THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 October 2013

Hàng nghìn người đưa quan tài sản phụ diễu phố

Tuyến quốc lộ 45 đoạn qua thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trưa nay ách tắc nhiều km vì hàng nghìn người dân dùng ô tô chở quan tài sản phụ tử vong diễu phố.





BIEUTINH2-THIEUHOA








Hơn 1 ngày sau khi sản phụ Nguyễn Thị Xuân (40 tuổi, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) tử vong tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa, người thân mới chịu đưa thi hài người phụ nữ cùng đứa trẻ xấu số về quê an táng.
Khoảng hơn 11h, chiếc xe chuyên dụng của công an huyện Thiệu Hóa chở thi hài chị Xuân về quê. Khi vừa ra khỏi cổng bệnh viện, người thân tiếp tục gây áp lực với tài xế (là một cảnh sát), họ yêu cầu người này chở quan tài diễu khắp các con phố ở thị trấn Vạn Hà. Chiếc xe lần lượt đi qua trụ sở ủy ban huyện, công an huyện Thiệu Hóa...
Khi đi đến trước cửa căn nhà riêng của bác sĩ Lê Văn Định (Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa, ở tiểu khu 12, thị trấn Vạn Hà) chiếc xe buộc phải dừng lại. Hàng nghìn người dân hiếu kì kéo đến, đi theo chiếc xe chở quan tài.
Tại đây, nhiều người đã liên tục đánh trống, rải vàng mã, thả vòng hoa đồng thời la ó phản ứng dữ dội. Nhiều người lao vào trong nhà tìm kiếm, đòi “xử” vị bác sĩ vì cho rằng ông này là người phải chịu trách nhiệm chính trong cái chết tức tưởi của sản phụ Xuân. Không tìm thấy nam bác sĩ, nhiều người đã dùng gạch đập phá làm hư hại nhiều đồ đạc. Bác sĩ Định cùng vợ con đã phải bỏ trốn để tránh cơn giận dữ của người dân.
2-4805-1382172701.jpg
Chiếc xe  chở thi thể sản phụ diễu hành qua nhiều khu phố dọc thị trấn Vạn Hà. Ảnh: Lê Hoàng
Công an huyện Thiệu Hóa đã huy động cả trăm người để vãn hồi trật tự. Đến khoảng 13h30, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng mới thuyết phục được người dân đưa thi hài chị Xuân về quê ở xã Thiệu Phúc an táng.
Sự việc khiến quốc lộ 45 ách tắc nghiêm trọng nhiều giờ. Hiện cảnh sát đang thống kê đánh giá thiệt hại tại nhà riêng của bác sĩ Định.
Trước đó, vào khoảng 19h30 ngày 17/10, sản phụ Nguyễn Thị Xuân có biểu hiện chuyển dạ nên được người thân đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa chờ sinh. Sau khi thăm khám, y bác sĩ ở đây kết luận, thai nhi và sản phụ khỏe mạnh bình thường, chị Xuân có thể sinh thường.
Nửa đêm, chị Xuân lên cơn đau bụng dữ dội, người nhà gọi bác sĩ đến kiểm tra nhưng họ nói “cửa mình chưa mở, tiếp tục chờ”. Vài giờ sau, thấy sản phụ đau đớn có biểu hiện nguy kịch đến tính mạng, người thân tiếp tục đề nghị y bác sĩ bệnh viện cho sản phụ sinh theo phương pháp mổ bắt con nhưng không được chấp nhận.
1-9881-1382172701.jpg
Hàng nghìn người dân vây quanh chiếc xe  trước cửa nhà riêng của vị bác sĩ Phó giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa ở tiểu khu 12. Ảnh: Lê Hoàng
“Họ nói tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát, không có gì bất thường và yêu cầu tiếp tục chờ. Gia đình cũng bất lực vì không còn cách nào khác...”, bà Nguyễn Thị Hoa, chị gái sản phụ Xuân thuật lại trong vẻ mặt đau đớn.
Cho đến 3h sáng 18/10, thấy sản phụ có triệu chứng bất thường nên các bác sỹ trực tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa mới gấp rút đưa sản phụ Xuân lên bàn đẻ. Tuy nhiên, đến hơn 5h, chị Xuân vẫn chưa được bác sỹ tiến hành phẫu thuật. Khoảng 5h45, gia đình được phía bệnh viện thông báo, sản phụ Xuân và thai nhi đã tử vong.
Cho rằng trong cái chết tức tưởi của chị Xuân và thai nhi là do kíp trực lơ là, hàng trăm người thân sản phụ này đã kéo đến bao vây bệnh viện, họ la ó đòi làm rõ trách nhiệm.
Không đồng ý để công an tỉnh Thanh Hóa khám nghiệm tử thi điều tra vụ việc, người nhà đã yêu cầu trưng dụng pháp y Trung ương về điều tra làm rõ cái chết.
Người thân cho biết, đây là lần sinh thứ 3 của chị Xuân.  Thai nhi trước sinh được chẩn đoán đủ tuần tuổi, khỏe mạnh bình thường, nặng 3,4kg.
3-4433-1382172701.jpg
Giao thông trên quốc lộ 45 bị ách tắc nhiều giờ. Ảnh: Lê Hoàng
Trao đổi về vụ việc, ông Đỗ Đình Hùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa cho biết, bước đầu các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến ca tử vong này là do thuyên tắc mạch ối.
“Ngay sau khi xảy ra sự việc, ban giám đốc bệnh viện đã tạm dừng công tác đối với toàn bộ ca trực để phục vụ công tác điều tra”, ông Hùng cho biết thêm.
Lê Hoàng

CHÍNH QUYỀN CHỈ LO ĐẾN SỰ SỐNG CHẾT CỦA CHÍNH MÌNH MÀ THÔI!


Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến..?
- Hơn 2 ngày qua, theo ghi nhận của phóng viên VTC News ở Hà Tĩnh, nhiều nơi người dân đang phải chịu cảnh đói khát, chìm trong nước lũ, đói khổ thấu trời. Điều đáng nói, lương thực tiếp tế vẫn chưa thể tới tay người dân do không có các phương tiện vận chuyển hiện đại như trực thăng cứu hộ. 
http://vtc.vn/2-457144/xa-hoi/vi-sao-dan-doi-khat-truc-thang-cuu-ho-khong-den.htm

- Trong khi đó ngày 17/10/2013 tại Nghệ An, một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lụt lại diễn tập chống khủng bố trong mưa, huy động một lực lượng hùng hậu gồm cả máy bay trực thăng. Trong khi mà cũng tại dải đất miền trung này, có những vùng bị cô lập hai ngày trong nước lũ, không có đồ ăn, nước uống dân kêu thấu trời, các phương tiện cứu hộ thông thường không tiếp cận được nhưng không thấy trực thăng cứu hộ. Vì sao vậy?
Ảnh trên :Trực thăng diễn tập chống khủng bố 17-10 tại Nghệ An.

Trả lời:  
Chính quyền không nghĩ đến sự sống chết của người dân. 
Chính quyền chỉ lo sự sống chết của chính quyền mà thôi!


CỨU TRỢ LŨ LỤT Ở QUẢNG BÌNH: 
CHÍNH QUYỀN ĐÒI "NHẬP KHO"!
Nguyễn Quang Vinh
Việc chính quyền hai xã Liên Trạch và Phúc Trạch bất hợp tác với đoàn cứu trợ của mình chỉ vì không thỏa mãn được yêu cầu " nhập kho", và đỉnh cao của sự bất hợp tác này là khi chúng mình tới, họ đã trốn sạch, cả hai nơi đều vắng teo, trong khi những ngày này thậm chí chính quyền còn phải trực 24/24. Tất nhiên, khi chính quyền bất hợp tác thì bọn mình buộc phải bất hợp tác lại bằng cách tìm dân mà đưa cứu trợ, tìm những nơi khó khăn trong địa phương để trao tận tay. Nhưng mình không tha vụ này đâu nha. 
Ngày mai mình sẽ có ý kiến với Văn bí thư huyện ủy Bố Trạch, một bí thư trẻ, và dứt khoát là yêu cầu chính quyền 2 xã trên và nhiều xã khác nữa phải thay đổi lề lối làm việc, phải tạo điều kiện tối đa cho người dân tiếp cận ngay và luôn với đoàn cứu trợ với bất cứ thời gian nào. Cách đây khoảng 5 năm, mình đi cứu trợ và cũng gặp hiện tượng lãnh đạo xã cứ yêu cầu "nhập kho", trốn tránh việc tạo điều kiện đưa tận tay dân, kết quả, sau nhiều nỗ lực đưa hàng cứu trợ về tay dân, mình về viết bài phản ánh ngay và lãnh đạo xã đã bị kỷ luật. Trong khi đó, tại huyện Quảng Trạch, mình đã đưa hàng cứu trợ thông qua sự ủng hộ của các bạn fb tới hơn 10 xã, bất cứ đâu cũng được địa phương tạo điều kiện tối đa để hàng đến tay dân ngay. 
Nói vài lời thế để các bạn yên tâm, cứ về, cứ đi, cứ chiến đấu, thậm chí cần thiết phải đấu tranh, phải cãi lộn cũng chơi, miễn là người dân nhận ngay hàng cứu trợ. Không gì có thể cản được bước chân của chúng ta, tiến lên các bạn và cười cái cho hả lòng.
Nguồn: Fb Nhà văn Nguyễn Quang Vinh.
KINH NGHIỆM CỨU TRỢ
Mình đã thực hiện rất nhiều chuyến cứu trợ trong mấy năm lại nay.
Tuy không nhiều nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại những chuyện đáng buồn. Tiền cho dân chưa hẳn đã đến tay dân. Tiền đưa đến tay dân nhưng vẫn bị "xà xẻo" vì nhiều lẽ.
Có những đoàn thận trọng, không tin ai nên mang quà, tiền trao trực tiếp cho dân. Trao tận tay dân rồi, họ yên tâm ra về. Đoàn ra về, có "đoàn khác" đến, mang theo một danh sách, kê khai rất đầy đủ số tiền, quà mà dân đã nhận trước đó với lý do: "Lúc sáng, anh em họ vội, họ nhờ chúng tôi chuyển bà con ký xác nhận vào danh sách này để chúng tôi gửi ra cho họ". 
Rõ đã nhận quà, nhận tiền thì tiếc gì chữ ký, họ ký mà không biết mình đã mất một quyền lợi khác.
Ngay lập tức, những chữ ký ấy bị biến thành "chứng từ gốc" để bọn tham lam kia rút một nguồn cứu trợ khác bỏ vào túi mình.
Vì vậy, khi đi cứu trợ, các bạn nên dặn dân: Sau khi đoàn về, tuyệt đối không được ký nhận vào bất kỳ văn bản nào. 
Hãy gửi số điện thoại của chúng ta lại cho dân. Đó là cách an toàn hơn.

Nguồn: FB Lã Bất Vi.

Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?!

(VTC News)  – Dân 2 ngày đằm mình trong nước lũ, chịu cảnh đói khát, trực thăng cứu hộ chỉ để “làm cảnh”, lãnh đạo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn giải trình gì? 

Hơn 2 ngày qua, theo ghi nhận của phóng viên VTC News ở Hà Tĩnh, nhiều nơi người dân đang phải chịu cảnh đói khát, chìm trong nước lũ, đói khổ thấu trời. Điều đáng nói, lương thực tiếp tế vẫn chưa thể tới tay người dân do không có các phương tiện vận chuyển hiện đại như trực thăng cứu hộ. 

Để làm rõ những bức xúc của người dân địa phương liên quan tới chuyện sử dụng trực thăng cứu hộ, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Lâm Hoàng – Trực ban Trung tâm quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn thuộc Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. 

- Thưa ông, vừa qua chúng tôi nhận được phản ánh, ở Hà Tĩnh có vùng bị cô lập 2 ngày trong nước lũ, không có đồ ăn, nước uống, nhưng không thấy trực thăng cứu hộ. Vì sao vậy? 
Trung tâm điều hành và văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã và đang theo sát diễn biến ở những khu vực này. Chúng tôi đã nắm được tình hình. Nhưng địa phương và lực lượng vũ trang quân khu ở đó cho hay, họ vẫn làm chủ tình hình và mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát. 

Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?
Ở Hà Tĩnh, nhiều nơi nước ngập cô lập, nhiều hộ dân không có nơi nấu ăn (Ảnh: Hồng Thắng)  
Do đó, các địa phương chưa có ý kiến gì về việc xin trợ giúp ở cấp cao hơn, như điều động trực thăng cứu hộ cũng như các yêu cầu khác. 

- Nói như vậy có nghĩa là phải chờ có đơn xin trợ giúp mới có trực thăng cứu hộ? 

Đúng vậy. Trực thăng cứu hộ phải xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của địa phương. 

- Theo quy trình, đơn vị, cơ quan nào ở địa phương sẽ phải/được gửi đơn xin trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp, thưa ông? 

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn của các tỉnh và Ủy ban nhân dân các tỉnh sẽ là những cơ quan, đơn vị đề xuất điều động trực thăng cứu hộ, các yêu cầu khác. 

- Trong trường hợp lãnh đạo ở các địa phương không đánh giá đúng mức độ nguy hiểm, nghiêm trọng của tình hình thực tế, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn vẫn dựa vào báo cáo, lời khẳng định “mọi việc trong tầm kiểm soát” của họ? 

Ngoài các cơ sở báo cáo lên, chúng tôi còn nắm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Địa phương cũng như các đơn vị quân đội khi thấy tình huống khẩn cấp phải có yêu cầu, đề xuất để chúng tôi báo cáo lãnh đạo, những người có thẩm quyền về cách xử lý tình huống. 

 

Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?Ngoài các cơ sở báo cáo lên, chúng tôi còn nắm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?

Ông Phạm Lâm Hoàng – Trực ban Trung tâm quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn
 
Ở mọi cấp chính quyền, chúng tôi đều có xác minh chéo. Chẳng hạn, ở các huyện, Ban chỉ huy quân sự và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão sẽ cùng xác minh thông tin trước khi báo cáo cấp trên. Ở tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh hay Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh sẽ kiểm tra chéo các thông tin của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. 

Khi thấy các thông tin báo cáo lên không khớp nhau, chúng tôi sẽ đối chiếu, đưa ra đánh giá, nhận xét, sau đó báo cáo lãnh đạo để có các đề xuất phương án. 

- Khoảng thời gian từ lúc có đề xuất tới khi trực thăng được điều động tới các khu vực cần thiết phải cứu hộ là bao lâu thưa ông? 

Còn tùy theo nhu cầu, mức độ sự việc có khẩn cấp hay không, nhưng thường thì sẽ nhanh thôi. Khi có đề xuất, trung tâm sẽ báo cáo với lãnh đạo Ủy ban và Bộ Quốc phòng. Chắc chỉ mất một vài tiếng thôi. 

- Nhiều người cho rằng, trực thăng cứu hộ luôn “chậm trễ” trong những lần cứu nạn và có không ít lý do để người ta giải trình cho sự chậm trễ đó. Thực hư việc này ra sao? 

Ở trung tâm, chúng tôi chưa thấy trường hợp nào như thế cả. Khi địa phương, cơ quan chức năng có yêu cầu, chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin một cách nhanh và hiệu quả nhất. 

- Cũng có ý kiến cho rằng, trực thăng khó di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu nên người ta không muốn huy động? 

Khi có lệnh, bất chấp mọi điều kiện thời tiết, trực thăng cứu hộ vẫn phải “vào cuộc”. Việc huy động trực thăng cứu hộ phải được thực hiện một cách nhanh và hiệu quả nhất. 

- Hiện Trung tâm có nắm được những địa phương nào người dân đang chìm trong nước lũ, không có đồ ăn, nước uống? 
Theo báo cáo, giờ chỉ còn huyện Lương Sơn (Hà Tĩnh) có 5 xã vẫn chìm trong nước lũ gồm: Sơn Long, Sơn Mỹ, Sơn Trà, Sơn An và Sơn Tiến. Nước ngập khoảng 1 mét. 

- Hiện những vùng ngập trong mưa lũ, có lãnh đạo địa phương nào gửi đơn thư “kêu cứu” chưa thưa ông? 

Hiện tại thì chưa. 

- Đến thời điểm hiện tại, công tác cứu hộ, cứu nạn ở các địa phương đó ra sao?
Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?
Quốc Lộ 8A trưa ngày 17 vẫn chưa thể lưu thông do nước lũ ngập đường (Ảnh: Hồng Thắng) 
Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo quân khu 4, quân khu 5 huy động lực lượng vũ trang với số lượng lớn tham gia khắc phục hậu quả của bão lũ. 

Cụ thể, đến lúc này, quân khu 4 đã huy động 190.708 người, trong đó bộ đội 20.819 người, dân quân tự vệ 169.889 người, và 2.178 phương tiện các loại tham gia khắc phục hậu quả của bão lũ. 

- Đã có các báo cáo về thiệt hại ban đầu sau bão lũ chưa thưa ông? 

 

Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?Theo báo cáo, giờ chỉ còn huyện Lương Sơn (Hà Tĩnh) có 5 xã vẫn chìm trong nước lũ gồm: Sơn Long, Sơn Mỹ, Sơn Trà, Sơn An và Sơn Tiến. Nước ngập khoảng 1 mét.Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?

Ông Phạm Lâm Hoàng – Trực ban Trung tâm quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn
 
Đến thời điểm này, bão lũ càn quét đã khiến 21 người thiệt mạng, 5 người mất tích, 150 người bị thương. Về tài sản: 180 ngôi nhà bị sập, 31.608 nhà bị hư hỏng, tốc mái, 1.469 cột điện bị đổ, 45.272 nhà và trường học bị ngập, chìm 50 phương tiện, làm hỏng 76 phương tiện. Ngoài ra, 1.824 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập, 5.104 ha cây công nghiệp rừng bị hư hại. 

Nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng, chúng tôi đã di dời được nhiều hộ dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm, giảm đáng kể các thiệt hại do bão lũ. Cụ thể, trước bão và trong bão 130.088 người đã được đưa tới nơi an toàn. 

Trong đó Quảng Nam có 9.227 hộ, 27.038 người, Đà Nẵng có 9.168 hộ, 45.018 người, Quảng Trị có 8.242 hộ, 26.228 người, Thừa Thiên Huế có 7.544 hộ, 6.031 người, Quảng Ngãi có 1.422 hộ, 5.773 người. 

Đến thời điểm mưa lũ vừa qua, tổng số di dời được 2.230 hộ, 10.765 người trong đó Hà Tĩnh có 1.450 hộ, 5.940 người, Quảng Bình có 780 hộ, 4825 người. 

- Xin cảm ơn ông!

Hết thời dự án bất động sản gắn mác ngoại?!

TP -19/10/2013 -  Trào lưu trở thành “mốt” khi hàng loạt dự án bất động sản từ chung cư đến các trung tâm thương mại, khu đô thị gắn mác tên nước ngoài. Bộ Xây dựng dự kiến quy định tên dự án phải sử dụng tiếng Việt và không được viết tắt. Đề xuất này liệu có khả thi?
Khu căn hộ The Manor
Khu căn hộ The Manor.
“Méo miệng” vì dự án tên Tây
Tại buổi khởi công xây dựng và nhận đăng ký mua căn hộ của một dự án khu chung cư tại khu Hoàng Cầu (quận Đống Đa-Hà Nội) mới đây, nhiều khách hàng đứng trước dự án phải “méo cả miệng” khi không biết phải phát âm tên chính xác là gì. Bởi lẽ, chủ đầu tư này đã đặt tên cho dự án bằng tiếng Pháp.
“Nghe tên dự án rất Tây, rất sang trọng nhưng quả thật để đọc được, nhớ được rất khó. Tôi chỉ biết đây là dự án chung cư Hoàng Cầu thôi”, ông Nguyễn Văn Bình-một khách hàng thăm quan dự án nói.
Hiện nay tình trạng sử dụng tên, tiếng nước ngoài cho các dự án bất động sản đang được các chủ đầu tư áp dụng khá phổ biến và nó như thành “mốt”. Có thể kể tên hàng loạt những dự án, khu đô thị mới được chủ đầu tư gắn mác ngoại như dự án khu đô thị Splendora (tên tiếng Việt là Bắc An Khánh); dự án Usilk City; dự án Mandarin; The Manor...
“Việc lấy tên dự án bằng tiếng nước ngoài hiện rất phổ biến của các chủ đầu tư bất động sản. Dù các dự án đều bán cho khách hàng là người Việt và chưa cần biết đến chất lượng ra sao, nhưng nghe những cái tên nước ngoài vẫn thể hiện được phần nào sự sang trọng, đẳng cấp của dự án”, anh Hoàng Trung Công-điều hành sàn bất động sản Info cho biết.
Chấm dứt “loạn” mác ngoại?
Nhiều chủ đầu tư cho rằng, tên gọi dự án chính là một phần thương hiệu, một phần không tách rời trong chiến lược marketing cho sản phẩm, thể hiện đẳng cấp, đối tượng của sản phẩm.
“Khi đặt tên dự án tên nước ngoài nhiều khách hàng chê khó nhớ, khó đọc. Nhưng qua nghiên cứu chúng tôi thấy sử dụng tiếng Việt để đặt tên cho dự án có thể gây khó khăn trong việc diễn đạt đặc điểm, tính chất, vị trí địa lý của dự án”, ông Nguyễn Phong Châu, Giám đốc Cty tư vấn xây dựng Hoàng Châu lý giải.
Trao đổi với phóng viên đại điện Bộ Xây dựng cho hay, hiện vẫn chưa có quy định bắt buộc đối với việc đặt tên các dự án bất động sản. Chính điều này dẫn đến việc “loạn” tên các dự án, đua nhau lấy tên ngoại.
Theo Bộ Xây dựng, trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lần thứ 4 vừa mới công bố để lấy ý kiến, sẽ quy định tên dự án phải sử dụng tên tiếng Việt và không được viết tắt. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở phải thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án đã được phê duyệt, chỉ được thay đổi khi có phê duyệt của cơ quan thẩm quyền.
Theo một số chuyên gia, điều khoản này nhằm hạn chế tâm lý “sính ngoại” dùng tiếng nước ngoài đặt tên cho dự án nhà ở đang khá phổ biến, dễ gây nhầm lẫn cho người dân, lai căng văn hóa.
Tú Anh

PICS - Cờ Vàng tung bay tại Hà nội khi xưa !



Đây là hình cờ vàng 3 sọc đỏ bay ngạo nghễ trước Dinh Toàn Quyền Đông Dương mà ngày nay là Phủ Chủ Tịch, tại Hà Nội .

Chắc các bạn trẻ bị nhồi sọ sau này ít ai biết việc bác Hồ thời trẻ từng đứng nghiêm chào cờ vàng mỗi thứ Hai và cờ vàng từng tung bay trên đầu Phủ Chủ Tịch ?

Thu hồi đất của dân cho người nhà quan chức mở quán!

TIEN PHONG - Vợ chồng bà Khưu Thị Kim Hương ở số 84/2, đường Lê Hồng Phong, khóm 4, phường 3 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) bị thu hồi hơn 35.000 m2 đất.
Bà yêu cầu đền bù cho gia đình bà (gia đình liệt sỹ) đỡ thiệt thòi và cấp 10 nền tái định cư vì con cháu đông. Nhưng bà chỉ được đền bù trên 500 triệu đồng, tái định cư tại chỗ 4 nền mà phải trả tiền sử dụng đất. “Số tiền đền bù chỉ đủ trả tiền 4 nền nhà”, bà cho biết.
Quán cà phê Cây Xanh.
            Ảnh: ngọc Thành
Quán cà phê Cây Xanh. Ảnh: ngọc Thành.
Đất thu hồi, theo quyết định là mở rộng trường chính trị, làm đường và xây dựng khu tái định cư. Thực tế, hơn 10.000 m2 mở rộng trường chính trị đã được chia ra gần 100 lô cấp cho cán bộ, khoảng 3.000 m2 mở đường, còn lại, UBND tỉnh Sóc Trăng rao bán đấu giá. Bán đấu giá không thành, UBND tỉnh Sóc Trăng đem cấp cho nhiều cơ quan của tỉnh xây trụ sở như Sở VHTT&DL, TT&TT, GD&ĐT, LĐTB&XH, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Cty Cổ phần sách-thiết bị trường học tỉnh Sóc Trăng…
Còn đất trống, mới đây, UBND phường 3 (TP Sóc Trăng) đem cho nhiều người thuê mở quán nhậu, giải khát. Chủ tịch UBND phường 3, ông Thành Được, giải thích: “Phần đất còn lại bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm nên UBND TP Sóc Trăng giao cho UBND phường quản lý. Chúng tôi cho một số tư nhân thuê mở quán nhậu, quán giải khát để cỏ không mọc, lại có tiền thu vào ngân sách phường”.
Gia đình bà Khưu Thị Kim Hương càng bức xúc khi có nhiều người nhà của quan chức thuê đất mở quán. Như quán cà phê Cây Xanh, một cán bộ phường 3 thừa nhận, đứng tên thuê đất mở quán là cháu của ông B. ở Thành ủy Sóc Trăng. Bà Hương bất bình nói: “Cháu đứng tên thuê nhưng mấy hôm dựng nhà mở quán, tôi thấy ông B. thường xuyên có mặt để chỉ huy”.
NGỌC THÀNH

Bỗng dưng bị điều chuyển, 'nhường ghế' cho cháu lãnh đạo Sở

TP -- 19/10/2013- Cô Khổng Thị Loan, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Sen, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc), có đơn kêu cứu về quyết định điều chuyển công tác đột ngột của UBND huyện Lập Thạch.
Cô Khổng Thị Loan trao đổi với PV
Cô Khổng Thị Loan trao đổi với PV.
Đáng chú ý, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc xác nhận, cô Nguyễn Thị Hải Ninh (người được điều chuyển thay thế cô Loan) chính là cháu ruột mình!
Theo đơn của cô Khổng Thị Loan, sáng 10/10, cô được ông Hoàng Minh Thắng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lập Thạch, gọi lên làm công tác tư tưởng về việc luân chuyển cán bộ quản lý năm học 2013 – 2014. Hôm sau, cô Loan nhận được quyết định điều chuyển.
Theo tìm hiểu của PV, tháng 9/2009, cô Loan được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Sen, đến tháng 10/2013 cô Loan mới giữ chức vụ Hiệu trưởng được 4 năm, chưa hết 1 nhiệm kỳ.
Cô Loan cho biết, từ năm 2009 trở về trước, Trường mầm non Hoa Sen cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trường lớp chật hẹp. Với cương vị lãnh đạo, cô đã tham mưu, đề xuất với các cấp lãnh đạo xã hội hóa giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường khang trang và đang quyết tâm xây dựng trường đạt chất lượng cao giai đoạn 2012 – 2015 theo Đề án phát triển giáo dục của UBND huyện Lập Thạch. Nhưng cô Loan lại bị điều chuyển một cách đột ngột.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Minh Thắng, Trưởng phòng GD&ĐT nói, ngày 10/10, UBND huyện Lập Thạch ban hành 2 quyết định điều chuyển giáo viên. Quyết định thứ nhất điều chuyển cô Khổng Thị Loan từ Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Sen sang làm Hiệu trưởng Trường mầm non Tử Du và quyết định thứ hai điều chuyển cô Nguyễn Thị Hải Ninh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tử Du sang làm Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Sen.
Ông Thắng khẳng định, chúng tôi luân chuyển giáo viên để cho việc giáo dục các cháu được tốt hơn chứ không có chuyện gì khuất tất, luân chuyển để lấy những điểm mạnh của giáo viên phát huy vào nơi công tác mới. Tuy nhiên, khi PV hỏi thế mạnh của cô Loan và cô Ninh là gì để đi đến quyết định điều chuyển, ông Thắng không trả lời được. Theo ông Thắng, từ khi cô Loan về làm Hiệu trưởng, Trường mầm non Hoa Sen đã có nhiều thay đổi tích cực, cơ sở hạ tầng được cải tạo khang trang hơn.
Ông Nguyễn Mạnh Tưởng, Chánh văn phòng UBND huyện Lập Thạch cho biết, việc luân chuyển giáo viên được thực hiện trong một nhiệm kỳ (5 năm) đối với giáo viên yếu kém và 2 nhiệm kỳ đối với hiệu trưởng yếu kém và nguyện vọng của giáo viên.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của PV, trong Đề án phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, THCS của huyện Lập Thạch 2012-2015 cho thấy, những trường hợp giáo viên phải luân chuyển là do yếu kém, hết 2 nhiệm kỳ hoặc có nguyện vọng. Tuy nhiên trường hợp của cô Loan không thuộc diện nào trong Đề án nhưng vẫn bị luân chuyển khiến nhiều giáo viên trong trường nghi ngờ về tính minh bạch của quyết định này.
MINH ĐỨC

Phó chánh thanh tra sở bị bắt vì sai phạm tài chính!

TP - Ngày 18/10, ông Đặng Hoàng Kim, Chánh văn phòng Sở VHTT&DL TP Cần Thơ, cho biết, Phó chánh thanh tra Sở VHTT&DL Trần Trung Dũng 59 tuổi, bị Cơ quan CSĐT Cần Thơ bắt chiều 17/10 vì thâm lạm 1,1 tỷ đồng.
Trước tháng 5/2013, ông Dũng là Hiệu trưởng trường Trung cấp Thể dục thể thao (TDTT) Cần Thơ, khi được điều về giữ chức Phó chánh thanh tra, quá trình bàn giao công việc, Sở phát hiện thâm lạm tài chính ở trường nên chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.
Gồm 300 triệu đồng chi sửa chữa, mua sắm trang thiết bị nhưng không có chứng từ và nợ liên kết đào tạo gần 800 triệu đồng với hai trường ở TPHCM là Đại học TDTT và Đại học Sư phạm TDTT.
Việc liên kết tiến hành từ năm 2009 đến 2013, mở 3 khóa liên thông từ trung cấp lên đại học, đào tạo cán bộ quản lý TDTT với 394 học viên. Cùng bị bắt với ông Dũng còn có bà Nguyễn Lang Thùy, 36 tuổi, Phó trưởng phòng Tài chính kiêm thủ quỹ trường Trung cấp TDTT.
HÒA HỘI

