THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 July 2011

China Labor Watch : ngành công nghệ điện tử Trung Quốc "vô nhân đạo"

Ngày 28/05/2010, công nhân tại Đài Loan tưởng niệm các đồng nghiệp ở
chi nhánh Foxconn tại Trung Quốc tự tử, vì không chịu nổi các điều
kiện lao động nghiệt ngã.
REUTERS/Nicky Loh
Thanh Hà

Trong một bản báo cáo công bố ngày 12/07/2011, tổ chức bảo vệ lao động
China Labor Watch, trụ sở tại Hồng Kông cho biết : tại Trung Quốc 90%
các nhà máy sản xuất hàng điện tử, công nhân không đủ sống với đồng
lương. Trung bình mỗi tháng một công nhân phải làm thêm từ 36 giờ đến
160 giờ.

Vẫn theo điều tra của tổ chức này, không một đơn vị sản xuất nào tôn
trọng luật lao động của Trung Quốc. Luật này quy định hàng tháng một
công nhân chỉ có thể làm thêm tối đa 36 giờ phụ trội.

Về thời lượng làm việc hàng ngày, theo China Labor Watch, công nhân
trong ngành công nghệ điện tử Trung Quốc phải làm việc từ 10 đến 14
giờ, và số giờ lao động nói trên có thể co giãn theo mùa.

Báo cáo của tổ chức bảo vệ người lao động China Labor Watch căn cứ
trên trên cuộc điều tra được thực hiện từ tháng 10/2010 đến tháng
6/2011. Trong thời gian qua, tổ chức này đã phỏng vấn trên 400 công
nhân trong ngành và một số nhân viên của China Labor Watch đã đi xin
việc như các công nhân khác, để tìm hiểu tình hình một cách trung thực
và chính xác nhất.

10 trong số các nhà máy trong danh sách điều tra của China Labor Watch
làm thuê gia công cho các tập đoàn điện tử lớn của thế giới như Dell,
IBM, Ericsson, Philips, Microsoft, Appel, HP và Nokia.

China Labor Watch cũng đã tìm đến một nhà máy sản xuất gia công cho
tập đoàn điện tử Foxconn của Đài Loan, nơi đã có nhiều nhân viên tự
sát hồi mùa xuân năm ngoái. Theo nhân định của China Labor Watch, điều
kiện lao động tại đây không tồi tệ hơn so với các nhà máy sản xuất
khác. China Labor Watch kết luận : « Tất cả các tập đoàn lớn trên thế
giới cũng như của Trung Quốc đều chạy theo lợi nhuận. Ai cũng chủ
trương sản xuất với cái giá thành thấp nhất và để đạt được mục tiêu
đó, tất cả đều sẵn sàng hy sinh điều kiện lao động và sức khỏe của
công nhân ».

Đề nghị khai trừ Đảng người đưa ảnh sex lên website tỉnh

12/07/2011 07:43:05
Ngày 11/7, Sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Trà Vinh cho biết chi bộ sở này đã họp và có văn bản gửi Đảng ủy khối Dân Chính Đảng – Tỉnh ủy Trà Vinh đề nghị khai trừ Đảng đối với ông Phan Ngọc Quan là nhân viên Phòng Công nghệ thông tin.

Chiều cùng ngày, thông tin từ Công an tỉnh Trà Vinh cho biết hiện hồ sơ vụ việc đã được chuyển cho Văn phòng Cơ quan CSĐT (PC44).

Vào năm 2010 và đầu năm 2011, ông Quan đã tấn công vào cổng thông tin điện tử của tỉnh Trà Vinh cùng một số website thành viên để thay đổi nhiều nội dung và chèn ảnh khiêu dâm vào. Chính quyền địa phương phối hợp với Bộ Công an điều tra ra thủ phạm là ông Quan.

(Theo NLĐ)

TQ đòi Philippines, Việt Nam xử lý "khôn khéo" về Biển Đông

12/07/2011 07:17:04
Ngày 11/7, Bắc Kinh đã kêu gọi Việt Nam và Philippines vận dụng "phương thức ngoại giao khôn khéo" để giải quyết những căng thẳng trên Biển Đông giữa lúc dấy lên những chỉ trích cho rằng Trung Quốc đang ngày càng hung hăng trong các tuyên bố của nước này.
 
TIN LIÊN QUAN

Các chiến sĩ hải quân Việt Nam cứu sống 9 người nước ngoài trôi dạt trên biển
Các chiến sĩ hải quân Việt Nam cứu sống 9 người nước ngoài trôi dạt trên biển. Ảnh: TTXVN
Phát biểu trong diễn văn đề cập tới "sự phát triển hòa bình của Trung Quốc và môi trường quốc tế" tại Hong Kong, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bà Phó Oánh tuyên bố: "Quan trọng là giải quyết những điểm xung đột. Trung Quốc, Việt Nam và Philippines cần phải thể hiện phương thức ngoại giao khôn khéo để đảm bảo những mâu thuẫn của chúng ta sẽ được kiềm chế, xử lý hiệu quả và chúng ta có thể sẽ không để những mâu thuẫn đó ảnh hưởng đến quan hệ. Có thể nhận thấy rằng chúng tôi đang đi theo hướng này."
 
Bà Phó Oánh thừa nhận các bên tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển này đều thấy chắc chắn trong những tuyên bố của mình.
 
Ngoài ra, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng lên tiếng bảo vệ việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, trong một nỗ lực nhằm bác bỏ các quan ngại sau khi gần đây có tin cho rằng Bắc Kinh đang đóng tàu sân bay đầu tiên giữa lúc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông.
 
Bà Phó Oánh nhấn mạnh: "Phát triển quốc phòng của Trung Quốc sẽ song hành với sự phát triển của đất nước".
 
(Theo TTXVN)

ĐSCT Trung Quốc gặp sự cố sau 10 ngày khai trương

12/07/2011 06:52:47
- Theo thông tin từ cơ quan quản lý đường sắt Bắc Kinh, ngày 10/7, những cơn dông đã gây trục trặc cho hệ thống điện của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải, làm hệ thống này tê liệt 90 phút và khiến nhiều hành khách rơi vào trạng thái hoảng loạn. Sự cố xảy ra 10 ngày sau khi tuyến đường sắt trên khai trương.

Đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải.
Đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải.
Sự cố bắt đầu lúc 18 giờ 10 ngày Chủ nhật, gió mạnh ở tỉnh Sơn Đông khiến hệ  thống cung cấp điện cho tuyến đường sắt bị chập. Đến 19 giờ 37 mới khắc phục xong sự cố. Sự cố khiến 19 đoàn tàu trên tuyến đường ray dài 1.318 km về ga chậm ít nhất 2 giờ.

Hành khách Susan Chen cho biết chuyến đầu tiên gặp sự cố mang số hiệu G151. Theo lời hành khách này, "đoàn tàu đột ngột dừng khựng lại khi đang trên một chiếc cầu. Toàn bộ đèn tắt phụt, hệ thống điều hòa ngừng hoạt động, trong toa trở nên rất khó thở". Hệ thống thông tin trên tàu liên tục giải thích rằng sự cố xảy ra do trời mưa to.

Riêng khách trên tuyến G21 than phiền rất nhiều bởi hơn 1.000 khách phải ngồi trong bóng tối, không điều hòa nhiệt độ và thậm chí không có nước uống. Sau khi tiếp tục chạy được 20 phút, tàu lại đứng khựng, nhiều trẻ em la hét vì sợ hãi.

Sự cố  hôm qua đã làm gia tăng những mối lo ngại về hệ  thống đường sắt được coi là "có tính bước ngoặt" này. Đã có những sự cố tương tự ngay từ năm 2007 – năm Trung Quốc bắt đầu đưa vào sử dụng đường sắt cao tốc.

Quý Dương

Thông cáo Báo chí: công an vi phạm pháp luật khi cấm Linh mục Giám tỉnh DCCT xuất cảnh


Thông cáo Báo chí: công an vi phạm pháp luật khi cấm Linh mục Giám tỉnh DCCT xuất cảnh
VRNs (12.07.2011) – Sài Gòn – Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam tuyên bố:
- Việc Công an thành phố HCM không cho Linh mục Giám tỉnh xuất cảnh là hành vi công khai xâm hại đến quyền tự do tôn giáo của người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp.
- Công an thành phố HCM đã đối xử bất công với Linh mục Giám tỉnh DCCT VN, có dấu hiệu lạm dụng quyền hành để đàn áp tôn giáo.
- Nhân dân Việt Nam đóng thuế nuôi dưỡng ngành Công an không phải để nhận lại sự đàn áp và đối xử bất công như thế này.

Biên bản cấm Linh mục Giám tỉnh DCCT VN xuất cảnh

Buôn Bán Phụ Nữ VN Trình Chiếu Trên Đài Truyền Hình Ngoại Quốc













Mời xem 6 Video clips về 2 cô gái quê vì nghèo mà phải chịu cảnh bán mình ra nước ngoài ( gồm có các giai đoạn...đặt hàng, hàng được gởi ra từ Việt Nam, 2 Cô gái trinh nguyên có Bác sỉ VN chứng nhận. Ðến nơi được nhìn dung nhan và khám nghiệm lại, v.v...) Thật là nhục nhả và đau lòng cho VN với chủ nghỉa cộng sản.


Một mối nhục quốc thể !


Vietnamese Mail Order Bride...

Ồ ạt phá rừng phòng hộ để trồng sắn

Gọt vỏ cho cây chết dần, đốt rẫy, thậm chí dùng thuốc khai hoang là những cách mà một số người dân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên dùng để triệt phá rừng đầu nguồn chắn lũ lấy đất trồng sắn.

Việc làm trên được thực hiện ồ ạt khi những tháng gần đây, giá nguyên liệu sắn tăng cao.

Thân gỗ thông gần 40 tuổi bị cưa hạ để trồng sắn ở làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín.

Ngay giữa làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi), từng vạt thông hàng chục năm tuổi bị gọt vỏ xoay quanh từ gốc lên thân cây khoảng 80 cm đang chết dần giữa rừng. Thân gỗ thông bị cưa hạ chưa kịp chuyển đi nằm ngổn ngang khắp quả đồi. Cạnh gốc cây bị cưa xén, những đọt sắn mới nhú lên khỏi nền đất đỏ bazan.

Ông Tạ Tiến, quyền trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà cho biết, tình trạng phá rừng trồng sắn rộ lên từ cuối tháng 2 đến nay, đáng lo nhất là có sự tham gia của một số con em lãnh đạo thôn, xã. "Ngăn chặn ban ngày thì ban đêm họ vào rừng dùng rựa gọt vỏ cây dưới gốc rồi lấy lá rừng phủ lấp. Khi cây chết cũng là lúc sắn lên cao nửa thân người khó mà kiểm soát nổi", ông Tiến nói.

Cũng theo ông Tiến, giá củ sắn tươi đang ở mức 2.200 đồng một kg, sắn khô dao động 4.800-5.000 đồng một kg, tăng gấp đôi so với niên vụ năm trước. Bà Đinh Thị Hồng ở xã Sơn Cao, huyện Sơn Hà lý giải: "Trồng sắn với chi phí thấp, công chăm sóc ít và cứ mỗi ha sắn thu lãi 15-35 triệu đồng, tùy theo năng suất, sản lượng thu hoạch. Chính nguồn thu nhập lớn nên chúng tôi đã đổ xô lên núi, khai hoang, phát rẫy mở rộng diện tích trồng sắn".

Vạt thông bị gọt vỏ chết đứng giữa rừng nhường đất cho các rẫy sắn ở huyện miền núi Sơn Hà. Ảnh: Trí Tín.

Tại Phú Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, mỗi tuần lực lượng kiểm tra phát hiện từ 15 đến 20 vụ phá rừng để trồng sắn. Tổng diện tích đất rừng, đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm để trồng sắn, trồng mía lên đến 8.700 ha, trong đó diện tích đất rừng đã bị mất hơn 5.100 ha.

Còn ở Bình Định tình trạng người dân ở các huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão xâm lấn, phá rừng trồng sắn cũng trở nên phổ biến. Hiện diện tích trồng loại cây này đã lên đến 10.320 ha, tăng hơn 1.000 ha so với năm trước.

Trước tình hình phá rừng trồng sắn ngày càng phức tạp, tại Quảng Ngãi, ông Nguyễn Văn Hân, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm cho biết đang phối hợp với cơ quan điều tra, chính quyền huyện Sơn Hà củng cố hồ sơ những vụ án phá rừng trồng sắn để khởi tố hình sự, xử lý nghiêm.

Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), để tháo gỡ vấn đề này, trước hết cần có quy hoạch tổng thể cho các địa phương, không để nông dân tuỳ tiện trồng sắn. Các địa phương phải đưa giống mới, tiến bộ kỹ thuật thì sản xuất sắn mới hy vọng phát triển bền vững.

"Bản thân sắn là cây nguyên liệu rất tạp ăn, có thể làm cho đất nhanh chóng bị suy kiệt về mặt dinh dưỡng. Đặc biệt ở những vùng đồi núi, việc trồng sắn làm cho đất rất dễ bị rửa trôi, xói mòn và thoái hoá", ông Ngọc nói.

Trí Tín

TQ truy quét nhà hàng sử dụng dầu ăn bẩn


11/07/2011 13:16:00
 - Sở Y tế Bắc Kinh đã phát động một đợt truy quét những nhà hàng sử dụng dầu ăn bất hợp pháp nhằm cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm.

"Chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào các nhà hàng loại C và D bằng cách tăng cường thêm nhiều giám sát viên và tăng tần suất kiểm tra", ông Ma – quan chức báo chí của Sở Y tế Bắc Kinh cho biết.

Bắt đầu từ 10/7, giám sát viên ở tất cả các quận huyện sẽ tới các nhà hàng mỗi ngày để kiểm tra thành phần của dầu ăn và điều tra các nguồn cung.

Nhân viên của Sở Thương mại và Công nghiệp Bắc Kinh điều tra một cơ sở chế biến dầu ăn. Cơ sở này bị nghi là sản xuất dầu ăn từ dầu cặn.
Nhân viên của Sở Thương mại và Công nghiệp Bắc Kinh điều tra một cơ sở chế biến dầu ăn. Cơ sở này bị nghi là sản xuất dầu ăn từ dầu cặn.

Các nhà hàng bị cấm mua dầu ăn từ những nguồn bất hợp pháp hoặc các sản phẩm dầu không có thông tin đầy đủ về nhà sản xuất. Những nhà hàng vi phạm sẽ bị phạt và được chuyển tới bộ phận an ninh công cộng.

Tuy nhiên, các chuyên gia an toàn thực phẩm đã bày tỏ nghi ngờ về hiệu quả của chiến dịch này vì tình trạng sử dụng biên lai giả khá phổ biến.

Luật sư an toàn thực phẩm Sang Liwei cho rằng chiến dịch này không giải quyết tận gốc được vấn đề.

"Ngay cả khi chiến dịch này ngăn chặn được các nhà hàng sử dụng dầu tái chế thì nó cũng không ngăn được những người thu thập và bán dầu bất hợp pháp, hay đe dọa sinh kế của các nhà máy sản xuất dầu bất hợp pháp" – ông Sang chia sẻ.

Cuộc truy quét này được lên kế hoạch sau khi báo chí đưa tin về các sản phẩm dầu ăn được bán trong các cửa hiệu ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc hồi cuối tháng 6. Những sản phẩm này được gọi là dầu cặn – loại dầu sau khi đã rang vịt hay làm một số món ăn khác.

Ngô Nguyễn (Theo Chinadaily)

Liên minh quân sự nên chăng?


Trước tình trạng Việt Nam bị Trung Quốc ức hiếp trong vấn đề chủ quyền lãnh hải trên biển Đông, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có thể liên minh với các nước phương Tây để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải. Sách lược đó liệu có hiệu quả hay không?

AFP photo

Hải quân Việt Nam tập huấn tác xạ đại liên 12 ly 7 trên đảo Phan Vinh, Trường Sa, 13 tháng 6, 2011- AFP photo .


Trong một kỳ phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do, TS Vũ Cao Phan đương kim chủ tịch Hội hữu nghị Việt Trung đã kể lại cùng quý vị câu chuyện ông trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Phượng Hoàng. Kỳ này ông sẽ cho chúng ta biết nhận định về vấn đề liên minh với các nứơc phương Tây để bảo vệ lãnh thổ khỏi áp lực ngày một mạnh hơn của Trung Quốc có những mặt được mất như thế nào. Bài phỏng vấn cũng do Mặc Lâm thực hiện.

Lòng yêu nước của đồng bào xa xứ

Mặc Lâm: Thưa ông có rất nhiều ý kiến của người Việt cả trong lẫn ngoài nước đều mong rằng Việt Nam nên liên minh với một hay nhiều nước Tây phương kể cả Hoa Kỳ để làm đối trọng chống lại sức ép của Trung Quốc. Theo ông đây có phải là một giải pháp tốt nhất cho Việt nam hay không? 

Tiến Sĩ Vũ Cao Phan- RFA file
Tiến Sĩ Vũ Cao Phan- RFA file


TS Vũ Cao Phan: Về điều này thì tôi xin mở rộng ra một chút, có vẻ như ý kiến của những đồng bào ở nước ngoài nghiêng về khả năng này. Tôi chia sẻ như thế này, những người yêu nước nhất là những người hiện nay ở xa quê hương. Chính đồng bào ở nước ngoài là những người yêu nước nhất. Tôi đã từng ở nước ngoài năm bảy năm cho nên tôi hiểu lắm. Hồi nhỏ đi học tôi rất nhớ là trong sách vở có một bài văn của một nhà văn Nga nổi tiếng Ilia Erenburg, mà bây giờ thì không thấy học sinh học nữa, có nói về lòng yêu nước. Ông giải thích lòng yêu nước là gì: Lòng yêu nước là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông. 

Họ không thấy được điều khó khăn ở trong nước bên một quốc gia lớn nhất thế giới
TS Vũ Cao Phan

Và bây giờ chúng ta cũng thấy trong một bài thơ, bài ca nối tiếng "quê hương là con diều biếc, là chùm khế ngọt", thế thì những người Việt Nam xa quê, đặc biệt là những người có tuổi, luôn luôn da diết nhớ về những kỷ niệm đó, cho nên lỏng yêu nước của họ bùng cháy hơn người trong nước. Chính vì thế cho nên những ý tưởng của họ, ý nghĩ của họ đôi khi nó cực đoan hơn. Họ cho rằng Việt Nam phải liên kêt quân sự với ai đó, hay là như anh nói "lập hàng rào quân sự để chống lại nước khổng lồ Phương Bắc". Họ đề ra những giải pháp ấy là có phần cực đoan. Họ không thấy được điều khó khăn ở trong nước bên một quốc gia lớn nhất thế giới, một quốc gia có rất nhiều áp lực.


Tôi có thể chia sẻ với đồng bào ở nước ngoài cái sự chậm trễ, cái quan điểm để thế hệ sau giải quyết, những chậm trễ như thế là không được. Nhưng giải quyết một cách vội vàng và với những biện pháp như vừa rồi, chúng ta cứ tưởng có thể có một liên minh vững bền nhưng người ta không thấy rằng làm như thế sẽ khiến Việt Nam ở một thế bất lợi hơn, khó khăn nhiều hơn. Cho nên tôi nghĩ là không nên có một liên minh quân sự với một nước khác. 

Hòn Ông, nơi hải quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật- RFA file
Hòn Ông, nơi hải quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật- RFA file
Liên minh? Chẳng lợi gì

Cái việc tuyên bố của chính phủ Việt Nam, từ khi tuyên bố như thế, là tôi đồng ý. Từ lâu rồi Việt Nam muốn làm bạn bè với toàn thế giới, cái đó là rõ ràng và tôi hoàn toàn ủng hộ. Làm bạn bè, thậm chí chúng ta có những bạn bè tốt để chúng ta có thể cân bằng được. Chúng ta không phải làm đối trọng nhưng chúng ta cân bằng lại được những sức ép mà chúng ta chịu đựng, cái đó là cần. Một quốc gia như Mỹ chẳng hạn, dù nói gì thì nói, Mỹ hiện nay là một quốc gia mạnh, là một quốc gia đang lãnh đạo thế giới, Mỹ có trách nhiệm với thế giới. Trong rất nhiều hành động của Mỹ mà tôi thấy được là Mỹ có trách nhiệm. Việc chúng ta có quan hệ với Mỹ rất tốt, thậm chí là một quan hệ chiến lược, tôi hoàn toàn ủng hộ. Nhưng một liên minh quân sự thì Việt Nam không đặt ra, và người Mỹ họ cũng không nghĩ đến, đó là điều chắc chắn. Có thể nói rằng cả về kinh nghiệm lịch sử lẫn tư duy logic đều cho thấy là Việt Nam phải tự lực cánh sinh là chính. 

Không bao giờ lợi ích Mỹ - Trung nó thấp hơn lợi ích Mỹ - Việt cả. ... Lợi ích của Pháp-Trung với lợi ích của Pháp-Việt, thì họ bao giờ cũng trọng cái lợi ích lớn hơn.
TS Vũ Cao Phan

Kinh nghiệm lịch sử ta có thể nói như thế nào? Năm 1978 Việt Nam và Liên Xô ký một hiệp ước phòng thủ lẫn nhau, nhưng khi chiến tranh biên giới 1979 xảy ra thì Liên Xô có làm gì không, chúng ta đều biết là họ không làm gì, mà lúc đó Việt Nam và Liên Xô cùng ý thức hệ nhé, được gọi là những nước anh em nữa.


Huống hồ ví dụ Việt Nam liên kết với các nước Phương Tây, với Pháp, với Mỹ, hay với Nhật chẳng hạn, tư duy logic cho ta thấy là làm như thế không được. Bởi vì sao? Không bao giờ lợi ích Mỹ - Trung nó thấp hơn lợi ích Mỹ - Việt cả. Người Mỹ không quan niệm như thế. Lợi ích của Pháp - Trung với lợi ích của Pháp - Việt nó khác nhau, họ bao giờ cũng trọng cái lợi ích Pháp - Trung lớn hơn. Rõ ràng như thế rồi.

Vấn đề thông tin và tập quán dân chủ.

Mặc Lâm : Theo ông thì Việt Nam có thể nhân rộng ra những hoạt động truyền thông như ông vừa thực hiện để cho nhân dân Trung Quốc biết rõ hoàn cảnh của Việt Nam hay không? Và với tình trạng mà người nước ngoài cho là chính phủ Việt Nam đang co cụm hiện nay nó sẽ làm cho cách nhìn của thế giới đối với vấn đề Biển Đông sẽ sai lệch đi hay không?

TS Vũ Cao Phan : Câu hỏi của anh rất hay. Câu hỏi của anh chia sẻ suy nghĩ của tôi. Nhân đây tôi có thể kể một chuyện? Gần đây tôi mới có dịp xem được băng hình cuộc phỏng vấn của Đài Phượng Hoàng, bởi vì như tôi đã nói trước đây là ở không gian quá xa tôi nghe không rõ nhưng mà xem lại băng hình thì tôi có thấy một nữ học giả của Trung Quốc. Bà này tôi quen, đã từng gặp nhau, và học giả này ở ngay Quảng Tây. Bà ấy phát biểu rất là oai, rất là to tiếng.

Cái thứ nhất là bà ấy phản bác ý kiến của tôi về chuyện ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc thế nọ thế kia thì bà ấy nói là Việt Nam đối với ngư dân Trung Quốc còn tệ hơn thế, thậm chí bỏ đói chết. Tôi có thể nói rằng tôi không biết có chuyện ngư dân Trung Quốc chết hay không, cũng có thể có, và họ chết vì lý do gì đó, bệnh tật chẳng hạn nhưng trong lòng tôi tôi có thể bảo đảm rằng "không bao giờ có chuyện Việt Nam bỏ đói chết!", nếu có thì Trung Quốc đã có công hàm phản đối rồi. Bà ấy nói như thế là không đúng.

Hai nữa bà này nói là hai mươi năm nay Việt Nam luôn nuôi âm mưu đánh chiếm các đảo của Trung Quốc, và toàn nói về chiến tranh chống Phương Bắc thôi, toàn nói lại các cuộc chiến tranh với Phương Bắc cả nghìn năm mà không nói gì đến cuộc chiến tranh với người Mỹ. Điều đó chứng tỏ rằng Việt Nam chỉ nghĩ đến chiến tranh với Trung Quốc. Và cái chủ trương của Việt Nam mà bà gọi là "viễn giao, cận công", là giao thiệp với các nước phương xa, chủ trương đánh nước ở gần. Tất cả những việc này hoàn toàn không đúng. Không đúng sự thật một tí nào. Ngay một học giả Trung Quốc ở một tỉnh liền kề với Việt Nam còn nghĩ như thế thì … Trung Quốc có câu thành ngữ  "giá họa vu nhân", tức là "gán họa cho người khác", "gán tai ương cho người khác", thật đúng là trường hợp này !

Qua những lần như thế tôi thấy rằng nhân dân Trung Quốc không tiếp cận được sự thật. Ngay cuộc trả lời phỏng vấn của tôi như thế, tôi nghĩ là với một đài truyền hình tương đối trung lập, không phải của chính phủ như thế, mà cũng còn bị cắt khúc thì làm sao mà người Trung Quốc có thể hiểu được. Cho nên điều rất cần là Việt Nam phải có một sự tuyên truyền như thế nào đó để cho nhân dân Trung Quốc thấy được sự thật.

làm sao để chính nghĩa của chúng ta mọi người đều hiểu, các bạn Trung Quốc hiểu, nhân dân thế giới hiểu.
TS Vũ Cao Phan

Một trong những khiếm khuyết rất lớn của những người có trách nhiệm ở trong nước là không làm được cái việc tuyên truyền cho thế giới, cho nhân dân Trung Quốc thấy được chính nghĩa của chúng ta. Ta chỉ cần đưa ra những cái gì là sự thật thôi, ta không phải thổi phồng thêm một cái gì cả, rồi dần dần người ta sẽ hiểu.
Vừa rồi cuộc trả lời phỏng vấn của tôi với Đài Phượng Hoàng, tôi có cả bản trả lời bằng tiếng Hán và gửi sang bên Hồng Kông. Tôi có đề nghị là nên đưa cái này vào mạng. Họ bảo họ sẽ xem xét. Cho đến bây giờ những lời nói của tôi cũng còn không đưa được đến nơi đến chốn huống hồ là làm sao hy vọng được cả những cái này đước đưa thêm vào!

Cũng may là khi tôi trả lời cuộc phỏng vấn thì những người có trách nhiệm lập tức người ta có chỉ đạo những cổng thông tin, những kênh thông tin có tiếng Hán đưa kênh tiếng Hán vào, kênh tiếng Hán của cổng thông tin của chính phủ Việt Nam, kênh tiếng Hán của Thông tấn xã Việt Nam, và thậm chí cả kênh tiếng Hán của tờ báo điện tử của Đảng CSVN cũng rất là hào hứng đưa vào.

Tôi thấy như thế là được. Nhưng nói tóm lại nhìn một cách sâu xa là chúng ta thiếu sự tuyên truyền, thiếu cách làm cho thế giới, làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu được bản chất của cuộc tranh chấp Việt - Trung này là gì, chính nghĩa của chúng ta ở đâu. Thế cho nên tôi rất chia sẻ với ý kiến của anh là chúng ta phải làm, nếu chúng ta chưa làm thì bắt đầu làm, mới làm một ít thì phải làm nhiều, làm sao để cái chính nghĩa của chúng ta mọi người đều hiểu, các bạn Trung Quốc hiểu, nhân dân thế giới hiểu. Đấy là ở đây tôi chưa muốn nói, việc im hơi, lặng tiếng chính là một cách không ngồi thẳng !          

Tàu chiến HQ-375 của Việt Nam- Ảnh báo QĐND
Tàu chiến HQ-375 của Việt Nam- Ảnh báo QĐND


Mặc Lâm: Theo ông thì những cuộc biểu tình vừa qua tại Hà Nội và Sài Gòn có tác dụng gì đến công cuộc chống lại những việc làm sai trái của Trung Quốc hay không và ông có ủng hộ những cuộc biểu tình như thế trong tương lai?

TS Vũ Cao Phan: Biểu tình là một cách tuyên truyền, như câu chuyện ta vừa nói với nhau. Mặt khác, mọi công dân đều có quyền chọn cách thể hiện phản ứng, biểu thị thái độ của mình trong sự cho phép của luật pháp. Như tôi được biết thì cách ứng xử của những người tham gia cũng như nhà chức trách trong những cuộc biểu tình vừa qua là có thể hiểu được và chấp nhận được. Hơi tiếc là Việt Nam ta chưa quen lắm với tập quán dân chủ này.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông

Petrolimex đàm phán mua xăng dầu Trung Quốc

Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex) sắp hoàn tất quá trình đàm phán xây dựng đường ống dẫn dầu nối từ Quảng Tây - Trung Quốc về Việt Nam. Tổng trị giá cho dự án này vào khoảng 212 triệu USD.

Phó tổng giám đốc Petrolimex - Vương Thái Dũng cho biết kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu nối từ Quảng Tây, Trung Quốc sang Quảng Ninh, Việt Nam đã được tập đoàn xây dựng từ lâu. Petrolimex đang đàm phán với Tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc - PetroChina.

"Chúng tôi mới đang khảo sát, đàm phán chứ chưa có quyết định đầu tư cho dự án này", ông Dũng nói.

Theo thiết kế, tổng chiều dài đường ống dẫn dầu từ Trung Quốc vào Việt Nam là 200km. Trọng tải vận chuyển ước tính là 3-3,5 triệu tấn nhiên liệu mỗi năm. Đường ống này sẽ giúp Petrolimex mua xăng và dầu diesel của PetroChina nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định trong dài hạn cho miền Bắc Việt Nam. Kinh phí xây dựng đường ống trên vào khoảng 212 triệu USD và dự kiến hoàn thành vào năm 2014.

Trung Quốc đang là một trong số thị trường chủ yếu cung cấp xăng dầu cho các nhà nhập khẩu Việt Nam, bên cạnh Singapore. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5, Việt Nam đã nhập từ Trung Quốc trên 65.300 tấn xăng dầu các loại, đạt trị giá hơn 67 triệu đôla Mỹ. Cộng dồn 5 tháng đầu năm, tổng lượng xăng dầu Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này ước đạt gần 505.000 tấn, trị giá gần 495 triệu USD.

Hồng Anh

Hiệu quả kinh tế cho VN nửa cuối năm


2011-07-11

Mặc dù Chính phủ đã điều chỉnh tốc độ tăng trưởng cả năm từ 7,5% xuống 6%, tuy nhiên, do hiệu ứng từ việc kiềm chế lạm phát nên tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm có những suy giảm rõ rệt.

000_Hkg4927770-200.jpg
Một người đầu tư chứng khoán tại một sàn giao dịch ở Hà Nội hôm 23/5/2011
Để đảm bảo được tốc độ tăng trưởng mới điều chỉnh, Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều với tốc độ tăng GDP 6 tháng cuối năm là 6,4%, trong đó tính hiệu quả kinh tế cho nền kinh tế vĩ mô đang được tập trung nghiên cứu.

Với Nghị quyết 11 kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô làm nền tảng xuyên suốt cho đường hướng phát triển năm nay, Việt Nam dường như đang vấp phải những khó khăn nhằm tìm ra giải pháp cho tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm, trong đó nếu không có lời giải cho bài toán hiệu quả đầu tư cho các dự án và lĩnh vực sản xuất thì mục tiêu đề ra khó thực hiện được.

Theo Nghị định 11 thì tổng vốn đầu tư phát triển xã hội/GDP là 40%, nghĩa là để tạo ra 100 đồng cho GDP, Việt Nam cần lượng vốn khoảng 40 đồng. Trong phạm vi 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã làm được việc này. Tuy nhiên, đây chỉ là con số sơ bộ, duy trì cho tiếp 6 tháng cuối năm sẽ là thách thức vì hiệu quả đầu tư còn được biểu hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau mà nền kinh tế đang chống chọi. 

Cân đối tín dụng

Trước hết, tính hiệu quả về đầu tư cần phải được xem xét trên toàn bộ nền kinh tế, cần sự phân bổ hợp lý giữa khối doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, các tập đoàn, tổng công ty doanh nghiệp NN phải giảm bớt đầu từ ra ngoài ngành và lĩnh vực mà trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ chưa cao. Về mặt tín dụng đầu tư, nền kinh tế cần phải chuyển cơ cấu tín dụng từ phi sản xuất sang sản xuất. 

Về vấn đề vốn tín dụng này, bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế độc lập, cho đài chúng tôi biết mức tăng trưởng tín dụng năm nay, Việt Nam cố gắng giảm tốc tăng trưởng xuống dưới 20%, tuy nhiên, điều quan trọng phải là mức phân bổ, nghĩa là tăng tín dụng vào đâu và giảm ở khu vực nào:

"Tôi cho rằng quan trọng nhất là làm sao giảm tín dụng quá nhiều và ở mức quá lớn ở các doanh nghiệp Nhà nước và các dự án liên quan đến đầu tư công. Nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là khu vực tạo công ăn việc làm lớn nhất cho toàn xã hội Việt Nam, hoặc khu vực nông nghiệp để phát triển lên gắn với vận mệnh của hơn 50% dân số Việt Nam là nông dân, sống dựa vào nông nghiệp còn rất lớn. Tôi cho rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông nghiệp hoặc phát triển nông thôn và đời sống nông dân nói chung, vẫn rất cần tín dụng." 

Bên cạnh tiêu chí về cân đối tín dụng nhằm đạt hiệu quả đầu tư, các ngành công nghiệp hỗ trợ cần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tránh phụ thuộc quá nhiều vào các mặt hàng nhập khẩu.

Quan trọng nhất là làm sao giảm tín dụng quá nhiều và ở mức quá lớn ở các doanh nghiệp Nhà nước và các dự án liên quan đến đầu tư công.

Bà Phạm Chi Lan

Theo định nghĩa, công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Hiện nay, một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày… hầu như chưa có công nghiệp hỗ trợ đi kèm, vì thế sản xuất dù có nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn nhỏ lẻ và manh mún. 

Theo lời Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Nguyễn Mạnh Quân thì hiện nay "Việc xây dựng và ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển là hết sức cần thiết nhằm tập trung ưu đãi cho các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quan trọng, tránh ưu đãi tràn lan gây lãng phí". 

Mất cân đối vĩ mô 

sicxh1236490385-250.jpg
Giao dịch qua ngân hàng. Ảnh minh họa. RFA files
Hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế còn được thể hiện trên sự phân bổ giữa sản xuất và đầu tư mà hiện tại Việt Nam đang bị mất cân đối. Theo lời của ông Nguyễn Trần Bạt giám đốc công ty Tư Vấn Đầu Tư Invest Consult, thì hiện tại nền kinh tế Việt Nam còn nhiều vấn đề, bắt nguồn từ sự mất cân đối trên quy mô xã hội. Ông cho biết: 

"Thật ra các vấn đề về kinh tế của Việt Nam hiện nay chủ yếu nó là hệ quả tự nhiên của sự mất cân đối trên quy mô xã hội. Sự phân bố chú ý chính trị của nhà nước vào các khu vực kinh tế khác nhau là mất cân đối. Sự chú ý đến khu vực của nền kinh tế tài chính và những nền kinh tế công nghiệp khác cũng mất cân đối. 
Mất cân đối giữa sản xuất và đầu tư. Mất cân đối giữa các thị trường như bất động sản và các thị trường công nghiệp hàng tiêu dùng khác. Hay nói cách khác là mất cân đối vĩ mô là nguồn gốc chủ yếu của tình trạng kinh tế hiện nay ở Việt Nam, và dễ dàng trông thấy nhất là hiện tượng lạm phát."

Cuối cùng, thước đo hiệu quả kinh tế còn được đánh giá qua tình trạng xuất nhập khẩu. Theo báo cáo mới nhất trong tổng kết 6 tháng đầu năm nay, nhập siêu của Việt Nam là 6,65 tỷ đô la. Trong 6 tháng trước mắt, Việt Nam sẽ vẫn phải tiếp tục duy trì giảm thiểu nhập khẩu bằng cách đầu tư cho sản xuất những mặt hàng thay thế với lợi thế so sánh của mình.

Về vấn đề này, T.S Vũ Đình Ánh, chuyên gia về giá cả thị trường nhận định:

Hay nói cách khác là mất cân đối vĩ mô là nguồn gốc chủ yếu của tình trạng kinh tế hiện nay ở Việt Nam, và dễ dàng trông thấy nhất là hiện tượng lạm phát.

Ông Nguyễn Trần Bạt

"Hiện nay sản xuất trong nước của Việt Nam, kể cả sản xuất đồ tiêu dùng cũng như sản xuất để xuất khẩu đều phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu. Do đó chuyện thắt chặt nhập khẩu thậm chí liên quan tới chuyện giảm nhập siêu cũng rất cần phải cân nhắc để làm sao có những cái thay thế cho nhập khẩu. Lúc đó mới có thể giảm được đáng kể cái qui mô nhập khẩu kéo theo đó là nhập siêu."

Có thể nói bên cạnh việc chống lạm phát vẫn là mục tiêu hàng đầu, Chính phủ Việt Nam trong 6 tháng cuối năm cần tập trung vào hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế, thể hiện qua các dự án và lĩnh vực công nghiệp, nguồn vốn tín dụng phân bổ cho các nhóm ngành, vấn đề cân đối giữa sản xuất và đầu tư và cuối cùng là hoạt động xuất nhập khẩu.

Theo dòng thời sự:

Bộ Ngọai giao có thực sự muốn gặp các nhân sĩ?


2011-07-11

Thông tin cho biết vào ngày 13 tháng 7 tới đây sẽ diễn ra cuộc gặp giữa Bộ Ngọai giao Việt Nam và những vị nhân sĩ- trí thức ký tên trong kiến nghị yêu cầu cơ quan này thông tin về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.

Kami's blog.

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên tham gia biểu tình chống Trung Quốc trước Nhà hát Lớn TP Hà Nội hôm 03/7/2011. Kami's blog.


Hôm nay, ngày 11 tháng 7, văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải có thư gửi cho Bộ Ngọai giao Việt Nam về buổi làm việc được mong đợi sau  khi 18 vị nhân sĩ trí thức nhờ văn phòng này chuyển đến Bộ Ngọai giao kiến nghị của họ đề ngày 2 tháng 7 vừa qua.
Trong thư gửi Bộ Ngọai giao Việt Nam, luật sư Trần Vũ Hải, cho biết đã thông tin cho 18 người ký tên trong bản kiến nghị về trao đổi giữa đại diện Bộ Ngọai giao, cụ thể là ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy Ban Biên giới và trợ lý của luật sư Trần Vũ Hải xác định thời gian làm việc giữa cơ quan này và 18 nguời ký tên vào Bản Kiến nghị là chín giờ sáng ngày 13 tháng 7 tới đây.

Bộ Ngoại giao phải có thư mời chính thức

Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải cho biết đã thông tin này cho những người liên quan và hầu hết 18 người ký tên trong bản kiến nghị đều hoan nghênh tinh thần cầu thị của Bộ Ngọai giao và sẵn sàng tham gia buổi làm việc.
Văn thư của Ls Trần Vũ Hải cũng cho biết những người nhận được thông tin đều cho rằng buổi làm việc đó là một cuộc làm việc chính thức, nghiêm túc và công khai giữa một cơ quan Nhà nước với công dân nên Bộ Ngọai giao cần có xác nhận bằng văn bản về buổi làm việc đó. Trong văn bản xác nhận cần ghi rõ thời gian, địa điểm nơi làm việc, tên lãnh đạo Bộ Ngọai giao tham dự và tên của những nguời ký tên vào bản kiến nghị được mời.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. boxitvn.net
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. boxitvn.net
Theo đề nghị của Bộ Ngọai giao như vậy chỉ còn hai hôm nữa là đến thời gian buổi làm việc vừa nêu, nên có quan ngại liệu những yêu cầu của phía văn phòng luật sư đưa ra có thể được đáp ứng hay không? Luật sư Trần Vũ Hải vào chiều ngày 11 tháng 7 cho biết:
những người nhận được thông tin đều cho rằng buổi làm việc đó là một cuộc làm việc chính thức, nghiêm túc và công khai giữa một cơ quan Nhà nước với công dân nên Bộ Ngọai giao cần có xác nhận bằng văn bản về buổi làm việc đó.
Văn thư/Ls Trần Vũ Hải
Theo tôi vấn đề này do Bộ Ngọai giao quyết định thôi. Kịp hay không thì những người ở Hà Nội sẽ đến. Còn những người như ông Nguyên Ngọc, Lê Hiếu Đằng ở phía nam, chúng tôi không rõ lắm nhưng nếu báo kịp thời ông Nguyên Ngọc sẽ đến. Ông này báo cho chúng tôi biết như thế, và ông muốn đuợc báo sớm. Nếu Bộ Ngọai giao có thiện chí thì có thể gửi sớm hay liên lạc trực tiếp. Có thể mời đón các vị đến.
Trên trang blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện vào ngày 10 tháng 7, ông này loan tải ý kiến của một số vị nhân sĩ trí thức có tiếng trong nước là thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Phạm Duy Hiển, và thư của nhà văn Nguyên Ngọc về vấn đề trả lời kiến nghị của họ gửi đến Bộ Ngọai giao. Theo đó thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đưa ra hai điểm: thứ nhất là Bộ Ngọai giao phải cử một thứ trưởng để tiếp những nguời kiến nghị; thứ hai do kiến nghị hỏi về việc 'ngọai giao' nên nếu cử một thứ trưởng phụ trách về vấn đề biên giớ như ông Trần Duy Hải là không thích hợp.
Còn ý kiến của giáo sư Phạm Duy Hiển mà những người khác như giáo sư Nguyễn Huệ Chi, giáo sư Ngô Đức Thọ và tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng tán đồng là Bộ Ngọai giao phải có thư mời chính thức bằng văn bản, không mời qua điện thọai hoặc nhắn qua văn phòng luật sư Trần Vũ Hải mà không có thư mời chính thức.

Mong được gặp thứ trưởng mới vừa qua Trung Quốc

Thư của nhà văn Nguyên Ngọc gửi cho tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện để chuyển lại cho văn phòng luật sư Trần Vũ Hải cũng nói không hỏi về vấn đề biên giới mà muốn được chính thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, nguời sang Trung Quốc gặp ông thứ trưởng ngọai giao Trương Chí Quân và ủy viên quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc hôm ngày 25 tháng 6 vừa qua để nói lại cho rõ về thông tin báo chí chung khiến cho dư luận bất bình.
Một trong những người ký tên trong bản kiến nghị là nhà họat động xã hội Nguyễn Quang Thạch vào chiều ngày 11 tháng 7 cho biết ý kiến về những diễn biến mới nhất liên quan đến các thông tin vừa nêu:
Phải có thư mời, thứ hai tốt nhất được gặp ông thứ trưởng đi qua Trung Quốc là phù hợp nhất. Phải có 
Luật sư Trần Vũ Hải tịa văn phòng. Source RFA file
Luật sư Trần Vũ Hải tại văn phòng. Source RFA file
thư mời bằng cách nào tôi mới đi, chứ không thể không mời mà đến được.

không hỏi về vấn đề biên giới mà muốn được chính thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, nguời sang Trung Quốc gặp ông thứ trưởng ngọai giao Trương Chí Quân và ủy viên quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc hôm ngày 25 tháng 6 vừa qua để nói lại cho rõ về thông tin báo chí chung khiến cho dư luận bất bình.
nhà văn Nguyên Ngọc
Xin được nhắc lại ba điểm được nêu ra trong Bản kiến nghị đề ngày 2 tháng 7 do 18 vị nhân sĩ trí thức ký tên, trong đó có những vị có tiếng như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Chu Hảo, giáo sư Hòang Tụy, giáo sư Phạm Duy Hiển, giáo sư Nguyễn Huệ Chi,  nhà văn Nguyên Ngọc, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh… đó là: người tham gia cuộc làm việc là ông thứ trưởng ngọai giao Hồ Xuân Sơn phải cho biết thông tin mà phía Tân hoa xã nêu ra sau cuộg gặp có chính xác hay không. Thông tin đó trích lời phát ngôn nhân Hồng Lỗi của Trung Quốc nói rằng hai nước đều phản đối những thế lực bên ngòai can dự vào tranh chấp giữa hai phía tại Biển Đông. Hai phía cũng nguyện sẽ tích cực hướng dẫn dư luận sao không để tổn hại đến tình hữu nghị giữa hai nước.
Phải có thư mời, thứ hai tốt nhất được gặp ông thứ trưởng đi qua Trung Quốc là phù hợp nhất. Phải có thư mời bằng cách nào tôi mới đi, chứ không thể không mời mà đến được.
Ô.Nguyễn Quang Thạch
Điểm thứ hai được kiến nghị là chính phủ Việt Nam phải cho biết rõ quan điểm về bức thư ngọai giao của ông Phạm Văn Đồng hồi năm 1958. Điểu cuối là nếu có thỏa thuận gì đã đạt được giữa ông thứ trưởng ngọai giao Hồ Xuân Sơn và đại diện phía Trung Quốc phải thông tin tòan văn bản đó. 
Có thể nói đây là lần đầu tiên một cơ quan công quyền của Việt Nam có phản hồi nhanh chóng đối với một kiến nghị của người dân như Bản kiến nghị do 18 vị nhân sĩ trí thức ký tên yêu cầu cung cấp thông tin về quan hệ với Trung Quốc.
Dư luận đang chờ đợi kết quả của cuộc họp dự kiến sắp diễn ra trong vài ngày tới.

Theo dòng thời sự:

HRW chỉ trích VN bắt người biểu tình


Cảnh sát và những người bị bắt trên xe buýt
Công an Việt Nam tỏ ra cứng rắn hơn đối với người biểu tình trong hai tuần qua
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) hôm thứ Hai chỉ trích Việt Nam sau khi cảnh sát bắt giữ hơn một chục người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 10/7.
Cuộc biểu tình bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hôm Chủ Nhật 10/7 là cuộc biểu tình tuần thứ sáu sau khi có vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 vào cuối tháng Năm.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của HRW, nhận xét: "Tôi không rõ đến khi nào chính phủ (Việt Nam) mới nhận ra rằng việc ký kết các thỏa thuận về nhân quyền quốc tế là có các hệ quả của nó".
Tất cả những người bị bắt hôm Chủ Nhật được biết đã được thả ra.
Ông Robertson nhận xét các cuộc biểu tình là "hữu dụng trong một thời gian" để gây sức ép lên Trung Quốc, nhưng giới chức giờ tìm cách dẹp đi sau khi họ bắt đầu đàm phán.
Căng thẳng gia tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian gần đây, sau các vụ cáo buộc là tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp ngư dân và các tàu thuyền của Việt Nam.
Hôm 26/6, hai nước ký tuyên bố chung, nhất trí nhu cầu phải "hướng dẫn công luận theo hướng đúng".
Bắt giữ
Một số người biểu tình hôm 10/7 ở Hà Nội bị lực lượng an ninh dồn lên xe buýt của cảnh sát.
AP cho hay cameraman Đinh Hậu của hãng tin này, người khi đó đang quay phim tường thuật cuộc biểu tình liên tiếp ở tuần lễ thứ sáu, cũng bị buộc phải lên một chiếc xe buýt với cảnh sát vũ trang.
Một phóng viên quay phim người Việt Nam khác làm việc cho Đài Truyền hình NHK của Nhật Bản cũng nằm trong số này.

Một nhà báo nữa, là trợ lý tin tức từ tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun, cũng bị bắt giữ.

Hãng AP tường thuật một bà mẹ tham gia biểu tình phản đối TQ và cậu con trai năm tuổi của bà cũng đã bị đưa tới một đồn cảnh sát nằm ở ngoại ô Hà Nội.
Trong số những người bị bắt ở cuộc trấn áp được tường trình là diễn ra nhanh gọn, trong vòng 15 phút, còn có ông Ngô Duy Quyền, chồng của luật sư Lê Thị Công Nhân.
Nhà báo Đinh Hậu cùng các nhà báo khác và những người biểu tình đã được thả ra sau khi bị bắt giữ và thẩm vấn vấn trong khoảng ba giờ.
Điện thoại và máy ảnh của họ đều bị thu giữ tạm thời phục vụ việc kiểm tra, rà soát thông tin của an ninh.
Các cuộc biểu tình ngoài đường phố là hiện tượng hiếm hoi ở Việt Nam, nơi mà chính quyền cộng sản duy trì sự kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, Hà Nội đã cho phép các nhóm lên đến khoảng 200 người tụ tập và diễu hành trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào ngày Chủ Nhật trong năm tuần trước đó.

Đảng CSVN: Cực Kỳ Phản Động Và Phản Quốc

Sơn Tùng

  Báo Quân Đội Nhân Dân, một trong hai cái mồm chính thức của Đảng CSVN, ngày 27-6-2011 đăng một bài tựa đề "Lựa chọn, bố trí đúng cán bộ trong chuyển tiếp thế hệ lãnh đạo, quản lý", tác giả là "Trung tướng PGS, TS Nguyễn Tiến Bình" đã nói đến "bài học" về sự sụp đổ của Đế quốc Đỏ Sô Viết năm 1991 như sau: 

"Sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng về chiến lược và phải trả ngay những giá rất đắt nếu mắc sai lầm trong lựa chọn, bố trí cán bộ. Sự sụp đổ và tan rã của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết cách đây 20 năm cho chúng ta bài học rất sâu sắc về vấn đề này. Nhân danh 'đổi mới', 'cải tổ', những phần tử cơ hội, thực dụng về kinh tế và chính trị trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã phản bội lý tưởng XHCN và lợi ích quốc gia dân tộc, dùng mọi thủ đoạn loại bỏ những người cộng sản kiên trung ra khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và quân đội. (Khi M.Goóc-ba-chốp làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, có 8 ủy viên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, hơn 20 bộ trưởng và hàng chục lãnh đạo cấp bộ, 92,5% trong 150 bí thư khu ủy, thành ủy, tỉnh ủy bị cách chức hoặc thay thế; trong ba năm từ 1987 đến 1989 có khoảng 50% cán bộ cơ quan chiến lược của quân đội, hơn 100 cán bộ chính trị cấp chiến dịch – chiến lược và 30% tướng lĩnh bị cách chức hoặc cho ra quân với lý do 'tư tưởng bảo thủ, không ủng hộ cải tổ', được thay thế bởi những phần tử 'cấp tiến'). Từ đó, làm cho Đảng Cộng sản Liên Xô bị mất vai trò lãnh đạo và tan rã, Quân đội Liên Xô tuy còn 3,9 triệu quân, được trang bị rất hiện đại, vượt xa quân đội các nước cả về lực lượng chiến đấu thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng do bị 'phi chính trị hóa' nên mất sức chiến đấu, không bảo vệ được Tổ quốc XHCN..."(ngưng trích)

Lập luận trên đây của viên trung tướng kiêm "phó giáo sư" (?) và "tiến sĩ" (?) VC đã cho thấy bản chất cực kỳ phản động của Đảng CSVN trước trào lưu dân chủ hoá trên toàn thế giới.

Thật ra, tất cả các đảng cộng sản đều mang bản chất phản động mặc dầu chúng xưng danh "cách mạng" và kết tội những người chống lại chúng là "phản động". Trong lịch sử cận đại, tất cả các đảng cộng sản, khởi đầu từ công sản Nga, đều lên nắm quyền bằng bạo lực, trái ngược với ý chí của đa số quần chúng. Đó là phản động.

Bằng cách ấy, năm 1917 Lê-nin và nhóm Bôn-sê-vích đã lật đổ chính quyền dân chủ non yếu vừa thành lập được vài tháng tại Nga, dựng lên chế độ cộng sản đầu tiên trên thế giới, khai sinh ra đế quốc đỏ Liên Sô dưới tên chính thức "Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Sô Viết".

Trong suốt 70 năm, từ "cái nôi của cách mạng vô sản" tại Điện Kremlin, chủ nghĩa cộng sản đã được xuất cảng tới khắp các lục điạ, đem theo tàn phá và chết chóc còn nhiều hơn hai cuộc thế chiến cộng lại. Nó cũng mang theo thù hận, nghèo đói, sợ hãi đến đời sống của hơn một phần ba nhân loại. Sự bành trướng hung bạo ấy đã tạo ra cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Liên Sô, đặt thế giới trước hiểm hoạ thường trực của một cuộc chiến tranh hủy diệt, và cũng làm suy kiệt tài nguyên của Liên Sô với hơn 30 ngàn đầu đạn nguyên tử trong một đất nước mà người dân phải xếp hàng nhiều giờ để mua vài quả trứng hay một ổ bánh mì.

Tình trạng đen tối bế tắc ấy của nước Nga cũng như toàn khối cộng sản chư hầu Đông Âu đã được khai thông trong sáu năm ngắn ngủi khi Ông Mikhail Gorbachev giữ chức Tổng Bí thư Đảng CS Liên Sô. Ông đã can đảm đưa ra chính sách "perestroika" (tái tạo) và "glasnost" (cởi mở). Hai chính sách ấy đã thổi một luồng sinh khí vào guồng máy cai trị mục nát và nô lệ hoá gần 300 triệu dân Nga, mở đường cho những đổi mới tại Liên Sô hướng về dân chủ.

"Perestroika" và "glasnost" được gieo mầm ở Nga nhưng đã đơm hoa kết trái trước tại Đông Âu, và chỉ 4 năm sau, hàng loạt các chế độ độc tài cộng sản do Liên Sô dựng lên từ sau Thế Chiến II đã theo nhau sụp đổ khi dân chúng đứng lên đòi tự do. Nước Nga cần những thay đổi nhanh chóng hơn, rộng lớn hơn, trong lúc thành phần bảo thủ phản động trong đảng lại cố kéo lùi bánh xe lịch sử. Trong tình thế ấy, một "cứu tinh" đã xuất hiện: Boris Yeltsin.

Đang là bí thư Thành ủy Mạc-tư-khoa, Ông Yeltsin đã đứng ra thách thức chương trình đổi mới, đòi tiến mau tiến mạnh hơn nữa, và trở thành đối thủ chính trị của Gorbachev, và rồi ông đã xé thẻ đảng trước một đại hội, công khai và dứt khoát đứng về phiá quần chúng đang khao khát tự do. Sau đó, ông được bầu làm tổng thống Cộng Hoà Nga trong một cuộc phổ thông đầu phiếu được tổ chức lần đầu tiên trong lịch sử hơn một ngàn năm của nước Nga.

Ngày 18.8.1991, bọn giáo điều cuồng tín trong Đảng CS Nga âm mưu đảo chánh, mong đảo ngược tình thế. Yeltsin đã dũng cảm đứng ra kêu gọi quần chúng xuống đường chống lại bọn phản động làm loạn, cứu vãn nước Nga và cứu được chiếc ghế Chủ tịch Liên Sô cho Gorbachev. Nhưng cũng từ đó, Ông Gorbachev đã bị thời cuộc biến chuyển mau lẹ vượt qua.

Ngày 24.12.1991, trong bài diễn văn từ chức ngắn đọc trên đài truyền hình Mạc-tư-khoa trước khi giao quyền cho Tổng thống Yeltsin, Ông Gorbachev nói rằng chủ nghiã cộng sản đã đưa Liên Sô vào chỗ bế tắc và ông đã làm xong nhiệm vụ giải thoát dân tộc Nga. Cũng từ lúc ấy, lá cờ búa liềm màu đỏ máu trên nóc Điện Kremlin đã bị hạ xuống vĩnh viễn, sau 70 năm ám ảnh loài người trong cả những giấc ngủ không yên.

Mikhail Gorbachev được lịch sử ghi nhận là người đã giải phóng dân tộc Nga và các dân tộc Đông Âu, và tránh cho nhân loại một cuộc chiến tranh nguyên tử. Nhưng 20 năm sau, tại cái nước Việt Nam bất hạnh vẫn còn bị cai trị bởi đám con cháu của những học trò mê muội của Lê-nin, có anh tướng cuồng tín xưng quân hàm chưa đủ, còn khoe "phó giáo sư" và "tiến sĩ" để nói thay cho đảng những điều ngu dốt và phản động, kết tội ông thầy cũ "Goóc-ba-chốp" là "sai lầm chiến lược" nghiêm trọng nên đã làm tan rã Liên Sô xã hội chủ nghiã.

Đây là "bài học" sai lầm của những kẻ cực kỳ phản động không chịu mở mắt trước lịch sử và trào lưu dân chủ hoá đã và đang diễn ra trên khắp thế giới. Viên tướng Nguyễn Tiến Bình dù có khoe chức "phó giáo sư" và "tiến sĩ" cũng chỉ nhai lại những bài bản cũ mèm của đảng:

"Trong chiến lược 'diễn biến hòa bình' chống phá độc lập dân tộc và CNXH ở nước ta, các thế lực thù địch ra sức lợi dụng các dự án đầu tư, viện trợ kinh tế, hoạt động 'ngoại giao thân thiện', chương trình 'hợp tác đào tạo'… để tăng cường 'can dự' sâu hơn vào công tác nhân sự, 'đón lõng' quá trình chuyển tiếp các thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước ta nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ 'cấp tiến' thân phương Tây tư bản chủ nghĩa, nhất là trong các cơ quan tham mưu chiến lược và ban lãnh đạo, điều hành đất nước, thúc đẩy 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong nội bộ ta. Kịch bản này đã được các thế lực thù địch thực hiện thành công ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20.

Để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược cán bộ. Trong công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ từ Trung ương đến cơ sở, nhất là những vị trí chủ chốt, cần chú ý lựa chọn, bố trí đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị..."(hết trích)


Có vẻ đã quá trễ để Đảng CSVN đưa ra những "cảnh báo" như trên.

Người dân Việt Nam ngày nay đều đã biết lịch sử Đảng CSVN là lịch sử của phản động, phản quốc, tàn bạo và lừa dối.

Nó đã cướp trắng ngày "Cách mạng Tháng 8 năm 1945" của dân tộc Việt Nam.

Nó đã đưa nuớc Việt Nam vào hai cuộc chiến tranh "giành độc lập" và "chống đế quốc" không cần thiết.

Để chiếm quyền và nắm quyền cai trị cho "đảng", nó đã sát hại những người quốc gia yêu nước, nó đã cúi đầu nhường đất nhường biển cho Cộng sản Tàu.

Nó đã đem bao tai hoạ đến với dân tộc Việt Nam và tàn phá đất nước Việt Nam.

Ngày nay người dân Việt Nam đã không còn bị lừa đối và không còn sợ nó.

Dù đã "cảnh báo" về "bài học Goóc-ba-chốp" , và dù đã sống thêm được 20 năm sau cái chết của "Liên Sô vĩ đại", Đảng CSVN cũng sẽ đi tới cùng một nơi với Đảng CS Liên Sô.

Ngày ấy, lá cờ đỏ màu máu cũng sẽ bị hạ xuống, vĩnh viễn, khỏi nóc Bắc Bộ Phủ.


Sơn Tùng
4.7.2011

http://thegioimoionline.com/tm.php?recordID=2569