THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 April 2011

# Ho. Di' Cái Biê?n Câ'm Vào Ma(.t Chúng Tôi

# Họ Dí Cái Biển Cấm Vào Mặt Chúng Tôi

Hôm nay, ngày 18/4/2011, vào khoảng 8 tối Việt Nam, phóng viên Nguyễn Nam Phong của Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ, thuộc hệ thống www.paltalk.com, đã thực hiện cuộc phỏng vấn BS Phạm Hồng Sơn về việc BS Sơn bị bắt giữ 10 ngày 9 đêm, vì lý do tham dự phiên tòa xử TS Cù Huy Hà Vũ, vi phạm vào Điều 88 Bộ Luật Hình Sự (tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN) vào ngày 4/4/2011, tại Tòa Án Nhân Dân Hà Nội.

Chúng ta cùng lắng nghe phần trả lời rất đặc biệt của BS Phạm Hồng Sơn như sau:

- ... Tôi quan niệm bất kỳ phiên tòa công khai nào xử những tội danh như thế thì đều là mong muốn người dân có mặt để chứng kiến, vì thế tôi đi rất sớm. Tôi đến dự phiên tòa nhưng không được vào trong phòng phiên tòa mà họ cho những người muốn xem như tôi chẳng hạn, nhưng chỉ được đứng ở ngoài đường mà thôi... Sau đó chúng tôi quyết định đứng ở ngoài khu vực tòa án... Địa điểm mà tôi và anh Lê Quốc Quân cùng nhiều người khác bị bắt mang đi, thì nó cách xa cở chừng... khoảng 50 mét, nó không phải cùng phía, mà nó là phía vĩa hè bên kia, cách một ngã ba đường nữa... Coi như chúng tôi đứng cách xa hoàn toàn, và khu vực đó không có bản cấm gì hết... Khi số lượng người dân đứng đông hơn, thì người ta có cầm một cái biển từ đâu đó chạy ra, người ta cầm người ta dí vào mặt chúng tôi ...

Khôi hài thật, đất nước người ta văn minh chế ra căn nhà di động (mobile home), rồi đến điện thoại di động (mobile phone), còn nước CHXHCNVN lại chế ra biển cấm di động (mobile forbidden sign). Đây chẳng khác nào một thức luật pháp tùy tiện mà bất cứ người dân Việt Nam nào cũng thường nghe cán bộ công an nói: "Tao Là Luật", hay "Luật Là Tao". Thế giới hãy nhìn xem, một tên công an cầm tấm biển cấm chạy tới chạy lui, dí vào mặt thiên hạ kiểu này, thì bất cứ người Việt Nam nào cũng phạm tội. Đấy, chính cái loại luật pháp rừng xanh thảo khấu này nó đã mang hê lụy đến dân tộc Việt Nam suốt 36 năm qua, nếu tính từ tháng tư năm 1975. Người Việt Nam đã trở thành những tên nô lệ đang sống trên quê hương của chính mình. Đặc biết hai giai cấp nông dân và công nhân, mỉa mai thay, là biểu tượng cái liềm và cái búa, nằm trên lá cờ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chúng nói, chúng đại diện cho giai cấp nông dân và công nhân, ĐCSVN, lại là những tên bóc lột tàn bạo, bóc lột đến tận xương tủy của nông dân và công nhân. Người công nhân Việt Nam hôm nay, với mức lương tối thiểu chỉ 45 đô la một tháng. Hỏi đến bao giờ họ mua được một chiếc xe hơi cũ chỉ 2000 đô la thôi? 45 đô họ không đủ ăn cho chính bản thân của họ nữa thì làm sao để dành tiền mà mua. Trong khi đó, cũng người công nhân đó ra hải ngoại làm việc, chỉ trong vòng 2, đến 3 tháng họ có thể mua ngay 1 chiếc xe hơi cũ 2000 đô, chạy đi làm mỗi ngày được. Những xe hơi từ 500 đô đến 2000 đô cũng có bán, cũng chạy ngon lành, nhưng phải biết mó máy một chút. Người nông dân Việt Nam, thê thảm hơn công nhân nhiều lắm, từ đói đến đói mà thôi. Trong khi đó, có những tên đảng viên ĐCSVN thì giàu sụ, tung tiền uống rượu ngoại một đêm vài trăm USD, ăn tô phở 40 USD.

Ở Việt Nam, thành phần đa số là nông dân và công nhân, vậy có phải đa số người dân Việt Nam đang sống cuộc đời nô lệ trên chính quê hương của mình? Phải, đúng lắm chứ, không còn một chút nghi ngờ nào.

Tổng Nổi Dậy Xuống Đường Bà Con Ơi.

Ngày 18 tháng 4 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com
Xin phổ biến tự do

PS: 2 đoạn thâu âm cuộc phỏng vấn BS Phạm Hồng Sơn, do phóng viên Nguyễn Nam Phong thực hiện:

Attachment: NNPPhamHongSon 1.mp3
Attachment: NNPPhamHongSon 22.mp3

# Su+. Thâ.t Vê` Thu.y Ddiê?n Châ'm Du+'t Bang Giao Và Su+. Su.p Ddo^? Kinh Tê'

# Sự Thật Về Thụy Điển Chấm Dứt Bang Giao VàSự Sụp Đổ Kinh Tế
 
Giờ đã qúa rõ, qua bài dịch của BS Phạm Hồng Sơn, Bộ Trưởng Hợp Tác Phát Triển Quốc Tế Thụy Sỉ, bà Gunilla Carlsson đã bật mí cho chúng ta thấy thái độ bất lương của chế độ độc tài toàn trị Nguyễn Tấn Dũng, đã đàn áp tiếng nói của của người dân đòi tự do dân chủ.  Thụy Điển là một quốc gia rất giàu có, nhưng sau 41 năm bang giao cấp đại sứ với VC, Thụy Điển lấy cớ không đủ tài chánh chấm dứt quan hệ ngoại giao với VC, nhục nhã thiệt cho chế độ Nguyễn Tấn Dũng.  Sự Thụy Điển chấm dứt ngoại giao với VC như một phát súng lệnh báo hiệu sự sụp đổ của chế độ cộng sản độc tài toàn trị Nguyễn Tấn Dũng.
 
Qua những bài báo trong nước, những công ty xuất cảng tôm, cá basa, hải sản, hạt điều, cà phê, ca cao... đã thu mua nguyên liệu chỉ đáp ứng được vào khoảng 40% đến 50% công suất.  Đây là chỉ dấu báo hiệu của sự khủng hoảng (hay sụp đổ) về kinh tế của nước CHXHCNVN.  Người dân, hoặc những doanh nghiệp nhỏ, có lẽ đã đoán trước được sự lạm phát phi mã, nên giữ lại việc sản xuất, không bán cho các công ty xuất cảng.  Các công ty xuất cảng, đa phần là những cơ sở quốc doanh, tất nhiên phải đi đến phá sản, vì không cung cấp đủ sản phẩm đúng theo hợp đồng cam kết.  Thêm nữa, những công ty này phải sa thải hàng loạt những công nhân vì chỉ làm việc từ 40% đến 60% công suất.
 
Từ sự sụp đổ của Vinashin, người dân đã không tin vào sự điều hành kinh tế của Nhà cầm quyền, kéo theo sụp đổ của hàng loạt các cơ sở quốc doanh như Bưu Chính Viễn Thông VNPT, Công Ty Điện VN, Công Ty Xuất Nhập Cảng Dầu Khí Petroimex,... cùng nhiều hệ thống ngân hàng như NH Phát Triển Nông Thôn, NH Phát Triển Nông Nghiệp, Agribank, NH Ngoại Thương VN, NH Đầu Tư & Phát Triển VN, NH Thương Mại và Công Nghệ bị đánh gía có thể đi vào phá sản.  Trong khi đó, Nhà cầm quyền đã không còn đủ ngoại tệ để chi phí cho việc xuất nhập cảng, nên gọi là bị phá sản.
 
