THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 February 2013

Bộ trưởng Y tế nói về phong bì, bôi trơn



Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thẳng thắn trao đổi về những vấn đề nóng, bức xúc của ngành y tế trong năm qua, mà bà là tư lệnh ngành.
Năm 2012, cùng với khó khăn chung của đất nước, ngành y tế phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, ngành y tế về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ năm 2012, bà Tiến nói.
Thưa bà, Bộ Y tế sẽ có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong thời gian tới? Thiếu tiền có phải là cản trở lớn nhất?
Vấn đề chất lượng khám chữa bệnh không phụ thuộc hoàn toàn vào việc có nhiều tiền hay ít tiền mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố con người.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Nhìn chung nhân viên y tế của chúng ta có tay nghề giỏi không thua kém gì các nước trong khu vực cho nên nếu động viên được tinh thần làm việc của cán bộ ngành y tế, tôi cho rằng với kinh phí hạn chế vẫn có thể nâng cao chất lượng khám chữa bệnh được.
Thời gian tới, Bộ sẽ trình Chính phủ Đề án xây dựng các phương pháp đánh giá sự hài lòng người bệnh, Đề án xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng trong lĩnh vực y tế, Đề án đánh giá và công nhận chất lượng bệnh viện, Đề án cơ chế kiểm định chất lượng trong lĩnh vực y tế.
Khi nhậm chức bộ trưởng, một trong 7 nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế cần giải quyết mà bà đặt ra là giảm quá tải bệnh viện. Vấn đề này đã giải quyết đến đâu và người dân có thể mong đợi gì trong năm 2013?
Tình trạng quá tải bệnh viện diễn ra trong vài năm gần đây là không tránh khỏi và tập trung ở một số bệnh viện tuyến trung ương ở một số chuyên khoa như ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản, nhi, nội tiết.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ sai sót về chuyên môn do người thầy thuốc phải làm việc trong điều kiện áp lực quá lớn; tình trạng chật chội dẫn tới gia tăng nhiễm khuẩn bệnh viện.
Còn người bệnh thì bức xúc trước các điều kiện về cơ sở bệnh viện, ảnh hưởng tới sự hợp tác trong điều trị giữa người bệnh và cán bộ y tế.
Tiêm chủng mở rộng. (Ảnh: Hồng Vĩnh)
Trong năm 2013, số giường bệnh sẽ được tăng hơn nữa do các dự án nâng cấp Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư, Bệnh viện Phụ sản T.Ư, Bệnh viện Việt Đức hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hy vọng tình trạng quá tải sẽ cải thiện trước mắt tại các bệnh viện tuyến trung ương.
Về lâu dài, Bộ Y tế sẽ tiếp tục trình Chính phủ để tăng ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế. Hiện nay ngân sách đầu tư của Nhà nước cho y tế chiếm 5% GDP, khoảng 31 USD cho 1 đầu người.
Trong khi, đầu tư của các nước trong khu vực cho y tế cao gấp 3-5 lần như: Trung Quốc là 85USD/ đầu người; Thái Lan là 127 USD/đầu người; Malaysia 151USD/đầu người.
Tình trạng tiêu cực, cụ thể là nạn phong bì trong ngành y tế đã được bà thừa nhận trong kỳ họp Quốc hội vừa qua và vấn đề y đức của một bộ phận cán bộ y tế làm người dân bức xúc. Bà sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào để cải thiện tình hình?
Nạn phong bì mà tôi đã đề cập chỉ là những con sâu bỏ rầu nồi canh, làm vẩn đục sự thanh cao của ngành y tế, nhưng quả thực đôi lúc “sâu” cũng hơi nhiều.
Đặc biệt, do sự phát triển của kinh tế, xã hội, thu nhập người dân tăng cao trong khi thu nhập của cán bộ y tế còn thấp hơn nhiều so với thu nhập chung của các ngành, chưa đảm bảo nhu cầu cơ bản của cuộc sống bản thân và gia đình, điều kiện cơ sở làm việc chật chội.
Lãnh đạo cũng như cán bộ bệnh viện luôn chịu sức ép phải đảm bảo cân đối thu chi của bệnh viện. Trong khi, người bệnh lo lắng cho sức khỏe, muốn không phải chờ đợi, muốn được quan tâm nhiều nên đã tranh thủ cán bộ y tế bằng phong bì gây bức xúc cho số đông bệnh nhân không có các điều kiện trên.
Mặt khác, do văn hóa xã hội, không chỉ trong ngành y tế mà ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, văn hóa “phong bì, bôi trơn” đó ngày càng trở nên phổ biến.
Nói như vậy không phải là biện hộ cho những hành vi nhận phong bì, mà ngành y tế vẫn tiếp tục kiên quyết đấu tranh loại bỏ những tiêu cực này, với phương châm xây để chống, nêu cao những gương tốt tận tụy vì công việc, hết lòng vì người bệnh để giảm bớt những hành vi xấu.
Cám ơn bộ trưởng!
(Theo Thái Hà - Tiền phong)
"Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người. Cùng với nỗ lực của ngành y tế trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức và chủ động nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho mình bằng một chế độ ăn uống hợp vệ sinh, sinh hoạt điều độ và mua bảo hiểm y tế để dự phòng những lúc ốm đau" bà Nguyễn Thị Kim Tiến.

Nỗ lực săn cảnh Hà Nội thanh vắng hiếm hoi



 - Cả nằm ồn ào, náo nhiệt, sự thanh vắng lạ thường vào sáng mồng 1 Tết nguyên đán trở nên thật hiếm hoi. Trân quý sự thanh vắng, nhiều người đổ ra đường vào sáng sớm ngày và nỗ lực lưu lại những hình ảnh hiếm hoi này.

Sáng mồng 1 Tết, đường phố Hà Nội vắng tanh, lác đác chỉ một vài người đi chùa sớm, đông nhất là những tay săn cảnh thanh vắng nơi phố cổ Hà Nội.

Máy ảnh đủ loại, thậm chí chỉ với chiếc điện thoại tích hợp máy ảnh, những tay săn ảnh xuất hiện khắp các ngõ phố Hà Nội, người thì đi bộ, người chạy xe máy, họ lòng vòng khắp khu phố cổ với nỗ lực ghi lại cảnh vắng vẻ duy nhất chỉ có một lần trong năm.
8 giờ sáng, cũng như mọi đường phố khác, phố Hàng Giấy (Hoàn Kiếm) vắng vẻ lạ lùng. Tượng ông thần tài được ai đó đặt dưới lòng đường không rõ vô tình hay hữu ý.
Đường phố vắng vẻ, chỉ nhiều những tay săn cảnh phố vắng sáng mồng 1 Tết.
Ngày thường đố anh nào dám đứng giữa đường thế này chụp ảnh nếu không muốn trở thành nạn nhân của tai nạn giao thông.
Hiên ngang giữa phần đường dành cho phương tiện giao thông.
Nỗ lực ghi lại hình ảnh phố Hàng Ngang thanh vắng sau cả năm buôn bán ồn ào, náo nhiệt
Để chắc ăn, nhiều tay máy không ngại vác theo chân chống rung.
Lê Anh Dũng

Hà Nội phố không người



(Dân trí) - Chỉ sau một đêm, Hà Nội đã tự giác thay đổi, mọi thứ trở nên khác lạ. Yên tĩnh, vắng lặng. Hà Nội nhìn thấy rõ ràng trong hình hài cổ kính, cũ, mới, gọn gàng, xộc xệch đầy tương phản trong buổi sáng ngày đầu năm mới.
 >>  Một Hà Nội yên bình và vắng lặng
 >>  Đường phố Sài Gòn “thư thái” nằm… phơi nắng

Không gian chật chội của Hà Nội phố căng cứng người xe ồn ào, hiếm khi có một khoảng lặng, một góc tĩnh, hay vài con đường thưa vắng người qua lại. Gần 7 triệu người sống và làm việc ở thành phố, bị động và chủ động cuốn theo nhịp sống quay cuồng, chẳng mấy khi ngoảnh lại tĩnh tâm nhìn ngắm Thủ đô thân yêu. Mặc định, Hà Nội luôn luôn là thành phố cực kì đông đúc. Thế nhưng, chỉ sau một đêm, Hà Nội đã tự giác thay đổi, mọi thứ trở nên khác lạ trong buổi sáng mồng 1 Tết 2013.


Phố Hàng Da.
Phố Hàng Da.

Phố Thợ Nhuộm.
Phố Thợ Nhuộm.

