THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 July 2012

LỜI KÊU GỌI BIỂU TÌNH CHO NGÀY 8 – 7


.
Phản đối giặc Tàu xâm lược !
HỠI TOÀN THỂ ĐỒNG BÀO CẢ NƯỚC !
.
GIẶC TÀU ĐÃ ĐẾN TẬN NHÀ CHÚNG TA RỒI, CHÚNG LẺN VÀO TẬN TỪNG THƯỚC SÔNG TẤC NÚI, VUÔNG BIỂN, THẬM CHÍ TỪNG NGÕ NGÁCH QUÊ HƯƠNG CỦA CHÚNG TA RỒI !
CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ KHI CHÚNG NGANG NGƯỢC COI LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM NHƯ  AO NHÀ CỦA CHÚNG: CHÚNG ĐÂM CHÌM TÀU CÁ, ĐUỔI CẢ TÀU CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM, MỜI THẦU KHAI THÁC DẦU KHÍ TRÊN LÃNH THỔ CỦA CHÚNG TA?
XUỐNG ĐƯỜNG !
TẤT CẢ ĐỒNG BÀO HÃY XUỐNG ĐƯỜNG VÀO NGÀY CHỦ NHẬT TỚI – MÙNG 8 THÁNG 7 – ĐỂ THỂ HIỆN HÀO KHÍ DIÊN HỒNG, THỂ HIỆN TINH THẦN YÊU NƯỚC  CỦA TỪNG CÔNG  DÂN NƯỚC VIỆT: KHÓ KHĂN NÀO CŨNG VƯỢT QUA, KẺ THÙ NÀO CŨNG ĐÁNH THẮNG !
ĐỒNG BÀO HÃY CÙNG NHAU XUỐNG ĐƯỜNG, TẬP TRUNG TẠI SÂN QUẢNG TRƯỜNG NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI VÀO ĐÚNG 9 GIỜ SÁNG, SAU ĐÓ KHỞI HÀNH VỀ SỨ QUÁN CỦA LŨ GIẶC TÀU XÂM LƯỢC, CÙNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐỂ CHO LŨ GIẶC CƯỚP KIA BIẾT RẰNG: MẤY NGÀN NĂM LỊCH SỬ ĐÃ QUA, TỪ NAY ĐẾN TƯƠNG LAI MÃI MÃI THÌ GIẶC TÀU KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ CƯỚP ĐƯỢC NƯỚC TA THÊM MỘT LẦN NÀO NỮA !
NÀO, ĐỒNG BÀO HÃY CÙNG NHAU CHUẨN BỊ CHO NGÀY XUỐNG ĐƯỜNG !

Tàu Trung Quốc đuổi tàu Việt Nam ở Biển Đông

BB- Truyền hình Trung Quốc hôm thứ Ba 3/7 vừa chiếu phóng sự về vụ bốn tàu hải giám nước này chặn đuổi tàu của cảnh sát biển Việt Nam.
Các tàu hải giám được biết vừa từ căn cứ ở Hải Nam di chuyển xuống tuần tra trong khu vực Trường Sa.
Phóng sự của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV nói “trong ngày thứ hai của chuyến tuần tra” ở Biển Đông, tàu hải giám Trung Quốc đã phát hiện tàu của Việt Nam đang lao về hướng tàu của họ với tốc độ lớn. Tàu Việt Nam đã dùng loa phát thông điệp:
“Đây là tàu cảnh sát biển Việt Nam số 5012. Các vị đã vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đề nghị rút khỏi khu vực này ngay lập tức.”
Theo CCTV tàu hải giám Trung Quốc đã đáp trả, xưng danh là tàu hải giám số 83 đồng thời nói theo Công ước LHQ về Luật Biển và Luật pháp Trung Quốc, đây là vùng biển của Trung Quốc.
Các tàu hải giám lập tức thay đổi đội hình, cả bốn tàu cùng quay đầu hướng về tàu Việt Nam. CCTV nói sau chừng 10 phút, tàu Việt Nam giảm tốc độ và rút lui.
Không rõ những gì xảy ra sau đó.
Phóng sự ngắn của CCTV cho thấy căng thẳng vẫn đang diễn ra ở vùng biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, nhất là sau khi cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều đang có các động thái đối đầu nhau.
Luật Biển 
Hôm 21/6, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc đã phản ứng mau chóng và mạnh mẽ để phản đối dự luật này.
Ngoài các quyết định gọi thầu quốc tế ở chín lô ở ngoài khơi Việt Nam, thành lập thành phố Tam Sa hay thiết lập cơ chế tuần tra ‘phòng ngừa chiến tranh’ ở Biển Đông, hôm 26/6 Trung Quốc đã điều đội tàu hải giám từ Tam Á, Hải Nam, xuống Trường Sa.
Bốn tàu này đã vượt qua 2.000 hải lý để tới đảo Châu Viên (Trung Quốc gọi là Hoa Dương), thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo Tân Hoa Xã, thủy thủ đoàn của các tàu hải giám đã tiến hành một cuộc thao diễn đội hình tại đảo Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử) vào thứ Hai 2/7.
PS :
Quanh bờ hồ Gươm mới được lắp thêm rất nhiều camera khủng để quan sát.
Nguồn: Xuân Việt Nam

Khổ sở vì dừng xe 3 phút bị thu bằng lái 30 ngày



Đó là hành trình vất vả nộp tiền vi phạm giao thông của tôi. Mất một ngày trời tôi chỉ lấy được cái giấy hẹn sau khi nộp phạt và còn phải chờ một tháng mới lấy lại bằng lái.
Mức phạt giao thông mới có thật sự hiệu quả?

Bản thân tôi là một người luôn chấp hành nghiêm luật lệ giao thông khi đi ôtô, xe máy, hay thậm chí đi bộ một cách máy móc. Tôi đi xe máy đúng làn đường và đi bộ chờ đèn đỏ, luôn đi trên phần đường dành cho người bộ hành.

Thế nhưng, như nhiều người đang lái ô tô trên đường phố Hà Nội: tôi luôn cảm thấy rất bức xúc vì việc phân làn, cắm biển ở một số nơi không hợp lý. Rồi việc thiếu chỗ dừng, chỗ đỗ và cách xử lý phạt của lực lượng chức năng rất dễ bẫy người tham gia giao thông vi phạm.

Tuần trước là lần đầu tiên tôi phải lên kho bạc nộp tiền sau khi chỉ dừng xe (chưa tắt máy) đúng 3 phút tại vạch kẻ tam giác ngã ba Lương Văn Can - Lê Thái Tổ cùng cánh taxi.

Lỗi vi phạm của tôi bị phạt 800 ngàn đồng và thu bằng 30 ngày. Sau một hồi tranh luận gay gắt, tôi yêu cầu nộp phạt tại chỗ, cảnh sát giao thông (CSGT) giải thích lỗi của tôi không thể nộp phạt tại chỗ, phải lập biên bản và lên kho bạc nộp tiền.

Và quy trình nộp phạt và xử lý vi phạm như sau:
- Lập biên bản và có xác nhận của người vi phạm
- Chờ 5-7 ngày sau đi lên trụ sở CSGT sở tại giải quyết để lấy biên bản xử phạt
- Sau đó đi ra kho bạc nộp tiền và lấy biên lai nộp tiền
- Quay trở về trụ sở CSGT sở tại để đổi biên lai nộp tiền lấy giấy hẹn, cầm giấy hẹn về
- 30 ngày sau tôi mới được cầm giấy hẹn lên lấy bằng

Như các bạn đã thấy, tôi mất cả buổi chiều chạy lòng vòng mất công mất việc chỉ để lấy 1 cái giấy hẹn sau khi nộp tiền, và theo luật, tôi phải chờ 1 tháng mới có thể có bằng để tiếp tục chạy xe.

Với quy trình xử phạt và án phạt nặng như vậy, rõ ràng không một tài xế nào muốn vì nó quá lằng nhằng, tốn quá nhiều thời gian cho việc đi lại.

Trong khi đó tôi nghe nói mọi thứ đơn giản hơn rất nhiều rằng chỉ việc "bồi dưỡng" anh CSGT 1/2 số tiền nộp phạt, tôi có thể được đi ngay, không bị giữ bằng. Nhanh và gọn.

