THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 October 2013

Dân thiểu số ở Việt Nam bị gạt, đối xử như nô lệ!

KONTUM (NV) Thursday, October 10, 2013 .- Hàng trăm người thiểu số, cư ngụ tại nhiều khu vực khác nhau ở Tây Nguyên đã bị gạt, bị buộc làm việc như nô lệ và cuối cùng, thân nhân phải trả tiền chuộc họ về. 


Hai thanh niên ở làng Plei Jơ Drợp mới được gia đình chuộc về đang kể với báo giới chuyện bị gạt làm nô lệ. (Hình: Thanh Niên)


Công an tỉnh Kon Tum vừa cho biết đã cử người đi “xác minh” chuyện 96 thanh niên nam nữ người thiểu số của hai xã Ia Chim và Đăk Năng thuộc thành phố Kon Tum, được đưa đến làm việc ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng nhưng không có lương và bị chủ cầm giữ, không cho về, gia đình phải bỏ tiền ra chuộc.

Việc “xác minh” chỉ được thực hiện sau khi báo giới và công chúng bày tỏ sự ái ngại cho thân phận của người thiểu số tại Việt Nam và căm phẫn trước lối cư xử tàn tệ của những kẻ bất lương.
Theo tờ Thanh Niên, đầu tháng trước, có một số người đến xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum, tuyển 32 thanh niên nam, nữ người thiểu số đi làm “công nhân” ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng với mức lương mà phía tuyển dụng cam kết sẽ trả là 3.5 triệu đồng/tháng.

Ngoài 32 thanh niên nam nữ người thiểu số của xã Đăk Năng, những người tuyển dụng còn tuyển thêm được 60 thanh niên nam nữ khác của xã Ia Chim, cũng thuộc thành phố Kon Tum với những cam kết tương tự.
Một tháng sau khi rời gia đình, nhiều thanh niên nằm trong số “được tuyển dụng” đến huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, đồng loạt nhắn gia đình xoay tiền chuộc họ về. Những thanh niên này cho biết “công nhân” chỉ là cách gọi “phu đào vàng”. Tất cả bị buộc làm việc quần quật, bất kể thời gian, ăn ở tạm bợ, thiếu thốn và tính mạng thường xuyên bị đe dọa vì môi trường làm việc nhiều rủi ro, nguy hiểm.

Chưa kể phía tuyển dụng tráo trở, lấy lý do mỗi người còn thiếu 1.2 triệu chi phí di chuyển từ Kon Tum đến Lâm Đồng để cầm giữ, không cho họ trở về nhà. Vừa mắc nợ, vừa không được trả lương, 92 thanh niên nam nữ người thiểu số ở Kon Tum đành cầu cứu gia đình.
Thân nhân của 92 thanh niên này cầu cứu chính quyền nhưng chính quyền làm ngơ và hiện nay, chỉ mới có 6 người được phóng thích nhờ gia đình xoay đủ tiền để chuộc họ về.

Tình trạng tương tự cũng đã xảy ra với 121 người dân tộc Bh’noong ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Năm 2010, 121 người này được “tuyển dụng” làm công nhân trồng rừng cho Xí nghiệp Nguyên liệu giấy Đắk Lắk. Tất cả đều không được trả đồng nào sau sáu tháng làm việc quần quật như nô lệ.

Chưa kể do ăn ở kham khổ, lao lực, một người đã thiệt mạng. Trước sự phẫn nộ của công chúng, chính quyền mới chịu nhập cuộc. Mãi tới đầu tuần này, gần ba năm sau khi bị lừa làm việc không lương suốt nửa năm, 120 người dân tộc Bh’noong ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam mới được Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đắk Lắk “hứa trả lương”. Gia đình người thiệt mạng thì được hứa sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng.

Hồi tháng năm vừa qua, một tờ báo điện tử có tên là American Thinker, chuyên giới thiệu những bài bình luận về các vấn đề được xem là quan trọng với Hoa Kỳ, đã đăng một bài viết của Michael Benge, lên án chính quyền Việt Nam chủ trương và dung dưỡng tệ nạn buôn người.

Trong bài viết có tựa là “Communist Vietnam - Human Trafficker Extraordinaire”, ông Benge cho biết, trong khi Bộ Công an Việt Nam loan báo, từ 2004 đến 2009, có 2,935 người Việt Nam trở thành nạn nhân của nạn buôn người thì các tổ chức quốc tế cho rằng, số người Việt là nạn nhân của tệ nạn buôn người từ năm 1990 đến nay  phải trên 400,000 người. Ông Benge tin rằng, số liệu của các tổ chức quốc tế dù lớn nhưng chưa đầy đủ vì chưa tính tới hàng chục ngàn vụ lạm dụng con người.

Theo ông Benge, ngoài hoạt động buôn người của các công ty xuất cảng lao động, do chủ trương và sự dung dưỡng tệ nạn buôn người của chính quyền Việt Nam, Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp nhân lực cho các hoạt động bóc lột tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.

Sang tháng 8, tới lượt hãng tin BBC đăng một phóng sự điều tra của Marianne Brown về “nô lệ trẻ em” ở Việt Nam. Thông qua Qũy Trẻ em Blue Dragon, bà Brown đã tiếp xúc với nhiều đứa trẻ được Blue Dragon giải cứu. Từ 2005, Blue Dragon đã giải cứu 205 đứa trẻ, đa số là con em người thiểu số sống tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam, bị dụ dỗ vào Sài Gòn rồi bị cầm giữ, bị buộc phải làm việc trong các xưởng may, bị ép ăn xin, thậm chí bán dâm.

Một luật sư là thành viên sáng lập Blue Dragon kể với bà Brown rằng, 25% số trẻ em mà Blue Dragon giải cứu hồi năm ngoái là những đứa trẻ bị ép phải làm việc trong các xưởng may ở Sài Gòn. Những “xưởng may” này thường rất chật hẹp và vừa là nơi làm việc, vừa là nơi ăn ở của hàng chục đứa trẻ. Chủ xưởng chỉ cho các em vào nhà tắm 8 phút một ngày. Tám phút đó dành cho cả việc đánh răng, tắm rửa và đi vệ sinh.

Việt Nam không chỉ nổi tiếng vì là một trong những cái nôi của tệ buôn người. Phụ nữ và trẻ em Việt Nam đã bị biến thành hàng hóa để bán đi Trung Quốc, Đông Nam Á, châu Âu mà người Việt còn bị biến thành hàng hóa để mua bán ngay tại Việt Nam. Ông Florian Forster, Trưởng Văn phòng Di trú Quốc tế (IOM) tại Việt Nam, nói với bà Brown: Buôn người xuyên biên giới đã được công nhận từ lâu nhưng buôn người trong nước mới chỉ được chính thức công nhận kể từ năm 2011.

Bà Vũ Thị Thu Phương, một thành viên trong Dự án liên kết các tổ chức Liên Hiệp Quốc để phòng chống buôn người (UNIAP) xác nhận: Hầu hết các vụ buôn lao động trong nước không bị coi là tội phạm mà chỉ bị phạt hành chính.

Ngoài những cảnh báo về việc Việt Nam xâm hại nhân quyền, gần đây, nhiều tổ chức quốc tế còn cảnh báo cộng đồng quốc tế nên chú ý tới Việt Nam, vì quốc gia này còn xâm hại các chuẩn mực về lao động và môi trường.


Cách nay vài tháng, ba tổ chức: Công đoàn Huynh đệ Quốc tế (International Brotherhood of Teamster), Hiệp hội Quyền Công nhân (Worker Rights Consortium) và Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), đã từng lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ ngưng thảo luận về TPP với Việt Nam vì đang có sự lạm dụng lao động tại Việt Nam. (G.Đ)

Người ném bom Dinh Ðộc Lập năm 1962 qua đời !


SAN JOSE (NV) 
Thursday, October 10, 2013 Phi công Nguyễn Văn Cử, người cùng với phi công Phạm Phú Quốc ném bom dinh Ðộc Lập ngày 27 tháng 2 năm 1962 để cảnh báo chế độ của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, vừa qua đời tại San Jose, thọ 79 tuổi.

Theo người con gái của ông Nguyễn Văn Cử cho biết, thân phụ cô qua đời vào trưa ngày 8 Tháng Mười năm 2013, sau một thời gian dài bị ung thư phổi.


Phi công Nguyễn Văn Cử (thứ ba từ trái) chụp hình kỷ niệm với cựu Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, cựu Thiếu Tướng Ðỗ Mậu và cựu Trung Tá Nguyễn Quốc Hưng.

Ông Nguyễn Văn Cử là con thứ hai của cụ Nguyễn Văn Lực, một lãnh đạo của đảng Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, một đảng hoạt động đối lập với chính phủ của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và từng bị chế độ giam giữ một thời gian.

Nguyễn Văn Cử là phi công trong QLVNCH, được đào tạo tại Hoa Kỳ. Sau khi cùng phi công Phạm Phú Quốc ném bom dinh Ðộc Lập, phi công Nguyễn Văn Cử đã bay sang Cambodia tị nạn. Sau khi nền đệ I Cộng Hòa bị lật đổ vào tháng 11 năm 1963, ông Nguyễn Văn Cử trở về Việt Nam và trở lại với Không Lực VNCH.

Sau 30 Tháng Tư năm 1975, phi công Nguyễn Văn Cử bị cộng sản đưa đi tập trung cải tạo gần 10 năm rồi sau đó ông được đi định cư tại Hoa Kỳ. (N.H.)

Khai thác khoáng sản và nhóm lợi ích!

000_SAHK990704593510-305.jpg
Mỏ than ở Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, ảnh chụp trước đây.
AFP
 Kính Hòa, phóng viên RFA - 2013-10-10
Khai thác và xuất khẩu quặng thô bị nghiêm cấm tại Việt Nam, tuy nhiên điều này vẫn diễn ra và gây nhiều tác động lên đời sống dân chúng, tàn hại môi trường và cơ sở hạ tầng công ích.

Khoáng sản VN đang ở đâu?

Trên bản đồ khoáng sản thế giới, Việt Nam không phải là một quốc gia giàu có. Khu quặng mỏ nổi tiếng nhất đất nước là vùng Đông Triều, Quảng Ninh, với những hầm than được khai thác đã hơn 100 năm. Gần đây những mỏ dầu được khai thác ngoài biển Đông có đem lại nhiều lợi tức cho xứ sở nhưng Việt Nam vẫn không phải là một quốc gia dầu mỏ nổi tiếng. Tuy vậy, cũng có nhiều loại khoáng sản có mặt trong lòng đất Việt Nam với trữ lượng không lớn, theo những thông tin cập nhật đến hôm nay.
Với thời gian và sự phát triển của khoa học kỹ thuật có thể các loại khoáng sản ấy sẽ hữu ích cho quốc gia trong tương lai. Vì thế việc gìn giữ những khoáng sản ấy cho thế hệ mai sau là đặc biệt quan trọng. Chính phủ Việt Nam cũng thường xuyên lên tiếng với báo giới về chính sách không thúc đẩy chủ trương khai thác quặng thô để xuất khẩu, cụ thể là chỉ thị ngày 9/1/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc cấm xuất khẩu quặng thô, không cấp phép thăm dò và khai thác mới đối với nhiều loại quặng.
Thực tế khai thác khoáng sản tại Việt nam lại là một bức tranh hoàn toàn khác với viễn cảnh bảo tồn và tinh chế quặng như mong muốn của chính phủ.
Bên trong hệ thống ấy mỗi bộ có những quyền lợi khác nhau, mỗi địa phương thậm chí nhóm doanh nghiệp nhà nước họ cũng là một thế lực rất mạnh.
-TS Nguyễn Quang A
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, vào ngày 8/10/2013 tổ chức một cuộc hội thảo mang tên “Quản trị tài nguyên khoáng sản: Việt Nam đang ở đâu?” Trong cuộc hội thảo này, nhiều ý kiến đã được nêu lên về tình trạng khai thác và xuất khẩu khoáng sản không có kiểm soát tại Việt Nam. Theo đó, việc cấp giấy phép đã có nhiều sai phạm, người dân tại những nơi có khoáng sản không được lợi gì khi khoáng sản được khai thác, việc khai thác đã tàn phá môi trường và cơ sở hạ tầng công ích mà chủ đầu tư không đền bù thiệt hại.
Việc cấp giấy phép đã được nhiều tỉnh cấp mặc dù họ không có thẩm quyền., và những giấy phép này lại được cấp sau chỉ thị ngày 9/1/2012 của Thủ tướng.
Trước đây, khai thác khoáng sản là lĩnh vực của Tổng cục địa chất cùng với các Liên đoàn, các xí nghiệp của mình. Nay những chủ tư nhân cũng có thể tham gia vào hoạt động này. Và các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã tìm mọi cách để có được giấy phép. Điều này được giải thích bằng các mối quan hệ chằng chéo nhau giữa các doanh nghiệp ấy với các giới chức chính quyền, giới chức đảng cộng sản, hình thành nên cái mà trong thời gian gần đây được gọi bằng cụm từ ghê gớm, đó là Nhóm lợi ích. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển IDS đã tự giải thể, nói về nhóm lợi ích như sau:
“Về nhóm lợi ích ở Việt Nam, ý người ta muốn nói đến các nhóm lợi ích có ảnh hưởng đến chính sách, đường hướng phát triển của đất nước. Trong đó nhóm mạnh nhất và lớn nhất là nhóm của lãnh đạo. Bên trong hệ thống ấy mỗi bộ có những quyền lợi khác nhau, mỗi địa phương thậm chí nhóm doanh nghiệp nhà nước họ cũng là một thế lực rất mạnh.”

Lĩnh vực tham nhũng tinh vi

000_Hkg798155-250.jpg
Mỏ than ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh, ảnh chụp trước đây. AFP PHOTO.
Theo ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra chính phủ, trong một phát biểu ngày 18/7/2013, thì khoáng sản là một trong bốn lĩnh vực tham nhũng tinh vi nhất. Rất dễ hiểu rằng sự tinh vi đó chính là nhóm lợi ích của các nhà tài phiệt mới và nhà cầm quyền.
Và dĩ nhiên các nhà tài phiệt này hoạt động theo một nguyên tắc phổ quát của chủ nghĩa tư bản, đó là lợi nhuận. Khi tìm kiếm lợi nhuận, người ta sẽ lấn lướt càng nhiều càng tốt những người dân địa phương thấp cổ bé miệng, và cầu đường hư hỏng vì chuyên chở quặng mỏ sẽ tốt hơn đối với họ là gánh nặng cho ngân sách công ích chứ không phải chi phí mà các công ty của họ phải bỏ ra.
Trong cuộc hội thảo nói trên, một ví dụ được đưa ra về chi phí xã hội mà các hoạt động khai thác khoáng sản tạo nên, đó là chuyện  một doanh nghiệp nộp ngân sách 5 tỉ đồng, nhưng đoạn đường mà doanh nghiệp này làm hỏng trị giá đến 30 tỉ đồng. Và theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược thuộc Bộ Công An, thì người xuất khẩu cuối cùng ăn hết mọi lợi nhuận, và dân địa phương vẫn nghèo như xưa, nếu không nói là tệ hơn xưa do cuộc sống và truyền thống bị xáo trộn. Nổi bật lên ở đây là hình ảnh mờ nhạt của các cộng đồng dân cư trong các dự án kinh tế nói chung, khai thác khóang sản nói riêng.
Kỹ sư Phạm Phan Long, người tham gia nhiều vài việc đánh giá tác động môi trường của các dự án tại Hoa Kỳ và cũng có tham gia vào dự án phát triển tiểu vùng Mekong của ngân hành phát triển Á châu nói với chúng tôi về sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các dự án kinh tế xã hội như sau:
“Việc giới thiệu dự án với cộng đồng dân cư, những người chịu ảnh hưởng của dự án, là rất quan trọng. Qua đó những người chủ trương dự án tìm hiểu xem người dân sống thế nào, lịch sử của họ ra sao, và họ nghĩ gì về dự án của mình. Từ đó người người làm dự án đưa những hiểu biết này vào trong dự án, tìm cách đối phó và đáp ứng nhu cầu của người dân.”
Thiếu tướng Lê Văn Cương, cho rằng vấn đề nằm ở chổ là “Không có ai chịu trách nhiệm trước nhân dân Việt nam.” Và việc thất thoát khoáng sản gắn với cái gốc là trách nhiệm cá nhân từ hệ thống không rõ ràng.
Nhân vật nào phải chịu trách nhiệm đó liệu sẽ chịu trách nhiệm không khi chẳng có người dân nào được hỏi ý kiến? Chẳng có ai hỏi họ về trách nhiệm ấy!
Ông Lê Văn Cương nói tiếp rằng những Bộ có liên quan đến khai thác khoáng sản là Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường phải chịu trách nhiệm, và Chính phủ phải xuất hiện để điều hành. Thực ra trách nhiệm này được qui định rõ ràng bằng điều số 80 của Luật khoáng sản. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản.
Vấn đề là sự quản lý này có được kiểm soát không? Để chính phủ khỏi lơ là! Để chính phủ không bị cuốn vào luồng xoáy tạo nên bởi các nhóm lợi ích!
Ai khác hơn để làm việc này ngoài Quốc hội! Cơ quan về nguyên tắc có quyền lực cao nhất đất nước!
Nhưng Quốc hội cũng có sự hiện diện đầy đủ tất cả các thành viên chính phủ!
Và trên tất cả, Quốc hội và Chính phủ, là Đảng cộng sản, với Cương lĩnh đã được ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người từng là Chủ tịch Quốc hội, khẳng định rằng quan trọng hơn cả Hiến Pháp.
Thiếu tướng Cương nói trong buổi Hội thảo: “phải sửa Hiến pháp”. Nhưng sửa như thế nào? Theo Thiếu tướng là phải qui định trách nhiệm nhiều hơn chăng? Rồi trách nhiệm ấy được kiểm soát ra sao?
Có mặt trong buổi hội thảo, TS Lê Dăng Doanh, nguyên cố vấn chính phủ,  phát biểu: cần công khai minh bạch và chia sẻ lợi ích hợp lý. Trong lĩnh vực này người dân không có điều kiện tiếp cận thông tin nên “cần các tổ chức xã hội vào cuộc hỗ trợ.”
Nhưng các tổ chức xã hội lại là vấn đề rất lớn của nền dân chủ tập trung do đảng cộng sản lãnh đạo hiện nay! Người ta e rằng nó sẽ thách thức quyền lực của đảng cầm quyền.
Tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được. Để nó lại cho thế hệ tương lai cùng một cuộc sống ngăn nắp, hẳn là quan trọng hơn quyền lực nhất thời của ai đó.

"Có thạc sĩ loại gì thì cũng thất nghiệp cả thôi"!

ĐẤT VIỆT - 09/10/2013- Vẫn mộng tưởng về một tương lai tươi sáng với những cánh cửa rộng mở để tìm kiếm một công việc ổn định sau khi có tấm bằng thạc sĩ, thế nhưng nhiều bạn trẻ đã vỡ mộng ngay khi cầm hồ sơ đi gõ cửa các cơ quan. 

Về quê làm ruộng 
 
Gần nửa năm sau khi tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi ngành Kiểm toán - Kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Phạm Trang (27 tuổi, quê Hà Tĩnh) cố bám trụ Hà Nội xin việc nhưng bất thành. Trở về quê, gửi hồ sơ hàng loạt các sở ban ngành trong những đợt tuyển dụng, Trang không hiểu sao hồ sơ vẫn bị loại.
 
“Tôi gửi đến gần chục hồ sơ rồi. Có nơi cũng hẹn phỏng vấn, thi tuyển, nhưng đều thất bại”, Trang ngán ngẩm.
 
Cô kể lại câu chuyện của mình: "Học xong đại học, tôi ôn luyện và thi đỗ cao học. Ngày đỗ cao học cả gia đình tôi vui lắm. Ai cũng biết học lên tốn tiền bạc nhưng nhìn cả nhà vất vả vì thiếu học, mọi người đều quyết tâm tạo điều kiện cho tôi". 
 
Toàn bộ học phí, Trang được ba mẹ dành dụm gửi cho. Hơn 2 năm học tập, Trang không làm gia đình thất vọng khi tốt nghiệp với tấm bằng đỏ.
 
cc
Tấm bằng thạc sĩ loại giỏi của Trang. (Tên nhân vật đã được thay đổi)
 
Thế nhưng hành trình xin việc càng thêm khắc nghiệt ngay khi cầm trên tay tấm bằng cao học loại giỏi. Gần nửa năm trời, cô thạc sĩ trẻ cũng mang hồ sơ đi gõ cửa hết chỗ này đến chỗ khác.

Về quê nộp bao nhiêu hồ sơ, cũng thi tuyển nhưng không có kết quả gì. 
 
Ban đầu cứ nghĩ hồ sơ của mình đẹp với bằng cấp không kém ai, thì không khó khăn gì. Thế nhưng, vì gia đình không có quan hệ, nhà nghèo nên mọi hồ sơ nộp đi đều không có hồi âm. "Cứ nghĩ về quê với tấm bằng đó thì dễ ổn định hơn, nhưng em đã nhầm", cô bùi ngùi.   
 
Cô chia sẻ: "Tôi cũng nộp hồ sơ, thi tuyển, phỏng vấn vào Quỹ đầu tư phát triển của tỉnh Hà Tĩnh thuộc Sở tài chính nhưng vẫn không qua. Tôi không rõ tại sao mình không đạt, có 6 người phỏng vấn, thấy câu trả lời thì cũng ngang ngang nhau, đầu vào thi lý thuyết thì tôi đạt điểm cao nhất, tôi đã chắc mình sẽ đạt nhưng kết quả lại hoàn toàn trái ngược". 
 
Trong thời gian tới, dù chán chường nhưng cô vẫn tiếp tục nộp thêm hồ sơ: "Tôi đang nghe thông tin Ngân hàng nhà nước tuyển dụng thì tôi cũng lại tiếp tục nộp hồ sơ để thi tiếp. Lúc đầu cứ nghĩ có bằng sẽ dễ xin hơn, vì ở Hà Tĩnh có chương trình thu hút nhân tài, đặc biệt là bằng Thạc sĩ loại giỏi như tôi, nên tôi cũng nộp lên Sở nội vụ một bộ hồ sơ, nhưng mà nộp từ tháng 8 năm trước đến giờ chưa có hồi âm". 
 
Trang cho biết thêm: "Hầu hết bạn tôi học cùng khóa tốt nghiệp, thì cũng xin làm việc thời vụ tại Hà Nội, để đợi xin việc. Cùng chỉ tiêu tuyển dụng nhưng mỗi nơi mỗi khác. Ở đâu, họ cũng khen hồ sơ đẹp, nhưng chẳng thấy kết quả, vì giờ con ông cháu cha cũng nhiều lắm".
 
Cô cũng chia sẻ thêm: "Giờ về nhà bố mẹ nhìn thấy con mà cũng sốt ruột, mang tiếng học thạc sĩ mà giờ vẫn ở nhà chăm lợn, chăm đàn gà cho bố mẹ". 
 
Ở nhà chăm con, đi dạy thời vụ 
 
Bảo vệ luận văn thạc sĩ ngành Lịch Sử Việt Nam - Đại học sư phạm Thái Nguyên với tấm bằng đỏ năm 2010, hai năm nay Phan Hằng vẫn đang lận đận xin việc.
 
Khi cầm hồ sơ ra trường, Hằng hồ hởi với mơ ước sẽ được đứng trên bục giảng chứ không muốn làm trái nghề. Sau nhiều đêm thức trắng lên mạng tìm kiếm thông tin trường có nhu cầu tuyển giáo viên, nơi nào có chính sách thu hút cho thạc sĩ, Hằng lại tức tốc lên đường nộp hồ sơ, 2 năm kéo dài với những bộ hồ sơ nộp nhiều nơi nhưng chưa có kết quả. 
 
Hằng bộc bạch: "Nếu biết trước học rồi mà khó xin việc đến thế, chắc tôi không đăng ký học lên thạc sĩ. Tốn tiền lại khó xin việc". 
 
Rất nhiều sinh viên học xong thạc sĩ chưa xin được việc
Rất nhiều sinh viên học xong thạc sĩ chưa xin được việc (Ảnh minh họa)
 
Theo lời Hằng thì nhiều nơi từ chối hồ sơ mà cũng không rõ lí do: "Tôi cũng đã đi nộp hồ sơ và thi tuyển không dưới chục trường ở Hà Nội rồi, cũng thi tuyển đó, bài làm thi thấy tự tin nhưng kết quả thì không như mình mong đợi".
 
Hằng nhắc lại câu chuyện khiến mình nhớ nhất đó là khi đi nộp hồ sơ tại trường Đại học Tài nguyên Môi trường, số lượng người đăng kỳ thì đông, chưa đăng ký đã nghe được tin là có cơ cấu cả rồi, thi cho có lệ thôi.
 
Gia đình thì ở xa, bố mẹ cũng đã già, đi học Cao học là cả một sự cố gắng không ngừng nghỉ. Trong suốt thời gian đi học, Hằng đi gia sư bên ngoài để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống với đồng lương kiếm được lúc đó được 1 triệu đồng. 
 
Cứ nghĩ học xong Đại học mọi chuyện sẽ tốt hơn, thế nhưng điều may chưa thấy chỉ biết không xin được việc. Hằng cho biết: "Hai năm tìm việc không được, con gái có tuổi, nên tôi phải xoay hướng sang ổn định chuyện gia thất, lấy chồng, sinh con, ở nhà tề gia nội trợ, cho đến bây giờ, con gái cũng đã gần 2 tuổi mà việc vẫn chưa xin được".
 
Bên cạnh đó, tôi cũng đi dạy thêm buổi tối từ 7h - 9h tối, nhưng chỉ là khi nào trường có lớp học thì gọi đi dạy, nhiều lúc thấy chán nản, mà dậy thì cũng không phải chuyên ngành của mình, tôi được chuyển hướng sang dạy các môn chính trị như Triết học, Kinh tế chính trị..."  
 
Hằng chia sẻ: "Giờ ở nhà nhiều lúc thấy mình vô dụng, bao nhiêu kiến thức hao mòn hết, quanh quẩn lau dọn nhà cửa, nghĩ lại công bố mẹ cho con ăn học chừng ấy năm, giờ chỉ ở nhà để chăm con, tấm bằng thì vẫn để đó, bạn bè hỏi cũng không dám nói mình làm gì".
 
Theo lời Hằng kể thì hiện tại bạn bè có người chuyển hướng sang kinh doanh, người thì ở nhà lấy chồng, một số ít thì đi làm giáo viên cấp 3, cấp 2. 
 
Hằng trầm ngâm: "Thực tế bây giờ xã hội nó vậy, năng lực có nhưng xin không đúng chỗ, thì có thạc sĩ loại gì thì cũng thất nghiệp cả thôi". 
 
Việt Nam: 1 năm gần 90.000 thạc sỹ ra trường
 
Theo thống kê chính thức từ Bộ GDĐT, năm học 2011-2012, các cơ sở giáo dục đại học đào tạo được 89.923 học viên cao học, đồng nghĩa với việc số lượng đào tạo trình độ thạc sĩ đang gia tăng mạnh trong những năm trở lại đây. 
 
Có năm số tuyển mới còn gấp đôi số được cấp bằng. Trong năm 2009-2010, số thạc sĩ được cấp bằng trong các trường ĐH, học viện cả nước là 10.740 người, nhưng số tuyển mới là hơn 23.000 và quy mô đào tạo của trình độ này lên đến hơn 54.000 người.
 
Như vậy, chỉ trong một năm, khoảng gần 90.000 thạc sĩ ra trường. Cộng với những thạc sĩ và tiến sĩ của những năm trước và với đà phấn đấu về bằng cấp hiện nay, tấm bằng thạc sĩ dần trở nên đại trà.
 
Thùy Minh 

VIDEO - Công An Đàn Áp Đồng Bào Trịnh Nguyễn 10/10/2013

Tài nguyên ở Việt Nam, cái gì cũng bán!

VIỆT NAM (NV) Theo phúc trình của Viện Giám Sát Nguồn Thu, viết tắt là RMI, một tổ chức quốc tế đặt trụ sở tại Hoa Kỳ, Việt Nam đứng gần cuối bảng nhóm các quốc gia “quản trị tài nguyên khoáng sản yếu kém.”
Phúc trình này được công bố tại cuộc hội thảo diễn ra ở Hà Nội hôm 8 tháng 10, bao gồm đại diện của tổ chức RMI và Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, Bộ Công Thương, Phòng Thương Mại-Công Nghiệp Việt Nam, Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ của Quốc Hội CSVN,...



Than đá, một trong những nguồn khoáng sản quan trọng ở Quảng Ninh bị khai thác gần như kiệt quệ. (Hình: Vinacorp.vn)

Phúc trình này còn nói rằng, việc quản lý hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam quá kém cỏi dẫn đến nhiều nguy cơ: hiệu quả kinh tế thấp; tỉ lệ thất thoát tài nguyên cao; tác động xấu trầm trọng đến môi trường, xã hội...

Cũng tại cuộc hội thảo này, phó viện trưởng Viện Tư Vấn và Phát Triển Việt Nam, ông Phạm Quang Tú, xác nhận rằng Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về khoáng sản.

Theo ông, Việt Nam có hơn 5,000 quặng mỏ với trên 60 loại khoáng sản. Riêng ngành kỹ nghệ khai thác khoáng sản cũng đã mang lại mỗi năm nguồn lợi tức chiếm đến 11% tổng thu nhập quốc gia, trên 25% ngân quỹ nhà nước, qui tụ trên 431,000 công nhân.

Báo Tiền Phong dẫn lời ông bộ trưởng Bộ Dầu Mỏ và nguồn khoáng sản Ðông Timor khuyến cáo Việt Nam nên “khẩn cấp học hỏi kinh nghiệm của thế giới để quản trị hữu hiệu tài nguyên khoáng sản.”

Một phúc trình khác của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường trước đó cho biết, đã cấp 79 giấy phép thăm dò, 503 giấy phép khai thác khoáng sản, tính đến tháng 5, 2013. Ðó là chưa kể ít nhất 4,200 giấy phép của chính quyền các địa phương cấp cho các công ty khai thác khoáng sản lớn, nhỏ khắp ở Việt Nam.

Tại một cuộc hội thảo khác về việc quản trị tài nguyên, ông Lại Hồng Thanh, cục trưởng Cục Kiểm Soát hoạt động khoáng sản của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam thú nhận rằng, chỉ có 40% đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này nộp phúc trình định kỳ hàng năm. Ông này nhìn nhận rằng “không thể tin nổi các con số báo cáo của 40% đơn vị” nói trên, và coi như “mù tịt” về hoạt động của khoảng 60% đơn vị khai thác khoáng sản còn lại. Ông Lại Hồng Thanh xác nhận “không nắm được thực trạng tài nguyên khoáng sản của Việt Nam hiện nay.”

Trong khi đó, theo ông Mai Xuân Hùng, phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, cuộc khảo sát tại các vùng khai thác khoáng sản dẫn đến nhận định rằng, “ở đâu có khai thác khoáng sản thì nơi đó chỉ thấy môi trường bị tàn phá, cơ sở hạ tầng yếu kém dần và người dân càng thêm đói nghèo.”

Cũng theo ông Hùng, trừ hoạt động khai thác than đá và dầu khí mang lại chút ít lợi tức quốc gia, còn lại chỉ là sự tàn phá nặng nề trong mọi hoạt động được gọi là “khai thác khoáng sản.”

Báo Tiền Phong còn dẫn lời ông Phạm Gia Túc, phó chủ tịch phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam cho biết, một công ty nọ chỉ nộp được 5 tỉ đồng, tương đương 250,000 đô lợi tức khai thác mỏ cho tỉnh Tuyên Quang. Trong khi đó, chính quyền tỉnh này đã phải chi 30 tỉ đồng, tương đương 1.5 triệu đôla, để sửa chữa con đường bị hư hại nặng nề vì xe vận tải khai thác mỏ qua lại mỗi ngày.

Cuối cùng, theo hầu hết các chuyên viên ngành khoáng sản, Việt Nam đã buông lỏng việc kiểm soát hoạt động khai thác khoáng sản suốt 40 năm qua. (PL)

Bắc Kinh cổ võ hòa bình, nhưng quyết không nhả Hoàng Sa !

BANDAR SERI BEGAWAN, Brunei (NV) .Wednesday, October 09, 2013 Thủ tướng Trung Quốc mời các nước bắt tay nhau cho một vùng Biển Đông “hòa bình, huynh đệ và hợp tác” khi người ta cảnh giác về chủ trương bá quyền nước lớn của Bắc Kinh.

Thủ tướng Trung Quốc phát biểu tại Hội nghị ASEAN-Trung Quốc kỳ thứ 16 tại thủ đô Brunei ngày 9/10/2013. (Hình: PHILIPPE LOPEZ/AFP/Getty Images)

“Một khu vực Biển Đông bình yên là một ân huệ chung cho mọi người”. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói tại cuộc họp thượng đỉnh giữa Trung Quốc với các nước ASEAN ở thủ đô Brunei hôm Thứ Tư 9/10/2013. “Chúng ta cần hợp tác với nhau để làm cho Biển Đông là một biển của hòa bình, huynh đệ và hợp tác”.

Trước khi đến thủ đô Brunei, ông lý Khắc Cường họp báo ở Bắc Kinh nói rằng nước ông sẽ đề nghị với lãnh đạo 10 nước ASEAN “ký một hiệp định về láng diềng hữu hảo, huynh đệ và hợp tác để củng cố nền tảng chính trị cho lòng tin cậy chiến lược giữa chúng ta”.

Mấy tháng gần đây, từ chủ tịch, thủ tướng đến ngoại trưởng Trung Quốc đi vòng vòng các nước ASEAN mở chiến dịch vận động ngoại giao để kéo khối này đi vào qũy đạo Bắc Kinh, thay vì đu dây hay nghiêng về phía Mỹ.

Chủ tịch Tập Cận Bình vừa dự cuộc họp thượng đỉnh APEC ở khu nghỉ mát trên đảo Bali, Indonesia, về nước. Trước khi đi Brunei, Lý Khắc Cường một mặt kêu gọi hòa bình nhưng mặt kia vẫn chứng tỏ cứng rắn đối với những đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông.

“Cốt lõi của vấn đề Biển Đông là các tranh chấp về chủ quyền một số đảo và bãi đá ngầm của quần đảo Nam Sa ( tức Hoàng Sa của Việt Nam) và sự quy định phạm vi của các tranh chấp đối với một số vùng nước trên Biển Đông.” Ông Lý Khắc Cường nói “Chính quyền Trung Quốc cam kết đường lối phát triển hòa bình nhưng không mảy may thay đổi ý chí giữ vững chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ.”

Một mặt đưa ra củ cà rốt “hiệp định láng diềng hữu hảo” nhưng mặt kia Bắc Kinh vẩn một giọng cầm súng đe dọa những ai không chấp nhận sự áp đặt của mình.

Trung Quốc tranh chấp quần đảo Trường Sa với một số nước ASEAN nhưng riêng quần đảo Hoàng Sa thì chỉ có giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thái độ đó giải thích tại sao Bắc Kinh từ chối thảo luận với Hà Nội về quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển chung quanh khi họ đã nuốt trọn.

Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố dến 80% Biển Đông nằm trong phạm vi 9 vạch mà họ vẽ trên bản đồ hình “Lưỡi Bò” là của Trung quốc, bất chấp Công ước quốc tế về luật biển. Nhiều khu vực của cái Lưỡi Bò” này lấn sâu vào các khu vực đặc quyền kinh tế của các nước khác, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. (TN)

Việt Nam báo động thâm thủng ngân sách 5 tỉ đô la!

*40 tỉnh thành " thu thuế không đạt yêu cầu" 
VIỆT NAM (NV).Thursday, October 10, 2013 Tại một cuộc họp báo diễn ra chiều ngày 10 tháng 10, các cán bộ lãnh đạo Bộ Tài chính CSVN thú nhận, có đến 40 trên 63 tỉnh thành Việt Nam "thu ngân sách không đạt yêu cầu." Như vậy, tính đến đầu tháng 10, 2013, con số các địa phương "thu không đủ bù chi" chiếm 63% số tỉnh thành; với số thu chiếm 66% tổng ngân sách, thấp hơn mức dự liệu 12%.

 
Thuế thu không đủ bù chi, Việt Nam thâm thủng trầm trọng. (Hình: báo Thanh Niên)

Báo Thanh Niên trích phúc trình của Bộ Tài chính công bố tại cuộc họp báo nói trên cho biết, các nguồn thu thuế từ khu vực sản xuất- kinh doanh của nhà nước chỉ đạt 60.6% mức dự liệu. Nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài cũng chỉ xấp xỉ 70% mức dự liệu. Khu vực sản xuất - thương mại tư nhân cũng chỉ nộp được 64.1% so với yêu cầu.

Phúc trình này còn nói rằng hầu hết các khoản thuế chủ yếu đều đạt rất thấp, từ 57.9% đến 67.2% là cao nhất, từ thuế trị giá gia tăng, thuế lợi tức của công ty và của cá nhân. Bốn mươi tỉnh thành "thu không đủ bù chi" có tên trong danh sách, bao gồm hầu hết các địa phương lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… Các tỉnh này trước đây được coi là "những điểm sáng thu ngân sách nhà nước," nhưng nay thì "thu không đủ bù chi." Còn 23 tỉnh thành thu đạt yêu cầu của kế hoạch lại chỉ toàn các tỉnh thành có số thu không đáng kể.

Cũng theo báo Thanh Niên, trong khi thu quá ít thì các khoản chi của bộ máy công quyền Việt Nam lại vượt cao. Đặc biệt là khoản chi "quản lý hành chính" tăng vọt, nhiều hơn 10.3% so với cùng giai đoạn của năm rồi.

Báo Thanh Niên cho hay, trước đó Bộ Tài chính đã công bố khoản ngân sách nhà nước bị thâm thủng trong năm nay xấp xỉ 59,000 tỉ đồng, tương đương 2.9 tỉ đôla. Còn theo ông Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, số thâm hụt thực tế có thể lên tới 100,000 tỉ, tương đương 5 tỉ đôla.

Báo Thanh Niên còn cho biết, để đối phó với tình hình thâm thủng ngân sách nhà nước trầm trọng nêu trên, có thể nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải phát hành trái phiếu để kiếm tiền. (PL) 

Bệnh viện Mắt Hà Nội thừa nhận tái sử dụng kim tiêm


"Chúng tôi đã tiến hành hấp và tái sử dụng kim", bà Hương - phó GĐ bệnh viện Mắt Hà Nội, nói.
Sáng 7/10, sở Y tế Hà Nội đã tổ chức cuộc họp báo về vụ đơn tố cáo "tráo thủy tinh thể" chấn động dư luận trong thời gian qua. Bà Nguyễn Thu Hương, phó Giám đốc bệnh viện Mắt, Hà Nội đại diện bệnh viện trả lời những thắc mắc của PV Người Đưa Tin cũng như các cơ quan báo chí. Tại cuộc họp, rất nhiều vấn đề được vị phó giám đốc bệnh viện làm sáng tỏ, nhưng cũng không ít những câu trả lời của bệnh viện Mắt Hà Nội khiến báo chí cảm thấy thất vọng.
Buổi họp báo còn có sự góp mặt của ông Nguyễn Khắc Hiền, (Giám đốc sở Y tế Hà Nội); ông Phan Đăng Long, (phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội)…
Bệnh viện Mắt Hà Nội thừa nhận tái sử dụng kim tiêmSản phẩm dịch nhầy Duovis của Mỹ và Ấn Độ được cho là bị đánh tráo khi phẫu thuật mắt.
Lỗi thuộc về bộ phận tài chính (?)
Nhiều ngày qua, dư luận cả nước phẫn nộ khi bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy (khoa Đáy mắt) "tố" về "việc tráo thủy tinh thể" ở bệnh viện Mắt Hà Nội. Bà có thể cho PV biết quy trình phẫu thuật cho một bệnh nhân muốn thay thủy tinh thể?
Sau khi hoàn thành ca phẫu thuật, các bác sĩ sẽ dán mác loại thủy tinh thể đã thay cho bệnh nhân lên hồ sơ. Theo tôi, để xảy ra vụ lùm xùm như hiện nay là do bộ phận hành chính sơ suất. Bởi khi bệnh nhân xuống đóng tiền mua thủy tinh thể, bộ phận này đã dùng con dấu của hãng thủy tinh thể IQ để đóng lên tất cả hồ sơ, dù bệnh nhân dùng loại thủy tinh thể hãng Focus, Hoya. Có ba loại thủy tinh thể ở bệnh viện mắt: Loại IQ có giá 3.243.000 đồng, loại Hoya giá 3.240.000 đồng, loại Focus có giá 3.220.000 đồng. Ngay sau khi phát hiện, bệnh viện đã thu hồi lại con dấu đó. Bên cạnh đó, đối với các bác sĩ phẫu thuật, chúng tôi cũng chấn chỉnh, khi tư vấn cho các bệnh nhân chọn thủy tinh thể cũng cần phải yêu cầu bệnh nhân ký xác nhận rồi mới tiến hành phẫu thuật.
Theo đơn tố cáo, bệnh nhân bỏ tiền ra đặt mua dịch nhầy Douvis của Mỹ nhưng bị các bác sĩ tráo sang dịch nhầy Ấn Độ rẻ tiền. Một ống dịch nhầy Ấn Độ lại được dùng chung cho 4-5 bệnh nhân. Đây có phải hành vi lừa dối trắng trợn?
Dịch nhầy chỉ là vật tư tiêu hao trong phẫu thuật. Chúng tôi có ba loại của Mỹ, Đức và Ấn Độ. Ba loại này giá thành có khác nhau một chút, chất lượng khác nhau nhưng không hề ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật… Có bệnh nhân khi phẫu thuật chỉ sử dụng ½ ống, tuy nhiên có người phải dùng đến 2-3 ống. Trong gói 6,5 triệu đồng, bệnh nhân chỉ được 1 ống dịch nhầy. Chính vì thế, ca này dùng ít sẽ bù trừ cho ca dùng nhiều. Bệnh viện không hề có tiền chênh lệch từ khoản này.
Chất lượng dịch nhầy không làm thay đổi đến kết quả phẫu thuật, sao các bác sĩ lại không khuyên bệnh nhân sử dụng hãng của Ấn Độ cho rẻ?
Nếu bác sĩ phẫu thuật tốt có khi không cần phải sử dụng đến dịch nhầy. Tuy nhiên, có những bác sĩ phẫu thuật chưa quen sẽ yêu cầu bệnh nhân dùng loại dịch nhầy của Mỹ để có độ quánh và chất lượng cao hơn loại dịch nhầy khác.
Bệnh viện Mắt Hà Nội thừa nhận tái sử dụng kim tiêm
Bà Nguyễn Thu Hương (Phó Giám đốc bệnh viện Mắt Hà Nội).
Tái sử dụng kim tiêm!
Việc dùng cho 4-5 người sử dụng chung nhau một chiếc kim liệu có dẫn đến lây lan bệnh HIV và viêm gan B không, thưa bà?
Tất cả các ca phẫu thuật, chúng tôi đều thực hiện trong môi trường vô khuẩn. Bên cạnh đó, không hề có chuyện mấy người dùng chung một chiếc kim để lấy dịch nhầy.
Chúng tôi được biết, mỗi ống dịch nhầy chỉ đi kèm với một chiếc kim. Bà khẳng định không có chuyện mấy người dùng chung kim thì số kim còn lại lấy ở đâu?
Chúng tôi đã tiến hành hấp và tái sử dụng kim. (Rõ ràng có sự mâu thuẫn trong câu trả lời của bà Hương. Trước đó bà này trả lời không có chuyện dùng chung kim cho các bệnh nhân-PV).
Trên tay chúng tôi là phiếu phẫu thuật miễn phí của bệnh viện Mắt Hà Nội cho các đối tượng người mù có chữ ký của bà Vũ Thị Thanh, (Giám đốc bệnh viện). Tuy nhiên, với một ống dịch nhầy của Ấn Độ sử dụng cho 7 người. Vậy, phải chăng khi phẫu thuật miễn phí cho những người mù, các bác sĩ làm cho có mà không cần quan tâm đến chất lượng?
Thú thực tôi không biết phiếu phẫu thuật ấy từ đâu ra (!?)
Xin cảm ơn bà!
 
Bệnh viện phải kê khai cụ thể gói 6,5 triệu đồng
Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Nguyễn Việt Cường, (chánh thanh tra sở Y tế Hà Nội) cho rằng: "Trong gói thay thủy tinh thể trị giá 6,5 triệu đồng, bệnh viện Mắt Hà Nội phải kê khai cụ thể các thành phần, trong đó có giá bao nhiêu để cho các cơ quan báo chí và người dân được biết. Bên cạnh đó, khi sử dụng loại thủy tinh thể hãng nào, các bác sĩ cần phải ghi rõ vào bệnh án. Nếu có sự thay đổi, người phẫu thuật bắt buộc phải thông báo cho bệnh nhân được rõ. Qua quá trình thanh tra, chúng tôi thấy, sự việc này bắt nguồn từ sơ suất bộ phận tài chính của bệnh viện". 
  
Theo Nguoiduatin

Bão Nari gần biển Đông, Quảng Bình sẽ mưa



Bão Nari, cơn bão thứ 11 trong năm nay đang hoạt động trên vùng biển phía đông Philippines.

Dự báo đường đi của báo Zani. Ảnh: nchmf.
Dự báo đường đi của báo Zani. Ảnh: nchmf.
Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương (NCHMF) cho biết, chiều nay, tâm bão Nari cách đảo Ludông (Philippines) khoảng 590 km về phía đông, với sức gió tối đa 117 km một giờ (cấp 11). Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, với vận tốc mỗi giờ khoảng 15 km.
Chiều mai, tâm bão cách đảo Ludông khoảng 210 km về phía đông, sức gió tối đa 149 km một giờ (cấp 13). Vùng biển phía đông Biển Đông có gió mạnh lên cấp 10.
NCHMF hôm nay vừa phát đi bản tin đặc biệt vào ba ngày cuối tuần liên quan đến Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong đó, Trung tâm đưa ra dự báo riêng cho ba địa phương là Hà Nội, Quảng Bình và TP HCM ngày 11 -13/10. Cụ thể, Hà Nội không mưa, nhiệt độ 23-32 độ C; Quảng Bình có lúc có mưa rào trong ngày 11 và 12; TP HCM chiều tối và tối có lúc có mưa rào, nhiệt độ 24-32 độ C.
Hương Thu

3 người lần lượt chết dưới hầm nước thải



Hai công nhân lần lượt bất tỉnh khi đang vệ sinh hầm nước thải của nhà máy chế biến hải sản, một người khác xuống cứu cũng ngất lịm. Cả ba được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Khoảng 9h ngày 10/10, anh Nguyễn Văn Chiến (27 tuổi) và Nguyễn Thành Toàn (31 tuổi, cùng ngụ xã Tân Hải, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) mở hầm xử lý nước thải của doanh nghiệp tư nhân chế biến hải sản Trọng Đức (ấp Láng Cát, xã Tân Hải) rồi trèo xuống để vớt vảy cá. Đang làm việc hai công nhân bất ngờ ngất lịm, té xuống nước.
ngat-khi-5524-1381396433.jpg
Khám nghiệm hiện trường 3 công nhân tử vong. Ảnh: Xuân Mai
Lúc này, đồng nghiệp Bùi Văn Hưng (31 tuổi) đứng phía trên chứng kiến sự việc liền vội vàng lao xuống cứu giúp. Tuy nhiên, đến lượt anh này choáng váng, ngã nhào.
Phát hiện sự việc, các công nhân khác hô hoán dùng các vật dụng xua tan bớt không khí dưới hầm nước thải, sau đó mới dám vào trong đưa các nạn nhân ra ngoài đi cấp cứu tại Bệnh viện Bà Rịa. Tuy nhiên, được cho là do nằm bên dưới hầm quá lâu, anh Toàn và Chiến đã tử vong ngay sau đó, anh Hưng dù được cấp cứu khẩn cấp cũng không qua khỏi.
Vụ việc đang được Công an huyện Tân Thành phối hợp với Công an tỉnh điều tra làm rõ nguyên nhân.
Trước đó, đêm 27/9, nhiều thanh niên được thuê xuống khoang một tàu cá tại cảng cá Gành Hào (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) để bốc hàng lên bờ. Một lúc sau 5 người bị cho là ngạt thở trong khoang sâu gần 9 m. Chủ tàu sau đó thuê người trèo thang xuống cứu hộ nhưng anh Tăng Thanh (36 tuổi) và Sơn Vũ Bảo (25 tuổi) đã tắt thở. 3 công nhân Nguyễn Văn Ngọc, Phan Văn Tâm và Phạm Văn Tâm được đưa đi cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến 5 nạn nhân bị ngạt "có thể do hít phải hỗn hợp khí độc". Nhưng cụ thể gồm những loại khí nào thì phải chờ kết quả giám định mẫu vật của Bộ Công an.
Xuân Mai

Cà Mau phát hiện thêm mẫu bún dương tính với chất tinopal

Ngày 10.10, Sở Y tế Cà Mau có báo cáo kết quả kiểm nghiệm 30 mẫu bún, bánh ướt, bánh phở, bột nguyên liệu lấy mẫu trên địa bàn. Có 14/30 mẫu dương tính với chất tinopal (bún, bánh hỏi có 8 mẫu, bột nguyên liệu 6 mẫu).
Đa phần các cơ sở sản xuất bún, bánh phở, bánh hỏi ở TP.Cà Mau mua bột nguyên liệu nhiễm tinopal từ các ghe chở hàng có nguồn gốc chủ yếu từ tỉnh Đồng Tháp. Trước đó, tỉnh Cà Mau đã phát hiện 14/16 mẫu bún, bánh phở, hủ tiếu nhiễm tinopal.
* Chiều 10.10, Sở Công thương TP.HCM phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP tổ chức tập huấn, hướng dẫn đảm bảo ATVSTP trong sản xuất, kinh doanh bún tươi, bánh tươi cho các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP. Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi cục ATVSTP, khuyến cáo các cơ sở không được dùng những hóa chất phụ gia nằm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế dùng sản xuất bún, bánh tươi, đặc biệt là tinopal để làm sáng, trắng bún, bánh. Qua thử nghiệm trên động vật, tinopal gây chết thai nhi, tác hại lên thận, và thế giới cũng đang nghiên cứu, xem xét về việc nghi ngờ tinopal gây ra bệnh ung thư. Trong thời gian tới, các hộ sản xuất, kinh doanh nếu sử dụng hóa chất cấm sẽ bị phạt rất nặng.
Gia Bách - Thanh Tùng

VIDEO - Công an bắt dân đánh nhau & trói như trói heo gà

Kinh hoàng bún cá bẩn từ A đến Z



Cá ươn, cá thối về đâu?
(Kienthuc.net.vn) - Bún cá là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ít người biết chính những miếng cá béo ngậy, sợi bún trắng phau là căn nguyên của nhiều bệnh...
Theo phản ánh của một số độc giả về việc, ở một số chợ đầu mối Hà Nội, khoảng 8 giờ sáng khi vắng khách là những chủ hàng cá ngồi lọc cá ươn xếp thành từng chậu, từng thùng, vậy những lô hàng đó sẽ đi đâu?
Dựa theo thông tin độc giả cung cấp, phóng viên báo điện tử Kiến Thức đã tiến hành một cuộc điều tra và nhận thấy, những điều độc giả phản ánh là hoàn toàn đúng sự thật.
Theo quan sát của phóng viên, hàng ngày vào khoảng 4 giờ 30 phút đến 5 giờ sáng là các chủ hàng cá bắt đầu tập kết tại các chợ đầu mối, những loại cá tươi, ngon họ bán buôn cho các tiểu thương để họ vào nội thành bán lẻ. Còn cá loại B loại C (loại cá sắp chết hoặc đã chết - p/v) những chủ buôn này ngồi tại chợ đầu mối bán lẻ. Đối tượng mua những loại cá này chủ yếu là công nhân lao động ở các công trường, sinh viên và người lao động nghèo.
 Cá ươn, cá thối để trong chậu nước đen ngòm đang được chủ cửa hàng chuẩn bị lọc để đem đi tiêu thụ. Ảnh: Lê Phương
Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là những loại cá đã ươn, thậm chí những hôm trời nắng có khi đã bốc mùi, các chủ hàng cá tập trung lại ngồi lọc riêng phần thịt và xương.
Trong vai một người mua hàng với số lượng lớn để phục vụ cho quán cơm bình dân, phóng viên được biết, những loại cá ươn đã được lọc riêng thịt, chủ yếu là cung cấp cho những cửa hàng bún cá, cửa hàng cơm bình dân để làm món: cá chiên xù.
Một người bán hàng tên Nghĩa ở chợ đầu mối Dịch Vọng cho biết: “Chúng tôi không giao hàng trực tiếp, có một người đến gom hàng rồi đi giao lại cho các cửa hàng bún cá. Thực ra loại này nếu để cả con cho cũng không ai lấy, nên chúng tôi phải cất công ngồi lọc, mong gỡ gạc lại ít vốn”.
Đống cá rô phi ươn đang được anh Nghĩa lọc vội để giao kịp giờ. Ảnh: Lê Phương 
Theo thông tin từ những người bán cá ở chợ, nếu những loại cá này còn tươi thì giá khoảng 15.000 đến 18.000 đồng/kg, nhưng khi đã ươn, dù mất rất nhiều thời gian ngồi lọc nhưng chỉ bán được với giá từ 6.000 đến 8.000 đồng/kg, tuy vào loại cá to hay cá bé.
Một chủ hàng cá cho biết, trung bình một ngày, các chủ hàng cá sẽ xuất khoảng 10-15kg cá ươn lọc. Như vậy, một chợ đầu mối có khoảng gần 20 tiểu thương, cả Hà Nội có gần 10 chợ đầu mối. Vậy số lượng cá ươn khổng lồ đó sẽ đi đâu và về đâu?
Cá ươn + mỡ bẩn = cá rán giòn
Theo tìm hiểu của phóng viên, không chỉ có nguồn gốc cá được đưa đến các quán bún không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mà ngay cả khi sơ chế các chủ của hàng ăn cũng coi thường sức khoẻ của người sử dụng.
Điều đó được minh chứng bằng việc họ rán cá trực tiếp bằng những loại mỡ thùng, mỡ đóng can, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi được hỏi về chất lượng cá cũng như những loại mỡ sử dụng để rán cá thì phóng viên nhận được những câu trả lời rất vô trách nhiệm của các chủ của hàng.
 Mỡ không rõ nguồn gốc và đã chiên cá cháy đen vẫn được chủ của hàng tận dụng. Ảnh: Anh Đào
“Tôi chỉ biết là làm sao đồ ăn của tôi mọi người khen ngon là được”, một chủ của hàng bún cá trên phố Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy - HN) trả lời. Khi hỏi về nguồn gốc cá thì một chủ cửa hàng bún cá ở Nghĩa Tân (Cầu Giấy) nói: “Chú cứ yên tâm, không có cá Trung Quốc đâu, đây anh nhập cá chỗ người quen, họ lọc sẵn, rửa sạch mang đến cho anh, nên đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng”.
Tuy nhiên, nhìn xuống bên dưới thì thấy hàng loạt các can mỡ đóng sẵn, đặc biệt hơn là chảo cá đang rán mỡ đã cháy đen nhưng vẫn được của hàng tận dụng tối đa để bớt phần chi phí.
Không chỉ cá, mỡ bẩn mà ngay cả bún cũng vậy. Trong thời gian qua, dư luận không khỏi bàng hoàng về việc rất nhiều cơ sở sản xuất bún có chứa hoá chất tinopal, sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân đã được cơ quan chức năng cảnh báo.
Dùng mỡ bẩn nguy hiểm đến tính mạng
Theo các chuyên gia về công nghệ thực phẩm, việc chế biến mỡ lỏng và tóp mỡ từ mỡ heo bẩn bằng phương pháp đun nóng thông thường (nhiệt độ khoảng 180-200 độ C) không thể loại trừ các chất gây độc và độc tố từ quá trình biến đổi trước đó. Đặc biệt, quá trình đun nóng ở nhiệt độ cao lại tiếp tục làm sản sinh độc tố cho sản phẩm.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, (Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận định: “Việc sử dụng loại mỡ bẩn này để chế biến đồ ăn bán cho khách là vô cùng nguy hiểm, nếu loại mỡ này rán ở nhiệt độ cao trên 180 độ C sẽ sinh ra những chất gây hại như: andehit, chất oxy hóa…
Đặc biệt, các chất này khi rán ở nhiệt độ cao sẽ bay hơi trong không khí và vô cùng nguy hiểm nếu hít phải. Mặt khác, loại mỡ này nếu tái sử dụng sẽ tạo ra nhiều cặn lẫn chung vào mỡ, ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhẹ thì đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, thở khó… Nặng thì, tim đập chậm, huyết áp tăng cao, có thể gây nên bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng". (Thanh Hà/CLVN)
Bún chứa Tinopal có thể gây ung thư
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, Tinopal là một chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy… vì có màu óng ánh, đẹp. Chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm. Lâu nay để tăng độ dai cho bún, người sản xuất thường dùng hàn the và dùng chất tẩy bột trắng sunfit. Chất Tinopal - huỳnh quang cho vào chỉ cải thiện độ bóng bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn về mặt hình thức song chất này rất nguy hại, có khả năng gây ung thư. Đáng lo ngại, bún lại là thực phẩm được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm thường xuyên dùng của người dân, nhất là trong mùa hè.
Chất Tinopal dễ dàng nhận biết vì bản thân chất Tinopal là màu phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng. Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal. Với hàn the, người tiêu dùng có thể dùng que thử hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the. (Phương Thuận/ GD)
Lê Phương