Ông Phàng Sao Vàng bị bắt



.
ong Vang













Thông tin nhận được vào lúc 10h45′ tối nay, Ông Phàng Sao Vàng bị bắt mang đi đâu không rõ.
Ông Phàng Sao Vàng sinh năm 1936 người H’Mông ở bản Suối Vạch, xã Kim Bon, huyện Phù Yên tỉnh Sơn La là dân oan thường trực ở Vườn hoa Mai Xuân Thưởng – Lý Tự Trọng nhiều năm nay để khiếu kiện. Tôi biết ông lần đầu tại phòng tiếp dân, một cơ sở khác của Tòa án tối cao ở 262 Đội Cấn từ năm 2008, sau đó gặp lại ông nhiều lần ở Vườn hoa Lý Tự Trọng.
Theo đơn của ông ngày 28/8/2013 thì vụ việc của ông đã “kéo dài 20 năm, 5 tạ đơn, 5 kg dấu đỏ”
Ông cũng là nhân vật được báo giới nhiều lần nhắc đến trong đám tang ông Võ Nguyên Giáp với tư cách là chiến sĩ phục vụ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiều tối nay, 18/10, vào lúc 5 giờ chiều, khi đến Vườn hoa Lý Tự Trọng để giúp đồng bào H’Mông, ông có đến gặp chúng tôi tiếp tục kể về tình cảnh oan khuất của ông và trao cho chúng tôi các lá đơn mà ông đã gửi đi nhiều nơi.
20131018_170402
Ông Phàng Sao Vàng (đội mũ vải) trước lều bạt của bà con H’Mông. (Bạt che mưa do chúng tôi vừa mang đến giúp bà con). Ảnh chụp lúc 5 giờ chiều nay, 18/10).
phang-sao-vang63452
Hình ảnh người cựu chiến binh dân tộc H’Mông, đứng nghiêm trang theo tác phong quân đội trước nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tỏ lòng trung thành với người Anh Cả của quân đội Việt Nam đã khiến nhiều người xúc động.
(ảnh và lời chú của NGUYENTANDUNG.ORG)

Lại thêm một sản phụ chết, người nhà vây bệnh viện!

THANH HÓA (NV) Friday, October 18, 2013 Dư luận lại nóng lên vì một cái chết “bất thường” của một sản phụ cùng bào thai trong bụng tại bệnh viện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa sáng ngày 18 tháng 10.

Báo Tiền Phong cho biết, nạn nhân tên Nguyễn Thị Xuân, 41 tuổi, cư dân huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Người nhà của sản phụ kể lại rằng nhiều tháng qua, cũng như một ngày trước khi sinh, bà Xuân thường xuyên đến bệnh viện Thiệu Hóa khám thai.




Cảnh vật vã, đau thương của người thân sản phụ Nguyễn Thị Xuân ở Thanh Hóa. (Hình: báo Tiền Phong)

Ðêm 17 tháng 10, khoảng 8 giờ, bà Xuân chuyển dạ, được người nhà chở vào bệnh viện. Ðến 3 giờ sáng ngày 18 tháng 10, sản phụ bị vỡ ối, rên rỉ kêu đau. Người nhà của bà Xuân nóng lòng, van xin bác sĩ sớm can thiệp. Tuy nhiên, đến hơn hai tiếng đồng hồ sau, ca mổ mới được tiến hành. Kết quả bất ngờ hết sức thương tâm xảy ra sau đó, cả bà Xuân lẫn bào thai trong bụng đều chết.

Cũng như hàng chục vụ sản phụ bị thiệt mạng trong cơn “vượt cạn” xảy ra gần đây, hàng trăm người nhà của bà Xuân kéo đến bao vây bệnh viện. Họ la ó, đòi làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến cái chết oan ức của sản phụ và thai nhi. Họ lên án các y, bác sĩ bệnh viện Thiệu Hóa vô trách nhiệm gây ra cái chết tức tưởi của người thân của mình.

Theo VNExpress, công an huyện Thiệu Hóa được lệnh điều động đã túc trực tại bệnh viện để canh gác.

Cho đến 11 giờ trưa ngày 18 tháng 10, đám đông vẫn không chịu giải tán.

Báo Tiền Phong dẫn lời giám đốc bệnh viện Thiệu Hóa - Ðỗ Ðình Hùng đưa ra nguyên nhân ban đầu khiến sản phụ thiệt mạng là “thuyên tắc mạch ối.” Ông này cho hay, đã tạm thời đình chỉ công tác của ê kíp y bác sĩ chịu trách nhiệm trong ca mổ đã để chết sản phụ Nguyễn Thị Xuân.

Cái chết của bà Nguyễn Thị Xuân tại tỉnh Thanh Hóa lần này lại làm bùng nổ dư luận bất bình, vốn có ác cảm với ngành y tế, đặc biệt là ngành sản khoa. (PL)


Bố ráp bác sĩ Trung Quốc hành nghề ‘lậu’ tại Sài Gòn

SÀI GÒN (NV) Friday, October 18, 2013 Một cuộc bố ráp đột ngột diễn ra tại phòng khám đa khoa Châu Á, tọa lạc tại đường Võ Văn Kiệt, quận 5 cho thấy, đây là nơi hoạt động lén lút của các “y bác sĩ” người Trung Quốc hành nghề “chui.”

Phòng khám này do một bác sĩ người Việt Nam tên Hoàng Ðình Quán đứng tên “phụ trách chuyên môn kỹ thuật.”
Ông này vắng mặt khi cơ sở bị khám xét bất ngờ.

Theo báo mạng VietNamNet, các nhân viên thanh tra của Sở Y Tế xuất hiện tại phòng khám Châu Á sáng ngày 18 tháng 10. Cảnh hỗn loạn diễn ra tức thời tại phòng khám. Ðoàn thanh tra bắt quả tang năm người Trung Quốc trong chiếc áo blouse cùng với một người Việt Nam tự xưng là bác sĩ tại đây.



Phòng khám Châu Á bị lập biên bản với 8 “bác sĩ” Trung Quốc hành nghề “chui.” (Hình: báo Thanh Niên)

Một số người đang tiếp khách vội vã bỏ chạy lên lầu. Một số khác chạy vào căn phòng sát lầu thượng, khóa trái để cố thủ.

Cuối cùng, đoàn thanh tra yêu cầu công an địa phương đến trợ giúp, phá cửa phòng ập vào, bắt quả tang ba người Trung Quốc đang trốn bên trong. Tại một căn phòng ở lầu 5, người ta thấy một bệnh nhân đang được truyền nước biển. Tổng cộng 8 người Trung Quốc hiện diện tại phòng khám y tế Châu Á không xuất trình được bằng cấp chuyên môn lẫn giấy phép hành nghề được chính quyền sở tại cấp.

Trưởng đoàn thanh tra Sở Y Tế cho hay, đã yêu cầu cơ sở Châu Á gỡ bảng hiệu quảng bá hoạt động “chữa bệnh nam khoa, yếu sinh lý.” Cơ sở này cũng đồng thời bị buộc không được tung áp phích quảng cáo hoạt động “ngoài phạm vi được cấp phép.”