Hãy thử nghĩ bạn là lái xe taxi, chỉ dừng 3 phút và sau đó bạn bị thu bằng 1 tháng? Không rõ có tài xế taxi nào lựa chọn phương án xử phạt này, khi bằng lái xe là cần câu cơm của họ.

Do đó phải chăng thủ tục dễ hiểu và thường trực của cánh lái xe khi bị bắt vi phạm là phong bì.

Thiết nghĩ, quy định nâng mức xử phạt trong nội thành được áp dụng có thể tạo điều kiện làm gia tăng tiêu cực trong lực lượng CSGT. Trong khi điều cốt yếu để giảm thiểu tiêu cực là phải cải thiện cơ chế xử lý và nộp phạt nhanh gọn hơn, nhằm tránh tiêu cực thì các nhà chức trách đang bỏ qua.

Không cần so sánh với các nước phát triển về sự văn minh, tiện lợi của việc nộp phạt. Tôi nghĩ chỉ cần áp dụng cách thức nộp và xử lý phạt tại chỗ nhanh, gọn, giảm thiểu mức xử phạt xuống hợp lý thì tôi nghĩ sẽ không có ai phải "bồi dưỡng" cho lực lượng CSGT nữa cả.

Trong trường hợp bị thu bằng người vi phạm giao thông chỉ cần giữ biên lai, giấy hẹn nộp phạt và điều duy nhất họ phải làm là đến hẹn lên lấy bằng.

Phải chăng việc thiếu chặt chẽ trong xử phạt tham gia giao thông đã góp phần làm xấu hình ảnh người CSGT trong mắt người dân, dẫn tới rất nhiều hiện tượng chống đối người thi hành công vụ, bỏ chạy khi vi phạm...

Rõ ràng những tiêu cực này không góp phần làm người tham gia giao thông hiểu ra cái sai của họ, nâng cao ý thức tham gia giao thông mà gia tăng sự coi thường luật pháp.

Muốn loại trừ tiêu cực, cần đơn giản hóa quá trình xử lý nộp phạt nhằm giúp đỡ người dân và loại khỏi ngành các CSGT tiêu cực.
Phạm Trung Dũng

Lương chủ tịch tập đoàn tối đa 36 triệu đồng


Lương cơ bản Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế cao nhất 36 triệu đồng mỗi tháng, còn lương tổng giám đốc thấp hơn như vậy 2 triệu đồng, theo dự thảo nghị định đang xây dựng.
> 'Sướng' như lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước
Lương cán bộ văn phòng EVN gần 30 triệu đồng
Sếp EVN đau lòng vì lương 7,3 triệu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa chủ trì xây dựng dự thảo mới, quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế. Nhóm đối tượng trong diện điều chỉnh bao gồm: thành viên Hội đồng thành viên (chủ tịch công ty), kiểm soát viên, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc), kế toán trưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Trong phương án thứ nhất của dự thảo, tiền lương cơ bản được dùng làm cơ sở tính Quỹ tiền lương kế hoạch và thực hiện hằng năm của công ty. Cụ thể, Quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý, điều hành được xây dựng trên cơ sở lương cơ bản, số lượng và tổng tháng làm việc trong năm.
Theo đó, tiền lương cơ bản Chủ tịch Hội đồng thành viên chuyên trách của Công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế cao nhất 36 triệu đồng mỗi tháng. Tổng giám đốc, giám đốc là 34 triệu đồng. Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, phó tổng giám đốc, phó giám đốc là 30 triệu đồng mỗi tháng. Còn kiểm kiểm soát viên, kế toán trưởng có mức lương cơ bản là 28 triệu đồng mỗi tháng.
Chức danhMức tiền lương cơ bản
Công ty mẹ - Tập đoàn kinh tếTổng công ty đặc biệt và tương đươngTổng công ty và tương đươngCông ty
IIIIII
Chủ tịch Hội đồng thành viên (chủ tịch công ty) chuyên trách363432272523
Tổng giám đốc, giám đốc343230252321
Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, phó tổng giám đốc, phó giám đốc302826211917
Kiểm soát viên, kế toán trưởng282624191715
(đơn vị triệu đồng/tháng)
Công ty có hệ số bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước bằng thực hiện của năm trước thì tiền lương kế hoạch bằng lương cơ bản. Nếu hệ số và tỷ suất lợi nhuận cao hơn năm trước thì tiền lương kế hoạch tăng tối đa 1,2 lần so với mức lương cơ bản. Nếu hệ số và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn năm trước thì tiền lương kế hoạch giảm, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.
Công ty hoạt động không có lãi, hoặc lỗ thì tiền lương kế hoạch bằng tiền lương chế độ.
Ảnh: Hoàng Hà
Tiền thưởng các lãnh đạo, quản lý được tính vào cuối năm căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Hoàng Hà
Quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở Quỹ tiền lương kế hoạch do chủ sở hữu quyết định. Công ty có hệ số bảo toàn và phát triển vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước bằng (hoặc tăng) so với kế hoạch thì tiền lương thực hiện cũng lần lượt bằng (hoặc tăng không quá 1,2 lần) tiền lương kế hoạch. Trường hợp hệ số và tỷ suất lợi nhuận giảm so với kế hoạch thì tiền lương thực hiện giảm nhưng thấp nhất bằng tiền lương chế độ. Công ty hoạt động không có lãi, hoặc lỗ thì tiền lương thực hiện bằng tiền lương chế độ.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đánh giá, phương án này có ưu điểm từng bước tiếp cận với các chức danh viên chức quản lý, điều hành tương ứng trên thị trường nhưng có khống chế. Đồng thời, điều này khắc phục sự chênh lệch về tiền lương giữa ngành, nghề và tạo điều kiện thí điểm thuê tổng giám đốc (giám đốc). Tuy nhiên, hạn chế của phương án là không được điều chỉnh theo tiền lương tối thiểu và bảo đảm mặt bằng so sánh với tiền lương khu vực hành chính, sự nghiệp.
Ngoài phương án trên, dự thảo cũng đề xuất phương án 2 về Quỹ tiền lương kế hoạch. Quỹ này được tính theo mức lương bằng 3 lần so với tiền lương chế độ người quản lý, điều hành gắn với mức hệ số bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước; tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước. Đồng thời có khống chế mức tăng tiền lương theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Theo cơ quan chủ trình, phương án 2 có thuận lợi bảo đảm mặt bằng so sánh với tiền lương với khu vực hành chính, sự nghiệp về tiền lương chế độ nhưng quá thấp so với mặt bằng trên thị trường và không tạo điều kiện thí điểm thuê tổng giám đốc (giám đốc).
Theo dòng sự kiện:
Lương thưởng tại các tập đoàn (10/02)
Lương Chủ tịch EVN hơn 600 triệu đồng một năm (10/02)
Những ngân hàng trả lương cao nhất Việt Nam (10/02)
Công bố kết quả thanh tra lương EVN chiều 10/2 (09/02)
Vietinbank lãi khủng, trả lương cao nhất 2011 (06/02)
Miễn nhiệm Chủ tịch Tập đoàn Điện lực (04/02)
Xem tiếp
Dự thảo này cũng quy định tiền thưởng các lãnh đạo, quản lý được tính vào cuối năm căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng điều hành do chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc chủ tịch công ty) quyết định. Trường hợp quản lý, điều hành công ty không đáp ứng yêu cầu, hoặc công ty làm ăn thua lỗ thì không được thưởng.
Nếu được thông qua, Nghị định trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013.
Trước đó, hồi đầu năm, Bộ Công Thương và Kiểm toán Nhà nước đã công bố mức lương tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Theo đó, thu nhập bình quân theo đầu người hằng tháng tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) là 16,2 triệu đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 13,7 triệu đồng tại khối công ty mẹ, toàn tập đoàn là 7,3 triệu đồng; Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) là 7,7 triệu đồng... Riêng tiền lương của lãnh đạo tại các tập đoàn này cũng xấp xỉ 40 triệu đồng mỗi tháng.
Hiện, lương của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế được chi trả theo nghị định 141 của Chính phủ ban hành ngày 5/9/2007. Trong đó, tiền lương phải gắn với năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các công ty.
Cụ thể, hệ số mức lương chức vụ của các Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch chuyên trách hội đồng thành viên là 8,8 - 9,1; Tổng giám đốc là 8,5 - 8,8, Phó Tổng giám đốc là 7,90 - 8,20; Kế toán trưởng: 7,60 - 7,90...
Quỹ tiền lương kế hoạch của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phải báo cáo đại diện chủ sở hữu thẩm định trước khi thực hiện. Đối với công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì đăng ký quỹ tiền lương kế hoạch với Bộ Lao động - Thương hình và Xã hội, Bộ Tài chính.
Hoàng Lan - Xuân Ngọc

