THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 November 2012

Bắt giam thượng sĩ công an dâm ô nhiều nữ sinh



TPO - Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an TP Hải Phòng quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Vũ Văn Quỳnh về hành vi dâm ô.
Đối tượng Vũ Văn Quỳnh
Đối tượng Vũ Văn Quỳnh.
Cách đây ít giờ, đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an TP Hải Phòng đã kí quyết định tước danh hiệu Công an Nhân dân đối với thượng sĩ Vũ Văn Quỳnh (23 tuổi, là chiến sĩ công an thị trấn Tiên Lãng). Ngay sau đó ít phút, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an TP Hải Phòng quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Vũ Văn Quỳnh về hành vi dâm ô để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh trước pháp luật...
Tối nay, 6-11, thượng tá Phạm Duy Diên, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Công an TP Hải Phòng vừa cho biết sáng mai, 7-11, đoàn công tác của Công an TP Hải Phòng gồm đại tá Nguyễn Văn Sóng, Phó Giám đốc phụ trách Xây dựng lực lượng cùng đại diện các phòng chức năng sẽ về trụ sở xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng làm việc và lắng nghe nhân dân phản ánh toàn bộ tình hình an ninh trật tự để chỉ đạo giải quyết vụ án một cách toàn diện. “Nếu công an xã Tiên Minh và công an huyện Tiên Lãng không nghiêm túc giải quyết các yêu cầu của nhân dân để tình hình phức tạp thì sẽ bị xử lý nghiêm...”, thượng tá Diên nói.
Như Tiền Phong Online đã thông tin trưa 3-11, người dân thôn Ngọc Khánh (xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng) phát hiện một thanh niên nghi vấn. Ông Cao Văn Hoản (ở xã Tiên Minh) đã đạp vào xe máy đối tượng làm thanh niên này ngã xuống kênh và hô hoán mọi người bắt đưa thanh niên này cùng xe máy về Nhà Văn hóa thôn Ngọc Khánh giải quyết rồi sau đó áp giải lên công an huyện Tiên Lãng.
Tại đây, em Th. và ông Hoản tố cáo trưa 17-8 vừa rồi trên đường đi học, em Th. đã bị Quỳnh chặn đường rồi vật xuống lề đường cởi cúc áo, sờ nắn ngực, đùi nạn nhân. Khi phát hiện có người thì Quỳnh bỏ chạy. Còn tại công an huyện Tiên Lãng, bốn nữ sinh là Phan Thị D. (12 tuổi, ở thôn Tự Tiên, xã Tiên Minh), Nguyễn Thị Q. (16 tuổi, ở thôn Chính Lý, xã Quang Phục), Nguyễn Thị Th. (15 tuổi, ở thôn Khôi Vĩ Thượng, xã Quang Phục) và Trần Hải H. (12 tuổi, ở thôn Kì Vĩ Thượng, xã Quang Phục) cùng nhận diện và tố cáo đã từng bị Quỳnh dâm ô vào các buổi trưa đi học ở cùng địa điểm là đoạn đường thôn Chính Nghị (xã Quang Phục)...
Ngay lập tức, Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca cử ngay một tổ công tác gồm 12 cán bộ, chiến sĩ của Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội về huyện Tiên Lãng điều tra làm rõ, tìm gặp từng nhân chứng, kiểm tra hiện trường, gặp các nữ sinh là nạn nhân, tổ chức nhận dạng...
Kết quả điều tra, xác minh của tổ công tác thì kẻ đã gây ra nhiều vụ dâm ô với các nữ sinh trên đường đến trường làm hoang mang dư luận vùng quê thuần nông Tiên Lãng chính là Vũ Văn Quỳnh (ở xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng). Được biết, Quỳnh nhập ngũ ngày 9-2-2009 và là chiến sĩ nghĩa vụ ở Công an quận Hải An, Hải Phòng. Ngày 1-3 vừa rồi, Quỳnh chính thức được tuyển dụng vào lực lượng công an và sau đó được điều động về công tác tại công an thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng. Vũ Văn Quỳnh là cháu của một Phó Trưởng Công an huyện Tiên Lãng...
Lam Khê

Đà Nẵng: Tăng cường chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm



(Dân trí) - Ngày 6/11, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết: Hiện UBND TP chưa ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, Sở đã có văn bản đề nghị chính quyền các Quận, huyện trên địa bàn thành phố phối hợp tăng cường chấn chỉnh hoạt động này.
 >> Quảng Nam tạm dừng dạy thêm, học thêm
 >> Kon Tum xử lý nghiêm dạy thêm, học thêm không đúng qui định

Cụ thể, Sở đã có đề nghị UBND các quận huyện chỉ đạo Phòng GD-ĐT và các ban, ngành liên quan tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; kiểm tra, chấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động dạy thêm, học thêm ở trường học, cán bộ, giáo viên của ngành dạy thêm và cả các cơ sở, cá nhân ngoài ngành. Đặc biệt, tránh để xảy ra tình trạng học sinh học 2 buổi/ngày vẫn phải đi học thêm, các cơ sở, cá nhân tổ chức dạy thêm nhưng chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định.
Đà Nẵng: Tăng cường chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm
Sở GD-ĐT Đà Nẵng đề nghị chính quyền các Quận, huyện trên địa bàn phối hợp chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm.
Trong thời gian chờ UBND TP Đà Nẵng ban hành quy định về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo Thông tư số 17 của Bộ và thay thế Quyết định QĐ số 38 của UBND TP. ban hành năm 2007 quy định về việc quản lý hoạt động này, Sở đã có văn bản hướng dẫn tạm thời đối với các cơ sở trực thuộc.  Theo đó, đối với các cơ sở tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường đã được cấp phép trước đây, tạm thời được hoạt động theo đúng các quy định tại giấy phép do các Sở và Phòng GD-ĐT các Quận, huyện đã cấp.
Các tổ chức, cá nhân cho nhu cầu xin phép mở cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, yêu cầu làm hồ sơ xin cấp phép hoạt động. Sau khi có quy định của UBND TP, Sở và các Phòng GD-ĐT trực thuộc sẽ xem xét, thẩm định để quyết định cấp phép hay không.
 
Khánh Hiền

Sau năm 2015: Học sinh sẽ hết “chán” học lịch sử?


(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa chính thức đưa ra thông báo kết quả tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam. Theo đó, định hướng cơ bản của SGK lịch sử sau năm 2015 là phát triển năng lực người học.
 >>  Học Lịch sử tại di sản thế giới
 >>  Học sử trong bảo tàng
 >>  Mạn đàm về cách dạy lịch sử

Bên cạnh đó, đảm bảo tính hài hòa, cân đối giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp; cấu trúc, nội dung chương trình và sách giáo khoa (SGK) đảm bảo tính chỉnh thể, linh hoạt, thống nhất. Với việc định hướng thay đổi SGK và cách dạy học, giới chuyên môn hi vọng học sinh (HS) sẽ hết “chán” học lịch sử.
Giải mã hiện tượng “chán” học sử
Theo thông báo của Bộ GD-ĐT, hội thảo này đã tập hợp được 99 báo cáo gồm phát biểu khai mạc của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, báo cáo đề dẫn và các báo cáo tham luận của các đơn vị, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử, các cán bộ quản lý, giảng viên và giáo viên (GV).
Các ý kiến đều cho rằng, nội dung những phần đồng tâm của chương trình chưa thể hiện rõ về mức độ khác nhau, yêu cầu cần đạt giữa các cấp, lớp khác nhau. Cấu trúc chương trình chưa thật cân đối giữa nội dung giáo dục của các cấp học; giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới; giữa các nội dung về chính trị với kinh tế, xã hội, văn hóa; giữa lịch sử cổ trung với lịch sử hiện đại…
Nội dung SGK nặng về lịch sử chiến tranh chống xâm lược, nội dung về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa được lặp lại ở các cấp học. Nhiều thành tựu nghiên cứu mới về lịch sử chưa được cập nhật. Một số bài trong SGK, đặc biệt là phần lịch sử Việt Nam còn “nặng", mang tính hàn lâm, dung lượng bài chưa phù hợp với thời lượng dạy học. Cách trình bày của SGK còn ít kênh hình, tư liệu lịch sử...
Bên cạnh đó, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn lịch sử chậm đổi mới, chưa thực sự chuyển biến trong ý thức của từng GV và cán bộ quản lý. Đổi mới phương pháp dạy học chủ yếu diễn ra trong các kỳ thi, hội giảng, dự giờ hoặc những đợt kiểm tra, thanh tra của các cấp quản lí. Chưa có nhiều biện pháp để phát huy tính tích cực học tập của HS. Một bộ phận GV chưa chú trọng rèn luyện cho HS năng lực tư duy độc lập.
Việc kiểm tra, đánh giá vẫn yêu cầu học thuộc lòng nhiều hơn là các mức độ hiểu, vận dụng và các kỹ năng phân tích, tổng hợp, rút ra nhận xét, kết luận và các kĩ năng thực hành khác, chưa có tác dụng hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Một bộ phận GV môn lịch sử ở trường phổ thông còn hạn chế về năng lực chuyên môn.
Ngoài ra, mô hình đào tạo GV sư phạm nói chung, GV dạy lịch sử nói riêng vẫn còn chậm chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mở, đào tạo theo tín chỉ, ít hội nhập quốc tế. Phương pháp đào tạo vẫn lạc hậu, phương pháp dạy học của một bộ phận không nhỏ GV các trường ĐH, CĐ chủ yếu vẫn là thuyết trình nên không phát huy được tính tích cực của sinh viên.
Các ý kiến đóng góp cũng cho rằng, nguyễn nhân của những bất cập này là do tư duy về giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; xã hội chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn lịch sử, vẫn còn tư tưởng coi trọng các môn tự nhiên, xem nhẹ các môn xã hội, trong đó có môn lịch sử; chế độ, chính sách chưa thực sự tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; khoa học giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chậm đổi mới và phát triển, còn nhiều bất cập; các trường, khoa sư phạm chưa thực sự được quan tâm, đầu tư đúng mức.
Thay đổi như thế nào?
Cũng theo Thông báo của Bộ GD-Đ, các chuyên gia tham sự hội thảo cũng cho rằng nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề quan trọng bậc nhất hiện nay. Dạy học lịch sử không chỉ trang bị kiến thức mà còn có ưu thế trong việc giáo dục lòng yêu nước, trân trọng giá trị lịch sử truyền thống của dân tộc, giáo dục nhân cách, tư duy độc lập sáng tạo cho HS. Đối với Việt Nam, lịch sử càng giữ vai trò quan trọng, gắn liền với sự phát triển và tồn vong của quốc gia - dân tộc.
Việc dạy học lịch sử cần quán triệt các mục tiêu này đối với tất cả HS phổ thông, mặt khác phải đóng góp nhiều định hướng ngành nghề của HS sau giáo dục phổ thông. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, sẽ có một số HS thực sự yêu mến và có năng lực tiếp tục học các chuyên ngành lịch sử để trở thành những tài năng trẻ về sử học.
Chính vì thế đổi mới chương trình, SGK môn lịch sử phải tuân theo các nguyên tắc: Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng; đảm bảo kế thừa những thành tựu của Việt Nam và vận dụng hợp lý kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông; đảm bảo tính thống nhất toàn quốc, linh hoạt vùng miền, phù hợp với đối tượng và tính khả thi của chương trình, SGK; đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và phương thức đánh giá kết quả học tập.
Ngoài ra, nên cấu trúc chương trình theo hướng kết hợp giữa “đồng tâm” với “đường thẳng”, ở Tiểu học và THCS cần thực hiện tốt hơn phương châm dạy học tích hợp, góp phần giảm số lượng môn học ở 2 cấp này; ở THPT cần thực hiện tốt hơn phương châm dạy học phân hóa bằng cách có thêm nhiều nội dung dạy học tự chọn; nội dung giáo dục cần mang tính chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nên cân đối để bảo đảm hài hòa giữa lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc trong từng cấp học; giảm nội dung chính trị, chiến tranh, bổ sung lịch sử văn minh thế giới, các nội dung về văn hóa dân tộc, về kinh tế; cập nhật những thành tựu nghiên cứu của khoa học lịch sử; gắn nội dung bài học lịch sử với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Bên cạnh đó, cần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng kết hợp hợp lí các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để tạo hứng thú học tập cho HS; chú trọng rèn luyện năng tự học với SGK và các tư liệu lịch sử khác, nghe giảng - tự ghi chép, ghi nhớ, hiểu, vận dụng kiến thức lịch sử và trình bày các vấn đề lịch sử; đa dạng các hình thức tổ chức dạy học, tăng cường khai thác các tư liệu bảo tàng, tổ chức dạy học lịch sử tại bảo tàng, nhà truyền thống, từng bước thực hiện giáo dục di sản và dạy học theo dự án; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong dạy học lịch sử.
Thăm phòng trưng bày hiện vật liên quan đến lịch sử Thành nhà Hồ và Vương triều Hồ.
Học sinh Thanh Hóa trong một buổi học thực nghiệm môn Lịch sử tại di sản Thành nhà Hồ. (Ảnh: Nguyễn Thùy)
Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, đề kiểm tra, thi theo hướng mở; kết hợp giữa hình thức ra đề tự luận và trắc nghiệm khách quan; triển khai nội dung đào tạo trong các khoa sư phạm và bồi dưỡng GV phổ thông về kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học (đánh giá trên lớp), kết hợp đánh giá trên lớp và đánh giá đầu ra; kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, những ý kiến đóng góp này cũng là kênh để các Sở GD-ĐT, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT tiếp tục nghiên cứu vận dụng trong triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT hàng năm.
S.H

TRE CON DUOI CHE DO C.S.V.N.


 Lao-động là " vinh-quang " ?

 
 
Mấy tấm  ảnh nầy có ý nghĩa hơn là xác tê giác nhồi bông (hay ngà voi, sừng tê giác) nhập lậu để "đại gia"...khoe sang... trong các cơ ngơi đồ sộ...

TỘI   NGHIỆP   CHO ĐỜI  SỐNG  CỦA  TRẺ  EM  NGHÈO VN !
                          Xem  hinh , không  câm  duoc nuoc mat

Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Hình ảnh cậu bé vừa bước đi vừa khóc thét vì gánh lúa nặng trên vai đã khiến nhiều người xem rơi lệ.
"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, xin được nhắc ngàn lần hơn thế..."
Ai cũng biết trẻ em là tương lai của đất nước. Vậy mà ở nhiều nơi, các em vẫn đang phải sống một cuộc đời đầy cơ cực và nguy hiểm. Hãy cùng theo bước chân của các em tới với cuộc sống nhọc nhằn của những trẻ em nghèo.
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Em bé chưa cao bằng cây lúa
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Bê đá
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Mưu sinh ở bãi rác
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Lục lọi khắp mọi nơi
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Trong số 3 anh em cùng nhau đi quăng lưới đánh cá, có một em bé chưa đầy 3 tuổi.
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Với bộ quần áo lấm lem, đen bẩn và đã sờn rách, em phải đeo gùi sau lưng đi kiếm miếng cơm ăn
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Cõng gạch thuê sau mỗi giờ lên lớp để có tiền đi học. Công việc càng nặng nhọc, thì càng kiếm được nhiều hơn, nhưng cũng chỉ dao động từ 20 - 50.000/buổi
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Rơi nước mắt với hình ảnh trẻ em lao động
Bạn có cõng được đến thế này không?

Đang ăn cơm bị rết “khủng” bò lên đùi


Sóc Trăng:

Con rết “khủng” đã bò lên bắp chân của nam thanh niên khi anh này đang ngồi ăn cơm với bạn bè tại một nhà hàng tại TP. Sóc Trăng.

Đêm 5/11, khi nhóm người đang ngồi ăn cơm tại một nhà hàng ở phường 7, TP. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) thì bất ngờ xuất hiện một con rết to bò lên bắp chân của một nam thanh niên đang ngồi trong bàn tiệc.

Người bị rết bò lên bắp đùi là anh Nguyễn Văn Duy (trú tại Sóc Trăng).

Cận cảnh con rết “khủng” mặt trước và mặt sau.
Cận cảnh con rết “khủng” mặt trước và mặt sau. 
Ngay sau đó, con rết được chủ nhà hàng bắt bỏ vào chai nhựa. Chiều dài con rết hơn 22cm, có 40 chân và 2 chòm râu. Phần lưng rết đen bóng, dưới bụng vàng óng.

Anh Duy kể lại, khi đang ngồi ăn, thấy dưới chân nhồn nhột. Nghĩ chắc là có con vật gì bò vào ống quần liền nói với bạn ngồi bên kiểm tra. Bạn anh Duy kiểm tra thì tá hỏa phát hiện con rết. Anh Duy liền dùng 2 tay bóp đùi và lắc ống quần. Một con rết to bằng ngón tay người lớn rơi xuống chân bàn ăn.

Được biết, rết là loài bò sát có rất nhiều chân, thường sinh sống ở nơi ẩm thấp. Rết có nanh vuốt ở đầu, người bị rết cắn thường có biểu hiện đau nhức, co giật, buồn nôn và thậm chí là hôn mê. Nhiều người có kinh nghiệm cho biết, khi bị rết cắn, nên dùng tay nặn máu tại vết thương ra ngoài. Sau đó, dùng xa phòng rửa sạch, chườm lạnh,…

Theo Quốc Huy
VietNamnet

Thử đề nghị “Tòa Án Dân” xử Bộ chính trị, Ủy ban trung ương đảng CSVN...



Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Sau phiên họp Trung ương đảng cộng sản kỳ 6 vào đầu tháng 10 năm 2012, toàn thể 90 triệu dân Việt - chủ nhân thật sự của đất nước Việt Nam - nhận được lời tự thú tội của đảng cộng sản qua Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam và 13 thành viên của Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam. Đây là lời nhận tội của Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, thay mặt toàn thể 14 đảng viên cao cấp nhất của đảng là Bộ Chính Trị. Đây cũng được xem như sự nhận tội của toàn thể 3 triệu (?) đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đối với nhân dân Việt Nam. Dưới đây là lời thú tội trên giấy trắng mực đen, bằng lời nói có thu âm thu hình của đảng cộng sản Việt Nam do ông Tổng Bí Thư đọc. Toàn dân Việt Nam không ép cung ông Tổng Bí Thư hay ngụy tạo bằng chứng:

“... Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nhiều khóa nay có một số khuyết điểm lớn, đặc biệt là chưa ngăn chặn và khắc phục được tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Việc một số cán bộ cao cấp (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi với làm, đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bản thân các đồng chí đó. Chưa tập trung chỉ đạo làm rõ, đánh giá đầy đủ thực chất tình hình để kịp thời có biện pháp kiên quyết khắc phục một số tiêu cực (như chạy chức, chạy quyền, chạy tội…) và một số trường hợp phân công, đề bạt cán bộ chưa chính xác, chưa được dư luận đồng tình..” 

Và xin chịu hình phạt tương xứng với tội: 

1. Trong nội bộ đảng cộng sản: 

“... Và để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương trong toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị…” 

Đảng đã có quyết định chung kết về hình phạt trong nội bộ của đảng-175 ủy viên trung ương đảng đại điện của 3 triệu đảng viên: 

“... không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm…” 

chỉ: 

“... dạy nhau trong tình thương yêu đồng chí, trị bệnh cứu người…” 

2. Về mặt người dân Việt Nam: 

Việt Nam, theo như những lời phát ngôn của lãnh đạo đảng, luôn hãnh diện là nước tự do dân chủ cao độ, có pháp luật phân minh, người có công được tưởng thưởng có tội thì phải được đưa ra tòa phán xử. Người dân có tội mà không chịu nhận tội thì có tòa án xét xử có tội hay không có tội, và định hình phạt nếu tòa quyết định có tội. Nếu cá nhân đã nhận tội hay thú tội thì cũng phải được đưa ra tòa để tòa xử phạt theo mức độ vi phạm. Hình phạt được giảm khinh tùy theo lòng thành khẩn của cá nhân vi phạm. 

Đảng cộng sản Việt Nam đã thú tội, tuy không trực tiếp trước dân nhưng toàn dân có đủ bằng chứng - trực tiếp phổ biến những lời thú tội của chủ tịch đảng Nguyễn Phú Trọng trên hệ thống truyền hình của cả nước ngày 15/10/2012, rằng đảng nhà nước đã vi phạm nghiêm trọng về tất cả phương diện, tệ hại hơn là không chỉ khóa này thôi mà liên tục từ khi đảng cộng sản cướp chánh quyền: 

1- Tội làm mất đảo, mất biển, mất đất vùng biên giới phía Bắc vì tự ý bí mật thỏa thuận với bọn xâm lược Tàu bắc phương (công hàm Phạm Văn Đồng, thỏa hiệp Thành Đô). Tiếp tục kết bạn tình thâm - di sản ngàn đời - với kẻ thù xâm lược Tàu phương bắc trong khi họ đang thôn tính toàn bộ biển Đông, cài đặt lực lượng đặc công bộ đội Mao dưới dạng chuyên gia, kỹ thuật viên, công nhân… trong những dự án xây dựng trên khắp nước từ Ải Nam Quan đến mủi Cà Mau và ngay tại cảng quân sự Cam Ranh trong hằng chục năm được chánh quyền cộng sản Việt Nam bao che để chuẩn bị lực lượng nội công ngoại kích đánh chiếm Việt Nam. 

2- Đầu độc tư tưởng dân tộc và làm cho các thế hệ trẻ không phân biệt và lẫn lộn thù-bạn, xem bọn xâm lược phương bắc là bạn vàng bạn tốt trong khi bọn chúng ngang nhiên chiếm biển đảo đất liền, giết hại một cách vô nhân đạo dân chúng, ngư dân vô tội như bọn hải tặc thời trung cổ. Bắt và gán tội phản quốc, phản động, vô nhân đạo bỏ tù nhiều năm khi người dân vì quan tâm đến tương lai sống còn của tổ quốc, vì lòng yêu nước đứng lên chống lại bọn xâm lược Trung Quốc. 

3- Điều hành thất bại liên tục nền kinh tế quốc gia: gây thiệt hại, thất thoát hằng trăm nghìn tỷ đồng, đưa đất nước tụt hậu, mang nợ ngập đầu, làm cho tuyệt đại đa số dân chúng phải sống trong nghèo đói cơ cực. 

4- Tham nhũng và bao che tham nhũng tràn lan thành hệ thống từ cấp cao nhất đến thấp nhất trong đảng và nhà nước, từ trung ương đến địa phương. Ngay cả ngành giáo dục, ý tế, phúc lợi công cộng, từ thiện cũng không thoát khỏi. 

Tuy có thể được giảm khinh do đã thành khẩn nhận tội, nhưng không thể vì thế mà thoát tội hay được miễn truy tố trước tòa án. Những bị can này phải được đưa ra “Tòa Án Dân” để quyết định loại hình phạt theo mức độ vi phạm và lòng thành khẩn. 

Phải là “Tòa Án Dân” không thể dùng “tòa án nhân dân”. “Nhân dân” mà đảng cộng sản Việt Nam đã và đang dùng từ khi đảng cộng sản cướp chánh quyền chỉ có nghĩa “đảng viên đảng cộng sản”, theo định nghĩa của cán bộ cộng sản cao cấp đại tá công an tiến sĩ Nguyễn Văn Quang. Nó không còn có ý nghĩa cao quí, thân thiết và đúng nghĩa dành cho đồng bào Việt Nam. 

Đại tá công an tiến sĩ Nguyễn Văn Quang viết trong báo đảng – nhân dân: 

“... Nhân dân còn với nghĩa là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định... Nhân dân là những người dân “đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa...”

Thí dụ: 

chính quyền nhân dân = chính quyền đảng cộng sản 
ủy ban nhân dân = ủy ban đảng cộng sản 
công an nhân dân = công an đảng cộng sản 
quân đội nhân dân = quân đội đảng cộng sản 
báo nhân dân = báo đảng cộng sản 
tòa án nhân dân = tòa án đảng cộng sản 
v.v...

Để cho việc phán xét đúng người đúng tội, phải có một tòa án độc lập với “nhân dân = đảng cộng sản”. Tòa án nhân dân là tòa án của đảng cộng sản, sẽ không thể có phán quyết vô tư và công bằng với những người đồng chí của mình. 

Phải xử tại tòa án DÂN (dân chúng) không phải tòa án nhân dân (cộng sản), có các chánh án là DÂN không phải là “nhân dân” mang thẻ đảng viên. Tòa Án Dân khi xử 14 thành viên bộ chính trị, 175 ủy viên trung ương và những đảng viên tham nhũng hay bao che tham nhũng có thể dựa vào những bản án mà “tòa án nhân dân” đã xử tù dân chúng, người dân yêu nước chống bọn xâm lược Tàu. Thí dụ vụ 3 nông dân (dân chúng) trộm hai con vịt tại Lâm Đồng bị tòa án nhân dân xử 13 năm tù; vụ nhà báo Hoàng Khương bị tuyên án 4 năm tù vì đưa tiền 15 triệu đóng góp cho công an khi tác nghiệp về tham nhũng... 

“Tòa án nhân dân” xử DÂN mà đảng cộng sản chống. “Tòa Án Dân” xử những nhân-dân-đảng-viên-cộng-sản có tội, thú tội như trong kỳ hội nghị trung ương 6 đầu tháng 10 năm 2012. 

Ngày 07 tháng 10 năm 2012