Thời gian gần đây, facebook lan truyền CÔNG VĂN MẬT CẤM FACEBOOK của tập đoàn VNPT, nhưng không rõ nguồn gốc. Thực hư về bản công văn này như thế nào?
Trong khi đó, có nhiều người than phiền không thể vào được facebook dù họ cố gắng sử dụng 1 số phần mềm hoặc đổi DNS.
Nhưng cũng đồng thời, nhiều người cho biết truy cập facebook dễ dàng hơn trước đây, so với khi facebook bị chận luân phiên giữa các vùng miền.
1. Con dấu thật của VNPT năm 2013:
CẬP NHẬT: con dấu thật của VNPT năm 2013
TTXVA nhận được bức hình do một bạn đăng tải con dấu thật của VNPT chỉ có 3 dòng. Tuy nhiên bạn này cũng cho biết đây có thể là con dấu cũ của VNPT, và rất có thể VNPT đổi con dấu mới có 4 dòng.
Một bạn vừa gửi message cho VangAnh cho biết, bạn đang giữ 3 cái văn bản có con dấu 3 hàng vào năm 2009 và 2010, và 1 văn bản 3/2013 là con dấu có 4 dòng.
Ảnh con dấu của VNPT trước 2013
2. Khi nào VNPT đóng dấu TỐI MẬT:
Theo thông tin của một bạn xác nhận con dấu trong bức ảnh trên là thật của VNPT, trong vấn đề bảo vệ bí mật nhà nước của các ngành thì mức độ MẬT do Bộ trưởng Bộ công an quy định. Còn mức độ TỐI MẬT do thủ tướng chính phủ quy định. Danh mục bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin được quy định tại quyết định số 182/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
Theo nội dung QĐ số 182/2006/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về danh mục bảo vệ bí mật nhà nước, mức độ TỐI MẬT trong ngành bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin thì đó đều là những nội dung chiến lược của ngành và nội dung những cuộc đàm phán câp cao giữa VN và nước ngoài trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT chứ ko có liên quan gì về công văn này.
3. Phân tích theo hướng công văn giả mạo:
Theo FB Tôi Yêu CAND
1. Tại vòng tròn màu tím ở đầu, nơi có dòng chữ “TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM” thì theo thể thức soạn thảo văn bản Số: 110/2004/NĐ-CP Về công tác văn thư thì phần đầu này phải: “Viết in hoa và không tô đậm cơ quan – bên dưới để tên đơn vị phụ trách hoặc số của văn bản”. Ví dụ, văn bản của Bộ Công An thì phải làm như sau:
BỘ CÔNG AN (Viết in hoa – không đậm chữ)
Cục Cảnh Sát (Viết hoa chữ cái đầu – tô đậm chữ)
Cục Cảnh Sát (Viết hoa chữ cái đầu – tô đậm chữ)
hoặc:
Số:…/QĐ-BCA (viết không in đậm)
Thì tại văn bản mà Nhật ký bán nước nói là của VNPT thì phần tên “TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM” lại in đậm và bên dưới không có tên đơn vị (phòng, nhóm) nào phụ trách việc ban hành hay số công văn.
2. Tại vòng tròn màu đỏ là tên công văn có ghi là: “v/v Thực hiện ngăn chặn trang mạng xã hội facebook”
- Tại Điều 5. Thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau:
Quốc hiệu;
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
Số, ký hiệu của văn bản;
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
“Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;”
Nội dung văn bản;
Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
Dấu của cơ quan, tổ chức;
Nơi nhận;
+ Căn cứ theo Điều 5 phần: “Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản” thì ở văn bản này có cái tên loại văn bản và trích yêu nội dung nhưng với những người có học qua Word thì chắc chắn nhận ra đây là lỗi cực kỳ cơ bản khi cái tên văn bản lại viết thường và nằm tuốt ở lề trái chứ không phải nằm giữa và viết in hoa đậm hay in hoa chữ cái đầu với size ít nhất là 16.
3. Tại ô hình chữ nhật màu xanh da trời nhạt thì có chữ “TỐI MẬT”. Theo các quy định về việc đóng dấu cấp độ “MẬT” thì con dấu phải có khung hình chữ nhật bao quanh cấp độ. Còn ở đây thì chỉ có vỏn vẹn 2 chữ “TỐI MẬT” mà size chữ cũng sai bét luôn.
- Hai chữ TỐI MẬT luôn được đóng dấu. Chữ TỐI MẬT có màu đỏ, nằm trong khung hình chữ nhật, tỷ lệ hai cạnh có kích thước nhất định.
Điều 7. Xác định và đóng dấu độ mật đối với từng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước tùy theo mức độ mật phải đóng dấu độ mật: Tuyệt mật, Tối mật hoặc Mật.
2. Khi soạn thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước, người soạn thảo văn bản phải đề xuất mức độ mật từng tài liệu, người duyệt ký văn bản chịu trách nhiệm quyết định đóng dấu độ mật và phạm vi lưu hành tài liệu.
3. Đối với vật mang bí mật nhà nước phải có văn bản ghi rõ tên của vật lưu kèm theo và đóng dấu độ mật vào văn bản này.
Bộ Công an quy định mẫu con dấu các độ mật: Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước
- Theo Điều 6 của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước quy định về Bí mật nhà nước trong phạm vi sau đây thuộc độ Tối mật thì chúng ta thấy rằng văn bản trên không thuộc trường hợp TỐI MẬT:
a. Các cuộc đàm phán và tiếp xúc cấp cao giữa nước ta với nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác chưa công bố.