Đề xuất luật của thiếu nữ Việt được Mỹ thông qua



Sau 4 năm kiên trì, đề xuất luật về an toàn xe buýt của thiếu nữ gốc Việt Le Yen Chi sẽ được Tổng thống Barack Obama ký duyệt vào tuần tới.
>> Nữ sinh gốc Việt bị giam gây xôn xao nước Mỹ
>> Nữ sinh gốc Việt bị tù được xóa tội

Thiếu nữ gốc Việt Le Yen Chi. Ảnh: Khou11
Nhìn bề ngoài trông Le Yen Chi không có điểm gì giống với một người vận động hành lang, và có vẻ như cô cũng không muốn trở thành người như thế. Cô đến với chính trị một cách tình cờ, đúng hơn là sau một tai nạn. "Lý do khiến tôi quyết tâm theo đuổi là vì tôi không muốn cái chết của mẹ tôi trở nên vô ích", cô nói.
Mẹ của Le Yen Chi, bà Cathertine Tuong So Lam, qua đời trong một tai nạn xe buýt vào tháng 8/2008 ở Sherman, bang Texas. Vụ tai nạn cũng cướp đi sinh mạng của 16 hành khách khác trên xe và khiến hàng chục người bị thương. Vụ tai nạn xảy ra khi đang trên đường từ một nhà thờ ở Houston đến bang Misouri, người lái xe bị mất tay lái khiến chiếc xe bị lật nhào và lao vào bên đường.
"Tôi chưa bao giờ đến Washington trước khi tai nạn kinh hoàng đó xảy ra. Và một tháng sau khi mẹ mất, tôi quyết định sẽ đến thành phố này", đài truyền hình KHOU-11 dẫn lời Yen Chi nói.
Cuộc đấu tranh đòi thông qua luật thắt dây an toàn trên xe buýt của Yen Chi kéo dài suốt 4 năm. Trong quãng thời gian đó, cô phải đi tới Washington tới 20 lần. Cách đây 2 năm, dự luật này được Hạ viện Mỹ thông qua, nhưng rồi lại bị Thượng viện bỏ phiếu chống. Mãi cho đến ngày 29/6 vừa qua, luật Motorcoach Safety Act của Yen Chi mới chính thức được lưỡng viện thông qua.
Sự kiên trì của Yen Chi cuối cũng đã được đền đáp. "Tôi cần phải làm tất cả những gì có thể, dù có mất bao lâu đi chăng nữa, để đảm bảo rằng điều tồi tệ đó sẽ không xảy đến với những gia đình khác nữa", Yen Chi tâm sự.
Theo luật mới, trong ba năm tới, xe buýt sẽ phải có thắt dây an toàn, mái chống bẹp, cửa kính chống vỡ và hệ thống kiểm soát áp lực của bánh xe. Những đặc điểm này từng được Bộ An toàn giao thông quốc gia đề xuất vào năm 1968, rất lâu trước khi Le Yen Chi chào đời.
Yen Chi cho biết đây là điều tuyệt vời nhất mà cô làm được từ trước đến nay, và là một bài học cho tất cả những ai đang hy vọng có thể tạo nên sự thay đổi.
Tổng thống Mỹ Obama sẽ ký duyệt dự luật này trong tuần tới.
Phan Tâm

Nước uống đóng chai nhiễm khuẩn mủ xanh



06/07/2012 16:40:22
 - 13/74 mẫu nước uống đóng chai, 162/528 mẫu nước uống qua xử lý trên thị trường TPHCM bị nhiễm trực khuẩn mủ xanh (tên khoa học là Pseudomonas) - loại vi khuẩn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người. Đó là kết quả tổng hợp của Viện Pastuer TPHCM sau 2 tháng kiểm định các mẫu nước của doanh nghiệp sản xuất gửi tới.

Ma trận nước uống tinh khiết

Đa số các đại lý bán hàng khô đều kèm theo dịch vụ bán lẻ nước uống đóng chai được cho là tinh khiết do các cơ sở, doanh nghiệp nhỏ lẻ sản xuất. Dạo quanh một vài chợ tạm, vài con đường trong thành phố như đường Lê Thị Hồng, Lê Đức Thọ, chợ An Nhơn, (quận Gò Vấp), chợ Ngã Tư Ga (quận 12)... có tới hàng chục tên các loại nước bình khác nhau, như Hana, Lucky, D3... Khi được hỏi về nguồn nước, các chủ tiệm, đại lý đều cho rằng, loại nước của họ đang bán là đảm bảo chất lượng!

Bà Trần Thị Ngọc Dung, chủ đại lý nước trên đường Trương Minh Giảng, quận Gò Vấp cho biết, một ngày cửa hàng của bà bán lẻ cả vài chục bình nước loại bình 20 lít, bà cũng khẳng định đây là loại nước bình dân thôi, dễ tiêu thụ.
 
Chị Phan Thị Kim cùng nhiều bạn trọ tại khu nhà trọ trên đường Nguyễn Văn Khương, quận 12 cho hay: "Thấy nhiều người uống loại nước lọc đóng bình, mình cũng mua để dùng và yên tâm vì thấy có nhãn mác đầy đủ. Cũng có lần nghe thông tin về nước tinh khiết nhiễm bẩn, thế nhưng giá mua bình nước của hãng uy tín trên thị trường thì đắt quá, nên chỉ có thể dùng loại hơn 10.000đ/bình là vừa túi tiền".

Nằm giữa trung tâm khu dân cư thuộc căn cứ 26, quận Gò Vấp, một chủ cơ sở sản xuất nước uống đóng chai quảng cáo, công ty dùng nguồn nước giếng khoan, sau đó qua các công đoạn xử lý rồi kiểm định cẩn thận mới đóng chai, đóng bình bán ra thị trường.
 
Theo quan sát của chúng tôi, các loại nước trên nhãn mác đều ghi rõ các chỉ tiêu chất lượng như độ pH, Cl, PO... và không quên kèm theo dòng chữ "SX theo TCVN...". Giá gốc mà các đơn vị sản xuất nước bán cho các chủ đại lý, tiệm hàng chỉ 5.000 - 7.000đ/bình, các đại lý bán lẻ cho các hộ gia đình giá dao động từ 11.000 - 13.000đ/bình 20 lít, có loại 15.000đ/bình.
Nước uống đóng chai bán lẻ tại các chợ.
Nước uống đóng chai bán lẻ tại các chợ.

Vi khuẩn mủ xanh kháng thuốc

Trong 2 tháng từ 1/3 - 31/5/2012, Viện Pasteur TPHCM đã xét nghiệm 764 mẫu nước sinh hoạt và nước uống được lấy trực tiếp và gián tiếp từ các đơn vị kinh doanh sản xuất nước trong thành phố gửi tới. Trong đó, có 74 mẫu nước uống đóng chai và 690 mẫu nước uống qua xử lý.
 
Qua phân tích xét nghiệm cho kết quả, trong 74 mẫu nước uống đóng chai phát hiện 13 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Một số mẫu nhiễm khuẩn coliforms, liên cầu phân, E.coli. Đặc biệt, tất cả 13 mẫu nước uống đóng chai trên đều có chứa trực khuẩn mủ xanh có tên khoa học là Pseudomonas aeruginosa và nước uống qua xử lý có 162/690 mẫu cũng nhiễm loại khuẩn trên, chiếm 23,5%.

Bà Phẩm Minh Thu, Trưởng Phòng Kiểm nghiệm Hóa lý Vi sinh, Viện Pasteur, TPHCM cho biết,  trực khuẩn Pseudomonas aeruginosa là một trong những chỉ tiêu được kiểm soát nhiều trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm.
 
Nó phân bố rộng rãi trong tự nhiên như đất, nước trên bề mặt động thực vật. Nó phát triển ở nhiệt độ tối ưu là 370C, dễ dàng phát triển trong môi trường nghèo dinh dưỡng. Điều đáng ngại là vi khuẩn này kháng thuốc đối với nhiều loại kháng sinh, gây bệnh cơ hội trên người. Có thể gây viêm màng tim, viêm đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng đường máu, đường tiết niệu, viêm màng não mủ và áp xe não, viêm tủy xương, viêm tai, gây bệnh hóa sừng ở mắt, nhiễm trùng da...

Bà Thu cho rằng, toàn bộ nước quy định phải xử lý bằng chloramin B dùng cho thực phẩm, hoặc lọc. Thông thường lọc nhiều hơn, tuy nhiên nhiều hệ thống lọc hiện nay cũng không đảm bảo, một số máy lọc nước trên thị trường cũng không đạt tiêu chuẩn lọc nước. Một số hãng nước uống đóng chai uy tín trên thị trường đều đầu tư hệ thống dàn lọc hiện đại đạt tiêu chuẩn.

Ngoài nguồn nước đóng chai, đóng bình trên thị trường, hiện nay nhiều công ty sản xuất dùng hệ thống lọc lấy nước uống trực tiếp cho công nhân. Máy lọc đa số không đảm bảo chất lượng do đó nguồn nước uống qua hệ thống xử lý này cũng dễ dàng nhiễm vi khuẩn mủ xanh.
 
Hương Nguyên

Nợ xấu ngân hàng: Con số mà biết nói năng...



06/07/2012 16:50:16
Nợ xấu ngân hàng khi được thông báo chỉ khoảng 3,4%, sau đó lại gần 10% và cuối cùng chỉ còn hơn 4%. Công chúng nên hiểu sự thật như thế nào?
 
Hồi tháng 4/2012, tổng giám đốc một doanh nghiệp tại Tp.HCM có gửi thư hỏi: “Tình hình vĩ mô có vẻ xấu vậy em? Nợ xấu ngân hàng tăng như vậy, có nguồn nào để tham khảo cho chính xác không?”.
Theo chủ quan, người viết trấn an rằng nợ xấu hệ thống hiện chỉ khoảng 3,4% “thôi”. Sự trấn an này gặp phản biện: “Mới rồi Fitch nói là hơn 12% thì sao?”. Vênh lớn như vậy do theo chuẩn quốc tế hoặc nội địa.
Thế rồi, chiều 7/6/2012, giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra con số nợ xấu tới 10%. Công chúng xôn xao.
Nguyên văn Thống đốc Bình nói như sau: “Về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, theo số liệu của nhiều bên đánh giá khác nhau, nhưng số liệu đánh giá của Ngân hàng Nhà nước nợ xấu của ngân hàng tính chung trong toàn hệ thống tăng từ 6% toàn hệ thống đến mức 10% toàn hệ thống. Với nợ xấu lớn như vậy làm cho chi phí vốn các ngân hàng thương mại phải gánh 10% nợ xấu cho nên chi phí vốn thực tế của các ngân hàng vẫn còn cao”.
Lần đầu tiên con số 6% và 10% nợ xấu ngân hàng được đưa ra chính thức, chính nguồn như vậy. Ngay sau đó, có ý kiến bình luận rằng Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã dũng cảm đưa ra con số đó, nhìn thẳng vào sự thực.
Còn với công chúng, sự thực nên được hiểu như thế nào? Các con số 3,2% đầu năm và 3,6% tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo và đưa ra (ngày 11/4/2012) cũng thực thì sao?
Một sự hốt hoảng được ném vào đám đông, cho đến nay chưa có một sự giải thích chính thức nào. Nhưng có thể ngầm hiểu, sự chênh lệch rất lớn đó đều có chung một sự thực: là một, chỉ khác về sự phân loại hay theo tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế hay của Việt Nam mà thôi. Nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa nêu cụ thể sự khác biệt về các chuẩn đó, và tại sao vừa mới nói theo chuẩn này nay lại theo chuẩn khác. Và tóm lại, nên theo chuẩn nào?
Chưa hết, cũng tại diễn đàn Quốc hội kỳ họp vừa qua, trả lời chất vấn bằng văn bản, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: tính đến ngày 30/4/2012, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 108,6 nghìn tỷ đồng, tăng 28,18 nghìn tỷ đồng (35%) với tốc độ tăng trung bình 8,6%/tháng, cao hơn so với mức tăng bình quân cùng kỳ năm trước.
Với dữ liệu trên, tính theo tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đến tháng 4/2012, lượng nợ xấu trên chiếm khoảng 4,15%. Lại thêm một con số nữa, và lần này chắc là phân loại theo chuẩn Việt Nam.
Là một, nhưng có hai cách thể hiện. Nhưng mỗi cách có thể mang một hàm ý khác nhau.
Thứ nhất, nếu theo chuẩn quốc tế, nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở khoảng 10%, là rất lớn khiến các nhà băng nặng gánh thêm chi phí và khó giảm lãi suất được nhanh và mạnh như mong muốn (dù cách nói này vấp phải phản ứng của dư luận, rằng người vay đang phải gánh một phần chi phí cho nợ xấu cho ngân hàng?).
Thứ hai, cũng là một cách nói, theo chuẩn Việt Nam, nợ xấu chỉ khoảng hơn 4%, vẫn yên tâm vì trong tầm kiểm soát (?).
Sử dụng cách nói nào tùy thuộc vào mục đích của người nói, gắn với tình huống cụ thể. Với thị trường, nên chăng thống nhất một cách cho dễ hiểu, đỡ phải hoảng hốt.
Chưa hết, những ngày này các dòng chảy thông tin lại xôn xao con số về dư nợ cho vay bất động sản.
Đầu tuần này, một số báo dẫn nguồn báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nêu: tính đến cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỷ đồng.
Thêm một sự hoảng hốt ném vào đám đông. Bởi lẽ, cuối năm 2011 con số mà các cơ quan chức năng đưa ra chỉ quanh mức 200.000 tỷ đồng.
Hay một tham khảo khác, cũng tại buổi họp báo ngày 11/4/2012, dữ liệu được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra là: dư nợ cho vay lĩnh vực không khuyến khích cuối tháng 12/2011 chiếm tỷ trọng trên 11%. Theo đó, một tính toán tương đối cho thấy, con số dư nợ ở lĩnh vực này là khoảng 275.000 tỷ đồng, trừ đi phần dư nợ cho vay chứng khoán cũng nằm trong rổ không khuyến khích (chiếm khoảng 3% tổng dư nợ), thì số còn lại khoảng 200.000 tỷ đồng; trừ đi phần của tín dụng tiêu dùng nữa, chênh lệch không lớn.
Thế nhưng, khi so với con số 348.000 tỷ đồng dư nợ cho vay bất động sản cuối năm 2011 dẫn nguồn báo cáo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì đã có một sự chênh lệch quá lớn.
Ở đây, con số biết nói và nói lên nhiều điều. Giả sử 348.000 tỷ đồng dư nợ bất động sản cuối 2011 là thực, nó đã chiếm tới gần 14% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Câu chuyện liên quan ở tình huống này là giới hạn tỷ trọng tín dụng phi sản xuất 16% cuối năm 2011 liệu có được thực hiện nghiêm và chính xác hay không?
Hay sự thiếu thống nhất, nhiễu số liệu như những tình huống trên dễ dẫn đến nghi ngại về tính xác thực, mà phía sau đó là phản ứng của thị trường, có thể là cả lợi ích của các nhà đầu tư. 
Như vừa mời đây thôi, có nhà đầu tư nào bị ngã ngửa khi chỉ sau vài tháng thông tin nợ xấu của Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) từ 4,69% vọt lên 16,06%, và khi sự thực lộ ra họ không kịp trở tay? 
Theo Minh Đức
VnEconomy

Hà Nội: Nhà 4 tầng đang chờ sập xuống đường



06/07/2012 10:46:56
 - Đang ngủ, gia đình chị Xuân bất ngờ nghe thấy tiếng cửa kính vỡ tung tóe, các bức tường và trần nứt nham nhở.

Vụ việc xảy ra khoảng 2h ngày 4/7, tại gia đình chị Trương Thị Kiều Xuân (36 tuổi, số 132 phố Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội).
Ngôi nhà của chị Xuân được phong tỏa
Ngôi nhà của chị Xuân được phong tỏa
Ông Trương Tuấn (68 tuổi), bố chị Xuân, kể lại: “ Khi đang ngủ tôi nghe tiếng động lớn, tôi hốt hoảng bật dậy, bật bóng điện thấy các cửa kính nhà mình vỡ toang. Tường và trần nhà cũng bắt đầu có dấu hiệu nứt, gãy, vôi vữa rơi lả tả; nền nhà bị “xé toạc”.

Thấy vậy, tôi gọi mọi người trong nhà thoát ra ngoài. Lúc này cả gia đình tôi hoảng loạn không thể mở cửa ra ngoài. Bởi cánh cửa bị phần tường trần phía trên võng xuống, ép chặt. Tuy nhiên, bằng sự cố gắng của cả gia đình mới cạy cửa, thoát được ra ngoài đường được”.
Công trình làm mương thoát nước Thái Hà bên ngôi nhà Của chị Xuân
Công trình làm mương thoát nước Thái Hà bên ngôi nhà Của chị Xuân
“Khi thoát ra ngoài gia đinh tôi thấy cái máy xúc đang làm việc ngay sát nhà. Máy xúc đào sâu xuống đất khiến nền nhà tôi bị lún, phá vỡ kết cấu trần, tường.” - bác Tuấn nhớ lại.

Tại hiện trường, chúng tôi nhận thấy, ngôi nhà 4 tầng, 1 tum của gia đình chị Xuân nằm sát với khu vực thi công, cải tạo, nâng cấp đường dọc mương thoát nước Thái Hà.

Theo chị Xuân, căn nhà của chị vừa để ở, vừa làm nơi kinh doanh vàng bạc. Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự cố, khu vực nhà đã được phong tỏa, tránh nguy hiểm cho người đi đường.

Trao đổi với chúng tôi, chị Xuân bức xúc nói: “Bên dự án và gia đình nhà tôi chưa thống nhất được phương án đền bù, tôi cũng chưa ký nhận bất kỳ khoản tiền nào. Họ thi công ẩu như vậy mà không thông báo gì cho gia đình tôi, làm nguy hại tới tính mạng của những người trong nhà tôi".
Chị Xuân bức xúc trước sự cố
Chị Xuân bức xúc trước sự cố
“Gia đình tôi phải tá túc bên ngoài 2 hôm nay mà chính quyền không hề quan tâm đến chỗ ăn chỗ ở của chúng tôi, không cần biết chúng tôi sống chết thế nào. Làm việc như vậy là quá vô tâm.” - chị Xuân nói.

Cũng theo chị Xuân, từ khi vụ việc xảy ra, tôi và những người trong gia đình phải “liều mình” vào trong nhà, gom vàng bạc và một số tài sản mang ra, cả nhà phải thuê nhà trọ bên ngoài để ở mà không hề nhận được một lời hỏi thăm, quan tâm của đơn vị thi công cũng như Ban quản lý dự án và cả chính quyền sở tại.
 
Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Hải Ngọc

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Việt Nam tuần tới



Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, sẽ đến thăm Việt Nam vào ngày 10 tháng 7 tới đây.
Courtesy state.gov
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton khởi đầu chuyến công du Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel rời Washington, DC vào ngày 05 tháng 7.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo tin này hôm qua. Theo thông cáo được phát đi thì bà Hillary Clinton khi đến Hà Nội sẽ gặp các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam.
Tại Hà Nội bà ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ chứng kiến lễ ký kết một số thỏa thuận về trao đổi giáo dục và hợp đồng thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Chuyến công du Việt Nam lần này của ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nằm trong khuôn khổ chuyến làm việc tại nhiều nước từ châu Âu, sang Á Châu và Trung Đông.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Một giáo dân bị đánh vỡ xương sọ ở giáo điểm Con Cuông

Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2012-07-05

Một giáo dân Việt Nam ở giáo điểm Con Cuông thuộc Giáo Phận Vinh, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, tỉnh Nghệ An , chị Maria Ngô Thị Thanh, bị đánh vỡ xương sọ









Courtesy Chuacuuthe
Công an sắc phục và không sắc phục bao vây toàn bộ khu giáo điểm Con Cuông thuộc Giáo Phận Vinh


bởi những người mà cư dân địa phương nói là công an mặc thường phục khi kéo đến  đập phá nơi này hôm đầu tháng, hiện trong tình trạng nghiêm trọng sau khi được mỗ tại bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội. Thanh Trúc gởi bản chi  chi tiết  từ Thái Lan:
Giáo điểm Con Cuông thuộc xã Yên Khê, tỉnh Nghệ An, bị những người mà giáo dân nói là công an mặc thường phục, kéo đến quấy rối và đập phá hôm 1 tháng Bảy vừa qua như đài Á Châu Tự Do loan tin.
Người dân địa phương cho hay nhiều giáo dân đã bị đánh đập tàn nhẫn khi cố ngăn cản những người mặc thường phục muốn phá đổ nhà nguyện của  giáo điểm Con Cuông.
Một trong những người bị đánh và bị thương tích nặng nơi đầu,  chi Maria Ngô Thị Thanh, được gia đình đưa vào bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội.
...bác sĩ Hà là người giỏi nhất đem hết nhiệt tình mỗ cho cháu nhưng có nói cho tôi biết là cháu Thanh bệnh tình rất phức tạp vì nó đánh cách dã man quá. Cháu bị thương, hai đầu thì gãy, gãy mà còn lõm vô xương sọ bên phải và thái dương bên phải, lủng vào trong sọ, trong óc
Ông Ngô Văn Ngơ
Ông Ngô Văn Ngơi, thân phụ của chị Maria Ngô Thị Thanh, cho biết tình trạng hiện tại của con gái ông rất là phức tạp sau khi được mỗ:
Bây giờ cháu rất là phức tạp chứ chưa có gì để hy vọng.  Buổi  sáng hôm qua  mỗ xong thì hai mê một tỉnh, nhưng đến sáng hôm nay coi như là hai tỉnh một mê, nhưng mà đến bốn giờ thì lại khác, con người nó  nhược lại trở lại hai mê một tỉnh và cả nói sảng nữa, rất phức tạp.
Cháu hiện đang nằm ở bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, có bác sĩ Hà là người giỏi nhất đem hết nhiệt tình mỗ cho cháu nhưng có nói cho tôi biết là cháu Thanh bệnh tình rất phức tạp vì nó đánh cách dã  man quá. Cháu bị thương, hai đầu thì gãy, gãy mà còn  lõm.











Cô Maria Ngô Thị Thanh ở bệnh viện, chờ cấp cứu. Source chuacuuthe.com


vô xương sọ bên phải và thái dương bên phải, lủng vào trong sọ, trong óc. Bên ngoài thì không có dấu vết gì là bị thương, mà đây là cái nghề nghiệp cái đặc vụ thì mới có kiểu đánh như thế này đây, đánh rất dã man. Đó là lời của bác sĩ Hà trao đổi như vậy.

Theo linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, đại diện Giáo Hội  Công Giáo đến làm vị lãnh đạo tinh thần tại giáo điểm Con Cuông, vì những người mặc thường phục kéo đến đập phá giáo điểm là những người đang sống trong địa bàn Con Cuông nên giáo dân nhận diện ra trong đó một số là công an bên cạnh một số những người khác nữa.
Trong khi đó ông Ngô Văn Ngơi lập lại những điều mà con gái ông kể khi tỉnh táo  được ít phút:
Lúc đó là có cả ông phó chủ tịch huyện Con Cuông chỉ huy cho lũ côn đồ đánh. Trong lúc cháu tỉnh được một hồi thì tôi hỏi nó thì nó bảo con chỉ biết đi lễ nhưng vì con thấy nó nhảy vào nó tấn công cha thì con chỉ nhảy  vào để can họ lại nhưng mà chưa kịp can thì con đã không biết chi cho đến hôm nay mở mắt thì thấy là ở bệnh viện, nó tóm lại với tôi như thế.
Được biết sau khi xảy ra vụ xô xát dẫn đến chuyện một số giáo dân bị đánh trọng thương, đến chiều thứ Ba ngày 3 tháng Bảy thì  tin nói phó chủ tịch huyện và trưởng công an huyện có đến dàn xếp vụ việc.
Qua số điện thoại của ủy ban nhân dân trên trang mạng của tỉnh Nghệ An, chúng tôi thử gọi nhiều lần nhưng không có người bắt máy.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thông Cáo của Tòa Giám mục GP Vinh về sự việc xảy ra tại giáo điểm Con Cuông


Thông Cáo của Tòa Giám mục GP Vinh về sự việc xảy ra tại giáo điểm Con Cuông
Liên quan tới vụ việc chính quyền Nghệ An đưa quân đội, công an và côn đàn áp dã man các linh mục, tu sĩ và giáo dân tại giáo điểm Con Cuông chiều ngày 1/7/2012 vừa qua, khiến nhiều giáo dân bị thương, trong đó có chị Maria Ngô Thị Thanh bị chấn thương sọ não hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức – Hà Nôi.
Điều đặc biệt nghiêm trọng là nhà cầm quyền Con Cuông đã dập nát bức tượng Đức Mẹ ngay tại nhà nguyện Con Cuông. Đây thực sự là một hành vi phạm thánh trắng trợn, bất chấp luân thường đạo lý của chính quyền Nghệ An.
Không dừng lại ở đó, những ngày vừa qua, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Nghệ An, truyền thông Nghệ An bắt đầu mở mặt trận truyền thông xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ các linh mục, tu sĩ và giáo dân giáo điểm Con Cuông, đổ hết mọi tọi lỗi cho giáo dân Con Cuông.
Trước hành vi phạm thánh, trước những vu cáo, xuyên tạc của chính quyền Nghệ An, ngày 4/7/2012, Tòa giám mục Giáo phận Vinh đã ra thông báo “cưc lực lên án hành vi phạm thánh, hành hung linh mục và giáo dân của chính quyền huyện Con Cuông, xã Yên Khê”; đồng thời, kêu mời toàn giáo phận thắp nến cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông vào tối thứ bảy và sáng Chúa nhật tời đây. Các giáo xứ trong toàn giáo phận sẽ căng băng rôn, với nội dung : “Phản đối hành vi phạm thánh và đánh đập linh mục, giáo dân của chính quyền Con Cuông”.
5/7/2012
Nữ Vương Công Lý

Trung Quốc trong chiến lược độc chiếm biển Đông

Ý đồ độc chiếm biển Đông và luận điệu phi lý của Trung Quốc lộ rõ từ lịch sử hành chính Hải Nam đến việc thành lập “TP.Tam Sa”.
Trước thông tin Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa  - Trường Sa của Việt Nam, ngày 21.6.2012, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ quyết định này. Chủ tịch TP.Đà Nẵng và Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cũng nhấn mạnh: “Quyết định này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý”.
Chúng ta cùng xem xét xâu chuỗi từ lịch sử quá trình quản lý đảo Hải Nam với các sự kiện thành lập tỉnh Hải Nam (ngày 13.4.1988), thành lập đô thị cấp huyện thuộc tỉnh Hải Nam lấy tên là Tam Sa quản lý Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam (tháng 11.2007) đến quyết định phê chuẩn lập TP.Tam Sa vừa qua. Bình  thường, việc thành lập một tỉnh, thành phố thuộc thẩm quyền và là công việc nội bộ của một quốc gia. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc thành lập tỉnh Hải Nam hay TP.Tam Sa bao gồm cả lãnh thổ nước láng giềng thì không còn là công việc nội bộ của Trung Quốc nữa, mà là một việc làm bất hợp pháp, vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước khác.
Biên giới chỉ đến Hải Nam
Cho đến đời tiền Hán (206 - 8 trước CN), đảo Hải Nam do người Lê (hay Ly), một tộc Việt trong Bách Việt, làm chủ nhưng bị người Trung Quốc ở Quảng Đông chinh phục. Đây có thể coi là bước đầu tiên tiến xuống biển Đông của các triều đại Trung Quốc. Các chính quyền kế tiếp nhau liên tục đưa người Hoa đến định cư ở vùng ven bờ đảo Hải Nam, dồn người Lê (hay Ly) vào vùng rừng núi ở sâu bên trong đảo. Các bộ lạc người Lê không cam chịu cảnh áp bức bóc lột, vùng lên khởi nghĩa nhưng bị đàn áp dữ dội nên đều thất bại. Một điều đáng chú ý là ở đảo Hải Nam có dân Lê (Ly) thì ở Thanh Hóa có dân Ly. Giữa người Lê (Ly) của đảo Hải Nam và Thanh Hóa chắc có sự giao thân. Vì vậy, năm 1905, ông E.Brerault khảo sát đảo Hải Nam thấy có “người Việt ở bờ biển phía nam đảo Hải Nam”. Đó chính là người Lê (Ly) ở ven biển.

Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ” xuất bản năm 1894, “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” xuất bản 1905, tái bản 1910 thể hiện rõ ràng điểm cực nam của Trung Quốc ở bờ nam đảo Hải Nam, và cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư xuất bản 1906 ghi rõ: Điểm cực nam Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam)
Ngoài các chính sách bóc lột hà khắc về mặt kinh tế, chính quyền phong kiến Trung Quốc vẫn dùng phương pháp chia để trị. Họ chia nhỏ các bộ lạc người Lê, bắt sống rải rác xen kẽ với các bộ lạc người Mông di cư từ tây nam Trung Quốc đến sau này. Trong vòng 19 thế kỷ tiếp theo, các chính quyền phong kiến Trung Quốc tiếp tục cho di dân đến và áp dụng chính sách đồng hóa để biến Hải Nam thành lãnh thổ của mình.
Từ thời Đường (618 - 906) đến năm 1909, Hải Nam vẫn bị coi là vùng biên giới “lam sơn chướng khí” và dùng làm nơi đày ải tù chính trị. Người bị đi đày nổi tiếng nhất ở đây có lẽ là nhà thơ Tô Đông Pha (1036-1101).
Sự cách biệt với nền văn hóa lục địa Trung Quốc, nạn cướp biển ven bờ, bệnh sốt rét ác tính cùng với sự nổi dậy thường xuyên của các bộ lạc bản xứ đã ngăn cản chính quyền Trung Quốc đưa người Hoa đến đây định cư với quy mô lớn. Hơn nữa, khí hậu nhiệt đới khác xa với đại lục, không thích hợp với kinh tế của người Hoa cũng là nguyên nhân làm cho nền kinh tế trên đảo chậm phát triển và người Hoa không muốn định cư ở đây. Những nguyên nhân khách quan này cản trở chính sách tiến xuống biển Đông của các triều đại Trung Quốc. Vì vậy, đến những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các chính quyền Trung Quốc đều coi lãnh thổ của mình chỉ bao gồm từ đảo Hải Nam trở lên phía bắc.
Đã có nhiều sự kiện, bằng chứng được ghi nhận trong sách vở Trung Quốc và Việt Nam chứng tỏ cương giới cực nam của Trung Quốc đến đầu thế kỷ 20 chỉ ở bờ biển phía nam đảo Hải Nam. Các quần đảo Hoàng  Sa - Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trong thời gian đó, nhà nước phong kiến Việt Nam đã làm chủ thực sự và tổ chức đội Hoàng Sa đi khai thác 2 quần đảo của mình.
Bản đồ của Trung Quốc đến đầu thế kỷ 20 chỉ vẽ lãnh thổ đến đảo Hải Nam - Ảnh: Đại Thanh nhất thống toàn đồ xuất bản năm 1894 với đảo nhỏ phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ (VN) - Nguồn: Biengioilanhtho.gov.vn
Bản đồ của Trung Quốc đến đầu thế kỷ 20 chỉ vẽ lãnh thổ đến đảo Hải Nam - Ảnh: Đại Thanh nhất thống toàn đồ xuất bản năm 1894 với đảo nhỏ phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ (VN) - Nguồn: Biengioilanhtho.gov.vn
 
Tham vọng và mưu đồ
Từ năm 1909, Trung Quốc mới bộc lộ tham vọng trên biển Đông. Theo lệnh Phó vương Lưỡng Quảng, Đô đốc Lý Chuẩn đem một số pháo thuyền nhỏ đến một vài đảo của Hoàng Sa, bắn vài phát súng rồi vội vã rút lui dù khi đó quần đảo này đã có chủ. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu có những hành động tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo trên biển Đông của Việt Nam.
Năm 1932, Trung Quốc chính thức nêu yêu sách tiến xuống phía nam tới quần đảo Hoàng Sa. Trong Công hàm 29.9.1932 của đại diện Trung Quốc tại Paris gửi chính phủ Pháp chỉ nêu yêu sách quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa): “Tây Sa là bộ phận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc”. Với công hàm này, Trung Quốc chưa hề yêu sách đối với Trường Sa. Những dữ kiện nói trên càng chứng tỏ lập luận Trung Quốc có “chủ quyền từ lâu đời” trên 2 quần đảo là không có cơ sở. Tiếp đó, họ chưa làm thêm được gì thì đảo Hải Nam bị quân đội Nhật chiếm đóng từ 1939 đến năm 1945.
Tháng 4.1950, phe Tưởng Giới Thạch phải từ bỏ Hải Nam. Từ đó, nơi đây được xem là một bàn đạp quan trọng trong chiến lược xâm chiếm biển Đông, vốn được đẩy lên mức hơn hẳn các chế độ trước đó.
Cùng năm, một nhà xuất bản Trung Quốc cho ra bản đồ “Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc phân tỉnh tinh đồ”. Trong đó, điểm cực nam không còn ở đảo Hải Nam nữa mà nó đã được đưa xuống phía nam hơn 1.500 km, tới tận vĩ tuyến 40 bắc, gần bờ biển Malaysia. Theo bản đồ này, đường “lưỡi bò” trên biển ôm trọn tới 80% biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng  Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tham vọng quá đáng của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.
Tiếp theo “chính sách xâm lược bằng bản đồ”, vào ngày 15.8.1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố yêu sách về vùng biển và hải đảo theo bản đồ nói trên. Từ đó, Bắc Kinh tích cực bắt tay chuẩn bị hành động. Nhưng do tình hình quốc tế lúc bấy giờ và lực lượng hải quân còn yếu nên tham vọng trên hướng biển vẫn còn có mức độ. Năm 1956, lợi dụng quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế ở Hoàng Sa, Trung Quốc bí mật đưa quân đổ bộ, chiếm đóng đảo Phú Lâm và Linh Côn thuộc nhóm phía đông của quần đảo Hoàng Sa.
Tháng 1.1974, sau khi ký Thông cáo chung Thượng Hải và với sự làm ngơ của Mỹ, Trung Quốc huy động lực lượng kết hợp hải quân, không quân đánh chiếm nốt nhóm phía tây của Hoàng Sa. Chỉ huy chiến dịch mở mang bờ cõi bất hợp pháp này là ông Đặng Tiểu Bình và tướng Diệp Kiếm Anh (còn tiếp).

Bằng chứng về luận điệu thiếu cơ sở của Trung Quốc
-  Nhiều sách báo phương Tây ghi lại sự kiện khoảng năm 1895, 1896 tàu Bellona của Đức và tàu Ymedi Maru của Nhật chở hàng cho Anh bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Hải Nam 140 hải lý về phía nam. Người Trung Quốc ở đảo Hải Nam đã ra lấy trộm đồng trên tàu. Lãnh sự Anh ở Hải Nam phản đối với nhà đương cục Trung Quốc và nhận câu trả lời rằng Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc do đó Trung Quốc không có trách nhiệm gì ở đấy.
-  Hàng loạt tài liệu, bản đồ chính thức và bán chính thức của Trung Quốc cho đến đầu thế kỷ 20 đều chỉ vẽ lãnh thổ Trung Quốc đến đảo Hải Nam. “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ” xuất bản năm 1894, “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” xuất bản 1905, tái bản 1910 thể hiện rõ ràng điểm cực nam của Trung Quốc ở bờ nam đảo Hải Nam, và cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư xuất bản 1906 ghi rõ: Điểm cực nam Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Sợ không chính xác, cuốn sách này còn nói rõ thêm: điểm cực nam đó ở vĩ tuyến 18o13’ bắc.
-  Trong cuốn Phủ biên tạp lục của nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn viết năm 1776 cũng ghi lại một sự việc: Năm 1754, thuyền của đội Hoàng Sa do Chúa Nguyễn phái ra khai thác Hoàng Sa bị đứt dây neo, trôi dạt vào cảng Thanh Lan thuộc đảo Hải Nam. Các quan sở tại đã tra xét những người ở trên thuyền, khi biết là người của đội Hoàng Sa Việt Nam, đã chu cấp tiền, gạo cho về quê mà không hề phản đối gì. Chúa Nguyễn còn sai người viết thư cám ơn.
Tiến sĩ Hoàng Trọng Lập (*) 
(*) Nguyên Phó trưởng ban Biên giới của Chính phủ, nguyên Đại sứ VN tại Malaysia

Blogger Huỳnh Thục Vy được thả


Tin cập nhật tối 5/7/2012: Công an Quảng Nam đã buộc phải thả Huỳnh Thục Vy

Lúc 21h40, ngày 5/7/2012: Trao đổi với Dân Làm Báo, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn cho biết: Khoảng hơn 9h tối, cơ quan CA đã áp giải Huỳnh Thục Vy về địa phương. Tuy nhiên, dường như những viên an ninh e ngại phải đối mặt với gia đình nên họ đã thả Vy xuống giữa đường cách nhà vài trăm mét, sau đó Vy tự đi bộ về đến nhà.

Hiện tại, sức khỏe Huỳnh Thục Vy rất yếu và mệt, khuôn mặt gầy gò. Đây là hậu quả của việc hành hung, trấn áp có hệ thống của cơ quan an ninh TP. HCM và Quảng Nam. Gia đình dự định sẽ đưa Huỳnh Thục Vy đi khám sức khỏe trong thời gian sớm nhất. Được biết, tinh thần Vy vẫn rất mạnh mẽ, cô luôn tỏ ra lạc quan và tin tưởng vào con đường đã chọn.

Thay mặt cho gia đình, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn gửi lời biết ơn chân thành đến tất cả các bạn, những người đã quan tâm, lo lắng và lên tiếng cho Huỳnh Thục Vy.

Huỳnh Thục Vy và anh Lê Khánh Duy dự định
tổ chức đám cưới vào tháng 8 năm nay 
* Lúc 21h30, ngày 5/7/2012, anh Lê Khánh Duy, chồng Huỳnh Thục Vy thông báo trên Facebook:

Trong niềm vui và tri ân, tôi xin thông báo: Công An Quảng Nam đã buộc phải thả Huỳnh Thục Vy về nhà.

Cho tôi được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến toàn thể các bạn, trong hơn một ngày qua đã quan tâm, chia sẻ, động viên giúp đỡ tôi và gia đình, nhằm gây áp lực và tố cáo hành vi bắt người trái pháp luật và phi nhân của công an.

Một lần nữa, thay lời cho Thục Vy và gia đình, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn.

Chúc các bạn sức khỏe và an lạc cùng với một niềm tin vững chắc trên hành trình công lý nhằm đấu tranh cho một Việt Nam, tự do và thịnh vượng.

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - VIỆT NAM

*

Tin cập nhật lúc 21h00, ngày 5/7/2012:
Lúc 14 giờ chiều nay, cô ruột của Huỳnh Thục Vy là cô Huỳnh Thị Thu Hồng có đến trụ sở CA Tỉnh Quảng Nam để hỏi thăm tin tức. Người trực tiếp tham gia bắt giữ Huỳnh Thục Vy tại Sài Gòn là trung tá an ninh tên Phạm Trung Phương đã lẩn tránh không gặp người nhà với lý do: Cô Hồng đến gặp không có giấy mời. 

Khi chuẩn bị ra về, một viên an ninh dưới quyền trung tá Phương thông báo họ “không bắt Huỳnh Thục Vy, gia đình muốn hỏi thì vào Sài Gòn mà hỏi”. Cũng cần nhắc lại, ngày hôm qua, 4/7, khi luật sư đến trụ sở CA Phường Tân Quy, Quận 7 để hỏi tin tức thì được trả lời: Phía CA Phường Tân Quy chỉ làm nhiệm vụ trung chuyển, muốn hỏi tin tức thì ra Quảng Nam để gặp an ninh.

Khoang 19 giờ tối nay, một viên an ninh khác tại CA tỉnh Quảng Nam (người này thường xuyên làm việc với gia đình Huỳnh Thục Vy) có gọi điện thoại thông báo với nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn với nội dung: An ninh Quảng Nam có bắt giữ Huỳnh Thục Vy, lát nữa sẽ áp giải Vy về. Tuy nhiên, sau đó gia đình có gọi lại nhiều lần, nhưng viên an ninh này không bắt máy. Khi bản tin này được đưa lên đã là 21 giờ tối, 5/7, gia đình vẫn không có tin tức gì thêm.

Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, bố của bạn Huỳnh Thục Vy cho biết: "An ninh Quảng Nam đã lừa gia đình tôi, không biết họ đang âm mưu gì mà lại làm cái việc đốn mạt như thế! Hiện giờ tôi cảm thấy bất an, cháu Vy rất cần sự giúp đỡ. Mong dư luận hãy quan tâm, lên tiếng để cháu được an toàn".

*

Tin cập nhật lúc 12 giờ trưa, ngày 05/07/2012
: Đến thời điểm này, đã quá 24 tiếng kể từ lúc Huỳnh Thục Vy bị bắt cóc mất tích, tuy nhiên anh Lê Khánh Duy (chồng Vy) cho biết đến nay gia đình vẫn không nhận được tin tức gì.

Anh Duy kể lại, sau khi vợ bị CA Quảng Nam bắt cóc, một viên an ninh đã lớn tiếng hăm dọa:

"Tao nói với mày, con Vy nó hết cơ hội làm lại cuộc đời rồi, nó muốn con nó phải sống trong xã hội thế này thế nọ. Tao chắc với mày, biết nó có thể còn đẻ được nữa hay không".

Huỳnh Thục Vy bị bắt trong tình trạng sức khỏe suy nhược do bị CA hành hung dã man hôm 1/7.

*
Tin cập nhật lúc 19h00, ngày 04/07/2012: Ông Huỳnh Ngọc Tuấn, bố của bạn Huỳnh Thục Vy cho biết:  Chiều nay, gia đình đã nhờ luật sư Nguyễn Thanh Lương đến CA Phường Tân Quy, Quận 7 để hỏi tin tức thì được trả lời: Phía CA Phường Tân Quy chỉ làm nhiệm vụ trung chuyển, muốn hỏi tin tức thì ra Quảng Nam để gặp an ninh.

CA sau đó đã ập đến nhà của anh Lê Khánh Duy (Chồng Huỳnh Thục Vy) để cướp đi 2 máy laptop, điện thoại và nhiều đồ đạc khác.

Huỳnh Thục Vy bị bắt giữ trong tình trạng sức khỏe rất yếu, liên tục trong nhiều ngày qua cô phải đi bệnh viện. Cũng cần phải nhắc lại, hôm 1/07, Vy và gia đình bị CA bắt giữ trái phép, cô đã bị đánh đập, hành hung đến mức xuất huyết ngay trong đồn CA.

*
Tin khẩn: Huỳnh Thục Vy đã bị công an Quảng Nam vào Sài Gòn bắt đi mất tích

Sáng nay, khi Thục Vy và Trầm Tử lên công an phường Tân Quy, Q7 làm việc thì bị xe Công an Quảng Nam vào tận Sài Gòn để bắt Thục Vy. Tham gia việc bắt bớ người trái phép này còn có an ninh Quảng Nam tên là Đặng Quang Thái. Hiện xe đưa Thục Vy đi đâu, mọi người không biết. 

Tưởng cũng cần nhắc lại là sáng ngày 01.07. 2012, gia đình Huỳnh Thục Vy gồm: Thục Vy, Lê Khánh Duy (chồng sắp cưới của Vy), Huỳnh Khánh Vy (em gái), Huỳnh Trọng Hiếu (em trai), Đỗ Minh Đức (chồng sắp cưới của Khánh Vy), bé Hương (bạn gái của Hiếu) mặc áo No-U giơ biểu ngữ và hô khẩu hiệu, tuần hành quanh khu vực CV 30/04 để bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Khi các bạn có được khoảng 50-60 người cùng tham gia thì bị công an, an ninh kéo đến bắt hết cả nhà. 

Các bạn đã bị an ninh bắt giữ trước sự chứng kiến của nhiều người từ lúc hơn 8h sáng đến gần 11h30' khuya mới thả về. 

An ninh và công an đã cáo buộc Thục Vy với tội gây rối trật tự công cộng và cản trở người thi hành công vụ, bị phạt 500 ngàn. Tuy nhiên Thục Vy không chấp nhận cáo buộc của phía an ninh, công an và không ký nhận biên bản. 

Sáng ngày 02/07/2012, rất đông công an, an ninh, dân phòng khoảng gần 20 người canh giữ nơi cư ngụ của Thục Vy ở phường Tân Quy, Q7. 

Vì chụp hình an ninh theo dõi trước nhà và tới nói thẳng với họ về việc theo dõi nên Thục Vy bị Phường nơi cư trú ghép thêm tội "gây rối trật tự tại khu dân cư" và gởi giấy mời làm việc tiếp vào ngày 03 và ngày 04 tháng 7. 

Sáng nay, 04 tháng 7, khi Thục Vy và Lê Khánh Duy (tức Trầm Tử) lên công an phường Tân Quy, Q7 làm việc thì bị xe Công an Quảng Nam vào tận Sài Gòn để bắt Thục Vy. Tham gia việc bắt bớ người trái phép này còn có an ninh Quảng Nam tên là Đặng Quang Thái. 

Khi nghe tin Thục Vy bị bắt đi, Khánh Vy và Minh Đức đến đồn công an phường Tân Quy hỏi thăm tin tức thì đã bị công an bắt giữ luôn tại đồn cùng với Khánh Duy (Trầm Tử) đi cùng với Thục Vy lúc sáng. 

Đỗ Minh Đức, Khánh Vy, Lê Khánh Duy hiện đã được thả về. Tuy nhiên, ngay lúc viết bản tin này, 12:30 trưa, thì nhà trọ của Duy ở bị bao vây, tịch thu điện thoại và đồ đạc trong phòng. 

Vào lúc này thì Huỳnh Thục Vy bị an ninh Quảng Nam Đặng Quang Thái đưa đi đâu không biết. Mọi liên lạc với Vy đã bị cắt đứt. 

Địa chỉ công an phường Tân Quy: 
18-20CC Khu phố 2 - p.Tân Quy, q.7, Sài Gòn 
Điện thoại:  08 37715111 

Xin thông báo cho bạn bè rõ.






Blogger Huỳnh Thục Vy được thả

Cập nhật: 15:41 GMT - thứ năm, 5 tháng 7, 2012

 
Công an Quảng Nam và Tam Kỳ không xác nhận họ đã giữ Huỳnh Thục Vy

Blogger Huỳnh Thục Vy được trả tự do sau hơn một ngày bị bắt giam nhưng có hẹn làm việc với công an vào 6/7.

Thục Vy nói với BBC công an Quảng Nam đã cho ô tô tới công an phường Tân Quy, quận 7 ở thành phố Hồ Chí Minh và đưa cô về Quảng Nam trong đêm qua.

Blogger này nói xe chạy qua đêm và tới Quảng Nam lúc 5h sáng 5/7.
Sau đó cô bị thẩm vấn cho tới tối khi được trả tự do nhưng có giấy hẹn trở lại công an Tam Kỳ, Quảng Nam trong ngày 6/7.

Trước đó em trai của Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, nói với BBC công an Quảng Nam và Tam Kỳ nói với gia đình họ không biết thông tin gì về blogger này.
Nói chuyện với BBC ngay sau khi được trả tự do tối 5/7, Huỳnh Thục Vi nói cô "rất mệt mỏi" vì xe chạy nhanh và "rất xóc" trong khi họ không cho cô ăn uống.