chất của vụ gây rối không nhiều, không có ai bị thương tích.
Tướng Cao Ngọc Oánh thông tin thêm, sáng nay 1/7, Lãnh đạo Tổng cục 8 cũng đã họp với Ban giám thị trại giam số 8 để rút kinh nghiệm về vụ việc. Sau sự việc này, sẽ có khoảng 10 đối tượng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó vào khoảng 8 giờ 30 ngày 30/6/2013, tại Phân trại số 1, trại giam Xuân Lộc, khi cán bộ quản giáo tổ chức cho phạm nhân đá bóng tại sân trong khu vực giam giữ, thì phạm nhân Phạm Văn Trí (sinh năm 1977, trú tại tỉnh Tây Ninh, bị phạt tù 14 năm do lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có 4 tiền án); phạm nhân Phạm Ngọc Hường (sinh 1984, trú tại TP. Hồ Chí Minh, bị phạt tù 14 năm do phạm tội cướp tài sản) và phạm nhân Nguyễn Văn Tân (sinh năm 1991, trú tại Bình Phước, bị phạt tù 9 năm do cướp giật tài sản, có 1 tiền án) đã có hành vi gây rối trật tự nhằm ngăn cản hoạt động vui chơi, giải trí của các phạm nhân khác.
Khi cán bộ quản giáo vào giải quyết thì số phạm nhân này có hành vi kích động, lôi kéo nhiều phạm nhân khác tham gia đập phá hàng rào phân khu, bếp ăn, căng tin phục vụ phạm nhân, phá cửa nhà kỷ luật, nhà giam riêng đang giam giữ số phạm nhân vi phạm kỷ luật để giải thoát cho số phạm nhân này và lôi kéo họ cùng tham gia gây rối.
Ngay sau khi nhận được tin báo, lãnh đạo Tổng cục 8 đã chỉ đạo Ban giám thị trại giam Xuân Lộc tập trung giải quyết ngay một số công việc trước mắt và phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai tăng cường lực lượng bảo vệ vòng ngoài không để phạm nhân lợi dụng trốn khỏi nơi giam và cử ông Hồ Phi Thắng – Giám thị trại giam Xuân Lộc trực tiếp vào khu giam giữ phạm nhân đối thoại với các phạm nhân để giải quyết vụ việc.
Đến 14 giờ 45 cùng ngày tình hình ở Phân trại số 1, trại giam Xuân Lộc đã cơ bản ổn định trở lại.


Sẽ vô hiệu hóa toàn bộ SIM phát hành trước 1/1/2013



phone-truyenthong

Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ chọn thời điểm thích hợp để kết thúc việc lưu hành các SIM phát hành trước ngày 1/1/2013 còn tồn đọng trên thị trường, nhằm đảm bảo cho thị trường hoàn toàn lành mạnh.
Trước đó, tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2013 của Bộ TT&TT, Phó Tổng Giám đốc Viettel Tống Viết Trung đã phản ánh việc ngoài thị trường vẫn có thể dễ dàng tìm thấy SIM khuyến mại, SIM đã kích hoạt trước ngày 1/1/2013, là thời điểm mà các Thông tư về quản lý khuyến mại đối với thuê bao trả trước chính thức có hiệu lực.
“Trước đây, số lượng thuê bao sử dụng 2 SIM, 3 SIM rất phổ biến nhưng nay đã hạn chế hơn hẳn nhờ chính sách quản lý thắt chặt của Bộ. Dù vậy thì trên thị trường vẫn đang lưu hành SIM 0 đồng”, ông Trung nêu vấn đề. Đại diện Viettel kiến nghị Bộ cần sử dụng biện pháp cứng rắn là vô hiệu hóa toàn bộ SIM kiểu này trên thị trường, sau đó xử lý dưới dạng người dùng khiếu nại thì cho đổi lại. Đây là việc mà về mặt kỹ thuật, các doanh nghiệp hoàn toàn làm được.
“Chỉ có như vậy mới chấm dứt được hoàn toàn hiện tượng này và đảm bảo việc quản lý thuê bao trả trước đi vào thực chất”, ông Trung dứt khoát.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng giải thích rằng, sau khi 2 Thông tư 04 và 14 ra đời thì số lượng thuê bao mới đã giảm rất mạnh. Số liệu 6 tháng đầu năm cho thấy, con số này chỉ bằng 1/10 so với trước đây. Thế nhưng người dùng vẫn có thể mua được SIM kích hoạt sẵn, SIM 0 đồng, SIM khuyến mại khủng là vì Doanh nghiệp đã đưa ra thị trường từ trước ngày 1/1/2013 để “lách luật”.
Hiện tại, Cục Viễn thông đang yêu cầu nhà mạng xem xét việc đưa những tài khoản SIM này về 0, hoặc thậm chí là vô hiệu hóa để hạn chế tuyệt đối SIM rác.
Cũng hoàn toàn đồng tình với ý kiến của Viettel, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo Cục Viễn thông sớm làm việc cùng các nhà mạng để tìm ra một thời điểm thích hợp cho việc dừng lưu hành SIM 0 đồng, SIM khuyến mại kích hoạt trước ngày 1/1/2013. “Sau gần một năm thực hiện Thông tư 04 nhưng hiện tượng SIM rác vẫn còn tồn tại, việc hạn chế triệt để SIM trả trước khuyến mại vẫn chưa đạt được như ý muốn”, Bộ trưởng thẳng thắn. Ngay cả với các thuê bao mới phát sinh thì việc đăng ký thông tin cũng chưa thật tốt ở một số địa phương. “Vậy nên vẫn còn xuất hiện nhiều cuộc gọi rác, tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, gây bức xúc trong dư luận”.
Trong khi đó, việc hoàn tất các bước cuối của Quản lý thuê bao trả trước đã được xác định là một trọng tâm của Bộ trong 6 tháng cuối năm, để đến tháng 8, Bộ có thể tiến hành đánh giá lại và hoàn thiện Thông tư 04. Vì vậy, Bộ trưởng yêu cầu các Sở TT&TT địa phương phối hợp chặt chẽ cùng lực lượng Thanh tra Bộ tiến hành chặt chẽ, sát sao đợt thanh tra diện rộng về thuê bao trả trước trong ba tháng, từ tháng 6 tới tháng 9 năm nay.
Theo Vietnamnet

Trung Quốc ngang ngược đòi chủ quyền trên Trường Sa



truongtansang-trungquoc2

Ngày 1/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngang nhiên đưa ra tuyên bố “chủ quyền không tranh cãi” trên các nhóm đảo thuộc Biển Đông, trong đó có Trường Sa của Việt Nam. Hành động này đi ngược hẳn lại với “thành công” trong việc đồng ý tham vấn tiến trình tiến tới COC mà vị Ngoại trưởng Vương Nghị vừa mới đưa ra một ngày trước đó.

Trái với tuyên bố đồng ý tham vấn về tiến trình ký kết COC vừa được Ngoại trưởng Vương Nghị đưa ra trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Trung Quốc vẫn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên Trường Sa của Việt Nam.

Theo tin từ Đài tiếng nói nước Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hứa Chấn Ninh trong một buổi họp báo tại Bắc Kinh ngày 1/7 đã đưa ra lời tuyên bố trắng trợn rằng Trường Sa và các đảo lân cận trên Biển Đông thuộc “chủ quyền không tranh cãi” của nước này. Đồng thời, bà Hứa còn ngang nhiên công khai quyết tâm “bảo vệ chủ quyền” trên khu vực này.
Trong khi chỉ một ngày trước đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã dùng lời lẽ “thân mật” để ca ngợi Bắc Kinh và ASEAN như một gia đình và đồng ý đàm phán với các nước trong khu vực về COC trong tháng 9 tới đây, theo một tuyên bố chung được hai bên đưa ra sau buổi làm việc tại Brunei trong ngày 30/6.
Những hành động bất nhất như thế này của chính quyền Bắc Kinh khiến nhận định của các học giả quốc tế về việc tương lai của COC còn rất xa vời càng trở nên có cơ sở. Tiến sỹ Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đã cho rằng Trung Quốc chỉ đang cố làm chậm quá trình ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông bằng việc sử dụng ngoại giao pháo hạm nhằm gây sức ép lên các nước trong khu vực. Ngoại trưởng Philippines từng công khai cáo buộc động thái quân sự hóa của PLA trên Biển Đông là mối đe dọa tới tình hình an ninh khu vực. Và khi COC còn là viễn cảnh, đụng độ trên Biển Đông là rất gần, The Diplomat dẫn lời Tiến sỹ Ian cho hay.
Theo Sống Mới

Bán 11 cô gái ra nước ngoài làm vợ



Sau khi tuyển chọn các cô gái cho một số người đàn ông Trung Quốc xem mặt, Síu và đồng bọn đã bán hơn chục thiếu nữ ra nước ngoài làm vợ để thu lợi bất chính.

Ngày 2/7, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã bác đơn xin giảm án, tuyên y án 12 năm tù với Trương Bắc Síu (47 tuổi, quê Bình Thuận), 10 năm tù cho Phạm Thị Mỹ Lệ (43 tuổi, quê Tây Ninh) về tội Mua bán người.
Theo HĐXX, tại phiên phúc thẩm hôm nay, Síu đã khắc phục được hậu quả và nộp lại số tiền thu lời bất chính, song mức án mà cấp sơ thẩm áp dụng là thỏa đáng nên không thể giảm nhẹ hình phạt. 
ban-nguoi-1-1372755918_500x0.gif
Dù đã khắc phục hậu quả, nhưng mức án sơ thẩm là phù hợp nên Tòa phúc thẩm bác đơn xin giảm án của các bị cáo. Ảnh: H. D.
Bản án sơ thẩm xác định, khoảng giữa năm 2011, Síu chạy xe ôm trên địa bàn huyện Bình Chánh (TP HCM) và quen một người đàn ông Trung Quốc tên Lâm. Lâm nhờ Síu tìm các cô gái Việt Nam gả bán cho đàn ông Trung Quốc làm vợ, mỗi cô Síu được Lâm trả 60 triệu đồng.
Síu đồng ý sau đó câu kết với Lệ và 2 đồng bọn khác về Tây Ninh tìm kiếm các cô gái trẻ. Chúng dụ dỗ các cô gái đi xuất ngoại để đổi đời sau đó đem bán.
Theo thỏa thuận, Lâm có nhiệm vụ đưa đàn ông Trung Quốc tới Việt Nam còn Síu và đồng bọn sẽ đưa các cô gái đến khách sạn cho những người này xem mặt. Những cô gái được “duyệt”, Síu sẽ giao cho đồng bọn làm các thủ tục  kết hôn, xuất nhập cảnh đưa ra nước ngoài.
Trong thời gian từ tháng 8/2011 đến tháng 10/2012, Síu và đồng bọn đã bán 11 cô gái cho những người đàn ông Trung Quốc và Malaysia làm vợ. Trong đó có nạn nhân bị bán tới 2 lần.
Do không chịu được cuộc sống cực khổ nơi xứ người một cô gái đã tìm cách liên lạc về với gia đình gửi sang Trung Quốc số tiền 30 triệu đồng cho Lâm để trả lại cho gia đình “chồng” tiền chuộc. Sau khi về nước, cô gái này đã làm đơn tố cáo hành vi của Síu và đồng bọn. Đến tháng 10/2012, khi Síu và đồng bọn đang làm thủ tục cho 3 cô gái Việt Nam sang Trung Quốc thì bị cơ quan chức năng bắt quả tang.
Hồi tháng 3, TAND tỉnh Tây Ninh đã xử sơ thẩm tuyên Síu 12 năm tù, Lệ 10 năm tù và 2 đồng phạm khác mức án từ 3 đến 7 năm tù. Sau đó, Síu và Lệ đã có đơn kháng cáo.
Hải Duyên

Chiêu 'câu khách' của tiểu thương Sài Gòn


 
 Những mặt hàng mua ngoài chợ rẻ hơn ở siêu thị

Đánh vào tâm lý ham rẻ của người mua, thay vì yết giá theo kg, nhiều chủ sạp hoa quả chọn cách báo giá "nửa ký" để hút khách. Treo biển thanh lý toàn bộ hay bán theo lô cũng được nhiều tiểu thương ưa chuộng.
Chị Thanh, tiểu thương tại chợ Văn Thánh (quận Bình Thạnh) cho biết, lượng khách đi chợ không còn đông đúc như những năm trước, có người đi qua chỉ nhìn chứ không dừng chân lựa chọn. Để bán được hàng, chị treo biển thanh lý toàn bộ. Mỗi chiếc kẹp tóc chỉ 15.000 đồng với đủ mẫu mã chủng loại.
"Nhờ vậy, khách đến mua khá đông, có vị mua liền một lúc mấy cái vì được thoải mái lựa chọn, giá cả sản phẩm cũng phải chăng", chị nói.
IMG-1382-JPG-1372727437_500x0.jpg
Nếu biết cách lựa chọn, người tiêu dùng sẽ có được món hàng thanh lý giá rẻ chất lượng, còn không để ý kỹ dễ mua nhầm những sản phẩm cũ, hư hỏng. Ảnh: Hồng Châu
Hàng thanh lý, giảm giá là ưu tiên hàng đầu của Linh, sinh viên năm 3 trường Cao đẳng Hải quan TP HCM khi lang thang mua sắm cuối tuần. Tuy nhiên, theo Linh, muốn thực sự có được món hàng giá hời phải chịu khó chọn lựa, quan sát kỹ, chứ không nên quá tin vào lời giới thiệu của người bán.
Ví dụ, khi mua kẹp tóc, thắt lưng, túi xách... cần nhìn kỹ chỗ dán keo, móc khóa, chốt gài có bị hoen gỉ, màu sắc liệu còn mới mẻ hay đã xỉn màu. Linh kể, có lần mua kẹp tóc thanh lý ở chợ gần nhà, nhìn phớt qua có vẻ mới toanh và đẹp mắt nên thu hút rất nhiều người ghé xem. Tuy nhiên, mới sử dụng đúng 2 tuần, chiếc kẹp bị gãy chốt nên không dùng được nữa. Do đó, mỗi lần mua hàng thanh lý, Linh luôn kiểm tra kỹ sản phẩm, xem có hỏng hóc ở những vị trí trọng yếu.
Trào lưu niêm yết giá theo kiểu "bán nửa ký" để người tiêu dùng có cảm giác sản phẩm giá rẻ cũng bùng phát mạnh thời gian qua. Thay vì ghi một kg đậu bắp 12.000 đồng, người bán hiển thị 6.000 đồng 1/2 kg. Có nơi ghi số 2 rất nhỏ và nhìn từ xa, khách sẽ hiểu nhầm món hàng chỉ 6.000 đồng một kg. Rất nhiều người ấn tượng với mức giá "rẻ" này đã ghé lại chọn mua.
vai-1372728098_500x0.jpg
Chiêu ghi một nửa giá sản phẩm cũng được tiểu thương áp dụng rộng rãi. Ảnh: Hồng Châu
"Nhiều anh chị khen tôi câu khách giỏi, nhưng tôi có biết gì đâu. Thấy ai cũng ghi bảng giá như vậy nên tôi làm theo và khách hàng cũng hiểu mức giá đó làm sao áp dụng cho cả kg", bán dưa hấu kiểu 6.000 đồng 1/2 kg trên đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức, anh Tuấn cho hay. Tuy nhiên, kiểu bán này nhiều lúc gây cảm giác khó chịu cho người tiêu dùng. Có khách sau khi biết bị "lừa" đã bỏ đi, chứ không chọn mua như dự định.
Chị Loan, ở quận Bình Thạnh từng vấp phải tình trạng này chia sẻ, nhìn thấy rổ súp lơ đề biển 15.000 đồng 1/2 kg nhưng chị lại nghĩ là 15.000 đồng một kg. Chị cân liền 2 bắp, đến khi tính tiền mới biết là 30.000 đồng một kg và so ra vẫn đắt hơn một số sạp hàng khác trong chợ. Kinh nghiệm đi chợ của chị là phải nhìn thật kỹ giá cả rồi mới chọn mua và luôn so sánh với các sạp khác để có được mức giá rẻ hơn.
Cũng bán hàng với giá ưu đãi để thu hút người tiêu dùng nhưng chị Hồng, quận Gò Vấp chọn kiểu bán số lượng lớn. Thay vì bán 5.000 đồng một trái bầu hay bí, chị bán chẵn 10.000 đồng 3 quả bất kỳ không phân biệt lớn nhỏ, nhờ thế mà số lượng tiêu thụ tăng mạnh. Hiện đa số tiểu thương tại các chợ đều áp dụng hình thức này và khá đắt hàng.
Ngoài ra, bán hàng đồng giá vốn thường xuất hiện ở các mặt hàng quần áo, giày dép thì nay lan sang cả trái cây các loại. Tại nhiều xe bán trái cây lưu động, vải thiều, táo, xoài, ổi đều bán với mức giá 10.000 đồng một kg và để người tiêu dùng tùy thích chọn lựa. Điều này mang lại cảm giác có nhiều chọn lựa cho khách.
"Chưa rõ trái cây này có ngon hay không nhưng tôi vẫn muốn ghé vào xem thử vì đây là những loại tôi thích mà còn phù hợp với túi tiền của tôi. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng cần để ý đến tình trạng “cân đo đong đếm” của người bán bởi lẽ họ rất dễ cân thiếu cho khách hàng hoặc chất lượng sản phẩm không được như ý", chị Hạnh, ở quận 10 chia sẻ..
Thi Hà

PICS : Những khu nhà 'chờ sập' giữa Đà Nẵng



Nằm trên địa bàn quận Hải Châu, những khu nhà tập thể thuộc sở hữu Nhà nước có tuổi đời trên dưới 40 năm nhếch nhác, tường nứt toác, cây cối mọc ùm tùm trên vách và có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. 

IMG-0491-1372751927_500x0.jpg
Những khu nhà tập thể xuống cấp nằm trên một số tuyến đường thuộc trung tâm TP Đà Nẵng như Yên Bái, Hùng Vương, Trần Phú... đang xuống cấp nghiêm trọng. Trong ảnh là khu tập thể tại số 37 đường Yên Bái được xây dựng từ năm 1973. 
IMG-0471-1372755711_500x0.jpg
Cầu thang dẫn lên khu tập thể này rộng chừng một mét, tối om. Nhiều hộ dân tập trung buôn bán phía dưới. Hiện còn 7 hộ dân, trong đó có những gia đình 2 thế hệ sinh sống. Do chung cư xuống cấp nên nhiều hộ dân chuyển đi nơi khác ở tạm.
IMG-0478-1372755711_500x0.jpg
Hầu hết lối đi và trần nhà trong khu tập thể này đều bong tróc, để lộ lớp sắt ra ngoài. Ngày 10/3/2012, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn đồng ý về nguyên tắc thu hồi toàn bộ 22 khu nhà tập thể đã xuống cấp trên địa bàn theo đề nghị của Sở Xây dựng.
IMG-0431-1372755711_500x0.jpg
Người dân phải dùng bạt che tạm bợ. Anh Hồ Đắc Tân làm nghề thợ may trong căn phòng chừng 5 m2 thường xuyên phải dùng gậy chống lại những tấm bạt để hồ vỡ và bụi không văng xuống nền.
IMG-0403-1372755712_500x0.jpg
Một người dân ở khu tập thể đường Yên Bái dựng bếp tạm và các lồng nuôi gà ngay trên sân thượng tầng 3.
IMG-0635-1372755712_500x0.jpg
Trong khi đó, 28 hộ dân ở khu tập thể 3 tầng tại số 18 Hùng Vương hàng ngày phải đối mặt với nước thải chảy lênh láng trong phòng. Đồ đạc cũng chỉ được kê tạm bợ. Vừa dùng chân gạt nước, ông Phạm Hiền Lương vừa cho biết, người dân đã quen với cảnh này nhưng lo lắng nhất vẫn là mùa mưa bão. 
IMG-0793-1372755712_500x0.jpg
Căn hộ của bà Nguyễn Thị Sáu chật chội chỉ le lói chút ánh sáng từ cửa sổ vào nhà. Chủ yếu người dân sống trong khu tập thể là dân lao động nghèo và cán bộ về hưu. "Có nhiều hôm từng mảng tường rớt xuống nền nhà, cả đêm không thể ngủ được", bà Sáu nói. Hiện gia đình bà phải che tạm mảnh bạt trên trần nhà. 
IMG-0763-1372755712_500x0.jpg
Mỗi căn hộ rộng chừng 12 m2 là nơi sinh sống của nhiều thế hệ trong một gia đình. Các gian bếp đều được người dân tận dụng trên hành lang, hay dưới gầm cầu thang rộng chưa đầy một m2. Nhà vệ sinh ở nhiều khu tập thể phải dùng chung, có nơi phòng vệ sinh được "quy hoạch" chung với nhà tắm, khu giặt quần áo...
IMG-0656-1372755713_500x0.jpg
Trên tầng 3, mái trần bị sập để lộ rõ một khoảng trống. Lan can sắt bị rỉ đứt lìa, người dân chằng tạm bằng những thanh gỗ, dây sắt nhỏ. Theo công văn của UBND thành phố, các hộ dân không đồng ý phương án tái định cư sẽ bị xử lý hành chính, nhằm buộc các hộ giao trả cho Nhà nước quản lý.
IMG-0697-1372755713_500x0.jpg
Nhiều năm qua, các khu tập thể đều không được sửa chữa. Trên vách tường khắp các tầng 1, 2 và 3 của khu chung cư trên đường Hùng Vương, cây cối mọc từ các mạch hồ nứt xanh um. Nhiều phòng bị rễ cây xuyên thủng. Hệ thống điện cũ "phơi mình" bên những vách tường bong tróc. Phía ngoài, các dây điện kéo vào khu tập thể chằng chịt như màng nhện. 
IMG-0737-1372755713_500x0.jpg
Người dân mong muốn được bố trí đất tái định cư ở trung tâm thành phố chứ không thống nhất vào ở tại các khu chung cư. Trong khi chờ một phương án có sự đồng thuận của chính quyền và người dân, họ phải sống trong cảnh nhếch nhác, nước thải cùng rác trên mái nhà, dưới đất của khu tập thể luôn bốc mùi hôi thối. Ông Phạm Xuân Mai, trưởng tổ 23, phường Hải Châu 1, cho biết khu tập thể 18 Hùng Vương có 26 hộ dân nhưng 9 hộ đã dọn đi nơi khác ở tạm chờ giải tỏa.
IMG-0720-1372755713_500x0.jpg
Sân thượng khu tập thể đường Hùng Vương được người dân che tạm bằng mái tôn. Mùa mưa bão, hầu hết dân đi lánh tạm ở những nhà thân quen vì sợ nhà mình sập xuống bất cứ lúc nào.
Nguyễn Đông

Thân quen với 'quan' mới xin được việc ở cơ quan Nhà nước



Kết quả từ một cuộc khảo sát xã hội học quy mô lớn cho thấy, nhiều người dân cho rằng quan hệ thân quen với người có chức quyền là yếu tố quan trọng khi xin việc vào khu vực nhà nước.

Ngày 2/7, tại TP Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu lập pháp và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tổ chức hội thảo báo cáo chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2012 - đo lường từ trải nghiệm của người dân với việc thực thi chính sách, pháp luật, quy định của các cấp chính quyền. 
1-1372758939_500x0.jpg
Người dân ở Đà Nẵng được hướng dẫn tra cứu thủ tục hành chính và chấm điểm công chức qua mạng. Ảnh: Nguyễn Đông
Là khảo sát xã hội học quy mô toàn quốc, từ năm 2010 đến nay, nhóm điều tra đã phỏng vấn trực tiếp 32.500 người dân với sáu trục nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Quảng Bình được người dân đánh giá cao ở hầu hết trục nội dung, song cần cải thiện "kiểm soát tham nhũng".  Đà Nẵng cũng nằm trong nhóm dẫn đầu nhưng còn tồn tại điểm yếu về "tham gia của người dân ở cấp cơ sở" và "công khai, minh bạch".
Tây Ninh có thứ hạng thấp ở cả hai năm 2011 và 2012 nhưng lại ghi điểm cao ở trục "thủ tục hành chính công". Xếp cuối bảng là Khánh Hòa, tuy nhiên địa phương này vẫn được người dân đánh giá khá hiệu quả ở nội dung "cung ứng dịch vụ công".
Báo cáo chỉ số PAPI cho thấy, gần 80% người dân không biết gì về quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương, 17% được biết nhờ thông báo của chính quyền và 3% biết qua nguồn tin khác. Thiếu công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là nguyên nhân dẫn tới nhũng nhiễu trong quản lý đất đai ở địa phương.
5-1372772426_500x0.jpg
80% người dân cho biết họ không biết gì về quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương mình. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông
Theo báo cáo chỉ số PAPI, gần 50% số người được hỏi cho biết quan hệ thân quen với người có chức quyền là yếu tố quan trọng khi xin việc vào khu vực Nhà nước như vị trí nhân viên, công an xã/phường, công chức địa chính, giáo viên trường tiểu học công lập, công chức tư pháp. Tham nhũng vặt và hối lộ là những vấn đề thường trực ở nhiều lĩnh vực và có chiều hướng gia tăng khi người dân xin việc vào khu vực nhà nước, khám chữa bệnh ở bệnh viện công tuyến huyện, làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người dân lựa chọn không tố giác do cái giá phải trả cho việc tố giác có thể lớn hoặc chưa tin vào hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng hiện nay có thể bảo vệ cho họ. Các địa phương kiểm soát tham nhũng công thấp nhất là Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Cao Bằng.
Cũng theo kết quả khảo sát, mức độ phổ biến và hiệu quả của Ban thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng khá mờ nhạt khi lần lượt 66% và 83% người dân được hỏi cho biết ở xã/phường của họ không có hoặc không biết hai ban này tồn tại hay không. 
Nguyễn Đông