Phố Tây Sơn.
Phố Tây Sơn.

Phố Hàng Nón.
Phố Hàng Nón.

Phố Hà Trung.
Phố Hà Trung.

Phố Xã Đàn nhìn về Ô Chợ Dừa.


Phố Xã Đàn nhìn về Ô Chợ Dừa.
Phố Xã Đàn nhìn về Ô Chợ Dừa.

Phố Thuốc Bắc.
Phố Thuốc Bắc.

Phố Hàng Bạc.
Phố Hàng Bạc.

Phố Lương Văn Can.
Phố Lương Văn Can.

Phố Đào Duy Từ.
Phố Đào Duy Từ.

Phố Hàng Giầy.
Phố Hàng Giầy.

Cây phượng trước cửa nhà số 8 phố Hàng Vải được trồng từ năm 1962.
Cây phượng trước cửa nhà số 8 phố Hàng Vải được trồng từ năm 1962.

Ngõ Cầu Gỗ.


Ngõ Cầu Gỗ.
Ngõ Cầu Gỗ.

Phố Mã Mây.
Phố Mã Mây.

Hữu Nghị

Nỗi niềm công nhân đón tết ở nhà trọ

(TNO) Không giò chả, bánh chưng, bánh tét, hàng ngàn công nhân (CN) không có điều kiện về quê ăn tết đã mua sắm trái cây, bánh mứt… hết sức đơn giản để đón tết tại nhà trọ.
Tết - "bình thường thôi"
Chiều cuối năm (29 tết), chị Trần Thị Lắm (40 tuổi, quê Thanh Hóa), CN Công ty giày da Hài Mỹ (phường Bình Chuẩn, TX.Thuận An, Bình Dương) mới chạy ra chợ ở gần nhà trọ để mua ít đồ ăn trong những ngày tết cho gia đình.
Những đồ ăn mà chị Lắm mua là bó rau cải, hơn nửa ký thịt và một ít gia vị như hành, tỏi, muối, bột ngọt…
Khi PV Thanh Niên Online đề nghị được vào tận phòng trọ để tìm hiểu tình hình đời sống CN đón tết ở nhà trọ, chị Lắm đồng ý ngay.
Hàng ngàn công nhân đón tết ở nhà trọ6
Chị Lắm trang trí cây mai giấy chuẩn bị đón giao thừa tại nhà trọ
- Ảnh Đỗ Trường
Do vợ chồng đã ly dị nên chị Lắm cùng với hai người con gái vào Bình Dương làm CN cùng công ty. Căn phòng trọ nơi gia đình chị Lắm thuê ở rộng chừng chục mét vuông. Chị Lắm cho biết đã hai năm ăn tết ở đây.
“Mặc dù điều kiện có khó khăn, nhưng được hai cô con gái khéo tay nên tết đến các cháu cũng trang trí cành mai, bóng đèn nhấp nháy cho không khí căn phòng trọ thêm ấm cúng”, chị Lắm nói.
Khi được hỏi về mua sắm chuẩn bị đón tết, chị Lắm cười và nói: “Tết thì cũng nấu ăn bình thường như mọi ngày. Rau cải thì nấu canh, thịt thì kho. Chẳng có rượu bia gì. Trước tết thì chuẩn bị ít kẹo, bánh, nước ngọt cho bạn bè của các cháu đến chơi”.
Còn chuyện đi chơi tết thì cháu Vũ Thị Lý (con chị Lắm) cho biết: “Ba mẹ con đi làm bằng xe đạp cả, không có xe máy, bà con cô bác ở xa nên cũng khó đi đâu được. Chắc chỉ chạy đi chơi lòng vòng trong khu nhà trọ”.
"Nhịn" tết, gởi tiền về quê
Cũng vào chiều 29 tết, PV Thanh Niên Online có mặt tại khu nhà trọ thuộc phường Phú Lợi (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương), tại đây CN ở lại ăn tết khá đông.
Anh Hoàng Xuân Cẩm (31 tuổi, quê Hà Tĩnh), CN Công ty gỗ Phát Triển cho biết ngoài tiền lương, thưởng tết, công ty còn cho ứng khoảng 60% lương để mua sắm tết.
Tuy nhiên, đa số anh chị em CN ở lại đón tết đều mua sắm tết hết sức đơn giản, còn lại để dành tiền gửi về cho gia đình.
Anh Đặng Hùng Sơn (32 tuổi, quê Thanh Hóa) cho biết: “Tết đến thì gửi về biếu ông bà nội, ngoại mỗi bên dăm trăm (500.000 đồng - PV), còn lại, anh em làm thùng bia đón giao thừa”.
Còn chị Đỗ Thị Ninh (38 tuổi, quê Hà Nam), CN Công ty may Hoa Mai (TP.Thủ Dầu Một) cho biết đã 5 năm đón tết ở Bình Dương.
Năm nào cũng vậy, chị Ninh chỉ mua sắm đồ ăn cho gia đình, còn bánh kẹo, nước ngọt "có cũng nên, quên cũng thôi", vì ở nhà trọ chẳng có khách khứa nào cả.
Tại khu nhà trọ của Công ty gỗ Phát Triển, nhiều người CN ở lại đây ăn tết đã chuẩn bị đồ ăn, đồ uống, đàn hát để quây quần đón giao thừa. Tuy điều kiện còn khó khăn, thiếu thốn nhưng mọi người đều vui vẻ, phấn khởi.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã dành trên 25 tỉ đồng để chăm lo tết cho người nghèo, tặng quà tết cho CN ở lại. Các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp cũng tài trợ hàng chục ngàn vé xe để đưa đón CN về quê ăn tết, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ để CN không về quê có điều kiện tham gia vui đón tết.
Theo Liên đoàn Lao động Bình Dương, Tết Quý Tỵ 2013 toàn tỉnh có khoảng 110.000 công nhân ở lại ăn tết. Hầu hết CN không về quê đều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung xa xôi, điều kiện đi lại khó khăn.
Hàng ngàn công nhân đón tết ở nhà trọ5
Chị Đỗ Thị Ninh “nâng niu” phần quà tết được công ty cho - Ảnh Đỗ Trường
Hàng ngàn công nhân đón tết ở nhà trọ4
Không khí đón giao thừa của CN ở khu nhà trọ Công ty gỗ Phát Triển - Ảnh Đỗ Trường
Hàng ngàn công nhân đón tết ở nhà trọ3
Nhiều CN ở lại mua sắm tết hết sức đơn giản. Trong ảnh là chị Lê Thị Hòa (32 tuổi, quê Thanh Hóa, ở trọ tại P.Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một) đi mua sắm vào chiều 29 tết - Ảnh Đỗ Trường
Hàng ngàn công nhân đón tết ở nhà trọ2
Gia đình anh Hoàng Xuân Cẩm chuẩn bị đón tết tại nhà trọ - Ảnh Đỗ Trường
Hàng ngàn công nhân đón tết ở nhà trọ
Nhiều CN ở lại mua sắm tết hết sức đơn giản - Ảnh Đỗ Trường (toàn bộ ảnh chụp chiều 29 tết)
Đỗ Trường

Phố phường vắng lặng sáng mùng 1 Tết



Sáng ngày đầu tiên của năm mới, Hà Nội không tiếng còi xe, đường phố sạch sẽ, chỉ vài người qua lại. TP HCM cũng không còn vẻ nhộn nhịp thường ngày.
Người dân chào đón năm Quý Tỵ 

7h sáng mùng 1 Tết tại hồ Gươm. Nếu như ngày thường nơi đây tấp nập người qua lại, tập thể dục thì ngày đầu xuân vắng hoe.
Phố Cầu Gỗ các cửa hàng đóng cửa im ỉm.
Là khu chợ trung tâm của thành phố, chợ Đồng Xuân sáng mùng 1 ngừng mọi hoạt động sau một năm dài nhộn nhịp.
Phố Hàng Bông chỉ có chiếc xe máy và xe tuần tra của công an khu vực đi lại lúc hơn 7h sáng.
Phố Hàng Điếu thời điểm cuối năm cũ.
Và khung cảnh sáng nay.
Phố Hàng Gai đêm 30 sáng rực với ánh đèn thì sáng mùng 1 chỉ còn tươi tắn nhờ những bông hoa trang trí.
Phố Hàng Mã chật kín người những ngày giáp tết.
Và một Hàng Mã hoàn toàn khác sáng nay.
Phố Hàng Quạt đang được người lao công dọn sạch sẽ.
Anh Tuấn