Những tin của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà Chính phủ xác định thuộc độ Tối mật;
b. Tổ chức hoạt động, trang bị, phương án tác chiến của các đơn vị vũ trang nhân dân, trừ tổ chức và hoạt động được quy định tại khoản 3 Điều 5 của Pháp lệnh này; phương án sản xuất, vận chuyển và cất giữ vũ khí; công trình quan trọng phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo;
c. Bản đồ quân sự; tọa độ điểm hạng I, hạng II nhà nước của mạng lưới quốc gia hoàn chỉnh cùng với các ghi chú điểm kèm theo.
Vị trí và trị số độ cao các mốc chính của các trạm khí tượng, thủy văn, hải văn; số liệu độ cao và số không tuyệt đối của các mốc hải văn;
d. Số lượng tiền in, phát hành; tiền dự trữ bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; các số liệu về bội chi, lạm phát tiền mặt chưa công bố; phương án giá các mặt hàng chiến lược thuộc Nhà nước quản lý chưa công bố;
e. Nơi lưu giữ và số lượng kim loại quý hiếm, đá quý, ngoại hối và vật quý hiếm khác của Nhà nước;
f. Công trình khoa học, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ mà Nhà nước chưa công bố;
g. Kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng đặc biệt giữ vị trí trọng yếu trong việc phát triển và bảo vệ đất nước không công bố hoặc chưa công bố;
h. Tin, tài liệu khác mà Chính phủ xác định thuộc độ Tối mật.
4. Tại vòng tròn xanh lá cây nơi đóng khung “công văn đến” thì trong cái chỗ viết số lại không có số công văn đến. Thiết nghĩ 1 công văn mang cấp độ “TỐI MẬT” mà lại không ghi số công văn đến à ? Sau này sao đối chiếu thời gian hay số lưu trữ trong tàng thư đây?
5. Phần gạch chân màu đỏ dòng chữ “cơ quan an ninh”. Cái này thật lạ! Nếu trong Ngành Công an ai cũng thừa biết mỗi khi cơ quan thuộc Bộ Công An ra bất kỳ yêu cầu hay quyết định nào cũng phải có “tên và số hiệu đơn vị” đằng này trong văn bản này lại không nêu được đích danh đơn vị AN NINH nào ra lệnh? Một tập đoàn lớn như VNPT nếu lỡ để lộ cái văn bản này ra thật thì bên AN NINH phủi tay bảo không phải với lý do “cơ quan an ninh nào ra lệnh trong văn bản” thì VNPT cắm đầu xuống đất à? Dù là cùng phối hợp nhưng chẳng ai lại đem mình ra làm bia đỡ đạn thế đâu!
Tóm lại là các phần tử phản động kia cũng chẳng biết “cơ quan an ninh” nào có thẩm quyền ra lệnh trong việc chặn facebook mà cũng không dám “chém đại” tên hay số hiệu của cơ quan an ninh nào vì sẽ bị vạch mặt ngay lập tức. Cho nên các vị ấy chỉ dám nói chung chung khi soạn cái văn bản giả này.
6. Tại vòng tròn nhỏ tím than khoanh chữ “KT” trong dòng chữ “KT.TỔNG GIÁM ĐÔC”.
Căn cứ theo Điều 10. Ký văn bản, khoản 4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
- Thì tại chỗ ký phải là dòng chữ “TL.TỔNG GIÁM ĐỐC” chứ không phải là “KT.TỔNG GIÁM ĐÔC”. Chữ “KT” này chỉ được dùng khi ký các văn bản đơn thuần như sổ phép, giấy báo gì đó. Còn theo thể thức văn bản cấp độ này thì người ký thay phải được Tổng Giám Đốc giao quyền bằng văn bản với nội dung cho phép thay mặt Tổng Giám Đốc ký 1 số lệnh khi TGĐ đi vắng khỏi hay trao bớt 1 số quyền hạn cho PTGĐ vì thế cho nên phải dùng 2 chữ “TL”. Cái này ai làm bên công tác soạn thảo văn bản là rõ nhất.
7. Tại vòng tròn tím to là nơi để các “nơi nhận” thì mọi người chú ý thấy có 1 đơn vị khi được dán Word đã lệch khỏi vị trí theo đúng chuẩn. Cái này cũng là sai sót quá cơ bản.
* Cuối cùng; Điều 9. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
1. Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản.
2. Chánh Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp (sau đây gọi tắt là Chánh Văn phòng); Trưởng phòng Hành chính ở những cơ quan, tổ chức không có văn phòng (sau đây gọi tắt là trưởng phòng hành chính); người được giao trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý công tác văn thư ở những cơ quan, tổ chức khác (sau đây gọi tắt là người được giao trách nhiệm) phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản.
- Đối với 1 văn bản của 1 tập đoàn hàng đầu Việt Nam và theo loại cấp độ “MẬT” thì không thể sơ xài và lỗi sai sót cơ bản thế này. Chưa kể người ký trong các văn bản này cũng đến 5 người và toàn là cấp lãnh đạo. Họ ít nhất cũng đã ký hàng trăm văn bản rồi không lẽ không phát hiện ra các lỗi này mà yêu cầu điều chỉnh, đó là chưa nói việc lập 1 văn bản thế này ít nhất phải do từ 2 thư ký trở lên lập và những người này phải rất thảo kỹ thuật soạn thảo văn bản cho nên cũng không thể có những lỗi quá cơ bản thế này.
4. Cách đào hầm vượt tường lửa:
Có nhiều phương thức để vượt tường lửa vào các trang bị chận, mới đây các bạn IT của TTXVA đã giúp hướng dẫn phương pháp mới. Đây cũng là phương thức vượt tường lửa tốt được nhiều bạn phản ánh là vào được nhiều trang mạng bị chận chứ không riêng gì facebook. Dịch vụ rất hiếm nhưng được cung cấp sử dụng miễn phí từ server của Anh và Mỹ. Các bạn dùng thử xem có hiệu quả tốt không: