THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 September 2013

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐAU THƯƠNG - TÀN KHỐC....SAU CUỘC ĐÀN ÁP TẠI Mỹ Yên - Nghi Lộc - Nghệ An

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐAU THƯƠNG - TÀN KHỐC....SAU CUỘC ĐÀN ÁP TẠI Mỹ Yên - Nghi Lộc - Nghệ An (blogger Bùi Thị Minh Hằng)




Tổng Hợp Một Số Tình Hình Từ Giáo Xứ Mỹ Yên Đến Sáng 5.9.2013

TNCG - 5.9.2013: Như chúng ta đã biết, thay vì thực hiện lời hứa thì chính quyền đã huy động lực lương côn an các loại đến để thẳng tay đàn áp bà con giáo xứ Mỹ Yên vào chiều hôm qua, ngày 4/9/2013.

Chưa dừng lại ở đó, báo chí, truyền hình của tỉnh Nghệ an đã đồng loạt đưa những đoạn video bóp méo sự thật. Nhất là đoạn video được phát vào bản tin thời sự tối 3-4/9/2013. Công an đã trắng phát ra những đoạn video mớm cung, cắt ghép và tệ hơn là họ đã thay quan tòa để kết tội giáo dân và hai người dân bị bắt cóc là ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải.

Phía Tòa Giám mục Xã Đoài đã chính thức lên tiếng về vụ đàn áp này.

Còn về phía bà con giáo xứ, theo anh Thiệu, giáo dân xứ Mỹ Yên cho biết, sáng nay đã có một vài người đã được đưa về gia đình để chăm sóc. Một số khác đang mặc dầu đang mang đầy thương tích nhưng phía chính quyền và công an Nghệ An đã dùng mọi thủ đoạn để ép những người này phải xuất viện. Riêng trường hợp một học sinh lớp 12 Nguyễn Văn Điệp bị đánh tụ máu não thì đang rất nguy kịch. Bác sỹ cho biết có nhiều khả năng phải phẫu thuật.

Hiện nay, lực lượng công an các loại vẫn đang bao vây xung quanh khu vực xứ Mỹ Yên rất đông. Bà con không có một ai dám bước ra đường.

Một không khí thê lương đã bao trùm cả giáo xứ Mỹ Yên khi trong Thánh Lễ vào lúc 19h45 tối qua (4/9/2013) tại nhà thờ xứ Mỹ Yên, khi Thánh Lễ cầu nguyện cho các nạn nhân vừa mới bắt đầu thì Linh mục và giáo dân không ai có thể đọc kinh hay cất lên được một lời nào. Tất cả mọi người đều nghẹn ngào trong đau đớn!



Vào cùng thời điểm Thánh lễ đang diễn ra tại nhà thờ xứ thì cách đó khoảng 300m, công an và côn đồ đã ập vào nhà anh Nguyễn Văn Văn (người đã bị đánh trọng thương lúc chiều) để lục soát vì nghi ngờ có “các phần tử kích động” ẩn nấp. Chúng như những con ác thú tìm được mồi, chúng xông vào đánh đập tất cả mọi người trong nhà. Một người trong gia đình hoảng loạn, vội chạy đến trước bàn thờ của gia đình để cầu nguyện thì bị những tên công an và côn đồ này tiếp tục lao vào đánh, mạ lị Tôn giáo đồng thời đập bể những ảnh tượng trên bàn thờ (một biểu tượng thiêng thánh của người Công giáo) của gia đình. Anh Văn và mọi người lại đổ những giọt máu oan khiên ngay chính trên nền nhà của mình.




Hiện tại, khu vực giáo xứ vẫn đang bị phong tỏa. Vì thế, để thuận tiện cho những người đến hiệp thông với anh chị em nơi đây, chúng tôi đã liên lạc và được một giáo dân giáo xứ Xuân Mỹ (một giáo xứ cách giáo xứ Mỹ Yên khoảng 1km) hướng dẫn như sau: Nếu đường dẫn vào xứ Mỹ Yên và Linh Địa Trại Gáo bị phong tỏa thì mọi người cứ đi theo con đường dẫn vào nhà thờ xứ Xuân Mỹ và từ đó sẽ có người hướng dẫn.

3.700 liệt sỹ VN trong mộ tập thể ở TQ

Tin từ Nhật Bản nói sau một trận đánh cách đây 26 năm, 3.700 lính Việt Nam tử nạn được chôn chung tại vùng núi biên giới Hà Giang nay thuộc về Trung Quốc.
Tài liệu được nói là của Đại học Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng đề cập tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.
Tài liệu này được một người Việt ở Nhật Bản, ông Hà Minh Thành, dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên một số trang mạng.
Theo tài liệu này, trận tiến công của quân đội Việt Nam nhằm chiếm lại điểm cao Núi Đất, hay Cao điểm 1509, được xem là một trong các trận đánh đẫm máu và khốc liệt nhất ở Á châu thời kỳ sau này.
Hai cao điểm Núi Đất (1509) và Núi Bạc (1250) nằm trên biên giới giữa hai nước được phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn.
Tài liệu của Nhật nói trong chiến tranh biên giới 1979, hai cao điểm này thuộc về phía Việt Nam và do Việt Nam chiếm giữ.
Tuy nhiên tháng Tư năm 1984, quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm Lưỡng Sơn.
Trong khoảng thời gian một vài tháng, Cao điểm 1509 đã lần lượt đổi chủ, cho tới tháng Bảy 1984, khi nó nằm trong tay quân Trung Quốc và Việt Nam tổ chức tấn công để giành lại Núi Đất.

Mộ tập thể

Ngày 12/07/1984, Việt Nam đã điều sáu trung đoàn tham gia trận tập kích trên triền núi.
Thế nhưng kế hoạch của họ đã thất bại do bội phản "từ một sỹ quan quân báo cao cấp".
Trong cuốn sách 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' của ba tác giả Trung Quốc Kim Huy (Jin Hui), Trương Tuệ Sinh (Zhang Hui Sheng) và Trương Vệ Minh (Zhang Wei Ming) cũng có chương nhắc đến Bấmtrận Lão Sơn, đăng trên mạng quốc phòng china-defense.com.
Nhiều trang mạng tiếng Hoa và tiếng Việt khác hiện cũng có Bấmtư liệu gồm cả hình ảnhvề trận đánh ít được nói tới trên truyền thông chính thức tại Việt Nam.
Núi Đất lúc đó nằm trong lãnh thổ Việt Nam, thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên, nay là tỉnh Hà Giang.
Các tài liệu đều nói trận đánh bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài tới 17 tiếng đồng hồ. Dù rất ngoan cường nhưng phía Việt Nam đã phải rút lui, để lại 3.700 xác tử sỹ tại chiến trường.
Thông tin trong cuốn 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' còn nói hai hôm sau đó, tức 14/07/1984, phía Trung Quốc tiêu diệt thêm 60 lính Việt Nam sang thu gom xác liệt sỹ.
Tất cả các xác binh sỹ Việt Nam sau đó được lính binh chủng hóa học của Trung Quốc hỏa thiêu bằng ống phun lửa.
Việt Nam tưởng niệm bộ đội hy sinh hồi chiến tranh Biên giới 1979
Trên blog của mình, ông Hà Minh Thành, người nói đã tới khu vực Núi Đất/Lão Sơn cuối năm ngoái, viết ông đã được giới thiệu hố chôn tập thể của các bộ đội Việt Nam.
Khu vực này nay đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Chưa biết liệu phía Việt Nam có kế hoạch quy tập con số tử sỹ này hay không.
Thông tin chưa được kiểm chứng mà một người dân địa phương cung cấp cho ông Thành nói một số bộ đội Việt Nam khi bị chôn vẫn còn sống.
Thông tin về giai đoạn xung đột Việt - Trung sau cuộc chiến 1979 ít được nhắc tới ở Việt Nam.
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 28/7, ông Bùi Tín, cựu đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam hồi đó nhưng hiện sống tại Paris, cho hay Bộ Tổng tham mưu của quân đội Việt Nam biết về thất bại của trận Núi Đất và quyết định cho rút quân vì thương vong quá cao (nghe phần audio).
Hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền vào năm 1999 nhưng mãi tới năm ngoái mới thống nhất được đường biên.
Quá trình đàm phán biên giới đất liền được nói kéo dài hơn 35 năm.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị đánh đập trong tù



CTV Danlambao - Hôm nay, 04.09.2013, Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đến thăm bố tại Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An. Cuộc gặp kéo dài chừng 20 phút, sức khỏe của blogger Điếu Cày sau hơn một tháng tuyệt thực đã tạm ổn, dù còn rất yếu. Trại giam số 6 là hiện giam giữ rất nhiều tù nhân chính trị, ngoài Điếu Cày ra còn có Nguyễn Xuân NghĩaNguyễn Kim Nhàn...

Tuy nhiên, lần gặp này có khác với lần gặp trước khi phía Trại giam số 6 đã sửa lại phòng gặp, thay vì đục lỗ thông như lần trước thì họ đóng kín hoàn toàn và sử dụng điện thoại để blogger Điếu Cày và anh Trí Dũng có thể nói chuyện với nhau. Mục đích của sự thay đổi này là họ có thể ngắt cuộc nói chuyện bất cứ lúc nào.

Đúng như dự liệu, khi Trí Dũng hỏi bố về tình hình những tù nhân chính trị bị giam ở đó, Điếu Cày nói ngay: “Thằng Tiến lại đánh bác Nghĩa rồi! Lần trước nó đánh chú Nhàn”. Lập tức, đường dây cuộc nói chuyện bị ngắt. Viên CA đứng cạnh yêu cầu không được nói chuyện đó.

Được biết, tên Trần Văn Tiến là một tên gián điệp của Trung Quốc, bị bắt và giam giữ với mức án tù chung thân. Tên này đã nhiều lần đánh đập những tù nhân chính trị khác, lần trước là đối với tù nhân lương tâm Nguyễn Kim Nhàn. Sau lần ấy, hắn đã bị kỉ luật. Nhưng không hiểu sao, lần này hắn lại được xếp giam cùng với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và ông Nguyễn Kim Nhàn

Rõ ràng, đây là đòn thù bẩn thỉu, tàn ác của CA Trại 6 đối với các tù nhân chính trị bị giam giữ tại đây khi liên tục dùng những tên tù lưu manh để đánh đập, hành hạ những người yêu nước. Đặc biệt đối với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người đã liều mình báo tin Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực gần một tháng mà CA Trại 6 đã giấu nhẹm hoàn toàn, không cho gặp gia đình.


CA Nghệ An nuốt lời, đàn áp khát máu, dã man người dân


CTV Danlambao - Cách đây 2 tháng, CA Nghệ An đã có hành vi bắt cóc 2 giáo dân xứ Mỹ Yên, Nghệ An là Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Khải. Mãi đến khi người dân tìm đến, họ mới đưa ra lí do bắt giữ là “Gây rối trật tự công cộng”. Bức xúc trước hành vi bắt giữ người tùy tiện, trái pháp luật và vô cớ buộc tội với 2 anh Khởi và Khải, ngày 03.09.2103, hàng ngàn người dân đã tụ tập tại UBND xã Mỹ Phương, Nghi Lộc, Nghệ An để phản đối hành vi bắt người tùy tiện của lực lượng CA, yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho thân nhân của họ.
Trước áp lực của người dân, các cơ quan của tỉnh Nghệ An, huyện Nghi Lộc đã hứa với người dân là vào 16h ngày hôm nay, 04.09.2013 sẽ trả tự do cho 2 anh Khởi và Hải. Hàng ngàn người dân gồm anh em, bạn bè, giáo dân quanh xứ đã đợi đón người thân của họ về.

Tuy nhiên, nhà cầm quyền không những đã nuốt lời khi không trả tự do cho 2 người đã bị họ phục kích bắt giữ trái phép mà còn đem một lực lượng rất lớn với hàng ngàn CSCĐ và dân quân trang bị dùi cui, pháo, vũ khí, chó nghiệp vụ đến để đàn áp, đánh đập người dân rất dã man. 










Đặc biệt, họ còn đánh đập trọng thương nhiều phụ nữ và cả trẻ em. Đã có rất nhiều người dân bị đánh và bắt lên xe thùng mang đi. Hiện tại, họ đã đánh đập làm trọng thương hơn 20 người, trong đó có em học sinh Nguyễn Văn Được, bị chấn thương sọ não và đang cấp cứu tại Bệnh viện Xã Đoài.



Hiện tại, nhà cầm quyền tiếp tục tăng cường lực lượng để tiến về hiện trường, đàn áp nhân dân một cách dã man, khát máu.

Vụ việc vừa xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên chiều ngày 04.9.2013: giáo dân bị hành hung và bị bắt, ảnh tượng thánh bị đập nát

Giáo phận Vinh Online (GPVO) - Sau vụ bắt người trái phép ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải, bà con giáo dân xứ Mỹ Yên (thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) rất bức xúc trước việc làm không rõ ràng của chính quyền suốt hai tháng qua.

Ngày hôm qua (03.9.2013), khi giáo dân Mỹ Yên đến Ủy ban nhân dân xã Nghi Phương, chính quyền đã hẹn 16h chiều nay (04.9.2013) thả những người bị bắt. Thế nhưng, khi bà con đến Ủy ban nhân dân theo Bản Cam Kết của phía chính quyền thì đã bị lực lượng công an và bộ đội đánh đập nặng nề và bắt đi nhiều người. Một số giáo dân bị đánh đập trọng thương đã được chuyển về Phòng khám đa khoa Tòa Giám mục Xã Đoài cấp cứu, một số khác đang được cấp cứu tại Bệnh viện 115, thành phố Vinh.

Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được, hiện Phòng khám đa khoa Tòa Giám mục đã chật kín giường cho các nạn nhân của vụ gây thương tích trên, một số bị đánh trọng thương ở đầu đang được các y bác sĩ chăm sóc. Còn tại bệnh viện 115, cũng có nhiều giáo dân Mỹ Yên đang được điều trị, riêng trường hợp anh Phêrô Nguyễn Văn Điệp (18 tuổi) bị chấn thương tụ máu trong não đang trong tình trạng rất nguy kịch. 

Hiện các lực lượng công an, bộ đội, chó nghiệp vụ, thuộc nổ, hơi cay, lựu đạn khói đã được sử dụng để khống chế và đàn áp người giáo dân Mỹ Yên. Lực lượng dân quân đã đột nhập vào nhiều gia đình trong giáo xứ kèm theo những vũ khí trên để đập phá nhà cửa và đánh đập nhiều người. Riêng tại tư gia anh Nguyễn Văn Văn, các thánh tượng đã bị đập vỡ và xúc phạm, nhiều thành viên trong gia đình bị gây thương tích nặng nề do các lực lượng từ phía chính quyền. 



Thánh tượng tại tư gia Anh Nguyễn Văn Văn bị đập nát




Nhiều người giáo dân xứ Mỹ Yên cũng như vùng lân cận đang bị chính quyền bắt giữ và hiện tại vẫn chưa có con số thống kê cụ thể. 

Hiện thời, lực lượng công an và quân đội với nhiều loại vũ khí đang "chốt" tại ngọn đồi phía sau giáo xứ Mỹ Yên, đồng thời cắm chốt tại Ủy ban nhân dân xã Nghi Phương khiến cho diễn biến càng căng thẳng. 

Trong tình hình khó khăn xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên, chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho người giáo dân nơi đây được bình yên, cho các nhà cầm quyền biết tôn trọng tự do tôn giáo, tôn trọng pháp luật để người dân thật sự yên tâm sống đạo.






8 giám đốc, chủ tịch nhận lương ‘khủng’ bị đình chỉ chức vụ



Đánh giá sai phạm tại 4 công ty công ích trong vụ “nhận lương 2,6 tỷ đồng” là “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, Thành ủy - UBND TP HCM đã quyết định đình chỉ chức vụ 8 lãnh đạo của các công ty này để kiểm điểm, xử lý nghiêm.

Ngày 4/9, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM cho biết, lãnh đạo Thành ủy và UBND TP vừa ký quyết định đình chỉ chức vụ đối với 8 cá nhân trong vụ “lương khủng” của 4 doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố, gây xôn xao trong dư luận trong thời gian qua.
Lý do thành phố quyết định đình chỉ chức vụ những người này là để tiến hành kiểm điểm đối với các ông Nguyễn Trọng Luyện, Đảng ủy viên Đảng ủy Sở Giao thông vận tải thành phố, Bí thư Đảng ủy công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị; ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị; ông Trần Trọng Huệ, Đảng ủy viên Đảng ủy Sở Giao thông vận tải thành phố, Bí thư Đảng ủy công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng; ông Trần Minh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng;
Ông Nguyễn Nhật Tấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sài Gòn; ông Phạm Văn Vĩnh, Giám đốc công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sài Gòn; ông Phạm Văn Hiếu, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH MTV Công viên cây xanh; ông Trần Thiện Hà, Giám đốc công ty TNHH MTV Công viên cây xanh.
Ngoài ra, tập thể đảng ủy, thành viên hội đồng thành viên, các phó giám đốc, kế toán trưởng và các cán bộ đảng viên khác có liên quan cũng bị kiểm điểm làm rõ sai phạm trong vụ việc này. Việc kiểm điểm phải kết thúc trước ngày 12/9.
ong-Ha-1378292062.jpg
Ông Trần Thiện Hà, GĐ Công ty Công viên cây xanh TP HCM. Ảnh: Kiên Cường.
Ban Thường vụ Thành ủy nhận định, 4 công ty công ích này đã có những sai phạm gây hậu quả "rất nghiêm trọng" như "ký hợp đồng sai quy định của Luật lao động để tước đoạt quyền lợi của người lao động; chia tiền lương cho lãnh đạo doanh nghiệp cao bất thường, bất bình đẳng; số lao động thấp hơn nhiều so với thực tế".
Bên cạnh đó, các cá nhân này cũng được cho là có những vi phạm tại điểm C, mục 5, Điều 5 quy định 181 của Trung ương về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm. Đó là vi phạm làm mất uy tín của bản thân, tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi Đảng viên sinh hoạt, công tác; mất đoàn kết nội bộ, gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân; làm mất niềm tin của nhân dân đối với tổ chức Đảng hoặc gây lãng phí, thất thoát về tiền, tài sản phải bồi thường thiệt hại một lần có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Thiện Hà, Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh đô thị và ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc công ty thoát nước đô thị xác nhận, đã nhận quyết định bằng văn bản của Ủy ban trong chiều 4/9. “Tôi cũng không biết nói gì, lệnh của ủy ban như thế nào thì tôi chấp nhận như vậy”, ông Hà nói.
Theo Ban thường vụ Thành ủy, việc tiến hành kiểm điểm các cá nhân có liên quan để xử nghiêm minh, đúng pháp luật, đúng người đúng tội, trả lại sự công bằng cho người lao động. Trước mắt, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo xử lý thu hồi ngay, đầy đủ số tiền đã chi sai nguyên tắc để nộp vào ngân sách và sau đó sẽ dùng khoản tiền thu hồi này để thanh toán cho người lao động theo đúng chính sách, chế độ quy định. Đồng thời, TP HCM cũng thành lập 4 tổ công tác tiến hành thanh tra toàn diện tất cả các công ty công ích trên địa bàn thành phố. Việc thanh tra sẽ  kết thúc vào cuối tháng 9.
Trước đó, kết luận thanh tra của UBND TP cho biết, 4 công ty công ích đã chi lương lãnh đạo cao bất thường, gấp hàng chục lần so với người lao động, trong đó cao nhất là lương của Giám đốc Công ty thoát nước đô thị với 2,6 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, 4 công ty này cũng được xác định đã vi phạm quy định Luật Lao động khi hàng trăm người lao động đủ điều kiện ký hợp đồng không xác định thời hạn nhưng không được lãnh đạo các công ty ký.
Hữu Công - Thi Hà

Đề xuất mức tiền lương tối thiểu 2014 tăng hơn 30%



Dựa vào kết quả khảo sát mức sống tối thiểu của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2013, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất hai phương án tăng mức lương tối thiểu năm 2014 đáp ứng 75-84% nhu cầu sống tối thiểu.
Ảnh minh họa: PV/Vietnam+
Ảnh minh họa: PV/Vietnam+.
 
