THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 December 2011

Tẩy chay! Tẩy chay HÀNG ĐỘC của Tàu cộng..

Tẩy chay hàng độc hại mà rẻ mạt của  Tàu cộng..!! Tàu cộng đang giết Dân Việt từ từ... 

BÀI HỌC CỦA ĐÀI LOAN TẨY CHAY HÀNG ĐỘCcủa Tàu cộng.. :

Một thành phố Đài Loan, thị trấn Chitung, nơi trận bão Morakot ập vào làm 500 người chết trong một vụ lở đất lớn và 700 người phải di tản sau cơn bão nhiệt đới tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, đã xảy ra vào ngày 8/8/ 2009. Chánh quyền địa phương đã từ chối nhận 100 "nhà lưu động" lấp ráp nhanh do Trung Quốc viện trợ vì lo sợ hóa chất độc hại, vì những căn nhà nầy có chứa chất "formali", một loại hóa chất nguy hiểm. Phó Quan Hành Chánh quận tên Chung Chia nói: "Mặc dầu những ngôi nhà là trợ giúp nhân đạo, nhưng chúng tôi cần phải đặt an toàn làm ưu tiên hàng đầu." Ngoài ra, họ cũng từ chối hàng viện trợ của Trung Quốc gồm: 10.000 túi ngủ, 10.000 chăn đấp cùng với 176 triệu nhân tệ (26 triệu USD).
Người dân Đài Loan đã mất tin tưởng vào hàng hóa Trung Quốc từ năm trước khi sản phẩm sữa bột của Trung Quốc của một số hãng Trung Quốc bị tìm thấy nhiễm melamine làm chết ít nhất 6 trẻ em và khiến hàng chục nghìn trẻ em lâm trọng bệnh. Đây là một cái tát vào mặt bọn lãnh đạo Trung Nam Hải.
VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:
Tất cả mặt hàng độc chết người do Trung Quốc sản xuất bị thế giới tẩy chay và vất vào thùng rác. Sách lược nầy, Trung Quốc chia ra làm hai giai đoạn:
GIAI ĐOẠN I:
Ngày 30 tháng 6 vừa qua, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt lên tiếng báo động về hiện tượng nầy, từng đoàn doanh nhân vượt biên giới bỏ ngỏ, ào ạt sang Việt Nam từ Bắc vào trong Nam, tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, thu hút hàng sạch nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/ con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Cho đến nay, chiến dịch vét hàng đã lên đến cao điểm, nhưng chưa biết chừng nào mới chấm dứt. Hiện tượng nầy, khiến vật giá trong nước tăng tốc leo thang không ngừng vì thiếu hàng để bán, làm dân nghèo khốn đốn.
Theo nhận định của bà Nguyễn thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Hàng Xuất Cảng Thủy Hải Sản VN (VASEP) nói rằng: những năm trước thương gia Tàu sang VN thu mua tôm trực tiếp từ các trại nuôi tôm của người Việt mình. Còn bây giờ, họ ra tận bến cá, đón tàu đánh cá vừa từ ngoài khơi vào, tung tiền thu mua trực tiếp, gôm sạch các loại hải sản. Các công ty VN chế biến thủy, hải sản thiếu hàng xuất cảng, nâng giá mua lên để cạnh tranh mà vẫn chào thua các doanh nhân Trung Quốc lắm tiền nhiều bạc nầy. Tại miền Trung, các tay thương gia chiếu cố tận tình. Hậu quả, là giá tôm trắng hồi nằm ngoái chỉ có 57.000 đồng/ kí bây giờ vọt lên 90.000 đồng/ kí.
Bà Sắc báo động, tình trạng nầy sẽ giết các công ty xuất cảng thủy sản và hải sản trong nước. Từ đầu năm đến giờ đã có 147 công ty loại nầy ở VN đã phải đóng cửa vì không mua được hàng. Bà Sắc cho biết đã đến lúc chánh phủ VN nên bắt chước Indonesia , vì quốc gia nầy đã cấm xuất cảng nguyên liệu thủy, hải sản kiểu đó. Việt Nam cần phải bảo vệ thị trường nội địa.
Ngoài ra, các tên thương gia nầy còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam , Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Trung Quốc thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.
GIAI ĐOẠN II:
Sau khi hút hết "HÀNG SẠCH" của thị trường Việt Nam, bọn Trung Nam Hải cho các thương buôn tuôn "HÀNG ĐỘC" vượt qua biên giới vào Việt Nam bán với giá rẻ mạt vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng "GIÀU ĂN SẠCH, NGHÈO ĂN ĐỘC". Xin liệt kê một số hàng độc:

GẠO NHỰA:
Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của VN chở sang Tàu. Liền sau đó, "gạo nhựa Tàu" được Trung Quốc tung vào VN đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại giả làm bằng khoai lang / khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau.

