Đường trên cao từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở sẽ đi qua cầu vượt Ngã Tư Vọng và tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi trong tương lai. Dự án trị giá hơn 4.700 tỷ đồng này đươc đầu tư theo hình thức BT.
UBND thành phố Hà Nội vừa chính thức ra quyết định đầu tư tuyến đường vành đai 2 trên cao. Theo đó, tuyến đường dài 5km, nằm trong dải phân cách giữa của vành đai 2 đang được mở rộng, điểm đầu tại phía nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở phía đường Trường Chinh.
Đường trên cao gồm cầu chính rộng 19m và các cầu dẫn rộng 7m. Các nhánh cầu dẫn kết nối với các tuyến đường bên dưới tại các vị trí như đầu cầu Vĩnh Tuy, nút Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở. Đơn vị thiết kế đã tính toán cao độ mặt cầu của tuyến đường này cách đường bên dưới khoảng 10m, đảm bảo tĩnh không của đường bên dưới tối thiểu 4,75m.
Trước đây, khi lập thiết kế tuyến đường trên cao này, dư luận từng lo ngại về khả năng phải đập bỏ hai cầu vượt Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở, tuy nhiên, theo quyết định của UBND thành phố, đường trên cao sẽ vượt qua cầu Vọng hiện tại và tuyến đường sắt số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi). Tại nút giao Ngã Tư Vọng sẽ kết nối với đường bên dưới bằng 4 nhánh cầu dẫn lên xuống kẹp hai bên cầu chính.
Tại nút giao Ngã Tư Sở, đường trên cao sẽ tạm dừng trước nút giao này và kết nối với đường dưới bằng 2 nhánh cầu lên xuống kẹp hai bên cầu chính.
Tuyến đường có tổng mức đầu tư là hơn 4.700 tỷ đồng theo hình thức BT, trong đó chi phí chuẩn bị đầu tư sẽ từ ngân sách thành phố, còn chi phí thực hiện dự án sẽ huy động từ nhà đầu tư. Trước đó, Hà Nội đã có quyết định chỉ định Tập đoàn Vingroup là nhà đầu tư cho dự án này. Từ năm 2010, Công ty CP Vincom (nay là Tập đoàn Vingroup) đã kiến nghị Thủ tướng và UBND Hà Nội xin được là chủ đầu tư tuyến đường trên cao vành đai 2.
Để hoàn vốn đầu tư, UBND Hà Nội đã cho phép nhà đầu tư được khai thác 96 ha đất tại khu Sài Đồng A, quận Long Biên và nghiên cứu lập quy hoạch, thực hiện dự án khu đô thị mới trên khu đất này và một số lô đất khác với quy mô khoảng 130ha thuộc đồ án quy hoạch phân khu S1 để thực hiện dự án khác nhằm thu hồi vốn đầu tư.
Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố cũng giao cho Sở Giao thông Vận tải rà soát năng lực của nhà đầu tư để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của dự án đã được phê duyệt.
Lãnh đạo Hà Nội cũng đưa ra tiến độ xây dựng đường trên cao vành đai 2 trong 48 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng, dự kiến tuyến đường này sẽ hoàn thành vào năm 2016.
Đường trên cao gồm cầu chính rộng 19m và các cầu dẫn rộng 7m. Các nhánh cầu dẫn kết nối với các tuyến đường bên dưới tại các vị trí như đầu cầu Vĩnh Tuy, nút Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở. Đơn vị thiết kế đã tính toán cao độ mặt cầu của tuyến đường này cách đường bên dưới khoảng 10m, đảm bảo tĩnh không của đường bên dưới tối thiểu 4,75m.
Đường vành đai 2 trên cao sẽ tạm dừng tại khu vực nút giao Ngã Tư Sở. Ảnh: PV |
Tại nút giao Ngã Tư Sở, đường trên cao sẽ tạm dừng trước nút giao này và kết nối với đường dưới bằng 2 nhánh cầu lên xuống kẹp hai bên cầu chính.
Tuyến đường có tổng mức đầu tư là hơn 4.700 tỷ đồng theo hình thức BT, trong đó chi phí chuẩn bị đầu tư sẽ từ ngân sách thành phố, còn chi phí thực hiện dự án sẽ huy động từ nhà đầu tư. Trước đó, Hà Nội đã có quyết định chỉ định Tập đoàn Vingroup là nhà đầu tư cho dự án này. Từ năm 2010, Công ty CP Vincom (nay là Tập đoàn Vingroup) đã kiến nghị Thủ tướng và UBND Hà Nội xin được là chủ đầu tư tuyến đường trên cao vành đai 2.
Đường vành đai 2 trên cao đoạn từ cầu Vĩnh Tuy (A) tới Ngã Tư Sở (B). Ảnh: Google maps.
|
Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố cũng giao cho Sở Giao thông Vận tải rà soát năng lực của nhà đầu tư để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của dự án đã được phê duyệt.
Lãnh đạo Hà Nội cũng đưa ra tiến độ xây dựng đường trên cao vành đai 2 trong 48 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng, dự kiến tuyến đường này sẽ hoàn thành vào năm 2016.
Đoàn Loan