Đây là thông tin được đưa ra trong hội thảo mức sống tối thiểu của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2013 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức ngày 4/9.
Viện Công nhân-Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đã thực hiện khảo sát mức sống tối thiểu của người lao động năm 2013 tại 68 doanh nghiệp với hơn 1.900 phiếu hỏi, phỏng vấn sâu.
Kết quả khảo sát cho thấy, tiền lương trung bình của người lao động đạt 3,667 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, vùng I là 4,037 triệu đồng/tháng, vùng II là 3,830 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,480 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,312 triệu đồng/tháng.
Nhìn chung, tiền lương bình quân của người lao động nhận được còn thấp. Người lao động có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng chiếm 62%, trong đó có 5,2% lao động có mức lương dưới 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, những tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, sản xuất đình trệ nên các khoản thu nhập ngoài lương của người lao động đạt được không nhiều.
Dựa vào phương pháp xác định mức sống tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động trên địa bàn khảo sát, mức sống tối thiểu chung năm 2013 (chưa tính nuôi con) là 1,928 triệu đồng/tháng và nếu tính cả nuôi con là 3,278 triệu đồng/tháng.
Theo khảo sát, nhu cầu lương thực, thực phẩm tại vùng I và II thấp hơn nhiều nhu cầu phi lương thực (thuê nhà, đi lại, điện, nước, học hành của con cái..). Đặc biệt, đời sống người lao động nhập cư tại những nơi có nhiều khu công nghiệp tập trung như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương rất khó khăn. Hầu như toàn bộ tiền lương, thu nhập của người lao động đã chi hết cho cuộc sống thiết yếu của họ, không còn tích lũy.
Từ kết quả khảo sát, Viện Công nhân-Công đoàn dự báo mức sống tối thiểu năm 2014 tại vùng I sẽ là 4,113 triệu đồng/tháng, vùng II là 3,41 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,014 triệu đồng/tháng, vùng IV là 2,435 triệu đồng/tháng.
Dựa vào dự báo mức sống tối thiểu, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng đã đề xuất hai phương án mức lương tối thiểu năm 2014 . Đây cũng sẽ là ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt nam đề xuất với Hội đồng Tiền lương quốc gia để xác định mức lương tối thiểu năm 2014.
Theo phương án một, mức lương tối thiểu năm 2014 sẽ được điều chỉnh tăng thêm so với năm 2013 từ 400.00-850.000 đồng (khoảng 24-36%) và đáp ứng 77-84% so với nhu vầu mức sống tối thiểu của người lao động.
Lương tối thiểu vùng I tăng từ 2,35 đồng lên 3,2 triệu đồng, vùng II tăng từ 2,1 triệu đồng lên 2,75 triệu đồng, vùng III từ 1,8 triệu đồng tăng lên 2,4 triệu đồng, vùng IV tăng từ 1,650 triệu đồng lên 2,05 triệu đồng.
Theo phương án hai, mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu tăng ít hơn, từ 350.000-750.000 đồng (21-32%), đáp ứng khoảng 75-82 nhu cầu sống tối thiểu. Mức lương tối thiểu năm 2014 vùng I tăng lên 3,1 triệu đồng, vùng II tăng lên 2,65 triệu đồng, vùng III tăng lên 2,3 triệu đồng, vùng IV tăng lên 2 triệu đồng.
Mặc dù đa số lương người lao động đều cao hơn mức lương tối thiểu, nhưng việc điều chỉnh mức lương tối thiểu hàng năm đều ảnh hưởng rất lớn tới việc thỏa thuận tăng lương giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
Năm nay, mức lương tối thiểu sẽ do Hội đồng Tiền lương quốc gia (gồm đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) thỏa thuận và trình Chính phủ phê duyệt thay vì chỉ do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trình như các năm trước./.
Theo Hồng Kiều 
Vietnam+