THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 August 2013

Truyền hình nhà nước bị tố về tội dàn dựng đánh lừa thương binh!


HÀ NỘI – (NV) .- Chưa biết Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) sẽ hành xử thế nào khi bị các nhân vật chính, trong một phóng sự ca ngợi thương binh, tố cáo là đã gạt họ để dựng “phóng sự”.

Ông Nguyễn Văn Nhung bị cụt tay do máy xát gạo nghiến, bị VTV biến thành “thương binh” để “ca ngợi”. (Hình: Đất Việt)

Cả ông Đinh Dương Hải, 51 tuổi, ngụ tại phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, lẫn ông Nguyễn Văn Nhung, 45 tuổi, ngụ tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, cùng lên tiếng tố cáo VTV đã gạt họ để dựng một “phóng sự”.

Tố cáo của hai ông này vừa được một số tờ báo do chính quyền quản lý tường trình. Chưa thấy VTV hồi đáp.

Sáng 26 tháng 8, trong chương trình “Tin tức giao thông”, VTV phát một phóng sự có tựa là “Ai chắp cánh cho thần chết”, ca ngợi “hai thương binh”, ông Đinh Dương Hải, bị cụt hai chân và ông Nguyễn Văn Nhung, bị cụt một tay, tuy “tàn” nhưng không chịu “phế”, vẫn chọn việc lái xe đò, xe tải chở nước đá như sinh kế để nuôi thân và giúp gia đình.

Tuy được VTV “ca ngợi” nhưng ông Hải và ông Nhung lại bị bạn bè, người quen chế giễu nên họ cậy các tờ báo của chính quyền lên tiếng.

Ông Hải bảo rằng, ông chưa bao giờ kiếm sống bằng việc lái xe đò chở khách. Còn ông Nhung đính chính là ông cũng chưa bao giờ câu cơm bằng việc lái xe tải chở nước đá. Thậm chí, ông Nhung khẳng định, ông không phải là thương binh. Chuyện ông cụt một tay là do hồi nhỏ bị máy xát gạo nghiến đứt.

Ông Đinh Dương Hải kể thêm là giữa năm ngoái, một phóng viên truyền hình tìm tới nhà, nhờ ông giữ giúp vai một thương binh bị cụt cả hai chân nhưng vẫn lái xe đò kiếm sống để dựng một phóng sự ca ngợi thương binh, nhân “Ngày Thương binh Liệt sĩ” hàng năm (27 tháng 7).

Dẫu ông Hải đã từ chối nhiều lần nhưng phóng viên này vẫn bám theo để nài nỉ. Cuối cùng, ông Hải chấp nhận ngồi lên một chiếc xe bảy chỗ, lái một đoạn khoảng… một cây số cho phóng viên này ghi hình, rồi xuống xe đi bộ về nhà.

Mới đây, sau chuyện “bị VTV ca ngợi”, ông cho biết: “Tui hối hận ghê gớm, vì tin người vô tình lại làm ảnh hưởng đến gia đình, con cái, bạn bè và cả người dân”.

Nạn nhân thứ hai, ông Nguyễn Văn Nhung, tiết lộ: Một người hàng xóm là thân nhân của một phóng viên truyền hình đã nhờ tôi giúp anh ta làm phóng sự. Anh ta bảo tôi là cần tôi đóng một đoạn phim cho chuyện tuyên truyền về “người nghèo vượt khó”, nên tôi lên xe lái một đoạn. Không dè không được ai giúp gì như anh ta hứa mà còn mang tiếng. Vì tham mà tui hại chính tui!

Do phóng sự “Ai chắp cánh cho thần chết” của VTV có chi tiết, cả ông Hải (cụt hai chân”, lẫn ông Nhung (cụt tay phải) đều được cấp bằng lái để lái xe đò, xe vận tải kiếm sống, nên công chúng phản ứng gay gắt. Theo họ, điều đó đe dọa an toàn giao thông.

Cũng vì dư luận như thế nên Chủ tịch tỉnh Bình Định đã yêu cầu Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Định phải kiểm tra thực hư. Mới đây, Ban an toàn Giao thông tỉnh Bình Định đã soạn văn bản gửi VTV yêu cầu đài truyền hình này phải đính chính.

Cũng cần nhắc thêm rằng nhiều năm qua, VTV đã trở thành nổi tiếng cả trong lẫn ngoài Việt Nam vì chuyên dàn dựng để bôi nhọ các nhân vật tranh đấu cho tự do, dân chủ, bóp méo bản chất các sự kiện theo hướng có lợi cho chính quyền.

Chẳng hạn cắt xén phát biểu của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, Tổng Giáo phận Hà Nội. Dàn dựng để bôi nhọ giáo dân Giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội trong vụ họ biểu tình đòi chính quyền phải trả lại nhà đất đã cưỡng đoạt trái phép.

Dàn dựng để bôi nhọ các vụ tuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ, ông Nguyễn Văn Hải (blogger “Điếu Cày”).

Bởi vậy, VTV đã từng là đối tượng của nhiều vụ kiện “vu khống”. Song nhờ sự bảo bọc của chế độ, VTV luôn luôn thoát nạn (hệ thống tòa án từ chối thụ lý các đơn kiện VTV).

CSGT sẽ cầm thước dây để...đo kích thước ngực của chị em phụ nữ?



Trước nguy cơ Quy định người có số đo vòng ngực dưới 72cm không được đi xe máy có thể được áp dụng làm phái đẹp lo ngay ngáy. Những băn khoăn của họ làm bất cứ ai cũng phải bật cười và… suy ngẫm.

Có nắn trước khi đo không?

Dự thảo này có những 83 tiêu chuẩn để người muốn được cấp bằng lái xe mô tô phải vượt qua như phải cao trên 1,45m, phải có lực kéo thân là 70 kg, lực bóp tay thuận 26 kg... Những người bị suy thận, bị rò hậu môn, sơ gan… cũng sẽ không được cầm trên tay tấm bằng lái xe.

Tuy nhiên, với phái đẹp, về Quy định cấp bằng lái xe này, những lo lắng của họ lại tập trung nhiều vào vòng 1. Trên các diễn đàn, các bà các cô bàn tán sôi nổi về vấn đề này. Thành viên Hongnhung72 băn khoăn: “Làm sao biết được ngực lép? Chắc trước khi cấp bằng thì thầy giáo dùng tay để đo à? Ai cho đo thì mới được cấp bằng còn ai không đồng ý cho đo thì không được cấp bằng sao?”.

Thành viên 7phu lo lắng: “Cảnh sát giao thông khi đi làm nhiệm vụ sẽ cầm theo thước dây để đo vòng 1 xem có đạt chuẩn không nhỉ?”.

Thành viên khác nửa đùa nửa thật hỏi: “Em hỏi thật là khi đo ngực thì người đo có được nắn trước khi đo không? Phải kiểm tra xem “hàng” giả hay thật chứ nhỉ?.

Thành viên khác thành thật: “Nghĩ đến cảnh đang chạy xe giữa đường bị ách lại để khám vòng 1 mà em hãi quá”.

Động viên nhau đi nâng vòng 1

Sau những lo ắng về việc đo đạc vòng 1, phái đẹp động viên nhau đi nâng gò bồng đảo cho đạt tiêu chuẩn của Quy định.

Thành viên hoangyen69 kêu gọi: “Mẹ nào ngực lép thì tranh thủ đi nâng ngực là vừa. Mấy bữa nữa Quy định này có hiệu lực, giá nâng ngực lại tăng thì khổ”.

Thành viên khác đồng tình một cách trâm biếm: “Qui định này đưa ra sẽ không ít các nàng sẽ đi phẫu thuật thẩm mỹ, sử dụng các phụ tùng nâng ngực, như vậy không phải sẽ khiến các nàng đẹp hơn sao”.

Bên cạnh những ý kiến trên, một số phái đẹp còn lo lắng rằng với điều kiện vòng 1 phải từ 72cm trở nên thì nhiều phái mạnh không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, vài thành viên nam đã chấn an rằng “đàn ông tuy không có… “trái đào tiên” nhưng khung xương của họ to, rộng nên vòng ngực 72cm không khó… phấn đấu”.

Trước những lo lắng này, ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: “Thời điểm hiện tại, dự thảo chưa được đưa ra. Ban dự thảo sẽ xây dựng thông tư liên bộ, theo các điều kiện mới phù hợp với điều kiện thể lực, phương tiện. Dự kiến, trước khi soạn thảo sẽ có khảo sát các thông số chỉ số sinh học (chiều cao, cân nặng, số đo vòng ngực, tình trạng sức khỏe) của những người đang lái xe. Các chỉ số khảo sát này góp phần là cơ sở xây dựng các chỉ số sức khỏe đảm bảo cho vận hành phương tiện giao thông. Dự kiến sẽ có các quy định khác nhau với lái xe chuyên nghiệp và lái xe của gia đình”.

Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT trấn an: “Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chưa nhận được bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc quy định “ngực lép” không được lái xe. Nếu đơn vị nào đưa ra tiêu chí sức khỏe và quy định vòng ngực như vậy thì Bộ GTVT cũng không bao giờ đồng ý”.

Theo NDT

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Buồn cho cách xử lý quá con nít của Đàm Vĩnh Hưng



hung3-4708d



Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ từ phía khán giả, nhưng cũng bị phản bác không ít từ cộng đồng fan của các ca sĩ. Ông đã đưa ra lời xin lỗi đầy kiêu hãnh, thì mặc nhiên, bức “tâm thư” của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng gửi cho ông bị xem là lạc điệu, quá đà.

“Buồn cho cách xử lý quá con nít”

Khi hỏi vì sao nói đúng bản chất của showbiz Việt mà lại phải xin lỗi, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 điềm tĩnh:
“Nếu những nhận xét của tôi mà bị người ta hiểu lầm là lời phỉ báng, xỉ vả, thì tôi sẵn sàng xin lỗi. Còn nếu họ hiểu biết thì họ sẽ phải cảm ơn tôi. Ai hiểu sao thì hiểu. Nếu hiểu được thì tốt.
Như Tuấn Hiệp, tôi là người thương Hiệp nhất, và chính cách nói tình cảm như vậy khiến Hiệp hiểu được tôi.
Tôi từng giải thích với Tuấn Hiệp rằng, người Bắc thì không thể hát nhạc boléro hay được. Còn với Thanh Lam, tôi chỉ nói là Thanh Lam hát bài của tôi chưa khiến tôi hài lòng thôi, chứ không phải hát bài của người khác thiếu cảm xúc. Người viết chưa đủ trình độ nên truyền đạt không chính xác.
Tôi từng có ý kiến với Thanh Lam, là Lam hát bài “Cô đơn” cường điệu quá, có khi người nghiệp dư mà hát nhẹ nhàng lại dễ vào hơn, chứ không phải là chê Thanh Lam hát không bằng ca sĩ nghiệp dư…”.
Nhiều người cho rằng, việc Đàm Vĩnh Hưng “đối chất” với nhạc sĩ đáng kính bằng những lời lẽ cao ngạo là cái dại tiếp của ca sĩ này sau một số scandal gần đây. Đàm Vĩnh Hưng đặt câu hỏi liệu nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có bị “cài bẫy”, bị “dẫn dắt” bởi người viết bài, hay tự làm “tan biến” hình ảnh của mình và thay vào đó là “hình ảnh của ngụy quân tử”.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vui lên một chút khi có người đồng cảm với những suy nghĩ được ông thẳng thắn nói ra. Ông nói, ông rất mệt mỏi trước dư luận và không muốn nhiều chuyện. Đọc “tâm thư” của Đàm Vĩnh Hưng, ông không buồn, mà chỉ buồn cười.
“Đã là người nghệ sĩ Việt Nam, thì phải có truyền thống tôn trọng những người lớn tuổi. Khi nói với người lớn tuổi hơn mình, đừng dùng cách ăn nói như thế, cho dù người đó có nói sai, làm sai đi chăng nữa. Muốn nói lại cũng phải có lễ phép. Văn hóa của người Việt mình là tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới”. Ngoài việc buồn cho cách xử lý quá con nít ra, ông không đặt nặng vấn đề bị áp lực gì lớn.

“Nhạc sĩ không phải xin lỗi”

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chỉ buồn cười khi đọc “tâm thư” của Đàm Vĩnh Hưng: “Muốn nói lại cũng phải có lễ phép”.

Đã xuất hiện nhiều sự ủng hộ lời nói thật mất lòng, nhưng được nhiều hơn mất của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Nhiều người cho rằng, ông là người dũng cảm khi nói ra điều mà ai cũng biết, song lại né tránh. Một số nghệ sĩ thành danh, nhưng chỉ chủ yếu làm công tác giảng dạy, đã lên tiếng bảo vệ quan điểm của ông.
NSND Trần Hiếu khẳng định: “Cần người cảnh tỉnh cho âm nhạc nước nhà như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9! Còn nếu cứ ca ngợi ”sao” này, ”sao” kia thì sân khấu nghệ thuật Việt Nam sẽ ngày càng tù mù lắm”.
NSND Trần Hiếu phân tích thêm: “Nói các ca sĩ ấy hát có kỹ thuật cũng chưa đúng lắm. Có không ít người kỹ thuật chưa đến nơi đến chốn, cứ cố tình “hét” càng to càng tốt. Âm nhạc mà hét lên thì đâu còn là âm nhạc nữa? Nhưng những điều Nguyễn Ánh 9 nói là đúng, cần nói hơi quá một chút cho mọi người tỉnh ra. Bởi nhiều người cứ tưởng mình vĩ đại, nhưng thực ra là tiểu nghệ sĩ hết.
Người ta phải có một trình độ nghệ thuật đâu ra đó, có học hành, tư duy bài hát, chứ không ít người đơn giản chỉ làm trò. Cứ làm hoài bài nào cũng vậy, nên không thấy bóng dáng của các nhạc sĩ, tác giả nào trong đó. Quan trọng nhất là hãy hát tiếng Việt, chứ đừng hát như tiếng tây, nghe khó chịu lắm. Không phải ông Nguyễn Ánh 9 nói không đúng đâu, nhưng muốn sửa sai, làm cho đúng thì khó lắm, phải có những lớp dạy thật sâu sắc, bài bản để thay đổi từ từ”.
Ca sĩ Cao Minh nhìn nhận: “Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 không cần phải xin lỗi. Mà nếu ông xin lỗi, thì tôi xin đại diện cho những ca sĩ chuyên nghiệp rút lại lời xin lỗi đó. Tôi chỉ muốn nhắn với bác Nguyễn Ánh 9 là bác đừng buồn, vì bác quá khiêm tốn, cả đời cống hiến cho âm nhạc, tác phẩm của bác để lại sẽ là muôn đời.
Người hâm mộ hãy bình tĩnh, đừng nặng lời với nhạc sĩ, sau này khi đã có nhận thức thì sẽ hiểu, người mà ngày trước mình thần tượng thế, sao giờ… hát không hay nữa. Bác có lý của bác, nhưng thị hiếu của người nghe rất đa dạng. Có thể ăn vào chất độc hại, nhưng người ta vẫn thấy sảng khoái khi ăn thì sao? Khán giả phải tự nhận thức từ từ mới hiểu được.
Còn về phía ca sĩ, muốn thể hiện hay, phải có tâm hồn, khả năng đặc biệt (tư duy, thẩm mỹ), chưa chắc học đã có thể hát hay. Ca sĩ nào có thói quen khoe, phô trương giọng, thích rú, ré mà không phải bộc lộ tâm hồn, thì tàn phá giọng hát, coi như tàn phá linh hồn mình”.
THEO LAO ĐỘNG

Nông dân có bị xúi giục biểu tình?



Trong những năm gần đây, VN liên tục ngăn chặn các hoạt động biểu tình ôn hòa của dân chúng cũng như tổ chức các buổi diễn tập chống khủng bố với những tình huống giả định người dân bị kích động, lôi kéo gây rối, có thể dẫn đến lật đổ chính quyền tại địa phương. Một trong những thành phần tham gia biểu tình đông đảo nhất ở khắp nơi là dân oan.
Danoan1
Một nhóm dân oan mất đất biểu tình bên ngoài văn phòng chính phủ ở Hà Nội hôm 29/8/2012
Nghe bài này
Vì sao họ phải biểu tình
Trong cuộc làm việc hồi trung tuần tháng 8, Bộ Công An báo cáo với Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản VN đã làm thất bại nhiều chiến dịch chống phá VN của các thế lực phản động và thù địch, ngăn chặn các hoạt động gây rối và biểu tình trong thời gian qua. Trước đó, hồi cuối tháng 2, trong 1 chương trình thời sự của đài VTV1 phát sóng lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng những người tham gia đi khiếu kiện, biểu tình…có thể quy vào là suy thoái đạo đức, lối sống.
Trong thực tế, thành phần dân oan từ khắp địa phương ở các tỉnh, thành tập trung về các cơ quan công quyền để khiếu kiện nhiều năm qua chiếm phần lớn những cuộc biểu tình trong dân chúng. Phải chăng “tầng lớp” dân oan này có lối sống bị suy thoái đạo đức hay họ là những người nhẹ dạ cả tin, dễ bị lợi dụng, bị xúi giục để gây rối trật tự công cộng hay thậm chí dẫn đến hành động lật đổ chính quyền địa phương?
Đa số dân oan khiếu kiện là những đoàn nông dân mất đất kéo nhau vào các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn để thưa kiện ở các cơ quan hành chánh cấp cao hoặc cơ quan của Đảng Cộng Sản VN. Nhiều cuộc cưỡng chiếm đất đai ở nhiều địa phương gây xung đột mạnh mẽ giữa các cơ quan công quyền và dân chúng.
Chúng tôi là dân, chúng tôi phải làm gì bây giờ đây? Chúng tôi đâu dám bạo động. Đâu có tấc sắt nào trong tay để bạo động. Không ai xúi biểu tôi. Đó là sự bức xúc của người dân tới mức quá uất hận.
- Bà Lương, dân oan An Giang
Những dân oan mà đài ACTD tiếp xúc đều cho rằng cảnh khốn cùng mà họ đang gánh chịu mất đất đai, nhà cửa, ruộng vườn là do Luật đất đai ở VN chỉ công nhận quyền sở hữu Nhà nước. Chính luật định này được cho là tạo điều kiện để các quan chức trục lợi. Đất đai của nông dân ở khắp mọi nơi trong lãnh thổ quốc gia bị trưng dụng với giá rẻ rồi bán lại dưới dạng đất ở hay đầu cơ với giá cao hơn nhiều lần.
Kinh tế VN chủ yếu dựa vào 80% từ nông nghiệp. Hàng triệu nông dân, thành phần chủ lực sản xuất ra những hạt gạo thơm ngon, để VN đứng hàng thứ nhì trên thế giới về xuất khẩu gạo, bỗng dưng trắng tay, trở thành người tha phương cầu thực, sống kiếp lưu đày trên chính quê hương mình. Họ không biết làm gì hơn trong cảnh đoạn trường này ngoài cách cùng nhau đi khiếu kiện. Bà Lương, 1 dân oan ở An Giang, cho biết nhiều đoàn người tập trung, căng băng-rôn yêu cầu cơ quan công quyền giải quyết những oan ức cho họ một cách ôn hòa nhưng nhiều người trong số đó bị khiêng đi và thảy lên xe như những con vật. Trả lời câu hỏi của Hòa Ái rằng có ai xúi giục bà tham gia những cuộc biểu tình ôn hòa đó hay không, bà Lương nói:
Dạ không. Hoàn toàn là sự bức xúc của người dân, nghĩa là bực tức quá. Là do tài sản của chúng tôi kích động chúng tôi. Riêng tôi, bắt vào đồn công an, cùm chân tôi lại. Có 1 chú công an leo lên cây cùm làm bằng sắt đi trong khi cái chân của tôi lòn ở dưới. Đi cho đến khi chân tôi chảy máu ra. Chúng tôi là dân, chúng tôi phải làm gì bây giờ đây? Chúng tôi đâu dám bạo động. Đâu có tấc sắt nào trong tay để bạo động. Không ai xúi biểu tôi. Đó là sự bức xúc của người dân tới mức quá uất hận. Phải làm nhu thế thôi, không có ai xúi hết. Mà còn nói chúng tôi ngồi đó 1 ngày được 100 ngàn. Tôi níu chú công an hỏi: ‘tiền người ta cho dân ở đâu? Yêu cầu trả lại cho dân’. Chừng đó, chú ấy mới nói là không biết”.
Sự tàn bạo của chính quyền
Danoan2
Dân oan biểu tình ở Hà Nội.
“Tài sản của chúng tôi kích động chúng tôi” mà bà Lương khẳng định cũng chính là động lực khiến cho hàng triệu dân oan có hy vọng và niềm tin là khi bị oan ức, đi biểu tình ôn hòa rồi Nhà nước thấy nỗi bức xúc của người dân thì sẽ giải quyết. Tuy nhiên, dân oan lại nhận ra rằng càng đi kêu cứu thì càng thấy sự tàn bạo của chính quyền. Bởi vì những thiệt thòi mà họ đang gánh chịu là do chính quyền gây nên nhưng họ lại bị ghép tội là quấy rối, bị quy chụp là chống chính quyền, thậm chí còn bị hại bằng nhiều hình thức khác nhau. Cô giáo Bùi Thị Thành, 1 dân oan, kể lại:
“Thậm chí họ còn gây mọi tai nạn cho tôi, như cho xe ép tôi đến nỗi, may mà Chúa cứu tôi, chứ không thì tôi lao xuống vực thì đã tan xác rồi. Rồi còn đặt ra nhiều tình huống hại tôi lắm. Và nhiều dân oan cũng bị như vậy nữa, bị tung xe, bị ghép tội quấy rối, chống Nhà nước. Trời ơi, chúng tôi mất, chúng tôi yêu cầu giải quyết cho chúng tôi bằng hình thức yêu cầu ôn hòa thì lại ghép tội, quy chụp cho chúng tôi, thậm chí hại chúng tôi như vậy”.
Các hình thức dân oan bị đối xử tệ bạc khi tham gia khiếu kiện chỉ chính người trong cuộc là nạn nhân nói ra mà không một cơ quan báo, đài Nhà nước đưa những những tin tức liên quan đến với công chúng. Trong khi đó, các cơ quan truyền thông này lại liên tục cập nhật những thông tin về các cuộc diễn tập quy mô chống khủng bố, chống “bạo loạn” của các lực lượng vũ trang với mục đích răn đe âm mưu của các đối tượng phản động, của thế lực thù địch ở nước ngoài nhằm kích động, lôi kéo nhân dân gây mất ổn định, có thể dẫn đến lật đổ chính quyền.
Các cuộc diễn tập diễn ra ở Sóc Trăng năm 2011, ở Điện Biên năm 2012 và gần đây nhất là ở Vũng Tàu, trong tháng 8/2013. Các hình ảnh được loan đi trong cuộc diễn tập được cho là lớn nhất ở Điện Biên với hơn 3500 người tham gia cho thấy tình huống giả định người dân diễu hành với các biểu ngữ “Đả đảo tham nhũng” khiến cho các dân oan nghĩ rằng chính quyền không bao giờ có thiện chí với người dân và rõ ràng chính quyền đi ngược lại với quyền lợi của dân nếu không nói là chống nghịch lại dân.
Các cuộc diễn tập quy mô như thế có khiến cho dân oan sợ hãi và bỏ cuộc không tham gia khiếu kiện nữa hay không? Bà Lương quả quyết:
“Dù họ nói bà về không thì tôi bắn bà thì họ cứ bắn. Bắn rồi thì ‘ông’ trả lời trước quốc tế, trước nhân dân quần chúng là chúng tôi tội gì mà bắn chúng tôi, mà giết chúng tôi? Giữa tôi và ‘ông’ thì ai là người có tội? ‘Ông’ làm gì được cứ làm chứ chúng tôi không chùn bước đâu”.
Vì sao dân oan không chùn bước?
“Người ta hy vọng nếu có được những áp lực của quốc tế thì sẽ có được tiếng nói tự do. Khi người dân được tự do dân chủ thì quyền lợi của người ta mới được giải quyết”.
Những chia sẻ của dân oan cho thấy “thủ phạm” xúi giục, kích động họ tham gia khiếu kiện, biểu tình đã được nhận dạng, là oan ức của chính họ. Như vậy, báo cáo của Bộ Công An trong tháng 8 vừa qua hoàn toàn không có giá trị nào và cho dù có hiệu quả thì chỉ trên văn bản mà thôi.
Theo RFA

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8: GDP tăng 5,4% lạm phát không quá 7%

Trong hai ngày 27 và 28.8, Chính phủ nghe báo cáo của các bộ, ngành về tình hình kinh tế xã hội 8 tháng, về nhiệm vụ thực hiện cân đối, chi tiêu ngân sách.
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8: GDP tăng 5,4% lạm phát không quá 7%
Thủ tướng yêu cầu điều hành giá xăng - điện dứt khoát theo cơ chế thị trường - Ảnh: Nhật Bắc
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng như Đề án đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, việc tiếp thu chỉnh lý dự án luật Đất đai sửa đổi…

Năm 2014, đề xuất GDP tăng 5,8%, lạm phát 7%
Tại phiên họp, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra một số chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014, trong đó đề xuất tăng trưởng GDP khoảng 5,8 - 6%. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu có thể nghiên cứu đưa ra con số tăng GDP 5,8% và lạm phát ở mức 7%. Riêng bội chi, Bộ Tài chính đề xuất khoảng 5,5% GDP, để tăng thêm đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế, Thủ tướng cho rằng như vậy là quá cao, cần phải nghiên cứu tính toán thận trọng, kỹ lưỡng hơn.
Bức tranh chung của nền kinh tế sau 8 tháng, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư đang có những chuyển biến tích cực, thể hiện rõ nhất khi GDP tăng trưởng dần theo từng quý. Cụ thể, quý 1/2013 tăng 4,76%, sang quý 2 tăng hơn 5% và quý 3 ước tăng 5,46%. Trong quý 4, Bộ KH-ĐT dự báo mức tăng khoảng 5,46%, qua đó đưa GDP cả năm ước tăng khoảng 5,4%. Mức này, thấp hơn một chút so với mục tiêu 5,5% đặt ra.
Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sau 8 tháng với mức tăng 3,5% so với cuối năm 2012, Chính phủ đánh giá là một sự cố gắng trong điều hành giúp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Để đạt được mục tiêu chủ yếu 2013, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 7%, ổn định kinh tế vĩ mô, không được chủ quan. Về tăng trưởng, cố gắng đẩy mạnh đầu tư công, phấn đấu GDP năm nay cao hơn năm 2012. Theo Thủ tướng, năm 2012 GDP tăng 5,25%, năm nay phấn đấu khoảng 5,4%. “Chúng ta khó đạt được mức tăng GDP 5,5% như mục tiêu đề ra, nhưng tinh thần là phải cao hơn 2012, cố gắng ở mức 5,4%”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Giá xăng - điện, dứt khoát theo thị trường
Thảo luận về chính sách điều hành giá điện, giá xăng, cũng như các mặt hàng nhà nước còn đang quản lý, Bộ trưởng Bộ GTVT, Đinh La Thăng cho rằng, không thể để tồn tại mãi tình trạng bao cấp, kìm nén giá các mặt hàng này. Nếu chấp nhận để giá xăng lên, xuống theo thị trường thế giới, có thể chống được nạn buôn lậu, chống được tham nhũng. “Chỉ cần một thông tin tăng giá xăng, một tàu chở dầu găm hàng lại cũng có thể kiếm hàng trăm tỉ đồng ngay. Giá xăng, dầu là giá quốc tế, nếu giá lên thì trong nước cùng lên, còn xuống thì cùng xuống. Chúng ta định hướng giá theo thị trường, đồng thời vẫn lo cho người nghèo, đảm bảo an sinh, nhưng không bao cấp tràn lan”, ông Thăng đề xuất.
Thủ tướng khẳng định dứt khoát phải điều hành giá điện, xăng theo thị trường, nhưng chủ trương chung của nhà nước phải hỗ trợ cho người nghèo, đối tượng chính sách. Khi tăng giá lên mặt bằng hợp lý, buộc các nhà đầu tư, doanh nghiệp phải tiết kiệm, đầu tư có hiệu quả hơn. Hiện tại, đối với điện, nhà nước vẫn đang bao cấp gần 25% tổng sản lượng điện toàn quốc, trong đó, hộ nghèo chiếm 16%. Số hộ này, thời gian tới nhà nước sẽ vẫn dùng ngân sách để hỗ trợ (mỗi hộ 30.000 đồng), nếu hộ nào dùng tiết kiệm, không dùng hết vẫn được hưởng số tiền hỗ trợ. Còn lại 9% tổng sản lượng bao cấp rơi vào các hợp tác xã điện tại nông thôn, và các khu công nghiệp, khu tập thể, thủy nông. Thủ tướng phê bình các đơn vị hợp tác xã, khi nhà nước bán rẻ điện nhưng lại bán ra cho người dân đắt hơn. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu khi điều hành giá điện theo cơ chế thị trường, phải siết lại, tập trung hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách, còn chỗ nào cần thu hồi về cho nhà nước thì phải thu hồi, tránh thất thoát. Và quan trọng hơn cả là phải minh bạch, thông báo công khai để người dân được biết.
Bù thiếu hụt điện cho miền Nam
Theo Bộ Công thương báo cáo về dự báo nhu cầu điện cho giai đoạn từ nay đến 2030, đáng chú ý về nhu cầu điện giai đoạn 2016 - 2020, trong khi miền Bắc và miền Trung thừa điện, khu vực miền Nam vào 2017 sẽ thiếu hụt khoảng 228 triệu kWh (bằng 0,21% tổng nhu cầu điện toàn miền Nam); năm 2018 thiếu 2,7 tỉ kWh; năm 2019 thiếu khoảng 1,1 tỉ kWh. Để khắc phục tình trạng thiếu điện của khu vực miền Nam, theo Bộ Công thương phải bổ sung khẩn cấp để đưa vào vận hành trước năm 2017 khoảng 1.500 MW công suất nguồn điện mới.
Để giải quyết tình trạng này, Bộ đề xuất Chính phủ đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà máy điện khu vực miền Nam gồm: Long Phú 1, Duyên Hải 3 và nhiệt điện Vĩnh Tân 4. Cụ thể, đề nghị Chính phủ chỉ đạo giao Tập đoàn dầu khí (PVN) đẩy nhanh tiến độ đàm phán ký kết hợp đồng với tổng thầu EPC Nhà máy điện Long Phú 1 để đảm bảo đưa vận hành tổ máy 1 tháng 12.2017 và tổ máy 2 tháng 6.2018. Giao Tập đoàn điện lực (EVN) đẩy nhanh tiến độ dự án Duyên Hải 3, và đầu tư mở rộng để vận hành vào tháng 12.2017. Để đạt được tiến độ, cho phép EVN triển khai ngay dự án theo phương án đàm phán trực tiếp để nhân đôi tổng thầu EPC của Duyên Hải 3…
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định: “Nếu làm được các công việc trên, cơ bản năm 2017 - 2019 khu vực miền Nam không thiếu điện. Ngoài ra, Bộ cũng tính toán có thể tăng truyền tải điện từ miền Bắc vào nhưng thực tế rủi ro lớn hơn, nên cần thêm một phương án an toàn, xin phép Thủ tướng xây dựng trạm 500 kV tại Pleiku”.
Cho ý kiến về vấn đề này, Thủ tướng cho biết sẽ chỉ đạo các bộ ngành sớm chuẩn bị các phương án, thu xếp nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ các dự án đề xuất.

Chưa đề xuất lập Ủy ban Quản lý, giám sát DNNN
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp thường kỳ chiều nay (28.8), khi Bộ KH-ĐT xin ý kiến Chính phủ về thành lập ủy ban (UB) này nhằm đổi mới mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp. 
Bộ KH-ĐT đề xuất hai phương án: Phương án 1, Chính phủ thành lập UB quản lý, giám sát DNNN làm đầu mối thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) nhà nước quan trọng, bao gồm cả TCT đầu tư và kinh doanh vốn (SCIC). Còn các DNNN công ích đặc thù khó có thể xã hội hóa được vẫn do Bộ, UBND cấp tỉnh quản lý. Phương án hai, Bộ quản lý thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các TĐ, TCT nhà nước, UBND cấp tỉnh thực hiện đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các DNNN sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trực thuộc.
Trong hai phương án này, Bộ KH-ĐT chọn phương án một do có nhiều ưu điểm và mang tính đột phá hơn. 
Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định cần thiết phải tách bạch giữa mô hình quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu nhà nước tại các DNNN. Nhưng trước mắt, do mô hình UB này chưa nhận được sự đồng thuận cao, nên tạm thời chưa trình lên Ban Chấp hành Trung ương, mà giao cho Chính phủ tiếp tục nghiên cứu. Thủ tướng lưu ý, đề án này phải làm rõ các vai trò của DNNN là đơn vị đứng ra làm nhiệm vụ nhà nước giao, góp phần điều tiết vĩ mô chứ không chỉ lập ra để kinh doanh có tiền nộp ngân sách. DNNN sử dụng vốn, tiền của nhà nước thì chủ sở hữu có quyền đến đâu, các bộ ngành có quyền đến đâu, rồi cả vấn đề lựa chọn con người trong các bộ máy này… Thủ tướng lưu ý, tư tưởng chung là không bảo thủ nhưng khi làm phải cẩn thận, chặt chẽ.
Liên quan đến ý kiến xây dựng pháp luật quy định DNNN, Thủ tướng chỉ đạo, đã là DNNN phải có luật để điều chỉnh. Các bộ, ngành cân nhắc trao đổi với Bộ Tư pháp có thể ban hành luật riêng hoặc bổ sung một chương trong luật DN sửa đổi sắp tới, nhưng phải đầy đủ các nội dung để quản lý.
Anh Vũ

Đàm Vĩnh Hưng: 'Chó sủa thì chó cứ sủa, đoàn người đi cứ đi'

Trang trại cà phê chồn 42 tỷ đồng


 
 Cà phê phân voi đắt nhất thế giới

Là người am hiểu và đam mê cà phê, luật sư Nguyễn Quốc Minh ở TP HCM đã khăn gói lên Đà Lạt mở trang trại cà phê chồn với chi phí đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng.
Tự nhận mình là "dân ghiền" nên đi tới bất kỳ địa danh nào, ông Nguyễn Quốc Minh cũng tranh thủ dừng chân nhâm nhi tách cà phê nóng hổi. Hương vị đặc trưng, quyến rũ của cà phê chồn khiến ông nhớ nhất và ý tưởng kinh doanh theo mô hình khép kín đã xuất phát từ đó.
Bảy năm trước, ông Minh lên Đà Lạt mua một rẫy cà phê giống moca đang cho thu hoạch rộng 2,4 hecta ở khu Trại Hầm. Quyết định này vấp phải sự phản đối của gia đình vì nông nghiệp có vẻ không phù hợp với sở trường của một vị luật sư vốn chỉ quen tiếp xúc với các khiếu kiện và chẳng có kinh nghiệm kinh doanh.
Vượt qua mọi trở ngại, ông xúc tiến nghiên cứu, tìm hiểu và tìm vốn cho dự án trang trại cà phê chồn của mình bởi thị trường ngách này còn nhiều tiềm năng phát triển. "Tôi muốn mang đến ly cà phê chồn có chất lượng, kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn nguyên liệu tới chế biến thành phẩm và bất cứ ai cũng có thể tận mắt thấy thức uống đặc biệt này hình thành như thế nào", ông nói.
conchon-1377669431.jpg
Những hạt cà phê đã được tuyển chọn kỹ càng trong trang trại để cho chồn ăn. Ảnh: Quốc Dũng
Một trong những mắt xích quan trọng nhất của khâu chế biến là nguồn nguyên liệu phải sạch. Do đó, rẫy cà phê rộng 2,4 hecta được chuyển đổi quy trình, phương thức chăm sóc, không dùng đến những loại phân bón hóa học.
Tiếp đến, ông thử nghiệm nuôi các giống chồn để chọn loại mang lại hiệu quả cao nhất. Ban đầu ông nhập từ Indonesia 14 con chồn hương, nhưng do khí hậu Đà Lạt lạnh không thích hợp nên chỉ trong thời gian ngắn, chúng chết một nửa. Dò hỏi khắp nơi, ông quyết định mua chồn hương từ Đắk Lắk về nuôi thử nghiệm, kết quả, loại này thích nghi với khí hậu Đà Lạt và hiện tại trang trại đã có 120 con.
Theo ông Minh, giống chồn hương sinh sản khá nhanh, trung bình một chồn mẹ mỗi năm cho ra đời 4-5 chồn con nên hiện nay ông có thể cung cấp giống cho những người có nhu cầu. Chồn là cách gọi dân dã, tên chính thức của nó là cầy vòi hương, vật nuôi rất dễ tính, có thể thuần hóa như mèo nhà hoặc nuôi thả tự do trong vườn như môi trường tự nhiên của chúng. Trang trại hiện nuôi nhốt chồn để đảm bảo làm ra sản phẩm sạch và hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi.
phanchon-1377670350.jpg
Sau khi hạt cà phê được chồn thải ra, nhân công sẽ gom tất cả những hạt nhân cà phê này đem rửa sạch, phơi khô rồi ủ. Ảnh: Quốc Dũng.
Hàng năm, đến mùa cà phê chín (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau), nhân công sẽ chọn những trái to, chín mọng đem về cho chồn ăn. Mỗi con chồn ăn khoảng 200 gram trái cà phê một ngày. Sau khi phần vỏ tươi được tiêu hóa thì nhân cà phê được chồn thải nguyên vẹn theo phân ra ngoài. "Sở dĩ cà phê chồn có hương vị đặc biệt là nhờ trong quá trình tiêu hóa, dịch vị trong dạ dày chồn bao ngấm hạt cà phê tạo sự lên men của enzyme khiến mùi vị biến đổi, tạo ra hương vị đậm đà, hơi lẫn mùi mốc, vừa bùi bùi, dìu dịu rất đặc trưng", ông Minh cho biết thêm.
Theo quy trình khép kín, khi hạt cà phê được chồn thải ra, nhân công sẽ gom tất cả những hạt nhân cà phê này đem rửa sạch, phơi khô, sau đó đến công đoạn ủ 6 tháng để cà phê thêm dậy mùi. Khách thưởng thức cà phê chồn tại chỗ có thể quan sát từ khâu rang hạt cho đến pha chế, hoàn toàn không sử dụng bất cứ một loại hương liệu nào.
Ông Nguyễn Quốc Minh chia sẻ, hiện trang trại cung ứng khiêm tốn 200-250 kg một năm, chỉ đủ cho khách thưởng thức tại chỗ và một số đơn đặt hàng trong nước. Cũng có một số khách nước ngoài tìm đến như Thái Lan, Nhật nhưng do nguồn cung hạn chế nên hai bên chỉ dừng lại ở bản ghi nhớ.
caphe123-1377670350.jpg
Luật sư Nguyễn Quốc Minh ở khu vực giới thiệu sản phẩm cà phê chồn tới khách hàng. Ảnh: Quốc Dũng.
Vị luật sư nhìn nhận, cả quá trình đầu tư từ chọn nguyên liệu cho tới lúc làm nên ly cà phê chồn hấp dẫn thực khách thì chi phí mua rẫy là nhiều nhất. Để có sản phẩm ngon, giống cà phê rất quan trọng. Cà phê chồn ở đây được chế biến từ giống cà phê moca, loại này chỉ Đà Lạt mới thích hợp trồng, mà một hecta đất ở Đà Lạt sẽ cao hơn nhiều lần so với đất ở các vùng sâu vùng xa của các tỉnh Tây Nguyên.
Ông cũng tính tới phương án liên kết với nông dân và các chủ trang trại khác bằng cách yêu cầu họ chăm sóc cà phê theo đúng quy trình và sẽ đưa bầy chồn đến đây hợp tác. Sản phẩm hạt cà phê chồn sẽ được bao tiêu theo thỏa thuận của hai bên, khi đó nguồn nguyên liệu sẽ dồi dào hơn.
Hiện nay để đảm bảo cho cây cà phê phát triển khỏe mạnh mà không dùng tới các loại phân bón hóa học, ông Minh gầy giống ngỗng và gà tây vì hai vật nuôi này ăn cỏ rất mạnh, giúp làm sạch cỏ cho vườn cà phê đồng thời nguồn phân của nó thải ra cung cấp dinh dưỡng cho vườn một cánh trực tiếp và tự nhiên. Các vật nuôi để làm ra sản phẩm đều được hợp đồng với cơ quan chuyên môn theo dõi, tiêm phòng cận thận theo định kỳ.
Ngay tại trang trại còn có một quầy bán hàng giới thiệu sản phẩm được những người sành điệu cà phê tìm đến thưởng thức. Đó chủ yếu là các doanh nghiệp, đại lý trong tỉnh đến dùng thử hoặc những người có thu nhập cao muốn nếm hương vị cà phê chồn đặc trưng. Dụng cụ pha chế tại đây được nhập từ Nhật. Cà phê cho vào hai ngăn của máy, nước sẽ được đun sôi bằng cồn, khi đủ nóng máy tự pha và lọc, sau đó chuyển những giọt cà phê đã pha về ngăn nước ban đầu. Mỗi lần máy pha được khoảng 130-150 ml, đủ cho 3-4 người dùng và một phin như thế tại quầy giới thiệu sản phẩm là 200.000 đồng.
Theo ông Nguyễn Quốc Minh, mỗi kg cà phê chồn ông bán cho khách hàng là 20 triệu đồng, khá đắt hàng và hầu như ngày nào cũng có khách từ TP HCM và các tỉnh lân cận tới đây mua. Dự kiến khoảng vài năm nữa ông mới lấy lại số vốn đã bỏ ra ban đầu.
Quốc Dũng

Trẻ em thủ đô vẫn phải học nhờ, chào cờ dưới lòng đường



Hàng nghìn học sinh nội thành Hà Nội đi học nhờ nhà dân, thiếu nơi vui chơi trong khi nhiều khu "đất vàng" được dùng để xây chung cư, trung tâm thương mại cao tầng. 

Gần đến ngày khai giảng năm học mới, Ban giám hiệu Tiểu học Bà Triệu (số 31 phố Tô Hiến Thành, quận Hai Bà Trưng) lại tất bật chuẩn bị thủ tục cho lễ chào cờ dưới lòng đường cho khoảng 600 học sinh và thầy cô. Hàng chục năm nay, cứ dịp khai giảng và chào cờ đầu tuần, hàng trăm học sinh của ngôi trường nằm ở trung tâm thủ đô lại kê ghế ra đường dự lễ.
Nằm trong ngôi biệt thự 3 tầng kiến trúc Pháp chật chội, cơ sở chính này chỉ có 8 lớp với chừng 230 học sinh, không có chỗ chơi. Phần sân trước vỏn vẹn gần 10 m2, nên tất cả các hoạt động chào cờ, sinh hoạt lễ, tết, ngày 20/11... đều diễn ra dưới lòng đường Tô Hiến Thành luôn tấp nập xe cộ qua lại.
DSC5256-1376645495_500x0.jpg
Các hoạt động tập thể và chào cờ đầu tuần đều diễn ra dưới lòng đường.
Cô Nguyễn Ngọc Thúy - Hiệu trưởng Tiểu học Bà Triệu cho biết, chật chội nhưng hoạt động chào cờ của trường vẫn được duy trì đều đặn. Thứ hai hàng tuần, học sinh tập trung thành các hàng ngay ngắn dưới lòng đường, còn các thầy cô đứng thành các hàng rào chắn phía ngoài.
"Vào các ngày lễ lớn, có khách mời thì trường phải nhờ sự giúp đỡ của UBND phường, công an khu vực ngăn đường, đảm bảo buổi lễ được diễn ra an toàn, khẩn trương", cô Thúy chia sẻ.
Để khắc phục tình trạng thiếu không gian học tập suốt nhiều năm, trường đã bố trí 2 điểm học lẻ ở 37 Tô Hiến Thành và 173 Bà Triệu để các em lớp 4 và 5 chuyển sang ăn trưa và tiếp tục học chiều. Đồng thời, trường thành lập các thư viện lưu động ở ban công lớn để các em ngồi đọc sách. Một phần để rèn cho các em làm quen với văn hóa đọc sách, phần nữa là nhằm hạn chế việc chạy nhảy nhiều.
"Năm nay, trường còn đưa ra một số trò chơi dân gian như ô ăn quan, cờ vua, cờ tướng... để các em có thể chơi tại chỗ mà không phải ra lòng đường, nơi có nhiều xe cộ qua lại, rất nguy hiểm", lãnh đạo trường nói thêm.
Chao-co-long-duong-1377596019.jpg
Cảnh chào cờ dưới lòng đường diễn ra thường xuyên ở Tiểu học Bà Triệu. Ảnh: Tuấn Anh.
Nhiều năm nay, hơn 800 thầy trò Tiểu học Võ Thị Sáu (35 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) cũng ở tình trạng tương tự. Trường vốn chật chội, chỉ có 6 lớp với 25 học sinh, lại chung lối đi với 11 hộ dân nên việc học tập, đi lại, nhất là lúc tan ca gặp nhiều khó khăn.
Giờ giải lao, các em đều phải nghỉ trong khuôn viên đằng sau phòng học, chơi đùa ở các bậc cầu thang lên xuống, hoặc ngồi tại chỗ, chứ không thể chạy nhảy, đùa nghịch như bạn bè ở nhiều trường học khác.
Do chật chội nên 800 thầy trò của trường phải chia ra 2 điểm nữa ở 24 Trần Hưng Đạo và 18 Hàm Long. Tuy nhiên, địa điểm trên phố Hàm Long, với 500 học sinh lại nằm sâu trong khu dân cư đông đúc, 2 bên là hàng quán ồn ào và nằm cạnh chùa nên nhiều hôm tiếng giảng bài lẫn cả với tiếng tụng kinh.
Cô giáo Lê Thúy Quỳnh cho biết, do chưa thể quy các điểm trường rải rác về một mối nên đã gây khó khăn cho các hoạt động giáo dục của nhà trường, hoạt động ngoại khóa, từ đó khó đảm chất lượng học tập cho các em.
DSC5190-1376646021_500x0.jpg
Mỗi giờ ra chơi học sinh nô đùa ở không gian hạn hẹp giữa lớp học và nhà dân. Ảnh: Nguyên Anh.
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều trường học ở nội thành Hà Nội có cơ sở vật chất chật chội. Một tháng trước năm học mới, UBND TP Hà Nội đã quyết địnhthu hồi gần 40.000 m2 "đất vàng" ở nhiều quận, huyện để xây mới và mở rộng trường học. Trong đó sẽ thu hồi hàng nghìn m2 đất ở số 13 Phan Huy Chú và 114 Mai Hắc Đế để xây trường Tiểu học Võ Thị Sáu và Tiểu học Bà Triệu
Trao đổi với VnExpress.net, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, hiện nay một số trường nội thành đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất như Tiểu học Lê Ngọc Hân, Ngô Thì Nhậm, Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng), Chu Văn An (Tây Hồ)... Những trường này đều phải đi thuê, mượn địa điểm bên ngoài, thậm chí, hai trường phải chung nhau một cơ sở để giảng dạy.
Điều này khiến các trường không thể thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT là giảng dạy hai buổi một ngày, giúp giáo dục toàn diện, tổ chức các hoạt động tập thể, giảm áp lực cho học sinh. Ngoài ra, diện tích của trường nhỏ, số lớp học sẽ ít, trong khi dân số ngày càng tăng sẽ khiến các trường thêm áp lực vì sĩ số mỗi lớp phải đẩy lên cao.
"Để đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh trường phải thuê địa điểm bên ngoài để trông giữ và giảng dạy cho các cháu. Nhưng chính điều này cũng tạo nên bất cập vì trường lớp không tập trung, cơ sở vật chất đi thuê, mượn không đảm bảo yêu cầu như trong trường học", ông Tiến nói.
Hồ Phương Phúc - Nguyên Anh

Hà Nội dành 4.700 tỷ đồng cho đường vành đai 2 trên cao



Đường trên cao từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở sẽ đi qua cầu vượt Ngã Tư Vọng và tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi trong tương lai. Dự án trị giá hơn 4.700 tỷ đồng này đươc đầu tư theo hình thức BT.

UBND thành phố Hà Nội vừa chính thức ra quyết định đầu tư tuyến đường vành đai 2 trên cao. Theo đó, tuyến đường dài 5km, nằm trong dải phân cách giữa của vành đai 2 đang được mở rộng, điểm đầu tại phía nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở phía đường Trường Chinh.
Đường trên cao gồm cầu chính rộng 19m và các cầu dẫn rộng 7m. Các nhánh cầu dẫn kết nối với các tuyến đường bên dưới tại các vị trí như đầu cầu Vĩnh Tuy, nút Ngã  Tư Vọng, Ngã Tư Sở. Đơn vị thiết kế đã tính toán cao độ mặt cầu của tuyến đường này cách đường bên dưới khoảng 10m, đảm bảo tĩnh không của đường bên dưới tối thiểu 4,75m.
cau-vuot-nts-1349349367-480x0-1377617684
Đường vành đai 2 trên cao sẽ tạm dừng tại khu vực nút giao Ngã Tư Sở. Ảnh: PV
Trước đây, khi lập thiết kế tuyến đường trên cao này, dư luận từng lo ngại về khả năng phải đập bỏ hai cầu vượt Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở, tuy nhiên, theo quyết định của UBND thành phố, đường trên cao sẽ vượt qua cầu Vọng hiện tại và tuyến đường sắt số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi). Tại nút giao Ngã Tư Vọng sẽ kết nối với đường bên dưới bằng 4 nhánh cầu dẫn lên xuống kẹp hai bên cầu chính.
Tại nút giao Ngã Tư Sở, đường trên cao sẽ tạm dừng trước nút giao này và kết nối với đường dưới bằng 2 nhánh cầu lên xuống kẹp hai bên cầu chính.
Tuyến đường có tổng mức đầu tư là hơn 4.700 tỷ đồng theo hình thức BT, trong đó chi phí chuẩn bị đầu tư sẽ từ ngân sách thành phố, còn chi phí thực hiện dự án sẽ huy động từ nhà đầu tư. Trước đó, Hà Nội đã có quyết định chỉ định Tập đoàn Vingroup là nhà đầu tư cho dự án này. Từ năm 2010, Công ty CP Vincom (nay là Tập đoàn Vingroup) đã kiến nghị Thủ tướng và UBND Hà Nội xin được là chủ đầu tư tuyến đường trên cao vành đai 2.
Vanh-dai-2-1377663153.jpg
Đường vành đai 2 trên cao đoạn từ cầu Vĩnh Tuy (A) tới Ngã Tư Sở (B). Ảnh: Google maps.
Để hoàn vốn đầu tư, UBND Hà Nội đã cho phép nhà đầu tư được khai thác 96 ha đất tại khu Sài Đồng A, quận Long Biên và nghiên cứu lập quy hoạch, thực hiện dự án khu đô thị mới trên khu đất này và một số lô đất khác với quy mô khoảng 130ha thuộc đồ án quy hoạch phân khu S1 để thực hiện dự án khác nhằm thu hồi vốn đầu tư.
Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố cũng giao cho Sở Giao thông Vận tải rà soát năng lực của nhà đầu tư để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của dự án đã được phê duyệt.
Lãnh đạo Hà Nội cũng đưa ra tiến độ xây dựng đường trên cao vành đai 2 trong 48 tháng kể từ ngày bàn giao  mặt bằng, dự kiến tuyến đường này sẽ hoàn thành vào năm 2016.
Đoàn Loan

Hai container chứa hơn chục tấn chân trâu, bò thối



Mỗi tháng Thanh thu mua khoảng 40 tấn xương, chân, trâu bò, các phụ phẩm óc trâu, bò từ phía Bắc mang vào miền Nam bán giá 26,5 triệu đồng mỗi tấn.

hinh-1-1377697733.jpg
Chiều 28/8, Đoàn kiểm tra liên ngành thị xã Dĩ An (Bình Dương) mở niêm phong kiểm tra 2 container đặt tại bãi đất trống ở Công ty Cơ nhiệt Sài Gòn, đường Huỳnh Thị Tươi, phường Tân Bình, thị xã Dĩ An. Ông Nguyễn Văn Thiên Đăng, Chủ tịch UBND phường Tân Bình cho biết, trước đó được người dân báo về việc nhiều xe đông lạnh ra vào khu nhà xưởng. Mỗi lần có xe ra vào là xung quanh bốc mùi hôi thối. 
hinh-3-1377697734.jpg
“Sau thời gian theo dõi, chúng tôi đã xác định 2 chiếc container đặt tại đây nhiều dấu hiệu nghi vấn nên đã báo Công an thị xã Dĩ An”, ông Đăng cho hay. Ngay khi thùng container được mở, mùi hôi thối bốc ra nồng nặc.
hinh-4-1377697734.jpg
Lực lượng chức năng phát hiện hơn 11 tấn xương, chân trâu, bò thối và khoảng 60 kg óc bò chảy nước, bốc mùi hôi thối được chứa trong hai container.
hinh-5-1377697734.jpg
Bước đầu xác định số hàng này do Bùi Văn Thanh (31 tuổi, quê Thanh Hóa) thuê mặt bằng tại Công ty Cơ nhiệt Sài Gòn làm nơi tập kết chân trâu bò chuyển từ miền Bắc vào, sau đó mang đi tiêu thụ. Thanh khai, hàng tháng thu mua khoảng 40 tấn xương, chân, trâu bò, các phụ phẩm óc trâu, bò. Một tấn mua giá 25 triệu đồng bán ra khoảng 26,5 triệu đồng. Mỗi ngày trung bình bỏ mối khoảng nửa tấn. 
hinh-6-1377697736.jpg
Đoàn kiểm tra liên ngành thị xã Dĩ An đã lập hồ sơ, niêm phong số hàng; giao Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương tiêu hủy theo quy định.
hinh-8-1377697736.jpg
“Tôi chỉ giao dịch qua điện thoại, hàng của tôi giao cho chủ yếu là khách ở tỉnh Long An. Họ mua về làm gì thì tôi không biết”, Thanh nói.
Nguyệt Triều

Chiến dịch diệt chó hoang ở ngoại ô Hà Nội



Gần 90 người đã bị chó lạ tấn công trong cả tháng qua ở xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, khiến chính quyền địa phương ra quân tìm và diệt trên diện rộng.

Người dân và chính quyền địa phương đều khẳng định, mấy chục năm nay, Bắc Sơn hiếm  xảy ra hiện tượng chó tấn công người dồn dập như vừa qua. Cá biệt như gia đình bà Nguyễn Thị Cam, 55 tuổi, có đến 4 người bị chó cắn. 
Chìa vết thương vẫn hằn bên chân trái, giọng run run, bà Cam nhớ lại sáng 29/6 nghe cháu gái gào thất thanh. Chạy ra, thấy con chó lao vào cháu, bà định cầm gậy đuổi thì nó gầm gừ rồi bỏ chạy. Đến tối con chó quay lại cắn thêm 3 người nữa trong gia đình. “Khi lao vào cắn, con chó xù lông, nhe nanh, mắt đỏ ngầu, sùi bọt mép. Cắn người xong, nó lăn ra chết ngay tại nhà”, bà Cam kể.
Ngay sau đó, cả 4 người nhà bà lên bệnh viện tiêm phòng vắcxin. "Giờ chúng tôi khỏe, nhưng hàng tuần vẫn phải đều đặn tiêm phòng bệnh”, bà Cam nói thêm.
Tại thôn Phú Xuân, một cháu bé đang chơi cũng bị chó xông vào nhà cắn. Theo trưởng thôn Đào Thế Bảy, con chó lao vào cắn trúng mặt cháu bé. Nghe tiếng kêu, người dân chạy tới, đuổi và đập chết con chó. Sau khi chữa trị, cháu Khánh đã bình phục.
Nói về những con chó lạ, đa phần người dân đều tả có vóc dáng cao, gầy, lông ngắn, màu xám tro hoặc vàng nhạt, có những con lông loang 2 màu xám và đen. Đặc biệt, giống chó này rất hung dữ, lao vào tấn công bất cứ ai, ở bất cứ đâu.
dietcho-1377680644.jpg
 Các thành viên trong tổ công tác đang thực hiện nhiệm vụ tìm và diệt chó dại trên địa bàn. Ảnh: Minh Tú
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Đức Việt, Phó chủ tịch UBND xã Bắc Sơn cho biết, đến 20/8 toàn xã có 84 người bị chó cắn. Hàng loạt vụ chó không rõ nguồn gốc cắn người xảy ra đã gây hoang mang, bất an cho người dân.
Nhận được phản ánh của người dân, chính quyền địa phương đã cho lập 9 đội, mỗi đội hơn ba chục người gồm nhiều thành phần, chủ yếu dùng gậy gộc để tìm và diệt chó. Chính quyền xã cũng liên tục thông tin trên loa truyền thanh, phát tờ rơi để người dân cảnh giác.
Các đội đã diệt được 22 con không rõ nguồn gốc. “Hầu hết những con chó bị diệt đều được chúng tôi lập biên bản chôn tại chỗ hoặc gửi ra khu vực rác thải y tế để thiêu hủy”, ông Việt khẳng định.
Ông Phó chủ tịch xã cũng cho biết, toàn bộ đàn chó, mèo trên địa bàn đã được tiêm phòng, hiện tượng chó tấn công người cũng giảm nhưng tình hình rất phức tạp. Khó nhất là việc xác định đâu là chó lạ, đâu là chó nhà, bởi lẽ người dân ở đây có tập quán nuôi chó theo đàn và thả rông. “Nhiều khi gặp chó thả rông cũng không biết có phải chó lạ không", ông Việt nói.
Theo ông Phan Đình Phượng, Phó giám đốc trung tâm y tế dự phòng Huyện Sóc Sơn, dù tỉ lệ người bị chó cắn khá cao nhưng đến nay chưa có trường hợp nào tử vong bị bệnh dại tại địa phương.
                                                                                                 Hồ Phương