THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 May 2012

Hà Nội: Phát hiện thai nhi đã chết trên xe buýt



13/05/2012 17:31:04
Sự việc xảy ra vào khoảng 18h30 ngày 11/5 trên chuyến xe buýt chạy tuyến Giáp Bát - Gia Lâm.
Thông tin ban đầu từ cơ quan công an, anh Nguyễn Văn Thành (SN 1983, ở Cổ Bi, huyện Gia Lâm) là phụ lái xe buýt biển kiểm soát 30T-4944 chạy tuyến Giáp Bát-Gia Lâm, khi xe về đến điểm dừng trong bến xe phía Nam, anh phát hiện ghế sau có 1 túi ni lông vô thừa nhận.
Anh Thành mở túi, phát hiện bên trong có 1 thai nhi đã chết.

Công an trạm Bến xe phía Nam phối hợp với Đội ĐTHS CA quận Hoàng Mai đưa thai nhi hoả thiêu tại nghĩa trang Văn Điển đúng quy định.
(Theo GDVN)

Hà Nội: Hộ lý bán trẻ 5 tháng giá 10 triệu đồng



13/05/2012 16:54:24
Nguyễn T.M., hộ lý một bệnh viện, đã bán cháu bé 5 tháng tuổi cho một gia đình hiếm muộn ở quận Tây Hồ - Hà Nội để làm con nuôi với giá 10 triệu đồng.

Ngày 12/5, Công an quận Tây Hồ - TP Hà Nội cho biết cơ quan này đang làm rõ một vụ mua bán trẻ em về làm con nuôi.

Trước đó, nguồn tin của người dân cho biết ngày 6-5, anh N.Q.N. (SN 1980, ở quận Tây Hồ) có mang một cháu bé 5 tháng tuổi về nhà nói là cháu bị bỏ rơi ở sân chơi khu tập thể 7,2 ha phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình - Hà Nội nên đem về nuôi.

Qua điều tra, thông tin khai thác ban đầu cho thấy do hiếm muộn nên anh N.Q.N. đã mua bé gái này từ một phụ nữ tên là Nguyễn T.M., hộ lý tại 1 bệnh viện (hiện cơ quan công an đang xác định nhân thân), với giá 10 triệu đồng. Cháu bé được M. trao cho anh N. tại vườn hoa Lý Tự Trọng, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ.

Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
(Theo NLĐO)

Cặp vợ chồng vật vã bên 3 chiếc quan tài con trẻ



13/05/2012 10:42:47
- “Các con ơi sao nỡ bỏ ba, mẹ…!”, tiếng gào khóc thảm thiết của vợ chồng anh Hoàng khiến không ai cầm được nước mắt.
TIN LIÊN QUAN
Ngày 12/5, người dân ấp 2B xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã chứng kiến vụ chết đuối thương tâm của 5 học sinh tiểu học khi đi mót điều.
Tre già khóc măng non

Suốt đêm không ngủ trước biến cố quá lớn của cuộc đời khi 3 đứa con thân yêu của mình là Nguyễn Thị Thảo Vy (11 tuổi), Nguyễn Thị Yến Nhi (9 tuổi) và Nguyễn Trung Hậu (7 tuổi) đột ngột ra đi, anh Nguyễn Thanh Hoàng ngồi vật vã cạnh 3 chiếc áo quan của các con, gương mặt bần thần như người mất hồn, trong khi chị Nga, vợ anh, ngất lên ngất xuống trong vòng tay của những người thân.
Gia đình anh Nguyễn Thanh Hoàng lo hậu sự cho các con (ảnh CN)
Gia đình anh Nguyễn Thanh Hoàng lo hậu sự cho các con (ảnh CN)
Có ai ngờ chỉ trong phút chốc, cặp vợ chồng nghèo suốt ngày lam lũ nhưng luôn hạnh phúc vì trong nhà luôn ngập tiếng cười của những đứa con ngoan, học giỏi bỗng vĩnh viễn mất đi tất cả.
“Các con ơi sao nỡ bỏ ba, mẹ…!”, tiếng gào khóc thảm thiết của vợ chồng anh Hoàng khiến không ai cầm được nước mắt.

Cháu Nguyễn Thị Ngọc Anh, đứa con duy nhất còn lại của anh Hoàng kể lại: “Khi thấy chị Vy bị trượt chân té xuống mương, chị Uyên lao xuống cứu rồi bị chìm luôn và các anh chị còn lại cũng lao xuống nhưng tất cả chìm hết, cháu sợ quá chạy về kêu cứu mọi người…”.

Chết trước ngày sinh nhật

Cách nhà anh Hoàng không xa, không khí trong gia đình anh Phạm Đức Hòa, cha của 2 cháu Phạm Thị Phương Uyên (11 tuổi) và Phạm Tuấn Hiệp (8 tuổi) cũng vô cùng tang thương.

Anh Hòa nấc nghẹn kể cho chúng tôi nghe trong nước mắt: “Vì là năm cuối cấp nên Uyên xin tôi cho tổ chức sinh nhật lần đầu tiên của nó (ngày 13/5-PV) trước khi chia tay bạn bè nhưng tôi không có tiền. Ai ngờ đâu khi tôi đi làm trong khi mẹ nó về quê ngoài Bắc, Uyên đã rủ mấy đứa cùng xóm đi mót hạt điều để bán lấy tiền mua bánh kem và xảy ra thảm nạn”.

“Các con chết là tại tôi, Uyên, Hiệp ơi tha lỗi cho ba…”, anh Hòa khóc than tự trách mình.
Gia đình anh Phạm Đức Hòa đau buồn trước sự ra đi của các con.
Gia đình anh Phạm Đức Hòa đau buồn trước sự ra đi của các con.
Những người hàng xóm cho chúng tôi biết, dù nhà nghèo nhất xóm nhưng 2 con của anh Hòa học giỏi và chăm ngoan. Hàng ngày ngoài giờ học, Uyên phụ giúp ba, mẹ đủ thứ việc nhà và chăm sóc cho đứa em trai. 
Còn Hiệp, dù mới học lớp 2 nhưng em rất giỏi về internet. Dù gia đình không có điều kiện nhưng em vẫn hay xin cha cho ra tiệm internet cách nhà hơn 4km để học vi tính và mày mò khám phá. Hiệp từng đại diện cho trường, cho huyện đi thi giải toán trên internet cấp tỉnh.
“Chưa bao giờ vùng quê nghèo lại ảm đạm u buồn như thế. Tất cả mọi người đều bàng hoàng, thảng thốt trước tai nạn quá đau lòng cướp đi sinh mạng của 5 cháu nhỏ”, bà Nguyễn Thị Nu (79 tuổi), một người dân ấp 2B xã Xuân Bắc, chua xót nói.
Trưa 12/5, 5 em học sinh cấp 1 trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) là Phạm Thị Phương Uyên, Nguyễn Thị Thảo Vy (cùng 11 tuổi và học lớp 5); Nguyễn Yến Nhi, Phạm Tuấn Hiệp ( cùng 9 tuổi, học lớp 2); và Nguyễn Trung Hậu (6 tuổi, lớp 1) rủ nhau đi mót hạt điều.

Tại đây em Vy chẳng may trượt chân té xuống mương nước sâu hơn 2m của đất nhà ông Đỗ Văn Minh. Thấy Vy bị nạn, các em Uyên, Nhi, Hậu và Hiệp lần lượt nhảy xuống cứu nhưng không ai biết bơi nên tất cả đều bị chết chìm. Chiều tối cùng ngày, thi thể các em được đưa lên giao cho gia đình lo hậu sự.

Sau khi sự việc xảy ra, UBND huyện Xuân Lộc đã hỗ trợ gia đình anh Hoàng 10 triệu đồng, gia đình anh Hòa 6 triệu đồng. Đồng thời ông Minh (chủ đất) hỗ trợ cho mỗi cháu bị nạn 4 triệu đồng và lo chi phí mai táng.
Vũ Sơn

Tỏi tây bị phun hóa chất gây suy thận-để giữ độ tươi



13/05/2012 12:07:35
Theo tờ Nhật Báo Thượng  Hải, tỏi tây được phun đồng sunfat vừa được phát hiện ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Đồng sunfat là loại hóa chất có thể gây suy thận, viêm dạ dày, thậm chí tử vong nếu dư lượng quá nhiều.
 
Tỏi tây bị phun đồng sunfat – loại hóa chất có thể gây suy thận vừa được tìm thấy ở Nam Kinh (thủ phủ tỉnh Giang Tô – Trung Quốc). Điều này đã dấy lên sự lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm.

Một cư dân địa phương tên Li cho hay, cô mua tỏi tây từ một người buôn rong trên phố hôm đầu tuần. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là cô nhận thấy ngón tay chuyển sang màu xanh sau khi chọn tỏi tây. Cô đã quay lại tìm người bán, nhưng chủ hàng đã đi bán chỗ khác.
 Tỏi tây bị phun hóa chất gây suy thận để giữ độ tươi (Ảnh minh họa)
Tỏi tây bị phun hóa chất gây suy thận để giữ độ tươi (Ảnh minh họa)
Một chủ đại lý bán rau ở chợ Huiminqiao cho hay, một số người phun đồng sunfat để giúp tỏi tây tươi lâu. Nếu không làm thế thì tỏi tây khi đóng gói sẽ dễ nát chỉ trong 1 ngày.

Theo người bán này, đồng sunfat khá phổ biến và giá rẻ. Một kg tỏi tây chỉ cần mua một ít hóa chất để giữ độ tươi.

Tờ Shanghai Daily dẫn lời các nhà nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Nam Kinh cho biết, nếu lượng đồng sunfat quá nhiều sẽ gây suy thận, viêm dạ dày, thậm chí tư vong. Dù người sử dụng rau rửa nhiều lần cũng khó có thể loại bỏ dư lượng đồng sunfat bên trong.

Đây là vụ bê bối mới nhất sau khi cải thảo ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) bị phát hiện bị phun formandehyde để giữ tươi lâu.

(Theo Shanghai Daily/ VTC)

Sống trong... sợ hãi ở Thủ đô



13/05/2012 18:57:15
- Mặc dù Quốc lộ 32 đoạn từ Cầu Diễn – Nhổn (huyện Từ Liêm, Hà Nội) đã thông xe nhưng người dân ở đây vẫn sống trong sợ hãi, hiểm nguy rình rập...
TIN LIÊN QUAN
Bởi công trình vỉa hè dở dang, lối vào nhà người dân như thời chiến với hào sâu, hố cống không nắp, lũy bê tông…
Tình trạng này đã kéo dài khá lâu và người dân nơi đây đã nhiều lần phản ánh đến cơ quan chức năng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Chiến hòa chắn trước lối vào nhà dân như cái bẫy
Hào sâu chắn trước lối vào nhà dân
Muốn vào nhà phải bắc thang
Muốn vào nhà phải bắc cầu
Hào sâu trước nhà...
Hào nước thải...
...hố rác chắn trước lối vào nhà dân
... và hố rác ô nhiễm
Trước nhà dân là một cái hồ lớn
Nước thải thành "ao" sát cửa nhà
Ngổn ngang công trường
Ngổn ngang công trường
Những miệng cống chỉa mũi tên ra đường như cái bẫy
Cống bê tông tua tủa sắt như mũi tên.
Những miệng hố trên vỉa hè không có cảnh báo
"Hố tử thần" trên vỉa hè không có cảnh báo
Thang chống cáp thông tin chắn vỉa hè
Thang chống cáp thông tin chắn vỉa hè
Ngổn ngang xe thu gom rác chắn lòng đường
Ngổn ngang xe thu gom rác chắn lòng đường

Tiến Dũng

Trung Quốc có thể di chuyển giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp?



2012-05-12
Giàn khoan nước sâu khổng lồ của Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động chính thức vào ngày 9 tháng 5 vừa qua trên biển Đông giữa lúc những tranh chấp về chủ quyền trên vùng biển này vẫn đang tiếp diễn.
Imaginechina
Công nhân nhà máy đóng tàu tại Thượng Hải ăn mừng việc hoàn thành giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc ngày 23/05/2012.
Mặc dù giàn khoan dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc nhưng vẫn có những lo ngại về hoạt động tương lai của giàn khoan này. Việt Hà phỏng vấn tiến sĩ Ian Story, chuyên gia thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore về vấn đề này. Phần chuyển ngữ do Mặc Lâm thực hiện.

Nếu VN và Philippines khai thác trước

Trước hết nói về hoạt động của giàn khoan dầu của Trung Quốc tại biển Đông, tiến sĩ Ian Storey nhận định:
TS Ian Storey: Vấn đề về giàn khoan dầu này đã phát sinh từ năm ngoái và đã có những đồn đoán là Trung Quốc sẽ khoan dầu ngay trong vùng biển tranh chấp và có thể là gần Philippines. Nhưng bây giờ thực tế cho thấy không phải vậy nên tôi không hiểu tại sao mọi người lại quá lo lắng. Giàn khoan vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, chỉ khoảng 199 hải lý từ bờ, và nó cũng không có liên hệ trực tiếp gì với những căng thẳng đang diễn ra tại bãi cạn Scarborough.
quan điểm của Trung Quốc là nếu Việt Nam và Philippines đã vi phạm bản tuyên bố chung của các bên được ký vào năm 2002 qua việc cho phép khai thác dầu tại vùng biển mà Trung Quốc cho là đang tranh chấp, và nếu là như vậy thì Trung Quốc sẽ theo bước và cho khai thác tại ngay vùng biển có tranh chấp.
TS Ian Storey
Việt Hà: Đã có những lo ngại cho rằng có thể Trung Quốc sẽ di chuyển giàn khoan này ra khỏi vùng biển hiện tại. Ông nghĩ thế nào về khả năng này và liệu các nước có cần phải quan ngại về hoạt động của giàn khoan này?
TS Ian Storey: Điều này có thể xảy ra và nếu vậy sẽ khiến các nước phải quan ngại. Nó tùy thuộc là Trung Quốc sẽ di chuyển giàn khoan này đi đâu. Nếu họ chuyển giàn khoan về gần Philippines hay Việt Nam thì sẽ gây quan ngại. Nhưng hiện tại thì giàn khoan vẫn trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc nên không thể là vấn đề vào lúc này. Nhưng cô nói đúng là có khả năng giàn khoan sẽ được dịch chuyển.
Việt Hà: Vậy trong tình huống nào, Trung Quốc sẽ di chuyển giàn khoan này vào vùng biển đang tranh chấp?
TS Ian Storey: Tôi cũng không chắc, quan điểm của Trung Quốc là nếu Việt Nam và Philippines đã vi phạm bản tuyên bố chung của các bên được ký vào năm 2002 qua việc cho phép khai thác dầu tại vùng biển mà Trung Quốc cho là đang tranh chấp, và nếu là như vậy thì Trung Quốc sẽ theo bước và cho khai thác tại ngay vùng biển có tranh chấp.
Việt Hà: Như vậy theo ông thì việc Việt Nam và Philippines tiếp tục kêu gọi các công ty khai thác dầu trong khu vực mà họ cho là thuộc chủ quyền của mình có thể dẫn đến khả năng Trung Quốc di chuyển giàn khoan?
TS Ian Storey: Đúng vậy
ban-do-vung-luoi-bo-250.jpg
Đường màu đỏ trên bản đồ là vùng biển hình “lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ để giành chủ quyền vùng biển Đông. (Đây là bản đồ nguyên gốc phổ biến trên nhiều website Trung Quốc:Tianyon/china).
Việt Hà: Có một điểm đáng chú ý ở đây là vùng lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra, chỉ có Trung Quốc nói là vùng đó thuộc Trung Quốc trong khi các nước không đồng ý, vậy làm sao có thể xác định được chính xác vùng tranh chấp để các nước có thể tiến hành khai thác dầu?
TS Ian Storey:Đường lưỡi bò mà Trung Quốc đòi chủ quyền không được xác nhận căn cứ theo luật biển quốc tế, cho nên Trung Quốc cần phải làm rõ đòi hỏi này của mình liên quan đến đường lưỡi bò, nhưng tôi không tin là họ sẽ làm như vậy, đặc biệt là trước khi diễn ra đại hội đảng ở Trung Quốc. Đây là một vấn đề rất nhạy cảm và họ không muốn đụng tới.
Việt Hà: Mới đây một công ty Philippines đã nói đến việc sẽ thảo luận với Trung Quốc về việc khai thác dầu chung trên biển Đông, ông nghĩ thế nào về khả năng một hợp tác khai thác dầu thực sự giữa các nước có tranh chấp trên biển Đông trong thời gian tới?
TS Ian Storey: Ý tưởng đó đã tồn tại khá lâu là các nước nên đặt vấn đề chủ quyền sang một bên và hợp tác để khai thác. Hợp tác khoa học duy nhất đã thành hình vào năm 2005 giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc nhưng sau 3 năm thì hợp tác này chấm dứt và không được nối lại. Tôi nghĩ là rất khó để có thể có một hợp tác tương tự như vậy vào lúc này bởi vì cả Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đều đang có lập trường rất cứng rắn. Cho nên việc tham gia khai thác chung sẽ đòi hỏi phải có những nhượng bộ và chúng ta đang tiến xa hơn khỏi những nhượng bộ trên biển Đông vào lúc này.

Anh láng giềng hung hăng

a5-250.jpg
Tàu hải giám số 84 đã trực tiếp cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Photo courtesy of HDVietnam.
Việt Hà: Với những căng thẳng đang gia tăng hiện nay trên biển Đông, và những bất bình phản đối của người dân các nước Philippines, Việt Nam với các hành động của Trung Quốc trong khu vực, thêm vào đó là việc Trung Quốc cho vận hành giàn khoan dầu khí khổng lồ vào thời điểm nhạy cảm này, ông nghĩ hình ảnh mà lãnh đạo Trung Quốc muốn xây dựng với thế giới bị ảnh hưởng ra sao?
Cho nên những gì đang diễn ra tại biển Đông rõ ràng là đang làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực.
TS Ian Storey
TS Ian Storey: Tốt nhất là chúng ta không nên tập trung vào một sự kiện trên biển Đông mà phải nói đến nhiều sự kiện khác nhau. Trong vòng 2 hay 3 năm qua đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông đã trở nên mạnh mẽ và có lúc có tính hiếu chiến, điển hình là vụ cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào năm ngoái. Và sự kiện này đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực.
Sau một thập kỷ đầu thế kỷ 21, ngoại giao của Trung Quốc khá phức tạp với vấn đề biển Đông. Cho nên những gì đang diễn ra tại biển Đông rõ ràng là đang làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực. Đông thời với việc Mỹ quay trở lại châu Á, tình hình ở biển Đông đã giúp tăng cường mối quan hệ giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Nguy cơ thiếu nước



2012-05-12
Thiếu nước trên diện rộng là một nguy cơ Việt Nam phải đối mặt trong tương lai gần. Trong một bối cảnh nhiều phức tạp, vấn nạn này hiện nay đang diễn ra ở mức độ như thế nào?
Photo courtesy of cerwass.org.vn
Nước sạch (ảnh minh họa).
Thông tín viên Nhân Khánh có bài tường trình sau, mời quý vị theo dõi.

Trầm trọng

Căn cứ trên chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA), quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay, theo Bộ Tài nguyên Môi trường, đến năm 2025, lượng nước mặt bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ đạt hơn phân nửa chỉ tiêu này. Trong thập niên tới, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu nước trầm trọng.
Hiện nay, đa phần lượng nước Việt Nam đang sử dụng không có nguồn gốc trong nội địa. Nước ngoại lai chiếm một tỷ lệ lớn trên tổng lượng nước hàng năm chảy qua bề mặt các lưu vực sông Việt Nam. Nhiều con sông trong đất liền chịu ảnh hưởng lớn từ sự điều tiết nước của các đập thủy điện thuộc Trung Quốc trên thượng nguồn. Chúng tôi được Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Công Quang, Cố vấn kỹ thuật cao cấp quốc gia, nguyên giảng viên Đại học Thủy lợi cho biết như sau:
“Tổng số lượng nước của Việt Nam là 840 tỷ m3 nước, trong đó có 530 tỷ mlà chảy từ nước ngoài. Tức là 2/3 là nước ngoại lai vào.”
Doisongthonque-250.jpg
Nhiều gia đình vẫn sống lệ thuộc vào nguồn nước sông, rạch. RFA photo.
Như lưu vực sông Hồng, nguồn nước được sản sinh ở nước ngoài chiếm 50% tổng lượng nước bề mặt, còn ở lưu vực sông Cửu Long, con số này là 90%. Do đó, công tác bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước là không đơn giản. Đặc biệt trong tình hình các quốc gia ở thượng nguồn ngày càng khai thác triệt để nguồn nước này. Theo ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, vấn đề liên quan đến nguồn nước, có hướng giải quyết như sau:
“Đương nhiên là có thuận lợi, thì tất nhiên cũng có những khó khăn. Và những việc đó phải giải quyết theo khuôn khổ của luật pháp Việt Nam và các thông lệ, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những cái gì thuộc của mình thì mình sẽ làm. Phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, hợp lý và lợi ích chung.”
Xem ra, vấn đề sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam là rất quan trọng, một khi có liên hệ sâu xa đến sự ổn định về chủ quyền quốc gia. Đồng thời, các biểu hiện suy thoái nguồn nước ngầm đang trở nên rõ rệt và phổ biến. Kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên môn cho thấy, mực nước ngầm ở Hà Nội và Sài Gòn đang tụt giảm với tốc độ chừng 1m/năm. Tình trạng thiếu nước sử dụng kéo theo việc suy giảm chất lượng nước. Hiện chỉ có khoảng 40% người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Dấu chân nước

nuoc-sach-250.jpg
Trẻ em với nước sạch. Photo courtesy of cerwass.org.vn.
Tình trạng thiếu nước còn liên quan đến sự lãng phí nước. Có nhiều quốc gia đã tính đến giá trị của nước trong quy trình sản xuất hàng hóa, với việc áp dụng quy chuẩn “dấu chân nước”. Qua trao đổi với Tiến sĩ Bùi Công Quang, chúng tôi được biết về vấn đề này như sau:
“Dấu chân nước thể hiện một cộng đồng, người hay một nước nào đó tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm; mà để sản xuất ra sản phẩm đó thì đã tiêu hao hết bao nhiêu m3 nước. Vấn đề này liên quan đến cách sống của một cộng đồng. Nếu tiêu thụ nhiều thì sẽ khai thác tài nguyên nước nhiều.
Mục đích của dấu chân nước thể hiện trong cách tiêu thụ các sản phẩm; nói chung, đều liên quan đến nước cả. Nếu muốn tiết kiệm nước thì phải thay đổi lối sống. Đơn vị để tính dấu chân nước là m3/người/năm.”
Vấn đề này liên quan đến cách sống của một cộng đồng. Nếu tiêu thụ nhiều thì sẽ khai thác tài nguyên nước nhiều.
TS Bùi Công Quang
Nếu quy chuẩn “dấu chân nước” được quan tâm đúng mức, nhà quy hoạch sẽ có cơ sở để xác định rõ hơn về các vùng chuyên canh. Tránh được tình trạng nuôi trồng tràn lan, vừa thiếu hiệu quả lại không đảm bảo cân bằng về tài nguyên nước. Quy hoạch tăng trưởng kinh tế cần phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, về mức độ ứng dụng quy chuẩn “dấu chân nước” tại Việt Nam, chúng tôi được Tiến sĩ Bùi Công Quang cho biết rằng:
“Hiện nay, một số người biết đề tài này. Ở Việt Nam thì đang giai đoạn bắt đầu nghiên cứu, tuyên truyền để cho mọi người dân nhận thức. Hoặc những nhà ra quyết định nhận thức được vấn đề thế nào là dấu chân nước, thế nào là nước ảo. Chưa có một công trình nghiên cứu nào một cách cụ thể cả.”

Nhiều việc cần làm

world-water-day-2012-2-250.jpg
Logo Ngày Nước Thế Giới 2012. Photo courtesy of www.unwater.org.
Một khu vực thiếu nước là một vùng đất khó có thể phát triển ổn định. Theo cảnh báo mới đây của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), thiếu nước chính là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt lương thực. Sự cần thiết của nước dẫn đến một tương lai không xa, mức tiêu thụ nước tính theo đầu người có khả năng được xem là một chỉ số phát triển kinh tế của một quốc gia. Để giải quyết tình trạng sử dụng nước rất lãng phí hiện nay, Tiến sĩ Bùi Công Quang cho rằng có nhiều việc cần làm:
“Muốn điều phối nước các ngành với nhau thì chính phủ phải đứng ra, ban hành các khung pháp lý. Bản thân Luật Tài nguyên nước hay một số Nghị định là cũng chưa phù hợp thực tế.
Cấp địa phương phải củng cố lại năng lực của cán bộ. Ở dưới cộng đồng, phải nâng cao nhận thức cộng đồng lên. Là những người sử dụng trực tiếp, phải có tuyên truyền cho người ta. Đồng thời phải ứng dụng các khoa học công nghệ mới.”
Muốn điều phối nước các ngành với nhau thì chính phủ phải đứng ra, ban hành các khung pháp lý. Bản thân Luật Tài nguyên nước hay một số Nghị định là cũng chưa phù hợp thực tế.
TS Bùi Công Quang
Theo tiêu chuẩn quốc tế về căng thẳng do khai thác nguồn nước, vào mùa khô mấy năm gần đây, hơn ½ trong tổng số các lưu vực sông cả nước được xếp vào loại căng thẳng trung bình và căng thẳng mức độ cao. Nhằm đối phó với áp lực ngày càng lớn về nguồn nước, các biện pháp quản lý về mặt pháp luật cần nhanh chóng hoàn thiện. Với lãnh thổ có tỷ lệ đến ¾ trên biển, nước trên biển có phải là đối tượng thuộc diện quản lý của 
Luật Tài nguyên nước hay không là một vấn đề từng gây tranh luận. Qua trao đổi với ông Phó cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh, chúng tôi được biết nước trên biển sẽ được điều chỉnh bằng một luật khác.
Nước là một tài nguyên có khả năng tái tạo nhưng không vô hạn, kể cả nước trên biển. Sự suy giảm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia. Cung ứng nước thỏa đáng cần xem là một phần trong chính sách đảm bảo chất lượng cuộc sống người dân. Để đảm bảo được nguồn nước sạch cho xã hội trong tương lai, thiết tưởng cần phải có những hoạch định cụ thể về chính sách từ hôm nay.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Đi chợ hàng giả.... siêu xịn Nam Ninh



 
Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây), Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) đang trở thành địa chỉ mua sắm giá rẻ cuốn hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới trong đó có rất nhiều du khách Việt Nam với... “hàng hiệu siêu giả”. Những nơi này đang trở thành trung tâm đồ nhái sầm uất nhất Trung Quốc.

Góc đặc biệt ở Nam Ninh
Tàu đưa chúng tôi đến ga Nam Ninh, vừa dừng chân ngồi xuống chiếc ghế hàng  giải khát, cô bán hàng Trung Quốc đã cười rất tươi rồi thẽ thọt bằng tiếng Việt rất sõi: “Có mua ba số Singapore không? Rẻ lắm! 20.000 thôi. Ở VN 50.000 đấy.”. Một người bạn tôi đã đi Trung Quốc nhiều lần quay sang „xổ“ một tràng tiếng Quảng Đông với cô ta khiến cô bán hàng đỏ mặt cười xòa.  “Ba số Quảng Châu đấy mà“ Ông bạn tôi giải thích: „Nhiều người ở Việt Nam mới sang đây lúc đầu cứ tưởng là thuốc „Xinh“ thật đấy”.
Chiếc taxi đưa chúng tôi về đến khu khách sạn Lâm Viên tầm 8 giờ tối. Ngay dưới tầng một, Lệ Viên quán đang ồn ã tiếng nói cười, .... toàn tiếng Việt. Giọng Bắc Ninh có, Bắc Giang có... nhưng phần lớn ở đây lại là giọng Hà Nội. Dân Hà Nội sang đây buôn hàng và chủ yếu là thiên về hàng giày dép, quần áo, mỹ phẩm và những vật dụng gia đình xa xỉ khác

Trung tâm phân phối hàng nhái
Chợ Dân Tộc ở Nam Ninh bề thế, cao bốn tầng và mặt bằng rộng hàng ngàn mét vuông trùm lên mặt tiền của cả hai khu phố, chuyên bán buôn các mặt hàng từ đồ điện tử cho tới quần áo, giày dép...  Theo những người am hiểu thì chợ Dân Tộc chủ yếu làm nhiệm vụ “xẻ” những chuyến hàng lớn từ Quảng Châu về.
Tầng một của chợ bày la liệt hàng điện tử. Tầng hai chuyên bán quần áo. Ở một góc chợ lại sáng bừng lên với các quầy hàng được thiết kế hiện đại, đèn sáng choang, la liệt đủ loại các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Quần áo thì có Levi’s, Nike, Adidas, Converse, Puma... Giày thì đủ các thương hiệu lớn Adidas, Nike, Converse, Puma, thậm chí có cả hàng chuyên dụng của Timberland... Rồi thắt lưng bạt chuyên dụng của Tough, bình đựng nước dùng trong thể thao của Nikkor...
“Siêu nhái đấy! Hàng nhái hết.”. Một người khách Việt có vẻ sành sơi nói. Quả thật không thể phân biệt nổi điểm khác biệt nào giữa đôi giày này với đôi giày tại đại lý của Converse ở Hà Nội với giá 550.000đ, thế nhưng đôi giày này ở đây lại chỉ bán với giá vẻn vẹn 58 tệ (tương đương 120.000đ), trong khi giá chính thức in trên mác là 225 tệ. Một chiếc quần bò Levi’s 502 “hàng đẹp” đầy đủ nhãn mác như một chiếc quần chính hiệu, chất vải quần cũng không hề có sự khác biệt nếu chỉ vuốt bằng tay và thử dựng đứng quần, bán với giá 80 tệ (160.000đ). Hàng này mà về VN rồi đưa vào shop hẳn là khó ai có thể biết được và chắc chắn là được “hét” với giá “đứt cổ”.
Hơn 30 gian hàng san sát ở đây, gian nào cũng đầy ắp hàng „xịn..nhái” nhưng mà giá lại cực rẻ. Chúng tôi ghé vào gian hàng chuyên bán các loại cặp da hiệu Prada, lóa mắt trước một chiếc cặp có khóa mạ vàng óng ả, toàn bộ cặp được làm bằng da nguyên chất, mềm mại, bề mặt căng bóng, nồng mùi da. Khi hỏi giá, tôi giật mình khi được biết loại này chỉ bán sỉ, phải đặt hàng từ 50 cái trở lên, giá chỉ có 170 tệ/cái! Mới tuần trước cũng cái cặp này ở một siêu thị tại Việt Nam, tôi thấy bảng treo giá 1,85 triệu đồng, đắt gần bảy lần. Còn dây nịt Louis Vuitton ở đây giá sỉ là 80 tệ/dây, mua lẻ 120 tệ/dây nhưng ở Việt Nam hiệu dây nổi tiếng này ít nhất giá cũng trên 1,5 triệu đồng/dây.
Chọn chiếc thắt lưng hiệu Charriol của Geneva, tôi đề nghị cô nhân viên bán hàng cho xem. Mắt tôi bị hoa lên khi thấy giá ghi có... 100 tệ. Ở Việt Nam chiếc thắt lưng này vẫn còn thuộc diện “hàng mới về” và giá không ít hơn 1,6 triệu đồng, gấp bảy lần giá ở đây. Quay sang chiếc xắc tay hiệu Bonia có giá 170 tệ (340.000 đồng) một tâm trạng rối bời lại xuất hiện trong tôi vì tôi thấy chiếc xắc tay này ở nhà trông cũng chẳng khác gì có giá tới 3 triệu đồng. Anh  bạn tôi còn làm chúng tôi giật mình hơn khi tiết lộ bộ đồ veste hiệu Ungaro của nam giá ở chợ Bạc Má (Quảng Châu) hàng “siêu đẹp” chỉ độ 400 tệ/bộ trong khi ở Việt Nam được “hét”  ít nhất 8 triệu đồng.

Hàng nhái bay vào cửa hàng
Từ chợ Dân Tộc, đi bộ vào khu trung tâm thành phố Nam Ninh là đến phố đi bộ Hưng Ninh nổi tiếng của Nam Ninh với bạt ngàn các cửa hàng và siêu thị quần áo. Bên cạnh cửa hiệu của các hãng Trung Quớc và thế giới danh tiếng, những cửa hàng nhỏ của tư nhân cũng chen đầy.
Vào cửa hàng mỹ phẩm Di Hoa Cung, chúng tôi không thể nào tin được những gì đang bày ở đây lại là hàng giả. Hàng trăm loại dầu gội đầu, kem dưỡng da, sữa tắm, bộ trang điểm, nước hoa bày chật các ngăn tủ với đủ xuất xứ, đủ các thương hiệu nổi tiếng của Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Đức... Tôi đi tới ngăn nước hoa, chợt trông thấy chai CK One Summer. Thật bất ngờ vì đây là loại nước hoa mới nhất của Calvin Klein mà bây giờ ở đây đã có. Cô bán hàng trả lời tôi với cái giá không thể tin nổi: 260 tệ.
Tiếp theo tôi thấy hàng loạt thương hiệu nổi tiếng khác ... cũng là nạn nhân như Chanel No5, Lolita Lampicka, 212, BLV Absolute... Tất cả “đồ siêu nhái” ở đây đều được giả làm tới mức tinh vi và rất khó phân biệt với đồ thật, từ mùi đặc trưng, chữ nhũ bắn trên lọ nước hoa, độ tơi của tia nước hoa khi xịt ra cho đến vỏ hộp hai lớp với đầy đủ mã vạch.
Xuôi xuống mạn Hưng Ninh Tây, chúng tôi vào một vài cửa hàng chuyên bán hàng lấy ra từ chợ Dân Tộc. Trong cửa hàng Sunny và Hỉ Hoan, cũng vẫn những đôi giày ấy, vẫn những bộ quần áo ấy, dưới ánh đèn điện và cách bài trí chuyên nghiệp chúng trở nên lộng lẫy và bắt mắt hơn nhiều. Tất nhiên, giá cả cũng tăng lên tương ứng. Một đôi Nike trong chợ chỉ hơn trăm tệ, tại đây ghi giá 280 tệ.
Một chiếc áo nỉ dài tay đóng mác Puma ghi giá 250 tệ. Khác với những cửa hàng khác, hệ thống cửa hàng Like lại chuyên tập trung những mặt hàng dành cho dân “phủi”. Cái tên cửa hàng có vẻ cũng đã thấy “nhái nhái”, cái logo dưới tên cửa hàng cũng làm một vệt phết lên trông từa tựa logo của Nike, bên trong đủ các loại quần áo hip hop, quần áo, giày, mũ chuyên dành cho dân du lịch bụi...
Sau khi đi thêm mấy cửa hàng lớn bán mỹ phẩm “siêu giả” như Thảo Tư Hành, Nhuận Sắc, chui vào chợ Tân Hòa Bình để tìm hiểu các loại túi và ví “siêu giả” nhái của Louis Vuitton, Gucci... và các cửa hàng chuyên làm tem, nhãn mác theo bất kỳ mẫu nào được đặt, chúng tôi về khách sạn, đầu gối tôi lúc này như muốn rời ra nhưng bên tai cứ lảng vảng lời của người bạn đi cùng “Từ nay về sau về Việt Nam đừng có mơ là mình đang được xài đồ hiệu nhé..”.

 PV