SỮA ĐỘC MELAMINE:
Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu protein hơn để dánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh "sạn thận". Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin scandal về sữa độc melamine làm tử vong 4 em bé và làm hơn hàng trăm ngàn trẻ em khác bị bệnh vào năm 2008. Sau đó, chánh quyền Trung Quốc đã tìm thấy và tịch thu 170 tấn sữa bột độc hại nầy.
Số 170 tấn sữa độc melamine không được Trung Quốc thiêu hủy và tái phối trí lại để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với giá rẻ khoảng 62.000 đồng/kí so với sữa bột Tân Tây Lan rẻ hơn 20.000 đồng /kí. Nguồn tin cho biết, sữa độc melamine tràn ngập ở các chợ biên giới phía Bắc, đưa vào bán ở các chợ đầu mối tại Sài Gòn như chợ Kim Biên, Bình Tây và các đại lý chuyên doanh phân phối thực phẩm.

LỤC PHỦ NGŨ TẠNG CỦA GIA SÚC VÀ GIA CẦM:
Ngộ độc thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam . Mỗi năm đã xẩy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung bỏ ngỏ, kẻ qua người lại, nhập cảnh không cần visa . Hàng ngày, con buôn lợi dụng nhập cảnh không cần chiếu kháng, để đưa hàng ngàn tấn hàng độc ồ ạt vượt qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng hóa được con buôn VN chiếu cố nhiều nhất như: tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề…được con buôn người Hoa ngâm tẩm và ướp bằng hóa chất như formol (dùng để ướp xác chết) để giữ tươi được lâu ngày, chống thối rữa. Những món hàng độc nầy khi vượt qua biên giới, được con buôn VN cho vào thùng xốp chuyển đi khắp nước tiêu thụ. Một người đi chào hàng nói với đối tác: "Yên chí đi! Có để đến nửa tháng nữa cũng chưa thối đâu! Đã tẩm ướp thứ đó rồi thì có chôn xuống đất tới cả tháng, đào lên vẫn còn tươi nguyên!". Thị xã Hà Khẩu (Hoa Lục) là nơi tập trung nguồn hàng độc loại nầy, cung cấp cho chợ Tả Cái và Tả Xéo cách đó 1km để con buôn chuyển về VN tiêu thụ bằng vạn nẽo đường khác nhau.

TRỨNG GÀ, VỊT NHIỄM MELAMINE:
Loại hàng độc nầy tập trung tại "tổng kho trứng" chợ Sẻo Cái ở Hà Khẩu, muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu cần giao hàng ở bên Việt Nam cũng OK! Đây là một chợ khá lớn, bày bán mọi loại thực phẩm tươi, vệ sinh rất kém, bẩn thỉu và lầy lội, tấp nập nhiều con buôn VN đến mua bán hàng, đặc biệt là trứng gà các loại ở chợ nầy. Khu bán trứng gà nằm ngay bên ngoài gần đường vào chợ, hàng đống các thùng trứng gà, vịt xếp chồng chất lên nhau. Giá cả tại chỗ như sau: khoảng 31.000 đồng/kg, khi chở về đến chợ Cốc Lếu ở Lào Cai bên VN là 47.000 đồng/kg, quả là siêu lợi nhuận.
Tại thành phố Lào Cai có chợ Cốc Lếu, Gốc Mít, Kim Tân bày bán rất nhiều trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đã qua công đoạn vỏ trứng được đánh màu, chờ con buôn phân phối đi khắp nơi. Trong khi trận bão melamine trong sữa Trung Cộng chưa lắng dịu thì tìm thấy trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đang ồ ạt xâm nhập vào thị trường VN.

TRÁI CÂY NHẬP LẬU:
Hầu hết tất cả trái cây nhập cảng từ Trung Quốc đều có tẩm hóa chất bảo quản::::
TÁO: Quả táo nhập từ Tàu, được bọc trong một một lưới xốp. Lưu ý, khi bốc lưới xốp ra thì thấy hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản bị bốc hơi.
CAM: Hiện nay, cam nhập lậu từ Tàu, loại cam nầy quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do tẩm hóa chất và bị đánh bóng.
QUÝT: Quýt Tàu vỏ dày, bị đánh bóng và bóc vỏ, hai đầu múi quýt thường khô.
HỒNG: Hồng Tàu rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bỏa quản hình dáng. Ngoài ra, hồng Tàu có vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu.
DƯA HẤU: Phần lớn dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng là của Trung Quốc, nhưng lại lấy nhãn hiệu của New Zealand . Loại dưa hấu nầy hay bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.
Tàu cộng tìm mọi cách để giết hại dân Việt từ từ bằng phương cách này hay cách khác, cho nên Đồng bào quốc nội hãy thận trọng và tẩy chay hàng độc Tàu cộng

Thi hành án 'ngâm' án


TP - Gần 4 năm sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, nó hầu như chưa được thi hành, khiến người thắng kiện vô cùng khốn đốn.

Bản án có hiệu lực nhưng gần 4 năm nay thi hành án gần như bỏ quên	Ảnh: L.N
Bản án có hiệu lực nhưng gần 4 năm nay thi hành án gần như bỏ quên Ảnh: L.N.

Phía con nợ chây ì

Quá nhiều lần gửi đơn đến Cục Thi hành án Dân sự TPHCM, yêu cầu được thi hành án, nhưng không nhận được phản hồi, ngày 2-12, đại diện pháp luật của Cty TNHH sản xuất, dịch vụ Xuân Nguyên ở quận 1, TPHCM (Cty Xuân Nguyên), gửi đơn cầu cứu báo Tiền Phong.

Đại diện Cty cho biết, năm 2005, Cty Xuân Nguyên ký 2 hợp đồng cho vay thế chấp tài sản với Cty cổ phần Xây dựng giao thông Đức Hạnh (Cty Đức Hạnh) ở huyện Bình Chánh, số tiền cho vay tổng cộng 4.023.734.160 đồng; quá hạn hợp đồng, Cty Đức Hạnh không thanh toán, Cty Xuân Nguyên gửi đơn khởi kiện ra tòa.

Ngày 15-11-2007, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM ra Bản án số 117/2007/DSPT, buộc Cty Đức Hạnh phải trả cho Cty Xuân Nguyên 4.118.260.160 đồng.

Ngày 27-12-2007, Thi hành án Dân sự TPHCM ra quyết định thi hành án. Gần một năm sau, ông Đoàn Văn Đức- Giám đốc Cty Đức Hạnh đến Cty Xuân Nguyên trả 594.526.000 đồng, có biên bản của Chấp hành viên Trần Văn Hảo ký. Ông Đức cam kết số nợ còn lại 3.523.734.160 đồng, Cty Đức Hạnh sẽ trả Cty Xuân Nguyên "trong thời gian sớm nhất". Thế nhưng, từ đó đến nay, Cty Đức Hạnh không trả tiếp một đồng nào.

Chấp hành viên ngâm án?

Cty Xuân Nguyên liên tục gửi đơn đến chấp hành viên Trần Văn Hảo- Cơ quan Thi hành án Dân sự TPHCM, người thụ lý vụ việc để yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp của Cty Đức Hạnh. Cty Xuân Nguyên chỉ nhận được… sự im lặng. Ngày 3-1-2011, Cty Xuân Nguyên gửi đơn tố cáo chấp hành viên Trần Văn Hảo đến Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự TPHCM, cho rằng ông Hảo đã không thi hành đúng bản án, trì hoãn việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, vi phạm vào điều 165 Luật Thi hành án Dân sự năm 2008.

Sau gần 4 năm "im lặng", ngày 22-11-2011, chấp hành viên Trần Văn Hảo đã ra thông báo về việc thi hành án, gửi Cty Xuân Nguyên. Thông báo cho biết, qua xác minh quyền sử dụng hơn 43 nghìn m2 đất tại thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An mà UBND tỉnh Long An cấp ngày 22-4-2004, không thuộc quyền sử dụng của Cty Cổ phần xây dựng giao thông Đức Hạnh, nên không có căn cứ kê biên.

Theo Cty Xuân Nguyên, quan điểm này của ông Hảo không thỏa đáng, bởi giấy tờ đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch- Đầu tư TPHCM của Cty Đức Hạnh và tên Cty Cổ phần xây dựng giao thông Đức Hạnh đều có địa chỉ ở 11/28 ấp 3 xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TPHCM, và đều do ông Đoàn Văn Đức đứng tên Chủ tịch HĐQT.Trước đó, ngày 30-8-2006, Thi hành án Dân sự TPHCM cũng đã từng ra thông báo gửi lãnh đạo huyện Bến Lức và Sở TN&MT tỉnh Long An, ngăn chặn chuyển dịch sở hữu lô đất này của Cty Đức Hạnh.

Có tài sản, vẫn trốn tránh trả nợ?

Riêng đám đất gần 65 nghìn m2 ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu của Cty Đức Hạnh mà Cty Xuân Nguyên yêu cầu thi hành án, thông báo của chấp hành viên Hảo cho biết, nó không thể hiện họ tên và địa chỉ chủ sử dụng.

Tuy nhiên, những chứng cứ mà PV Tiền Phong có được cho thấy, diện tích đất này đã được huyện Tân Thành cấp cho ông Đức năm 1995, và nay Cty Đức Hạnh đang thế chấp cho ngân hành VP Bank- chi nhánh TPHCM để vay tiền.

Tại sao chấp hành viên lại cố tình không tổ chức thi hành án, trong khi việc vay mượn giữa hai Cty Xuân Nguyên và Đức Hạnh có thế chấp tài sản? Đây là vụ việc giữa hai doanh nghiệp, vay mượn có hợp đồng, có tài sản bảo đảm mà bản án vẫn không thi hành được; vậy những vụ dân sự giữa các cá nhân, người dân có còn tin tưởng vào hệ thống tố tụng để khởi kiện ra tòa? Câu trả lời thiết nghĩ không chỉ dành riêng cho Cục Thi hành án Dân sự TPHCM.

Ngọc Lâm

“Chỉ giáo” cho cấp trên


Coi chừng trẻ gặp nguy hiểm

Libya: 5.000 tên lửa phòng không được đảm bảo an toàn


12/12/2011 06:57:50
 - Một quan chức cấp cao Bộ ngoại giao Mỹ hôm chủ nhật (11/12) cho biết, nhóm chuyên gia tháo gỡ bom mìn của Mỹ và Libya đã đảm bảo an toàn cho khoảng 5.000 tên lửa phòng không được tích trữ từ thời cầm quyền của nhà cựu lãnh đạo Muammar al-Gaddafi.

"Chúng tôi đã xác định, giải tỏa và đảm bảo an toàn hơn 5.000 hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) và thêm hàng nghìn thiết bị nữa đã bị phá hủy trong các cuộc đánh bom của NATO", Andrew Shapiro, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự nói với các phóng viên. 

Hàng chục quả tên lửa đã được kích nổ bên bờ biển giáp làng Sidi Bin Nur, phía Đông Tripoli trước sự chứng kiến của ông Shapiro trong chuyến thăm một ngày tới Libya.
 
Phái đoàn Mỹ đang kiểm tra các tên lửa phòng không vác vai tại làng Sidi Bin Nur, phía Đông Tripoli
Phái đoàn Mỹ đang kiểm tra các tên lửa phòng không vác vai tại làng Sidi Bin Nur, phía Đông Tripoli

MANPADS được xem là những vũ khí có nguy cơ bị phiến quân sử dụng tấn công các máy bay thương mại và trực thăng. Đây cũng là loại tên lửa được sử dụng khá phổ biến trong các cuộc xung đột quân sự. 

Hồi tháng 9, Gilles de Kerchove – điều phố viên chống khủng bố của Liên Minh châu Âu cho biết, chi nhánh Bắc Phi của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda đã chiếm giữ được một kho vũ khí tại Libya trong đó có các tên lửa đất đối không. 

"Các vũ khí như súng máy hay tên lửa phòng không là đặc biệt nguy hiểm vì chúng bộc lộ mối đe dọa với các chuyến bay ngang qua lãnh thổ", ông Kerchove nhấn mạnh. 

Trước khi cuộc cách mạng lật đổ bùng phát vào tháng 2, nhà cựu lãnh đạo Libya Gaddafi đã sở hữu một kho vũ khí với hơn 20.000 tên lửa vác vai. 

"Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với Hội đồng dân tộc chuyển tiếp (NTC) để giảm bớt mối đe dọa của các loại vũ khí này", ông Shapiro phát biểu sau các cuộc hội đàm với nhóm quan chức NTC, bộ trưởng nội vụ và quốc phòng Libya. 

Hôm thứ năm tuần trước, Thủ tướng lâm thời Libya Abdel Rahim al-Kib nói rằng, việc giải giáp vũ khí của các phiến quân tham gia lật đổ chế độ Gaddafi là công việc phức tạp hơn người ta thường nghĩ. 

Áp lực này lại càng gia tăng sau khi truyền thông địa phương đưa tin về tình hình thương vong do hậu quả của một số vụ xung đột giữa các phe phái quân sự tại Tripoli. 

Minh Phạm (Theo AFP)

Lời khai trùng hợp của hai kiểm lâm“hộ tống” gỗ lậu


12/12/2011 07:32:52
Không chỉ Trạm trưởng Đào Công Thắng, mà ông Nguyễn Kim Hùng- người "hộ tống" xe 37V-3851 cũng khai số gỗ lậu chở từ Xiêng My về Quỳ Hợp là của cấp trên.
TIN LIÊN QUAN

Công an tỉnh Nghệ An đang tích cực điều tra, làm rõ chủ số gỗ bất hợp pháp.

"Trong báo cáo gửi đơn vị (Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống- PV), kiểm lâm Nguyễn Kim Hùng cho biết số gỗ đó là của một đồng chí lãnh đạo!", GĐ Sở NN-PTNT Nghệ An Nguyễn Thọ Cảnh nói.

Sau khi nhận được thông tin trên, Sở NN-PTNT Nghệ An đã yêu cầu nhân viên kiểm lâm "hộ tống" xe 37V-3851 chở gỗ bất hợp pháp cung cấp danh tính của chủ lô hàng này. "Cụ thể đó là ai, phải khai báo thành khẩn chứ không thể nói chung chung như thế được!", ông Nguyễn Thọ Cảnh nhấn mạnh.
 
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc, Ảnh: Trọng Đức
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc. Ảnh: Trọng Đức


Chiều 10/12 tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông (TP Vinh), Trạm trưởng Trạm Bảo vệ rừng Quỳ Hợp (thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống) Đào Công Thắng- người cùng với thuộc cấp Nguyễn Kim Hùng "hộ tống" xe chở gỗ lậu từ Xiêng My (Tương Dương) về thị trấn Quỳ Hợp (huyện Quỳ Hợp) tiết lộ ông được một lãnh đạo cấp trên nhờ đưa xe gỗ về thị trấn Quỳ Hợp. Cán bộ kiểm lâm này nói ông thực hiện nhiệm vụ áp tải xe gỗ do "Nể", và "Trên đường đi truyền đạt thông tin, xin xỏ cho lãnh đạo!".

Như vậy, không chỉ riêng Trạm trưởng Đào Công Thắng, mà ngay cả kiểm lâm viên Nguyễn Kim Hùng cũng khai họ "hộ tống" xe gỗ cho một lãnh đạo cấp trên.

Trong một diễn biến khác có liên quan, chiều 11/12, đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, gây hậu quả nghiêm trọng.
 
Trước đó, chiều 9/12, Công an tỉnh đã ra lệnh bắt khẩn cấp Vương Đình Hạnh (25 tuổi), trú tại xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, là người đã điều khiển chiếc xe tải 37V-3851 chở đầy gỗ bị lật vào rạng sáng 7/12 làm 10 người chết và 7 người khác bị thương, vì có hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

(Theo tienphong.vn, Dân việt)

Xây thêm nhà hát 10 triệu đô, hu hu...


12/12/2011 07:15:36

- Ngu Ngơ lắc đầu thở dài, nói người ta hay nói tham nhũng là nguy hiểm nhất. Không phải đâu, chính lãng phí mới là nguy hiểm nhất.

Đang ăn, Mũm Mĩm bỗng lom lom nhìn Ngu Ngơ, nói anh bảo nước mình giàu hay nghèo. Ngu Ngơ cười phì, nói sao lại hỏi anh câu đó. Mũm Mĩm cười cười, nói thì cứ trả lời xem nào. Ngu Ngơ đầu lắc tay xua, nói anh sống đã quá nửa đời người không lẽ không biết nước mình giàu hay nghèo sao. Hỏi bé Nhím ấy. Bé Nhím nhăn răng cười, nói a, con biết mẹ muốn nói chuyện gì rồi, Mũm Mĩm nói chuyện gì, con nói xem nào.

Bé Nhím cười, nói con đoán mẹ nói nước mình nghèo mà lắm lúc tiêu hoang phải không? Mũm Mĩm gật đầu, nói gần đúng rồi đấy, con nói cụ thể xem nào. Bé Nhím lại cười, nói có phải mẹ muốn nói chuyện sắp xây nhà hát 10 triệu đô để phục vụ Mít ướt không?

 

Nhà hát Crown Convention Center hiện đang
Nhà hát Crown Convention Center hiện đang "đắp chiếu" tại Khánh Hòa. Ảnh: Tuổi trẻ

 

 

Ngu Ngơ trố mắt ngạc nhiên, nói cái gì mà mít ướt với mít ráo. Bé Nhím cười hi hi, nói bố ơi đó là cuộc thi hoa hậu trái đất, Miss Earth đó bố. Ngu Ngơ cười, nói ồ, hiểu rồi hiểu rồi, cái này thì bố biết. Đang khi đất đắt hơn vàng, vì một cuộc thi dám bỏ ra 4 ha để làm nhà hát, chơi sang đến thế là cùng. Chỉ riêng tiền đất cũng đã cả chục triệu đô, lại thêm chục triệu đô xây nhà hát nữa nghe mà giật mình. 

Bé Nhím kéo tay Ngu Ngơ, nói nhưng mà bố ơi, người ta bảo cái nhà hát 2000 chỗ ngồi này quần thể vui chơi, giải trí cho du khách và là địa điểm lý tưởng để tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn như Miss Earth, Hoa hậu Việt Nam, Duyên dáng Việt Nam, Siêu mẫu Việt Nam… chứ có phải chỉ xây để thi Mít ướt đâu. Có thêm một nhà hát như vậy là quí chứ hả bố.

Mũm Mĩm cười cái hậc, nói năm 2008, để chuẩn bị cho việc tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ, Nha Trang xây nhà hát Crown Convention Center 9,8 triệu đô, cũng bảo đây là quần thể vui chơi, giải trí quí lắm cần lắm. Bây giờ con vào Nha Trang mà xem, sau khi Miss Universe kết thúc, nhà hát Crown Convention Center bị bỏ xó, đắp chiếu bốn năm trời, có ma nào ngó ngàng nữa đâu.

Ngu Ngơ lắc đầu thở dài, nói người ta hay nói tham nhũng là nguy hiểm nhất. Không phải đâu, chính lãng phí mới là nguy hiểm nhất. Bé Nhím ngạc nhiên nhìn Ngu Ngơ, nói vì sao hả bố. Ngu Ngơ xoa đầu bé Nhím, nói con còn bé, không biết bố nói thế này con có hiểu không: tham nhũng là người ta lấy tiền Nhà nước bỏ túi, Nhà nước mất tiền nhưng xã hội không mất, tiền vẫn còn trong túi bọn tham nhũng chứ không mất đi đâu cả. Nhưng lãng phí là ném tiền vào sọt rác, xã hội cũng mất.

Đúng rồi. Đừng kích thích thói thích hoành tráng như thế các ông ơi! Hu hu ...

 

Nguyễn Quang Lập

Những chiêu trò 'khó đỡ' của hàng quán Hà Thành


Khách lợi dụng lúc đông chuồn thẳng để "quên" trả tiền, chủ quán đón khách bằng màn chửi bới như hát hay, đặt tên món ăn kiểu trần trụi để câu khách... là những chuyện diễn ra ở nhiều hàng quán Hà Nội.
Những người 'chê' tiền
>Hàng quán vỉa hè cũng đua thổi giá
Bán khoai dạo kiếm nửa triệu mỗi ngày

Chị Hà Thu, sinh viên đại học ngoại ngữ Hà Nội cho hay, chị cùng 4 người bạn đi ăn bún ở vỉa hè phố Đội Cấn (Hà Nội). Cửa hàng ngoài phục vụ bún phở còn kiêm luôn miễn phí trà đá. Quán nhỏ, khách lại đông nên nhân viên phục vụ phải chạy ngược xuôi. Gọi cốc trà đá, chờ mãi không thấy nhân viên phục vụ mang ra, cả nhóm đành ngồi nói chuyện vui vẻ.

Bỗng nhiên cậu nhân viên phục vụ đặt uỵch 5 cốc trà xuống bàn trước mặt kèm theo lời giận dữ :"Đây, các người hành tôi đến chết đi. Cười nhiều, thấy ghét". Cả bọn mặt trò mắt dẹt nhìn nhau. Sau, cậu nhân viên chia sẻ, cả sáng đến tối làm vất vả, chạy ngược xuôi, khách gọi ời ời nên không tránh khỏi bức xúc và "mong anh chị thông cảm".

Ảnh minh họa: Hoàng Lan
Các quán ăn vỉa hè có giá bình dân nên thường thu hút giới trẻ. Ảnh minh họa: Bách Hợp.

Để câu khách, người bán nghĩ ra hàng loạt chiêu trò. Không ít chủ quán chửi như hát hay nhưng khách vẫn đông đến nghẹt thở. Chị Ngọc, một thực khách quen thuộc tại cửa hàng chả nhái trên phố Khương Thượng chia sẻ, vừa bước chân vào quán, bà chủ sẽ chào khách bằng một màn chửi trời, chửi đất, chửi bâng quơ ... Khách không bực mà chỉ tủm tỉm cười bởi "bà ta chửi cả làng nhưng chắc trừ mình ra", và thế là hàng quán vẫn đông nghịt.

Chị Ngọc tiết lộ, cửa hàng hút khách còn bởi tài nấu nướng và cách đặt tên món ăn độc của chủ quán, nào nhái nude, nhái mặc quần đùi... Đến khi món ăn được bày biện trên đĩa mới biết chả nhái được gọi tên theo cách sơ chế. "Những cái tên dễ thương đến ngượng người nhưng lại hấp dẫn thực khách vì đánh đúng tâm lý tò mò của họ", chị Ngọc kể.

Chuyện kinh doanh hè phố muôn hình vạn trạng và không ít chuyện cười ra nước mắt. Chị Thu, chủ một cửa hàng bán quán nầm bò nướng trên vỉa hè phố Chùa Láng cho hay, mỗi buổi tối đắt hàng, quán có thể thu 2-4 triệu đồng. Song cũng không ít buổi, chị bị lỗ vốn nặng vì bị khách "bùng" tiền. Quán bày ngay trên vỉa hè, chiếm lối của người đi bộ nên bị công an đuổi và chuyện chạy loạn đã là thường tình ở phố. Không ít trường hợp, khách hàng ăn gần xong lợi dụng cơ hội nháo nhác, "quên" không trả tiền và chuồn thẳng.

"Mặc dù biết rõ khách xấu tính nhưng chúng tôi cũng không dám lên tiếng vì thấy có lỗi khi họ đang ăn lại bị công an đuổi", chị Thu tâm sự. Còn khách hàng có cách lý giải riêng mình. Chị Phương, một thực khách cho rằng, "thượng đế" đang ăn bất ngờ bị gián đoạn là lỗi của người bán. Theo chị Phương, "trời đánh tránh miếng ăn", nên chuyện khách không trả tiền cũng có phần chính đáng.

Không như những tình huống trên, anh Hùng, một tín đồ ở hàng quán vỉa hè cho hay, anh nhiều lần gặp phải những người bán hàng trái tính trái nết chẳng giống ai. Có lần đi ăn quán lẩu bò, trong khí quán vẫn đông, thì bà chủ cho hay, không nhận thêm khách vì mệt và từ chối bán hàng. Anh Hùng nóng mặt, quay đi, vào quán bún ở chợ Đồng Xuân. Quán bún đàng hoàng ở trên phố và ngay gần đó là chỗ đỗ xe rộng rãi thoáng mát, nhưng đến khi ăn xong, lấy xe thì bị "xin" luôn 20.000 đồng phí trông xe.

"Người trông xe nói họ chẳng có liên quan đến cửa hàng bún và đương nhiên, chẳng ai giữ không công. Biết là bị 'chơi' xỏ nhưng gặp những đối tượng kiểu này thì đành cao chạy xa bay cho sớm", anh Hùng kể lại.

Bách Hợp - Hà Đan

Địa ốc ồ ạt bung hàng cuối năm


Bất động sản TP HCM trầm lắng suốt 3 quý liền nhưng một số chủ đầu tư vẫn mở bán dự án trong quý 4 và kỳ vọng thị trường sớm hồi phục. 
Đổ xô mua căn hộ bán tháo 
Đất nền ven Sài Gòn hút khách 
Ồ ạt bán bất động sản 'lúa non'

Tính đến quý III/2011, do tình hình thắt chặt tín dụng bất động sản kéo dài, lãi suất cao, cộng thêm tâm lý nhà đầu tư và người mua nhà mất tìm niềm tin vào thị trường nên số lượng dự án công bố luôn ít hơn dự kiến. Tâm lý chung doanh nghiệp bất động sản, nếu chưa xây, chưa bán thì án binh bất động để tránh thua lỗ.

Tuy nhiên, trong lúc tất cả các phân khúc nhà đất ở Sài Gòn chìm sâu trong khủng hoảng một số chủ đầu tư đã táo bạo tìm đối tác liên doanh và bung hàng nhằm khảo sát và chờ "điểm rơi" của thị trường từ giữa quý IV.

Đầu tháng 12, Công ty cổ phần thương mại địa ốc Việt (Vietcomreal) công bố mở bán dự án căn hộ Moon Garden tại quận 4 với giá 24-26 triệu đồng mỗi m2. Dự án có vốn đầu tư dự kiến 758 tỷ đồng do Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina) làm chủ đầu tư, Vietcomreal làm đơn vị phát triển và phân phối.

Giữa quý IV, tức trong tháng 11, hàng loạt dự án căn hộ và nhà phố, đất nền biệt thự trên địa bàn TP HCM cũng thi nhau bung hàng. Ngày 11/11, Công ty C.T Land (thành viên Tập đoàn C.T Group) tổ chức hội chợ mini bất động sản chủ đề "Mua nhà đón Tết" kéo dài cho đến giáp Tết Âm lịch 2012. Tại đây, các doanh nghiệp Hòa Bình, Nhà Việt Nam, Vạn Phát Hưng, Sông Đà Cửu Long, 584, Bến Thành Đức Khải, Đất Lành, Thuận Việt... đã công bố và mở bán nhiều sản phẩm căn hộ có giá dưới 1,5 tỷ đồng một căn.

Cùng nhập cuộc đua bung hàng cuối năm, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền đã chào bán biệt thự Hoja Villa tại quận 9, TP HCM với giá từ 3,7 tỷ đồng mỗi căn (đã bao gồm VAT). Hôm 24/11 tới, Công ty TNHH Phúc Lộc Thọ cũng tung sản phẩm dự án chung cư Phúc Lộc Thọ, thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức.

Hiện TP HCM chỉ có dự án Gold House (Nhà Bè) giảm giá 20% đã bán hơn 470 trên tổng số 500 căn hộ trong tháng 11. Phần còn lại của thị trường vẫn chưa có chuyển biến đáng kể.

Trong tháng 11, căn hộ Gold House (Nhà Bè) giảm giá 20% đã bán hơn 470 trên tổng số 500 căn hộ. Ảnh: Vũ Lê

Mặc dù bung hàng giữa thời điểm khó khăn, điểm chung của các doanh nghiệp này là chọn điểm rơi của bất động sản vào năm 2013 và chấp nhận khảo sát, thăm dò, tìm hiểu thị trường trong năm 2012.

Tổng giám đốc Công ty Vietcomreal, Nguyễn Thị Phước cho biết, doanh nghiệp đang chuẩn bị 6 dự án ở các quận nội đô TP HCM, chờ khi thị trường hồi phục sẽ mở bán. "Dịp cuối năm 2011, tôi quyết định mở bán căn hộ có vị trí đẹp, diện tích nhỏ và trung bình tại quận 4 là dự án Moon Garden để khảo sát thị hiếu của khách hàng".

Bà Phước cho hay, Vietcomreal đã ra đời được 5 năm, chuẩn bị pháp lý của nhiều dự án nhưng trong suốt thời gian qua doanh nghiệp chưa bung hàng vì tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn. "Sở dĩ doanh nghiệp bung hàng dịp cận Tết vì tin rằng trong trung hạn thị trường sẽ có dấu hiệu hồi phục", bà Phước nói.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hùng Việt và Quỹ Phát triển Bất động sản Hàn Quốc (KRDF03), Oh Shanghun nhận xét, bất động sản vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng. Từ năm 2009, địa ốc TP HCM đã trì trệ do thiếu thanh khoản tiền mặt trên thị trường. Song ông Oh Shanghun kỳ vọng áp lực về sự mất giá của đồng Việt Nam sẽ được giảm dần và chính sách nới lỏng tín dụng sẽ có hiệu lực từ quý III/2012. "Chúng tôi tin rằng thị trường sẽ hồi phục vào năm 2013", ông Oh Shanghun cho hay.

Chuyên gia này nhận định thêm, ngay cả khi thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc căn hộ gặp nhiều khó khăn, dòng sản phẩm chất lượng có giá bán vừa túi tiền vẫn sẽ được khách hàng chấp nhận. Bởi lẽ, tại TP HCM đang có nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng mới được tiến hành, hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển của thị trường căn hộ.

Vũ Lê

Phú Yên: sóng lớn, triều cường giật sập nhà dân


11/12/2011 20:26:08

Sáng 11/12, 200 chiến sĩ của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên cùng gần 100 dân quân, người dân địa phương tiếp tục đắp và gia cố đê tạm bằng bao cát để ngăn triều cường xâm thực vào xóm Rớ, P.Phú Đông, TP Tuy Hòa.

Đến trưa cùng ngày, lực lượng này đã đắp xong con đê dài hơn 500m, cao khoảng 1m, tạm thời ngăn không cho nước biển tràn sâu vào đất liền.

Nhà bà Ngô Thị Dẹp bị triều cường giật sập

Theo ông Huỳnh Lưu - chủ tịch UBND P.Phú Đông, chiều tối ngày 10/12, sóng lớn gặp lúc triều cường đã khiến nước biển tràn vào khu dân cư xóm Rớ, nơi có 102 hộ dân với khoảng 450 người sinh sống, làm sập hai ngôi nhà của ông Võ Thành Đông (38 tuổi) và bà Ngô Thị Dẹp (36 tuổi). May mắn không có thương vong về người, hàng trăm người phải tháo chạy trong đêm để tránh nguy hiểm từ triều cường.

Bộ đội cùng nhân dân đắp đê tạm chắn triều cường

Theo những người lớn tuổi ở địa phương, khả năng đợt triều cường này sẽ kéo dài 3-4 ngày và cường độ mạnh nhất từ 16h-21h hằng ngày.

Khu dân cư xóm Rớ thường xuyên bị triều cường uy hiếp vào mùa đông, nhất là khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão biển, nhiều ngôi nhà đã bị giật sập, bị cuốn ra biển.

Theo ông Huỳnh Lưu, địa phương đã trình TP Tuy Hòa và UBND tỉnh Phú Yên xin di dời số hộ dân này vào khu tái định cư ở bắc sân bay Tuy Hòa. Tuy nhiên, hiện khu tái định cư này chưa xây dựng xong và tỉnh cũng chưa có ý kiến hồi đáp.

(Theo TTO)

Nhật lo ngại tình trạng thiếu lao động tại VN


Các nhà đầu tư Nhật Bản đến Việt Nam xây dựng nhà máy nhằm tận dụng lợi thế lao động rẻ, dồi dào nay không còn có được thuận lợi đó nữa.

AFP Photo/Yoshimasa Shimizu

Nữ nhân công làm việc trong xưởng sản xuất Honda Mortors ở Hà Nội hôm 17-11-2006.

Hãng thông tấn Kyodo của Nhật hôm qua loan tin cho biết tại Việt Nam lương công nhân gia tăng theo tốc độ phát triển kinh tế tại đó; trong khi cạnh tranh khốc liệt về nguồn nhân lực có tay nghề khiến cho tỷ lệ công nhân chuyển chỗ làm cũng nhiều hơn.

Một khảo sát của Tổ chức Ngoại thương Nhật bản, JETRO, đối với 190 công ty Nhật tại Việt Nam cho thấy chừng một phần năm nói có khó khăn trong việc bảo đảm đủ số nhân công làm việc cho nhà máy của họ.

Tình hình thiếu hụt lao động đặc biệt nghiêm trọng ở các công ty lớn. Ngoài ra nguồn nhân lực địa phương có trình độ quản lý cũng là một vấn đề cho các công ty Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.

Hồi cuối tháng 11 vừa qua, chủ tịch Liên đoàn Kinh tế vùng Kanzai, Nhật Bản, ông Shosuke Mori, khi đến thăm Việt Nam đưa ra đề nghị giúp đào tạo cho công nhân Việt Nam trong thời hạn ba năm kể từ tài khóa năm tới.

Thống kê do văn phòng Hà Nội của Tổ chức Ngoại Thương Nhật Bản (JETRO) cho thấy số công ty thành viên thuộc tổ chức ở Việt Nam cách đây 10 năm chỉ chừng 330, nhưng đến tháng 10 năm nay đã tăng lên chừng 1000.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Việt Nam chi 16 tỷ đô la để xây 2 nhà máy điện nguyên tử


Việt Nam sẽ chi ra 16 tỷ đô la để xây dựng hai nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam đặt tại tỉnh Ninh Thuận.

RFA file photo

Mô hình nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị diễn ra hôm qua công bố qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Truyền thông trong nước cho biết hai nhà máy điện nguyên tử có tổng công suất 8000MW được đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2014.

Ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đến dự hội nghị và cho biết sẽ xây dựng tỉnh Ninh Thuận thành một trung tâm năng lượng sạch, ngoài điện hạt nhân còn phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Kế hoạch đề ra là các nguồn năng lượng phát triển tại Ninh Thuận sẽ đóng góp từ 5 đến 8% nhu cầu năng lượng của cả nước.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Giải Nhân quyền VN 2011 tổ chức tại Melbourne, Úc


Buổi lễ trao giải thưởng Nhân quyền Việt Nam năm nay cho hai nhân vật đấu tranh trong nước là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và cô Đỗ Thị Minh Hạnh được tổ chức tại Melbourne, Australia vào ngày hôm qua.

Photo courtesy of VN HR Network

Buổi lễ trao Giải Nhân Quyền VN 2011 tại Melbourne ngày 10/12/2011.

Tin cho biết người đại diện nhận giải cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ là luật sư Cao Đức Huy và thay cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh là cô Uyên Di.

Bản tuyên dương tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ được đọc tại buổi lễ nêu rõ ông này 'đã dấn thân bênh vực nhân quyền và công lý, dũng cảm bày tỏ chính kiến vì tự do dân chủ cho toàn dân Việt Nam'. Đối với cô Đỗ Thị Minh Hạnh đó là 'đã bất chấp mọi gian nguy và tù đày, kiên cường đấu tranh cho quyền của đồng bào lao động chống lại mọi bất công xã hội và bạo quyền'.

Xin được nhắc lại giải thưởng Nhân quyền Việt Nam do Mạng lưới Nhân quyền, một tổ chức có trụ sở tại bang California, thành lập từ năm 2002. Mục tiêu được nói nhằm tuyên dương những cá nhân hoặc đoàn thể có thành tích đấu tranh bất bạo động cho quyền làm người tại Việt Nam.

Tính đến nay Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đã trao giải cho 24 cá nhân và tổ chức trong nước về những hoạt động đấu tranh của họ cho nhân quyền tại Việt Nam.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved