THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 December 2010

# Co^ng An Ha`nh Hung Me. Con Co^ Gia'o Bu`i Thi. Tha`nh - Nguye^~n Ho^`ng A^n

CÔNG AN HÀNH HUNG MẸ CON CÔ GIÁO BÙI THỊ THÀNH

 

Sáng nay, thứ 2 ngày 6/12/2010, công an đã dẫn đầu các lực lượng Việt cộng ác ôn, khoảng 100 tên đến càn quét nhà cô giáo Bùi Thị Thành ở số 370 Kha Vạn Cân, thành Hồ. VC. đã phá dỡ căn lều cô dựng lại lần 2, cướp luôn cả băng rôn có hàng chữ tố cáo chủ tịch quận Thủ Đức Trương Văn Thống  ăn cướp nhà đất. Chúng bóp cổ, hành hung Nguyễn Bùi Anh Dũng, con trai cô giáo trước khi xông vào cướp phá lều. Quân giải phóng gây rối trật tự công cộng, gây ách tắc giao thông đoạn đối diện Trại Cá Sấu. Đây là đoạn đường chật hẹp, vốn dĩ hay ùn tắc giao thông thì nay công an lại gây rối, càng làm cho tình hình xã hội thêm phức tạp, rối ren. Nhân dân hết sức bất bình trước cảnh bạo ngược của Việt cộng ngày nay.

 

Căng khẩu hiệu lên đòi nhà đất của nhà giáo Bùi Thị Thành, sau khi cô gặp thiếu tướng tình báo Lê Thanh Bình, đại biểu quốc hội hôm 2/12/2010 cũng như không. Hôm đó ông tướng cướp Lê Thanh Bình toan bịt miệng cô giáo Thành, nhưng thất bại trước cử tri. Cô Thành và tướng Bình đã gặp nhau nhiều lần, nên tướng Bình rất sợ hãi cô giáo Thành, kể từ vụ bê bối giáo dục cách đây 20 năm còn tồn đọng đó. Đài tiếng nói nhân dân thành Hồ nói rằng, ông Bình đã yêu cầu giải quyết các vụ oan sai ở Thủ Đức, nhưng mọi sự vẫn im lặng như nấm mồ vô chủ, và rồi quân cướp đất dường như càng hung hăng.

 

Lúc hơn 8 h sáng nay tôi được cô Thành gọi điện báo tin công an đến vây nhà cô. Tôi liền đến, gặp 1 đại úy chỉ huy. Tôi yêu cầu đại úy này phải lập lại trật tự, thì ông ta nói ông không có quyền. Tôi nói với viên đại úy, rằng anh cấp cao nhất ở đây mà không có quyền thì ai có quyền? Anh ta nói quận và thành phố(UBND), và rồi y cứ khoanh tay đứng nhìn đàn em hùng hổ. Thấy nói với đại úy công an cũng vô ích, tôi chạy ra bờ sông Sài gòn gọi điện về TP. Không được, rồi tôi quanh lại thì thấy cô Thành tay giương cao tờ báo "phó chủ tịch quận tham lam và bạo ngược", cô vừa la công an đánh con cô giữa vòng người đông nghẹt. Nguyễn Bùi Anh Dũng chỉ cho tôi xem mặt đứa đánh em, vậy mà mặt y cứ vênh lên như bánh đa mới nướng, thách thức nhân dân. Vài tên VC cò mồi khác còn chĩa ống kính để ghi hình chúng tôi nữa, như thể ta đây thế là oai lắm. Chúng nó không biết 15 tên ủy viên Bộ chính trị ở Hà nội còn đang như con ếch ngồi trong nồi trên bếp bị đậy vung,  đang phát hỏa .

Quả thật, chính quyền cộng sản ngày nay không còn biết xấu hổ là gì.

 

Cô giáo Bùi Thị Thành là người yêu mến Chúa, mới được bầu cử làm chấp sự của Hội Thánh Tin lành Chuồng Bò, điểm hẹn của người cày mất ruộng Việt Nam. Mục sư Dương Kim Khải và 4 thành viên khác đang ở tù vì tham gia lật đổ chính quyền nhân dân. Thực chất là chính quyền cướp nhà đất của họ, rồi vu oan cho dân Chúa. Dù bị cướp nhà đất, nhưng chấp sự Bùi Thị Thành cứ sốt sắng hầu việc Chúa, thăm viếng chăm sóc tín đồ. Cô mới dâng hiến tiền triệu để làm quà Giáng sinh cho 5 anh chị em đang chịu vòng xiềng xích.

 

Chúng tôi ước mong tổ chức nhân quyền quốc tế, tổ chức văn hóa và giáo dục Liên hợp quốc cũng như mọi người yêu chuộng tự do, bình đẳng và bác ái khắp nơi bênh vực gia đình cô giáo Bùi Thị Thành và Hội thánh Chuồng Bò đang bị đàn áp dữ dội.

 

Nguyện Đức Chúa Trời sớm giải tán đảng cộng sản Việt Nam, để người cày có ruộng và tự do đến trên quê hương Việt Nam.

 

TÔN VINH ĐỨC CHÚA TRỜI

 

Sài gòn, ngày 6/12/2010

Nguyễn Hồng Ân

Đt. 0907872617

# Vui Buo^`n Qu'an Nu+o+'c Be^n Le^` - Chu? Qua'n

Vui buồn quán nước bên lề

(Kỳ 1: Trò chuyện làm quen với "chuyên gia Bom" Định Đăng Định)

 

Nói cho to tát là "quán nước" chứ thực ra là tôi có một cái xe đẩy được trang bị khá "tiện nghi" để bán nước giải khát, các thứ dụng cụ để chế biến thức uống trên xe khá đầy đủ, muốn cái gì thì có ngay cái đó…Quán nước của tôi nằm mé mé cổng công an huyện Daklap, tỉnh Đắk Nông, nơi có ối người lui tới bởi các chuyện chung, riêng nên thằng tôi mới "hóng " được nhiều chuyện vùi buồn từ thảo dân đến quan dân, có những chuyện không nhịn được cuời, có chuyện lại cười mà ra nước mắt… xin đơn cử để bà con mạng intẹcnét "tráng miệng" chút chút cho vui nhé!

Đã hơn một tuần nay, "quán nước" của tôi vinh hạnh được đón tiếp một vị khách khá cần mẫn, ông là thầy giáo của một trường làng khá xa trung tâm huyện, tên ông là Đinh Đăng Định, ông đến trụ sở công an huyện không phải để chứng giấy tờ, cũng không phải đăng ký thường trú hay tạm trú…mà ông tới là được công an huyện "mời" làm việc. Cũng là "thói quen nghề nghiệp", nên ngay lần đầu ông ghé thăm "quán nước", tôi đã xởi lởi hỏi thăm về nhu cầu của ông khi đến gặp các quan dân, ông cho biết: Rõ khổ, thấu hiểu bức xúc của thảo dân VN và bản thân ông cũng thấm thía khi vẫy vùng trong bối cảnh chung ấy, ông đã bày tỏ chính kiến của mình nơi ông làm việc, rồi sau đó không kìm nổi những bức xúc của mình, ông đã cho ra đời lần lượt những đứa "con" tin thần có cái tên đệm là "dân chủ" và thả chúng trên các diễn đàn intẹcnét…Chả hiểu những đứa "con" của ông vùng vẫy như thế nào, vùng vẫy ở đâu mà đẩy ông đến tình huống bị công an "mời" làm việc.

Ông cho biết, ngày đầu công an "mời' ông cũng thấy lo lo, ông đến từ sáng sớm để mong có người nào quen quen thì nhờ họ dẫn vào, lên đến cổng ông ghé qúan nước của tôi để chờ, nhưng chờ mãi mà chỉ thấy …toàn người lạ…ông tự trách, chả là vì trước tới nay ông ít có bạn bè, ngoài những thầy cô ở trường, ông hầu như không chơi với ai khác, hàng xóm của ông thì toàn dân làm vườn, làm rẫy, trình độ ABC… nên ông cũng chẳng hứng thú chơi với họ mà họ cũng chẳng thiết tha gì bắt chuyện với ông, duy chỉ có mấy đứa học trò là biết ông, nhưng chúng sợ ông còn hơn sợ "ông kẹ", nhìn thấy ông từ xa, đứa nào mà chưa bị ông nhìn thấy thì vội lảng đi, đứa nhỡ bị ông nhìn thấy rồi thì lí nha lí nhí "chào thầy ạ!" kể cũng tội. Phụ huynh chúng thì lại càng ít biết ông vì ông không làm giáo viên chủ nhiệm, bộ môn ông dạy cũng chỉ là môn học xếp hạng hai, ba (môn Hoá học).

Thấy thằng tôi mau chuyện nên ông cũng sớm quen mà đem lòng thổ lộ, có lẽ là để bớt phần căng thẳng tâm lý. Ông cho biết, sau ngày đầu làm việc với công an ông đã bớt lo hơn, cho nên dù đang làm việc với công quyền nhưng có lúc cao hứng ông còn to tiếng lên lớp cho mấy "cậu công an" để họ có điều kiện nhận thức thêm về dân chủ, ông tỏ vẻ cảm thông: có lẽ vì thể chế thôi, chứ mấy cậu ấy cũng đáng yêu, những khi ông đăng đàn lên lớp cho họ thì họ chỉ biết nói có một câu: "đề nghị anh bình tĩnh", họ chẳng tranh luận chuyện đúng – sai mà cứ để cho ông tha hồ diễn thuyết, ông được thể lại càng hăng hái truyền dạy cho họ hết chuyện này đến chuyện khác…và gay cấn nhất là khi họ yêu cầu ông viết bản tường trình về những việc mình đã làm, ông liền mượn ngay sự kiện này để chuyển thể những quan điểm của mình thành một bài lý luận công khai, ông nghĩ đây là chiêu "gậy ông đập lưng ông", ông phải dạy cho không chỉ những cậu bé bé, trẻ trẻ kia mà phải dạy cho toàn bộ cái dân Việt này mở mắt ra, đừng tiếp tục ngu ngơ nữa…

Thấy ông hơi "bốc" tôi chuyển qua hướng khác. Tôi hỏi ông: Họ mời ông làm việc thì công việc giảng dạy của ông thế nào?- ông khoái chí cười, tự đắc: Thế mới khoái chứ, không phải làm việc (giảng dạy) mà vẫn nhận lương, hàng ngày đến đây lên lớp cho mấy cậu công an, vừa sướng miệng, vừa được mời ăn, mời uống…rồi ông nhỏ giọng tỏ vẻ rất thú vị: ông không biết cái cảm giác muốn nói mà có người (có chức năng) ngồi nghe mình nói nó sướng thế nào đâu.

Tôi động viên ông: Thế là ông mãn nguyện rồi còn gì?

Ông vẫn chưa thoả mãn, nói tiếp: Những chuyện mà tôi nói là những chuyện lớn, chuyện của chính phủ, chuyện của thể chế, chuyện của chế độ…nói là phải nói được cho mấy ông trung ương nghe thì mới thoả mãn, không thì lãnh đạo tỉnh cũng được, chứ mấy cậu công an mang quân hàm đại uý, thiếu tá, tuổi đời ba mấy, bốn mươi thì nghe chứ làm sao hiểu nổi…

Tôi thầm nghĩ "Bố này nổ hàng sư phụ thật", nhưng không nỡ làm mất lòng khách hàng, tôi chuyển đề tài hỏi: Nếu ông không muốn làm việc với họ, tại sao ông không từ chối và yêu cầu họ cho gặp cấp trên của họ?

Ông yên lặng một lúc, rồi nói: Cũng khó, vì tư cách của mình, mình có là gì đâu mà mấy ông trên tiếp, mình chỉ là anh giáo viên quèn, ai biết tới đâu mà tiếp mình cơ chứ! Còn…từ chối làm việc, đâu phải chỉ nói là làm được. Công dân trước pháp luật mà, các ông như Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê…to như thế, ông Nguyễn Văn Lý, ông Nguyễn Hồng Quang ảnh hưởng lớn như thế mà họ mời cũng phải đến, từ chối chẳng qua là mấy thằng cù nhầy, điếc không sợ súng như Đỗ Nam Hải, Tạ Phong Tần thôi chú ạ…

Từ xưng tôi là "ông", bỗng chuyển sang gọi "chú", tôi hiểu ông cũng sắp sửa cho tôi chỉ là những người như các "cậu công an" mà ông mới kể.Thực sự tôi chẳng thể biết đến những cái tên mà ông vừa kể, nhưng tôi cũng cứ gật gù để động viên ông nói tiếp. (còn tiếp)

Chủ quán


# Chi. HTBK Bi. Co^ng An Dda'nh Dda^.p Ta`n Nha^~n Ddang Na(`m Be^.nh Vie^.n

# Chị Hồ Thị Bích Khương Bị Công An Huyện Nam Đàn Đánh Đập Tàn Nhẫn, Đang Nằm Bịnh Viện Và Được Chuyền Nước Biển
 
http://mylinhng.multiply.com/journal/item/1863/1863


Thêm một lần nữa, bọn công an lại làm tội ác với một phụ nữ nhỏ bé, chị Hồ Thị Bích Khương.  Công an Huyện Nam Đàn đã đánh bầm hết mặt mày, nhưng may mắn nhờ có mục sư Nguyễn Trung Tôn đã chở đến bệnh viện chuyền nước biển, và có giấy chứng nhận của bác sỹ là chị đang bị choáng vì những chấn thương. Qúy vị có thể lắng nghe một tiếng nói của mục sư Nguyễn Trung Tôn trên
Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ (*1), kể những sự việc đã xảy ra đối với nhà dân chủ Hồ Thị Bích Khương.

Ngày 6 tháng 12 năm 2010
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.multiply.com
Xin phổ biến tự do

PS:
1) (*1) Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com, ngoài ra diễn đàn này còn được truyền âm qua các diễn đàn Yahoo và VietFun, có thể lên đến hàng ngàn người tham dự, phát thanh 24/24. Diễn đàn này, chuyển những tin tức mới nhất, có thể nói, nhanh hơn cả đài phát thanh quốc tế CNN, và còn bình luận về những diễn biến đặc biệt đang xảy ra trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Qúy vị có thể vào trang nhà này (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/916) để có thể trực tiếp lắng nghe.

2) Dưới đây là đoạn thâu âm tiếng nói của mục sư Nguyễn Trung Tôn, tường thuật lại sự việc xảy ra đối với chị Hồ Thị Bích Khương:
Attachment: 20101206023940.mp3

Bệnh Quái Lạ vì nước máy Hànội-Sàigòn-Càmau

Đây là thiên đường XHCN


Thời gian gần đây VN có nhiều chứng bịnh ung thư rất kỳ lạ mà các Bác si ở VN cũng bó tay không biết bịnh gì đành phải gọi "bịnh lạ", và con số viêm mũi, viêm họng càng ngày càng gia tăng khủng khiếp !!!

Những chứng bịnh nổi lên ngoài da như thế này thì chúng ta thấy được, nhưng những chứng bịnh ung thư đang âm thầm hành hạ trong cơ thể thì sao???!!!



có lẽ ông này bơi qua sông Saigon hơi nhiều

Hệ thống thoát nước thế nào chúng ta đã thấy rồi, vậy thì hệ thống nước sạch, nước máy mà người dân Sàigon sử dụng hàng ngày như thế nào? Hànội thì còn tệ hơn Saigon nhiều (hình ống dẫn nước Hànội dưới đây). Dù sao Sàigon còn văn minh nhất VN nên cũng tốt hơn các thành phố kia gấp mấy lần.

Nước, chúng ta có từ nhà máy nước, vậy nhà máy nước lấy nước cho chúng ta sử dụng hàng ngày từ đâu ra? chúng ta nên thắc mắc và tìm tòi vì với nước này mình tắm, đánh răng, rửa mặt, xúc miệng, nấu ăn cho gia đình vv. chúng ta biết rỏ là nước không phải vặn vòi là có từ đó nhưng nó phải từ đâu chạy vào hệ thống nước này...

Mời xem hình:


hình ở trong ống nước máy. đa số ông nước máy là chất gang, chất gang độc thế nào chúng ta đã biết rồi !

nước trong nhưng chảy 1 hồi thì như thế này.


nước bẩn như dầu nhớt quá nặng rồi.



hệ thống dẩn nước cao cấp trên mặt đất tại thủ đô Hànội văn minh 4000 năm !



cũng từ vói nước máy, dân Sàigòn có 1 bữa ăn đẹp nhưng bị nhiễm độc



ăn xong từ vòi nước nhiễm độc lại rửa chén bát


cái gì vô rồi cũng phải ra. và tắm phát cho mát xong... nước thải sẽ.. chảy ra đâu?

thì lại xuống cống nước... (ai bị nghẹt cống thì tự mà lo gọi fone "hút hầm cầu" quảng cáo hút hầm cầu từ đầu hẽm đến cuối hẻm được quảng cáo trên tường đầy đủ)... vì quảng cáo "hút hầm cầu" ở thành phố lớn nào cũng đầy nên mình miễn post hình.

và... vì tuy Đảng giầu, nhưng dân ta còn quá nghèo, và vì bọn đế quốc ra đi... nên hệ thống thoát nước của ta như thế này...


nước dơ từ nhà dân trôi ra kinh, từ kinh ra sông, và......



nước dơ cũng từ các xí nghiệp tha hồ tuôn chảy ra sông....


Ai ở Saigon, ra Cầu Bông vào lúc nước xuống thì ngửi thấy mùi nước hoa gì ?


sau khi các luồng nước dơ bẩn nhiễm độc đó chảy vào sông, hồ thì cá với mú lăn ra chết vô tư !


không những ở Sg, tận Cà Mau cá cũng đua nhau chết vô tư và thoải mái !!!



và ở Hànội cá cũng lăn ra chết theo rất vô tư thoải mái và hồn nhiên !


và cũng từ những giòng sông này người dân lấy nước sinh hoạt hằng ngày và tưới rau, tưới cải rồi đem ra chợ bán cho dân cư thành phố ăn, rồi lại uống thật VÔ TƯ !

CNCS, XHCN, đảng súc sanh cầm thú CSVN không mau chóng chấm dứt hay là tận diệt hoàn toàn thì VN phải bị diệt vong thôi .

Tàu Cộng với số dân trên 1 tỷ và 3 trăm triệu dân, dù cho có chết hết 1 tỷ người thì lũ cầm quyền CSTC càng vui mừng và có cuộc sống càng thoải mái và sung sướng hơn, vì chúng bị nạn nhân mãn trầm trọng . Còn VN mình chỉ có gần 100 triệu dân thôi, nếu chết hết thì sẽ tiệt chũng luôn . CSTC càng mừng, càng vui và càng thoải mái để xoá sổ dân tộc VN luôn .

1. Môi trường ô nhiểm
2. Không khí ô nhiểm
3. Chất độc bùn đỏ Bauxite
4....vv...

Đã và đang gây ra bao tai hoạ khủng khiếp và giết lần, giết mòn toàn dân VN . Đất đai, sông ngòi, đồng ruộng, nguồn nước uống đã bị ô nhiểm hoàn toàn, nếu đảng CSVN vẫn tiếp tục tham lam, tham danh, tham lợi, tham quyền cố vị và không chịu thay đổi hoàn toàn để cho những người VN thật sự có tài đức, bản lĩnh gánh lấy trách nhiệm để lo cho dân cho nước bằng cách canh tân xứ sở, xây dựng lại nước nhà thì không bao lâu nữa toàn dân VN trong nước sẽ chết hết .

HS. TS. VN
NguoiVN


***********************************
Môi trường ô nhiểm:

Môi trường ô nhiểm là do những chất độc hại như là xăng, dầu, nhớt, hoá chất, phân bón, acid, chất phóng xạ, những đồ phế thải như là đồ hộp, lon, chai, thùng sắt rĩ sét, ...vv... những đồ ăn, thức uống dư thừa, thối rữa, cặn bã ,...vv... hay là do nơi những chất cặn bã được thãi ra qua những nhà máy hoá học, những nhà máy xi măng, những nhà máy phân bón, những nhà máy thép, những nhà thương, bệnh viện ...vv... thay vì tinh lọc qua nhà máy lọc nước rồi mới cho chảy ra ngoài công cộng, nhưng VN không quan tâm về môi trường ô nhiểm nên đã tự động cho thải ra những chất độc hại cặn bã này ra ngoài cống rãnh, sông ngòi, ao hồ,...vv... lâu ngày tích tụ lại và hoà tan, hoà hợp vào đái sông, đái hồ, đái giếng, đất đai, đồng ruộng,...vv.... mà không sao tan biến được . Lâu năm chày tháng thì những chất độc hại này sẽ gây ra những phản ứng hoá học làm thiêu huỷ đất đai, sông ngòi, đồng ruộng và nguồn nước uống . Càng ngày thì những chất độc này sẽ càng nguy hại cho môi trường sống của mọi loài sinh vật ,...vv... cá sống được là nhờ ăn rong, rêu, sinh vật nhỏ và bơi lội trong nước, nhưng khi những chất độc hại này đã tích tụ lại quá nhiều và biến thành độc chất hay là nước độc thì không gì có thể sinh tồn được nữa ...vv...vì thế mà cá thì phải chết và mọi súc vật như là trâu, bò, heo, chó,...vv... ngay cả con người cũng phải chết theo thôi .

HS. TS. VN
NguoiVN
*

Thật là ghê sợ! Nhìn những tấm hình trong bài báo này mà không khỏi rùng mình! Nhân dân Việt Nam ta bây giờ đang phải đối đầu với 2 hiểm họa diệt vong: Một do bọn Tầu Phù phương bắc đang tìm đủ mọi cách để đầu độc nhân dân ta bằng những hóa chất độc hại, thức ăn nhiễm độc, mà chúng ta hồ tuồn vào nước ta qua ngả biên giới bỏ ngỏ, bằng các loại ma túy để làm bạc nhược tinh thần chiến đấu của thế hệ trẻ hôm nay, chỉ biết hưởng thụ, yêu cuồng sống vội, chẳng còn gìn giữ những giá trị đạo đức cổ truyền mà tổ tiên ta đã mấy nghìn năm tạo dựng và gìn giữ! Một do sự thờ ơ, ngu dốt của bọn lãnh đạo Cộng Sản trong nước hiện nay, đang ra sức vơ vét sao cho đầy túi tham của chúng, cho con cái chúng du học rồi ở lỳ nước ngoài, đem tiền của ăn cướp được trong nước tích lũy sẵn, chờ ngày chế độ chúng sụp đổ thì trốn chạy ra nước ngoài hưởng thụ tiếp, còn nhân dân điêu linh, thống khổ, sống nhục nhằn như kiếp tôi đòi, chịu bao cảnh sống khắc nghiệt mà dù cái chết có gần kề cũng phải sống vì không làm sao thay đổi được định mệnh đã giành cho họ.

Với những điều kiện vệ sinh như vậy thì nhân dân VN ta sẽ chết dần, chết mòn đến ngày diệt vong thôi!

Không biết bao giờ hàng ngũ quân đội, công an Việt Cộng mới thức tỉnh trước họa diệt vong của nhân dân mình mà đứng lên lật đổ bọn lãnh đạo bán nước kia đi? Quốc phá gia vong, thất phu hữu trách. Không biết họ còn làm tay sai cho bè lũ bán nước Công Sản Việt Nam đến bao giờ?

Lính VNCH
*

"Quê hương là chùm khế ngọt "  (*)

Nhiễm  đầy chất độc Mác Lê

Nay thành ra chùm khế ĐỘC

Nếm  vào,không liệt cũng tê

----------

(*)câu này của Đỗ trung Quân

--------------------------------------------

Môi sinh ô nhiễm  đã  đành

Tình người  đảng  cũng biê'n  thành tang thương

-------------------------------------------

Sau  khi  Việt cộng...tiêu  tùng

Dân ta  còn  phải "khử trùng" quê hương :
SR


Ách tắc giao thông, ngập nước... câu chuyện dân sinh nóng bỏng

Thứ Hai, 06/12/2010, 07:43 (GMT+7)

Gặp gỡ đầu tuần:


TT - "Ách tắc giao thông, ngập nước đô thị đã trở thành câu chuyện dân sinh nóng bỏng nhất hiện tại và trong những năm tới. Cũng chính cái "nóng" này đã tác động rất lớn đến nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội của TP.HCM, kể cả vấn đề an dân".

Đây là điều mà ông PHẠM VĂN ĐÔNG - trưởng Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân TP - chia sẻ trước phiên khai mạc kỳ họp lần 19 Hội đồng nhân dân khóa VII (sáng 7-12).

 

Người lớn vất vả đẩy xe, trẻ con khóc lóc vì nước ngập sau cơn mưa chiều 19-11 trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng

Ông Phạm Văn Đông  - Ảnh: Q.Thanh

Ông Phạm Văn Đông, trưởng Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP.HCM, nói:

"Một trong những chuyện mà tôi sẽ quan tâm là làm rõ trách nhiệm quanh "hố tử thần", vì tôi thấy chưa ai chịu nhận trách nhiệm về chuyện này trong khi đã xảy ra các tai nạn và nó có thể còn tiếp tục xảy ra nữa"

Đại biểu NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA (tổ đại biểu HĐND TP.HCM đơn vị quận Bình Thạnh)

- Qua khảo sát, giám sát vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, trọng yếu là ở lĩnh vực giao thông, chúng tôi thấy trong năm 2010 Sở Giao thông vận tải TP được giao quản lý 173 dự án với tổng vốn đã giao là 2.248 tỉ đồng. Theo báo cáo của sở, đến cuối tháng 10 năm nay đã giải ngân được khoảng 63% và phấn đấu giải ngân được 90% vào cuối năm.

Chúng tôi cho rằng số dự án giao thông được đưa vào sử dụng là ít so với số dự án đã được duyệt của nhiều năm trước và càng ít so với nhu cầu cũng như yêu cầu giải quyết bức xúc ở lĩnh vực này.

* Qua khảo sát hay giám sát, các đại biểu HĐND TP có tìm ra được các nguyên nhân nào khác khiến nhiều dự án giao thông thực hiện chậm?

- Theo đánh giá của Sở Giao thông vận tải TP, có nguyên nhân như do thiếu vốn, chậm giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật... Còn chúng tôi cho rằng nguyên nhân thiếu vốn ở đây có lý do của đầu tư dàn trải, đồng thời năng lực quản lý dự án của sở hoặc các đơn vị trực thuộc sở trong điều kiện quy mô vốn đầu tư lớn như vậy là bất cập.

Nhiều người nói rằng những nguyên nhân vừa nêu giống như "bệnh mãn tính" ở các dự án giao thông, nhất là chuyện giải phóng mặt bằng và vướng các công trình hạ tầng kỹ thuật, khiến nhiều dự án giao thông chậm trễ và kéo dài. Điều này chẳng có gì mới nhưng cái mới ở đây là lần nào được hỏi về tiến độ các dự án thì nó cũng được nêu ra như một yếu tố "hợp lý hóa" cho sự chậm trễ. Chúng tôi cho rằng về giải phóng mặt bằng có thể gặp khó khăn dẫn đến những chậm trễ do thay đổi của chính sách đất đai bất cập (chủ yếu là về giá cả đền bù). Nhưng chuyện thiếu vốn mà có nguyên nhân do dàn trải trong đầu tư hoặc chậm di dời các hạ tầng thì có lẽ không thuộc về những bất cập của cơ chế, chính sách. Những chuyện này thuộc về cách điều hành, phối hợp chưa hợp lý, vẫn là những mặt tồn tại, hạn chế trong nhiều năm chưa được khắc phục.

* Nhưng thật sự khả năng ngân sách TP chỉ có thể đáp ứng được khoảng 43% nhu cầu đầu tư hạ tầng?

- Chính vì vậy chúng tôi ủng hộ việc xã hội hóa đầu tư, kêu gọi các nguồn vốn từ xã hội đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, còn nếu chỉ trông chờ vào ngân sách thì không thể giải quyết nổi. Mặt khác, giải quyết vấn đề khó khăn về giao thông, ngập nước không chỉ là trách nhiệm của TP mà cần kiến nghị trung ương vào cuộc thật sự vì các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở một địa phương đặc biệt quan trọng của cả nước.

Tuy nhiên, đừng vì sốt ruột trong việc giải quyết các bức xúc của hiện tại mà huy động các nguồn vốn bằng mọi giá. Chúng tôi thấy điều quan trọng trước tiên là cần chọn lựa những trọng tâm của các dự án giao thông hay chống ngập phù hợp với khả năng huy động vốn của TP, thay vì làm như lâu nay là cứ đưa ra danh mục các dự án rồi gọi vốn bằng nhiều cách để tìm nguồn đầu tư dự án.

Tại sao chúng tôi lại nêu suy nghĩ như vậy, bởi vì các dự án giao thông hay chống ngập thông thường cần nguồn vốn rất lớn, trong đó có nhiều dự án sử dụng vốn vay ODA. Dù việc gọi vốn hình thức nào đi nữa thực chất là đi vay thì gánh nặng trả nợ sẽ ngày càng tăng, đây là bài toán an toàn về tài chính và nợ công.

Việc xã hội hóa các dự án đầu tư hạ tầng, kể cả việc tranh thủ vốn vay ODA, là cần thiết trong điều kiện hiện nay, nhưng điều quan trọng hơn cả là lựa chọn những trọng tâm để sử dụng nguồn vốn này có thể sớm phát huy hiệu quả. Còn nếu cái gì cũng thấy bức xúc, cũng tìm các nguồn vốn vay thì dễ rơi vào dàn trải, vốn vay sẽ bị "ngâm" dẫn đến kém hiệu quả và lãng phí trong khi phải gánh nặng trả lãi và vốn vay.

* Sự dàn trải, lãng phí có được chỉ ra cụ thể để khắc phục không, thưa ông?

- Chúng tôi có đặt vấn đề với Sở Kế hoạch - đầu tư TP nhưng sở nói rằng chỉ dàn trải ở các dự án thuộc quận huyện quản lý. Chúng tôi đánh giá là có việc này. Ở một số quận huyện vì nhu cầu quá bức xúc triển khai hàng trăm dự án trong năm kế hoạch nhưng khả năng quản lý dự án thì bất cập, dự án bị kéo dài là điều khó tránh khỏi. Tuy vốn của dự án cấp này là khá nhỏ so với các dự án trọng điểm của TP, song cứ dàn ra như vậy cũng sẽ phân tán nguồn lực rất lớn.

Còn các dự án thuộc sở ngành quản lý thì sao, chúng tôi có hỏi nhưng chưa được trả lời cụ thể là có dàn trải hay không. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng cũng có biểu hiện của sự dàn trải, chẳng hạn như các dự án chống ngập, giao thông, nâng cấp đô thị... cần sự tập trung dứt điểm nhưng chậm được giải quyết. Do vậy cần trở lại giải pháp gốc là chọn những trọng điểm cần đầu tư để tập trung nguồn lực giải quyết dứt điểm trong thời gian nhanh nhất, phát huy hiệu quả của dự án một cách rõ rệt.

* Còn kết quả của mục tiêu chống ngập hay tình trạng sụt lún mặt đường mà cử tri đang rất quan tâm, ông có thể chia sẻ gì về những điều này?

- Tôi cho rằng cần đánh giá lại đúng mức việc đào đường đầu tư các công trình ngầm trong các năm qua và xác định địa chỉ chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc này. Tôi cho rằng làm như vậy sẽ tạo được lòng tin ở cử tri. Cũng cần nhìn nhận việc này cử tri rất bức xúc, đến mức có công dân đưa "rào chắn chây ì" ra tòa, mà cơ quan chịu trách nhiệm là Sở Giao thông vận tải TP. Và khi giám sát tại quận 6 tôi cũng đã nghe cử tri than phiền về dự án chống ngập làm ngập nhà dân.

Còn việc sụt lún mặt đường có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng với một số trường hợp sụt lún tại vị trí đào đường thi công gây bức xúc thì phải xác định với nhau đây là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải TP trong việc giám sát tái lập mặt đường không tốt mới sinh ra chuyện như vậy. Có những đơn vị làm thiếu trách nhiệm, nếu chỉ dừng lại xử về mặt hành chính không là chưa đủ mà cần xử lý nặng hơn. Cần thiết phải xem xét xử lý trách nhiệm hình sự, còn hiện nay xử như vậy là quá nhẹ.

Đại biểu NGUYỄN MINH HOÀNG (tổ đại biểu HĐND TP.HCM đơn vị quận 6):

Nói giảm ngập, nhưng thực tế không như vậy!

Kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm là những chuyện cũ nhưng cử tri vẫn rất bức xúc. Tuy có tập trung giải quyết nhưng kết quả, hiệu quả mang lại chưa cao. Riêng vấn đề chống ngập, không biết cách thống kê, đánh giá như thế nào mà nói đã giảm nhưng tôi thấy trên thực tế thì không phải như vậy. Có thể một số điểm ngập cũ có giảm nhưng số điểm mới phát sinh nhiều hơn. Hiện nay đã ngập gần tới trụ sở UBND TP rồi, mấy năm trước đâu có; khi mưa lớn là thấy ngập ở đường Lê Lợi.

QUỐC THANH thực hiện


Công trình nghìn năm đội giá nghìn tỉ

Thứ Hai, 06/12/2010, 08:24 (GMT+7)


TT - Đại lộ Thăng Long (đường Láng - Hòa Lạc cũ) đã thông xe kỹ thuật toàn tuyến và được gắn biển công trình nghìn năm Thăng Long cách đây hai tháng nhưng nhiều hạng mục vẫn còn ngổn ngang.

Không những thế, theo Thanh tra Chính phủ, công trình còn đội giá trên 1.000 tỉ đồng vì biến động giá cả do tiến độ thực hiện dự án chậm.

Một đoạn đường gom của đại lộ Thăng Long đi qua huyện Thạch Thất không vỉa hè và chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng - Ảnh: Minh Quang

Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt từ tháng 7-2003 với tổng mức đầu tư hơn 3.733 tỉ đồng. Đến tháng 10-2007, Bộ GTVT điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng lên đến hơn 7.527 tỉ đồng.

Nhiều thầu phụ bị loại

Việc lựa chọn, ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ chưa được tổng thầu và ban quản lý dự án - tổng thầu quản lý kiểm tra chặt chẽ dẫn đến trong quá trình thi công đã có 17/62 đơn vị bị loại hoặc buộc phải rút khỏi dự án do không đủ năng lực hoặc không đáp ứng được yêu cầu, tiến độ hợp đồng. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kỹ thuật, chất lượng và chậm tiến độ dự án. Tính đến hết tháng 4-2010, tổng số tiền tạm ứng cho các đơn vị này chưa được thanh quyết toán hơn 82,5 tỉ đồng.

Ngổn ngang trên toàn tuyến

Với bốn làn đường gồm hai làn đường cao tốc (sáu làn xe) và hai làn đường gom song hành, dù đã đưa vào sử dụng nhưng hàng loạt hạng mục trên đại lộ Thăng Long vẫn chưa được hoàn thiện, điển hình là hệ thống cầu vượt và đường gom song hành. Ngay tại điểm giao cắt Phú Đô, cách điểm đầu của đại lộ khoảng 4km, cây cầu vượt chiến lược dẫn các phương tiện theo hướng Hòa Lạc về Hà Nội rẽ xuống khu vực sân vận động quốc gia vẫn chưa được hoàn thiện. Chiều 5-12, hàng chục công nhân đang hối hả bắc giàn giáo đổ bêtông đường dẫn lên cầu.

Tiếp tục từ đây ngược lên hướng Hòa Lạc, toàn tuyến có trên chục cây cầu vượt được thiết kế nhưng chỉ vài ba cây cầu được đưa vào sử dụng, số còn lại hầu hết chưa có hệ thống đường dẫn vào các tuyến quốc lộ hay đấu nối với đại lộ Thăng Long.

Tại khu vực cầu vượt Hoàng Xá, chị Hạnh, một người bán quán nước, cho biết trừ cầu vượt xây xong chỉ dành cho... người trú mưa, hai đầu cầu đều bỏ đó do không có đường "để... trèo lên ngắm cảnh chứ nói chi đến chuyện đi qua". Theo báo cáo của tư vấn thiết kế, khi thiết kế đã căn cứ theo quy hoạch chi tiết đô thị, khu công nghiệp dọc theo hai tuyến đường nhưng do các dự án chưa thực hiện hoặc thay đổi quy hoạch nên chưa có phương án kết nối. Hậu quả là cầu đã xong, hầm đã xong nhưng cầu với hầm vẫn dãi nắng dầm mưa vì đường dẫn chưa được thi công.

Cầu vượt Hoàng Xá trên đại lộ Thăng Long chưa thể sử dụng vì không có đường dẫn lên cầu  - Ảnh: Minh Quang

Nhiều bất cập ở đường gom

Đối với hệ thống đường gom, thực tế hiện nay cũng như qua kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy tồn tại nhiều công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông do giải phóng mặt bằng chậm, nhiều điểm trên toàn tuyến vẫn chưa được di dời. Ngay trên địa phận huyện Thạch Thất, không ít nhà dân vẫn nằm ngay cạnh mép đường gom, dễ dẫn đến nguy cơ tai nạn và ảnh hưởng đến chất lượng đường.

Do không được giải phóng mặt bằng để thi công theo thiết kế, nhiều đoạn đường như khu vực Mễ Trì, Hoài Đức, Thạch Thất không có vỉa hè hoặc vỉa hè thi công chỉ từ 1-2m, trong khi thiết kế là 3m thuộc giai đoạn hiện nay và thêm 6m cho giai đoạn sau. Cơ quan chức năng xác định điều này làm ảnh hưởng đến quy mô, thiết kế và công tác hoàn thiện của dự án.

Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng tuyến đường này đến năm 2020, hành lang an toàn của đường đến chân taluy là 20m, các khu đô thị, khu công nghiệp phải xây dựng đường gom rộng 10,5m chạy song song với đường gom của đường Láng - Hòa Lạc nhưng hầu hết đều không có đường gom nội bộ mà kết nối trực tiếp với đường gom tuyến Láng - Hòa Lạc.

Theo cơ quan chức năng, việc thiết kế cao độ đường gom cũng không đúng theo quyết định của Thủ tướng và Bộ GTVT, dẫn đến đường gom thấp hơn cao độ nền xây dựng hai bên đường từ 0,5-1,5m, ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước và mất an toàn giao thông. Điều này cũng được thể hiện rõ ở hạng mục hầm chui đường sắt, khu vực hầm chui là điểm thấp, trũng so với khu vực lân cận nên trong trận lụt năm 2008 cũng là điểm ngập nặng và sâu nhất của thủ đô.

Phương án ban đầu được thiết kế xây dựng cầu vượt nhưng sau đó được đổi thành hầm chui để đáp ứng tiêu chí mỹ quan, nhưng công trình chưa chứng minh được tính tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, làm tăng chi phí xây lắp hơn 174 tỉ đồng, chưa kể kéo theo đó là hàng loạt chi phí phát sinh khi đưa công trình vào sử dụng như hệ thống thoát nước, duy tu, bảo trì...

Tăng tổng đầu tư dự phòng về giá trên 1.380 tỉ đồng

Theo quyết định 2013 của Bộ GTVT phê duyệt đầu tư dự án, đường Láng - Hòa Lạc có chiều rộng nền đường tối thiểu bằng 140m. Thế nhưng tại các bản thiết kế cơ bản, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, bản vẽ mặt cắt ngang điển hình đều thể hiện chiều rộng nền đường tối đa chỉ đạt 134m, hụt 6m so với quyết định (trừ đoạn qua sông Đáy). Thanh tra Chính phủ xác định việc thực hiện dự án như vậy chưa đúng với quyết định đầu tư.

Trong việc xác định quỹ đất để khai thác tạo vốn, theo quy định sẽ dành các khu đất phát triển đô thị giao cho chủ đầu tư xây dựng đường Láng - Hòa Lạc để tạo vốn. Tuy nhiên, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) chỉ giao khu đô thị mới Bắc An Khánh cho Vinaconex làm chủ đầu tư, còn lại 746,8ha thuộc các khu Nam An Khánh, Quốc Oai, Liên Quan, Sơn Đồng, Dương Cốc được giao cho các đơn vị không phải nhà đầu tư.

Việc dành quỹ đất cho nhà đầu tư chỉ tạo được 1.472 tỉ đồng vốn làm đường, khiến Nhà nước phải chi phí thêm khoảng 6.000 tỉ đồng. Từ đó dẫn đến quá trình thực hiện phải thay đổi hình thức đầu tư, làm chậm tiến độ dự án. Theo quyết định đầu tư và hợp đồng ký kết lần đầu, dự án chậm bốn năm; lần hai chậm một năm (dự kiến hoàn thành tháng 12-2010 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện).

Từ những nguyên nhân trên, công trình đã phải thay đổi nhà đầu tư, hình thức đầu tư, tổng thầu xây lắp... cùng với những biến động giá cả và khủng hoảng kinh tế đã làm tăng tổng mức đầu tư dự phòng về giá hơn 1.387 tỉ đồng. Kiểm tra tổng mức đầu tư, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra nhiều khoản làm tăng sai tổng mức đầu tư điều chỉnh lên đến gần 193 tỉ đồng.

MINH QUANG


Hết đất ở, dân kéo nhau ra... nghĩa địa


03/12/2010 15:23:19

 - Hơn chục năm nay, hàng trăm hộ dân thuộc các thôn Hải Thành, Hải Tiến, An Hải, Hải Bình và Minh Hải của thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang phải sống chen chúc, thắc thỏm cùng với người chết trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn…

Mộ lấn nhà, nhà đè lên mộ

Đi dọc theo trục đường 49B, đoạn chạy qua thị trấn Thuận An, hình ảnh đập vào mắt du khách và người đi đường là cảnh những ngôi nhà mọc xen kẽ, được bao bọc giữa một "rừng" mồ mả.

d
Nhà chen chúc giữa rừng mồ mả. Ảnh: Vũ Cường

Khu nghĩa địa Hải Thành (thuộc thôn Hải Thành, thị trấn Thuận An) rộng gần 7ha, trong 10 năm trở lại đây xuất hiện tình trạng một số hộ dân lên lấn chiếm các phần đất trống, đất mới dời mả để làm nhà ở. Theo quan sát của chúng tôi, trên khu nghĩa địa Hải Thành đang có hơn 40 ngôi nhà, cao tầng cũng có, lụp xụp cũng có đang chen chúc nhau cùng với những ngôi mộ.

Anh Nguyễn Văn Nên, một hộ dân sống trên khu nghĩa địa Hải Thành cho biết: "Tui lên đây đã hơn 10 năm rồi. Sau khi cưới vợ, vì nhà nghèo không có tiền mua đất làm nhà, thấy khu nghĩa địa còn có bãi đất trống nên lên đây dựng cái nhà ni để sinh sống. Lúc mới lên đây tui cũng thấy rờn rợn vì xung quanh toàn là mồ mả nhưng sống lâu giờ cũng thấy quen rồi".

Ngôi nhà chưa đầy 15m2 của anh Nguyễn Văn Nên nằm ẩn mình trong một "rừng" mồ. Anh Nên cho biết thêm, có ngôi mộ nào vừa được di dời là người dân lên giành nhau để làm nhà ở ngay.

Vợ chồng anh Trần Ngọc Quốc và chị Nguyễn Thị Mơ cũng là một trong những gia đình chuyển lên khu nghĩa địa đầu tiên. Chị Mơ chia sẻ: "Trước đây, nhà tôi sống ở Cửa Lỗ nhưng vào năm 2000 bị Nhà nước thu hồi đất không biết phải đi đâu nữa nên hai vợ chồng kéo nhau lên đây dựng tạm căn nhà này để sống cho qua ngày. Tội nhất là bọn trẻ, lúc mới lên sống ở đây chúng sợ lắm, đi tiểu cũng phải mẹ đưa đi, không dám ra ngoài một mình".

Những đứa con chị Mơ cứ quấn lấy mẹ không dám ra khỏi nhà. Ảnh: Vũ Cường
Những đứa con chị Mơ cứ quấn lấy mẹ không dám ra khỏi nhà. Ảnh: Vũ Cường

Căn nhà nhỏ của chị Mơ bị kẹp giữa hai ngôi mộ lớn, trong đó một ngôi nằm ngay bên cạnh giếng nước. Theo lời chị Mơ, không chỉ có lũ trẻ sợ mà ngay cả chị mỗi khi ra giếng tắm vào buổi đêm cũng thấy rờn rợn.

Ông Đào Lục, Trưởng thôn Hải Thành cho biết: "Hiện toàn thôn Hải Thành có 41 hộ dân đang phải sống trên mồ mả. Họ đều là những cặp vợ chồng trẻ, vì không có tiền mua nhà nên phải lên khu nghĩa địa làm nhà sinh sống. Chúng tôi đã nhiều lần tới nhắc nhở, cảnh cáo nhưng không hiệu quả. Cuối cùng chúng tôi buộc các hộ gia đình trên phải lập bản cam kết".

Ông Đào Lục cũng cho biết không chỉ có thôn Hải Thành, ở thị trấn Thuận An còn có 4 thôn: Hải Tiến, Hải Bình, Minh Hải, An Hải cũng đang có tình trạng người dân đang phải sống chen chúc hết sức khổ sở bên những nấm mồ.

Anh Nguyễn Văn Tuấn (21 tuổi, ở thôn An Hải) cho biết: "Khu đất này là nơi chôn cất tổ tiên mình. Nhà mình đông con lại ít đất nên dòng họ cho mình mảnh đất này để làm nhà, vừa để có nơi nương thân vừa để trông coi mồ mả cho dòng họ. Sau này cưới vợ mình sẽ lên đây ở, không ở đây thì biết ở đâu".

 

songbenmo1.jpg
Nhiều ngôi nhà diện tích chưa bằng diện tích một ngôi mộ. Ảnh: Vũ Cường

"Số hộ dân sống trên các khu nghĩa địa ngày càng tăng một cách nhanh chóng. Năm 2009 trên khu nghĩa địa An Hải (thôn An Hải, thị trấn Thuận An) mới chỉ có gần 20 hộ nhưng tới đầu năm 2010 đã tăng lên con số 30", ông Hà Thanh Diệu, Trưởng thôn An Hải, cho biết.

Một điều đáng buồn là diện tích của những ngôi mộ ngày càng nhỏ lại và những ngôi nhà thì mỗi ngày một phình to. Trong vài năm tới, những khu nghĩa địa này có còn là chỗ dành cho những người chết nữa hay không, hay sẽ trở thành khu định cư mới của người sống?

Khó khăn chồng chất khó khăn…

Là hộ gia đình chuyển lên khu nghĩa địa đầu tiên nhưng ngoài diện tích đủ để dựng một căn nhà nhỏ thì gia đình anh Nguyễn Văn Nên không còn một chút đất trống nào để sản xuất.

Anh Nên chia sẻ: "Trước đây mảnh đất ni còn rộng lắm, nhà tui còn có thể trồng rau nhưng giờ các chú xem đấy, mộ lấn nhà, nhà đè lên mộ, tứ phía đều là mồ mả. Nhà tui có 2 đứa con đang độ đến trường nhưng suốt ngày tui bắt các cháu phải ở trong nhà không dám cho ra chơi vì sợ giẫm đạp lên mộ, ảnh hưởng tới tâm lý của các cháu sau này".

Trong những hoàn cảnh chúng tôi chứng kiến, có lẽ cảm động nhất là gia cảnh của 2 vợ chồng anh Lê Thanh Hạ (45 tuổi) và chị Nguyễn Thị Khanh (41 tuổi). Bốn con người đang phải sống dưới túp lều tạm bợ có diện tích chưa bằng diện tích một ngôi mộ. Anh Hạ suốt ngày ốm đau không thể lao động, cuộc sống của gia đình trông chờ vào việc đi lượm nhôm nhựa của chị Khanh và hai đứa con nhỏ.

Anh Hạ bên túp lều của mình. Ảnh: Xuân Sinh
Anh Hạ bên "ngôi nhà" của mình. Ảnh: Xuân Sinh

Tưởng chừng "cuộc sống mới" sau khi đã có "chỗ ở" sẽ ổn định, yên bình, nhưng hàng trăm hộ dân sống trên mồ mả ở thị trấn Thuận An đang phải đối mặt với nhiều thử thách, đặc biệt là vấn đề nước sinh hoạt và nguy cơ dịch bệnh.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các hộ gia đình đều phải đi lấy nước từ vùng khác về để dùng bởi vì nguồn nước ở đây đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước thường có mùi hôi tanh, để lâu sẽ thấy xuất hiện váng màu vàng nhạt. Các gia đình khá giả hơn thì khoan giếng sâu 30-40m nhưng nước này cũng chỉ dùng cho việc tắm giặt còn nước dùng để nấu ăn, uống thì phải đi lấy từ nơi khác hoặc mua của những hộ dân bên kia đường.

Anh Nguyễn Văn Hời ở thôn Hải Thành tâm sự: "Nhà tui phải mua nước dùng thường xuyên với giá 1.500đ/lít, chứ nước ở đây không dùng được. Nhà tui phải dùng tằn tiệm lắm chứ tiền đâu mà mua mãi. Đặc biệt là vào những tháng mùa hè, các vùng đều bị hạn, họ không bán nước nữa nên đôi lúc nhà tui phải dùng nước ni để nấu ăn. Khổ lăm các chú à".

Các hộ dân khu nghĩa địa này cũng cho biết khi dùng nước giếng tắm cho bọn trẻ thì xuất hiện các vệt đỏ trên da và rất ngứa nhưng sau một thời gian quen rồi thì thấy không sao nữa nên họ tiếp tục dùng. Tuy nhiên nếu cứ sử dụng nguồn nước này thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất lớn, đặc biệt là những bệnh về da, đường ruột…

songbenmo2.jpg
Hàng ngày, gia đình chị Mơ vẫn phải dùng nước bị ô nhiễm. Ảnh Vũ Cường

Mặc dù thị trấn Thuận An đã xây dựng hệ thống nước máy nhưng do hoàn cảnh các hộ gia đình đều thuộc diện rất khó khăn nên không có tiền để nối nguồn nước máy về nhà.

Ông Đào Lục, Trưởng thôn Hải Thành cho biết: "Hiện những hộ dân này đều nằm trong diện bị quy hoạch. Chúng tôi đang chuẩn bị chuyển tất cả những hộ dân đang sống trên nghĩa địa về khu tái định cư Bàu Sen. Nhưng hiện tại, việc tiến hành dự án khu tái định cư Bàu Sen đang gặp trục trặc về vấn đề tài chính nên vẫn chưa triển khai được".

Không biết du khách và những người đi qua thị trấn Thuận An sẽ nghĩ gì khi nhìn vào hình ảnh những ngôi nhà đang chen chúc xen kẽ bên những nấm mồ với những con người lam lũ đang vật lộn với cuộc sống giữa một thị trấn văn minh, một trọng điểm du lịch?

Vũ Cường - Xuân Sinh


Từ hôm nay, TP.HCM bắt đầu ngập


06/12/2010 08:49:24

 - Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong các ngày 6, 7, 8/12 TP.HCM sẽ xảy ra ngập úng trên diện rộng ở nhiều quận nội thành vào các giờ cao điểm sáng và chiều.

TIN LIÊN QUAN

Theo đó, tại TP.HCM, đỉnh triều cao nhất xuất hiện vào các ngày 6, 7 và 8/12, thời gian từ 2 đến 8h và từ 15 đến 20h hằng ngày. Mực nước cao nhất trên sông Sài Gòn tại trạm Phú An vào tối 7/12 là 1,52 m (trên báo động 3). Ngập úng sẽ xảy ra trên diện rộng ở nhiều quận nội thành vào các giờ cao điểm sáng và chiều, báo Pháp luật TP.HCM đưa tin.

Do kết hợp với hoạt động gió mùa đông bắc trên biển Đông và triều cường, mực nước đỉnh triều vùng hạ lưu các sông Nam Bộ sẽ ở mức cao từ ngày 5 đến 11/12.

 

Đợt triều này sẽ làm TP.HCM ngập vào các giờ cao điểm sáng và chiều.

 

Tại miền Bắc, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong chiều hoặc đêm ngày 6/12, một đợt không khí lạnh có cường độ mạnh tràn xuống sẽ tràn xuống miền Bắc, gây ra một đợt rét đậm trên diện rộng. Đây sẽ là một đợt rét đậm, rét hại đầu tiên trong năm nay.

Tại các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận ngày 5/12 đã có mưa vừa, mưa to. Sáng 6/12, lũ các sông tại Phú Yên ở mức báo động một và hai, các sông ở Khánh Hòa, Ninh Thuận ở mức báo động hai và ba. Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi từ Phú Yên đến Ninh Thuận.

Tối 5/12,  mưa lớn đã làm sạt lở đất đá ở km 1361+900 thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa), làm tê liệt tuyến đường sắt Bắc Nam qua tỉnh này. Sạt lở đã làm 4 đoàn tàu bị kẹt lại tại ga Nha Trang, với hàng nghìn hành khách. Ngoài ra, còn nhiều đoàn tàu khác bị kẹt lại ga phụ trên địa bàn Khánh Hòa. Theo đó, các đoàn tàu sẽ bị trễ từ 3-5 giờ.

L.V (Tổng hợp)