THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 November 2011

Tường Thuật TỪ HÀ NỘI: CÁC GIA ĐÌNH NẠN NHÂN ĐI ĐÒI CÔNG LÝ




Thưa chư vị,

Mặc dù báo Lao Động đã đưa tin: Tin từ TAND TP Hà Nội cho biết, ngày 17.11 tới sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh (SN 1958, nguyên là cảnh sát trật tự Công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội “Làm chết người trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 97, khoản 1 – BLHS. Nạn nhân trong vụ án này là ông Trịnh Xuân Tùng (SN 1958, trú tại phố Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Chiều qua, cô Trinh Kim Tiến, con gái của Ông Trịnh Xuân Tùng đã tới Tòa án để hỏi về lịch xử. Tuy nhiên, cán bộ tòa án nhân dân Tp Hà Nội đã trả lời là không biết gì về chuyện này.


Sáng nay, Cô Trịnh Kim Tiến và Mẹ, Vợ của nạn nhân tên Nhật bị chết trong đồn công an đã vận đồ tang, đem theo di ảnh người thân đi đòi công lý. Đoàn người bắt đầu xuất phát từ trụ sở Bộ Công an trên đường Yết Kiêu, sau đó đi đến Viện Kiểm át Nhân dân tối cao rồi đến trước cửa Tòa án Nhân dân tp Hà Nội.
Lúc này, 10h05, đoàn người đã đến trước Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.




.


Được biết, một số hãng thông tấn nước ngoài cũng đã kịp thời tiếp cận và đưa tin.

 Nguyễn Xuân Diện Blog

 


Thưa chư vị,

Mặc dù báo Lao Động đã đưa tin: Tin từ TAND TP Hà Nội cho biết, ngày 17.11 tới sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh (SN 1958, nguyên là cảnh sát trật tự Công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội “Làm chết người trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 97, khoản 1 – BLHS. Nạn nhân trong vụ án này là ông Trịnh Xuân Tùng (SN 1958, trú tại phố Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Chiều qua, cô Trinh Kim Tiến, con gái của Ông Trịnh Xuân Tùng đã tới Tòa án để hỏi về lịch xử. Tuy nhiên, cán bộ tòa án nhân dân Tp Hà Nội đã trả lời là không biết gì về chuyện này.

Sáng nay, Cô Trịnh Kim Tiến và Mẹ, Vợ của nạn nhân tên Nhật bị chết trong đồn công an (từ Bình Dương ra HN) đã vận đồ tang, đem theo di ảnh người thân đi đòi công lý. Đoàn người bắt đầu xuất phát từ trụ sở Bộ Công an trên đường Yết Kiêu, sau đó đi đến Viện Kiểm át Nhân dân tối cao rồi đến trước cửa Tòa án Nhân dân tp Hà Nội.

Lúc này, 10h05, đoàn người đã đến trước Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.  

Ai đã giết chồng, cha, con chúng tôi?




Trước cửa Cung Văn hóa Hữu Nghị

Được biết, một số hãng thông tấn nước ngoài cũng đã kịp thời tiếp cận và đưa tin. 
Một số trang mạng đưa tin: 

Hôm nay ngày 17/11, phiên tòa dự trù đã không diễn ra như thông tin trên báo chí đã đưa.  

"Tôi phải cố gắng tiếp với những điều khó chấp nhận đó, sống tiếp với hành trình đòi công lý cho cha tôi. Công lý, nếu có, cũng đang bị trì hoãn ở một nơi rất xa, bởi câu hỏi rất đơn giản là “phiên tòa có được diễn ra không?” cũng không ai trả lời cho tôi". 

Sáng hôm nay Kim Tiến đã sống tiếp hành trình đòi công lý như những gì đã viết. 
.
.
Cô đã đến trước cổng Bộ Công an để giơ cao tấm ảnh của bố và bài báo đã đưa thông tin về phiên tòa trên tờ Người Lao Động.
.

Kim Tiến cũng đã đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao - Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, nơi mà 2 ngày trước đây người ta đã lạnh lùng trả lời một cách vô trách nhiệm "cũng chưa biết nữa, người bên Viện kiểm sát bị ốm, nếu ông ấy đi được thì Tòa sẽ gửi giấy trực tiếp xuống." để bày tỏ thái độ: công lý đóng cửa thì người dân sẽ đi gõ cửa. 


Từ Bình Dương, hai người phụ nữ khác mà con và chồng của họ cũng là nạn nhân bị giết chết bởi công an. Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền là vợ của anh Nguyễn Công Nhựt, người đã bị chết trong đồn Công an huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương vào ngày 25 tháng 4 vừa qua. Cùng đi với chị Tuyền là mẹ ruột của anh Nhựt. Hai người phụ nữ từ miền Nam đã ra Hà Nội để cùng chia sẻ nổi khổ đau của gia đình Trịnh Kim Tiến. 
.
Chị Tuyền và mẹ của anh Nhựt trước Bộ công an để nộp đơn.

 .
Hình ảnh ba người phụ nữ áo đen, cô đơn lặng lẽ trên con đường đi tìm công lý cho bố, cho con, cho chồng mình, có làm chính quyền và người dân suy nghĩ gì không?
.
Mẹ anh Nguyễn Công Nhựt





30 năm cải tạo 5000m2 đất hoang, được đền bù 2,2 triệu !

15/11/2011 14:41

(VTC News) – Gần 5.000m2 đất hoang hoá được ông Lê Hồng Ngọc (trú tại xóm 2 thôn Lão Cầu, xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) nhận cải tạo, sản xuất ổn định gần 30 năm nay thì bỗng nhiên chính quyền xã ra quyết định thu hồi và chỉ đền bù 2,2 triệu đồng.

30 năm cải tạo đất hoang thành đất canh tác
Vào năm 1982, xứ Đồng Leo của thôn Lão Cầu (xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) là đất hoang hóa. Trước đó, một vài đơn vị quân đội đóng trên địa bàn xã xin mượn đất để tăng gia sản xuất nhưng vì chi phí cải tạo quá lớn nên không sử dụng được, nên đã trả lại cho UBND xã Tiên Tân.
Trước tình hình này, lãnh đạo xã Tiên Tân tổ chức vận động nhân dân trong xã đứng ra nhận khoán nhưng không ai dám đứng ra nhận vì toàn là thùng vũng khó cải tạo.
Cùng thời điểm đó, sau khi xuất ngũ về địa phương, ông Lê Hồng Ngọc đã đứng ra nhận đất khai hoang phục hóa với diện tích 10,83 ha, vừa sản xuất vừa cải tạo san lấp khu đất trong sự ủng hộ của chính quyền địa phương.
 
30 năm cải tạo 5000m2 đất hoang, được đền bù 2,2 triệu
Người nhà ông Ngọc đau xót chỉ mảnh đất gia đình cải tạo gần 30 năm nay chỉ nhận được 2,2 triệu đồng đền bù.  

Người nhà ông Ngọc đau xót chỉ mảnh đất gia đình cải tạo gần 30 năm nay chỉ nhận được 2,2 triệu đồng đền bù.
Vốn là mảnh đất hoang hoá đã lâu, ruộng bị đào thùng đấu, lăn lác nhiều, không có bờ giữ nước… để sản xuất được phải cải tạo vô cùng khó khăn. Nhưng đã nhận là làm, ông Ngọc và gia đình tập trung công sức, chi phí để thuê người san lấp cho ruộng bằng phẳng, đắp bờ giữ nước để trồng lúa và thả cá. Mỗi năm làm một ít, vừa cải tạo vừa canh tác.
“Sau nhiều năm đầu sản xuất không hiệu quả, nhờ tìm đúng phương pháp cải tạo đất, gia đình tôi đã thu được năng suất cao trên diện tích này” – Ông Lê Hồng Ngọc cho biết.
Đến nay, Ông Ngọc đã cải tạo thành công khu đất, phát triển kinh tế hộ gia đình theo mô hình trang trại với diện tích 10,83 ha (gồm 4,68 ha đất hai vụ lúa và 5,7 ha mặt nước thả cá và nuôi vịt đẻ) đồng thời, ký hợp đồng trồng lúa giống với Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Nam, trường Đại học Nông nghiệp I, cải thiện đời sống gia đình và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Gần 30 năm canh tác trên mảnh đất tự khai hoang, gia đình ông Ngọc vẫn nộp sản phẩm, thuế sử dụng đất đầy đủ và hoàn toàn không có tranh chấp. Điều này căn cứ vào những phiếu thu, biên lai thu tiền thuế nông nghiệp, thuỷ lợi phí…
Với cách thức sản xuất có hiệu quả của mình, mô hình trang trại của gia đình ông Ngọc là mô hình điểm của tỉnh, huyện. Ông Lê Hồng Ngọc đã nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Giấy chứng nhận Chiến sĩ Thi đua của tỉnh Hà Nam, Giấy chứng nhận Chiến sĩ Thi đua của Hội Nông dân Việt Nam… và hàng loạt giấy khen về việc có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất thời kỳ đổi mới với hình thức kinh tế trang trại.

Xã bồi thường 2 triệu đồng để thu hồi
Gia đình ông Ngọc đang yên tâm sản xuất, gặt hái thành quả lao động của mình sau gần 30 năm vất vả “máu trộn mồ hôi” để khai hoang của mình thì “đùng một cái”: UBND xã Tiên Tân quyết định thu hồi 5023m2 trong diện tích đất gia đình ông đang canh tác!

Được biết, vào năm 2009, UBND huyện Duy Tiên triển khai dự án làm tuyến đường trục xã Tiên Tân, trong đó quyết định thu một phần diện tích đất trồng lúa của gia đình ông Ngọc là 5023 m2 với số tiền đền bù là: 2.294.611 đ (Hai triệu hai trăm chín tư ngàn sáu trăm mười một đồng), giá tiền không bằng đàn vịt ông đang nuôi đẻ trứng một đêm.


Video liên quan



Bất ngờ trước quyết định trên của chính quyền, ông Ngọc lên tìm hiểu thì chính quyền đưa ra một tấm bản đồ (do chính quyền lập từ năm 1985 và 2003) và giải thích  “hơn 5000m2 đất thu hồi nói trên là phần đất công ích do UBND xã Tiên Tân quản lý”, ông Ngọc không phải là “chủ” của khu đất này nên không có quyền đòi đến bù.

Trước đó, khi xã tiến hành giải phóng mặt bằng, ông Ngọc không được mời họp, không được nhận quyết định thu hồi đất, không được nhận tờ kê khai đền bù về đất, hoa màu… mãi đến cuối năm 2009, “gia đình tôi nhận được phương án đền bù do ông Phó Chủ tịch huyện Phạm Đức Luân ký” – Ông Ngọc cho biết.
Không đồng tình với phương án đền bù bất hợp lý với công sức lao động đã bỏ ra trên diện tích đất 5.023 m2 gần 30 năm qua, gia đình ông Ngọc đã làm đơn khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền tỉnh Hà Nam, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Thanh tra Chính phủ nhưng vẫn chưa được UBND huyện Duy Tiên giải quyết quyền lợi chính đáng.

Cưỡng chế giải tỏa mà không có quyết định
Trong khi gia đình ông đang chờ các cơ quan chức năng này trả lời thì ngày 10/2/2010 (cách Tết Âm lịch 4 ngày), UBND huyện Tiên Tân đã huy động 50 cán bộ, công nhân, công an và các cơ quan ban, ngành đến “cưỡng chế” gia đình phải giao đất dưới danh nghĩa “là bảo vệ việc làm đường” mà không có thông báo, không có quyết định “cưỡng chế”.
“Lực lượng này đã giữ vợ chồng, con cái ông Ngọc để đưa máy xúc, máy ủi và ô tô chở vật liệu vào thi công. Việc làm này vi phạm các qui định về đền bù giải phóng mặt bằng”. – Ông Lê Hồng Ngọc bức xúc.
Việc làm này không những trái quy định pháp luật mà còn gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình ông Ngọc, “Do không hề có thông tin gì về dự án nên ngày 15/11/2009, gia đình tôi đã ký Hợp đồng kinh tế số 589 với Cty Giống Cây trồng T.Ư về việc sản xuất giống lúa lai mẹ trên diện tích 3ha tại thôn Lão Cầu, xã Tiên Tân. Tổng giá trị hợp đồng khoảng 90 triệu đồng. Diện tích ruộng 2 lúa bị thu hồi nói trên chính là diện tích để gia đình tôi thực hiện hợp đồng. Điều đó khiến gia đình tôi rất bức xúc, mất lòng tin vào chính quyền” – Ông Ngọc cho biết.
Sau vụ việc này, ông Ngọc khẩn cấp làm đơn khiếu nại lên UBND huyện Duy Tiên. Hơn hai tháng sau, ông Ngọc nhận được công văn của UBND huyện do chủ tịch Nguyễn Đức Vượng ký ngày 26/4/2010 với nội dung khẳng định hơn 5000m2 đất xã Tiên Tân quyết định thu hồi là do UBND xã Tiên Tân quản lý và việc bồi thường cho ông Ngọc 2,2 triệu đồng là đúng pháp luật.

30 năm cải tạo 5000m2 đất hoang, được đền bù 2,2 triệu
Quá bức xúc trước việc bị xử lý "ép", ông Ngọc đã phải khiếu nại lên cơ quan cấp trên.  

Quá bức xúc trước việc bị xử lý "ép", ông Ngọc đã phải khiếu nại lên cơ quan cấp trên. Không đồng tình với kết luận của UBND huyện Duy Tiên, ông Ngọc tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên UBND tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, trong công văn trả lời khiếu nại của gia đình ông Ngọc ngày 1/11/2010, ông Nguyễn Xuân Đông, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam ký công văn số 1216 với nội dung "y án kết luận của UBND huyện".
Còn Chủ tịch UBND xã Tiên Tân – Nguyễn Đức Hưng cho biết, UBND xã không có hợp đồng khoán thầu với gia đình ông Ngọc. “Là cấp xã, chúng tôi chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên, không có quyền làm khác”.
Như vậy, với các kết luận trên, rõ ràng là chính quyền từ xã đến tỉnh Hà Nam đều khẳng định, hơn 5000m2 đất thu hồi của gia đình ông Ngọc là do UBND xã quản lý!

Vậy, ai thực sự là “chủ đất” theo quy định của pháp luật, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả ở bài báo tiếp theo.

Tin liên quan

Tỉnh ủy viên nợ tiền tỷ: Kỷ luật, bỏ làm vẫn tại vị

16/11/2011 14:56

(VTC News) - Tuy đã ngừng làm việc tại Sở Giáo dục - Đào tạo Cà Mau hơn nửa năm nhưng Phó Giám đốc Nguyễn Thị Kim Liên vẫn được trả lương, chủ nợ đến lãnh hàng tháng.

Trao đổi với phóng viên sáng 15/11, lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Cà Mau cho biết lương của bà Liên (44 tuổi, Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở này) hàng tháng được chủ nợ đến ký nhận để trừ dần vào khoản nợ mà nữ cán bộ này vay do hai bên có sự thỏa thuận tự nguyện.

Điều khiến cán bộ, đảng viên ở Cà Mau bức xúc là mặc dù quy trình kỷ luật bà Liên đã được thực hiện xong hơn nửa năm nhưng đến nay bà Liên vẫn còn tại vị dù không vào cơ quan làm việc. Tỉnh ủy Cà Mau và UBND tỉnh Cà Mau vẫn chưa triển khai quyết định kỷ luật bà Liên về mặt Đảng và chính quyền nên ngân sách Nhà nước trả lương.
Tỉnh ủy viên nợ tiền tỷ: Kỷ luật, bỏ làm vẫn tại vị
Một trong những biên nhận mượn nợ của bà Liên. Ảnh: Diễm Hằng 
Theo Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Dương Thanh Bình, hồ sơ đề nghị kỷ luật bà Liên đã chuyển về Ban Tổ chức Trung ương xem xét nhưng đến nay Trung ương vẫn chưa có quyết định chính thức.

Còn chồng bà Liên là bác sĩ Lê Minh Thuận - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đầm Dơi (Cà Mau) - cũng đã xin nghỉ việc, không còn tham gia sinh hoạt tại chi bộ nhưng ông cũng không liên hệ tổ chức chuyển sinh hoạt Đảng theo quy định.

Trước đó bà Liên buộc phải làm việc với tổ kiểm tra Đảng viên có dấu hiệu vi phạm sau khi tự ý bỏ nhiệm sở, không vào lớp học. Quá trình làm việc với đoàn kiểm tra, bà Liên thừa nhận nợ khoảng 1,8 tỷ đồng của hơn 20 người.

Giải trình về lý do thiếu nợ, nữ Tỉnh ủy viên cho biết do mua nền nhà khoảng chục năm trước chưa trả hết nên tự nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng.

Tuy nhiên, sau đó Chi bộ 1 thuộc Đảng ủy Sở Giáo dục - Đào tạo Cà Mau (nơi bà Liên sinh hoạt) đã họp để đưa ra hình thức kỷ luật. Kết quả đa số thống nhất đề nghị cách chức về mặt chính quyền và khai trừ bà Liên ra khỏi Đảng.
Tin liên quan

Chuyện bi hài về toilet thông minh ở Nha Trang

17/11/2011 00:06

Khẩn cấp quá, bà khách Tây đòi đổi 50.000 đồng lấy xu 2.000 đồng để vào toilet thông minh, nhưng không ai có xu đổi cho bà.
 
Từ năm 2008, UBND TP Nha Trang đã đầu tư hàng tỷ đồng để lắp đặt nhiều nhà vệ sinh công cộng tự động, thường gọi là nhà vệ sinh thông minh, ở công viên bờ biển. Nhưng, sử dụng nhà vệ sinh này không dễ...

Khổ vì cái đồng xu
Nhà vệ sinh thông minh được chế tạo bởi Công ty cổ phần Khoa học công nghệ P.E (Petech), tích hợp 18 công năng tự động và thu phí bằng tiền xu 2.000 đồng.

Ông Nguyễn Văn Quang, trú tại Vĩnh Trung, Nha Trang, cho biết chiều nào ông cũng xuống bờ biển Trần Phú tập thể dục. Nhà xa nên khi thành phố lắp đặt nhà vệ sinh thông minh dọc tuyến biển, ông rất phấn khởi, nhưng rồi ông chuyển sang thất vọng vì không kiếm đâu ra đồng xu 2.000 đồng để đi vệ sinh.
 
Chuyện bi hài về toilet thông minh ở Nha Trang
Nhiều nhà vệ sinh thông minh trên công viên bờ biển Nha Trang đã hư hỏng. 
"Khổ nhất là khách du lịch, họ năn nỉ chúng tôi đổi tiền xu nhưng nói thật bản thân còn không có dùng, lấy đâu mà đổi. Có lần, bà khách Tây quýnh quá, 'làm giá' đòi đổi 50.000 đồng lấy xu 2.000 mà cũng đành chịu", ông Quang kể.
 
Ngoài ra, cái nhà vệ sinh thông minh này lập trình mỗi lượt sử dụng chỉ 6 phút, nên nhiều cụ vào ngồi còn chưa xong đã thấy đèn tắt tối om, nước tự động xịt ướt tứ tung…

Ông Phan Tất Trung, Giám đốc chi nhánh Petech tại Nha Trang, cho biết, trong trường hợp này, người sử dụng phải nhấn nút mở, ra ngoài, bỏ thêm đồng xu vào để tiếp tục được phục vụ (!).

Bắt đền nhà sản xuất
Từ năm 2008, thành phố Nha Trang đã đầu tư mua 6 nhà vệ sinh thông minh, trị giá hàng tỷ đồng (gần 600 triệu đồng một nhà đôi). Sau một thời gian ngắn, đa số các nhà vệ sinh này đã trục trặc, hư hỏng các linh kiện điện tử, không sử dụng được.

Phòng Quản lý đô thị Nha Trang đã buộc phải giao trả lại cho Petech toàn bộ nhà vệ sinh thông minh để tự tổ chức quản lý, thu phí, đồng thời lấy kinh phí đó để bảo trì, bảo dưỡng, bảo đảm hoạt động liên tục.

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, hiện nay vẫn có nhiều nhà vệ sinh dạng này bị hư hỏng. Tất cả các nhà vệ sinh này vẫn chưa có người trực để đổi tiền xu cho khách có nhu cầu nên hầu hết đều "tê liệt", trở thành những hộp rác khổng lồ, mất mỹ quan dọc công viên biển.

Ông Phan Tất Trung  cho biết, tổng số tiền thu được từ các nhà vệ sinh thông minh chỉ khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng trong khi chi phí vận hành lên tới 20 triệu đồng.

Petech đang nghiên cứu để biến nhà vệ sinh thông minh thành quầy bán sách báo, cung cấp thông tin du lịch… kèm người trực đổi tiền xu cho khách. Cũng theo ông Trung, biện pháp hay nhất cho nhà vệ sinh thông minh là có tài trợ để bỏ thu phí, cải tiến dùng miễn phí.

Ông Lê Tiến Vĩnh, Trưởng phòng Quản lý đô thị Nha Trang cho biết, thời gian tới thành phố sẽ không tăng số lượng đầu tư nhà vệ sinh thông minh nữa.
Để đáp ứng nhu cầu cho du khách, thành phố đang có kế hoạch giao cho các khách sạn làm nhà vệ sinh thông thường dạng ngầm dọc tuyến biển theo phương thức xã hội hóa.

Hiện có một dự án làm nhà vệ sinh công cộng thông thường do Hàn Quốc tài trợ, Sở Y tế làm chủ đầu tư nhưng không hiểu sao đã hơn một năm nay vẫn chưa được triển khai thực hiện.
Theo Nông Thôn Ngày Nay

Bé gái chết tức tưởi tại BV: Bác sĩ chỉ… sờ

(VTC News) – Bốn bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ (Bình Định), chỉ biết khám “sờ” rồi đứng nhìn cháu Hằng chết tức tưởi.
Bác sĩ chỉ… sờ

Cả ngày 16/11, Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã tiến hành họp kín để kiểm điểm các cá nhân có liên quan đến quá trình khám và điều trị cháu Huỳnh Thị Thanh Hằng (10 tuổi), ở thôn Đông An, xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, chết tại bệnh viện chiều 8/11 vừa qua.

Nguồn tin của VTC News cho hay, buổi kiểm điểm diễn ra hết sức căng thẳng vì có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm và năng lực chuyên môn của các y bác sĩ để xảy ra sự cố gây chết người. Do có sự phân công rạch ròi về mặt thời gian khám chữa bệnh của từng người nên không ai có thể đổ lỗi cho ai được.

Bé gái chết tức tưởi tại BV: Bác sĩ chỉ… sờ
Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ, nơi xảy ra cái chết của cháu Hằng

Buổi kiểm điểm đã làm rõ khuyết điểm của từng bác sĩ. Bác sĩ Tô Quốc Phong, người khám đầu tiên cho cháu Hằng đã có khuyết điểm chủ quan, cho rằng cháu chỉ bị viêm họng, chưa khai thác hết tiền sử, bệnh sử, lý do vào viện; không cho các xét nghiệm, cận lâm sàng kịp thời.

Bác sĩ Dương Công Sanh, trưởng khoa nhi, đã có khuyết điểm là khám, ghi chép hồ sơ chưa tỷ mỹ; chưa khai thác hết tiền sử, bệnh sử, lý do vào viện; chưa cho cận lâm sàng sớm (xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, chụp X-quang), nên cho đến lúc cháu tử vong vẫn chưa có kết quả; gia đình xin chuyển viện nhưng không chấp nhận vì cho rằng bệnh không đáng ngại...

Bác sĩ Nguyễn Văn Lưu, người trực toàn viện trưa hôm ấy, không biết xử trí gì, không biết bệnh gì, “hoảng quá” nên gọi điện mời bác sỹ Châu Tấn Khoa, đang trực lãnh đạo đến “trợ giúp”.

Bác sĩ Châu Tấn Khoa, tuy là Phó giám đốc nhưng cũng chưa thực hiện đúng các bước trong cấp cứu: không cho xử trí thuốc cấp cứu; không cho dùng cả Adrenalin (mũi thuốc “hồi dương”) tiêm vào tim để cấp cứu trước khi bệnh nhân trút hơi thở cuối cùng; không sử dụng các phương tiện giúp thở cho trẻ.

Bé gái chết tức tưởi tại BV: Bác sĩ chỉ… sờ
Các bác sĩ có liên quan cuối cùng mới chịu nhận khuyết điểm 

Trao đổi với PV VTC News, một bác sĩ tham gia buổi kiểm điểm thắc mắc, xét về phương diện lãnh đạo, đúng ra bác sĩ Đỗ Văn Hoàng, Giám đốc Trung tâm y tế Phù Mỹ cũng phải chịu trách nhiệm liên đới vì người nhà bệnh nhân đã gọi điện năn nỉ, xin cho chuyển viện nhưng vẫn không được.

“Đã thế, ngay sau khi xảy ra cái chết của cháu Hằng, việc ông Giám đốc vẫn bình thản cho biết các y bác sĩ đã khám rất kỹ, làm hết trách nhiệm là hết sức vội vàng, chủ quan, bao che, chưa thành thật”, vị bác sĩ này không đồng tình.

Theo như ông Nguyễn Văn Cang, Giám đốc Sở Y tế Bình Định, những bác sĩ có liên quan phải làm bản kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật cho mình để nộp cho Sở. Sau đó, Sở sẽ thành lập hội đồng chuyên môn về làm việc với Trung tâm để kiểm tra năng lực của những người liên quan, sau đó đưa ra quyết định kỷ luật cụ thể.

“Không loại trừ khả năng, những người gián tiếp liên quan đến cái chết của cháu Hằng cũng sẽ bị xem xét kỷ luật”, ông Cang nhấn mạnh.

Thiết bị bị “bỏ xó”

Sau khi cơ quan giám định pháp y tỉnh Bình Định công bố kết luận cái chết của cháu Hằng là: “Phù phổi cấp trên bệnh cảnh u nhầy nhĩ phải, gây tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim”.

Một bác sĩ lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ cho VTC News biết, u nhầy nhĩ trái (phải) sẽ chẩn đoán được bằng siêu âm màu ba chiều bằng đầu dò tim, đối chiếu với siêu âm của Trung tâm y tế Phù Mỹ thì có thể chẩn đoán được cở trên 60%. Còn tràn dịch màng phổi, màng tim thì bằng siêu âm và chụp X-quang ở đây sẽ chẩn đoán được 100%.

“Phù phổi cấp là biến chứng cuối cùng của hai vấn đề trên, nếu phát hiện được một trong hai vấn đề này thì biết được sẽ có phù phổi cấp và sẽ dự phòng được hoặc điều trị dứt điểm u nhầy, đảm bảo an toàn cho cháu”, bác sĩ này khẳng định.

Bé gái chết tức tưởi tại BV: Bác sĩ chỉ… sờ
Nếu các bác sĩ có chuyên môn tốt hơn và biết phát huy tác dụng của thiết bị thì cháu Hằng đã không phải chết 

Về quy trình khám chữa bệnh, đúng ra, bác sĩ Phong phải cho siêu âm và chụp X-quang để chẩn đoán chính xác trước khi chuyển khoa nhi hoặc chuyển viện nhưng bác sĩ này đã không làm.

Hoặc có thể khi nhận bệnh nhân tại Khoa Nhi, bác sĩ Sanh phải cho siêu âm và chụp X-quang ngay thì vẫn kịp, nhưng việc này cũng không được thực hiện. Điều này cho thấy, hai bác sĩ trên chưa vận dụng được các máy móc hiện có tại Trung tâm y tế Phù Mỹ để chẩn đoán bệnh cho cháu Hằng và đã dẫn đến kết quả đáng tiếc.
Được biết, hôm qua, Ban Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ đã đến thăm để chia sẻ nỗi đau thương mất mát cùng gia đình cháu Hằng.
Gia đình nạn nhân hết sức bức xúc vì cho rằng, vì sao y sĩ xã chẩn đoán bệnh nặng mà bác sĩ huyện lại không biết? Trong khi đó, gia đình đã phải đưa cháu bé đi cấp cứu lúc gần nửa đêm, nhưng bác sĩ không quan tâm, không hề cho tiêm một mũi thuốc nào.
“Tại sao bệnh viện có đầy đủ máy móc giúp chẩn đoán bệnh nhưng không cho con tôi được làm”, người nhà nạn nhân bức xúc đặt câu hỏi.

Ông giám đốc thích đi ngược chính sách?

Theo điều tra của PV VTC News, các bác sĩ Nguyễn Văn Lưu, Dương Công Sanh, Tô Quốc Phong là người trực tiếp khám chữa bệnh cho cháu Hằng đều là bác sĩ tuyến xã mới được Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ rút lên huyện năm 2010.

“Các bác sĩ này tuy có bằng cấp nhưng chưa có đủ kinh nghiệm trong điều trị, vì bác sĩ tuyến xã chỉ làm công tác phòng bệnh là chính, ít khám bệnh và điều trị”, một lãnh đạo trung tâm nhận xét.

Chẳng hạn, bác sĩ Dương Công Sanh, nguyên là y sĩ tuyến xã và được học lên bác sĩ chuyên tu và bác sĩ chuyên khoa I nhi, nhưng vẫn làm ở xã.

Giữa năm 2010 mới tốt nghiệp khóa bác sĩ chuyên khoa I nhi và được rút lên trung tâm y tế huyện. Tuy nhiên, bác sĩ này vẫn ở Phòng khám để khám bệnh chung, chưa bao giờ được phân công điều trị nội trú. Thế nhưng, ngày 1/9 vừa qua, bác sĩ này được bổ nhiệm làm Trưởng khoa nhi.

Còn bác sĩ Lưu thì mới tốt nghiệp đào tạo bác sĩ chuyên tu giữa năm 2010, đang làm trưởng trạm y tế xã Mỹ Quang. Bác sĩ Lưu được điều động trực tại Trung tâm y tế (không có quyết định), nên không đảm đương được việc trực viện để giải quyết tất cả bệnh tật của một đơn vị đa khoa trên 140 giường bệnh là điều dễ hiểu.

Bé gái chết tức tưởi tại BV: Bác sĩ chỉ… sờ
Ông giám đốc mạnh tay làm ngược chính sách khiến y tế địa phương cả trên lẫn dưới đều khập khiễng 
“Việc “liên thông” y tế xã và y tế huyện như thế này là đi ngược với đường lối chính sách Nhà nước, đi ngược Đề án 1816 của Bộ Y tế về luân chuyển cán bộ bác sĩ về tuyến xã.

Chỉ khi nào tuyến xã thừa mới có thể tăng cường lên huyện, chứ hiện tại Phù Mỹ chưa đạt 100% số xã có bác sỹ, nên việc rút lên là chưa được”, một lãnh đạo Trung tâm y tế Phù Mỹ, cho biết.

“Do bị rút ruột chất xám nên dù là một huyện đồng bằng nhưng nhiều trạm y tế xã của huyện Phù Mỹ vẫn “trắng” bác sĩ như: Xã Mỹ Chánh Tây, xã Mỹ Hòa, thậm chí thị trấn Phù Mỹ.

Hiện các xã này không có bác sỹ, phải chia lịch bác sỹ các xã khác đến giúp một vài ngày trong tuần, chất lượng không có, chỉ mang tính chất đối phó”, lãnh đạo này cho biết thêm.

Theo tìm hiểu của PV VTC News, do các “bác sĩ xã” với trình độ chuyên tu, đào tạo để phục vụ cho tuyến xã, nhưng luôn được lãnh đạo trung tâm y tế ưu ái, cất nhắc vào những vị trí trưởng khoa, trực chính, còn những các bác sĩ có trình độ chuyên môn và trách nhiệm trong nghiệp vụ thì “hất” ra ngoài nên nhiều bác sĩ giỏi đã phải ngậm ngùi bỏ quê hương, chuyển đi nơi khác.
Bé gái chết tức tưởi tại BV: Bác sĩ chỉ… sờ
Sau sự cố này, Trung tâm y tế Phù Mỹ rất vắng bệnh nhân 

Theo thống kê, vài năm gần đây, đã có đến 8 bác sĩ có trình độ chính quy, có tay nghề bỏ trung tâm y tế huyện Phù Mỹ để ra đi với lý do bị o ép, trù dập, cô lập. Đơn cử như các bác sĩ Nguyễn Văn An, Cao Lạc Khang, Trần Quế Hoàng, Lương Văn Tín…

Ông Võ Văn Hòa, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ, cũng thừa nhận, từ ngày ông Đỗ Văn Hoàng lên làm Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ, bác sĩ giỏi ở đây bỏ đi rất nhiều. Vì vậy, mong mỏi lớn nhất của Thường vụ Huyện ủy là Sở Y tế nhanh chóng chuyển công tác ông này đi nơi khác để xây dựng lại trung tâm.

Trong khi đó, trao đổi với PV VTC News, ông Nguyễn Văn Cang, Giám đốc Sở Y tế Bình Định, cho rằng, Sở không hề hay biết việc Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ rút người từ tuyến xã lên bố trí công việc ở tuyến huyện vì người của y tế xã không thuộc quản lý của Sở.
Tin liên quan

Ai dám phạt sếp “tội” hút thuốc?

Tịch thu ngoại tệ mua bán trái phép