THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 January 2011

# Australia Cu`ng So^' Pha^.n Vo+'i Hoa Ky`, DB Simpskin Cu~ng Bi. Nhu+ Marchant

Dân biểu Luke Simpskin, Australia cùng chung số phận

như Tùy viên Chính trị Christian Marchant, Hoa Kỳ

Huế, sáng 7-1-2011

  Dân biểu Luke Simpskin Liên bang Cowan, Tây Úc 

FNA Huế 19:00 PM 07 Jan 2011 : Theo dự kiến, Dân biểu Luke Simpskin, Liên bang Cowan, Tây Úc, 47 tuổi, thuộc đảng Tự Do Liberal,  sẽ đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý tại phòng 5, Nhà Hưu dưỡng Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế, 69 Phan Đình Phùng, Huế khoảng 10-11 giờ sáng 7 tháng 1 năm 2011. Nhưng sáng nay, khoảng lúc 9:30, khi Ông Luke Simpskin và một tùy viên của Tòa Đại sứ Australia tại Hà Nội vừa đi máy bay từ Hà Nội vào đến phi trường Phú Bài, Thừa Thiên-Huế, thì Công an CSVN đã bắt giữ, ngăn cấm 2 người này, không cho 2 người này lên xe đến 69 Phan Đình Phùng để thăm Lm Lý như dự kiến. Dù trời mưa khá nặng hạt, mãi đến 16 giờ chiều nay, Dân biểu Luke Simpskin vẫn tìm cách tự đi bộ từ phi trường Phú Bài đến 69 Phan Đình Phùng, dài khoảng 14 km. Hiện nay số phận của 2 người này ra sao chưa rõ.

            Tại cổng 69 Phan Đình Phùng, Huế (nơi 2 ngày trước đó, sáng 5-1, Ông Christian Marchant, Tùy viên Chính trị, Đại diện Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, cũng đã bị khống chế rất thô bạo không thể thăm gặp Lm Lý được), ngay từ 7 g sáng, hàng chục Công an CS đã phong tỏa các đường phố dẫn đến cổng 69 này. 3 Công an đã tự ý vào trong khuôn viên sân Nhà Chung ngồi canh gác cửa phòng Lm Lý từ xa, tạo huyên náo và căng thẳng cho khu vực Nhà Chung quá, làm cho Lm Quản lý Nhà Chung phải yêu cầu 3 CA ra khỏi sân Nhà Chung và khóa cổng 69 lại. Suốt cả buổi sáng, khu vực Nhà Chung đã bị phong tỏa, khách vào ra đều không được. Đến 12 giờ trưa thì khách có thể vào ra, nhưng bên ngoài cổng 69 PĐP vẫn có hàng chục CA canh gác, dù trời giá rét và mưa rả rích suốt ngày. @

Công an đội mưa canh gác trước cổng 69 Phan Đình Phùng, Huế suốt cả ngày 7-1-2011.

Suốt cả ngày 7-1-2011, xe vào ra Nhà Chung  Huế đều bị CA chặn lại như trong hình đây.

# Ba'o Thanh Nie^n Vie^'t Theo Le^` Pha?i Ve^` Vu. Christian Marchant

# Báo Thanh Niên Viết Theo Lề Phải Về Vụ Tùy Viên Chính Trị Christian Marchant

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2061

Phải nói, hầu như tất cả báo chí ở Việt Nam thuộc loại rùa với những tin tức nào bất lợi cho Nhà nước CHXHCNVN.  Tin về tùy viên chính trị Christian Marchant là một bất lợi. Vì thế, sự việc xảy ra vào 10 giờ sáng ngày 5/1//2011, mà phải chờ đến 7/1/2011 mới đưa tin, vậy cũng đã là qúa sớm rồi.  Tin tức mà làm theo kiểu này, phải chờ đợi, phải được cấp trên chỉ giáo, thường chỉ là phân nửa của sự thật.  Ai cũng biết điều đó, phân nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, còn phân nữa sự thật, phải là điều gỉa dối.

Trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân, những sự kiện rất quan trọng như ông Marchant bị vật ngã xuống đất, rồi bị công an thảy lên xe như những con chó, rồi công an đóng cửa xe nhiều lần làm kẹt chân ông như hãng AP đã đưa tin, sao chẳng thấy tờ Thanh Niên đề cập đến?

Đọc xong báo Thanh Niên, người ta nhận thấy ngay bài báo này vu khống trắng trợn rằng ông Marchant đã xô ngã nhân viên Sở Ngoại Vụ, rồi còn đánh một người dân gần đó, trong khi tay ông Marchant lại ôm một cái cặp táp.  Bất cứ ai đã từng sống ở Mỹ đều biết rằng, người Mỹ gần như không bao giờ có những thái độ bất lịch sự như xô đẩy, rồi còn đánh vào mặt người khác trước bao giờ. Cá nhân người viết bài này, đã từng sống qua trên 32 năm qua tại Mỹ, chưa từng thấy một người Mỹ nào xô, đẩy, hay đánh lộn với ai. Không phải mình lấy điều kinh nghiệm này làm bằng chứng, nhưng phải hiểu, thông thường, người Mỹ rất lịch sự, không có vụ xô, đẩy, đánh đập bậy bạ như thế.  Thêm nữa, cái lưu manh của bài báo Thanh Niên cũng chẳng đề cập đến việc ông Marchant đi thăm linh mục Lý. Chi tiết này vô cùng quan trọng, chẳng lẽ Báo Thanh Niên lại không biết? Luật lệ nào đã cấm ông Marchant không được thăm linh mục Lý? Theo linh mục Lý, thông thường lúc nào cũng có trên 20 công an túc trực bao vây nhà. Nếu ông Marchant đến thăm, mà các công an ngăn cản lại, không vào thăm được thì đi về, mắc mớ gì ông Marchant lại xô, đẩy, rồi đánh vào mặt một người dân như thế. Vì thế, lời "vu khống" này của Báo Thanh Niên hoàn toàn không có cơ sở.  Thêm một chi tiết vô cùng phi lý khi Báo Thanh Niên bảo rằng, "khiến nhiều người dân phẫn nộ và nghi ngờ đây hẳn là mạo danh chứ một viên chức ngoại giao không thể hành xử như vậy."  Rõ ràng câu viết này của Báo Thanh Niên đã chứng nhận rằng ông Marchant đã đưa ra bằng chứng xác minh ông là một nhân viên ngoại giao trước đó.  Và sau này, vì hành động "xô, đẩy, đánh" người nên ai cũng nghĩ ông ta là kẻ gỉa mạo. Theo nguyên tắc, không phải cứ nghi ngờ ông Marchant là gỉa mạo rồi muốn vật ngã xuống đường, rồi khiêng thảy lên xe như một con chó được.  Đây là sự vi phạm trắng trợn vào Công Ước Vienna Convention về luật bang giao. Theo bản tin của thông tấn xã Reuteur, khi trả lời về báo chí, bà phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Nguyễn Phương Nga đã khẳng định: "Những nhà ngoại giao phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp của quốc gia bạn. (foreign diplomats also have a responsibility to abide by the host country's laws.)". Chính điều này, bà Nga đã bị nhiều bài viết chỉ trích quyết liệt vì bà không hiểu rằng luật pháp quốc tế phải đứng trên luật pháp của Việt Nam. Và sau đó, biết mình bị hớ, bà Nga mới nhắc đến Công Ước Vienna Convention, nhưng vẫn còn sự ngoan cố khi dùng chữ "tôn trọng (respect)" thay cho chữ "tuân thủ (abide)" luật pháp Việt Nam, như chúng ta đã thấy trong Báo Thanh Niên.

Hiện tại, theo Chỉ Thị 37 của Thủ Tướng nước CHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành vào ngày 29/11/2006, cấm cho ra báo tư nhân.  Điều này có nghĩa, hiện tại hàng trăm tờ báo trong nước bắt buộc phải đi theo lề bên phải mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vạch ra và chỉ đạo, và Bộ Trưởng Văn Hóa và Thông Tin Lê Doãn Hợp từng khẳng định. Vì thế, chúng ta có thể khẳng định rằng, chẳng có một tờ báo nào gọi là đưa tin trung thực ở Việt Nam. Nghĩa là không bao giờ có trường hợp ngoại lệ cho Báo Thanh Niên

Ngày 7 tháng 1 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS: Bài Dịch từ Báo Thanh Niên.

From ThanhNien Newspaper:
An Employee of The US Embassy Causing Disturbances
 
07/01/2011 1:38

Yesterday 1/6, ThanhNien Newspaper informed that the authorities of Thua-Thien, Hue province is reviewing cases related to acts of disturbing public order of a diplomatic agent of the US Embassy, in Hue.

Earlier in the morning of 1/5, many people on Phan Dinh Phung street, Hue city saw a foreign man, carrying a suitcase in hand and claiming that he is a diplomat of the US Embassy in Hanoi shouting in English and Vietnamese with some very obscene words. This has made many people curious to stand and watch. An employee of Foreign Affairs of Thua-Thien, Hue, gently comforted him but this foreign man aggressively talked he was an diplomat he could   go anywhere, could meet anyone without a permission. He then pushed the employee fall to the ground, and then he punched in the face of a civilian standing nearby, pushing a number of people were watching, this made many people angry and suspected this guy might be impersonating rather than a diplomatic agent who can not act like that. But soon afterward, police presented in time and invited this foreigner said above to the Department of Foreign Affairs of Thua-Thien, Hue to work. (in Vietnam, work means investigate)

Depending on the ThanhNien's source, in the Department of Foreign Affairs of Thua-Thien, Hue, the foreign man produced card which certified him a diplomat named Christian Marchant, political officer of the U.S. Embassy in Hanoi. Foreign Affairs officials explained the US laws but Mr Marchant has proved with an uncooperative attitude, then leaved voluntarily.

In yesterday afternoon of 1/6, answering questions about this incident to the press, Ms. Nguyen Phuong Nga - Vietnamese Foreign Ministry spokesman said: "Vietnam always makes conditions for diplomatic commissioners and the foreign diplomatic operation in Vietnam in accordance with the provisions of international law, including the Vienna Convention on diplomatic relations in 1961. Meanwhile, diplomatic commissioners and foreign diplomats are also obliged to comply with the Vienna Convention and respect the laws of host countries."

N.T

(Mylinhng@aol.com dịch)
(http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201102/20110107013824.aspx)

Một nhân viên Đại sứ quán Mỹ gây rối trật tự 
07/01/2011 1:38 

 
Hôm qua 6.1, nguồn tin Thanh Niên cho biết, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên -Huế đang xem xét vụ việc có liên quan đến hành vi gây rối trật tự công cộng của một viên chức ngoại giao của Đại sứ quán Mỹ tại Huế.

Trước đó vào sáng 5.1, nhiều người dân chứng kiến trên đường Phan Đình Phùng, TP Huế có một người đàn ông ngoại quốc, tay xách cặp tự xưng là nhân viên ngoại giao tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội quát tháo ầm ĩ bằng cả tiếng Mỹ và tiếng Việt với một số người VN bằng những ngôn từ rất tục tĩu. Sự việc này đã khiến nhiều người tò mò đứng lại xem. Một nhân viên Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhẹ nhàng khuyên giải nhưng người đàn ông ngoại quốc vẫn hùng hổ nói ông ta là nhân viên ngoại giao có thể đi bất cứ đâu, gặp bất cứ ai mà không cần phải xin phép. Tiếp đó, ông này còn gạt người nhân viên ngã dúi dụi, sau đó đấm vào mặt một người dân đứng gần đó, xô đẩy cả một số người đang đứng xem, khiến nhiều người dân phẫn nộ và nghi ngờ đây hẳn là mạo danh chứ một viên chức ngoại giao không thể hành xử như vậy. Tuy nhiên ngay sau đó, công an đã kịp thời có mặt và mời người nước ngoài nói trên về Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế làm việc.

Theo nguồn tin Thanh Niên, tại Sở Ngoại vụ Thừa Thiên - Huế, người đàn ông ngoại quốc xuất trình thẻ chứng nhận nhân viên ngoại giao là Christian Marchant, viên chức chính trị Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Các cán bộ ngoại vụ giải thích các quy định pháp luật VN nhưng ông Marchant vẫn tỏ thái độ bất hợp tác, sau đó tự ý bỏ về.

Trong chiều hôm qua 6.1, trả lời câu hỏi bình luận về sự việc này của báo chí, bà Nguyễn Phương Nga - người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN nói: VN luôn  tạo điều kiện cho các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhà ngoại giao nước ngoài hoạt động tại VN theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961. Đồng thời, các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhà ngoại giao nước ngoài cũng có nghĩa vụ tuân thủ Công ước Vienna và tôn  trọng luật pháp của nước sở tại.

N.T

Xây cao ốc 48 tầng trước chợ Bình Tây

TT - Theo chấp thuận của UBND TP.HCM, trước mặt chợ Bình Tây có ba cụm cao ốc là trung tâm thương mại - dịch vụ - căn hộ cao cấp, quy mô 48 tầng. Nhiều bạn đọc lo lắng cho cảnh quan của khu bảo tồn chợ Bình Tây khi khu tứ giác xây dựng cao ốc cách chợ Bình Tây chỉ một con đường rộng 20m, kể cả vỉa hè.

Bà Nghiêm Kiêm Hải (ở đường Lê Quang Sung, P.2, Q.6) cho biết UBND Q.6 đang lấy ý kiến người dân về việc xây dựng cao ốc 48 tầng tại dãy phố giới hạn bởi các trục đường Tháp Mười - Ngô Nhân Tịnh - Lê Quang Sung - Phạm Đình Hổ.

Cao ốc lấn khu bảo tồn

Bà Hải cho biết bà rất tiếc vì đây là khu phố nằm đối diện với mặt trước của chợ Bình Tây và cách chợ không xa. Nếu xây dựng cao ốc 48 tầng ở đây sẽ biến không gian chợ Bình Tây thành thung lũng, cảnh quan của Chợ Lớn nơi đây không còn nữa và sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch.

Theo bà Hải, dãy phố trước chợ Bình Tây chỉ nên xây cao năm tầng như các dãy phố ở đường Trần Bình và Lê Tấn Kế là vừa đẹp. Nhà nước nên đưa ra thiết kế chuẩn để người dân theo đó xây dựng cho đồng bộ.

Một người dân trên đường Tháp Mười lo chợ Bình Tây sẽ bị thu nhỏ như chiếc xe buýt khi đứng cạnh cao ốc 48 tầng. Chưa kể cao ốc này sẽ làm tăng dân số, tăng mật độ lưu thông trong khu vực, tạo sức ép lên hạ tầng nơi đây vốn đã quá tải...

Theo chỉ tiêu của Sở Quy hoạch - kiến trúc TP, sau khi trừ lộ giới các đường bao xung quanh, khu tứ giác này xây cao ốc còn hơn 25.000m2. Mật độ xây dựng của khối đế cao ốc tối đa 50%, khối tháp tối đa 40%, hệ số sử dụng đất là 15, dân số dự kiến 6.300 người. Công trình phải có khoảng lùi tối thiểu 10m so với ranh lộ giới các đường xung quanh. Theo đề xuất của chủ đầu tư, cụm cao ốc này có hơn 2.000 căn hộ.

Công trình mới phải hài hòa với không gian chợ

Ông Nguyễn Thế Mỹ, trưởng Phòng quản lý đô thị Q.6, cho biết quy mô, tầng cao... của dự án này đã được Hội đồng kiến trúc quy hoạch TP thông qua. Trong đó, hội đồng có lưu ý tất cả đặc điểm về quy hoạch, kiến trúc để công trình mới có sự hài hòa với không gian của chợ Bình Tây. UBND Q.6 cũng lưu ý chủ đầu tư phải bố trí bãi đậu xe đảm bảo theo quy chuẩn, bố trí giao thông hợp lý...

Chủ đầu tư cũng đã có phương án tạo khoảng không gian trống, vạt góc ở giao lộ... để tạo tầm nhìn thoáng đãng từ mọi góc đến chợ Bình Tây. Cạnh đường Tháp Mười và Lê Quang Sung sẽ mở thêm tuyến đường 4m, đường Phạm Đình Hổ và Ngô Nhân Tịnh mở rộng thêm hai làn xe để giảm áp lực của mạng lưới giao thông chung...

Ông Mỹ giải thích: "Ý kiến của người dân trong khu vực về quy hoạch chỉ có giá trị tham khảo, chứ không là yếu tố quyết định để Nhà nước cho thực hiện dự án hay không. Nếu đa số người dân không đồng ý thì Q.6 sẽ lưu ý chủ đầu tư khi thiết kế dự án, chứ không vì thế mà ngừng thực hiện dự án. Chợ Bình Tây là công trình kiến trúc bảo tồn nhưng không phải là kiến trúc mang tính biểu tượng tiêu biểu của TP nên không thể vì bảo tồn không gian quanh chợ mà không được xây nhà cao tầng ở những khu vực xung quanh".

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn:

Phải nghiên cứu tổng thể trong bán kính 250m

Theo quan điểm bảo tồn, khi chợ Bình Tây được xây dựng, nó bao gồm ngôi chợ và các dãy phố lầu bao quanh (xem sách Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển). Cơ cấu chợ và nhà phố này mang tính chất đặc trưng quy hoạch kiến trúc thương mại Việt Nam.

Do vậy để bảo tồn tốt khu vực này, phải giữ chợ và toàn bộ các dãy phố (không xây cao thêm nữa). Nếu xây các công trình cao tầng mới thì phải thụt vào để có sự chuyển tiếp không gian. Các công trình cao 10 tầng thì phải cách xa chợ ít nhất 30-50m, công trình cao 50 tầng phải cách xa hơn nữa.

Như vậy để phát triển và bảo tồn khu vực chợ Bình Tây, nhà thiết kế cụm công trình mới phải giải trình được bố cục phù hợp trong mối liên kết không gian với chợ Bình Tây trong bán kính 250m, tính từ chợ.

KHÁNH YÊN


Cơ quan tôi ai cũng sợ “đi tết sếp”


TTO - Chuẩn bị Tết Tân Mão, báo đài đưa một thông tin thú vị: ngày 4-1, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2011 của thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị yêu cầu đội ngũ cán bộ các cấp của thành phố phải thực hiện nghiêm chủ trương không biếu tặng quà cho lãnh đạo trong dịp tết.

>> "Đừng để ai đến biếu quà cho mình"

Ông Nghị nói: "Tất cả chúng ta ngồi đây đều là lãnh đạo hết, vì thế đừng ai đi biếu quà cho người khác và cũng đừng để ai đến biếu quà cho mình. Hãy dành sự quan tâm tới các gia đình chính sách, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn để mọi người, mọi nhà đều được vui đón tết"…

Có thể nói "thông điệp" không biếu ai và kiên quyết không nhận quà cấp dưới "đi tết" của vị lãnh đạo cao nhất Hà Nội được dư luận rất đồng tình, nhất là đội ngũ nhân viên các cấp.

Thực tế cho thấy như ở cơ quan tôi, việc "đi tết sếp" thật lòng ai cũng sợ. Hằng năm cứ đến "tháng củ mật" là cánh nhân viên chúng tôi lại lo ngay ngáy việc "đi tết sếp". Các anh chị trung niên thì thào hỏi nhau: "Năm nay đi tết sếp thế nào? Khoảng bao nhiêu thì vừa phải phép, vừa đỡ tốn kém?"…

Chọn quà gì cho sếp là cả một vấn đề (ảnh minh họa) - Ảnh: Internet

Thấy các anh chị chuẩn bị "đi tết sếp", mấy nhân viên trẻ mới về cơ quan lo toát mồ hôi. Mà đâu phải chỉ có một sếp thôi!

Chẳng riêng cơ quan tôi, dường như nhân viên ở đâu cũng ngán "đi tết sếp". Nhưng ngán mấy cũng chẳng thể không đi vì đã thành thông lệ rồi; nhiều đồng nghiệp đi, mình thôi sao đặng. Khổ nỗi tiền thưởng tết ít, thu nhập quanh năm cũng ba cọc ba đồng, phải dè sẻn mới đủ chi dùng.

Tết đến. Đùng một cái phải lo bao nhiêu thứ, từ mua quần áo cho con; về quê lễ tết tổ tiên, họ hàng hai bên gia đình; chỉnh trang cửa nhà và mua đồ tiếp khách; rồi "đi tết" thầy cô giáo, lại còn khoản "mừng tuổi" các cụ già, lì xì con trẻ…

"Đi tết sếp" chẳng biết bao nhiêu là vừa. Biếu "phong bì" không thì vừa chẳng có điều kiện "dày dặn", vừa sợ bị sếp mắng mình quá "cơ chế" mà thiếu vế tình cảm. Biếu ít, không bằng đồng nghiệp thì ngại, lo sếp phật ý, gây khó dễ cho mình trong công tác, nhất là khi đề bạt, bổ nhiệm. Mà quà biếu sếp sang một tí thì có khi cả gia đình… "mất tết"!

Đó là chưa kể còn lo những thứ mình biếu liệu gia đình sếp đã có chưa, rồi sếp ông, sếp bà có thích không? Nhỡ biếu gì "phạm húy nhà sếp" thì chết chứ chẳng đùa! Thực tế có không ít gia đình lục đục, vợ chồng trách cứ nhau vì chuyện này.   

So đo tính toán chán, lại mất vài buổi tại siêu thị mới mua được quà biếu sếp. Mấy tối giáp tết, mọi việc gia đình phải tạm gác để đến nhà sếp trước. Mệt nhất là gặp lúc gia đình sếp vắng nhà, khi ấy các "thuộc hạ" tha hồ chờ đợi...

"Đi tết sếp" khổ thế nhưng chẳng biết các sếp có hiểu tình cảnh của những người phải "đi tết" mình không? Nếu thấu, hãy cảm thông độ lượng, dũng cảm có động thái rõ ràng, tuyên bố công khai trước toàn thể cơ quan như vị bí thư Thành ủy Hà Nội để cấp dưới đỡ khổ. 

Mặt nữa, mỗi nhân viên chúng ta cũng cần dũng cảm bỏ cái lệ "đi tết sếp" bằng phong bao, vật chất, mà ngày xuân chỉ gửi lời chúc tết chân thành. Văn minh được như thế có khi cả chúng ta và sếp đều thấy thanh thản.  

CÁT BỤI (Hà Nội)


Gần 1/3 học sinh TP.HCM chơi game 1-3 lần/tuần


TT - Theo kết quả khảo sát của Sở GD-ĐT TP.HCM về thực trạng học sinh chơi trò chơi trực tuyến (game online), trong số 105.340 học sinh (thuộc 58 đơn vị trường học và phòng GD-ĐT) được phỏng vấn, có 32.831 học sinh chơi game online 1-3 lần/tuần, chiếm tỉ lệ 31,16%.

 Trẻ em chơi game online tại một cửa hàng Internet ở TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng

10.360 học sinh khác chơi game online từ 4-6 lần, chiếm tỉ lệ 9,8%. Về thời gian trung bình cho một lần chơi có 20,93% (22.049 học sinh) chơi 2-3 giờ, 1.111 học sinh chơi hơn 10 giờ/lần. Đáng lưu ý, có đến 10.787 học sinh đã chơi game online 3-4 năm.

Trong số học sinh được phỏng vấn, đa số trả lời là bố mẹ các em có biết con em mình dùng tiền chơi game online tại các đại lý Internet nhưng vẫn cho tiền con đi chơi.

Thực tế sẽ cao hơn

Tuy nhiên theo ông Phạm Thành Long - chuyên viên Phòng công tác học sinh - sinh viên Sở GD-ĐT TP.HCM, kết quả trên chỉ chính xác ở mức tương đối bởi số học sinh được khảo sát chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng số học sinh toàn thành phố (105.340 học sinh được khảo sát trên tổng số gần 1 triệu học sinh trung học - PV). Ông Long nói: "Tôi nghĩ con số thực tế sẽ cao hơn số liệu khảo sát".

Đồng ý với ý kiến trên, ông Nguyễn Bác Dụng - hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa - nhận định mẫu các câu hỏi phỏng vấn về game online chưa khoa học, chưa thuyết phục được học sinh tự giác nói về mình. Thời gian gần đây, báo chí lên án rất nhiều về game online, thầy cô trong trường cũng nhắc nhở các em thường xuyên, đến khi khảo sát thì các em sẽ giấu giếm hoặc tìm cách chống đối.

Đa số các em có chơi game online, dĩ nhiên chưa tới mức nghiện trầm trọng nhưng khi được hỏi các em lại nói là không chơi. Vì thế, kết quả khảo sát chỉ nên dùng làm tài liệu tham khảo chứ không nên làm căn cứ để đưa ra những quyết sách quan trọng của vấn đề này.

Ông Dụng đề nghị: "Việc cấm game bạo lực hoạt động là điều cần thiết vì thực tế nó tác hại nhiều hơn người ta tưởng. Gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý con em mình. Các phụ huynh hãy quan tâm đến con em mình hơn, khi thấy các em lờ đờ là phải chú ý ngay. Tức là phải ngăn chặn ngay từ đầu chứ đừng để các em nghiện rồi sẽ rất khó khăn. Ở Trường Trần Đại Nghĩa, chúng tôi dùng hệ thống chân rết học sinh: các em chơi với nhau và sẽ biết sớm nhất về việc bạn mình chơi game bạo lực hoặc chơi quá nhiều, xao lãng học hành. Hệ thống này sẽ báo ngay cho giáo viên và chúng tôi sẽ có biện pháp giúp đỡ kịp thời".

Trong giờ học vẫn nghĩ đến game

Ông Nguyễn Tấn Tài, phó hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản, cho biết: "Khi thực hiện khảo sát, học sinh có chơi game online có thái độ lo sợ, mặc dù không yêu cầu ghi tên nhưng các em vẫn sợ thầy cô trong trường biết và kỷ luật này nọ. Vì vậy, học sinh trả lời không thật lòng. Đa số các em nói là không chơi, nhiều em trả lời có chơi nhưng chỉ chơi vào ngày nghỉ và mỗi lần chỉ chơi 20-30 phút. Thật sự như vậy thì rất hợp lý, có gì để nói đâu. Tôi nghĩ trên thực tế số học sinh có chơi game online nhiều hơn so với kết quả khảo sát. Chỉ có điều đáng để chúng ta suy nghĩ là một số em nói rằng trong giờ học các em vẫn nghĩ đến game. Rồi bố mẹ các em biết con mình dùng tiền đi chơi game nhưng vẫn cho tiền. Tôi đã hỏi trực tiếp phụ huynh và họ cho rằng xã hội bây giờ đầy rẫy những cạm bẫy, cho học sinh vào quán net ở gần nhà chơi game là biện pháp an toàn hơn cả".

HOÀNG HƯƠNG

Học sinh hung hăng hơn, dữ dằn hơn

"Trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, các cửa hàng kinh doanh trò chơi trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều, với mật độ cao xung quanh các trường học để nhắm vào một đối tượng rất tiềm năng là học sinh.

Thống kê báo cáo của 24 quận huyện cho thấy có 1.538 tiệm Internet ở gần trường học trong tổng số 3.920 tiệm trên toàn thành phố (chiếm gần 40%).

Không thể phủ nhận những mặt tích cực từ game, nhưng bên cạnh đó là những tác hại khó lường, ảnh hưởng không nhỏ tới tư duy, suy nghĩ của giới trẻ. Thời gian dành cho việc học tập đã bị game "chiếm đoạt". Thêm vào đó, những cuộc chiến bạo lực trong game đã ảnh hưởng khá lớn đến hành động của tuổi trẻ.

Với sự ám ảnh thường xuyên của phim, truyện, trò chơi điện tử bạo lực đã làm suy nghĩ, tâm hồn, nhân cách của học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các em ngày càng hung hăng hơn, dữ dằn hơn, khó kiềm chế hơn".

(Trích báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM gửi Bộ GD-ĐT)


Lương cao mới được thường trú Thủ đô?


06/01/2011 20:34:29

 -  Hạn chế nhập cư vào nội thành và mức phí, phạt đối với giao thông và môi trường ở Hà Nội cao hơn là hai vấn đề gây nhiều tranh cãi tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi thảo luận về dự án Luật Thủ đô sáng  6/1.

TIN LIÊN QUAN

Quản lý dân cư: nặng về hành chính!

Về vấn đề quản lý dân cư, tại khoản 1, điều 19 Luật Thủ đô nêu rõ:  công dân muốn đăng ký thường trú ở Thủ đô phải đáp ứng các yêu cầu: Đã tạm trú liên tục tại Thủ đô từ 5 năm trở lên và có văn bản chứng minh về chỗ ở. Người lần đầu đăng ký thường trú phải chứng minh có việc làm hợp pháp với mức lương ít nhất bằng hai lần mức lương tối thiểu.

Đánh giá về quy định này, nhiều ý kiến cho rằng quá nặng về "hành chính", không khả thi trong thực tế.

Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng các điều kiện để được cấp giấy phép cư trú đưa ra  trong dự thảo khá khắt khe nhưng ông không tin trên thực tế nó có thể giúp giải quyết vấn đề nhập cư ồ ạt  hiện nay. "Các thành phố lớn quá tải, ai cũng thấy, nhưng nếu hỏi tôi biện pháp này có phải là giải pháp thì tôi nói là "không", ông Vượng thẳng thắn.

Vấn đề quản lý  dân cư Hà Nội rất phức tạp, nếu chiếu theo quy định trên thì những người dân từ các tỉnh khác đến Thủ đô sinh sống theo kiểu "đêm kiếm manh chiếu ngủ, ngày đi làm", sẽ giải quyết thế nào?

Ông Vượng nhắc lại bài học trước đây đã áp dụng các biện pháp hành chính khắt khe nhằm hạn chế di dân tự do vào các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội, không những không hiệu quả mà còn phát sinh các vấn đề về giáo dục, an sinh xã hội, tội phạm…

 "Chúng ta phải hết sức thận trọng, nếu không sẽ quay trở lại thời kỳ trước đây", ông Vượng nói. Đặc biệt, vấn đề sẽ còn phức tạp hơn khi có thêm đối tượng là người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng, quyền di chuyển từ những nơi khó khăn đến những vùng có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi hơn là một quy luật của sự phát triển.

"Đó là những nhu cầu tất yếu mà không biện pháp hành chính nào có thể ngăn cản được. Do vậy, đề nghị không nên quy định vấn đề này trong dự thảo Luật mà để thực hiện thống nhất theo quy định của Luật Cư trú", ông Thuận đề nghị.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã phân trần: "Nói một thời gian dài quản lý hành chính không hiệu quả là không đúng, chúng ta đã quản lý vấn đề nhập cư rất chặt chẽ và giữ được trật tự trị an".

Ông Cường cho hay hiện nay, có nhiều trường hợp diện tích nhà ở chỉ 5m2, không đảm bảo điều kiện sống, ảnh hưởng đến văn minh đô thị. Thậm chí có nhiều người để có được giấy chứng nhận thường trú, sẵn sàng trả tiền để mua khống. Do vậy, những quy định mới này sẽ làm việc quản lý chặt chẽ hơn việc nhập cư. "Luật phải bảo đảm hài hòa lợi ích hợp pháp công dân, nhà nước, cộng đồng và xã hội chứ không riêng gì quyền cư trú của công dân", ông Cường nhấn mạnh.

Bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau

Về quy định áp dụng mức phí, phạt đối với giao thông và môi trường ở Hà Nội cao hơn các tỉnh khác, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng như vậy là không công bằng. Ông lấy ví dụ  ở các tỉnh khác cũng có rất nhiều di tích quan trọng (như Đền Hùng, Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An...) nhưng việc xâm phạm vào các di tích ấy lại chịu mức phạt  thấp hơn so với các di tích ở Thủ đô là rất vô lý.

Nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên thì cho rằng, Hà Nội được thụ hưởng nhiều hơn, đời sống, trình độ dân trí cao hơn thì phải gương mẫu và đóng góp cao hơn. "Bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau", ông Kiên nhấn mạnh.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cũng cho rằng quy định này là công bằng vì bất cứ ai vi phạm ở Hà Nội đều chịu mức phạt như nhau. Hơn nữa, ở Hà Nội mật độ phương tiện tham gia giao thông quá lớn nên các vi phạm dễ dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông hơn. Do đó, cần phạt nặng để nâng cao ý thức chấp hành của người dân.

Dự án Luật Thủ đô sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 9  vào tháng 3 tới đây.

Nguyễn Yến


Mỹ "tuyên chiến" với những hacker Việt


06/01/2011 13:53:15

 - Những vụ lừa đảo tiền triệu trên mạng của những thanh niên Việt Nam đã buộc giới chức an ninh Mỹ tiến hành một cuộc điều tra quy mô lớn.

TIN LIÊN QUAN

Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) ngày 4/1 thông báo đang thực hiện nhiều biện pháp để khống chế nhóm tội phạm quốc tế có xuất xứ từ Việt Nam sau khi nhóm này bị cáo buộc dính líu tới những vụ lừa đảo trên mạng bằng hình thức hack và ăn cắp thông tin cá nhân.

 

 


Theo DHS, hai học sinh có tên là Trâm Võ và Khôi Văn đã thu được một số tiền lên đến 1,2 triệu USD bằng việc bán phần mềm, trò chơi và thẻ quà tặng của Apple trên eBay với các thẻ tín dụng ăn cắp. DHS cho biết người dùng bị hai tên nêu trên lừa khá đơn giản khi chúng sử dụng các thông tin đã đánh cắp để tạo lập các tài khoản eBay và PayPal với các tên người dùng khác nhau và bắt đầu bán sản phẩm, ví dụ như phần mềm diệt virus hoặc thẻ quà tặng iTunes.

Một nạn nhân của đường dây lừa đảo trên mạng nêu trên, cô Susan Higginbotham cho biết: "Các ngân hàng đã gửi cho tôi tám lá thứ mời đăng ký tài khoản. Ngoài ra, tôi còn phải thanh toán các hóa đơn từ eBay do các giao dịch giả mạo tên tôi gây ra". 

Khi người mua hàng hợp pháp trả tiền mua những sản phẩm này bằng thẻ PayPal, các đối tượng sẽ đặt hàng trực tiếp từ nhà sản xuất với số tài khoản tín dụng ăp cắp. Khi người mua phát hiện thì các đối tượng lừa đảo đã kịp chuyển tiền của họ từ PayPal sang một tài khoản ngân hàng khác. Sau đó, số tiền đánh cắp lại được chuyển sang các tài khoản quốc tế tại Canada hoặc những nước ở châu Âu.

Để thu thập thêm thông tin cho cuộc điều tra, DHS đã khám nhà của hai sinh viên trên tại Đại học Winona State, bang Minnesota và thu giữ được một số tài liệu cùng trang thiết bị máy tính.

Trà My (tổng hợp)


Hoa Kỳ phản đối Việt Nam đối xử thô bạo với nhà ngoại giao Mỹ


Chính phủ Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối Việt Nam về sự đối xử với một nhà ngoại giao Mỹ thuộc tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

AFP PHOTO/Hoàng Đình Nam

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak, phát biểu trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm 6-1-2011.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak tuyên bố điều này hôm thứ năm mùng 6 tháng 1 tại Hà Nội, trong cuộc họp báo giã từ vào cuối nhiệm kỳ của ông. 
Đại sứ Michalak cho biết chính phủ Mỹ tại Washington cũng như tại tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội đã trao văn bản phản đối Việt Nam về vụ này.  

Ông gọi đó là một sự kiện cần được hết sức quan tâm, vì tất cả mọi chính phủ phải có trách nhiệm tuân thủ Công Ước Vienna về quan hệ ngoại giao, bảo đảm sự an toàn và an ninh của các nhân viên ngoại giao. 

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố chính phủ Việt Nam sẽ duyệt xét sự việc, nhưng các nhà ngoại giao nước ngoài cũng có trách nhiệm phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại. 

Sáng thứ tư tùy viên chính trị tòa đại sứ Mỹ Christian Marchant đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà chung của tổng giáo phận Huế, đã bị công an cản trở.  

Công an không cho ông tiến tới cổng vào và chụp hình cha Lý lúc đó đứng bên trong cổng rào. Công an vật ông ngã xuống đất, và khiêng ông bỏ lên xe chở đi.  

Linh mục Lý mục kích sự việc, kể lại về lúc đó:

"...Họ quan sát và thấy công an đối xử thô bạo với ông Christian Marchant. Những người dân đó thuật lại rằng, ông bị vật xuống, nằm giữa đường, áo quần dơ nhóp, ông ta phải đứng lên.".... "Rồi ông ta phản đối, thì họ dùng bạo lực khiêng ông ta vào xe, ông giẩy giụa, chống đối đến cùng, nhưng vì họ đông, cho nên họ cũng khiêng ông ta vào được.  Ông ta rống lên phản đối một cách rất giận dữ và phẫn uất." 

Cũng trong cuộc họp báo giã từ tại Hà Nội hôm nay, Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak tuyên bố rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trên các lãnh vực giáo dục, thương mại và hợp tác về an ninh, trong nhiệm kỳ trên ba năm làm đại sứ của ông.

Đại sứ Michalak đánh giá là trong suốt 15 năm qua, kể từ khi Washington và Hà Hội tái lập bang giao, hai bên đã xây dựng mối quan hệ vững chắc, trên tinh thần hợp tác và tin cậy lẫn nhau hầu mang đến lợi ích chung cho cả hai dân tộc Việt Mỹ.


Ông cũng cho biết là trong hiện tại và tương lai hai nước tiếp tục phát triển hợp tác về ngoại thương, đầu tư, giáo dục, y tế, quốc phòng, xã hội. Chuyên gia Việt Mỹ cũng gặp nhau để trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong các chiến dịch ngăn chống nạn buôn người, chống hải tặc, đối phó với thiên tai.


Song song với các công tác này, Hoa Kỳ và Việt Nam đang có những cuộc đối thoại nhằm giải tỏa những quan điểm khác biệt về quyền tự do ngôn luận, ngăn chống tham nhũng, bảo vệ tác quyền.

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.


Nặng gánh hàng rong trong lòng thành phố


2011-01-06

Các gánh hàng rong từ lâu là một hình ảnh quen thuộc và cũng là một kế mưu sinh của bao người dân Việt; đến nỗi người ta quên quan tâm đến nó.

RFA photo

Một gánh hàng rong trên vỉa hè đường Đồng Khởi, một con đường sang trọng ở SG. Ảnh chụp tháng 7/2010.

Nhân có luật mới về an toàn thực phẩm với những quy định vệ sinh cho hàng rong vào năm tới, Quỳnh Chi có bài tường trình về tình hình liên quan.

Một cách mưu sinh

Ở Sài Gòn, tìm một người có hoàn cảnh khó khăn không hề khó và nếu tìm một người bán hàng rong lại càng dễ dàng. Họ có thể là dân địa phương, cũng có thể từ mọi nơi trên đất nước nhưng đều có một điểm chung: mưu sinh bằng một gánh hàng rong.

Chị Phương, người gốc Tiền Giang trôi dạt đến xóm nhỏ thuộc An Sương – Hóc Môn lập nghiệp. Chị Phương kể về hoàn cảnh của mình:

"Ở dưới quê, công ăn việc làm rất là hạn hẹp. Cắt lúa thì không phải lúc nào cũng có cho mình cắt vì nó có mùa. Gia đình gặp chồng hay nhậu nhẹt, nhà lại neo đơn. Có con đi học mà không có tiền lo cho nó nên mình phải tìm cách làm ăn ở chỗ khác khá hơn".

Thường những người không có nỗi một chỗ buôn bán cố định, phải đạp xe lộc cộc hay quảy gánh trên vai đều có chung những hoàn cảnh tương tự như thế. Nó như một điểm chung để bàn tay số phận đưa họ đến với nhau.

Những người này hay tập trung ở những thành phố lớn, đặc biệt là Sài Gòn hay Hà Nội vì ở đây đất chật người đông lại có nhiều xí nghiệp nhà máy, kiểu gì cũng có thể kiếm ra tiền.

Chị Giang, sống tại quận 2 TPHCM, nơi có nhiều dân nhập cư kiếm sống bằng hàng rong nhận xét:

Quán ăn lề đường thì tụi em ăn rất nhiều, tuổi học trò mà. Nếu mà so với tuổi teen của tụi em, nó rẻ và phù hợp.

Chị Hồng, TPHCM

"Miền Trung hay dưới quê, nhiều khi những người già cũng nghèo khổ, người ta phải lên đây kiếm sống thôi. Cuộc sống ở quê khó khăn nhưng cũng không kiếm ra đồng tiền. Còn ở thành phố mặc dù có cực khổ nhưng có thể kiếm sống. Ở thành phố mà, dù khó khăn cách mấy thì cũng đỡ hơn dưới quê".

Sinh nhai bằng gánh hàng rong không phải xa lạ với người dân Việt. Những năm gần đây, khi các khu đô thị ngày càng mộc lên, các gánh ấy tìm đến tận những nơi sầm uất, tự nhiên trở thành cái nghề kiếm sống dễ dàng.

Hầu hết những những người tha phương cầu thực bằng hàng rong đều có chung một đặc điểm - sống cho một người khác. Họ tìm đến những thành phố lớn, gặp nhau ở 2 đầu quang gánh vẫn không quên rằng họ đến đây bằng lý do gì thì duy trì bằng lý do ấy. Một trong những lý do ấy là tiết kiệm. Chị Phương cho biết thêm: 

"Giỏi tiết kiệm tích góp thì gởi về quê đủ sống, còn sống ở thành phố này thì không đủ đâu. Sống cho những người ở dưới quê, cho thân nhân chứ còn ở đây là tiết kiệm tích góp lắm".

Dễ dàng để nhận thấy rằng, những người bán hàng rong thường phải sống tằn tiện, thuê những ngôi nhà nhỏ và ăn những bữa ăn xuềnh xoàng, số tiền họ làm được thường phải để dành cho những lý do như thế.

Đáp ứng nhu cầu xã hội

Hàng rong như một hiện tượng tự nhiên từ nhu cầu xã hội, vì nó đáp ứng được các yếu tố nhanh, gọn, lẹ và rẻ .Vậy là đôi quang gánh nhỏ bé từ vùng quê xa xôi, đã len lỏi đến những con phố nhộn nhịp. 

hangrong-250-2.jpg
Hàng thủ công mây tre lá được người nước ngoài đặc biệt ưa chuộng, cũng bán rong trên đường phố SG. RFA photo
Chính vì đặc điểm ấy mà ngoài khách du lịch hay vãng lai, học sinh chọn hành rong như một phần trong văn hoá học trò. Hồng, một học sinh vừa tốt nghiệp THPT ở một trường ở quận 10 cho biết hàng rong như một văn hóa học trò. Hồng nói:

"Quán ăn lề đường thì tụi em ăn rất nhiều, tuổi học trò mà. Nếu mà so với tuổi teen của tụi em, nó rẻ và phù hợp. Tụi em có thể tụ tập thành một nhóm mà không sợ ai nhìn ngó".

Chính vì giải quyết được công ăn việc làm và nhu cầu ăn uống mà hàng rong ngày càng xuất hiện khắp mọi ngõ ngách, bất kể mưa nắng. 

Thế nhưng, đôi khi vì sự phát triển đô thị, người ta đổ lỗi cho những quanh gánh quê mùa và muốn dứt bỏ nó ra ngoài xã hội. Những năm gần đây, hàng rong bị cấm tại một số địa hạt trung tâm thành phố. 

Mới đây nhất, báo SGGP đã đăng tin luật mới về an toàn vệ sinh thực phẩm nằm trong 10 luật mới sẽ có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2011. Trong đó, chương IV qui định những điều kiện vệ sinh cho thức ăn đường phố, bao gồm hàng rong. Việc này nhằm nâng cao phẩm chất vệ sinh cho thức ăn đường phố vì theo các nhà làm luật, "thức ăn này không được quản lý, nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ rất cao".

Về việc này, Hồng cho biết:

"Mình biết nó không vệ sinh nhưng mà lúc thưởng thức thì lại thấy rất ngon. Với lại lúc người ta bưng ra thì mình không nhìn thấy được người ta làm nên mình không hình dung được nó như thế nào nên cũng bỏ qua quan ngại đó".

Ở dưới quê, công ăn việc làm rất là hạn hẹp. Có con đi học mà không có tiền lo cho nó nên mình phải tìm cách làm ăn ở chỗ khác khá hơn".

Chị Phương, Tiền Giang 

Vấn đề này từ lâu đã thách thức các nhà làm luật vì khó lòng quản lý hết các gánh hàng rong khi nó đã len lỏi mọi ngã đường và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa xã hội. Hàng rong vốn tự phát và không theo một kiểu mẫu hay tiêu chuẩn vệ sinh nào. Nhìn họ, không ai biết họ sẽ xoay sở như thế nào để khỏi vi phạm khi luật mới thực sự được áp dụng triệt để?

Những người nghèo này không biết thế nào là mức tăng trưởng kinh tế đạt 6,78%, không biết thế nào là thu hút đầu tư nước ngoài ở mức 17 tỷ đô la một năm; không biết thế nào là lạm phát 11,75%, và thế nào là phá giá đồng tiền. Họ chỉ biết rằng, một khi cuộc sống của họ còn quá khó khăn hay còn những công nhân lương vài triệu đồng 1 tháng; thì xã hội vẫn còn những gánh hàng rong.

Theo dòng thời sự:


# O^ng Marchant Bi. Ke.t Cha^n Va`o Cu+?a Nhie^`u La^`n

# Ông Marchant Bị Kẹt Chân Vào Cửa Nhiều Lần
 
Theo tin mới nhất ghi nhận từ AP, ông Marchant đã bị kẹt chân vào cánh cửa xe nhiều lần, và ông đã không được phép tiết lộ bất cứ điều gì với báo chí.
 
PS:
 
US: Vietnamese police roughed up American diplomat

HANOI, Vietnam (AP) — Police roughed up an American diplomat in Vietnam and repeatedly slammed a car door on his legs when he went to visit a prominent dissident, an official in Washington said Thursday, detailing an encounter that prompted a strong U.S. protest.

Christian Marchant, a political officer at the U.S. Embassy in Hanoi, was expected to make a full recovery after being roughed up while trying to visit the detained dissident, said the U.S. official, speaking on condition of anonymity because he was not authorized to disclose details.

Neither the U.S. Embassy in Hanoi nor outgoing Ambassador Michael Michalak would describe the incident, but he said the U.S. had protested what occurred Wednesday in the central city of Hue.

"The United States government, both here in Hanoi and in Washington, has lodged a strong, official protest with the government of Vietnam regarding the treatment of one of our diplomats," Michalak told reporters Thursday during his farewell press briefing.

He called the issue a matter of grave concern, saying foreign diplomats are protected under international law.

"All governments are responsible for complying fully with the Vienna Convention on diplomatic relations, including ensuring the safety and security of diplomatic personnel," he said.

Vietnamese Foreign Ministry spokeswoman Nguyen Phuong Nga said the government is reviewing the incident, but added that foreign diplomats also have a responsibility to abide by the host country's laws.

Marchant's work on human rights was recently recognized with an award from the State Department.

A 2009 U.S. State Department report on Vietnam's human rights record said political activists and family members were regularly prevented from meeting with foreign diplomatic representatives.

U.S.-funded Radio Free Asia said Marchant was attacked outside the home of Catholic priest Thadeus Nguyen Van Ly, wrestled to the ground, put into a police car and driven away.

Ly, 63, one of Vietnam's best-known dissidents, was sentenced to eight years in prison in 2007 on charges of trying to undermine Vietnam's Communist government. He is under house arrest after being released last year on medical parole.

During his trial, Ly shocked the court by shouting out in protest. Photos of a police officer covering Ly's mouth to try to silence him circulated worldwide. Several members of the U.S. Congress have repeatedly called for the priest's release.

The incident comes a week ahead of Vietnam's National Party Congress, when the country's new leaders will be announced. Rights groups have criticized crackdowns on dissidents, which have increased during the run-up to the event.

"We think the Vietnamese police are out of control," Phil Robertson of U.S.-based Human Rights Watch said by telephone from Bangkok.

He called on the Vietnamese government to properly investigate the reported incident in Hue and to take swift action in this and other cases of alleged police brutality.

The U.S. government has been a loud critic of Vietnam's human rights record, urging Hanoi to stop jailing pro-democracy dissidents and to allow followers of all religions to worship freely.

Michalak told reporters last month there was a spike in arrests and convictions in 2010 involving people peacefully expressing their views.

Vietnam's government does not tolerate any challenge to its one-party rule. It maintains that only lawbreakers are jailed.

Lee contributed to this report from Washington.

Related articles