Trong khi đó, theo báo Thanh Niên, đoàn thanh tra cũng đã lập biên bản 10 máy móc dán nhãn hiệu toàn chữ Hoa, mà chính cán bộ y tế cũng không biết đó là máy gì. Trước đó, cơ sở này đã tung truyền đơn quảng cáo rầm rộ ở nhiều nơi công cộng, nhận thực hiện nhiều dịch vụ như phá thai, vá màng trinh... ngoài nội dung giấy phép.

Báo Thanh Niên còn cho hay, chiều ngày 18 tháng 10, người ta cũng phát giác một “bác sĩ” Trung Quốc hành nghề “lậu” tại phòng khám Tân Ðức, số 945 đường Trần Hưng Ðạo, quận 5. (PL)

Blogger Điếu Cày hướng lòng về dân vùng bão lụt Miền Trung


VRNs (19.10.2013) – Sài Gòn – Chiều hôm qua, một người đã mang đến cho chúng tôi hai (2) trang viết tay và cho biết đó là bút tích của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. VRNs đã liên lạc với bà Dương Thị Tân, vợ ông Hải để xin ý kiến, và bà xác nhận chữ viết trên hai tờ giấy tập đó đúng là chữ viết tay của ông Điếu Cày.
Trang viết thứ nhất là bài thơ “Để Miền Trung Bớt Lũ”. Blogger Điếu Cày đồng cảm  người mắc lũ như người bị nhốt tù, và thương xót cảnh nghèo của dân quê Miền Trung. Trang viết thứ hai là thời gian và nơi chốn các nhà giam mà blogger này đã phải trại qua từ 19.04.2008 đến 23.01.2013. Bên lề những năm tháng và trại giam này, blogger Điếu Cày ghi câu nói của người tù chính trị quốc tế Nelson Mandela: “Hành trình đến tự do không bao giờ là dài”.
02
03


Đơn kháng án của Blogger Điếu Cày gửi TS Nguyễn Quốc Quân chuyển ra ngoài.

Liệu sân bay Long Thành có thành Vina-airline ngập tham nhũng trong tương lai?!


VRNs (19.10.2013) – Sài Gòn – Vào ngày 17.10, báo Người Lao Động đưa tin, Bộ Giao thông Vận tải nhất quyết xây sân bay Long Thành. Theo dự án, sân bay Long Thành rộng 5.000 ha nằm tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, có chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á. Với công suất 100 triệu lượt khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, Long Thành có khả năng cạnh tranh với các sân bay lớn trên thế giới. Với khoảng mức đầu tư 7,8 tỉ USD.
Phuong Truong chán nản: “toàn đi vay nợ để quan hưởng rồi đè cổ bắt dân gánh là sao???”. Gà Tịt kêu lên: “tham nhũng nữa rồi”. Lê Khánh buồn phiền: “Đây là một trong những lý do làm nghèo đất nước….hic..hic..”.
Khi nhắc đến Vụ án kinh tế Tập đoàn Vinashin là một tập đoàn kinh doanh của nhà cầm quyền cs VN đã thất thoát hàng chục nghìn tỷ VND. Vẫn chưa thể thống kê đủ và hết những hậu quả nặng nề về kinh tế- xã hội do những con tàu Vinashin để lại. Tuy nhiên, các thống kê ban đầu cho thấy với hơn 4 tỷ USD thất thoát của Vinashin đã gấp 4 lần gói kích cầu của Chính phủ trong nỗ lực phục hồi kinh tế trong cơn khủng hoảng suy thoái năm 2008, gấp 3 lần tổng mức đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo cả nước – Theo Wikipedia.
Tổng số tài sản của công ty khoảng 90.000 tỷ đồng nhưng vay nợ tới hơn 80.000 tỷ. Với món nợ khổng lồ Vinashin này người dân VN từ em bé đến người già phải ì đầu ì cổ ra trả nợ bởi sự tham nhũng của nhóm lợi ích.
Trí tâm thất vọng nói: “Càng ngày càng có nhiều dự án thuộc nhà nước thấy không hiệu quả trước mắt nhưng vẫn cố tình làm ngơ, vẫn thực hiện cho bằng được bất chấp phản biện của nhân dân. Đó là do lợi ích nhóm, phần nhiều khi làm dự án người ta thường vẽ ra những viễn cảnh rất đẹp. Rồi sau đó ê chề với bao nỗi thất vọng vô cùng khi đó thì chuyện đã rồi và sai đâu sửa đó.” Trần Sơn lo lắng: “Hết cảng biển của Vinashin, Vinalines giờ lại đến sân bay của Vina airline chăng? Người dân sợ quá rồi, xin hãy lắng nghe các ý kiến phản biện. Mức đầu tư Bộ GTVT đưa ra hiện nay là 7,8 tỷ USD nhưng khi hoàn công, tui chắc là sẽ gấp ít nhất 1,5lần số đó, và với tình trạng kinh tế VN hiện nay thì 100% đó là tiền vay.”
Trong văn bản báo cáo Thủ tướng, Bộ GTVT cho rằng rất khó mở rộng để nâng công suất sân bay TSN vì thiếu đất và cần đến 9,1 tỉ USD để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất (TSN), nên xây dựng sân bay Long Thành là giải pháp tốt hơn.
Trong khi đó, phần đất 157 ha trong sân bay TSN, thuộc khu vực quân sự cho thuê làm sân golf, xây tổ hợp khách sạn 5 sao và nhà hàng cao tối đa 12 tầng, khu chung cư cao cấp 8 tầng… Theo UBND quận Tân Bình, sân golf 18 lỗ này đang được xây dựng và sắp hoàn thành.
Mimi Mèo Nhe nói: “Vụ nào cũng khui ra be bét, nhưng mà cuối cùng cũng đều được cho chìm xuồng một cách nhẹ nhàng êm thắm không gợn tí sóng nào cả!”
UBND tỉnh Đồng Nai cho biết sẽ có khoảng 5.400 hộ dân bị ảnh hưởng và khoảng 3.000 hộ phải giải tỏa trắng để lấy đất xây dựng sân bay Long Thành.
Sự việc này có thể biến 5.400 hộ dân đang an cư trở thành dân oan không nhà không cửa. Điều này đã được minh chứng rõ ràng trong quá khứ, cụ thể vào hồi tháng 04.2012, chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ra lệnh cưỡng chế thu hồi đất trên 500 mẫu của khoảng 4000 hộ dân để làm dự án khu đô thị-thương mại-du lịch Ecopark của công ty Đầu tư Bất động sản Việt Hưng. Người dân được đền bù 43000 đồng một mét vuông, một mức giá mà họ cho là quá rẻ mạt, quá bất công nên 1800 hộ ở ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao kiên quyết phản đối không chịu nhận tiền đền bù – Theo Báo cáo Nhân quyền VN 2012.
Tiếp đó, cuối năm 2007, chính quyền huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã muốn lấy 165 mẫu đất của dân ba xã Liên Minh, Liên Bảo và Kim Thái thuộc huyện Vụ Bản để bán cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam thực hiện dự án khu công nghiệp Bảo Minh. Nhưng những người có đất bị thu hồi không chấp nhận mức đền bù quá thấp, 120 hộ đã phản đối, không chịu nhận tiền đền bù và kiên quyết giữ đất mặc dù bị chính quyền dọa nạt, o ép đủ điều – Theo Báo cáo Nhân quyền VN 2012.
HT, VRNs

Phó công an phường bay ghế vì bảo kê xã hội đen!

ĐẤT VIỆT - 18/10/2013

(Tin tức pháp luật) - Chiều 17/10, Công an Quận Bình Thạnh cho biết, Trung tá Phạm Hoài Châu (phó trưởng công an P26, Q.Bình Thạnh) đã bị đình chỉ công tác vì nghi ngờ có liên quan đến xã hội đen.


Được biết, Trung tá Châu đang bị xem xét về mặt trách nhiệm trong việc quản lý địa bàn, đấu tranh phòng, chống tội phạm. “Trung tá Châu là phó trưởng công an phường - phụ trách hình sự nhưng lại buông lỏng, để tệ nạn mại dâm trá hình, cờ bạc tồn tại", một cán bộ trong Ban chỉ huy công an P.26 cho biết.

Đặc biệt trong chuyên án bắt băng nhóm Tý “điên” hoạt động theo kiểu tội phạm có tổ chức tại Bến xe Miền Đông (chuyên án do Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm - Bộ Công an thành lập và triệt phá vào ngày 21/3/2013), có biểu hiệu cho thấy Trung tá Châu có mối quan hệ xã hội với Nguyễn Trọng Ngôn (tự Tý “điên”, 39 tuổi, ngụ phường 27, quận Bình Thạnh).

Trong thời gian Tý "điên" lộng hành tại bến xe Miền Đông, trung tá Châu nhiều lần gặp gỡ, giao lưu với Tý "điên" cùng nhiều đàn em thân tín.

Cơ quan CSĐT còn phát hiện chiếc xe mô tô mà Tý "điên" đang sử dụng được xác định là xe mô tô của trung tá Châu sử dụng trước đây, chuyển nhượng lại, số tiền chuyển nhượng không được xác định.
Ngoài ra, trung tá Châu còn liên quan đến Tý "điên" trong một số phi vụ làm ăn.

Bên cạnh đó, cơ quan cấp trên đã chứng minh được trung tá Phạm Hoài Châu còn có liên quan đến hoạt động của các “động” mại dâm trá hình công khai trên địa bàn mình quản lý.

Thùy Vân (Tổng hợp TTO, PLTPHCM)

Hai CSGT bị nhóm côn đồ truy sát tận cùng!

ĐẤT VIỆT -  19/10/2013

(Tin tức pháp luật) - Bị côn đồ cố tình đâm xe vào người khiến 2 chiến sĩ CSGT bị thương nặng phải đi cấp cứu. Chưa dừng lại ở đó, đám côn đồ này còn vào tận bệnh viện truy sát 2 CSGT và đánh tất cả những công an khác vì "dám" đưa đồng đội đi cấp cứu.

Sự việc xảy ra vào tối ngày 16/10, khi thiếu uý Đặng Ngọc Bình và chiến sĩ Nguyễn Thanh Thiệu, công tác tại Phòng CSGT huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) làm nhiệm vụ tuần tra thì phát hiện đối tượng Trần Ngọc Vương (26 tuổi, ở xã Phổ Văn, huyện Đức Phổ) điều khiển xe máy chở 2 thiếu nữ phía sau không đội mũ bảo hiểm. Khi thấy công an, Vương chạy trốn vào hẻm khu dân cư.

Một lúc sau, trong lúc tổ tuần tra tuần lưu thì bất ngờ đối tượng Trần Ngọc Vương chạy một mình trên xe máy trong hẻm lao ra đâm thẳng vào xe mô tô của CSGT làm thiếu uý Đặng Ngọc Bình và chiến sĩ Nguyễn Thanh Thiệu bị thương.


Thiếu uý Đặng Ngọc Bình đang điều trị tại bệnh viện Đặng Thùy Trâm.
Thiếu uý Đặng Ngọc Bình đang điều trị tại bệnh viện Đặng Thùy Trâm.

Trong đó chiến sĩ Nguyễn Thanh Thiệu bị gãy xương hàm, chấn thương đầu nặng phải đưa cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng; thiếu uý Đặng Ngọc Bình, bị thương chấn thương vai nằm điều trị tại bệnh viện Đặng Thùy Trâm.

Tại bệnh viện Đặng Thùy Trâm, 5 đối tượng Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Chí, Lê Quang Huy, Huỳnh Minh Quốc và Huỳnh Công Hảo trong băng nhóm của tên Trần Ngọc Vương đã kéo xuống bệnh viện tìm chiến sĩ CSGT bị thương gây sự.

Các đối tượng trên kích động gây rối trật tự tại bệnh viện, đồng thời tấn công một số cán bộ công an đưa 2 CSGT cấp cứu.

Thượng tá Huỳnh Tiến Dũng –  Trưởng công an huyện Đức Phổ cho biết: “Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã tiến hành bắt giữ các đối tượng liên quan đến vụ việc để tiến hành điều tra.

Đây là băng, nhóm côn đồ manh động, thách thức pháp luật, hiện chúng tôi đang truy bắt các đối tượng đồng bọn liên quan để xử lý nghiêm trước pháp luật”.

Nhất Nam (Tổng hợp ANTĐ, KP)