THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 May 2013

'Thủ tướng cho phép triển khai dự án lọc dầu 27 tỷ USD'



Thông tin này được ông Hồ Quốc Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết tại buổi tọa đàm về thu hút đầu tư trên địa bàn.
Chính phủ không nên nóng vội với dự án 27 tỷ USD
Dự án 27 tỷ USD khó thu xếp đủ vốn

Tính khả thi của dự án lọc dầu quy mô lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay là chủ đề được quan tâm trong buổi tọa đàm trực tuyến về thu hút đầu tư vào Bình Định, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng nay. Tham gia chương trình có ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Hồ Quốc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; ông Man Ngọc Lý, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định
Sau 3 năm đàm phán, tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn dầu khí Thái Lan (PTT) đã ký biên bản ghi nhớ về việc triển khai dự án lọc hóa dầu 27 tỷ USD, dự kiến đặt tại Khu kinh tế Nhơn Hội. Đây là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam, nhưng cũng dấy lên nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi, sự cam kết của nhà đầu tư cũng như các bước để triển khai dự án.
Trước những câu hỏi này, tại buổi tọa đàm trực tuyến chủ đề "Thu hút đầu tư - Kinh nghiệm từ Bình Định" tổ chức sáng nay 12/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng khẳng định: "Dự án rất khả thi ở nhiều khía cạnh".
Theo ông, PTT là tập đoàn có sức mạnh về tài chính với tổng tài sản hơn 150 tỷ USD, nằm trong danh sách 100 tập đoàn có tài sản lớn nhất thế giới. Doanh thu hằng năm theo báo cáo tài chính của Tập đoàn là hơn 80 tỷ USD, lợi nhuận gần 3,5 tỷ USD.
Trong chiến lược phát triển, PTT cũng đề ra việc xây dựng nhà máy lọc dầu trong khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh. "Như vậy, năng lực và kế hoạch của nhà đầu tư đã có", vị này nhấn mạnh.
Chính phủ cho phép triển khai 'siêu' dự án lọc hóa dầu tại Bình Định. Ảnh: Bloomberg
Chính phủ cho phép triển khai "siêu" dự án lọc hóa dầu tại Bình Định. Ảnh: Bloomberg
Cũng theo ông Dũng, PTT từng khảo sát nhiều vị trí ở Việt Nam, Malaysia, Myanmar… trước khi chọn Khu kinh tế Nhơn Hội của Bình Định để triển khai nhà máy lọc hóa dầu. Ông khẳng định các ý kiến hoài nghi hiện nay chủ yếu tập trung vào năng lực tài chính của chủ đầu tư, chứ chưa ai khẳng định khu kinh tế Nhơn Hội không bảo đảm điều kiện xây dựng nhà máy lọc hóa dầu.
Ông Dũng cho biết khu kinh tế Nhơn Hội đã có sẵn hạ tầng, đầy đủ điều kiện để có thể triển khai dự án ngay lập tức, giá thuê đất rẻ nhất hiện nay trong khu vực. Nhơn Hội cũng có cảng nước sâu, kín gió, nằm trên đường giao thương quốc tế, có thể ra Bắc, vào Nam, đi ra với khu vực và trên thế giới.
"Cách đây 2 ngày, Thủ tướng đã ký văn bản chính thức cho triển khai dự án lọc hóa dầu tại khu kinh tế Nhơn Hội", ông Hồ Quốc Dũng thông tin tại buổi tọa đàm.
Nêu quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về "siêu dự án lọc hóa dầu tại Bình Định", ông Vũ Đại Thắng - Trưởng ban quản lý các khu kinh tế nhận xét, đây là một dự án rất "táo bạo" trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, do vậy Bộ đã liên tục lập báo cáo để đánh giá.
Trước việc Thủ tướng đồng ý bổ sung sự án lọc hóa dầu Nhơn Hội vào quy hoạch, ông Thắng đánh giá cao sự kiện này nhưng cho rằng vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt liên quan đến những chính sách ưu đãi đặc thù nhà đầu tư đặt ra và sự đáp ứng yêu cầu về kết cấu hạ tầng triển khai dự án.
Ông Man Ngọc Lý cho biết Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã ký văn bản giao UBND Bình Định hướng dẫn Tập đoàn Dầu khí Thái Lan lập dự án đầu tư. Tỉnh sẽ trình báo cáo dự án khả thi để Bộ Công Thương thẩm định, Thủ tướng ra quyết định chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, dự án cần được thẩm định về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
Tiếp theo nhà đầu tư dành thời gian 12 tháng lập hồ sơ mời thầu, 5 tháng chào thầu và xét duyệt kết quả đấu thầu trong khoảng 6 tháng. Sau bước này tiến hành thủ tục cấp phép xây dựng dự án và thời gian xây dựng kéo dài từ 2016 đến giữa năm 2020 trong khoảng 48 tháng, sẽ có sản phẩm đầu tiên của dự án.
Dự án có công suất khoảng 30 triệu tấn mỗi năm. Nguyên liệu dầu thô sẽ nhập khẩu từ Trung Đông, châu Phi, Nam Trung Mỹ với hơn 20 dòng sản phẩm lọc dầu và hóa dầu, chủ yếu để xuất khẩu.
Tổng vốn đầu tư cho nhà máy khoảng 27 - 28 tỷ USD. PTT đưa hai phương án là tỷ lệ vốn vay sẽ chiếm 50% hoặc 60% tổng vốn đầu tư, số còn lại là vốn tự có. Tập đoàn này sẽ bỏ ra 5 tỷ USD trong cả 2 trường hợp, còn lại là huy động từ đối tác trong và ngoài nước.
Trước đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có văn bản phản đối việc triển khai nhà máy lọc hóa dầu Nhơn Hội vì cho rằng không nằm trong quy hoạch và sẽ gây mất cân bằng cung cầu, vì hiện nay lọc dầu Dung Quất đã cung cấp 30% xăng dầu trong nước, sắp tới sẽ có thêm Nghi Sơn, Vũng Rô, Vân Phong... đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết quan điểm của Bộ là "ủng hộ" dự án.
Bình Định gần đây đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Năm 2012, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bình Định tăng từ vị thứ 38 năm 2011 lên vị thứ 4.
Huyền Thư

Anh Fx. Đặng Xuân Diệu bị chuyển ra trại giam NghSơn, Thanh Hóai



VRNs (12.05.2013) – Nghệ An –  Công an lén lút chuyển anh Fx. Đặng Xuân Diệu ra trại giam Nghi Sơn, Thanh Hóa. Sự việc này chỉ được biết sau ngày 19.04.2013, khi thân nhân của sinh viên Đậu Văn Dương (người đã bị chính quyền VN kết án 42 tháng tù giam vì tội tuyên truyền chống nhà nước) đi thăm tại đội 17-khu 2- Trại 5, Lam Sơn-Thanh Hóa.
Biết tin này, ngày 25.04.2013, anh Đặng Xuân Hà, anh trai của anh Diệu, đã tìm đến địa chỉ trên để thăm nuôi, nhưng đã không được, vì các viên cai tù ở đây đã ngăn chặn. Lí do mà những viên cai tù này đưa ra là vì anh Diệu đã không chịu mặc áo tù nhân (vì anh luôn khẳng định mình đã không làm bất cứ việc gì để gọi là tội phạm). Như vậy, sau hai năm bị Công an bắt cóc và dùng phiên tòa phi pháp để kết án bất công, cho đến nay, gia đình vẫn chưa một lần được gặp mặt để thăm nuôi anh Fx. Đặng Xuân Diệu.
Việc Công an VN âm thầm chuyển anh Fx. Đặng Xuân Diệu ra giam giữ tại trại giam Nghi Sơn, Thanh Hóa là một âm mưu được tính toán kỹ lưỡng. Bởi trong thời gian qua, nhà cầm quyền VN đã bị dư luận trong nước và quốc tế đồng loạt lên án mạnh mẽ về việc bắt bớ mờ ám và kết án trái pháp luật, vô căn cứ đối với 14 TNCG & TL tại phiên sơ thẩm ngày 8 và 9.01.2013, trong đó anh Diệu là một người đã mạnh mẽ chỉ trích và bác bỏ toàn bộ bản cáo trạng cùng bản án ngay trước tòa.
Cũng cần nhắc lại, trong phiên tòa sơ thẩm, anh Diệu đã mạnh mẽ tố cáo việc anh bị bắt bớ trái phép, bị đánh đập, bị bỏ đói và khủng bố của Công an trong suốt thời gian anh bị giam giữ. Đồng thời bác bỏ mọi cáo buộc qui chụp, vô căn cứ từ Viện kiểm sát cũng như các cáo buộc tại tòa. Trong phiên tòa sơ thẩm, anh cũng như luật sư Vương Thị Thanh, người bào chữa cho anh đã bác bỏ hoàn toàn bản cáo trạng cũng như bản án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với anh.
Từ sự cáo buộc vô căn cứ của Viện kiểm sát và các quan tòa tại phiên sơ thẩm (tòa đã không đưa ra được bất cứ bằng chứng gì để gọi là phạm tội theo pháp luật VN), anh đã viết đơn bác bỏ bản cáo trạng cũng như bản án sơ thẩm để yêu cầu điều tra lại nhưng đã bị Tòa án tối cao VN phớt lờ mà không đưa ra bất cứ lí do nào.
Fx. Đặng Xuân Diệu, một thanh niên dấn thân cho công ích xã hội, bị xử oan và bị cấm kháng cáo
Trước lập trường kiên định và tinh thần bất khuất của anh cộng với dư luận trong nước và quốc tế, trong đó phải kể đến việc lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ từ Giáo phận Vinh, Chính phủ Mỹ, Liên minh Châu Âu cũng như sự quan tâm cách đặc biệt của các Đại sứ quán các nước (họ có thể cử người đến tham dự phiên tòa phúc thẩm như đã hứa trong cuộc gặp gỡ với thân nhân của 14 TNCG & TL ngày 14/3/2013 tại Hà Nội). Vì thế, chính quyền VN đã tìm mọi cách để che đậy vụ án đầy bất công này bằng cách ngăn chặn tiếng nói mạnh mẽ, bất khuất và đầy hiểu biết từ anh Đặng Xuân Diệu để anh không thể có mặt trong phiên phúc thẩm sắp tới. Và việc Công an vội vàng chuyển anh ra trại giam Nghi Sơn, Thanh Hóa là để hợp thức hóa cái gọi là ‘chấp hành thi hành bản án sơ thẩm’ theo mưu đồ của họ.
Luật sư Hà Huy Sơn cho biết trong văn thư gởi Tòa án và VKS tối cao, ngày 11.04.2013, như sau: “Tôi nhận thấy cơ quan tố tụng có những hành vi vi phạm: Không thông báo việc kháng cáo cho những người tham gia tố tụng (khoản 1, điều 366, BLTTHS, 2003 và điều 6.1 nghị quyết số 05/2005-NQ-HĐTP). Do đó những người tham gia tố tụng nói chung và bị cáo Đặng Xuân Diệu mất quyền được xem xét kháng cáo”.  
Đến nay Tòa án và VKS tối cao vẫn chưa trả lời gì về đề nghị của người bào chữa. Đây là cách thức nhà cầm quyền VN thường làm để đánh lừa dư luận và trả thù những ai không thuận theo ý mình.
Anthony Thiên Ân

Tin buồn: Đồng chí Hồ Đức Việt đột quỵ


 

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ sáu, ngày 10 tháng năm năm 2013

Ngày 9/5/2013: Trong lúc Hội nghị trung ương 7 (Khóa XI) đang diễn ra căng thẳng, theo thông tin anh Hồ Việt Phương, con trai đồng chí Hồ Đức Việt cho biết, hiện ông đã đột quỵ, đang hấp hối tại nhà riêng, chắc khó qua được trong vài ngày tới.
Nguyên nhân được anh Phương cho biết, đồng chí Hồ Đức Việt bị stress nặng, suy sụp hoàn toàn sau khi bị ông Phạm Quang Nghị tố cáo tại Bộ Chính trị trước thềm Đại hội XI làm sự nghiệp chính trị của ông chấm dứt, tiếp đó căn bệnh gan quái ác và ung thư phổi cùng nhau xuất hiện. Ông đã đột quỵ gần 2 tuần nay và chắc chắn sẽ khó qua được trong vài ngày tới. Gia đình nhắn nhủ các đồng chí, đồng đội cũ có thể ghé gặp mặt ông lần cuối tại nhà riêng (địa chỉ: 129, Phố Vĩnh Hồ, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: (04) 38 53 11 57. Di động: 0984 79 79 79). Anh Phương cũng nói rõ, mẹ anh (bà Nguyễn Thị Đào) có báo trước là sẽ đuổi thẳng cổ nếu các ông Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa, Nguyễn ĐứcNhanh, Nguyễn Quốc Hùng bén mảng đến để ra vẻ "mèo khóc chuột".
Ông Hồ Đức Việt
TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ HỒ ĐỨC VIỆT

Ông Hồ Đức Việt (1947-2013) là một chính khách Việt Nam. Ông từng là Tiến sĩ Toán lý, nguyên giảng viên - Phó Trưởng khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó tham gia công tác Đoàn Thanh niên, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn THCS HCM, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Ông sinh ngày 13/8/1947, quê tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai út của nhà cách mạng, liệt sĩ Hồ Mỹ Xuyên (nguyên Phó bí thư tỉnh ủy Nghệ An), cháu nội của nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu.

Suốt thời phổ thông, học tại trường huyện, ông có tiếng là một học sinh giỏi và thường giữ vị trí số một trong cả 2 môn Văn và Toán của lớp, của trường. Thành tích học tập nổi trội so với các bạn cùng trang lứa của ông đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An bấy giờ phát động phong trào "Học tập, đuổi kịp và vượt Hồ Đức Việt".

- Năm 1965, ông được cử đi du học đại học chuyên ngành Toán - Lý tại Trường Đại học Tổng hợp Karlova ở Praha (Univerzita Karlova v Praze), Tiệp Khắc. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19/10/1967, và trở thành đảng viên chính thức từ ngày 19/10/1968 tại Tiệp Khắc. Năm 1974, ông bảo vệ thành công xuất sắc luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành Toán - Lý.
- Năm 1975, ông về nước và trở thành giảng viên Khoa Toán - Cơ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1976, ông được cử làm Phó bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Toán - Cơ. Đầu năm 1980, ông được cử làm Phó bí thư Thành Đoàn Hà Nội. Cuối năm đó, ông được cử làm thực tập sinh cao cấp tại Paris (Pháp), làm Trưởng đoàn lưu học sinh vùng Paris.

- Năm 1983, ông về nước, được cử làm phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội.
- Năm 1984, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa IV. Năm 1992, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII.

- Năm 1996, ông được tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

- Năm 1998, ông được giao giữ chức vụ Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

- Năm 1999, ông được bổ nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.

- Từ ngày 8/8/2001 đến ngày 15/1/2003, ông kiêm nhiệm chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

- Năm 2002, ông là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
- Tháng 4/2006, ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 5/2006, theo quyết định số 02- QĐNS/TW của Bộ Chính trị, do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ký, ông được phân công giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng (thay ông Trần Đình Hoan). Từ tháng 8/2006, ông được cử làm Bí thư Trung ương Đảng thay ông Phạm Quang Nghị.
.
- Cuối năm 2010, trước tết nguyên đán, ông bị Nguyễn Đức Nhanh (GĐ CA Hà Nội) và Nguyễn Quốc Hùng (Giám đốc Sở GTVT) theo chỉ thị của UV.BCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lập biên bản khi đang cúng tế tại Đàn Xã Tắc. Vụ việc này sau đó ông Phạm Quang Nghị đã báo cáo trong buổi họp kín của Bộ Chính trị ngay trước Đại hội XI cùng với hàng loạt các sai phạm khác cũng liên quan đến vấn đề tâm linh. Kết quả là ông bị đình chỉ mọi chức vụ và sự nghiệp chính trị của ông buộc phải kết thúc. Ông Tô Huy Rứa (nguyên Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương) được người đồng hương Thanh Hóa Phạm Quang Nghị giới thiệu đã thành công trong việc chiếm ghế Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương của đồng chí Hồ Đức Việt tại Đại hội XI.
 .
(TSNH)



 VÀI LỜI CẦU CHÚC SỨC KHỎE ANH HỒ ĐỨC VIỆT.

Hôm qua nghe anh Nguyễn Công Khế bay ra Hà Nội họp hành đồng thời ghé thăm anh Hồ Đức Việt. Anh Khế cho biết tình hình sức khỏe của anh Việt đang càng ngày càng xấu đi.

Anh Hồ Đức Việt là người rất thân thiết với báo Thanh Niên, từ hồi anh làm bí thư Trung Ương Đoàn cho đến khi anh vào bộ chính trị, đặc biệt anh rất thân thiết với các xếp trong ban biên tập. Cả sau khi lên BCT, thỉnh thoảng vào Sài Gòn anh vẫn thường gọi các sếp trong ban biên tập đến uống rượu với anh.

Có thời gian nghe đồn anh chuẩn bị lên tổng bí thư, anh em trong báo Thanh Niên rất mừng dù sao cũng có ông sếp thân thiết sắp lên làm vua, có chỗ dựa. Thế nhưng, đùng một cái, trước đại hội đảng vừa rồi nghe những tin đồn không tốt về anh. Nào anh thế này, nào anh thế khác...Rồi sau đó nghe từ đảng ủy ban biên tập báo Thanh Niên thông báo rằng anh bị mắc đến mười mấy khuyết điểm và do vậy anh bị mất tất cả chỉ còn là đảng viên rồi về vườn.
Hồi còn làm bí thư TW đoàn, và cả về sau nầy, anh Hồ Đức Việt đến báo Thanh Niên nhiều lần, tôi thấy anh nhưng chưa hề có dịp chào hỏi hay nói chuyện với anh lần nào. Tính tôi không muốn tiếp cận các sếp cấp trên nên những thông tin về các sếp rất ít biết và cũng ít quan tâm. Do vậy tôi hầu như không biết gì về anh.
Sau nầy nghe anh bị bệnh nên tôi có quan tâm và biết rằng anh bị sốc nặng sau khi bị các đồng chí của mình đấu tố và đánh văng. Từ đó anh rất buồn, hay tìm đến với rượu. Nghe nói có hôm anh uống rượu từ sáng sớm đến tối khuya. Anh suy nhược và lâm trọng bệnh từ đó.
Tuy nhiên không ngờ sức khỏe anh xuống mau quá vậy. Hiện giờ nghe nói anh đang nằm thở oxy và đang trong tình trạng hấp hối.
Vài lời cầu chúc anh vượt qua cơn hiểm nghèo để tiếp tục vui với con cháu, vui với đời và để xem cuộc thế sự đang xoay vần. Cũng vui lắm anh Việt ạ! Ráng lên anh.
HNC 


Người dân Đà Nẵng tiếp tục tố cáo Nguyễn Bá Thanh



CTV Danlambao - Ông Phạm Xuân Khai, một cựu chiến binh và cũng là công dân TP Đà Nẵng vừa cho phổ biến lá đơn tố cáo đích danh ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính trung ương.

Trong nội dung lá đơn được gửi đi ngày 15/2/2013, ông Phạm Xuân Khai tố cáo “Sự bao che thiếu trong sáng của lãnh đạo TP Đà Nẵng, đứng đầu là ông Nguyễn Bá Thanh” trong nhiều vụ án tham nhũng đất đai, tiêu cực tại Đà Nẵng.

“Đã hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Bá Thanh toàn quyền quyết định những dự án mua bán đất, thu hồi đất, chuyển nhượng đất ở TP Đà Nãng”, theo nội dung tố cáo. 

Ông Nguyễn Bá Thanh từng là chủ tịch Đà Nẵng, sau là bí thư thành ủy, mới đây nhất được TBT Nguyễn Phú Trọng đưa về Hà Nội giữ chức trưởng ban nội chính trung ương. Tại hội nghị TW7 vừa qua, ông Nguyễn Bá Thanh cũng là người vừa chính thức bị loại khỏi bộ chính trị trong cuộc đua vào cơ quan đầy quyền lực của đảng cộng sản. 

Ông Phạm Xuân Khai cho biết, trong quá trình nắm quyền tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh đã thu lợi bất chính hàng trăm ngàn tỷ đồng qua nhiều phi vụ. Ngoài ra, tác giả lá đơn còn khẳng định ông Nguyễn Bá Thanh “bá quyền, độc lợi, tiểu nhân, trả thù, tham quyền cố vị…” 

Dưới đây là toàn văn lá đơn tố cáo: