THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 June 2013

Giá nhà trọ cho thí sinh tăng từng ngày

(TNO) Ngày thi đại học càng cận kề, giá nhà trọ tại Hà Nội cho các thí sinh và phụ huynh ngày càng leo thang chóng mặt.
Tờ rơi treo cả trên dây điện
Không khó để tìm thấy các tờ rơi quảng cáo có phòng trọ cho thí sinh thi đại học quanh khu vực đường Xuân Thủy, Trần Thái Tông, Cổ Nhuế, Hồ Tùng Mậu. Vị trí thường được dán tờ rơi là bờ tường, cột đèn tín hiệu giao thông, trước các quán trà đá...
Tại ngay trước các điểm thi như các trường tiểu học Dịch Vọng Hậu A, Dịch Vọng Hậu B, THPT Lê Qúy Đôn, THPT Yên Hòa (tất cả đều thuộc Q. Cầu Giấy), các tờ rơi quảng cáo có phòng trọ cho thí sinh được dán ở vị trí dễ nhìn nhất.
Không có giá cả các phòng trọ, các tờ rơi chỉ để lại số điện thoại chủ nhà hoặc kèm theo vài dòng như phòng khép kín, điện nước đầy đủ hoặc có điều hòa.
nhà trọ
Biển quảng cáo treo trên dây điện trong ngõ 175 Xuân Thủy, Cầu Giấy - Ảnh: Thúy Hằng 
Chúng tôi có mặt tại ngõ  175 đường Xuân Thủy và choáng ngợp trước một “ma trận” phòng trọ.
Các biển quảng cáo “Còn phòng cho thuê”, “Có phòng cho thí sinh thi đại học”... treo khắp trước cửa nhà, cột điện, bờ tường và ngay cả trên mạng dây diện trên cao.
Các chủ quán trà đá thấy bóng dáng người đến hỏi thuê phòng thi đại học tranh nhau chỉ dẫn nhà và mặc cả giá "hoa tiêu" (thuê được phòng như ý thì trả cho họ 50.000 đồng).
Chúng tôi tìm đến một dãy nhà cấp 4 sâu trong ngõ và được chủ nhà dẫn đến một phòng khoảng 11 m2 trong góc. Phòng ngổn ngang đồ đạc của một sinh viên sắp ra trường. Một nhà vệ sinh, 1 nhà tắm chung cho cả 8 phòng (khoảng 16 người). Chủ nhà sẽ cho mượn 1 chiếc chiếu và 1 cái quạt điện.
“Mùng 2 cháu đến thì thoải mái. Mỗi người 100.000 đồng/đêm. Ở thì đặt cọc trước 100.000 đồng để cô giữ phòng cho”, bà chủ nhà nói.
Bà chủ nhà cho biết như thế là giá mềm nhất cả làng Dịch Vọng Hậu, mấy hôm nữa thí sinh lên đông, không có phòng để chọn lựa.
Một thanh niên trong ngõ chỉ chúng tôi đến một căn nhà 5 tầng gần đó. Một phòng ở tầng 4 đang trống. Phòng khoảng 12 m2, có một nhà vệ sinh chung cho cả 4 phòng.
“Mỗi người giá 100.000 đồng một ngày đêm. Có 2 người đặt sẵn cái phòng này rồi. Nhưng yên chí, cả 4 người ở thì phòng vẫn còn rộng (!?)”, chủ nhà tên Thịnh cho hay.
Đến thời điểm này, tìm nhà trọ giá mềm có thể đến các dãy nhà cấp 4 khá xập xệ tại ngách 389/128 đường Xuân Thủy.
Một dãy nhà trọ có 3 phòng trống trong tổng số 5 phòng tại đây. Một nhà tắm và nhà vệ sinh chung, có cổng đi riêng, phòng cũ, ẩm thấp nhưng có thể ở 2- 3 người một phòng. Mỗi người 1 ngày đêm là 50.000 đồng kèm cả nước. Điện dùng bao nhiêu sẽ tính bấy nhiêu (4.500 đồng/số)
Tuy nhiên, bà chủ nhà cho biết thêm đó là những phòng đặt thuê từ hôm nay. Nếu mùng 1, 2 tháng 7 mới đến thì sẽ là 100.000 đồng/người.
Giá sẽ còn tăng...
Đó là cảnh báo của các chủ nhà tại khu vực đường Hồ Tùng Mậu, đường Xuân Thủy (xung quanh ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH sư phạm Hà Nội, ĐH Thương mại) và khu vực đường Giải Phóng, Lê Thanh Nghị, Đại La, Trần Đại Nghĩa (quanh ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế Quốc dân).
Theo các chủ nhà, giá phòng cận ngày thi (1-3.7 tăng khoảng 50- 70% so với mức giá hiện tại)
Giá trung bình cho một phòng trọ nhà cao tầng tại đường Trần Đại Nghĩa cho 1 người, 1 ngày đêm là 150.000 đồng (tính cả điện nước).
Khu vực ngõ 70 đường Trương Định nhan nhản các tờ rơi mời các thí sinh, phụ huynh vào thuê nhà trọ. Giá phòng cấp 4 là 100.000-120.000 người/ngày đêm.
nhà trọ
Nhan nhản tờ chào mời thí sinh thuê phòng trọ - Ảnh: Thúy Hằng
Một chủ nhà tại ngõ này dẫn chúng tôi lên một căn phòng sạch sẽ, khép kín công trình vệ sinh, có điều hòa và cho biết giá 200.000 đồng/ngày đêm/người.
“Đây là phòng của con trai bác nên yên tâm là sạch sẽ. Thương học sinh thì dọn lại để các cháu có chỗ thuê thôi”, chủ nhà nói.
Tại khu vực Trại Cá, Đại La (Q. Hai Bà Trưng), phòng trống cho thí sinh lên thi cũng đang còn khá nhiều, do chưa phải cao điểm thí sinh lên Hà Nội làm thủ tục dự thi.
Theo chân một chủ nhà, chúng tôi được dẫn vào một căn phòng rộng khoảng 20 m2, giá 300.000 đồng/ngày đêm nhưng bà chủ nhà chỉ cho phép ở tối đa 2 người/phòng.
“Nếu không đặt cọc bây giờ thì dại đấy. Mấy hôm nữa các cô có mơ cũng chả tìm được cái phòng nào giá mềm thế này”, bà chủ nhà cảnh báo khi thấy khách không có ý định thuê.
Thúy Hằng - Duyên Đình

Thành lập Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

(TNO) Ngày 29.6, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã chính thức được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành y Việt Nam ra đời đơn vị điều phối ghép tạng, phục vụ cho điều trị bằng phương pháp ghép tạng. Trung tâm đặt tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Đức (Hà Nội), có chức năng tổ chức thực hiện việc điều phối về hiến, lấy và ghép mô, bộ phận cơ thể người giữa các ngân hàng mô và các cơ sở y tế trong phạm vi cả nước. Giám đốc Trung tâm là ông Trịnh Hồng Sơn, Phó giám đốc BV Việt-Đức.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, sự ra đời của Trung tâm là một dấu ấn quan trọng, góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trung tâm là cầu nối giữa người có nhu cầu với người có khả năng tự nguyện hiến mô bộ phận cơ thể người có chỉ số phù hợp sinh học. Trung tâm cũng có ngân hàng bảo quản tạng và tiếp nhận các đăng ký hiến tạng từ người hiến tình nguyện.
Cả nước hiện có 13 cơ sở y tế được phép và có đủ các điều kiện ghép mô, bộ phận cơ thể người. Kể từ khi ca ghép thận thành công đầu tiên tại Viện 103 vào năm 1992, đến nay đã có hơn 800 người được ghép thận từ người cho sống và 46 người được ghép thận từ người chết não, 41 người được ghép gan, 8 ca ghép tim từ người chết não… Tới đây, ngành y phấn đấu sẽ tiến đến việc ghép phổi.
Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có khoảng 6.000 người suy thận có nhu cầu ghép thận, 1.500 người có chỉ định cần ghép gan và hơn 5.000 người có nhu cầu ghép giác mạc.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện nay khả năng kỹ thuật của đội ngũ bác sĩ tốt, nhu cầu cần ghép nhiều, nhưng số lượng những ca ghép tạng vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân do nhận thức của người dân về việc hiến tạng vẫn còn nhiều rào cản. Phong trào tự nguyện hiến xác sau khi chết được nhiều người hưởng ứng, tuy nhiên việc tự nguyện hiến tạng để ghép tạng còn rất hiếm hoi.
Tại buổi lễ, đại diện Bộ Y tế đã công bố Quyết định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng ban.
Liên Châu

Giá vàng tiến sát 38 triệu đồng


 
 Giá vàng cuối ngày nhảy lên 37 triệu đồng

Vàng quốc tế tăng giá mạnh cuối tuần kéo thị trường trong nước tiến sát 38 triệu đồng một lượng. Đến cuối buổi sáng, cảnh xếp hàng lại tái diễn ở một số điểm kinh doanh vàng.
Mở cửa, Tập đoàn DOJI báo giá vàng mua vàng miếng từ khách ở 37 triệu đồng chẵn và tăng lên 37,2 triệu đồng sau đó ít phút. Mức giá này cao hơn tới 2 triệu đồng so với niêm yết cùng thời điểm sáng qua. 
Chiều bán vàng còn tăng cao mạnh hơn. Lúc 9h, doanh nghiệp này đưa chiều bán lên 37,8 triệu đồng, cao hơn 2,7 triệu đồng so với sáng qua. Tại Công ty Đầu tư Vàng Phú Quý, chiều bán vàng còn được đẩy lên 37,95 triệu đồng. Còn giá mua ở 37,35 triệu đồng mỗi lượng vào lúc 9h. Riêng tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), tính đến 10h20 sáng nay, chiều bán - mua đứng ở 37,2 - 37,7 triệu đồng một lượng.
Với mức giá này, thị trường hồi phục lên ngang bằng với hôm thứ tư vừa rồi, sau hai ngày giá rơi xuống đáy 2,5 năm.
Theo đại diện kinh doanh của Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu, doanh nghiệp này đang sản xuất vàng nhẫn hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Trong buổi sáng, nhiều người đến đây mua vàng miếng nhưng không có hàng nên chuyển qua vàng nhẫn, kể cả loại nhẫn 10 chỉ. Cửa hàng bắt đầu xuất hiện cảnh ùn tắc, khách phải xếp hàng để đến lượt mua vàng. "Lượng khách mua sáng nay cũng đông như chiều qua", đại diện doanh nghiệp này nói.
Vàng trong nước tăng giá do thị trường quốc tế vừa có phiên tăng mạnh cuối ngày hôm qua. Từ mức mở cửa ngày thứ sáu ở 1.200 USD, giá leo thang trong phiên Mỹ, chốt tuần ở 1.235 USD một ounce. Quy ra tiền Việt, mỗi lượng vàng quốc tế tương đương 31,56 triệu đồng (chưa bao gồm thuế phí). Chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước vẫn ở mức cao 6,3 đến 6,4 triệu đồng. 
Thanh Binh

Trung Quốc quy tội 100 người gây bạo động ở Tân Cương


Truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này vừa quy tội gần 100 "phần tử khủng bố" gây bạo loạn ở khu tự trị Tân Cương sau vụ tấn công làm 35 người chết vài ngày trước.

Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc tại Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương. Ảnh: AFP
Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc tại Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương. Ảnh: AFP
Một cuộc chống bạo động diễn ra rầm rộ hôm qua ở khu vực Hotan, nơi "nhóm người tấn công có vũ trang tụ tập tại một địa điểm tôn giáo", Global Times, phụ san của báo đảng Trung Quốc, cho hay.
Cuộc chống bạo động này diễn ra sau vụ đụng độ hôm 26/5, vụ đẫm máu nhất ở khu vực sa mạc phía tây Trung Quốc kể từ năm 2009, từng làm 200 người thiệt mạng. 
Theo AFP, một số người dân nói rằng người Duy Ngô Nhĩ ở đây rất tức giận khi cảnh sát "xông vào và bao vây đền thờ Hồi giáo" trong khi họ đang cầu nguyện. Một người khác nói rằng cảnh sát đã nổ súng vào người Duy Ngô Nhĩ khi họ rời khỏi nhà thờ địa phương.
Tuy nhiên, Tianshan Web, trang tin của nhà nước, cho hay không có ai bị chết hoặc bị thương.
Các báo Trung Quốc cũng đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói các vụ tấn công "phải được xử lý một cách nhanh chóng để đảm bảo sự ổn định của xã hội". Trước đó, chính phủ Trung Quốc gọi vụ bạo loạn ở khu tự trị bất ổn này là một vụ tấn công khủng bố bạo lực. 
Trong vụ việc hôm 26/6, Xinhua cho rằng những kẻ du côn đã mang theo dao trong những cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát ở thị trấn Lukqun, thuộc thành phố Turpan. Những người này còn đốt nhiều xe ôtô trước khi cảnh sát buộc phải nổ súng. 
Trong số 35 người thiệt mạng có 11 kẻ bạo loạn. 21 cảnh sát và dân thường bị thương, trong khi 4 kẻ côn đồ bị bắt.
Khu tự trị Tân Cương nằm ở tây bắc của Trung Quốc. Khoảng 10 triệu người sinh sống tại khu tự trị này, trong đó phần lớn là người Duy Ngô Nhĩ. Dù đông hơn người Hán nhưng người Duy Ngô Nhĩ thường cảm thấy không được đối xử tương xứng. Những mâu thuẫn nảy sinh từ đây, dẫn đến những vụ đụng độ thường xuyên xảy ra.
Vũ Hà

Bước kế tiếp sau khi Hạ viện Mỹ thông qua Luật Nhân Quyền cho VN



Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS
CỠ CHỮ 
Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ ngày 27/6 thông qua Luật Nhân Quyền cho Việt Nam 2013 với tỷ lệ tán thành áp đảo.

Luật mang số hiệu HR 1897 do dân biểu Chris Smith đề xướng ngăn cản Hoa Kỳ viện trợ không có mục đích nhân đạo cho Việt Nam cho đến khi nào Hà Nội chứng tỏ tiến bộ cụ thể trong lĩnh vực nhân quyền.
Dân biểu Chris Smith (giữa) tại buổi điều trần về nhân quyền Việt NamDân biểu Chris Smith (giữa) tại buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam

Đây là một trong những mục tiêu trong chiến dịch vận động của cộng đồng người Việt đánh động sự lưu tâm của chính giới Hoa Kỳ hầu thúc đẩy cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS đã phát động nhiều cuộc vận động nhắm vào cơ quan hành pháp và lập pháp Mỹ với các cuộc điều trần ở Hạ viện về thực trạng nhân quyền Việt Nam và các cuộc thảo luận trực tiếp giữa cộng đồng người Việt và các giới chức, nghị sĩ Hoa Kỳ mà cao điểm là Ngày Tổng Vận động hôm 4/6 khi hàng trăm người Việt từ khắp nơi đổ về Quốc hội yêu cầu Washington chú trọng điều kiện nhân quyền trong giao thương với Hà Nội.

Sau khi Luật HR 1897 được Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện thông qua, các mục tiêu và các bước tiếp theo trong kế hoạch vận động 2013-2014 cho nhân quyền Việt Nam ra sao? Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, Giám đốc điều hành BPSOS, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, cho biết thêm chi tiết:
Bước kế tiếp sau khi Hạ viện Mỹ thông qua Luật Nhân Quyền cho VN

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Mục tiêu ngay trước mắt là đưa đạo luật này ra trước toàn thể Hạ viện trước cuối tháng 10 để được biểu quyết thông qua với đa số áp đảo, tạo triển vọng được thông qua ở Thượng viện.

VOA: Vì sao thời hạn đề ra là trước cuối tháng 10 năm nay?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Vì chúng ta muốn luật được thông qua thật sớm nhưng cũng muốn bảo đảm là khi nó được đưa ra toàn thể Hạ viện thì phải được thông qua. Do đó, chúng ta cần thời gian để vận động thêm các dân biểu, đặc biệt các dân biểu đảng Dân chủ.

Chúng tôi mong Việt Nam sẽ được vào TPP, nhưng phải có điều kiện. Bởi, nếu không, sẽ xảy ra tình trạng y hệt như năm 2006. Khi Tổng thống Bush bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC và cho Việt Nam được hưởng quyền quan hệ bình thường với Mỹ một cách thường trực, lập tức xảy ra các cuộc đàn áp rất nặng nề tại Việt Nam kéo dài tận ngày hôm nay.
VOA: Mục tiêu chung cuộc là luật này được thông qua ở Thượng viện để chính thức có hiệu lực. Vậy kế hoạch vận động nhắm vào Thượng viện ra sao?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Chúng tôi đã bắt đầu tiếp xúc với một số thượng nghị sĩ đặc biệt là ông Bob Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để thuyết phục ông nếu không ủng hộ thì ít ra cũng đưa luật ra để các thượng nghị sĩ khác biểu quyết. Bước thứ hai là vận động từng vị thượng nghị sĩ như cuộc vận động ở Hạ viện. Chúng tôi dự trù tháng 3 sang năm tổ chức Ngày Vận động cho Nhân quyền Việt Nam lần thứ 3 và kỳ này sẽ tập trung thật nhiều vào Thượng viện.

VOA: Đó là các kế hoạch vận động cho Luật Nhân quyền Việt Nam chính thức có hiệu lực. Ngoài ra, trong khung làm việc chung của cuộc vận động bắt đầu từ tháng 4 năm nay hiện đang tiếp diễn, còn những mục tiêu nào đang được tập trung tới?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Còn hai mục tiêu nữa. Hiện nay chúng tôi đang vận động Hạ và Thượng viện đặt điều kiện chỉ cho Việt Nam vào Hiệp định Mậu dịch Tự do Xuyên Thái Bình Dương TPP khi Việt Nam chứng tỏ cải thiện nhân quyền cụ thể, bằng không, sẽ bị loại trừ ra khỏi TPP. Mục tiêu này cận kề hơn Luật Nhân quyền cho Việt Nam. Một mục tiêu nữa là đòi hỏi Tổng thống Mỹ áp dụng ngay những biện pháp chế tài đối với Việt Nam vì Hà Nội đã cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Vấn đề này cũng được kéo vào việc thương lượng TPP.

VOA: Trọng tâm anh nhắc đi nhắc lại là TPP. Cuộc vận động nhắm tới việc làm thế nào để chính phủ Mỹ có thể áp lực Việt Nam hoặc cải thiện nhân quyền hoặc bị loại ra TPP. Trong trường hợp Việt Nam bị loại sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam mà thành phần bị thiệt thòi trực tiếp chính là người dân Việt Nam. Anh phản hồi thế nào trước ý kiến này?
Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện Robert Menendez (trái, hàng đầu)Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện Robert Menendez (trái, hàng đầu)

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Không, ngược lại. Hiện nay nhiều nhóm lợi ích khác nhau đang vận động để không cho Việt Nam vào TPP cho đến khi Hà Nội thật sự tôn trọng quyền của người lao động, có những công đoàn tự do và độc lập của người lao động. Nếu mậu dịch Việt-Mỹ được gia tăng trong tình trạng nhân quyền Việt Nam như bây giờ thì e rằng càng trầm trọng hơn nạn công nhân bị bóc lột mà không có tiếng nói. Cho nên, không nhất thiết khi phát triển mậu dịch thì người dân tự động sẽ được thoải mái hơn hay được hưởng các lợi ích đó, mà nhiều khi có tác dụng ngược lại. Hiện ở Việt Nam đang xảy ra tình trạng cưỡng bức lao động như đối với các tù nhân và các cải tạo viên. Một khi có nạn cưỡng bức lao động như vậy, giá thành sản phẩm của Việt Nam sẽ được thấp xuống, không cạnh tranh công bằng với Mỹ.

Chúng tôi mong Việt Nam sẽ được vào TPP, nhưng phải có điều kiện. Bởi, nếu không, sẽ xảy ra tình trạng y hệt như năm 2006. Khi Tổng thống Bush bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC (Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo) và cho Việt Nam được hưởng quyền quan hệ bình thường với Mỹ một cách thường trực, lập tức xảy ra các cuộc đàn áp rất nặng nề tại Việt Nam kéo dài tận ngày hôm nay. Đó là tín hiệu sai lầm và nguy hiểm mà Hoa Kỳ đã nhắn cho Việt Nam. Cho nên, chúng tôi muốn chặn lại ngay vì e rằng nếu không sẽ gia tăng đàn áp tại Việt Nam.

VOA: Ngoài chiến dịch vận động tại Mỹ, BPSOS cũng có cuộc quốc tế vận kêu gọi mọi người trong và ngoài nước góp ý với Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc liên quan đến cuộc Kiểm tra Định kỳ Toàn diện UPR. Xin hỏi làm thế nào người dân trong nước có thể góp ý với Hội đồng Nhân quyền?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng:
 Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc muốn tạo cơ hội để thường dân, các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền, và các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền lên tiếng và cung cấp dẫn chứng, thông tin, tư liệu để Hội đồng dựa vào đó thực hiện cuộc kiểm tra. Họ không muốn chỉ nghe chính quyền Việt Nam mà nghe cả tiếng nói của người dân. Trở ngại lớn là người dân trong nước không biết đến việc này và không biên soạn được những báo cáo bằng tiếng Anh. BPSOS chúng tôi sẽ hỗ trợ dân trong nước. Nếu họ muốn góp ý với Hội đồng, chúng tôi giúp duyệt xét lại hồ sơ và dịch ra tiếng Anh.

VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

‘Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền’



Ông Yun nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phi sát thương.

Ông Yun nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phi sát thương.
CỠ CHỮ 
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun một lần nữa nhấn mạnh như vậy trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho ban Việt Ngữ - Đài VOA.

Các giới chức quân sự cấp cao của chính quyền Hà Nội từng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm này, nhưng phía Mỹ lại đặt điều kiện về nhân quyền.

Trả lời VOA, ông Jun nói phía Mỹ sẽ xem xét tới vấn đề vũ khí sát thương, nhưng ông nhắc lại rằng việc này dính líu tới vấn đề nhân quyền.

Ông nói: "Chúng tôi muốn chứng kiến một sự cải thiện lớn đối với vấn đề nhân quyền trước khi chúng tôi chuyển sang thương thảo những việc khác”.

Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh cấm vận vũ khí năm 1984 của Washington.
 
Phía Mỹ đã nói rõ với các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự của Việt Nam rằng cần có sự cải thiện rõ ràng và lâu bền về tình hình nhân quyền ở nước này thì Mỹ mới cân nhắc dỡ bỏ những hạn chế còn lại về việc xuất khẩu các thiết bị quốc phòng, trong đó có vũ khí sát thương.
Hồi đầu tháng này, tại một buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về mối quan hệ Việt – Mỹ, ông Yun nói rằng người dân Mỹ sẽ không ủng hộ việc nâng cấp nhanh chóng quan hệ song phương, nếu chưa có sự cải thiện về nhân quyền ở Việt Nam.

Ông nói: “Trong khi chúng ta tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn về mặt an ninh, hiện vẫn còn các giới hạn về mối quan hệ quân sự liên quan tới vấn đề nhân quyền. Phía Mỹ đã nói rõ với các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự của Việt Nam rằng cần có sự cải thiện rõ ràng và lâu bền về tình hình nhân quyền ở nước này thì Mỹ mới cân nhắc dỡ bỏ những hạn chế còn lại về việc xuất khẩu các thiết bị quốc phòng, trong đó có vũ khí sát thương”.

Tuy nhiên, ông Yun nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phi sát thương nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Đông Nam Á.

Ông cũng cho hay, Hoa Kỳ hoan nghênh kế hoạch của Việt Nam về việc lần đầu tiên triển khai binh sĩ ra nước ngoài tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc vào năm 2014.

Theo nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ, Hoa Kỳ giúp huấn luyện quân sự cho giới chức Việt Nam tham gia nhiệm vụ vừa kể.

Trong bối cảnh Bắc Kinh mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, Việt Nam đã chi hàng tỷ đôla để mua sắm các thiết bị quân sự tối tân.

Khi được hỏi liệu có phải sự trỗi dậy của Trung Quốc đã khiến Hà Nội và Washington xích lại gần nhau hơn, ông Yun nói rằng có nhiều lý do dẫn tới sự hợp tác giữa hai nước.

Ông Yun nói: “Hai bên giao thương với nhau nhiều. Chúng tôi cùng làm việc về các vấn đề liên quan tới khu vực Đông Nam Á, vấn đề an ninh biển, các vấn đề phát triển hay vấn đề hạ nguồn sông Mekong. Có nhiều lý do để giải thích vì sao chúng tôi hợp tác với Việt Nam”.

Ông Yun nói thêm rằng nhân quyền luôn là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ Việt – Mỹ. Ông cho hay Washington muốn thấy Việt Nam có được tiến bộ về quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tôn giáo và mọi quyền tự do khác.

Mới đây, trong vòng chưa đầy một tháng, Việt Nam tống giam 3 blogger, nâng con số người bị bắt giữ vì chỉ trích chính sách của nhà nước trong năm qua lên tới hàng chục người.
 
Dĩ nhiên chúng tôi rất quan ngại bất cứ khi nào quyền tự do ngôn luận bị chà đạp, dù là ở trên không gian mạng, trong lĩnh vực báo in hay các phương tiện phát thanh, truyền hình.
​Các tổ chức nhân quyền coi đó là hành động bịt miệng những tiếng nói bất đồng. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói với VOA Việt Ngữ rằng ông quan ngại về việc này.

Ông nói: “Dĩ nhiên chúng tôi rất quan ngại bất cứ khi nào quyền tự do ngôn luận bị chà đạp, dù là ở trên không gian mạng, trong lĩnh vực báo in hay các phương tiện phát thanh, truyền hình. Vâng, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi quan ngại và muốn thấy có tự do ngôn luận”.

Trước câu hỏi Việt Nam thường lên án các nước chỉ trích Hà Nội về nhân quyền là can thiệp vào chuyện nội bộ, ông Yun nói rằng nhân quyền là quyền cơ bản của con người trên thế giới, và điều đó đã được nêu rõ trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.

Nhà ngoại giao Mỹ nói thêm rằng nhân quyền là một trong những cột trụ trong chính sách đối ngoại của Mỹ không những đối với Việt Nam mà còn đối với các nước khác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ông cho biết rằng Tuyên ngôn đó là tiêu chuẩn mà Mỹ tuân thủ và nó áp dụng đối với tất cả mọi người.

Trong tháng Năm và tháng Sáu, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun đã tham dự các buổi điều trần liên quan tới Việt Nam tại Hạ viện Mỹ.

Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, ông Yun từng nói rằng ‘còn nhiều việc cần phải làm ở Việt Nam nhằm bảo đảm rằng tất cả mọi công dân được hưởng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí’.

Lời Kêu Gọi " PHONG TRÀO BỎ ĐẢNG "





Lời kêu gọi bỏ Đảng CSVN
Gởi các đảng viên ĐCSVN đặc biệt đang phục vụ trong các bộ máy Công An, Quân Đội !

Hỡi các đảng viên ĐCSVN các cấp uỷ, cho dù các bạn đã về hưu hay là đang phục vụ trong bộ máy hành chính hay trong các lực lượng Công An, Bộ Đội, xin các bạn hãy giành một ít thời gian để lắng đọng tâm tư, trở về với con người thật sự của các bạn. Hãy nhìn về thực trạng đất nước, hướng về tương lai, tiền đồ của dân tộc và tổ quốc mà trong đó có cả tương lai của chính con cháu các bạn
.
Các bạn hãy bình tâm bỏ qua mọi dị biệt hoặc những lo lắng về những đối xử của nhân dân  đến với các bạn khi chế độ này, thể chế này cáo chung, chúng tôi biết chính vì những mặc cảm lo âu này đã khiến cho một số không ít trong các bạn tiếp tục cộng tác và tiếp tay cho bạo quyền Việt Cộng. Cũng có một số lớn trong các bạn vào Đảng để có miếng cơm, manh áo. Những điều này chúng tôi hiểu rõ và thông cảm, thông cảm nhưng không chấp nhận những lý do này mãi được tiếp diễn.

Chính vì vậy chúng tôi gởi đến các bạn lời kêu gọi này và hy vọng rằng các bạn phải nhìn ra được những sự thật sau đây mà cho dù các bạn có thấy hay không thấy nhưng nó đang xảy ra hàng ngày và là những hiện thực :

1/ ĐCSVN đã vô cùng phân hoá từ ngay trong thượng tầng lãnh đạo Trung Ương Đảng,

2/ Tham nhũng, hối lộ, mua quyền, bán chức, cướp đất lan tràn và nhân dân đã hoàn toàn mất hẳn niềm tin vào ĐCSVN, ngay cả một bộ phận không nhỏ các đảng viên cũng đã mất luôn cả định hướng và hoang mang, thậm chí bất mãn và cảm thấy bị lừa bịp.

3/ Hơn lúc nào hết sự vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải ngày càng bị uy hiếp bởi anh láng giềng cộng sản khổng lồ lúc nào cũng hăm he nuốt trọn từng tấc đất mà cha ông chúng ta đã dày công xây dựng và gìn giữ. Nhà nước đã làm được gì ? Hay chỉ là những lời phản đối lấy lệ và luôn tỏ vẻ phục tùng kẻ thù truyền kiếp của cha ông chúng ta qua « 14 vàng, 4 tốt »

4/ Kinh tế lụn bại, tài chánh thâm thủng, nợ công đã vượt qua mức độ 125 tỉ USD, đây là hệ quả của 1 nền Kinh Tế quốc doanh trong tay những tập đoàn kinh tế do con ông, cháu cha các quan chức cao cấp vô tài, bất tướng của ĐCSVN điều hành. Những VINASHINE, VINA LINE đã và đang đưa đất nước vào ngõ cụt và dân tộc VN trong đó có con cháu các bạn sẽ phải còng lưng trả nợ Quốc Tế trong nhiều thế hệ.

5/ Các quyền tự do cơ bản của con người bị trù dập, sức lao động VN bị bán rẻ cho các tập đoàn Tư Bản ngoại quốc, phụ nữ VN bị bán dâm trên nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á và toàn thế giới.

6/ Các quan lớn địa phương đã cướp bóc đất đai, nhà cửa và ngay cả những gia đình đã từng có công với ĐCSVN cũng cùng chịu chung số phận như những nạn nhân khác. ĐCSVN đã gây thù hận trong lòng dân lên cao đến mức Dân Oan sẽ là 1 tử huyệt của Đảng.

Trước những hiện trạng trên đây chúng tôi khẩn khoản kêu gọi các bạn đảng viên hãy thức tỉnh và trở về với chính nghĩa dân tộc thật nhanh bằng cách đồng loạt hưởng ứng thât đông « PHONG TRÀO BỎ ĐẢNG »
Trong những năm qua đã nhiều người bỏ Đảng nhưng chưa đủ, các bạn hãy mạnh dạn và can đảm lấy 1 quyết định rời bỏ bộ máy cai trị càng sớm, càng tốt. Bạn chỉ có được chứ chẳng có mất.

Thế thì bạn sẽ MẤT và ĐƯỢC những gì khi BỎ ĐẢNG ?

*MẤT :
- Có thể tạm thời họ sẽ bao vây kinh tế gia đình bạn nhưng nếu nhiều chục triệu dân sống qua ngày được thì chắc hẳn các bạn cũng sẽ vượt qua được ( Nhưng chỉ trong 1 thời gian ngắn mà thôi )
- Mất đi địa vị hét ra lửa ( tạm bợ )

*ĐƯỢC :
- Sự khoan hồng của nhân dân khi bạn từ bỏ cái Ác để trở về với Thiện và sẽ tránh được những sự trả thù ( có thể xảy ra ) đến với bạn và cả gia đình của bạn khi đổi đời.
- Bạn sẽ được hưởng những quyền tự do căn bản của con người và cuộc sống tương lai của bạn và con cháu của bạn sẽ tương đương như những quốc gia tân tiến mà công dân nào cũng có quyền được hưởng.
- Tâm hồn bạn sẽ được thanh thản, không có mặc cảm tội lỗi
- Con cháu bạn sẽ được tự do ăn học thành tài, săn sóc sức khoẻ miễn phí mà không cần phải nịnh bợ, tâng bốc bất kỳ một ai.

Thưa các bạn đảng viên, thế thì khi bỏ đảng các bạn sẽ được rất nhiều mà mất chẳng bao nhiêu. Còn chờ đợi gì nữa mà không mau chóng tham gia PHONG TRÀO BỎ ĐẢNG.

Mau nhanh kẻo muộn ! Thời gian sẽ không chờ các bạn ! !