Đa số người dân cùng nhìn về một hướng vì không còn tin vào sự điều hành kinh tế của chế độ Nguyễn Tấn Dũng. Họ rút tiền ra từ ngân hàng, họ giữ lại hàng hóa không bán ra, họ mua thực phẩm, đồ đạt dự trữ, mua đô la, mua vàng... dẫn đến sự sụp đổ kinh tế là điều tất yếu.
 
 
PS:  Bài dịch của BS Phạm Hồng Sơn:
 

LÁ THƯ CAN ĐẢM CỦA MỘT SỐ CÔNG NHÂN


Kính Gửi: Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh Đảng CSVN

Bộ Chính Trị Trung Ương (TW) Đảng CSVN

Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội do Đảng CSVN cầm quyền.

Chúng tôi có tên dưới đây:

Huỳnh Ngọc Cảnh, đại diện một số anh chị em công nhân khu công nghiệp AMATA Đồng Nai .

Nguyễn Tấn Hoành, đại diện một số anh chị em Khu Công nghiệp Điện Bàn Quảng Nam.

Nguyễn Tấn Dung, đại diện một số anh chị em công nhân khu công nghiệp Biên Hoà II

Dương Thái Phong, Huỳnh Tiến, Trương Long, Vũ Hà, Trần Tá, Võ Hải, Nguyễn thị Tuyết, thuộc khu công nghiệp Tân Bình và khu chế xuất Vĩnh Lộc.

Hoàng Anh Tuấn, Công Ty Giày da Gia Định, quốc lộ 13 Thủ Đức, Tp. Saigon

Thưa quý Ngài lãnh đạo Bộ Chính Trị TW Đảng CSVN

Ngày trước miền Nam 1975, gia đình chúng tôi chưa được cách mạng giải phóng. Cha mẹ chúng tôi có nhà, có đất làm ăn khấm khá chưa biết làm thuê làm mướn là gì. Trong thời đó những nhà thương gia Ấn Độ, kỹ sư người Nhật, Hàn Quốc vào miền Nam làm thuê và mua bán. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào người dân Việt Nam. Sau năm 1975, miền Nam được cách mạng giải phóng khỏi ách nô lệ, Đảng hô hào nâng đỡ và đấu tranh cho hai giai cấp công nhân và nông dân. Chính lá cờ Đảng CSVN thể hiện biểu tượng búa, liềm. Sự thật có phải như vậy không? Thưa, sự thật rất phũ phàng! Sau khi chiếm được miền Nam là cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản mại bản thì gia đình chúng tôi bị mất nhà, mất đất. Trong khi chúng tôi có tiền dư thóc để, thì chúng tôi bị lấy nhà và bị đuổi đi vùng sâu nước độc để khai phá đất hoang làm ăn. Do những cơn sốt rét vàng da, có những gia đình chết phân nửa, có những gia đình phải chết hết. Khi trở về thành phố thì nhà cao cửa rộng, ruộng vườn của mình thì bị cán bộ đảng viên thu. Điều này chúng tôi có nói sai đâụ Những villa nhà lầu hiện nay là nhà của đảng viên, thì thử hỏi cha ông của mấy ông này mua nhà đất từ thời nào để lại cho mấy ông đảng viên này, nếu không phải cướp của chúng tôi thì từ đâu mà có. Cuộc đời chúng tôi còn sống thì vẫn còn bị cướp. Đời Cha tôi bị cướp, đời tôi cũng bị cướp. Những gia đình chúng tôi lên vùng kinh tế mới khai hoang được vài ba mẫu đất làm ăn, cuộc sống chưa ổn định thì trò cướp bóc lại theo đuổi theo người dân nghèo chúng tôi, kế đến là chiêu thức kêu gọi đầu tư rước ngoại bang vào, lại tiếp tục lấy đất của chúng tôị Bằng nhiều chiêu thức gạt gẫm lừa bịp gian manh quỷ quyệt, trù dập vu khống chụp mũ.

Mọi thủ đoạn lấy cho bằng được đất của chúng tôị Thế thì chúng tôi người nông dân mà không có ruộng cày, ruộng mình bị lấy trắng tay, lấy giữa ban ngàỵ Ông Bà ta có câu "cướp đêm là giặc, cướp ngày quan tham!". Sự tính toán nham hiểm của Đảng, mà người dân chúng tôi sống không được mà chết cũng không xong. Chúng tôi có đất mất cả hai lần, thế thì muốn được sống phải đi làm thuê cho những ông chủ mà trước năm 1975, đất nước họ kinh tế thấp kém, họ phải tới Việt Nam làm mướn. Đó là sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa dân tộc làm nô lệ cho ngoại bang!??

Thưa quý vị, Đất nước ta là đất nước cộng sản theo chủ thuyết Lênin chuyên chính vô sản, giải phóng cho hai tầng lớp nông dân và công nhân. Nhưng nay ta có đảng lãnh đạo suốt 30 năm mà người dân chúng tôi phải è cổ, cho bọn thương gia bóc lột là saỏ Sự tính toán của đảng ta là đẩy tầng lớp nông dân và sức trẻ thanh niên làm tôi mọị Bản thân chúng tôi bị vắt cạn kiệt sức lao động, mà nhà nước và đảng đã chủ mưu tính toán lấy sạch đất đai của dân, thì buộc chúng tôi phải làm nô lê.. Nhưng chúng tôi không phải làm nô lệ cho một ông chủ, một bản thân, mà phải chia ra làm tôi mọi bị bóc lột từ nhiều phía, nhiều cơ quan.Như tôi, Nguyễn thị Tuy ết, người con gái nhỏ bé 21 tuổi cũng như anh chị em khác, bị những khâu chia chác mồ hôi, sức lao động như sau: Tôi ở Kiên Giang đi cùng chúng tôi là bốn chị em khác lên tại Saigon xin vào công tỵ Trước khi đi, địa phương đã thu của tôi bốn mươi lăm nghìn đồng (VN$45,000) tiền lao động công ích, tiền an ninh là hai mươi lăm nghìn (VN$25,000). Mức thuế thân này chúng tôi phải đóng trước khi rời khỏi địa phương, như mỗi năm tôi phải đóng hai lần, cộng cả thảy là một trăm năm mươi nghìn đồng, chưa tính tiền xe đi lại hầu hạ mấy ông cán bộ cấp Xã. Vào xin được việc làm, phải mướn phòng trọ mỗi tháng hai trăm năm mươi ngàn đồng (VN$250,000) ; tiền điện, tiền nước là sáu mươi nghìn đồng (VN$60,000). Như vậy, tính ra tôi phải bắt buộc chi tiêu tối thiểu là bốn trăm sáu mươi nghìn đồng (150,000+250, 000+60,000= VN$460,000). Trong khi lương của tôi chỉ được một triệu, là mức lương đã làm được ba (3) tháng, tay nghề tương đối đã rành. Còn mới vào sáu (6) tháng đầu, chỉ có bảy, tám trăm ngàn, tính ra ăn uống và phương tiện đi lại thì không mua nỗi áo quần để mặc. Những lúc bệnh nhẹ cũng không có tiền mua vài liều thuốc. Mấy chị em cùng đi với tôi có người thì bỏ về cào tôm, lượm sò. Số còn lại họ không làm nổi vì công việc quá cực. Thức đêm tăng ca không tăng tiền, họ đành vào những quán café ôm, rồi sau đó họ sa vào lưới của xã hội tạo ra, bán rẻ trinh tiết cho những tay có tiền.

Ở Việt Nam hiện nay ai là những kẻ có lắm tiền, chỉ có những kẻ quan chức cán bộ mới có nhiều tiền mà thôị Chính họ dồn ép tuổi thanh xuân chúng tôi vào đường cùng để cướp của người này, đem mua những thứ khác, có phải vậy không Ngài Tổng Bí Thư. Chúng tôi phân tích không sai, mong ông hãy nghĩ tới người Việt Nam máu đỏ da vàng, không phân biệt Kinh hay Thươ.ng. Cha ông đã nói nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là Một. Vậy quý vị còn có chút lương tâm con người không? Hiện nay chúng tôi vẫn bám víu vào công việc tại nhà máy bao bì cho ông chủ Đài Loan. Ở đây thật đau lòng, chúng tôi như người bị tù, vì công đoàn là bộ phận an ninh của Đảng và an ninh nội bộ luôn bám sát chúng tôị Bộ phận công đoàn sẵn sàng lợi dụng những người nhẹ dạ không biết thương nhau trong đám công nhân, để phát triển thành đoàn viên, là cánh tay hậu bị của đảng làm công cụ cho công đoàn, sẵn sàng đàn áp chúng tôi bằng những tờ báo cáo mật hay chỉ trích một khi chúng tôi có sự đòi hỏi chính đáng . Chúng tôi là những công nhân có tên trên đây đại diện cho một số anh chị em công nhân trong nước có tiếng nói chung, yêu cầu và đề xuất những điều kiện sau đây với Bộ Chính Trị và TW Đảng CSVN như sau: Trả lương cho chúng tôi theo đúng hợp đồng của nhà nước Việt Nam với các nhà đầu tư, thương gia nước ngoài có công ty xí nghiệp tại Việt Nam theo mức giá đồng USD thị trường. Mức lương phải ngang bằng các công nhân các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia …

Dẹp bỏ Công đoàn do đảng (CS) xây dựng đưa vào các công ty xí nghiệp. Không được phát triển đoàn, đảng trong hệ thống công nhân chúng tôi, để rồi quay lại đàn áp chúng tôị Vì chúng tôi chỉ là những người đi làm mướn làm thuê bình thường, không muốn tham gia chính trị, chúng tôi không muốn hệ thống độc tài độc quyền đeo đẳng chúng tôi, vì chúng tôi đã quá khổ rồi. Chúng tôi có quyền tự hợp đồng lao động cá nhân và tập thể khi đã dẹp bỏ hệ thống công đoàn, vì tổ chức công đoàn không đem lại quyền lợi thiết thực cho chính người công nhân chúng tôi, mà chính họ lại ăn theo phần trăm sản xuất của chúng tôi, và mỗi khi chúng tôi muốn đòi hỏi quyền lợi chính đáng phải được sự đồng ý của công đoàn là phi lý. Chúng tôi không phải đóng góp những khoản tiền như xoá đói giảm nghèo và các loại tiền do Công đoàn phát động và trừ thẳng vào lương của chúng tôi như trước đây đã có. Chúng tôi phải được quyền lợi như: bảo hiểm y tế, tiền lương hưu sau khi hết độ tuổi lao động, bảo hiểm tai nạn lao động rủi ro …

Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao đô.ng. Những đòi hỏi ước vọng này, chúng tôi được thực hiện cũng không gây ảnh hưởng kinh tế thị trường và nền an ninh, như nhà nước và bộ phận công an thường cho là thế lực thù địch gây ảnh hưởng kinh tế quốc gia. Nếu chúng tôi không được thực hiện 8 điểm yêu cầu trên, chúng tôi sẽ chọn một điểm phát động đấu tranh giành quyền làm chủ các nhà máy, xí nghiệp công ty của những tay tư bản ngoại quốc, như trước đây chủ nghĩa CS đã làm. Và chúng tôi làm đúng chính sách chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam, là nơi nào có bóc lột, áp bức, nơi đó phải vùng lên đồng loạt giành quyền làm chủ; đánh đổ các tập đoàn tư bản, giành quyền làm chủ cho dân nghèo. Vậy chúng tôi mong bộ Chính Trị TW Đảng, Bộ Công An xem xét cho người công nhân chúng tôi được những quyền lợi mà đảng đã từng hô hào là chống bóc lột, chống tư bản, chống nghèo đói, mà nay đảng và nhà nước đang làm ngược lại. Chúng tôi đã có tên và địa chỉ, mong quý Ngài quan tâm. Yêu cầu các giới truyền thông hải ngoại, các cơ quan quốc tế đấu tranh cho quyền lợi dân nghèo bị đàn áp bóc lột, trong đó có tầng lớp công nhân Việt Nam chúng tôi đang bị bóc lột tận xương tuỷ.

Kính mong CLB Hoa-Mai, Đài Hoa-Mai truyền thanh trực tiếp về Việt Nam.

Trân trọng kính chào.

Việt Nam tiếp tục sản xuất lao động sang Mã Lai


Thị trường Malaysia trong quý một năm nay thu hút 20 ngàn công nhân Việt Nam. Đây là con số do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra hồi cuối tuần rồi.

Ông Nguyễn Thanh Hòa, thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam cho biết, thị trường Malaysia có thể thay thế thị trường Lybia đang gặp chiến tranh, hơn chục ngàn công nhân Việt lao động tại đó phải về nước trước thời hạn.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa cho biết cơ quan chức năng Việt Nam đang tập trung mọi biện pháp để củng cố lại một số thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc. Và Malaysia là một thị trường mở có nhu cầu lớn đối với lao động Việt Nam.

Chỉ tiêu mà Việt Nam đưa ra trong công tác đưa lao động ra nước ngoài làm việc trong năm nay là 87 ngàn người. Tuy nhiên, với những biến động tại các nơi như Trung Đông, Bắc Phi, thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa cho rằng khó có thể đạt được mục tiêu đó.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Hệ thống tam quyền phân lập của Việt Nam


2011-04-17

Tình trạng xem thường luật pháp tại Việt Nam ngày một nghiêm trọng hơn. Công an muốn bắt ai cũng được, tòa án muốn xử bao nhiêu năm cũng không bị bất cứ một giám sát chế tài nào.

RFA file

Luật sư Lê Quốc Quân

Liệu hai tiếng pháp quyền mà Việt Nam đang xử dụng thực chất là gì? Mặc Lâm phỏng vấn LS Lê Quốc Quân người đã hai lần bị giam giữ không có nguyên nhân để tìm hiểu thêm về hệ thống tam quyền phân lập của Việt Nam ra sao, mời quý vị nghe sau đây.

Mặc Lâm: Thưa luật sư Lê Quốc Quân, dưới quan điểm của một luật sư ông có nhận xét gì về bản án mà tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa tuyên cho TS luật Cù Huy Hà Vũ?

LS Lê Quốc Quân: Tôi cho rằng bản án ấy là một bản án bất hợp pháp. Bản án ấy tự nó đã là vô hiệu rồi. Thứ hai, xét về mặt con người thì bản án ấy là bản án phi nhân tính. Tại sao tôi nói bản án ấy là bất hợp hiến bởi vì muốn ra một phán quyết thì bao giờ tòa án cũng phải lắng nghe tất cả các bên. Phải thực hiện đúng một quy trình tố tụng và phải nêu ra những bằng chứng chống lại công dân đó. Phải nêu ra và phân tích các bên, sau đó dựa vào bằng chứng để quyết định là có tội hay không có tội và nếu có tội thì tội ấy ở mức độ nào.

Cá nhân tôi phản đối bản án đấy và tôi cho rằng đây là một bản án bất nhân đối với anh Vũ và đối với tất cả những người yêu mến đất nước Việt Nam này.

LS Lê Quốc Quân

Thế nhưng khi các luật sư trình bày yêu cầu đưa các chứng cứ ra thì họ lại nói không cần trình bày các chứng cứ! Như vậy bản thân các chứng cứ buộc tội anh Cù Huy Hà Vũ đã không được xem xét. Thế mà tòa vẫn tuyên án thì rõ ràng là không hợp pháp, không hợp lý và không đúng quy trình. Nếu xét về con người theo tôi thì anh Cù Huy Hà Vũ là con người có công mà lẽ ra nhà nước này nên cám ơn chứ không thể tuyên một bản án 7 năm tù cộng 3 năm quản chế. Bản án này rất phi nhân tính, nó mang tính trả thù rất thô thiển. Trả thù mà cứ nói là tôi trả thù thế thôi, chứ không nói lên được cái lý do hoặc căn cứ nào cả!

Cá nhân tôi phản đối bản án đấy và tôi cho rằng đây là một bản án bất nhân đối với anh Vũ và đối với tất cả những người yêu mến đất nước Việt Nam này. Yêu mến một nền tư pháp độc lập.

Chỉ có hình thức

Mặc Lâm: Ông có nhận xét gì về yếu tố pháp quyền hiện nay tại Việt Nam? Liệu có đúng với những gì được ghi trong bản Hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hay không?

LS Lê Quốc Quân: Xét về mặt hình thức thì nó cũng có đầy đủ, thế nhưng thực tiễn áp dụng không được như thế. Mà nếu moi ra thực tiễn áp dụng này thì rất khó. Khó là vì thế này: tất cả những chuyện điều hành và quản lý đối với tư pháp mặc dù có luật nhưng Đảng Cộng sản vẫn là người quyết định. Trong mỗi tòa án đều có chi bộ. Trong ngành của họ còn có đảng bộ và mỗi một vụ án thì họ có họp và chỉ trong nội bộ mới biết là được chỉ đạo như thế nào thôi, và gần như chỉ đạo như thế rồi thì coi như tất cả những người thực thi bên dưới đều sẵn sàng ngồi lên trên pháp luật.

Tất cả những chuyện điều hành và quản lý đối với tư pháp mặc dù có luật nhưng Đảng Cộng sản vẫn là người quyết định.

LS Lê Quốc Quân

Cho nên đối với trường hợp của tôi cũng thế, hai ba lần va chạm với các cơ quan công quyền. Nếu tôi khởi kiện hoăc yêu cầu họ tiến hành đầy đủ các trình tự pháp lý thì họ tiến hành rất là bài bản! Có vẻ như rất chuẩn mực nhưng rồi đột ngột, chính họ, chính những người thực thi, đột ngột có một quyết định nào đó ở trên hay một chỉ đạo … bởi vì vẫn trong tinh thần đảng lãnh đạo thì y như rằng toàn bộ quy trình bài bản, thủ tục họ đã tiến hành liền bị họ vứt vào sọt rác luôn! Họ phải làm theo một hướng khác, hoàn toàn theo như chỉ đạo.

Hướng chỉ đạo này được nói rằng trong khuôn khổ pháp luật nhưng nó không bao giờ đi đúng trình tự pháp luật. Thậm chí để moi ra được những điều vi hiến, hay những gì đi ngược lại hiến pháp thì rất khó. Khó bởi cái nghị quyết đó nó chỉ nằm trong nội bộ của những người đảng viên đảng cộng sản thôi.

Thiệt thòi cho dân tộc

victim-of-police-abuse-250.jpg
Ông Tùng bị công an đánh gãy cổ, chết. Photo courtesy damlambao.com.
Mặc Lâm: Tình trạng không tôn trọng quy tắc tam quyền phân lập của Việt Nam đã ảnh hưởng thế nào đến đời sống pháp luật của người dân thưa LS?

LS Lê Quốc Quân:Thực sự nó ảnh hưởng rất lớn! Bởi vì nói tam quyền phân lập là nói đến Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp phải độc lập, phải kiềm chế và đối trọng lẫn nhau. Còn ở đây, đảng cộng sản Việt Nam lại đưa ra khái niệm quyền lực tập trung vào đảng cộng sản nhưng có sự phân công phối hợp. Có nghĩa là quyền lực tối cao vẫn chỉ tập trung vào những người cộng sản. Mà người cộng sản có chiếm bao nhiêu phần trăm đâu, 3,5% trong toàn bộ 86 triệu dân này.

Chính vì vậy người dân chịu sự tác động của những người lãnh đạo này, và khi lãnh đạo thì họ lãnh đạo luôn cả Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp!

Khi lãnh đạo mà như thế thì ý chỉ thế nào thì con dân phải chịu như vậy. Các cửa mà họ có thể kêu cứu, hoặc thậm chí khởi kiện hay tìm cách để tấn công những vấn đề sai trái cũng không có cửa cho họ. Bởi vì nếu Hành pháp sai kiện theo thủ tục hành chính thì họ cũng đẩy lên lãnh đạo của đảng ở bên trên. Nếu Tư pháp sai mình kiện lên Viện kiểm sát thì cũng được đẩy lên lãnh đạo của đảng! Và bản thân cao hơn nữa muốn làm một điều gì đó, căn cứ vào bộ luật để kiện lên Quốc hội thì Quốc hội lại cũng đẩy lên lãnh đạo đảng! Do vậy họ xác quyết rất rõ là Đảng Cộng sản lãnh đạo!

Đó chính là thiệt thòi lớn mà tôi cho là thiệt thòi của cả dân tộc Việt Nam.

LS Lê Quốc Quân

Ba cái quyền với sự phân công bên dưới chẳng qua là một sự điều phối, được đá đi đá lại vòng vo mà không phá vỡ một nhánh nào để cho người dân có quyền kêu cứu, phản đối hay thậm chí tấn công để giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Đó chính là thiệt thòi lớn mà tôi cho là thiệt thòi của cả dân tộc Việt Nam.

Mặc Lâm: Sau khi bị bắt lần trước và bị giam giữ hơn ba tháng ông đã bị rút giấy phép tranh cãi trước tòa, tuy nhiên vẫn giữ được quyền tư vấn luật cho khách hàng, LS có nhận thấy là nếu tiếp tục tranh đấu như trong thời gian vừa qua thì sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của ông hay không?

LS Lê Quốc Quân: Sau những biến cố đó thì tôi có thêm uy tín và thực sự có những khách hàng họ đến với mình vì cần nội dung tư vấn hơn chứ không cần con dấu hay một tư cách pháp nhân. Họ đến vì bản chất sự việc và tôi giải quyết sự việc đó cho họ. Họ vẫn đến cho nên mình vẫn có khách hàng.

Ngoài ra có một số tổ chức quốc tế họ thấy mình bất đồng chính kiến, nhưng mình là người trung thực và có tinh thần chống tham nhũng hay đòi hỏi những sự công khai, minh bạch, dân chủ do vậy trong một số hợp đồng liên quan đến những vấn đề đó trong tương quan với chính phủ Việt Nam thì họ cũng muốn mình xem xét với tư cách là một luật sư tư vấn và chỉ cần ký cái tên của tôi thôi chứ không cần đóng dấu luật sư.

Cần phải cải tổ

Mặc Lâm: Xin ông một câu cuối, sau khi bị bắt vô cớ và được thả ra rất tùy tiện ông có thay đổi quan điểm của mình về hệ thống luật pháp Việt Nam cũng như nhận xét của ông về các cơ quan thi hành luật hay không?

Tôi chỉ khẳng định thêm là hệ thống tư pháp này cần phải cải tổ. Đất nước này cần phải xây dựng một nhà nước pháp quyền chứ không thể để tùy tiện mãi như thế này.

LS Lê Quốc Quân

LS Lê Quốc Quân: Tôi hoàn toàn không thay đổi mà một lần nữa tôi lại trải nghiệm được chuyện đấy. Đó là họ có thể bắt người một cách vô cớ mà chỉ cần nói: đây là luật sư Lê Quốc Quân, bắt cái thằng này! Tức là con người ta bị bắt không phải vì hành vi mà vì nhân thân. Khi bắt thì đã đành rồi khi thả ra cũng hoàn toàn như anh dùng là tùy tiện. Khi thả là thả!

Nghe nói rất nhiều, nhưng chính cá nhân tôi là những bằng chứng sống động và tôi trải nghiệm nó từng ngày từng giờ về những chuyện đó. Tôi chỉ khẳng định thêm là hệ thống tư pháp này cần phải cải tổ. Đất nước này cần phải xây dựng một nhà nước pháp quyền chứ không thể để tùy tiện mãi như thế này. Cuối cùng chính người dân mới là những người chịu đau khổ nhất. Quan điểm của tôi không thay đổi một tí nào.

Mặc Lâm: Xin cám ơn Luật Sư Lê Quốc Quân.

Theo dòng thời sự: